KẾT LUẬN
Từ năm 2008 đến 2010, mặc dù nhân lực
phục vụ chăm sóc người bệnh chỉ tăng nhẹ,
nhưng cơ cấu nhân lực đã và đang dần dần đáp
ứng được các quy định trong Thông tư
08/2007/TTLT-BYT-BNV để đảm bảo chất lượng
chăm sóc người bệnh. Tuyến huyện là tuyến có
mức độ thay đổi cơ cấu nhân lực nhanh nhất.
Điều đó chứng tỏ các chính sách về củng cố và
nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của Bộ Y tế
đã phát huy tác dụng.
Tuy đã bước đầu đạt được các chỉ tiêu về số
lượng, nhưng về chất lượng và trình độ nhân
lực thì vẫn còn nhiều bất cập. Tỷ lệ cán bộ y tế
có trình độ sau đại học còn chưa cao, đặc biệt là
ở tuyến huyện.
Bên cạnh đó, công việc sự vụ hành chính
quá nhiều như: vào sổ, tổng hợp, công khai
thuốc, tổng kết thuốc, vật tư tiêu hao, các dịch
vụ để thanh toán bảo hiểm y tế, viện phí.
KHUYẾN NGHỊ
1. Đẩy mạnh triển khai đề án 1816 theo
hướng chủ động, sáng tạo điều phối hoạt động
hiệu quả, duy trì tính bền vững của Đề án.
2. Phát triển kỹ thuật cao; Y tế chuyên sâu;
Tăng cường đào tạo cán bộ theo các chuyên
khoa (theo lát cắt dọc).
3. Nâng cao y đức trong các cơ sở khám
bệnh, chữa bệnh triển khai thực hiện Quy tắc
ứng xử ban hành kèm theo Quyết định số
29/2008/QĐ-BYT ngày 18/8/2008 của Bộ trưởng
Bộ Y tế.
4. Nâng cao năng lực đội ngũ lãnh đạo và
cán bộ quản lý bệnh viện.
5 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 28/01/2022 | Lượt xem: 264 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực trạng nguồn nhân lực bệnh viện tại Việt Nam giai đoạn 2008 - 2010, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị KH KT Đại Học Y Phạm Ngọc Thạch Năm 2011 209
THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC BỆNH VIỆN
TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2008 - 2010
Lương Ngọc Khuê*
TÓM TẮT
Nhân lực là nguồn lực quan trọng nhất trong sự hoạt động và phát triển cho bệnh viện nói riêng và ngành y
tế nói chung. Trong những năm qua, mặc dù phải đối diện với nhiều khó khăn, thách thức nhưng Bộ y tế thực
hiện được nhiều chính sách, giải pháp để nhằm cũng cố quản lý, đào tạo phát triển nguồn nhân lực bệnh viện về
cả số lượng và chất lượng và đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ. Nghiên cứu này được thực hiện với mục
tiêu: Đánh giá thực trạng và sự biến động nguồn nhân lực qua các năm 2008-2010.
Phương pháp nghiên cứu:Nghiên cứu mô tả cắt ngang kết hợp nghiên cứu tài liệu.
Kết quả:(1) Cơ cấu nhân lực đã có sự thay đổi tích cực, các chỉ số cơ bản đã ban đầu đáp ứng được quy định
theo Thông tư liên tịch số 08/2007/TTLT-BYT-BNV, tỷ lệ Điều dưỡng, Nữ hộ sinh, kỹ thuật viên trên bác sĩ
năm 2010 đạt 2,7 tăng trung bình 17,5%/năm, tỷ lệ cán bộ y tế trên giường bệnh thực kê đạt 1,07; (2) Trình độ
nguồn lực còn chưa đồng đều giữa các tuyến (Trung ương, tỉnh, huyện), tuyến huyện còn thiếu nguồn lực trình
độ cao.
Kết luận: Mặc dù nhân lực phục vụ chăm sóc người bệnh chỉ tăng nhẹ, nhưng cơ cấu nhân lực đã và đang
dần dần đáp ứng được các quy định trong Thông tư 08/2007/TTLT-BYT-BNV để đảm bảo chất lượng chăm sóc
người bệnh.
Từ khóa: nhân lực bệnh viện, cơ cấu nhân lực bệnh viện.
ABSTRACT
THE SITUATION OF HUMAN RESOURCES AT HOSPITALS IN VIETNAM IN 2008-2010
Luong Ngoc Khue * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 2 – 2011: 209 - 213
Ojective: To assess the situation and the trend of human resources at hospitals in 2008-2010.
Methods: cross-sectional study, combined with literature review.
Results: (1) There was the positive trend in hospitals’ human resource configuration, basic indicators
initially meets the requirements of the Joint Circular No 08/2007/TTLT-BYT-BNV, (2) the rate of Nurses,
midwives technical staff per doctor in 2010 has been reached 2.7 (average increase of 17.5% per annual), the rate
of health workers per staffed bed is 1.07; (2) Education levels are not consistent between the three ties.
Conclusion: Although human resources for patient care increased only slightly, but the hospitals’ human
resource configuration has been gradually meets the requirements of the Joint Circular No 08/2007/TTLT-BYT-
BNV to ensure quality care.
Key words: hospital human resource, hospitals’ human resource configuration.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong các nguồn lực cho hoạt động bệnh
viện, có thể nói rằng nhân lực là nguồn lực quan
trọng nhất, là chủ thể của mọi hoạt động trong
bệnh viện(6). Trong những năm gần đây, vấn đề
nguồn nhân lực trong hệ thống khám chữa bệnh
đang là vấn đề nổi cộm, không chỉ được sự
* Bộ Y tế
Tác giả liên lạc : TS. Lương Ngọc Khuê ĐT: 0919121818 Email: khuebyt@yahoo.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011
Hội Nghị KH KT Đại Học Y Phạm Ngọc Thạch Năm 2011 210
quan tâm của lãnh đạo Ngành Y tế mà còn được
sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và toàn xã
hội. Nghị quyết số 46 - NQ/TW của Bộ Chính trị
về Công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức
khoẻ nhân dân trong tình hình mới đã nhấn
mạnh tới việc “chú trọng đào tạo cán bộ quản lý
y tế, nhất là cán bộ quản lý bệnh viện". Năm
2007, Bộ Y tế và Bộ Nội vụ đã ban hành Thông
tư liên tịch số 08/2007/TTLT-BYT-BNV “Hướng
dẫn định mức biên chế sự nghiệp trong các cơ
sở y tế nhà nước” nhằm ổn định số lượng và
nâng cao chất lượng nhân lực trong các cơ sở y
tế(2). Năm 2008, Bộ Y tế đã triển khai thực hiện
quyết định số 1816/2008/QĐ-BYT về việc phê
duyệt Đề án "Cử cán bộ chuyên môn luân phiên
từ bệnh viện tuyến trên về hỗ trợ các bệnh viện
tuyến dưới nhằm nâng cao chất lượng khám,
chữa bệnh"(1). Ngày 23/11/2009, Quốc hội đã
thông qua Luật Khám chữa bệnh gồm 9 chương,
91 điều. Để có thể đề ra những giải pháp,
phương hướng nhiệm vụ nâng cao chất lượng
công tác bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân
nghiên cứu này được thực hiện với mục tiêu:
Đánh giá thực trạng và sự biến động nguồn
nhân lực qua các năm 2008-2010.
PHƯƠNG PHÁP
Đối tượng nghiên cứu
Các bệnh viện trên toàn quốc.
Hồ sơ, tài liệu, số liệu thứ cấp liên quan đến
nội dung nghiên cứu.
Địa điểm và thời gian nghiên cứu
Thời gian nghiên cứu: Các số liệu thứ cấp về
tình hình chung của địa bàn, các số liệu thống
kê về nhân lực được lấy trong 3 năm 2008 - 2010.
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả cắt ngang.
Nghiên cứu tài liệu.
Cỡ mẫu
Chọn mẫu toàn bộ các bệnh viện trên toàn
quốc (Bệnh viện công lập và bệnh viện tư nhân).
Phân tích số liệu
Số liệu sau khi thu thập, được xử lý bằng
phần mềm thống kê Excel.
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
Tình hình nhân lực năm 2010
Bảng 1. Cơ cấu nhân lực bệnh viện năm 2010
Tổng số Tỷ lệ (%) Hợp đồng Tỷ lệ (%) Biên chế Tỷ lệ (%)
Tổng số Y 44226 22,45 38237 25.19 5989 13,25
Tổng số Dược 11858 6,02 9183 6,05 2675 5,92
Tổng số Điều dưỡng 72915 37 58481 38,52 14434 31,94
Tổng số Hộ sinh 12007 6,1 10123 6,67 1884 4,17
Tổng số Kỹ thuật viên Y 12496 6,34 10103 6,66 2393 5,3
Tổng số Hộ lý/Ycông 15578 7,91 7952 5,24 7626 16,88
Tổng số các cán bộ khác 27916 14,17 17730 11,68 10186 22,54
Tổng số 196996 100 151809 100 45187 100
Năm 2010, có tổng số 196996 người đang
làm việc trong hệ thống bệnh viện, trong đó có
44226 người đang làm công tác điều trị, 11858
người làm công tác dược (chiếm 6,02%), 72915
điều dưỡng, 12007 nữ hộ sinh, 12496 kỹ thuật
viên, 15578 hộ lý, y công.
Trong tổng số 44226 người đang làm công
tác điều trị còn có tới 7583 y sĩ làm công tác điều
trị, chiếm 17,2%, trong đó tập trung hầu hết ở
tuyến tỉnh và huyện (chiếm 95,7%). 48% nhân
lực ngành y tế tập trung ở tuyến tỉnh, 31% tập
trung ở tuyến huyện, 12% ở tuyến trung ương,
6% ở khu vực tư nhân, 3% ở các bệnh viện
ngành. Qua 3 năm, từ 2008 - 2010, tổng số lượng
nhân lực phục vụ công tác khám chữa bệnh chỉ
tăng nhẹ, từ 172134 lên 196996, tương đương
14,4%. Số nhân lực chuyên ngành Y còn giảm
nhẹ trong năm 2009 - 2010 (44361 và 44226)(4,5).
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị KH KT Đại Học Y Phạm Ngọc Thạch Năm 2011 211
Biểu đồ 1. Cơ cấu nhân lực bệnh viện tại các tuyến
Số cán bộ y tế trung bình trên một giường
bệnh của hệ thống bệnh viện là 1,12 (tính theo số
giường thực kê). Tỷ lệ này theo Thông tư
08/2007/TTLT-BYT-BNV dao động từ 1-1,55.
Nếu chỉ tính số cán bộ biên chế thì tỷ lệ này chỉ
đạt 0,8. Số cán bộ trên một giường bệnh ở tuyến
trung ương cao hơn (1,23) so với tuyến tỉnh
(1,08) và tuyến huyện (1,05). Tỷ lệ này ở bệnh
viện các bộ ngành là 1,07. Các bệnh viện ngoài
công lập có tỷ lệ này cao nhất, đạt 2,40. Tính
trung bình cứ 10 giường thì có 2,24 bác sĩ và 3 y
tá/điều dưỡng. Tỷ lệ y tá/điều dưỡng trên bác sĩ
còn thấp, vào khoảng 1,8 điều dưỡng: 1 bác sĩ.
Tỷ lệ này cao nhất là ở bệnh viện tuyến tỉnh
(2,64), sau đó là tuyến huyện (1,91) và cuối cùng
là tuyến trung ương (1,75). Tỷ lệ điều dưỡng, kỹ
thuật viên nữ hộ sinh trên bác sĩ là là 2,49, vẫn
chưa đạt tới mức quy định theo Thông tư
08/2007/TTLT-BYT-BNV là từ 3,0-3,5(2).
Các chỉ số nhân lực quan trọng
Biểu đồ 2. Tỷ lệ Điều dưỡng, Hộ sinh, Kỹ thuật viên trên Bác sĩ năm 2008 - 2010
Tỷ lệ Điều dưỡng, Hộ sinh, Kỹ thuật viên
trên Bác sĩ ở chung tất cả các tuyến là 2,7. Tỷ lệ
này được cải thiện hết sức rõ rệt qua 3 năm từ
2008 đến 2010 (2,0 lên 2,7, tương đương
17,5%/năm). Đặc biệt tuyến tỉnh và tuyến huyện
có chỉ số này rất cao (2,8 và 2,9). Tuyến huyện có
mức tăng cao nhất từ 1,5 lên 2,9 tương đương
42%/năm. Tuyến trung ương có mức tăng thấp
nhất 2,0 lên 2,3, tương đương 7,5%/năm(3,5). So
với mục tiêu chiến lược của Bộ Y tế về đổi mới
công tác điều dưỡng theo định hướng chăm sóc
toàn diện bệnh nhân và tỷ số điều dưỡng, hộ
sinh, kỹ thuật viên trên bác sĩ cần phải đạt ít
nhất là 2,5 thì tuyến huyện, tuyến tỉnh đã đạt
được.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011
Hội Nghị KH KT Đại Học Y Phạm Ngọc Thạch Năm 2011 212
Biểu đồ 3. Tỷ lệ Cán bộ nhân viên trên Giường bệnh thực kê năm 2008 - 2010
Tỷ lệ Cán bộ nhân viên trên giường bệnh
thực kê năm 2010 tại các tuyến là 1,07 đã bắt đầu
đạt được mức quy định của Thông tư 08 (1-1,55).
Có thể thấy ở khu vực tư nhân, tỷ lệ này rất cao,
vượt trội khu vực công lập. Tỷ lệ này tăng nhẹ
từ năm 2008 đến năm 2010 tại tuyến tỉnh (0,99
lên 1,08) và huyện (0,93 lên 1,05), trong khi giảm
nhẹ ở tuyến trung ương.
Xét về trình độ, chỉ có 6% số điều dưỡng
đang làm việc tại các bệnh viện tuyến huyện đạt
được trình độ cao đẳng và đại học, không có
người nào có trình độ sau đại học trong tổng số
20023 điều dưỡng tuyến huyện đạt trình độ sau
đại học. Tại tuyến tỉnh có 8,4% đạt trình độ cao
đẳng trở lên, tuyến trung ương có 15,1% điều
dưỡng có trình độ cao đẳng trở lên. Như vậy có
thể nói tuyến huyện đã đạt chỉ tiêu về số lượng
nhưng chất lượng vẫn cần phải cải thiện.
Bảng 2. Chỉ số nhân lực/10 giường bệnh tại các
tuyến
Chung TW Tỉnh/TP Huyện Ngành Tư
nhân
Bác sỹ 2,24 2,68 2 1,6 3 5,9
Dược 0,65 0,41 0,56 0,81 0,51 1,5
Điều
dưỡng
3,97 4,71 4 3,48 3,56 7,1
Tỷ lệ bác sĩ có trình độ sau đại học của tuyến
trung ương là lớn nhất (63,4%) tiếp đến là bệnh
viện thuộc bộ, ngành (58,3%), tuyến tỉnh (54,2%)
và thấp nhấp là tuyến huyện (38,4%). Sự phân
bố cán bộ chuyên môn trình độ cao giữa các
tuyến bệnh viện và giữa các tỉnh, các vùng là
chưa cân đối. Nguồn nhân lực có trình độ cao
tập trung chủ yếu tại các tuyến trung ương, tỉnh
và thành phố nơi có thu nhập và phát triển nghề
nghiệp cao hơn. Tuyến huyện và một số bệnh
viện tỉnh, đặc biệt là các tỉnh Tây Nguyên và
Tây Bắc còn thiếu đội ngũ có tay nghề giỏi.
Nhiều bệnh viện còn thiếu các dược sĩ đại học;
thiếu hụt đội ngũ cán bộ một số chuyên khoa.
Về cán bộ điều dưỡng chỉ 8,6% đạt trình độ
trình độ cao đẳng trở lên. Đội ngũ điều dưỡng
chuyên khoa, nhất là tại các bệnh viện và
chuyên khoa đầu ngành còn thiếu nhiều.
Bảng 3.Cơ cấu nhân lực theo trình độ
Năng lực Chung TW Tỉnh/TP Huyện Ngành Tư
nhân
Tỷ lệ bác sỹ
có trình độ
sau đại học
51,4 63,4 54,2 38,4 58,3 57,5
Tỷ lệ dược
sỹ có trình
độ đại học
4 11,3 4,7 1,7 5,3 3,2
Tỷ lệ điều
dưỡng có
trình độ cao
đẳng trở lên
8,6 14,4 7,9 6 11,8 14
Tỷ lệ NHS
có trình độ
cao đẳng
trở lên
8,4 13,5 9,7 11,7 7,8 7,6
Tỷ lệ KTV
có trình độ
cao đẳng
trở lên
18,7 25 17,7 13,5 18,5 33,7
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị KH KT Đại Học Y Phạm Ngọc Thạch Năm 2011 213
KẾT LUẬN
Từ năm 2008 đến 2010, mặc dù nhân lực
phục vụ chăm sóc người bệnh chỉ tăng nhẹ,
nhưng cơ cấu nhân lực đã và đang dần dần đáp
ứng được các quy định trong Thông tư
08/2007/TTLT-BYT-BNV để đảm bảo chất lượng
chăm sóc người bệnh. Tuyến huyện là tuyến có
mức độ thay đổi cơ cấu nhân lực nhanh nhất.
Điều đó chứng tỏ các chính sách về củng cố và
nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của Bộ Y tế
đã phát huy tác dụng.
Tuy đã bước đầu đạt được các chỉ tiêu về số
lượng, nhưng về chất lượng và trình độ nhân
lực thì vẫn còn nhiều bất cập. Tỷ lệ cán bộ y tế
có trình độ sau đại học còn chưa cao, đặc biệt là
ở tuyến huyện.
Bên cạnh đó, công việc sự vụ hành chính
quá nhiều như: vào sổ, tổng hợp, công khai
thuốc, tổng kết thuốc, vật tư tiêu hao, các dịch
vụ để thanh toán bảo hiểm y tế, viện phí.
KHUYẾN NGHỊ
1. Đẩy mạnh triển khai đề án 1816 theo
hướng chủ động, sáng tạo điều phối hoạt động
hiệu quả, duy trì tính bền vững của Đề án.
2. Phát triển kỹ thuật cao; Y tế chuyên sâu;
Tăng cường đào tạo cán bộ theo các chuyên
khoa (theo lát cắt dọc).
3. Nâng cao y đức trong các cơ sở khám
bệnh, chữa bệnh triển khai thực hiện Quy tắc
ứng xử ban hành kèm theo Quyết định số
29/2008/QĐ-BYT ngày 18/8/2008 của Bộ trưởng
Bộ Y tế.
4. Nâng cao năng lực đội ngũ lãnh đạo và
cán bộ quản lý bệnh viện.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Y tế (2008): Quyết định số 1816/2008/QĐ-BYT về việc phê
duyệt Đề án "Cử cán bộ chuyên môn luân phiên từ bệnh viện
tuyến trên về hỗ trợ các bệnh viện tuyến dưới nhằm nâng cao chất
lượng khám, chữa bệnh".
2. Bộ Y tế, Bộ Nội Vụ (2007): Thông tư liên tịch số 08/2007/BYT-
BNV ngày 5/6/2007 về Hướng dẫn định mức biên chế sự nghiệp
trong các cơ sở y tế Nhà nước.
3. Cục Quản lý khám, chữa bệnh (2008): Báo cáo Công tác Khám
chữa bệnh năm 2008.
4. Cục Quản lý khám, chữa bệnh (2009): Báo cáo Công tác Khám
chữa bệnh năm 2009.
5. Cục Quản lý khám, chữa bệnh (2010): Báo cáo Công tác Khám
chữa bệnh năm 2010.
6. Phạm Trí Dũng (2008): “Tổng quan về hệ thống bệnh viện Việt
Nam hiện nay”, Trường Đại học Y tế Công cộng, Hà Nội.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- thuc_trang_nguon_nhan_luc_benh_vien_tai_viet_nam_giai_doan_2.pdf