Thực trạng nguồn nhân lực du lịch trong nước và tỉnh Phú Thọ hiện nay

Kết luận và kiến nghị Cùng với thực trạng chung của cả nước, nguồn nhân lực du lịch Phú Thọ không tránh khỏi tình trạng vừa thiếu về số lượng, vừa yếu về chất lượng trình độ chuyên môn, ngoại ngữ� Sự phân bố lực lượng lao động du lịch không đồng đều giữa các ngành và các địa phương; sự chênh lệch về trình độ chuyên môn, tay nghề; lực lượng lao động thời vụ chiếm số lượng với trình độ chuyên môn và tay nghề thấp là những vấn đề đang đặt ra và cần giải quyết� Du lịch Phú Thọ với nguồn nhân lực như hiện nay rất cần sự quan tâm đầu tư phát triển về trình độ chuyên môn tay nghề, ngoại ngữ� Đồng thời, cần thiết lập mối quan hệ chặt chẽ giữa các cơ sở đào tạo và nhà tuyển dụng nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn nguồn nhân lực chất lượng cao như hiện nay� Từ đây, tác giả đưa ra một số kiến nghị đặt ra đối với các ban, ngành liên quan nhân sự du lịch: ■ Đối với Sở Văn hóa, Thể thao & Du lịch: cần có mối liên kết chặt chẽ hơn nữa với các cơ sở đào tạo về du lịch và ngoại ngữ hiện có trên địa bàn tỉnh – Trường Đại học Hùng Vương, Đại học Công nghiệp Việt Trì, Cao đẳng Văn hóa nghệ thuật du lịch Phú Thọ và Cao đẳng Nghề Phú Thọ trong hoạt động đào tạo nguồn nhân lực du lịch đáp ứng nhu cầu thị trường sử dụng lao động du lịch ngày một lớn hiện nay trong và ngoài tỉnh� ■ Đối với các cơ sở đào tạo và doanh nghiệp: cần định hướng đúng mục tiêu các ngành đào tạo và nhu cầu sử dụng lao động� Từ đó, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng nhu cầu thị trường� ■ Đối với trường đại học Hùng Vương: định hướng mở chuyên ngành Khách sạn, nhà hàng sẽ đáp ứng nhu cầu cao của hệ thống nhà hàng khách sạn về nguồn nhân sự ngành này tại Phú Thọ – số lượng nhà hàng khách sạn tại Phú Thọ đến năm 2018 rất lớn, nhưng số lượng lao động qua đào tạo chuyên ngành rất ít, chủ yếu lao động phổ thông, không qua đào tạo chuyên môn nghiệp vụ�

pdf7 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 10/01/2022 | Lượt xem: 419 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực trạng nguồn nhân lực du lịch trong nước và tỉnh Phú Thọ hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
28 Tạp chí Khoa học & Công nghệ số 4 (9) – 2017 KHOA HỌC Xà HỘI 1. Mở đầu Nghị quyết 08-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn xác định: Đến năm 2020, ngành du lịch sẽ đóng góp hơn 10% GDP, tạo ra 4 triệu việc làm, trong đó có 1,6 triệu việc làm trực tiếp [1]� Tuy nhiên, theo số liệu từ Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch Việt Nam, tính đến hết năm 2017, ngành du lịch mới có khoảng hơn 2,5 triệu lao động, với hơn 600�000 lao động trực tiếp [2]� Điều này một mặt khẳng định còn khá nhiều tiềm năng để phát triển ngành này, nhưng mặt khác cũng bộc lộ lỗ hổng lớn về nhân lực của ngành� Thực trạng nguồn nhân lực du lịch TRONG NƯỚC VÀ TỈNH PHÚ THỌ HIỆN NAY Phạm Thị Phương Loan Khoa KHXH & NV – Đại học Hùng Vương Theo thống kê của Tổng cục Du lịch, mỗi năm toàn ngành cần thêm gần 40�000 lao động; nhưng chỉ có khoảng 20�000 lao động tốt nghiệp từ các cơ sở đào tạo, trong số đó chỉ có khoảng 1�800 sinh viên đại học, cao đẳng chuyên nghiệp, 2�100 sinh viên cao đẳng nghề du lịch� Bên cạnh đó là học sinh trung cấp, sơ cấp và đào tạo ngắn hạn dưới ba tháng [2]� Các con số này cho thấy, nguồn nhân lực không những thiếu về số lượng mà còn thiếu trầm trọng đội ngũ được đào tạo bài bản� Hiện có khoảng 60% lực lượng lao động của ngành biết ngoại ngữ nhưng chủ yếu là tiếng Anh (42%), tỷ lệ biết tiếng Trung Quốc chỉ 5%, tiếng Pháp 4%��� Trong đó, số lao TÓM TẮT Nhân lực du lịch Việt Nam là một trong những vấn đề đang được quan tâm khá lớn hiện nay. Việt Nam được đánh giá là nước có tay nghề du lịch cao trong khu vực nhưng số lượng lao động có tay nghề cao còn hạn chế. Du lịch tỉnh Phú Thọ đang đứng trước sự khó khăn về nguồn nhân lực du lịch được đào tạo bài bản có tỷ lệ thấp, thiếu về số lượng và chất lượng – tay nghề, ngoại ngữ. Sự liên kết giữa các doanh nghiệp sử dụng và cơ sở đào tạo nhân lực còn hạn chế. Bài báo này đưa ra một số giải pháp: mở các lớp đào tạo nghề cho lao động, các khóa học ngắn hạn về ngoại ngữ; thu hút nguồn lao động chất lượng cao làm việc tại Phú Thọ nhằm nâng cao chất lượng và số lượng nguồn nhân lực du lịch địa phương. Từ khóa: nhân lực, lao động có tay nghề cao, nhân lực du lịch Nhận bài ngày 02/11/2017, Phản biện xong ngày 25/12/2017, Duyệt đăng ngày 26/12/2017 Tạp chí Khoa học & Công nghệ số 4 (9) – 2017 29 KHOA HỌC Xà HỘI động có khả năng sử dụng thành thạo ngoại ngữ chỉ 15%, tập trung chủ yếu ở bộ phận làm hướng dẫn viên du lịch, lễ tân khách sạn [2]� Số lượng lao động nằm trong vùng mù ngoại ngữ còn khá lớn� Theo Tổng cục Du lịch, cho đến nay cả nước có trên 1,3 triệu lao động du lịch, chiếm khoảng 2,5% tổng lao động cả nước; trong đó 42% được đào tạo về du lịch, 38% được đào tạo từ các ngành khác chuyển sang và khoảng 20% chưa qua đào tạo chính quy – tham gia các lớp huấn luyện tại chỗ [2]� Vì vậy số lao động có chuyên môn, kỹ năng cao vừa thiếu, vừa yếu nhưng số lao động chưa đáp ứng yêu cầu lại dư thừa� Mỗi năm, các trường đào tạo chuyên ngành về du lịch của cả nước hiện đáp ứng 60% nhu cầu lao động của ngành, dẫn đến tình trạng thiếu trầm trọng nguồn nhân lực du lịch [2]� Hiện nay, một số doanh nghiệp như Vingroup, FLC��� đầu tư xây dựng hàng ngàn phòng khách sạn 4-5 sao tại Phú Quốc, Thanh Hóa, Phú Yên��� Điều này dẫn đến việc nguồn lao động chất lượng cao đang bị “săn đón” quyết liệt; đầu ra từ các trường đào tạo chuyên ngành du lịch không đủ cung cấp cho thị trường lao động� Do đó, hiện nay nguồn lao động đạt tiêu chuẩn về nghề hoạt động trong các khách sạn 4-5 sao chủ yếu lại là các lao động có tay nghề không cao� Như vậy, có thể nói nhu cầu về nguồn lao động du lịch có chất lượng đang là mong mỏi rất lớn và có thị trường đầu ra rất mở đối với các cơ sở đào tạo về du lịch� Tổng kết nhu cầu về lao động du lịch chúng ta thấy doanh nghiệp du lịch Việt Nam hiện nay đang yêu cầu và cần rất lớn ở các khía cạnh: tay nghề chuyên môn, trình độ ngoại ngữ của người lao động� Đây là vấn đề lớn chúng ta cần khắc phục đối với nguồn lao động của mình� Bên cạnh đó, lao động du lịch của chúng ta được đánh giá khá cao về mặt tay nghề trong các cuộc thi tay nghề khu vực ASEAN� Tuy nhiên, số lao động đạt được trình độ cao đó chỉ đáp ứng được một phần nhỏ nhu cầu của doanh nghiệp� 2. Nội dung 2.1. Hiện trạng nhân lực du lịch ở Phú Thọ hiện nay Tại tỉnh Phú Thọ, trong vài năm trở lại đây, hoạt động du lịch với các yếu tố cung cấp dịch vụ du lịch đang phát triển mạnh tại Phú Thọ: công ty lữ hành, nhà hàng, khách sạn cùng với đó là nhu cầu lớn về nhân lực được đào tạo� Trên địa bàn tỉnh hiện có 04 trường đại học, cao đẳng và trung cấp mở mã ngành đào tạo du lịch (Đại học Hùng Vương, Đại học Công nghiệp Việt Trì, Cao đẳng nghề Phú Thọ, Trường Trung cấp Văn hóa nghệ thuật & Du lịch) với tổng số hơn 400 sinh viên đã và đang được đào tạo� Trong đó, trường Đại học Hùng Vương và trường Cao đẳng Nghề Phú Thọ là 2 cơ sở cung cấp nguồn nhân lực chủ yếu cho ngành du lịch tỉnh nhà, mỗi năm cung cấp ra thị trường vài chục lao động có tay nghề về: Hướng dẫn viên, bếp, bàn, khách sạn Tuy nhiên, nguồn cung lao động này vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu của các doanh nghiệp� Các doanh nghiệp ngành dịch vụ du lịch, lữ hành trong tỉnh: Khách sạn Mường Thanh Việt Trì, khách sạn Việt Trì Garden, tổ hợp các khu vui chơi giải trí tại Thanh Thủy đang cần và thiếu rất nhiều lao động có tay nghề cao: Khách sạn, bếp, buồng, bàn, quản trị khách sạn, nhà hàng và các trung tâm vui chơi giải trí� Có thể thấy rõ nét thực trạng nguồn nhân lực du lịch hiện nay trên địa bàn tỉnh qua các số liệu sau: Tính đến 30/4/2017, 30 Tạp chí Khoa học & Công nghệ số 4 (9) – 2017 KHOA HỌC Xà HỘI nhân lực làm việc trong ngành Du lịch của tỉnh Phú Thọ là 3�530 người [5]� Trong số này: Cơ quan quản lý nhà nước với tổng số cán bộ, công chức quản lý du lịch là 33 người� Đơn vị sự nghiệp bao gồm 44 cán bộ viên chức tại: Trung tâm Thông tin Xúc tiến Du lịch (18 cán bộ), Trung tâm Văn hóa Thể thao và Du lịch các huyện thành thị (26 cán bộ)� Cơ sở đào tạo du lịch tại tỉnh Phú Thọ bao gồm 10 cán bộ quản lý và 23 giảng viên tại 02 trường đại học, 01 trường cao đẳng nghề du lịch, 01 trường trung cấp� Đối với các đơn vị kinh doanh có các cơ sở lưu trú gồm 296 cơ sở lưu trú (gồm 32 khách sạn, 264 nhà nghỉ) có tổng số 1�735 lao động� Doanh nghiệp lữ hành và vận chuyển khách du lịch có 24 đơn vị lữ hành và vận chuyển khách du lịch, 70 hộ kinh doanh cá thể xe ô tô vận chuyển khách du lịch, 01 hộ kinh doanh phương tiện thủy nội địa với 258 lao động� Tại khu, điểm du lịch hiện có 504 lao động (Khu di tích lịch sử Đền Hùng, Đền Mẫu Âu Cơ, Vườn quốc gia Xuân Sơn, Bảo tàng Hùng Vương, đình Hùng Lô, Thét)� Hệ thống nhà hàng với 20 nhà hàng lớn đảm bảo khả năng phục vụ khách du lịch có 530 lao động� Bên cạnh đó là các cơ sở khác như: làng nghề, điểm mua sắm, điểm dừng chân đạt chuẩn phục vụ khách du lịch gồm 320 lao động� Tổng hợp số liệu khối lượng lao động trong ngành du lịch của Phú Thọ cho thấy: Nhân lực lao động du lịch tập trung phần lớn tại khối các đơn vị kinh doanh; đây là khối thực hiện hoạt động kinh doanh phục vụ khách du lịch trực tiếp với 3�347/3�530 lao động, chiếm 94,8% tổng số lao động toàn ngành du lịch Phú Thọ� Tuy nhiên, số lượng lao động này chủ yếu là lao động chưa được đào tạo tay nghề chuyên sâu� Đồng thời, đây là nhóm lao động thời vụ có số lượng lao động rất lớn; thời gian làm việc mang tính chất thời vụ vào thời điểm trước và trong thời gian lễ hội Đền Hùng tổ chức� Lực lượng lao động này được thể hiện rõ qua bảng 1 với số lượng lao động gián tiếp trong ngành qua các năm đều rất lớn – chiếm hơn 70% tổng số lao động toàn ngành� Với đặc thù lao động thời vụ, việc nâng cao trình độ tay nghề lao động là một vấn đề rất lớn đặt ra đối với ngành du lịch Phú Thọ nói chung và Sở Văn hóa – Thể thao & Du lịch nói riêng� Với nhu cầu rất lớn nguồn lao động qua đào tạo, đặc biệt lao động chất lượng cao, trong các doanh nghiệp du lịch như hiện nay, thì hướng đi đào tạo nghề du lịch sẽ tiếp tục có nhiều triển vọng trong những năm sắp tới� Trong hoạt động cung cấp dịch vụ du lịch đến với khách du lịch, tay nghề người lao động khẳng định sự chuyên nghiệp của doanh nghiệp nói riêng và ngành du lịch của tỉnh nói chung� Số lượng lao động của tỉnh Phú Thọ được đào tạo bài bản tập trung chủ yếu vào khối các cơ quan quản lý, cơ sở đào Bảng 1. Báo cáo số lượng thống kê lao động ngành du lịch tỉnh Phú Thọ 2017 (Đơn vị tính: Người) 2013 2014 2015 2016 2017 2020 (*) 2025 (*) Số lao động trực tiếp trong ngành 3�234 3�285 3�314 3�400 3�600 4�000 5�000 Số lao động gián tiếp trong ngành 8�156 8�215 8�286 9�100 9�400 10�000 12�000 Tổng 11�390 11�500 11�600 12�500 13�000 14�000 17�000 Chú thích: (*) số liệu dự kiến� Nguồn: Thống kê về tình hình phát triển du lịch, thực trạng và nhu cầu phát triển – Sở Văn hóa-Thể thao & Du lịch 2017 Tạp chí Khoa học & Công nghệ số 4 (9) – 2017 31 KHOA HỌC Xà HỘI Bảng 2. Trình độ của lao động du lịch Phú Thọ (Đơn vị tính: người) Tiêu chí Tổng số Chia theo loại hình tổ chức Cơ quan QLNN Đơn vị sự nghiệp Khách sạn, nhà hàng Lữ hành, vận chuyển DL Dịch vụ khác 1. Phân theo trình độ đào tạo 3530 33 604 2315 258 320 Sau đại học: 51 06 37 05 01 02 • Các ngành thuộc lĩnh vực du lịch 03 0 03 0 0 0 • Các ngành khác 48 06 34 05 01 02 Đại học: 609 26 258 172 48 105 • Các ngành thuộc lĩnh vực du lịch 67 02 08 32 20 05 • Các ngành khác 542 24 250 140 28 100 Cao đẳng: 112 01 31 58 10 12 • Các ngành thuộc lĩnh vực du lịch 20 02 15 03 0 • Các ngành khác 92 01 29 43 07 12 Trung cấp: 288 0 27 242 08 11 • Các ngành thuộc lĩnh vực du lịch 40 0 05 35 0 0 • Các ngành khác 248 22 207 08 11 Sơ cấp 146 0 0 146 0 Khác 2324 0 251 1692 191 190 2. Phân loại theo trình độ ngoại ngữ • Trên đại học 0 0 0 0 0 0 • Đại học 28 01A 05A 15A, 02T 03A, 01P 01A • Cao đẳng 02 01A 01A • C1 • C2 • B1 67 09A 40A 15A 01A 02 • B2 • A1 727 21A 250A 254A 44A 158A • A2 • Chưa có bằng cấp/chứng chỉ 2706 01 309 2029 208 159 Chú thích: A: Anh, P: Pháp, T: Trung, N: Nga, Đ: Đức và K: Ngoại ngữ khác� Nguồn: Báo cáo đánh giá thực trạng và nhu cầu nguồn nhân lực du lịch tỉnh Phú Thọ 2017- Sở Văn hóa–Thể thao–Du lịch tỉnh Phú Thọ tạo du lịch và đơn vị sự nghiệp (bảng 2) tạo ra sự mất cân bằng giữa các khối ngành� Tỉ lệ lao động có trình độ tay nghề, được đào tạo tham gia trực tiếp vào hoạt động phục vụ còn chiếm số lượng thấp� Lao động có khả năng giao tiếp và đạt trình độ ngoại ngữ tốt phục vụ khách du lịch quốc tế có tỷ lệ quá thấp – 2�706 lao động chưa có chứng chỉ ngoại ngữ trên tổng số 3530 lao động� Điều này đang đặt ra thách thức lớn đối với mục tiêu thu hút khách du lịch nước ngoài đến với Phú Thọ trong những kế hoạch phát triển du lịch dài hạn� Nguồn lao động có tay nghề, được đào tạo bài bản phục vụ trực tiếp đối với khách tập trung số lượng lớn vào ngành khách 32 Tạp chí Khoa học & Công nghệ số 4 (9) – 2017 KHOA HỌC Xà HỘI sạn, nhà hàng (125 lao động) các ngành dịch vụ du lịch khác tỷ lệ lao động được đào tạo đúng chuyên ngành khá thấp� Lực lượng lao động trái ngành, trái nghề hoạt động khác phổ biến (930 lao động đào tạo các ngành khác hoạt động trong ngành du lịch)� Đáp ứng nhu cầu lao động được đào tạo đúng chuyên ngành, phát huy thế mạnh và tiềm năng sẵn có về lao động là bài toán, nhu cầu Sở Văn hóa, Thể thao & Du lịch tỉnh Phú Thọ cần giải quyết để nâng cao chất lượng và cân bằng cán cân trình độ tay nghề lao động trong mục tiêu phát triển du lịch chất lượng cao và là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh� Qua số liệu trên, rút ra một số vấn đề sau: Một là, nhân lực du lịch phân bổ theo cơ cấu nhóm nghề và địa bàn đang bị mất cân đối, nhân lực tập trung chủ yếu ở nhóm ngành nhà hàng và khách sạn, đặc biệt thiếu và mỏng ở nhóm nghề lữ hành� Ngoài ra, địa bàn hoạt động chủ yếu tập trung tại Việt Trì� Hai là, trình độ lao động du lịch trong tỉnh cũng đang ở mức đáng lo ngại� Lao động có trình độ đại học và sau đại học ít về số lượng, lại tập trung chủ yếu ở khối đơn vị sự nghiệp chiếm 48,8%� Trong đó, số lượng được đào tạo về du lịch chiếm một tỷ lệ vô cùng khiêm tốn so với tổng lực lượng lao động vốn có của ngành� Số lao động trình độ chuyên môn cao tập trung lớn vào các ngành đào tạo khác và thực hiện hoạt động lao động trong ngành du lịch� Ba là, trình độ ngoại ngữ của lao động du lịch cũng trong mức báo động với ngoại ngữ chính là tiếng Anh; tỷ lệ lao động thực hiện giao tiếp tốt với du khách chiếm một tỷ trọng quá nhỏ� Số lượng lao động biết ngoại ngữ phân bố không đồng đều giữa các ngành� Số lượng lao động không có chứng chỉ tiếng Anh đi kèm với không thể giao tiếp bằng ngoại ngữ đối với khách du lịch chiếm tỷ lệ lớn với 76,7%� Bốn là, lực lượng lao động gián tiếp hoạt động trong ngành chiếm một tỷ trọng khá lớn, dẫn đến sự khó khăn trong quản lý và nâng cao chất lượng nguồn nhân sự� 2.2. Một số giải pháp nâng cao chất lượng và đáp ứng nhu cầu nhân sự du lịch tại tỉnh Phú Thọ Nhu cầu và hiện trạng nhân lực du lịch tại địa phương hiện đang là một bài toán nan giải, mang tính cấp thiết trong việc nghiên cứu, triển khai các chiến lược điều chỉnh phát triển du lịch� Hoạt động quan tâm, đầu tư cho đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch là việc làm cấp thiết và mang tính bắt buộc hiện nay� Với việc Đảng bộ tỉnh đã xác định du lịch là một trong 4 khâu đột phá phát triển kinh tế trọng điểm thì cần phải tạo điều kiện thuận lợi trong vấn đề thu hút nguồn lao động từ địa phương khác trở về tỉnh làm việc, đồng thời giữ chân nguồn lao động đang được đào tạo tại các cơ sở đào tạo của tỉnh hiện nay� Do đó, tác giả đề xuất một số giải pháp giải quyết các vấn đề đang đặt ra đối với nguồn nhân lực du lịch tỉnh: Một là, thu hút nguồn nhân lực hướng dẫn viên và nhân lực du lịch được đào tạo, có tay nghề tham gia phát triển và hoạt động tại tỉnh bằng cách tạo ra chế độ làm việc, môi trường, các chính sách thúc đẩy phát triển tay nghề và giữ chân lao động Hai là, tăng cường mở các lớp đào tạo, tập huấn tại chỗ về kỹ năng nghề du lịch dựa vào các cơ sở đào tạo về du lịch trên địa bàn tỉnh (Trường Đại học Hùng Vương, Trường Cao đẳng Nghề Phú Thọ)� Mở một số ngành đào tạo về nhà hàng, khách sạn tại các cơ sở đào tạo� Định hướng cung cấp nguồn nhân sự chất Tạp chí Khoa học & Công nghệ số 4 (9) – 2017 33 KHOA HỌC Xà HỘI lượng cao đối với lao động trực tiếp phục vụ khách du lịch� Đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực khối ngành cung ứng dịch vụ du lịch� Ba là, Sở Văn hóa, Thể thao & Du lịch tỉnh cần xây dựng các chương trình và hoạt động đào tạo ngoại ngữ đối với nhân lực du lịch: Nâng cao khả năng giao tiếp bằng ngoại ngữ thông qua các hoạt động trao đổi chuyên môn, các khóa huấn luyện ngắn hạn tại các cơ sở cung ứng dịch vụ, các lớp đào tạo tập trung ngắn hạn; Khuyến khích người lao động tham gia các hoạt động học tập ngoại ngữ; Liên kết mở các lớp đào tạo và cấp chứng chỉ ngoại ngữ đối với nhân lực du lịch tại các cơ sở đào tạo (Trường Đại học Hùng Vương)� Bốn là, nâng cao mối liên kết giữa các đơn vị quản lý nguồn lao động gián tiếp cũng như các đơn vị quản lý chủ quản về du lịch tại tỉnh; quản lý và đồng nhất chất lượng, tay nghề nguồn nhân lực phục vụ du lịch� 3. Kết luận và kiến nghị Cùng với thực trạng chung của cả nước, nguồn nhân lực du lịch Phú Thọ không tránh khỏi tình trạng vừa thiếu về số lượng, vừa yếu về chất lượng trình độ chuyên môn, ngoại ngữ� Sự phân bố lực lượng lao động du lịch không đồng đều giữa các ngành và các địa phương; sự chênh lệch về trình độ chuyên môn, tay nghề; lực lượng lao động thời vụ chiếm số lượng với trình độ chuyên môn và tay nghề thấp là những vấn đề đang đặt ra và cần giải quyết� Du lịch Phú Thọ với nguồn nhân lực như hiện nay rất cần sự quan tâm đầu tư phát triển về trình độ chuyên môn tay nghề, ngoại ngữ� Đồng thời, cần thiết lập mối quan hệ chặt chẽ giữa các cơ sở đào tạo và nhà tuyển dụng nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn nguồn nhân lực chất lượng cao như hiện nay� Từ đây, tác giả đưa ra một số kiến nghị đặt ra đối với các ban, ngành liên quan nhân sự du lịch: ■ Đối với Sở Văn hóa, Thể thao & Du lịch: cần có mối liên kết chặt chẽ hơn nữa với các cơ sở đào tạo về du lịch và ngoại ngữ hiện có trên địa bàn tỉnh – Trường Đại học Hùng Vương, Đại học Công nghiệp Việt Trì, Cao đẳng Văn hóa nghệ thuật du lịch Phú Thọ và Cao đẳng Nghề Phú Thọ trong hoạt động đào tạo nguồn nhân lực du lịch đáp ứng nhu cầu thị trường sử dụng lao động du lịch ngày một lớn hiện nay trong và ngoài tỉnh� ■ Đối với các cơ sở đào tạo và doanh nghiệp: cần định hướng đúng mục tiêu các ngành đào tạo và nhu cầu sử dụng lao động� Từ đó, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng nhu cầu thị trường� ■ Đối với trường đại học Hùng Vương: định hướng mở chuyên ngành Khách sạn, nhà hàng sẽ đáp ứng nhu cầu cao của hệ thống nhà hàng khách sạn về nguồn nhân sự ngành này tại Phú Thọ – số lượng nhà hàng khách sạn tại Phú Thọ đến năm 2018 rất lớn, nhưng số lượng lao động qua đào tạo chuyên ngành rất ít, chủ yếu lao động phổ thông, không qua đào tạo chuyên môn nghiệp vụ� Tài liệu tham khảo [1] Bộ Chính trị� Nghị quyết 08-NQ/TW ngày 16 tháng 1 năm 2017� [2] Niên giám thống kê tỉnh Phú Thọ, 2015� [3] Sở VH-TT-DL� Báo cáo kết quả khảo sát lao động đang làm việc trong ngành du lịch tại Phú Thọ năm 2013� [4] Sở VH-TT-DL� Báo cáo đánh giá thực trạng và nhu cầu nguồn nhân lực du lịch tỉnh Phú Thọ 2017. [5] www�itdr�org�vn/ 34 Tạp chí Khoa học & Công nghệ số 4 (9) – 2017 KHOA HỌC Xà HỘI SUMMARY Current status of human resources in tourism in the country and phu tho province Pham Thi Phuong Loan Faculty of Social Sciences & Humanities – Hung Vuong University Human resources is one of the biggest issues that Vietnam tourism industry is fac-ing nowadays. In the South East region, although Vietnam is placed highly on the list of countries having skilled labor forces, yet the number of high-quality labor is limited. Tourism in Phu Tho Province is also having many difficulties: low ratio of well-educated employees, lack of quantity and quality as well as skilled, fluent foreign language speakers; broken link between the demand for and the supply of high- skilled workers. This article presented a number of solutions: open training classes for employees, short-term courses teaching foreign languages, and deploy various strategic plans to attract high-quality labor working in Phu Tho... in order to improve the quality and quantity of local tourism resources. Keywords: human resources, high-quality labor, tourism resources SUMMARY Approaching STEM education in training mathematical pedagogical students at Hung Vuong University Do Tung Hung Vuong University The current context of globalization and international integration with the devel-opment of science and technology have required the comprehensive education reform. A feasible and effective pathway to education in many countries is the imple- mentation of STEM education (Science, Technology, Engineering, and Math) through educational projects or products to enable learners to have both theoretical knowl- edge and practical ability. This paper proposes some suggestions for implementing STEM-oriented education in training mathematical pedagogical students at Hung Vuong University. Keywords: Training, University, Hung Vuong, STEM education, mathematical pedagogi- cal student Tiếp cận giáo dục STEM trong đào tạo sinh viên... (tiếp theo trang 14)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfthuc_trang_nguon_nhan_luc_du_lich_trong_nuoc_va_tinh_phu_tho.pdf
Tài liệu liên quan