Thực trạng những vấn đề môi trường nổi cộm của Việt Nam

Hiện nay trên toàn quốc ngày càng có nhiều khu công nghiệp (KCN) được thành lập. Việc chỉ đạo xúc tiến quy hoạch phát triển các KCN tập trung và một số khu chế xuất (KCX) phải gắn với lựa chọn công nghệ sản xuất sạch hơn, đưa trạm xử lý nước thải tập trung vào hoạt động, tiến hành lập báo cáo ĐTM Khu vực xung quanh các khu khai thác mỏ bị ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm bụi, ô nhiễm tiếng ồn, ô nhiễm bầu khí quyển và suy thoái đất. Các khu này cần phải được xử lý các chất thải trước khi thỉa ra nguồn nước và không khí. Khó khăn đối với công việc khai thác là nó phụ thuộc vào địa điểm của nguồn tài nguyên thiên nhiên. Vì vậy, muốn đạt được hiệu quả cần phải có sự quy hoạch tập trung và có vốn đầu lớn, áp dụng những máy móc thiết bị hiện đại. Đối với các chất thải công nghiệp thông thường và chất thải nguy hại cần được xử lý trước khi xả ra bãi chôn lấp. Tuỳ theo tính chất và mức độ nguy hại của rác để phân loại và xử lý theo đúng quy trình công nghệ. Ưu tiên việc tái chế và tái sử dụng các chất thải phục vụ cho ngành nông lâm nghiệp. Công nghệ chế biến rác thải đã được nước ta nhập về. Quy trình tiến hành thành công sẽ đạt được cả hai mục đich: Vừa góp phần bảo vệ làm xanh sạch, đẹp môi trường vừa mang lại lợi ích về kinh tế.

doc40 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1620 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thực trạng những vấn đề môi trường nổi cộm của Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
diện tích hàng triệu ha vùng đồng bằng cũng là nguyên nhân chủ yếu làm ngừng trệ khả năng sản xuất của đất. c, Hậu quả của thoái hoá đất Tác động của việc suy thoái đất đai đã làm cho nước ta đang đứng trước những thách thức to lớn phải giải quyết rất nhiều vấn đề nghiêm trọng về môi trường đất nhằm đảm bảo sự tồn tại và phát triển của cả dân tộc với gần 100 triệu người vào năm 2010. Suy thoái đất đã làm cho trên 50% diện tích tự nhiên của cả nước là những loại đất có vấn đề với nhiều hạn chế về độ phì nhiêu và khả năng sản xuất. Trong đó có hơn 40% diện tích quỹ đất bị thoái hoá và có những hạn chế đặc biệt nghiêm trọng cho sản xuất. Nét nổi bật nhất ở Việt Nam là sự suy thoái môi trường đất kéo theo sự suy thoái các quần thể động thực vật và chiều hướng giảm diện tích đất nông nghiệp trên đầu người đến mức báo động. I.2. Hiện trạng rừng I.2.1. Tầm quan trọng của tài nguyên rừng Rừng Việt Nam giầu và đẹp luôn có vị trí nổi bật trong lịch sử và văn hoá của dân tộc Việt Nam. Rừng là nguồn tài nguyên sinh vật, có giá trị to lớn về chức năng sinh thái và phát triển kinh tế – xã hội, đặc biệt rừng nhiệt đới có giá trị cao. Rừng của nước ta đặc trưng cơ bản là rừng nhiệt đới, rất phong phú chủng loại thực vật, động vật, giá trị sinh khối và đa dạng sinh học cao, có vai trò cực kỳ quan trọng đối với bảo vệ môi trường và cân bằng sinh thái, là nền tảng chính trong phát triển kinh tế – xã hội cộng đồng. Rừng tự nhiên phân bố rộng khắp trên tất cả các kiểu địa hình, các dạng lập điạ, và ở bất cứ nơi nào rừng đều có vai trò phòng hộ môi trường tích cực. Rừng tham gia mạnh mẽ vào quá trình điều hoà khí hậu, hạn chế lũ lụt, ngăn chặn xói mòn sụt lở đất đá, phòng chống bão gió, cường triều, xâm nhập mặn, giảm thiểu hoang hoá đất đai, bảo tồn nguồn nước mặt và nước ngầm. Những kiểu rừng có giá trị độc đáo về đa dạng sinh học và cảnh quan ở nước ta, được đánh giá vào hàng bảo tồn di sản thiên nhiên như rừng trên núi đá vôi, rừng ngập mặn, rừng ngập nước chua phèn. I.2.2. Hiện trạng rừng ở nước ta Hiện trạng rừng của nước ta vẫn ở tình trạng báo động về suy thoái do rừng bị đốt phá khai thác ngoài kiểm soát. Trong giai đoạn từ 1990 đến nay, nhiều hướng diễn biến rừng cơ bản vẫn ở tình trạng suy thoái, còn xa mức ổn định và đạt hiệu quả bảo vệ môi trường. Một số diện tích rừng thứ sinh tự nhiên được phục hồi nhưng nhiều diện tích rừng già và rừng trồng chưa đến tuổi thành thục bị xâm hại, đốn chặt và phát đốt khai hoang. Rừng phòng hộ đầu nguồn trên lưu vực những con sông lớn ở nước ta đang bị xâm hại, độ che phủ chỉ còn dưới 20% ( mức báo động là 30%), diện tích đất đai khô hạn và hoang hoá ở nhiều nơi bị xâm nhập mặn và nhiễm phèn chua, do mất rừng. Tuy diện tích trồng rừng vẫn tăng lên hàng năm nhưng với số lượng không lớn, hơn nữa mục đích trồng rừng, vị trí trồng rừng, cơ cấu cây trồng rừng, phần lớn với yêu cầu sản xuất cây lấy gỗ ngắn hạn, chưa ưu tiên tập trung vào khu vực phòng hộ môi trường. Trong những năm vừa qua, rừng trồng và cây xanh trồng phân tán không đáng kể theo những mục tiêu, yêu cầu bảo vệ môi trường ở những vùng xung yếu như khai thác mỏ qui mô lớn, các khu công nghiệp và đô thị, phòng chống và giảm thiểu tác hại của thiên tai. Rừng phòng hộ vùng hồ Hoà Bình đang ở mức báo động suy giảm nghiêm trọng, rừng phòng hộ các vùng thuỷ điện qui mô lớn như Trị An, Thác Mơ, Đa Nhim, Đa Mi và Yali trong tương lai gần đang xuất hiện tình trạng báo động tương tự lưu vực hồ Hoà Bình. Rừng trên các vùng núi đá vôi, rừng ngập mặn ven biển, còn tiếp diễn những vụ phá rừng ngoài kiểm soát. Trên ba vùng kinh tế trọng điểm ở nước ta, chiến lược phát triển kinh tế có tính quyết định ở cấp quốc gia vào thời điểm mở đầu thế kỷ 21: miền Bắc có Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh; miền Trung có Đà Nẵng – Quảng Ngãi ( Dun g quất ); miền Nam có thành phố Hồ Chí Minh - Đồng Nai – Bà Rịa Vũng Tàu, rừng và hệ thống cây xanh phòng hộ môi trường đều ở mức quá thấp. Tuy nhiên, tín hiệu khả quan về độ che phủ của rừng trên đất đai toàn quốc ở thời điểm tháng 6 năm 2000 là 29,7% do rừng trồng theo chương trình “ 5 triệu hecta ” đã được xúc tiến với nhiều giải pháp tích cực hơn. Sự khác biệt lớn về khí hậu từ vùng gần xích đạo tới giáp vùng cận nhiệt đới đã giúp cho việc tạo nên một dải rộng các thảm thực vật bao gồm nhiều các kiểu rừng phong phú, cả các rừng thông chiếm ưu thế của vùng ôn đới và cận nhiệt đới, rừng hai loại lá kim và lá rộng, rừng khô cây họ dầu ở các tỉnh vùng cao, rừng họ dầu núi thấp, rừng ngập mặn cây đước chiếm ưu thế và rừng hỗn loài tre, nứa, gỗ. Mặc dù có những tổn thất quan trọng về diện tích rừng trong một thời kỳ kéo dài nhiều thế kỷ, hệ thực vật rừng của Việt Nam vẫn còn phong phú về chủng loại,bao gồm các họ và các chi trên các vùng phía Bắc và phía Tây và các loài cây có nguồn gốc từ các khu vực Mãlai – Inđônêxia. ở vùng phía Nam, thực là một vùng có tổ thành rừng phong phú vào loại bậc nhất trên trái đất. Rừng tại một số tỉnh, ví như ở Đắc Lắc, một phần của Gia Lai – Kon Tum, Đồng Nai và Minh Hải, nằm trên các vùng đất bằng hoặc lượn sóng, địa hình thuận lợi cho phát triển giao thông. Các khu rừng khác như tại Nghệ Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên và Quảng Nam - Đà Nẵng, thường nằm trên các diện tích có nhiều đồi núi. Các rừng như vậy thường gây cản trở cho việc quản lý cả về mặt tự nhiên và kinh tế, cụ thể là về đường xá và khai thác. Sự phân bố tài nguyên rừng theo từng tỉnh không đều. Trong các vùng ít rừng có tình trạng rừng vẫn đang bị thu hẹp mặc dù đã có những hạn chế về khai thác gỗ và thu hái củi từ các rừng quốc gia. Dân chúng mặc nhiên lấy gỗ củi gia dụng từ các khu rừng bất chấp lệnh cấm đoán nào đó. Thậm chí lá cây và các chất hữu cơ khác cũng đều được dùng làm chất đốt. Ngược lại hẳn với tình trạng trên, tại một số tỉnh nhiều rừng phía Nam ( Sông Bé, Lâm Đồng ) thì có khi một số gỗ cây và củi thường bị coi là phế liệu tại rừng cho thối mục vì lý do là chúng không có thị trường tiêu thụ. II> Phát triển kinh tế - xã hội tác động mạnh tới môi trường II.1> Phát triển đô thị và môi trường II.1.1> Những hạn chế trong phát triển đô thị Quy hoạch và đầu tư hạ tầng kỹ thuật đô thị ở hầu hết các đô thị ở Việt Nam đều chậm hơn so với tốc độ phát triển kinh tế xã hội đô thị, đều chưa đáp ứng được yêu cầu bảo vệ môi trường, đặc biệt là tình trạng yếu kém và lạc hậu của hệ thống cấp thoát nước, thu gom và xử lý chất thải rắn, hệ thống giao thông. Tình trạng ô nhiễm môi trường và phá vỡ cân băng sinh thái đô thị và cảnh quan thiên nhiên đang là mối lo ngại chung. Chưa lồng ghép quy hoạch bảo vệ môi trường với quy hoạch đô thị. Trong quá trình đô thị hoá thường xảy ra một vấn đề gay cần về môi trường là nhiều nhà máy gây ô nhiễm về môi trường nặng trước đây nằm ở ngoại thành nay đã lọt vào các khu đô thị hoá với dân cư đông đúc. Vì vậy cần phải xử lý triệt để ô nhiễm của các nhà máy này. Nhìn chung việc này còn gặp rất nhiều khó khăn khách quan và chủ quan, tiến trình thực hiện rất chậm. Việc mở rộng không gian đô thị sẽ dẫn tới chiếm dụng đất nông nghiệp và các đất khác để phục vụ xây dựng đô thị, ảnh hưởng tới vấn đề an toàn lương thực quốc gia nói chung và ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân ngoại thành nói riêng. Đô thị hoá sẽ dẫn tới tài nguyên đất bị khai thác triệt để, tỷ lệ diện tích cây xanh và mặt nước trong đô thị bị giảm, bề mặt đất thấm nước, thoát nước bị suy giảm dẫn tới tình trạng ngập úng ở nội thành cũng như ngoại thành vào mùa mưa. Dân số đô thị tăng nhanh thường gây ra quá tải đối với hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị, dân tăng cùng với mức sống nâng cao sẽ làm tăng các chất thải từ sinh hoạt và dịch vụ đô thị. Đặc biệt làm tăng nước thải và rác thải, vệ sinh môi trường suy giảm làm tăng nhu cầu khai thác tài nguyên nước, làm suy giảm nguồn tài nguyên nước. Sản xuất công nghiệp, thủ công nghiệp tăng trưởng sẽ phát sinh nhiều chất thải ô nhiễm môi trường trong đó tỷ lệ chất thải nguy hiểm và độc hại sẽ tăng lên. Phát triển đô thị sẽ làm bùng nổ phương tiện giao thông cơ giới trong đô thị, thải ra nhiều bụi, khí độc hại và tiếng ồn, sẽ gây ra ô nhiễm môi trường không khí và ô nhiễm môi trường tiếng ồn trầm trọng đối với đô thị. Đô thị hoá sẽ làm tăng dòng người di dân từ nông thôn ra thành thị làm tăng sức ép về nhà ở và vệ sinh môi trường đô thị. Một số dân di cư không tìm được việc làm và chỗ ở ổn định, cùng với một số người nghèo đô thị đã lấn chiếm đất công vô chủ, tạo thành các "xóm liều", "xóm bụi", làm một điều rất nhức nhối hiện nay. Các thách thức đối với môi trường rất lớn nếu không có "đáp ứng" kịp thời và tương xứng thì có thể dẫn tới môi trường ở đô thị ngày càng bị ô nhiễm phát triển đô thị sẽ không bền vững. II.1.2> Ô nhiễm chất thải rắn và vệ sinh môi trường đô thị Ô nhiễm chất thải rắn đang là vấn đề bức xúc hiện nay. Tổng lượng chất thải rắn phát sinh và tỷ lệ thu gom ở nước ta từ năm 1997 đến 1999 (cho ở bảng sau) Bảng1: Lượng chất thải rắn tạo thành và tỷ lệ thu gom trên toàn quốc Loại chất thải Lượng phát sinh (tấn/ngày) Tỷ lệ thu gom (%) 1997 1998 1999 1997 1998 1999 Chất thải sinh hoạt 14525 16558 18879 55 68 75 Bùn, cặn cống 822 920 1049 90 92 92 Phế thải xây dựng 1798 2049 2336 55 65 65 Chất thải y tế nguy hại 240 252 277 75 75 75 Chất thải công nghiệp nguy hại 1930 2200 2508 48 50 60 Tổng cộng 19315 21979 25049 56 70 73 Hiện nay khả năng thu gom chất thải rắn còn rất thấp so với yêu cầu đặt ra tuy vậy tỷ lệ thu gom chất thải rắn ở đô thị ngày một tăng. Bảng2: Tỷ lệ thu gom chất thải ở một số thành phố Thành phố Tỷ lệ thu gom 1997- 1998 (%) Tỷ lệ thu gom 1999-2000 (%) Hà Nội 60 - 70 75 - 80 Tp Hồ Chí Minh 70 -75 75 - 80 Hải Phòng 64 70 - 75 Đà Nẵng 66 72 Biên Hoà 30 - 40 50 - 60 Vũng Tầu 70 75 ở nhiều thị xã tỷ lệ thu gom chất thải rắn trung bình chỉ đạt từ 20-40%, thậm chí có một số thị xã và nhiều thị trấn nhỏ chưa có tổ chức thu gom chất thải rắn và chưa có bãi đổ rác chung cho cả đô thị. Biện pháp xử lý chất thải rắn đô thị hiện nay chủ yếu là chôn lấp nhưng chưa có bãi chôn lấp nào đạt tiêu chuẩn vệ sinh môi trường. Một đối tượng được quan tâm nhiều trong thời gian qua là thu gom và xử lý chất thải độc hại của bệnh viện. ậ thành phố Hà nội đã đầu tư xây dựng xong xưởng đốt chất thải rắn bệnh viện tại Tây Mỗ với công suất là 4,8 tấn/ngày. ở thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Tiền Giang cũng đã có lò đốt chất thải rắn dùng chung cho các bệnh viện nhưng với công nghệ chưa hoàn toàn đạt yêu cầu vệ sinh còn lại ở hầu hết các bệnh viện ở các địa phương khác đều chưa có biện pháp xử lý triệt để chất thải độc hại này. Lượng rác thải nguy hại phát sinh hàng ngày từ các cơ sở y tế ở nước ta ước tính từ 50 - 70 tấn/ngày(chiếm 22% tổng rác thải y tế phát sinh). Nói chung chất thải rắn nếu không được thu gom và xử lý đúng theo quy trình công nghệ sẽ gây nên ô nhiễm nặng nề và ảnh hưởng tới môi trường sống của con người. II.2> ảnh hưởng của phát triển công nghiệp đến môi trường Trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội thì phát triển công nghiệp hết sức đề cao, là động lực để thúc đẩy các ngành khác phát triển. Tỷ lệ công nghiệp chiếm trong GDP ngày càng tăng. Năm 1995 tỷ lệ này là 28,7% năm 2000 là 36,7% và năm 2002 tăng lên 38,5%, mục tiêu đến năm 2010 là 42 - 43%. Tuy nhiên chúng ta cũng phải đối mặt với nhiều vấn đề môi trường nghiêm trọng như gia tăng mức độ ô nhiễm, các đô thị và khu công nghiệp (KCN), suy giảm tài nguyên thiên nhiên tới mức báo động (do công nghiệp là ngành tiêu thụ năng lượng và nguyên liệu hoá thạch nhiều nhất ở Việt Nam và thải ra các chất độc hại như SO2 , NO2, CO, CO2 v.v... và bụi). Việc tập trung phát triển các cơ sở công nghiệp nặng có thể gây ra những thảm hoạ môi trường nghiêm trọng cho các địa phương và các mối đe doạ môi trường toàn cầu như: sự nóng lên toàn cầu, suy giảm ôzôn ở tầng bình lưu. Công nghiệp hoá với tốc độ nhanh sẽ gây áp lực mạnh mẽ đối với tài nguyên trước hết là tài nguyên đất, nước, không khí, khoáng sản và tài nguyên rừng. Đồng thời ảnh hưởng tới sức khoẻ con người, hậu quả của ô nhiễm là vô cùng lớn, khắc phục những ô nhiễm môi trường xảy ra rất phức tạp lâu dài và chi phí lớn. II.2.1>Hiện trạng và diễn biến môi trường của các khu khai thác mỏ. Bên cạnh nhưng mặt tích cực, ngành công nghiệp khai thác khoáng sản đã gây nên những tác động tiêu cực tới môi trường gây ô nhiễm nguồn nước, nhiễm bầu khí quyển, không hoàn trả đất canh tác..., ảnh hưởng trực tiếp và nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của nhân dân trong vùng. Trong đó, khai thác khoáng sản tự do gây ô nhiễm môi trường rất nghiêm trọng trong khu vực khai thác. Suy thái môi trường đất do sử dụng một số diện tích đất đai lớn cho công tác mỏ ( ví dụ như ở mỏ cromit Cổ định), riêng đất khai thác đã chiếm diện tích 653 ha ( trong đó đã khai thác 120 ha, đang khai thác 66 ha và bãi thải chiếm 465 ha) làm xáo trộn các lớp đất đá thay đổi địa hình, địa mạo và làm suy thoái lớp đất thổ nhưỡng. Ô nhiễm nước biểu hiện như làm thay đổi mực nước mặt và cân bằng nước trong khu vực ( ví dụ mỏ cromit cổ định, trước khi khai thác có 4 suối nhỏ, tổng diện tích mặt nước hồ ai là 80 ha. Sau 40 năm khai thác, 4 suối nhỏ không còn nữa, một số hồ lớn như Cổ Định, Hòa Yên và một số bãi thải xuất hiện. Tổng diện tích mặt nước hiện nay gần 200 ha, khoảng 400 ha đất nông nghiệp xung quanh khác thường bị ảnh hưởng). Ô nhiễm bụi trong công nghiệp khai thác chủ yếu do công đoạn nổ mìn. Kết quả điều tra khảo sát vùng mỏ Quảng Ninh do thây bụi mỏ đã trở nên nguy hại đối với người dân vùng này. Hiện tại đã phát hiện được hơn 2000 người mắc bệnh bụi phổi chiếm 50% số người mắc bệnh toàn quốc, 80% số đó là công nhân hầm lò. Số công nhân mắc bện bụi phổ đang làm việc là 820 người. Ô nhiễm tiếng ồn ở các mỏ của vùng than Quảng Ninh hầu hết vượt tiêu chuẩn vệ sinh, thường từ 97- 106 DBA. Do đó tỉ lệ điếc nghề nghiệp ở vùng mỏ lên tới 20,6%-22,2% trong tổng số công nhân được khám bệnh ung nghề nghiệp có tỷ lệ 13-13,5% trong tổng số công nhân được khám. II.2.2. Chất thải công nghiệp thông thường và chất thải nguy hại. Theo số liệu thống kê của 4 thành phố lớn: Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng và Tp Hồ Chí Minh, Tổng lượng chất thải rắn công nghiệp chiếm 15-26% của chất thải rắn thành phố. Trong chất thải rắn công nghiệp, có khoảng 35- 41% mang tính nguy hại thành phần của chất thải công nghiệp nguy hại rất phức tạp, tuỳ thuộc vào các nguyên vật liệu sản xuất, sản phẩm tạo thành cảu từng công nghệ và các dịch vụ có liên quan. Lượng chất thỉa nguy hại tạo thành hàng ngày từ các hoạt động công nghiệp năm 1997 ước tính khoảng 1930 tấn/ngày (chiếm 19% chất thải rắn công nghiệp). Con số này tới 2200 tấn/ngày vào năm 1998 và lên tới 2574 tấn/ngày vào năm 1999. Nhưng tỷ lệ thu gom chỉ đạt được 48% (1997). 50% (1998). 60% (1999) Lượng chất thải rắn phát sinh từ một số nghành công nghiệp điển hình ở một số thành phố năm 1998. Bảng 3: Lượng chất thải rắn nguy hại phát sinh tại một số tỉnh, thành ở Việt Nam (tấn/năm) Tỉnh CN điện điện tử CN cơ khí CN hoá chất CN nhẹ Chế biến thực phẩm Các ngành khác Tổng cộng Hà nội 1801 5005 7333 2242 87 1640 18108 Hải Phòng 58 558 3300 270 51 420 4657 Quảng Ninh - 15 - - - - 15 Đà nẵng - 1622 73 32 36 170 1933 Quảng nam - 1554 - - 10 219 1783 Quảng ngãi - - - 10 36 40 86 TP HCM 27 7506 5571 25002 2026 6040 46172 Đồng nai 50 3330 1029 28614 200 1661 34884 Bà rịa - Vũng tàu - 879 635 91 128 97 1830 Tổng cộng 1936 20469 17941 56261 10287 109468 Nguồn:Tổng kết rác thải giai đoạn 1997- 1999- Cục Môi trường. Các chất thải độc hại từ các hoạt động công nghiệp gần như không được xử lý trước khi xả ra bãi chôn lấp. Căn bản từ các trạm xử lý nước thải hoặc hệ thống cống thoát nước của các xí nghiệp chứa hàm lượng lớn các kim loại nặng, chất độc trong quá trình sản xuất (như Ăngtimoan 8B), pin, các chất thải chứa dầu) và các chất vô cơ cũng không được xử lý theo các phương thức hợp lý. Mặc dù của bùn cặn khác nhau nhưng mức độ nguy hại không bằng ở dạng lỏng. Các chất độc dạng hòa tan, ngấm vào trong các tầng chứa nước và gây ra những tác động tiêu cực tới môi trường cũng như tác động tới sức khỏe cộng đồng lâu dài. II.3> Giao thông vận tải với ô nhiễm môi trường. II.3.1> Hiện trạng và diễn biến môi trường liên quan đến giao thông vận tải(GTVT). Trong sự nghiệp CNH- HĐH đất nước việc phát triển GTVT là một yêu cầu không thể thiếu. Việc cải tạo, nâng cấp và xây mới các cơ sở hạ tầng GTVT đang được Nhà nước quan tâm đầu tư tiến hành. Giai đoạn 2001- 2010 vốn tiếp tục đầu tư cho nâng cấp một số đoạn đường theo thứ tự ưu tiên và sẽ xây dựng một số tuyến đường xa lộ, đường nhiều làn xe, đường vành đai thành phố, đường đến các khu kinh tế trọng điểm, đến các cửa khẩu biên giới và đến các hải cảng quan trọng. Đến năm 2005, tất cả các xã miền xuôi sẽ có đường cho ô tô tới được trung tâm. Đối với các xã vùng sâu, vùng xa có đường cho xe mô tô đến khu trung tâm. Tuy nhiên các cơ sở hạ tầng GTVT này đều gây tác động đến tài nguyên đất. Một diện tích nhất định của đất nông nghiệp đất lâm nghiệp đất ngập nặm, đất định cư, đất hoang... được biến thành đất chuyên dùng cho giao thông. Điều này làm cho mặt bằng sử dụng đất bị thay đổi, diện tích đất bị chiếm dụng cho giao thông ngày càng tăng lên. Đặc biệt đối với các đô thị việc phát triển và mở rộng cơ sở hạ tầng giao thông cả về đường xá và bến đỗ đã gây ra một xáo động đáng kể giữa các chủ sở hửu đất. Bên cạnh ảnh hưởng bởi các chất ô nhiễm thoát ra từ các xe chạy trên đường còn tác động đến việc tái định cư của nhiều hộ gia đình, việc chuyển dời đền chùa, mộ chí... Bảng4: ảnh hưởng của phát triển đến giải phóng mặt bằng Hạng mục môi trường bị ảnh hưởng Đơn vị Số lượng 1994 - 2000 2000 - 2010 Diện tích đất bị chiếm dụng Ha 2047 2172 Số hộ gia đình bị di chuyển Hộ 15993 14100 Số người dân bị di chuyển Người 105729 61997 Số đền, chùa phải di chuyển hoặc tu sửa Cái 4 3 Số ngôi mộ phải di chuyển Cái 547 8 Nguồn: Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án xây dụng cơ sở hạ tầng giao thông đã được hội đồng thẩm định Quốc gia phê duyệt tỏng khoảng 1995- 6/2000 Lượng ô tô và xe máy sử dụng ở Việt Nam là rất lớn, tỷ lệ tăng trung bình hàng năm của xe cơ giới trong những năm đầu thập niên 90 là khoảng từ 6-8% nửa cuối thập niên tỷ lệ tăng trưởng lên tới 15%. Đến năm 2010, so xe ô too các loại có thể lên tới gần 1,3 triệu chiếc và số xe máy là khoảng 9 triệu chiếc. Tỷ lệ tăng trưởng trung bình hàng năm trong thập kỷ tới được dự báo khoảng 8-10% Ôtô, xe máy. ở Việt Nam bao gồm nhiều chủng loại, đã qua nhiều năm sử dụng nên có kỹ thuật chất lượng thấp, có mức tiêu thu nhiên liệu và lượng độc trong khí xả cao. Ôtô và xe máy hiện nay ở VN vẫn sử dụng xăng pha chì và chứa được lắp đặt hệ thống trung hòa khí xả. Trong đó 75% số lượng ô tô chạy bằng xăng, 25% chạy bằng dầu điezen, 100% xe máy chạy bằng xăng, khoảng 65% lượng xăng dùng trong giao thông là loại xăng Mogas 83 có hàm lượng chì là 0,4g/l và 35% là loại xăng Mogas 92 có hàm lượng chì là 0,15%g/l. Các loại nhiên liệu ít gây ô nhiễm như dầu thực vật, khí thiên nhiên nén và khí thiên nhiên hóa lỏng... mới đang trong giai đoạn nghiên cứu áp dụng. Tính trung bình, hàng năm lượng ô tô, xe máy ở nước ta sử dụng khoảng từ 1,5 đến 2 triệu tấn xăng và dầu điezen chiếm khoảng 30% tổng số xăng dầu nhập ngoại. Cùng với tỷ lệ tăng trưởng của phương tiện, lượng xăng dầu dùng cho ô tô xe máy hàng năm tăng khoảng 7% vào đầu thập niên và khoảng 10% vào những năm cuối. So với các loại phương tiện giao thông khác như tầu thủy, tầu hỏa, máy bay, thì ô tô, xe máy sử dụng tới 65% lượng nhiên liệu dùng cho giao thông. Như vậy, ôtô, xe máy trở thành một nguồn thỉa ra lượng khí ô nhiẽm và độc hại đáng kể ở nước ta. Tình hình sử dụng nhiên liệu ngày càng tăng và mức xả chỉ từ lượng nhiên liệu tiêu thụ đó rất lớn. Trung bình mỗi năm lượng chì phải thải do ôtô, xe máy là khoảng 200 -250 tấn. Theo số liệu thống kê thì giai đoạn 1995- 1997, lượng chì thải ra là lớn nhất và mức cao nhất là 390 tấn trong năm 1997. II.3.2> Những vấn đề gay cấn về môi trường trong phát triển GTVT ở VN Những vấn đề môi trường gay cấn liên quan đến phát triển GTVT hiện nay và trong thời gian tới là: tác động môi trường do các cơ sở hạ tầng giao thông được làm mới và ô nhiễm không khí, đặc biệt là ô nhiễm chì do GTVT tại Hà Nội và Tp Hồ Chí Minh. Việc làm mói một con đường, bến cảng, sân bay hay bắc một cây cầu qua sông cần được xem xét môi trường ngay trong giai đoạn phác thảo ý tưởng, chọn địa điểm xây dựng. Điều này là rất cần thiết không những phục vụ trước mắt đối với công trình mà về lâu dài nhằm mang lại sự hài hòa giữa công trình và môi trường. Nếu chỉ xem xét môi trường sau khi đã vạch tuyến có thể vấp phải những vấn đề bất cập về môi trường ( ví dụ như đương Hồ Chí Minh có những đoạn vạch tuyến qua các khu bảo tồn quốc gia đã buộc phải thay đổi phương án xây dựng để xem xét). ở nước ta hiện nay số lượng xe máy lớn gấp 10 lần số xe ôtô vì hầu hết người dân VN dùng xe máy như một phương tiện giao thông cá nhân, trong khi đó ở các nước phát triển khác người dân dùng ôtô riêng hoặc dùng phương tiện công cộng trong việc đi lại của họ. Nhiên liệu sử dụng cho xe hiện nay vẫn là xăng có pha chì, trong khi đó dã có một số nước trong khu vực đã bắt đầu sử dụng xăng không pha chì như Nhật Bản, Trung Quốc, Singapo, Thái Lan... Gần như 100% xe máy ở nước ta là xe chạy xăng nên việc dùng xăng có chì gây phát thải bụi chì cả ở thành phố và các vùng nông thôn. Do nước ta còn nghèo, kinh tế chưa phát triển nên đa số các phương tiện hiện đang được sử dụng thuộc các thế hệ cũ, quá thời gian sử dụng, có suất hao nhiên liệu lớn, lượng độc trong khí thải cao và gây tiếng ồn lớn. Thêm nữa đội ngũ công nhân lái xe, sửa xe, khám xe mới đang được đào tạo để đạt được trình độ theo đúng yêu cầu chuyên môn và việc sửa chữa, bảo dưỡng xe cộ chưa được tiến hành đầy đủ nên đa số xe cũ đang tận dụng luôn trong tình trạng kỹ thuật không đảm bảo. Do đó các chất ô nhiễm, độc hại, phát thải từ ôtô, xe máy gây ra ảnh hưởng đáng kể tới môi trường sống của con người. Đặc biệt là tại 2 thành phố lớn là Hà Nội và Tp Hồ Chí Minh nơi tập trung lượng xe cộ rất lớn (nếu không kể số xe của Bộ Quốc phòng đã đăng ký thì Tp Hồ Chí Minh chiếm khoảng 30% tổng số xe và Hà Nội chiếm hơn 12% tổng số xe của cả nước), tình trạng ô nhiễm không khí tại một vài đường phố chính của các thành phố hiện nay đã vượt quá tiêu chuẩn cho phép. Trong các chất ô nhiễm, chì là chất cần được quan tâm trước tiên. Xã hội càng phát triển thì nhu cầu về giao thông đi lại sẽ tăng lên. Việc đầu tư cho ngành GTVT là một nhu cầu hoàn toàn chính đáng và thiết thực nhưng đặc biệt phải chú ý và gắn với vấn đề bảo vệ môi trường và cảnh quan thiên nhiên. II.4.>Hoạt động của ngành năng lượng tác động tới môi trường. II.4.1> Tổng quan về ngành năng lượng. Năng lượng là một ngành quan trọng để VN đạt được các mục tiêu phát triển . Việt Nam có các nguồn tài nguyên năng lượng đa dạng và khá phong phú: than, dầu mỏ và nhiều các con sông lớn, độ dốc cao. Khí thiên nhiên đang được phát hiện ngoài biển khơi, chiếm trên một nửa tổng trữ lượng dầu khí, tập trung chủ yếu ở thềm lục địa. Việc khai thác rộng rãi các nguồn này đang được triển khai. Thủy điện gần đây là nguồn năng lượng chính của Việt Nam. Năng lượng nguyên tử được coi là một nguồn lâu dài khai thác và sử dụng năng lượng từ nguồn tài nguyên có 4 ngành chính: dầu khí, than, sản xuất nhiệt điện và thủy điện. Ngoài ra các dạng năng lượng sạch và tái tạo cũng được ứng dụng trong sản xuất: năng lượng gió, năng lượng mặt trời, năng lượng địa nhiệt, thủy điện nhỏ và cực nhỏ. II.4.2. ảnh hưởng của ngành năng lượng tới môi trường a, Ngành dầu khí. Theo dự báo số lượng giếng khai thác sẽ tăng từ 150 giếng lên khoảng 230 giếng (năm 2005) và 300 giếng (năm 2015). Số lượng giếng thăm dò cũng sẽ tăng khoảng 180 giếng vào năm 2010. Do vây, lượng chất thải vào môi trường biển cũng sẽ gia tăng tương ứng bao gồm: lượng mùn khoan sẽ tăng từ 100.000m3 (năm 2000) , lên 155.000m3 (năm 2005) lên 280.000m3 (năm 2015), dung dịch khoan sẽ tăng từ 150.000m3 (năm 2000) lên 230.000m3 (năm 2005) và 700.000m3 (năm 2015). Ngoài ra lượng nước vừa thải sẽ tăng dần theo thời gian khai thác mỏ trong tương lai số mỏ khai thác ngoài khơi sẽ tăng lên dẫn đến việc tăng nhanh khối lượng nước gây ảnh hưởng tới môi trường biển. Nhà máy lọc dầu Dung Quất công suất 6,5 triệu tấn/năm hoạt động đã tác động đến môi trường trên vịnh Việt Thanh. Theo thiết kế lượng nước thải từ quá trình chế biến là 270m3/giờ, nước thải từ quá trình làm mát là 16.000m3/giờ và nước thải ngoài khu vực chế biến là 1200m3/giờ. Khối lượng nước thải này chắc chắn gây ô nhiễm vùng biển và khu vực nhà máy, nếu không có biện pháp bảo vệ môi trường tương ứng. Ngoài ra hoạt động khai thác dầu mỏ tại thềm lục địa gây ra sự cố tran dầu. Các luồng chảy và gió sẽ mang các váng dầu vào bờ biển Việt Nam. Đã xảy ra nhiều đợt tràn dầu lớn. Việc vận chuyển dầu khí đã làm cháy nổ và gây tai nạn. Do vây, Tổng công ty dầu khí kết hợp với các ngành có liên quan cần có các biện pháp tương ứng để bảo vệ môi trường biển khu vực b, Ngành than ã Nguy cơ ô nhiễm biển ven bờ và nước biển vùng Vịnh Hạ Long. Theo dự báo khối lượng đất đá thải năm 2010 có thể lên tới 55,638 triêu m3, nước thải từ các mỏ ra biển sẽ lên tới mức gần 50 triệu m3/năm. Với khối lượng đất đá và nước thải khổng lồ ở trên, các bãi thải ở vùng bờ biển Hạ Long trở nên chật hẹp và có nguy cơ ô nhiễm nước biển vùng vịnh. Đây là vấn đề cấp bách cần phải giải quyết đồng bộ giữa ngành than và ngành du lịch cũng như chính quyền tỉnh Quảng Ninh. ã Nguy cơ ô nhiễm bụi và khí độc hại tại khu vực lưu vực và khu dân cư vùng mỏ. Theo dự báo lượng bụi phát ra từ các mỏ vùng Quảng Ninh đã tăng từ 405 ngàn tấn năm 2000 lên 436 ngàn tấn năm 2010 đòi hỏi có các biện pháp tích cực để bảo vệ môi trường lao động và xung quanh vùng mỏ. Phá hoại diện tích vùng, ảnh hưởng tới các khu di tích lịch sử Yên Tử do việc mở ra các mỏ mới. c, Ngành nhiệt điện Đến năm 2020 sản lượng điện sản xuất sẽ lên tới 167 tỷ kWh trong đó nhiệt điện chạy than trong nước sẽ sản xuất 26 tỷ kWh, tiêu thụ tới 13 triệu tấn than. Ngành điện sẽ phục hồi và mở rộng các nhà máy điện Phả Lại, Uông Bí, Ninh Bình, Hải Phòng, Thái Nguyên... Dự báo đến năm 2020 lượng bụi chưa xử lý sẽ lên đến 1,6 triệu tấn/năm lượng khí CO2 khoảng 60 triệu tấn/năm, khí CO là 50 ngàn tấn, SO2 là 120 ngàn tấn và NO là 200 ngàn tấn. Với khối lượng chất thải lớn như vậy từ các nhà máy nhiệt điện, vẫn đề bảo vệ môi trường cần được đặt ra một cách đầy đủ. d, Ngành thủy điện Việc phát triển các thủy điện lớn đặt ra nhiều vấn đề về môi trường. Trước hết là ngập lụt, di dân, bồi lắng lòng hồ, sới lở hạ lưu, hủy hoại sinh thái. Đặc biệt đối với công trình nhà máy thủy điện Sơn La với công suất 3200Mw Đối với các nhà máy thủy điện đã xây dựng cần tiếp tục xử lý các tồn tại về môi trường đặc biệt là đối với thủy điện Hòa Bình. Đối với công trình thủy điện Sơn La cần giải quyết triệt để các vấn đề môi trường sau. - Các tác động môi trường địa chất - Các tác động môi trường địa lý - Các tác động môi trường sinh học - Các tác động đến môi trường văn hóa- xã hội Nguồn nhiên liệu chính tại các vùng đô thị là than tổ ong, dầu khí, điện và củi. ở các vùng nông thôn, nguồn nhiên liệu chính là củi và rơm rạ. Dự kiến việc tiêu thụ than, dầu và điện sẽ tăng lên ở các vùng nông thôn. Nhu cầu năng lượng ngày càng tăng nhanh do phát triển công nghiệp và xã hội. Nhu cầu về điện tăng trên 10% trong vòng 6 năm qua. Nhu cầu về điện trên đầu người dự kiến sẽ tăng 4 lần cho đến năm 2010. Nhu cầu về than vì vậy cũng sẽ tăng để đáp ứng nhu cầu về điện. Nhu cầu về xăng tăng 13%/năm, chủ yếu là cho giao thông vận tải, sau đó là cho các ngành công nghiệp. Hiện nay Việt Nam tiêu thụ gần 40 kg dầu quy đổi/năm trên đầu người. Do vây, việc phát triển ngành năng lượng mang lại lợi ích lớn cho người sử dụng nhưng cần quan tâm và hạn chế tối đa những tác động, ảnh hưởng xấu tới môi trường. Phần 3: chính sách và giải pháp bảo vệ môi trường I. Khắc phục hiện trạng những vấn đề môi trường nổi cộm của Việt Nam I.1. Môi trường đất. I.1.1. Các chính sách và biện pháp chống thoái hóa đất. Hạn chế tiến tới chấm dứt du lịch, đốt rừng làm rẫy bằng chính sách tăng cường đầu tư cho định canh định cư, đảm bảo an toàn lương thực ở trung du, miền núi. - Thực hiện chính sách giao đất, giao rừng, giao quyền sử dụng đất, đảm bảo mỗi mảnh đất đều có chủ thực sự và sử dụng, phát triển theo các mục đích bền vững, có quy hoạch. - Thực hiện nghiêm chỉnh luật đất đai, luật bảo vệ rừng, luật bảo vệ môi trường. - Quản lý sử dụng đất theo qui hoạch và kế hoạch. - Đẩy mạnh công tác khuyến nông, khuyến lâm và thực hiện có hiệu quả phương thức nông lâm kết hợp. - Tổ chức chỉ đạo tốt sự phát triển kinh tế nông hộ với qui mô thích hợp - áp dụng hệ thống nông nghiệp và công nghệ canh tác tiến bộ và phù hợp trên đất dốc. - Nâng cao nhận thức cho cộng đồng. ã Một số giải pháp cụ thể: - Nghiên cứu và phổ biến kỹ thuật canh tác (luân canh, xen canh, bậc thang) để khống chế đất thoái hóa do xói mói và rửa trôi. - Quản lý lưu vực để bảo vệ đất và nước, phát triển thủy lợi, giữ cân bằng sinh thái và tác động lẫn nhau giữa vùng đồng bằng và miền núi. - Trồng cây lâu năm ( cây công nghiệp, cây ăn quả, cây dược liệu, cây đặc sản...) có giá trị kinh tế, thương mại cao, ở vùng đất dốc... để ít xới xáo đất và áp dụng qui trình canh tác tiến bộ trên đất dốc. - Thực hiện tuần hoàn hữu cơ trong đất. Việc trả lại chất hữ cơ cho vùng đất đồi núi là biện pháp tốt nhất để từng bước phục hồi, giữ gìn và cải thiện độ phì nhiêu đất, nâng cao năng suất cây trồng. - áp dụng tổng hợp các biện pháp sinh học, công trình và đầu tư thâm canh sử dụng đất theo chiều sâu nhằm bảo vệ và nâng cao độ phì nhiêu đất có hiệu quả. - Phát động quần chúng làm công tác bảo vệ đất, sử dụng đất hợp lý. - Tái tạo lớp phủ thực vật bằng cây rừng hoặc tổ hợp nông lâm kết hợp hay nông lâm súc kết hợp để từng bước bảo vệ và phục hồi độ phì nhiêu của đất đảm bảo sử dụng bền vững đất dốc. I.1.2> Hoạt động liên kết quốc tế và khu vực. Hoạt động quốc gia, khu vực và quốc tế là tối cần thiết trong việc thúc đẩy quản lý sử dụng đất lâu bền. Quản lý sử dụng đất bền vững phải trở thành nhiệm vụ trung tâm đối với các nhà hoạch định chính sách quốc gia và quốc tế. Các hoạt động quốc gia, khu vực và quốc tế cần tập trung vào các lĩnh vực: - Qui hoạch và quản lý sử dụng tài nguyên đất đối với tất cả các đối tượng sử dụng đất. - Tạo môi trường thuận lợi cho việc tổ chức sử dụng đát hợp lý trên cơ sở đảm bảo hài hoà giữa lợi ích của người sử dụng đất và cộng đồng. - Tổ chức tập huấn, tham quan, học tập, trao đổi kinh nghiệm quốc tế về sử dụng đất bền vững. Đất là bộ phận quan trọng của môi trường mà không có gì thay thế được. Đất vừa có ý nghĩa là nơi cư trú của người dân, vừa là tư liệu sản xuất nông lâm nghiệp và phát triển các ngành nghề kinh tế quốc dân. Việc khai hoang và sử dụng những vùng đất mới nhằm tạo công ăn việc làm và thu nhập cho người dân là hết sức cần thiết. Đối với những mảnh đất bị ô nhiễm hay thoái hoá, công tác cải tạo, tu dưỡng và khắc phục mang lại lợi ích trực tiếp cả về kinh tế và đời sống sinh hoạt. Các công tác này cần được tiến hành đồng bộ, có chiến lược cụ thể và đi vào quy hoạch rõ ràng. I.2. Các khu rừng Các kế hoạch, chương trình hành động của Đảng và Nhà nước. Quyết định số 327 CT ngày 15/9/1992 của chủ tịch Hội đồng bảo tồn về một số chủ trương chính sách sử dụng đất trồng đồi núi trọc nhằm bảo vệ được rừng, môi trường sinh thái và tăng thêm sản phẩm hàng hóa, nguyên liệu cho công nghiệp. - Hoàn thiện cơ bản công tác định canh định cư, gắn kinh tế với xã hội, từng bước ổn định, cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào vùng kinh tế mới, đồng bào các dân tộc. Đầu tư thi công tiến hành theo các mô hình: 4 loại mô hình SALT ( Sloping Agricultural Land Technology) SALT1: Bố trí trồng các băng cây ngắn ngày xen kẽ các băng cây dài ngày và đảm bảo thu hoạch đều đặn. Các băng cây trồng chính rộng 4- 6m giữa các băng đó trồng cây cố định đạm để giữ đất, chống xói mòn, làm phân xanh hoặc lấy gỗ, lấy củi. SALT 2: Trồng trọt kết hợp với chăn nuôi, giành một phần đất cỏ cho chăn nuôi để lấy thịt và sữa. SALT 3: Nông lâm kết hợp bền vững, có sự kết hợp giữa trồng rừng qui mô nhỏ với sản xuất lương thực thực phẩm. SALT 4: Trồng các loại cây ăn quả nhiệt đới: cam, đu đủ, chanh, chuối, mít, dứa... Ngoài ra bố trí các cây lâu năm như cà phê, ca cao, để duy trì sự ổn định và lâu bền của môi trường sinh thái. Chỉ thị 36 CT/TW của Trung ương Đảng là một sự kiện chiến lược cơ bản về môi trường và phát triển bền vững của đất nước ta, khắc phục những tồn tại và nguy cơ tác động môi trường từ những thập kỷ trước. Sự nghiệp bảo vệ, phát triển và quản lý rừng được định hướng và xác định giải pháp tích cực trong chỉ thị 36 này. Chương trình hành động quán triệt các chủ trương chiến lược của Đảng và Nhà nước trên lĩnh vực rừng đó là " Trồng rừng 5 triệu ha" từ nay đến năm 2010. Kế hoạch này nhằm thực hiện tại vùng kinh tế của Việt Nam với các mục tiêu ưu tiên phòng hộ môi trường. 1, Vùng núi Tây Bắc Bắc Bộ: đầu nguồn, giảm thiểu lũ quét, xói mòn đất, trồng 650.000 ha. 2, Vùng núi và ven biển Đông Bắc Bộ: 895.000 ha 3, Vùng đồng bằng Bắc Bộ: 50.000 ha 4, Vùng Bắc Trung Bộ ( núi và ven biển) 810.000 ha 5, Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ: 880.000 ha 6, Vùng Tây Nguyên: 500.000 7, Vùng Đông Nam Bộ (núi trung du và ven biển): 160.000ha 8, Vùng đồng bằng Nam Bộ ( đồng bằng sông Cửu Long): 200.000ha Trong những năm đầu thế kỉ XXI, hiện trạng rừng ở nước ta vẫn còn tồn tại nhiều hậu qủa nặng nề và tiếp diễn tình trạng xâm hại tàn phá rừng, theo chiều hướng suy thoái môi trường. Khả năng nội lực và những điều kiện hợp tác giúp đỡ hợp lý của bạn bè quốc tế, chiến lược môi trường và phát triển bền vững của nước ta hoàn toàn khả thi ngay thời kỳ chuyển tiếp giữa hai thiên niên kỷ, trên lĩnh vực rừng và môi trường sẽ tiến triển theo định hướng và những điều kiện này đặc biệt quan trọng có tính quyết định đối với rừng đạt hiệu quả môi trường cao, đó là: khoanh núi, nuôi rừng tự nhiên và trồng rừng, ưu tiên khu vực phòng hộ, tỷ trọng đầu tư thực hiện kế hoạch phần lớn cho phòng hộ môi trường xác định đúng hệ thống rừng, cơ cấu loài cây trồng. Đồng thời tăng cường năng lực quản lý bền vững và những điều kiện thực hiện các chương trình chuyên môn của tất cả các khu bảo tồn thiên nhiên và các vườn Quốc gia trọng điểm. Bảo tồn ĐDSH, khôi phục hệ sinh thái và sinh cảnh, những loài động vật hiếm quý, thực hiện có hiệu quả dự án vùng đệm, trang bị các phương tiện quản lý tài nguyên rừng và có đủ quyền lực xử lý các vụ việc vi phạm pháp luật trong bảo vệ rừng II. Chính sách phát triển kinh tế - xã hội gắn với bảo vệ môi trường (BVMT) II.1. Chính sách phát triển đô thị. Để bảo vệ môi trường đô thị ở nước ta đã và đang thực hiện các chính sách, chương trình bảo vệ môi trường chủ yếu sau: - Thực hiện chiến lược và kế hoạch hành động BVMT quốc gia 1991 - 2000 và 2001 - 2010 - Phát triển đô thị và kết cấu hạ tầng kỹ thuật đô thị theo các định hướng: Định hướng quy hoạch tổng thể phát triển đô thị Việt Nam đến năm 2020. Định hướng phát triển thoát nước đô thị Việt Nam đến năm 2020. Chiến lược quốc gia về cấp nước và vệ sinh nông thôn đến năm 2020. - Thực hiện đánh giá tác động môi trường đối với tất cả các dự án phát triển kinh tế - xã hội; tiến hành kiểm soát ô nhiẽm chặt chẽ đối với các xí nghiệp, nhà máy đang hoạt động. - Xử lý triệt để các cơ sở công nghiệp nằm xen kẽ trong đô thị và đang gây ô nhiễm trầm trọng đổi mới công nghệ, đầu tư thiết bị xử lý nguồn thải, thay đổi sản phẩm, di chuyển địa điểm thậm chí là đóng cửa nhà máy, phát triển công nghệ sản xuất sạch. - Nâng cao hiệu qủa sử dụng năng lượng, hiệu qủa phát điện của các nhà máy nhiệt điện và hiệu quả sử dụng năng lượng của tất cả các thiết bị điện. Phát triển dùng nhiên liệu khí hoá lỏng và dầu nhẹ thay cho nhiên liệu than và dầu nặng có hàm lượng sunfua lớn. - Tích cực thực hiện chương trình phục hồi, phát triển rừng, phủ xanh đất trồng đồi trọc, mục tiêu đến năm 2010 đạt tỷ lệ đất được rừng che phủ lên 43%. Phát triển trồng cây xanh trong đô thị và theo các trục đường giao thông trong phạm vi toàn quốc. - Thực hiện Chương trình quốc gia về giảm "khí nhà kính"; chương trình quốc gia về loại trừ các chất làm giảm tầng ôzôn. - Cần bổ sung các văn bản pháp quy còn chưa đủ và chưa đồng nhất các văn bản hướng dẫn, như là luật về khống khí sạch, nước sạch, hoàn thiện tiêu chuẩn chất lượng môi trường và tiêu chuẩn nguồn thải đặc biệt là còn thiếu một bộ tiêu chuẩn quốc gia về chất thải rắn. - Thực hiện đánh giá tác động môi trường hoặc lập qui hoạch bảo vệ môi trường đối với tất cả các dự án qui hoạch đô thị. - Khuyến khích phát triển cộng nghệ tái chế và tái sử dụng chất thải, phát triển công nghệ xử lý chất thải và phát triển công nghệ sản xuất sạch bằng đầu tư trong nước. - Tăng cường năng lực và hiện đại hoá thiết bị quan trắc và kiểm soát ô nhiễm môi trường đô thị - Đẩy mạnh xã hội hoá, công tác bảo vệ môi trường ở đô thị. II.2. Hướng phát triển ngành công nghiệp. Ngành công nghiệp đóng góp to lớn vào tăng trưởng GDP và phát triển kinh tế xã hội cho đất nước. Tuy nhiên, nó cũng có gây ảnh hưởng rất lớn tới môi trường làm ô nhiễm và gây bệnh tật cho nhiều vùng dân cư. Các biện pháp bảo vệ môi trường công nghiệp cần được tiến hành nhanh chóng song song với quá trình sản xuất. Các chính sách chung cần áp dụng cho tất cả các ngành công nghiệp như: - Thực hiện đánh giá tác động môi trường đối với tất cả các dự án công nghiệp mới, cũng như các cơ sở đang hoạt động. - Thường xuyên kiểm soát thanh tra môi trường công nghiệp, khuyến khích và bắt buộc áp dụng các biện pháp xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn môi trường. - Khuyến khích đổi mới công nghệ, thay đổi sản phẩm, đóng cửa hoặc di rời các cơ sở công nghiệp cũ gây ô nhiễm trầm trọng nên xen kẽ trong các khu dân cư ( như chính phủ đã quyết đinh đóng cửa nhà máy xi măng Hải Phòng) - Khuyến khích phát triển công nghệ sản xuất sạch, qui định phạt đối với các cơ sở gây ô nhiễm môi trường - Hiện nay trên toàn quốc ngày càng có nhiều khu công nghiệp (KCN) được thành lập. Việc chỉ đạo xúc tiến quy hoạch phát triển các KCN tập trung và một số khu chế xuất (KCX) phải gắn với lựa chọn công nghệ sản xuất sạch hơn, đưa trạm xử lý nước thải tập trung vào hoạt động, tiến hành lập báo cáo ĐTM Khu vực xung quanh các khu khai thác mỏ bị ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm bụi, ô nhiễm tiếng ồn, ô nhiễm bầu khí quyển và suy thoái đất. Các khu này cần phải được xử lý các chất thải trước khi thỉa ra nguồn nước và không khí. Khó khăn đối với công việc khai thác là nó phụ thuộc vào địa điểm của nguồn tài nguyên thiên nhiên. Vì vậy, muốn đạt được hiệu quả cần phải có sự quy hoạch tập trung và có vốn đầu lớn, áp dụng những máy móc thiết bị hiện đại. Đối với các chất thải công nghiệp thông thường và chất thải nguy hại cần được xử lý trước khi xả ra bãi chôn lấp. Tuỳ theo tính chất và mức độ nguy hại của rác để phân loại và xử lý theo đúng quy trình công nghệ. Ưu tiên việc tái chế và tái sử dụng các chất thải phục vụ cho ngành nông lâm nghiệp. Công nghệ chế biến rác thải đã được nước ta nhập về. Quy trình tiến hành thành công sẽ đạt được cả hai mục đich: Vừa góp phần bảo vệ làm xanh sạch, đẹp môi trường vừa mang lại lợi ích về kinh tế. Tóm lại, muốn có nền kinh tế - xã hội phát triển theo hướng bền vững thì phát triển ngành công nghiệp luôn phải gắn với xử lý chất thải, hạn chế ô nhiễm và bảo vệ môi trường II.3. Khắc phục hậu qủa của ngành giao thông vận tải. Để khắc phục ô nhiễm môi trường đặc biệt là độ ô nhiễm về bụi và tiếng ồn do các phương tiện vận tải gây ra cần có các chính sách. - Xây dựng qui trình và tiêu chuẩn ngành về ĐTM các dự án giao thông vận tải. Lập bảo cáo ĐTM chi tiết cho các dự án giao thông vận tải - Giao cho Cục đăng kiểm lập mạng lưới các trạm khám xe nhằm kiểm tra định kỳ về mức độ an toàn và đảm bảo các tiêu chuẩn về độ xả khí ô nhiễm và độ ồn của xe. - Đề ra thông tư liên bộ về yêu cầu tiến hành ĐTM đủ 3 bước cho các dự án làm mới cơ sở hạ tầng giao thông và các dự án mở rộng bến cảng, sân bay nằm gần các vùng nhạy cảm về môi trường ngay trong giai đoạn có ý tưởng qui hoạch ĐTM đã thông qua hội đồng giám định quốc gia. - Ban hành chính sách về việc cấm nhập xe cũ và hoàn thiện các thiết chế tài chính cho việc kiểm tra lượng độc phát thải từ xe. - Tạm dừng việc đăng ký xe đối với các đô thị và thành phố có quá nhiều xe cơ giới ( ví dụ như ở Hà Nội không cho phép đăng ký xe máy tại một số quận nội thành ) - Có quyết định về thời hạn cấm dùng xăng không pha chì càng sớm càng tốt. Kế hoạch là đến năm 2006 sẽ sử dụng xăng không pha chì thay cho xăng pha chì. Đồng thời có kế hoạch đưa các loại nhiên liệu sạch hơn vào sử dụng. - Tập trung đầu tư cải tạo các nút giao thông cắt ở đô thị, mở thêm đường giao thông và bãi đỗ xe, đạt tỉ lệ quỹ đất giành cho giao thông tới 20- 25% diện tích thành phố. Khắc phục dần sẹ mất cân đối giữa tốc độ đô thị hoá, tốc độ gia tăng dân số đô thị với tốc độ tăng trưởng quá châm chạp của hệ thống cơ sở hạ tầng. - Thực hiện các dự án nhằm tách giao thông quá cảnh và giao thông ngoại vi ra khỏi dòng giao thông nội đó. Đó là các dự án vành đai đường bộ và đường sắt. - Cần có biện pháp khẩn cấp để tạo dựng cơ sở hạ tầng tối thiểu cho hệ thống xe buýt có khả năng nối tuyến liên hoàn và vào được các khu dân cư chính của thành phố. - Bắt đầu sớm việc xây dựng hệ thống đường sắt đô thị, trước hết là với những tuyến có lượng hành khách lớn và khả thi về mặt bằng thi công. - Tập trung xây dựng các phương tiện công cộng: xe buýt, tầu điện ngầm vừa tránh gây ách tắc giao thông và ô nhiễm môi trường. - Để kiểm soát lượng xe trong giao thông cần có các biện pháp: qui định độ tuổi lái xe và phân khối xe, yêu cầu bắt buộc với chủ xe phải có giấy phép lái xe và đăng ký xe. - Qui hoạch lại hệ thống giao thông đặc biệt đối với các đô thị phát triển lượng người tham gia đi lại, vận chuyển lớn. Đặc biệt có các biện pháp hữu ích khi xảy ra tắc nghẽn, giao thông tại các điểm nút quan trọng hay trong các giờ cao điểm. Muốn môi trường ngày một trong sạch thì cần phải tiến hành đồng thời nhiều biện pháp như đã nêu. II.4. Chính sách và giải pháp bảo vệ môi trường trong ngành năng lượng II.4.1. Các chính sách bảo vệ môi trường trong ngành năng lượng - Khuyến khích phát triển các dạng năng lượng sạch: năng lượng gió, năng lượng mặt trời, năng lượng địa nhiệt, năng lượng thuỷ điện. - Khuyến khích sử dụng các công nghệ nặng lượng ít ô nhiễm môi trường - Triển khai có hiệu quả chương trình tiết kiệm năng lượng - Tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục phổ biến kiến thức thanh tra, giám sát môi trường trong sản xuất và sử dụng năng lượng II.4.2. Các giải pháp bảo vệ môi trường trong ngành năng lượng: a, Các giải pháp nhằm tăng cường bảo vệ môi trường trong khai thác và sử dụng than. - áp dụng các giải pháp công nghệ nhằm ngăn ngừa ô nhiễm và giảm thiểu chất thải tại nguồn. - Sử dụng triệt để các nguồn tài nguyên đã khai thác nhằm tiết kiệm và nâng cao giá trị sử dụng tài nguyên than. - áp dụng các giải pháp công nghệ nhằm xử lý các chất thải rắn và nước trong khai thác, chế biến than. - Cải tiến và nâng cao hiệu suất các lò đốt công nghệ và dân dụng - Tiến tới xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001 - Ban hành quy chế bảo vệ môi trường trong khai thác và sử dụng than b, Các giải pháp nhằm tăng cường bảo vệ môi trường trong khai thác và sử dụng dầu khí. - Lựa chọn các công nghệ sạch an toàn cao về mặt môi trường, có tính khả thi về kinh tế và kỹ thuật. - áp dụng các công nghệ xử lý chất thải nhằm giảm thiểu ô nhiễm - Xây dựng một chiến lược bảo vệ môi trường trong thành phần của chiến lược phát triển ngành dầu khí. - Xây dựng các chính sách quản lý môi trường bao gồm các luật và tiêu chuẩn về môi trường trong khai thác và sử dụng dầu khí, xây dựng hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn ISO 14001, xây dựng hệ thống các quy trình, qui phạm quản lý môi trường trong khai thác và sử dụng dầu khí. c, Các giải pháp nhằm tăng cường bảo vệ môi trường trong phát triển nhiệt điện và truyền tải điện - Lựa chọn và cải tiến các công nghệ phát triển và truyền tải điện nhằm nâng cao hiệu suất và bảo vệ môi trường - Tiến hành xây dựng hệ thống đo lường và hiển thị các thông tin về chất lượng môi trường như nước, không khí, đất ở các khu nhà máy nhiệt điện... - Xây dựng các dự án kỹ thuật nhằm kiểm tra và xử lý các chất thải khí, nước, nhiệt từ các nhà máy nhiệt điện - Triển khai xây dựng luật điện trong đó có các điều khoản về môi trường d, Các giải pháp nhằm tăng cường bảo vệ môi trườn đối với các công trình thủy điện - Nghiên cứu các giải pháp tổng hợp về kinh tế, xã hội và môi trường đối với từng công trình thuỷ điện, trước mắt là đối với công trình thuỷ điện Sơn La. - Ban hành các chính sách hỗ trợ đầu tư cho vùng hồ thuỷ điện bằng tín dụng, trợ cấp, thu hút đầu tư ngoại vùng và đầu tư nước ngoài - Thực hiện các giải pháp về tuyên truyền giáo dục về môi trường trong ngành và trong cộng đồng - Triển khai thực hiện các chính sách và luật pháp về môi trường đối với vùng hồ và lưu vực Kết luận Con người trong xã hội hiện đại là con người phát triển toàn diện cả về tri thức, đời sống vật chất, phong phú tinh thần và đặc biệt cần có sức khoẻ tốt. Môi trường sống ảnh hưỏng tới quá trình phát triển và hoàn thiện con người. Do vậy, công tác bảo vệ môi trường ngày càng quan trọng và đựoc đưa lên tầm cao mới. Đó là sự nghiệp của Đảng, toàn dân và quân; là nội dung cơ bản không thể tách rời trong đường lối chủ trương và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của tất cả các cấp, các ngành; là cơ sở quan trọng bảo đảm phát triển bền vững, thực hiện thắng lợi sự nghiệp CNH- HĐH đất nước. Tất cả là vì mục tiêu ngăn ngừa ô nhiễm môi trường phục hồi và cải thiện môi trường của những nơi những vùng đã bị suy thoái, bảo tồn đa dạng sinh học, từng bước nâng cao chât lượng môi trường ở các khu công nghiệp, đô thị và nông thôn, góp phần phát triển kinh tế- xã hội bền vững, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân tiến hành thắng lợi sự nghiệp CNH- HĐH đất nước. Trước các sự cố và suy thoái môi trường nghiêm trọng Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương chính sách phối hợp cùng với cá nhân để thực hiện. Cần có kế hoạch khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ đa dạng sinh học, bảo tồn thiên nhiên công tác đầu tư, quản lý , quy hoạch phải được tiến hành tập trung, đồng bộ và đồng nhất. Việc ứng dụng thành tựu khoa học - thuật vào sản xuất vừa có ý nghĩa kinh tế vừa tham gia vào công tác bảo vệ môi trường, xây dựng đô thị xanh, sạch đẹp. Bên cạnh đó hoạt động tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức về vai trò quan trọng của môi trường có tác dụng lớn đối với mỗi cá nhân, mỗi quốc gia và trên toàn cầu. Nó được ví như một chiến dịch mà luôn phải đấu tranh gay gắt song song với quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Mỗi cá nhân hãy có ý thức để cùng xây dựng một môi trường sống ngày càng tốt đẹp văn minh hơn. Qua việc nghiên cứu thực trạng, em có đưa ra một số giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế của các vấn đề môi trường. Với mong muốn được nghiên cứu tìm hiểu và đưa ra những giải pháp cụ thể hữu hiệu hơn, em xin đề xuất mấy hướng đề tài nghiên cứu sau: Chính sách quản lý nhập khẩu phế liệu, phế thải tại các cảng của Việt Nam. Chính sách bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế nông nghiệp từ nay đến năm 2010 Chiến lược bảo vệ môi trường trong phát triển du lịch biển đến năm 2010. Mục lục Trang Lời mở đầu 1 Phần 1: Những nét khái quát về Cục Bảo vệ môi trường 2 I.Lịch sử ra đời và phát triển của Cục Bảo vệ môi trường . 2 I.1.Quá trình ra đời 2 I.2.Những sự kiện đáng nhớ. 2 II.Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Cục Bảo vệ môi trường. 4 II.1.Vị trí và chức năng. 4 II.2.Nhiệm vụ và quyền hạn. 4 III.Cơ cấu tổ chức của Cục 5 Phần 2: Thực trạng những vấn đề môi trường nổi cộm của Việt Nam 7 I. Hiện trạng một số vấn đề cần quan tâm của môi trường Việt Nam 7 I.1. Môi trường đất 7 I.1.1.Tài nguyên đất và sử dụng 7 I.1.2.Thoái hoá đất 8 I.2. Hiện trạng rừng 10 I.2.1.Tầm quan trọng của tài nguyên rừng 10 I.2.2. Hiện trạng rừng ở nước ta. 10 II. Phát triển kinh tế xã hội tác động mạnh tới môi trường 12 II.1.Phát triển đô thị và môi trường. 12 II.1.1.Những hạn chế trong phát triển đô thị 12 II.1.2. Ô nhiễm chất thải rắn và vệ sinh môi trường đô thị 14 II.2. ảnh hưởng của phát triển công nghiệp đến môi trường 15 II.2.1. Hiện trạng và diễn biến môi trường của các khu khai thác mỏ 16 II.2.2. Chất thải công nghiệp thông thường và chất thải nguy hại 17 II.3. Giao thông vận tải với ô nhiễm môi trường 18 II.3.1. Hiện trạng và diễn biến môi trường liên quan đến GTVT 18 II.3.2. Những vẫn đề gay cấn về môi trường trong phát triển GTVT ở Việt Nam 20 II.4. Hoạt động của ngành năng lượng tác động đến môi trường. 22 II.4.1. Tổng quan về ngành năng lượng 22 II.4.2. ảnh hưởng của ngành năng lượng tới môi trường 22 Phần 3: Chính sách và giải pháp bảo vệ môi trường 25 I. Khắc phục hiện trạng những vấn đề môi trường nổi cộm của Việt Nam 25 I.1. Môi trường đất 25 I.2. Các khu rừng 27 II. Chính sách phát triển kinh tế xã hội gắn với bảo vệ môi trường 29 II.1. Chính sách phát triển đô thị 29 II.2. Hướng phát triển ngành công nghiệp 30 II.3. Khắc phục hậu quả của ngành GTVT 31 II.4. Chính sách và giải pháp bảo vệ môi trường trong ngành năng lượng 33 Kết luận: 36 Nhận xét của đơn vị thực tập Họ và tên người nhận xét: Chức vụ: Nhận xét Báo cáo tổng hợp của sinh viên: Lê Thị Lan Lớp: Kế hoạch 42A Trường: Đại học KTQD Như sau: Hà Nội, ngày tháng năm 2004 Người nhận xét (Ký tên, đóng dấu)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBC646.doc
Tài liệu liên quan