KẾT LUẬN
Môi trường lao động ở các đơn vị sản xuất,
chế biến, kiểm nghiệm và bảo quản đạn dược
quốc phòng khu vực Phía nam bị ô nhiễm nặng
bởi chất nổ TNT. Nồng độ TNT trong môi
trường lao động từ 0,027 – 1,145 mg/m3 không
khí. Khu vực sản xuất đạn dược bị ô nhiễm nặng
nhất, nồng độ TNT cao gấp 14 lần tiêu chuẩn vệ
sinh cho phép.
Người lao động làm việc lâu dài trong môi
trường ô nhiễm TNT bị suy giảm sức khoẻ. Các
bệnh lý mãn tính như thiếu máu, suy nhược
thần kinh và viêm dạ dày ‐ tá tràng từ 16 ‐ 18%.
Tỷ lệ nam công nhân tiếp xúc nghề nghiệp với
TNT bị giảm ham muốn tình dục là 41,54%. Tỷ
lệ rối loạn cương dương và xuất tinh sớm lần
lượt là 10,77% và 7,69%. Tỷ lệ có tổn thương gan
mãn tính biểu hiện ở chỉ số SGOT và SGPT cao
hơn giá trị sinh lý bình thường ở những người
tiếp xúc nghề nghiệp với TNT là 15,79%.
KIẾN NGHỊ
Cần có kế hoạch cải thiện điều kiện vệ sinh
môi trường lao động để giảm mức độ ô nhiễm
TNT trong môi trường lao động. Tăng cường
công tác tuyên truyền giáo dục cho người lao
động hiểu biết tác hại cuả bụi và các biện pháp
phòng ngừa nhằm giảm thiểu tác hại của bụi
TNT tới sức khỏe người lao động.
Định kỳ khám sức khỏe và khám bệnh
nghề nghiệp cho người lao động để phát hiện
sớm những tổn thương do nhiễm độc TNT gây
nên để điều trị kịp thời và lập hồ sơ giám định
bệnh nghề nghiệp cho các đối tượng mắc bệnh
nghề nghiệp.
6 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 07/02/2022 | Lượt xem: 119 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực trạng ô nhiễm Trinitrotoluene (TNT) trong môi trường lao động và tình hình sức khỏe của người lao động ở một số đơn vị sản xuất, kiểm nghiệm, sửa chữa và bảo quản đạn dược quốc phòng khu vực phía Nam và đề xuất giải pháp khắc phục, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 571
THỰC TRẠNG Ô NHIỄM TRINITROTOLUENE (TNT) TRONG MÔI TRƯỜNG
LAO ĐỘNG VÀ TÌNH HÌNH SỨC KHỎE CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG
Ở MỘT SỐ ĐƠN VỊ SẢN XUẤT, KIỂM NGHIỆM, SỬA CHỮA
VÀ BẢO QUẢN ĐẠN DƯỢC QUỐC PHÒNG KHU VỰC PHÍA NAM
VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC
Nguyễn Văn Thuyên*, Hoàng Việt Phương*, Nguyễn Khánh Toàn**
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Trinitrotoluen (TNT) là loại thuốc nổ được sử dụng khá rộng rãi trong công nghiệp quốc
phòng, chủ yếu trong ngành sản xuất đạn dược. Khi vào cơ thể, TNT gây ra tổn thương rất đa dạng cho các cơ
quan tổ chức như gan, máu và cơ quan tạo máu, mắt, hệ thống thần kinh và các cơ quan đảm nhiệm chức năng
tình dục của nam giới
Mục tiêu: Nhằm đánh giá thực trạng ô nhiễm TNT trong môi trường lao động và các ảnh hưởng tới sức
khỏe của người lao động tại một số đơn vị sản xuất, kiểm nghiệm, sửa chữa và bảo quản đạn dược quốc phòng
phía Nam..
Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu dịch tễ học mô tả cắt ngang, kết hợp với hồi cứu số
liệu.
Kết quả: Nồng độ TNT trong môi trường lao động từ 0,027 ‐ 1,145 mg/m3 không khí. Nồng độ TNT ở khu
sản xuất đạn cao gấp 14 lần tiêu chuẩn cho phép. Người lao động làm việc lâu dài trong môi trường ô nhiễm
TNT bị suy giảm sức khoẻ. Các bệnh lý mạn tính như thiếu máu, suy nhược thần kinh và viêm dạ dày ‐ tá tràng
từ 16 ‐ 18%. Tỷ lệ nam công nhân tiếp xúc nghề nghiệp với TNT bị giảm ham muốn tình dục là 41,54%. Tỷ lệ
rối loạn cương dương và xuất tinh sớm lần lượt là 10,77% và 7,69%. Tỷ lệ những người tiếp xúc nghề nghiệp
với TNT có chỉ số SGOT và SGPT cao hơn giá trị sinh lý bình thường ở là 15,79%.
Kết luận: Môi trường lao động ở các đơn vị sản xuất, chế biến, kiểm nghiệm và bảo quản đạn dược quốc
phòng khu vực Phía Nam bị ô nhiễm nặng bởi chất nổ TNT. Cần có biện pháp cải thiện điều kiện vệ sinh MTLĐ
để giảm mức độ ô nhiễm TNT.
Từ khóa: Trinitrotoluene (TNT)
ABSTRACT
TRINITROTOLUENE (TNT) POLLUTION STATUS IN WORKING ENVIRONMENT
AND THE HEALTH STATUS OF WORKERS AT SOME SOUTHERN NATIONAL DEFENSIVE UNITS
OF MUNITIONS MANUFACTURING, TESTING, REPAIRING AND PRESERVING
AND SOLUTION RECOMMENDATION
Nguyen Van Thuyen, Hoang Viet Phuong, Nguyen Khanh Toan
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 6 ‐ 2014: 571 ‐ 576
Background: Trinitrotoluene (TNT) is an explosive which is widely used in the defense industry, primarily
in manufacturing ammunition. It can cause various damages to the organs in the body such as the liver, blood
and blood – forming organs, eyes, nervous systemand organs for sexual function of men.
* Trung tâm Y học dự phòng Quân đội Phía Nam ** Bệnh viện Quận 9 – Thành phố Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: Ts. Nguyễn Văn Thuyên ĐT:0909 224 581 Email: thuyenytdp2007@yahoo.com.vn
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 572
Objectives: The study was conducted to assess the Trinitrotoluene (TNT) pollution status in working
environment and health ‐ related influences of workers at some Southern national defensive units of munitions
manufacturing, testing, repairing and preserving between 2010 and 2012, including K1, K8, T2 and Zx.
Methods: A cross ‐ sectional study with retrospective data.
Result: TNT concentrations in the working environment were from 0.027 to 1.145 mg/m3 of air. TNT
concentrations in the manufacturing area of the shells were 14 times higher than the permitted standard. Workers
exposed to TNT polluted environment for a long time had impaired health. Chronic diseases such as anemia,
neurasthenia and gastro ‐ duodenal made up 16 ‐ 18%. 41.54% of male workers occupationally exposed to TNT
had decreased libido. The percentage of erectile dysfunction and premature ejaculation were 10.77% and 7.69%
respectively. The percentage of people occupationally exposed to TNT had SGOT and SGPT indicators which
were higher than the normal physiological value was 15.79%.
Conclusion: Workplace environmentat some military explosive material factories were seriously polluted by
TNT exploxives. Measures to improve sanitary conditions in working environment to reduce TNT pollution
levels need to be accounted.
Key words: Trinitrotoluene (TNT)
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trinitrotoluen (TNT) là loại thuốc nổ được
sử dụng khá rộng rãi trong công nghiệp quốc
phòng để sản xuất đạn pháo và nhiều ngành
kinh tế khác.
Việt Nam là một nước đang phát triển, nhu
cầu sử dụng TNT ngày một tăng, do vậy số
người lao động tiếp xúc với TNT ngày càng
nhiều. Trong điều kiện khí hậu nóng ẩm,
phương tiện bảo hộ lao động còn thô sơ, thiếu
thốn, ý thức tự bảo vệ của người lao động còn
hạn chế, TNT dễ dàng xâm nhập vào cơ thể qua
đường da, hô hấp và tiêu hóa. Khi vào cơ thể,
TNT và các sản phẩm chuyển hóa của nó gây ra
tổn thương rất đa dạng cho các cơ quan tổ chức
như gan, máu và cơ quan tạo máu, mắt, hệ
thống thần kinh và các cơ quan đảm nhiệm chức
năng tình dục của nam giớiĐây là một thực
trạng đã và đang diễn ra ở nước ta cần phải
được quan tâm nghiên cứu.
Mục tiêu nghiên cứu
Khảo sát thực trạng ô nhiễm TNT trong môi
trường lao động ở một số đơn vị sản xuất, kiểm
nghiệm, sửa chữa và bảo quản đạn dược quốc
phòng ở khu vực Phía Nam.
Đánh giá tình hình sức khỏe của người lao
động phơi nhiễm nghề nghiệp với TNT và đề
xuất một số giải pháp khắc phục.
ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Địa điểm và thời gian nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành ở các đơn vị kho
bảo quản, trạm sửa chữa bảo dưỡng, xưởng sản
xuất đạn dược và trung tâm kiểm nghiệm thuốc
nổ của các đơn vị quốc phòng khu vực Phía nam
gồm: K1, K8, T2 và Zx. Thời gian nghiên cứu từ
5/2010 – 10/2012.
Đối tượng nghiên cứu
Môi trường lao động
Vi khí hậu (nhiệt độ không khí, độ ẩm không
khí, vận tốc chuyển động của không khí). Nồng
độ TNT trong không khí tại các vị trí lao động.
Người lao động
Gồm 213 công nhân được chia thành 2
nhóm:
Nhóm tiếp xúc: gồm 95 người, tuổi từ 19‐
49. Tiêu chuẩn: tiếp xúc với TNT ở các vị trí từ
1 năm trở lên làm việc ở các vị trí có nồng độ
TNT vượt TCCP. Nhóm chứng: gồm 118
người, tuổi từ 20 – 51. Tiêu chuẩn: Thời gian
làm việc từ 1 năm trở lên. Không tiếp xúc hoặc
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 573
tiếp xúc với TNT dưới TCCP, cùng đơn vị của
nhóm tiếp xúc.
Các đối tượng đều có tiền sử không có tiếp
xúc với hóa chất độc hại khác, không mắc các
bệnh như viêm gan virus, nghiện rượu, đái tháo
đường và các bệnh mãn tính khác.
Phương pháp nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu
Dịch tễ học mô tả cắt ngang, kết hợp với hồi
cứu số liệu.
Chỉ tiêu nghiên cứu
Vi khi hậu và nồng độ TNT trong MTLĐ
theo từng vị trí làm việc của người lao động.
Phương pháp đo các yếu tố môi trường theo
thường quy kỹ thuật của Viện YHLĐ và VSMT,
Bộ Y Tế. Đánh giá chất lượng môi trường theo
tiêu chuẩn VSCN (Quyết định 3733/2002/QĐ–
BYT và TCVN 5508:2009).
Khám lâm sàng và xét nghiệm CLS để phát
hiện các tổn thương do TNT gây nên. Điều tra
thời gian tiếp xúc, tiền sử bệnh tật qua hồ sơ
quản lý sức khỏe của đơn vị. Điều tra về sức
khỏe tình dục của nam giới theo mẫu phiếu quy
định của Bộ Y tế.
Phương pháp xử lý số liệu
Xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 13.0.
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
Môi trường lao động
Bảng 1: Vi khí hậu trong nhà kho, trạm sửa chữa, xưởng sản xuất và khu kiểm nghiệm thuốc nổ
Vị trí khảo sát
Nhiệt độ (0C) Độ ẩm (%) Vận tốc gió (m/s)
Min - Max Không đạt TCCP Min - Max Không đạt TCCP Min - Max
Không đạt
TCCP
Kho bảo quản đạn(n= 115) 27,4 - 33,7 8(6,95%) 74 - 84 4(3,48%) 0,15 - 0,64 72(62,61%)
Trạm sửa chữa đạn (n=85) 28,6 - 32,4 14 (16,47%) 75 - 84 4(4,7%) 0,17 - 0,55 32(37,64%)
Khu vực sản xuất đạn (n=70) 24,5 - 32,5 19 (27,14%) 55 - 89 22 (31,42%) 0,12 - 0,45 39(55,71%)
Khu kiểm nghiệm thuốc nổ (n=50) 29,4 - 32,3 3(6%) 77 - 82 2(4%) 0,18 - 0,55 7(14%)
Tổng: 320 24,5 - 33,7 44(13,75%) 55 - 89 32(10%) 0,12 - 0,64 150(46,88%)
TCVN 5508:2009 18 - 32 40 - 80 0,2 - 1,5
Kết quả nghiên cứu cho thấy nhiệt độ không
khí ở các khu vực khảo sát dao động từ 24,5 –
33,70C. Độ ẩm tương đối của không khí các vị trí
lao động từ 55 ‐ 89%, trong đó 10% số mẫu khảo
sát không đạt TCCP. Tốc độ chuyển động không
khí từ 0,12 – 0,64m/s. Trong 320 mẫu khảo sát có
46,88% tổng số mẫu không đạt TCCP.
Kết quả nghiên cứu này tương tự với nghiên
cứu của Nguyễn Kiên Cường và cộng sự(3), ở các
xưởng sản xuất và kho bảo quản vật liệu nổ về
tỷ lệ số mẫu đo nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió
không đạt TCCP lần lượt là 11,53%; 65,38% và
50,32%.
Trong điều kiện nhiệt độ không khí quá cao
một số vật liệu nổ có thể nhanh chóng thoái biến,
hư hỏng và có thể trở nên nguy hiểm, mất an
toàn. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng các chất nổ
có chứa Nitroglycerin có thể phát nổ ngay cả khi
nhiệt độ rất thấp(1).
Độ ẩm trong các kho chứa bảo quản đạn
dược quá cao sẽ gây ảnh hưởng đến chất lượng
và tuổi thọ của đạn dược và có thể trở nên nguy
hiểm trong quá trình bảo quản, sửa chữa, vận
chuyển và sử dụng. Kết quả nghiên cứu về nồng
độ TNT trong môi trường lao động được thể
hiện ở bàng dưới đây.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 574
Bảng 2: Nồng độ TNT trong không khí tại nhà kho, trạm sửa chữa, xưởng sản xuất và khu kiểm nghiệm thuốc
nổ
Vị trí khảo sát. Số mẫu Nồng độ TNT trong không khí (mg/m
3).
n Min - Max Không đạt TCCP
Kho bảo quản đạn 75 0,027 – 0,35 17 (22,67%)
Trạm sửa chữa, bảo quản đạn. 65 0,037 – 0,240 25 (33,33%)
Khu vực sản xuất đạn. 50 0,075 – 1,145 36 (72,0%)
Khu kiểm nghiệm thuốc nổ. 50 0,085 – 0,340 28 (37,33%)
Tổng 240 0,027 - 1,145 106 (44,17%)
TCCP.3733/2002/QĐ–BYTTWA (Trung bình 8 giờ) ≤ 0,1
Kết quả nghiên cứu (bảng 2) cho thấy nồng
độ TNT từ 0,027 – 1,145 mg/m3 không khí. Trong
240 mẫu đo TNT, có 44,17% số mẫu đo TNT
không đạt TCCP. Kết quả nghiên cứu của chúng
tôi phù hợp với nghiên cứu của Hoàng Thị Lan
Anh, Lê Kiên và cộng sự(2) nghiên cứu ở các đơn
vị sản xuất, bảo quản vật liệu nổ cho thấy các
mẫu đo TNT không đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho
phép ở các nhà máy từ 5,2% ‐ 11,8% tổng số mẫu
đo. Các mẫu đo TNT vượt tiêu chuẩn cho phép
thường dao động trong khoảng từ 30 – 100 lần
chiếm khoảng 70% số mẫu vượt tiêu chuẩn, đặc
biệt có mẫu cao gấp 657 lần tiêu chuẩn cho phép.
Kết quả nghiên cứu phù hợp đánh giá của
Nguyễn Kiên Cường, Nguyễn Phúc Thái và
cộng sự(3) khi khảo sát tình trạng ô nhiễm TNT
trong môi trường lao động tại các nhà kho, trạm
xưởng sửa chữa vật liệu nổ ở các đơn vị quốc
phòng khu vực Phía Bắc cho thấy tỷ lệ mẫu đo
nồng độ TNT không đạt TCVSLĐ là 37,9%.
Nồng độ TNT trung bình là 0,128 mg/m3. Tình
trạng ô nhiễm TNT ở môi trường lao động ở các
đơn vị nghiên cứu ô nhiễm hết sức nặng nề.
Người lao động bị phơi nhiễm nghề nghiệp với
TNT sẽ ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ, lâu dài sẽ
suy giảm về thể lực và mắc bệnh do thấm nhiễm
TNT mãn tính.
Sức khỏe người lao động
Bảng 3: Một số triệu chứng và bệnh lý cấp và mãn
tính ở các đối tượng nghiên cứu
Chỉ tiêunghiên cứu
Nhóm tiếp xúc
(n = 95)
Nhóm chứng
(n = 118) p
n % n %
Đắng miệng 81 85,26 52 44,07 <0,01
Uể oải 23 24,21 9 7,63 <0,01
Đau nhức đầu 25 26,32 23 19,49 >0,05
Mất màu da, tóc 7 7,37 5 4,24 >0,05
Cay mắt 26 27,37 1 0,85 <0,01
Viêm ngứa da 22 23,16 6 5,08 <0,01
Viêm mũi họng 30 31,58 31 26,27 >0,05
Thiếu máu 18 18,95 3 2,54 <0,01
Suy nhược TK 16 16,84 2 1,69 <0,01
Viêm dạ dày - tá tráng 17 17,89 1 0,85 <0,01
Kết quả nghiên cứu cho thấy, các biểu hiện
lâm sàng khi lao động như đắng miệng, cay
mắt và viêm ngứa da ở nhóm tiếp xúc lần lượt
là 85,26%, 27,37% và 23,16% và nhóm chứng là
44,07%, 0,85% và 5,08%. Sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê. Các bệnh lý mãn tính như
thiếu máu, suy nhược thần kinh và viêm dạ
dày ‐ tá tràng ở nhóm tiếp xúc cũng cao hơn rõ
rệt so với nhóm chứng.
Theo chúng tôi, người lao động tiếp xúc lâu
dài với TNT có các bệnh mãn tính và các biểu
hiện lâm sàng khi tiếp xúc với TNT nói trên tỷ lệ
cao phản ánh đúng đặc điểm lao động và tính
chất công việc của họ. Ảnh hưởng của TNT của
môi trường gây kích thích lên da, mắt, miệng
gây ra triệu chứng đặc trưng của nhiễm độc
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 575
TNT và thâm nhiễm lâu ngày gây ra các bệnh
mạn tính khác.
Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ công nhân
tiếp xúc nghề nghiệp TNT bị suy nhược thần
kinh ở nhóm tiếp xúc cao hơn rõ rệt so với nhóm
chứng với p <0,01. Kết quả này phù hợp với
nghiên cứu của Nguyễn Liễu(4) thấy tỷ lệ suy
nhược thần kinh ở nhóm tiếp xúc nghề nghiệp
với TNT là 30,47%.
Bảng 4: Một số chỉ tiêu về huyết học và chức năng gan
Chỉ tiêunghiên cứu Nhóm tiếp xúcN=95 Nhóm chứngN=118 Chỉ sốBình thường p
Bạch cầu (109/l) ± SD 6,1 ±1,25 5,7±1,15 3,5 - 11,0 < 0,05
Min - Max 3,5 - 14,8 4,8 - 9,1
Hồng cầu (1012/l)
* Nam: ± SD 5,05± 0,65 5,12± 0,75 4,5 - 6,0 > 0,05
* Nữ: ± SD 4,54 ±0,55 4,65 ±0,57 3,6 - 5,6 > 0,05
SGOT (U/l)
± SD 30,5 ±2,64 29,4 ±2,57 0 - 40 < 0,01
Số người có SGOT cao hơn chỉ số bình thường 15 (15,79%) 2 (1,69%) < 0,01
SGPT (U/l)
± SD 33,5±2,75 32,5 ±2,82 < 0,01
Số người có SGPT cao hơn chỉ số bình thường 15 (15,79%) 0 (0%) 0 - 50 < 0,001
Kết quả nghiên cứu cho thấy các giá trị trung
bình của chỉ số SGOT và SGPT ở nhóm tiếp xúc
nghề nghiệp với TNT là 30,5 ± 0,64 (U/l) và 33,5 ±
0,75 (U/l) đều cao hơn nhóm đối chứng là 28,4 ±
0,57 (U/l) và 30,2 ± 0,82 (U/l) nhưng sự khác biệt
chưa có ý nghĩa thống kê, với p >0,05 và đều
nằm trong giới hạn chỉ số sinh lý bình thường.
Gan là cơ quan dễ bị tổn thương khi bị
nhiễm độc. TNT có thể gây tổn thương gan cấp
tính, bán cấp và mạn tính tuỳ theo điều kiện tiếp
xúc. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ số người
có chỉ số SGOT và SGPT ở nhóm tiếp xúc cao
hơn nhóm chứng với sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê (p <0,01). Theo nghiên cứu của Nguyễn
Liễu(4) cho thấy tỷ lệ công nhân tiếp xúc với TNT
có tỷ lệ viêm gan mạn là 12,53% cao hơn so với
nhóm không tiếp xúc. Cũng theo Trịnh Thanh
Hùng, Nguyễn Liễu, Đỗ Phương Hường(5) tỷ lệ
viêm gan mạn ở nhóm tiếp xúc là 13,7% cao hơn
nhóm chứng 4,82% với p <0,05.
Bảng 5: Một số rối loạn chức năng tình dục ở nam
công nhân tiếp xúc với TNT
Chỉ tiêu nghiên cứu Nhóm tiếp xúc(n=65)
Nhóm chứng
(n= 83) p
Cường chức năng tình
dục 0 0 >0,05
Giảm ham muốn tình
dục 27 (41,54%) 4 (4,82%) <0,01
Rối loạn cương dương 7 (10,77%) 0 (0%) <0,01
Xuất tinh sớm 5 (7,69%) 0 (0%) <0,01
Tổng số 39 (60%) 4 (4,82%)
Vấn đề sức khoẻ sinh sản ngày càng được
quan tâm nhiều hơn. Đối với nam giới nội
dung vấn đề sức khoẻ sinh sản rất rộng, song
người ta thường quan tâm đến chức năng tình
dục. Khi đánh giá chức năng tình dục của nam
công nhân tiếp xúc với TNT nghề nghiệp
người ta thường quan tâm tới các chỉ tiêu như
rối loạn cương dương, xuất tinh sớm, giảm
ham muốn tình dục
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi, cho thấy
tỷ lệ nam công nhân tiếp xúc nghề nghiệp với
TNT bị giảm ham muốn tình dục là 41,54%,
cao hơn so với nhóm chứng là 4,82%, sự khác
biệt có ý nghĩa thông kê với p <0,01. Tỷ lệ rối
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 576
loạn cương dương và xuất tinh sớm lần lượt là
10,77% và 7,69% ở nhóm tiếp xúc cũng cao hơn
rõ rệt so với nhóm nhóm chứng với p <0,01.
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng phù
hợp với nghiên cứu của tác giả Wu LP(6) khi
nghiên cứu ở 42 Nam công nhân tiếp xúc nghề
nghiệp với TNT và 72 người nhóm chứng,
nhận thấy tỷ lệ rối loạn tình dục ở nhóm
nghiên cứu là 38,1% cao hơn rõ rệt so với
nhóm chứng là 11,1% với p <0,01.
Có nhiều tác nhân liên quan tới chức năng
tình dục của nam giới như trạng thái tâm lý,
bệnh toàn thân, nghiện rượu, thuốc láThuốc
nổ TNT có thể gây tổn thương ở nhiều cơ quan
khác nhau, nhất là hệ thống thần kinh và thần
kinh thực vật. Sự tổn thương phối hợp đó có thể
là nguyên nhân chủ yếu làm rối loạn chức năng
tình dục ở nam giới khi tiếp xúc nghề nghiệp với
TNT. Mặt khác, nhiều nghiên cứu của các tác giả
khác nhau đều cho rằng TNT còn có tác động rõ
rệt hócmôn sinh dục nam – Testosteron. Chính
điều này cùng với nhiều yếu tố khác phối hợp
làm suy giảm chức năng tình dục ở nam giới.
KẾT LUẬN
Môi trường lao động ở các đơn vị sản xuất,
chế biến, kiểm nghiệm và bảo quản đạn dược
quốc phòng khu vực Phía nam bị ô nhiễm nặng
bởi chất nổ TNT. Nồng độ TNT trong môi
trường lao động từ 0,027 – 1,145 mg/m3 không
khí. Khu vực sản xuất đạn dược bị ô nhiễm nặng
nhất, nồng độ TNT cao gấp 14 lần tiêu chuẩn vệ
sinh cho phép.
Người lao động làm việc lâu dài trong môi
trường ô nhiễm TNT bị suy giảm sức khoẻ. Các
bệnh lý mãn tính như thiếu máu, suy nhược
thần kinh và viêm dạ dày ‐ tá tràng từ 16 ‐ 18%.
Tỷ lệ nam công nhân tiếp xúc nghề nghiệp với
TNT bị giảm ham muốn tình dục là 41,54%. Tỷ
lệ rối loạn cương dương và xuất tinh sớm lần
lượt là 10,77% và 7,69%. Tỷ lệ có tổn thương gan
mãn tính biểu hiện ở chỉ số SGOT và SGPT cao
hơn giá trị sinh lý bình thường ở những người
tiếp xúc nghề nghiệp với TNT là 15,79%.
KIẾN NGHỊ
Cần có kế hoạch cải thiện điều kiện vệ sinh
môi trường lao động để giảm mức độ ô nhiễm
TNT trong môi trường lao động. Tăng cường
công tác tuyên truyền giáo dục cho người lao
động hiểu biết tác hại cuả bụi và các biện pháp
phòng ngừa nhằm giảm thiểu tác hại của bụi
TNT tới sức khỏe người lao động.
Định kỳ khám sức khỏe và khám bệnh
nghề nghiệp cho người lao động để phát hiện
sớm những tổn thương do nhiễm độc TNT gây
nên để điều trị kịp thời và lập hồ sơ giám định
bệnh nghề nghiệp cho các đối tượng mắc bệnh
nghề nghiệp.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đoàn Thị Hải Lý, Nguyễn phúc Thái, Hoàng Thị Lan Anh và
cs (2009). Thực trạng môi trường lao động và sự thâm nhiễm
TNT vào cơ thể người lao động tại một kho bảo quản – sửa
chữa vật liệu nổ. Tạp chí Y học thực hành. số 2. 644 ‐ 645.
2. Hoàng Thị Lan Anh, Lê Kiên và cs (2012). Thực trạng môi
trường lao động tại một số nhà máy sản xuất vật liệu nổ. Tạp
chí Y học thực hành. 849. 48 ‐ 50.
3. Nguyễn Kiên Cường, Nguyễn Phúc Thái, Đoàn Thi Hải Lý,
Lại Quốc Tuấn, Hoàng Thị Lan Anh,Lê Kiên, Phạm Hồng
Phúc và cs (2012). Môi trường lao động và sự thâm nhiễm
TNT của công nhân trong các kho bảo quản và trạm. xưởng
sửa chữa đạn dược. Tạp chí Y học thực hành. số 849 ‐ 850.78 ‐
84.
4. Nguyễn Liễu (1995). Nghiên cứu tác dụng của thuốc nổ TNT
đối với sức khoẻ của những người tiếp xúc với chúng trong
thời gian dài. Luận án phó tiến sỹ y học. Học viện quân y.
Tr.144 ‐ 165.
5. Trịnh Thanh Hùng, Nguyễn Liễu, Đỗ Phương Hường (2005).
Nhận xét chức năng tình dục của nam công nhân tiếp xúc
nghề nghiệp với thuốc nổ TNT. Báo cáo khoa học ‐
HNKHYHLĐ QT lần II tại HN. Tr. 406 ‐ 413.
6. Wu LP, Chang YX, Jiang QG (1994). Effects
of exposure to TNT on sex hormones in male workers.
Chemical. 28(3):162 ‐ 3.
Ngày nhận bài báo: 20/5/2014
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 27/6/2014
Ngày bài báo được đăng: 14/11/2014
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- thuc_trang_o_nhiem_trinitrotoluene_tnt_trong_moi_truong_lao.pdf