Sửa đổi Luật Xử lý vi phạm hành chính
năm 2012
Luật Xử lý vi phạm hành chính
(VPHC) năm 2012 được ban hành đã góp
phần quan trọng trong công tác đấu tranh,
phòng ngừa và chống các hành vi VPHC;
đồng thời góp phần giữ vững an ninh trật tự,
an toàn xã hội, bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp
của nhân dân, nâng cao năng lực quản lý của
Nhà nước trên các lĩnh vực của đời sống xã
hội. Tuy nhiên, qua sáu năm thực hiện cho
thấy vẫn còn những khó khăn, bất cập nhất
định. Trên thực tiễn, khi CSBVN thực hiện
chức năng, nhiệm vụ rất lúng túng khi áp
dụng quy định về thẩm quyền tịch thu tang
vật, phương tiện của tổ chức VPHC. Khoản
1 Điều 52 Luật Xử lý VPHC năm 2012 quy
định thẩm quyền xử phạt tiền đối với tổ chức
gấp 02 lần đối với cá nhân, trong khi đó,
thẩm quyền tịch thu tang vật, phương tiện
VPHC lại được xác định theo mức tiền phạt
(được quy định đối với cá nhân VPHC). Do
Luật Xử lý VPHC năm 2012 chưa quy định
rõ về thẩm quyền tịch thu tang vật, phương
tiện đối với tổ chức VPHC như thẩm quyền
phạt tiền đối với tổ chức có hành vi VPHC
nên hiện nay có hai cách hiểu và áp dụng
khác nhau: (i) Thẩm quyền tịch thu tang vật,
phương tiện VPHC đối với hành vi VPHC
của tổ chức được xác định theo giá trị tang
vật, phương tiện và bằng mức phạt tiền áp
dụng đối với hành vi VPHC của cá nhân;
(ii) Thẩm quyền tịch thu tang vật, phương
tiện VPHC được xác định như thẩm quyền
phạt tiền, tức là, thẩm quyền tịch thu tang
vật, phương tiện đối với tổ chức VPHC cũng
gấp 02 lần đối với cá nhân VPHC. Do vậy,
khoản 1 Điều 52 Luật Xử lý VPHC năm
2012 nên được sửa theo hướng: bỏ cụm từ
“trong trường hợp phạt tiền” mà chỉ cần quy
định “thẩm quyền xử phạt tổ chức gấp hai
lần thẩm quyền xử phạt của cá nhân và được
xác định theo tỷ lệ phần trăm quy định tại
Luật này đối với chức danh đó”. Quy định
như vậy sẽ mang tính bao quát hơn, hợp lý
hơn vì có thể hiểu thẩm quyền này không
chỉ xác định trong trường hợp phạt tiền mà
cả đối với trường hợp áp dụng biện pháp tịch
thu tang vật, phương tiện VPHC
8 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 19/01/2022 | Lượt xem: 302 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực trạng pháp luật về cảnh sát biển Việt Nam và một số kiến nghị hoàn thiện, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tóm tắt:
Ngày 28/3/1998, Ủy ban thường vụ Quốc hội đã ban hành Pháp
lệnh Lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam1. Sau 20 năm thực hiện,
Pháp lệnh này cùng các văn bản pháp luật liên quan khác đã tạo
cơ sở pháp lý để thành lập, xây dựng lực lượng Cảnh sát biển Việt
Nam, góp phần tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước, hoàn thiện
hệ thống pháp luật về biển và thiết lập hệ thống tổ chức bảo đảm
thi hành pháp luật trên biển. Tuy nhiên, trước yêu cầu của nhiệm
vụ bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc, pháp luật về Cảnh sát
biển Việt Nam đang bộc lộ những hạn chế, bất cập. Vì vậy, hoàn
thiện pháp luật về Cảnh sát biển Việt Nam là hết sức cần thiết.
1 Pháp lệnh Lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam năm 1998 được sửa đổi, bổ sung năm 2008.
Phí Thị Thanh Tâm**
Nguyễn Quốc Khánh*
* TS. Đại tá. Trưởng phòng Pháp chế Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam.
** TS. Viện Nghiên cứu Lập pháp.
Abstract
On March 28, 1998, the Standing Committee of the National
Assembly promulgated the Ordinance on the Vietnam Coast
Guard. After 20 years of enforcement, the Ordinance and
other relevant legal documents have established a legal ground
for the formulation and development of the Vietnam Coast
Guard, providing contributions to the strengthening of the state
management effectiveness, improvement of the system of legal
regulation on sea managment and establishment of a governmental
force for lawful enforcements on the sea activities. However, upon
the requirements of the taskfornces protecting the sovereignty of
seas and islands, limitations and inadequacies have been revealed
in the existing legal regulations on the Vietnam Coast Guard.
Therefore, it is necessary for further improvements of the legal
regulations on the Vietnam Coast Guard.
Thông tin bài viết:
Từ khóa: Pháp luật về Cảnh sát biển,
lực lượng Cảnh sát biển
Lịch sử bài viết:
Nhận bài : 17/10/2018
Biên tập : 24/10/2018
Duyệt bài : 29/10/2018
Article Infomation:
Keywords: Legal regulations on Coast
Guard; Coast Guard
Article History:
Received : 17 Oct. 2018
Edited : 24 Oct. 2018
Approved : 29 Oct. 2018
THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ CẢNH SÁT BIỂN VIỆT NAM
VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN
Hiện nay, có 04 nhóm văn bản quy phạm pháp luật về cảnh sát biển Việt Nam, đó là: (i). Pháp lệnh Lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam (CSBVN) và các văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Pháp lệnh CSBVN, điều chỉnh
BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT
33Số 20(372) T10/2018
trực tiếp, gián tiếp về chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn, tổ chức bộ máy, chế độ chính
sách của CSBVN; (ii). Các văn bản quy
định thẩm quyền của CSBVN, như Bộ luật
Tố tụng hình sự, Luật Tổ chức cơ quan điều
tra hình sự, Luật Xử lý vi phạm hành chính
(VPHC), Luật Biển Việt Nam, Bộ luật Hàng
hải v.v..; (iii). Các văn bản áp dụng chung
với các lực lượng thuộc Bộ Quốc phòng
như các văn bản về tổ chức, biên chế; chế
độ, chính sách, quản lý nhà nước đối với
CSBVN; (iv). Bên cạnh đó, khoảng 16 điều
ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, quy
định nhiệm vụ, quyền và nghĩa vụ cam kết
quốc tế của Việt Nam do CSBVN trực tiếp
hoặc gián tiếp thực hiện. Các văn bản quy
phạm pháp luật về cảnh sát biển nêu trên
không chỉ là nền tảng pháp lý để xây dựng
một lực lượng thực thi pháp luật trên biển
mà còn tác động mạnh mẽ đến sự phát triển
của lực lượng CSBVN.
1. Thực trạng pháp luật về Cảnh sát biển
1.1 Một số ưu điểm của pháp luật về Cảnh
sát biển
Thứ nhất, trong 20 năm qua, các quy
định về vị trí, chức năng, nhiệm vụ có tính
ổn định, bền vững là cơ sở pháp lý vững
chắc để lực lượng CSBVN hoạt động. Đặc
biệt, trước yêu cầu thực tiễn, pháp luật về
CSBVN đã có những thay đổi kịp thời và
quan trọng, như việc quy định Bộ trưởng Bộ
Quốc phòng - thành viên Chính phủ quản lý
nhà nước đối với CSBVN (trước đây là Bộ
Quốc phòng) để tạo điều kiện thuận lợi trong
hợp tác quốc tế; hay việc quy định phạm vi
hoạt động của lực lượng CSBVN là trên tất
cả các vùng biển nội thuỷ, lãnh hải, tiếp giáp
lãnh hải và thềm lục địa của Việt Nam để
phù hợp với yêu cầu phòng, chống tội phạm,
vi phạm trên biển (trước đây, quy định là từ
đường cơ sở trở ra đến ranh giới ngoài của
thềm lục địa Việt Nam).
Thứ hai, các quy định về nhiệm vụ
hợp tác quốc tế tương đối đầy đủ, phù hợp
với các quy định của điều ước quốc tế mà
Việt Nam là thành viên. Hiến pháp năm
2013, Luật Biển Việt Nam và Công ước của
Liên hiệp quốc về Luật Biển, Bộ luật Hàng
hải quốc tế.... là những văn bản pháp lý quan
trọng làm cơ sở cho hoạt động đối ngoại của
CSBVN. Các văn bản đó vừa là tiền đề,
vừa là động lực để lực lượng CSBVN tăng
cường hoạt động hợp tác quốc tế.
Thứ ba, quy định pháp luật đã xác định
rõ lực lượng CSBVN là cơ quan chuyên
trách, một trong những lực lượng nòng cốt
bảo vệ an ninh quốc gia.
Thứ tư, quy định về thẩm quyền xử
phạt vi phạm hành chính của CSBVN tương
đối đầy đủ, có sự phát triển phù hợp với yêu
cầu giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn trên biển.
Thứ năm, quy định về thẩm quyền
điều tra hình sự của CSBVN đang từng bước
hoàn thiện, tạo điều kiện cho CSBVN thực
thi pháp luật trên biển ngày càng hiệu quả,
đặc biệt là trong công tác đấu tranh, ngăn
chặn tội phạm về ma túy, tội phạm buôn lậu,
vận chuyển hàng hóa trái phép qua biên giới
trên biển.
1.2 Một số bất cập của pháp luật về Cảnh
sát biển
Một là, tính pháp lý của các văn bản
pháp luật về Cảnh sát biển còn thấp
Hiện nay, trong hệ thống các văn bản
về CSBVN, văn bản có hiệu lực pháp lý cao
nhất mới là Pháp lệnh nên hiệu lực thi hành
chưa cao, chưa tương xứng với vị trí, chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn của CSBVN
trong tình hình mới. Theo đó, Biển Đông
được đánh giá là một trong những vùng biển
có nhiều tranh chấp phức tạp nhất thế giới,
không chỉ liên quan đến lợi ích của nhiều
nước ven Biển Đông, mà còn liên quan đến
lợi ích chính trị của nhiều cường quốc hải
dương trên thế giới. Tình hình Biển Đông
của Việt Nam diễn biến ngày một phức tạp,
khó lường, các tình huống liên quan tới quốc
phòng - an ninh trên biển liên tiếp xảy ra, do
chiến lược, tham vọng kiểm soát biển của
một số nước trong khu vực (vụ giàn khoan
HD 981 năm 2014; HD 760 năm 2017, các vụ
nổ súng vào ngư dân Việt Nam trên biển);
BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT
34 Số 20(372) T10/2018
các mối đe dọa an ninh truyền thống, phi
truyền thống, tội phạm có tổ chức, tội phạm
xuyên quốc gia về ma túy, buôn lậu, gian lận
thương mại; vi phạm pháp luật về an ninh,
trật tự, an toàn trên biển. Vì vậy, nhiệm vụ
của CSBVN ngày một nặng nề hơn2. Ngoài
ra, Pháp lệnh đã bộc lộ một số bất cập, hạn
chế cần khắc phục để phù hợp với quy định
của Hiến pháp năm 2013 và đảm bảo tính
thống nhất của hệ thống pháp luật.
Hai là, một số văn bản pháp luật về
CSBVN còn quy định chồng chéo, chưa
đảm bảo tính thống nhất. Điều này được thể
hiện:
Về chức năng CSBVN: Kết quả thực
hiện Pháp lệnh đã bộc lộ những hạn chế,
bất cập trong việc xác định chức năng với
thực hiện chức năng trên thực tiễn. Ngoài
ra, những thay đổi lớn của Hiến pháp và hệ
thống pháp luật Việt Nam và sự biến động
của tình hình kinh tế, xã hội, quốc phòng,
an ninh trong vùng biển Việt Nam và biển
Đông ngày càng diễn biến căng thẳng hơn,
phức tạp hơn là những hạn chế, bất cập và
nguyên nhân cơ bản của việc xác định chức
năng của CSBVN. Pháp luật hiện hành chưa
quy định rõ ràng và thống nhất tính dân sự
cho CSBVN.
Về quản lý nhà nước: Điều 2, Điều 23
Pháp lệnh quy định về vai trò quản lý nhà
nước của Bộ Quốc phòng đối với CSBVN
chưa thống nhất với quy định về vai trò
quản lý nhà nước của Bộ trưởng Bộ Quốc
phòng tại Nghị định số 96/2013/NĐ-CP
ngày 27/8/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ
sung một số điều Nghị định số 86/2009/
NĐ-CP ngày 19/10/2009 của Chính phủ quy
định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số
điều Pháp lệnh CSBVN. Khoản 2 Điều 23
Pháp lệnh quy định: “Bộ Quốc phòng chịu
trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản
lý nhà nước đối với lực lượng CSBVN...”
nhưng Điều 3 Nghị định 96/2013/NĐ-CP
2 Xem thêm: Tờ trình số 72/TTr-CP/ Tờ trình Dự án Luật CSBVN, ngày 07/3/2018, tr. 2.
3 Công ước 1982 của Liên hiệp quốc về Luật Biển; Hiệp định Hiệp định hợp tác khu vực về chống nạn cướp biển và
lại quy định: “Bộ trưởng Bộ Quốc phòng
chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính
phủ, Quốc hội về quản lý nhà nước đối với
lực lượng CSBVN”. Vì vậy, cần phải có
sự sửa đổi, bổ sung và quy định thống nhất
trong các văn bản pháp luật về CSBVN.
Về phối hợp hoạt động của CSBVN:
Hiện nay có ba Nghị định của Chính phủ,
hai Quyết định của Thủ tướng Chính phủ
và nhiều thông tư liên tịch, quy chế phối
hợp giữa các bộ, ngành điều chỉnh hoạt
động phối hợp quản lý nhà nước đối với
CSBVN và các lực lượng liên quan, dẫn
đến sự chồng chéo nhất định. Ngoài ra, các
quy định không thống nhất về thẩm quyền
của CSBVN do sự thay đổi của các văn bản
pháp luật sau khi Pháp lệnh năm 2008 ra đời,
như: quyền trưng dụng tài sản của công dân
trong Pháp lệnh năm 2008 không phù hợp
với Luật Trưng mua, trưng dụng tài sản năm
2017; Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2018
chưa quy định thẩm quyền điều tra tội cướp
biển cho CSBVN...
Ba là, một số quy định còn thiếu, chưa
kịp thời bổ sung để đáp ứng các vấn đề thực
tiễn đặt ra
Về phạm vi hoạt động của CSBVN: So
với phạm vi hoạt động quy định trong Pháp
lệnh năm 1998 thì CSBVN hiện nay đã mở
rộng phạm vi hoạt động vào nội thủy Việt
Nam. Luật Biển Việt Nam năm 2012 cũng
quy định, CSBVN hoạt động trong vùng
biển Việt Nam. Vì thế, CSBVN có phạm vi
hoạt động là trong nội thủy, lãnh hải, vùng
tiếp giáp lãnh hải, đặc quyền kinh tế và thềm
lục địa. Nhưng pháp luật hiện hành lại chưa
quy định phạm vi hoạt động của CSBVN
trên vùng biển quốc tế, cụ thể là hoạt động
trên vùng biển ngoài vùng biển Việt Nam
là vùng biển của quốc gia khác, vùng biển
quốc tế được xác định phù hợp với luật pháp
quốc tế3.
BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT
35Số 20(372) T10/2018
Về chức năng tham mưu: CSBVN là
lực lượng trực tiếp, thường xuyên hiện diện
trên biển. Thông qua hoạt động thực tiễn
của mình, CSBVN phát hiện những khó
khăn, vướng mắc, bất cập trong thực hiện
chính sách, pháp luật về quản lý, bảo vệ
biển, đảo; đề xuất với Bộ trưởng Bộ Quốc
phòng, kiến nghị với Đảng, Nhà nước về
hoàn thiện chính sách, pháp luật và chiến
lược quốc phòng, an ninh trong quản lý, bảo
vệ biển đảo Việt Nam; kịp thời đề xuất các
biện pháp chỉ đạo, đối sách xử lý các tình
huống quốc phòng - an ninh trên biển và sửa
đổi, bổ sung hoặc thay thế các nội dung của
chính sách, pháp luật về CSBVN phù hợp
với chức năng, nhiệm vụ được giao. Tuy
nhiên, hiện nay Pháp lệnh chưa quy định
chức năng tham mưu và chức năng bảo vệ
chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán
quốc gia cho CSBVN.
Về chức năng bảo vệ chủ quyền, quyền
chủ quyền, quyền tài phán quốc gia: Hai
mươi năm qua, CSBVN đã đấu tranh bảo
vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài
phán quốc gia bằng các biện pháp dân sự,
hòa bình (pháp luật, ngoại giao, chính trị,
nghiệp vụ, trong đó biện pháp pháp luật
là chủ yếu). Tuy nhiên, Pháp lệnh chưa quy
định về chức năng này đối với CSBVN. Mặt
khác, thực tế trên thế giới cho thấy, một số
quốc gia đã và đang sử dụng các biện pháp
dân sự, biện pháp pháp luật để xâm chiếm
và xâm phạm chủ quyền, quyền chủ quyền
trên biển thông qua “quyền tự do hàng hải”,
“quyền đi qua vô hại”; tiến hành khảo sát, đặt
giàn khoan trên biển. Do đó, nếu dùng lực
lượng Hải quân với các biện pháp quân sự
để chấp pháp thì tính phức tạp và nhạy cảm
tăng lên4. Vì vậy, để phù hợp với thực tiễn
quản lý và bảo vệ biển, đảo Việt Nam trong
tình hình mới, chúng ta cần quy định chức
cướp có vũ trang các tàu thuyền ở châu Á năm 2004 (ReCAAP) quy định lực lượng vũ trang nhân dân hoạt động trên
các vùng biển quốc tế, vùng biển đặc quyền kinh tế của các quốc gia khác.
4 Tờ trình số 72/TTr-CP/Tờ trình Dự án Luật CSBVN, tr. 6.
5 Tờ trình số 72/TTr-CP/Tờ trình Dự án Luật CSBVN, tr. 6.
năng bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền,
quyền tài phán quốc gia cho CSBVN.
Về biện pháp công tác CSBVN: Hiện
nay, Pháp lệnh còn thiếu những quy định
mang tính nguyên tắc về biện pháp công tác
của CSBVN, dẫn đến những khó khăn trong
quá trình tổ chức triển khai, trực tiếp hạn
chế hiệu quả thu thập thông tin, đấu tranh
phòng, chống vi phạm, tội phạm trên biển.
Mặt khác, lực lượng nào khi hoạt động cũng
phải xác định phương thức hoạt động cần
thiết của mình. Tuy nhiên, những nội dung
về biện pháp công tác của CSBVN chưa
được quy phạm hóa sẽ ảnh hưởng lớn đến sự
thống nhất nhận thức và chỉ đạo, điều hành
lực lượng thực hiện nhiệm vụ trên thực tế.
Do vậy, thực tiễn đặt ra yêu cầu cấp thiết
phải luật hóa nội dung này5.
Bốn là, một số quy định pháp luật về
Cảnh sát biển còn mang tính nguyên tắc,
thiếu cụ thể, rõ ràng:
i) Quyền áp dụng các biện pháp
nghiệp vụ chưa được quy định cụ thể trong
các văn bản quy phạm pháp luật của Chính
phủ về biện pháp nghiệp vụ riêng, đặc thù
của CSBVN. Vì vậy, CSBVN vẫn tiếp tục
áp dụng các biện pháp nghiệp vụ của cơ
quan, lực lượng khác. Điều này làm cho hiệu
quả công tác thực thi pháp luật của CSBVN
bị hạn chế phần nào khi hoạt động nghiệp
vụ trong điều kiện, tính chất có nhiều điểm
khác biệt so với các lực lượng khác.
ii) Các quy định về nhiệm vụ thu thập,
tiếp nhận, xử lý kịp thời thông tin và thông
báo cho cơ quan chức năng có liên quan của
CSBVN mới chỉ thể hiện rõ trong các văn
bản pháp luật về phối hợp trong trao đổi
thông tin, tài liệu cần thiết giữa các cơ quan,
lực lượng phối hợp. Ngoài ra, công tác thu
thập, phân tích và xử lý thông tin vi phạm,
tội phạm trên biển được thực hiện thông qua
BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT
36 Số 20(372) T10/2018
các biện pháp trinh sát là những vấn đề quy
định trong các văn bản nghiệp vụ ngành;
chưa có các văn bản quy phạm pháp luật quy
định chi tiết, cụ thể vấn đề này.
iii) Chưa quy định rõ chức năng,
nhiệm vụ của CSBVN và trách nhiệm phối
hợp của các lực lượng, nên đôi khi có sự
chồng chéo trong hoạt động trên biển. Thực
tiễn hiện nay, trên biển, ngoài CSBVN còn
có nhiều lực lượng chức năng khác như lực
lượng Hải quân, Hải quan, Kiểm ngư, Biên
phòng, Dân quân tự vệ biển, Thanh tra Hàng
hải nên cần có quy định rõ ràng, cụ thể hơn
về trách nhiệm của các bên trong phối hợp
thực hiện chức năng, nhiệm vụ của từng lực
lượng, nhất là vai trò của người đứng đầu
cơ quan.
iv) Các quy định về nhiệm vụ tham
gia tìm kiếm, cứu nạn, khắc phục sự cố trên
biển và thực hiện các hoạt động bảo vệ môi
trường, tổ chức ứng phó sự cố môi trường
biển của CSBVN đang nằm trong các quy
định chung, chưa có các quy định riêng cho
lực lượng CSBVN, do lực lượng CSBVN
chỉ là một trong nhiều lực lượng tìm kiếm,
cứu nạn, ứng phó sự cố môi trường trên biển.
Hay nói cách khác, CSBVN chỉ được ghi
nhận là lực lượng tìm kiếm, cứu nạn, ứng
phó sự cố môi trường trong trường hợp được
yêu cầu mà không ghi nhận vai trò điều phối
của CSBVN trong lĩnh vực này. Điều này
trong chừng mực nhất định đã làm hạn chế
tính chủ động của CSBVN.
v) Các quy định về nhiệm vụ bảo vệ
an ninh quốc gia của CSBVN đã xác định rõ
CSBVN là cơ quan chuyên trách, làm nòng
cốt bảo vệ an ninh quốc gia trong khu vực
biên giới biển, tuy nhiên, các văn bản hướng
dẫn thi hành chưa quy định cụ thể, rõ ràng
để đảm bảo tránh chồng chéo và tạo thuận
lợi khi triển khai thực hiện trong thực tế.
vi) Một số quy định về thẩm quyền
6 Ngày 8/6/2017, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết số 34/2017/QH14 về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm
2018 và điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2017, theo đó Dự thảo Luật CSBVN đã được Quốc hội
cho ý kiến tại kỳ họp thứ 5 và dự kiến thông qua tại kỳ họp thứ 6 (khai mạc ngày 22/10/2018).
điều tra hình sự của CSBVN chưa phù hợp,
chưa cụ thể. Ví dụ, mặc dù cho phép CSBVN
khởi tố vụ án, khởi tố bị can, nhưng lại hạn
chế quyền áp dụng các biện pháp điều tra
như biện pháp ngăn chặn hoặc thẩm quyền
giám định. Điều này gây khó khăn cho
CSBVN trong hoạt động điều tra tội phạm.
2. Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật
về Cảnh sát biển
2.1 Xây dựng Luật Cảnh sát biển Việt Nam
Hiện nay, tính pháp lý của các văn bản
pháp luật về CSBVN còn thấp, văn bản có
hiệu lực pháp lý cao nhất về CSBVN mới
chỉ là Pháp lệnh, nên hiệu lực thi hành chưa
cao. Do vậy, việc xây dựng Luật CSBVN6
là cần thiết. Việc xây dựng Luật CSBVN
(Luật) cần tập trung vào những vấn đề sau:
Thứ nhất, xác định vị trí pháp lý của
CSBVN: Theo chúng tôi, Luật nên quy định
rõ: CSBVN là lực lượng vũ trang nhân dân
vì: (i) Thực tế thời gian qua, CSBVN thực
thi nhiệm vụ trong điều kiện phải đấu tranh
với các diễn biến ngày càng phức tạp của các
hoạt động xâm phạm chủ quyền, các hành
vi vi phạm luật pháp của các đối tượng có
vũ trang trên biển. Khi có xung đột vũ trang
trên biển thì đây là lực lượng trực tiếp chiến
đấu bảo vệ chủ quyền quốc gia trong thế trận
chiến tranh nhân dân trên biển. Nếu không
xác định là lực lượng vũ trang, tăng cường
sức mạnh và phương tiện, trang bị, quản lý
vùng biển thì sẽ khó phát huy được vai trò
của lực lượng CSBVN; (ii) Mục 5 Điều 3
Luật An ninh quốc gia năm 2004 khẳng định
cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia
thuộc lực lượng vũ trang nhân dân. Khoản
c Điều 22 Luật An ninh quốc gia năm 2004
cũng khẳng định CSBVN là cơ quan chuyên
trách bảo vệ an ninh quốc gia; (iii) Cảnh sát
biển là lực lượng làm nhiệm vụ chấp pháp
trên biển, Bộ đội biên phòng làm chấp pháp
trên đất liền. Hai lực lượng này liên quan
BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT
37Số 20(372) T10/2018
đến công tác phòng thủ đất nước, khi có
chiến tranh xảy ra, khi đất nước bị tấn công
thì lực lượng Cảnh sát biển, lực lượng Biên
phòng bao giờ cũng phải nổ súng đầu tiên.
Bộ đội biên phòng là lực lượng vũ trang nên
CSBVN không thể không được xác định là
lực lượng vũ trang7; iv) Hiện nay, các quốc
gia láng giềng nước ta là Trung Quốc đã đưa
lực lượng Hải cảnh của họ về Ủy ban Quân
sự, Cảnh sát biển của Nhật Bản cũng đã được
đưa vào lực lượng phòng vệ quốc gia. Việt
Nam cũng nên tham khảo cách làm này.
Thứ hai, về chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn của CSBVN: Đây là một trong
những nội dung quan trọng của Luật. Thực
tiễn trên biển hiện nay, ngoài CSBVN còn
có nhiều lực lượng chức năng khác, nên cần
quy định rõ ràng, cụ thể hơn về trách nhiệm
phối hợp trong thực hiện chức năng, nhiệm
vụ của từng lực lượng. Những quy định này
phải đảm bảo sự phân định cụ thể, không
trùng lắp với chức năng, nhiệm vụ của các
lực lượng khác. Ví dụ, chức năng của lực
lượng CSBVN không trùng lặp với Hải
quân, Bộ đội Biên phòng về chức năng bảo
vệ chủ quyền quốc gia trên biển; CSBVN
với Công an nhân dân, Bộ đội Biên phòng
về chức năng quản lý về an ninh trật tự, an
toàn xã hội trên biển. Việc xác định chức
năng của CSBVN phải phù hợp với tính chất
hoạt động của lực lượng, không tạo ra “điểm
trống” trên biển nhưng cũng tránh bao trùm
và chồng lấn lên chức năng, nhiệm vụ của
các lực lượng, cơ quan, tổ chức khác8. Đồng
thời, Luật cũng cần quy định rõ trách nhiệm
phối hợp trong các lĩnh vực cụ thể và của
từng bộ, ngành nhằm tránh chồng chéo hoặc
bỏ trống địa bàn; bỏ trống lĩnh vực cần quản
lý. Bên cạnh đó, Luật cần bổ sung thêm các
chức năng, nhiệm vụ của CSBVN như: chức
năng bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền
7 Xem thêm:Thái Bá Dũng, Biên phòng là lực lượng vũ trang, cảnh sát biển cũng phải vậy, https://tuoitre.vn/bien-phong-
la-luc-luong-vu-trang-canh-sat-bien-cung-phai-vay-2018060810321847.htm; Nguyễn Lê, Cảnh sát biển có thuộc lực
lượng vũ trang?,
8 Ngọc Thành/VOV.VN, Phải làm rõ vị trí, chức năng của CSBVN, https://vov.vn/chinh-tri/quoc-hoi/phai-lam-ro-vi-tri-
chuc-nang-cua-canh-sat-bien-viet-nam-749435.vov.
và quyền tài phán quốc gia trên biển; chức
năng bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn trên
biển; nhiệm vụ xử lý các tình huống quốc
phòng - an ninh trên biển; biện pháp nghiệp
vụ của CSBVN Ngoài ra, Luật cần quy
định cụ thể hơn về nhiệm vụ hợp tác quốc
tế của CSBVN. Điều này một mặt tạo cơ sở
pháp lý cho CSBVN thực hiện trách nhiệm
của quốc gia ven biển; tăng cường mối quan
hệ hợp tác quốc tế trong đấu tranh phòng,
chống các vi phạm, tội phạm xuyên quốc
gia, mặt khác đảm bảo hoàn thiện hệ thống
pháp luật về quản lý biển của Việt Nam.
Thứ ba, phạm vi hoạt động: Để đảm
bảo an ninh, an toàn cho tàu thuyền Việt
Nam hoạt động ở vùng biển quốc tế, vùng
biển nước ngoài; để đáp ứng nhu cầu tăng
cường hoạt động hợp tác quốc tế của lực
lượng CSBVN với các lực lượng thực thi
pháp luật trên biển của các quốc gia trong
khu vực và thế giới, đấu tranh có hiệu quả
với các vi phạm, tội phạm xuyên quốc gia,
vi phạm an ninh phi truyền thống, cần quy
định trong Luật về phạm vi hoạt động của
CSBVN được hoạt động ở vùng biển quốc
tế, vùng biển nước ngoài.
Thứ tư, vai trò quản lý nhà nước đối
với CSBVN: Luật cần quy định rõ, Chính
phủ thống nhất quản lý nhà nước; Bộ trưởng
Bộ Quốc phòng với tư cách thành viên
Chính phủ chịu trách nhiệm trước Chính
phủ về quản lý nhà nước đối với CSBVN.
Quy định này phù hợp với Luật Tổ chức
Chính phủ năm 2015 (Điều 33) và các văn
bản pháp luật khác có liên quan; đồng thời
sẽ đảm bảo tính dân sự trong hoạt động bảo
vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài
phán quốc gia trên biển của CSBVN, trong
bối cảnh phức tạp, nhạy cảm của Biển Đông
hiện nay.
BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT
38 Số 20(372) T10/2018
Thứ năm, chế độ, chính sách cho
CSBVN: Trang bị phương tiện cho CSBVN
hiện nay còn khiêm tốn, dù hoạt động của lực
lượng CSBVN mang tính đặc thù, chuyên
biệt. Cán bộ, chiến sỹ CSBVN phải thường
xuyên làm việc trong môi trường khắc
nghiệt, nhiều nguy cơ đe dọa đến tính mạng,
sức khỏe. Mặt khác, thời gian qua, có nhiều
tàu nước ngoài vi phạm lãnh hải Việt Nam
nhưng vì lực lượng CSBVN mỏng nên chưa
nắm bắt được kịp thời9. Vì vậy, Luật cần bổ
sung thêm các quy định về chế độ, chính sách
để thực hiện mục tiêu trang bị hiện đại cho
CSBVN, bảo đảm cho tàu thuyền và trang bị
của lực lượng này không chỉ đủ sức quản lý
an ninh an toàn trên biển, đấu tranh bảo vệ
chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán
quốc gia trên biển mà còn phải làm chỗ dựa
cho ngư dân, bảo đảm cứu hộ cứu nạn trên
biển, đủ điều kiện tham gia các hoạt động
khác chuyên ngành, quản lý kiểm soát ở khu
vực và quốc tế. Việc quy định chế độ chính
sách của CSBVN phải phù hợp với thực tiễn
của lực lượng, đảm bảo tính kế thừa các quy
định của Pháp lệnh CSBVN, Quyết định
25/2012/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ
về phụ cấp đi biển đặc thù, tạo điều kiện cho
CSBVN hoàn thành nhiệm vụ.
2.2 Sửa đổi Luật Tổ chức cơ quan điều tra
hình sự năm 2015
Một là, sửa đổi Luật Tổ chức cơ quan
điều tra hình sự năm 2015 theo hướng
bổ sung thẩm quyền điều tra ban đầu cho
CSBVN đối với các tội danh quy định trong
Bộ luật Hình sự (BLHS).
9 Ngọc Thành, Cần đầu tư để CSBVN đủ mạnh, https://vov.vn/chinh-tri/quoc-hoi/can-dau-tu-de-canh-sat-bien-viet-nam-
du-manh-768191.vov.
10 Ngày 20/6/2017, Quốc hội khóa XIV đã thông qua Luật số 12/2017/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật
Hình sự (BLHS) số 100/2015/QH13 và Nghị quyết số 41/2017/QH14 về việc thi hành BLHS số 100/2015/QH13 đã
được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 12/2017/QH14 và về hiệu lực thi hành của Bộ luật TTHS số 101/2015/
QH13, Luật Tổ chức cơ quan ĐTHS số 99/2015/QH13. Ngày 01/01/2018, các Luật trên có hiệu lực.
11 Ví dụ về tội sản xuất, buôn bán, tàng trữ, vận chuyển hàng cấm. Thời gian qua các đối tượng vi phạm, tội phạm trong
lĩnh vực này không ngừng gia tăng, đặc biệt là thông qua đường biển để hoạt động (mặt hàng thường xuyên vận chuyển
là pháo nổ, thuốc lá điếu...). CSBVN là lực lượng trực tiếp, thường xuyên hoạt động trên biển, có khả năng cao để phát
hiện, bắt giữ. Tuy nhiên, vì không có thẩm quyền nên khi bắt phải bàn giao ngay trong khi địa bàn trên biển rất phức
tạp, khó khăn, thời gian có thể kéo dài và nhiều yếu tố chủ và khách quan khác ảnh hưởng đến quá trình xử lý.
Điều 35 Luật Tổ chức cơ quan điều tra
hình sự năm 201510 quy định: Trong lĩnh vực
quản lý của mình, khi thực hiện nhiệm vụ
mà phát hiện tội phạm quy định tại Chương
XIII (14 Điều quy định các tội xâm phạm
an ninh quốc gia) và các điều 188, 189, 227,
235, 236, 237, 242, 249, 250, 251, 252, 253,
254, 272, 273, 282, 284, 303, 304, 305, 309,
311, 346, 347 và 348 của BLHS xảy ra trên
các vùng biển và thềm lục địa của Việt Nam,
CSBVN có nhiệm vụ, quyền hạn: quyết định
khởi tố vụ án hình sự, khám nghiệm hiện
trường, khám xét, lấy lời khai, thu giữ, tạm
giữ và bảo quản vật chứng, tài liệu liên quan
trực tiếp đến vụ án, trưng cầu giám định khi
cần thiết, khởi tố bị can, tiến hành các biện
pháp điều tra khác theo quy định của Bộ
luật Tố tụng Hình sự, kết thúc điều tra và
chuyển hồ sơ vụ án cho Viện kiểm sát; áp
dụng biện pháp ngăn chặn, cưỡng chế theo
quy định. Vấn đề đặt ra là, BLHS có hiệu lực
áp dụng đối với mọi hành vi phạm tội hoặc
hậu quả của hành vi phạm tội xảy ra trên
tàu bay, tàu biển mang quốc tịch Việt Nam
hoặc tại vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục
địa của Việt Nam. Tuy nhiên, CSBVN chỉ
được khởi tố theo 39 Điều quy định các tội
của BLHS như trên, còn lại đối với các tội
khác nếu phát hiện thì chỉ có thể tiến hành
một số hoạt động (như tạm giữ, bảo vệ tang
vật, hiện trường, thu thập các thông tin... để
làm cơ sở, căn cứ cho cơ quan chức năng có
thẩm quyền tiến hành các bước xử lý tiếp
theo), sau đó phải bàn giao cho các cơ quan
chức năng có thẩm quyền xử lý. Mặt khác,
có những tội khi xảy ra trên biển11, lực lượng
CSBVN là cơ quan chức năng có điều kiện
BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT
39Số 20(372) T10/2018
nhất để phát hiện, bắt giữ nhưng lại không
có thẩm quyền xử lý, không có thẩm quyền
khởi tố, điều tra ban đầu nên gây ra rất nhiều
khó khăn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ
được giao. Vì vậy, khi sửa đổi Luật Tổ chức
cơ quan điều tra hình sự năm 2015 cần bổ
sung thêm thẩm quyền điều tra ban đầu cho
CSBVN đối với các tội danh quy định trong
BLHS.
Hai là, tăng thêm thời hạn xử lý vụ
việc cho CSBVN.
Điểm b khoản 1 Điều 35 Luật Tổ chức
cơ quan điều tra hình sự năm 2015 quy định:
Đối với tội phạm nghiêm trọng, rất nghiêm
trọng, đặc biệt nghiêm trọng hoặc tội phạm ít
nghiêm trọng nhưng phức tạp thì quyết định
khởi tố vụ án hình sự, khám nghiệm hiện
trường, khám xét, thu giữ, tạm giữ và bảo
quản vật chứng, tài liệu liên quan trực tiếp
đến việc giải quyết, lấy lời khai, trưng cầu
giám định khi cần thiết và chuyển hồ sơ vụ
án cho cơ quan điều tra có thẩm quyền trong
thời hạn 07 ngày, kể từ ngày ra quyết định
khởi tố vụ án. Thực tiễn hoạt động của lực
lượng CSBVN cho thấy, việc tuần tra kiểm
soát, xử lý vi phạm, tội phạm trên biển gặp
rất nhiều khó khăn (khu vực biển xa đất liền,
điều kiện thời tiết, khí hậu phức tạp, thông
tin liên lạc, đảm bảo an toàn, thu thập, củng
cố chứng cứ...) nên quy định thời hạn xử lý
07 ngày đối với các vụ việc phức tạp, liên
quan đến nhiều đối tượng là quá ngắn, gặp
rất nhiều khó khăn trong quá trình điều tra,
xác minh. Vì vậy, khi sửa đổi Luật Tổ chức
cơ quan điều tra hình sự năm 2015 cần tăng
thêm thời hạn xử lý vụ việc cho CSBVN.
2.3 Sửa đổi Luật Xử lý vi phạm hành chính
năm 2012
Luật Xử lý vi phạm hành chính
(VPHC) năm 2012 được ban hành đã góp
phần quan trọng trong công tác đấu tranh,
phòng ngừa và chống các hành vi VPHC;
đồng thời góp phần giữ vững an ninh trật tự,
an toàn xã hội, bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp
12 Thái Thị Tuyết Dung, Những bất cập trong Luật Xử lý VPHC và kiến nghị hoàn thiện,
User/ThongTin_ChiTiet.aspx?MaTT=219201552956312376&MaMT=24
của nhân dân, nâng cao năng lực quản lý của
Nhà nước trên các lĩnh vực của đời sống xã
hội. Tuy nhiên, qua sáu năm thực hiện cho
thấy vẫn còn những khó khăn, bất cập nhất
định. Trên thực tiễn, khi CSBVN thực hiện
chức năng, nhiệm vụ rất lúng túng khi áp
dụng quy định về thẩm quyền tịch thu tang
vật, phương tiện của tổ chức VPHC. Khoản
1 Điều 52 Luật Xử lý VPHC năm 2012 quy
định thẩm quyền xử phạt tiền đối với tổ chức
gấp 02 lần đối với cá nhân, trong khi đó,
thẩm quyền tịch thu tang vật, phương tiện
VPHC lại được xác định theo mức tiền phạt
(được quy định đối với cá nhân VPHC). Do
Luật Xử lý VPHC năm 2012 chưa quy định
rõ về thẩm quyền tịch thu tang vật, phương
tiện đối với tổ chức VPHC như thẩm quyền
phạt tiền đối với tổ chức có hành vi VPHC
nên hiện nay có hai cách hiểu và áp dụng
khác nhau: (i) Thẩm quyền tịch thu tang vật,
phương tiện VPHC đối với hành vi VPHC
của tổ chức được xác định theo giá trị tang
vật, phương tiện và bằng mức phạt tiền áp
dụng đối với hành vi VPHC của cá nhân;
(ii) Thẩm quyền tịch thu tang vật, phương
tiện VPHC được xác định như thẩm quyền
phạt tiền, tức là, thẩm quyền tịch thu tang
vật, phương tiện đối với tổ chức VPHC cũng
gấp 02 lần đối với cá nhân VPHC. Do vậy,
khoản 1 Điều 52 Luật Xử lý VPHC năm
2012 nên được sửa theo hướng: bỏ cụm từ
“trong trường hợp phạt tiền” mà chỉ cần quy
định “thẩm quyền xử phạt tổ chức gấp hai
lần thẩm quyền xử phạt của cá nhân và được
xác định theo tỷ lệ phần trăm quy định tại
Luật này đối với chức danh đó”. Quy định
như vậy sẽ mang tính bao quát hơn, hợp lý
hơn vì có thể hiểu thẩm quyền này không
chỉ xác định trong trường hợp phạt tiền mà
cả đối với trường hợp áp dụng biện pháp tịch
thu tang vật, phương tiện VPHC12■
BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT
40 Số 20(372) T10/2018
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- thuc_trang_phap_luat_ve_canh_sat_bien_viet_nam_va_mot_so_kie.pdf