KẾT LUẬN
Thực trạng hoạt động mạng lưới y tế xã,
thôn bản trong phát hiện, quản lý bệnh
nhân sốt rét tại một số xã của huyện
EaSoup
Tỷ lệ tháng sẵn có của 3 xã còn thấp, chiếm
tỷ lệ là 70,97%.
Dân số được tiếp cận với dịch vụ phát hiện
và quản lý ca bệnh sốt rét là 100%.
Tỷ lệ sử dụng dịch vụ chiếm 83,19% so với
ước tính, 81,11% sử dụng đủ các dịch vụ theo
quy định và 74,44% sử dụng tốt (khỏi bệnh).
Thực trạng hoạt động của điểm kính hiển
vi trong việc phát hiện KSTSR
Tỷ lệ soi đúng là 70%, tỷ lệ sai sót là 30%
theo 10 lam mẫu.
Xét nghiệm chủ động chiếm 52,40% tổng số
lam phát hiện, số KSTSR được phát hiện bởi hệ
thống thụ động chiếm 9,36% cao hơn so với
6,71% trong hệ thống xét nghiệm chủ động.
Trả lời kết quả phục vụ cho việc phát hiện,
chẩn đoán sớm trong vòng 2 giờ, trả lời kết quả
cho y tế thôn bản sau 3-5 ngày.
Tỷ lệ bệnh nhân không được xét nghiệm
chiếm 6,74%, xét nghiệm 1 lần chiếm 77,42% và
xét nghiệm ≥ 2 lần chiếm 15,84%.
7 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 08/02/2022 | Lượt xem: 53 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực trạng phát hiện và quản lý sốt rét tại một số xã sốt rét lưu hành huyện Ea Soup, tỉnh Dak Lak 201, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Ký Sinh Trùng 67
THỰC TRẠNG PHÁT HIỆN VÀ QUẢN LÝ SỐT RÉT TẠI MỘT SỐ XÃ
SỐT RÉT LƯU HÀNH HUYỆN EA SOUP, TỈNH DAKLAK 2011
Hồ Văn Hoàng*, Nguyễn Duy Sơn*
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Y tế xã và thôn bản có vai trò quan trọng trong hoạt động phòng chống sốt rét.
Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả hoạt động của y tế xã, thôn bản trong việc phát hiện, quản lý sốt rét tại một số
xã sốt rét lưu hành huyện Ea Soup, Dak Lak và đánh giá thực trạng phát hiện ký sinh trùng sốt rét của các điểm
kính hiển vi tại các xã này.
Phương pháp: Nghiên cứu mô tả dịch tễ học.
Kết quả: Tỷ lệ tháng sẵn có chiếm tỷ lệ là 70,97%; dân số được tiếp cận với dịch vụ phát hiện và quản lý ca
bệnh sốt rét là 100%. Tỷ lệ sử dụng dịch vụ chiếm 83,19% so với ước tính 81,11% sử dụng đủ các dịch vụ theo
quy định và 74,44% sử dụng tốt. Tỷ lệ sai sót trong soi lam phát hiện ký sinh trùng sốt rét là 30%. Các điểm
kính hiển vi trả lời kết quả xét nghiệm trong vòng 2 giờ, trả lời kết quả cho y tế thôn bản sau 3-5 ngày. Tỷ lệ bệnh
nhân không được xét nghiệm chiếm 6,74%, xét nghiệm 1 lần chiếm 77,42% và ≥ 2 lần chiếm 15,84%.
Kết luận: Hiệu quả hoạt động của y tế xã và điểm kính hiển vi còn hạn chế.
Khuyến nghị: Cần giám sát chất lượng hoạt động của y tế xã và điểm kính hiển vi.
Từ khóa: Quản lý ca bệnh, điểm kính hiển vi.
ABSTRACT
THE SITUATION OF MALARIA DETECTION AND CASE MANAGEMENT IN SOME MALARIA
ENDEMIC COMMUNES, EASOUP DISTRICT, DAK LAK PROVINCE
Ho Van Hoang, Nguyen Duy Son
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 - Supplement of No 1 - 2013: 67 - 73
Background: The communal and village health system plays an important role in the malaria control
programe.
Objectives: To describe the activities of communal health for malaria detection and cases management in
some malaria endemic communes and to evaluate the situation of activities of microscopic points for malaria
parasite examination in Ea Soup district, Dak Lak province.
Study method: Epidemiological descriptive study.
Results: The survey on the activities of communal health showed the proportion of availability month was
70.97%; 100% of people can access the service of malaria dectection and management. The proportion of service
utilisation was 83.19%. The proportion of adequate and effective utilisation was 81.11% and 74.44% respectively.
The error proportion of malaria smear examination was 30%. The error rate of false negativity was highest
(28.56%). The microscopists answered the malaria smears before 2 hours at microscopic points and after 3-5 days
for village health workers.The proportion of malaria patients who were not examined was 6.74%. The proportion
of patients being examined malaria parasite 1 time and more than 2 times was 77.42% and 15.84% respectively.
Conclusion: The effectiveness of activities communal health and microscopic points still has some
*: Viện Sốt rét - KST - CT Quy Nhơn
Tác giả liên lạc: Ts. Bs. Hồ Văn Hoàng, ĐT: 0914004629, Email: ho_hoang64@yahoo.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013
Chuyên Đề Ký Sinh Trùng 68
limitations.
Recommendations: The communal and village health and microscopic points should be supervised
continuously to enhance their job performance.
Key words: Case management, Microscope point.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Công tác phòng chống sốt rét (PCSR) toàn
cầu tuy đã qua nhiều giai đoạn với những chiến
lược khác nhau nhưng đến nay sốt rét (SR) vẫn
là một bệnh gây ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ và
ảnh hưởng hạn chế đến sự phát triển kinh tế, xã
hội của nhiều vùng, nhiều quốc gia. Để đạt
được mục tiêu chương trình PCSR, công tác
phát hiện và quản lý người mang ký sinh trùng
sốt rét (KSTSR) tại cộng đồng là rất quan trọng
nhằm giảm số người mang mầm bệnh, hạn chế
được lây lan (1,2, 4). Đề tài" Thực trạng phát hiện
và quản lý sốt rét tại một số xã sốt rét lưu hành
huyện Ea Soup, tỉnh Daklak năm 2011" nhằm
các mục tiêu:
Mô tả hoạt động của y tế xã, thôn bản trong việc
phát hiện, quản lý bệnh nhân sốt rét tại một số xã sốt
rét lưu hành huyện Ea Soup.
Đánh giá thực trạng hoạt động của các điểm kính
hiển vi trong phát hiện bệnh sốt rét tại các xã này.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU
Địa điểm nghiên cứu
3 xã EaBung, YaTmot và EaLop huyện Ea
Soup, tỉnh Dak Lak.
Đối tượng nghiên cứu
Trạm y tế, cán bộ y tế xã và y tế thôn bản
(YTTB) 3 xã để nghiên cứu thực trạng hoạt động
có liên quan công tác PCSR. Điểm kính hiển vi
(ĐKHV) tại 3 xã.
Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả thực trạng hoạt động của
3 trạm y tế xã và tất cả YTTB của 3 xã trong phát
hiện và quản lý bệnh nhân sốt rét (BNSR) tại
cộng đồng.
Mô tả thực trạng hoạt động ĐKHV: Khảo sát
kỹ năng xét nghiệm (XN) lam máu tìm KSTSR
của XN viên với 10 lam mẫu trong 2 giờ. Quan
sát và phỏng vấn để khảo sát xét nghiệm viên về
hoạt động của ĐKHV đối với hoạt động quản lý
sốt rét.
Kỹ thuật nghiên cứu
Quan sát và phỏng vấn tại Trạm y tế, y tế
thôn bản. Kỹ thuật điều tra hoạt động điểm kính
hiển vi.
Các chỉ số đánh giá dịch vụ y tế (0).
Tỷ lệ sẵn có: “tháng sẵn có” cho mỗi "điểm y
tế" (mỗi YTTB và trạm y tế được xem là một
điểm y tế ) được quy định là những tháng mà
điểm đó có cán bộ y tế làm việc thường xuyên,
có đủ lam XN và thuốc SR để phục vụ cho
BNSR đến khám và điều trị. Tháng nào không
bảo đảm điều kiện nêu trên thì được coi là tháng
“không sẵn có”.
Tỷ lệ tiếp cận: Tỷ lệ tiếp cận với quản lý ca
bệnh (QLCB) là tỷ lệ dân số có thể tiếp cận dễ
dàng với dịch vụ XN và khám chữa bệnh SR tại
các điểm y tế trong xã.
Tỷ lệ sử dụng: Tỷ lệ lượt người đến sử dụng
dịch vụ (khám bệnh, điều trị SR, XN KSTSR,
được cấp thuốc SR tự điều trị) ít nhất 1 lần trong
kỳ báo cáo 6 tháng. Số lượt người ước tính sẽ
đến khám chữa bệnh SR trong xã sẽ được tính
như sau: Theo số liệu của Bộ Y tế: trong 6 tháng
bình quân số lượt người đến khám bệnh tật
chung trong xã là 60% dân số xã. Số liệu của
Viện Sốt Rét- KST-CT TW, trong 6 tháng bình
quân số lượt người đến khám và điều trị bệnh
SR khoảng 15% số lượt đến khám bệnh chung.
Vậy số lượt người ước tính sẽ đến khám chữa
bệnh SR tại xã trong 6 tháng là số dân xã nhân
với (0,6 x 0,15 ) = dân số xã x 0,09.
Tỷ lệ sử dụng đủ: Tỷ lệ bệnh nhân SR được
XN máu tìm KSTSR, được uống thuốc đúng, đủ
liều (theo phác đồ Bộ Y tế) trên tổng số BNSR
trong kỳ báo cáo.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Ký Sinh Trùng 69
Tỷ lệ sử dụng tốt: Tỷ lệ BNSR khỏi bệnh so
với số bệnh BNSR trong kỳ báo cáo. Quy định
chọn 30 ca ngẫu nhiên trên tổng số BNSR để
phân tích có bao nhiêu người khỏi bệnh (không
bị SR lại trong vòng 28 ngày) (0).
Thời gian
Năm 2011
Phương pháp xử lý số liệu
Theo phương pháp thống kê y sinh học
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Thực trạng hoạt động của trạm y tế xã và
của YTTB
Bảng 1. Một số đặc điểm của trạm y tế xã và dân số
phụ trách.
Xã Diện tích trạm
(m2) Số phòng
*khoảng
cách km Dân số
Ea Bung 130 5 30 3269
Ya Tmot 150 6 28 3376
Ea Lop 120 5 32 2230
Trung bình
133,33±15,28 5,33±0,58 30,00±2,0
0
2.958,33±
633,02
* Khoảng cách từ thôn xa nhất đến trạm y tế.
Nhận xét: Kết quả phân tích cho thấy diện
tích trung bình của mỗi trạm y tế xã là 133,33 m2
±15,28. Mỗi trạm y tế có 5-6 phòng, trung bình
phụ trách cho 2.958.33±633,02 dân, khoảng cách
từ trạm đến thôn xa nhất từ 28-32 km.
Bảng 2. Trình độ chuyên môn của cán bộ y tế xã, thôn bản.
X· Số cán
bộ
Bác sỹ Y sỹ Nữ hộ sinh Điều dưỡng Y học cổ truyền
SL* % SL % SL % SL % SL %
Ea Bung 4 1 25,00 1 25,00 1 25,00 1 25,00
Ya Tmot 5 1 20,00 1 20,00 1 20,00 1 20,00 1 20,00
Ea Lop 5 1 20,00 1 20,00 1 20,00 1 20,00 1 20,00
Tổng 14 3 21,42 3 21,42 3 21,42 3 21,42 2 14,32
*SL: số lượng
Nhận xét: Tất cả các trạm y tế đều có bác sĩ, mỗi trạm y tế có 4-5 cán bộ phục vụ công tác chăm sóc
sức khỏe cho nhân dân.
Bảng 3. Một số đặc điểm 3 xã nghiên cứu.
Xã
Thời gian (giờ) Dân
số
Có
YTTB
Dân số tiếp
cận QLCB ≤ 1 > 1
Ea Bung 9 3 3269 12 3269
Ya Tmot 8 2 3376 10 3376
Ea Lop 7 3 2230 10 2230
Tổng 24 8 8875 32 8875
Nhận xét: Điều tra cho thấy 100% thôn đều
có nhân viên y tế thôn bản, số dân tiếp cân với
phát hiện và quản lý bệnh SR là 100%. Có 24
thôn /32 thôn chiếm 63,16% có thời gian đi bằng
các phương tiện thông thường ≤1 giờ, số còn lại
36,84% thôn cách xa trạm y tế > 1 giờ đi lại.
Bảng 4.Tháng sẵn có về quản lý ca bệnh (từ 7/2011-
12/2011).
Xã
Số
điểm
y tế
Số tháng sẵn
có theo yêu
cầu
Số tháng
sẵn có hiện
có
%
tháng
sẵn có
Ea Bung 13 78 62 79,49
Ya Tmot 11 66 41 62,12
Ea Lop 11 66 39 59,09
Tổng 35 186 132 70,97
Nhận xét: So với tháng sẵn có theo yêu cầu,
tỷ lệ tháng sẵn có của 3 xã chiếm tỷ lệ là 70,97%.
Tỷ lệ tháng sẵn có tại xã Ea Bung là 79,49%; xã
Ya Tmot là 62,12%; tại xã Ea Lốp là 59,09%.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013
Chuyên Đề Ký Sinh Trùng 70
Bảng 5. Tỷ lệ tiếp cận về quản lý ca bệnh sốt rét.
Xã
Số
điểm y
tế
Dân số Dân số tiếp cận
dịch vụ phát hiện
và QLCB
% tiếp cận
Ea Bung 13 3269 3269 100%
Ya Tmot 11 3376 3376 100%
Ea Lop 11 2230 2230 100%
Tổng 35 8875 8875 100%
Tại cả 3 xã, 100% dân số được tiếp cận với
dịch vụ phát hiện và quản lý ca bệnh sốt rét.
Bảng 6.Tỷ lệ sử dụng, sử dụng đủ và sử dụng tốt về quản lý ca bệnh (trong 6 tháng).
Xã Dân số
Sử dụng Sử dụng đủ Sủ dụng tốt
Lượt người
ước tính
Lượt người
sử dụng
Tỷ lệ
%
Số BNSR
kiểm tra
Số BNSR sử
dụng đủ Tỷ lệ %
Số BNSR
kiểm tra
Số khỏi
bệnh Tỷ lệ %
Ea Bung 3269 294 256 87,07 30 25 83,33 30 22 73,33
Ya Tmot 3376 303 260 85,81 30 24 80,00 30 24 80,00
Ea Lop 2230 200 147 73,50 30 24 80,00 30 21 70,00
Tổng 8875 797 663 83,19 90 73 81,11 90 67 74,44
Nhận xét: Phân tích yếu tố sử dụng cho thấy có 83,19% lượt người so với ước tính được sử dụng
dịch vụ quản lý ca bệnh sốt rét. Trong đó 81,11% sử dụng đủ các dịch vụ theo quy định và 74,44% sử
dụng tốt (số khỏi bệnh).
Bảng 7. Chất lượng XN lam máu của điểm kính
trong quản lý ca bệnh.
Điểm kính Số lam
kiểm tra
Đúng Sai sót
SL % SL %
Ea Bung 10 7 70,00 3 30,00
Ya Tmot 10 8 80,00 2 20,00
Ea Lop 10 6 60,00 4 40,00
Điểm kính Số lam
kiểm tra
Đúng Sai sót
SL % SL %
Tổng 30 21 70,00 9 30,00
Nhận xét: Khảo sát kỹ năng phát hiện
KSTSR theo bộ lam mẫu 10 lam cho thấy tỷ lệ
soi đúng là 70%, tỷ lệ sai sót là 30%.
Bảng 8. XN thụ động và chủ động của các ĐKHV từ (7/2011-6/2011)
§KHV Tổng số
lam
XN chủ động XN thụ động
SL % KSTSR (+) % SL % KSTSR (+) %
Ea Bung 338 185 54,73 10 5,40 153 45,26 14 9,15
Ya Tmot 420 219 52,14 15 6,84 201 47,85 21 10,44
Ea Lop 408 207 50,73 16 7,72 201 49,26 17 8,45
Tæng 1166 611 52,40 41 6,71 555 47,59 52 9,36
Nhận xét: Hoạt động xét nghiệm chủ động chiếm 52,40% tổng số lam phát hiện. Tuy nhiên số
KSTSR được phát hiện bởi hệ thống thụ động cao hơn, chiếm tỷ lệ 9,36% so với 6,71% trong hệ thống
xét nghiệm chủ động.
Bảng 9. Thời gian trả lời kết quả giúp chẩn đoán điều
trị bệnh sốt rét.
Trả lời kết quả phục vụ
phát hiện, chẩn đoán sớm Trả lời kết quả cho YTTB
Thời gian Số điểm Thời gian Số điểm
< 1 giờ 1 < 1 -2ngày 0
> 1-2 giờ 2 > 3-5 ngày 3
> 2 giờ 0 > 5 ngày 0
Nhận xét: Kết quả trên cho thấy các điểm
kính hiển vi trả lời kết quả phục vụ cho việc
phát hiện, chẩn đoán sớm trong vòng 2 giờ. Cả 3
điểm kính đều trả lời kết quả cho YTTB sau 3-5
ngày.
Bảng 10. Số lần xét nghiệm phục vụ quản lý bệnh
nhân sốt rét tại các điểm kính hiển vi.
ĐKHV Số BNSR
khảo sát
Không xét
nghiệm
Xét nghiệm
1 lần
Xét nghiệm
≥ 2 lần
SL % SL % SL %
Ea Bung 102 5 4,90 78 76,47 19 18,63
Ya Tmot 124 7 5,65 89 71,77 28 22,58
Ea Lop 115 11 9,57 97 84,35 7 6,09
Tổng 341 23 6,74 264 77,42 54 15,84
Nhận xét: Kết quả khảo sát 341 bệnh nhân
tại 3 điểm kính hiển vi cho thấy có 23 bệnh
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Ký Sinh Trùng 71
nhân không được xét nghiệm chiếm 6,74%,
264 bệnh nhân được xét nghiệm 2 lần chiếm
77,42% và 54 bệnh nhân được xét nghiệm ≥ 2
lần chiếm 15,84%.
BÀN LUẬN
Hoạt động mạng lưới y tế xã, thôn trong
phát hiện, quản lý bệnh nhân sốt rét
Kết quả phân tích tình hình hoạt động của
dịch vụ y tế liên quan đến phát hiện và quản lý
ca bệnh sốt rét dựa vào 5 yếu tố: sẵn có, tiếp cận,
sử dụng, sử dụng đủ, sử dụng tốt.
Yếu tố sẵn có
Do địa bàn miền núi biên giới khó khăn, các
thôn bản xa nhau, cách xa trạm y tế 28-30 km
nên hoạt động của trạm y tế khó bao phủ được
các thôn. So với tháng sẵn có theo yêu cầu, tỷ lệ
tháng sẵn có của 3 xã chiếm tỷ lệ là 70,97%. Tỷ lệ
tháng sẵn có tại xã Ea Bung là 79,49%; xã Ya
Tmot là 62,12%; tại xã Ea Lốp là 59,09%. Như
vậy số tháng sẵn có vẫn còn thấp, nguyên nhân
là do y tế thôn bản hoạt động không thường
xuyên, không đến trạm y tế nhận thuốc, lam
máuYếu tố tiếp cận: là yếu tố mà người dân
tiếp cân với các dịch vụ phát hiện và quản lý
bệnh SR. Mặc dù các thôn cách xa trạm y tế
nhưng do đều có y tế thôn bản nên số dân được
tiếp cận với dịch vụ quản lý ca bệnh là 100%.
Hồi cứu trong 6 tháng tại 3 xã nghiên cứu
cho thấy có 83,19% lượt người so với ước tính
được sử dụng dịch vụ phát hiện và quản lý ca
bệnh. Trong đó 81,11% sử dụng đủ (uống thuốc
đủ liều và đủ ngày) và 74,44% sử dụng tốt (khỏi
bệnh). Với những hạn chế trong yếu tố sẵn có
nêu trên làm cho tỷ lệ sử dụng dịch vụ quản lý
ca bệnh thấp.
Do trình độ chuyên môn của cán bộ y tế xã
còn hạn chế, hoạt động đào tạo hiệu quả chưa
cao, khả năng lập kế hoạch dự trù vật tư thuốc
chưa đúng quy định, điều trị chưa đúng thuốc,
đủ liều theo phác đồ, bệnh nhân lại không theo
đúng hướng dẫn đã ảnh hưởng đến hoạt động
quản lý ca bệnh sốt rét. Do đó tỷ lệ sử dụng dịch
vụ chưa cao, đáng chú ý là tỷ lệ sử dụng tốt
(khỏi bệnh) chỉ đạt 74,44%.
Từ những bàn luận trên cũng đã cho thấy
phần nào hiệu quả chưa cao của công tác
quản lý ca bệnh, theo dõi bệnh nhân sau khi
cho uống thuốc chưa được quan tâm, sự phối
hợp và hỗ trợ giữa y tế xã và y tế thôn bản
chưa tạo sự gắn kết cần thiết cũng như không
duy trì thường xuyên.
Kết quả nghiên cứu thí điểm về phòng
chống sốt rét dựa vào cộng đồng tại 3 huyện ở
Nghệ An cũng cho thấy tỷ lệ các yếu tố chưa đạt
mức cao. Ở Tương Dương sau 3 kỳ theo dõi đến
6 tháng đầu năm 2004, tỷ lệ sẵn có cũng chỉ ở
mức 80%, tỷ lệ tiếp cận 92%, tỷ lệ sử dụng 22%,
tỷ lệ sử dụng đủ 80% và tỷ lệ sử dụng tốt cũng
chỉ đạt 70%. Tuy nhiên tỷ lệ tiếp cận ở các xã ở
Ea Soup là 100% do đều có y tế thôn bản hoạt
động. Tỷ lệ sử dụng là 83,19% cao hơn so với thí
điểm tại Nghệ An, điều này là do ở huyện Ea
Soup có hệ thống y tế thôn bản đầy đủ, người đi
rừng ngủ rẫy sử dụng dịch vụ cấp thuốc tự điều
trị nên tỷ lệ sử dụng đạt cao hơn ở thí điểm
Nghệ An (0,4).
Thực trạng hoạt động của điểm kính hiển
vi trong phát hiện KSTSR.
Nhiều năm tình hình ở khu vực miền Trung-
Tây Nguyên có xu hướng giảm. Tuy nhiên nguy
cơ sốt rét ở khu vực vẫn còn cao; hàng năm số
BNSR chiếm 42%, KSTSR chiếm 75%, SRAT và
TVSR chiếm trên 80% so với cả nước (5). Một
trong những nguyên nhân là vấn đề hệ thống y
tế cơ sở xã cũng như các điểm kính hiển vi còn
hạn chế trong việc thực hiện các nhiệm vụ PCSR
cho cộng đồng (3,4).
Kết quả khảo sát với bộ lam mẫu cho thấy tỷ
lệ lam được trả lời đúng chiếm 70%, số lam sai
sót chiếm 30%. Tỷ lệ sai sót này tương đối cao so
với giới hạn cho phép ở tuyến xã. Tuy nhiên
trong một nghiên cứu đánh giá hoạt động của
hệ thống xét nghiệm chẩn đoán sốt rét ở khu
vực miền Trung và Tây Nguyên, tỷ lệ sai sót của
XNV hệ điểm kính hiển vi chiếm 37,33% thấp
nhất khi so sánh với tỉ lệ sai sót của các XNV ở
các trung tâm y tế huyện là 44,30% và ở các bệnh
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013
Chuyên Đề Ký Sinh Trùng 72
viện tuyến tỉnh là 48% (3).
Nguyên nhân của sai sót có thể do trình
độ xét nghiệm viên còn hạn chế, không phát
hiện được hình thể của KSTSR hoặc do mật độ
quá thấp, hoặc KSTSR không điển hình.
Ngoài ra tỷ lệ sai cao có thể còn do áp lực của
công tác kiểm tra. Đây là thực trạng chung
của XNV điểm kính hiển vi mà chương trình
cần có kế hoạch đào tạo lại.
Các điểm kính được thiết lập tại tuyến xã đã
góp phần quan trọng giúp chẩn đoán sớm và
chính xác bệnh sốt rét cho cộng đồng. Với
phương pháp quan sát và phỏng vấn đã cho
thấy 3 điểm kính hiển vi trả lời kết quả xét
nghiệm dưới 2 giờ kể từ khi bệnh nhân đến
khám. Bên cạnh hoạt động xét nghiệm cho bệnh
nhân đến khám trực tiếp, điểm kính còn xét
nghiệm trả lời kết quả cho y tế xã khác hoặc y tế
thôn bản. Kết quả khảo sát cho thấy cả 3 điểm
kính hiển vi trả lời cho y tế thôn bản sau 2 ngày.
Thời gian trả lời này phụ thuộc vào nhiều yếu tố
như các hoạt động của cơ sở y tế ngoài chương
trình sốt rét hoặc phạm vi phụ trách quá lớn,
giao thông lại khó khăn.
Theo kết quả điều tra hoạt động của 27 điểm
kính, trong đó có đến 19 điểm kính liên xã và
PKKV của Viện sốt rét KST-CT Hà Nội (1995) thì
thời gian này trung bình 9 ngày (từ 1 đến 15
ngày). Các kết quả này cho thấy các điểm kính ở
miền Trung-Tây Nguyên đã đảm bảo được yêu
cầu về chẩn đoán sớm cho BNSR (3).
Ngoài ra các hoạt động phát hiện bệnh chủ
động cũng như thụ động đều được thực hiện và
duy trì thường xuyên ở các điểm kính, đặc biệt
là phát hiện bệnh chủ động.
Hoạt động xét nghiệm chủ động chiếm
52,40% tổng số lam phát hiện. Tuy nhiên số
KSTSR được phát hiện bởi hệ thống thụ động
cao hơn, chiếm tỷ lệ 9,36% so với 6,71% trong hệ
thống xét nghiệm chủ động. Điều này là do việc
xét nghiệm thụ động là hoạt động tại điểm kính
khi các đối tượng sốt hoặc nguy cơ cao đến
khám, xét nghiệm tại trạm y tế, còn hoạt động
chủ động thực hiện khi cán bộ y tế đi thực địa,
giám sát tại thôn bản cho phần lớn người dân tại
cộng đồng.
Kết quả khảo sát cho thấy số bệnh nhân
không được xét nghiệm chiếm 6,74%, xét
nghiệm 1 lần chiếm 77,42% và xét nghiệm ≥ 2
lần chiếm 15,84%. Như vậy số bệnh nhân được
xét nghiệm ≥ 2 lần rất thấp không đảm bảo yêu
cầu theo dõi diễn biến và kết quả điều trị.
Nguyên nhân có thể là do thái độ của thầy
thuốc tại điểm kính hoặc động lực thúc đẩy để
điểm kính hoạt động tốt chưa có. Đây là vấn đề
mà chương trình cũng cần quan tâm.
KẾT LUẬN
Thực trạng hoạt động mạng lưới y tế xã,
thôn bản trong phát hiện, quản lý bệnh
nhân sốt rét tại một số xã của huyện
EaSoup
Tỷ lệ tháng sẵn có của 3 xã còn thấp, chiếm
tỷ lệ là 70,97%.
Dân số được tiếp cận với dịch vụ phát hiện
và quản lý ca bệnh sốt rét là 100%.
Tỷ lệ sử dụng dịch vụ chiếm 83,19% so với
ước tính, 81,11% sử dụng đủ các dịch vụ theo
quy định và 74,44% sử dụng tốt (khỏi bệnh).
Thực trạng hoạt động của điểm kính hiển
vi trong việc phát hiện KSTSR
Tỷ lệ soi đúng là 70%, tỷ lệ sai sót là 30%
theo 10 lam mẫu.
Xét nghiệm chủ động chiếm 52,40% tổng số
lam phát hiện, số KSTSR được phát hiện bởi hệ
thống thụ động chiếm 9,36% cao hơn so với
6,71% trong hệ thống xét nghiệm chủ động.
Trả lời kết quả phục vụ cho việc phát hiện,
chẩn đoán sớm trong vòng 2 giờ, trả lời kết quả
cho y tế thôn bản sau 3-5 ngày.
Tỷ lệ bệnh nhân không được xét nghiệm
chiếm 6,74%, xét nghiệm 1 lần chiếm 77,42% và
xét nghiệm ≥ 2 lần chiếm 15,84%.
KHUYẾN NGHỊ
Thực hiện hoạt động phát hiện, quản lý ca
bệnh sốt rét tại hộ gia đình và tại thôn bản dựa
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Ký Sinh Trùng 73
vào sự tham gia của y tế cơ sở và của cộng
đồng.
Nâng cao chất lượng hoạt động của các xét
nghiệm viên điểm kính thông qua các khóa tập
huấn ngắn hạn.
Thực hiện các hoạt động truyền thông giáo
dục nhằm nâng cao vai trò và tầm quan trọng
của chẩn đoán sớm, xét nghiệm ký sinh trùng
sốt rét và điều trị kịp thời.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Y tế (2009), Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị sốt rét. QĐ
4605/QĐ-BYT, 24/11/2009.
2. Dự án Quỹ toàn cầu PCSR Việt Nam (2005). Phương pháp điều
hành PCSR dựa vào cộng đồng. Nhà xuất bản Y học.
3. Hồ Văn Hoàng, Nguyễn Tân và CTV (1996). “Thực trạng tình
hình hoạt động của các điểm kính hiển vi phục vụ PCSR tại khu
vực miền Trung và Tây Nguyên”, Thông tin phòng chống bệnh sốt
rét và các bệnh ký sinh trùng, Viện Sốt rét KST-CT Hà Nội, (4), tr.
11-18.
4. Lê Khánh Thuận, Trần Quốc Túy, Lý Văn Ngọ (2002). “Nghiên
cứu thí điểm phòng chống sốt rét dựa vào cộng đồng tại 3 huyện
tỉnh Nghệ An”. KYCTNCKH (2001-2005), Nhà xuất bản Y học,
(1) Hà Nội, tr.70-80.
5. Viện Sốt rét KST-CT TW (2011). “Tổng kết công tác PCSR và
giun sán 2006-2010 và triển khai kế hoạch 2011”.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- thuc_trang_phat_hien_va_quan_ly_sot_ret_tai_mot_so_xa_sot_re.pdf