Thứ ba, nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò quan trọng của ngành Du lịch trong điều
kiện hiện nay. Mặc dù đã có chuyển biến rr nét trong thời gian qua, song cần tiếp tục tuyên
truyền làm chuyển biến nhận thức sâu rộng trong xã hội về tầm quan trọng và sự cần thiết
của việc phát triển du lịch. Tạo ra sự chuyển biến thực chất trong việc ban hành chính sách
phát triển du lịch, nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về du lịch ở các địa phương trọng
điểm phát triển du lịch.
Thứ tư, đổi mới và hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách, luật pháp có liên quan
đến du lịch, đặc biệt là các chính sách liên quan đến tháo gỡ khó khăn cho các doanh
nghiệp du lịch để nâng cao sức cạnh tranh của du lịch, như: Điều chỉnh và bổ sung Luật
Du lịch, các nghị định thông tư hướng dẫn Luật; chính sách về thuế nhập khẩu phương tiện
vận chuyển, trang thiết bị cơ sở lưu trú ; thuế sử dụng, thuế đất tại các khuôn viên cảnh
quan, các khu du lịch, khu du lịch sinh thái; chính sách ưu tiên đầu tư; chính sách xã hội
hóa trong du lịch. Tất cả những nội dung trên phải được thực hiện đồng bộ, đảm bảo tính
minh bạch, cụ thể, ổn định và dễ thực hiện.
Thứ năm, đẩy mạnh công tác xúc tiến quảng bá du lịch cùng với nâng cao chất lượng
sản phẩm du lịch mang tính đặc trưng tạo sức hút cho du khách, từ đó tạo thương hiệu của
du lịch Thanh Hóa, bởi đây là biện pháp quan trọng để tạo lập hình ảnh và vị thế du lịch
trong và ngoài nước nhằm thu hút khách.
Thứ sáu, quy hoạch hệ thống các di tích lịch sử văn hóa; xây dựng các tour tuyến;
liên kết các khu, điểm du lịch, trung tâm thương mại, khu vui chơi giải trí, làng nghề
truyền thống.
9 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 10/01/2022 | Lượt xem: 358 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực trạng phát triển du lịch tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2010 - 2018, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 43.2019
87
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH THANH HÓA
GIAI ĐOẠN 2010 - 2018
Nguyễn Cẩm Nhung1
TÓM TẮT
Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, ngày càng có vị trí quan trọng đối với phát
triển kinh tế, chính trị, xã hội và bảo vệ tài nguyên môi trường. Việc phát triển du lịch sẽ
góp phần vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế, mang lại nguồn thu ngân sách tỉnh, thu hút vốn
đầu tư và xuất khẩu hàng hóa tại chỗ, tác động tích cực đối với phát triển các ngành kinh
tế có liên quan, đặc biệt là ngành thủ công mỹ nghệ. Du lịch còn góp phần thực hiện chính
sách xóa đói giảm nghèo, tạo ra nhiều việc làm và có thu nhập thường xuyên cho người
lao động tại nhiều vùng, miền khác nhau. Bài viết dưới đây chủ yếu đề cập đến những kết
quả đã đạt được của du lịch tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2010 - 2018, từ đó đề xuất một số
giải pháp phát triển du lịch trong thời gian tới.
Từ khóa: Phát triển du lịch, thực trạng, giải pháp, Thanh Hóa.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Thanh Hóa là tỉnh có nhiều thuận lợi về du lịch, với tài nguyên du lịch đa dạng,
giàu bản sắc thiên nhiên và nhân văn để phát triển nhiều loại hình du lịch dài ngày và
ngắn ngày. Trong những năm qua, du lịch Thanh Hóa đã có những bước phát triển đáng
kể, lượng khách và doanh thu du lịch liên tục tăng qua các năm, tốc độ tăng trưởng kinh
tế du lịch ngày càng cao và đã có những đóng góp quan trọng vào sự nghiệp phát triển
kinh tế - xã hội của địa phương như giải quyết việc làm, tăng thu nhập Ngân sách Nhà
nước. Tuy nhiên, quy mô kinh tế du lịch Thanh Hóa còn nhỏ hẹp, sản phẩm du lịch chưa
phong phú, đa dạng; mức đóng góp hàng năm của ngành kinh tế du lịch Thanh Hóa cho
sự phát triển chung của toàn tỉnh còn chưa cao. Sự phát triển du lịch của Thanh Hóa còn
chưa tương xứng với tiềm năng hiện có. Vấn đề đặt ra hiện nay là cần phải phân tích,
đánh giá thực trạng phát triển du lịch Thanh Hóa để có những giải pháp phù hợp thúc
đẩy du lịch của tỉnh phát triển hơn nữa trong thời gian tới.
2. NỘI DUNG
2.1. Thực trạng phát triển du lịch tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2010 - 2018
2.1.1. Phát triển du lịch về mặt quy mô
2.1.1.1. Doanh thu từ du lịch
Trong giai đoạn 2010 - 2018, tổng doanh thu từ du lịch của tỉnh liên tục tăng qua các
năm, tốc độ tăng bình quân hàng năm đạt 31,5%. Năm 2018, tổng thu từ khách du lịch ước
1 Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Hồng Đức
TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 43.2019
88
tính đạt 10.600 tỷ đồng tăng gấp 9 lần năm 2010. Kết quả về doanh thu du lịch toàn tỉnh
qua các năm được thể hiện trong bảng 1.
Bảng 1. Doanh thu từ du lịch tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2010 - 2018
Năm
Tổng doanh thu
(tỷ đồng)
Tăng so với năm
trước (%)
2010 1185 -
2011 1530 129.114
2012 1750 114.379
2013 2250.8 128.617
2014 3597.2 159.819
2015 5180 144.001
2016 6349.2 122.571
2017 8000 126.000
Dự kiến
2018
10600 132.500
Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thanh Hóa
Qua bảng số liệu trên, có thể thấy doanh thu du lịch tỉnh Thanh Hóa có xu hướng
tăng qua các năm. Trong đó, năm 2014 và 2015, tổng doanh thu du lịch tăng lên đột biến
(năm 2014 tăng 59,819% so với năm 2013 và năm 2015 tăng 44,001% so với năm 2014).
Nguyên nhân là do năm 2015, Thanh Hóa được chọn là nơi đăng cai tổ chức năm Du lịch
Quốc gia, tỉnh đã tổ chức khá nhiều hoạt động nổi bật nhằm thu hút du khách trong và
ngoài nước, góp phần tăng đột biến doanh thu du lịch của tỉnh. Đóng góp một phần không
nhỏ vào GDP của toàn tỉnh. Tỷ trọng GDP du lịch so với GDP dịch vụ năm 2015 đạt
17,4% gấp hơn 2,1 lần so với năm 2011 và tỷ trọng GDP du lịch so với GDP cả tỉnh năm
2015 đạt 6,1%, gấp trên 2 lần so với năm 2011.
Bảng 2. Cơ cấu GDP theo ngành tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2010 - 2018
Đơn vị tính: tỷ đồng
Ngành kinh tế 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017
Dự kiến
2018
Ngành khác 31,724 34,161 36,826 39,980 44,017 48,241 53,064 65,852 79,447
Dịch vụ 18,538 20,401 21,649 23,185 24,367 25,883 27,766 30,277 33,047
Du lịch 1,506 1,880 2,190 2,710 3,280 4,500 5,500 6,720 8,904
Cả tỉnh 50,262 54,562 58,475 63,165 68,384 74,124 80,830 96,129 112,494
Nguồn: Cục thống kê tỉnh Thanh Hóa
TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 43.2019
89
Đồ thị 1. Cơ cấu GDP theo ngành tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2010 - 2018
Qua đồ thị 1 và bảng 2 về cơ cấu GDP theo ngành của tỉnh Thanh Hóa giai đoạn
2010 - 2018 có thể thấy, GDP của tỉnh tăng qua các năm với tốc độ tăng bình quân 10,5%.
Trong đó, GDP của các ngành đều có xu hướng tăng lên, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo
hướng tính cực, cơ cấu GDP ngành dịch vụ có xu hướng giảm dần qua các năm (tỷ trọng
GDP ngành dịch vụ chiếm 36,883% GDP toàn tỉnh năm 2010, và giảm xuống còn
29,377% năm 2018) và cơ cấu GDP ngành công nghiệp tăng dần qua các năm (từ 41,4%
năm 2010 lên 43,1% năm 2018). Mặc dù cơ cấu ngành dịch vụ có xu hướng giảm, nhưng
tỷ trọng du lịch chiếm trong GDP toàn tỉnh có xu hướng tăng lên (từ 3% năm 2010 lên 8%
năm 2018). Điều này cho thấy, Thanh Hóa đang có những bước đi đúng đắn để hoàn thành
mục tiêu đến năm 2020 Thanh Hóa cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp có cơ cấu kinh tế
hợp lý và đưa du lịch Thanh Hóa trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.
2.1.1.2. Quy mô khách du lịch
Giai đoạn 2010 - 2018, toàn tỉnh đón trên 45 triệu lượt khách du lịch, tốc độ tăng
trưởng bình quân 13%/năm, cao hơn so với bình quân chung cả nước 8,6%/năm. Trong đó,
lượng khách quốc tế đạt 1.012.720 lượt khách; tốc độ tăng bình quân hàng năm là 26%/năm.
Bảng 3. Tổng lƣợng khách du lịch đến tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2010 - 2018
Năm
Tổng lượng khách Khách quốc tế Khách nội địa
Số lượng
(lượt khách)
Tăng so
với năm
trước (%)
Số lượng
(lượt khách)
Tăng so
với năm
trước (%)
Số lượng
(lượt khách)
Tăng so
với năm
trước (%)
2010 3,000,000 - 34,980 - 2,965,020 -
2011 3,365,000 112.167 43,000 122.927 3,322,000 112.040
2012 3,700,000 109.955 60,100 139.767 3,639,900 109.570
2013 4,090,000 110.541 84,970 141.381 4,005,030 110.031
2014 4,536,000 110.905 100,670 118.477 4,435,330 110.744
2015 5,530,000 121.914 127,000 126.155 5,403,000 121.817
2016 6,250,000 113.020 150,000 118.110 6,100,000 112.900
2017 7,150,000 114.400 182,000 121.333 6,968,000 114.230
Ước tính
2018
8,200,000 114.685 230,000 126.374 7,970,000 114.380
Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thanh Hóa
0
50,000
100,000
150,000
2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018
Du lịch Dịch vụ khác Ngành khác
TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 43.2019
90
Đồ thị 2. Biến động tổng lƣợng khách du lịch đến tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2010 - 2018
Nhìn vào đồ thị trên, có thể thấy tổng lượng khách du lịch đến tỉnh Thanh Hóa trong
giai đoạn 2010 - 2018 có xu hướng tăng qua các năm. Trong đó, chủ yếu là lượng khách
nội địa (chiếm tỷ trọng trên 97%), tỷ trọng khách du lịch quốc tế còn rất thấp. Tuy nhiên,
tỷ trọng khách nội địa đang có xu hướng giảm (từ 99% năm 2010 xuống 97% năm 2018)
và tỷ trọng khách du lịch quốc tế có xu hướng tăng lên. Dự kiến năm 2018 số lượng khách
du lịch quốc tế đạt 230.000 lượt khách gấp 6,6 lần năm 2010.
2.1.2. Phát triển du lịch về mặt chất lượng
2.1.2.1. Chất lượng nguồn nhân lực du lịch
Trong thời gian qua, việc đào tạo, bồi dưỡng lao động du lịch tại Thanh Hóa đã được
lãnh đạo tỉnh quan tâm tập trung chỉ đạo đúng đắn. Việc xây dựng và triển khai các đề án
như: Đề án “Phát triển nguồn nhân lực du lịch Thanh Hóa đến năm 2020”; Đề án “Nâng
cao chất lượng đội ngũ hướng dẫn viên, thuyết minh viên trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa”;
Đề án “Xây dựng chương trình đào tạo, nâng cao chất lượng quản trị doanh nghiệp du lịch
theo mô hình chuẩn quốc tế giai đoạn 2017 - 2020”; Đề án “Liên kết đào tạo nghề du lịch
theo tiêu chuẩn quốc tế trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa” đã góp phần nâng cao chất lượng đội
ngũ lao động du lịch tại Thanh Hóa. Một số địa phương trọng điểm phát triển du lịch như:
Sầm Sơn, Tĩnh Gia, Hải Tiến đã chủ động tổ chức các lớp tập huấn nhằm nâng cao nhận
thức về du lịch và ý thức trách nhiệm cho người lao động khi tham gia kinh doanh du lịch.
Ngoài ra, các doanh nghiệp, khách sạn, nhà hàng đã chủ động tổ chức đào tạo, đào tạo lại,
bồi dưỡng nâng cao tay nghề cho đội ngũ nhân viên, góp phần nâng cao chất lượng phục
vụ, chất lượng sản phẩm du lịch.
34,980 43,000 60,100 84,970 100,670
127,000 150,000 182,000 230,000
2,965,020 3,322,000
3,639,900
4,005,030
4,435,330
5,403,000
6,100,000
6,968,000
7,970,000
2 0 1 0 2 0 1 1 2 0 1 2 2 0 1 3 2 0 1 4 2 0 1 5 2 0 1 6 2 0 1 7 D Ự KIẾ N
2 0 1 8
Khách quốc tế Khách nội địa
TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 43.2019
91
Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thanh Hóa
Đồ thị 3. Lao động du lịch tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2010 - 2018
Qua đồ thị trên có thể thấy, lao động du lịch tại Thanh Hóa giai đoạn 2010 - 2018 có
xu hướng tăng qua các năm, đặc biệt là từ năm 2016 đến nay. Lao động đã qua đào tạo
tăng lên đáng kể. Tính đến hết năm 2017, tổng số lao động trực tiếp làm việc trong ngành
du lịch khoảng 24.000 lao động; trong đó số lao động được đào tạo, bồi dưỡng chiếm
75,21%; lao động chưa qua đào tạo, bồi dưỡng chiếm 24,79%; 60% lao động cộng đồng
tham gia kinh doanh dịch vụ du lịch tại các khu du lịch trọng điểm được bồi dưỡng về du
lịch và văn hóa giao tiếp ứng xử trong kinh doanh du lịch.
2.1.2.2. Chất lượng hệ thống khách sạn, nhà hàng
Lưu trú du lịch là sản phẩm không thể thiếu trong chuỗi dịch vụ du lịch, có vị trí
quan trọng, góp phần nâng cao chất lượng du lịch, thu hút du khách. Chỉ dịch vụ có chất
lượng mới tạo ra được uy tín, góp phần nâng cao tính cạnh tranh và tạo nên thương hiệu
cho từng đơn vị và toàn ngành.
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của ngành du lịch tỉnh, có thể thấy Thanh Hóa được
đánh giá là nơi có hệ thống khách sạn, nhà nghỉ thuộc loại khá. Đặc biệt, những năm gần
đây, Thanh Hóa đã thu hút được nhiều nhà đầu tư xây dựng hệ thống khách sạn 3 sao trở lên.
Đơn vị tính: Phòng
Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thanh Hóa
Đồ thị 4. Cơ sở lƣu trú du lịch tại Thanh Hóa giai đoạn 2010 - 2018
0
5000
10000
15000
20000
25000
30000
2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 Dự kiến
2018
Đại học trở lên Cao đẳng, trung cấp Đào tạo nghề, bồi dưỡng tại chỗ Chưa qua đào tạo
0
500
1000
2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 Dự kiến
2018Cơ cở chưa thẩm định, xếp hạng Nhà nghỉ đạt tiêu chuẩn KDDL
Cơ sở đạt tiêu chuẩn khách sạn 1- 2 sao Cơ sở đạt tiêu chuẩn khách sạn 3 sao trở lên
TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 43.2019
92
Qua đồ thị 4, có thể thấy cơ sở lưu trú du lịch tại Thanh Hóa thời gian qua luôn
tăng qua các năm (dự kiến năm 2018 tăng 1,6 lần so với năm 2010). Cơ sở lưu trú chưa
được thẩm định, xếp hạng đã giảm đáng kể (từ chiếm 50,1% năm 2010 xuống còn 14,4%
năm 2018). Điều này cho thấy, Thanh Hóa đã xây dựng kế hoạch, ban hành các hệ thống
văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, kỹ thuật của hệ thống cơ
sở lưu trú một cách hợp lý; Đồng thời, tiến hành nhiều hoạt động thực tế đồng bộ, rà
soát, xếp loại cơ sở lưu trú, tạo điều kiện tăng cường quản lý, hướng dẫn nâng cao chất
lượng lưu trú.
Theo số liệu thống kê, tính đến hết năm 2018, tổng số cơ sở lưu trú du lịch dự kiến là
780 cơ sở, trong đó có 112 cơ sở chưa thẩm định, xếp hạng (chiếm 14,4%) với tổng số
phòng dự kiến là 30.000 phòng (tăng 2,8% so với năm 2010), trong đó, số phòng của các
cơ sở lưu trú chưa thẩm định, xếp hạng dự kiến là 3.900 phòng (chiếm 13%).
Đơn vị tính: Phòng
Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Thanh Hóa
Đồ thị 5. Số phòng, nhà nghỉ phục vụ du lịch tại Thanh Hóa giai đoạn 2010 - 2018
Nhìn vào đồ thị 5, có thể thấy số phòng đạt tiêu chuẩn khách sạn 3 sao trở lên và
số phòng đạt tiêu chuẩn khách sạn 1-2 sao có xu hướng tăng và tỷ trọng của 2 loại phòng
này cũng tăng đều qua các năm. Bên cạnh đó, số phòng của các cơ sở lưu trú chưa thẩm
định, xếp hạng biến động không đều và thay đổi về số lượng không đáng kể, tuy nhiên,
tỷ trọng số phòng của loại này chiếm trong tổng số phòng phục vụ du lịch có xu hướng
giảm (từ 37,2% năm 2010 xuống còn 13% năm 2018). Điều này cho thấy, tỉnh đã có
những biện pháp, chính sách hợp lý khuyến khích các nhà đầu tư xây dựng mới các cơ sở
lưu trú đạt tiêu chuẩn với các phòng đạt tiêu chuẩn khách sạn 3 sao trở lên và sửa chữa,
nâng cấp các cơ sở lưu trú cũng như các phòng đã đưa vào sử dụng.
0
2000
4000
6000
8000
10000
12000
14000
2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 Dự kiến
2018
Số phòng đạt tiêu chuẩn khách sạn 3 sao trở lên Số phòng đạt tiêu chuẩn khách sạn 1-2 sao
Số phòng nhà nghỉ đạt TC KDDL Số Phòng của các CSLT chưa thẩm định, xếp hạng
TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 43.2019
93
Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Thanh Hóa
Đồ thị 6. Số ngày khách du lịch tại Thanh Hóa giai đoạn 2010 - 2018
Nhìn vào đồ thị 6 ta thấy, số ngày lưu trú trung bình khách quốc tế có xu hướng tăng
lên qua các năm (năm 2018 dự kiến là 665.000 ngày tăng 9,1 lần so với năm 2010), tốc độ
tăng bình quân ngày lưu trú của khách quốc tế là 31,6%/năm. Điều này chứng minh, trong
thời gian qua, du lịch Thanh Hóa đã cải thiện chất lượng sản phẩm du lịch để lưu giữ thời
gian du khách ở lại Thanh Hóa. Tuy nhiên, so với các địa phương khác trong cả nước như
Khánh Hòa, Quảng Nam thì thời gian khách quốc tế ở lại Thanh Hóa thấp hơn mặc dù tài
nguyên du lịch của địa phương rất đa dạng, phong phú với nhiều loại hình du lịch như nghỉ
biển, du lịch sinh thái, tham quan các di tích lịch sử, tham gia các lễ hội văn hóa đặc trưng,
làng nghề truyền thống.
2.2. Hạn chế
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, du lịch Thanh Hóa vẫn còn nhiều bất cập.
Thứ nhất, tiềm năng, thế mạnh du lịch ở tỉnh ta dường như vẫn đang trong bước
chuẩn bị, nhiều tiềm năng du lịch còn bỏ ngỏ, chưa tương xứng với lợi thế sẵn có ở mỗi
địa phương, thậm chí còn có một số dự án du lịch “treo”, gây lãng phí và khó khăn trong
công tác quản lý Nhà nước về đầu tư.
Thứ hai, cơ sở hạ tầng phục vụ cho du lịch, nhất là việc đầu tư trùng tu, tôn tạo, bảo
vệ di tích, danh thắng còn thiếu và yếu vì vậy chưa tạo nên được một khu du lịch hoàn
chỉnh. Không có điểm vui chơi giải trí, chưa xây dựng được điểm du lịch đặc thù và những
sản phẩm du lịch đặc trưng để thu hút du khách.
Thứ ba, công tác xúc tiến, thu hút các doanh nghiệp lớn đầu tư trong lĩnh vực du lịch để
tạo ra những điểm vui chơi, giải trí, khu du lịch sinh thái cao cấp, với những sản phẩm du lịch
hấp dẫn, kéo dài thời gian lưu trú của khách du lịch chưa được thực hiện một cách bài bản.
73,464 91,000 126,500 186,745 214,000 337,030 405,000 510,000 665,000
5,381,536
6,049,000
6,645,500 7,027,255
7,921,500
9,514,970
10,795,000
12,340,000
14,335,000
2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 Dự kiến
2018
Ngày khách quốc tế Ngày khách nội địa
TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 43.2019
94
2.3. Một số giải pháp phát triển du lịch tỉnh Thanh Hóa
Thứ nhất, gia tăng đầu tư nâng cao sức cạnh tranh cho du lịch. Trong đầu tư du lịch
thì đầu tư cho cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển du lịch có yếu tố quan trọng và đảm bảo
thúc đẩy phát triển du lịch, đặc biệt là tạo điều kiện thu hút khách du lịch, cải thiện điều
kiện dân sinh cho cộng đồng dân cư. Vì vậy, cần tiếp tục thực hiện chương trình hỗ trợ đầu
tư hạ tầng du lịch, đồng thời chú trọng lồng ghép đầu tư hạ tầng với du lịch và với các
chương trình, đề án phát triển kinh tế - xã hội; trong giai đoạn tới cần chú trọng đầu tư vào
các khu du lịch trọng điểm để tạo đà bứt phá cho du lịch Thanh Hóa.
Thứ hai, nâng cao chất lượng đội ngũ nguồn nhân lực du lịch. Chất lượng nguồn
nhân lực du lịch Thanh Hóa còn kém so với các tỉnh trong khu vực cả về năng lực quản
lý, nghiệp vụ chuyên môn và trình độ ngoại ngữ. Vì vậy, nâng cao chất lượng cho đội
ngũ cán bộ trong ngành là nhiệm vụ trọng tâm trong định hướng phát triển du lịch thời
gian tới. Đối với đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước, cần phải trang bị kiến thức về chuyên
môn nghiệp vụ du lịch; nâng cao trình độ nghiệp vụ quản lý nhà nước, đặc biệt là quản lý
kinh tế. Đối với nguồn nhân lực các doanh nghiệp và cộng đồng dân cư cần chú trọng bồi
dưỡng kiến thức thị trường, ngoại ngữ và nghiệp vụ chuyên sâu, nâng cao ý thức bảo vệ
tài nguyên môi trường.
Thứ ba, nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò quan trọng của ngành Du lịch trong điều
kiện hiện nay. Mặc dù đã có chuyển biến r nét trong thời gian qua, song cần tiếp tục tuyên
truyền làm chuyển biến nhận thức sâu rộng trong xã hội về tầm quan trọng và sự cần thiết
của việc phát triển du lịch. Tạo ra sự chuyển biến thực chất trong việc ban hành chính sách
phát triển du lịch, nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về du lịch ở các địa phương trọng
điểm phát triển du lịch.
Thứ tư, đổi mới và hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách, luật pháp có liên quan
đến du lịch, đặc biệt là các chính sách liên quan đến tháo gỡ khó khăn cho các doanh
nghiệp du lịch để nâng cao sức cạnh tranh của du lịch, như: Điều chỉnh và bổ sung Luật
Du lịch, các nghị định thông tư hướng dẫn Luật; chính sách về thuế nhập khẩu phương tiện
vận chuyển, trang thiết bị cơ sở lưu trú; thuế sử dụng, thuế đất tại các khuôn viên cảnh
quan, các khu du lịch, khu du lịch sinh thái; chính sách ưu tiên đầu tư; chính sách xã hội
hóa trong du lịch. Tất cả những nội dung trên phải được thực hiện đồng bộ, đảm bảo tính
minh bạch, cụ thể, ổn định và dễ thực hiện.
Thứ năm, đẩy mạnh công tác xúc tiến quảng bá du lịch cùng với nâng cao chất lượng
sản phẩm du lịch mang tính đặc trưng tạo sức hút cho du khách, từ đó tạo thương hiệu của
du lịch Thanh Hóa, bởi đây là biện pháp quan trọng để tạo lập hình ảnh và vị thế du lịch
trong và ngoài nước nhằm thu hút khách.
Thứ sáu, quy hoạch hệ thống các di tích lịch sử văn hóa; xây dựng các tour tuyến;
liên kết các khu, điểm du lịch, trung tâm thương mại, khu vui chơi giải trí, làng nghề
truyền thống.
TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 43.2019
95
3. KẾT LUẬN
Thanh Hóa là tỉnh có tiềm năng phong phú, đa dạng các loại hình du lịch như du lịch
biển, du lịch sinh thái, du lịch văn hóa - lịch sử. Để khai thác tốt các tiềm năng, thế mạnh
du lịch, tỉnh Thanh Hóa cần đầu tư đồng bộ và có trọng điểm. Đồng thời, chú trọng việc đa
dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ, tăng cường liên kết phát triển du lịch
và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực kết hợp với việc bảo vệ môi trường và tài nguyên
du lịch theo hướng phát triển bền vững để Thanh Hóa thực sự trở thành một trong những
địa bàn trọng điểm du lịch của khu vực Bắc Trung Bộ cũng như của cả nước.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Cục thống kê tỉnh Thanh Hóa, Niên giám thống kê tỉnh Thanh Hoá (từ năm 2015 đến
2017, Nxb. Thống kê, Hà Nội.
[2] Xuân Minh (2018), Thực trạng và tiềm năng du lịch xứ Thanh, Báo Thanh Hóa số
9100, tháng 1-2018.
[3] Đỗ Minh Thủy, Nguyễn Đức Việt, Bùi Thị Ninh (2018), Tiềm năng lợi thế và chiến
lược phát triển du lịch Thanh Hóa đến năm 2020 tầm nhìn 2030, tạp chí Công
Thương, số 15 tháng 10-2018.
[4] Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa (2016), Báo cáo Chương trình phát triển du lịch
Thanh Hóa giai đoạn 2016 - 2020 (Tài liệu lưu hành nội bộ), tháng 6/2016.
[5] Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa, Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Thanh Hoá
(Báo cáo thường niên, từ năm 2010 đến 2017).
CURRENT SITUATION OF TOURISM DEVELOPMENT
OF THANH HOA PROVINCE, PERIOD 2010 - 2018
Nguyen Cam Nhung
ABSTRACT
Tourism is an integrated economic sector and has become increasingly important
for economic, political, social and natural resource protection. Tourism development will
contribute to economic restructuring, bringing provincial budget revenues, attracting
investment capital and export goods, and positively influencing the development of related
economic sectors, especially the handicraft industry. Tourism also contributes to the
implementation of poverty reduction policies, creating jobs and regular income for
workers in different regions. The following article mainly refers to the achievements of
tourism in Thanh Hoa province in the period of 2010 - 2018, thereby proposing some
solutions to develop tourism in the coming time.
Keywords: Tourism development, status, solutions, Thanh Hoa province.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- thuc_trang_phat_trien_du_lich_tinh_thanh_hoa_giai_doan_2010.pdf