Thực trạng quan hệ kinh tế Việt Nam - Asean từ 1990 đến nay

Qua 10 năm thực hiện luật đầu tư trực tiếp nước ngoài, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của các nước ASEAN vào Việt Nam tăng đáng kể. Tại thời điểm tháng 7/1995 trước lúc Việt Nam gia nhập ASEAN, khu vực này mới chiếm 17,27% tổng số vốn đăng ký của cỏc nước và vùng lónh thổ đầu tư vào Việt Nam. Hiện nay con số này đó tăng lên khoảng 25,26%. Các nước ASEAN hiện có 422 dự án cũn hiệu lực với 9,2 tỷ USD tổng số vốn đăng ký, gấp 3,2 lần so với tháng 7/1995. Hàng loạt dự án đầu tư ASEAN được coi là thành công, điển hỡnh như: dự án bia Heiniken, nước giải khát IBC, cán kéo thép Nasteel Vina. Nét nổi bật nữa của đầu tư ASEAN là đó tạo dựng được một số khu công nghiệp, khu chế suất và đó thu hỳt được hàng chục dự án với vốn đầu tư trên 700 triệu USD. Hiện nay các dự án đầu tư của ASEAN đang sử dụng khoảng trên 37.000 lao động, đóng góp đáng kể vào việc giải quyết việc làm và đào tạo nhân lực có tay nghề cao cho Việt Nam.

doc59 trang | Chia sẻ: haianh_nguyen | Lượt xem: 1807 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thực trạng quan hệ kinh tế Việt Nam - Asean từ 1990 đến nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Quan hệ thương mại Việt Nam - Inđônêxia: Trong số các nước ASEAN, quan hệ thương mại Việt Nam - Inđônêxia được thực hiện từ rất sớm, từ những năm 60. Tuy nhiên, chỉ từ 1990 đến nay quan hệ thương mại hai bên mới được đẩy mạnh. Bảng 7: Xuất nhập khẩu Việt Nam - Inđônêxia Đơn vị: triệu USD và % 1990 1992 1994 1996 1998 1999 Xuất khẩu Nhập khẩu Tổng số % trong ASEAN 14,6 9,8 24,4 2,7 19,9 39,8 40,7 2,7 35,3 116,3 151,6 5,9 45,7 149,0 194,7 4,1 316 257 573 9,4 421 285 706 12,3 Nguồn: Tổng cục Thống Kê, sđd Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư, 1999 Giá trị xuất nhập khẩu hai bên tăng nhanh từ 24,4 triệu USD năm 1990 tăng lên 706 triệu USD năm 1999. (Bảng 7). Trong hai năm cuối Việt Nam đã có thặng dư trong cán cân thương mại với Inđônêxia. Inđônêxia là nước nông nghiệp trong khu vực, có cơ cấu cây trồng tương tự như Việt Nam. Nhưng mấy năm gần đây, Inđônêxia vẫn phải nhập lương thực. Hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Inđônêxia tương tự như Thái Lan nhưng với khối lượng ít hơn trừ dầu thô và gạo. Đặc biệt năm 1998 - 1999 Inđônêxia là nước đứng đầu về nhập khẩu gạo của Việt Nam với 947.446 tấn năm 1998, và hơn 1,14 triệu tấn năm 1999. Kim ngạch xuất nhập khẩu sang Inđônêxia năm 1999 đã chiếm 3,6% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam - ASEAN và thị trường lớn thứ 2 trong khu vực sau Xingapo. Giá trị xuất nhập khẩu từ Inđônêxia năm 1999 là 285 triệu USD, chiếm 2,5% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam và đứng thứ 4 trong khối ASEAN. Hàng nhập khẩu của Việt Nam từ Inđônêxia chủ yếu là: phân bón, hoá chất, bột giấy, linh kiện và xe gắn máy, xăng dầu các loại... Quan hệ thương mại Việt Nam - Philippin: Philippin là đối tác không thể coi nhẹ của Việt Nam. Mặc dù nửa đầu những năm 1990 buôn bán giữa hai nước mới đạt ở mức rất thấp và biến động thất thường (Bảng 8). Bảng 8: Xuất nhập khẩu Việt Nam - Philippin Đơn vị: triệu USD và% 1990 1992 1994 1996 1998 1999 Xuất khẩu Nhập khẩu Tổng số % trong ASEAN 57,0 3,6 60,6 6,8 1,0 0,5 1,5 0,1 3,6 15,0 18,6 0,7 132,0 28,9 160,9 3,4 392,7 59,0 451,7 7,4 393 46 493 7,6 Nguồn: Tổng cục Thống kê, sđd Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 1999. Buôn bán giữa Việt Nam và Philippin năm 1990 đạt 57 triệu USD nhưng năm 1992 - 1993 chỉ đạt 1,5 triệu USD. Từ năm 1996 đến năm 1999 kim ngạch buôn bán giữa hai nước tăng nhanh, đạt 439 triệu USD năm 1999, chiếm 7,6% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - ASEAN và gần 1,9% tổng kim ngạch ngoại thương của Việt Nam. Đặc biệt, kể từ 1995 đến nay, cán cân thương mại Việt Nam - Philippin luôn thặng dư với mức ngày càng tăng, năm 1995 là: 16,8 triệu USD, 1996 là: 103,1 triệu USD và năm 1999 là: 350 triệu USD. So với các nước ASEAN khác, Philippin là thị trường tiêu thụ lớn nhất của Việt Nam về linh kiện máy vi tính. Năm 1999, xuất khẩu linh kiện máy vi tính của Việt Nam sang Philippin đạt 232,982 triệu USD, tiếp theo là gạo: 507,393 tấn và các mặt hàng cà phê, dệt may, hạt tiêu, hạt điều, than đá, cát trắng, rau củ quả, hải sản,... Năm 1999, Philippin chiếm 3,4% tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam và là bạn hàng lớn thứ 4 của Việt Nam so với các nước ASEAN khác. Việt Nam nhập khẩu từ Philippin chủ yếu là phân bón, chiếm 70% đến 80% giá trị nhập khẩu hàng năm của nước này. Riêng năm 1999 nhập tới 112.700 tấn phân bón các loại, ngoài ra còn nhập các mặt hàng khác nhưng với khối lượng không lớn như: sắt thép các loại, máy móc phụ tùng, chất dẻo,... Quan hệ thương mại Việt Nam - Lào: Việt Nam - Lào có mối quan hệ đặc biệt thân thiết và dành cho nhau chế độ ưu đãi, đặc biệt là quan hệ ngoại thương, mức thuế xuất khẩu bằng 0%. Tuy nhiên, do kinh tế của hai nước còn khó khăn nên thương mại hai chiều còn đạt ở mức rất thấp. (Bảng 9). Bảng 9: Xuất nhập khẩu Việt Nam - Lào: Đơn vị: triệu USD. 1990 1992 1994 1996 1998 1999 Xuất khẩu 16,6 16,0 20,9 24,9 73,3 164 Nhập khẩu 3,9 7,7 102,9 68,1 104,0 195 Tổng số 20,5 23,7 123,8 93,0 177,3 359 Nguồn: Tổng cục Thống kê, sđd Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 1999 Từ năm 1997 trở về trước, kim ngạch buôn bán giữa hai nước tăng giảm thất thường. Năm 1994 đạt mức cao nhất là 123,8 triệu USD, năm 1995 - 1997 lại giảm xuống còn 104,6 triệu USD năm 1995, 93 triệu USD năm 1997. Hai năm gần đây, kim ngạch hai chiều tăng lên, đạt 177,3 triệu USD năm 1998 và 359 triệu USD năm 1999. Việt Nam xuất khẩu sang Lào hàng công nghệ phẩm như: đồ nhựa, hàng dân dụng, may mặc, chất tẩy rửa, hàng điện tử, hải sản, gạo,... Việt Nam cũng nhập khẩu từ Lào: phụ liệu dệt da, nguyên liệu chất dẻo, thạch cao,... Quan hệ thương mại Việt Nam - Campuchia: Bảng 10: Xuất nhập khẩu Việt Nam - Campuchia Đơn vị: triệu USD và % 1990 1992 1994 1996 1998 1999 Xuất khẩu 9,1 6,4 77,3 99,0 75 91 Nhập khẩu 7,7 6,7 17,7 17,7 36 13 Tổng số 16,8 13,1 95,0 116,9 111 104 Nguồn: Tổng cục Thống kê, sđd Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 1999 Quan hệ thương mại Việt Nam - Campuchia cũng mới được đẩy mạnh trong những năm gần đây. Giá trị xuất nhập khẩu giữa hai nước tăng từ 16,8 triệu USD năm 1990 lên 104 triệu USD năm 1999, tăng gấp 6,2 lần. Việt Nam luôn là nước thặng dư trong cán cân thương mại với Campuchia. Năm 1999 giá trị xuất khẩu của Việt Nam sang Campuchia chiếm gần 17% tổng giá trị nhập khẩu của nước bạn. (Bảng 10). Việt Nam nhập khẩu từ Campuchia các loại nguyên phụ liệu da dệt may mặc, chất dẻo nguyên liệu... Việt Nam xuất khẩu sang Campuchia nhiều hàng hoá đa dạng như: cà phê, cao su, linh kiện vi tính, dệt may, thủ công mỹ nghệ,... Quan hệ thương mại Việt Nam - Brunây: Đối với Việt Nam thị trường Brunây còn khá mới mẻ. Hàng nhập khẩu của Brunây chủ yếu là máy móc, ô tô và lương thực cao cấp. Năm 1999, Việt Nam mới xuất khẩu sang Brunây được 260 nghìn USD hàng dệt may và 24 nghìn USD rau quả các loại. Muốn xuất khẩu sang Brunây, Việt Nam phải nâng cao chất lượng hàng hoá và cạnh tranh với các nước trong khu vực, nhất là hàng nông sản của Thái Lan. Quan hệ thương mại Việt Nam - Mianma: Myanma là thị trường nhỏ bé và mới mẻ đối với Việt Nam, tuy vậy chúng ta vẫn phải tăng cường buôn bán với nước này. Năm 1999, kim ngạch buôn bán hai chiều Việt Nam - Mianma đạt 2 triệu USD. Dù đây là một con số rất khiêm tốn nhưng Myanma là thị trường đầy tiềm năng, tạo điều kiện cho quan hệ thương mại sắp tới. 2. Việc Việt Nam tham gia AFTA (ASEAN Free Trade Area: khu vực buôn bán tự do ASEAN). Nhằm tăng cường hơn nữa quá trình hội nhập kinh tế khu vực, đặc biệt là mở rộng quá trình tự do hoá thương mại nội bộ, việc Việt Nam tham gia AFTA không chỉ là xu hướng tất yếu mà còn là điều kiện để nâng cao hiệu quả thương mại giữa Việt Nam với ASEAN và giữa Việt Nam với từng nước thành viên, chuẩn bị những điều kiện cần thiết để tham gia vào các tổ chức kinh tế thương mại khác như: NAFTA, EU, WTO... Do đó, ngày 7/10/1994 Bộ trưởng Ngoại Giao nước ta Nguyễn Mạnh Cầm đã cam kết “Việt Nam sẽ bắt đầu thực hiện hiệp định về lịch trình CEPT cho AFTA vào ngày 1/1/1996, tuân thủ đầy đủ các cam kết CEPT - AFTA và mục tiêu hiện thực hoá AFTA vào 2006 ”(1. GS.TS. Nguyễn Duy Quý, Giám đốc Trung tâm KHXH & NVQG, Nghiên cứu ĐNÁ, 2/2000. ). Theo lịch trình này, chương trình cắt giảm thuế nhập khẩu của Việt Nam được chính thức bắt đầu vào ngày 1/1/2006. Tới thời điểm đó, thuế nhập khẩu đánh vào hàng hoá của các nước thành viên ASEAN nhập vào nước ta sẽ có mức tối đa là 5% và mức tối thiểu là 0%. Như vậy, việc tham gia AFTA của Việt Nam sẽ là cơ hội, đồng thời cũng là thách thức đối với thương mại Việt Nam - ASEAN. Trước hết, AFTA sẽ đem lại cơ hội cho hàng xuất khẩu của Việt Nam tăng lên, kích thích FDI nước ngoài, chuẩn bị cho Việt Nam những tiền đề cần thiết để tham gia vào các khu vực thương mại rộng hơn. Mặt khác, AFTA cũng buộc Việt Nam phải có cơ cấu thích ứng, nâng cao khả năng cạnh tranh và tuân thủ các tiêu chuẩn kỹ thuật quốc tế. Tuy nhiên, việc triển khai AFTA ở nước ta không đơn giản, Việt Nam gặp phải khó khăn như: - Năng lực cạnh tranh, năng suất lao động, hiệu quả các sản phẩm của nền kinh tế của Việt Nam còn thấp so với ASEAN6. Do trình độ doanh nghiệp yếu kém của Việt Nam (53.000 doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế thu hút khoảng 3 triệu lao động).Tuy nhiên nếu so sánh với các nước ASEAN thì phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam có quy mô nhỏ, chiếm 90% các doanh nghiệp Việt Nam. Trình độ công nghệ của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay tụt hậu khoảng 25 đến 30 năm so với Thái Lan, 40 đến 45 năm so với Xingapo. Điều này dẫn đến chi phí đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam cao hơn 30 đến 50% so với các đối tác của các nước ASEAN khác. Mặt khác, tiến trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước còn chậm. - Về cân đối và sử dụng vốn để đầu tư và tái đầu tư sản xuất của các doanh nghiệp Việt Nam còn có những vấn đề bất ổn. Theo các số liệu hiện nay thì các doanh nghiệp Việt Nam cần phải huy động 20 nghìn tỷ Việt Nam đồng cho vốn lưu thông chưa kể đến các nguồn vốn đầu tư cho tài sản cố định. Như vậy, vốn lưu thông hiện có của các doanh nghiệp Việt Nam chỉ đáp ứng được 60% tổng số vốn lưu thông cần sử dụng. Phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam nói riêng và kinh tế Việt Nam nói chung chưa có sự chuẩn bị đầy đủ cho quá trình hội nhập quốc tế khu vực, chưa đưa ra được các chiến lược chính sách thích ứng để tham gia AFTA. Trước hết là do mức độ phổ cập thông tin liên quan đến AFTA còn thiếu và chưa đồng bộ. Lịch trình cắt giảm thuế của các doanh nghiệp triển khai còn chậm và lúng túng. Nhìn chung, các doanh nghiệp Việt Nam chưa định ra được chiến lược chính sách cạnh tranh sản phẩm cho thời điểm năm 2006. Phần lớn cơ cấu sản phẩm của kinh tế Việt Nam chủ yếu là các sản phẩm sơ chế sử dụng nhiều lao động. Do đó, giá trị gia tăng thấp, khả năng cạnh tranh yếu so với các đối tác ASEAN khác. Vì vậy, cán cân thương mại Việt Nam - ASEAN còn chênh lệch lớn. Hàng xuất khẩu của ASEAN hiện nay chiếm khoảng 25% tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam. Trong khi đó hàng xuất khẩu của Việt Nam chiếm khoảng 1% tổng giá trị xuất khẩu của ASEAN. Khả năng tiêu thụ của thị trường nội địa chậm, hạn chế đến việc kích thích nền kinh tế Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp Việt Nam nói riêng để nâng cao hiệu quả sản xuất, cải cách cơ cấu mặt hàng kích thích năng lực cạnh tranh. Vấn đề này không chỉ ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh của doanh nghiệp Việt Nam mà còn giảm tốc độ đầu tư trực tiếp của các doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam. Với những khó khăn như vậy, nên Việt Nam phải nâng cao chất lượng hàng hoá bởi chắc chắn hàng hoá của Việt Nam phải cạnh tranh gay gắt với các hàng hoá của các nước trong khu vực. Từ năm 1996 đến năm 2000 về cơ bản chúng ta đã lập được xong 4 danh mục thuế của CEPT. Mục tiêu tiêu của năm 2000 đặt ra là đưa các danh mục giảm thuế lên mức 4230 dòng thuế (mỗi dòng tương ứng với 1 sản phẩm) đạt chỉ tiêu 60% trong danh mục cắt giảm thuế. Định chỉ tiêu giảm thuế cho 4230 dòng trong đó 1680 dòng thuế đạt mức thuế suất bằng 0%, chiếm 39% tổng số dòng thuế. Khoảng 2900 dòng thuế có mức thuế suất từ 0 đến 5%, chiếm 70% tổng số dòng thuế, 800 dòng thuế có mức thuế suất trên 5%, 450 dòng thuế có mức thuế từ 5 đến 10%. Từ nay đến 2006 Việt Nam đề ra 4 mục tiêu là: Tối đa hoá các dòng thuế đạt mức thuế suất từ 0 đến 5% vào năm 2003. Xem xét mở rộng số dòng thuế, số mức thuế là 0% vào năm 2006. Đưa toàn bộ các mặt hàng trong danh mục các sản phẩm cắt giảm thuế ngay xuống mức thuế suất 0% vào năm 2015. Một số mặt hàng nhạy cảm sẽ được nới rộng biên độ cắt giảm thuế đến năm 2018. Xu hướng toàn cầu hoá và khu vực hoá đang trở thành xu hướng mạnh mẽ, hội nhập kinh tế tạo ra nhiều cơ hội cho phát triển kinh tế nước ta. Trong những năm qua, trao đổi nước ta với các nước trong khu vực khá lớn (chiếm 1/3 tổng nhập khẩu và 1/4 tổng xuất khẩu của nước ta) và sẽ còn tăng trong những năm tới. Tham gia AFTA sẽ có tác động tích cực đến thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, bởi thị trường Việt Nam khá lớn điều này sẽ hấp dẫn các nhà sản xuất đầu tư sản xuất tại Việt Nam để cung cấp hàng hoá cho thị trường Việt Nam. Đồng thời sẽ tạo cho một thị trường mở cửa cho hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu của Việt Nam tăng lên, các hàng rào thuế quan và phi thuế quan bị xoá bỏ, các tranh chấp được giải quyết công bằng. Tham gia AFTA, Việt Nam có khả năng đi tắt và phát triển nhanh. Việt Nam có thể lợi dụng được những lợi thế mạnh của các nước ASEAN về kinh nghiệm, vốn đầu tư, quản lý, nâng cao được khả năng cạnh tranh thông qua những ưu đãi của AFTA mang lại. Bên cạnh đó, tham gia AFTA Việt Nam nhanh chóng hội nhập vào kinh tế thế giới. Có thể nói, coi AFTA là nơi thực nghiệm để Việt Nam có đủ kinh nghiệm và bản lĩnh để tham gia vào các tổ chức liên kết trên thế giới như: WTO, APEC,... Nhìn lại quá trình triển khai AFTA nói chung và CEPT nói riêng ở nước ta trong hơn 2 năm qua, chúng ta có thể khẳng định rằng Việt Nam đã làm tất cả những gì có thể làm để triển khai AFTA và CEPT đúng tiến độ. Điều đó cho thấy nước ta đã nghiêm chỉnh tôn trọng cam kết của mình đối với ASEAN nói chung và AFTA nói riêng. Một tương lai hấp dẫn đang mở ra cho Việt Nam nhưng cũng đầy thách thức buộc Việt Nam phải vượt qua. II. THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ CỦA CÁC NƯỚC ASEAN VÀO VIỆT NAM: Số lượng dự án và vốn đầu tư: * Thời kỳ từ năm 1990 đến tháng 5/1995: Vào những năm 80 quan hệ giữa Việt Nam và các nước ASEAN mới được thiết lập trở lại chủ yếu là quan hệ thương mại. Việc Việt Nam chuyển từ nền kinh tế tập chung sang nền kinh tế theo định hướng thị trường thích ứng với các nền kinh tế ASEAN. Việt Nam thông qua luật đầu tư nước ngoài tháng 12/1987. Trong những năm đầu tiên khi ban hành luật đầu tư, nhìn chung các nhà đầu tư ASEAN tham gia đầu tư trực tiếp vào Việt Nam còn dè dặt, với những dự án nhỏ, mang tính chất thăm dò, tìm hiểu thị trường Việt Nam. Để khuyến khích và tạo thêm điều kiện thuận lợi cho đầu tư nước ngoài. Luật đầu tư nước ngoài (sửa đổi bổ sung) 1990 và 1992 nêu lên vấn đề tư nhân tham gia tiếp nhận đầu tư trực tiếp nước ngoài một cách rõ ràng hơn, cụ thể hơn và có tính khả thi hơn. Với việc ban hành và sửa đổi luật đầu tư nước ngoài, Việt Nam nhanh chóng trở thành một nước có nhịp độ đầu tư nước ngoài nhanh nhất. Năm 1990 các nước ASEAN mới chỉ đầu tư vào Việt Nam 16 dự án với số vốn 35 triệu USD thì năm 1991 đã nâng lên 28 dự án với tổng số vốn đầu tư 168 triệu USD. Như vậy, năm 1991 so với năm 1990 gấp 1,75 lần về số dự án, gấp 4,8 lần về số vốn đầu tư và gấp 2,74 lần về quy mô bình quân dự án. Tính đến tháng tháng 5/1995 trước khi Việt Nam gia nhập ASEAN, các nước ASEAN đã đầu tư vào Việt Nam một số vốn là 2,262 tỷ USD với 200 dự án, chiếm 15% tổng số vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Trong số đó Xingapo đứng đầu các nước ASEAN đầu tư vào Việt Nam với 29 dự án công nghiệp, 1 dự án thăm dò, khai thác dầu khí, 11 dự án nông - lâm - ngư, 14 dự án xây dựng khách sạn, 8 dự án giao thông bưu điện. Tiếp theo là Malaixia đứng thứ 2 trong khối ASEAN đầu tư vào Việt Nam. Đầu năm 1995, đầu tư của Malaxia vào Việt Nam với 43 dự án, vốn đăng ký là 607,23 triệu USD. Thái Lan cũng có 64 dự án, vốn đăng ký lên xấp xỉ 300 triệu USD, bình quân mỗi dự án là 4 triệu USD. Đến tháng 5/1995, Inđônêxia đã đầu tư 5 dự án vào lĩnh vực công nghiệp, 2 dự án chế biến gỗ và trồng hoa, còn lại là 4 dự án xây dựng khách sạn, dịch vụ, giao thông vận tải và ngân hàng. Philippin là nước cuối cùng trong số các nước ASEAN đầu tư vào Việt Nam với 13 dự án với vốn đầu tư là 74 triệu USD được cấp giấy phép. Như vậy, trước ngày 28/7/1995 hầu hết các nước ASEAN đã đầu tư vào Việt Nam. Song hầu hết các dự án đầu tư còn nhỏ và khiêm tốn. *Sau khi Việt Nam gia nhập ASEAN: Cho tới thời điểm Mỹ bỏ cấm vận Việt Nam 02/1993 và ngày 28/7/1995 Việt Nam chính thức gia nhập ASEAN thì đầu tư của các nước ASEAN vào Việt Nam mới tăng vọt. Tính đến năm 1996, tổng số vốn đầu tư (đã đăng ký) của các nước ASEAN vào Việt Nam là gần 4,7 tỷ USD, với 292 dự án, chiếm khoảng 20% toàn bộ vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Đến cuối năm 1997, sau 10 năm thực hiện luật đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam, đầu tư trực tiếp của các nước ASEAN vào Việt Nam đã tăng lên nhanh chóng từ 292 dự án với số vốn 4666 triệu USD năm 1996 lên tới 362 dự án với số vốn đầu tư 8.643,6 triệu USD, chiếm 15,6% tổng dự án và 27,6% tổng số vốn đầu tư trực tiếp của các nước là 31,232 tỷ USD. Xingapo là nước đầu tư lớn nhất vào Việt Nam từ trước tới nay. Tính đến năm 1997, Xingapo đầu tư vào Việt Nam với tổng số vốn 5.685,8 triệu USD. Với 100% vốn nước ngoài là 30 dự án có tổng số vốn đầu tư 354,4 triệu USD, vốn thực hiện đạt 85,15%. Trong số 30 dự án có tới 50% số dự án được cấp giấy phép, 4 dự án đã đưa vào hoạt động. Với dự án liên doanh có 112 dự án trong số đó có 56 dự án đưa vào hoạt động và có doanh thu. Riêng về dự án hợp doanh có 11 dự án được đưa vào hoạt động. Hết năm 1997, Xingapo đầu tư 187 dự án. Trong 140 xí nghiệp đang hoạt động đã đưa vào thực hiện 1068 triệu USD vốn đầu tư, sản xuất 440 triệu USD giá trị sản phẩm, thu hút 7.600 lao động. Nhìn chung, các dự án của Xingapo đều có quy mô tương đối lớn và tập trung vào một số lĩnh vực như: công nghiệp, dịch vụ, khách sạn,... Ngoài Xingapo, Inđônêxia cũng có số lượng dự án vào Việt Nam tương đối lớn. Đầu năm 1997 đã có 14 dự án với tổng số vốn 284 triệu USD đầu tư trực tiếp vào Việt Nam. Trong số đó có 4 dự án vốn 100% của nước ngoài. Trong 8 dự án liên doanh có 2 dự án có số vốn trên 50 triệu USD, đó là liên doanh khách sạn Horison và dự án xí nghiệp liên hợp thực phẩm Vũng Tàu. Các nhà đầu tư Inđônêxia thường đầu tư vào sản xuất bột ngọt, sợi nhân tạo, sản xuất gỗ, thuốc lá. Đứng thứ 2 trong khối ASEAN đầu tư vào Việt Nam là Malaixia, với 63 dự án và tổng số vốn đầu tư là 1343,17 triệu USD tính đến tháng 12/1997. Hầu hết các dự án của Mailaixia thực hiện dưới hình thức 100% vốn nước ngoài. Về dự án hợp doanh, có 4 dự án trong đó có 2 dự án đầu tư vào lĩnh vực dầu khí như: Dung Quất: 1,2 tỷ USD, 2 ngân hàng 75 triệu USD. Tính chung cho tới nay, Malaixia đang có 84 dự án đầu tư vào Việt Nam với tổng số vốn đăng ký là 1,007 tỷ USD. Hiện trừ 14 dự án đã bị giải thể. Malaixia còn 70 dự án có hiệu lực với tổng số vốn đầu tư 941 triệu USD. Có thể thấy, các dự án đầu tư của Malaixia còn hiệu lực chủ yếu hoạt động theo hình thức liên doanh (38 dự án) còn lại là 100% vốn Malaixia (28 dự án) và một phần là dự án hợp doanh (4 dự án). Tuy quy mô vốn cho một dự án đầu tư của Malaixia nhỏ (trung bình chỉ 13,44 triệu USD/dự án) nhưng điều đáng nói là tỷ lệ giải ngân tương đối cao (77%), lớn hơn rất nhiều so với tỷ lệ trung bình của các dự án đầu tư nước ngoài khác vào Việt Nam. Năm 1997, Thái Lan đã đầu tư 78 dự án 100% vốn nước ngoài, 14 dự án có số vốn từ 5 triệu USD trở lên. Ngoài ra, còn có 45 dự án liên doanh, 19 dự án có vốn đầu tư là 5 triệu USD trở lên. Thái Lan còn có hình thức đầu tư hợp doanh vào Việt Nam với số vốn 2,17 triệu USD. Philippin tính đến cuối năm 1997 cũng có 18 dự án với tổng số vốn là 252,98 triệu USD. Đến tháng 4/2000 Philippin có 18 dự án với 254,25 triệu USD. Trong đó 8 dự án đầu tư 100% vốn nước ngoài, 8 dự án liên doanh trong đó có 3 dự án có số vốn trên 5 triệu USD, đó là dự án sản xuất ô tô Hoà Bình với số vốn 71,8 triệu USD, dự án chế biến đường Ninh Bình với số vốn 60 triệu USD, còn lại 40% tập chung vào du lịch, khách sạn và chế biến thực phẩm. Brunây cũng giữ vị trí đầu tư khiêm tốn vào Việt Nam, đó là 1 dự án với số vốn 10 triệu USD. Tuy nhiên, bước sang năm 1998, do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính khu vực, đầu tư vào Việt Nam giảm mạnh. Trong 9 tháng đầu năm 1998 chỉ có 15 dự án của các nước ASEAN được cấp giấy phép với 803 triệu USD, trong đó 700 triệu USD của Xingapo, mặc dù đã được phê duyệt nhưng vẫn chưa muốn nhận giấy phép đầu tư. Như vậy, sau 10 năm thực hiện luật đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam, đến hết tháng 9/1998 có 377 dự án với tổng số vốn 9.437 triệu USD, chiếm 18,4% tổng số dự án và 27,8% tổng số vốn đầu tư của cả nước. Trong đó hơn một nửa là của Xingapo, 205 dự án với 6471 triệu USD, chiếm 54,4% tổng dự án và 68,6% tổng số vốn đầu tư trực tiếp của ASEAN vào Việt Nam. Số còn lại là của Malaixia: 62 dự án với 1342 triệu USD, Thái Lan: 78 dự án với 1106 triệu USD, Inđônêxia: 13 dự án với 281,9 triệu USD và Philippin có 19 dự án với 258,6 triệu USD. Bảng 11: Đầu tư ASEAN vào Việt Nam (tính đến tháng 4/2000). Nước Số dự án Vốn đăng ký (triệu USD) Xingapo 235 6.765,8 Thái Lan 85 984,06 Malaixia 70 941,82 Philippin 18 254,25 Inđônêxia 9 243,55 Nguồn: Viet Nam Investment Review. Số 448/15- 21 tháng 5/2000. Nhìn vào bảng 11 ta thấy, tính đến hết tháng 4/2000 các nước ASEAN đã có tới 417 dự án đầu tư với tổng số vốn đăng ký lên tới xấp xỉ 9,2 tỷ USD, chiếm 17% về số dự án và 25,7% về vốn của 58 quốc gia lãnh thổ đầu tư trực tiếp vào Việt Nam. Quy mô đầu tư bình quân các dự án của ASEAN là 22 triệu USD/dự án,lớn hơn quy mô bình quân chung của các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam là 15 triệu USD/dự án. Điều này cho thấy, hoạt động hợp tác trong lĩnh vực đầu tư vào Việt Nam được ASEAN đặc biệt quan tâm. Chắc chắn trong tươnglai, đầu tư từ các nước ASEAN vào Việt Nam sẽ còn tăng cùng với việc Việt Nam tham gia vào AFTA mở ra nhiều triển vọng hợp tác đầu tư giữa các nước trong khu vực. Cơ cấu lĩnh vực và hình thức đầu tư: Xét về cơ cấu đầu tư trực tiếp của ASEAN vào Việt Nam chủ yếu tập chung vào các ngành công nghiệp chế biến và lắp ráp, khai thác dầu khí, khách sạn, du lịch, dịch vụ tài chính và xây dựng cơ sở hạ tầng. Rất ít dự án đầu tư vào ngành công nghiệp có kèm theo chuyển giao công nghệ hiện đại. Theo kết quả tính toán từ số liệu thống kê của Vụ quản lý dự án đầu tư thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư chỉ có 136 dự án với 3725 triệu USD đầu tư vào ngành công nghiệp, chiếm 36% tổng số dự án và 39,5% tổng số vốn đầu tư của ASEAN vào Việt Nam. Các dự án đầu tư của các nước ASEAN chủ yếu tập chung dưới hình thức liên doanh, sau đó đến xí nghiệp 100% sở hữu nước ngoài, số dự án hợp doanh rất nhỏ. Như vậy, các nhà đầu tư ASEAN đã quen với môi trường đầu tư Việt Nam. Nhưng gần đây, do khó khăn vướng mắc từ phía đối tác Việt Nam trong liên doanh nên tỷ lệ 100% vốn đầu tư nước ngoài tăng và hình thức liên doanh giảm dần. Số dự án trên 50 triệu USD còn chưa nhiều (chỉ có 32 dự án), chiếm 9,9% tổng số dự án của ASEAN đầu tư vào Việt Nam, còn lại là 146 dự án quy mô trung bình và 177 dự án quy mô nhỏ. Đối với các dự án 100% vốn nước ngoài và dự án hợp doanh thì quy mô nhỏ chiếm cao nhất, chiếm 51,8% và 63,2% theo thứ tự. Dự án quy mô trung bình chiếm 48,2%. Qua thực trạng đầu tư trực tiếp của các nước ASEAN vào Việt Nam, cơ cấu và hình thức đầu tư của các nước này có đặc điểm như sau: Thứ nhất, các nước này chủ yếu đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp chế biến và lắp ráp, du lịch, dịch vụ, và xây dựng cơ sở hạ tầng. Đầu tư vào những ngành ít đòi hỏi kỹ thuật cao và sử dụng nhiều lao động. Thứ hai, các dự án còn tập trung nhiều dưới hình thức xí nghiệp liên doanh, quy mô vừa và nhỏ còn chiếm tỷ lệ cao trong tổng số dự án. Do đó, chưa đáp ứng được yêu cầu công nghiệp hoá và hiện đại hoá của Việt Nam. Hiệu quả thực hiện các dự án đầu tư: Tính đến năm 1998, tổng số vốn thực hiện của các dự án đầu tư trực tiếp ASEAN ở Việt Nam đạt được 3007 triệu USD. Như vậy, tỷ lệ vốn đầu tư thực hiện của ASEAN tại Việt Nam chỉ chiếm 31,9% so với 39,5% mức bình quân tổng số vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài tại Việt Nam. Bảng 12 phản ánh vốn thực hiện của các dự án đầu tư của ASEAN từ 1991 đến tháng 4/2000 tại Việt Nam. Bảng 12: Vốn thực hiện các dự án đầu tư trực tiếp của ASEAN ở Việt Nam Đơn vị tính: 1000 USD Năm Xingapo Malaixia Thái Lan Inđônêxia Philippin Cộng 1991 111 986 219 5.000 0 6.310 1992 7.178 15.608 17.582 1.050 8.881 50.299 1993 113.218 130.743 24.471 12.421 11.937 292.790 1995 323.196 178.940 78.525 16.461 19.714 615.016 1995 169.674 147.687 72.288 10.921 9.291 409.861 1997 498.390 237.042 197.544 41.608 35.406 100.990 4/2000 6765,8 941,82 984,06 243,55 254,25 9189,48 Nguồn: - Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Viet Nam Investment Review (số 448/15-21 tháng 5/2000) Nhiều dự án được cấp giấy phép năm 1996 nên năm 1997 nguồn vốn được tập chung nhiều nhất. Đầu năm 1998, nguồn vốn giảm chỉ đạt được 155,7 triệu USD do cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ ở khu vực nên đã ảnh hưởng tới vốn đầu tư của các nước ASEAN vào Việt Nam. Năm 2000 tình hình đầu tư của các nước ASEAN vào Việt Nam, có phần được cải thiện hơn, do các nước ASEAN đã dần khôi phục lại kinh tế sau cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ vừa qua. Trong 10 năm (1988 - 1998) phần FDI từ các nước ASEAN vào Việt Nam ngày càng tăng, chiếm 27,8% tổng số FDI tại Việt Nam. Bằng nguồn vốn này ASEAN đã đóng góp 17,55 doanh thu; 11,4% giá trị xuất khẩu; 13,4% việc làm; 19,3% thuế doanh thu; 13,2% thuế lợi tức; 18,9% thuế xuất nhập khẩu và 50,9% thuế khác so với tổng các chỉ tiêu tương ứng FDI tại Việt Nam. Kể từ khi Việt Nam gia nhập ASEAN đến nay, các dự án đầu tư trực tiếp của ASEAN đã đem lại kết quả bước đầu đáng khích lệ về doanh thu, xuất khẩu, tạo việc làm. Những kết quả này đã đóng góp đáng kể vào thành tựu phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam. III. MỘT SỐ HÌNH THỨC HỢP TÁC KINH TẾ KHÁC GIỮA VIỆT NAM VÀ ASEAN. Hợp tác giao thông vận tải ASEAN: Tháng 3/1996, Bộ trưởng Giao Thông Vận Tải của 7 nước thành viên đã ký vào bản thoả thuận về hợp tác giao thông vận tải. Sau đó, vào tháng 9/1998 đến tháng 12/1998, ASEAN đã ký hiệp định khung về thương mại, dịch vụ. Từ đó, việc hợp tác Giao Thông Vận Tải trong khu vực được xúc tiến khá nhanh trong 5 năm qua. Về đường bộ: Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB: Asian Development Bank) và chính phủ Nhật đang trợ giúp xây dựng mạng đường bộ nối liền 4 quốc gia: Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan. Trong đó, dự án xa lộ xuyên Á đoạn TP Hồ Chí Minh - PhnômPênh đã được khởi công xây dựng. Dự án hành lang Đông - Tây từ Mukdahan ở Đông Bắc Thái Lan qua Savanakhet (Lào) và kết thúc ở cảng Tiên Sa (Đà Nẵng), Việt Nam cũng đang được đầu tư. Nhật và Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) tài trợ cho Việt Nam 140 triệu USD để nâng cấp đường 9 và cảng Tiên Sa. Khi xây dựng hoàn tất, hành lang Đông - Tây sẽ kết nối với sa lộ xuyên Á thông qua quốc lộ 1 của Việt Nam, hình thành nên tuyến đường bộ khu vực sông MêKông. Về đường sắt: Từ năm 1996, Malaixia đề nghị thực hiện dự án đường sắt từ Xingapo qua Malaxia, Mianma, Campuchia, Thái Lan , Lào đến Côn Minh (Trung Quốc). Chính phủ Malaixia đã chi 0,8 triệu USD để nghiên cứu dự án này. Việt Nam ủng hộ phương án tuyến qua Campuchia vào Việt Nam qua ngả Nộc Ninh, Việt Nam chỉ phải xây dựng một đoạn từ biên giới với Campuchia ở Nộc Ninh về Thành Phố Hồ Chí Minh, rồi nối vào đường sắt Bắc - Nam đi tới biên giới Trung Quốc. Về vận tải hàng không: Tháng 1/1998, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Cục Trưởng hàng không dân dụng Campuchia, Lào, Mianma, Việt Nam đã ký một thoả thuận hợp tác hàng không, thực hiện chính sách “Bầu trời mở ”. Trên cơ sở đó, 4 nước đang triển khai hợp tác hàng không. Đây là một biên pháp thúc đẩy nhanh việc tự do hoá vận tải hàng không trong khu vực. Hợp tác về công nghiệp và năng lượng: Sau Hội nghị Thượng đỉnh lần thứ nhất ở Bali năm 1976, các nước đã đề ra 5 dự án công nghiệp then chốt (AIP: ASEAN Industrial Project). Các nước thành viên ban đầu của ASEAN đã hợp tác với nhau để thành lập những nhà máy côngnghiệp quy mô lớn để đáp ứng nhu cầu chung của khu vực về một số mặt hàng thiết yếu. Tuy nhiên, việc thực hiện đã gặp nhiều khó khăn và kết quả thu được không được như mong muốn. Tiếp theo, các thành viên ASEAN lại xây dựng chương trình bổ xung công nghiệp ASEAN (AIP: ASEAN Industrial Complementation) nhằm tăng cường khả năng chuyên môn hoá và phát triển khu vực kinh doanh hỗn hợp trong khuôn khổ tổ chức khu vực. Việc một số thành viên mới ra nhập ASEAN đã tạo ra một phạm vi không gian rộng lớn hơn cho tổ chức này. Đó là tiền đề để thành lập các tam giác, tứ giác tăng trưởng kinh tế trong nội bộ ASEAN hay một phần ASEAN với bên ngoài. Trước đây, ASEAN6 có tam giác tăng trưởng, Inđônêxia - Malaixia - Thái Lan: phát triển các hoạt động công - nông nghiệp; tam giác Inđônêxia - Xingapo - Malaixia: phát triển công nghiệp; tứ giác Brunây - Inđônêxia - Xingapo - Malaixia phía Đông khu vực Đông Nam Á nhằm phát triển công nghiệp khai thác. Đến nay, một ASEAN 10 đã trở thành hiện thực, chắc chắn sẽ có các vùng kinh tế mới được thành lập và đi vào hoạt động có hiệu quả. Kể từ Hội Nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ nhất đến nay. Các chương trình dự án hợp tác công nghiệp của ASEAN lần lượt được triển khai và thực hiện (AIP, AIC, AIJV), tuy mức độ và kết quả thực hiện có những hạn chế nhất định. Song từ năm 1992 tới nay, các thành viên ASEAN đã nêu cao quyết tâm đưa lĩnh vực hợp tác công nghiệp lên tầm cao mới. Từ đó, cũng có nhiều hợp tác công nghiệp của ASEAN đã được triển khai và thực hiện. Cụ thể, có 21 dự án AIJV (ASEAN Industrial Joint Venture: Liên doanh công nghiệp ASEAN) đang được thực hiện, trong đó có 8 dự án đã được thông qua và thực hiện từ năm 1991- 1992, đó là các dự án: Men sứ (Inđônêxia - Malaixia). Thiết bị hạng nặng (Inđônêxia - Thái Lan). Chế biến ngũ cốc thành thực phẩm (tất cả các thành viên ASEAN). Sữa đậu nành (tất cả các thành viên ASEAN). Bánh Sôcôla (ASEAN6). Lắp ráp hoàn chỉnh hoặc gần hào chỉnh một số máy móc thiết bị ô tô, xe máy,v.v... Cũng tại Hội Nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ IV năm 1992 ở Xingapo, các thành viên ASEAN nhất trí hợp tác trong nghiên cứu và triển khai chuyển giao công nghệ và phát triển nguồn nhân lực. Ngoài ra, Việt Nam cũng tham gia chương trình AICO (ASEAN Industrial Cooperation: chương chình hợp tác công nghiệp ASEAN), trong đó AICO đã dành ưu đãi giảm thuế suất xuống mức 0 - 5% cho các doanh nghiệp có sản phẩm sản xuất tại thị trường ASEAN mà không cần phải đợi chương trình giảm thuế CEPT. Hiện nay, có 2 doanh nghiệp điện tử của Việt Nam đã tham gia AICO. Trong năm 1993, Uỷ Ban tư vấn ASEAN về tiêu chuẩn và chất lượng được thành lập. Năm 1975 thành lập Hội đồng dầu mỏ ASEAN, hợp tác năng lượng chính thức được khởi sự. Điện năng là lĩnh vực được quan tâm hàng đầu trong lĩnh vực hợp tác năng lượng của các nước thành viên ASEAN trong mấy năm lại đây. Do điều kiện sản xuất và phân bổ, sử dụng điện năng ở mỗi nước thành viên có sự khác nhau, ý tưởng thiết lập mạng lưới điện chung của ASEAN ra đời. Hợp tác về sản xuất và tiêu thụ điện năng là trung tâm của dự án năng lượng ASEAN (APG: ASEAN Power Grid). Hiện tại mạng lưới điện ASEAN là một trong 4 mạng lưới điện lớn nhất Châu Á, bên cạnh Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản với công suất 72 MGW. Việc ghép nối hệ thống điện năng sẽ giúp cho nền kinh tế của các nước ASEAN có mối quan hệ gần nhau hơn. Cũng trong thời điểm hiện nay, các nước ASEAN đang tiến hành nghiên cứu và triển khai ở nhiều mức độ khác nhau 13 dự án liên kết lưới điện giữa các vùng lãnh thổ trong một nước hoặc giữa các nước với nhau. Khi các dự án này được thực hiện, hoàn thành thì lưới điện của tất cả 10 nước ASEAN sẽ được liên kết thành một lưới điện thống nhất. Trong số dự án đang được nghiên cứu này có các dự án tải điện từ Lào sang Việt Nam để thực thi Hiệp định đã được ký kết giữa hai nước về việc Việt Nam sẽ nhập khẩu điện của Lào với quy mô tới 2000 MW đến 2010 MW và dự án tải điện từ Việt Nam sang Campuchia. Việt Nam tham gia mạng lưới điện ASEAN chủ yếu là trong khu vực Đông Dương với các dự kiến sau: Xây dựng đường dây tải điện 220 KV hoặc 110 KV từ nhà máy thuỷ điện Nậm Mô qua Lào (105MW), qua bản Mai đến trạm 220/110 KV Vinh của Việt Nam. Xây dựng đường dây 500KV từ các trạm thuỷ điện của Nam Lào đến trạm 500KV Plâycu của Việt Nam. Xây dựng đường dây 220 KV từ Thành Phố Hồ Chí Minh qua thủ đô PhnômPênh của Campuchia. Xây dựng một số mạch 110 KV hoặc trung áp của các tỉnh miền Tây Nam Bộ sang một số tỉnh của Campuchia. Sự tiến triển theo chiều hướng tốt đẹp trong lĩnh vực hợp tác trong công nghiệp và năng lượng chính là cơ sở để Hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần VI tổ chức tại Hà Nội hoạch định chương trình tầm nhìn ASEAN 2020. Hợp tác về nông nghiệp: Tháng 8/1979 tại Hội Nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ nhất, các Bộ trưởng Nông nghiệp ASEAN đã công bố: “Chính sách nông nghiệp chung của ASEAN ” nhằm gia tăng sự phụ thuộc lẫn nhau và hợp tác trong nội bộ ASEAN về sản xuất lương thực, thực phẩm. Tại Hội Nghị thượng đỉnh lần thứ IV ASEAN, một Hiệp định chung về thúc đẩy hợp tác nông nghiệp trong những năm 1990 được đưa ra. Trung tâm phát triển nông thôn của ASEAN được thành lập (ADPC) có trụ sở ở Băng Cốc (Thái Lan). Vào năm 1997, Hội Nghị Bộ trưởng Nông nghiệp ASEAN đã thông qua 4 sáng kiến lớn: một là, sáng kiến của Xingapo về công nghệ sinh học; hai là, sáng kiến của Thái Lan về công nghệ nuôi tôm; ba là, sáng kiến của Malaixia về mạng lưới kiến thức phòng trừ dịch hại tổng hợp; bốn là, ASEAN xúc tiến thương mại để xuất khẩu những mặt hàng đặc chủng của mình. Riêng Việt Nam chủ trì xuất khẩu cà phê cũng được đưa vào chương trình xúc tiến thương mại tại Hội Nghị Bộ trưởng nông- lâm nghiệp ASEAN lần thứ 19 tại Băng Cốc tháng 7/1997. Kể từ giữa năm 1997 tới nay, ASEAN đang tập chung vào chương trình lương thực, an ninh lương thực của khu vực, trong đó Thái Lan và Việt Nam có nhiệm vụ giúp đỡ các nước khác nhằm tăng sản lượng lúa nước của mỗi nước. Từ định hướng chiến lược đó, ngày 17/9/1998 tại Hà Nội AMAF 20 (ASEAN - Ministry of Agriculture and Food: Hội Nghị Bộ trưởng về nông nghiệp và lương thực ASEAN) đã thông qua kế hoạch hành động hợp tác chiến lược ASEAN trong lĩnh vực nông nghiệp, lương thực và lâm nghiệp. Chương trình hợp tác tài chính cho giai đoạn 1999 - 2004 bao gồm hợp tác trong lĩnh vực nông - lâm nghiệp và lương thực, tăng cường khả năng cạnh tranh quốc tế của hàng hoá nông sản ASEAN.v.v... Nhằm nâng cao khả năng hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp ASEAN, Việt Nam cần phải giải quyết một loạt các vấn đề sau đây: Điều chỉnh cơ cấu nông nghiệp. Đào tạo nguồn nhân lực. Phát triển nông nghiệp chế biến. Phát triển công nghệ sinh học. Xúc tiến thương mại các sản phẩm nông lâm nghiệp. Phát triển công nghiệp nông thôn. Giảm tỷ lệ lao động trong nông nghiệp. Hợp tác về tài chính ngân hàng: Ngay từ tháng 8/1977, các Ngân hàng Trung Ương và các cơ quan tiền tệ của ASEAN đã ký thoả thuận hỗ trợ ngoại tệ nhừam cung cấp kịp thời các khoản tín dụng ngắn hạn cho các nước thành viên đang gặp khó khăn trong thanh toán quốc tế. Theo thoả thuận này, mỗi nước thành viên góp 20 triệu USD, khi cần được vay 70 triệu USD và có thể vay tối đa là 80 triệu USD. Những năm gần đây, các thành viên ASEAN cố gắng thiết lập một diễn đàn giữa các Ngân hàng Trung Ương của các nước thành viên để theo dõi các vấn đề tài chính quốc tế có thể ảnh hưởng đến ASEAN để kịp thời có biện pháp xử lý. Ngoài ra, các Ngân hàng thương mại tư nhân ASEAN cũng hợp tác với nhau khá chặt chẽ thông qua Hiệp hội Ngân hàng ASEAN và công ty tài chính ASEAN (AFC: ASEAN Finacial Company) để tài trợ cho các giao dịch thương mại và dự án liên doanh. ASEAN đã ký thoả thuận đánh thuế hai lần và thành lập nhóm công tác các vấn đề về thuế như: quản lý thuế, đào tạo cán bộ thuế và trao đổi kinh nghiệm hoạt động. Các thành viên ASEAN cũng rất chú trọng trao đổi kinh nghiệm về lĩnh vực bảo hiểm. Hội đồng bảo hiểm ASEAN được thành lập vào năm 1979, năm 1983 Hội Nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ III đã thông qua sáng kiến thành lập công ty bảo hiểm ASEAN (AIC: ASEAN Insurance Company). Cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ ở Châu Á vừa qua cho thấy những yếu kém trong hệ thống tài chính, ngân hàng của các nước, cũng như sự hợp tác về tài chính trong ASEAN. Tại Hội Nghị Bộ trưởng Tài chính ASEAN, tháng 4/2000 các nước ASEAN đã đưa ra cơ chế dàn xếp tài chính (ASC: ASEAN Financial Arrangements) nhằm hỗ trợ cho nước nào có khó khăn về cán cân thanh toán. Từ ngày 9 - 11/11/2000 tại Hà Nội đã diễn ra phiên họp Đại Hội Đồng Ngân hàng ASEAN lần thứ XIII để cùng nhau thoả thuận và tìm ra giải pháp cho ngân hàng ASEAN hướng tới thiên niên kỷ mới. Rõ ràng, hợp tác tài chính - ngân hàng của ASEAN đang đem lại lợi ích cho tất cả các bên, góp phần tạo môi trường tài chính ổn định, hấp dẫn hơn cho đầu tư. CHƯƠNG III NHỮNG ĐÁNH GIÁ VÀ TRIỂN VỌNG HỢP TÁC KINH TẾ VIỆT NAM - ASEAN. I. NHỮNG ĐÁNH GIÁ VỀ QUAN HỆ KINH TẾ VIỆT NAM - ASEAN KỂ TỪ 1990 ĐẾN NAY: Hiệu quan hệ kinh tế hai bên: Về lĩnh vực thương mại: Từ những năm đầu thập niên 90, sau khi khối SEV giải tán và Việt Nam thực hiện công cuộc đổi mới với chính sách mở cửa và đa phương hoá các quan hệ kinh tế đối ngoại, quan hệ thương mại của Việt Nam với các thành viên ASEAN ngày càng được cải thiện và phát triển. Các nước thành viên ASEAN trở thành những bạn hàng quan trọng trong buôn bán ngoại thương của Việt Nam. Thương mại giữa Việt Nam với các nước ASEAN trong mấy năm vừa qua đã phát triển với tốc độ tăng trưởng cao, mặc dù mức tăng trưởng trong thời kỳ này còn rất đột biến và thất thường. Tính chung từ năm 1990 đến nay, thương mại Việt Nam với các nước ASEAN khác tăng tốc độ trung bình là 26,8%/năm và hiện nay chiếm tới 32,4% (tức gần 1/3) toàn bộ kim ngạch ngoại thương của Việt Nam. Về nhập khẩu: trong 13 năm (1980 - 1993) giá trị nhập khẩu của Việt Nam trên các thị trường các nước ASEAN từ 61 triệu USD lên 1237 triệu USD, tăng 22 lần. Việt Nam vẫn phải đứng trước thách thức và hạn chế về tình hình nhập siêu đối với các nước ASEAN do trình độ sản xuất của Việt Nam còn hạn chế, chưa có khả năng cạnh tranh đối với các sản phẩm chế tạo so với các nước trong cùng khu vực, nhất là ASEAN. Năm 1995 nhập siêu là: 1.266 triệu USD, đạt tỷ lệ là 113,8%; năm 1996 là: 1.424 triệu USD, đạt tỷ lệ là: 104,4%; năm 1997 là 1.255 triệu USD, (67,5%); năm 1998 là 1.377 triệu USD, (58,1%) và năm 1999 là 825 triệu USD, (33,5%). Về xuất khẩu: tốc độ và giá trị xuất khẩu của Việt Nam sang ASEAN tăng nhanh, trung bình 26,6%. Quá trình quan hệ ngoại thương giữa Việt Nam và các nước ASEAN cho thấy một số bạn lớn theo thứ tự: Xingapo, Thái Lan, Malaixia, Inđônêxia, Philippin. Về đầu tư: Qua 10 năm thực hiện luật đầu tư trực tiếp nước ngoài, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của các nước ASEAN vào Việt Nam tăng đáng kể. Tại thời điểm tháng 7/1995 trước lúc Việt Nam gia nhập ASEAN, khu vực này mới chiếm 17,27% tổng số vốn đăng ký của các nước và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam. Hiện nay con số này đã tăng lên khoảng 25,26%. Các nước ASEAN hiện có 422 dự án còn hiệu lực với 9,2 tỷ USD tổng số vốn đăng ký, gấp 3,2 lần so với tháng 7/1995. Hàng loạt dự án đầu tư ASEAN được coi là thành công, điển hình như: dự án bia Heiniken, nước giải khát IBC, cán kéo thép Nasteel Vina... Nét nổi bật nữa của đầu tư ASEAN là đã tạo dựng được một số khu công nghiệp, khu chế suất và đã thu hút được hàng chục dự án với vốn đầu tư trên 700 triệu USD. Hiện nay các dự án đầu tư của ASEAN đang sử dụng khoảng trên 37.000 lao động, đóng góp đáng kể vào việc giải quyết việc làm và đào tạo nhân lực có tay nghề cao cho Việt Nam. Có thể nói, đầu tư ASEAN là liều thuốc tăng lực cho kinh tế Việt Nam, bổ sung đáng kể cho nguồn vốn đầu tư toàn xã hội, đồng thời góp phần chuyển dịch cơ cấu theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Chắc chắn trong tương lai vị thế của các nhà đầu tư ASEAN còn lớn mạnh hơn nhiều ở Việt Nam. Ngoài ra, thông qua thương mại, FDI, các hình thức hợp tác kinh tế khác giữa Việt Nam và ASEAN cũng được đẩy mạnh. Tác động của quan hệ kinh tế trên đây đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam, tạo điều kiện cho Việt Nam nhanh chóng hội nhập vào kinh tế toàn cầu nói chung và kinh tế khu vực nói riêng. 2. Những khó khăn thách thức đối với Việt Nam: - Trước hết là khoảng cách về trình độ kinh tế giữa Việt Nam và các nước ASEAN. Kinh tế của các nước ASEAN, đạt tốc độ tăng trưởng gấp 4 lần so với mức thu nhập bình quân của Việt Nam. Nếu lấy năm 1993 làm ví dụ thì nước có thu nhập đầu người thấp nhất trong khối ASEAN là Philippin cũng đạt 805 USD/người và gấp 4 lần thu nhập theo đầu người của Việt Nam là 230 USD/ người. Về cơ sở hạ tầng, kỹ thuật công nghệ, kinh nghiệm quản lý của các nước ASEAN hơn hẳn Việt Nam. Trình độ phát triển kinh tế của nước ta chỉ ở mức những năm 60, 70 của các nước ASEAN. - Về cơ cấu kinh tế, đặc biệt là cơ cấu ngoại thương của Việt Nam và ASEAN có nhiều điểm tương đồng. Thêm vào đó, lợi thế cạnh tranh quốc tế hiện nay đã thay đổi, chuyển từ lợi thế nguyên liệu sẵn có, sức lao động rẽ sang lợi thế nâng cao năng suất lao động, kỹ thuật công nghệ tiên tiến. Trong khi các nước ASEAN đang lúng túng trong việc tiêu thụ sản phẩm tương tự như các sản phẩm mà Việt Nam có thế mạnh xuất khẩu như: gạo, cà phê, cao su,... Như vậy, hàng hóa của Việt Nam phải cạnh tranh gay gắt với hàng hoá của các nước ASEAN ngay trên thị trường Việt Nam trong khi hàng hoá nước ta ở vào thế yếu hơn ở nhiều mặt. - Quan hệ mậu dịch giữa ASEAN và Việt Nam vẫn chưa thoát khỏi cơ cấu đơn giản, cán cân thương mại giữa Việt Nam và ASEAN còn mất cân đối. Trong vòng 13 năm (1980 - 1993) tỷ lệ xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường ASEAN mới chiếm 26,2% giá trị xuất khẩu của Việt Nam, trong khi đó nhập khẩu của Việt Nam từ các thị trường ASEAN chiếm 41% giá trị nhập khẩu của Việt Nam. Điều này cho thấy, cán cân thương mại của Việt Nam là nhập siêu. Các nước Châu Á vừa thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế khu vực. ASEAN hiện nay đang lộ dần sự giảm sút về khả năng cạnh tranh so với các nước Châu Á láng giềng như: Trung Quốc, Ấn Độ,... và ASEAN đang phải chịu sự tác động của việc Trung Quốc gia nhập WTO cũng như áp lực cạnh tranh thương mại, đầu tư giữa các khối kinh tế, các nước và các khu vực kinh tế trên toàn cầu. Trong bối cảnh đó, Việt Nam cũng phải đối mặt với các thách thức trong quá trình hợp tác kinh tế với các nước thành viên của ASEAN, Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ trong những rủi ro và thách thức mà ASEAN gặp phải. Việc Việt Nam gia nhập AFTA cũng là thách thức lớn đối với Việt Nam. Bởi năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam còn thấp. Cơ cấu kinh tế Việt Nam chậm chuyển đổi, đặc biệt là cơ cấu ngành nên đã hạn chế khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam. Thêm vào đó, quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp và các hình thức đa dạng hoá còn chậm. Do sự kết hợp thiếu đồng bộ giữa các cơ quan chức năng và doanh nghiệp vì những bỡ ngỡ ban đầu trong chuyển đổi cơ cấu kinh tế và hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới nên những khó khăn, lúng túng trong việc thực hiện yêu cầu của CEPT/ AFTA là không tránh khỏi. Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn trong quá trình hợp tác giao thông vận tải. Đó là kết cấu hạ tầng giao thông vận tải về đường bộ, đường biển, đường sắt và hàng không của Việt Nam chưa đồng bộ, trình độ và kỹ thuật đàm phán đa biên vẫn là một khâu yếu của cán bộ, sự phối hợp giữa các cơ quan và các bộ phận còn nhiều hạn chế, thiếu thông tin kịp thời. II. TRIỂN VỌNG QUAN HỆ KINH TẾ VIỆT NAM - ASEAN. Các biện pháp khắc phục khó khăn: Giải pháp tổng thể đối với quan hệ kinh tế Việt Nam - ASEAN: Tạo mọi thuận lợi cho các chủ thể thuộc thành phần kinh tế tham gia vào hoạt động xuất khẩu. Để tạo thuận lợi cho xuất khẩu cần bãi bỏ tối đa các quy chế và thủ tục thành chính gây trở ngại đối với các hoạt động xuất khẩu. Xây dựng và hoàn thiện lộ trình tổng thể về hội nhập kinh tế một cách chủ động, nhưng không quá nóng vội, trước hết là lộ trình vắt giảm thuế quan và dỡ bỏ các hàng rào phi thuế quan theo đúng quy định của AFTA vào 2006 và 2010, nhằm tạo điều kiện cho chính sách của quốc gia cũng như của các doanh nghiệp trong quá trình phát triển. Kết hợp giữa việc tham gia AFTA với việc đa dạng hoá các hình thức khác nhằm nâng cao hiệu quả của nền kinh tế Việt Nam trong quá trình hội nhập khu vực, đặc biệt phải gắn giữa việc tham gia AFTA với việc hợp tác công nghiệp ASEAN hoặc tham gia đầu tư nội bộ ASEAN . Giải pháp đối với doanh nghiệp Việt Nam: - Về phía các nhà doanh nghiệp không thể thụ động ngồi chờ mà cần hoạch định các chính sách, chiến lược phát triển và những bước đi cụ thể, sẵn sàng tham gia vào “cuộc chơi mới “ đầy thử thách. Về chất lượng phải đầu tư đổi mới trang thiết bị công nghệ, kết hợp nâng cao năng lực quản lý và trình độ tay nghề. Đặc biệt, cải tiến phương pháp quản lý hoạt động kinh doanh nhất là trong quản lý tài chính, quản lý các yếu tố đầu vào sản xuất. Nâng cao dịch vụ phục vụ khách hàng, mở rộng mạng lưới thiết bị. Quản lý chất lượng sản phẩm trước và sau giai đoạn sản xuất. Các sản phẩm của doanh nghiệp phải đạt tiêu chuẩn chất lượng quốc tế, cải tiến chất lượng bao bì, nhất thiết các sản phẩm phải thực hiện mã vạch. Về mặt chiến lược doanh nghiệp phải phân tích được lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp với các doanh nghiệp cùng ngành, đối tác cạnh tranh. Nghiên cứu, dự báo tình hình các sản phẩm doanh nghiệp quan tâm ở trong nước , khu vực và thế giới. Từ những cơ sở đó, doanh nghiệp phải vạch ra cho mình chiến lược cạnh tranh, chiến lược cạnh tranh đó bao gồm: + Chọn lựa những sản phẩm mà doanh nghiệp có thế mạnh để từ đó đầu tư. + Đưa ra những giải pháp để nâng cao hiệu quả của sản phẩm. + Phải tạo cho mỗi một sản phẩm có những đặc trưng riêng, bí quyết riêng, nhãn mác riêng và các kênh kiểm soát và phân phối riêng sản phẩm của các doanh nghiệp. - Từng bước cải thiện chất lượng, môi trường kinh doanh của các doanh nghiệp. Cần phải khai thác các yếu tố như: các biện pháp xúc tiến xuất khẩu, đầu tư, cơ sở hạ tầng chính sách hỗ trợ sản phẩm, đặc biệt các doanh nghiệp phải xác định việc tham gia AFTA là trách nhiệm, nhiệm vụ của chính doanh nghiệp đó để tồn tại, phát triển trong điều kiện cạnh tranh của nền kinh tế mở cửa. Giải pháp hỗ trợ của Nhà nước: - Cần có sự hỗ trợ của Nhà nước đối với các doanh nghiệp trong quá trình gia nhập AFTA, trong đó Nhà nước phải có chính sách cụ thể để khuyến khích các doanh nghiệp tham gia AFTA, như: ưu tiên tín dụng, sửa đổi, bổ xung những ưu đãi thuế cho sản xuất và xuất khẩu; thành lập quỹ bảo hiểm xuất khẩu, đặc biệt đối với những sản phẩm có tính chất nhạy cảm cao (như: nông sản, nguyên nhiên liệu...). Chuyển dần từ cơ chế ban phát xin cho sang cơ chế hạn ngạch, quota xuất nhập khẩu sang cơ chế đấu thầu hoặc cơ chế tự do. Cải thiện nhanh chóng việc đáp ứng vốn lưu động cho các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, Nhà nước phải có chính sách hợp lý về sử dụng ngoại tệ cho các doanh nghiệp nước ngoài, phần ký thác ngoại tệ cho các Ngân hàng thì doanh nghiệp được tự do sử dụng ngoại tệ để xuất nhập khẩu. Đẩy nhanh quá trình cơ cấu lại các doanh nghiệp Nhà nước thông qua các hình thức: sát nhập, phá sản, công ty cổ phần,... - Nhà nước phải đầu tư và chuẩn bị tốt đội ngũ cán bộ đầy đủ năng lực và trình độ tiếng Anh cao mới có thể tham gia thương lượng thường kỳ của khối ASEAN. Triển vọng quan hệ kinh tế Việt Nam - ASEAN: Tham gia vào ASEAN, Việt Nam có nhiều điều kiện thúc đẩy phát triển hơn nữa sự hợp tác và hội nhập giữa các nước trong khu vực, giúp Việt Nam tiếp cận nhiều hơn với thị trường vốn, công nghệ, đội ngũ chuyên gia của ASEAN cũng như tham gia vào phân công lao động quốc tế. Vì vậy, việc phân bố các nguồn lực sẽ được cải thiện nhờ chuyên môn hoá theo lợi thế cạnh tranh. Hợp tác giữa các nước ASEAN sẽ tạo điều kiện cho việc sử dụng có hiệu quả hơn các nguồn lực của khu vực, thúc đẩy phát triển có hiệu quả nền kinh tế của Việt Nam nói riêng và của cả ASEAN nói chung. Quan hệ hợp tác kinh tế Việt Nam- ASEAN bước đầu đã đạt được hiệu quả nhất định. Quan hệ mậu dịch hai bên đã được tăng cường, tạo ra thị trường buôn bán sản phẩm mới. Chính sách đầu tư nước ngoài của Việt Nam dễ thu hút và khuyến khích các nhà đầu tư các nước ASEAN tham gia trong nhiều dự án. Môi trường chính trị ổn định và chính sách ngoại giao chuyển từ “đối đầu ” sang “đối thoại ” của khu vực cũng sẽ tạo điều kiện cho Việt Nam và ASEAN củng cố hơn nữa các quan hệ kinh tế. Việc tham gia các chương trình hợp tác và liên kết kinh tế của ASEAN như: khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), khu vực đầu tư ASEAN (AIA), chương trình hợp tác công nghiệp ASEAN (AICO)... giúp Việt Nam có thể tiếp cận được những phương pháp quản lý trong một số lĩnh vực vốn là thế mạnh của một số nước ASEAN và mở đường cho ta tham gia vào các cơ chế hợp tác và các tổ chức khác như: WTO, APEC,... Từ đó, Việt Nam cũng sẽ có điều kiện tham gia vào nhiều lĩnh vực hợp tác: thương mại, đầu tư, nông- lâm- ngư nghiệp, công nghiệp, khai khoáng, giao thông vận tải, bưu điện... đồng thời Việt Nam có điều kiện tham gia vào các dự án phát triển của ASEAN, mở rộng hình thức liên doanh liên kết với các nước trong khu vực. Hơn nữa ASEAN là tổ chức có quan hệ rộng rãi và chặt chẽ với các cường quốc và tổ chức quốc tế như: Mỹ, Nhật Bản, Úc, EU... gia nhập ASEAN cũng có nghĩa là Việt Nam sẽ có vị thế cao hơn trên trường quốc tế. Từ đó, chúng ta mở rộng trao đổi hàng hoá, thu hút vốn đầu tư từ họ, góp phần chuẩn bị, giúp tích luỹ kinh nghiệm và tạo thuận lợi cho ta tham gia hội nhập kinh tế sau này. KẾT LUẬN Kể từ khi gia nhập ASEAN (28/7/1995) đến nay đã là 5 năm. Mặc dù, thời gian ngắn ngủi nhưng thông qua hợp tác Việt Nam - ASEAN đã giúp cho nền kinh tế nước ta cải thiện tốc độ tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu, từng bước thực hiện quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Mặt khác , thông qua ASEAN, Việt Nam sẽ nhanh chóng hội nhập vào kinh tế khu vực và toàn cầu. Những kết quả đáng đạt được từ thực hiện AFTA, khu vực đầu tư ASEAN, tạo thuận lợi cho Việt Nam tăng khả năng buôn bán trong khu vực, nối mạng đường bộ, các mạng lưới điện khí đốt, hợp tác trong các lĩnh vực giao thông vận tải... Kết quả này phản ánh nỗ lực thực hiện đường lối đối ngoại đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta trong chính sách “ muốn làm bạn với tất cả các nước “. Nhìn lại 5 năm qua tham gia ASEAN, thấy rõ kết quả đã được , chúng ta càng tin tưởng rằng Việt Nam sẽ thu được những thành tựu lớn hơn nữa trong quá trình hội nhập, đưa đất nước ta vươn tới những tầm cao mới, trong đó bản sắc đất nước và con người Việt Nam, độc lập và tự chủ của đất nước luôn được giữ vững để góp phần thực hiện mục tiêu hiện đại hoá và công nghiệp hoá đất nước.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docR0019.doc
Tài liệu liên quan