Công tác quản lý Đô thị nói chung hay quản lý quy hoạch và cấp giấy phép xây dựng nói riêng đang là vấn đề hết sức phức tạp đòi hỏi chúng ta mất nhiều công sức, mất nhiều thời gian và nhiều ngành, đoàn thể, đơn vị cá nhân, nhân dân tham gia do vậy vấn đề nhiên cứu đặt ra trên đây là hết sức quan trọng và cần thiết nhằm tìm ra những vấn đề cốt lõi, phát huy tốt những điểm mạnh đã đạt được trong công tác và phải triển khai khắc phục, hạn chế tối đa những điểm còn bất cập và tồn tại.
Quán triệt Nghị Quyết Đại hội IX của Đảng và Nghị quyết của các Hội Nghị ban chấp hành trung ương khoá IX, Quận Ba Đình đã đề ra các chương trình hành động và đã đạt được nhiều kết quả, đã triển khai được nhiều dự án phục vụ cho phát triển kinh tế- xã hội nhất là trong công tác Quản lý quy hoạch và cấp giấy phép xây dựng.
57 trang |
Chia sẻ: Kuang2 | Lượt xem: 1004 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thực trạng quản lý quy hoạch và cấp giấy phép xây dựng trên địa bàn Quận Ba Đình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cách hành chính Mô hình một cửa thực hiện thưo đúng nhiệm vụ được giao như:
- Cán bộ trực tiếp nhận hồ sơ đảm bảo nhận hồ sơ đúng theo quy trình, quy định về thời gian. Thái độ tiếp dân hoà nhã, lịch sự đúng mực, không gây khó khăn phiền hà.
- Cán bộ được giao nhiệm vụ giải quyết công việc đảm bảo theo đúng thời gian qui định, quy trình đã niêm yết công khai ( trừ trường hợp phải bổ xung hồ sơ). Hồ sơ giải quyết đa số đúng thời gian, đảm bảo chất lượng.
Các công tác về hồ sơ cấp giấy phép xây dựng , hồ sơ quản lý Đô thị xác nhận cấp phép sử dụng vỉa hè đều được thông qua và giải quyết theo quy trình cải cách hành chính, thông qua một cửa.
Trên cơ sở công tác quản lý quy hoạch với sự lãnh đạo chỉ đạo của Quận và của lãnh đạo phòng. Trong những năm qua phòng đã tham gia giải quyết việc cấp giấy phép xây dựng cùng việc tuyên truyền hướng dẫn vận động nhân dân đi xin giấy phép xây dựng đạt hiệu quả tốt. Điều này thể hiện 1 số phường có tỷ lệ cấp giấy phép xây dựng cao như : Trung trực 98%, Trúc Bạch 85% và Đội Cấn 85%.
1, Năm 2000:
+Toàn quận có 268 trường hợp nộp hồ sơ xin phép xây dựng, cải tạo nhà
+Đã cấp phép xây dựng : 175 giấy phép
+ Có công văn trả lời các trường hợp chống dột, chống sập là: 14
Đạt tỷ lệ cấp phép / số hồ sơ XPXD nhận là: 71% - Tổng diện tích sàn xây dựng:18.000 m2.
+ Trả lời bằng văn bản các trường hợp không đủ điều kiện cấp phép và vi phạm quy hoạch, hành lang các công trình kỹ thuật: 79 hồ sơ.
Tỷ lệ cấp phép trên toàn Quận đạt 27% ( 189 hồ sơ được giải quyết / 709 trường hợp xây dựng ).
2, Năm 2001
+ Tổng số hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng là: 151 hồ sơ
+ Đã cấp giấy phép xây dựng:117 giấy phép.
Đạt tỷ lệ cấp phép / số hồ sơ XPXD nhận là:77% - Tổng diện tích sàn xây dựng:10.500m2.
+ Trả lời bằng văn bản các trường hợp không đủ điều kiện cấp giấy phép và vi phạm quy hoạch, hành lang các công trình kỹ thuật: 34 hồ sơ.
Tỷ lệ cấp phép trên toàn Quận đạt 11% ( 117 hồ sơ được giải quyết 1.034 trường hợp xây dựng).
3, Năm 2002:
+ Tổng số hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng là: 320 hồ sơ.
+ Đã cấp giấy phép xây dựng: 282 giấy phép.
Đạt tỷ lệ cấp giấy phép/ số hồ sơ XPXD nhận là:88% - Tổng diện tích sàn xây dựng: 28.000m2.
+ Trả lời bằng văn bản các trường hợp không đủ điều kiện cấp phép xây dựng và vi phạm quy hoạch, hành lang các công trình kỹ thuật: 38 hồ sơ.
Tỷ lệ cấp phép trên toàn Quận đạt: 28%( 282 hồ sơ được giải quyết/1.0004 trường hợp xây dựng).
4, Năm 2003
+ Tổng số hồ sơ xin phép xây dựng là: 538 hồ sơ.
+ Đã cấp giấy phép xây dựng: 429 hồ sơ.
Đạt tỷ lệ cấp phép/ số hồ sơ XPXD nhận là: 80% - Tổng diện tích xây dựng: 34.000m2.
+ Trả lời bằng văn bản các trường hợp không đủ điều kiện cấp giấy phép xây dựng và vi phạm quy hoach, hành lang các công trình kỹ thuật: 29 hồ sơ.
+ Xin rút lại hồ sơ là: 11 hồ sơ, đang thụ lý, mới nhận: 40 hồ sơ.
Tỷ lệ cấp phép trên toàn Quận là: 61,5% ( 429 hồ sơ được giải quyết/ 698 trường hợp xây dựng).
Tỷ lệ hồ sơ còn lại 7,59% ( 40/ 572 Hồ sơ) đang được thụ lý giải quyết do mới nhận chưa đến thời gian trả lời kết quả.
Số liệu tổng hợp cấp phép qua các năm:
Năm
2000
2001
2002
2003
Tổng số hồ sơ xin phép xây dựng
268
151
320
538
Đã cấp phép xây dựng
175
117
282
429
Biểu đồ thể hiện sự thay đổi cấp giấy phép qua các năm
Qua những số liệu của phòng Địa chính Nhà đất & Đô thị cấp ta thấy tỷ lệ cấp phép xây dựng của Quận so với Hồ sơ xin phép xây dựng đã có những chuyển biến tích cực. Các năm tổng số hồ sơ xin phép và đã được cấp phép cũng tăng nhanh chóng.
ý thức chấp hành của người dân đã được nâng cao, số hộ dân có nhu câud xây dựng đi làm thủ tục xin phép xây dựng đã tăng ở một số phường( Cống Vị, Giảng Võ, Đội Cấn, Ngọc Khánh, Trúc Bạch) nhưng lại chưa đều trên địa bàn Quận vì có một số phường rất ít hộ đi xin phép xây dựng( Thành Công, Điện Biên, Quán Thánh, Trung Trực ). Trong công tác cấp giấy phép xây dựng không có việc người dân phải chi tiền bồi dưỡng thì mới cấp nhanh. Mọi hồ sơ đều phải đảm bảo thủ tục và thời gian theo quy định, khuyến khích đẩy nhanh rút ngắn thời gian thụ lý hồ sơ.
Với hướng cải cách hành chính, tạo điều kiện cho đa số hộ dân có đủ điều kiện đi xin phép xây dựng để được giải quyết cấp giấy phép xây dựng chính là biện pháp chủ động tích cực và cơ bản để hạn chế tâm lý của người dân ngại khó khăn phiền hà khi đi xin phép xây dựng, đồng thời hạn chế tình trạng xây dựng không phép như hiện nay.
Các phường Ngọc Hà, Cống Vị đã có những biện pháp phối hợp với Đội quản lý trật tự xây dựng xử lý cưỡng chế các trường hợp vi phạm quy hoạch, xây dựng trái phép sau GPMB. UBND một số phường đã thực hiện tương đối tốt Chỉ thị 30/2003/CT- UB đã ngăn chặn được nhiều trường hợp xây dựng không phép, trái phép và giám sát việc đình chỉ thi công đối với các công trình xây dựng đi xin phép đến nay đã có giải pháp xây dựng cụ thể ( kết quả tháng 10/2003)
- Phường Kim Mã: Đình chỉ nghiêm túc 1TH, dỡ bỏ ngăn chặn 5,6 Th xây dựng không phép, 2 Th xây dựng không phép của tháng 9 sau khi bị đình chỉ thì hộ đã xin phép xây dựng và đã được cấp phép.
- Phường Phúc Xá: Dỡ ngăn chặn tại chỗ 2Th xây dựng trái phép và 5 Th vi phạm khác hàng rào lấn chiếm đất công.
- Phường Ngọc Khánh: 3 Th xây dựng không phép đều đã có phiếu nhận hồ sơ xin phép xây dựng.
- Phường Trúc Bạch: Đình chỉ hiệu lực 1 Th xây dựng không phép, đi xin phép xây dựng đã có phiếu nhận hồ sơ, 2 Th xây dựng không phép của tháng 9 sau khi bị đình chỉ đã đi xin phép và được cấp phép.
- Phường Quán Thánh: Đình chỉ 2 th xây dựng không phép đi xxin phép và đã có phiếu nhận hồ sơ; 1 Th xây dựng không phép của tháng 9 sau khi bị đình chỉ đã đi xin phép và được cấp phép.
- Phường Ngọc Hà: Đình chỉ 1Th xây dựng không phép đi xin phép và đã có phiếu nhận hồ sơ nên không phải lập biên bản.
- Phường Đội Cấn: 1 Th xây dựng không phép đang đình chỉ.
- Phường Giảng Võ: 2Th xây dựng không phép của tháng9 sau khi bị đình chỉ đã đi xin phép và được cấp phép.
Công tác quản lý cấp giấy phép xây dựng tuy có nhiều cố gắng song mới đạt được kết quả rất khiêm tốn. Tỷ lệ các công trình được cấp phép chiếm tỷ lệ rất thấp so với công trình xây dựng trên toàn Quận. Trong công tác cấp giấy phép xây dựng còn nhiều những khó khăn và tồn tại như:
Trong Quyết định 109/QĐ qui định các giấy tờ về đất đủ điều kiện để xét cấp giấy phép xây dựng trong đó nêu: Trường hợp không có giấy tờ về nhà đất nhưng ăn ở ổn định, không có khiếu kiện tranh chấp và được chính quyền địa phường sở tại thẩm tra xác nhận đúng thì được xem xét giải quyết. Nhưng theo Quyết định 158/QĐ qui định những trường hợp không có giấy tờ nhà đất, hợp lệ thì phải đi làm thủ tục để được cấp GCN quyền sở hữu nhà ở và QSD đất ỡong mới đủ điều kiện để được phép cải tạo xây dựng.
Ngoài ra nguồn gốc đất của một số hộ xin phép xây dựng còn chưa rõ ràng. Khi cán bộ đi xác minh tại hộ thì nhiều trường hợp diện tích đất thực tế lớn hơn diện tích đất trong sổ đỏ hoặc giấy tờ nguồn gốc đất quá lâu không rõ ràng.
Người dân trong qúa trình đi xin phép còn chưa biết rõ ràng thủ tục xin phép trong khi trách nhiệm của UBND phường hướng dẫn công dân đi xin phép và biện pháp xử lý vi phạm công trình xây dựng chưa được quan tâm đúng mức. Cán bộ địa chính phường còn 1 số không thông báo đầy đủ về hiện trạng đất có tranh chấp hay vi phạm cho cán bộ xác minh của Quận biết làm chậm tiến độ cấp giấy phép xây dựng .
Công tác xử lý vi phạm còn chưa kiên quyết kịp thời, triệt để, còn mang tính hình thức. Việc xử lý vi phạm chưa thực hiện theo đúng trình tự qui định ban hành, việc giám sát thực hiện các quyết định xử phạt vi phạm đối với chủ công trình còn buông lỏng. Việc phát hiện và xử lý buộc đình chỉ công trình xây dựng không phép đi làm thủ tục xin phép xây dựng còn chậm.
Hiện tượng xây dựng các công trình không phép trái phép, vi phạm quy hoạch vẫn diễn ra thường xuyên phổ biến trên địa bàn các phường thuộc Quận Ba Đình. Tập trung ở các đường Đào Tấn thuộc phường NGọc Khánh, Cống Vị, và phường NGọc Hà Giảng Võ, Đội Cấn, Phúc Xá, Kim Mã là các khu vực Đô thị xen lẫn làng xóm còn có nhiều quỹ đất nông nghiệp đang trong qúa trình Đô thị hoá nhanh. Ngoài ra các phường đã tương đối ổn định nhiều năm Điện Biên, Nguyễn Trung Trực, Quán Thánh, Trúc Bạch, Thành Công vẫn còn tình trạng trái phép, sai phép
Một số công trình cơ sở kỹ thuật hạ tầng trên địa bàn Quận như hệ thống sông mương thoát nước cong thiếu cơ sở pháp lý để quản lý. Quyết định 6093/QĐ -UB của UBND thành phố Hà Nội về việc quản lý các công trình hạ tầng kỹ thuật cơ sở, song để tạo điều kiện cho công tác quản lý chống lấn chiếm cần phải có các dự án quy hoạch trên cơ sở đó cắm mốc giới bảo vệ hành lang sông, mương.
Bản đồ quy hoạch tỷ lệ 1/2000 không thể hiện rõ được công trình do đó việc xác định vị trí của các công trình nằm ở ranh giới các vùng quy hoạch gặp nhiều khó khăn trong xác định, các ô đất không cần mốc giới, một số o đất theo quy hoạch là đất phục vụ công trình công cộng hoặc trường học nhưng để triển khai thực hiện là rất khó khăn và đơn vị quản lý không chấp thuận giao lại mặt bằng. Một số ô đất quy hoạch khu đất ở nhưng để quy hoạch xây dựng theo đúng quy chuẩn xây dựng không thể thực hiện được.
Việc coi thường kỷ cương pháp luật của 1 bộ phận nhân dân và một số lợi dụng sơ hở trong quản lý xây dựng để lấn chiếm đất xây dựng nhà, buôn bán trái pháp luật dẫn đến ngày càng khó khăn phức tạp cho công tác lập lại trật tự xây dựng Đô thị, nhất là trong qúa trình Đô thị hóa cao với nền kinh tế nhiều thành phần với sức hút của nền Kinh tế thị trường.
Sự phối kết hợp kiểm tra, xử lý của UBND phường, thanh tra xây dựng Quận, phòng Địa chính –Nhà đất & Đô thị chưa được thường xuyên và có hiệu quả. Công tác kiểm tra công trình xây dựng sau khi cấp phép cũng đã được quan tâm thực hiện nhưng chưa rộng khắp và thường xuyên dẫn đến tình trạng xử lý các trường hợp vi phạm tại các phường thường chỉ dừng ở khâu lập biên bản vi phạm hành chính, đình chỉ có hiệu quả xây dựng không phép trái phép. Nhiều trường hợp cần phải báo cáo UBND Quận để xử lý kịp thời nhưng chưa báo cáo hoặc báo cáo không kịp thời nên nhiều trường hợp khi UBND Quận giải quyết thì sự đã rồi. Lực lượng công an địa phương tham gia quản lý trật tự xây dựng Đô thị là hết sức cần thiết để đảm baỏ trật tự an toàn, an ninh và nâng cao hiệu quả quản lý nhưng chưa có quy định cụ thể, rõ ràng nên chưa phát huy được sức mạnh sẵn có của lực lượng này trong công tác quản lý xây dựng sau khi cấp phép.
Báo cáo số liệu cấp phép xây dựng tại các phường trên địa bản Quận năm 2002 .( copy từ excel)
Từ số liệu trên ta thấy tỷ lệ cấp phép so với tổng công trình xây dựng còn thấp chỉ đạt 28%. Số công trình không xin phép ngày càng tăng tập trung ở một số phường Ngọc Hà có 128 trường hợp không xin phép xây dựng chiếm 88% trong tổng số công trình xây dựng trên địa bàn phường ( 144 trường hợp ). Phường Cống Vị có 155 trường hợp không phép xây dựng chiếm 71% tổng số công trình xây dựng trên địa bàn phường( 162 trường hợp xây dựng). Phường Kim Mã có 122 trường hợp xây dựng không phép chiếm 80.2% tổng số công trình xây dựng trên địa bàn phường(152 trường hợp). Phường Quán Thánh có 140 trường hợp xây dựng không phép chiếm 66.7% tổng số công trình xây dựng trên địa bàn phuờng (210 trường hợp). Các phường đã kết hợp với Quận xử lý vi phạm hành chính 226 trường hợp và phạt cảnh cáo là 247 trường hợp, nhiều công trình vi phạm còn bị buộc khôi phục là 166 trường hợp.
Trên địa bàn Quận còn tồn tại tình trạng kéo dài từ nhiều năm đến nay chưa có giải pháp triệt để, đó là tình trạng xây dựng tuỳ tiện không theo đúng giấy phép xây dựng: xây dựng lấn diện tích ra ngõ đi chung sân chung của các hộ, lấn ra vỉa hè phố, đua ban công chiếm không gian các hộ liền kề. Nghiêm trọng hơn là tình trạng xây dựng lấn chiếm đất lưu không, vi phạm hành lang an toàn cấp điện, cấp nước, hành lang bảo vệ sông, mương thoát nước, đê điều và các công trình kỹ thuật. Đa số các công trình nhà ở của nhân dân được UBND Quận cấp giấy phép xây dựng thường xây dựng không đúng theo giấy phép xây dựng, đa số sai chỉ giới, sai mặt bằng được phép xây dựng, sai mục đích sử dụng, sai với hồ sơ thiết kế được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Như bà Nguyễn Đình Cơ ở số 77 Phạm Hồng Thái được cấp giấy phép xây dựng 02 tầng nhưng đã xây lấn diện tích tầng một: 0,36 x 2,4m, đua ban công rộng 0,8m xây tầng bao một phần ban công ra ngõ đi chung của biển số nhà. Ông Nguyễn Phú Hải số nhà 56 hàng than được cấp giấy phép xây dựng là 3 tầng nhưng đã xây dựng 4 tầng cộng tum thang, xây tường bao làm buồng ở phần ban công hè đường đi chung rộng 1,1mĐây là một thực tế gây cản trở rất lớn cho công tác thực hiện cấp giấy phép xây dựng. Điều này cũng do dân số ngày càng đông mà diện tích thì có hạn, không phải gia đình nào cũng có đủ điều kiện về diện tích đất để xây dựng đúng theo yêu cầu của cơ quan quản lý.
Chính phủ đã ban hành Nghị Định 48/CP ngày 5/5/1997 cuảt Chính phủ về việc xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý xây dựng, quản lý nhà và công trình kỹ thụât hạ tầng Đô thị. Thành phố Hà Nội đã ban hành Quyết định số 12/1998/QĐ- UB ngày 05/6/1998 về quy định tạm thời thực hiện Nghị Định 48/CP của Chính phủ. Lực lượng kiểm tra xử lý các vi phạm về xây dựng cơ bản là cán bọ của Đội quản lý trật tự xây dựng Đô thị nay là Thanh tra xây dựng phối hợp với UBND phường sở tại nhưng thực tế chưa đạt yêu cầu đề ra, chỉ dừng lại ở mức độ lập biên bản và đình chỉ thi công công trình, khôi phục lại tình trạng ban đầu mang đậm tính hình thức cho qua. Việc xử lý giải quyết các trường hợp xây dựng trái phé, không phép nhiều khi chưa được thực hiện dứt điểm, không kiên quyết và triệt để. Việc xử lý các trường hợp vi phạm tại các phường chỉ dừng lại ở khâu lập biên bản vi phạm hành chính, chưa có biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn, đình chỉ có hiệu quả việc xây dựng không phép, sai phép.
III, Nguyên nhân dẫn đến thực trạng quản lý quy hoạch và cấp giấy phép xây dựng.
1, nguyên nhân chủ quan.
Thời gian qua, thành phố Hà Nội đã thiết kế nhiều đồ án quy hoạch xây dựng, từ quy hoạch chung đến quy hoạch chi tiết và những dự án xây dựng cụ thể cho từng Quận và các điểm dân cư Đô thị khác nhau trên toàn thành phố. Tuy vậy, tỷ lệ thực thì các đồ án quy hoạch đã nghiên cứu rất thấp.
Rất nhiều điểm Đô thị đã không xây dựng như các đồ án đã thiết kế gây khó khăn cho công tác quản lý quy hoạch. Hiện nay Thành phố Hà Nội chỉ có quy hoạch chi tiết Quận và các phường được duyệt mới chỉ là quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch mạng lưới giao thông. Còn các vấn đề hạ tầng khác như cấp thoát nước, lưới điện và nhà ở chưa được đưa vào trong quy hoạch. Do đó cũng là một nguyên nhân gây khó khăn cho công tác quản lý quy hoạch nhất là trong tình trạng hiện nay Hệ thồng cơ sở hạ tầng Đô thị đang ngày càng quá tải, nhu cầu về nhà ở của nhân dân trong phạm vi quy hoạch lại đang đòi hỏi bức xúc cần được giải quyết trước mắt.
Thiếu quy hoạch định hướng tổng thể phát triển phát triển các ngành, lĩnh vực trên địa bàn Quận nên công tác quản lý quy hoạch cấp giấy phép xây dựng chưa được chủ động dẫn đến sự phát triển đôi lúc đôi chỗ còn tự phát thiếu đồng bộ, chồng chéo không hợp lý. Do đó, hiệu quả tổng hợp kinh tế xã hội chưa cao. Quá trình Đô thị hoá đang diễn ra nhanh chóng trong cả nước nói chung và Thành phố Hà Nội nói riêng, dẫn đến nhiều chủ trương chính sách không còn phù hợp hoặc ra đời chưa kịp thời, không sát thực tế do phát sinh nhiều mâu thuẫn phức tạp khó dự báo để có biện pháp phòng ngừa khắc phục ( như chính sách đền bù khi thu hồi đất ).
Sự phối hợp giữa các cấp, ngành trong đầu tư phát triển còn thiếu đồng bộ nên hiệu quả đầu tư chưa cao. Các nguồn lực chưa được tập trung, đầu tư bị phân tán.
Bộ máy quản lý Nhà nước còn chưa được cải tiến đồng bộ dẫn đến tình trạng chỉ đạo quản lý thiếu tập trung và thống nhất. Trong lãnh đạo, chỉ đạo có mặt chưa quan tâm đúng mức có nhiều việc thiếu kiểm tra, đôn đốc và không phân những trách nhiệm cho các tổ chức, cá nhân giao nhiệm vụ. Tệ quan liêu, hành chính, giấy tờ cửa quyền còn tồn tại trong một số bộ phận cơ quan quản lý va cán bộ Nhà nước. Trong bộ máy quản lý đã có quy định phân cấp trong quản lý Đô thị giữa cấp Quận và cấp phường nhưng việc thực hiện còn lúng túng. Trách nhiệm của các phường phải quản lý rất nhiều lĩnh vực nhưng tổ chức con người đáp ứng nhiệm vụ lại thiếu, chưa đồng bộ chưa hiệu quả. Đặc biệt có hiện tượng cấp phường đùn đẩy trách nhiệm và một phần do trình độ của đội ngũ cán bộ phường hiện còn yếu. Bộ máy cấp cơ sở chưa vận hành và thực hiện đúng chức năng quản lý Nhà nước của mình ở địa phương. Sự lãnh đạo chỉ đạo chưa sâu sát thiếu thông tin chính xác, quá trình xử lý thông tin còn chậm.
Công tác tổ chức thực hiện trên một số lĩnh vực không kiên quyết, xử lý các trường hợp, vụ việc phát sinh còn nôn nóng, phương pháp tổ chức thực hiện tính thuyết phục yếu, chưa tạo được sự ủng hộ, nhất trí cao của nhân dân và các cáp lãnh đạo.
Do lịch sử để lại quyền sở hữu nhà đất không rõ ràng nên việc xem xét cấp giấy phép xây dựng không giải quyết nhanh được. Với đại đa số các hộ dân sống trên địa bàn 12 phường thuộc Quận không có giấy tờ về nguồn gốc nhà đất, chính điều này ảnh hưởng đến việc khi người dân có nhu cầu xây dựng. Thời gian để lập hồ sơ xin giấy phép xây dựng của các trường hợp này đầy đủ theo quy định thì trước tiên người dân phải tiến hành việc xác lập quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở. Việc này cần có thời gian để các cơ quan chức năng cấp phường, cấp Quận thẩm thẩm tra xem xét, xác nhận. Nhưng người dân họ tính cả thời gian xác nhận và thời gian giải quyết cấp giấy phép xây dựng là một. Nên họ cho thời gian cấp phép là quá lâu bởi thế họ tự ý xây dựng không cần biết như thế là không đúng theo qui định.
Có nhiều trường hợp công trình làm sai phép mặc dù đã có quyết định thu hồi giấy phép xây dựng cuả Thành phố nhưng phường vẫn không xử lý. Hoặc có những vụ không xử lý đẩy lên cấp Quận như vụ ở số nhà 1B dốc Tân ấp phường Phúc Xá. Song, ngược lại có trường hợp cấp phường lại vượt quyền cả cấp Quận, tổ chức dỡ bỏ công trình xây dựng khi chưa có quyết định của Thành phố, của Quận. Việc hướng dẫn người dân xây dựng theo quy hoạch, kiến trúc đến từng tổ chức, từng người dân có nhu cầu xây dựng. Việc xác định mốc giới, cắm mốc các dự án , tuyến đường còn chậm, chưa đáp ứng yêu cầu.
ý thức chấp hành của người dân còn yêu kém, nhiều khi chính quyền còn phải dùng biện pháp cưỡng chế, nhân dân cũng chưa hiếu được rõ pháp luật mà chính quyến lại không có biện pháp tích cực tuyên truyền, giải thích cho nhân biết các văn bản pháp luật mới. Thói quen của đa số người dân là phải xem nhà để phá bỏ, động thổ khi làm móng. Nếu đi xin giấy phép xây dựng thì mất thời gian không kịp ngày, giờ tốt đã định trước nên họ cứ xây dựng trước rồi xin sau cũng được ( hoặc chỉ làm thủ tục xác nhận đơn xin phép xây dựng báo cáo với cấp phường là đủ ), xây dựng chờ các cơ quan chức năng xử phạt hành chính cho tồn tại là xong, kinh phí bỏ ra ít tốn kém hơn, lại nhanh mà thuận lợi hơn đi xin phép xây dựng.
2, nguyên nhân khách quan.
Các văn bản pháp quy hướng dẫn thực hiện chưa kịp thời, còn nhiều điều bất cập không phù hợp với thực tế. Quy chuẩn, tiêu chuẩn có điểm chưa hợp lý, không áp dụng được trong thực tế đối với các dân cư làng xóm cũ, khu phố cũ( do vấn đề thiếu cụ thể hoá và chi tiết hoá nên việc áp dụng cũng gặp nhiều khó khăn ).
Quy hoạch chi tiết của từng phường chưa có dẫn đến việc quản lý theo quy hoạch gặp nhiều khó khăn. Sự phối kết hợp giữa UBND các phường, Thanh tra xây dựng Quận, Phòng Địa chính Nhà đất & Đô thị, Đội thanh tra GTCC vẫn còn chưa được đồng bộ.
Các quy định về thủ tục hành chính đã được đơn giản hoá tuy nhiên vẫn còn chưa thông thoáng để tạo điều kiện cho người dân thuận lợi hơn trong việc xin phép xây dựng.
Chưa có các quy định cụ thể về cấp giấy phép xây dựng đối với các công trình trong các khu dân cư, làng xóm cũ tồn từ lâu. Đội ngũ cán bộ hiện còn bất cập so với yêu cầu của sự nghiệp phát triển đặc biệt là cán bộ cơ sở cấp phường. Chưa có quy hoạch, kế hoạch phát triển đội ngũ kế cận. Chính sách sử dụng cán bộ còn một số trường hợp chưa bố trí đúng người đúng việc nên hiệu qủa công tác chưa cao.
IV, những khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện công tác cấp giấy phép xây dựng trên địa bàn Quận Ba Đình.
Công tác cấp giấy phép xây dựng tuy đã được nhiều kết quả nhưng vẫn còn nhiều bất cập và những vướng mắc trong quá trình thực hiện cấp giấy phép xây dựng:
1, Các văn bản pháp quy hướng dẫn thực hiện chưa kịp thời, còn nhiều điều bất cập không phù hợp với thực tế. Quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng chung của cả nước để áp dụng được trong thực tế địa bàn quận là khu đô thị loại I, có các khu dân cư làng xóm cũ, khu phố cũ có mật độ xây dựng cao do thiếu cụ thể hoá và chi tiết hoá nên việc áp dụng gặp nhiều khó khăn.
Các chủ đầu tư chưa nhận thức đựơc rằng dù đã được xác lập quyền sử dụng đất, xong khi đi xin phép xây dựng cải tạo phải tuân thủ các Điều lệ quản lý đầu tư xây dựng của các khu vực và các quy chuẩn, quy phạm hiện hành ( hồ sơ thiết kế đảm bảo mật độ xây dựng công trình, độ cao công trình, độ đua ra của ban công, ô văng, độ lùi của công trình xây dựng so với công trình hiện trạng để đảm bảo mặt cắt đường nội bộ 3.5 m, đảm bảo đường thoát nạn phòng cháy chữa cháyquyền được phép mở rộng cửa sổ, cửa đi như thế nào ). Vì thế đa số các trường hợp được cấp Giấy phép xây dựng nhưng công trình lại xây dựng sai với hồ sơ thiết kế được duyệt. Các chủ đầu tư có suy nghĩ đơn giản; Đi xin phép cho đủ thủ tục còn việc xây dựng sai hay đúng Giấy phép xây dựng được cấp cũng không sao.
Khi phát sinh tranh chấp, khiếu kiện cơ quan chức năng đến yêu cầu dỡ bỏ phần xây dựng thì họ chống đối và cho rằng đất của họ thì họ cứ xây, cơ quan cấp phép xây dựng gây phiền hà, sách nhiễu nên rất khó giải quyết
2, Mặc dù quận Ba đình đã có quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000 được Thành phố bàn giao nhưng quy hoạch dài hạn, ngắn hạn như thế nào, kế họạch thực hiện các dự án quy hoạch chưa có nên ảnh hưởng tới việc xem xét giải quyết cấp phép xây dựng đối với các trường hợp nằm trong quy hoạch, một số vị trí nằm sát đường quy hoạch, việc xác định độ lùi chính xác của công trình để không ảnh hưởng tới mặt cắt của đường mở rộng sau này là rất khó ở bản đồ tỷ lệ 1/2000. Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 của từng phường chưa có, dẫn đến việc quản lý theo quy hoạch gặp nhiều khó khăn, nhất là với phường có địa bàn làng, ngõ ngách nhiều như Cống vị, Thành công, Giảng võ, Ngọc khánh, Kim mã, Ngọc Hà. Việc xác định Quy hoạch khi cấp phép trên địa bàn hiện nay sử dụng bản đồ quy hoạch chung tỷ lệ 1/2000 không thể hiện được chi tiết ngõ, ngách, công trình, chỉ giới xây dựng nên với các nhà giáp ranh chỉ giới phải liên hệ với Sở quy hoạch Kiến trúc để xác định chỉ giới quy hoạch trên cơ sở bản đạc tỷ lệ 1/200 được khôi phục cho từng công trình cụ thể xin phép xây dựng, mất rất nhiều thời gian.
Trong bản đồ quy hoạch chung quận Ba Đình tỷ lệ 1/2000 khống chế số tầng cao, mật độ xây dựng trung bình cho chung từng ô đất không có hướng dẫn cụ thể để áp dụng dẫn đến việc vận dụng trong đề xuất cấp phép gặp nhiều bất cập, vướng mắc.
3, Trên địa bàn quận có nhiều làng xã tồn tại từ trước đây, nhiều ngõ ngách phát triển tự phát như làng Ngọc Hà, Thành công, Giảng võ, Liễu giai các quy định cụ thể về cấp phép xây dựng để áp dụng đối với các công trình trong các khu dân cư, làng xóm cũ tồn tại từ trước chưa được cụ thể hoá để làm cơ sở áp dụng.
4, Việc đua ban công, ô văng cửa sổ, cửa đi đối với các công trình ở trong các ngõ nhỏ thuộc khu dân cư, làng xóm cũ ( đường ngõ có chiều rộng < 6,0m ) cần có quy định cụ thể để thuận lợi cho việc cấp phép xây dựng và tạo điều kiện để các chủ công trình thực hiện, giảm số công trình sai phép, khiếu kiện trong xây dựng.
Hiện nay chưa có quy định cụ thể mặt cắt ngõ là bao nhiêu đối với công trình tiếp giáp mặt ngõ trong các khu dân cư, làng xóm cũ và đối với tất cả các dạng nhà thuộc sở hữu tư nhân, cơ quan tự quản, nhà nước quản lý để đảm bảo được tốt công tác phòng, chống chữa cháy. Diện tích tối thiểu của thửa đất xây dựng để làm cơ sở, điều kiện cấp phép xây dựng cho phù hợp với thực tế xã hội đồng thời đảm bảo cảnh quan, an toàn, kiến trúc cho công trình ( vì thực tế hiện nay có rất nhiều nhà diện tích nhỏ < 20,0m2 mặt bằng xây dựng ).
5, Còn nhiều vướng mắc do lịch sử để lại: cửa sổ hộ liền kề mở sang, móng nhà hộ liền kề nhô sang, đường cống rãnh thoát nước chạy qua phần đất của hộ liền kềTranh chấp về sử dụng tường chung, tường riêng, vướng mắc về giải quyết khiếu nại hư hỏng lún nứt với các công trình liền kề. Các hộ cho rằng khi có sổ đỏ cũng có nghĩa là xác lập quyền sử dụng của họ cả phần không gian và phần ngầm dưới mặt đất, họ có quyền chặt móng của hộ liền kề nhô sang hoặc chặt ô văng, bịt cửa sổ của hộ liền kề.
Khi giải quyết việc cải tạo xây dựng lại nhà thuộc sở hữu tập thể do quá xuống cấp trong một số khu tập thể do Nhà nước quản lý cho dân thuê như : Khu tập thể Thủ Lệ 1-2 ; Khu tập thể Đường sắt ( thuộc phường Ngọc Khánh ); Các Khu tập thể ngoài đê thuộc phường Phúc Xá. Loại nhà ở naý rất phức tạp và đa dạng, các chủ đầu tư không bổ xung được các căn cứ pháp lý cần thiết như giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở của cơ quan chủ quản. Nhiều đơn vị đã sát nhập, giải thể hoặc đã bán thanh lý phần nhà ở cho các chủ sử dụng nhưng chưa hoàn tất thủ tục chuyển quyền sử dụng đất ở theo Nghi định 61/ CP của CHính phủ. Nhiều cơ quan không ký xác nhận vào trích lục bản đồ hoặc vào đơn xin phép xây dựng của các chủ đầu tư.
Nhiều cơ quan phân phối nhà ở cho cán bộ công nhân viên trong nội bộ của mình nhưng thực tế trước kia là nhà làm việc, nhà kho xưởng sản xuấtchưa làm thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Đối với các khu tập thể trước đây xây dựng nhà cấp 4 để bố trí cho cán bộ công nhân viêc như khu tập thể Viện chống lao TW, công ty điện lực Hà Nội - số 147 Đội Cấn, Công ty lắp máy, nhà máy Thiết Bị bưu điện số 32 và 194 Đội Cấn, tập thể Đại Học Giao thông vận tải Hiện nay, có đơn vị đã thanh lý, có đơn vị chưa thanh lý cho cán bộ, nhân viên nên khi các hộ gia đình đơn lẻ xin phép xây dựng cải tạo lại nhà ở thì thủ tục rất khó khăn. Sở quy hoạch kiến trúc Thành phố yêu cầu phải quy hoạch lại nhưng cơ quan chủ quản không lập được dự án quy hoạch để bố trí lại cho cán bộ công nhân của cơ quan vì một số hộ đã tự mua bán, chuyển nhượng sang tên cho chủ khác không phải là cán bộ, nhân viên thuộc đơn vị quản lý.
Trong khuân viên của Nhà ở dạng biệt thự, các hộ gia đình ở dãy nhà phụ cấp 4, 1 tầng khi có nhu cầu xin phép xây dựng đầu tư cải tạo với quy mô từ 2 đến 3 tầng thì gặp sự phản đối gay gắt và quyết liệt của các hộ ở lớp nhà chính( mặc dù các họ ở lớp nhà phụ đã được Thành phố cấp sổ đỏ theo đúng quy định chủ trương chính sách của Nhà nước). Vì vậy đối với các trường hợp này việc áp dụng quy chuẩn, quy phạm hiện hành để giải quyết cấp giấy phép xây dựng là rất khó. Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng xây dựng không phép.
Tại khu vực ngoài đê thuộc phường Phúc Xá còn nhiều trường hợp hợp xây dựng, cải tạo nhà gặp nhiều khó khăn không xác định rõ ràng diện tích thực tế là bao nhiêu, nhiều hộ chưa có sổ đỏ hoặc đất trái phép ở nhiều năm
6, Theo bản đồ quy hoạch quận Ba Đình được phê duyệt tỷ lệ 1/2000 có những khu vực quy hoạch là công viên cây xanh, đường giao thông lớn, giao thông nội bộ, khu dịch vụ công cộng....nhưng chưa có dự án để triển khai thực hiện, cần có quy định tạm thời để giải quyết các trường hợp nhà ở đã xuống cấp cần cải tạo xây dựng.
Sau khi mở đường ( Đào Tấn, Giang Văn Minh ) một số trường hợp hộ gia đình còn lại diện tích đất dưới 20m2 hoặc còn lại thửa đất có kích thước hình học không hợp lý( có một trong các cạnh nhỏ hơn 3m ). Theo Quyết Định số 276/QĐ-UB ngày 21/01/1997 của UBND Thành phố Hà Nội về việc ban hành “ Quy định tạm thời về cải tạo chỉnh trang phần công trình còn lại saukhi tháo dỡ, giải phóng mặt bằng mở đường Giao thông theo quy hoạch tại Thành phố Hà Nội “, thì các trường hợp này Thành phố sẽ thu hồi để xử dụng vào mục đích khác. Nhưng thực tế đến nay các trường hợp này Thành phố chưa có dự án quy hoạch được duyệt, chưa thu hồi đấ, khi chủ đầu tư có nhu cầu xây dựng cải tạo thì việc xem xét, giải quyết cấp giấy phép xây dựng không giải quyết được. Làm cho công tác quản lý xây dựng tại các phường gặp nhiều khó khăn trở ngại: Người dân đã chấp hành phá nhà ở của họ để ban giao nên nhu cầu về nhà ở là cần thiết. Khi Thành phố chưa thu hồi lại không giải quyết nhà ở tái định cư cho họ thì chính quyền địa phương không cho họ xây cũng không được.
Trong quyết định 109/QĐ quy định các giấy tờ về đất đủ điều kiện để xét cấp giấy phép xây dựng trong đó nêu : Trường hợp không có giấy tờ về nhà đất nhưng ăn ở ổn định, không có khiếu kiện tranh chấp và được chính quyền phường sở tại thẩm tra xác nhận đúng thì được cấp xem xét giải quyết. Nhưng theo quyết định 158/QĐ quy định những trường hợp không có giấy tờ nhà đất hợp pháp, hợp lệ thì phải đi làm thủ tục để được cấp giấy chứng nhận QSH nhà ở và QSD đất ở xong mới đủ điều kiện được phép cải tạo xây dựng.
7, Điều 21 của QĐ 109/QĐ-UB quy định về việc xin ý kiến các tổ chức có liên quan : Đề nghị UBND Thành phố có ý kiến chỉ đạo các cơ quan chuyên ngành cần thực hiện đúng thời gian quy định là 10 ngày phải trả lời các văn bản hỏi xin ý kiến. UBND quận Ba Đình, Phòng ĐC-NĐ và Đô thị quận nhiều lần có văn bản hỏi thông tin nhưng không được trả lời hoặc trả lời nhưng thời gian quá lâu ( >1 tháng ).
8, Chưa có những quy định, hướng dẫn cụ thể việc xin cấp phép xây dựng đối với công trình thuộc các dự án đầu tư sản xuất kinh doanh của tư nhân và các tổ chức kinh tế không thuộc doanh nghiệp Nhà nước vào trong quyết định 109/2001/QĐ-UB ( Chỉ được nêu khái quát tại khoản 4 điều 38 của Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo Nghị đình 52/1999/NĐ-CP ngày 8/7/1999 của Chính phủ ).
9, Căn cứ Thông tư số 02/2000/TT-BXD ngày 25/5/2000 của Bộ Xây dựng và Tổng cục Địa chính hướng dẫn cấp phép xây dựng thì việc cho phép hộ gia đình tự lập hồ sơ thiết kế xin phép đối với nhà ở có chiều cao từ 3 tầng trở xuống và diện tích sàn không quá 200m2 và phải tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về an toàn, bền vững công trình của mình. Vậy còn về kiến trúc, kết cấu và biện pháp thi công xây dựng gia đình có chịu trách nhiệm để đảm bảo an toàn cho các công trình liền kề hay không thì không được quy định.
10, Kiến nghị UBND Thành phố xem xét, có biện pháp và hướng dẫn để thu phí vận chuyển phế thải vật liệu xây dựng được ghi vào trong GPXD đối với các hộ dân trước khi nhận giấy phép .
CHƯƠNG III: giải pháp thực hiên công tác quản lý quy hoạch và cấp giấy phép xây dựng trên địa bàn Quận Ba Đình có hiệu quả.
Thành phố Hà Nội trung tâm kinh tế văn hoá- chính trị cả nước đang từng ngày đổi thay từng ngày. Nhất là quá trình Đô thị hoá diễn ra mạnh mẽ ở khắp các Quận và ngoại thành của Thành phố. Quận Ba Đình trong những năm qua đã đạt được những kết quả tốt về cả kinh tế chính trị- xã hội. Tuy nhiên vẫn còn nhiều mặt tồn tại trong quá trình quản lý quy hoạch và cấp giấy phép xây dựng. Sau đây em xin nêu một số giải pháp, phương hướng đổi mới công tác quản lý quy hoạch và cấp giấy phép xây dựng được tốt hơn.
Trước hết cần xác định vị thế vai trò của Quận, đánh giá đúng tiềm năng, lợi thế, phát huy đầy đủ các nguồn lực và sức mạnh tổng hợp trên điạ bàn, tranh thủ sự giúp đỡ của cơ quan, ban ngành Trung ương Thành phố cũng như nhân dân nhằm đẩy mạnh sự nghiệp phát triển kinh tế xã hộ, đưa xây dựng Đô thị theo đúng quy hoạch và pháp luật.
Trong chính quyền đoàn thể : trước hết là tập thể thường trực, thường vụ và đội ngũ cán bộ chủ chốt của Quận phải tạo sự thống nhất ý chí hành động trong lãnh đạo và Quản lý kinh tế xã hội trên địa bàn Quận. Luôn suy nghĩ tìm tòi, đổi mới phương thức lãnh đạo theo hướng tập trung, theo từng chuyên đề có sự chuẩn bị chu đáo, khoa học. Lựa chọn đúng các mục tiêu, xác định trọng tâm, trọng điểm phù hợp, xây dựng các chương trình kế hoạch phát triển kinh tế xã hội cụ thể.
Các cơ quan, tổ chức làm công tác xây dựng và quản lý Đô thị cần có sự sáng tạo trong chỉ đạo, theo sát diễn biến tình hình, thường xuyên kiểm tra đôn đốc thực hiện, chú trọng việc thực hiện, chú trọng việc sơ kết tổng hợp rút kinh nghiệm. Cơ chế phân công và quy định trách nhiệm rõ ràng. Giải quyết dứt điểm các vướng mắc, tồn tại
Nâng cao chất lượng các đồ án quy hoạch xây dựng thông qua các biện pháp:
- Tổ chức đào tạo nâng cao trình độ các nhà tư vấn, các kiến trúc sư chủ nhiệm đồ án.
- Quy định năng lực hành nghề cho các tổ chức và cá nhân hành ngề quy hoạch xây dựng.
- Sửa đổi quy trình và định mức đơn giá thiết kế quy hoạch xây dựng, hình thành chuyên ngành thiết kế Đô thị.
- Mở rộng hình thức tổ chức lựa chọn phương pháp thiết kế quy hoạch xây dựng thông qua đấu thầu trong nước quốc tế.
Xây dựng hoàn chỉnh hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về quản lý quy hoạch xây dựng.
- Luật xây trong đó có nội dung quy định xây dựng.
- Nghị định quản lý quy hoạch xây dựng thay thế cho Nghị định 91/CP ngày 17/8/1994 của Chính Phủ.
- Nghị định xử phạt hành chính trong quản lý xây dựng Đô thị thay thế Nghị định 48/CP của Chính phủ. Quy định lập xét duyệt và triển khai thực hiện quy hoạch xây dựng thay cho Quyết định322/BXD- ĐT, Thông tư số 25/ BXD –KTQH.
- Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về thiết kế Đô thị, Thông tư hướng dẫn của Bộ xây dựng về thiết kế Đô thị.
- Soạn thảo Thông tư liên tịch hướng dẫn quản lý các dự án quy hoạch xây dựng.
- Xây dựng ban hành các định mức đơn giá khảo sát và thiết kế quy hoạch xây dựng thay cho Quyết định 502/BXD- VKT của Bộ trưởng Bộ xây dựng.
- Rà soát sửa đổi hệ thống tiêu chuẩn – quy phạm thiết kế quy hoạch và các quy định về quản lý kiến trúc Đô thị. Xây dựng ban hành Sổ tay hướng dẫn thiết kế quy hoạch xây dựng.
- Xây dựng chính sách và quy chế hành nghề kiến trúc sư trình Thủ tướng Chính phủ ban hành.
- Chỉ đạo việc soạn thảo và ban hành Quy chế quản lý xây dựng theo quy hoạch tại các Đô thị.
- Xây dựng chính sách đầu tư cải thiện điều kiện ở cho các khu nghèo ở Đô thị.
Tăng cường công tác quản lý xây dựng theo quy hoạch Đô thị
Hình thức công bố và công khai các đồ án quy hoạch xây dựng cần được cải tiến và đa dạng hoá để người dân dễ tiếp cận được thông tin như thành lập trung tâm thông tin về quy hoạch xâydựng để công bố đồ án quy hoạch qua hệ thống bản đồ, trang Web, và tại các phường trên địa bàn Quận.
Về công tác đưa chỉ giới quy hoạch ra ngoài thực địa: đòi hỏi nguồn kinh phí rất lớn, do đó cần quan tâm bố trí ngân sách dành tỷ lệ vốn thích đáng cho công tác này giúp người dân biết và thực hiện theo quy hoạch, hạn chế việc lấn chiếm và đền bù giải toả.
Về giới thiệu và xét duyệt địa điểm xây dựng và cấp chứng chỉ quy hoạch: cần có quy định cụ thể về trình tự và nội dung để các cá nhân và tổ chức biết, thực hiện. Đồng thời nâng cao năng lực của cơ quan chịu trách nhiệm công tác này. Có quy định về thu phí và sử dụng nguồn thu, cũng như các chế tài về trách nhiệm của việc cung cấp thông tin này.
Về giấy phép xây dựng, đặc biệt là các công trình miễn phép xây dựng được kiểm soát thông qua quyết định đầu tư, thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán được duyệt, nộp hồ sơ lưu trữ. Cần bổ xung thêm quy định về việc đăng ký xây dựng các công trình đối với công trình được miễn giấy phép xây dựng và có quy định xử lý vi phạm đối với các trường hợp làm trái quy định.
Tăng cường, đẩy mạnh cải cách hành chính
Phòng Địa chính Nhà đất & Đô thị đã xây dựng quy trình cấp phép xây dựng sôư 04/QTr- XD ngày 15/12/2001. Quy trình được xây dựng theo hướng cải cách hành chính, nâng cao hiệu quả chất lượng công việc và rút ngắn thời gian giải quyết thụ lý hồ sơ cấp phép. Điều này sẽ giúp cho chủ đầu tư không có tâm lý ngại khó khăn trong việc xin phép xây dựng mà họ sẽ được tạo điều kiện giải quyết một cách thuận lợi nhanh chóng.
Cần đẩy mạnh và thực hiện tốt hơn nữa quy chế “ tập trung một đầu mối” theo hướng cải cách hành chính để thực hiện nội dung “ 3 mục tiêu và 5 công khai”:
Nội dung của 3 mục tiêu là:
+ Giải quyết đúng pháp luật.
+ Không gây phiền hà.
+ Giải quyết thủ tục đảm bảo đúng chế độ nhanh chóng.
Nội dung của 5 công khai là:
+ Công khai về địa điểm tiếp nhận và trả hồ sơ.
+ Công khai về người tiếp nhận và trả hồ sơ.
+ Công khai về điều kiện cần và đủ của hồ sơ hành chính.
+ Công khai về thời gian trả hồ sơ .
+ Công khai về các khoản lệ phí.
Tăng cường phân cấp và nâng cao năng lực cho UBND Quận, phường quyết định các vấn đề cụ thể quản lý quy hoạch trên địa bàn phù hợp với quy họạch tổng thể và quy hoạch chung do Thành phố Hà Nội phê duyệt
Tinh thần này sẽ được quán triệt tại các văn bản quy phạm pháp luật được tổ chức soạn thảo và bộ xây dựng sẽ tổ chức các lớp tập huấn về quản lý quy hoạch theo định kỳ để đảm bảo nâng cao năng lực cho cán bộ công chức quản lý Đô thị các cấp nhằm đảm bảo việc phân cấp hiệu quả.
Cần giao cho các phường tổ chức quản lý TTXD- ĐT trên cơ sở quy hoạch chi tiết Quận Ba Đình đã được UBND Thành phố phê duyệt ( phần sử dụng đất và đường giao thông).
Phổ biến và công khai quy hoạch để dân được biết và thực hiện theo quy hoạch.
Có kế hoạch cải tiến quy trình thủ tục để đẩy nhanh tiến độ hoàn thành công tác Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà.
Những năm qua công tác cấp giấy phép xây dựng đã được những kết quả, xong vần còn những tồn tại khó khăn, đặc biệt là quản lý xây dựng theo quy hoạch – kiến trúc, hướng dẫn tạo điều kiện cho dân xây dựng, khắc phục việc xây dựng không phép sai phép thông qua quản lý và cấp giấy phép xây dựng các công trình trên địa bàn Quận. Để giải quyết vấn đề này, UBND Quận Ba đình đã chỉ đạo tăng cường công tác Quản lý trật tự xây dựng Đô thị với các biện pháp chủ yếu đó là:
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến sâu rộng trong nhân dân để tạo dư luận trong xã hội và quần chúng ủng hộ, tích cực tham gia quản lý quy họach, cấp phép xây dựng. Thường xuyên có chương trình phát thanh trên hệ thống loa truyền thanh của các phường về chuyên mục công tác quản lý quy hoạch và cấp giấy phép xây dựng.
Thông báo đến mọi người dân trong Quận biết và thực hiện tôt các quy định về công tác quản lý quy hoạch và thực hiện xây dựng theo quy hoạch của Quận, quy hoạch chung cuả Thành phố. Niêm yết công khai quy hoạch Quận Ba Đình được phê duyệt và các quy định, quy trình hướng dẫn, biểu mẫu hồ sơ, thủ tục xin phép xây dựng tại các phường và Phòng tiếp nhận hồ sơ hành chính.
Đẩy mạnh, đổi mới công tác quy hoạch xây dựng, nâng cao tính khả thi của quy hoạch, tổ chức công bố quy hoạch và cắm mốc giới đối với các khu vực, tuyến đường theo các dự án đã được phê duyệt và công khai để UBND Quận, người dân biết và thực hiện, để quản lý theo quy hoạch( thực hiện theo công văn số 328/UB- XDDT ngày 28/01/2003 của UBND Thành phố) và chỉ đạo Sở xây dựng Hà Nội tiếp tục nghiên cứu để hoàn chỉnh các văn bản đáp ứng cho công tác QLTTXD và CGPXD trên địa bàn Quận. Tăng cường quản lý đất đô thị, đẩy nhanh tốc độ cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở.
Yêu cầu UBND các phường tổ chức quản lý TTXD trên cơ sở bản đồ quy hoạch chi tiết Quận Ba Đình đã được Thành phố phê duyệt ( Phần sử dụng đất và đường giao thông đã giao cho các phường quản lý ).
Ban hành quy chế, quy trình thực hiện việc câp giấy chứng nhận sở hữu nhà, sử dụng đất theo sự phân cấp của UBND Thành phố Hà Nội, đẩy nhanh công tác cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất cũng là biện pháp tích cực tạo điều kiện thuận lợi cho người dân làm thủ tục xin cấp giấy phép xây dựng. Xử lý kịp thời và dứt điểm các trường hợp mua bán đất trái pháp luật, sử dụng đất không đúng mục đích, thực hiện nghiêm túc chỉ thị 15 của UBND Thành phố về quản lý và thu hồi đất để hoang hoá, sử dụng sai mục đích.
Một biện pháp phòng Địa chính Nhà đất và Đô thị đã hướng dẫn thủ tục hồ sơ xin phép giản đơn hơn sau khi có hiệu chỉnh, bổ sung sửa đỏi một số điều cho phù hợp với thực tế các phường. Đảm bảo tham mưu thụ lý hồ sơ cấp phép xây dựng đúng quy định , quy trình quy chuẩn xây dựng và đúng thời gian. Bổ xung kịp thời các văn bản hướng dẫn sửa đổi của các cấp có thẩm quyền liên quan đến cấp phép xây dựng tới các phường để thực hiện.
Phòng Địa chính Nhà đất & Đô thị phối hợp với UBND phường, thanh tra xây dựng Quận tăng cường việc kiểm tra công trình xâyu dựng sau khi cấp giấy phép xây dựng nhất là đối với các trường hợp cấp giấy phép xây dựng có điều kiện để thực hiện theo quy hoạch sau này ( nằm trong vùng sự kiến quy hoạch ). Việc kiểm tra và có biện pháp xử lý nhằm làm giảm và hạn chế tình trạng xây dựng sai phép dẫn đến tranh chấp, khiếu nại.
Để giải quyết cấp giấy phép cho một số hộ dân đang ăn ở ổn định tại những vùng tuy đã có quy hoạch nhưng chưa có dự án khả thi và chưa xác định được thời gian cụ thể triển khai dự án. UBND Quận cần tạo điều kiện với việc cấp giấy phép xây dựng có điều kiện trên cơ sở chủ công trình có đơn cam kết khi Nhà nước thực hiện theo quy hoạch sẽ di chuyển không đòi hỏi đền bù, đơn được UBND phường xác nhận.
UBND các phường phải thực hiện đúng Quy định cấp giấy phép xây dựng các công trình trên địa bàn Thành phố Hà Nội ban hành kèm theo Quyết định số 109/2001/QĐ- UB ngày 08/11/2001 của UBND Thành phố Hà Nội và Hướng dẫn thực hiện việc cấp giấy phép xây dựng công trình trên địa bàn Quận Ba Đình ngày 15/01/2002 của UBND Quận Ba Đình.
UBND các phường tăng cường, thường xuyên kiểm tra giám sát, phát hiện và ngăn chặn kịp thời đối với trường hợp mới phát sinh xây dựng ( đã phá vỡ nhà cũ đang làm móng). Đối với các trường hợp này yêu cầu phải lập biên bản đình chỉ xây dựng và buộc chủ công trình nghiêm túc chấp hành dừng thi công, yêu cầu đi làm thủ tục xin cấp giấy phép xây dựng. Giám sát thường xuyên và kiên quyết xử lý không cho xây dựng nếu cố tình, trong khi đang làm thủ tục cấp giấy phép xây dựng. Trong hồ sơ xin cấp phép xây dựng phải kèm theo biên bản vi phạm và quyết định xử lý của chính quyền Phường, Thanh tra xây dựng Quận. Căn cứ vào hồ sơ xin phép xây dựng, kiểm tra thực tế, quy hoạch, quy chuẩn theo quy định của Nhà nước, Phòng Địa chính Nhà đất & Đô thị thụ lý báo cáo và đề xuất với UBND Quận Ba Đình giải quyết cấp giấy phép sau khi chủ công trình đã chấp hành xử phạt theo quy định( đối với trường hợp phù hợp quy hoạch ). Trường hợp không phù hợp với quy hoạch buộc chủ công trình phải dỡ bỏ những phần gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quy hoạch, phần còn lại được xem xét xây dựng có điều kiện và phải có cam kết tạm thời sử dụng công trình sau khi chịu xử lý theo quy định, khi Nhà nước thực hiện theo quy hoạch thì phải chấp hành di chuyển.
Để giải quyết tồn tại đối với các trường hợp công trình đã xây dựng xong mới có hồ sơ nộp để làm thủ tục cấp phép xâydựng phải theo trình tự:
+ UBND các phường phối hợp với thanh tra xây dựng Quận và phòng Địa chính Nhà đất và Đô thị tiến hành rà soát, kiểm tra lập danh sách các trường hợp vi phạm xảy ra trong thời gian qua.
+ Hồ sơ xử lý của UBND phường, thanh tra xây dựng Quận phải được lập đầy đủ, rõ ràng và đúng quy trình xử lý theo Quyết định 19/2003/QĐ- UB ngày 24/1/2003 của UBND Thành phố Hà Nội.
+ Trước khi xử lý UBND các phường cần có sự tham dự của Phòng Địa chính - Nhà Đất và Đô thị để tư vấn về quy hoạch, quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng. Trên cơ sở đó việc xử lý mới không ảnh hướng và thuận lợi cho việc cấp giấy phép xây dựng tiếp theo.
+ Sau khi thống nhất nội dung xử lý, nếu công trình đã xây dựng phù hợp quy hoạch nhưng có phần cần sửa, điều chỉnh theo các quy chuẩn - tiêu chuẩn xây dựng thì chủ công trình phải thực hiện theo yêu cầu của cơ quan. Khi đã chấp hành xử phạt theo quy định của Nhà nước và cam kết đình chỉ dừng thi công xây dựng chờ cấp giấy phép xây dựng,Phòng Địa chính - Nhà Đất và Đô thị hoàn chỉnh hồ sơ thụ lý, báo cáo UBND Quận giải quyết cấp giấy phép xây dựng. Nếu không phù hợp quy hoạch buộc chủ công trình phải dỡ bỏ những phần gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quy hoạch, phần còn lại không được xây thêm tầng và phải có cam kết tạm thời sử dụng công trình sau khi chịu sự xử lý theo quy định, khi Nhà nước thực hiện theo quy hoạch thì phải chấp hành di chuyển.
UBND Quận cho phép được mở lớp tập huấn để nâng cao nghiệp vụ chuyên môn về công tác quản lý quy hoạch và cấp giấy phép xây dựng cho các cán bộ trực tiếp tham gia tại phường, lực lượng thanh tra xây dựng phường, Quận và Phòng Địa chính - Nhà Đất và Đô thị. Quận bố trí lịch giao ban công tác mỗi tháng một lần giữa các phường, TTXD Quận, Phòng Địa chính - Nhà Đất và Đô thị.
UBND Quận có quy chế, quy định khen thưởng cho tâph thể, cá nhân thực hiện tốt, đồng thời cũng có hình thức xử lý cán bộ, công chức được giao nhiệm vụ, nhưng có thái độ không đúng với nhân dân: Cửa quyền, tham nhũng, gây phiền hà hoặc không hoàn thành nhiệm vụ được giao. Xử lý nghiêm những công dân cố tình vi phạm. Tăng cường phân cấp, phân định rõ chức năng, nhiệm vụ , thẩm quyền, mối quan hệ, thời hạn giải quyết của các cơ quan quản lý và công chức thừa hành nhiệm vụ.
Rút ngắn thời gian thụ lý hồ sơ (5- 10 ngày ) tạo điều kiện để người dân xin giấy phép xây dựng được đơn giản, thuận lợi và nhanh chóng, theo cơ chế một cửa( đơn giản về hồ sơ xin phép, thiết kế nhà ở của dâ, điều kiện hợp lệ về đất để xét cấp giấy phép...). Chú trọng kiểm tra thực địa khi tiếp nhận hồ sơ, tăng cường giám sát, xử lý sau cấp phép.
Tăng cường công tác quản lý quy hoạch và cấp giấy phép xây dựng là một công việc phức tạp, khó khăn. UBND Quận yêu cầu các cấp uỷ đảng, chính quyền, Mặt trật tổ quốc và các đoàn thêt tạo điều kiện giúp đỡ tuyên truyền phổ biến, quán triệt đến từng đảng viên, đến từng công nhân viên chức, công dân trên địa bàn Quận Ba Đình để mọi người biết và ủng hộ giám sát quá trình thực hiện.
Kết luận
Công tác quản lý Đô thị nói chung hay quản lý quy hoạch và cấp giấy phép xây dựng nói riêng đang là vấn đề hết sức phức tạp đòi hỏi chúng ta mất nhiều công sức, mất nhiều thời gian và nhiều ngành, đoàn thể, đơn vị cá nhân, nhân dân tham gia do vậy vấn đề nhiên cứu đặt ra trên đây là hết sức quan trọng và cần thiết nhằm tìm ra những vấn đề cốt lõi, phát huy tốt những điểm mạnh đã đạt được trong công tác và phải triển khai khắc phục, hạn chế tối đa những điểm còn bất cập và tồn tại.
Quán triệt Nghị Quyết Đại hội IX của Đảng và Nghị quyết của các Hội Nghị ban chấp hành trung ương khoá IX, Quận Ba Đình đã đề ra các chương trình hành động và đã đạt được nhiều kết quả, đã triển khai được nhiều dự án phục vụ cho phát triển kinh tế- xã hội nhất là trong công tác Quản lý quy hoạch và cấp giấy phép xây dựng.
Tài liệu tham khảo
1, 2/20021, Giáo trình Kinh tế Đô thị của trường ĐHKTQD
2, Giáo trình Quản lý Đô thị của trường ĐHKTQD.
3, Nghị định số 52/1999/NĐ-Cp ngày 08/7/199 Của Chính Phủ Ban hànhh quy định về việc Ban hành quy chế quản lý đầu tư và xây dựng.
4, Thông tư liên tịch số 09/1999/TTLT-BXD- TCĐC ngày 10/12/1999 của Bộ xây dựng- Tổng cục địa chính về việc: Hướng dẫn cấp giấy phép xây dựng.
5, Quyết định số 68/2000/QĐ- UB ngày 14/7/2000 của UBND Thành phố Hà Nội về phê duyệt quy hoạch chi tiết Quận Ba Đình( phần quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch giao thông).
6, Quyết định 109/2001/QĐ-UB ngày 08/11/2001 của Thành phố Hà Nội về việc ban hành quy định cấp giấy phép xây dựng các công trình trên địa bàn Thành phố.
7, Hướng dẫn ngày 15/01/2002 của UBND Quận Ba Đình về việc thực hiện việc cấp giấy phép xây dựng công trình trên địa bàn Quận Ba Đình.
Và một số văn bản pháp lý khác.
8, Báo cáo công tác cấp giấy phép xây dựng và trật tự xây dựng trên địa bàn Quận từ Năm 2000 đến năm2003
9, Chuyên đề cấp phép xây dựng 2001-2003.
10, Tạp chí xây dựng số 3/2001, 11/2003, 10/2003 , 12/2003, 5/2001
Mục lục
ChươngI. Cơ sở lý luận và khoa học về công tác quản lý quy hoạch và cấp giấy phép xây dựng
I. Khái niệm về quản lý quy hoạch
3
1.1.Lập và xét duyệt quy hoạch xây dựng Đô thị
3
1.2. Soạn thảo và Ban hành các quy định quản lý quy hoạch Đô thị
5
1.3. Xây dựng hệ thống kiểm soát và phát triển Đô thị theo quy hoạch và pháp luật
6
1.3.1. Quản lý Nhà nước trong cải tạo và xây dựng công trình theo quy hoạch
6
1.3.2. Giới thiệu địa điểm xây dựng các công trình Đô thị
8
1.3.3. Cấp chứng chỉ quy hoạch
8
1.4. Thanh tra, Kiểm tra và xử lý vi phạm
9
II, Mục đích và quá trình cấp giấy phép xây dựng
9
2.1. Mục đích và yêu cầu của cấp giấy phép xây dựng
10
2.2. Đối tượng phải xin phép xây dựng
11
2.3. Điều kiện được cấp giấy phép xây dựng
11
2.4. Chủ thể quản lý công tác cấp giấy phép xây dựng
13
2.5. Căn cứ để cấp giấy phép xây dựng
15
2.6. Hồ sơ cấp phép xây dựng
15
2.7 Trình tự cấp giấy phép xây dựng
16
ChươngII: Thực trạng quản lý quy hoạch và cấp giấy phép trên địa bàn Quận Ba Đình
21
Giới thiệu chung về Quận Ba Đình
21
I. Thực trạng quản lý quy hoạch
22
II. Thực trạng cấp giấy phép xây dựng
25
1. Những kết quả đạt được
25
2. Tồn tại.
30
III. Nguyên nhân
34
3.1. Nguyên nhân chủ quan
34
3.2. Nguyên nhân khách quan
37
VI. Những khó khăn vướng mắc trong quá trình cấp giấy phép xây dựng
38
ChươngIII: Một số giải pháp nhằm thực hiện công tác quản lý quy hoạch và cấp giấy phép có hiệu quả
45
1. Nâng cao chất lượng của Đồ án quy hoạch xây dựng.
45
2. Xây dựng hiệu chỉnh hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về quản lý quy hoạch xây dựng.
45
3. Tăng cường công tác quản lý xây dựng theo quy hoạch Đô thị
46
4. Tăng cường đẩy mạnh cải cách hành chính
46
5. Tăng cường phân cấp và nâng cao năng lực quản lý
47
6. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến cho nhân dân
48
8. Ban hành quy chế, quy trình thực hiện cấp GCN sở hữu Nhà ở, sử dụng đất ở.
49
9. Tăng cường kiểm tra công trình xây dựng sau khi cấp phép xây dựng
49
10. Giải quyết tồn tại đối với các công trình xây dựng xong mới đi xin phép xây dựng
50
11. Quy chế khen thưởng, xử lý đối với tổ chức cá nhân quản lý quy hoạch và cấp giấy phép xây dựng
51
ChươngIII: Kết luận
53
Tài liệu tham khảo
54
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- V0066.doc