Thực trạng quản lý và sử dụng vốn tại công ty Cơ Điện Công Trình

Khác với vốn cố định, vốn lưu động chỉ tham gia vào một chu kì sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Sử dụng vốn lưu động hiệu quả gắn liền với lơi ích và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và là một yéu tố khách quan mà doanh nghiệp cần đạt được. Việc quản lý và sử dụng vốn lưu động kém hiệu quả sẽ làm tốc độ luân chuyển chậm, hiệu quả sử dụng vốn thấp, thậm chí dẫn đến việc thu hẹp quy mô kinh doanh của doanh nghiệp. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động được xác định bằng các chỉ tiêu như: Số vòng quay của vốn lưu động, hệ số đảm nhiệm vốn lưu động, sức sinh lợi của vốn lưu động.

doc84 trang | Chia sẻ: haianh_nguyen | Lượt xem: 1381 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thực trạng quản lý và sử dụng vốn tại công ty Cơ Điện Công Trình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uyếch đại thu nhập của một đồng vốn chủ sở hữu. Sở dĩ Công ty sử dụng công cụ này là vì: Hệ số này phản ánh trong một đòng vốn mà doanh nghiệp hiện có đang sử dụng có mấy đồng vốn vay. Khi đó mức độ góp vốn của chủ sở hữu được xác định qua hệ số vốn góp (Hc) là Hc = 1 - Hv (Hv: hệ số vay nợ) V Hv = T Trong đó: C: tổng số vốn chủ sở hữu V: tổng số nợ vay T: tổng vốn doanh nghiệp đang sử dụng P P/T P/T P’t P’c = = = = C (T-V)/T 1-Hv 1- Hv P’c: Mức doanh lợi trên tổng vốn chủ sở hữu P’t: Doanh lợi tổng số vốn Điều chỉnh hệ số Hv để mang lại hiêu quả kinh doanh không phải nhằm mục đích sinh lời cho vốn vay mà là cho vốn tự có ngày càng tăng lên, khi đó vốn vay chỉ là phương tiện phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh. Với vốn vay, doanh nghiệp phải trả giá vốn (lãi suất) do vậy vốn vay có hiệu quả nếu chỉ số doanh lợi trên toàn bộ vốn cao hơn giá vốn và nguồn vốn vay thì sẽ trở thành gánh nặng cho hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Từ đó quyết định tră bớt vốn vay hay chuyển đổi cách huy động vốn là một hoạt động có tính chất quyết định. Để xem xét Công ty sử dụng đòn bẩy tài chính có thành công hay không ta cần phân tích thêm về tình hình tài chính của Công ty. 2.2.2.2 Tình hình tài chính của Công ty Cơ Điện Công Trình trong những năm qua Nhìn vào bảng 5 (trang 47) ta thấy nguồn vốn chủ sở hữu đóng vai trò lớn hơn trong hoạt động của Công ty. Tuy nhiên trong những năm gần đây vốn vay của Công ty có xu hướng tăng lên và các khoản nợ chiếm phần lớn. Để phân tích rõ hơn ta hãy xem tỷ suất nợ của Công ty: Tổng công nợ Tỷ suất nợ = 5 100% Tổng nguồn vốn kinh doanh Bảng 7 : Tỷ suất nợ của Công ty Cơ Điện Công Trình Năm Chỉ tiêu 1998 1999 2000 Tỷ suất nợ 42,81% 44,30% 48,61% Nguồn: theo số liệu tại bảng báo cáo kết quả kinh doanh năm 1998,1999,2000 của Công ty Cơ Điện Công Trình Tỷ suất nợ của Công ty tăng dần lên nguyên nhân là do các khoản nợ phải trả có xu hướng tăng lên trong khi tổng nguồn vốn lại giảm. Năm 1999, tỷ suất nợ của Công ty tăng so với năm 1998 là 1,49% (44,30% - 42,81%), năm 2000 tăng hơn năm 1999 là 4,31% (48,61% - 44,3%) và như vậy sau ba năm tỷ suất nợ của Công ty tăng lên là 5,8% (48,61% - 42,81%). Như vậy chứng tỏ Công ty không tranh trải nợ mặc dù các khoản nợ chiếm chưa đầy một nửa so với nguồn vốn. Để biết khả năng nợ trả của Công ty, ta xét đế tỷ suất trả nợ: Tổng tài sản lưu động và ĐTNH Tỷ suất trả nợ = 5 100% Tổng công nợ Bảng 8: Tỷ suất trả nợ của Công ty Cơ Điện Công Trình Năm Chỉ tiêu Năm 1998 Năm 1999 Năm 2000 Tỷ suất trả nợ 76,69% 53,51% 70,62% Nguồn: theo số liệu tại bảng báo cáo kết quả kinh doanh năm 1998,1999,2000 của Công ty Cơ Điện Công Trình Công ty hoạt động phần nhiều là bằng nguồn vốn chủ sở hữu do vậy khả năng tự trả nợ của Công ty là 70,62%, tăng so với năm 1999 là 17.11% (70,62% -53,51%). Năm 1999 giảm so với năm 1998 là -6,07% (70,62% - 76,69%). Như vậy mặc dù năm 1999 khả năng tự trả nợ giảm mạnh nhưng sang năm 2000, tỷ lệ này lại tăng lên. Đây là một dấu hiệu khả quan trong vấn đề tài chính của Công ty. 2.3 Hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh của Công ty Cơ Điện Công Trình Hiệu quả sử dụng vốn là vấn đề then chốt, gắn liền với sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp nói chung và của Công ty Cơ Điện Công Trình nói riêng. Hiệu quả sử dụng vốn đánh giá công tác quản lý sử dụng vốn cũng như chất lượng hoạt động kinh doanh, đồng thời vạch ra khả năng tiềm tàng để nâng cao hiệu quả kinh doanh cho Công ty. 2.3.1 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của Công ty Trong những năm qua, với sự nỗ lực của tập thể cán bộ công nhân viên toàn Công ty, Công ty Cơ Điện Công Trình đã đạt được những kết quả sau: Bảng 9: Phân tích hiệu quả sử dụng kinh doanh của Công ty Cơ Điện Công Trình (đơn vị : đồng) Năm Chỉ tiêu Năm 1998 Năm 1999 Năm 2000 Doanh thu thuần 17.613.968.826 13.867.682.973 15.332.247.036 Vốn kinh doanh bq 53.214.457.092 52.802.806.441 50.116.478.514 Lãi gộp 1.046.673.257 1.610.912.356 1.901.456.279 Vòng quay toàn bộ vốn (vòng) 0,330 0,263 0,306 Doanh lợi tổng vốn 0,020 0,031 0,038 Nguồn: : theo số liệu tại bảng báo cáo kết quả kinh doanh năm 1998,1999,2000 của Công ty Cơ Điện Công Trình Doanh thu tuần Số vòng quay toàn bộ vốn = Vốn kinh doanh bình quân Lãi gộp Doanh lợi tổng vốn = Vốn kinh doanh bình quân Tổng mức lợi nhuận của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng rất lớn bởi chất lượng tổ chức quản lý, sử dụng vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Điều đó là hai doanh nghiệp có quy mô sản xuất kinh doanh giống nhau, cùng một nhiệm vụ như nhau nhưng doanh nghiệp nào tổ chức sử dụng vốn kinh doanh tốt hơn thì doanh nghiệp đó sẽ taọ ra tổng mức lợi nhuận cao hơn. Bởi vậy, phân tích các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lợi của vốn nhằm đánh giá đúng hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp là cần thiết. Theo bảng 9 ta thấy rằng doanh thu thuần của Công ty Cơ Điện Công Trình có xu hướng giảm. Năm 1999 giảm mạnh so với năm 1998, năm 2000 tăng lên so với năm 1999 là 1.464.564.063 (15.332.247.036 - 13.867.682.973) tuy nhiên vẫn là thấp so với năm 1998. Sự thay đổi về doanh thu này nguyên nhân chủ yếu là do vốn kinh doanh bình quân có xu hướng giảm. * Vòng quay toàn bộ vốn cho biết : trong một kỳ sản xuất kinh doanh, vốn của quay được bao nhiêu vòng quay và nói chung vòng quay càng lớn thì hiệu quả càng cao. Vòng quay của vốn ba năm qua của Công ty nhìn chung là có xu hướng giảm. Sự tăng giảm của vòng quay tác động trực tiếp đến sự tăng giảm doanh thu. Cụ thể là: - Vòng quay toàn bộ vốn năm 1999 giảm so với năm 1998 là 0,067 vòng (0,263 - 0,33) làm doanh thu giảm đi là 3.746.285.853 (13.867.682.973 -17.613.968.826) - So với năm 1999, doanh thu thuần năm 2000 tăng lên do vậy vòng quay toàn bộ vốn cũng có tăng lên là 0,043 vòng (0,306 - 0,263). Tuy vậy vòng quay của vốn trong năm 2000 lại vẫn thấp hơn năm 1998 là 0,024 vòng (0,306 - 0,33). Vòng quay vốn giảm cho thấy Công ty đã kéo dài thời gian sử dụng vốn trong lĩnh vực kinh doanh. Ngoài ra, dựa vào số vòng quay của toàn bộ vốn có thể xác định được số vốn tiết kiệm (-) hay lãng phí (+) trong kỳ của Công ty Cơ Điện Công Trình theo công thức: Số vốn tiết kiệm (-) Hay lãng phí (-) Do thaty đổi tốc = độ luân chuyển Doanh thu thuần Kỳ phân tích 5 Thời gian kỳ phân tích Thời gian của một vòng luân ắ chuyển kỳ phân tích Thời gian của một vòng luân chuyển kỳ gốc (Thời gian kỳ phân tích là 360 ngày) trio Bảng 10 : Hiệu quả sử dụng vốn lãng phí hay tiết kiệm (đơn vị : đồng) So sánh Năm 1999 với năm 1998 Năm 2000 với năm 1998 Năm 2000 với năm 1999 Số vốn tiết kiệm (-)hay lãng (+)phí do thay đổi tốc độ luân chuyển + 8.779.476.004 + 3.643.964.045 - 8.912.104.770 Nguồn: : theo số liệu tại bảng báo cáo kết quả kinh doanh năm 1998,1999,2000 của Công ty Cơ Điện Công Trình Số vốn tiết kiệm của năm 99 so với năm 98 khi giảm = vòng quay của vốn 13.867.682.973 5 360 360 - 0,263 360 0,33 = + 8.779.476.004 Số vốn tiết kiệm của năm 2000 so với năm 98 khi = giảm vòng quay của vốn 15.332.247.036 5 360 360 - 0,306 360 0,33 =+ 3.643.964.045 Số vốn tiết kiệm của năm 2000 so với năm 98 khi = giảm vòng quay của vốn 15.332.247.036 5 360 360 - 0,306 360 0,263 =- 8.192.104.770 Như vậy nếu năm 1999 Công ty sử dụng không lãng phí 8.779.476.004 đồng thì doanh thu thuần sẽ tăng lên là 22.647.158.997 (13.867.682.973 + 8.779.476.004). Và nếu năm 2000 Công ty không sử dụng lãng phí 3.643.964.045 đồng so với năm 1998 thì doanh thu đã có thể là 18.976.211.081 đồng (15.332.247.036 + 3.643.964.045). Tuy nhiên, so với năm 1999, năm 2000 Công ty đã tiết kiệm được số vốn là 8.192.104.770 đồng. Đó là nhờ sự cố gắng nỗ lực của Công ty nên đồng vốn được sử dụng có hiệu quả hơn và Công ty cần giữ vững, phát huy trong những năm tới. * Tỷ suất doanh lợi tổng vốn phản ánh một đồng vốn bình quân được sử dụng trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này được phân tích nhằm đánh giá chính xác hơn và là chỉ tiêu cuối cùng đánh giá chất lươngj sản xuất kinh doanh của Công ty Theo bảng 10, cứ một đồng vốn kinh doanh bình quân năm 1999 sản xuất ra 0,031 đồng lợi nhuận, tăng lên so với năm 1998 là 0,011 đồng (0,031 -0,02). Năm 2000 cứ một đồng vốn kinh doanh bình quân sản xuất ra 0,038 đồng lợi nhuận và cao hơn so với năm 1999 là 0,007 đồng (0,038 -0,031). Như vậy mức doanh lợi tổng vốn có xu hướng tăng lên, nguyên nhân là mức lãi gộp tăng trong khi vốn kinh doanh bình quân có xu hướng giảm. Ta xem bảng dưới đây để thấy rõ hơn. Bảng 11 : So sánh tốc độ tăng (+) giảm(-) của vốn kinh doanh bình quân và lãi gộp (đơn vị : đồng) So sánh trên lệch Năm Năm 1999 so với 1998 Năm 2000 so với 1999 Số tiền % Số tiền % Vốn kinh doanh bình quân -441.650.651 -7,74 -2.686.327.927 -5,09 Lãi gộp +564.239.099 +53,91 +290.543.923 +18,04 Nguồn: : theo số liệu tại bảng báo cáo kết quả kinh doanh năm 1998, 1999, 2000 của Công ty Cơ Điện Công Trình Lợi nhuận tăng lên có ý nghĩa rằng hiệu quả sử ndụng vốn của Công ty có chi hướng tốt. Để biết chính sác hơn về vấn đề này ta sé đi sâu phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố định và vốn lưu động của Công ty 2.3.2 Hiệu quả sử dụng vốn cố định của Công ty Cơ Điện Công Trình. Giá trị tài sản cố định của các doanh nghiệp sản xuất trường chiếm tỷ trọng cao trong tổng tài sản. Hiệu quả sử dụng tài sản cố định là mục đích của việc trang bị tài sản cố định trong các doanh nghiệp. Hiệu quả sử dụng tài sản cố định được tính bằng các chỉ tiêu như: Sức sản xuất tài sản cố định, sức sinh lợi của tài sản cố định, tỷ suất hao phí tài sản cố định... Bảng 12 : Hiệu quả sử dụng vốn cố định (đơn vị : đồng) Năm Chỉ tiêu Năm 1998 Năm 1999 Năm 2000 Ngyên giá bình quân tài sản cố định 19.613.286.772 21.649.833.436 18.390.716.964 Doanh thu thuần 17.613.968.826 13.867.682.973 15.332.247.036 Lãi gộp 1.046.673.257 1.610.912.356 1.901.456.279 Sức sản xuất của tài sản cố định 0,898 0,641 0,834 Sức sinh lợi của tài sản cố định 0,053 0,074 0,103 Tỷ suất hao phí của tài sản cố định 1,113 1,561 1,199 Nguồn: : theo số liệu tại bảng báo cáo kết quả kinh doanh năm 1998, 1999, 2000 của Công ty Cơ Điện Công Trình Qua số liệu bảng trên ta thấy rằng: - Sức sinh lợi của tài sản cố định của Công ty không lớn nhưng có xu hướng tăng lên trong ba năm gần đây. Năm 2000 cứ một đồng tài sản cố định tạo ra 0,103 đồng lãi,năm1999 cứ một đồng tài sản cố định tạo ra 0,074 đồng lãi, như thế sức sinh lợi của tài sản cố định năm 2000 tăng so với năm 1999 là 0,029 đồng (0,103 -0,074 ). Mặc dù trong năm 2000 tài sản cố định của công ty được đầu tư ít hơn năm 1999 là 3.259.116.472 đồng (18.390.716.964 - 21.649.833.436). Kết quả này cho thấy không phải cứ có nhiều vốn lãi có nhiều lãi, mà việc sử dụng vốn như thế nào để có hiệu quả mới là điều quyết định làm tăng lợi nhuận. So với năm 1998, năm 2000 có nguyên giá bình quân tài sản cố định nhỏ hơn 1.222.569.806 đồng ( 18.390.716.964 - 19.613.286.772 ) nhưng sức sinh lợi của tài sản cố định vẫn lớn hơn là 0,05 (0,103 - 0.053 ), gấp hai lần năm 1998.Có được kết quả này là do công ty đã cố gắng nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn nhân tài vật lực sẵn có, khai thác tốt các tiềm năng của mình. Nhờ vậy giá trị lợi nhuận được đẩy lên cao, kéo theo sự tăng lên của sức sinh lợi tài sản cố định. Sức sản xuất của tài sản cố định cũng có sự biến động trong ba năm qua. Năm 1998, sức sản xuất của tài sản cố định là 0,898 nghĩa là với một đồng nguyên giá bình quân tài sản cố định đem lại 0,898 đồng doanh thu thuần. Sang năm 1999, sức sản xuất của tài sản cố định giảm so với năm 1998là - 0,257 -26,8% 5100% 0,890 -0,257 đồng(0,641- 0,898 ) với tỉ lệ giảm là 0,193 30,1% 5100% 0,641 Năm 2000, sức sản xuất của tài sản cố định là 0,834 tăng lên so với năm 1999 là 0,193 đồng (0,834 - 0,641 ) với tỷ lệ Sự tăng giảm của sức sản xuất tài sản cố định như vậy chủ yếu là do sự thay đổi của doanh thu. Năm 1999, mặc dù nguyên giá bình quân tài sản cố định là 21.694.833.436 đồng là mức doanh thu lại chỉ có 13.867.682.973 đồng là doanh thu thấp nhất trong ba năm vừa qua. Điều này chứng tỏ năm 1999, tài sản cố định của công ty có sức sản xuất thấp nhất. Tỷ suất hao phí tài sản cố định có quan hệ tỷ lệ nghịch với sức sản xuất tài sản cố định. Nếu như năm 1999 sức sản xuất của tài sản cố định là nhỏ nhất thì cũng có nghĩa là tỷ suất hao của phí tài sản cố định là lớn nhất trong ba năm qua. Năm 1999, để có một đồng doanh thu thuần thì phải có 1,561 đồng nguyên giá bình quân tài sản cố định, cao hơn năm 1998 là 0,448 đồng (1,561 - 1,113 ) 0,448 40,25% 5 100% 1,113 với tỷ lệ tăng tương ứng là Tỷ suất hao phí tài -0,362 -23,19% 5100% 1,561 sản cố định năm 2000 là 1,199 đồng, nhỏ hơn so với năm 1999 là - 0,362 đồng ( 1,199 - 1,561 ) với tỷ lệ giảm tương đối là Đây là một dấu hiệu đáng mừng. Như vậy trong ba năm 1998, 1999, 2000, vốn cố định được coi là sử dụng có hiệu quả nhất vào năm 2000 . Vì xét theo mức sinh lợi của tài sản cố định , năm 2000 đạt mức sinh lợi cao nhất trong ba năm là 0,103 đồng tỷ suất hao phí là 1,199 đồng vào năm 1999. Lợi nhuận năm 2000 là 1.901.456.279 đồng, cao nhất trong ba năm mặc dù doanh thu thuần và nguyên giá bình quân tài sản cố định không phải là cao nhất. Điều đó cho thấy hiệu quả sử dụng tài sản cố định của Công ty Cơ điện Công trình có xu hướng tăng lên. Bên cạnh tài sản cố định, vốn lưu động đóng một vị trí không nhỏ trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cơ điện Công trình. Do vậy để đánh giá chính xác hiệu quả sử dụng vốn ta cần phải phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động. 2.3.3 Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty Khác với vốn cố định, vốn lưu động chỉ tham gia vào một chu kì sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Sử dụng vốn lưu động hiệu quả gắn liền với lơi ích và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và là một yéu tố khách quan mà doanh nghiệp cần đạt được. Việc quản lý và sử dụng vốn lưu động kém hiệu quả sẽ làm tốc độ luân chuyển chậm, hiệu quả sử dụng vốn thấp, thậm chí dẫn đến việc thu hẹp quy mô kinh doanh của doanh nghiệp. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động được xác định bằng các chỉ tiêu như: Số vòng quay của vốn lưu động, hệ số đảm nhiệm vốn lưu động, sức sinh lợi của vốn lưu động. Bảng 13: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty Cơ Điện Công Trình (đơn vị : đồng) Chỉ tiêu Năm Năm 1998 Năm 1999 Năm 2000 Tổng doanh thu thuần 17.613.968.826 13.867.682.973 15.332.247.036 Vốn lưu động bình quân 16.053.351.282 14.268.250.119 14.440.853.646 Lãi gộp 1.046.673.257 1.610.912.356 1.901.456.279 Số vòng quay của VLĐ 1,098 0,972 1,062 Thời gian của một vòng luân chuyển 237,87 370,37 338,98 Hệ số đảm nhiệm của vốn lưu động 0,911 1,029 0,942 Sức sinh lợi của vốn lưu động 0,056 0,113 0,132 Nguồn: : theo số liệu tại bảng báo cáo kết quả kinh doanh năm 1998, 1999, 2000 của Công ty Cơ Điện Công Trình Qua số liệu của bảng 13 ta thấy rằng: 0,057 87,7% 5100% 0,065 - Năm 1999, một đồng vốn lưu dộng đem lại 0.065 đồng lợi nhuận. Như vậy sức sinh lợi của vốn lưu động năm 1999 tăng 0,057 đồng ( 0,113 -0,065 ) với tỷ lệ tăng là so với năm 1998. Nguyên nhân là do năm 1999 có số vốn lưu động bình quân thấp hơn năm 1998 nhưng lại có số lợi nhuận cao hơn. Điều này cũng ảnh hưỡng tới các chỉ tiêu: 0,126 11,48% 5100% 1,098 + Tốc độ luân chuyển của vốn lưu động giảm. Năm 1999, vòng quay của vốn lưu động là 0,972 vòng.Nhưng năm 1998, con số này là 1,098 vòng. Như vậy trong năm 1999, vòng quay vốn lưu động giảm 0,126 (0,972 - 1,098 ) với tỷ lệ giảm là Điều này ảnh hưởng tới thời gian của 42,5 12,96% 5100% 327,87 một vòng vốn luân chuyển vốn lưu động, làm cho số ngày luân chuyển bình quân một vòng quay vốn lưu động năm 1999 tăng lên so với năm 1998 là 42,5 ngày ( 370,37 - 327,87 ) với tỷ lệ tăng 0,118 11,9% 5100% 0,991 + Hệ số đảm nhiệm của vốn lưu động tăng. Năm 1998, một đồng doanh thu thuần cần 0,911 đồng vốn lưu động nhưng năm 1999, một đồng doanh thu cần 1,029 đồng vốn lưu động.So với năm 1998, hàm lượng vốn lưu động năm 1999 tăng 0,118 đồng (1,029 - 0,991 )với tỷ lệ tăng là cho thấy một đồng doanh thu thuần lãng phí 0,118 đồng vốn lưu động. Như vậy so với năm 1998, một đồng doanh thu thuần năm 1999 đã lãng phí 0,118 đồng vốn lưu động, vòng quay vốn lưu động giảm 0,126 vòng kéo dài thêm thời gian vòng quay của một vòng luân chuyển là 42,5 ngày. Tuy nhiên sức sinh lợi của vốn lưu động năm 1999 vẫn tăng so với năm 1998. Đây là một dấu hiệu tốt cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. - Năm 2000, một đồng vốn lưu động đem lại 0,132 đồng lợi nhuận, tăng so với năm 1999 là 0,019đông (0,132 - 0,113 ) với tỷ lệ lăng lên là 0,019 16,81% 5100% 0,113 0,09 9,26% 5100% 0,972 + Tốc độ luân chuyển vốn lưu động tăng : Năm 2000 vòng quay của vốn lưu động là 1,062 vòng, năm 1999, vòng quay vốn lưu động là 0,972 vòng, như vậy, so với năm 1999 vòng quay vốn lưu động năm 2000 đã tăng lên 0,09 vòng (1,062 - 0.972 ) với tỷ lệ tăng Do đó làm số ngày luân chuyển bình quân một vòng vốn lưu động năm 2000 giảm 31,39 ngày 31,39 8,48% 5100% 370,37 (338,98 - 370,37 ) với tỷ lệ giảm so với 1999 0,087 8,45% 5100% 1,029 + Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động giảm. Năm 1999, một đồng doanh thu thuần cần 1,029 đồng vốn lưu độngnăm 2000 một đồng doanh thu thuần cần 0,942 đồng vốn lưu động. So với năm 1999,năm 2000 hàm lượng vốn lưu động giảm0,087 đồng ( 0,942 - 1,029 ) với tỷ lệ giảm Như vậy, so với năm 1999, một đồng doanh thu năm 2000 đã tiết kiệm được 0,087 đồng vốn lưu động và vòng quay của vốn lưu động tăng lên 0,09 vòng làm rút ngắn đi 31,4 ngày luân chuyển một vòng quay vốn lưu động. Do đó sức sinh lợi của vốn lưu động năm 2000 tăng so với năm 1999 là 0,019 đồng lợi nhuận với tỷ lệ tăng 16,81%. Tóm lại, hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty Cơ Điện Công Trình trong ba năm qua có xu hướng tăng lên do tốc độ luân chuyển vốn lưu động có xu hướng tăng, sức sinh lợi của vốn lưu động luôn tăng lên. Hơn nữa, ta thấy rằng mặc dù có sự biến động nhưng lợi nhuận luôn tăng lên làm cho hiệu quả sử dụng vốn lưu động tăng. Bên cạnh việc phân tích mức doanh lợi và tốc độ luân chuyển vốn lưu động ở Công ty Cơ Điện Công Trình, để rõ hơn về vốn lưu động và hiệu quả sử dụng vốn lưu động, ta hãy xem xét đến hệ số khả năng thanh toán so với vốn lưu động để thấy được tình hình quản lý và sử dụng vốn mà đặc biệt là vốn lưu động trong kỳ có khả quan hay không. Bảng 14 : Hệ cố khả năng thanh toán so với vốn lưu động của Công ty Cơ Điện Công Trình (đơn vị : đồng) Chỉ tiêu Năm Năm 1998 Năm 1999 Năm 2000 Vốn lưu động 16.171.351.282 12.365.148.956 16.516.558.335 Tổng số vốn bằng tiền 9.035.450.864 1.401.019.092 2.813.223.967 Tổng số nợ ngắn hạn 2.679.984.233 2.061.591.952 5.085.376.078 Tỷ suất thanh toán của vốn lưu động 0,559 0,113 0,170 Tỷ suất thanh toán hiện hành 6,034 5,998 3,248 Tỷ suất thanh toán tức thời 3,371 0,68 0,553 Nguồn: theo số liệu tại bảng báo cáo kết quả kinh doanh năm 1998, 1999, 2000 của Công ty Cơ Điện Công Trình Tỷ suất thanh toán của vốn lưu động phản ánh khả năng chuyển đổi thành tiền của tài sản lưu động, thực tế cho thấy nếu chir tiêu này mà lớn hơn 0,5 hoặc nhỏ hơn 0,1 đều không tốt vì sẽ gây ứ đọng vốn hoặc thiếu tiền để thanh toán. Kết quả tính toán trong bảng 14 cho thấy tỷ suất thanh toán của vốn lưu động của Công ty Cơ Điện Công Trình trong ba năm gần đây lần lượt là 0,559; 0,113; 0,17. Điều đó chứng tỏ năm 1998 Công ty ở trong tình trang để vốn bằng tiền nhiều, gây ra sự ứ đọng về vốn, nguyên nhân là do Công ty đã gửi một lượng tiền lớn trong ngân hàng. Tuy nhiên năm 1999 và 2000 khả năng thanh toán bằng tiền của Công ty lại rất tốt. Để thấy rõ hơn mối quan hệ giữa vốn lưu động và vốn bằng tiền ta hãy xem sự tăng giảm của chúng qua các năm. Bảng 15 : Tốc độ tăng (+) giảm (-) của vốn lưu động và vốn bằng tiền. ( Đơn vị : đồng) So sánh Chỉ tiêu Năm 1999 so với năm 1998 Năm 2000 so với năm 1999 Số tiền % Số tiền % Sự tăng(+) giảm(-) của vốn lưu động -3.806.202.326 -23,54 +4.151.409.379 +33,57 Sự tăng(+) giảm(-) của vốn bằng tiền -7.634.413.772 -84,49 +1.412.204.875 +100,8 Nguồn: theo số liệu tại bảng báo cáo kết quả kinh doanh năm 1998, 1999, 2000 của Công ty Cơ Điện Công Trình Theo bảng 15 ta thấy rằng sự thay đổi của vốn lưu động và vốn bằng tiền là đồng biến, tuy nhiên tốc độ tăng giảm của vốn bằng tiền là lớn hơn vốn lưu động. So với năm 1998, năm 1999 tổng vốn lưu động giảm 23,54% nhưng vốn bằng tiền lại giảm tới 84,49% với 7.634.431.772 đồng. Năm 2000 tổng vốn lưu động tăng 4.151.409.379 đồng với tỷ lệ 33,57%, sự tăng lên này chủ yếu là do vốn bằng tiền tăng 1.412.204.875 đồng với tỷ lệ tăng 100,8%. Như vậy chứng tỏ khả năng chuyển đổi thành tiền của tài sản lưu động tốt và nó tác động tới khả năng thanh toán của Công ty. - Tỷ suất thanh toán tức thời cho biết khả năng thanh toán bằng tiền của doanh nghiệp đối với những khoản nợ ngắn hạn. Tỷ suất này lớn hơn 0,5 thì khả năng thanh toán của doanh nghiệp là tốt ,còn nếu nhỏ hơn 0,5 thì khả năng thanh toán của doanh nghiệp là kém. Tỷ suất thanh toán tức thời của công ty cơ điện công trình trong 3 năm 1998, 1999, 2000 lần lượt là 3,371 ;0,68 ;0,553 .Tỷ xuất thanh toán tức thời đều lớn hơn 0,5 chứng tỏ tình hình thanh toán bằng tiền của công ty đối với những khoản nợ ngắn hạn là tương đối khả quan . Đặc biệt trong năm 1998, tỷ suất thanh toán tức thời lên tới 3,371 chứng tỏ công ty dư thừa tiền để có thể thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Điều này nhìn chung là tốt nhưng nếu công ty dự trữ dư thừa số vốn bằng tiền sẽ làm cho việc sinh lợi của đồng vốn giảm ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả sử dụng vốn của công ty. - Tỷ suất thanh toán hiện hành phản ánh khả năng và tình hình thanh toán của doanh nghiệp. Thực tế cho thấy tỷ suất này tính ra >=1 thì tình hình tài chính của doanh nghiệp bình thường, khả quan . Nếu <1 thì doanh nghiệp không đủ tiền để thanh toán . Theo số liệu trên, tỷ suất thanh toán hiện hành của công ty lần lượt qua các năm 1998, 1999, 2000 là 6,043; 5,998 ; 3,248 . Nhìn chung tỷ suất thanh toán hiện hành có sự chênh lệch giữa các năm và có xu hướng giảm . Năm 1999, tỷ suất thanh toán hiện hành của công ty Cơ điện Công trình thấp hơn năm 1998 là 0,036 (6,034 - 5,998), năm 2000 thấp hơn năm 1998 là 2,75 (5,998 -3,248). Và như thế có thể nói rằng công ty Cơ điện Công trình luôn duy trì được khả năng thanh toán hiện hành từ năm 1998 đến năm 2000 ở mức quá cao . Trong thời gian này công ty chỉ cần giải phóng 1/6,034 (cho năm 1998); 1/ 5,998 (cho năm 1999) và 1/3,248 (cho năm 2000) tổng số tài sản lưu động mà công ty có là có thể trả được các khoản nợ ngắn hạn. - Tỷ suất thanh toán hiện hành được coi là lý tưởng ở mức xấp xỉ =1, do đó tại công ty Cơ điện Công trình tỷ suất này là cao , lượng tài sản lưu động tồn trữ lớn, phản ánh việc sử dụng tài sản không hiệu quả vì bộ phận này không vận động , không sinh lời. Từ những phân tích về việc quản lý và sử dụng vốn tại công ty Cơ điện Công trình, ta có thể đưa ra những đánh giá về hiệu quả sử dụng vốn của công ty 2.4 Đánh giá khái quát về tình hình sử dụng vốn kinh doanh tại công ty Cơ điện Công trình trong thời gian qua Vốn kinh doanh của công ty cơ điện công trình trong 3 năm gần đây có xu hướng giảm , nguyên nhân là do cấp trên điều chuyển vốn và cổ phần hóa một bộ phận của công ty. Tuy nhiên việc giảm vốn không ảnh hưởng mạnh đến kết quả kinh doanh của công ty. 2.4.1 Những kết quả tiêu biểu Công ty Cơ điện Công trình là một đơn vị hạch toán kinh doanh độc lập, hoạt động trên lĩnh vực xây lắp . Trong thời gian qua cùng với sự biến chuyển của đất nước , mặc dù có lúc hoạt động của công ty gặp nhiều khó khăn nhưng với sự chỉ đạo đúng đắn của ban lãnh đạo cùng sự nỗ lực của toàn thể cán bộ công nhân viên , công ty đã đạt được những thành tích đáng kể trong việc quản lý và sử dụng vốn. + Do có sự điều chuyển vốn của cấp trên nên quy mô tài sản của công ty giảm nhưng công ty vẫn liên tục làm ăn có lãi. Số vòng quay toàn bộ vốn có xu hướng tăng, tạo đà cho việc phát triển và mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh của công ty trên nhiều mặt . Đồng thời công ty luôn duy trì được một tỷ trọng cao của vốn chủ sở hữu trên tổng vốn, nhờ đó có thể tự trang trải tài sản, công nợ bằng phần lớn tiền vốn của mình, đảm bảo được sự an toàn trong kinh doanh. + Đối với tài sản cố định, công ty luôn quan tâm đổi mới trang thiết bị công nghệ hiện đại để phục vụ tốt hơn nữa cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Do luôn đổi mới các máy móc hiện đại nên hệ số hao mòn của tài sản cố định luôn ở mức thấp. Trong công tác khấu hao thu hồi vốn cố định, Công ty Cơ điện Công trình đã lên kế hoạch khấu hao cho từng năm. Điều này đảm bảo yêu cầu của công tác kế hoạch hóa, đồng thời là một biện pháp tích cực giúp công ty luôn có thể theo dõi giá trị còn lại của các tài sản cố định, vì mức việc cố định mức khấu hao của các tài sản cố định trong một thời gian quá dài có thể hạn chế tính linh hoạt cần thiết trong việc theo dõi giá trị còn lại và khấu hao của tài sản. Những biến động đột ngột của thị trường hoặc hao mòn vô hình sẽ làm phát sinh chênh lệch giữa giá trị còn lại trên sổ sách và giá trị còn lại thực tế gây ảnh hưởng xấu đến công tác thu hồi vốn cố định vì khấu hao sẽ không đảm bảo phản ánh chính xác hao mòn thực tế của tài sản cố định. + Đối với vốn lưu động, công ty cơ điện công trình đã đáp ứng đầy đủ nhu cầu vốn lưu động cho hoạt động sản xuất kinh doanh . Tuy có tỷ trọng nhỏ hơn vốn cố định trong tổng tài sản nhưng vốn lưu động của công ty luôn được chú trọng trong công tác quản lý và sử dụng. Sức sinh lợi của vốn lưu động liên tục tăng trong ba năm qua chứng tỏ hiệu qủa sử dụng vốn lưu động tăng lên, ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn của toàn doanh nghiệp. Công ty hoạt động chủ yếu bằng nguồn vốn chủ sở hữu nên khả năng trả nợ của công ty cao, khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn băng tiền tốt. Điều đó cho thấy tình hình tài chính của công ty là ổn định, tạo điều kiện thuận lợi cho việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Việc quản lý và sử dụng vốn một cách linh động, hiệu quả đã không những giúp công ty vượt qua những khó khăn trở ngại mà còn góp phần không nhỏ trong việc nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh của công ty. 2.4.2 Những tồn tại và nguyên nhân Bên cạnh những kết quả đạt được , ta cũng cần xem xét đến những vấn đề còn tồn tại trong công tác quản lý, sử dụng vốn và nguyên nhân dẫn đến những tồn tại đó. - Đối với tài sản cố định : Công ty chưa khai thác triệt để về thời gian và công suất phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Sức sinh lợi của tài sản cố định trong ba năm qua có xu hướng tăng nhưng vẫn ở mức thấp (cao nhất là 0,103), sức sản xuất của tài sản cố định cũng ở mức thấp. Trong công tác khấu hao, công ty áp dụng phương pháp trích khấu hao năm mà không trích khấu hao nhanh hay khấu hao luỹ thoái. Đây là một hạn chế bởi trong các trường hợp như tài sản được đầu tư bằng vốn vay ngân hàng hay tài sản có khả năng bị khấu hao vô hình nhanh thì việc dự đoán trích khấu hao năm là không chính xác. Và trong quá trình sản xuất kinh doanh, công ty không có kế hoạch sửa chữa bảo dưỡng tài sản cố định định kỳ mà chỉ sửa chữa khi đã xảy ra hỏng hóc. Điều này sẽ làm cho tài sản cố định mau bị hư hỏng, lão hóa. Đây là bất lợi làm giảm hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty. Vốn cố định chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản của công ty (thấp nhất trong ba năm qua là 65,67% năm 2000) do vậy việc sử dụng kém hiệu quả vốn cố định sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả sản xuất kinh doanh của công ty. Những tồn tại về tài sản cố định nêu trên xuất phát từ nguyên nhân chính là do công ty hoạt động trong lĩnh vực xây lắp nên máy móc thiết bị phục vụ sản xuất kinh doanh chỉ được sử dụng khi công ty thi công xây dựng, sản xuất theo từng hạng mục công trình. Khi một công trình được hoàn thành mà chưa có công trình khác ngay tiếp sau thì máy móc, thiết bị cũng sẽ không được sử dụng đến. Hơn thế nữa, ngày nay do khoa học kỹ thuật phát triển mạnh nên việc hao mòn vô hình đối với các máy móc, thiết bị hiện đại là không tránh khỏi. - Đối với tài sản lưu động : Trong việc quản lý và sử dụng vốn lưu động ở Công ty cơ điện công trình , nổi lên những tồn tại chính sau : . Hàng tồn kho dự trữ có lúc quá nhiều . Lượng tiền mặt để thanh toán có lúc quá cao . Tình hình thanh toán công nợ kéo dài, chủ yếu là các khoản phải thu của khách hàng tăng mạnh. + Vốn bằng tiền là một loại tài sản linh động nhất, dễ dàng dùng nó để thoả mãn mọi nhu cầu trong quá trình sản xuất kinh doanh. Nếu tài sản bằng tiền quá ít sẽ làm cho tính chủ động về tài chính trong việc mở rộng quy mô chớp lấy cơ hội đầu tư giảm, khả năng đáp ứng nghĩa vụ thanh toán bị hạn chế. Nhưng nếu tài sản bằng tiền quá nhiều sẽ làm cho vốn của công ty bị ứ đọng, các khoản đầu tư sinh lợi ít ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của công ty. Trong năm 1998, vốn bằng tiền của công ty Cơ điện Công trình là 9.035.450.864 đồng, chiếm 16,91% tổng tài sản. Điều này làm cho tỷ xuất thanh toán tức thời của công ty năm 1998 lên tới 3,371. Tỷ suất này cao như vậy chứng tỏ khả năng thanh toán bằng tiền mặt của công ty là rất tốt nhưng nó cũng làm giảm đi chi phí cơ hội cho việc đầu tư số tiền đó vào các cơ hội sinh lời thay cho việc để tiền nhiều nhưng không có lãi. Chính điều này cũng là nguyên nhân dẫn đến sức sinh lợi của vốn lưu động năm 1998 chỉ có 0,065, thấp nhất trong ba năm qua. Tuy nhiên sang đến năm 1999 và 2000, vấn đề tồn quỹ vốn bằng tiền đã được khắc phục, đảm bảo cho vốn lưu động được hoạt động có hiệu quả hơn. + Trong quá trình luân chuyển của vốn lưu động phục vụ cho sản xuất kinh doanh thì vật tư hàng hóa dự trữ, tồn kho là bước đệm cần thiết cho quá trình hoạt động bình thường của doanh nghiệp. Đối với Công ty cơ điện công trình là công ty hoạt động trong lĩnh vực xây lắp thì dự trữ nguyên vật liệu cũng có nghĩa là dự trữ đối tượng lao động. Tuy vậy việc dự trữ quá lớn sẽ tốn kém chi phí, ứ đọng vốn. Năm 1999, hàng tồn kho là cao nhất trong ba năm qua 5.298.432.077 đồng, chiếm 10,16% tổng tài sản. Việc dự trữ hàng tồn kho nhiều như vậy sẽ thuận lợi cho việc sản xuất kinh doanh , không chịu tác động trực tiếp về giá cẩ tại thời điểm sản xuất, nhưng chính điều đó cũng ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn lưu động nếu sự chênh lệch giá giữa hàng tồn kho và giá hàng hóa trên thị trường lớn. Nguyên nhân của sự tồn kho nhiều hàng hóa vật tư này là do trong đúng đợt thi công những công trình lớn, đòi hỏi một khối lượng vật tư lớn nên việc tích luỹ hàng tồn kho sẽ bảo đảm cho việc sản xuất kinh doanh được diễn ra liên tục đúng dự kiến. Nhưng chính điều này cũng dễ gây ra việc tồn trữ dư thừa hoặc quá mức vật tư. Để tránh tình trạng này công ty cần phải xem xét kỹ nhu cầu của công việc đối với từng loại vật tư hàng hóa vào từng thời điểm để có kế hoạch thu mua, sử dụng một cách phù hợp. + Mua bán chịu là một công việc không thể thiếu trong nền kinh tế thị trường. Tín dụng, thương mại có thể làm cho doanh nghiệp đứng vững trên thị trường và trở nên giầu có nhưng cũng có thể đem đến những rủi ro cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Theo số liệu của bảng 1, ta thấy rằng các khoản phải thu của Công ty cơ điện công trình ngày càng tăng, năm 2000 có tỷ lệ cao nhất là 7.171.938.008 đồng chiếm 14,91% tổng tài sản của công ty. Có tình trạng này là do công ty để cho khách hàng chậm trễ trong việc trả tiền thời hạn thanh toán bị kéo dài. Điều này dẫn đến việc công ty bị chiếm dụng vốn, gây ra sự thiếu vốn trong lưu thông. Khi đó công ty sẽ phải đi vay vốn bên ngoài làm tăng các khoản nợ phải trả và kéo theo là chi phí cho những khoản vay nợ. Để tránh tình trạng này Công ty cơ điện công trình cần xây dựng một tiêu chuẩn tín dụng hợp lý, sau đó là việc xác minh phẩm chất tín dụng của khách hàng phù hợp với những chuẩn mực tối thiểu mà công ty đưa ra, tiêu chuẩn tín dụng phải đạt tới sự cân bằng thích hợp và phải được áp dụng một cách linh hoạt theo tình hình thực tế cụ thể. Để quản lý tốt các khoản phải thu thì công ty phải có cách theo dõi các khoản phải thu, trên cơ sở đó có thể thay đổi chính sách tín dụng thương mại kịp thời. Trên đây là một số những tồn tại chủ yếu của công ty trong thời gian qua . Để tiếp tục phát triển và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, trong thời gian tới công ty cần nhanh chóng đưa ra biện pháp hữu hiệu nhằm khắc phục các tồn tại trên. Chương 3 Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cơ điện Công trình Việc sử dụng vốn một cách có hiệu quả sẽ làm cho Công ty ngày càng thu được nhiều lợi nhuận, nó cũng có ý nghĩa là hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ngày một tăng. Vì vậy nâng cao hiệu quả sử dụng vốn luôn là mục tiêu phấn đấu của các doanh nghiệp nói chung và của Công ty Cơ điện Công trình nói riêng. Để thực hiện được những mục tiêu này thì Công ty cần tìm ra những phương cách mới để sử dụng vốn sao cho có hiệu quả nhất. Từ việc phân tích, đánh giá hiệu quả sử dụng vốn - những thành tựu cũng như những tồn tại cần phải khắc phục tại Công ty Cơ điện Công trình, tôi xin mạnh dạn đưa ra một số ý kiến nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của Công ty. Trước hết là những kiến nghị về giải pháp tạo nguồn vốn. 3.1 Những giải pháp nhằm tạo cho Công ty một nguồn vốn vững chắc + Khai thác triệt để mọi tiềm năng sẵn có về nguồn vốn của Công ty. Đây là giải pháp đầu tiên cho việc tạo nguồn vốn của Công ty. Theo giải pháp này việc huy động vốn vừa nhanh chóng vừa đỡ tốn kém về chi phí mà đem lại hiệu qủa cao. Công ty cần khai thác tốt các nguồn vốn sẵn có: Thực hiện thanh lý nhanh hoặc nhượng bán những tài sản cố định không còn khả năng hoạt động hoặc đã lỗi thời, lạc hậu để thu hồi vốn đầu tư thuê mua tài sản cố định mới nhằm tăng năng suất lao động và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong kinh doanh. Có biện pháp hữu hiệu nhằm thu hồi nhanh các khoản nợ đến hạn và quá hạn trả nhằm tăng vòng quay của vốn kinh doanh. Điều này đòi hỏi khả năng quản lý và mức độ phù hợp, hiệu quả của các chính sách tín dụng, chính sách thương mại, tín dụng tài chính trong công ty Đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn lưu động bằng cách rút ngắn thời gian thi công các công trình và hạng mục công trình. Đưa ra những chính sách hợp lý về lương bổng, thưởng phạt một cách nghiêm minh, chính xác đối với việc sử dụng thời gian cho thi công, đồng thời Công ty cần trang bị thêm hệ thống máy hiện đại và có chất lượng thi công tốt hơn những máy cũ. + áp dụng tốt hình thực tín dụng thu mua. Trong một điều kiện nào đó Công ty có thể chiếm dụng hợp pháp đối với những nhà cung cấp bằng cách khất nợ giá thành để trả tiền cho những máy móc thiết bị đã mang về sử dụng. Để làm được như vậy Công ty phải tạo được uy tín cao, phải có quan hệ thường xuyên đối với nhà cung cấp và tạo điều kiện trả nợ đúng thời hạn cho phép. Tuy nhiên Công ty cũng không nên quá lạm dụng nguồn vốn để tránh những ràng buộc về mặt pháp lý. + Thực hiện tái đầu tư mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh bằng lợi nhuận để lại. + Hợp tác liên doanh đối với các đối tác trong và ngoài nước để gọi thêm vốn đầu tư, vốn liên doanh. Bên cạnh đó Công ty cũng nên tìm thêm những đối tác kinh doanh để cùng góp vốn thi công những công trình lớn mà khả năng về vốn và kỹ thuật của Công ty chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Điều này giúp cho Công ty mở rộng được quy mô sản xuất kinh doanh và tìm kiếm được nhiều thị phần mới. 3.2 Những giải pháp nâng cao hiệu qủa sử dụng vốn tại Công ty Cơ điện Công trình. 3.2.1 Thực hiện một cơ cấu vốn hợp lý. Để sử dụng vốn có hiệu quả, Công ty Cơ điện Công trình cần phải xây dựng đươc một cơ cấu vốn hợp lý. Cơ sở để hoạch định cơ cấu vốn chính là chi phí sử dụng vốn đầu tư và trình độ của người điều hành. Để tạo ra được cơ cấu vốn tối ưu Công ty cần xác định cụ thể chi phí sử dụng cho từng loại vốn khác nhau, đồng thời xem xét đến hiệu ứng của đòn bẩy tài chính từ đó đưa ra cơ cấu vốn gồm bao nhiêu phần trăm nợ, bao nhiêu phần trăm vốn tự có là hợp lý nhất. Một doanh nghiệp có tỷ lệ nợ quá cao trong cơ cấu vốn nếu làm ăn không hiệu quả thì sẽ dễ dàng bị các chủ nợ yêu cầu tuyên bố phá sản để trả nợ. Tuy vậy diều này lại không hoàn toàn đúng với một số doanh nghiệp nhà nước Vì một số doanh nghiệp nhà nước có tỷ lệ nợ khá cao nhưng đó không phải là dấu hiệu của sự vỡ nợ do có sự baỏ trợ của nhà nước. ác doanh nghiệp nhà nước hiện nay đang quen dần với việc tự lực khẳng định mình nên việc xem xét để đưa ra một cơ cấu vốn tối ưu là việc làm hết sức cần thiết, tạo điều kiện cho việc sử dụng vốn đạt hiệu quả cao và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Bên cạnh việc xem xét tỷ lệ công nợ và nguồn vốn tự có, việc xác định chính xác nhu cầu về vốn lưu động và vốn cố định của Công ty cũng là rất quan trọng. 3.2.2 Những giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định Trước những tồn tại trong việc sử dụng vốn cố định của Công ty Cơ điện Công trình, có thể đưa ra một số những giải pháp sau: * Trước tiên, công ty Cơ điện Công trình là một Công ty chuyên về xây lắp, tài sản cố định luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng tài sản (có khi lên tới 76,29%) nên việc đầu tư đổi mới và quản lý chặt chẽ tài sản cố định mang một ý nghĩa lớn. - Chủ động đầu tư đổi mới trang thiết bị, thường xuyên đánh giá tình trạng kỹ thuật của tài sản cố định. Thông qua hệ số hao mòn để dánh giá xem tài sản cố định còn sử dụng được bao lâu? hiệu quả sử dụng như thế nào? Tài sản nào cần ưu tiên đổi mới trước, tài sản nào chưa cần thiết. Để từ đó lên kếa hoạch đầu tư đổi mới đáp ứng kịp thhhời cho hoạt động sản xuất kinh doanh. - Cần phải nắm bắt kịp thời tiến bộ khoa học kỹ thuật để ứng dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh. - Quản lý chặt chẽ từ khâu mua sắm tới khâu sử dụng tài sản cố định, phát động phong trào tiết kiệm, nâng cao tinh thần trách nhiệm của người lao động trong sản xuất. Bên cạnh đó, thay vì việc phải mua sắm mới tài sản cố định, Công ty có thể thuê sử dụng các phương tiện phục vụ kinh doanh như nhà xưởng, máy móc... Lợi thế của phương thức này là Công ty không phải bỏ ra một lần toàn bộ chi phí đầu tư, không phải tính khấu hao cho tài sản đi thuê, tránh được khấu hao vô hình của tài sản. Khi áp dụng phương thức này Công ty có thể bán đi những tài sản cố định ít được sử dụng để đầu tư thêm vốn cho các hoạt động khác, tránh được sự lãng phí về vốn. * Đối với công tác bảo dưỡng và khấu hao tài sản cố định, Công ty nên lập kế hoạch sửa chữa theo định kỳ, chu kỳ để phát hiện và sửa chữa kịp thời những hỏng hóc của máy móc, thiết bị, kéo dài tuổi thọ của máy móc, bảo đảm hoạt động thường xuyên, liên tục không bị gián đoạn hoặc thiếu máy. Từ đó có thể giảm chi phí tối đa và tiết kiệm được thời gian sửa chữa lớn. Để có thể thực hiện tốt những công việc đó Công ty cần đảm bảo cho quỹ khấu hao sửa chữa lớn được duy trì liên tục. Quỹ này sé giúp cho việc phân bổ tính toán giá thành được chính xác, tránh tình trạng giá thành tăng lên một cách giả tạo khi phát sinh chi phí khấu hao lớn. Trong công tác tính khấu hao Công ty nên kết hợp khấu hao định mức theo năm kế hoạch với mức khấu hao nhanh để tránh được hao mòn vô hình do tiến bộ khoa học gây ra. Không nên cứng nhắc coi việc khấu hao thưeo năm là khuôn mẫu tuyệt đối trong việc tính toán khấu hao mà cần coi những định mức khấu hao đã đặt ra như định hướng để diều chỉnh khấu hao của kỳ thực tế. Khi xác định mức trích khấu hao tài sản cố định Công ty cần xem xét đến các yếu tố như : Tình hình lợi nhuận do tài sản cố định đó làm ra. Hao mòn vô hình của tài sản cố định Nguồn vốn đầu tư cho tài sản cố định ảnh hưởng của thuế đối với việc trích khấu hao Quy định của nhà nược trong việc trích khấu hao tài sản cố định 3.2.3 Những giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động Hiệu quả sử dụng vốn không chỉ phụ thuộc vào khối lượng vốn đưa vào sản xuất kinh doanh mà còn phụ thuộc rất lớn vào nhiều yếu tố, trong đó không thể không tính đến đặc điểm kinh tế của từng nghành và diều kiện cụ thể của từng đơn vị trong sản xuất kinh doanh. Đối với Công ty Cơ Điện Công Trình, một Công ty có hoạt động chính là xây lắp thì xác lập một kết cấu vốn lưu động tối ưu chủ yếu xoay quanh việc xác lập một tỷ lệ thích hợp giữa lượng tiền mặt, hàng tồn kho và các khoản phải thu. - Thực hiện tốt các khoản phải thu và thanh toán các khoản nợ của Công ty.Đây là một vấn đề bức súc của Công ty. Để thực hiện tốt công tác này Công ty cần áp dụng những hoạt động như: + Theo dõi chặt chẽ về thời gian các khoản nợ của khách hàng tránh tình trạng để nợ quá lâu dẫn đêns kgó đòi. Thu hồi vốn theo phương pháp cuốn chiếu, thu hồi và tiến tới dứt khoát các khoản nợ. + Công ty cần có những chính sách hợp lý để khuyến khích khách hàng thanh toán nhanh như: thực hiện chiết khấu, giảm giá, có những ưu tiên, ưu đãi đối với những khách hàng trả tiền ngay. + Công ty cần đánh giá khả năng tài chính của bạn hàng rồi mới ký kết hợp đồng để tránh rủi ro có thể xảy ra. Nếu khách hàng không đủ vốn để thanh toán thì Công ty có thể cho họ htế chấp tài sản hoặc nhận sự bảo lãnh của người trung gian. + Nếu khách hàng thanh toán chậm sẽ thực hiện phạt theo hợp đồng đã thoả thuận lúc ký kết. - Khắc phục tình trạng hàng hoá: Hàng tồn kho của Công ty Cơ Điện Công Trình có xu hướng tăng lên, mặc dù năm 2000 hàng tồn kho đã thấp hơn năm 1999 và ở mức 8,95% tổng tài sản của Công ty. Thực chất hành tồn kho vật liệuà vốn chết trong suốt thời gian chờ sử dụng. Như vậy trong thời gian tới Công ty cần thực hiện các biện pháp hữu hiệu để giảm thiểu lượng hàng hoá tốn kho cũng như chi phí bảo quản không cần thiết. + Thường xuyên đánh giá , kiểm kê vầt liệu tồn kho, xác định mức đọ thừa thiếu của nguyên vật liệu từ đó lên kế hoạch thu mua để lựa chọn thời điểm giá rẻ, địa điểm thuận lợi nhằm giảm chi phí vận chuyển và hạ thấp giá thành. + Công ty cần thiết phải lựa chọn khách hàng có khả năng cung cấp nguyên vật liệu thường xuyên, bảo đảm về mặt chất lượng tránh tình trạng bấp bênh, gián đoạn. - Khắc phục tâm lý và tập quán ưa chuộng tiền mặt : Việc giữ đủ tiền mặt trong kinh doanh giúp Công ty tận dụng được những cơ hội thuận lợi trong kinh doanh do chủ động trong các hoạt động thanh toán chi trả, đáp ứng được nhu cầu trong những trường hợp cần thiết, có thể mua hàng với những điều kiện thuận lợi và được hưởng mức tín dụng rộng rãi... Tuy nhiên mức vốn bằng tiền quá lớn sẽ gây hậu quả không tốt cho việc sử dụng vốn lưu động, gây ra tình trạng ứ đọng vốn. Năm 1998, lư3ợng vốn bằng tiền chiếm tỷ trọng cao: 16,91% tổng tài sản của Công ty Cơ Điện Công Trình nhưng đến năm 1999 và 2000 mức vốn bằng tiền đã giảm xuống ở mức ổn định. Để đạt được mức cân bằng về lượng vốn bằng tiền Công ty sử dụng biện pháp: + Xác định nhu cầu vốn bằng tiền và thời gian vốn bằng tiền cần được tài trợ. Để làm được điều này thì phải thực hiện tốt công tác quan sát, nghiên cứu vạch rõ tính quy luật của việc thu chi. + Song song với việc xác định nhu cầu vốn bằng tiền, Công ty rút ngắn chu kỳ vận động của tiền mặt càng nhiều càng tốt để tăng lợi nhuận, bằng cách giảm thời gian thu hồi những khoản phải thu bằng việc tăng tốc độ thu, kéo dài thời gian trả những khoản phải trả bằng việc trì hoãn thanh toán. Như vậy việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động dược quyết định phần lớn bởi tốc độ luân chuyển của vốn lkưu động. Do vậy Công ty cần tìm mọi cách rút ngắn thời gian ở mỗi khâu mà vốn đi qua như: Tăng cường hoạt động sản xuất để rút ngắn thời gian quay vòng vốn, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào quá trình sản xuất để tăng năng suất lao động Đào tạo hoặc đào tạo lại đội ngũ cán bộ nhằm nâng cao trình độ để phục vụ tốt hơn, nhanh hơn trong công việc. Bên cạnh việc đưa ra những giải pháp hữu ích nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cũng cần chú trọng tơí việc làm tăng những khoản vốn đầu tư. 3.2.4 Trích lập quỹ dự phòng tài chính và dự toán ngân quỹ - Rủi ro trong kinh doanh là điều khó tránh khỏi. Việc lập quỹ dự phòng tài chính sẽ giúp công ty đối phó với tình hình biến động của tỷ giá, của thị trường tài chính hoặc rủi ro trong kinh doanh như nợ khó đòi hoặc không thể đòi được. Song việc trích lập dự phòng phải ở mức cân đối vì nếu để quá nhiều sẽ gây ứ đong vốn, vốn “chết “ không sinh lời nhưng nếu để quá ít vốn trong quỹ dự phòng sẽ gây ra sự mạo hiểm đối với khả năng thanh toán của công ty. Để chủ động trong việc quản lý dòng tiền xuất , nhập, công ty phải thường xuyên kiểm tra ngân quỹ hàng tháng, hàng quý. Góp phần dự toán tốt ngân quỹ, đề ra các biện pháp cân đối giữa khoản thu và chi, chủ động lên kế hoạch bù đắp các khoản thiếu hụt. Việc dự toán ngân quỹ tốt sẽ giúp công ty chủ động trong việc quản lý các đồng tiền xuất, nhập quỹ. 3.3 Một số kiến nghị về các giải pháp vĩ mô để tạo điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng vốn của công ty. Hiện tại thị trường xây dựng cơ sở hạ tầng đang được mở rộng với quy mô ngày càng lớn . Trong khi đó năng lực của mỗi doanh nghiệp là hạn chế. Vì vậy một nhân tố quan trọng để Công ty Cơ điện Công trình nói riêng và các doanh nghiệp khác nói chung có thể nâng cao hiệu quả đầu tư cho hoạt động sản xuất kinh doanh và mở rộng quy mô trong giai đoạn hiện nay là cần có sự hỗ trợ từ các chính sách vĩ mô của nhà nước. 3.3.1 Thực hiện ưu đãi trong cơ chế chính sách về tài chính - Đối với các vấn đề cho vay vốn đầu tư, nhà nước nên tạo điều kiện thuận lợi trong việc tăng nguồn vốn kinh doanh cho công ty : hạ lãi suất, kéo dài thời hạn vay. Vì công ty hoạt động trong lĩnh vực xây lắp nên vòng quay của vốn chậm, do đó cần một lượng vốn lớn để duy trì liên tục hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong chính sách thuế, nhà nước có thể tạo điều kiện cho doanh nghiệp xây dựng bằng cách miễn hoặc giảm thuế đối với các thiết bị thi công được sản xuất trong nước. Đối với các thiết bị được đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước để lại khấu hao cơ bản và giá trị thiết bị thanh lý cho doanh nghiệp để tái đầu tư. 3.3.2 Tạo ra một môi trường kinh tế, xã hội ổn định đảm bảo cho việc đầu tư vốn có hiệu quả Thị trường vốn phát triển một mặt tạo điều kiện cho doanh nghiệp có nguồn vốn ổn định , đáp ứng nhu cầu vốn trong quá trình kinh doanh. Mặt khác tạo cơ hội cho doanh nghiệp đầu tư vốn ra bên ngoài để tìm kiếm lợi nhuận, phân tán rủi ro, đảm bảo an toàn trong kinh doanh. Như vậy nhà nước cần thông qua các chính sách, các công cụ khác nhau nhằm tạo ra một môi trường kinh tế thuận lợi cho việc đầu tư vốn. Điều đó thể hiện ở các điểm : - Định hướng cho sự phát triển của thị trường bằng cách vạch kế hoạch và chính sách phát triển dài hạn của thị trường vốn, có biện pháp ccải tiến và hiện đại hóa hệ thống tài chính làm cho hệ thống tài chính hoạt động lành mạnh, đủ sức chuyển tiền tích luỹ thành tiền đầu tư. - Đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô và kiềm chế lạm phát tạo ra yếu tố cơ bản khuyến khích đầu tư, nhất là chính sách lãi suất và thuế. Đa dạng hóa các công cụ tài chính tạo ra các phương tiện chu chuyển vốn, các công cụ tài chính như cổ phiếu, trái phiếu của doanh nghiệp, tín phiếu kho bạc. Ngoài ra Nhà nước cần nhanh chóng ban hành các luật, các văn bản dưới luật để tạo ra môi trường pháp lý lành mạnh cho doanh nghiệp sử dụng vốn một cách có hiệu quả nhất. Hệ thống pháp luật hoàn chỉnh sẽ là chỗ dựa vững chắc cho người bỏ vốn đầu tư, hạn chế rủi ro cho họ. Trên đây là một số kiến nghị về các giải pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của Công ty Cơ điện Công trình. Những kiến nghị này được kết hợp với chính sách vĩ mô của nhà nước tạo ra sự đảm bảo hơn trong hoạt động của công ty. Hy vọng rằng những ý kiến này có thể góp phần giúp cho công ty đạt được kết quả cao hơn trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong thời gian tới. Kết luận Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn là nhiệm vụ thường xuyên, lâu dài của mỗi doanh nghiệp. Trong sự nghiệp đổi mới hiện nay của đất nước và với tình hình thị trường trong nước và khu vực đang có nhiều biến động, việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn là một thách thức lớn đối với doanh nghiệp nhà nước. Quá trình phân tích trên cho thấy việc sử dụng đồng vốn như thế nào để đem lại hiệu quả cao là một vấn đề không đơn giản. Đồng vốn sử dụng không hiệu quả sẽ kéo theo sự đình trệ của quá trình kinh doanh. Mọi hoạt động của Công ty sẽ là không hiệu quả nếu như vốn kinh doanh không được đảm bảo. Để đồng vốn được sử dụng có hiệu quả đòi hỏi phải có những quyết định đúng đắn về phương thức sử dụng vốn. Do điều kiện thời gian có hạn, hơn nữa các biện pháp làm tăng hiệu quả sử dụng vốn của Công ty là một trong những vấn đề lớn được đặt ra đối với Công ty Cơ Điện Công Trình trong suốt quá trình sản xuất và kinh doanh và không thể trình bày hết trong bài luận văn này vì thế hướng nghiên cứu này cần được tiếp tục. Để có thể ứng dụng những kiến thức lý thuyết vào thực tế sản xuất của doanh nghiệp, tác giả đã đưa ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty: Thực hiện một cơ cấu vốn hợp lý Những giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định Những giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động Trích lập quỹ dự phòng tài chính và dự toán ngân quỹ Luận văn “Hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cơ Điện Công Trình - Thực trạng và giải pháp phát triển” khó tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả rất mong được sự hướng dẫn chỉ bảo của các nhà chuyên môn Để kết thúc, một lần nữa tác giả xin bày tỏ lòng cảm ơn đến TS Đinh Quang Ty và Phòng Tài vụ Công ty Cơ Điện Công Trình đã giúp đỡ trong quá trình thực hiện công trình nghiên cứu có tính thực nghiệm này. Tài liệu tham khảo Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh - NXB Giáo dục - 1997 của PGS- PTS. Phạm thị Gái Quản tri tài chính doanh nghiệp -NXB Thống kê- HN 1997 PTS-Vũ Huy Hào và Cộng sự Phân tích báo cáo tài chính và hoạt động kinh doanh - NXB Thống kê - HN- 1998 - Của tập thể cán bộ khoa kế toán trường ĐH Kinh tế Quốc dân Sổ tay quản lý vốn vốn trong doanh nghiệp - NXB Thống kê - 1994 - Phan Chuyển Giáo trình lý thuyết quản trị kinh doanh - NXB Khoa học và kỹ thuật - HN 1998_ PTS Nguyễn Thị Ngọc Huyền - TS Nguyễn Hồng Thuỷ Báo cáo kết quả kinh doanh, Báo cáo tài chính trong các năm 1998, 1999 và 2000 của Công ty Cơ Điện Công Trình

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docC0164.doc
Tài liệu liên quan