Trong tất cả các ngành, có lẽ du lịch là ngành chưa phát
huy hết tiềm năng của loại hình quảng cáo trên Internet,
trong khi đó loại hình quảng cáo này lan tỏa ngày càng
mạnh và cho thấy đây là phương thức tiếp thị đem lại thành
công lớn cho doanh nghiệp. Một lợi ích có thể nhìn thấy rõ
nhất là khi thực hiện các kế hoạch quảng cáo du lịch online,
ngoài việc quảng bá du lịch một cách hiệu quả, các doanh
nghiệp cũng như chính quyền địa phương có thể thống kê
được gần đúng khách hàng tiềm năng, điều mà khó thực
hiện được bởi phương thức quảng bá truyền thống.
Rõ ràng, để thu hút được khách du lịch, đặc biệt là
khách du lịch nước ngoài, đã đến lúc các cơ quan quản lý
và các doanh nghiệp du lịch cần thay đổi tư duy và đầu tư
cho những hình thức quảng cáo trực tuyến mới, từ đó nâng
tầm ảnh hưởng và đưa du lịch Đà Nẵng nói riêng cũng như
du lịch Việt Nam ra thị trường thế giới.
Bài báo đã trình bày thực trạng quảng bá du lịch tại TP.
Đà Nẵng trong giai đoạn hiện nay, đây sẽ là cơ sở để đưa
ra các giải pháp nhằm phát huy hiệu quả công tác quảng bá
du lịch tại thành phố trong thời gian tới.
5 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 345 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực trạng quảng bá du lịch trực tuyến tại thành phố Đà Nẵng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
84 Đào Thị Thu Hường
THỰC TRẠNG QUẢNG BÁ DU LỊCH TRỰC TUYẾN
TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
CURRENT SITUATION OF ONLINE TOURISM ADVERTISING IN DA NANG CITY
Đào Thị Thu Hường
Trường Cao đẳng Công nghệ Thông tin, Đại học Đà Nẵng; daothuhuong1603@gmail.com
Tóm tắt - Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin,
những phương thức quảng bá, xúc tiến du lịch dưới hình thức truyền
thống như cataloge, tờ rơi, áp phích, băng rôn dần trở nên lỗi thời.
Thay vào đó, công cụ internet ngày càng thể hiện vai trò quan trọng và
những tiện ích vượt trội so với những phương thức quảng bá truyền
thống nêu trên. Đó là lý do vì sao e-marketing ngày càng được ưa
chuộng trong ngành du lịch. Thế nhưng, so với các ngành kinh tế khác
thì du lịch còn có hoạt động kinh doanh tương đối yếu trên Internet.
Thống kê thực tế cho thấy, mặc dù khách du lịch tới Đà Nẵng tăng nhưng
lượng du khách quốc tế đang có xu hướng giảm dần. Một trong những
nguyên nhân dẫn tới điều này là khâu quảng bá du lịch còn yếu kém. Bài
báo được thực hiện nhằm mục đích tìm hiểu thực trạng quảng bá du lịch
điện tử tại TP. Đà Nẵng và đưa ra một số đánh giá về vấn đề này.
Abstract - With the strong development of information technology,
the methods of tourism advertising and promotion in the traditional
forms such as catalogs, leaflets, posters, banners... have gradually
become obsolete. Instead, Internet tool is increasingly showing the
important role and its utilities outperform traditional methods
mentioned above. That is why e-marketing is increasingly popular
in tourism industry. However, compared with other economic
sectors, tourism business is relatively weak on the Internet..
Statistics show that, although the number of ourists to Da Nang
increases but that of international tourists is decreasing. One cause
of this is that tourism promotion is weak. This article is written to
find out the current situation of tourism advertising in Da Nang city
and make some assessments of the issue.
Từ khóa - quảng bá du lịch; du lịch; khách du lịch; website; Đà Nẵng. Key words - tourism advertising; tourism; tourist; website; Da Nang.
1. Đặt vấn đề
Một thực tế là, dù phong cảnh đẹp nhưng khách du lịch
đến Việt Nam đang có xu hướng giảm dần. Theo số liệu
của ngành du lịch, 4 tháng đầu năm nay, khách quốc tế đến
Việt Nam ước đạt 690.440 lượt, giảm hơn 12% so với cùng
kỳ năm 2014 [1]. Trên thực tế, khách du lịch trong và ngoài
nước ngày càng có xu hướng lựa chọn công cụ internet để
tìm kiếm thông tin du lịch trước khi lựa chọn cho mình một
điểm đến. Đặc biệt, đối với những du khách ở xa không thể
tiếp cận thông tin du lịch qua tư vấn trực tiếp thì mạng
Internet là hình thức mua tour hữu hiệu nhất. Để thông tin
tới được đúng khách hàng tiềm năng bị giới hạn bởi khoảng
cách địa lý thì việc quảng bá không chỉ dừng lại ở những
phương pháp truyền thống, mà cần phải có chiến lược
quảng bá sâu rộng. Quảng bá du lịch trực tuyến chính là
giải pháp cho vấn đề trên.
Trong bối cảnh thị trường du lịch ảm đạm, du lịch Đà
Nẵng vẫn giữ được mức tăng trưởng cao. Năm 2014 là năm
đầu tiên Đà Nẵng đón tới 3,8 triệu lượt du khách [2]. Việc
tìm kiếm thông tin du lịch qua mạng Internet, đặt tour qua
website của các công ty lữ hành là giải pháp được nhiều du
khách lựa chọn khi lên kế hoạch cho những chuyến du lịch
đến Đà Nẵng. Tuy nhiên, theo thống kê, mặc dù lượng
khách du lịch tới Đà Nẵng tăng, nhưng lượng khách du lịch
quốc tế lại đang có xu hướng giảm [2]. Điều này xuất phát
từ nguyên nhân nào, liệu rằng công tác quảng bá du lịch tại
Đà Nẵng đã thật sự hiệu quả chưa?
Bài viết sẽ đưa ra một số đánh giá thực trạng quảng bá
du lịch trực tuyến trong việc thu hút khách du lịch tới Đà
Nẵng trong thời gian gần đây
2. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
2.1. Cơ sở lý luận về quảng bá du lịch trực tuyến
2.1.1. Khái niệm
Tuyền truyền quảng bá du lịch là việc thực hiện công
tác giới thiệu rộng rãi, để mọi người đều biết đến điểm đến
du lịch và quyết định thực hiện chuyến du lịch đến đó.
Quảng bá du lịch trực tuyến là công tác marketing cho
thương hiệu du lịch của một điểm đến bằng việc áp dụng
các công cụ của Internet và Mobile thay thế cho các công
cụ thông thường [8].
2.1.2. Một số công cụ ứng dụng để quảng bá trực tuyến
Search Engine Marketing (SEM = SEO + PPC)
Email Marketing
Banner quảng cáo
PR Online
Blog & Social Media Marketing
SMS/ Mobile Marketing
Viral Marketing
Video Marketing
Article marketing
Website Marketing
2.2. Phương pháp nghiên cứu
Số liệu thứ cấp được thu thập qua các bài báo, nghiên
cứu có trước và báo cáo của Bộ Công thương- Cục Thương
mại điện tử và CNTT năm 2014.
Số liệu sơ cấp phục vụ cho đề tài được thu thập bằng
cách điều tra 10 website lữ hành trên địa bàn TP. Đà Nẵng
và 87 du khách tới Đà Nẵng theo phương pháp lấy mẫu
thuận tiện.
3. Tình hình khách du lịch trực tuyến
Tính đến năm 2014 có gần 3 tỉ người trên toàn cầu sử
dụng dịch vụ Internet. Hiện nay, đối với thị trường khách du
lịch nước ngoài đang đến VN họ tiếp cận với thông tin du
lịch bằng cách nào? Thống kê của Tổ chức Du lịch thế giới
cho thấy rằng: Khoảng 78% du khách Mỹ (79 triệu người)
ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 12(97).2015, QUYỂN 2 85
sử dụng Internet để tìm kiếm thông tin về các điểm đến, tour
du lịch...; trong số đó có 82% số người tìm kiếm thông tin về
du lịch qua mạng đã quyết định đặt tour qua mạng. Tại Pháp,
có tới hơn 50% số khách du lịch lựa chọn và đặt tour qua
mạng Internet... Còn đối với các quốc gia châu Á, Tổ chức
Du lịch thế giới cũng đưa ra dự báo: Trung Quốc sẽ trở thành
thị trường du lịch lớn nhất thế giới với hơn 10% số lượt
khách du lịch được hỗ trợ Internet. Trong khi đó, thị trường
du khách Trung Quốc vào VN luôn đứng đầu trong vài ba
năm trở lại đây [3], cùng với đó là chi tiêu du lịch của các
nước này ngày càng tăng. Đây là một tín hiệu mừng với thị
trường du lịch trong nước và quốc tế.
Bên cạnh những thay đổi trong sử dụng Internet của
khách du lịch thế giới, tại VN có 41 triệu người dùng sử
dụng Internet. Trong đó, có 71% người dùng Internet VN
từng mua sắm trực tuyến, khoảng 21% người từng đặt mua
vé máy bay/tour du lịch. Tỷ lệ người mua sắm đặt vé máy
bay/tour du lịch trực tuyến năm 2013 là 16%.
Như vậy, tính đến năm 2014 có khoảng 6 triệu người
từng đặt mua vé may bay/tour du lịch trực tuyến. Trong
năm 2014, số người mua mới (mua lần đầu) khoảng
1.420.000 người. Ước tính, chi tiêu bình quân của khách
du lịch nội địa khoảng 1,1 triệu/ngày. Đối với khách quốc
tế, ước tính tổng chi phí cho một chuyến du lịch Việt Nam
khoảng 1.500 USD/người, chi tiêu bình quân khoảng 110
USD/ngày [4]. Khoảng cách địa lý và sự thuận tiện trong
việc sử dụng Internet để mua sắm trực tuyến chính là cơ
hội để các nhà du lịch tăng cường đầu tư vào hình thức
quảng bá này. Việc khách du lịch ngày càng có xu hướng
lựa chọn Internet làm công cụ tìm kiếm và mua sắm các
dịch vụ du lịch đã tạo nền tảng lớn để các doanh nghiệp
quảng bá và thu hút du khách.
Theo số liệu của Cục Thương mại điện tử & CNTT, Bộ
Công Thương về hành vi mua sắm thương mại điện tử tại
Việt Nam, hiện mới có 16% người được khảo sát từng tham
gia hoạt động mua sắm các dịch vụ du lịch trực tuyến.
Khách du lịch tìm kiếm thông tin và tham gia mua sắm
các dịch vụ du lịch dưới nhiều hình thức khác nhau. Dưới
đây là thống kê của Cục Thương mại điện tử & CNTT về
cách thức tìm kiếm thông tin của khách du lịch khi họ có
nhu cầu:
Hình 1. Thống kê cách thức tìm kiếm thông tin của
khách du lịch (Nguồn: Báo cáo TMĐT VN 2014)
Trước khi đi du lịch, người tiêu dùng thường tham khảo
thông tin từ ý kiến gia đình, bạn bè (chiếm 85,6%), tìm
kiếm trên trang tìm kiếm và các website du lịch (chiếm
65,3%). Trong đó, gần 70% người từng đi du lịch cho biết
họ tìm kiếm thông tin du lịch thông qua các công cụ tìm
kiếm phổ biến. Mạng xã hội cũng là một trong những
nguồn thông tin tham khảo quan trọng trước khi du lịch.
Một số nghiên cứu đã khẳng định rằng những thông tin từ
mạng xã hội và người có ảnh hưởng là nhân tố then chốt
tác động đến hành vi người tiêu dùng, đặc biệt là giới trẻ
khi họ nghiên cứu thông tin du lịch. Bên cạnh đó, các thông
tin được cung cấp từ các website của Tổng cục Du lịch và
các tỉnh thành chỉ có 10,1% khách du lịch tham khảo.
Mặc dù khách du lịch sử dụng rất nhiều công cụ để tìm
kiếm thông tin, nhưng chỉ một số nguồn thông tin được
đánh giá là đáng tin cậy với họ. Hơn nửa khách du lịch chỉ
tin tưởng các nguồn tin từ bạn bè, người thân. Và chỉ có
14,4% tin tưởng nguồn tin từ các công cụ tìm kiếm và 8,1%
từ các website du lịch. Các thông tin được cung cấp từ
website Tổng cục Du lịch và các địa phương chỉ được 2,6%
khách du lịch tin tưởng.
Hình 2. Thống kê niềm tin của KDL với các nguồn tin
(Nguồn: Báo cáo TMĐT VN 2014)
4. Thực trạng và một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu
quả quảng bá du lịch trực tuyến tại TP. Đà Nẵng
4.1. Thực trạng quảng bá du lịch trực tuyến tại TP. Đà
Nẵng
Trên thực tế, khách du lịch trong và ngoài nước ngày
càng có xu hướng lựa chọn công cụ Internet để tìm kiếm
thông tin du lịch trước khi lựa chọn cho mình một điểm
đến. Đặc biệt, đối với những du khách ở xa không thể tiếp
cận thông tin du lịch qua tư vấn trực tiếp thì mạng Internet
là hình thức mua tour hữu hiệu nhất. Theo kết quả nghiên
cứu thị trường khách quốc tế của Sở VHTTDL Đà Nẵng,
khách du lịch châu Á tìm hiểu thông tin du lịch Đà Nẵng
qua mạng Internet chiếm khoảng 23 - 30%, trong khi lượng
khách châu Âu chiếm đến 80-90%, trong đó có khoảng
68% du khách Nga, 50% du khách Pháp... sử dụng Internet
để tìm kiếm thông tin về các điểm đến, tour du lịch với hơn
70% số người đã quyết định đặt tour qua mạng. Ở thị
trường châu Á, theo số liệu thống kê, có khoảng 23% lượng
85,6
73,6
65,3
44,4
39,4
33,1
28,4
27,8
18,9
17,8
14,4
10,1
0,2
0 20 40 60 80 100
Hỏi ý kiến gia đình và bạn bè
Các công cụ tìm kiếm
Các website du lịch
Thông tin từ báo, tạp chí
Đại lý,công ty du lịch
Các trang MXH
Các chương trình DL trên TV
Các trang giảm giá, KM
Website chuyên đặt phòng KS
Các CT truyền hình thực tế
Các blog du lịch
Website Tổng cục du lịch, tỉnh
Nguồn thông tin khác
Thống kê cách thức tìm kiếm thông tin của khách
du lịch
50.7
8.3
8,1
3
11.2
1.2
2.2
0.4
1.2
2.8
2
2.6
0
0 10 20 30 40 50 60
Hỏi ý kiến gia đình và bạn bè
Các công cụ tìm kiếm
Các website du lịch
Thông tin từ báo, tạp chí
Đại lý,công ty du lịch
Các trang MXH
Các chương trình DL trên TV
Các trang giảm giá, KM
Website chuyên đặt phòng KS
Các CT truyền hình thực tế
Các blog du lịch
Website Tổng cục du lịch, tỉnh
Nguồn thông tin khác
Thống kê niềm tin của khách du lịch với các nguồn
tin
86 Đào Thị Thu Hường
khách du lịch Trung Quốc, gần 10% lượng khách Hàn
Quốc lựa chọn và đặt tour qua mạng Internet [5].
Cũng theo thống kê của Sở VHTTDL Đà Nẵng, ngoài
các công ty lữ hành, website của các công ty thuộc lĩnh vực
dịch vụ du lịch như hàng không, nhà hàng, khách sạn, cơ
sở mua sắm, ăn uống trên địa bàn thành phố chiếm hơn
70% số trang web có tính năng hỗ trợ giao dịch thương mại
điện tử.
Để quảng bá du lịch thành phố tới khách du lịch quốc
tế cũng như khách du lịch nội địa thì không chỉ có sự cố
gắng một bộ phận, mà còn có sự nỗ lực của chính quyền
thành phố, các ban quản lý các điểm du lịch và các doanh
nghiệp dịch vụ và lữ hành.
4.1.1. Chính quyền thành phố Đà Nẵng
Việc quảng bá du lịch tại Đà Nẵng được ban lãnh đạo
thành phố hết sức quan tâm. Ngoài website của Sở Văn
hóa, Thể thao và Du lịch thành phố Đà Nẵng với tên miền
thì Uỷ ban nhân dân TP. Đà
Nẵng còn xây dựng website riêng về du lịch với tên miền
nhằm quảng bá sâu rộng du
lịch Đà Nẵng tới du khách thế giới. Website sử dụng 2 ngôn
ngữ bao gồm tiếng Việt và tiếng Anh cung cấp đầy đủ các
thông tin về du lịch Đà Nẵng mà du khách quan tâm như:
lịch sử phát triển TP. Đà Nẵng, các điểm du lịch, hệ thống
vận chuyển, nhà hàng, khách sạn,với các thông tin cập
nhật nhanh nhất về hoạt động của ngành Du lịch thành phố.
Ngoài ra, Trung tâm xúc tiến du lịch Đà Nẵng với tên
miền cùng với Trung
tâm hỗ trợ du khách đã thực hiện tốt công tác hỗ trợ, tư vấn,
cung cấp thông tin cho du khách. Nhìn chung, chính quyền
TP. Đà Nẵng đã đầu tư các website để quảng bá du lịch, tuy
nhiên các website này hầu như chỉ có tiếng Việt mà không
có hỗ trợ tiếng Anh và các ngôn ngữ khác, trong khi lượng
khách quốc tế tìm kiếm thông tin trên Internet khá đông.
Ngoài ra, những hoạt động du lịch trên địa bàn thành
phố trong năm nay như cuộc thi thiết kế logo và slogan du
lịch Đà Nẵng, bình chọn doanh nghiệp du lịch tiêu biểu, cơ
sở du lịch đạt chuẩn... do Sở Du lịch Đà Nẵng tổ chức được
tuyên truyền rộng rãi qua mạng cũng góp phần nâng tầm
thương hiệu du lịch Đà Nẵng.
4.1.2. Các điểm du lịch và doanh nghiệp lữ hành
Bên cạnh các website chuyên trang về du lịch của Sở
VHTTDL, Trung tâm Xúc tiến du lịch thì các điểm du lịch
cũng đã đẩy mạnh tuyên truyền quảng bá cho du lịch Đà
Nẵng. Tuy nhiên, chỉ có một số điểm du lịch như Bà Nà
Hill, Helio Center, Hòa Phú Thành, có website quảng bá
trực tuyến, còn hầu hết các điểm du lịch khác chỉ được
quảng bá thông qua các chuyên trang du lịch và website
của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch. Mặc dù vậy,
truy cập hầu hết các trang website cho thấy, việc quảng cáo,
tiếp thị du lịch trên Internet của Đà Nẵng vẫn chưa đa dạng.
Các website mới chỉ phục vụ chủ yếu cho doanh nghiệp
trong nước, chưa có nhiều trang tiếng Anh để phục vụ
khách du lịch nước ngoài.
Thông qua mạng Internet, khách du lịch nước ngoài biết
đến Đà Nẵng ngày càng nhiều. Vì vậy, ngoài việc giới thiệu
sản phẩm tour cho du khách thông qua tư vấn trực tiếp,
website du lịch của các công ty lữ hành được xem là kênh
quảng bá hữu hiệu nhất. Hiện nay, trên địa bàn thành phố
có hơn 183 đơn vị kinh doanh lữ hành, trong đó có 73 công
ty lữ hành nội địa, 60 công ty lữ hành quốc tế, 2 chi nhánh
lữ hành nội địa, 31 chi nhánh lữ hành quốc tế, 16 văn phòng
đại diện và 1 đại lý du lịch [6].
Để nâng tầm thương hiệu du lịch Đà Nẵng bằng việc
quảng bá du lịch và xa hơn là mua bán sản phẩm tour qua
mạng, ngành Du lịch TP. Đà Nẵng cần có dịch vụ chăm
sóc, hỗ trợ thông tin tốt hơn cho khách hàng.
Với thống kê từ 10 website lữ hành trên địa bàn TP. Đà
Nẵng tác giả nhận thấy Website Vietravel.com.vn là
website dẫn đầu về số lượng truy cập, với 130 ngàn
visit/tháng. Đây cũng là website có thời gian người xem
lưu lại trang lâu vượt trội hơn các website công ty lữ hành
khác. Thế nhưng con số lượt khách truy cập và thời gian
lưu lại trung bình của người xem được đánh giá khá thấp
(gần 2 phút/lần truy cập) trong khi đó theo thống kê trung
bình, website du lịch Việt Nam có thể giữ chân khách thăm
khoảng 9 phút/lần truy cập, và con số tương ứng của
website du lịch thế giới lên tới 25,6 phút.
Bảng 1. Thống kê lượng truy cập và thời gian lưu lại của khách
Website Lượng truy cập/ tháng
Thời gian lưu
lại trang (phút)
17 2,14
Vietravel.com.vn 130 3,15
info@tuandungtravel.com 7 1,65
16 2,30
www.namphuong-travel.com 11 1,30
8 1,60
13 1,95
Saigon-tourist.com 30 1,93
Fiditour.com 25 2,97
8 1,35
Trung bình 26.5 2,00
Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả
Một thống kê khác được tác giả điều tra trên 22 doanh
nghiệp lữ hành về các công cụ quảng bá du lịch trực tuyến mà
doanh nghiệp sử dụng để thu hút du khách cho thấy các doanh
nghiệp lữ hành chỉ mới sử dụng các công cụ quảng bá dưới
các hình thức đơn giản. Số các doanh nghiệp sử dụng công cụ
được đánh giá là hiệu quả và ít tốn chi phí như Search Engine
Optimization (SEO), Adwords còn chưa cao, mới chỉ có xấp
xỉ 50% các doanh nghiệp được điều tra sử dụng công cụ này.
Nguyên nhân do sự phức tạp về công nghệ và ngoài ra các
hình thức này đòi hỏi doanh nghiệp cần nhiều thời gian thực
hiện và duy trì khi ứng dụng. Hai hình thức nổi trội được các
doanh nghiệp sử dụng nhiều nhất đó là Email Marketing và
Marketing cộng đồng qua các diễn đàn, mạng xã hội. Điều này
hoàn toàn trùng khớp với thực tế vì với sự phát triển của
Internet, những trang mạng xã hội ảo dần trở thành món ăn
tinh thần không thể thiếu đối với phần lớn các cư dân mạng
bởi những tính năng kết nối cộng đồng một cách hiệu quả. Có
tới 86,8 % doanh nghiệp tham gia vào mạng xã hội để quảng
bá cho sản phẩm, dịch vụ của mình. Bên cạnh hình thức
Marketing cộng đồng, Email Marketing cũng là một trong
những hình thức quảng bá được các doanh nghiệp sử dụng
nhiều, với 74, 98% doanh nghiệp được điều tra sử dụng.
ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 12(97).2015, QUYỂN 2 87
Bảng 2. Tỷ lệ DN lữ hành sử dụng các công cụ quảng bá
Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả
Về công cụ website, tất cả các công ty được điều tra đều
có website phục vụ cho việc quảng bá, thu hút khách. Tuy
nhiên, chỉ có duy nhất website của Công ty Fiditour được
xây dựng với nhiều ngôn ngữ khác nhau như Anh, Trung
Quốc, Nhật Bản. Còn các website khác chỉ sử dụng tiếng
Việt, rất khó để tiếp cận với khách du lịch nước ngoài, khi
họ muốn tìm hiểu thông tin du lịch.
4.1.3. Một số thống kê về khách du lịch Đà Nẵng
Hình 2. Thống kê cách thức tìm kiếm thông tin của KDL tới Đà
Nẵng (Nguồn: Điều tra của tác giả)
Về cách thức tìm kiếm thông tin, theo thống kê đối với
87 KDL đã từng đến Đà Nẵng, ba nguồn thông tin được
khách du lịch tham khảo nhiều nhất đó là qua công cụ tìm,
kiếm, website du lịch và hỏi ý kiến bạn bè, người thân. Như
vậy, việc tìm hiểu thông tin qua Internet đã ngày càng phổ
biến và điều này sẽ tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp du
lịch khi quảng bá trực tuyến các sản phẩm, dịch vụ của mình.
Bảng 3. Thống kê các thông tin cụ thể du khách tìm kiếm
theo nguồn
Công cụ tìm kiếm
Khách sạn, nhà nghỉ 72,1 %
Lịch trình và giá máy bay 65,43%
Lộ trình điểm đến du lịch 62,33%
Hỏi ý kiến gia đình và bạn bè
Hoạt động vui chơi giải trí 71,66%
Nhà hàng và quán bar 56,2%
Điểm tham quan tại điểm đến 55,45%
Các website du lịch
Điểm tham quan tại điểm đến 78,9%
Lịch trình và giá máy bay 57,86%
Tour đại lý du lịch 55,45%
Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả
Dựa trên mỗi nguồn thông tin, du khách tìm kiếm các
thông tin cụ thể khác nhau. Trong đó, các thông tin về điểm
tham quan, lộ trình cũng như nhà hàng, khách sạn được
KDL đặc biệt quan tâm khi tìm kiếm qua Internet.
4.2. Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả quảng bá
du lịch trực tuyến tại TP. Đà Nẵng
4.2.1. Chính quyền thành phố Đà Nẵng
- Xây dựng các chuyên trang du lịch của thành phố với
nhiều ngôn ngữ khác nhau, phục vụ nhiều đối tượng du
khách. Ngoài ra, nên thường xuyên cập nhật các ấn phẩm
điển tử về hoạt động du lịch tại thành phố.
- Các doanh nghiệp du lịch lớn đã có thế mạnh về du
lịch tỏ ra rất năng động trong việc đầu tư và phát triển công
cụ e-marketing. Ngược lại, những doanh nghiệp du lịch
vừa và nhỏ lại không mấy quan tâm đến lợi ích do Internet
đem lại [7]. Chính vì vậy, chính quyền thành phố nên giúp
các doanh nghiệp du lịch vừa và nhỏ xây dựng website,
quảng bá thương hiệu và sản phẩm trên cổng thương mại
điện tử quốc gia ECVN, đồng thời tăng cường tổ chức các
khóa tập huấn cho doanh nghiệp về Marketing điện tử.
4.2.2. Các doanh nghiệp kinh doanh du lịch
- Xây dựng các trang web quảng bá điểm đến có chất
lượng cao bằng nhiều ngôn ngữ, có khả năng tích hợp áp
dụng phương thức doanh nghiệp tới khách hàng (B2C) và
doanh nghiệp tới doanh nghiệp (B2B), marketing xã hội
- Các doanh nghiệp du lịch cần thay đổi tư duy và đầu
tư cho những hình thức quảng cáo trực tuyến như quảng
cáo pay per click trên Google, tối ưu hóa website (SEO),
mạng xã hội, online banner... để tận dụng những ưu thế của
marketing online.
- Xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu điện tử nhằm
tiệp cận với khách du lịch tiềm năng một cách hiệu quả hơn.
- Cuối cùng, để có thể phát huy hết sức mạnh của quảng
bá du lịch qua internet thì ngoài việc nâng cấp website, việc
sử dụng các công cụ phần mềm hỗ trợ mua - bán tour trở
nên hết sức cần thiết trong giai đoạn hiện nay. Ví điện tử là
công cụ hữu hiệu cần thiết để giải quyết bài toán này.
5. Kết luận
Trong tất cả các ngành, có lẽ du lịch là ngành chưa phát
huy hết tiềm năng của loại hình quảng cáo trên Internet,
trong khi đó loại hình quảng cáo này lan tỏa ngày càng
mạnh và cho thấy đây là phương thức tiếp thị đem lại thành
công lớn cho doanh nghiệp. Một lợi ích có thể nhìn thấy rõ
nhất là khi thực hiện các kế hoạch quảng cáo du lịch online,
ngoài việc quảng bá du lịch một cách hiệu quả, các doanh
nghiệp cũng như chính quyền địa phương có thể thống kê
được gần đúng khách hàng tiềm năng, điều mà khó thực
hiện được bởi phương thức quảng bá truyền thống.
Rõ ràng, để thu hút được khách du lịch, đặc biệt là
khách du lịch nước ngoài, đã đến lúc các cơ quan quản lý
và các doanh nghiệp du lịch cần thay đổi tư duy và đầu tư
cho những hình thức quảng cáo trực tuyến mới, từ đó nâng
tầm ảnh hưởng và đưa du lịch Đà Nẵng nói riêng cũng như
du lịch Việt Nam ra thị trường thế giới.
Bài báo đã trình bày thực trạng quảng bá du lịch tại TP.
Đà Nẵng trong giai đoạn hiện nay, đây sẽ là cơ sở để đưa
ra các giải pháp nhằm phát huy hiệu quả công tác quảng bá
du lịch tại thành phố trong thời gian tới.
Cách thức tìm kiếm thông tin
Blog du lịch
Chương trình truyền
hình
Mạng xã hội
Hỏi ý kiến bạn bè
Webs ite du lịch
Đại lý, công ty du lịch
Báo, tạp chí
Công cụ Tìm kiếm
Nguồn khác
m.danang.
vn /vi/
0.0 10.0 20.0 30.0 40.0 50.0 60.0 70.0 80.0
Công
cụ
Search
Engine
Optimization
AdwordsEmailMarketingcộng đồng Website Khác
% 50,7 46,82 74,98 86,8 100 21,76
88 Đào Thị Thu Hường
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Lượng khách quốc tế đến Việt nam tụt dốc, vì đâu nên
nối?
ut_doc_vi_dau_nen_noi-1-23407211.html
[2] Đà Nẵng, thương hiệu du lịch vượt tầm biên giới quốc gia
thuong-hie%CC%A3u-du-li%CC%A3ch-vuo%CC%A3t-
ta%CC%80m-bien-gio%CC%81i-quo%CC%81c-gia/
[3] Tường Linh, Hiệu quả thu hút khách du lịch qua mạng Internet
mang-internet/40235813/254/
[4] Bộ công thương- Cục thương mại điện tử và CNTT- Báo cáo thương
mại điện tử Việt Nam 2014
[5] Hoàng Hân, Quảng bá du lịch qua mạng Internet,
qua-mang-internet-2280142/
[6] Quỳnh Hương, Du lịch Đà Nẵng với doanh nghiệp 2014,
[7] Quảng bá du lịch qua Internet vẫn “mạnh ai nấy
làm”
internet-van-manh-ai-nay-lam-1386437059.htm
[8] Khoa Thương mại du lịch, Đại học Công nghiệp TP. HCM, Bài
giảng Tuyên truyền và quảng bá du lịch Việt Nam.
(BBT nhận bài: 10/08/2015, phản biện xong: 08/12/2015)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- thuc_trang_quang_ba_du_lich_truc_tuyen_tai_thanh_pho_da_nang.pdf