Thực trạng quyền bảo vệ sự toàn vẹn của chương trình máy tính - Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện luật

Quyền nhân thân hầu như không được chú trọng ở hệ thống Thông luật, do vậy chúng ta có thể dễ dàng thấy việc bảo hộ sự toàn vẹn CTMT của tác giả không được ghi nhận ở pháp luật bản quyền của Anh và Mỹ. Điều 106A Luật Bản Quyền Mỹ 1976 quy định tác giả có quyền bảo vệ sự toàn vẹn chỉ dành cho tác giả của các tác phẩm nghe nhìn (văn học, nghệ thuật) nhưng không áp dụng đối với tác giả của CTMT. Theo quy định của Đạo Luật Bản quyền, Thiết kế và Sáng chế 1988 của Anh tại Điều 80 quy định về việc tác giả có quyền phản đối việc xâm phạm sự toàn vẹn của tác phẩm. Tuy nhiên, tại Khoản 2 Điều 81 Đạo luật này lại loại trừ việc áp dụng các quy định của Điều 80 vào CTMT: “không áp dụng cho một CTMT hoặc bất kỳ tác phẩm do máy tính tạo ra”. Nghĩa là tác giả - lập trình viên của CTMT không có quyền phản đối nhà phát triển phần mềm - chủ sở hữu bản quyền của CTMT thực hiện quyền chỉnh sửa, thay đổi CTMT. Qua đó cho thấy, pháp luật về bản quyền của Anh, Mỹ được xây dựng trên hai hệ thống luật bản quyền khác với Pháp, nhưng đối với CTMT thì các quốc gia trên đều có điểm chung là coi việc chỉnh sửa, nâng cấp CTMT (quyền bảo vệ sự toàn vẹn đối với CTMT) vẫn thuộc về chủ sở hữu CTMT chứ không phải thuộc về các lập trình viên. Để khuyến khích sự phát triển thị trường phần mềm, bảo đảm hài hòa lợi ích của lập trình viên và nhà đầu tư, tác giả bài viết kiến nghị: Thứ nhất, bỏ quy định chủ sở hữu CTMT và tác giả có thể thỏa thuận về việc sửa chữa, nâng cấp CTMT tại khoản 3 Điều Nghị định 22. Thứ hai, bổ sung vào Luật Sở hữu trí tuệ “quyền bảo vệ sự toàn vẹn CTMT bao gồm sửa chữa, thay đổi, nâng cấp CTMT thuộc về quyền của chủ sở hữu CTMT”. Việt Nam đang bước vào những năm đầu tiên tham gia cuộc cách mạng 4.0, tạo môi trường pháp lý thúc đẩy sự phát triển của khoa học công nghệ đang đặt ra hết sức cấp thiết. Do vậy, chúng ta cần sửa đổi quy định luật phù hợp với những đặc trưng riêng của từng đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, đặc biệt là CTMT - một đối tượng có ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế - xã hội hiện nay như những phân tích trên.

pdf6 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 22/01/2022 | Lượt xem: 152 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực trạng quyền bảo vệ sự toàn vẹn của chương trình máy tính - Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện luật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN SAIGON UNIVERSITY TẠP CHÍ KHOA HỌC SCIENTIFIC JOURNAL ĐẠI HỌC SÀI GÒN OF SAIGON UNIVERSITY Số 70 (04/2020) No. 70 (04/2020) Email: tcdhsg@sgu.edu.vn ; Website: 86 THỰC TRẠNG QUYỀN BẢO VỆ SỰ TOÀN VẸN CỦA CHƯƠNG TRÌNH MÁY TÍNH - MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN LUẬT Current situation of integrity of computer programs – Some recommendations to amend the law ThS. Trương Thị Tường Vi Trường Đại học Sài Gòn TÓM TẮT Quyền bảo vệ sự toàn vẹn của chương trình máy tính là quyền nhân thân thuộc về tác giả theo Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam hiện hành chưa phù hợp với đặc tính kỹ thuật của chương trình máy tính cũng như khuyến khích phát triển thị trường phần mềm. Do vậy, bài viết phân tích thực trạng pháp luật và kiến nghị sửa đổi hoàn thiện pháp luật hiện hành. Từ khóa: chương trình máy tính, phần mềm, quyền bảo vệ sự toàn vẹn, bản quyền ABSTRACT According to Vietnam’s Intellectual Property Law, the right of integrity of computer programs is the right of the author under, which is not consistent with the technical characteristics of the computer programs and not yet encourages developing software trades. Therefore, the article analyzes the current status of the law and proposes to amend the legislation. Keywords: computer programs, software, integrity, copyright 1. Khái niệm quyền bảo vệ sự toàn vẹn tác phẩm Quyền bảo vệ sự toàn vẹn tác phẩm thuộc nhóm quyền nhân thân được hình thành đầu tiên tại Pháp (Calvin D, 1999, tr. 422) và sau đó được ghi nhận trong hệ thống pháp luật của nhiều nước trên thế giới ở những mức độ khác nhau. Đây là quyền phi kinh tế được coi là quyền gắn liền với mỗi cá nhân tác giả. Nội dung quyền này bao gồm quyền của người được thừa nhận là tác giả của tác phẩm, quyền đặt tên cho tác phẩm, quyền công bố tác phẩm và quyền bảo vệ sự toàn vẹn tác phẩm. Trong các quyền nhân thân đó, quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm là quyền dễ bị xâm phạm nhất trong số các quyền nhân thân của tác giả, vì về nguyên tắc, Quyền tác giả (QTG) chỉ bảo hộ hình thức của tác phẩm. Hình thức thể hiện của tác phẩm là sự diễn đạt, sắp xếp các bố cục của tác phẩm được thể hiện bằng các dạng ngôn ngữ, ký tự viết mà con người có thể đọc được, nhận biết được. Sự thay đổi các bố cục này: sắp xếp lại, bổ sung, cắt xén... sẽ dẫn đến sự thay đổi tác phẩm. Do vậy, quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm - là quyền bảo vệ sự cố định của bố cục, diễn đạt tác phẩm có một vai trò rất quan trọng trong hệ thống các nhóm QTG. Luật của Mỹ và Pháp không có định nghĩa cụ thể thế nào là quyền bảo vệ sự Email: tuongvids@gmail.com TRƯƠNG THỊ TƯỜNG VI TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN 87 toàn vẹn của tác phẩm mà chỉ quy định các hành vi xâm phạm sự toàn vẹn của tác phẩm như điều L121-5 và L121-7 Bộ Luật Sở hữu trí tuệ Pháp 1992, điều 106 A Luật Bản quyền Mỹ năm 1976. Riêng mục (2a) điều 80 Đạo Luật Bản quyền, Thiết kế và Sáng chế 1988 của Anh có định nghĩa: "Hành vi xâm phạm quyền toàn vẹn của tác phẩm nghĩa là bất kỳ sự bổ sung, xóa, hoặc thay đổi, hoặc biến đổi để thích nghi của tác phẩm". Khoản 4 điều 19 Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam 2005 (sửa đổi năm 2009, 2019) quy định về một trong những quyền nhân thân của tác giả là" Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả". Tuy nhiên, Nghị định 22/2018/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Sở hữu trí tuệ và Luật sở hữu trí tuệ sửa đổi về quyền tác giả và quyền liên quan tại quy định tại khoản 3 điều 20: "Quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén tác phẩm quy định tại khoản 4 Điều 19 của Luật sở hữu trí tuệ là việc không cho người khác sửa chữa, cắt xén tác phẩm hoặc sửa chữa, nâng cấp chương trình máy tính (CTMT) trừ trường hợp có thoả thuận của tác giả". Như vậy, Nghị định hướng dẫn thi hành đã bỏ đi yếu tố gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả và thêm vào tiêu chí phải có sự đồng ý của tác giả là thuận tiện hơn trong việc xác định hành vi vi phạm quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm. Từ khái niệm đó, chúng ta có các tiêu chí xác định hành vi xâm phạm quyền bảo vệ sự toàn vẹn tác phẩm là: thứ nhất, có hành vi làm thay đổi nội dung của tác phẩm; thứ hai, không có sự đồng ý của tác giả. 2. Mục đích của quyền bảo vệ sự toàn vẹn tác phẩm Trong khi các quyền tài sản giúp cho người người sáng tạo đảm bảo lợi ích về kinh tế, có độc quyền khai thác các tác phẩm và ngăn cấm những người khác sử dụng các quyền tài sản đó nếu không có sự đồng ý của người chủ sở hữu tác phẩm, thì các quyền bảo vệ sự toàn vẹn tác phẩm thuộc nhóm quyền nhân bảo vệ những gì liên quan đến danh dự và uy tín của tác giả. Cụ thể: Thứ nhất, quyền bảo vệ sự toàn vẹn tác phẩm là để bảo vệ danh tiếng của tác giả tạo nên tác phẩm. Quyền bảo vệ sự toàn vẹn tác phẩm bảo vệ danh tiếng của tác giả không giống như việc bảo vệ danh dự nhân phẩm của cá nhân theo pháp luật về dân sự1 hay trong pháp luật hình sự2 về các hành vi làm nhục, xúc phạm danh dự nhân phẩm của người khác, hoặc các hành vi xúc phạm danh dự người khác xử phạt vi phạm hành chính3. Mục đích của quyền tại khoản 4 điều 19 Luật Sở hữu trí truệ là không bảo vệ cách người khác nghĩ gì, đánh giá về tác giả mà là bảo vệ sự diễn đạt nội tâm của tác giả. Do vậy, quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm có thể nói là quyền bảo vệ sự tự do biểu hiện nội tâm của tác giả mà không bị người khác can thiệp, chỉnh sửa, tác động vào. Thứ hai, bảo vệ mối liên hệ giữa tác giả và tác phẩm, những thành quả lao động phản ánh tính cách, dấu ấn của các tác giả. Đây là mối liên hệ mật thiết giữa tác giả và tác phẩm, cũng giống như một người mẹ thai nghén đứa con tinh thần của mình với tất cả những gì nói lên đặc điểm cá nhân của tác giả được phản ảnh, thể hiện trong tác phẩm. Là những gì mà tác giả mong muốn cho người khác nhìn nhận, đánh giá mình như vậy (Leslie Kim Treiger-Bar-Am, 2006, Tr 132). Thứ ba, bảo vệ sự toàn vẹn và nhất quán của sản phẩm, bảo toàn những đặc tính cơ bản của tác phẩm. Quyền toàn vẹn giúp cho tác giả giữ gìn quan điểm ban đầu SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY No. 70 (04/2020) 88 của tác phẩm, bảo tồn tính chỉnh thể của tác phẩm được bảo vệ đầy đủ trong quy định về quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm. Qua đó, quyền này chống các hành vi cắt xén, thay đổi tác phẩm trái pháp luật, gián tiếp bảo vệ quyền tài sản của người sáng tạo ra tác phẩm. Với những mục đích trên, quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm khi áp dụng lên CTMT lại không đạt được như những gì chúng ta đã nêu trên. 3. Tác động của việc áp dụng quyền bảo vệ sự toàn vẹn tác phẩm lên chương trình máy tính là quyền thuộc về tác giả 3.1. Không phù hợp với đặc điểm kỹ thuật của chương trình máy tính CTMT thường được tạo ra bởi các nhóm gồm nhiều lập trình viên. Mặc dù luật bản quyền có quy định về đồng tác giả nhưng các quy định chung này không lường trước được đối với CTMT có đặc thù là số lượng các cá nhân tham gia xây dựng rất lớn, tác giả chung có thể lên đến hàng trăm người. Đó là sự phát triển liên tục của CTMT. Các nhà sản xuất phần mềm thường không phát triển sản phẩm của mình nguyên bản độc lập từ đầu mà luôn hướng đến việc cải tiến CTMT sau khi đưa ra thị trường, sử dụng, rút kinh nghiệm, sửa lỗi rồi tạo ra những phiên bản tối ưu hơn. Ví dụ, Trong hệ điều hành Android, phiên bản đầu tiên là 1.0 được Google tung ra thị trường năm 2008 chỉ bao gồm các chức năng cơ bản như camera, trình duyệt web, ứng dụng kiểm tra email.v.v. Trong phiên bản 1.6 năm 2009, chức năng tìm kiếm bằng giọng nói được Google đưa vào sử dụng. Đến phiên bản 5.0 năm 2014 có thêm chức năng Google Assistant với khả năng hỗ trợ tương tác bằng giọng nói, năm 2016 phiên bản 7.0 thêm chức năng tương tác thực tế ảo. Quá trình phát triển CTMT có đặc trưng tương đối khác biệt so với những tác phẩm khác được bảo hộ QTG. Nó phụ thuộc rất lớn vào sự tự do thay đổi CTMT của nhà sản xuất phần mềm để đưa ra thị trường. Do vậy, sự tự do này sẽ bị khống chế nếu quyền bảo vệ sự toàn vẹn tác phẩm được áp dụng cho CTMT, có thể nói sự cần thiết phải thay đổi, cập nhật CTMT liên tục sẽ trực tiếp mâu thuẫn với với tính toàn vẹn của mỗi lập trình viên có được thông qua quy định của luật. Hơn nữa, với số lượng các lập trình viên tham gia vào mỗi CTMT như đã nói trên sẽ tạo ra một rào cản lớn cho quá trình phát triển hiệu quả của các phiên bản mới hơn và tốt hơn của CTMT hiện có. Trên thực tế những người lập trình viên sẽ đồng ý thông qua hợp đồng lao động ngay từ đầu khi được tuyển dụng là chuyển tất cả quyền của họ cho nhà sản xuất phần mềm. Do đó, nhà sản xuất CTMT- chủ sở hữu QTG sẽ nắm hết các bản quyền của CTMT đó, bao gồm cả quyền bảo vệ sự toàn vẹn của CTMT. Nếu chuyển giao quyền này sang cho chủ sở hữu QTG của CTMT sẽ giải quyết vấn đề trong việc phát triển tiếp tục CTMT, vì các nhà sản xuất phần mềm có thể tự do thay đổi, mức cắt xén, bổ sung, nâng cấp CTMT ban đầu theo như ý muốn. Nên rõ ràng là, việc áp dụng quyền toàn vẹn CTMT của tác giả sẽ không phù hợp với những đặc điểm kỹ thuật của việc phát triển một CTMT và cũng không thể bảo đảm được mục đích để bảo vệ danh tiếng của tác giả tạo nên tác phẩm. 3.2. Không đạt được mục đích của quyền bảo vệ sự toàn vẹn tác phẩm CTMT không phản ánh dấu ấn cá nhân của các lập trình viên. Đây là điều khác biệt khá quan trọng giữa CTMT và các tác phẩm khác. Chúng ta có các tác phẩm như âm nhạc, hội họa, văn học, khiêu khắc nghệ thuật đều thể hiện rất rõ tính cách, dấu ấn phong cách của các tác giả. Tuy nhiên, CTMT lại tương đối khác biệt, người sử TRƯƠNG THỊ TƯỜNG VI TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN 89 dụng chẳng bao giờ quan tâm đến ai là người trực tiếp viết mã tạo ra Hệ điều hành Microsoft, Real Player, iTunes.v.v. Trong thực tế, khi nghĩ đến các tác phẩm văn học nghệ thuật, cảm nhận của người sử dụng dường như hướng đến những yếu tố phản ánh nhân cách, dấu ấn của người sáng tạo các tác phẩm nghệ thuật. Còn đối với CTMT, chúng ta lại nghĩ đến chức năng, tính hữu dụng. Tác phẩm nghệ thuật là biểu hiện cái tôi cá nhân của tác giả rất cao. Trong các tác phẩm truyền thống, đôi khi tính độc đáo của tác phẩm nằm ở việc tác giả cố tình phá vỡ các quy tắc về ngữ pháp và cú pháp để có được phong cách thể hiện riêng. Đó là nguyên nhân pháp luật bảo hộ quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm dành cho tác giả. Trong khi đó, với việc tạo ra CTMT, lập trình viên phải tuân theo các quy tắc trong mỗi ngôn ngữ lập trình. Nếu không, trình biên dịch sẽ thấy lỗi trong mã nguồn, và nó không thể tạo ra phiên bản mã đối tượng của hỗn hợp hướng dẫn hoặc có thể tạo ra mã đối tượng không thực hiện chức năng dự định hoặc có những hậu quả không mong muốn. Lập trình viên nào cũng phải tuân thủ các quy tắc y như nhau. Do đó, chúng ta không thể nhìn thấy tính cách của mỗi nhân viên lập trình được phản ánh trong CTMT. Vì vậy, nó không phù hợp với mục đích bảo vệ danh tiếng, phong cách, dấu ấn của tác giả. Hay nói cách khác, quyền bảo vệ sự toàn vẹn tác phẩm không bảo vệ mối liên hệ giữa tác giả và tác phẩm, những thành quả lao động phản ánh tính cách, dấu ấn của các lập trình viên CTMT. 3.3. Không bảo vệ quyền tài sản của nhà phát triển phần mềm CTMT cần phải được cập nhật, bổ sung, sửa lỗi qua nhiều phiên bản để kéo dài tuổi thọ. Nhưng trên thực tế, CTMT thường được tạo ra bởi rất nhiều tác giả, nếu pháp luật trao cho tác giả (các lập trình viên) quyền bảo vệ sự toàn vẹn tác phẩm thì chuyện gì có thể sẽ xảy ra? Các tác giả có thể sẽ dùng quyền này để ngăn cản nhà phát triển phần mềm-chủ sở hữu thực hiện quyền nâng cấp CTMT, hoặc làm các CTMT phái sinh với nhiều lý do khác nhau như muốn thỏa thuận lợi ích không hợp lý với nhà phát triển phần mềm. Điều đó chắc chắn ảnh hưởng đến việc phát triển ngành công nghệ phầm mềm. Nếu quy định quyền bảo vệ sự toàn vẹn CTMT là thuộc về tác giả, và không thể chuyển giao cho người khác (quyền nhân thân vĩnh viễn), lúc đó loại tài sản này được coi như là tài sản trong trạng thái hầu như không thể chuyển giao. Nếu quy định quyền bảo vệ sự toàn vẹn CTMT là của chủ sở hữu CTMT, thì đây là tài sản ở trong trạng thái có thể chuyển giao (có thể chuyển từ chủ sở hữu này sang chủ sở hữu khác, hoặc cho phép người khác thực hiện quyền này trong một thời gian nhất định). Vậy loại tài sản nào tốt cho sự phát triển của nền kinh tế - xã hội? Chắc chắn là trạng thái động - tài sản có thể dễ dàng lưu thông trên thị trường. Do vậy, quyền bảo vệ sự toàn vẹn bảo đảm được tính cạnh tranh của các tác phẩm trên thị trường, không cho người khác thực hiện hành vi gây xâm hại đến tác phẩm, tính thống nhất của tác phẩm. Tuy nhiên đối với CTMT thì đó lại là sự cản trở việc thực hiện các quyền tài sản của chủ sở hữu. 4. Thực trạng pháp luật về quyền bảo vệ sự toàn vẹn của chương trình máy tính tại Việt Nam và kinh nghiệm của một số nước trên thế giới Nghị định 22/2018/NĐ-CP quy định tại khoản 3 điều 20 quyền sửa chữa, nâng cấp CTMT thuộc nội dung quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm tại khoản 4 điều 19 Luật Sở hữu trí tuệ và khoản 3 điều 17 Nghị định 22/2018/NĐ-CP “Tác giả và tổ chức, cá nhân đầu tư tài chính và cơ sở vật SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY No. 70 (04/2020) 90 chất - kỹ thuật để sáng tạo CTMT có thể thỏa thuận về việc sửa chữa, nâng cấp CTMT”. Mặc dù tại Nghị định 22 cho phép tổ chức, cá nhân đầu tư tài chính, cơ sở vật chất - kỹ thuật để sáng tạo CTMT và tác giả CTMT có thể thỏa thuận về việc sửa chữa, nâng cấp CTMT, nhưng nếu giữa hai bên không có thỏa thuận hoặc không đạt được thỏa thuận thì quyền này đương nhiên vẫn sẽ thuộc về tác giả sáng tạo ra CTMT. Do vậy, nếu áp dụng như quy định hiện hành của Việt Nam thì có những nhược điểm sau: Thứ nhất, việc chuyển giao quyền bảo vệ sự toàn vẹn có phát sinh thêm chi phí trong việc đàm phán, thỏa thuận trong hợp đồng. Thứ hai, đa số các nhà phát triển phần mềm ở Việt Nam và lập trình viên khi mới bắt tay vào thực hiện một dự án phần mềm hầu như chưa chú trọng việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và chính họ cũng không lường trước vấn đề này để đưa vào trong thỏa thuận của hợp đồng lao động, hoặc hợp đồng dịch vụ. Do vậy, vấn đề sẽ phức tạp hơn nhiều nếu có tranh chấp xảy ra khi hai bên không thỏa thuận với nhau về việc chuyển giao quyền này thì nó sẽ vẫn thuộc về quyền nhân thân của lập trình viên. Trong khi đó nội dung của quyền này tại các nước phát triển như Pháp, Mỹ, Anh đều quy định tại Luật Sở hữu trí tuệ chứ không phải là văn bản dưới luật và nội dung quy định hẳn quyền thay đổi, nâng cấp CTMT là thuộc về chủ sở hữu bản quyền của CTMT. Chỉ khi chủ thể có quyền đối với sự toàn vẹn của CTMT là chủ sở hữu thì quyền của chủ sở hữu mới được tập trung nhất, tiện lợi nhất và hợp lý phù hợp với những đặc điểm kỹ thuật của CTMT, cụ thể như sau: Tại Pháp, các quyền thân thân khác biệt so với quyền tài sản. Quyền tài sản nhằm mục đích bảo vệ các quyền kinh tế của chủ sở hữu bản quyền, còn quyền nhân thân bảo vệ những hình ảnh cá nhân, các giá trị tinh thần của tác giả, dù là tác giả đã chuyển nhượng tác phẩm của họ cho người khác thì những quyền về nhân thân vẫn thuộc về tác giả tạo ra tác phẩm. Điều L121-7 Bộ Luật Sở hữu trí tuệ Pháp 1992 cũng nêu cụ thể không áp dụng các quy định về việc bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm đối với CTMT dành cho tác giả, và Điều L121-7 thể hiện quyền bảo vệ sự toàn vẹn CTMT là thuộc về người chủ sở hữu QTG đối với CTMT. Tác giả chỉ có thể phản đối việc sửa đổi CTMT nếu hành vi sửa đổi đó xâm phạm đến danh dự của tác giả mà thôi. Quyền nhân thân hầu như không được chú trọng ở hệ thống Thông luật, do vậy chúng ta có thể dễ dàng thấy việc bảo hộ sự toàn vẹn CTMT của tác giả không được ghi nhận ở pháp luật bản quyền của Anh và Mỹ. Điều 106A Luật Bản Quyền Mỹ 1976 quy định tác giả có quyền bảo vệ sự toàn vẹn chỉ dành cho tác giả của các tác phẩm nghe nhìn (văn học, nghệ thuật) nhưng không áp dụng đối với tác giả của CTMT. Theo quy định của Đạo Luật Bản quyền, Thiết kế và Sáng chế 1988 của Anh tại Điều 80 quy định về việc tác giả có quyền phản đối việc xâm phạm sự toàn vẹn của tác phẩm. Tuy nhiên, tại Khoản 2 Điều 81 Đạo luật này lại loại trừ việc áp dụng các quy định của Điều 80 vào CTMT: “không áp dụng cho một CTMT hoặc bất kỳ tác phẩm do máy tính tạo ra”. Nghĩa là tác giả - lập trình viên của CTMT không có quyền phản đối nhà phát triển phần mềm - chủ sở hữu bản quyền của CTMT thực hiện quyền chỉnh sửa, thay đổi CTMT. Qua đó cho thấy, pháp luật về bản quyền của Anh, Mỹ được xây dựng trên hai hệ thống luật bản quyền khác với Pháp, nhưng đối với CTMT thì các quốc gia trên đều có điểm chung là coi việc chỉnh sửa, TRƯƠNG THỊ TƯỜNG VI TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN 91 nâng cấp CTMT (quyền bảo vệ sự toàn vẹn đối với CTMT) vẫn thuộc về chủ sở hữu CTMT chứ không phải thuộc về các lập trình viên. Để khuyến khích sự phát triển thị trường phần mềm, bảo đảm hài hòa lợi ích của lập trình viên và nhà đầu tư, tác giả bài viết kiến nghị: Thứ nhất, bỏ quy định chủ sở hữu CTMT và tác giả có thể thỏa thuận về việc sửa chữa, nâng cấp CTMT tại khoản 3 Điều Nghị định 22. Thứ hai, bổ sung vào Luật Sở hữu trí tuệ “quyền bảo vệ sự toàn vẹn CTMT bao gồm sửa chữa, thay đổi, nâng cấp CTMT thuộc về quyền của chủ sở hữu CTMT”. Việt Nam đang bước vào những năm đầu tiên tham gia cuộc cách mạng 4.0, tạo môi trường pháp lý thúc đẩy sự phát triển của khoa học công nghệ đang đặt ra hết sức cấp thiết. Do vậy, chúng ta cần sửa đổi quy định luật phù hợp với những đặc trưng riêng của từng đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, đặc biệt là CTMT - một đối tượng có ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế - xã hội hiện nay như những phân tích trên. Chú thích 1 Điều 32, điều 34 Bộ Luật Dân sự 2015. 2 Điều 155, điều 156, điều 159, điều 391, điều 397 Bộ Luật Hình sự 2015. 3 Điều 5, điều 20, điều 51, điều 58, điều 62 Nghị Định 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội, phòng chống tệ nạn xã hội; phòng cháy chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình. TÀI LIỆU THAM KHẢO Calvin D. Peele. (1999). From the providence of kings to copyrighted things (and french moral rights), Indiana International & Comparative Law Review, tập 9, số 2, tr.422. Leslie Kim Treiger-Bar-Am. (2006). The Moral Right of Integrity: A Freedom of Expression*. New directions in copyright, số 2, tr.132. Bộ Luật Dân sự (2015). Bộ Luật Hình sự (2015). Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam (2005) (sửa đổi 2009, 2019). Bộ Luật Sở hữu trí tuệ Pháp (1992). Luật Bản quyền Mỹ (1976). Luật Bản quyền, Thiết kế và Sáng chế của Anh (1988). Nghị Định 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội, phòng chống tệ nạn xã hội; phòng cháy chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình. Nghị định 22/2018/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Sở hữu trí tuệ và Luật sở hữu trí tuệ sửa đổi về quyền tác giả và quyền liên quan. Ngày nhận bài: 03/01/2020 Biên tập xong: 15/4/2020 Duyệt đăng: 20/4/2020

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfthuc_trang_quyen_bao_ve_su_toan_ven_cua_chuong_trinh_may_tin.pdf
Tài liệu liên quan