Thực trạng stress lo âu và những liên quan đến lo âu ở học sinh cấp 3 trường THPT Phan Bội Châu, Phan Thiết, Bình Thuận tháng 4 - 2009

Cần tiến hành nghiên cứu mở rộng ñể xác ñịnh nguyên nhân stress lo âu ở học sinh. Nếu giả ñịnh những liên quan có ý nghĩa thống kê trong nghiên cứu là nguyên nhân stress lo âu ở học sinh THPT thì chúng tôi có một số ñề xuất bảo vệ sức khỏe như sau: Học sinh: Chú ý sức khỏe tinh thần, nhất là ở giới nữ, không nên ñặt quá nặng thành tích hay tự ti về bản thân, giữ gìn sức khỏe học tập và nên thường xuyên tập thể dục thể thao. Gia ñình: Tránh áp lực (kỳ vọng) học tập từ gia ñình, tránh những xung ñột quan hệ gia ñình. Nhà trường: Không nên tạo áp lực cho học sinh. Chương trình học cần làm cho học sinh nắm ñủ kiến thức, nhưng không cảm thấy bài vở là quá nhiều. Thầy cô cần chú ý hơn nữa trong phương pháp sư phạm, gần gũi học sinh hơn. Các môn có nội dung làm học sinh không thích nên có thêm nhiều phương tiện trực quan. Nhà trường cần có nơi cho học sinh ñóng góp ý kiến ñồng thời quản lý chặt việc dạy thêm cũng như xử lý nghiêm các băng nhóm trong trường. Xã hội: Tạo môi trường giao lưu bạn bè nơi học tập cho các em. Đảm bảo an toàn nơi học tập cho các em.

pdf8 trang | Chia sẻ: huongthu9 | Lượt xem: 966 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực trạng stress lo âu và những liên quan đến lo âu ở học sinh cấp 3 trường THPT Phan Bội Châu, Phan Thiết, Bình Thuận tháng 4 - 2009, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 2 * 2010 Nghiên cứu Y học Hội nghị Khoa học Kỹ thuật Viện Y Tế Công Cộng năm 2009 - 2010 180 THỰC TRẠNG STRESS LO ÂU VÀ NHỮNG LIÊN QUAN ĐẾN LO ÂU Ở HỌC SINH CẤP 3 TRƯỜNG THPT PHAN BỘI CHÂU, PHAN THIẾT, BÌNH THUẬN THÁNG 4 - 2009 Hồ Hữu Tính* ,Nguyễn Doãn Thành ** TÓM TẮT Mục tiêu nghiên cứu: Xác ñịnh thực trạng stress lo âu và những liên quan của stress lo âu ở học sinh lớp 12 THPT. Phương pháp nghiên cứu: Cắt ngang mô tả có phân tích. Kết quả nghiên cứu: Có 38% học sinh có biểu hiện stress lo âu. Nghiên cứu cho thấy, có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa: Stress lo âu với giới tính và học lực. Đứng từ góc ñộ gia ñình, có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa stress lo âu với sức khỏe người thân và với những áp lực, kỳ vọng học tập từ gia ñình. Đứng từ góc ñộ nhà trường, ñó là giữa stress lo âu với những áp lực học tập và áp lực thi cử. Đứng từ góc ñộ bản thân học sinh, là giữa stress lo âu với những cạnh tranh trong học tập, với ngoại hình bản thân, với những bệnh lý liên quan ñến học tập và với việc không ñều ñặn tập thể dục thể thao. Đứng từ góc ñộ xã hội, ñó là giữa stress lo âu với việc không có bạn bè thân và với những lo lắng về an ninh nơi ở. Kết luận: Thông qua nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ học sinh cảm thấy stress lo âu là khá cao. Để làm giảm tỷ lệ này, cần sự phối hợp từ bản thân học sinh, gia ñình, nhà trường và xã hội. Từ khóa: Stress lo âu, liên quan của stress lo âu, học sinh lớp 12. ABSTRACT THE STATUS OF ANXIOUS STRESS AND RELATINGS TO ANXIETIES OF HIGH SCHOOL STUDENTS IN GRADES 12 PHAN BOI CHAU SCHOOL, PHAN THIET, BINH THUAN, 2009 Ho Huu Tinh, Nguyen Doan Thanh * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 14 - Supplement of No 2 – 2010: 180 - 187 Background: Stress in school is an up to date issue that the society are interested in. However understanding this issue is still difficult. Objectives:: Determining the stress state of anxiety and stress related anxiety of high school students in grades 12 in Phan Boi Chau school, Phan Thiet, Binh Thuan, in 2009. Method: Descriptive and analytical cross-sectional study. Results: 38% of students have expressed anxiety stress. Research indicates relationships (statistically significant) between the stress and anxiety with gender, and learning resources. According to surveys and from family aspects, there are concerns statistically significant between the stress anxiety with the family’s members health and the pressure, expectation of learning from family. According to surveys and from the school aspects, there are concerns statistically significant between the stress anxiety with academic pressure and examinations pressure. According to surveys and from the student aspects, there are concerns statistically significant between the stress anxiety with competition in study, with unexpectant appearance, withstudy related diseases and occasional exercise sports. According to surveys and from society aspects, there are concerns statistically significant between the stress anxiety with no friends and with concerns about security in place. Conclusion: The research shows that the percentage of students who feel stress and anxiety is high. To reduce this rate there is a need of cooperation from students themselves, their families, schools, and society. Keywords: the stress state of anxiety, stress related anxiety, high school students in grades 12 * Đại Học Y Dược Tp.HCM ** Viện Vệ Sinh Y Tế Công Cộng Tp.HCM Địa chỉ liên lạc: BS. Nguyễn Doãn Thành ĐT: 0989 028 559 Email:nguyendoanthanh@ihph.org.vn Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 2 * 2010 Nghiên cứu Y học Hội nghị Khoa học Kỹ thuật Viện Y Tế Công Cộng năm 2009 - 2010 181 ĐẶT VẤN ĐỀ Hơn 30 năm trước kia, ở Mỹ, vị thành niên (VTN) là những người thuộc nhóm tuổi không ñược quan tâm ñến sức khoẻ(2). Trên thực tế tỷ lệ chết ở những người thuộc nhóm tuổi từ 15 ñến 24 tăng một cách ñáng kể trong những năm từ 1960 ñến 1980(7). Các lựa chọn nguy hiểm cho sức khoẻ cá nhân rất thường gặp trong ñộ tuổi VTN. Theo thống kê, 1/3 số học sinh trung học thường xuyên hút thuốc, trong ñó có 1/5 bắt ñầu hút thuốc từ 11 tuổi. Ở lứa tuổi 15, có 8 trong số 10 VTN ñã uống rượu, trong ñó có 1/3 VTN ở tình trạng ngộ ñộc rượu và 2/3 VTN trong số này ñã dùng quá mức rượu. Ở tuổi 18 thì 1/4 số con gái ñã có thai khoảng 1/4 số học sinh trung học có ý ñồ tự tử. Có 25% người nhiễm HIV là ở lứa tuổi VTN. Có 50% VTN chết là do bị giết, tự tử, hoặc bị tai nạn xe máy. Phần lớn các trường hợp bệnh tật và chết của VTN có thể phòng tránh ñược, nhưng hiệu quả của các can thiệp cộng ñồng và y tế vẫn chưa rõ ràng. Rối loạn lo âu quá mức thường xảy ra nhất ở những trẻ em tuổi học tiểu học và những em ở giai ñoạn ñầu của tuổi vị thành niên(6). Những em này trải qua sự lo sợ trước thái quá xung quanh những hoàn cảnh nơi chúng ñược ñánh giá. Sự ñáp ứng của chúng bao gồm tự có quan tâm lớn, suy ngẫm quá nhiều về các sự kiện tương lai, và những kêu ca về chức năng thân thể như các cơn ñau ñầu và ñau dạ dày(6). Chúng có tinh thần tự phê bình cao và thường yêu cầu người lớn bảo ñảm lại. Bề ngoài, những ñứa trẻ này có biểu hiện bồn chồn hoặc căng thẳng do thiếu khả năng thư giãn. Stress học ñường do lo âu quá mức ñang là một vấn ñề thời sự ñáng ñược quan tâm ở nhiều nước hiện nay, trong ñó có Việt nam. Tuy nhiên, nghiên cứu về nó ở Việt Nam hiện chưa nhiều. Lớp 12 là lớp cuối THPT, là ñối tượng dễ bị ảnh hưởng bởi nhiều áp lực trước khi tốt nghiệp, do vậy, nghiên cứu về chủ ñề này bước ñầu ñã ñược thực hiện tại trường THPT Phan Bội Châu, Phan Thiết, Bình Thuận, tháng 4-2009. Mục tiêu nghiên cứu Mô tả thực trạng stress lo âu ở học sinh lớp 12 trường Trung học phổ thông (THPT) Phan Bội Châu, Phan Thiết, Bình Thuận vào tháng 4-2009 (thông qua bảng tự cảm nhận Zung). Phân tích mối liên quan stress lo âu - Với một số ñặc tính mẫu. - Với những góc nhìn từ gia ñình, nhà trường, xã hội và bản thân ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu Học sinh lớp 12 trường THPT Phan Bội Châu, Phan Thiết, Bình Thuận. Phương pháp nghiên cứu Cắt ngang mô tả có phân tích. Cỡ mẫu nghiên cứu Cỡ mẫu sau khi hiệu chỉnh là N=287 học sinh, chọn mẫu cụm lớp ngẫu nhiên hệ thống sau ñó ñiều tra toàn bộ các lớp ñã ñược chọn. Trung bình mỗi lớp học là 45 học sinh/lớp, do ñó, sẽ chọn ra 7 lớp ñể nghiên cứu trong tổng số 25 lớp ở trường, chọn lớp một cách ngẫu nhiên hệ thống với khoảng cách giữa các lớp k=3. Kết quả chọn mẫu n=311 học sinh. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Về ñặc tính mẫu Đặc ñiểm giới, học lực và nơi ở của mẫu khảo sát (N=311): Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 2 * 2010 Nghiên cứu Y học Hội nghị Khoa học Kỹ thuật Viện Y Tế Công Cộng năm 2009 - 2010 182 Nữ: 60% T.Bình: 76% Ở nhà: 82% Nam: 40% Khác: 24% Ở trọ: 18% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% Giới Học lực Nơi ở Hình 1: Đặc tính mẫu khảo sát Về giới tính, nam giới chiếm 60% và nữ là 40%. Về học lực, 76% học lực trung bình. Về nơi ở, 82% học sinh ở nhà, 18% học sinh ở trọ. Kết quả về stress lo âu theo ñặc tính mẫu 38% Ở trọ: 44% Nữ: 44% Ở nhà: 37% Nam: 29% 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50 Tỷ lệ stress lo âu Theo nơi ở Theo giới Hình 2: Tỷ lệ stress lo âu theo ñặc tính mẫu Tỷ lệ học sinh cảm thấy stress lo âu là 38%. Theo nơi ở, học sinh ở trọ có tỷ lệ stress lo âu cao hơn học sinh ở nhà (44% so với 37%). Theo giới tính, nữ giới có tỷ lệ stress lo âu cao hơn nam giới (44% so với 29%). Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 2 * 2010 Nghiên cứu Y học Hội nghị Khoa học Kỹ thuật Viện Y Tế Công Cộng năm 2009 - 2010 183 Stress lo âu từ góc ñộ gia ñình, thể hiện 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% Lo âu về kinh tế gia ñình Lo âu về sức khỏe gia ñình Lo âu vì áp lực, kỳ vọng học tập Lo âu vì xung ñột gia ñình 5% 45% 33% 78% Hình 3: Sress lo âu từ gia ñình Có 5% trong tổng số học sinh thường hay bị stress lo âu về kinh tế gia ñình, 45% trong tổng số học sinh thường hay bị stress lo âu về sức khỏe thành viên trong gia ñình, 33% trong tổng số học sinh thường hay bị stress lo âu vì áp lực (kỳ vọng) học tập từ gia ñình và 78% trong tổng số học sinh thường hay bị stress lo âu vì xung ñột trong quan hệ gia ñình. Stress lo âu từ góc ñộ nhà trường, với biểu hiện 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% Áp lực học tập Áp lực thi cử Môn học không thích Thầy cô dạy không thích An ninh trường 33% 22% 70% 48% 25% Hình 4: Stress lo âu từ nhà trường Có 33% trong tổng số học sinh thường hay có stress lo âu vì áp lực học tập ở trường, 29% trong tổng số học sinh thường hay bị stress lo âu vì áp lực thi cử. Nghiên cứu cũng cho thấy, 70% trong tổng số học sinh thường hay bị stress lo âu vì học môn học không thích, 48% trong tổng số học sinh bị stress lo âu vì học thầy cô mà học sinh không thích, 25% trong tổng số học sinh thường hay có stress lo âu về an ninh trường. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 2 * 2010 Nghiên cứu Y học Hội nghị Khoa học Kỹ thuật Viện Y Tế Công Cộng năm 2009 - 2010 184 Stress lo âu từ góc ñộ bản thân học sinh, cho thấy 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% Học thua kém bạn bè Lo âu về ngoại hình Lo âu vì bệnh ảnh hưởng học tập 74% 31% 27% Hình 5: Stress lo âu từ bản thân học sinh 74% trong tổng số học sinh thường hay gặp stress lo âu vì học thua kém ban bè. Có 31% trong tổng số học sinh có stress lo âu vì ngoại hình không như mong muốn, 27% trong tổng số học sinh bị stress lo âu vì mắc bệnh ảnh hưởng ñến học tập. Nghiên cứu cũng cho thấy có 50% trong tổng số học sinh không thường xuyên tập luyện thể dục thể thao ñể giữ gìn sức khỏe cũng như vận ñộng, giải trí sau giờ học. Stress lo âu từ góc ñộ xã hội cho thấy Có 10% trong tổng số học sinh thường hay bị stress lo âu vì không có bạn thân, 32% trong tổng số học sinh thường hay bị stress lo âu vì an ninh nơi ở. Mối liên quan của Stress lo âu Mối liên quan giữa stress lo âu với ñặc tính mẫu Bảng 1 Stress lo âu Đặc tính mẫu PR p KTC 95% Giới tính 1,53 0,009 1,10 – 2,10 Học lực 1,49 0,004 1,13 – 1,96 Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa stress lo âu với giới tính học sinh, PR=1,53 với p=0,009<0,05 ở khoảng tin cậy 95% (1,10 ñến 2,10). Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ học sinh bị stress lo âu so với học lực, PR=1,49, p=0,004<0,05; ở khoảng tin cậy 95% (1,13 ñến 1,96). Mối liên quan giữa stress lo âu với góc ñộ ñiều tra từ gia ñình Bảng 2 Stress lo âu Góc ñộ gia ñình PR p KTC 95% Lo lắng sức khỏe gia ñình 1,36 0,034 1,02 – 1,80 Áp lực, kỳ vọng học tập 1,52 0,003 1,15 – 1,20 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 2 * 2010 Nghiên cứu Y học Hội nghị Khoa học Kỹ thuật Viện Y Tế Công Cộng năm 2009 - 2010 185 Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa tỷ lệ học sinh cảm thấy thường xuyên lo lắng về sức khỏe thành viên trong gia ñình với tỷ lệ học sinh cảm thấy bị stress lo âu với PR=1,36; p=0,034; ở khoảng tin cây 95% (1,02 ñến 1,80). Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa tỷ lệ học sinh cảm thấy stress lo âu với học sinh cảm thấy áp lực học tập từ gia ñình với PR=1,52; p=0,003<0,05 ở khoảng tin cậy 95% (1,15 ñến 1,20). Mối liên quan giữa stress lo âu với góc ñộ ñiều tra từ nhà trường Bảng 3 Stress lo âu Góc ñộ nhà trường PR p KTC 95% Áp lực học tập 1,62 0,001 1,23 – 2,13 Áp lực thi cử 2,08 <0,001 1,60 – 2,71 Có sự liên quan có ý nghĩa thống kê giữa tỷ lệ học sinh thường xuyên cảm thấy áp lực học tập với tỷ lệ học sinh cảm thấy stress lo âu, PR=1,62; p=0,001<0,05 ở khoảng tin cậy 95% (1,23 ñến 2,13). Có sự liên quan có ý nghĩa thống kê giữa tỷ lệ học sinh thường xuyên cảm thấy áp lực thi cử với tỷ lệ học sinh cảm thấy stress lo âu, PR=2,08; p<0,001; ở khoảng tin cậy 95% (1,60 ñến 2,71). Mối liên quan giữa stress lo âu với góc ñộ ñiều tra từ bản thân học sinh Bảng 4 Stress lo âu Góc ñộ bản thân học sinh PR p KTC 95% Học thua kém bạn bè. 2,4 <0,001 1,12 – 3,05 Lo lắng vì ngoại hình. 1,5 0,005 1,13 – 1,97 Lo lắng vì bệnh ảnh hưởng ñến học tập. 1,68 <0,001 1,28 – 2,20 Không thường xuyên tập thể dục thể thao. 1,45 0,01 1,08 – 1,94 Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa tỷ lệ học sinh thường xuyên cảm thấy lo lắng vì học hành thua kém bạn bè với tỷ lệ học sinh cảm thấy stress lo âu ở mức PR=2,4; p<0,001 ở khoảng tin cậy 95% (1,51 ñến 3,94). Sau khi khử nhiễu ñược PR=1,84; p=0,02 ở khoảng tin cậy 95% từ 1,12 ñến 3,05. Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa tỷ lệ học sinh thường cảm thấy phiền muộn vì ngoại hình không như mong muốn, với tỷ lệ học sinh cảm thấy bị stress lo âu với PR=1,5; p=0,005<0,05 ở khoảng tin cậy 95% (1,13 ñến 1,97). Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa tỷ lệ học sinh thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, lo lắng vì mắc bệnh ảnh hưởng ñến học tập với tỷ lệ học sinh cảm nhận bị stress lo âu với PR=1,68; p<0,001 ở khoảng tin cậy 95% (từ 1,28 ñến 2,20). Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa tỷ lệ học sinh không thường xuyên tập thể dục thể thao với tỷ lệ học sinh cảm thấy bị stress lo âu với PR=1,45; p=0,01<0,05 ở khoảng tin cậy 95% (1,08 ñến 1,94%). Mối liên quan giữa stress lo âu với góc ñộ ñiều tra từ xã hội Bảng 5 Stress lo âu Góc ñộ xã hội PR p KTC 95% Không có bạn bè thân 1,67 0,002 1,20 – 2,32 Lo lắng vì an ninh 1,53 0,003 1,16 – 2,01 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 2 * 2010 Nghiên cứu Y học Hội nghị Khoa học Kỹ thuật Viện Y Tế Công Cộng năm 2009 - 2010 186 nơi ở Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa tỷ lệ học sinh thường xuyên cảm thấy buồn vì không có bạn bè thân thiết với tỷ lệ học sinh cảm thấy bị stress lo âu với PR=1,67; p=0,002<0,05 ở khoảng tin cậy 95% (1,20 ñến 2,32). Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa tỷ lệ học sinh thường xuyên cảm thấy lo lắng vì tình hình an ninh nơi ở với tỷ lệ học sinh cảm thấy stress lo âu với PR=1,53; p=0,003<0,05 ở khoảng tin cậy 95% (từ 1,16 ñến 2,01). BÀN LUẬN Qua ñiều tra cho thấy có 38% học sinh trong tổng số học sinh cảm nhận bị stress lo âu. Hiện chưa có những số liệu thống kê chính thức ñược công bố về tình trạng stress ở Việt Nam. Tuy nhiên, một cuộc khảo sát do Công ty Hoffmann - La Roche tiến hành nhằm ñánh giá tình trạng stress ở Việt Nam vào năm 2002 cho thấy, tỷ lệ bình quân người bị stress trong cả nước là 52%. Riêng ở Hà Nội và TP.HCM, tỷ lệ người bị stress lần lượt là 55% và 52%. Trong khi ñó, một cuộc khảo sát khác ñược tiến hành ở các trường THPT nội thành TP.HCM lại ñưa ra một số liệu ñáng ngại không kém: 21% học sinh trung học bị trầm cảm. Cuộc khảo sát này do Trung tâm Truyền thông Giáo dục Sức khỏe (Sở Y tế TP.HCM) phối hợp với Trung tâm Đào tạo, Bồi dưỡng Cán bộ Y tế TP.HCM (nay là Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch) thực hiện gần ñây(3). Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Hằng Phương và Lê Khanh trong ñiều tra dịch tễ trên 220 em học sinh THPT trên ñịa bàn Hà Nội năm 2005, khi sử dụng thang lo âu Zung, các tác giả nhận thấy, có 13,14% học sinh có biểu hiện lo âu(8). So với nghiên cứu tiến hành trên ñối tượng học sinh trên, tỷ lệ 38% trong nghiên cứu của chúng tôi là một con số cao, nhưng có thể hiểu ñược vì nghiên cứu chúng tôi chỉ tiến hành trên học sinh lớp 12, một ñối tượng có thể nói phải ñối mặt với nhiều lo âu, nhiều lựa chọn nhất trong lứa tuổi học sinh. Đứng từ góc ñộ gia ñình, việc quá kỳ vọng hoặc tạo áp lực học tập cho con trẻ cũng có thể gây ra stress lo âu (có mối liên quan có ý nghĩa thống kê, bảng 2). Theo Phạm Ngọc Thanh, cha mẹ kỳ vọng ở con, cao quá khả năng của trẻ, bắt trẻ học quá nhiều, là một trong những nguyên nhân dẫn ñến stress ở trẻ(11). Ngoài ra trong cuộc sống gia ñình thỉnh thoảng có những bất ñồng trong mối quan hệ, tuy nhiên, 78% học sinh thường hay lo âu vì những bất ñồng, xung ñột này là một tỷ lệ khá cao (hình 3). Đã có nhiều nghiên cứu cho thấy, xung ñột gia ñình, sự thù ñịch ñều ảnh hưởng xấu ñến quá trình sinh lý của cơ thể(1,4). Đứng từ góc ñộ nhà trường và bản thân học sinh: Tỷ lệ học sinh cảm thấy bị áp lực học tập và áp lực thi cử khá cao (hình 4), bên cạnh ñó những cạnh tranh trong học tập, những lo lắng về ngoại hình hay những bệnh lý làm ảnh hưởng ñến học tập của học sinh cũng khiến cho học sinh cảm thấy nhiều stress lo âu (hình 5) (có mối liên quan có ý nghĩa thống kê, bảng 4, bảng 5). Theo các chuyên gia, lòng tự ái về ñiểm số học tập của học sinh là rất cao và là một trong số những nguyên nhân gây stress ở học sinh 3. Hiện nay, ngày càng có nhiều em sớm ñánh mất ñi sự hồn nhiên, trong sáng của tuổi thơ. Thay vào ñó, là những cạnh tranh không mệt mỏi trong học tập và những áp lực tâm lý nặng nề. Phần lớn trẻ còn phải gắng sức chạy theo những buổi học thêm ngoài giờ với mong muốn tích lũy thêm nhiều kiến thức cho bản thân, vì vậy, bị stress là ñiều không thể tránh khỏi(5). Việc cạnh tranh học tập ñể cùng nhau tiến bộ là việc tốt, tuy nhiên, nếu như học sinh chịu nhiều áp lực từ sự kỳ vọng gia ñình, nhà trường, từ những căn bệnh thành tích sẽ làm cho học sinh dễ lâm vào những bệnh lý tâm thần như trầm cảm, lo âu. Ngày nay, học sinh mắc các bệnh có ảnh hưởng ñến học tập ñang tăng rất nhanh chóng, nhất là các bệnh về mắt như cận thị. Theo ñiều tra ở Châu Âu và thế giới, ước tính ñến năm 2020, số người mắc bệnh cận thị toàn thế giới có thể lên tới 7,5 tỷ người. Ở Việt Nam, tuy chưa có ñiều tra chính thức về bệnh cận thị học ñường trên quy mô toàn quốc nhưng tỷ lệ cận học sinh ở các thành phố lớn như Hà Nội gần 30%; TP Hồ Chí Minh 25%; ở Nghệ An khoảng 25%(12). Ngày nay ña phần quỹ thời gian của học sinh ñều dành cho việc học, ngoài ra cũng còn một số nguyên nhân nên việc tập thể dục thể thao ñối với học sinh vẫn còn hạn chế, 50% học sinh không thường xuyên tập thể dục thể thao là con số khá cao, mặc dù việc tập luyện thể dục thể thao mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Đã có không ít các nghiên cứu chứng minh tác dụng của việc tập luyện thể dục ñiều ñộ, thường Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 2 * 2010 Nghiên cứu Y học Hội nghị Khoa học Kỹ thuật Viện Y Tế Công Cộng năm 2009 - 2010 187 xuyên với bệnh tật. Theo một nghiên cứu ở Anh, những người tập thể dục vào buổi trưa lại có trạng thái tinh thần hưng phấn hơn, cân bằng hơn, và có năng lực giải quyết công việc một cách hiệu quả hơn(9). KẾT LUẬN Tỷ lệ stress lo âu ở học sinh là 38%. Theo ñặc tính mẫu, có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa stress lo âu với giới tính và học lực. Theo góc ñộ ñiều tra từ gia ñình, có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa stress lo âu với lo âu vì sức khỏe người thân; với những áp lực (kỳ vọng) học tập từ gia ñình. Theo góc ñộ ñiều tra từ nhà trường, có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa stress lo âu và áp lực học tập; áp lực thi cử. Theo góc ñộ ñiều tra từ bản thân học sinh, có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa stress lo âu và lo âu vì học thua kém bạn bè; lo âu vì ngoại hình; lo âu vì mắc bệnh ảnh hưởng ñến học tập; không ñều ñặn tập thể dục thể thao ở học sinh. Theo góc ñộ ñiều tra từ xã hội, có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa stress lo âu và lo âu vì không có bạn bè thân; vì an ninh nơi ở. ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ Cần tiến hành nghiên cứu mở rộng ñể xác ñịnh nguyên nhân stress lo âu ở học sinh. Nếu giả ñịnh những liên quan có ý nghĩa thống kê trong nghiên cứu là nguyên nhân stress lo âu ở học sinh THPT thì chúng tôi có một số ñề xuất bảo vệ sức khỏe như sau: Học sinh: Chú ý sức khỏe tinh thần, nhất là ở giới nữ, không nên ñặt quá nặng thành tích hay tự ti về bản thân, giữ gìn sức khỏe học tập và nên thường xuyên tập thể dục thể thao. Gia ñình: Tránh áp lực (kỳ vọng) học tập từ gia ñình, tránh những xung ñột quan hệ gia ñình. Nhà trường: Không nên tạo áp lực cho học sinh. Chương trình học cần làm cho học sinh nắm ñủ kiến thức, nhưng không cảm thấy bài vở là quá nhiều. Thầy cô cần chú ý hơn nữa trong phương pháp sư phạm, gần gũi học sinh hơn. Các môn có nội dung làm học sinh không thích nên có thêm nhiều phương tiện trực quan. Nhà trường cần có nơi cho học sinh ñóng góp ý kiến ñồng thời quản lý chặt việc dạy thêm cũng như xử lý nghiêm các băng nhóm trong trường. Xã hội: Tạo môi trường giao lưu bạn bè nơi học tập cho các em. Đảm bảo an toàn nơi học tập cho các em. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ thông tin và truyền thông(2004), Giải pháp nào cho vấn nạn học thêm, 19-07-2004. 2. Blum R.(1987) Contemporary threats to adolescent health in the United States. JAMA 1987;257: 3390-5 3. Hội tim mạch học Việt Nam (2008), Căng thẳng (stress) và bệnh tim, 4. Hùng Nguyễn Mạnh(2009): MedVN Co., Ltd, Stress không phải lúc nào cũng xấu, xau.html. 5. Mạng giáo dục và hướng nghiệp (21/4/2009), tại sao học sinh bị stress, 6. Schwartz S, Johnson JH (1985). Psychopathology of childhood: a clinical experimental approach. New York: Pergamon,. 7. Suicide- United States (1970-1980). MMWR 1985; 34: 353-7. 8. Tamlyhoc.net (21/4/2009) Sử dụng thang lo âu Zung ñể tìm hiểu thực trạng lo âu ở học sinh THPT trên ñịa bàn thành phố HN, 9. Thuocbietduoc.com.vn (24-05-2009). Tập thể dục buổi trưa giúp giảm stress tốt nhất, 10. Tổ chức y tế thế giới, Geneva( 1998),Bảng phân loại quốc tế bệnh tật tập II1 A00-F99. Nhà xuất bản Thanh Niên; số 237, 195-200. 11. Trung tâm Cenforchil (24-03-2009): Liên hiệp hội KH & KT Việt Nam, Ngày càng nhiều trẻ bị stress, 12. Trung tâm TT Báo chí & Truyền hình, Trang thông tin ñiện tử NEWSONLINE.COM.VN (15-06-2009), bệnh cận thị học ñường,

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfthuc_trang_stress_lo_au_va_nhung_lien_quan_den_lo_au_o_hoc_s.pdf
Tài liệu liên quan