Thực trạng sử dụng bảo hiểm y tế của người cao tuổi tại xã Thọ An, huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội, năm 2017

Tỷ lệ người cao tuổi có thẻ bảo hiểm y tế đi khám định kỳ chỉ chiếm 39,4%, có tới 48,6% người cao tuổi khi nào ốm thì mới đi khám; cao hơn tỷ lệ người cao tuổi khám sức khỏe định kỳ của cả nước (27,5%) năm 2015 [4]. Dù có bảo hiểm y tế nhưng người cao tuổi không đi khám sức khỏe định kỳ thường xuyên, chỉ khi ốm đau họ mới nghĩ đến chuyện khám bệnh. Chỉ có 41,5% người cao tuổi có bảo hiểm y tế đến cơ sở y tế để khám chữa bệnh khi ốm trong vòng 4 tuần trước điều tra. Phần lớn người cao tuổi không xử trí gì hoặc tự điều trị (18,1% và 40,4%). Người cao tuổi không đến khám tại các cơ sở y tế có thể do sự quản lý trong lĩnh vực y dược còn hạn chế khi người dân có thể dễ dàng mua thuốc ở bên ngoài mà không cần có sự kê đơn của bác sĩ, bên cạnh đó, kho tàng thuốc dân gian cùng hệ thống hành nghề y học dân tộc gia truyền đa dạng khiến cho nhiều người dân tìm cách tự điều trị thay vì đến cơ sở y tế. Trong lần ốm gần nhất, người cao tuổi có thẻ bảo hiểm y tế chủ yếu lựa chọn cơ sở y tế đầu tiên đến khám là bệnh viện huyện (43,6%), sau đó là trạm y tế xã (23,1%); bệnh viện Trung ương (12,8%) và thấp nhất là bệnh viện tỉnh với 5,1%. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Quốc Anh, 2016: người cao tuổi sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe của bệnh viện tuyến huyện chiếm tỷ lệ cao nhất (27,9%), chỉ có 8,8% người cao tuổi sử dụng trạm y tế xã [7]. Ở lần khám thứ 2 trong cùng lần ốm gần nhất, người cao tuổi chủ yếu lựa chọn khám tại bệnh viện huyện (54,5%); bệnh viện Trung ương (27,3%) và bệnh viện tỉnh (18,2%); không có người cao tuổi nào khám tại trạm y tế xã hay cơ sở y tế tư nhân lần thứ 2. Kết quả nghiên cứu trên cả nước với cho thấy ba phần tư dịch vụ khám ngoại trú được thực hiện tại trạm y tế xã và bệnh viện huyện; 90% dịch vụ nội trú được thực hiện tại bệnh viện huyện và tỉnh [8]. Lý giải những sự khác biệt này có thể do Huyện Đan Phượng là một huyện ngoại thành Hà Nội, việc tiếp cận với các dịch vụ y tế và cơ sở y tế tuyến Trung ương dễ dàng vì vậy tỷ lệ người cao tuổi sử dụng bệnh viện Trung ương khá cao so với tuyến tỉnh; với vị trí địa lý thuận tiện và với chính sách thông tuyến trong khám chữa bệnh bảo hiểm y tế được áp dụng từ tháng 1/2016 nên việc tiếp cận với các dịch vụ y tế tại bệnh viện huyện được dễ dàng. Chưa đến 1/2 số người cao tuổi có bảo hiểm y tế đến khám tại các cơ sở y tế khi ốm, tuy nhiên, khi đi khám hầu hết người cao tuổi đều sử dụng thẻ bảo hiểm y tế (chiếm 71,8% người cao tuổi đến khám). Kết quả này cao hơn so với nghiên cứu tại Hà Nam, năm 2012 với tỷ lệ 62,4% người cao tuổi sử dụng bảo hiểm y tế để khám khi ốm. Người cao tuổi không sử dụng bảo hiểm y tế khi đi khám có thể do thủ tục khám chữa bệnh bảo hiểm y tế phiền hà làm mất nhiều thời gian, thuốc bảo hiểm y tế chưa đáp ứng được nhu cầu của người bệnh, việc cung ứng dịch vụ y tế chất lượng cho người tham gia bảo hiểm y tế hạn chế [9].

pdf6 trang | Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 10 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực trạng sử dụng bảo hiểm y tế của người cao tuổi tại xã Thọ An, huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội, năm 2017, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
110 TCNCYH 113 (4) - 2018 TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC THỰC TRẠNG SỬ DỤNG BẢO HIỂM Y TẾ CỦA NGƯỜI CAO TUỔI TẠI XÃ THỌ AN, HUYỆN ĐAN PHƯỢNG, THÀNH PHỐ HÀ NỘI, NĂM 2017 Trần Thị Thanh Thủy, Lê Thị Mai, Nguyễn Đăng Vững Viện đào tạo Y học Dự phòng và Y tế Công cộng, Trường Đại học Y Hà Nội. Nghiên cứu mô tả cắt ngang 374 người cao tuổi với mục tiêu mô tả thực trạng sử dụng bảo hiểm y tế của người cao tuổi tuổi tại xã Thọ An, huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội, năm 2017. Kết quả cho thấy, tỷ lệ người có thẻ bảo hiểm y tế là 75,6%; người cao tuổi tham gia bảo hiểm y tế chủ yếu do được tổ chức bảo hiểm xã hội, ngân sách nhà nước đóng hoặc hỗ trợ. Người cao tuổi có thẻ bảo hiểm y tế đi khám sức khỏe định kỳ là 39,4%. Tỷ lệ người cao tuổi đến khám tại các cơ sở y tế khi bị ốm là 41,5%. Khi bị ốm, người cao tuổi có thẻ bảo hiểm y tế đi khám ở bệnh viện huyện chiếm tỷ lệ cao nhất. Tỷ lệ người cao tuổi sử dụng thẻ bảo hiểm y tế để khám, chữa bệnh khi ốm là 71,8%. Từ khóa: Bảo hiểm y tế, người cao tuổi, sử dụng dịch vụ y tế, Hà Nội Địa chỉ liên hệ: Trần Thị Thanh Thủy, Viện Đào tạo Y học Dự phòng và Y tế công cộng, Trường Đại học Y Hà Nội Email: tranthanhthuy@hmu.edu.vn Ngày nhận: 10/5/2018 Ngày được chấp thuận: 15/8/2018 I. ĐẶT VẤN ĐỀ Luật Bảo hiểm Y tế đã ra đời từ năm 2008, là cơ sở pháp lý cho hoạt động chăm sóc sức khỏe thông qua bảo hiểm Y tế. Năm 2014, Quốc hội khóa 13 đã ban hành luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm Y tế với nhiều quy định mới và mở rộng quyền lợi cho người tham gia bảo hiểm Y tế. Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm Y tế ở nước ta không ngừng tăng qua các năm, từ 42,0% năm 2008 lên 75,3% năm 2015 hướng tới mục tiêu bảo hiểm y tế toàn dân [1]. Tuy nhiên, nhiều người dân mua bảo hiểm Y tế nhưng chưa bao giờ đi khám bệnh nếu chưa bị bệnh nên không thấy tác dụng thiết thực của bảo hiểm Y tế. Việt Nam đã chính thức bước vào giai đoạn già hóa dân số năm 2011, người cao tuổi ngày càng tăng với tỷ trọng người cao tuổi từ 65 tuổi trở lên tăng từ 7,0% năm 2011 lên 11,3% năm 2015 [2]. Với sự gia tăng dân số không ngừng đang đặt ra những thách thức to lớn tới việc đảm bảo an sinh xã hội và chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi và một trong những mục tiêu quan trọng đó là thực hiện tốt việc chăm sóc sức khỏe người cao tuổi thông qua bảo hiểm Y tế. Tuy nhiên, trên cả nước, tỷ lệ người cao tuổi tham gia bảo hiểm Y tế còn thấp, chỉ chiếm 50,9% số người cao tuổi năm 2014; tỷ lệ người cao tuổi được khám sức khỏe định kỳ chỉ đạt 27,5%; chỉ có 1/3 số người cao tuổi sử dụng thẻ bảo hiểm Y tế để khám chữa bệnh [3; 4]. Do đó, nghiên cứu này được thực hiện với mục tiêu mô tả thực trạng sử dụng bảo hiểm y tế của người cao tuổi tại xã Thọ An, huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội, năm 2017. II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP 1. Đối tượng và phương pháp TCNCYH 113 (4) - 2018 111 TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC Người cao tuổi từ 60 tuổi trở lên, sinh sống tại xã Thọ An, huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội ở thời điểm nghiên cứu. - Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 12 năm 2016 đến tháng 5 năm 2017. - Địa điểm nghiên cứu: Nghiên cứu được tiến hành tại xã Thọ An, huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội. - Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang. - Cỡ mẫu: Áp dụng công thức: Trong đó: Z1-α/2: Hệ số giới hạn tin cậy, với mức ý nghĩa thống kê α (α = 0,05 tương ứng với giá trị của Z1-α/2 = 1,96 với độ tin cậy 95%). p: Tỷ lệ người cao tuổi sử dụng bảo hiểm y tế khi khám chữa bệnh (thu được từ điều tra thử 30 người cao tuổi: Tỷ lệ người cao tuổi sử dụng bảo hiểm y tế là 33,3%). 1 - p: Tỷ lệ người cao tuổi không sử dụng Bảo hiểm y tế khi khám chữa bệnh. d: Sai số mong muốn. Chọn d = 0,05. Thay các giá trị vào công thức tính được cỡ mẫu là 340 người cao tuổi. Đề phòng trường hợp không điền đủ thông tin hoặc từ chối tham gia nghiên cứu, chúng tôi tăng cỡ mẫu thêm 10% là 374 người cao tuổi. - Phương pháp chọn mẫu: Chọn mẫu theo phương pháp ngẫu nhiên hệ thống. Lập danh sách người cao tuổi, theo số liệu báo cáo cuối năm 2016 của Ủy ban Nhân dân xã Thọ An. Xác định khoảng cách mẫu k: k = Tổng số người cao tuổi/374 = 1177/374 = 3,1 (làm tròn, lấy k = 3). Chọn người cao tuổi đầu tiên bằng phương pháp ngẫu nhiên đơn sao cho số thứ tự của người đó trong danh sách nhỏ hơn hoặc bằng k (≤ 3). Người tiếp theo được chọn bằng cách lấy số thứ tự của người đầu tiên +k; +2k; +3kv; cứ thế cho đến khi đủ cỡ mẫu nghiên cứu. - Kỹ thuật và công cụ thu thập số liệu: Công cụ thu thập số liệu: Bộ câu hỏi phỏng vấn được thiết kế sẵn. Phương pháp thu thập số liệu: Phỏng vấn trực tiếp đối tượng tại hộ gia đình bằng bộ câu hỏi. 2. Xử lý và phân tích số liệu Số liệu được mã hóa, làm sạch trước và sau khi nhập vào máy tính bằng phần mềm Epidata 3.1. Sử dụng phần mềm Stata 12 để phân tích số liệu, tính toán tần suất, tỷ lệ %, trình bày bảng, biểu đồ. 3. Đạo đức nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu được giải thích rõ về mục đích, nội dung nghiên cứu; chỉ phỏng vấn những người cao tuổi đồng ý tham gia nghiên cứu; đối tượng tham gia trên tinh thần tự nguyện và có quyền từ chối trả lời bất cứ câu hỏi nào. Các thông tin thu được đảm bảo giữ bí mật và chỉ phục vụ cho mục tiêu nghiên cứu. n = Z2(1- α/2) . (p.(1 - p) (d)2 112 TCNCYH 113 (4) - 2018 TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC III. KẾT QUẢ Bảng 1. Tỷ lệ người cao tuổi có thẻ bảo hiểm Y tế theo các nhóm đối tượng được luật Bảo hiểm Y tế quy định Tần số Tỷ lệ (%) Có thẻ bảo hiểm y tế 284 75,9 Do người lao động và người sử dụng lao động đóng 0 0,0 Do tổ chức bảo hiểm xã hội đóng 102 35,9 Do ngân sách nhà nước đóng 60 21,1 Được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng 10 3,5 Tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình 112 39,4 Không có bảo hiểm y tế 90 24,1 Tổng 374 100,0 Trong số 374 người cao tuổi tham gia nghiên cứu, có 284 người cao tuổi có thẻ bảo hiểm y tế chiếm 75,9%. Trong số người cao tuổi có thẻ bảo hiểm y tế, nhóm đối tượng tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình chiếm 39,4%, nhóm do tổ chức bảo hiểm xã hội đóng chiếm 35,9%; nhóm do ngân sách nhà nước đóng và hỗ trợ mức đóng lần lượt chiếm 21,1% và 3,5%. Bảng 2. Tình hình khám sức khỏe của người cao tuổi có thẻ bảo hiểm y tế Nội dung Tần số Tỷ lệ (%) Đi khám sức khỏe định kỳ 112 39,4 Khi nào ốm thì đi khám 138 48,6 Không đi khám 34 12,0 Tổng 284 100,0 Chỉ có 39,4% người cao tuổi có thẻ bảo hiểm y tế đi khám sức khỏe định kỳ; có 48,6% người cao tuổi có thẻ bảo hiểm y tế chỉ khi nào ốm mới đi khám và 12,0% người cao tuổi không đi khám sức khỏe kể cả khi ốm. Bảng 3. Hướng xử trí khi ốm của người cao tuổi có thẻ bảo hiểm y tế Hướng xử trí Tần số Tỷ lệ (%) Không xử trí gì 17 18,1 Tự điều trị 38 40,4 Đến khám tại cơ sở y tế 39 41,5 Tổng 94 100 TCNCYH 113 (4) - 2018 113 TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC Trong tổng số 94 người cao tuổi có bảo hiểm y tế và bị ốm trong vòng 4 tuần trước điều tra, tỷ lệ người cao tuổi đến khám tại cơ sở y tế chiếm 41,5%; có 40,4% người cao tuổi tự điều trị và 18,1% người cao tuổi không xử trí gì khi ốm. 0,0% 54,5% 18,2% 27,3% 0,0% 23,1% 43,6% 5,1% 12,8% 15,4% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% TYT xã Bv huyện Bv tỉnh Bv Trung ương CSYT tư nhân CSYT đầu tiên lựa chọn KCB CSYT thứ 2 lựa chọn KCB Biểu đồ 1. Cơ sở y tế đầu tiên và thứ 2 người cao tuổi có bảo hiểm y tế lựa chọn để khám chữa bệnh khi bị ốm * CSYT: cơ sở y tế; BV: bệnh viện; KCB: khám chữa bệnh; TYT: trạm y tế Ở cả lần khám đầu tiên và thứ 2 khi bị ốm, người cao tuổi có thẻ bảo hiểm y tế chủ yếu đến khám tại bệnh viện huyện (có 43,6% người cao tuổi lựa chọn bệnh viện huyện để đi khám đầu tiên ngay sau khi bị ốm, 54,5% số người cao tuổi sau khi đã khám tại cơ sở y tế khác lựa chọn bệnh viện huyện để khám chữa bệnh tiếp theo). Trạm y tế xã có 23,1% số người cao tuổi có bảo hiểm y tế lựa chọn là cơ sở y tế để khám chữa bệnh đầu tiên khi bị ốm. Tỷ lệ người cao tuổi lựa chọn bệnh viện tỉnh và Trung ương để khám chiếm tỷ lệ thấp hơn. Không có người cao tuổi nào lựa chọn trạm y tế và cơ sở y tế tư nhân để khám tiếp sau khi đã khám tại cơ sở y tế khác. Trong số những người cao tuổi bị ốm và có thẻ bảo hiểm y tế đến khám tại các cơ sở y tế, có 71,8% người cao tuổi sử dụng thẻ bảo hiểm y tế và 28,2% người cao tuổi không sử dụng thẻ bảo hiểm y tế để khám khi ốm. IV. BÀN LUẬN Tỷ lệ người cao tuổi tham gia bảo hiểm y tế khá cao (75,9%), cao hơn so với tỷ lệ chung của cả nước năm 2014 (50,9%) và cao hơn so với tỷ lệ người cao tuổi tham gia bảo hiểm y tế tại Sóc Sơn, Hà Nội năm 2016 (62,79%) [3; 5]. Nhóm người cao tuổi tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình chiếm 39,4%; nhóm do bảo hiểm xã hội đóng (35,9%); nhóm được ngân sách nhà nước đóng hoặc hỗ trợ mức đóng (24,6%). Như vậy, chủ yếu người cao tuổi có bảo hiểm y tế do tổ chức bảo hiểm xã hội, ngân sách nhà nước đóng hoặc hỗ trợ. Kết quả này tương đồng với nghiên cứu của Bộ Y tế, năm 2016 cho thấy thành phần tham gia bảo hiểm y tế chủ yếu là nhóm được ngân sách nhà nước hỗ trợ, nhóm tự đóng bảo hiểm y tế còn thấp (từ 8 - 10%) [1]. Tuy nhiên, tỷ lệ người cao tuổi tự đóng bảo hiểm y tế 114 TCNCYH 113 (4) - 2018 TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC theo hộ gia đình cũng khá cao so với cả nước trong khi đây là hình thức bảo hiểm y tế mới chỉ đưa vào triển khai được 2 năm, từ năm 2015 sau khi luật số 46/2014/QH13 có hiệu lực. Những thay đổi trong chính sách liên quan đến bảo hiểm y tế ít nhiều đã tác động đến tình hình tham gia bảo hiểm y tế của người cao tuổi khi nhiều gia đình lựa chọn hình thức bảo hiểm y tế hộ gia đình để được hưởng mức đóng ưu đãi [6]. Tỷ lệ người cao tuổi có thẻ bảo hiểm y tế đi khám định kỳ chỉ chiếm 39,4%, có tới 48,6% người cao tuổi khi nào ốm thì mới đi khám; cao hơn tỷ lệ người cao tuổi khám sức khỏe định kỳ của cả nước (27,5%) năm 2015 [4]. Dù có bảo hiểm y tế nhưng người cao tuổi không đi khám sức khỏe định kỳ thường xuyên, chỉ khi ốm đau họ mới nghĩ đến chuyện khám bệnh. Chỉ có 41,5% người cao tuổi có bảo hiểm y tế đến cơ sở y tế để khám chữa bệnh khi ốm trong vòng 4 tuần trước điều tra. Phần lớn người cao tuổi không xử trí gì hoặc tự điều trị (18,1% và 40,4%). Người cao tuổi không đến khám tại các cơ sở y tế có thể do sự quản lý trong lĩnh vực y dược còn hạn chế khi người dân có thể dễ dàng mua thuốc ở bên ngoài mà không cần có sự kê đơn của bác sĩ, bên cạnh đó, kho tàng thuốc dân gian cùng hệ thống hành nghề y học dân tộc gia truyền đa dạng khiến cho nhiều người dân tìm cách tự điều trị thay vì đến cơ sở y tế. Trong lần ốm gần nhất, người cao tuổi có thẻ bảo hiểm y tế chủ yếu lựa chọn cơ sở y tế đầu tiên đến khám là bệnh viện huyện (43,6%), sau đó là trạm y tế xã (23,1%); bệnh viện Trung ương (12,8%) và thấp nhất là bệnh viện tỉnh với 5,1%. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Quốc Anh, 2016: người cao tuổi sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe của bệnh viện tuyến huyện chiếm tỷ lệ cao nhất (27,9%), chỉ có 8,8% người cao tuổi sử dụng trạm y tế xã [7]. Ở lần khám thứ 2 trong cùng lần ốm gần nhất, người cao tuổi chủ yếu lựa chọn khám tại bệnh viện huyện (54,5%); bệnh viện Trung ương (27,3%) và bệnh viện tỉnh (18,2%); không có người cao tuổi nào khám tại trạm y tế xã hay cơ sở y tế tư nhân lần thứ 2. Kết quả nghiên cứu trên cả nước với cho thấy ba phần tư dịch vụ khám ngoại trú được thực hiện tại trạm y tế xã và bệnh viện huyện; 90% dịch vụ nội trú được thực hiện tại bệnh viện huyện và tỉnh [8]. Lý giải những sự khác biệt này có thể do Huyện Đan Phượng là một huyện ngoại thành Hà Nội, việc tiếp cận với các dịch vụ y tế và cơ sở y tế tuyến Trung ương dễ dàng vì vậy tỷ lệ người cao tuổi sử dụng bệnh viện Trung ương khá cao so với tuyến tỉnh; với vị trí địa lý thuận tiện và với chính sách thông tuyến trong khám chữa bệnh bảo hiểm y tế được áp dụng từ tháng 1/2016 nên việc tiếp cận với các dịch vụ y tế tại bệnh viện huyện được dễ dàng. Chưa đến 1/2 số người cao tuổi có bảo hiểm y tế đến khám tại các cơ sở y tế khi ốm, tuy nhiên, khi đi khám hầu hết người cao tuổi đều sử dụng thẻ bảo hiểm y tế (chiếm 71,8% người cao tuổi đến khám). Kết quả này cao hơn so với nghiên cứu tại Hà Nam, năm 2012 với tỷ lệ 62,4% người cao tuổi sử dụng bảo hiểm y tế để khám khi ốm. Người cao tuổi không sử dụng bảo hiểm y tế khi đi khám có thể do thủ tục khám chữa bệnh bảo hiểm y tế phiền hà làm mất nhiều thời gian, thuốc bảo hiểm y tế chưa đáp ứng được nhu cầu của người bệnh, việc cung ứng dịch vụ y tế chất lượng cho người tham gia bảo hiểm y tế hạn chế [9]. V. KẾT LUẬN Tỷ lệ người cao tuổi có bảo hiểm y tế là 75,9%; phần lớn người cao tuổi được hưởng bảo hiểm y tế do bảo hiểm xã hội, ngân sách TCNCYH 113 (4) - 2018 115 TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC nhà nước đóng hoặc hỗ trợ (64,3%). Tỷ lệ người cao tuổi đi khám sức khỏe định kỳ thấp, chiếm 39,4% người cao tuổi có thẻ bảo hiểm y tế. Tỷ lệ người cao tuổi có thẻ bảo hiểm y tế khi bị ốm đến khám tại các cơ sở y tế thấp (41,5%);chủ yếu người cao tuổi tự điều trị hoặc không điều trị gì (58,5%). Người cao tuổi sử dụng bảo hiểm y tế để khám tại bệnh viện tuyến huyện là chủ yếu. Tỷ lệ người cao tuổi sử dụng bảo hiểm y tế khi khám chữa bệnh chiếm 71,8% người cao tuổi có bảo hiểm đi khám tại các cơ sở y tế. Lời cảm ơn Chúng tôi xin chân thành cảm ơn sự hỗ trợ, giúp đỡ của lãnh đạo ủy ban nhân dân xã Thọ An, Huyện Đan Phượng Thành phố Hà Nội và những người cao tuổi đã tham gia nghiên cứu này. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Y tế và nhóm đối tác Y tế (2016). Báo cáo chung tổng quan ngành y tế năm 2015: Tăng cường y tế cơ sở hướng tới bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân. Nhà xuất bản Y học. 2. Tổng cục thống kê (2015). Điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ thời điểm 1/4/2014: Các kết quả chủ yếu. Nhà xuất bản Thống kê. 3. Ủy ban Quốc gia về Người cao tuổi Việt Nam (2014). Báo cáo tình hình và kết quả thực hiện công tác Người cao tuổi năm 2013 và phương hướng nhiệm vụ năm 2014. 4. Đình Nam (2017). Lập hồ sơ quản lý sức khỏe cho người dân cả nước, <http:// vuducdam.chinhphu.vn/Home/Lap-ho-so-quan -ly-suc-khoe-cho-nguoi-dan-ca-nuoc/20172/ 23626.vgp>, truy cập ngày 20/4/2017. 5. Phạm Thắng (2016). Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi Việt Nam: Thực trạng và giải pháp. Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc sức khỏe người cao tuổi, Bệnh viện Lão khoa Trung ương, ngày 06/09/2016, Bộ Y tế. 6. Quốc hội (2014). Luật sửa đổi một số điều của Luật Bảo hiểm y tế, số 46/2014/ QH13, ngày 13 tháng 6 năm 2014. 7. Nguyễn Quốc Anh (2016). Mô hình bệnh tật của Người cao tuổi. Tạp chí Dân số Việt. 8. Viện Chiến lược và Chính sách y tế, Vụ Bảo hiểm y tế (2013). Báo cáo đánh giá ba năm thực thi luật Bảo hiểm y tế. 9. Bộ Y tế (2011). Báo cáo kết quả nghiên cứu khả năng thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân. Summary THE REALITY OF USING HEALTH INSURANCE BY ELDERLY AT THO AN COMMUNE, DAN PHUONG, HA NOI, 2017 A cross-sectional descriptive study was carried out to describe the utilization of health insurance among 374 elderly people in Tho An Commune, Dan Phuong District, Hanoi during 2017. The coverage of health insurance in elderly people was 75.6%. The health insurance cards were mainly supported by the social insurance or by the goverment budget. 39.4% of the insured elderly would use the insurance card for periodic health examination. 71.8% would use the health insurance cards for examination and treatment. Among them, 41.5% will seek treatment at local health clinics. It is noted that the district hospital has the highest rate of visits. Keywords: Health insurance, healthcare utilization, Hanoi

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfthuc_trang_su_dung_bao_hiem_y_te_cua_nguoi_cao_tuoi_tai_xa_t.pdf