Thực trạng tài khoản vãng lai và kinh nghiệm từ Trung Quốc

LỜI MỞ ĐẦU Hội nhập kinh tế quốc tế đã và đang là xu thế của thời đại và diễn ra ngày càng sâu rộng về nội dung, quy mô trên nhiều lĩnh vực. Trong xu thế đó, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam đã diễn ra từ lâu, kể từ khi Việt Nam khởi xướng công cuộc đổi mới toàn diện đất nước vào năm 1986. Việt Nam đã gia nhập khối ASEAN năm 1995; tham gia vào khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) năm 1996; ký Hiệp định thương mại song phương Việt Nam - Hoa Kỳ năm 2000 và ký kết các hiệp định thúc đẩy quan hệ thương mại, đầu tư song và đa phương khác. Đặc biệt từ năm 2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức thương mại thế giới (WTO), là mốc son quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, đánh dấu cho việc hội nhập ngày càng sâu rộng với thị trường quốc tế nói chung và trong lĩnh vực tài chính ngân hàng nói riêng. Để nắm bắt được những cơ hội cũng như chủ động đối phó với các thách thức trong quá trình hội nhập, Việt Nam đã và đang tiến hành cải thiện tài khoản quốc gia đặc biệt là cán cân thanh toán quốc tế. Tài khoản quốc gia là một trong những yếu tố quan nhất của một quốc gia, nó thể hiện một cách bao quát và chính xác nhất tình hình kinh tế trong thời điểm hiện tại, và tạo ra tiền đề để dự báo tiếp trong tương lai. Sau cuộc khủng hoảng tài chính 2008 tài khoản quốc gia lại mang thêm tính quan trọng trong việc đánh giá các nhân tố để dự báo trong việc đầu tư tầm vi và vĩ mô. Trong tài khoản quốc gia có nhiều yếu tố khác nhau và mỗi yếu tố lại thể hiện mỗi khía cạnh khác nhau của nền kinh tế: GDP, GNP, CPI, tài khoản vãng lai Trong bài này nhóm em một xin trình bày một yếu tố của tài khoản quốc gia tại Việt Nam, đó là tài khoản vãng lai.Với các kiến thức mà các thành viên tổng hợp được, nhóm sẽ giới thiệu sơ lược về tài khỏan vãng lai, thực trạng hiện tại và trong những năm gần đây, ngoài ra nhóm sẽ đưa ra một số ý kiến về cách khắc phục những thực trạng đó . Với lượng kiến thức còn hạn chế, vậy nếu trong bài có gì sai sót thì chúng em mong mong cô hướng dẫn thêm và cho ý kiến để bài này được hoàn thiện hơn. Nhóm xin chân thành cảm ơn ! PHẦN I.CƠ SỞ LÝ LUẬN I.GIỚI THIỆU CHUNG I.1.Tài khoản vãng lai là gì? Có hai cách nhìn nhận tài khoản vãng lai: Thứ nhất: Dựa trên góc độ vi mô thì tài khoản vãng lai là tài khoản thanh toán của ngân hàng. Nó được định nghĩa như sau: “Tài khoản vãng lai là một tài khoản tiền gửi của cá nhân hay tổ chức mở tại ngân hàng hoặc tổ chức tài chính nào đó, với mục đích cung ứng một cách nhanh chóng và an toàn phương tiện tiếp cận thường xuyên tới các món tiền gửi theo nhu cầu, thông qua một loạt các kênh khác nhau, vì thế tài khoản này còn có một tên khác là tài khoản tiền gửi thanh toán ”. Thứ hai: Dựa trên góc độ vĩ mô thì tài khoản này là một phần của tài khoản thanh toán của quốc gia, được định nghĩa như sau: “Tài khoản vãng lai (còn gọi là cán cân vãng lai) trong cán cân thanh toán của một quốc gia ghi chép những giao dịch về hàng hóa-dịch vụ giữa những cá nhân/tổ chức cư trú trong nước với những cá nhân/tổ chức cư trú ngoài nước. Những giao dịch dẫn tới sự thanh toán của cá nhân/tổ chức cư trú trong nước cho cá nhân/tổ chức cư trú ngoài nước được ghi vào bên "nợ" (theo truyền thống kế toán sẽ được ghi bằng mực đỏ-giảm tài khoản vãng lai-), còn những giao dịch dẫn tới sự thanh toán của cá nhân/tổ chức cư trú ngoài nước cho cá nhân/tổ chức cư trú trong nước được ghi vào bên "có" (ghi bằng mực đen-tăng tài khoản vãng lai-). Và tất cả các khoản thanh toán của các bộ phận nhà nước hay tư nhân đều được gộp chung vào trong khoản này. Trong phần này nhóm sẻ trình bày về tài khoản vãng lai ở cấp độ vĩ mô, là tài khoản vãng lai trong cán cân thanh toán quốc gia. I.2. Những thành phần chính của tài khoản vãng lai : Theo quy tắc mới về biên soạn báo cáo cán cân thanh toán quốc gia do IMF soạn năm 1993, tài khoản vãng lai bao gồm: ã Cán cân thương mại hàng hóa: o Xuất khẩu. o Nhập khẩu. ã Cán cân thương mại phi hàng hóa: o Cán cân dịch vụ :  Vận tải.  Du lịch.  Các dịch vụ khác (bảo hiểm, bưu chính-viễn thông, ngân hàng ). o Cán cân thu nhập:  Kiều hối.  Thu nhập từ đầu tư. ã Cán cân chuyển giao vãng lai một chiều. 1.2.1 Cán cân thương mại hàng hóa: Cán cân thương mại là một mục trong tài khoản vãng lai của cán cân thanh toán. Cán cân thương mại ghi lại những thay đổi trong xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa hữu hình của một quốc gia trong một khoảng thời gian nhất định (quý hoặc năm-thông thường là một năm) cũng như mức chênh lệch (xuất khẩu trừ đi nhập khẩu) giữa chúng. Khi mức chênh lệch là lớn hơn 0, thì cán cân thương mại có thặng dư. Ngược lại, khi mức chênh lệch nhỏ hơn 0, thì cán cân thương mại có thâm hụt. Khi mức chênh lệch đúng bằng 0, cán cân thương mại đạt trạng thái cân bằng. Cán cân thương mại còn được gọi là xuất khẩu ròng hoặc thặng dư thương mại, khi cán cân thương mại có thặng dư, và xuất khẩu ròng/thặng dư thương mại mang giá trị dương. Khi cán cân thương mại thâm hụt ( hay dòng ngoại tệ chảy vào nhỏ hơn dòng ngoại tệ chảy ra) , xuất khẩu ròng/thặng dư thương mại mang giá trị âm lúc này còn có thể gọi là thâm hụt thương mại. Có nhiều yếu tố tác động đến cán cân thương mại hàng hóa,trong đó nổi lên đặc biệt là xuất khẩu,nhập khẩu và tỉ giá hối đoái: a.Xuất khẩu: Xuất khẩu có xu hướng tăng khi GDP tăng và thậm chí nó còn tăng nhanh hơn. Sự gia tăng của nhập khẩu khi GDP tăng phụ thuộc xu hướng nhập khẩu biên (MPZ). MPZ là phần của GDP có thêm mà người dân muốn chi cho nhập khẩu. Ví dụ, MPZ bằng 0,2 nghĩa là cứ 1 đồng GDP có thêm thì người dân có xu hướng dùng 0,2 đồng cho nhập khẩu. Ngoài ra, nhập khẩu phụ thuộc giá cả tương đối giữa hàng hóa sản xuất trong nước và hàng hóa sản xuất tại nước ngoài. Nếu giá cả trong nước tăng tương đối so với giá thị trường quốc tế thì nhập khẩu sẽ tăng lên và ngược lại. Ví dụ: nếu giá xe đạp sản xuất tại Việt Nam tăng tương đối so với giá xe đạp Nhật Bản thì người dân có xu hướng tiêu thụ nhiều xe đạp Nhật Bản hơn dẫn đến nhập khẩu mặt hàng này cũng tăng. Bên cạnh đó,xuất khẩu chủ yếu phụ thuộc vào những gì đang diễn biến tại các quốc gia khác vì xuất khẩu của nước này chính là nhập khẩu của nước khác. Do vậy nó chủ yếu phụ thuộc vào nhu cầu và thu nhập của các quốc gia bạn hàng.Ngoài ra nó còn phụ thuộc vào các yếu tố trong nước: số lượng-chất lượng các sản phẩm, năng lực cạnh trạnh của chính sản phẩm của ngành và của chính phủ quốc gia đó trong mối quan hệ trên thị trường, tình hình kinh tế-chính trị-xã hội Các yếu tố này có thể ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp lên những mặt hàng xuất khẩu, và tùy mức độ các yếu tố và hàng hóa mà có sức ảnh hưởng lớn hay nhỏ lên tình hình xuất khẩu. b. Nhập khẩu: Phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau của thị trường, mà chủ yếu là do hai yếu tố chính: nhu cầu tiêu dùng, và nhu cầu đầu tư của xã hội. Khi nhu cầu của xã hội tăng, trước hết sẻ phải tiêu dùng những mặt hàng trong nước, khi cung không đủ cầu về cả số lượng và chất lượng thì tất yếu phải nhập khẩu, cũng như khi nhu cầu đầu tư tăng thì phải có nguồn cung đủ lớn để đáp ứng, và đặc biệt đối với những trường hợp đầu tư xây dựng cơ bản, khi đó chủ yếu phải nhập khẩu những công nghệ và thiết bị từ những nước có công nghệ nguồn nhằm đáp ứng đủ, đúng, kịp thời cho những dự án đó. Bên cạnh đó còn có hai yếu tố cơ bản chi phối tình hình nhập khẩu của một quốc gia đó là GDP và tình hình lạm phát, hai yếu tố này có sức ảnh hưởng khá mạnh tới nhu cầu nhập khẩu của nền kinh tế. c.Tỷ giá hối đoái: Là nhân tố rất quan trọng đối với các quốc gia vì nó ảnh hưởng đến giá tương đối giữa hàng hóa sản xuất trong nước với hàng hóa trên thị trường quốc tế. Khi tỷ giá của đồng tiền của một quốc gia tăng lên thì giá cả của hàng hóa nhập khẩu sẽ trở nên rẻ hơn trong khi giá hàng xuất khẩu lại trở nên đắt đỏ hơn đối với người nước ngoài. Vì thế việc tỷ giá đồng nội tệ tăng lên sẽ gây bất lợi cho xuất khẩu và thuận lợi cho nhập khẩu dẫn đến kết quả là xuất khẩu ròng giảm. Ngược lại, khi tỷ giá đồng nội tệ giảm xuống, xuất khẩu sẽ có lợi thế trong khi nhập khẩu gặp bất lợi và xuất khẩu ròng tăng lên. Ví dụ, một bộ ấm chén sứ Hải Dương có giá 70.000 VND và một bộ ấm chén tương đương của Trung Quốc có giá 33 CNY (Nhân dân tệ). Với tỷ giá hối đoái 2.000 VND = 1 CNY thì bộ ấm chén Trung Quốc sẽ được bán ở mức giá 66.000 VND trong khi bộ ấm chén tương đương của Việt Nam là 70.000 VND. Trong trường hợp này ấm chén nhập khẩu từ Trung Quốc có lợi thế cạnh tranh hơn. Nếu VND mất già và tỷ giá hối đoái thay đổi thành 2.300 VND = 1 CNY thì lúc này bộ ấm chén Trung Quốc sẽ được bán với giá 75.900 VND và kém lợi thế cạnh tranh hơn so với ấm chén sản xuất tại Việt Nam.

doc68 trang | Chia sẻ: thanhnguyen | Lượt xem: 1797 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thực trạng tài khoản vãng lai và kinh nghiệm từ Trung Quốc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, những tháng cuối năm kinh tế thế giới có sự phục hồi nên một số mặt hàng đã tăng giá; mặt khác, kinh tế trong nước đạt tốc độ tăng trưởng khá, nhu cầu hàng hoá phục vụ sản xuất và đời sống cũng tăng lên nên kim ngạch nhập khẩu hàng hoá tháng 9, tháng 10, tháng 11 và tháng 12 liên tục tăng so với cùng kỳ năm trước với tốc độ tăng lần lượt là: 13,9%, 14,5%, 44,5% và 15,7%. Do vậy, tính chung cả năm 2009, kim ngạch nhập khẩu hàng hoá ước tính đạt 69,9 tỷ USD, giảm 14,7% so với năm 2008, bao gồm khu vực kinh tế trong nước đạt 43,9 tỷ USD, giảm 16,8%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 24,9 tỷ USD, giảm 10,8%. Bảng thống kê các mặt hàng nhập khẩu trong năm 2009 : ĐV tính Thực hiện 2009 Số lượng trị giá I. Tổng trị giá nhập khẩu USD 69.948.809.956 DN có vốn đầu tư n/ngoài " 26.066.684.433 Mặt hàng NK chủ yếu Hàng thủy sản USD 282.479.174 Sữa và sản phẩm từ sữa " 515.772.520 Hàng rau quả " 279.059.988 Lúa mỳ T 1.184.187 354.268.280 Dầu mỡ động, thực vật " 495.578.716 Bánh kẹo và SP từ ngũ cốc " 115.507.020 Thức ăn chăn nuôi " 1.765.454.986 Nguyên, phụ liệu thuốc lá " 321.573.660 Clanhke T 3.554.422 133.334.472 Xăng dầu " 12.205.744 6.255.487.646 -Xăng “ 3.636.103 1.969.438.485 -Diesel “  6.503.092 3.254.815.728 -Mazut “ 1.854.259 626.452.133 -Nhiên liệu bay “ 655.822 378.505.699 -Dầu hoả “ 56.468 26.275.601 Khí đốt hoá lỏng USD 775.159 437.492.917 Sản phẩm khác từ dầu mỏ " 547.502.058 Hoá chất " 1.624.704.373 Sản phẩm hóa chất " 1.579.949.915 Nguyên liệu dược phẩm USD 168.677.408 Dược phẩm " 1.096.713.895 Phân bón T 4.518.932 1.414.919.994  Urea " 1.425.565 416.781.854 Thuốc trừ sâu và nguyên liệu " 488.494.550 Chất dẻo nguyên liệu " 2.192.902 2.813.160.518 Sản phẩm từ chất dẻo USD 1.093.672.916 Cao su các loại T 313.325 409.536.818 Sản phẩm từ cao su USD 260.505.063 Gỗ và sản phẩm " 904.799.043 Giấy các loại T 1.032.477 770.606.841 Sản phẩm từ giấy USD 324.286.530 Bông T 303.093 392.271.322 Xơ, sợi các loại " 503.069 810.781.975 Vải USD 4.226.363.714 NPL dệt, may, da giày " 1.931.906.767 Đá quý, kim loại quý và SP " 492.103.395 Thép các loại T 9.748.715 5.360.906.858 Phôi thép " 2.417.094 1.032.404.747 Sản phẩm từ thép USD 1.362.447.878 Kim loại thường khác T 550.172 1.624.965.230 Sản phẩm từ kim loại thường khác USD 209.189.853 Điện tử, máy tính và l.kiện " 3.953.966.370 Máy, TB, dụng cụ , phụ tùng " 12.673.170.499 Dây điện và dây cáp điện " 399.701.903 Ô tô nguyên chiếc Chiếc 80.596 1.268.628.883 Linh kiện, phụ tùng ô tô USD 1.802.239.244 Linh kiên và PT xe gắn máy USD 621.303.545 Xe máy nguyên chiếc chiếc 111.466 132.806.048 Phương tiện vận tải khác & PT USD 616.166.829 Hàng hoá nhập khẩu khác USD 7.625.350.342 Nguồn:Cục thống kê Hầu hết kim ngạch nhập khẩu các mặt hàng nguyên, nhiên liệu phục vụ sản xuất của năm nay đều giảm so với năm 2008, trong đó xăng dầu đạt 6,2 tỷ USD, giảm 43,8%; sắt thép đạt 5,3 tỷ USD, giảm 22,9%; vải 4,2 tỷ USD, giảm 5,2%; chất dẻo đạt 2,8 tỷ USD, giảm 4,1%; nguyên phụ liệu dệt may, giày dép đạt 1,9 tỷ USD, giảm 17,8%; thức ăn gia súc và nguyên phụ liệu đạt 1,7 tỷ USD, giảm 1,4%. Tuy nhiên, có một số mặt hàng đã đạt kim ngạch nhập khẩu tăng so với năm trước như: Điện tử máy tính và linh kiện 3,9 tỷ USD, tăng 5,9%; ô tô 2,9 tỷ USD, tăng 2,5%, trong đó ô tô nguyên chiếc 1,2 tỷ USD, tăng 12,6% về giá trị và tăng 49,4% về lượng. Trong các nhóm hàng nhập khẩu năm 2009, máy móc thiết bị dụng cụ phụ tùng chiếm tỷ trọng 29,5% tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hoá; nguyên nhiên vật liệu chiếm 61,3%; hàng tiêu dùng chiếm 8,7%; vàng chiếm 0,5%. Về thị trường nhập khẩu hàng hoá, 8 đối tác chủ yếu chiếm hơn 85% tổng kim ngạch nhập khẩu năm 2009 gồm: Trung Quốc 16,1 tỷ USD, tăng 2,7% so với năm 2008; ASEAN 13,4 tỷ USD, giảm 31,3%; Nhật Bản 7,3 tỷ USD, giảm 11,3%; Hàn Quốc 6,7 tỷ USD, giảm 5,3%; Đài Loan 6,2 tỷ USD, giảm 25,9%; EU 5,5 tỷ USD, tăng 2,2%; Mỹ 2,8 tỷ USD, tăng 9,1%; Ôx-trây-li-a 1 tỷ USD, giảm 24%. Mặc dù kim ngạch nhập khẩu hàng hoá có tốc độ giảm nhanh hơn kim ngạch xuất khẩu nhưng nhập siêu hàng hoá năm 2009 ước tính vẫn ở mức 12,2 tỷ USD, tuy giảm 32,1% so với năm 2008 nhưng đã bằng 21,6% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá cả năm 2009. I.2.2.Cán cân dịch vụ : Kim ngạch xuất khẩu dịch vụ 6 tháng đầu năm 2009 ước tính đạt 2737 triệu USD, giảm 25,7% so với cùng kỳ năm trước, Kim ngạch nhập khẩu dịch vụ 6 tháng ước tính đạt 3256 triệu USD, giảm 26,2% so với cùng kỳ năm 2008. Nhập siêu dịch vụ 6 tháng là 519 triệu USD, giảm 29,1% so với 6 tháng đầu năm 2008. 6 tháng đầu năm 6 tháng đầu năm 6 tháng đầu năm 2009  2008 2009 (thực hiện) (so với cùng kì năm 2008) Xuất khẩu 3682 2737 74.3 Dịch vụ hàng không 562 359 62.4 Dịch vụ vận tải biển 575 359 62.4 Dịch vụ bưu chính viễn thông 45 37 82.2 Dịch vụ du lịch 2190 1550 70.8 Dịch vụ tài chính 120 105 87.5 Dịch vụ bảo hiểm 35 31 88.6 Dịch vụ Chính phủ 25 20 80 Dịch vụ khác 130 105 80.8 Nhập khẩu 4414 3256 73.8 Dịch vụ hàng không 710 570 80.3 Dịch vụ vận hàng hải 150 135 90 Dịch vụ bưu chính viễn thông 28 29 115.7 Dịch vụ du lịch 110 93 84.5 Dịch vụ bảo hiểm 80 65 81.3 Dịch vụ Chính phủ 24 20 83.3 Dịch vụ khác 560 420 75 Ước tính cước phí I, F hàng 2312 1544 66.8 Từ bảng thống kê trên ta thấy, thu dịch vụ 6 tháng đầu năm 2009 giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2008. Suy thoái kinh tế đã tác động lớn đến thu nhập của người không cư trú, bên cạnh đó, dịch cúm H1N1, dịch sốt xuất huyết đã tác động không nhỏ tới ngành du lịch. Lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong 6 tháng năm 2009 giảm 16% so với cùng kỳ năm 2008; các khoản thu từ dịch vụ hàng không và vận tải biển đều giảm và chỉ bằng hơn 60% so với cùng kỳ năm 2008. Theo số liệu của toàn năm 2009 thì Ngoài 12,2 tỉ USD nhập siêu hàng hoá trong năm qua, Việt Nam còn nhập siêu dịch vụ 1,071 tỉ USD, tăng 17% so với năm trước. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, kim ngạch nhập khẩu dịch vụ của cả năm 2009 ước đạt hơn 6,8 tỉ USD.trong đó nổi lên là 2 ngành dịch vụ vận tải biển và dịch vụ du lịch.tuy có nhiêu lợi thế trong việc kinh doanh vận tải biển,có một bờ biển dài 3.260km nhưng đội tàu biển Việt Nam mới chiếm 20% lượng hàng hoá xuất nhập khẩu. 2009 Xuất khẩu 5766 Dịch vụ vận tải 2062 Dịch vụ bưu chính viễn thông 124 Dịch vụ du lịch 3050 Dịch vụ tài chính 175 Dịch vụ bảo hiểm 65 Dịch vụ Chính phủ 100 Dịch vụ khác 190 Nhập khẩu 6900 Dịch vụ vận tải 4273 Dịch vụ bưu chính viễn thông 59 Dịch vụ du lịch 1100 Dịch vụ tài chính 153 Dịch vụ bảo hiểm 354 Dịch vụ Chính phủ 141 Dịch vụ khác 820 chênh lệch -1134 Kim ngạch xuất khẩu dịch vụ năm 2009 ước tính đạt 5766 triệu USD, giảm 18,1% so với năm 2008, trong đó dịch vụ du lịch đạt 3050 triệu USD, giảm 22,4%; dịch vụ vận tải 2062 triệu USD, giảm 12,5%. Kim ngạch nhập khẩu dịch vụ năm 2009 ước tính đạt 6837 triệu USD, giảm 14,1% so với năm 2008, trong đó cước phí vận tải và bảo hiểm hàng nhập khẩu đạt 3579 triệu USD, giảm 14,7%; dịch vụ du lịch 1100 triệu USD, giảm 15,4%; dịch vụ vận tải 860 triệu USD, giảm 21,8%. Nhập siêu dịch vụ cả năm là 1071 triệu USD, tăng 17% so với năm 2008 và bằng 18,6% kim ngạch xuất khẩu dịch vụ năm 2009.Điều đáng nói là doanh thu xuất khẩu dịch vụ du lịch giảm nhiều hơn so với mức độ suy giảm lượng khách đến. Trong khi lượng khách ước đạt 3,8 triệu lượt, giảm 10,9% thì doanh thu xuất khẩu dịch vụ du lịch giảm 22,4%. Việc doanh thu giảm mạnh hơn lượng khách cho thấy hiệu quả khai thác dịch vụ của ngành được mệnh danh là công nghiệp không khói chưa thật cao. Báo cáo về lữ hành và du lịch Việt Nam phát hành tháng 12.2009 của EuroMonitor Intelligence nhận xét, trong khi nhu cầu du lịch và lữ hành tăng nhanh trong những năm gần đây, hạ tầng của ngành du lịch Việt Nam vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu này. I.2.3:Cán cân thu nhập Có sự sụt giảm nên có ảnh hưởng lớn đến tài khoản vãng lai của năm này. +Kiều hối đạt 6,283,000,000 USD lượng ngoại tệ này có thể giảm gần 13%, nguyên nhân quan trọng là khủng hoảng kinh tế tác động mạnh đến Hoa Kỳ- nguồn kiếu hối chính gởi về Việt Nam ,l àm ảnh hưởng đến thu nhập của kiều bào đang sinh sống, làm việc tại nước ngoài và số lượng lao động xuất khẩu của Việt Nam cũng giảm Việc cắt giảm lãi suất tiền gửi trong nước cũng có thể là một nguyên nhân khiến lượng kiều hối giảm sút, mức chênh lệch về lãi suất tiền gửi của Việt Nam so với các nước phát triển sẽ ngày càng thu hẹp dần, vì thế người Việt tại nước ngoài sẽ không ồ ạt gửi tiền về với mục đích gửi tiết kiệm lấy lãi như trước đây. + Thu nhập từ đầu tư nước ngoài tiếp tục thâm hụt 4,934,642,369 USD. I.2.4.Cán cân chuyển giao vãng lai một chiều. Trong năm 2009, Bộ Tài chính đã tiến hành thẩm định và phê duyệt tổng số 06 chương trình, dự án ODA. Trong đó có 02 dự án sử dụng vốn ODA vay và 04 dự án sử dụng ODA không hoàn lại. - Tổng giá trị vốn ODA của các điều ước quốc tế cụ thể về ODA đã ký kết là:210,56 triệu USD tương đương 3577 tỷ VNĐ Nguồn vốn ODA giai đoạn 2001 – 2009   Trong năm 2009, Bộ Tài chính tiếp tục triển khai tổng số 15 chương trình, dự án. Căn cứ trên tiến độ thực hiện và tiến độ giải ngân của các chương trình, dự án và căn cứ trên hướng dẫn chung của Bộ KH&ĐT về xếp loại chương trình, dự án. Bộ Tài chính đã tiến hành xếp loại các chương trình, dự án năm 2009 như sau: Xếp loại dự án Dự án đầu tư Dự án HTKT Tổng số dự án Tốt (Loại A) 09 09 Khá (Loại B) 01 02 03 Trung bình (Loại C) Kém (Loại D) 03 03 Tổng số dự án 04 11 15 (Việc xếp hạng các chương trình dự án năm 2009 dựa trên tỷ lệ bình quân gia quyền của hai tiêu chí: (1) tiến độ thực hiện và (2) tỷ lệ giải ngân. Cụ thể như sau: Loại A: trên 80%, Loại B: 60%-80%, Loại C: 40%-60%, Loại D: dưới 40%) Tiến độ thực hiện so với kế hoạch: Kết quả thực hiện cả năm 2009 so với kế hoạch đặt ra Tiến độ thực hiện Số dự án < 20% 02 20% - 40% 40% - 60% 01 60% - 80% > 80% 12 Tổng cộng 15 Tỷ lệ giải ngân chung của các chương trình, dự án của Bộ Tài chính năm 2009 (của cả vốn ODA + vốn đối ứng) đạt mức trung bình khá 59% (nằm trong dải từ 40% - 60%). Tuy nhiên, tỷ lệ giải ngân không đồng đều giữa các nhóm dự án. Vốn ODA: 226.477 triệu VNĐ (tương đương 13,3 triệu USD),Vốn đối ứng: 25.993 triệu VNĐ (tương đương 1,5 triệu USD). I.3.Năm 2010 I.3.1.Cán cân thương mại a.Xuất khẩu hàng hóa Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu tháng 12/2010 ước tính đạt mức cao nhất so với các tháng trong năm với 7,1 tỷ USD, tăng 6,9% so với tháng trước và tăng 29,9% so với cùng kỳ năm 2009, trong đó các mặt hàng tăng mạnh là: Cao su tăng 92,8%; hạt điều tăng 50,7%; gạo tăng 42,4%. Tính chung năm 2010, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu đạt 71,6 tỷ USD, tăng 25,5% so với năm 2009, bao gồm: Khu vực kinh tế trong nước đạt 32,8 tỷ USD, tăng 22,7%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (gồm cả dầu thô) đạt 38,8 tỷ USD, tăng 27,8%. Nếu không kể dầu thô thì kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 33,9 tỷ USD, tăng 40,1% so với năm 2009. Trong năm 2010, có 18 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD[1] (Năm 2009 có 12 mặt hàng), trong đó kim ngạch xuất khẩu của nhiều mặt hàng chủ lực tăng cao so với năm 2009 như: Hàng dệt may đạt 11,2 tỷ USD, tăng 23,2%; giày dép đạt 5,1 tỷ USD, tăng 24,9%; thủy sản 4,9 tỷ USD, tăng 16,5%; hàng điện tử máy tính 3,6 tỷ USD, tăng 28,8%; gỗ và sản phẩm gỗ 3,4 tỷ USD, tăng 31,2%; gạo đạt 3,2 tỷ USD, tăng 20,6; máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng 3 tỷ USD, tăng 48%; cao su 2,4 tỷ USD, tăng 93,7%. Nhìn chung xuất khẩu hàng hóa năm nay có nhiều thuận lợi do đơn giá nhiều mặt hàng trên thị trường thế giới tăng cao, trong đó giá sắn và sản phẩm sắn tăng 90,7%; cao su tăng 81%; hạt tiêu tăng 39,7%; hạt điều tăng 22,4%; than đá tăng 52,9%; dầu thô tăng 33,7%). Nếu loại trừ yếu tố tăng giá thì kim ngạch hàng hóa xuất khẩu năm 2010 ước tính đạt 64,5 tỷ USD, tăng 13,4% so với năm 2009. Cơ cấu kim ngạch hàng hóa xuất khẩu năm nay có sự thay đổi ở một số nhóm hàng so với năm trước, trong đó nhóm hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp tăng từ 42,8% lên 46%; nhóm hàng công nghiệp nặng và khoáng sản giảm từ 29,4% xuống 27,2%; nhóm hàng thủy sản giảm từ 7,4% xuống 6,9%; vàng và các sản phẩm vàng giảm từ 4,6% xuống 4%. Về thị trường xuất khẩu, tính đến hết tháng 11/2010, Hoa Kỳ vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước tính đạt 12,8 tỷ USD, chiếm 17,9% tổng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu và tăng 25,4% so với cùng kỳ năm trước. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu sang thị trường này là: Hàng dệt may đạt 5,5 tỷ USD; gỗ và sản phẩm gỗ 1,3 tỷ USD; giày dép 1,3 tỷ USD; thủy sản 864 triệu USD. Tiếp đến là EU đạt 10 tỷ USD, chiếm 13,9% và tăng 15,9% với kim ngạch xuất khẩu giày dép đạt 2 tỷ USD; hàng dệt may 1,64 tỷ USD; thủy sản 1 tỷ USD; gỗ và sản phẩm gỗ 594 triệu USD. Xuất khẩu sang ASEAN đạt 9,3 tỷ USD, chiếm 13% và tăng 19,6%, trong đó xuất khẩu gạo đạt 1,5 tỷ USD; dầu thô 1,4 tỷ USD; xăng dầu  653 triệu USD. Xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản đạt 6,9 tỷ USD, chiếm 9,6% và tăng 23,6% so với cùng kỳ năm trước; sang Trung Quốc đạt 6,3 tỷ USD, chiếm 8,8% và tăng 48,6%. b.Nhập khẩu hàng hóa Kim ngạch hàng hóa nhập khẩu tháng 12/2010 ước tính đạt 8,5 tỷ USD, tăng 7% so với tháng trước, chủ yếu do đơn giá bình quân của nhiều mặt hàng tăng. Nếu tính theo giá bình quân của tháng 11/2010 cho một số mặt hàng chủ yếu thì kim ngạch nhập khẩu tháng 12/2010 chỉ tăng 1,3% so với tháng trước. So với cùng kỳ năm 2009, kim ngạch hàng hóa nhập khẩu tháng 12/2010 tăng 14,9%. Một số mặt hàng có kim ngạch tăng cao là: Bông tăng 69,5%; sợi dệt tăng 58,6%; chất dẻo tăng 36,5%. Tính chung năm 2010, kim ngạch hàng hóa nhập khẩu đạt 84 tỷ USD, tăng 20,1% so với năm trước, bao gồm khu vực kinh tế trong nước đạt 47,5 tỷ USD, tăng 8,3%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 36,5 tỷ USD, tăng 39,9%. Một số mặt hàng có kim ngạch nhập khẩu tăng cao là: Lúa mỳ tăng 70,4%; kim loại thường khác tăng 57,7%; nguyên phụ liệu dệt may, giày dép tăng 36%; chất dẻo tăng 33,9%; điện tử máy tính và linh kiện tăng 30,7%; vải tăng 27,2%; thức ăn gia súc và nguyên phụ liệu tăng 22,4%; sắt thép tăng 15%. Nhập khẩu ôtô nguyên chiếc giảm 24,4% về kim ngạch và giảm 34,1% về lượng so với năm 2009. Tương tự xuất khẩu, đơn giá một số mặt hàng trên thị trường thế giới tăng cao là một trong những nguyên nhân chủ yếu làm tăng kim ngạch hàng hóa nhập khẩu năm nay, trong đó giá cao su tổng hợp tăng 64,2%; bông tăng 45,2%; kim loại thường tăng 32,2%; sắt thép tăng 27,6%; khí đốt hoá lỏng tăng 32,3%. Cơ cấu kim ngạch hàng hóa nhập khẩu năm nay không có sự thay đổi lớn so với năm trước, trong đó nhóm tư liệu sản xuất vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất với 90,2%; nhóm hàng vật phẩm tiêu dùng giảm từ 9,3% xuống 8,6%; nhóm vàng và các sản phẩm vàng tăng từ 0,5% lên 1,2%. Trong mười một tháng năm nay, Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu hàng hóa lớn nhất của nước ta với tổng kim ngạch đạt 17,9 tỷ USD, chiếm 24,9% tổng kim ngạch nhập khẩu và tăng 23,4% so với cùng kỳ năm 2009 với các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu gồm: Máy móc, thiết bị dụng cụ phụ tùng đạt 4 tỷ USD; vải 2 tỷ USD; máy tính và linh kiện 1,5 tỷ USD; sắt thép 1,4 tỷ USD; xăng dầu 970 triệu USD. Nhập khẩu hàng hóa từ ASEAN đạt 14,5 tỷ USD, chiếm 20,3% và tăng 18%, tập trung vào các mặt hàng chủ yếu như: Xăng dầu 2,58 tỷ USD; máy móc thiết bị dụng cụ phụ tùng 907 triệu USD; chất dẻo 807 triệu USD. Nhập khẩu từ Hàn Quốc đạt 8,7 tỷ USD, chiếm 12,2% và tăng 42,4% với sắt thép đạt 1,1 tỷ USD; vải 1 tỷ USD; máy móc thiết bị dụng cụ phụ tùng 978 triệu USD; máy vi tính và linh kiện 1,5 tỷ USD. Nhập khẩu từ Nhật Bản đạt 8,1 tỷ USD, chiếm 11,3% và tăng 21,7%, trong đó máy móc thiết bị dụng cụ phụ tùng đạt 2 tỷ USD; sắt thép 966 triệu USD. Nhập khẩu từ EU đạt 5,5 tỷ USD, chiếm 7,7% và tăng 9%, trong đó máy móc thiết bị dụng cụ phụ tùng 1,7 tỷ USD; tân dược 494 triệu USD. Tốc độ tăng cao của kim ngạch hàng hóa xuất, nhập khẩu năm nay có phần đóng góp khá lớn của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài với mức tăng nhập khẩu (39,9%) cao hơn mức tăng xuất khẩu (27,8%). Kim ngạch xuất khẩu của khu vực này chiếm 54,2% tổng kim ngạch xuất khẩu (Nếu không kể dầu thô là 47,3%); kim ngạch nhập khẩu chiếm 43,4% tổng kim ngạch nhập khẩu. Trong khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, một số mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu chiếm tỷ trọng lớn so với mặt hàng xuất khẩu nói chung là: Hàng dệt may chiếm 60,8%; giầy dép 72,7%; điện tử, máy tính 98,2%; máy móc, thiết bị phụ tùng 87,7%. Một số mặt hàng có kim ngạch nhập khẩu chiếm tỷ trọng lớn so với mặt hàng nhập khẩu nói chung là: Điện tử, máy tính và linh kiện chiếm 73,1%; vải 61,6%; sắt thép 40,2%. Nhập siêu hàng hóa năm 2010 ước tính 12,4 tỷ USD, bằng 17,3% tổng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu, giảm 5,2 điểm phần trăm so với năm 2009. Nếu loại trừ vàng, kim loại ssquý và sản phẩm thì nhập siêu hàng hóa năm nay ước tính 14,2 tỷ USD, tương đương 20,7% tổng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu. Sau đây là bảng số liệu hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu trong năm 2010: +Bảng số liệu hàng hóa xuất trong kỳ: Năm 2010 Năm 2010 so với năm 2009(%) Lượng Trị giá Lượng Trị giá TỔNG TRỊ GIÁ 71629 125,5 Khu vực kinh tế trong nước 32801 122,7 Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 38828 127,8 Dầu thô 4944 77,8 HH khác 33884 140,1 Mặt hàng chủ yếu Thủy sản 4953 116,5 Rau quả 451 102,9 Hạt điều 194 1136 109,7 134,2 Cà phê 1173 1763 99,1 101,9 Chè 135 197 100,3 109,7 Hạt tiêu 117 425 87,4 122,1 Gạo 6282 3212 114,6 120,6 Sắn và sản phẩm của sắn 1677 556 50,8 96,9 Than đá 19231 1549 76,9 117,6 Dầu thô 7982 4944 59,7 79,8 Xăng dầu 1867 1271 97,1 126,5 Hóa chất và SP hóa chất 635 174,6 Sản phẩm chất dẻo 1051 130,1 Cao su 783 2376 107 193,7 Túi xách, ví, va li, mũ, ô dù 957 130,9 Sản phẩm mây tre, cói, thảm 203 113,6 Gỗ và sản phẩm gỗ 3408 131,2 Hàng dệt, may 11172 123,2 Giày dép 5079 124,9 Sản phẩm gốm sứ 316 118,3 Đá quý, KL quý và sản phẩm 2855 104,5 Sắt thép 1222 1004 251 262,2 Điện tử, máy tính và LK 3558 128,8 Máy móc, thiết bị, DC, PT khác 3047 148 Dây điện và cáp điện 1313 148,4 Phương tiện vận tải và phụ tùng 1507 157,9 HÀNG HÓA NHẬP KHẨU nghìn tấn,triệu USD Năm 2010 năm 2010 so với năm 2009 (%) Lượng Trị giá Lượng Trị giá TỔNG TRỊ GIÁ 84004 120,1 Khu vực kinh tế trong nước 47526 108,3 Khu vực có vốn đầu tư nươc ngoài 36478 139,9 MẶT HÀNG CHỦ YẾU Thủy sản 334 118,1 Sữa và sản phẩm sữa 715,9 138,8 Rau quả 294 105,2 Lúa mỳ 2248 588 162,4 170,4 Dầu mỡ động thực vật 705 142,3 Thức ăn gia súc và NPL 2160 122,4 Xăng dầu 9078 5742 71,4 91,8 Khí đốt hóa lỏng 666 498 85,9 113,7 Sản phẩm khác từ dầu mỏ 748 136,6 Hóa chất 2105 129,6 Sản phẩm hoá chất 2055 130,1 Tân dược 1257 114,7 Phân bón 3530 1226 78,1 86,7 Thuốc trừ sâu 557 114 Chất dẻo 2388 3766 108,9 133,9 Sản phẩm chất dẻo 1434 131,1 Cao su 299 642 95,5 156,8 Gỗ và NPL gỗ 1147 126,7 Giấy các loại 1034 924 100,1 119,9 Bông 353 664 116,5 169,2 Sợi dệt 580 1164 115,3 143,5 Vải 5378 127,2 Nguyên PL dệt, may, giày dép 2628 136 Sắt thép 8781 6163 90,1 115 Kim loại thường khác 656 2563 119,3 157,7 Điện tử, máy tính và LK 5167 130,7 ô tô 2878 93,7 Trong đó: Nguyên chiếc 53,1 960 65,9 75,6 xe máy 883 117 Trong đó: Nguyên chiếc Phương tiện vận tải khác và PT 95,4 940 85,6 223,8 Máy móc, thiết bị, DC, PT khác 13493 106,5 I.3.2.Cán cân dịch vụ: Kim ngạch dịch vụ xuất khẩu năm 2010 ước tính đạt 7460 triệu USD, tăng 29,4% so với năm 2009, trong đó dịch vụ du lịch đạt 4450 triệu USD, tăng 45,9%; dịch vụ vận tải 2306 triệu USD, tăng 11,8%. Kim ngạch dịch vụ nhập khẩu năm 2010 ước tính đạt 8320 triệu USD, tăng 20,6% so với năm 2009, trong đó dịch vụ vận tải đạt 5009 triệu USD, tăng 17,2%; dịch vụ du lịch 1470 triệu USD, tăng 33,6%. Nhập siêu dịch vụ cả năm là 860 triệu USD, giảm 24,2% so với năm 2009 và bằng 11,5% kim ngạch dịch vụ xuất khẩu năm 2010. I.3.3.Cán cân thu nhập. +Kiều hối đạt >8 tỷ USD. Với lượng kiều hối năm 2010 đạt hơn 8 tỉ USD đã phá vỡ các kỷ lục trước đó và gây sửng sốt giới chuyên gia. Ban đầu, theo phân tích, dự kiến lượng kiều hối năm 2010 chỉ đạt vào khoảng 6 tỉ USD. Thống kê ước tính của Ngân hàng Nhà nước, 6 tháng đầu năm 2010, lượng kiều hối chỉ mới ở mức khoảng 3,6 tỉ USD. Càng dần về cuối năm, lượng kiều hối đổ về Việt Nam như dòng nước, càng lúc chảy càng mạnh hơn. Những ngày cuối năm, lượng kiều hối tăng đột biến. Lẽ ra, nếu lượng USD chảy về Việt Nam sớm hơn sẽ không gây bất ngờ cho giới chuyên gia. Nguồn kiều hối chuyển về sẽ làm cải thiện thâm hụt cán cân thanh toán tổng thể của Việt Nam. Thống kê của Bộ Công thương, năm 2010, nhập siêu cả nước ước đạt 12,3 tỉ USD. Trong đó, kim ngạch nhập khẩu khoảng 84 tỉ USD, tăng 20% và xuất khẩu đạt 71,63 tỉ, tăng 25,5% so với năm 2009. Trước đây, dự kiến thâm hụt mậu dịch năm 2010 hơn 14 tỷ USD thì với dòng kiều hối trên làm giảm thâm hụt khoảng 2 tỷ đến 2,5 tỷ, góp phần làm giảm áp lực vào sự tăng giá USD mạnh trong thời gian vừa qua. PGS.TS Trần Hoàng Ngân, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ quốc gia phân tích: "Bước sang năm 2010, nền kinh tế thế giới có những chuyển biến rõ nét nên bà con Việt kiều có công việc thu nhập tốt hơn, lượng USD chuyển về nhiều hơn. Bên cạnh lượng kiều hối tiêu dùng còn có lượng kiều hối đầu tư. Bà con gửi về một phần cho thân nhân tiêu xài và một phần đầu tư gián tiếp  thông qua Việt Nam Điều này thể hiện môi trường đầu tư Việt Nam cải thiện và có khả năng phát triển mạnh trong tương lai. Niềm tin của bà con kiều bào xa quê hương vào thị trường tiền tệ Việt Nam như được tiếp sức khiến nguồn cung ngoại tệ tăng mạnh. Hơn nưã các ngân hàng nước ngoài đang tích cực chuyển vốn ngoại tệ vào Việt Nam và giải ngân để thực hiện quy định của NHNN về việc tăng vốn điều lệ lên mức 3.000 tỷ đồng Chính các giải pháp thu hút nguồn ngoại tệ như đa dạng hóa các kênh chi trả, nâng cao chất lượng dịch vụ... đã góp phần làm gia tăng lượng kiều hối.Có môt nguyên nhân khác là do sự sôi động trên thị trường bất động sản và thứ hai là do sự hấp dẫn về lãi suất tiền gửi đối với đồng USD tại các ngân hàng thương mại ở Việt Nam. I.3.4.Cán cân chuyển giao vãng lai một chiều. Trong năm tình hình kinh tế thế giới đã có những dấu hiệu khả quan cho thấy thế giới sẽ vượt qua khủng hoảng trong thời gian tới, đặc biệt đối với các nền kinh tế lớn như Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, các nước châu Âu thành viên của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) và một số quốc gia Châu Á khác. Năm 2010, Việt Nam tiếp tục nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của cộng đồng các nhà tài trợ quốc tế. Tuy nhiên, do Việt Nam sẽ trở thành quốc gia đang phát triển có mức thu nhập trung bình (MIC) với GDP bình quân đầu người đạt khoảng 1.200 USD nên một số nhà tài trợ song phương Châu Âu sẽ điều chỉnh chính sách cung cấp ODA của mình theo hướng chuyển từ “quan hệ hợp tác phát triển” sang “ quan hệ đối tác”. Chính vì vậy, các khoản viện trợ không hoàn lại sẽ có xu hướng giảm, tập trung nhiều hơn vào cung cấp hỗ trợ kỹ thuật. Song nhìn tổng thể, tổng vốn ODA cung cấp cho Việt Nam sẽ không giảm mà có thể tăng lên do sự xuất hiện của các kênh tín dụng mới với các điều kiện kém ưu đãi hơn. Tổng giá trị ODA ký kết trong năm 2010 dự kiến khoảng 5.071 triệu USD. WB, ADB và Nhật Bản tiếp tục là những nhà tài trợ lớn nhất của Việt Nam với giá trị chiếm khoảng từ 70 -80 % tổng giá trị ODA ký kết. Những Hiệp định dự kiến ký kết có giá trị lớn bao gồm: Dự án xây dựng nhà ga hành khách quốc tế T2 (Nhật Bản), Dự án xây dựng đường cao tốc Đà Nẵng- Quảng Ngãi, Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng Khu công nghệ cao Láng - Hoà Lạc, Dự án xây dựng cầu Vàm Cống, dự án xây dựng đường nối từ cầu Nhật Tân đi sân bay Nội Bài, Dự án giảm nghèo các tỉnh miền núi phía Bắc II. Tại Hội nghị Nhóm tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam 2009, con số cam kết từ các nhà tài trợ là hơn 8 tỷ USD trong năm 2010, tăng 30% so với mức viện trợ của năm 2009. Đây là con số cam kết tài trợ cao kỷ lục đối với Việt Nam và là minh chứng cho thấy Việt Nam luôn được các nhà tài trợ đánh giá cao về hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA. Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT), tổng vốn ODA được giải ngân trong năm 2010 ước đạt 3,5 tỷ USD so với tổng giá trị ký kết giữa Chính phủ Việt Nam với các nhà tài trợ trong năm 2010 đạt hơn 4 tỷ USD, cao hơn năm trước khoảng 30%. Kết quả là có 27 dự án được thực hiện với tổng số vốn ODA là 654,661,518 triệu USD và vốn đối ứng là  36,124,228 triệu USD (theo số liệu của Bộ Tài Chính).Theo kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2011-2015 vừa được Quốc hội thông qua, vốn ODA mỗi năm Việt Nam cần tối thiểu khoảng 4-5 tỷ USD. Vì vậy, việc thu hút mạnh mẽ vốn ODA vẫn là một đòi hỏi cấp thiết đối với Việt Nam nhằm tạo ra những khâu đột phá trong phát triển cơ sở hạ tầng. II.BÀI HỌC TỪ TRUNG QUỐC II.1.Tình hình cán cân thanh toán của Trung Quốc trong những năm gần đây: Mặc dù vẫn chịu ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng kinh tế toàn thế giới nhưng Trung Quốc đã có những dấu hiệu phục hồi kinh tế một cách nhanh chóng. TRUNG QUỐC 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 Exports of goods and services (% of GDP) 23 23 25 30 34 37 40 43 35 Imports of goods and services (% of GDP) 21 20 23 27 31 32 32 33 28 GDP (current bil US$) 1198.48 1324.80 1453.83 1640.96 1931.64 2235.91 2657.88 3382.27 4326.19 Exports of goods and services(current bil US$) 275.65 304.71 363.46 492.29 656.76 827.29 1063.15 1454.38 1514.17 Imports of goods and services(current bil US$) 251.68 264.96 334.38 443.06 598.81 715.49 850.52 1116.15 1211.33 So với nền kinh tế của Việt Nam thì nền kinh tế Trung Quốc có sự phuc hồi mạnh mẽ sau khủng hoảng và phát triền nhanh hơn chúng ta.Cán cân thanh toán của Trung Quốc thặng dư với số lượng lớn về mọi mặt trong khi cán cân thanh toán của nước ta lại trong tình trạng thâm hụt năng nề. Kinh tế Trung Quốc phục hồi nhanh chóng như thế là bắt nguồn từ 3 nỗ lực bao gồm các gói kích thích kinh tế, ngân hàng tự do cho vay chính phủ hỗ trợ xuất khẩu mạnh mẽ. Bên cạnh đó, chính phủ Trung Quốc đã nỗ lực nới lỏng việc cho vay và hỗ trợ xuất khẩu. Sự phát triển nhanh về xuất khẩu tiếp tục là nhân tố chính hỗ trợ sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế TQ. Xuất khẩu hang hóa và dịch vụ đóng góp 39.7% GDP. Mặt hang xuất khẩu chính là máy móc trang thiết bị, quần áo… Trung Quốc nhập khẩu chính là sắt thép, dầu,thiết bị y tế… Đối tác chính là Châu Âu, Mỹ, Nhật, Hongkong và Hàn Quốc. Dưới đây là thông số cán cân thương mại TQ những năm gần đây Year Jan Feb Mar Apr May Jun Jul Aug Sep Oct Nov Dec Total 2009 39.1 4.8 18.6 13.1 13.4 8.3 10.6 15.7 12.9 24.0 160.6 2008 19.5 8.6 13.4 16.7 20.2 21.0 25.3 28.7 29.4 35.2 40.1 39.0 297.0 2007 15.9 23.8 6.9 16.9 22.5 26.9 24.4 25.0 23.8 27.1 26.3 22.7 261.9 2006 9.6 2.4 11.2 10.5 13.0 14.5 14.6 18.8 15.3 23.8 22.9 21.0 177.6 TQ tăng nhập khẩu và xuất khẩu hang năm. Giá trị xuất nhập khẩu năm TQ tăng nhập khẩu và xuất khẩu hang năm. Giá trị xuất nhập khẩu năm 2000 đã vươn tới USD 2.174 trillion. Dưới đây là xu hướng nhập khẩu và xuất khẩu hàng hóa của TQ từ 1980 đến 2007 Từ đó, ta thấy trong năm 2007, TQ đã có thặng dư cán cân thương mại lớn là 260 USD trillion, tăng gấp 11 lần kể từ năm 2000 Thậm chí Trung Quốc còn miễn giảm thuế và áp dụng nhiều chính sách hỗ trợ đắc lực khác cho các nhà xuất khẩu. Các biện pháp hỗ trợ bao gồm đặt nhiều rào cản lên nhập khẩu và ngăn chặn sự can thiệp sâu sắc vào thị trường tiền tệ để giữ giá đồng nhân dân tệ, giúp xuất khẩu của Trung Quốc cạnh tranh thậm chí ngay trong bối cảnh kinh tế toàn cầu bị suy yếu. Hơn thế nữa, ở các cấp chính quyền khác nhau, nhiều chính sách hỗ trợ cũng được áp dụng. Các số liệu thống kê cho thấy nhập khẩu từ Trung Quốc chỉ giảm 14,2% trong 7 tháng đầu tiên trong năm nay trong khi nhập khẩu từ các quốc gia còn lại tăng tới 32,6%. Thặng dư thương mại của Trung Quốc vốn đứng đầu thế giới, đạt 108 tỷ USD cho 7 tháng đầu năm. Hệ thống ngân hàng được vốn hoá tốt cũng cho phép đầu tư nhanh chóng. Tổng nợ tồn đọng của các định chế tài chính được bảo hiểm bởi FDIC đã giảm 249 tỷ USD, tức 3,2% trong nửa đầu năm nay. Dự trữ ngoại hối trên 2.100 tỷ USD, thặng dư thương mại và thặng dư tài khoản vãng lai lớn, ngân sách quốc gia dồi dào chính là những đòn bẩy cho nền kinh tế và hệ thống tài chính Trung Quốc. Quý 2/2009, thặng dư thương mại của Trung Quốc đạt 35 tỷ USD, thấp hơn 40% so với cùng kỳ năm trước. Thặng dư tài khoản vãng lai cũng sụt giảm, ước tính chỉ còn 6% GDP trong năm nay so với mức 11% GDP của năm 2007. II.2.Bài học từ Trung Quốc Theo nhận định của nhiều chuyên gia kinh tế, Việt Nam và Trung Quốc đều là nước kinh tế đang phát triển ở trong quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Giữa hai nền kinh tế có những nét tương đồng mặc dù thời điểm chuyển đổi và mức độ chuyển đổi có thể khác nhau. Do đó, kinh nghiệm của Trung Quốc trong việc hoạch định chính sách là những bài học quý giá cho Việt Nam, đặc biệt là kinh nghiệm về điều hành chính sách tỷ giá của Trung Quốc trong những năm gần đây. Trung Quốc đã nhận ra sự yếu kém của cơ chế quản lý kinh tế theo kế hoạch, từ năm 1979 đã thực hiện cải cách kinh tế, thực hiện chuyển đổi nền kinh tế. Chính sách tỷ giá cũng được cải cách cho phù hợp với những chuyển đổi của nền kinh tế. Ngay từ đầu những năm 80, Trung Quốc đã cho phép thực hiện cơ chế điều chỉnh tỷ giá giảm dần để phản ảnh đúng sức mua của đồng NDT. Năm 1980, tỷ giá đồng NDT so với USD là 1,53 NDT/USD, đến năm 1990 là 5,22 NDT/USD. Chính sách tỷ giá này đã giúp Trung Quốc cải thiện được cán cân thương mại (CCTM), giảm thâm hụt thương mại và cán cân thanh toán (CCTT), đưa đất nước thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế. Tuy nhiên, việc thực hiện cơ chế tỷ giá theo hướng tương đối ổn định làm cho lạm phát tiếp tục gia tăng, hạn chế xuất khẩu và ảnh hưởng đến mục tiêu phát triển kinh tế. Tỷ lệ lạm phát của Trung Quốc từ năm 1990 đến năm 1993 lần lượt là: 3,06%, 3,54%, 6,34% và 14,58%. Trong khi đó, lạm phát của Mỹ có xu hướng giảm xuống, thấp hơn nhiều so với Trung Quốc, năm 1993 lạm phát của Mỹ là 2,4%, do đó đồng NDT lại bị đánh giá cao so với sức mua thực tế. Nhận thấy việc duy trì tỷ giá theo hướng ổn định có ảnh hưởng xấu đến mục tiêu mở cửa kinh tế đối ngoại và kế hoạch tăng xuất khẩu để phát triển kinh tế, Trung Quốc đã quyết định điều chỉnh mạnh tỷ giá hối đoái. Ngày 1/1/1994, Trung Quốc chính thức công bố điều chỉnh mạnh tỷ giá đồng NDT từ 5,8 NDT/USD xuống 8,7 NDT/USD, tỷ lệ điều chỉnh (thực chất là phá giá đồng NDT) lên tới 50%. Để chính sách điều chỉnh tỷ giá giữ được ổn định, không bị giới đầu cơ thao túng, Trung Quốc đã thực hiện chính sách thắt chặt quản lý ngoại hối, nhằm mục đích tập trung ngoại tệ về Nhà nước, đảm bảo cung cầu ngoại tệ thông suốt. Từ năm 1994 đến năm 1996, Trung Quốc thực hiện chính sách kết hối ngoại tệ bắt buộc theo quy định tại Sắc lệnh số 91 ngày 25/12/1993 của Chính phủ và quy định về cải cách cơ chế quản lý ngoại hối ngày 28/12/1993 của Ngân hàng nhân dân Trung Quốc. Theo đó, các nguồn thu ngoại tệ của các doanh nghiệp, tổ chức xã hội (trừ các doanh nghiệp FDI) phải kịp thời chuyển về nước và bán hết cho các ngân hàng được ủy quyền. Khi có nhu cầu sử dụng các doanh nghiệp và tổ chức xã hội được mua ngoại tệ của các ngân hàng ủy quyền. Chính sách thắt chặt quản lý ngoại hối còn thể hiện ở các quy định về hạn chế cho vay ngoại tệ trong nước. Từ năm 1994 đến năm 2002, các ngân hàng thương mại Trung Quốc không được phép cho các doanh nghiệp trong nước vay ngoại tệ. Đến ngày 6/12/2002 Cục Quản lý ngoại hối mới có văn bản (Chỉ thị số 125 về cải cách cơ chế cho vay ngoại tệ trong nước) cho phép các ngân hàng thương mại cho các tổ chức kinh tế trong nước vay ngoại tệ. Khi vay vốn ngoại tệ các tổ chức kinh tế phải làm thủ tục mở tài khoản vay ngoại tệ tại các ngân hàng được ủy quyền. Các ngân hàng thương mại có trách nhiệm đăng ký khoản cho vay với cơ quan quản lý ngoại hối. Gần đây, khi nền kinh tế Trung Quốc đã lớn mạnh, dự trữ ngoại hối tới 2.847,3 tỷ USD, chính sách tỷ giá của Trung Quốc làm cho các nước Mỹ, phương Tây đau đầu. Ngày 5/8/2008, Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo mới ký Sắc lệnh sửa đổi Điều lệ quản lý ngoại hối cho phép tự do hóa các giao dịch vãng lai và nới lỏng quản lý với giao dịch vốn với nội dung gần tương tự với pháp lệnh ngoại hối của Việt Nam. Nhờ thực hiện một loạt các biện pháp quản lý chặt chẽ về ngoại hối, Trung Quốc đã thành công trong việc điều hành cơ chế tỷ giá, đảm bảo đáp ứng được đầy đủ nhu cầu ngoại tệ cho nền kinh tế phát triển vững chắc. Từ năm 1994 đến nay đã gần 20 năm, sau khi điều chỉnh tỷ giá, Trung Quốc vẫn giữ được thị trường ngoại tệ ổn định, dựa trên cơ sở cân đối được cung cầu ngoại tệ. Với chính sách Nhà nước quản lý chặt chẽ các nguồn thu ngoại tệ sau khi điều chỉnh tỷ giá, đã góp phần tăng quyền sở hữu ngoại tệ của các ngân hàng thương mại, đó chính là chìa khóa thành công giúp cho các ngân hàng có đủ ngoại tệ bán cho các tổ chức kinh tế và cá nhân có nhu cầu. Cuộc cải tổ và chuyển đổi nền kinh tế của Trung Quốc trong thời gian qua đã thu được nhiều kết quả, có những đóng góp quan trọng của việc điều hành cơ chế tỷ giá linh hoạt, chủ động của các cơ quan chức năng Trung Quốc. Những kinh nghiệm thành công cũng như các khó khăn trong cải cách kinh tế của Trung Quốc là những bài học quý giá cho các nước chuyển đổi nền kinh tế như Việt Nam nghiên cứu và vận dụng chính sách tỷ giá của Trung Quốc trong những năm gần đây. Tại sao Việt Nam khó áp dụng chính sách “đồng nội tệ yếu” như Trung Quốc: Đồng nội tệ yếu được áp dụng để hưởng mức chênh lệch trị giá đồng tiền khi quy đổi. Áp dụng chính sách này để kích thích xuất khẩu chính là áp dụng lợi thế so sánh về giá trị bản tệ và ngoại tệ. Nó chỉ có tác dụng khi xuất khẩu có một sức mạnh nhất định như: Có thị trường tiềm năng, thị trường ổn định; nguồn hàng xuát khẩu phải đảm bảo được về số lượng, tính cạnh tranh về chất lượng, giá cả . Đồng Việt Nam vốn dĩ đã là đồng tiền yếu rồi nên không cần phải duy trì đồng tiền yếu thêm nữa. Cho nó yếu thêm nữa chắc không còn đủ sức để tồn tại. Việt Nam tuy đang là nước xuất khẩu lớn một số mặt hàng như giày da, dệt may, lúa gạo, cao su, hồ tiêu,... nhưng các yếu tố đầu vào của chúng thì chúng ta hầu hết lại đang nhập khẩu. Các ngành công nghiệp phụ trợ của chúng ta chưa phát triển. Ví dụ lúa gạo: Việt Nam đang còn phải nhập khẩu giống, phân bón, thuốc trừ sâu,... Như vậy nếu áp dụng chính sách đồng nội tệ yếu thì chúng ta cũng không thể khuyến khích được xuất khẩu. Còn Trung Quốc thì lại khác. Việc này Trung quốc đã làm thành công. Song qua nghiên cứu cho thấy đặc điểm của nền kinh tế Trung quốc năm 1994, năm Trung quốc thực hiện phá giá đồng nhân dân tệ không giống như Việt nam. Trước đó Trung quốc đã chuẩn bị những điều kiện tốt để phá giá tiền tệ. Từ việc định hướng phát triển của nền kinh tế dựa vào xuất khẩu, việc xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển các ngành công nghiệp sản xuất phụ trợ, cho đến việc kết hối ngoại tệ, cân đối ngoại tệ, cơ cấu mặt hàng xuất, nhập khẩu đều phù hợp với việc phá giá tiền tệ. Đối với Việt nam việc phá giá tiền tệ mạnh có thể liên quan đến 2 vấn đề, phá giá có lợi cho xuất khẩu song giá đồng USD cao không có lợi cho nhập khẩu, nhập khẩu giảm sẽ ảnh hưởng đến phát triển sản xuất, mặt khác cơ cấu thương mại của Việt nam quá phụ thuộc vào nhập khẩu, nhập khẩu giảm làm cho xuất khẩu giảm theo. Để làm rõ vấn đề này, cần tìm hiểu sâu hơn về nguyên nhân thâm hụt thương mại của Việt nam gia tăng trong những năm gần đây Hơn thế nữa việc giảm giá đồng nội tệ sẽ làm cho giá các mặt hàng trong nước tăng lên, sức mua của đồng nội tệ giảm làm cho nguy cơ xảy ra lam phát tăng lên. Trong giai đoạn hiện nay chính phủ đã phải rất vất vả để kiềm chế lạm phát và giữ ở dưới mức dưới 8%/năm. Mặt khác VN ta là một nước nhập siêu lớn hơn xuất siêu. Nếu tăng tỷ giá lên quá mức theo tôi nghĩ lợi bất cập hại. Không những thế những mặt hàng mà VN đang xuất khẩu như dệt may, da giày...thì nguyên liệu đầu vào cho những ngành này chiếm đến 70% nguyên liệu được nhập khẩu. Nếu tăng mạnh tỷ giá, khác nào ta đã tăng chi phí sản xuất đầu vào của các mặt hàng xuất khẩu. Và lúc đó việc tăng tỷ không cỏn có ý nghĩa đẩy mạnh hàng xuất khẩu nữa. PHẦN III.NGUYÊN NHÂN THÂM HỤT VÀ CÁC GIẢI PHÁP ĐỂ CẢI THIỆN CÁN CÂN TÀI KHOẢN VÃNG LAI VIỆT NAM III.1. Nguyên nhân thâm hụt cán cân tài khoản vãng lai của Việt Nam. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng thâm hụt cán cân tài khoản vãng lai nói riêng và cán cân thanh toán của Việt Nam nói chung.Trong đó có các nguyên nhân chính như sau: a.Thâm hụt thương mại cao trong thời gian dài: Thâm hụt thương mại thường diễn ra ở nhiều nền kinh tế đang phát triển. Tuy nhiên, nếu nền kinh tế hấp thụ vốn đầu tư tốt, đầu tư hiệu quả thì thâm hụt thương mại cao là tiền đề của sự tăng trưởng trong giai đoạn phát triển tiếp theo và ngược lại. Với Việt Nam, thâm hụt thương mại liên tục tăng ở mức cao giai đoạn 2004 - 2008 và có xu hướng tiếp tục tăng. Thực trạng này xuất phát từ những nguyên nhân sau: ● Thứ nhất, nhu cầu đầu tư và tiêu dùng gia tăng sau khi Việt Nam gia nhập WTO. ● Thứ hai, nhu cầu nhập khẩu cao nhờ được tài trợ bởi luồng vốn nước ngoài như nguồn vốn đầu tư trực tiếp, đầu tư gián tiếp và các khoản vay nước ngoài. ● Thứ ba, giá cả hàng hoá quốc tế tăng cao, đặc biệt là giá các nguyên vật liệu đầu vào cho sản xuất đã khiến kim ngạch nhập khẩu tăng mạnh; ● Thứ tư, nhập khẩu tăng mạnh và cao hơn nhiều so với xuất khẩu chứng tỏ khi thực hiện các cam kết đa phương trong WTO, giảm nhiều dòng thuế đã làm cho hàng hoá nước ngoài vào Việt Nam, trong khi đó muốn tăng trưởng xuất khẩu lại cần có thời gian. Trung quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Việt nam với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu liên tục tăng cao trong nhiều năm qua. Tổng kim ngạch mậu dịch hai chiều tăng nhanh, bình quân khoảng 40%/năm. Năm 2008 con số này đạt 21,659 tỷ USD, năm 2009 đạt 20,751 tỷ USD, hết quý I năm 2010 là 5,37 tỷ USD, tăng 37,8% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên nhập siêu của Việt nam từ thị trường Trung quốc ngày càng lớn về giá trị, năm 2005 nhập siêu là 2,82 tỷ USD, năm 2007 là 9,15 tỷ USD, năm 2008 là 11,12 tỷ USD, năm 2009 11,53 tỷ USD, và quý I năm 2010 là 2,55 tỷ USD. (Nguồn: Tổng cục thống kê). Mặt khác nhập siêu từ Trung quốc chiếm phần lớn tổng nhập siêu của Việt nam, theo số liệu của bộ công thương công bố và báo cáo tổng hợp của tác giả Nguyễn Duy Nghĩa, nguyên Phó Văn phòng bộ Thương mại cho thấy tỷ lệ nhập siêu từ Trung quốc so với nhập siêu của cả nước đã và đang duy trì ở mức rất cao, năm 2001 là 18,7 %, năm 2007 là 73,7%, năm 2008 là 69,8%, năm 2009 là 97,1% và dự đoán năm 2010 là 94,4%. Đây thực sự là những khó khăn của ngoại thương nước ta, trong khi ta luôn xuất siêu với các thị trường như Mỹ, Anh, Đức, Úc, song nhập siêu từ thị trường Trung quốc ngày một tăng và duy trì ở mức cao chưa từng có. Do đó, muốn hạn chế nhập siêu của Việt nam thì phải có những biện pháp thực sự hiệu quả để giảm thâm hụt thương mại với Trung quốc. ● Thứ năm, lạm phát trong nước cao hơn lạm phát của các đối tác thương mại, trong khi tỷ giá danh nghĩa giữa VND và USD và tỷ trọng thương mại của Việt Nam với các nước tương đối ổn định khiến VND lên giá thực, tác động đến hoạt động xuất nhập khẩu. b.Đầu tư tăng cao Một trong những nguyên nhân gây ra thâm hụt tài khoản vãng lai dẫn đến thâm hụt cán cân thanh toán quốc tế ở VN là do nhu cầu đầu tư của khu vực tư nhân tăng cao hơn mức tiết kiệm trong nền kinh tế. Nếu thâm hụt là do nhu cầu đầu tư tăng cao thì thâm hụt không phải là một vấn đề nghiêm trọng, vì khi đầu tư nhiều vào nhà xưởng, máy móc, thiết bị, công cụ sản xuất, thì trong tương lai năng suất sẽ cao hơn và sẽ sản xuất nhiều hơn, và hàng hóa sản xuất ra có thể để tăng xuất khẩu nhằm cân bằng cán cân thương mại và tài khoản vãng lai (trả nợ). Tuy nhiên, nếu nhu cầu đầu tư tăng cao là vào khu vực bất động sản, thì lại đáng lo ngại, vì khu vực này thường không làm tăng năng suất (như đầu tư vào máy móc, thiết bị), cũng như tạo ra các sản phẩm có thể được dùng để trả nợ (thông qua xuất khẩu). Những lý do dẫn tới đầu tư tăng cao: ● Chính sách tiền tệ: Một trong những nguyên nhân có liên quan đến đầu tư tăng cao là chính sách tiền tệ nơi lỏng của Việt Nam trong thời gian qua. Khi thực hiện chính sách tiền tệ nơi lỏng sẽ dẫn tới tăng đầu tư trong nước, do trong ngắn hạn điều này làm giảm lãi suất. Ngoài tác động trên, chính sách tiền tệ còn có tác động thông qua tỷ giá. Khi thực hiện chính sách tiền tệ nới lỏng thì sẽ tạo nên áp lực giảm giá đồng tiền nội tệ so với đồng tiền của nước khác. Nếu tỷ giá hối đoái được tự do thay đổi, thì khi đó, nhập khẩu sẽ trở nên đắt hơn và xuất khẩu sẽ trở nên rẻ hơn. Tuy nhiên, khi tỷ giá không được tự do thay đổi (tỷ giá cố định), thì đồng tiền nội tệ về bản chất là đã lên giá. Việc duy trì một đồng tiền nội tệ đã lên giá như vậy sẽ làm giảm xuất khẩu và tăng nhập khẩu. Trong suốt một thời gian dài Việt Nam đã duy trì tỉ giá cố định gắn vào đồng USD. Khi lạm phát thấp đây làm một chính sách hợp lý để làm tăng khả năng xuất khẩu của hàng hóa Việt Nam. Tuy nhiên, từ cuối năm 2006, và đặc biệt là năm 2007, lượng vốn đầu tư (cả gián tiếp và trực tiếp) chảy vào Việt nam tăng đột biến, làm cho đồng Việt Nam tăng giá so với các đồng tiền khác. Để duy trì tính cạnh tranh về giá của hàng XK, Ngân hàng Nhà nước đã tung một lượng tiền lớn ra để mua USD (làm tăng dự trữ ngoại hối), dẫn tới một lượng cung tiền rất lớn trong hệ thống thanh toán của Việt Nam. Tác động của lạm phát có tác dụng làm đồng tiền mất giá, nhưng việc duy trì tỷ giá cố định về cơ bản là việc duy trì một đồng tiền định giá quá cao đã làm cho hàng VN mất tính cạnh tranh (trở nên đắt hơn) và hàng NK trở nên rẻ hơn. Đây cũng chính là một nguyên nhân của tình trạng nhập siêu và thâm hụt các cân thanh toán quốc tế. Phải thấy rằng tỷ giá cứng là một nguyên nhân dẫn đến thâm hụt thương mại. ● Tăng trưởng nóng của thị trường chứng khoán: Trong năm 2006 và 2007 đã chứng kiến hàng loạt các công ty thực hiện cổ phần hóa, lên sàn, phát hành thêm cổ phiếu. Năm 2007 còn được nhìn nhận là năm của IPO. Bản chất của các hoạt động này, kể cả việc thực hiện cổ phẩn hóa (không chỉ của các công ty nhà nước) là các hoạt động huy động vốn của doanh nghiệp để đầu tư. Với lượng vốn đầu tư được huy động qua kênh của thị trường chứng khoán, rõ ràng là mức đầu tư của VN đã tăng lên rất nhiều. Hệ quả tất yếu của việc tăng đầu tư là nhập siêu và thâm hụt tài khoản vãng lai. Để đáp ứng được nhu cầu đầu tư tăng vọt của các doanh nghiệp Việt Nam, một lượng lớn vốn đầu tư gián tiếp đã chảy vào Việt Nam. Vốn nước ngoài vào làm thu nhập dân cư trong nước tăng lên trong khi các khoản đầu tư khác của Nhà nước vào khu vực sản xuất, hay đầu tư công của Chính phủ tuy lớn nhưng chưa cho ra sản phẩm và thu nhập ngay. Chính vì vậy, cầu tiêu dùng được đẩy lên rất lớn. Quí I vừa qua, một số nhà xuất khẩu có ngoại tệ không bán được cho ngân hàng nên tìm cách nhập hàng về bán trong nước lấy tiền đồng, vừa bán được ngoại tệ vừa có lợi nhuận nhờ nhập khẩu. Nhiều doanh nghiệp Việt Nam có giấy phép xuất nhập khẩu nên làm việc đó đơn giản. Điều đó khiến nhà nhập khẩu chuyên nghiệp khan hiếm ngoại tệ, phải vay trên thị trường ngân hàng. Và gần đây, thanh khoản ngoại tệ của ngân hàng bắt đầu khó khăn. Một yếu tố khác, hầu hết hàng xuất khẩu Việt Nam có hàm lượng nhập khẩu lớn. Nhiều nguyên liệu gần đây trở nên đắt đỏ, giá trị nhập khẩu cũng tăng lên rất nhanh. Với việc kiên quyết chống lạm phát thì một ngày nào đó giá đầu ra sẽ không thể bù đắp chi phí đầu vào nên các doanh nghiệp nhỏ và vừa, vốn ít sẽ gặp khó khăn lớn, thậm chí có thể làm đình đốn một số cơ sở sản xuất trong nước. Nếu xét theo một chuẩn khác thì trước khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997, một loạt các nước Đông Nam Á có chỉ tiêu kinh tế vĩ mô lành mạnh, song chỉ có hai điểm không lành mạnh là bong bóng bất động sản và thâm hụt thương mại lên tới 12-13% GDP. Một số nhà kinh tế đã dự báo đó sẽ là ngòi nổ khủng hoảng, nhưng không mấy ai tin, và thực tế đã đúng vậy. Việt Nam hiện cũng vậy, ngoài những chỉ tiêu kinh tế vĩ mô chung như thâm hụt ngân sách, lạm phát, ICOR cao thì chúng ta cũng gặp bong bóng bất động sản. III.2. Một số giải pháp để hoàn thiện cán cân tài khoản vãng lai của Việt Nam. Để cải thiện cán cân vãng lai, gia tăng thặng dư cán cân vốn và tài chính, ổn định cán cân thanh toán quốc tế, Chính phủ và các Bộ ngành liên quan (NHNN, Bộ Tài chính, Bộ KH&ĐT) tiếp tục triển khai một số giải pháp sau: - Tiếp tục tập trung hỗ trợ xuất khẩu thông qua các biện pháp như: tiếp tục tăng cường xúc tiến thị trường, hỗ trợ về vốn và công nghệ cho các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu. Khai thác lợi thế so sánh để tăng kim ngạch xuất khẩu theo hướng tập trung đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh các mặt hàng nông sản, hàng gia công, thủ công mỹ nghệ mang giá trị gia tăng cao; Tăng cường công tác dự báo thị trường, xu hướng diễn biến của giá cả hàng hoá, điều tiết lượng hàng xuất khẩu hợp lý để đảm bảo xuất khẩu hàng hoá với mức giá cao nhất có thể. Tăng cường hỗ trợ công tác xúc tiến thương mại, đa dạng hoá thị trường và mặt hàng xuất khẩu; Hạn chế những mặt hàng chưa thiết yếu để giảm nhập siêu; việc giảm nhập siêu được xem xét không những theo mặt hàng mà cần có chiến lược giảm nhập siêu đối với các đối tác thương mại lớn như Trung Quốc, Đài Loan; Đồng thời, phát triển các ngành dịch vụ theo hướng tăng thu xuất khẩu.Kiểm soát chặt chẽ nhập khẩu, đặc biệt đối với nhập khẩu hàng tiêu dùng để hạn chế nhập siêu trong những tháng cuối năm. - Đẩy mạnh tiến độ giải ngân các dự án ODA, đặc biệt sớm hoàn thành các thủ tục pháp lý và rút vốn các khoản vay theo chương trình của các Chính phủ và tổ chức quốc tế. Chính phủ sớm tập trung nguồn ngoại thu ngoại tệ quốc gia và hệ thống ngân hàng, hạn chế sử dụng dự trữ ngoại hối Nhà nước cho các mục đích can thiệp thị trường ngoại tệ, tăng cường mua ngoại tệ để bổ sung cho quỹ dự trữ ngoại hối Nhà nước. Tiếp tục thu hút nguồn và sử dụng có hiệu quả nguồn kiều hối để cải thiện cán cân vãng lai, tránh tình trạng găm giữ ngoại tệ trong dân; để cải thiện cán cân vãng lai, cần tăng cường tiết kiệm quốc gia, giảm và nâng cao hiệu quả đầu tư của nền kinh tế; điều chỉnh cơ cấu luồng vốn theo hướng khuyến khích luồng vốn trung dài hạn, giảm bớt luồng vốn ngắn hạn thông qua áp dụng các biện pháp lọc vốn để đảm bảo cơ cấu tài trợ cán cân vãng lai lành mạnh, không chứa đựng rủi ro rút vốn đột ngột. - Tiến hành quản lý, giám sát chặt chẽ thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản và các luồng vốn đầu tư vào các thị trường này, đặc biệt là luồng vốn đầu tư của nước ngoài để có biện pháp phòng ngừa hình thành “bong bóng” tài sản trên các thị trường này; - Đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng, giải ngân các dự án FDI, đặc biệt là các dự án lớn; tích cực tổ chức xúc tiến đầu tư trong khuôn khổ chương trình xúc tiến đầu tư quốc gia đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. - Tích cực rà soát, sửa đổi các quy định hiện hành về theo dõi, thống kê chính xác, đầy đủ các luồng vốn vào, ra khỏi Việt Nam, đảm bảo các luồng vốn này được thống kê phù hợp với phương pháp luận quốc tế và thông kê cán cân thanh toán và thực tiễn của Việt Nam. Cuối cùng trong phần giải pháp này nhóm muốn đưa ra một số giải pháp để hạn chế nhập siêu hàng hóa với Trung Quốc,một trong những nguyên nhân làm thâm hụt cán cân thương mại (cán cân tài khoản vãng lai của Việt Nam): Thứ nhất: Việt nam cần tăng cường quản lý và phân công các cửa khẩu chuyên nhập hàng Trung quốc, như cách làm mà Trung quốc đã thực hiện với hàng xuất khẩu của Việt nam. Thứ hai: Cần Tăng cường kiểm soát chất lượng hàng hoá, an toàn thực phẩm đối với hàng nhập từ Trung quốc, bằng cách bố trí đủ lực lượng cán bộ kiểm tra chất lượng hàng hoá nhập khẩu từ Trung quốc, đồng thời đưa ra các tiêu chuẩn chất lượng hàng hoá theo tiêu chuẩn quốc tế. Thứ ba: Cần tăng cường công tác quản lý chống nhập lậu, buôn lậu tại các vùng biên giới giáp với Trung quốc. Thứ tư: Cần thực hiện chính sách tỷ giá, tiền tệ phù hợp với tình hình thực tế của Việt nam. Cơ chế điều hành tỷ giá của chúng ta không theo tỷ giá thả nổi, không theo tỷ giá cố định, chúng ta phải điều hành tỷ giá linh hoạt, dựa trên quan hệ cung cầu và có sự điều chỉnh của nhà nước. Thứ năm: Về trung, dài hạn cần thực hiện các biện pháp điều chỉnh cung, để giảm hệ số sử dụng hàng nhập khẩu. Cụ thể là cần có biện pháp để dịch chuyển từ công nghiệp gia công, lắp ráp, sang công nghệ cao phục vụ xuất khẩu. Cần có chính sách ưu tiên khuyến khích đầu tư vào các ngành sản xuất máy móc thiết bị thay thế hàng nhập khẩu để hạn chế nhu cầu nhập khẩu lớn cho mặt hàng này. Việc giảm thâm hụt thương mại nói chung và giảm thâm hụt thương mại với Trung quốc nói riêng là vấn đề cấp bách đối với Việt nam, nhất là trong bối cảnh cạnh tranh tranh thương mại quốc tế ngày càng gia tăng. Chỉ khi nào chúng ta cải thiện được cán cân thương mại, khắc phục được những điểm yếu về cơ cấu thương mại, cơ cấu mặt hàng, cơ cấu sản xuất sản phẩm thay thế…thì các chính sách về tỷ giá, tiền tệ mới có thể phát huy đầy đủ được tác dụng. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.Giáo trình tài chính quốc tế-Khoa Tài Chính Doanh Nghiệp-Trường ĐH Kinh Tế TP HCM 2.Website Bộ Công Thương: www.moit.gov.vn 3.Website Tổng Cục Thống Kê: www.gso.gov.vn 4.Website Ngân hàng phát triển châu Á : www.adb.org 5.China statistical Yearbook 2000, 2003, Công báo thống kê Tổng cục thống kê Trung Quốc từ 2004 đến 2008 tại website: www.stats.gov.cn 6. China Statistical Yearbook 2000, 2003, Thống kê xuất nhập khẩu của Hải quan Trung Quốc. 7.Website www.tailieu.vn. Và nhiều nguồn tài liệu khác.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docti kho7843n vng lai.doc
Tài liệu liên quan