Thực trạng tập luyện ngoại khóa môn thể thao chuyên ngành của sinh viên chuyên ngành bóng bàn - ngành giáo dục thể chất - trường Đại học Thể dục Thể thao Bắc Ninh

Thực trạng công tác tổ chức hoạt động tập luyện ngoại khóa môn TTCN cho SVCNBB - Ngành GDTC - Trường ĐH TDTT Bắc Ninh Để đánh giá thực trạng công tác tổ chức hoạt động ngoại khóa môn TTCN cho SVCNBB - Ngành GDTC - Trường ĐH TDTT Bắc Ninh, chúng tôi tiến hành phỏng vấn trực tiếp các giáo viên và SVCNBB. Kết quả cho thấy: - Bộ môn đã khuyến khích SV tham gia hoạt động ngoại khóa môn bóng bàn. - Công tác tổ chức hoạt động ngoại khóa môn TTCN (Bóng bàn) cho SV phần lớn mang tính chất tự phát, SV tự tập luyện, chưa có sự hướng dẫn của giáo viên. - Ở một số khóa học, SV đã tự tổ chức các nhóm tập luyện, trong đó các bạn trình độ chuyên môn tốt sẽ giúp đỡ những bạn có trình độ chuyên môn kém hơn, tuy nhiên, hiệu quả chưa thực sự cao. - Một số SV có điều kiện kinh tế nhưng trình độ chuyên môn kém đã chủ động nhờ các SV có trình độ chuyên môn tốt hơn kèm riêng và có hỗ trợ kinh phí. Tuy nhiên, số lượng này không nhiều.

pdf5 trang | Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 402 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực trạng tập luyện ngoại khóa môn thể thao chuyên ngành của sinh viên chuyên ngành bóng bàn - ngành giáo dục thể chất - trường Đại học Thể dục Thể thao Bắc Ninh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KHOA HỌC THỂ THAO SỐ 3/2019 15THỂ DỤC THỂ THAO QUẦN CHÚNGVÀ TRƯỜNG HỌC 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trường ĐH TDTT Bắc Ninh là một trong những cơ sở đào tạo lực lượng cán bộ thể dục thể thao (TDTT) cho đất nước. Trong những năm gần đây, Nhà trường tiến hành đổi mới chương trình dạy học của các môn học cho phù hợp với xu thế hiện nay, nâng cấp hệ thống cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy, cải tiến phương pháp và hình thức giảng dạy là vấn đề được nhà trường đặc biệt quan tâm, trong đó có vấn đề tập luyện ngoại khóa cho SV các môn TTCN. Mục đích của tập luyện TDTT ngoại khóa là tổ chức các hoạt động TDTT vào những thời gian nhàn rỗi của SV một cách lành mạnh và có nội dung. Những buổi tập ngoại khóa không chỉ giúp cho SV nắm vững nội dung trong chương trình học tập chính quy của mình hơn, mà nó còn giúp cho SV, người tập hình thành được những phẩm chất đạo đức tốt, những phẩm chất về ý chí, giúp cho việc phát triển những kĩ năng chung và giáo dục tinh thần trách nhiệm đối với việc học tập tại Nhà trường. Với mong muốn nâng cao hiệu quả tập luyện ngoại khóa cho SVCNBB của Trường ĐH TDTT Bắc Ninh, chúng tôi thấy trước hết cần đánh giá đúng thực trạng tập luyện ngoại khóa môn TTCN của SVC- NBB - Ngành GDTC - Trường ĐH TDTT Bắc Ninh. Đây là vấn đề cho đến nay chưa có công trình nghiên cứu liên quan nào Thực trạng tập luyện ngoại khóa môn thể thao chuyên ngành của sinh viên chuyên ngành bóng bàn - ngành giáo dục thể chất - trường Đại học Thể dục Thể thao Bắc Ninh TS. Hồ Mạnh Trường; ThS. Nguyễn Danh Nam Q TÓM TẮT: Qua phân tích thực trạng tập luyện ngoại khóa môn Thể thao chuyên ngành (TTCN) của sinh viên chuyên ngành bóng bàn (SVCNBB) – ngành Giáo dục thể chất (GDTC) - Trường Đại học Thể đục Thể thao (ĐH TDTT) Bắc Ninh cho thấy: chất lượng đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất đảm bảosong còn tồn tại một số vấn đề về thời lượng trong chương trình đào tạo còn hạn chế, phương pháp, phương tiện áp dụng vào tập luyện còn chưa đa dang, phong phú. Kết quả học tập môn TTCN của SVCNBB – ngành GDTC - trường ĐH TDTT Bắc Ninh đều đáp ứng được yêu cầu, chỉ tiêu đề ra của môn học nhưng kết quả đạt được chỉ ở mức khá. Từ khoá: thực trạng, hiệu quả, tập luyện ngoại khóa, sinh viên chuyên ngành bóng bàn, trường Đại học Thể dục thể thao Bắc Ninh... ABSTRACT: By analyzing the extracurricular training status of the specialized sport to students at Table tennis Faculty in Bac Ninh Sport University has shown that: Quality of Teachers and facilities are ensured, but there are still some issues such as the duration of training program is limited, the methods & means of teaching are not diversified. Therefore, the studying result of students meet requirements and targets of the subject but it is only at a fairly decent level. Keywords: status, effectives, extracurricular training, table tennis student, Bac Ninh Sport University... (Ảnh minh họa) KHOA HỌC THỂ THAOSỐ 3/2019 16 THỂ DỤC THỂ THAO QUẦN CHÚNGVÀ TRƯỜNG HỌC Để giải quyết các nhiệm vụ đặt ra, đề tài đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: phân tích và tổng hợp tài liệu, phỏng vấn, quan sát sư phạm, kiểm tra sư phạm, thực nghiệm sư phạm và toán học thống kê. 2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 2.1. Thực trạng cơ sở vật chất phục vụ cho công việc tập luyện ngoại khóa môn TTCN của SVC- NBB - Ngành GDTC - Trường ĐH TDTT Bắc Ninh Để đánh giá thực trạng cơ sở vật chất hoạt động TDTT Ngoại khóa môn TTCN cho SVCNBB - Ngành GDTC - Trường ĐH TDTT Bắc Ninh, đề tài tiến hành khảo sát và phỏng vấn trực tiếp các giáo viên hiện đang giảng dạy tại bộ môn Bóng bàn, kết quả được trình bày ở bảng 1. Qua bảng 1 cho thấy: hiện tại, nhà trường có 03 lớp chuyên ngành bóng bàn thuộc 3 khóa với tổng số SV là 18. Trong đó, ngành GDTC có 01 khóa (khóa đại học 51) với tổng số SV là 12, ngành Huấn luyện thể thao có 02 khóa (khóa đại học 52 và 53) với tổng số SV là 06 tổng số bàn bóng là 09 chiếc, trong đó, có 07 chiếc đạt chất lượng trung bình, 02 chiếc chất lượng kém. Như vậy, với tổng số SVCNBB hiện đang có thì tổng số bàn bóng bàn có thể đáp ứng được nhu cầu tập luyện của SV. - Về dụng cụ tập luyện: vợt và bóng tập cho SV tập luyện ngoại khóa đều do SV tự túc. Tất cả SVC- NBB đều có vợt tập luyện riêng từ khi bắt đầu vào học môn thể thao chuyên ngành, tuy nhiên, bóng tập cũng là một vấn đề đối với SV có điều kiện hoàn cảnh khó khăn. - Dụng cụ tập luyện khác: hiện tại nhà trường có 1 máy bắn bóng, tuy nhiên, chủ yếu để sử dụng ở các giờ học chính khóa, tần số tập luyện với máy bắn bóng cũng rất hạn chế, phần lớn SV tự tập luyện với nhau. Tóm lại, cơ sở vật chất tập luyện ngoại khóa môn bóng bàn của SVCNBB - ngành GDTC - trường ĐH TDTT Bắc Ninh còn hạn chế. Do vậy, việc đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng cơ sở vật chất phục vụ tập luyện ngoại khóa môn Bóng bàn cho SVCNBB là vấn đề cần thiết. 2.2. Thực trạng đội ngũ giảng viên của bộ môn Bóng bàn - Trường ĐH TDTT Bắc Ninh Thống kê thực trạng đội ngũ giáo viên giảng dạy tại bộ môn Bóng bàn, Trường ĐH TDTT Bắc Ninh được trình bày ở bảng 2. Bảng 2. Thực trạng đội ngũ giảng viên của Bộ môn Bóng bàn - Trường ĐH TDTT Bắc Ninh Năm học TT Nội dung 2015-2016 2016-2017 2017-2018 1 Số lượng giáo viên 6 5 5 Nam 5 4 4 2 Giới tính Nữ 1 1 1 3 Tổng số sinh viên 27 27 30 4 Tỷ lệ sinh viên/giáo viên 4,5 5,4 6 Trên 10 năm 03 04 05 5 Thâm niên công tác Dưới 10 năm 03 02 01 Sau Đại học 06 06 06 Đại học 0 0 0 6 Trình độ chuyên môn Dưới Đại học 0 0 0 A 0 0 0 B 06 06 06 7 Trình độ tin học C 0 0 0 A 0 0 0 B 05 05 05 8 Trình độ ngoại ngữ C 01 01 01 Bảng 1. Thực trạng cơ sở vật chất phục vụ hoạt động ngoại khóa cho SVCNBB - Trường ĐH TDTT Bắc Ninh Năm học 2017 - 2018 Chất lượng Trang thiết bị, dụng cụ Số lượng Tốt Trung Bình Kém Bàn bóng bàn 09 07 02 Lưới bóng bàn 09 07 02 Quả bóng bàn X Vợt bóng bàn Tự túc X Thảm Nhà tập X Ánh sáng nhà tập X Máy bắn bóng 01 Dây nhảy 50 Tạ ante 1kg 06 Quả bóng đá 02 KHOA HỌC THỂ THAO SỐ 3/2019 17THỂ DỤC THỂ THAO QUẦN CHÚNGVÀ TRƯỜNG HỌC Qua bảng 2 cho thấy: bộ môn có 05 giáo viên, trong đó có 01 Tiến sĩ, 01 nghiên cứu sinh đang học trong nước, 01 nghiên cứu sinh đang đi học tại Trung Quốc từ năm 2015, 02 Thạc sĩ. Tuổi đời trung bình của giáo viên bộ môn là 40 tuổi, trung bình thâm niên công tác của các giáo viên bộ môn là từ 10 năm trở lên. Tất cả các giáo viên bộ môn đều có trình độ ngoại ngữ và tin học từ trình độ B trở lên. Đây là một lợi thế giúp các giáo viên sưu tầm, tham khảo các tài liệu chuyên ngành trên Internet cũng như các tài liệu nước ngoài nhằm phục vụ công tác giảng dạy một cách dễ dàng hơn. Tóm lại, hiện tại, lực lượng giáo viên của bộ môn đảm bảo cả về số lượng lẫn chất lượng trong công tác giảng dạy, theo đúng yêu cầu về tiêu chuẩn của người giảng viên giảng dạy trong trường Đại học. 2.3. Thực trạng nội dung chương trinh giảng dạy môn TTCN cho SVCNBB - Ngành GDTC - Trường ĐH TDTT Bắc Ninh Bóng bàn là môn thể thao được nhiều người yêu thích và phát triển ở khắp các tỉnh thành trong cả nước. Trong kế hoạch đào tạo của trường ĐH TDTT Bắc Ninh, môn học Bóng bàn là một trong những môn cơ bản dành cho SV chuyên ngành của ngành GDTC. Mục đích môn học: đào tạo SV trở thành giảng viên, giáo viên, hướng dẫn viên Bóng bàn cho các trường Đại học chuyên nghiệp, Cao đẳng, THPT, THCS, Tiểu học và các trường Trung cấp trong toàn quốc. * Mục tiêu môn học: - Về kiến thức: môn học góp phần giáo dục chuyên môn và giáo dục đạo đức tác phong, đào tạo SV trở thành cán bộ, giáo viên TDTT giỏi, tích cực góp phần vào sự phát triển sự nghiệp TDTT của đất nước. - Về kỹ năng: thực hiện thuần thục các kỹ, chiến thuật cơ bản, có khả năng thực hiện động tác đẹp, chính xác. Đồng thời, biết tổ chức, quản lý, giảng dạy, hướng dẫn môn Bóng bàn, cũng như có khả năng tổ chức thi đấu và trọng tài. Vận dụng kiến thức đã học vào nghiên cứu khoa học để ứng dụng công tác giảng dạy, hướng dẫn. - Về thái độ của SV: người học chấp hành, thực hiện đầy đủ các yêu cầu môn học đề ra. Luôn chủ động, tích cực vận dụng có hiệu quả kiến thức vào trong công việc sau này. * Yêu cầu đối với SV: tham gia học tập đầy đủ với khối lượng kiến thức theo qui định của BGD-ĐT và nhà trường đề ra * Số tín chỉ của môn học: chương trình môn học được tiến hành từ học kỳ 3 đến học kỳ 7, bao gồm: 330 tiết, tương đương 22 tín chỉ. Điều kiện tiên quyết: SV được tuyển sinh theo đúng quy chế tuyển sinh của Bộ Giáo dục và đào tạo, học theo đúng chuyên ngành đào tạo. * Nhiệm vụ của SV: - Dự lớp: tham gia đầy đủ với khối lượng kiến thức quy định. - Bài tập: làm bài tập, thảo luận nhóm, viết bài thu hoạch. - Dụng cụ học tập: vợt, bóng, giáo trình, sách chuyên khảo. - Thi học trình, thi kết thúc học phần. * Tiêu chuẩn đánh giá SV: - Tham gia học tập trên lớp đầy đủ theo quy định. - Viết bài tiểu luận. - Thi học trình, thi kết thúc học phần. * Thang điểm đánh giá: đánh giá thang điểm 10. Điểm thi của các học phần được căn cứ vào cách thức tính điểm của nhà trường: điểm ý thức 10%, điểm giữa kỳ: 30%, điểm kết thúc học phần 60%. + Điểm ý thức: tham gia các giờ học trên lớp đầy đủ, phát biểu ý kiến xây dựng bài học tích cực. + Điểm giữa kỳ: thi lý thuyết căn cứ vào chương trình của học phần. + Điểm kết thúc học phần: thi thực hành và lý thuyết Điểm học phần là tổng điểm của tất cả các điểm đánh giá bộ phận của học phần nhân với trọng số tương ứng. Điểm học phần làm tròn đến một chữ số thập phân, sau đó được chuyển thành thang điểm chữ và thang điểm 4 như sau (bảng 3): Bảng 3 Hình thức Thang điểm 10 Điểm Chữ Điểm 4 Xếp loại 9,0 đến 10 A+ 4,0 8,5 đến cận 9,0 A 3,7 Giỏi 8,0 đến cận 8,5 B+ 3,5 7,0 đến cận 8,0 B 3,0 Khá 6,5 đến cận 7,0 C+ 2,5 5,5 đến cận 6,5 C 2,0 Trung bình 5,0 đến cận 5,5 D+ 1,5 Loại đạt 4,0 đến cận 5,0 D 1,0 Trung bình yếu Loại không đạt < 4,0 F 0,0 Kém KHOA HỌC THỂ THAOSỐ 3/2019 Thông qua quá trình tổng hợp tài liệu chuyên ngành có liên quan, căn cứ vào chương trình môn học mới nhất mà bộ môn đã xây dựng được (nội dung các học phần là 330 tiết), chúng tôi đã thống kê được sự phân bổ chương trình môn học Bóng bàn cho SVC- NBB trường ĐH TDTT Bắc Ninh như sau (bảng 4): Chương trình học môn TTCN cho SVCNBB - Ngành GDTC - Trường ĐH TDTT Bắc Ninh là đầy đủ lượng kiến thức và phù hợp với mục tiêu giảng dạy của môn học. Tuy nhiên, khi tuyển sinh vào trường cũng có không ít số SV khả năng thực hành môn Bóng bàn vẫn còn kém, với tổng số thời gian là 330 giờ là tương đối hạn hẹp để có thể thực hiện theo đúng yêu cầu của mục tiêu môn học. Điều này làm ảnh hưởng tới chất lượng đào tạo của bộ môn nói riêng của nhà trường nói chung. Chính vì lí do đó, việc tập luyện ngoại khóa là vô cùng cần thiết để hoàn thiện, nâng cao khả năng trình độ chuyên môn cho SVCNBB nói riêng cũng như đáp ứng được chất lượng đào tạo của bộ môn và nhà trường nói chung. 2.4. Thực trạng về động cơ, nhu cầu tập luyện ngoại khóa môn TTCN của SVCNBB - Ngành GDTC - Trường ĐH TDTT Bắc Ninh Để đánh giá thực trạng nhu cầu tập luyện ngoại khóa môn TTCN cho SVCNBB - Ngành GDTC - Trường ĐH TDTT Bắc Ninh, đề tài tiến hành điều tra 12 SV chuyên ngành bóng bàn của trường (khóa đại học 51) về nhu cầu tập luyện ngoại khóa, động cơ tập luyện, nhu cầu tham gia các câu lạc bộ thể thao và đánh giá những yếu tố ảnh hưởng tới việc tham gia tập luyện ngoại khóa môn TTCN cho SVCNBB. Qua bảng 5 cho thấy: - Về nhu cầu tham gia tập luyện ngoại khóa môn TTCN (bóng bàn) có 66,67% số SV được hỏi có nhu cầu tham gia tập luyện, 25% số SV không có nhu cầu tham gia tập luyện và 8,33% không rõ ý kiến. Như vậy, đại đa số SV có nhu cầu tham gia tập luyện ngoại khóa môn TTCN (bóng bàn). - Về tần số tham gia tập luyện: số lượng SV thường xuyên tham gia tập luyện ngoại khóa chỉ chiếm 25%, sô lượng không thường xuyên chiếm tới 66,67%. Số SV thỉnh thoảng tham gia tập luyện chiếm 8,33%. - Về động cơ tham gia tập luyện ngoại khóa; phần lớn các SV tham gia tập luyện ngoại khóa có động cơ tập luyện tích cực do yêu thích môn Bóng bàn, do nhận thức được tác dụng của tập luyện ngoại khóa cũng như, tập luyện để nâng cao trình độ. Còn động cơ tập luyện do bạn bè khích lệ chiếm tỉ lệ không đáng kể. - Khi được hỏi về mô hình tập luyện ngoại khóa dưới hình thức câu lạc bộ thể thao, có tới 91,67% số SV yêu thích, điều này chứng tỏ, mô hình tập luyện câu lạc bộ thể thao rất được các em SV ưa chuộng. 2.5. Thực trạng công tác tổ chức hoạt động tập luyện ngoại khóa môn TTCN cho SVCNBB - Ngành GDTC - Trường ĐH TDTT Bắc Ninh Để đánh giá thực trạng công tác tổ chức hoạt động ngoại khóa môn TTCN cho SVCNBB - Ngành GDTC - Trường ĐH TDTT Bắc Ninh, chúng tôi tiến hành phỏng vấn trực tiếp các giáo viên và SVCNBB. Kết quả cho thấy: - Bộ môn đã khuyến khích SV tham gia hoạt động ngoại khóa môn bóng bàn. - Công tác tổ chức hoạt động ngoại khóa môn TTCN (Bóng bàn) cho SV phần lớn mang tính chất tự phát, SV tự tập luyện, chưa có sự hướng dẫn của giáo viên. - Ở một số khóa học, SV đã tự tổ chức các nhóm tập luyện, trong đó các bạn trình độ chuyên môn tốt sẽ giúp đỡ những bạn có trình độ chuyên môn kém hơn, tuy nhiên, hiệu quả chưa thực sự cao. - Một số SV có điều kiện kinh tế nhưng trình độ chuyên môn kém đã chủ động nhờ các SV có trình độ chuyên môn tốt hơn kèm riêng và có hỗ trợ kinh phí. Tuy nhiên, số lượng này không nhiều. Bảng 4. Phân phối chương trình THỜI GIAN VÀ HÌNH THỨC GIẢNG DẠY HỌC KÌ TÊN HỌC PHẦN SỐ TÍN CHỈ Tổng số giờ Lý thuyết Thảo luận Thực hành 3 Kỹ thuật tấn công và phòng thủ 4 60 8 52 4 Chiến thuật tấn công và phòng thủ 4 60 8 2 50 5 Luật và phương pháp tổ chức thi đấu bóng bàn 4 60 6 4 50 6 Biên soạn giáo án giảng dạy và nghiên cứu khoa học môn Bóng bàn 4 60 6 4 50 7 Phương pháp giảng dạy bóng bàn 6 90 6 4 80 Tổng 22 330 34 14 282 18 THỂ DỤC THỂ THAO QUẦN CHÚNGVÀ TRƯỜNG HỌC KHOA HỌC THỂ THAO SỐ 3/2019 19THỂ DỤC THỂ THAO QUẦN CHÚNGVÀ TRƯỜNG HỌC Như vậy, hoạt động ngoại khóa của SV là tự phát, SV có nhu cầu tập luyện nhưng chưa được đáp ứng. 3. KẾT LUẬN * Từ những kết quả nghiên cứu nêu trên cho thấy: - Công tác giảng dạy của bộ môn có nhiều mặt thuận lợi về chất lượng đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất đảm bảo song còn tồn tại một số vấn đề về thời lượng trong chương trình đào tạo còn hạn chế, phương pháp, phương tiện áp dụng vào trong giảng dạy còn chưa đa dang, phong phú. - Công tác tổ chức hoạt động ngoại khóa môn TTCN (Bóng bàn) cho SV phần lớn mang tính chất tự phát, SV tự tập luyện, chưa có sự hướng dẫn của giáo viên. Kết quả học tập của SV không chuyên của các khóa trong thời gian 2 năm gần đây đều ở mức trung bình và khá là chủ yếu, tức là kết quả thi lần 1 của SV đã đáp ứng yêu cầu đề ra của môn học, song đây không phải là kết quả tốt với yêu cầu về chất lượng hiện nay. Bảng 5. Thực trạng về động cơ, nhu cầu tập luyện ngoại khóa môn TTCN của SVCNBB - Ngành GDTC - Trường ĐH TDTT Bắc Ninh (n = 12) Kết quả phỏng vấn TT Nội dung phỏng vấn n % Bạn có nhu cầu tham gia tập luyện ngoại khóa môn TTCN (bóng bàn) không? - Có nhu cầu tham gia tập luyện 8 66,67 - Không có nhu cầu tham gia tập luyện 3 25 1 - Không nói rõ ý kiến 1 8,33 Bạn có tham gia tập luyện ngoại khóa môn TTCN (bóng bàn) không? - Có 7 58,34 - Không 4 33,33 2 - Không trả lời 1 8,33 Bạn có thường xuyên tham gia tập luyện ngoại khóa môn TTCN (bóng bàn) không? - Thường xuyên (từ 03 buổi /01 tuần trở lên) 3 25 - Không thường xuyên (từ 01 đến 02 buổi/01 tuần) 8 66,67 3 - Thỉnh thoảng (01 tới 02 buổi/01 tháng) 1 8,33 Động cơ tập luyện ngoại khóa môn TTCN (bóng bàn) của bạn là gì? 4 - Do yêu thích môn bóng bàn 4 33,33 - Do nhận thức được tác dụng của tập lyện ngoại khóa của môn thể thao chuyên ngành (bóng bàn) 4 33,33 - Do bạn bè khích lệ 2 16,67 - Do bắt buộc phải học môn Bóng bàn 0 0 - Tập luyện để nâng cao trình độ môn thể thao chuyên ngành. 2 16,67 Bạn có thích tham gia tập luyện ngoại khóa môn TTCN (bóng bàn) dưới hình thức câu lạc bộ không? - Có 11 91,67 5 - Không 1 8,33 Theo bạn, những yếu tố nào ảnh hưởng tới nhu cầu tâp luyện ngoại khóa môn TTCN (bóng bàn) của sinh viên? - Không yêu thích môn thể thao này 0 0 - Không có thời gian tập 3 25 - Không có giáo viên hướng dẫn 8 66,67 6 - Không nhận thức được tầm quan trọng của tập luyện ngoại khóa môn thể thao chuyên ngành (bóng bàn) 1 8,33 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.Bộ môn Bóng bàn (2011), Chương trình môn học bóng bàn, Trường đại học TDTT Bắc Ninh. 2. Nguyễn Danh Thái, Vũ Thành Sơn (1999), Bóng bàn, Nxb TDTT. 3. Lâm Quang Thiệp (2000), Giáo dục học đại học, Nxb ĐHQGHN. 4. Nguyễn Toán, Phạm Danh Tốn (2006), Lý luận và phương pháp TDTT, Nxb TDTT, Hà Nội. Nguồn bài báo: bài báo được trích từ đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở: “Nghiên cứu biện pháp nâng cao hiệu quả tập luyện ngoại khóa môn thể thao chuyên ngành cho sinh viên chuyên ngành Bóng bàn - ngành Giáo dục thể chất - Trường Đại học TDTT Bắc Ninh”. (Ngày Tòa soạn nhận được bài: 14/3/2019; ngày phản biện đánh giá: 16/4/2019; ngày chấp nhận đăng: 22/5/2019)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfthuc_trang_tap_luyen_ngoai_khoa_mon_the_thao_chuyen_nganh_cu.pdf