Ki n nghị chính sách để phát triển khu
vực kinh t phi chính thức
KTPCT là một bộ phận cấu thành lớn,
chiếm tỷ trọng cao trong thành phần kinh tế và
việc làm ở Việt Nam. Và trong tương lai, cho dù
chúng ta có đề ra những kế hoạch phát triển kinh
tế như thế nào đi chăng nữa thì khu vực này vẫn
sẽ tồn tại song hành cùng nền kinh tế chính thức.
Vì vậy, KTPCT (bao gồm khu vực KTPCT và
việc làm PCT) cần được công nhận sự tồn tại và
có cơ chế chính sách phù hợp để quản lý nhằm
tạo cơ chế phát triển cho thành phần kinh tế
chiếm tỷ trọng khá lớn trong nền kinh tế quốc
dân của Việt Nam.
Một là, cần đưa ra một khái niệm phù hợp
với thực tế tồn tại của KTPCT tại Việt Nam, qua
đó các cơ quan quản lý nhà nước có thể nhận
thức rõ ràng và dành nhiều sự quan tâm hơn đối
với khu vực này. Khái niệm này cần được xác
định trong văn bản pháp lý phù hợp (luật, nghị
định, thông tư, v.v.). Định nghĩa này cần được
các cơ quan chủ chốt như Bộ Kế hoạch và Đầu
tư, Bộ Tài chính, Bộ Lao động, Thương binh và
Xã hội và Tổng cục Thống kê thông qua, tạo cơ
sở cho các tổ chức và doanh nghiệp tham chiếu.
Đây là một điều kiện tiên quyết cho các cơ quan
khác nhau (nhà nước và phi chính phủ) tiến hành
các hoạt động hỗ trợ phát triển khu vực PCT.
Hai là, cần chính thức hóa KTPCT là điều
cần thiết thông qua các quy định pháp luật như
chính sách khuyến khích đăng ký kinh doanh với
mục tiêu cải thiện điều kiện lao động và thu
nhập; hỗ trợ đồng thời những người tiếp tục làm
việc trong khu vực PCT (tín dụng, đào tạo nghề).
Cần bổ sung các biện pháp để các đối tượng lao
động PCT được tham gia bảo hiểm thất nghiệp,
dần lấp đầy khoảng trống an sinh xã hội. Việc
thiết lập các quy tắc rõ ràng và được tất cả mọi
người hiểu biết sẽ giúp giảm sự tùy tiện trong các
quyết định và sách nhiễu của công chức, đồng
thời giúp các cơ quan có thẩm quyền thực thi luật
một cách chặt chẽ hơn.
Ba là, cần nâng cao chất lượng và số lượng
các thông tin thống kê, đặc biệt là các thông tin
thống kê về KTPCT là yêu cầu vô cùng cấp
bách. Cần tập trung nhiên cứu, áp dụng các
phương pháp thống kê mới, tiên tiến theo chuẩn
mực quốc tế phù hợp với thực tiễn Việt Nam.
Việc thu thập thông tin về KTPCT nên được thể
chế hóa; điều tra KTPCT cần được đưa vào
chương tr nh điều tra thống kê quốc gia – nhằm
đảm bảo nắm bắt hợp lý và toàn diện thông tin về
khu vực này, từ đó cung cấp thông tin chính thức
cho các nhà hoạch định chính sách.
6 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 14/01/2022 | Lượt xem: 256 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực trạng và chính sách quản lý kinh tế phi chính thức ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chuyên mục: Kinh t & Quản lý - TẠP CHÍ KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH SỐ 10 (2019)
31
THỰC TRẠNG VÀ CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC Ở VIỆT NAM
Đặng Ngọc Huyền Trang1,
Dương Thị Thùy Linh2
Tóm tắt
Kinh tế phi chính thức (gồm khu vực kinh tế phi chính thức và việc làm phi chính thức) dù chưa được
định nghĩa thống nhất nhưng không thể phủ nhận được tầm ảnh hưởng và vai trò của nó trong nền kinh
tế quốc dân của Việt Nam nói riêng và của các nước đang phát triển nói chung. Còn nhiều bất cập về
mặt chính sách và không có hành lang pháp lý thỏa đáng cho kinh tế phi chính thức tồn tại và phát triển
trong tầm kiểm soát của nhà nước trong khi sự tồn tại của kinh tế phi chính thức đòi hỏi cần có những
định nghĩa cụ thể, chính xác và chính sách pháp luật phù hợp để quản lý và tạo điều kiện cho thành
phần kinh tế này phát triển hợp lý. Bằng phương pháp thống kê, tổng hợp và đánh giá phân tích các
quan điểm, thực trạng, chính sách về khu vực kinh tế phi chính thức, bài báo đưa ra các kiến nghị phù
hợp để phát triển toàn diện và sử dụng tối ưu lợi ích do khu vực kinh tế này đem lại.
Từ khóa: Kinh tế phi chính thức, việc làm phi chính thức, chính sách pháp luật, hành lang pháp lý,
thành phần kinh tế.
THE INFORMAL ECONOMY –SITUATION AND POLICY MANAGEMENT IN VIETNAM
Abstracts
Although the informal economy (including the informal economic sector and informal employment) has
not been uniformly defined, no one can deny its influence on and role in the national economy of
Vietnam in particular and of developing countries in general. There are many policy shortcomings and
no adequate legal frameworks for the informal economy to exist and develop under the control of the
state, whereas the existence of the informal economy requires specific and accurate definitions and
appropriate policies to manage and facilitate reasonably. Using statistical methods, the paper analyzes
and summarizes the situation and policies on the informal economic sector, then makes appropriate
recommendations for the comprehensive development and optimal use of this economic sector.
Keywords: Informal economy, informal employment, legal policy. legal framework, economic
components.
JEL classification: E26
1. Đặt vấn đề
Mặc dù kinh tế phi chính thức (KTPCT) là
một khu vực chủ chốt trong nền kinh tế của các
nước đang phát triển nhưng cho đến nay khu vực
này vẫn chưa nhận được sự quan tâm thỏa đáng
về chính sách ở nhiều quốc gia trong đó có Việt
Nam. Thực tế, khu vực này tồn tại từ lâu và đã
trở thành bộ phận quan trọng cấu thành nền kinh
tế của tất cả các nước trên thế giới, đặc biệt là đối
với các nước đang phát triển như Việt Nam. Quá
trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường và
đẩy mạnh công nghiệp hóa nông nghiệp và nông
thôn theo hướng hiện đại đã và đang tạo ra nhiều
cơ hội thuận lợi cho khu vực kinh tế phi chính
thức phát triển rất mạnh mẽ tại Việt Nam. Thực
tế cho thấy khu vực KTPCT có vai trò rất lớn
trong nền kinh tế nhưng do t nh trạng thống kê
không đầy đủ và không chính xác năng lực, đóng
góp của khu vực này vào nền kinh tế của quốc
gia, đặc biệt là hiện nay, khu vực kinh tế này
cũng đang đứng trước nhiều khó khăn, thách
thức trong xu hướng phát triển của nền kinh tế
số hiện nay. Những chính sách, quy định cụ thể
tạo điều kiện cho khu vực kinh tế này phát triển
đã và đang bộc lộ nhiều bất cập cần được tập
trung giải quyết nhất là trong lĩnh vực việc làm
phi chính thức.
2. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu
Nghiên cứu về khu vực KTPCT có từ nhiều
năm nay đã bước đầu đưa ra các quan điểm về
KTPCT, đánh giá tầm quan trọng và các tác động
của khu vực kinh tế này trong nền kinh tế quốc dân.
Chuyên mục: Kinh t & Quản lý - TẠP CHÍ KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH SỐ 10 (2019)
32
Dương Đăng Khoa (Tạp chí Phát triển kinh
tế 7/2006) nghiên cứu các hình thái tồn tại của
KTPCT và đánh giá sự bất b nh đẳng trong chính
sách quản lý giữa khu vực chính thức và phi
chính thức.
Viện Khoa học Thống kê (2010) đã đưa ra
tổng quan về kết quả điều tra thống kê khu vực
kinh tế phi chính thức ở Việt Nam và một số
khuyến nghị về quản lý thông tin thị trường lao
động và phát triển nguồn nhân lực.
Theo Lê Đăng Doanh tại Tọa đàm Khu vực
kinh tế phi chính thức - Thực trạng ở Việt Nam (Hà
Nội 18/12/2012) đã đưa ra một số vấn đề kinh tế
phi chính thức ở Việt Nam theo đó đánh giá thực
trạng tồn tại của KTPCT trong các năm vừa qua.
Bùi Sỹ Tuấn - Đỗ Minh Hải (Viện Khoa
học Lao động và Xã hội -2012) đã phân tích an
sinh xã hội của khu vực KTPCT từ đó đánh giá
tác động tới chất lượng và số lượng của nguồn
lao động trong khu vực này.
Trong bài báo này bằng các phương pháp
thống kê, tổng hợp và đánh giá phân tích các
quan điểm, thực trạng, chính sách về khu vực
kinh tế phi chính thức, chúng tôi muốn đưa ra
các kiến nghị phù hợp để phát triển toàn diện và
sử dụng tối ưu lợi ích do khu vực kinh tế này
đem lại, đảm bảo đáp ứng yêu cầu của nền kinh
tế trong xu hướng hội nhập.
3. Các quan điểm và vai trò của kinh t
phi chính thức ở Việt Nam
3.1. Một số quan điểm về kinh tế phi chính thức
Hiện nay, trên thế giới đang phổ biến một số
tên gọi như: khu vực phi chính quy (Informal
sector); kinh tế bóng đen (Shadow economy);
kinh tế ngầm (Underground economy) Dù tên
gọi được dùng khác nhau, chung quy lại các
thuật ngữ trên đều phản ánh bản chất các hoạt
động của một khu vực KTPCT, trái ngược với
khu vực kinh tế chính thống.
3.1.1 Quan điểm của Tổ chức Lao động Thế giới
(ILO)
Theo ILO 1993 và 2002, OECD 2002, SNA
1993 và 2008 [11] th “kinh tế chưa được giám
sát” bao gồm 3 thành tố:
Nền KTPCT thoát khỏi (một phần hoặc
hoàn toàn) các quy định của Nhà nước (nhưng
không cố ý) – đặc biệt là ở các nước đang phát
triển: Lao động tự làm; điều tra trực tiếp.
Kinh tế ngầm: Tránh các quy định của Nhà
nước (cố ý khai thấp doanh số); tiếp cận gián
tiếp: Chợ đen (tránh kiểm toán thuế).
Kinh tế bất hợp pháp: Sản phẩm bất hợp
pháp (Sản phẩm và dịch vụ: Buôn bán ma túy)
Theo đó th :
- KTPCT là khu vực mà ở đó tồn tại việc làm
phi chính thức, là một tập hợp các đơn vị sản xuất
ra sản phẩm vật chất và dịch vụ với mục tiêu chủ
yếu nhằm tạo ra công ăn việc làm và thu nhập cho
những người có liên quan, đóng góp vào GDP mà
khu vực kinh tế chính thức không với tới được.
KTPCT bao gồm nhiều khu vực, nhiều loại hình,
nhiều hình thức và đối tượng hoạt động.
- Đơn vị sản xuất kinh doanh (SXKD) thuộc
khu vực KTPCT mang những đặc điểm của hộ
SXKD, không có tư cách pháp nhân, hoạt động
của các đơn vị SXKD thuộc khu vực KTPCT
không nhằm để lảng tránh nghĩa vụ nộp thuế, bảo
đảm xã hội, vi phạm luật lao động hay vi phạm
luật pháp hoặc bất k quy định quản lý nào khác
(Hệ thống Tài khoản Quốc gia – SNA, Tái bản lần
thứ tư) Những đơn vị này thường được tổ chức
đơn giản, quy mô nhỏ, với không hoặc rất ít sự
phân chia giữa lao động và vốn là các yếu tố đầu
vào của sản xuất. Các mối liên hệ việc làm (nếu
có) chủ yếu dựa trên sự tình cờ, quan hệ họ hàng,
hoặc quan hệ cá nhân, sự quen biết hơn là các thỏa
thuận hợp đồng với sự bảo đảm chính thức.
Như vậy, khái niệm về các hoạt động của
khu vực KTPCT khác với các hoạt động tương tự
của kinh tế giấu giếm hay kinh tế ngầm.
3.1.2. Quan điểm của Viện Khoa học Thống kê
(Tổng cục Thống kê)
Năm 2007, Viện Khoa học Thống kê
(KHTK) và Đơn vị nghiên cứu Phát triển, Thể
chế và Phân tích Dài hạn (DIAL) đã thiết kế một
lược đồ điều tra để thu thập thông tin về khu vực
KTPCT và việc làm phi chính thức ở Việt Nam.
Lược đồ này được xây dựng có sự tham khảo các
khuyến nghị của các tổ chức quốc tế, có điều
chỉnh cho phù hợp với điều kiện của Việt Nam:
Khu vực KTPCT được định nghĩa là “tất cả
các doanh nghiệp không có tư cách pháp nhân,
sản xuất ít nhất một hoặc một vài sản phẩm và
Chuyên mục: Kinh t & Quản lý - TẠP CHÍ KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH SỐ 10 (2019)
33
dịch vụ để bán hoặc trao đổi, không đăng kí kinh
doanh (không có giấy phép kinh doanh) và
không thuộc ngành nông, lâm nghiệp và thủy
sản” (gọi tắt là ngành nông nghiệp). Các doanh
nghiệp như vậy được gọi là “các hộ SXKD phi
chính thức”, phù hợp với từ dùng chính thức về
loại hình SXKD này. Việc loại hoạt động SXKD
trong lĩnh vực nông nghiệp ra khỏi định nghĩa là
do đặc trưng hoạt động nông nghiệp và phi nông
nghiệp có sự khác nhau, ví dụ như tính thời vụ,
tổ chức lao động, mức thu nhập, và công cụ
điều tra khác nhau ở 2 khu vực này. Các hộ
SXKD chính thức (có đăng ký kinh doanh) thuộc
vào khu vực kinh tế chính thức.[2]
Việc làm phi chính thức được định nghĩa là
việc làm không có bảo hiểm xã hội (đặc biệt là
bảo hiểm y tế). Ở Việt Nam, tất cả các doanh
nghiệp và hộ SXKD có đăng ký kinh doanh, bất
kể có quy mô như thế nào đều bắt buộc phải
đăng ký lao động thường xuyên (có hợp đồng lao
động ít nhất là từ 3 tháng trở lên) của đơn vị
mình với Cơ quan Bảo hiểm Xã hội Việt Nam.
Tất cả các việc làm thuộc khu vực KTPCT được
coi là việc làm phi chính thức.
Như vậy theo các quan điểm trên thì
KTPCT sẽ bao gồm cả khu vực KTPCT và việc
làm phi chính thức. Thông thường các nước đang
phát triển trên thế giới, 60% cơ hội việc làm là ở
KTPCT còn ở Việt Nam thì tỉ lệ này lên đến
82%. KTPCT ở Việt Nam dù tồn tại khá mạnh
mẽ nhưng vẫn chưa được định nghĩa chính thức.
3.2 Vai trò của KTPCT trong nền kinh tế - xã
hội Việt Nam.
Thực tế khu vực này tồn tại từ lâu và đã trở
thành một bộ phận quan trọng cấu thành nền
kinh tế của tất cả các nước trên thế giới, đặc biệt
đối với các nước đang phát triển như Việt Nam.
Hoạt động KTPCT xuất hiện khắp mọi nơi ở
Việt Nam và phát triển vô cùng mạnh mẽ.
Đối với xã hội, khu vực KTPCT tạo ra một
tỷ lệ lớn việc làm cho số lượng lao động tăng dần
của Việt Nam trong các năm. Theo số liệu của
Tổng cục Thống kê về t nh h nh lao động qua các
năm, có thể thấy tỉ lệ lao động có việc làm phi
chính thức ngoài hộ nông, lâm nghiệp, thủy sản
những năm gần đây luôn ở mức trung bình là
trên 50% tỉ lệ lao động có việc làm (bảng 1),
trong đó ở khu vực nông thôn thì tỉ lệ này cao
hơn so với thành thị (bảng 1). Đối với hai thành
phố lớn là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh thì
khu vực KTPCT là nguồn cung cấp việc làm cho
số lượng lớn người lao động và lực lượng lao
động này chiếm theo thứ tự 30% và 32,9% tổng
số lao động của từng thành phố. Nếu loại bỏ hoạt
động nông nghiệp thì tại Hà Nội, có 300.000 hộ
SXKD phi chính thức với 470.000 lao động còn
Thành phố Hồ Chí Minh là 750.000 hộ với 1
triệu lao động.
Bảng 1: Tỷ lệ lao động có việc làm phi chính thức qua các năm (%)
Năm 2015 2016 2017 2018
Tỷ lệ lao động có việc làm phi chính thức 57.5 58,1 57,6 56.2
Nguồn: Tổng cục Thống kê
Bảng 2: Tỷ lệ lao động có việc làm phi chính thức phân theo khu vực (%)
Năm 2015 2016 2017 2018
Tỷ lệ lao động có việc làm theo khu vực
- Thành thị 53,5 54,3 53,6 52, 7
- Nông thôn 60,3 60,5 60,2 59, 9
Nguồn: Tổng cục Thống kê
Đối với nền kinh tế đang trên đà phát triển
mạnh của Việt Nam th đóng góp của KTPCT
chiếm tỷ trọng lớn mặc dù việc đánh giá, thống
kê còn chưa hoàn thiện. Các hộ kinh doanh phi
chính thức chủ yếu tập trung vào ngành dịch vụ
như các nhà hàng ăn uống, khách sạn, sửa chữa
nhỏ... chiếm tỷ trọng trên 40%, tiếp theo là
thương mại (bán buôn, bán lẻ) và một bộ phận
nhỏ thuộc ngành công nghiệp và xây dựng...
Theo Vũ Sỹ Cường (Học viện Tài chính) thì lao
động khu vực nông nghiệp và khu vực phi chính
thức đang có tỷ lệ cao trong cơ cấu nền kinh tế
và 7 năm nay tỷ lệ đóng góp của khu vực này
trong GDP vẫn quanh mức 33%. Sự tăng trưởng
mạnh mẽ của Việt Nam trong những năm qua đã
ghi nhận sự phát triển đáng kể của hoạt động
Chuyên mục: Kinh t & Quản lý - TẠP CHÍ KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH SỐ 10 (2019)
34
kinh tế không chính thức trong đó phải kể đến
đóng góp của các hộ kinh doanh cá thể. Theo số
liệu của Tổng cục Thống kê (2017), nếu như
kinh tế Nhà nước đóng góp 32,2% vào GDP, th
kinh tế ngoài Nhà nước góp tới 48,3%; (Kinh tế
tập thể 5%, Kinh tế tư nhân 10,9%, Kinh tế cá
thể 32,3%); Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài
19,5%. Như vậy, trong khu vực kinh tế ngoài
Nhà nước, khu vực kinh tế cá thể có tỷ trọng
đóng góp cao nhất trong GDP (xấp xỉ 33%), cao
hơn khu vực kinh tế Nhà nước và cao hơn hẳn
khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
4. Thực trạng pháp lý của kinh t phi
chính thức
Dễ dàng nhận thấy rằng việc làm phi chính
thức có xu hướng giảm dần trong giai đoạn 2015 –
2018 từ 57,50% xuống còn 56,2 %. Nguyên nhân
của thực trạng này là do triển vọng kinh tế không
sáng sủa khiến các doanh nghiệp chính thức đặc
biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa giảm bớt lợi ích
cho các lao động như: Bảo hiểm xã hội hoặc tránh
ký kết hợp đồng lao động theo yêu cầu của luật
pháp. Do đó rất khó t m được việc làm hoặc duy
trì việc làm chính thức. Về phía doanh nghiệp, chi
phí để chính thức hóa việc làm là rất cao bên cạnh
đó, sự cứng nhắc trong các quy định về lao động
làm cho người sử dụng lao động không muốn thuê
nhân công chính thức.
Mặc dù tầm quan trọng của KTPCT ngày
càng gia tăng, khu vực này vẫn là lĩnh vực bị bỏ
quên trong các chính sách công. KTPCT về cơ
bản dường như chưa được Nhà nước quan tâm.
Trong thời gian qua, chưa hề có chính sách hỗ
trợ nào (đào tạo, nâng cao năng lực, tín dụng vi
mô, tiếp cận thị trường,) hướng trực tiếp đến
khu vực này, cũng như khu vực này không được
hưởng các gói kích thích, các biện pháp hỗ trợ để
hạn chế tác động của các cuộc khủng hoảng.
Thứ nhất, với khu vực KTPCT thì các quy
định pháp luật về đăng ký kinh doanh không
ràng buộc cụ thể đối với khu vực kinh tế này:
- Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tính
đến hết năm 2014 [9], cả nước có tổng cộng
4.658 triệu hộ kinh doanh cá thể với số lượng lao
động gần 8 triệu người. Thực tế là hầu như
không có hộ kinh doanh PCT nào (tỷ lệ thấp hơn
1%) biết đến ngưỡng thu nhập các hộ kinh doanh
phải thực hiện đăng ký; thậm chí ngay cả đối với
các hộ kinh doanh chính thức thì chỉ có một bộ
phận nhỏ (10% ở Hà Nội và 20% ở TP. HCM)
cho biết họ nắm được các quy định pháp luật về
đăng ký kinh doanh, và những hiểu biết của họ
về vấn đề này rất hạn chế. Luật doanh nghiệp
2014 và nghị định số 78/2015 của Chính phủ về
đăng ký doanh nghiệp th quy định: “Hộ gia đ nh
sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và
những người bán hàng rong, quà vặt, buôn
chuyến, kinh doanh lưu động, làm dịch vụ có thu
nhập thấp không phải đăng ký, trừ trường hợp
kinh doanh các ngành, nghề có điều kiện, Ủy ban
nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
quy định mức thu nhập thấp áp dụng trên phạm
vi địa phương”.
- Các hộ kinh doanh cá thể dưới 10 lao
động không có tư cách pháp nhân gây khó khăn
cho tiếp cận nguồn vốn, chế độ chịu trách nhiệm
cho các khoản nợ
- Số lượng người lao động có thu nhập thấp
trong xã hội là rất lớn nhưng không có cơ chế
thống kê, quản lý. ớc tính cứ mỗi đô la trong
tổng thu nhập quốc dân thì một nửa đô la không
được báo cáo [1]. Và ba phần tư số giao dịch bất
động sản được tiến hành không chính thức [1].
Cứ một công ty được niêm yết giao dịch trên thị
trường chứng khoán thì có tới 30 công ty được
giao dịch không chính thức [1]. Như vậy là khu
vực KTCT vẫn khó kiểm soát.
Thứ hai, lao động trong khu vực phi chính thức
có tr nh độ học vấn và có chuyên môn kỹ thuật
tương đối thấp, thấp nhất so với lao động ở các
khu vực khác trừ khu vực nông nghiệp:
- Chỉ có 15,7% số lao động có tr nh độ từ
phổ thông trung học trở lên, trên 90% số lao
động thuộc khu vực không chính thức không có
bất kỳ chứng chỉ tay nghề nào.
- Bên cạnh đó, lao động khu vực phi chính
thức còn có những đặc điểm dễ nhận thấy khác
như: việc làm bấp bênh, thiếu ổn định; không có
hợp đồng lao động, thu nhập thấp (trung bình chỉ
đạt 2,2 - 2,5 triệu/tháng), thời gian làm việc dài
(bình quân 47,3 giờ/tuần, cao hơn so với mức
bình quân là 43,8 giờ/tuần).
- Doanh nghiệp trong khu vực này thường
có quy mô rất nhỏ hoặc siêu nhỏ (từ 10 lao động
Chuyên mục: Kinh t & Quản lý - TẠP CHÍ KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH SỐ 10 (2019)
35
trở xuống); không đăng ký kinh doanh, không
đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, không chi
trả các chế độ phụ cấp và các khoản phúc lợi xã
hội khác cho người lao động Nếu như khu vực
chính thức như hành chính sự nghiệp, các doanh
nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, hiện nay
các chính sách an sinh xã hội bắt buộc như
BHXH bắt buộc, bảo hiểm y tế bắt buộc được
triển khai tương đối khá thì khu vực không chính
thức, khu vực nông thôn hiện nay việc triển khai
chính sách gặp nhiều khó khăn. Việc triển khai
hệ thống an sinh xã hội tự nguyện có tầm quan
trọng đặc biệt (vì việc làm trong khu vực phi
chính thức vẫn duy trì ở tỉ lệ cao như đã phân
tích ở trên (Bảng 1).
5. Ki n nghị chính sách để phát triển khu
vực kinh t phi chính thức
KTPCT là một bộ phận cấu thành lớn,
chiếm tỷ trọng cao trong thành phần kinh tế và
việc làm ở Việt Nam. Và trong tương lai, cho dù
chúng ta có đề ra những kế hoạch phát triển kinh
tế như thế nào đi chăng nữa thì khu vực này vẫn
sẽ tồn tại song hành cùng nền kinh tế chính thức.
Vì vậy, KTPCT (bao gồm khu vực KTPCT và
việc làm PCT) cần được công nhận sự tồn tại và
có cơ chế chính sách phù hợp để quản lý nhằm
tạo cơ chế phát triển cho thành phần kinh tế
chiếm tỷ trọng khá lớn trong nền kinh tế quốc
dân của Việt Nam.
Một là, cần đưa ra một khái niệm phù hợp
với thực tế tồn tại của KTPCT tại Việt Nam, qua
đó các cơ quan quản lý nhà nước có thể nhận
thức rõ ràng và dành nhiều sự quan tâm hơn đối
với khu vực này. Khái niệm này cần được xác
định trong văn bản pháp lý phù hợp (luật, nghị
định, thông tư, v.v.). Định nghĩa này cần được
các cơ quan chủ chốt như Bộ Kế hoạch và Đầu
tư, Bộ Tài chính, Bộ Lao động, Thương binh và
Xã hội và Tổng cục Thống kê thông qua, tạo cơ
sở cho các tổ chức và doanh nghiệp tham chiếu.
Đây là một điều kiện tiên quyết cho các cơ quan
khác nhau (nhà nước và phi chính phủ) tiến hành
các hoạt động hỗ trợ phát triển khu vực PCT.
Hai là, cần chính thức hóa KTPCT là điều
cần thiết thông qua các quy định pháp luật như
chính sách khuyến khích đăng ký kinh doanh với
mục tiêu cải thiện điều kiện lao động và thu
nhập; hỗ trợ đồng thời những người tiếp tục làm
việc trong khu vực PCT (tín dụng, đào tạo nghề).
Cần bổ sung các biện pháp để các đối tượng lao
động PCT được tham gia bảo hiểm thất nghiệp,
dần lấp đầy khoảng trống an sinh xã hội. Việc
thiết lập các quy tắc rõ ràng và được tất cả mọi
người hiểu biết sẽ giúp giảm sự tùy tiện trong các
quyết định và sách nhiễu của công chức, đồng
thời giúp các cơ quan có thẩm quyền thực thi luật
một cách chặt chẽ hơn.
Ba là, cần nâng cao chất lượng và số lượng
các thông tin thống kê, đặc biệt là các thông tin
thống kê về KTPCT là yêu cầu vô cùng cấp
bách. Cần tập trung nhiên cứu, áp dụng các
phương pháp thống kê mới, tiên tiến theo chuẩn
mực quốc tế phù hợp với thực tiễn Việt Nam.
Việc thu thập thông tin về KTPCT nên được thể
chế hóa; điều tra KTPCT cần được đưa vào
chương tr nh điều tra thống kê quốc gia – nhằm
đảm bảo nắm bắt hợp lý và toàn diện thông tin về
khu vực này, từ đó cung cấp thông tin chính thức
cho các nhà hoạch định chính sách.
6. K t luận
Bài viết nêu lên tầm quan trọng và thực
trạng pháp lý của khu vực kinh tế phi chính thức
tại Việt Nam. Khu vực kinh tế phi chính thức sẽ
tiếp tục gia tăng quy mô trên phương diện việc
làm. Mặc dù gần đây đã có chuyển biến nhận
thức về tầm quan trọng của khu vực kinh tế phi
chính thức như các nội dung của Chiến lược
Quốc gia (Bộ lao động thương binh và xã hội)
[12] về việc làm cho năm 2011 - 2020 tại Việt
Nam, khu vực kinh tế phi chính thức vẫn không
được chính sách kinh tế của nhà nước quan tâm
tới. Việc nâng cao lợi ích của KTPCT cần khắc
phục tình trạng bất b nh đẳng trong chính sách
giữa các khu vực kinh tế. Việc xây dựng và thực
hiện các chính sách thích hợp vẫn còn là một
thách thức lớn mà Việt Nam, hiện đã trở thành
một quốc gia có thu nhập trung bình phải đối
mặt. Các khuyến nghị được đưa ra dựa trên cơ sở
thực tế lỗ hổng của các quy định pháp luật cho
KTPCT, tuy nhiên vẫn cần đánh giá tác động ảnh
hưởng của các nền kinh tế nước ngoài và xu
hướng phát triển kinh tế thế giới để có một chính
sách phù hợp nhất cho khu vực KTPCT nhiều
tiềm năng này.
Chuyên mục: Kinh t & Quản lý - TẠP CHÍ KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH SỐ 10 (2019)
36
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Bộ Lao động – Thương binh và xã hội. (2018). Chiến lược việc làm 2011 - 2020 đóng vai trò quan
trọng trong công cuộc đổi mới.
[2]. Nguyễn Hữu Chí, Nguyễn Thị Thu Huyền. (2010). Thị trường lao động và kinh tế phi chính thức ở
Việt Nam trong giai đoạn khủng hoảng và phục hồi 2007 – 2009. Dự án TCTK/IRD-DIAL.
[3]. Lê Đăng Doanh. (18/12/2012). Một số vấn đề kinh tế phi chính thức ở Việt Nam. Tọa đàm: Khu vực
kinh tế phi chính thức - Thực trạng ở Việt Nam, Hà Nội.
[4]. Jean-Pierre Cling, Mireille Razafindrakoto và François Roubaud. (2011). The informal economy in
Vietnam.
[5]. Ngân hàng thế giới và công ty tài chính quốc tế. (2014). Báo cáo thường niên, ngày 29 tháng 10
năm 2014.
[6]. Ngân hàng thế giới. (2018). Giám sát. Truy cập ngày 15/03/2018 từ
[7]. Hoài Nam, Stephane Lagree Jean-Pierre Cling, Mireille Razafindrakoto và François Roubaud.
(2013). Kinh tế phi chính thức tại các nước đang phát triển. Nhà xuất bản Trí thức.
[8]. SNA,Brussels/luxembourg, New York, Paris, Washington, D.C (1993). Hệ thống Tài khoản Quốc
gia, Tháng 4 năm 2014.
[9]. Quốc hội. (2014). Luật doanh nghiệp 2014 và các văn bản liên quan, ngày 26 tháng 11 năm 2014.
[10]. Quốc hội. (2014). Luật Bảo hiểm xã hội 2014 và các văn bản liên quan, ngày 20 tháng 11 năm 2014.
[10]. Tổng cục Thống kê. (2015). Tình hình kinh tế - xã hội năm 2013 đến năm 2015.
[11]. Viện Khoa học Thống kê. (2010). Tổng quan về kết quả điều tra thống kê khu vực kinh tế phi chính
thức ở Việt Nam và một số khuyến nghị về quản lý thông tin thị trường lao động và phát triển nguồn
nhân lực.
Thông tin tác giả:
1. Đặng Ngọc Huyền Trang
- Đơn vị công tác: Trường ĐH Kỹ thuật Công Nghiệp
- Địa chỉ email: dangngochuyentrang@gmail.com
2. Dương Thị Thùy Linh
- Đơn vị công tác: Trường ĐH Kỹ thuật Công Nghiệp
Ngày nhận bài: 9/3/2019
Ngày nhận bản sửa: 11/9/2019
Ngày duyệt đăng: 25/09/2019
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- thuc_trang_va_chinh_sach_quan_ly_kinh_te_phi_chinh_thuc_o_vi.pdf