Trong những năm qua, việc khai
thác và phát huy các giá trị của DTLSVH
ở tỉnh TT-H đã thu được những kết quả
nhất định, giúp cho ngành du lịch của
tỉnh ngày càng phát triển. Tuy nhiên, hiệu
quả mang lại chưa cao, chưa tương xứng
với tiềm năng, thế mạnh của hệ thống
DTLSVH đa dạng và đặc sắc của Tỉnh.
Vấn đề khai thác các di tích cần được chú
trọng đẩy mạnh hơn nữa để đáp ứng yêu
cầu phát triển nhanh và lâu dài của ngành
du lịch TT-H; đồng thời, phải hướng đến
sự phát triển bền vững trong hoạt động
khai thác tài nguyên
7 trang |
Chia sẻ: honghp95 | Lượt xem: 1050 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực trạng và định hướng khai thác các di tích lịch sử - Văn hóa tỉnh Thừa Thiên -Huế phục vụ phát triển du lịch, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Nguyễn Hà Quỳnh Giao và tgk
_____________________________________________________________________________________________________________
123
THỰC TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG KHAI THÁC
CÁC DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA TỈNH THỪA THIÊN - HUẾ
PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH
NGUYỄN HÀ QUỲNH GIAO*, PHẠM XUÂN HẬU**
TÓM TẮT
Di tích lịch sử - văn hóa (DTLSVH) luôn là thế mạnh lâu dài của ngành du lịch tỉnh
Thừa Thiên - Huế (TT-H). Bên cạnh những thành tựu, hoạt động khai thác các di tích
trong những năm qua vẫn còn tồn tại một số vấn đề bất hợp lí, chưa phát huy hết giá trị và
vai trò của các DTLSVH. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả khai thác các DTLSVH phục vụ du
lịch, chúng tôi đề xuất một số định hướng chủ yếu về kinh doanh, đầu tư và sự tham gia
của cộng đồng nhằm hướng đến sự phát triển bền vững của ngành du lịch TT-H.
Từ khóa: di tích, di tích lịch sử - văn hóa - văn hóa, du lịch.
ABSTRACT
The reality and orientation of exploiting historical-cultural relics to develop tourism
in Thua Thien - Hue
Historical-cultural relics have always been an advantage of tourism in Thua Thien –
Hue (TT-H). Besides achievements, there are still some irrational issues in the exploitation
of the relics in recent years, hindering the full promotion of values and roles of historical-
cultural relics. Therefore, in order to better exploit historical-cultural relics for tourism,
the article proposes some suggestions in terms of business, investment and community
participation for the sustainable development of tourism in Thua Thien – Hue.
Keywords: relics, cultural - historical relics, tourism.
1. Đặt vấn đề
Tài nguyên du lịch nhân văn,
trong đó nổi bật nhất là hệ thống
DTLSVH, đóng vai trò quan trọng
trong việc phát triển du lịch ở TT-H.
Trong những năm qua, việc khai thác
giá trị của các DTLSVH, đặc biệt là
Quần thể di tích Cố đô Huế - di sản văn
hóa thế giới, đã góp phần quan trọng
thúc đẩy sự phát triển của ngành du lịch
TT-H, tạo cơ sở giải quyết công ăn việc
làm cho người lao động. Tuy nhiên, trong
* NCS, Trường Đại học Sư phạm TPHCM
** PGS TS, Trường Đại học Sư phạm TPHCM
quá trình phát triển, bên cạnh những
thành quả đạt được, việc khai thác các
DTLSVH vẫn còn tồn tại những bất
cập. Thực trạng này cho thấy chưa có
cơ sở để đảm bảo vững chắc cho sự
phát triển của ngành du lịch TT-H. Vì
vậy, phân tích tình hình khai thác các
DTLSVH để làm cơ sở cho việc xây
dựng định hướng khai thác hợp lí, đảm
bảo cho sự phát triển lâu dài ngành du
lịch TT-H là việc làm rất cần thiết.
2. Nội dung
2.1. Các DTLSVH tỉnh TT-H
Ở TT-H, hệ thống DTLSVH có
nhiều loại hình (hệ thống kinh thành
Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Số 46 năm 2013
_____________________________________________________________________________________________________________
124
Huế, lăng tẩm, đền, chùa, địa điểm lịch
sử, nhà lưu niệm) với 891 di tích đã
xếp hạng và chưa xếp hạng [3], được
phân bố tương đối tập trung với mật độ
trung bình 0,18 di tích/km2 (xem bảng
thống kê).
Bảng thống kê mật độ DTLSVH tỉnh TT-H năm 2011
STT Địa bàn Diện tích (km2)
Số lượng
di tích
Mật độ
(di tích/km2)
1 Thành phố (TP) Huế 71,68 373 5,20
2 Thị xã Hương Thủy 456,02 79 0,17
3 Huyện Hương Trà 518,53 69 0,13
4 Huyện Quảng Điền 162,95 43 0,26
5 Huyện Phong Điền 950,81 105 0,11
6 Huyện Phú Vang 279,87 74 0,26
7 Huyện Phú Lộc 720,92 126 0,17
8 Huyện Nam Đông 647,78 8 0,01
9 Huyện A Lưới 1224,64 14 0,01
Nguồn: Xử lí từ [3], [7]
TP Huế là nơi có số lượng di tích
lớn nhất và mật độ tập trung di tích dày
đặc nhất, gấp gần 30 lần mật độ trung
bình toàn tỉnh, thấp nhất là ở Nam Đông
và A Lưới. Các di tích với mật độ lớn đã
tạo nên giá trị rất cao cho phát triển du
lịch, góp phần quan trọng làm cho Huế
trở thành điểm đến hấp dẫn đối với du
khách.
Nổi bật nhất trong hệ thống
DTLSVH TT-H là Quần thể di tích Cố đô
Huế, nơi đây còn lưu giữ gần như nguyên
vẹn một tổng thể kiến trúc kinh đô của
triều đại phong kiến Việt Nam. Đây là
quần thể di tích với những cung điện,
lăng tẩm, công trình kiến trúc tôn giáo
tiêu biểu cho những thành tựu về kiến
trúc, nghệ thuật và sức lao động sáng tạo
của người Việt Nam. Quần thể di tích Cố
đô Huế được Tổ chức Giáo dục, Khoa
học và Văn hóa Liên hiệp quốc
(UNESCO) công nhận là Di sản văn hóa
thế giới vào năm 1993. Ngoài ra, Huế
còn nhiều di tích nổi tiếng liên quan đến
nhà Nguyễn như hệ thống các phủ, đệ,
chùa
TT-H có nhiều di tích lịch sử
(DTLS) về hai cuộc kháng chiến chống
thực dân cùng những di tích về các nhà
cách mạng lỗi lạc như Phan Bội Châu,
Trần Cao Vân... Đặc biệt, nơi đây còn
lưu giữ nhiều di tích gắn liền với thời
niên thiếu của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Ngoài ra còn có những địa danh gắn liền
với các sự kiện lịch sử như Núi Bân,
Chín Hầm... Đây là những di tích có giá
trị cao trong hoạt động du lịch.
2.2. Thực trạng khai thác các
DTLSVH tỉnh TT-H phục vụ du lịch
Thực trạng khai thác các DTLSVH
TT-H phục vụ phát triển du lịch bao gồm
các nội dung về mặt quản lí, sử dụng và
bảo tồn di tích, thể hiện thông qua nhiều
yếu tố:
Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Nguyễn Hà Quỳnh Giao và tgk
_____________________________________________________________________________________________________________
125
2.2.1. Số lượng khách tham quan và
doanh thu
Khách du lịch đến TT-H tham quan
các di tích ngày càng tăng, làm tăng
doanh thu, góp phần thúc đẩy các hoạt
động du lịch phát triển, làm cho du lịch
trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn
của TT-H (xem biểu đồ).
Biểu đồ lượt khách tham quan và doanh thu tại các di tích Huế (1996-2011)
Nguồn: [3]
Theo số liệu của Trung tâm Bảo tồn
di tích Cố đô (BTDTCĐ) Huế, di tích
Huế từ chỗ chỉ đón hơn 732.000 lượt
khách năm 1996 với doanh thu hơn 16 tỉ
đồng đến nay số lượng khách đã tăng lên
gần 2 triệu lượt người, với doanh thu gần
90 tỉ đồng. Như vậy, trong giai đoạn
1996 - 2011, tốc độ tăng trưởng lượt
khách tham quan di tích đạt 7%/năm và
tốc độ tăng doanh thu đạt 12%/năm. Điều
này chứng tỏ sức hút của di sản Huế đối
với cộng đồng trong và ngoài nước.
2.2.2. Số lượng di tích được khai thác
Với 132 di tích đã xếp hạng quốc
gia và tỉnh trong tổng số 891 di tích,
nhưng số lượng di tích của TT-H đưa vào
khai thác đang còn quá ít so với tiềm
năng.
Theo thống kê của Sở Văn hóa, Thể
thao và Du lịch (VHTTDL) tỉnh TT-H
trong số các DTLSVH đứng đầu các
điểm du lịch đón khách nội địa và quốc tế
là Quần thể di tích Cố đô Huế. Tuy
nhiên, trong đó chỉ có Đại Nội và các
lăng vua là các điểm du lịch đông khách
nhất, còn hầu hết các di tích còn lại chưa
được đầu tư, khai thác cho hoạt động du
lịch.
Số DTLS cách mạng đưa vào khai
thác cũng rất ít khoảng 20% trong tổng số
85 di tích đã xếp hạng. Hệ thống chùa
Huế có trên 100 nhưng hiện tại chỉ có vài
chùa đón đông khách như chùa Thiên
Mụ, Từ Đàm, Bảo Quốc...
2.2.3. Số lượng di tích được bảo tồn, tu
bổ, tôn tạo
Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Số 46 năm 2013
_____________________________________________________________________________________________________________
126
Công tác bảo tồn, tu bổ và tôn tạo
các DTLSVH trên địa bàn tỉnh luôn được
quan tâm triển khai tốt, đem lại những
hiệu quả tích cực về mặt kinh tế, xã hội,
góp phần quan trọng vào việc thu hút
khách đến Huế, tạo ra sự quan tâm đối
với cộng đồng địa phương.
Từ năm 1996 - 2010, Trung tâm
BTDTCĐ Huế đã tổ chức thực hiện việc
bảo tồn, tu bổ, trùng tu, tôn tạo các công
trình có giá trị tiêu biểu, quy mô lớn với
tổng số 132 hạng mục công trình di tích
và 42 hạng mục phụ trợ như hạ tầng,
cảnh quan với tổng kinh phí trên 643,335
tỉ đồng (trong đó ngân sách trung ương là
275,611 tỉ đồng, ngân sách địa phương là
253,724 tỉ đồng, các nguồn tài trợ trong
và ngoài nước tương đương 105 tỉ đồng).
Từ năm 2006 đến nay, hàng chục
DTLS cách mạng, danh lam thắng cảnh
như khu chứng tích lịch sử Chín Hầm,
vùng A So, A Bia đã được tu bổ; trung
tâm văn hóa Huyền Trân được xây dựng,
bước đầu góp phần làm phong phú thêm
các sản phẩm phục vụ khách du lịch; làng
cổ Phước Tích, cầu ngói Thanh Toàn đã
được trùng tu, tôn tạo phục vụ các kì lễ
hội (festival).
Ngoài những di tích được bảo vệ,
trùng tu, hiện nay, TT-H vẫn còn nhiều di
tích đang trong tình trạng xuống cấp.
Theo số liệu khảo sát thực tế, hiện có trên
50% số di tích bị hư hại.
2.2.4. Công tác tổ chức, quản lí
Về công tác tổ chức, quản lí các di
tích trên địa bàn Tỉnh được phân cấp
quản lí chủ yếu bởi Trung tâm BTDTCĐ
Huế, Bảo tàng Hồ Chí Minh TT-H và
Bảo tàng Lịch sử và Cách mạng. Ngoài
ra, các di tích trên còn chịu sự quản lí của
Ủy ban nhân dân TP Huế và các huyện
nơi có di tích.
Trên cơ sở phân công quản lí, Sở
VHTTDL đã có hướng dẫn, chỉ đạo
Phòng Văn hóa thông tin các huyện, thị
xã và TP Huế phối hợp với các đơn vị
liên quan tiến hành cắm mốc, khoanh
vùng bảo vệ cho các di tích.
Ngoài ra, để phát huy giá trị của các
di tích, Tỉnh đã tiến hành triển khai các
phong trào nhằm phối hợp sự đóng góp
của cộng đồng địa phương trong việc bảo
tồn di tích.
2.2.5. Sự đóng góp của cộng đồng địa
phương
Hoạt động khai thác các DTLSVH
đã góp phần thúc đẩy du lịch phát triển,
người dân địa phương tham gia ngày
càng nhiều vào hoạt động du lịch, cũng
như công tác bảo tồn và phát huy giá trị
của các di tích. Theo thống kê của Sở
VHTTDL Tỉnh cho thấy: Hiện tại, người
dân địa phương chiếm khoảng 95% tổng
số lao động trong ngành du lịch và hoạt
động trong hầu hết các lĩnh vực: quản lí,
khách sạn, hướng dẫn... Bên cạnh đó,
người dân địa phương tham gia ngày
càng nhiều trong việc bảo tồn di tích, tính
từ năm 2007 đến nay, đã có hơn 120 di
tích được người dân nhận chăm sóc.
2.3. Đánh giá chung về hoạt động khai
thác các DTLSVH tỉnh TT-H phục vụ
phát triển du lịch
Việc đánh giá hoạt động khai thác
các DTLSVH tỉnh TT-H phục vụ phát
triển du lịch được phân tích dựa vào
những kết quả đạt được, những hạn chế
và nguyên nhân của nó.
Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Nguyễn Hà Quỳnh Giao và tgk
_____________________________________________________________________________________________________________
127
2.3.1. Một số kết quả đạt được
Hiệu quả khai thác các DTLSVH về
mặt kinh tế ở TT-H ngày càng tăng thông
qua sự tăng trưởng số lượng khách và
doanh thu. Bên cạnh đó, nguồn thu từ di
tích đã góp phần cho sự phát triển ngành
du lịch TT-H và đóng góp thiết thực cho
công tác quản lí và bảo tồn, trùng tu, tôn
tạo các DTLSVH trong thời gian qua.
Hoạt động khai thác giá trị của các
DTLSVH đã góp phần tạo thêm việc làm
cho người lao động, nâng cao thu nhập và
đời sống văn hóa của người dân. Mức
sống của cộng đồng và phúc lợi chung
được nâng lên. Tại một số điểm du lịch
như lăng Tự Đức, lăng Minh Mạng... thu
nhập của người dân tham gia vào du lịch
tăng, cơ sở hạ tầng được đầu tư nâng cấp,
cuộc sống bước đầu được cải thiện đáng
kể.
Việc bảo vệ, tu bổ, tôn tạo các di
tích và cảnh quan môi trường xung quanh
đạt được những kết quả tốt, góp phần bảo
tồn và làm tăng giá trị di tích cho hoạt
động khai thác phục vụ du lịch. Hơn nữa,
xu hướng xã hội hóa các hoạt động khai
thác và bảo tồn di tích ngày càng tăng,
các tập thể, cá nhân tham gia vào hoạt
động khai thác và công tác khoanh vùng
bảo vệ di tích ngày càng nhiều.
2.3.2. Những hạn chế
Bên cạnh những hiệu quả kinh tế
đạt được, việc phát triển du lịch nơi đây
vẫn còn tiềm ẩn những dấu hiệu thiếu ổn
định. Doanh thu và khách du lịch tham
quan các di tích, mặc dù trong thời gian
qua có sự gia tăng, trung bình năm sau
cao hơn năm trước, nhưng sự gia tăng đó
lại không đều và không ổn định, có một
số năm sụt giảm lượng khách và doanh
thu, nhất là đối với khách du lịch quốc tế.
Do vậy, sự phát triển này chưa tạo được
những đột phá về tốc độ tăng trưởng kinh
tế trong việc khai thác các DTLSVH.
Các DTLSVH chưa được đầu tư
khai thác hợp lí khi số lượng di tích đưa
vào khai thác phục vụ du lịch còn quá ít
so với tiềm năng. Các sản phẩm du lịch
dựa trên việc khai thác các DTLSVH
chưa đa dạng, chủ yếu là các sản phẩm
gắn liền với Quần thể di tích Cố đô Huế,
các sản phẩm gắn liền với các tiềm năng
DTLSVH khác chưa được quan tâm phát
triển.
Sức tải của các điểm di tích hầu
như không vượt quá ngưỡng cho phép do
lượng khách đến Huế tương đối đều vào
các tháng trong năm. Tuy nhiên, trong
các kì festival, do tập trung trong thời
gian ngắn nên một số điểm di tích bị quá
tải.
Mức độ hợp tác của cộng đồng
trong hoạt động khoanh vùng, bảo vệ di
tích chưa cao. Vai trò của địa phương
trong quản lí, nhất là trong lĩnh vực quy
hoạch phát triển du lịch thì hầu như
không có. Sự phối hợp giữa các cơ quan,
ban ngành trong công tác quản lí di tích
chưa được duy trì thường xuyên.
Ngoài các di tích được trùng tu, tôn
tạo, trên địa bàn vẫn còn nhiều di tích
trong tình trạng xuống cấp, bị hư hại.
2.3.3. Những nguyên nhân
Việc phát triển của ngành du lịch
TT-H vẫn còn những hạn chế, chủ yếu
là do các nguyên nhân sau:
- Sự biến động của tình hình an ninh,
chính trị, kinh tế và dịch bệnh trên thế
Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Số 46 năm 2013
_____________________________________________________________________________________________________________
128
giới ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển
du lịch TT-H;
- Việc quản lí, khai thác các
DTLSVH còn hạn chế, thiếu vốn và thiếu
chiến lược đầu tư đồng bộ, hiệu quả;
- Sự cạnh tranh du lịch ngày càng
tăng và thiếu sự liên kết liên vùng trong
khai thác các DTLSVH ở các địa phương
lân cận như Quảng Bình, Quảng Trị,
Quảng Nam... làm giảm đi hiệu quả khai
thác;
- Hệ thống DTLSVH TT-H phong
phú, đa dạng, lại phân bố trên địa bàn quá
rộng, nhiều di tích bị hư hại nặng nề do
hậu quả chiến tranh, yếu tố thời gian,
thiên tai. Vì vậy, cần nguồn vốn rất lớn
ban đầu để trùng tu, tạo cơ sở vật chất, cơ
sở hạ tầng du lịch. Tuy nhiên, việc huy
động nguồn vốn đầu tư còn nhiều khó
khăn và không đủ kinh phí để thực hiện.
Hiện nay, việc khai thác phát triển
du lịch TT-H cần nguồn vốn để trùng tu,
tôn tạo cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng du
lịch rất lớn; tuy nhiên, việc huy động
nguồn vốn đầu tư còn nhiều khó khăn,
không đủ kinh phí để thực hiện.
2.4. Định hướng khai thác các
DTLSVH tỉnh TT-H phục vụ phát triển
du lịch
Để khắc phục những hạn chế nêu
trên, đồng thời phát huy hơn nữa hiệu
quả khai thác các DTLSVH tỉnh TT-H,
đảm bảo sự phát triển ổn định và lâu dài
của ngành du lịch, việc định hướng cần
quan tâm đến các khía cạnh sau:
2.4.1. Định hướng kinh doanh
TT-H cần mở rộng thị trường khách
du lịch, trong đó tập trung khai thác thị
trường quốc tế từ Tây Âu, Bắc Mĩ, Đông
Bắc Á và Đông Nam Á, vì đây là những
thị trường có nhu cầu lớn đối với các loại
hình du lịch gắn liền với giá trị của các
DTLSVH; đồng thời, chú trọng khai thác
thị trường nội địa ở phía Bắc như Hà Nội,
Hải Phòng, Quảng Ninh và phía Nam chủ
yếu là TP Hồ Chí Minh.
Việc khai thác các DTLSVH phục
vụ mục đích du lịch phải gắn liền với
công tác bảo tồn để giữ gìn giá trị của di
tích. Xây dựng các tuyến, điểm du lịch
trên cơ sở các DTLSVH với các loại hình
du lịch như du lịch hoài niệm, tôn giáo,
tham quan nghiên cứu các DTLSVH
nhằm đa dạng hóa các sản phẩm du lịch,
làm tăng sự hấp dẫn đối với khách du
lịch. Bên cạnh đó, cần tăng cường công
tác tiếp thị, quảng bá bằng nhiều hình
thức đến các thị trường trọng điểm; tham
gia đầy đủ các hội chợ, hội thảo, các triển
lãm trong và ngoài nước để giới thiệu
hình ảnh du lịch TT-H với hệ thống
DTLSVH nổi bật, đặc sắc.
2.4.2. Định hướng đầu tư
TT-H chủ trương đầu tư có trọng
tâm, tập trung vào từng điểm và cụm di
tích để hoàn thiện cả công trình kiến trúc,
cơ sở hạ tầng, cảnh quan xung quanh để
khi đưa vào sử dụng sẽ tạo ra hiệu quả
khai thác cao hơn.
Về việc trùng tu, tôn tạo các điểm
du lịch, chủ yếu tập trung ở những điểm
di tích có lợi thế nổi bật về tiềm năng,
nhằm phát triển du lịch trước mắt cũng
như lâu dài. Bên cạnh đó, đẩy mạnh đầu
tư cơ sở hạ tầng kĩ thuật về điện, cấp
thoát nước, vệ sinh, cảnh quan môi
trường tại các điểm di tích đáp ứng nhu
cầu phục vụ khách du lịch.
Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Nguyễn Hà Quỳnh Giao và tgk
_____________________________________________________________________________________________________________
129
2.4.3. Định hướng đối với cộng đồng
Đối với cộng đồng, TT-H xây
dựng, ban hành các cơ chế khuyến
khích sự tham gia của cộng đồng dân cư
vào hoạt động du lịch, góp phần tạo
thêm việc làm, tăng thu nhập, cải thiện
đời sống; từ đó, nâng cao ý thức trách
nhiệm trong việc bảo vệ di tích, bảo vệ
cảnh quan môi trường và trật tự xã hội.
Đồng thời, TT-H chủ trương tăng
cường phối hợp với cộng đồng địa
phương trong công tác khoanh vùng bảo
vệ di tích.
TT-H chủ trương đẩy mạnh công
tác thông tin, tuyên truyền về những giá
trị văn hóa truyền thống của các di tích,
nhằm nâng cao nhận thức cho cộng đồng
trong việc quản lí, sử dụng và khai thác
các di tích.
3. Kết luận
Trong những năm qua, việc khai
thác và phát huy các giá trị của DTLSVH
ở tỉnh TT-H đã thu được những kết quả
nhất định, giúp cho ngành du lịch của
tỉnh ngày càng phát triển. Tuy nhiên, hiệu
quả mang lại chưa cao, chưa tương xứng
với tiềm năng, thế mạnh của hệ thống
DTLSVH đa dạng và đặc sắc của Tỉnh.
Vấn đề khai thác các di tích cần được chú
trọng đẩy mạnh hơn nữa để đáp ứng yêu
cầu phát triển nhanh và lâu dài của ngành
du lịch TT-H; đồng thời, phải hướng đến
sự phát triển bền vững trong hoạt động
khai thác tài nguyên.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thừa Thiên – Huế (2011), Danh mục các di tích
được công nhận cấp quốc gia, cấp tỉnh ở Thừa Thiên – Huế.
2. Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế (2012), 30 bảo tồn và phát huy giá trị di sản
văn hóa Huế, Huế.
3. Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế (2009), Điều chỉnh quy hoạch bảo tồn và phát
huy giá trị Di tích Cố đô Huế 2010 – 2020.
4. Nguyễn Minh Tuệ và nnk (2010), Địa lí Du lịch Việt Nam, Nxb Giáo dục Việt Nam.
5. Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên – Huế (2011), Báo cáo kết quả kiểm kê đất đai tỉnh
Thừa Thiên – Huế năm 2010.
6. Bùi Thị Hải Yến (chủ biên) (2007), Tài nguyên du lịch, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
(Ngày Tòa soạn nhận được bài: 22-02-2013; ngày phản biện đánh giá: 08-4-2013;
ngày chấp nhận đăng: 24-5-2013)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 14_4605.pdf