Thực trạng và giải pháp bảo tồn, phát triển nghệ thuật sân khấu dù kê Nam Bộ-Di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc và nhân loại

Để bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá truyền thống của đồng bào dân tộc Khmer nói chung, trong đó có nghệ thuật sân khấu Dù kê nói riêng, cơ quan hữu quan cần tạo điều kiện để thực hiện việc sưu tầm, đào tạo lớp diễn viên trẻ cho những môn nghệ thuật đặc sắc này. Ngoài ra cần đẩy mạnh hơn nữa công tác xã hội hóa hoạt động văn hóa văn nghệ vùng đồng bào dân tộc Khmer. Đầu tư thỏa đáng xây dựng thiết chế văn hóa, tăng cường công tác sưu tầm phổ biến các thể loại nghệ thuật và sân khấu trên các phương tiện thông tin đại chúng. Mặt khác tạo điều kiện để văn hóa dân tộc Khmer nói chung và sân khấu Dù kê Nam Bộ nói riêng được giao lưu, hợp tác và phát triển với các vùng, miền, khu vực và quốc tế. Sự nghiệp bảo tồn và phát huy di sản nghệ thuật sân khấu Dù kê ở ĐBSCL có thể được đẩy mạnh và đạt hiệu quả khi người dân tự giác tham gia. Việc giáo dục để nâng cao ý thức của người dân, khơi dậy ở họ lòng tự hào đối với di sản văn hóa của cộng đồng mình là công việc có ý nghĩa quan trọng để hướng người dân chủ động tìm tòi, sưu tầm và bảo tồn loại hình di sản sân khấu phi vật thể này, mặt khác, cần có sự phối hợp đồng bộ của chính quyền địa phương, các cơ quan, ban, ngành, đội ngũ cán bộ quản lý văn hóa cơ sở để việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản sân khấu Dù kê ở ĐBSCL một cách hiệu quả và thiết thực nhất. Cụ thể là cần đưa Đề án bảo tồn với những nội dung về đầu tư xây dựng là công trình văn hóa trọng điểm, mang tính hiện đại (sân khấu biểu diễn), đạt tầm khu vực và thế giới. Trong đó, đầu tư cho việc bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hóa, phát triển bảo tàng cũng là một nhu cầu bức xúc, cần có quy hoạch phát triển lâu dài, sự quan tâm đầu tư đúng mức và cơ chế đặc thù cho thiết chế văn hóa phi vật thể quan trọng này.

pdf7 trang | Chia sẻ: huongthu9 | Lượt xem: 751 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực trạng và giải pháp bảo tồn, phát triển nghệ thuật sân khấu dù kê Nam Bộ-Di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc và nhân loại, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ên rồi sang các tỉnh lân cận Cà Mau, Trà Vinh, Bạc Liêu Cứ mỗi khi Tạp chí Khoa học Chuyên đề “Nghệ thuật sân khấu Dù kê Khmer Nam Bộ - Di sản văn hóa dân tộc” Soá 13, thaùng 3/2014108 Soá 13, thaùng 3/2014 109 đồng lúa chuyển vàng, cả bầu đoàn lại lên đường. Thời điểm này Sóc Trăng có trên 100 đội, câu lạc bộ (CLB) hát Dù kê. Các tỉnh khác như Bạc Liêu, An Giang, Kiên Giang cũng có hàng chục đội, nhất là những nơi có đông đồng bào Khmer sinh sống. Đa phần các đội, CLB đều sinh hoạt tại chùa Khmer. Ngoài việc phục vụ nhu cầu sinh hoạt, vui chơi giải trí của bà con trong cộng đồng (phum sróc), một số đội văn nghệ đã tổ chức các hoạt động biểu diễn, giao lưu trong và ngoài huyện vào những dịp lễ, tết. 2.2. Chật vật tồn tại Tuy nhiên những năm sau này do điều kiện khách quan và chủ quan các đội, CLB tồn tại dưới hình thức văn nghệ quần chúng với quy mô nhỏ sau một thời gian hoạt động dần dần bị mai một hoặc tan rã. Nguyên nhân đa phần những người tham gia cho biết là không có kinh phí và thiếu phương tiện âm thanh, nhạc cụ hoạt động. Về phần mình, các đội, nhóm văn nghệ quần chúng của đồng bào Khmer các tỉnh đều thiếu kịch bản có đề tài gắn với cuộc sống đương đại của cộng đồng Khmer Nam Bộ... Nhiều đội văn nghệ không có tiết mục mới. Đội ngũ nghệ nhân và diễn viên ngày càng ít đi. Hiện các tỉnh có đông đồng bào Khmer chỉ còn một đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp với suất diễn khiêm tốn chưa đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt văn nghệ của đồng bào, nhất là ở vùng sâu, vùng xa. Tuy nhiên, cũng như nhiều loại hình văn hóa dân gian khác, Dù kê cũng đang gặp khó khăn trong quá trình bảo tồn, phát triển. Dù kê tuy đã thấm đẫm tâm hồn bà con người Khmer Sóc Trăng, Bạc Liêu, Trà Vinh, Kiên Giang, nhưng lớp trẻ hiện đang đứng trước nhiều chọn lựa. Nhiều dòng nhạc khác, nhiều loại hình văn hóa, văn nghệ khác đến với vùng đất này. Đó là điều tất nhiên không tránh khỏi. Thêm nữa, do thời gian diễn kéo dài (4-5 giờ một vở) nên cũng làm cho lớp trẻ gặp khó khăn khi thưởng thức, theo dõi. 2.3. Truyền dạy khó đủ bề Hằng năm, Đoàn Nghệ thuật Khmer tỉnh Sóc Trăng đều tổ chức lớp tập huấn một số loại hình nghệ thuật biểu diễn của đồng bào Khmer cho các diễn viên, nhạc công của Đoàn. Các học viên được tiếp cận với nhiều thể loại, gồm múa dân gian, múa cổ điển, nhiều động tác múa trong sân khấu Rô băm, vũ đạo, các bài hát, vai diễn trong sân khấu Dù kê, diễn tấu dàn nhạc ngũ âm, dàn nhạc Rô băm và phương pháp xây dựng tiểu phẩm, do các diễn viên, nhạc công của Đoàn có nhiều năm kinh nghiệm truyền đạt, tại đây không khí khá sinh động, các học viên rất say mê với hai loại hình nghệ thuật này. Ở loại hình nghệ thuật sân khấu Dù kê, Đoàn Nghệ thuật Khmer Sóc Trăng đã tuyển chọn một số bài hát để diễn viên, nhạc công luyện tập, gồm các bài: ma đa cha, kon rây, ma hô thay, mai on, nô rô đom, sô ra dông, kết hợp cùng nhiều vũ đạo và các vai diễn trong vở tuồng Dù kê. Dù kê là loại hình ca kịch mang tính tổng hợp, trong đó có ca, múa, nhạc, kịch chứa đầy màu sắc rực rỡ, phối hợp giữa hai yếu tố ước lệ và cách điệu, dân tộc và hiện đại, với đề tài đa dạng, phong phú được duy trì, phát triển cho đến hôm nay. Ông Thạch Chăm Rơn - Trưởng Đoàn Nghệ thuật Khmer tỉnh Sóc Trăng, cũng là một nghệ sĩ Dù kê cho biết: “Dù kê là loại hình nghệ thuật sân khấu dân gian Tây Nam Bộ. Từ khi hình thành, loại hình sân khấu này đã đi sâu vào lòng bà con Khmer Sóc Trăng và các tỉnh lân cận khác. Đây là món ăn tinh thần, có giá trị rất lớn đối với người dân Khmer ở các địa phương. Ngoài giá trị về mặt tinh thần, các vở diễn của sân khấu Dù kê còn mang tính giáo dục, tính nhân văn và giá trị thẩm mỹ, hướng con người ngày càng hoàn thiện hơn”. Tuy nhiên cả vùng Tây Nam Bộ hiện chỉ còn ba đoàn nghệ thuật Khmer chuyên nghiệp ở Trà Vinh, Sóc Trăng, Kiên Giang nhưng hoạt động khá vất vả (có đoàn mỗi khi diễn, nhất là vai Chằn - nhân vật quan trọng trong Dù kê - phải chạy hợp đồng với số diễn viên về hưu). ĐBSCL chỉ còn 3 đội tại cơ sở (của xã Tham Đôn, Phú Tân và Phú Mỹ) nhưng cũng rất bấp bênh trong việc bảo tồn lưu diễn. Bởi nghệ thuật sân khấu Dù kê đang phải đối mặt với hai khó khăn rất lớn, đó là nguồn nhân lực trẻ và kịch bản. Ngày càng ít thanh niên đi học Dù kê nên tuyển được một người diễn Dù kê là rất khó. Học biểu diễn Dù kê cũng không dễ, vì người thể hiện phải có năng khiếu cả về ca, múa, cảm thụ văn học, cảm thụ nghệ thuật và diễn xuất. Người muốn theo nghề phải có niềm đam mê mãnh liệt với sân khấu truyền thống của dân tộc mình thì mới hy vọng thành công. Dù kê là một loại hình biểu diễn sân khấu tổng hợp, một người diễn phải làm được nhiều việc, do đó sự luyện rèn là khá công phu. Xuất phát của biểu diễn Dù kê là những cuộc vui được tổ chức tại chùa, không bán vé thu tiền, mà ai tự nguyện đóng góp thì đóng, nên yếu tố “thương mại” hầu như xa lạ với người dân trong vùng. Do đó, cuộc sống vật chất của những người theo Dù kê là khó khăn. Riêng về kịch bản, có thể nói ngay rằng đội ngũ sáng tác cho sân khấu Dù kê không nhiều. Do đó, các đội Dù kê thường chỉ diễn đi diễn lại những vở diễn đã định hình, đặc biệt là những vở mang tính lịch sử. Những vở diễn nội dung ngày hôm nay hầu như vắng bóng nên khó thu hút lớp trẻ. Dù kê là loại hình tổng hợp nên đòi hỏi trình độ của người viết phải am hiểu nghệ thuật biểu diễn, có vốn sống, thực tiễn cao. Thế nhưng, công tác đào tạo nhân lực cho nghệ thuật này chủ yếu dựa vào việc truyền nghề tại các đoàn nên chậm và không theo sát được tốc độ phát triển của nhịp sống đương đại. 2.4. Vẫn trăn trở việc bảo tồn, phát huy Những loại hình văn hóa phi vật thể như nghệ thuật sân khấu Dù kê Nam Bộ đang trên đà mai một, rất cần đầu tư nghiên cứu, phục dựng lại, tiếp sức cho loại hình di sản này. Đây là công việc rất khó khăn, cần phải đầu tư nhiều công sức nghiên cứu để tìm được cách thức tốt nhất, phù hợp nhất với việc phục hồi loại hình vốn đã từng xuất hiện và tồn tại trong đời sống của cư dân ĐBSCL trước đây. Bên cạnh đầu tư kinh phí cho các hoạt động bảo tồn và phát huy di sản văn hóa nghệ thuật này đang trên đà thất truyền hoặc có nguy cơ bị mai một phải được ưu tiên hàng đầu; cần phải mở rộng các hình thức xã hội hóa để mọi người dân, mọi tổ chức xã hội có thể tham gia vào hoạt động bảo tồn di sản nghệ thuật sân khấu phi vật thể nói chung và Dù kê nói riêng. Một trong những nguyên tắc cần phải quan tâm đó là chúng ta tiến hành điều tra, sưu tầm, thu thập, ghi chép lại các dạng thức văn hóa phi vật thể, những kỹ năng, kỹ thuật, nghệ thuật, những tri thức do nghệ nhân sử dụng trong trình diễn các loại hình nghệ thuật hay các công đoạn sáng tác các kịch bản, tác phẩm nghệ thuật ca, múa, kịch này bằng việc ghi chép, ghi âm, ghi hình. Từ đó, toàn bộ mọi hoạt động của một vở diễn sân khấu Dù kê có thể lưu giữ trong các kho lưu trữ, các dữ liệu, bảo tàng tỉnh và các viện nghiên cứu. Đó là cơ sở giúp chúng ta có căn cứ để nghiên cứu, phục dựng lại các vở diễn của sân khấu Dù kê bị mai một. Cần thiết phải tiến hành cuộc kiểm kê, trên cơ sở đó phân loại, xếp hạng loại hình nghệ thuật sân khấu này để xem những vai diễn, điệu múa hát nào đã biến mất hoặc đang có nguy cơ bị mai một, dạng thức nào đang tồn tại và tồn tại như thế nào? Bên cạnh, việc đào tạo cũng là vấn đề quan trọng nhằm truyền đạt cho thế hệ trẻ nắm vững kiến thức cũng như kỹ năng thực hành trong quá trình bảo tồn và phát huy các giá trị của sân khấu Dù kê như ở Sóc Trăng, Trà Vinh Vấn đề đào tạo, truyền dạy phải đa dạng cùng với sự tham gia và kết hợp của nhiều cơ quan, đoàn thể, của gia đình và của cả xã hội. Trong việc bảo tồn và phát huy giá trị các thể loại nghệ thuật và sân khấu dân gian Khmer, nhất là sân khấu Rô băm và sân khấu Dù kê, khó khăn lớn nhất là chất hiện đại lấn át chất dân gian, nhiều loại hình văn hóa, văn nghệ dân gian của đồng bào Khmer đang có dấu hiệu bị rơi vào quên lãng. Cụ thể, chúng ta thấy tại các chùa và địa phương, việc truyền dạy khó khăn vì thiếu nhạc cụ và cơ sở vật chất và khó tìm được nghệ nhân truyền dạy. Trong khi đó việc bố trí nguồn kinh phí để chăm lo việc này chưa được thực hiện. 2.5. Để giữ gìn và phát huy bản sắc Làm gì để giữ gìn văn hóa dân tộc, bản sắc dân tộc trong bối cảnh hội nhập thế giới, nhất là văn hóa Khmer nói chung và sân khấu Dù kê nói riêng? Việc xây dựng dữ liệu văn hóa phi vật thể tại các tỉnh, thành trong vùng Tây Nam Bộ gần đây cũng nhằm mục tiêu chiến lược đó. Qua khảo sát và báo cáo của các tỉnh, thành trong vùng ĐBSCL chúng tôi được biết có nhiều dự án bảo tồn văn hóa Khmer như mở lớp truyền dạy nghệ thuật Rô băm, may y phục tăng sĩ, nghi thức Acha duki (lễ tang) truyền thống và sân khấu Dù kê Nam Bộ. Muốn phát huy vốn cổ trước tiên phải bảo tồn được “vốn quý”. Những nghệ nhân nắm vững bài bản, nhiều kinh nghiệm đã lần lượt ra đi hoặc tuổi cao sức yếu. Do vậy cần kịp thời có chế độ đãi ngộ thỏa đáng đối với 13 Nghệ sỹ Ưu tú chuyên ngành nghệ thuật Khmer Nam Bộ trong vùng (tính đến Tạp chí Khoa học Chuyên đề “Nghệ thuật sân khấu Dù kê Khmer Nam Bộ - Di sản văn hóa dân tộc” Soá 13, thaùng 3/2014108 Soá 13, thaùng 3/2014 109 đồng lúa chuyển vàng, cả bầu đoàn lại lên đường. Thời điểm này Sóc Trăng có trên 100 đội, câu lạc bộ (CLB) hát Dù kê. Các tỉnh khác như Bạc Liêu, An Giang, Kiên Giang cũng có hàng chục đội, nhất là những nơi có đông đồng bào Khmer sinh sống. Đa phần các đội, CLB đều sinh hoạt tại chùa Khmer. Ngoài việc phục vụ nhu cầu sinh hoạt, vui chơi giải trí của bà con trong cộng đồng (phum sróc), một số đội văn nghệ đã tổ chức các hoạt động biểu diễn, giao lưu trong và ngoài huyện vào những dịp lễ, tết. 2.2. Chật vật tồn tại Tuy nhiên những năm sau này do điều kiện khách quan và chủ quan các đội, CLB tồn tại dưới hình thức văn nghệ quần chúng với quy mô nhỏ sau một thời gian hoạt động dần dần bị mai một hoặc tan rã. Nguyên nhân đa phần những người tham gia cho biết là không có kinh phí và thiếu phương tiện âm thanh, nhạc cụ hoạt động. Về phần mình, các đội, nhóm văn nghệ quần chúng của đồng bào Khmer các tỉnh đều thiếu kịch bản có đề tài gắn với cuộc sống đương đại của cộng đồng Khmer Nam Bộ... Nhiều đội văn nghệ không có tiết mục mới. Đội ngũ nghệ nhân và diễn viên ngày càng ít đi. Hiện các tỉnh có đông đồng bào Khmer chỉ còn một đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp với suất diễn khiêm tốn chưa đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt văn nghệ của đồng bào, nhất là ở vùng sâu, vùng xa. Tuy nhiên, cũng như nhiều loại hình văn hóa dân gian khác, Dù kê cũng đang gặp khó khăn trong quá trình bảo tồn, phát triển. Dù kê tuy đã thấm đẫm tâm hồn bà con người Khmer Sóc Trăng, Bạc Liêu, Trà Vinh, Kiên Giang, nhưng lớp trẻ hiện đang đứng trước nhiều chọn lựa. Nhiều dòng nhạc khác, nhiều loại hình văn hóa, văn nghệ khác đến với vùng đất này. Đó là điều tất nhiên không tránh khỏi. Thêm nữa, do thời gian diễn kéo dài (4-5 giờ một vở) nên cũng làm cho lớp trẻ gặp khó khăn khi thưởng thức, theo dõi. 2.3. Truyền dạy khó đủ bề Hằng năm, Đoàn Nghệ thuật Khmer tỉnh Sóc Trăng đều tổ chức lớp tập huấn một số loại hình nghệ thuật biểu diễn của đồng bào Khmer cho các diễn viên, nhạc công của Đoàn. Các học viên được tiếp cận với nhiều thể loại, gồm múa dân gian, múa cổ điển, nhiều động tác múa trong sân khấu Rô băm, vũ đạo, các bài hát, vai diễn trong sân khấu Dù kê, diễn tấu dàn nhạc ngũ âm, dàn nhạc Rô băm và phương pháp xây dựng tiểu phẩm, do các diễn viên, nhạc công của Đoàn có nhiều năm kinh nghiệm truyền đạt, tại đây không khí khá sinh động, các học viên rất say mê với hai loại hình nghệ thuật này. Ở loại hình nghệ thuật sân khấu Dù kê, Đoàn Nghệ thuật Khmer Sóc Trăng đã tuyển chọn một số bài hát để diễn viên, nhạc công luyện tập, gồm các bài: ma đa cha, kon rây, ma hô thay, mai on, nô rô đom, sô ra dông, kết hợp cùng nhiều vũ đạo và các vai diễn trong vở tuồng Dù kê. Dù kê là loại hình ca kịch mang tính tổng hợp, trong đó có ca, múa, nhạc, kịch chứa đầy màu sắc rực rỡ, phối hợp giữa hai yếu tố ước lệ và cách điệu, dân tộc và hiện đại, với đề tài đa dạng, phong phú được duy trì, phát triển cho đến hôm nay. Ông Thạch Chăm Rơn - Trưởng Đoàn Nghệ thuật Khmer tỉnh Sóc Trăng, cũng là một nghệ sĩ Dù kê cho biết: “Dù kê là loại hình nghệ thuật sân khấu dân gian Tây Nam Bộ. Từ khi hình thành, loại hình sân khấu này đã đi sâu vào lòng bà con Khmer Sóc Trăng và các tỉnh lân cận khác. Đây là món ăn tinh thần, có giá trị rất lớn đối với người dân Khmer ở các địa phương. Ngoài giá trị về mặt tinh thần, các vở diễn của sân khấu Dù kê còn mang tính giáo dục, tính nhân văn và giá trị thẩm mỹ, hướng con người ngày càng hoàn thiện hơn”. Tuy nhiên cả vùng Tây Nam Bộ hiện chỉ còn ba đoàn nghệ thuật Khmer chuyên nghiệp ở Trà Vinh, Sóc Trăng, Kiên Giang nhưng hoạt động khá vất vả (có đoàn mỗi khi diễn, nhất là vai Chằn - nhân vật quan trọng trong Dù kê - phải chạy hợp đồng với số diễn viên về hưu). ĐBSCL chỉ còn 3 đội tại cơ sở (của xã Tham Đôn, Phú Tân và Phú Mỹ) nhưng cũng rất bấp bênh trong việc bảo tồn lưu diễn. Bởi nghệ thuật sân khấu Dù kê đang phải đối mặt với hai khó khăn rất lớn, đó là nguồn nhân lực trẻ và kịch bản. Ngày càng ít thanh niên đi học Dù kê nên tuyển được một người diễn Dù kê là rất khó. Học biểu diễn Dù kê cũng không dễ, vì người thể hiện phải có năng khiếu cả về ca, múa, cảm thụ văn học, cảm thụ nghệ thuật và diễn xuất. Người muốn theo nghề phải có niềm đam mê mãnh liệt với sân khấu truyền thống của dân tộc mình thì mới hy vọng thành công. Dù kê là một loại hình biểu diễn sân khấu tổng hợp, một người diễn phải làm được nhiều việc, do đó sự luyện rèn là khá công phu. Xuất phát của biểu diễn Dù kê là những cuộc vui được tổ chức tại chùa, không bán vé thu tiền, mà ai tự nguyện đóng góp thì đóng, nên yếu tố “thương mại” hầu như xa lạ với người dân trong vùng. Do đó, cuộc sống vật chất của những người theo Dù kê là khó khăn. Riêng về kịch bản, có thể nói ngay rằng đội ngũ sáng tác cho sân khấu Dù kê không nhiều. Do đó, các đội Dù kê thường chỉ diễn đi diễn lại những vở diễn đã định hình, đặc biệt là những vở mang tính lịch sử. Những vở diễn nội dung ngày hôm nay hầu như vắng bóng nên khó thu hút lớp trẻ. Dù kê là loại hình tổng hợp nên đòi hỏi trình độ của người viết phải am hiểu nghệ thuật biểu diễn, có vốn sống, thực tiễn cao. Thế nhưng, công tác đào tạo nhân lực cho nghệ thuật này chủ yếu dựa vào việc truyền nghề tại các đoàn nên chậm và không theo sát được tốc độ phát triển của nhịp sống đương đại. 2.4. Vẫn trăn trở việc bảo tồn, phát huy Những loại hình văn hóa phi vật thể như nghệ thuật sân khấu Dù kê Nam Bộ đang trên đà mai một, rất cần đầu tư nghiên cứu, phục dựng lại, tiếp sức cho loại hình di sản này. Đây là công việc rất khó khăn, cần phải đầu tư nhiều công sức nghiên cứu để tìm được cách thức tốt nhất, phù hợp nhất với việc phục hồi loại hình vốn đã từng xuất hiện và tồn tại trong đời sống của cư dân ĐBSCL trước đây. Bên cạnh đầu tư kinh phí cho các hoạt động bảo tồn và phát huy di sản văn hóa nghệ thuật này đang trên đà thất truyền hoặc có nguy cơ bị mai một phải được ưu tiên hàng đầu; cần phải mở rộng các hình thức xã hội hóa để mọi người dân, mọi tổ chức xã hội có thể tham gia vào hoạt động bảo tồn di sản nghệ thuật sân khấu phi vật thể nói chung và Dù kê nói riêng. Một trong những nguyên tắc cần phải quan tâm đó là chúng ta tiến hành điều tra, sưu tầm, thu thập, ghi chép lại các dạng thức văn hóa phi vật thể, những kỹ năng, kỹ thuật, nghệ thuật, những tri thức do nghệ nhân sử dụng trong trình diễn các loại hình nghệ thuật hay các công đoạn sáng tác các kịch bản, tác phẩm nghệ thuật ca, múa, kịch này bằng việc ghi chép, ghi âm, ghi hình. Từ đó, toàn bộ mọi hoạt động của một vở diễn sân khấu Dù kê có thể lưu giữ trong các kho lưu trữ, các dữ liệu, bảo tàng tỉnh và các viện nghiên cứu. Đó là cơ sở giúp chúng ta có căn cứ để nghiên cứu, phục dựng lại các vở diễn của sân khấu Dù kê bị mai một. Cần thiết phải tiến hành cuộc kiểm kê, trên cơ sở đó phân loại, xếp hạng loại hình nghệ thuật sân khấu này để xem những vai diễn, điệu múa hát nào đã biến mất hoặc đang có nguy cơ bị mai một, dạng thức nào đang tồn tại và tồn tại như thế nào? Bên cạnh, việc đào tạo cũng là vấn đề quan trọng nhằm truyền đạt cho thế hệ trẻ nắm vững kiến thức cũng như kỹ năng thực hành trong quá trình bảo tồn và phát huy các giá trị của sân khấu Dù kê như ở Sóc Trăng, Trà Vinh Vấn đề đào tạo, truyền dạy phải đa dạng cùng với sự tham gia và kết hợp của nhiều cơ quan, đoàn thể, của gia đình và của cả xã hội. Trong việc bảo tồn và phát huy giá trị các thể loại nghệ thuật và sân khấu dân gian Khmer, nhất là sân khấu Rô băm và sân khấu Dù kê, khó khăn lớn nhất là chất hiện đại lấn át chất dân gian, nhiều loại hình văn hóa, văn nghệ dân gian của đồng bào Khmer đang có dấu hiệu bị rơi vào quên lãng. Cụ thể, chúng ta thấy tại các chùa và địa phương, việc truyền dạy khó khăn vì thiếu nhạc cụ và cơ sở vật chất và khó tìm được nghệ nhân truyền dạy. Trong khi đó việc bố trí nguồn kinh phí để chăm lo việc này chưa được thực hiện. 2.5. Để giữ gìn và phát huy bản sắc Làm gì để giữ gìn văn hóa dân tộc, bản sắc dân tộc trong bối cảnh hội nhập thế giới, nhất là văn hóa Khmer nói chung và sân khấu Dù kê nói riêng? Việc xây dựng dữ liệu văn hóa phi vật thể tại các tỉnh, thành trong vùng Tây Nam Bộ gần đây cũng nhằm mục tiêu chiến lược đó. Qua khảo sát và báo cáo của các tỉnh, thành trong vùng ĐBSCL chúng tôi được biết có nhiều dự án bảo tồn văn hóa Khmer như mở lớp truyền dạy nghệ thuật Rô băm, may y phục tăng sĩ, nghi thức Acha duki (lễ tang) truyền thống và sân khấu Dù kê Nam Bộ. Muốn phát huy vốn cổ trước tiên phải bảo tồn được “vốn quý”. Những nghệ nhân nắm vững bài bản, nhiều kinh nghiệm đã lần lượt ra đi hoặc tuổi cao sức yếu. Do vậy cần kịp thời có chế độ đãi ngộ thỏa đáng đối với 13 Nghệ sỹ Ưu tú chuyên ngành nghệ thuật Khmer Nam Bộ trong vùng (tính đến Tạp chí Khoa học Chuyên đề “Nghệ thuật sân khấu Dù kê Khmer Nam Bộ - Di sản văn hóa dân tộc” Soá 13, thaùng 3/2014110 Soá 13, thaùng 3/2014 111 đầu năm 2010, nay đã mất thêm 2) cùng các nghệ nhân dân gian “gạo cội”, để động viên họ tham gia đào tạo lớp trẻ bằng nhiều hình thức. Áp dụng chính sách đặc biệt với các đoàn nghệ thuật Khmer chuyên nghiệp, xây dựng đề án, đề xuất các giải pháp bảo tồn mang tính khoa học cao. Trước đây, ĐBSCL đã quyết tâm “gồng mình” giữ cho được đoàn Rô băm dân gian Bưng Chông gần như cuối cùng của khu vực, nhưng thiếu kinh phí đành ngậm ngùi chia tay là một bài học khó quên. Bây giờ đến số phận của sân khấu Dù kê. Để hát, múa được loại hình nghệ thuật sân khấu này đòi hỏi người diễn phải tập liên tục ba tháng trở lên. Nhưng đến nay vẫn chưa có trường đào tạo loại hình nghệ thuật này, phần lớn tự đào tạo tại lò nhà, hoặc giao cho Đoàn Nghệ thuật Khmer các tỉnh Sóc Trăng, Trà Vinh, Kiên Giang tự truyền dạy mà thôi. Chỉ có ai thật sự yêu nghề, dám hy sinh cho nghề mới theo nổi. Trang phục, đạo cụ cũng khá tốn kém, vì vậy không thể vực dậy sân khấu Dù kê như “một thời vang bóng” nếu chỉ trông chờ vào nhiệt huyết cá nhân mà rất cần sự quan tâm, đầu tư bài bản của Bộ Văn hóa -Thể thao và Du lịch; của các tỉnh, thành trong vùng. 2.6. Một số giải pháp bảo tồn và phát huy 2.6.1. Giải pháp trước mắt Hiện nay loại hình sân khấu Dù kê Nam Bộ đang tồn tại dưới hai hình thức: Một là, tồn tại dưới dạng riêng lẻ từng cá nhân (các nhóm, các CLB) trong cộng đồng cư dân ấp, xã, sinh hoạt theo tùy hứng lúc nhàn rỗi, khi được mời gọi. Hình thức này mang tính không bền vững và khó có thể phát triển nghề nghiệp trong tình hình hiện nay như vấn đề kinh phí, nhu cầu thưởng thức loại hình sân khấu này, vấn đề kịch bản, đào tạo diễn viên trẻ. Hai là, tồn tại có tổ chức tại các Đoàn nghệ thuật cấp tỉnh. Đây là những tổ chức nề nếp, có kế hoạch hoạt động, sinh hoạt định kỳ, giao lưu, đào tạo và chịu sự quản lý Nhà nước của ngành Văn hóa - Thể thao và Du lịch. Thiết nghĩ những đoàn nghệ thuật này cần phải được lưu ý cải tiến về nội dung, hình thức trong các đợt sinh hoạt định kỳ và hoạt động phục vụ quần chúng nhân dân, khách tham quan du lịch. Về chuyên môn tận dụng khai thác hết các làn điệu ca hát, múa theo bài bản của nghệ thuật sân khấu Dù kê đặc trưng Nam Bộ, cấu trúc chương trình sao cho hài hòa hấp dẫn. Đặc biệt phải chú ý đến đối tượng phục vụ để sắp xếp chương trình, phù hợp với hoàn cảnh, sở thích của đối tượng; hướng vào phục vụ những ngày lễ hội, hội nghị, tuyên truyền nhiệm vụ chính trị, khách tham quan du lịch. Riêng các nhóm, CLB, gia đình thành lập Đoàn nghệ thuật Dù kê nên mở rộng thành viên là người yêu thích, hâm mộ loại hình này. Nhà nước và cơ quan chủ quản tạo điều kiện ban đầu về kinh phí, kịch bản và từng bước xã hội hóa để các Đoàn nhóm, CLB này phát triển. Có kế hoạch khôi phục đội Dù kê cấp xã, ấp, đây là việc cần làm nhằm mục đích sử dụng “cây nhà lá vườn” để tạo phong trào tại khu dân cư, vừa phát hiện tài năng trong nhân dân để cung cấp cho tỉnh. Qua đó, sẽ giúp bà con đồng bào dân tộc Khmer có thêm một sân chơi bổ ích và thiết thực. Sau là tổ chức chăm bồi, đào tạo để tạo ra đội ngũ kế thừa, kết hợp với Đoàn nghệ thuật Khmer các tỉnh mở các lớp tập huấn ngắn hạn, hay các lớp sơ cấp để tạo nguồn diễn viên mới, đáp ứng yêu cầu phục vụ của địa phương. Khôi phục đội Dù kê cấp ấp, xã tuy còn lắm khó khăn, nhưng thiết nghĩ đây cũng là việc cần làm để bảo tồn loại hình nghệ thuật truyền thống của dân tộc Khmer. Làm được điều này sẽ là bước đệm vững chắc để tiến tới việc sau này chúng ta đề nghị UNESCO công nhận Dù kê Nam Bộ là di sản văn hóa phi vật thể của thế giới. Bên cạnh việc cải tiến mô hình cần cải tiến kịch bản. Trước khi cải tiến cần biên soạn tất cả các bài bản múa, hát, kịch bản gốc để lưu giữ lại làm tư liệu nghiên cứu sau này. Về nguyên tắc cải tiến là phải đạt được yếu tố ngắn, gọn hơn so với bản gốc, nhưng không phá vỡ điệu thức, không lai căng, không pha tạp, không mất gốc. Cũng không cải tiến một cách tràn lan, chỉ cải tiến những phần nào không còn mang tính phù hợp. Với quan điểm đó có thể cải tiến thể nghiệm trước. Sau khi phổ biến có kết quả sẽ thực hiện bước tiếp theo. Giải pháp thứ hai, tùy theo điều kiện cụ thể, các địa phương nên thường xuyên tổ chức liên hoan, hội thi, hội diễn, giao lưu nghệ thuật sân khấu Dù kê Nam Bộ trong địa bàn và liên tỉnh, khu vực. Tuy nhiên phải có hình thức khen thưởng, khích lệ phù hợp để khơi dậy và kích thích phong trào. Các năng khiếu được chọn từ liên hoan, hội thi, giao lưu nên động viên họ tham gia hoạt động tại địa phương, đặc biệt phải được đào tạo để phát triển nghề nghiệp. Ngành Văn hóa – Thề thao và Du lịch tập hợp và tổ chức các lớp bồi dưỡng chuyên môn định kỳ cho những đối tượng yêu thích, các lớp chuyên sâu cho các thành viên nhóm, CLB đã có tay nghề. Đây mới chỉ là giải pháp “ngọn” và nhìn chung vẫn chỉ là bề nổi. 2.6.2. Giải pháp lâu dài Song song với những giải pháp trước mắt cần phải chuẩn bị cho giải pháp lâu dài mang tính chiến lược. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện các giải pháp lâu dài vẫn duy trì một số giải pháp trước mắt để tạo sự đan xen, thúc đẩy, tác động lẫn nhau, đào điều kiện cho sự phát triển. Việc giáo dục giới trẻ hiểu và trân trọng nghệ thuật dân tộc, trong đó có Sân khấu Dù kê Nam Bộ, để hạn chế dấu hiệu xâm lấn của các loại hình nghệ thuật đang ăn mòn tâm hồn của giới trẻ là rất cần thiết. Ở Nam Bộ cần đưa loại hình Sân khấu Dù kê vào chương trình giảng dạy ở các trường Phổ thông Cơ sở và Phổ thông Trung học và các trường Đại học như tỉnh Trà Vinh đã thành lập Khoa Ngôn ngữ - Văn hóa - Nghệ thuật Khmer Nam Bộ thổi hồn di sản, góp phần truyền tình yêu nghệ thuật dân tộc cho thế hệ trẻ. Đúng như lời của Tiến sĩ Nguyễn Khắc Cảnh - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh khẳng định: “Nghệ thuật truyền thống của dân tộc sẽ giáo dục sinh viên một cách gián tiếp, nhưng rất hiệu quả, bởi thông qua việc học tập, họ biết mình đã góp sức cho việc bảo tồn và phát huy vốn văn hóa quý của ông cha”. Kinh nghiệm cho thấy, để bảo tồn di sản cần thiết phải đào tạo được lực lượng kế thừa và tổ chức các sân chơi xứng tầm để nghệ nhân có dịp sống trọn với nghiệp diễn. Thực tế từ Liên hoan Sân khấu Chuyên nghiệp toàn quốc, Liên hoan Dân ca toàn quốc cho thấy các nghệ nhân muốn diễn, muốn đứng trên sân khấu nhưng cơ hội thật hiếm hoi. Rất cần những “Liên hoan sân khấu Dù kê Khmer sẽ diễn ra tại ĐBSCL” và “Festival Sân khấu Dù kê Nam Bộ” sẽ được tổ chức, nhiều năm qua việc bảo tồn văn hóa dân tộc được thực hiện bằng những dự án cụ thể như quay phim tư liệu, mở lớp truyền nghề. Đặc biệt là sự ra đời của Bảo tàng Văn hóa Khmer các tỉnh Sóc Trăng, Trà Vinh Mong rằng, các liên hoan sẽ góp thêm lửa trong bảo tồn và phát huy giá trị di sản sân khấu này. Ngành Văn hóa - Thể thao và Du lịch phối hợp với ngành Giáo dục - Đào tạo sớm có kế hoạch biên soạn hoàn chỉnh bộ giáo án về Sân khấu Dù kê Nam Bộ để đủ điều kiện giảng dạy ở các cấp trong nhà trường, những người giúp cho việc này không ai khác hơn là các nghệ sỹ và các nghệ nhân. Đã đến lúc chúng ta phải đánh giá và nhìn nhận nghiêm túc những nguyên nhân sâu xa tác động trực tiếp đến việc bảo tồn và phát huy nghệ thuật truyền thống tại mỗi địa phương. Mỗi nơi đều có những điều kiện khác nhau và bước thực hiện cũng không giống nhau, nhưng tựu trung lại vẫn có chung một nguyên nhân gốc rễ, đó là nhân tố con người. Con người ở đây là khách thể của đối tượng quản lý nhà nước nhưng lại là chủ thể của sự bảo tồn và phát triển dòng nghệ thuật như Sân khấu Dù kê Nam Bộ. Với sự tác động của nền kinh tế thị trường, việc “thổi hồn” cho những người “giữ lửa” nghệ thuật Sân khấu Dù kê Nam Bộ là một yêu cầu hết sức quan trọng và cấp thiết. Hiện tại, những người “giữ lửa” đang có chiều hướng mai một, trong khi đó, nhân tố kế thừa còn rất khiêm tốn. Việc đào tạo lực lượng kế thừa là một giải pháp mang tính chiến lược. Nếu như ở các trường phổ thông đào tạo theo dạng hướng nghiệp, phát hiện năng khiếu thì ở trường Trung học, Cao đẳng và Đại học Văn hóa - nghệ thuật, các thiết chế của ngành Văn hóa - Thể dục và Du lịch sẽ là nơi đào tạo chuyên sâu, đúng căn cơ, bài bản. Muốn đào tạo tốt cần có đội ngũ giáo viên có trình độ chuyên môn cao, có phương pháp sư phạm tốt, có lòng say mê nghề nghiệp; bên cạnh việc đầu tư phòng ốc, nhạc cụ, âm thanh ánh sáng, các thiết chế cho hoạt động sân khấu này. Chúng ta cần xác định loại hình Sân khấu Dù kê Nam Bộ là sản phẩm văn hóa phi vật thể, trong thực tế các tư liệu đối với loại hình này đang mai một, khan hiếm, vì vậy công tác sưu tầm và nghiên cứu rất cần thiết, nhằm hệ thống, biên soạn thành những tài liệu chính thống, nhằm bảo tồn, lưu truyền và làm cho loại hình này tiếp tục phát triển. Để công tác nghiên cứu, sưu tầm đạt kết quả tốt, nên tiến hành các bước nghiệp vụ như điều tra Tạp chí Khoa học Chuyên đề “Nghệ thuật sân khấu Dù kê Khmer Nam Bộ - Di sản văn hóa dân tộc” Soá 13, thaùng 3/2014110 Soá 13, thaùng 3/2014 111 đầu năm 2010, nay đã mất thêm 2) cùng các nghệ nhân dân gian “gạo cội”, để động viên họ tham gia đào tạo lớp trẻ bằng nhiều hình thức. Áp dụng chính sách đặc biệt với các đoàn nghệ thuật Khmer chuyên nghiệp, xây dựng đề án, đề xuất các giải pháp bảo tồn mang tính khoa học cao. Trước đây, ĐBSCL đã quyết tâm “gồng mình” giữ cho được đoàn Rô băm dân gian Bưng Chông gần như cuối cùng của khu vực, nhưng thiếu kinh phí đành ngậm ngùi chia tay là một bài học khó quên. Bây giờ đến số phận của sân khấu Dù kê. Để hát, múa được loại hình nghệ thuật sân khấu này đòi hỏi người diễn phải tập liên tục ba tháng trở lên. Nhưng đến nay vẫn chưa có trường đào tạo loại hình nghệ thuật này, phần lớn tự đào tạo tại lò nhà, hoặc giao cho Đoàn Nghệ thuật Khmer các tỉnh Sóc Trăng, Trà Vinh, Kiên Giang tự truyền dạy mà thôi. Chỉ có ai thật sự yêu nghề, dám hy sinh cho nghề mới theo nổi. Trang phục, đạo cụ cũng khá tốn kém, vì vậy không thể vực dậy sân khấu Dù kê như “một thời vang bóng” nếu chỉ trông chờ vào nhiệt huyết cá nhân mà rất cần sự quan tâm, đầu tư bài bản của Bộ Văn hóa -Thể thao và Du lịch; của các tỉnh, thành trong vùng. 2.6. Một số giải pháp bảo tồn và phát huy 2.6.1. Giải pháp trước mắt Hiện nay loại hình sân khấu Dù kê Nam Bộ đang tồn tại dưới hai hình thức: Một là, tồn tại dưới dạng riêng lẻ từng cá nhân (các nhóm, các CLB) trong cộng đồng cư dân ấp, xã, sinh hoạt theo tùy hứng lúc nhàn rỗi, khi được mời gọi. Hình thức này mang tính không bền vững và khó có thể phát triển nghề nghiệp trong tình hình hiện nay như vấn đề kinh phí, nhu cầu thưởng thức loại hình sân khấu này, vấn đề kịch bản, đào tạo diễn viên trẻ. Hai là, tồn tại có tổ chức tại các Đoàn nghệ thuật cấp tỉnh. Đây là những tổ chức nề nếp, có kế hoạch hoạt động, sinh hoạt định kỳ, giao lưu, đào tạo và chịu sự quản lý Nhà nước của ngành Văn hóa - Thể thao và Du lịch. Thiết nghĩ những đoàn nghệ thuật này cần phải được lưu ý cải tiến về nội dung, hình thức trong các đợt sinh hoạt định kỳ và hoạt động phục vụ quần chúng nhân dân, khách tham quan du lịch. Về chuyên môn tận dụng khai thác hết các làn điệu ca hát, múa theo bài bản của nghệ thuật sân khấu Dù kê đặc trưng Nam Bộ, cấu trúc chương trình sao cho hài hòa hấp dẫn. Đặc biệt phải chú ý đến đối tượng phục vụ để sắp xếp chương trình, phù hợp với hoàn cảnh, sở thích của đối tượng; hướng vào phục vụ những ngày lễ hội, hội nghị, tuyên truyền nhiệm vụ chính trị, khách tham quan du lịch. Riêng các nhóm, CLB, gia đình thành lập Đoàn nghệ thuật Dù kê nên mở rộng thành viên là người yêu thích, hâm mộ loại hình này. Nhà nước và cơ quan chủ quản tạo điều kiện ban đầu về kinh phí, kịch bản và từng bước xã hội hóa để các Đoàn nhóm, CLB này phát triển. Có kế hoạch khôi phục đội Dù kê cấp xã, ấp, đây là việc cần làm nhằm mục đích sử dụng “cây nhà lá vườn” để tạo phong trào tại khu dân cư, vừa phát hiện tài năng trong nhân dân để cung cấp cho tỉnh. Qua đó, sẽ giúp bà con đồng bào dân tộc Khmer có thêm một sân chơi bổ ích và thiết thực. Sau là tổ chức chăm bồi, đào tạo để tạo ra đội ngũ kế thừa, kết hợp với Đoàn nghệ thuật Khmer các tỉnh mở các lớp tập huấn ngắn hạn, hay các lớp sơ cấp để tạo nguồn diễn viên mới, đáp ứng yêu cầu phục vụ của địa phương. Khôi phục đội Dù kê cấp ấp, xã tuy còn lắm khó khăn, nhưng thiết nghĩ đây cũng là việc cần làm để bảo tồn loại hình nghệ thuật truyền thống của dân tộc Khmer. Làm được điều này sẽ là bước đệm vững chắc để tiến tới việc sau này chúng ta đề nghị UNESCO công nhận Dù kê Nam Bộ là di sản văn hóa phi vật thể của thế giới. Bên cạnh việc cải tiến mô hình cần cải tiến kịch bản. Trước khi cải tiến cần biên soạn tất cả các bài bản múa, hát, kịch bản gốc để lưu giữ lại làm tư liệu nghiên cứu sau này. Về nguyên tắc cải tiến là phải đạt được yếu tố ngắn, gọn hơn so với bản gốc, nhưng không phá vỡ điệu thức, không lai căng, không pha tạp, không mất gốc. Cũng không cải tiến một cách tràn lan, chỉ cải tiến những phần nào không còn mang tính phù hợp. Với quan điểm đó có thể cải tiến thể nghiệm trước. Sau khi phổ biến có kết quả sẽ thực hiện bước tiếp theo. Giải pháp thứ hai, tùy theo điều kiện cụ thể, các địa phương nên thường xuyên tổ chức liên hoan, hội thi, hội diễn, giao lưu nghệ thuật sân khấu Dù kê Nam Bộ trong địa bàn và liên tỉnh, khu vực. Tuy nhiên phải có hình thức khen thưởng, khích lệ phù hợp để khơi dậy và kích thích phong trào. Các năng khiếu được chọn từ liên hoan, hội thi, giao lưu nên động viên họ tham gia hoạt động tại địa phương, đặc biệt phải được đào tạo để phát triển nghề nghiệp. Ngành Văn hóa – Thề thao và Du lịch tập hợp và tổ chức các lớp bồi dưỡng chuyên môn định kỳ cho những đối tượng yêu thích, các lớp chuyên sâu cho các thành viên nhóm, CLB đã có tay nghề. Đây mới chỉ là giải pháp “ngọn” và nhìn chung vẫn chỉ là bề nổi. 2.6.2. Giải pháp lâu dài Song song với những giải pháp trước mắt cần phải chuẩn bị cho giải pháp lâu dài mang tính chiến lược. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện các giải pháp lâu dài vẫn duy trì một số giải pháp trước mắt để tạo sự đan xen, thúc đẩy, tác động lẫn nhau, đào điều kiện cho sự phát triển. Việc giáo dục giới trẻ hiểu và trân trọng nghệ thuật dân tộc, trong đó có Sân khấu Dù kê Nam Bộ, để hạn chế dấu hiệu xâm lấn của các loại hình nghệ thuật đang ăn mòn tâm hồn của giới trẻ là rất cần thiết. Ở Nam Bộ cần đưa loại hình Sân khấu Dù kê vào chương trình giảng dạy ở các trường Phổ thông Cơ sở và Phổ thông Trung học và các trường Đại học như tỉnh Trà Vinh đã thành lập Khoa Ngôn ngữ - Văn hóa - Nghệ thuật Khmer Nam Bộ thổi hồn di sản, góp phần truyền tình yêu nghệ thuật dân tộc cho thế hệ trẻ. Đúng như lời của Tiến sĩ Nguyễn Khắc Cảnh - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh khẳng định: “Nghệ thuật truyền thống của dân tộc sẽ giáo dục sinh viên một cách gián tiếp, nhưng rất hiệu quả, bởi thông qua việc học tập, họ biết mình đã góp sức cho việc bảo tồn và phát huy vốn văn hóa quý của ông cha”. Kinh nghiệm cho thấy, để bảo tồn di sản cần thiết phải đào tạo được lực lượng kế thừa và tổ chức các sân chơi xứng tầm để nghệ nhân có dịp sống trọn với nghiệp diễn. Thực tế từ Liên hoan Sân khấu Chuyên nghiệp toàn quốc, Liên hoan Dân ca toàn quốc cho thấy các nghệ nhân muốn diễn, muốn đứng trên sân khấu nhưng cơ hội thật hiếm hoi. Rất cần những “Liên hoan sân khấu Dù kê Khmer sẽ diễn ra tại ĐBSCL” và “Festival Sân khấu Dù kê Nam Bộ” sẽ được tổ chức, nhiều năm qua việc bảo tồn văn hóa dân tộc được thực hiện bằng những dự án cụ thể như quay phim tư liệu, mở lớp truyền nghề. Đặc biệt là sự ra đời của Bảo tàng Văn hóa Khmer các tỉnh Sóc Trăng, Trà Vinh Mong rằng, các liên hoan sẽ góp thêm lửa trong bảo tồn và phát huy giá trị di sản sân khấu này. Ngành Văn hóa - Thể thao và Du lịch phối hợp với ngành Giáo dục - Đào tạo sớm có kế hoạch biên soạn hoàn chỉnh bộ giáo án về Sân khấu Dù kê Nam Bộ để đủ điều kiện giảng dạy ở các cấp trong nhà trường, những người giúp cho việc này không ai khác hơn là các nghệ sỹ và các nghệ nhân. Đã đến lúc chúng ta phải đánh giá và nhìn nhận nghiêm túc những nguyên nhân sâu xa tác động trực tiếp đến việc bảo tồn và phát huy nghệ thuật truyền thống tại mỗi địa phương. Mỗi nơi đều có những điều kiện khác nhau và bước thực hiện cũng không giống nhau, nhưng tựu trung lại vẫn có chung một nguyên nhân gốc rễ, đó là nhân tố con người. Con người ở đây là khách thể của đối tượng quản lý nhà nước nhưng lại là chủ thể của sự bảo tồn và phát triển dòng nghệ thuật như Sân khấu Dù kê Nam Bộ. Với sự tác động của nền kinh tế thị trường, việc “thổi hồn” cho những người “giữ lửa” nghệ thuật Sân khấu Dù kê Nam Bộ là một yêu cầu hết sức quan trọng và cấp thiết. Hiện tại, những người “giữ lửa” đang có chiều hướng mai một, trong khi đó, nhân tố kế thừa còn rất khiêm tốn. Việc đào tạo lực lượng kế thừa là một giải pháp mang tính chiến lược. Nếu như ở các trường phổ thông đào tạo theo dạng hướng nghiệp, phát hiện năng khiếu thì ở trường Trung học, Cao đẳng và Đại học Văn hóa - nghệ thuật, các thiết chế của ngành Văn hóa - Thể dục và Du lịch sẽ là nơi đào tạo chuyên sâu, đúng căn cơ, bài bản. Muốn đào tạo tốt cần có đội ngũ giáo viên có trình độ chuyên môn cao, có phương pháp sư phạm tốt, có lòng say mê nghề nghiệp; bên cạnh việc đầu tư phòng ốc, nhạc cụ, âm thanh ánh sáng, các thiết chế cho hoạt động sân khấu này. Chúng ta cần xác định loại hình Sân khấu Dù kê Nam Bộ là sản phẩm văn hóa phi vật thể, trong thực tế các tư liệu đối với loại hình này đang mai một, khan hiếm, vì vậy công tác sưu tầm và nghiên cứu rất cần thiết, nhằm hệ thống, biên soạn thành những tài liệu chính thống, nhằm bảo tồn, lưu truyền và làm cho loại hình này tiếp tục phát triển. Để công tác nghiên cứu, sưu tầm đạt kết quả tốt, nên tiến hành các bước nghiệp vụ như điều tra Tạp chí Khoa học Chuyên đề “Nghệ thuật sân khấu Dù kê Khmer Nam Bộ - Di sản văn hóa dân tộc” Soá 13, thaùng 3/2014112 Soá 13, thaùng 3/2014 113 xã hội học về nhu cầu của quần chúng nhân dân đối với loại hình nghệ thuật này, hệ thống hóa từng cụm chuyên đề, tổ chức các cuộc tọa đàm, hội thảo khoa học chuyên đề về Sân khấu Dù kê Nam Bộ như Hội thảo khoa học “Nghệ thuật sân khấu Dù kê Khmer Nam Bộ - Di sản văn hóa dân tộc” tổ chức tại Trường Đại học Trà Vinh tháng 11/2013. Sau khi sưu tầm sẽ phổ biến rộng rãi trong cộng đồng dân cư Nam Bộ nói riêng và cả nước nói chung. Ưu thế của loại hình sân khấu Dù kê Nam Bộ từ xưa tới nay là thể hiện tính xã hội hóa rất cao so với các loại hình nghệ thuật khác, nhưng điểm yếu của nó là chưa có những định hướng chiến lược phát triển từng giai đoạn và lâu dài. Nhà nước và ngành Văn hóa - Thể thao và Du lịch cần nghiên cứu những yếu tố tích cực trong xã hội hóa Sân khấu Dù kê ở Nam Bộ thời gian qua để tiếp tục chỉ đạo thực hiện. Để có thể hoàn thành nhiệm vụ chiến lược về bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc nói chung, của nghệ thuật sân khấu Dù kê Nam Bộ, dòng nghệ thuật đặc thù của Nam Bộ nói riêng, ngoài sự nỗ lực chủ quan của từng địa phương với những thế mạnh và điều kiện thực tế của mình, cần thiết phải có đề án cụ thể từ phía các cấp Trung ương. Bên cạnh việc vận động xã hội hóa cần có sự chủ lực tài trợ của nhà nước; tuy nhiên đầu tư cho chiến lược này cần tập trung, có trọng điểm, tránh dàn trải, chạy theo hình thức. Bên cạnh đó, cần có chế độ, chính sách thỏa đáng đối với nghệ sĩ, vì việc xét tặng danh hiệu nghệ sĩ, nghệ nhân dân gian, chế độ ưu đãi cho các nghệ nhân vẫn còn nhiều bất cập. Ngay các soạn giả cũng đã ít, thể loại nghệ thuật sân khấu lại khó, người biết ngôn ngữ cổ để chuyển ngữ kịch bản càng hiếm. Nghệ nhân Khmer ngày tuổi càng cao, sức yếu; dàn diễn viên của các đoàn nghệ thuật trung bình đã ngoài 35 - 40 tuổi, diễn viên không có sắc vóc, thanh tốt, da sạm nắng, hằn nếp nhăn... Trong khi nhu cầu thẩm mỹ về ngoại hình, lời ca, điệu múa của các tầng lớp thưởng thức nghệ thuật ngày càng cao. Chính vì thế mà chúng ta thấy ngày càng ít đi, lớp thanh niên trẻ không mặn mà với các loại hình nghệ thuật dân tộc truyền thống, do vậy họ không có cơ hội được truyền dạy các thể loại ca - nhạc và sân khấu dân gian Khmer dẫn đến nhiều thể loại có nguy cơ bị thất truyền, trong đó có nghệ thuật sân khấu Dù kê Còn nếu “giải nghệ” lứa diễn viên đã hết tuổi nghề nhưng chưa đến tuổi hưu; mọi chính sách nên lồng ghép trong các chương trình mục tiêu để tạo điều kiện chuyển đổi ngành, nghề phù hợp với trình độ, năng lực của từng người, tạo công ăn việc làm cho đội ngũ diễn viên này. Đồng thời, sắp xếp bố trí cử cán bộ dự các lớp chính trị Cao cấp, Trung cấp chính trị theo quy hoạch đã được ngành thông qua. Là dòng nghệ thuật có thể nói là “kén khán giả” và nhất là trong giai đoạn hiện nay khi các dòng nghệ thuật khác đang chiếm lĩnh thị hiếu của đông đảo công chúng, để mọi người hiểu biết thêm và trân trọng, say mê loại hình sân khấu Dù kê Nam Bộ Nam Bộ, cần phải tổ chức tuyên truyền, giới thiệu bằng những hình ảnh, sự kiện cụ thể của hoạt động này trên báo chí, truyền hình. Thiết nghĩ, nếu có những giải pháp đồng bộ từ các cấp cùng với sự tâm huyết và quyết tâm của những thành viên đam mê nghệ thuật sân khấu Dù kê Nam Bộ, hy vọng việc bảo tồn và phát triển nghệ thuật truyền thống sẽ có những bước chuyển mới. 3. Kết luận Để bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá truyền thống của đồng bào dân tộc Khmer nói chung, trong đó có nghệ thuật sân khấu Dù kê nói riêng, cơ quan hữu quan cần tạo điều kiện để thực hiện việc sưu tầm, đào tạo lớp diễn viên trẻ cho những môn nghệ thuật đặc sắc này. Ngoài ra cần đẩy mạnh hơn nữa công tác xã hội hóa hoạt động văn hóa văn nghệ vùng đồng bào dân tộc Khmer. Đầu tư thỏa đáng xây dựng thiết chế văn hóa, tăng cường công tác sưu tầm phổ biến các thể loại nghệ thuật và sân khấu trên các phương tiện thông tin đại chúng. Mặt khác tạo điều kiện để văn hóa dân tộc Khmer nói chung và sân khấu Dù kê Nam Bộ nói riêng được giao lưu, hợp tác và phát triển với các vùng, miền, khu vực và quốc tế. Sự nghiệp bảo tồn và phát huy di sản nghệ thuật sân khấu Dù kê ở ĐBSCL có thể được đẩy mạnh và đạt hiệu quả khi người dân tự giác tham gia. Việc giáo dục để nâng cao ý thức của người dân, khơi dậy ở họ lòng tự hào đối với di sản văn hóa của cộng đồng mình là công việc có ý nghĩa quan trọng để hướng người dân chủ động tìm tòi, sưu tầm và bảo tồn loại hình di sản sân khấu phi vật thể này, mặt khác, cần có sự phối hợp đồng bộ của chính quyền địa phương, các cơ quan, ban, ngành, đội ngũ cán bộ quản lý văn hóa cơ sở để việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản sân khấu Dù kê ở ĐBSCL một cách hiệu quả và thiết thực nhất. Cụ thể là cần đưa Đề án bảo tồn với những nội dung về đầu tư xây dựng là công trình văn hóa trọng điểm, mang tính hiện đại (sân khấu biểu diễn), đạt tầm khu vực và thế giới. Trong đó, đầu tư cho việc bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hóa, phát triển bảo tàng cũng là một nhu cầu bức xúc, cần có quy hoạch phát triển lâu dài, sự quan tâm đầu tư đúng mức và cơ chế đặc thù cho thiết chế văn hóa phi vật thể quan trọng này. Tài liệu tham khảo Ngô Đức Thịnh. 2004. Văn hóa vùng và phân vùng văn hóa ở Việt Nam. Nhà xuất bản Trẻ. Tp. Hồ Chí Minh. Thạch Voi. 1988. Khái quát về người Khmer ở Đồng bằng sông Cửu Long. NXB Tổng hợp Hậu Giang. Tiền Văn Triệu 2011. Hai loại hình sân khấu của người Khmer Sóc Trăng. Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật. số 330. Trần Ngọc Thêm. 26/3/2008. Tính cách văn hóa người Việt Nam Bộ như một hệ thống. Xem < http:// www.vanhoahoc.vn/nghien-cuu/van-hoa-viet-nam/van-hoa-nam-bo/408-tran-ngoc-them-tinh-cach-van- hoa-nguoi-viet-nam-bo.html.> Trần Ngọc Thêm. 2001. Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam. Nxb.Tp.Hồ Chí Minh. Trần Văn Bính. 2004. Văn hóa dân tộc Tây Nam Bộ - Thực trạng và những vấn đề đặt ra. NXB Chính trị Quốc gia. Trương Công Khả. 2005. Tưng bừng “Ngày hội văn hoá thể thao Khmer Nam Bộ” lần thứ 3. Báo Thanh Niên. Võ Thành Hùng. 2011. Nghi lễ Vòng đời người Khmer tỉnh Sóc Trăng. NXB Văn hóa Dân tộc. Tạp chí Khoa học Chuyên đề “Nghệ thuật sân khấu Dù kê Khmer Nam Bộ - Di sản văn hóa dân tộc” Soá 13, thaùng 3/2014112 Soá 13, thaùng 3/2014 113 xã hội học về nhu cầu của quần chúng nhân dân đối với loại hình nghệ thuật này, hệ thống hóa từng cụm chuyên đề, tổ chức các cuộc tọa đàm, hội thảo khoa học chuyên đề về Sân khấu Dù kê Nam Bộ như Hội thảo khoa học “Nghệ thuật sân khấu Dù kê Khmer Nam Bộ - Di sản văn hóa dân tộc” tổ chức tại Trường Đại học Trà Vinh tháng 11/2013. Sau khi sưu tầm sẽ phổ biến rộng rãi trong cộng đồng dân cư Nam Bộ nói riêng và cả nước nói chung. Ưu thế của loại hình sân khấu Dù kê Nam Bộ từ xưa tới nay là thể hiện tính xã hội hóa rất cao so với các loại hình nghệ thuật khác, nhưng điểm yếu của nó là chưa có những định hướng chiến lược phát triển từng giai đoạn và lâu dài. Nhà nước và ngành Văn hóa - Thể thao và Du lịch cần nghiên cứu những yếu tố tích cực trong xã hội hóa Sân khấu Dù kê ở Nam Bộ thời gian qua để tiếp tục chỉ đạo thực hiện. Để có thể hoàn thành nhiệm vụ chiến lược về bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc nói chung, của nghệ thuật sân khấu Dù kê Nam Bộ, dòng nghệ thuật đặc thù của Nam Bộ nói riêng, ngoài sự nỗ lực chủ quan của từng địa phương với những thế mạnh và điều kiện thực tế của mình, cần thiết phải có đề án cụ thể từ phía các cấp Trung ương. Bên cạnh việc vận động xã hội hóa cần có sự chủ lực tài trợ của nhà nước; tuy nhiên đầu tư cho chiến lược này cần tập trung, có trọng điểm, tránh dàn trải, chạy theo hình thức. Bên cạnh đó, cần có chế độ, chính sách thỏa đáng đối với nghệ sĩ, vì việc xét tặng danh hiệu nghệ sĩ, nghệ nhân dân gian, chế độ ưu đãi cho các nghệ nhân vẫn còn nhiều bất cập. Ngay các soạn giả cũng đã ít, thể loại nghệ thuật sân khấu lại khó, người biết ngôn ngữ cổ để chuyển ngữ kịch bản càng hiếm. Nghệ nhân Khmer ngày tuổi càng cao, sức yếu; dàn diễn viên của các đoàn nghệ thuật trung bình đã ngoài 35 - 40 tuổi, diễn viên không có sắc vóc, thanh tốt, da sạm nắng, hằn nếp nhăn... Trong khi nhu cầu thẩm mỹ về ngoại hình, lời ca, điệu múa của các tầng lớp thưởng thức nghệ thuật ngày càng cao. Chính vì thế mà chúng ta thấy ngày càng ít đi, lớp thanh niên trẻ không mặn mà với các loại hình nghệ thuật dân tộc truyền thống, do vậy họ không có cơ hội được truyền dạy các thể loại ca - nhạc và sân khấu dân gian Khmer dẫn đến nhiều thể loại có nguy cơ bị thất truyền, trong đó có nghệ thuật sân khấu Dù kê Còn nếu “giải nghệ” lứa diễn viên đã hết tuổi nghề nhưng chưa đến tuổi hưu; mọi chính sách nên lồng ghép trong các chương trình mục tiêu để tạo điều kiện chuyển đổi ngành, nghề phù hợp với trình độ, năng lực của từng người, tạo công ăn việc làm cho đội ngũ diễn viên này. Đồng thời, sắp xếp bố trí cử cán bộ dự các lớp chính trị Cao cấp, Trung cấp chính trị theo quy hoạch đã được ngành thông qua. Là dòng nghệ thuật có thể nói là “kén khán giả” và nhất là trong giai đoạn hiện nay khi các dòng nghệ thuật khác đang chiếm lĩnh thị hiếu của đông đảo công chúng, để mọi người hiểu biết thêm và trân trọng, say mê loại hình sân khấu Dù kê Nam Bộ Nam Bộ, cần phải tổ chức tuyên truyền, giới thiệu bằng những hình ảnh, sự kiện cụ thể của hoạt động này trên báo chí, truyền hình. Thiết nghĩ, nếu có những giải pháp đồng bộ từ các cấp cùng với sự tâm huyết và quyết tâm của những thành viên đam mê nghệ thuật sân khấu Dù kê Nam Bộ, hy vọng việc bảo tồn và phát triển nghệ thuật truyền thống sẽ có những bước chuyển mới. 3. Kết luận Để bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá truyền thống của đồng bào dân tộc Khmer nói chung, trong đó có nghệ thuật sân khấu Dù kê nói riêng, cơ quan hữu quan cần tạo điều kiện để thực hiện việc sưu tầm, đào tạo lớp diễn viên trẻ cho những môn nghệ thuật đặc sắc này. Ngoài ra cần đẩy mạnh hơn nữa công tác xã hội hóa hoạt động văn hóa văn nghệ vùng đồng bào dân tộc Khmer. Đầu tư thỏa đáng xây dựng thiết chế văn hóa, tăng cường công tác sưu tầm phổ biến các thể loại nghệ thuật và sân khấu trên các phương tiện thông tin đại chúng. Mặt khác tạo điều kiện để văn hóa dân tộc Khmer nói chung và sân khấu Dù kê Nam Bộ nói riêng được giao lưu, hợp tác và phát triển với các vùng, miền, khu vực và quốc tế. Sự nghiệp bảo tồn và phát huy di sản nghệ thuật sân khấu Dù kê ở ĐBSCL có thể được đẩy mạnh và đạt hiệu quả khi người dân tự giác tham gia. Việc giáo dục để nâng cao ý thức của người dân, khơi dậy ở họ lòng tự hào đối với di sản văn hóa của cộng đồng mình là công việc có ý nghĩa quan trọng để hướng người dân chủ động tìm tòi, sưu tầm và bảo tồn loại hình di sản sân khấu phi vật thể này, mặt khác, cần có sự phối hợp đồng bộ của chính quyền địa phương, các cơ quan, ban, ngành, đội ngũ cán bộ quản lý văn hóa cơ sở để việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản sân khấu Dù kê ở ĐBSCL một cách hiệu quả và thiết thực nhất. Cụ thể là cần đưa Đề án bảo tồn với những nội dung về đầu tư xây dựng là công trình văn hóa trọng điểm, mang tính hiện đại (sân khấu biểu diễn), đạt tầm khu vực và thế giới. Trong đó, đầu tư cho việc bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hóa, phát triển bảo tàng cũng là một nhu cầu bức xúc, cần có quy hoạch phát triển lâu dài, sự quan tâm đầu tư đúng mức và cơ chế đặc thù cho thiết chế văn hóa phi vật thể quan trọng này. Tài liệu tham khảo Ngô Đức Thịnh. 2004. Văn hóa vùng và phân vùng văn hóa ở Việt Nam. Nhà xuất bản Trẻ. Tp. Hồ Chí Minh. Thạch Voi. 1988. Khái quát về người Khmer ở Đồng bằng sông Cửu Long. NXB Tổng hợp Hậu Giang. Tiền Văn Triệu 2011. Hai loại hình sân khấu của người Khmer Sóc Trăng. Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật. số 330. Trần Ngọc Thêm. 26/3/2008. Tính cách văn hóa người Việt Nam Bộ như một hệ thống. Xem < http:// www.vanhoahoc.vn/nghien-cuu/van-hoa-viet-nam/van-hoa-nam-bo/408-tran-ngoc-them-tinh-cach-van- hoa-nguoi-viet-nam-bo.html.> Trần Ngọc Thêm. 2001. Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam. Nxb.Tp.Hồ Chí Minh. Trần Văn Bính. 2004. Văn hóa dân tộc Tây Nam Bộ - Thực trạng và những vấn đề đặt ra. NXB Chính trị Quốc gia. Trương Công Khả. 2005. Tưng bừng “Ngày hội văn hoá thể thao Khmer Nam Bộ” lần thứ 3. Báo Thanh Niên. Võ Thành Hùng. 2011. Nghi lễ Vòng đời người Khmer tỉnh Sóc Trăng. NXB Văn hóa Dân tộc.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfthuc_trang_va_giai_phap_bao_ton_phat_trien_nghe_thuat_san_kh.pdf