Thực trạng và giải pháp bảo vệ môi trường phục vụ phát triển bền vững làng nghề sản xuất gạch ngói ở xã Bình Nghi, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định
3.2. Phương pháp đánh giá tác động môi trường
Phương pháp thực hiện xác định và đánh giá mức độ tác động các vấn đề môi trường trong
hoạt động sản xuất gạch ngói đến các thành phần môi trường thông qua các phương pháp: phương
pháp liệt kê và phương pháp đánh giá nhanh.
3.3. Phương pháp chuyên gia
Để làm sáng tỏ những vấn đề lý luận cũng như các vấn đề môi trường để xây dựng giải
pháp, trong quá trình nghiên cứu, tác giả sử dụng phương pháp thu thập thông tin từ các chuyên
gia, chuyên viên, các nhà quản lý, các nhà kỹ thuật ở các sở ban ngành trong địa bàn tỉnh
Bình Định. Đồng thời, phương pháp này giúp cho tác giả rút ra được những kết luận có căn cứ
khoa học và thực tiễn dựa trên ý kiến các chuyên gia.
4. Kết quả nghiên cứu
4.1. Hiện trạng hoạt động sản xuất gạch ngói xã Bình Nghi
Thông qua mẫu phiếu khảo sát, điều tra về hiện trạng hoạt động sản xuất gạch ngói, tác giả
đã tổng hợp tình hình các cơ sở sản xuất khảo sát:
Về quy mô
Xã Bình Nghi hiện có 3.909 hộ, với sản xuất nông nghiệp: 1.388 hộ (chiếm 35,51%), sản
xuất phi nông nghiệp: 2.551 hộ (chiếm 64,49%). Trong đó, 468 hộ sản xuất gạch ngói, tập trung
nhiều nhất là ở Thôn 1 (57,3%), Thôn 2 (30,1%), Thôn 3 (12,6%) (bảng 3)
4 trang |
Chia sẻ: honghp95 | Lượt xem: 821 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực trạng và giải pháp bảo vệ môi trường phục vụ phát triển bền vững làng nghề sản xuất gạch ngói ở xã Bình Nghi, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
101
Tập 11, Số 2, 2017Tạp chí Khoa học - Trường ĐH Quy Nhơn, ISSN: 1859-0357, Tập 11, Số 2, 2017, Tr. 101-1 4
*Email: letrangbd@gmail.com
Ngày nhận bài: 30/8/2016; Ngày nhận đăng: 14/8/2016
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG LÀNG NGHỀ SẢN XUẤT GẠCH NGÓI
Ở XÃ BÌNH NGHI, HUYỆN TÂY SƠN, TỈNH BÌNH ĐỊNH
LÊ THỊ THÙY TRANG1
1Khoa Địa lí – Địa chính, Trường Đại học Quy Nhơn
TÓM TẮT
Chủ đề nghiên cứu của đề tài là cần thiết cho quy hoạch môi trường và phát triển bền vững làng
nghề. Đề tài đã đánh giá được hiện trạng môi trường và phân tích các vấn đề ô nhiễm môi trường do hoạt
động sản xuất gạch ngói tại làng nghề xã Bình Nghi. Từ đó, đề tài đã xây dựng được giải pháp BVMT phục
vụ phát triển bền vững làng nghề. Kết quả nghiên cứu của đề tài cũng là tài liệu tham khảo trong nghiên
cứu và giảng dạy địa lí địa phương.
Từ khóa: Gạch ngói, làng nghề, phát triển bền vững.
ABSTRACT
Issues on Sustainable Development of Traditional Craft Villages: The Case
in Binh Nghi Commune, Tay Son District, Binh Dinh Province
The objective of this study is essential for environmental planning and sustainable development of
traditional craft villages in Binh Dinh province. The study assessed the environmental status and analyzed
the problem of environmental pollutioncaused by the production of bricks in Binh Nghi town. Therefore,
to overcome the problem, control of air pollution, water pollution, soil and solid waste should be done in
the development process. Thus, solutions to the pullution may include selection of appropriate production
technology, production scale and local conditions.
Keywords: Bricks, traditional craft villages, sustainable development.
1. Đặt vấn đề
Huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định là một trong số những huyện điển hình của tỉnh Bình Định
về sự đa dạng và phong phú các loại hình làng nghề. Trong đó, nổi bật nhất là làng nghề sản xuất
gạch ngói ở xã Bình Nghi.
Những năm vừa qua, phát triển những ngành nghề, đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm
truyền thống có giá trị kinh tế cao, sử dụng được nhiều lao động là lợi thế của làng nghề địa
phương. Đời sống nông dân đã khấm khá lên do sản xuất nông nghiệp phát triển đồng thời với
việc khôi phục và phát triển các làng nghề.
Tuy nhiên, nhiều vấn đề môi trường bức xúc được người dân địa phương phản ánh và
biểu hiện rõ rệt. Mặc dù, làng nghề sản xuất gạch ngói của xã hiện nay thuận lợi cho phát triển
102
Lê Thị Thùy Trang
kinh tế - xã hội, nhưng những gì xã đạt được đến thời điểm hiện nay còn khá hạn chế, chưa tương
xứng với tiềm năng sẵn có. Việc bố trí không gian sản xuất tuy đã được quy hoạch nhưng vẫn còn
nhiều bất cập. Yêu cầu thực tiễn đặt ra là phải tìm ra phương án bố trí không gian sản xuất tối ưu
và mô hình phát triển cụm công nghiệp làng nghề hợp lí nhất cho từng khu vực. Để đạt được mục
tiêu này, cần phải đánh giá về hiện trạng môi trường làng nghề, theo đó tìm ra giải pháp tổng thể
để bảo vệ môi trường (BVMT). Đây là nhu cầu cần thiết cho sự phát triển bền vững làng nghề
của xã.
2. Tổng quan địa bàn nghiên cứu
Xã Bình Nghi nằm ở phía Đông Nam của huyện Tây Sơn, phía Bắc giáp 2 xã Tây Bình và
Bình Hòa, phía Nam giáp huyện Vân Canh (xã Canh Liên), phía Đông giáp thị xã An Nhơn (xã
Nhơn Phúc và Nhơn Tân), phía Tây giáp xã Tây Xuân.
Theo số liệu thống kê của Liên đoàn Địa chất Trung Trung Bộ, xã Bình Nghi có tài nguyên
khoáng sản sét vô cùng phong phú. Sét có màu xám, nâu nhạt. Thành phần hóa học của sét: SiO
2
:
47,1 - 59,8%; Al
2
O
3
: 17,8 - 23,5%; Fe
2
O
3
: 6,5 - 10,8%; CaO: 1,1 - 2,5%; K
2
O: 0,5 - 1,9%; MKN:
7,6 - 10,8%.
Theo quy hoạch sử dụng các loại
khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của
UBND tỉnh Bình Định đến năm 2015, có xét
đến năm 2020, trên địa bàn xã Bình Nghi,
huyện Tây Sơn có quy hoạch 02 khu vực khai
thác sét gạch ngói, cụ thể:
- Dải 1: Nằm kéo dài theo hướng Đông-
Tây từ Bình Nghi đến Tây Phú, với chiều dài
khoảng 7km, rộng 300m, dày trung bình 3m,
trữ lượng C2: 400.000 m3. Số hiệu mẫu 173.
- Dải 2: Phân bố ở vùng Bình Tường
chiều dài 3km, rộng 200m, dày 3m, trữ lượng
1,8 triệu m3. Số hiệu mẫu 165 (hình 1).
Hình 1. Sơ đồ phân bố khoáng sản sét gạch
ngói của xã Bình Nghi
Bảng 1. Phân bố khoáng sản sét trên địa bàn xã Bình Nghi, huyện Tây Sơn
SHM Khoáng sản Đối
tượng
Diện tích
(ha)
Trữ lượng
dự báo (m3)
2008 - 2010 2011 - 2015 2016 - 2020
73 Sét gạch ngói
Bình Nghi 2,3
Sét
ruộng 40
C2
400.000
10 ha,
200.000 m3
20 ha,
200.000 m3
10 ha, tùy
thuộc vào kết
quả thăm dò
trước đó để
mở rộng
65 Sét gạch ngói
Bình Nghi 1
Sét
ruộng 60
C2
1.800.000
25 ha,
400.000 m3
20 ha,
400.000 m3
15 ha, tùy
thuộc vào kết
quả thăm dò
Nguồn. [3]
103
Tập 11, Số 2, 2017
Đây là loại tài nguyên khoáng sản rất có giá trị không những cho địa phương mà còn cho
cả nước.
Sản xuất gạch ngói là nghề truyền thống ở xã Bình Nghi, toàn xã hiện có hơn 468 cơ sở sản
xuất gạch ngói đang hoạt động, năng lực sản xuất hơn 100 triệu viên/năm, chiếm trên 50% số cơ
sở và sản lượng gạch ngói toàn huyện Tây Sơn.
Hiện làng nghề sản xuất gạch ngói của xã do UBND huyện quản lý và đang có kế hoạch mở
rộng. Huyện đã cho phép một số cơ sở sản xuất đầu tư xây dựng lò nung tuynen để sử dụng nguồn
đất xấu hơn nhằm bảo vệ đất nông nghiệp, đáp ứng nhu cầu đa dạng sản phẩm của thị trường cũng
như hạn chế tác động tới môi trường, như: Hợp tác xã gạch ngói Đồng Tiến, DNTN Hai Mai,....
Thực hiện chương trình đầu tư phát triển các làng nghề trên địa bàn huyện Tây Sơn giai
đoạn 2006 - 2010 và căn cứ Chỉ thị số 04/2011/CT-UBND ngày 18/11/2011 của UBND tỉnh
Bình Định về việc tăng cường kiểm tra, rà soát tình hình sản xuất gạch ngói đất sét nung bằng lò
thủ công trên địa bàn tỉnh và triển khai thực hiện chương trình phát triển vật liệu xây dựng không
nung của Chính phủ, xã Bình Nghi đã thành lập cụm công nghiệp (CCN) Hóc Bợm tại thôn 1 và
đã di dời về 174 cơ sở sản xuất với diện tích 18 ha. Một số cơ sở sản xuất còn lại vẫn nằm rải rác
ở thôn 2 và thôn 3 của xã.
Những vấn đề môi trường trong hoạt động khai thác, sản xuất và công tác BVMT của địa
phương vẫn còn nhiều vấn đề không chỉ người dân địa phương mà còn các cấp quản lý đã lên
tiếng và yêu cầu cấp bách đặt ra là cần phải có giải pháp hợp lý nhằm BVMT để hướng tới phát
triển bền vững làng nghề.
3. Phương pháp nghiên cứu
3.1. Phương pháp khảo sát, điều tra, thu thập và phân tích số liệu
Trong quá trình nghiên cứu, tác giả sử dụng hệ thống các phương pháp thống kê để thu
thập, tổng hợp và phân tích số liệu:
- Phương pháp khảo sát, điều tra xã hội học
Phương pháp này nhằm xác định hiện trạng sản xuất và môi trường do hoạt động sản xuất
sét gạch ngói tại làng nghề, được tác giả thực hiện 2 đợt (đợt 1: 09/2011; đợt 2: 02/2012).
Quy mô của mẫu điều tra được xác định dựa trên việc lựa chọn ngẫu nhiên thuận tiện, phân
bổ cụ thể ở bảng 2.
Bảng 2. Tổng hợp quy mô mẫu điều tra
STT Loại phiếu Số lượng (phiếu)
Phiếu điều tra khảo sát hiện trạng sản xuất gạch ngói tại các cơ sở sản xuất 45
Phiếu tham vấn cộng đồng về vấn
đề môi trường tại các cơ sở sản xuất
gạch ngói
Chuyên gia và nhà chuyên môn 10
Chủ cơ sở sản xuất 65
Dân cư địa phương 50
Cán bộ quản lý 5
Nguồn. Số liệu điều tra, tham vấn
104
Lê Thị Thùy Trang
- Phương pháp thu thập số liệu
+ Số liệu thứ cấp cần thiết cho đề tài được thu thập từ các cơ quan quản lý địa phương:
Trung tâm khuyến công, Sở Công Thương, Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân huyện
Tây Sơn và xã Bình Nghi. Bên cạnh đó, nghiên cứu còn kế thừa các kết quả nghiên cứu trước đây
về làng nghề, cũng như đã sử dụng các kết quả báo cáo khoa học và các công trình nghiên cứu
khoa học của nhiều tác giả về lĩnh vực mà đề tài quan tâm.
+ Số liệu sơ cấp
Đối tượng thu thập số liệu sơ cấp từ 2 nhóm:
Nhóm 1: Là các chuyên gia và những người có chuyên môn làm việc tại các Trung tâm,
Viện, Trường đại học, Sở... trên địa bàn tỉnh Bình Định. Nhóm đối tượng này được trình bày ở
phương pháp chuyên gia.
Nhóm 2: Là chủ các cơ sở sản xuất và dân cư địa phương (người lao động, người dân địa
phương) của làng nghề được chọn nghiên cứu. Tác giả tiến hành thu thập bằng phiếu điều tra,
khảo sát bằng danh mục câu hỏi. Nội dung khảo sát là những câu hỏi liên quan đến hiện trạng
hoạt động sản xuất (Thời gian bắt đầu, nguyên nhiên liệu sử dụng, sản phẩm, sản lượng hàng năm,
công nghệ sản xuất, doanh thu hàng năm, tình hình sản xuất và tiêu thụ hiện nay) và các vấn đề
môi trường do sản xuất gạch ngói (ô nhiễm do khí thải, chất thải từ hoạt động sản xuất gạch ngói,
suy giảm ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm tiếng ồn, nhiệt từ hoạt động sản xuất gạch ngói, thay
đổi địa hình, cảnh quan)
- Phương pháp phân tích tài liệu
Phương pháp này nhằm phân tích, xử lý các số liệu về hiện trạng môi trường và đánh giá
ảnh hưởng đến kinh tế - xã hội - sức khỏe cộng đồng dân cư xung quanh làng nghề.
3.2. Phương pháp đánh giá tác động môi trường
Phương pháp thực hiện xác định và đánh giá mức độ tác động các vấn đề môi trường trong
hoạt động sản xuất gạch ngói đến các thành phần môi trường thông qua các phương pháp: phương
pháp liệt kê và phương pháp đánh giá nhanh.
3.3. Phương pháp chuyên gia
Để làm sáng tỏ những vấn đề lý luận cũng như các vấn đề môi trường để xây dựng giải
pháp, trong quá trình nghiên cứu, tác giả sử dụng phương pháp thu thập thông tin từ các chuyên
gia, chuyên viên, các nhà quản lý, các nhà kỹ thuật ở các sở ban ngành trong địa bàn tỉnh
Bình Định. Đồng thời, phương pháp này giúp cho tác giả rút ra được những kết luận có căn cứ
khoa học và thực tiễn dựa trên ý kiến các chuyên gia.
4. Kết quả nghiên cứu
4.1. Hiện trạng hoạt động sản xuất gạch ngói xã Bình Nghi
Thông qua mẫu phiếu khảo sát, điều tra về hiện trạng hoạt động sản xuất gạch ngói, tác giả
đã tổng hợp tình hình các cơ sở sản xuất khảo sát:
Về quy mô
Xã Bình Nghi hiện có 3.909 hộ, với sản xuất nông nghiệp: 1.388 hộ (chiếm 35,51%), sản
xuất phi nông nghiệp: 2.551 hộ (chiếm 64,49%). Trong đó, 468 hộ sản xuất gạch ngói, tập trung
nhiều nhất là ở Thôn 1 (57,3%), Thôn 2 (30,1%), Thôn 3 (12,6%) (bảng 3).
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 3_tap_chi_khoa_hoc_so_2_tap_10_2017_2086_2095410.pdf