Thực trạng và giải pháp cho xây dựng thương hiệu hàng nông sản Việt Nam

Trong kinh doanh thực phẩm có ba điều quan trọng. Một là về bao bì đóng gói. Hai là an toàn vệ sinh thực phẩm. Ba là giá thành sản phẩm. Mỗi cá nhân nông dân không thể tự đáp ứng được tất cả các yêu cầu trên, do đó nông dân rất cần những nhà sản xuất, những doanh nghiệp lớn có tiền, có phương tiện hỗ trợ hoặc liên kết với họ. Các nghiên cứu cho thấy rằng 85% khách hàng mua sản phẩm là do những động lực thúc đẩy nhất thời. Chính vì thế mà vấn đề thiết kế bao bì càng được các nhà sản xuất ngày càng coi trọng hơn. Bao bì phải truyền tải được mục đích công tác truyền thông của thương hiệu một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất. Nhận diện thương hiệu và bao bì sản phẩm là hai nhân tố đang trở nên ngày càng quan trọng trong các chiến lược xây dựng thương hiệu. Trong khi các nỗ lực về marketing và quảng cáo đóng vai trò tìm kiếm “nhu cầu” và “mong muốn” của người tiêu dùng thì chỉ có bao bì sản phẩm là thứ duy nhất hữu hình – mang sản phẩm và thương hiệu tới người tiêu dùng một cách rõ ràng nhất. Nếu bao bì có thể đáp ứng được ý thích của người tiêu dùng ở mọi nơi và phải truyền tải được một cách chính xác thông điệp thương hiệu sẽ khuyến khích được quyết định mua hàng của khách hàng. Tất cả các nỗ lực về hợp tác marketing, quảng cáo và khuyến thị đều trở thành vô nghĩa nếu người tiêu dùng đứng trước giá để sản phẩm và từ từ bước qua. Nếu điều đó xảy ra thì tất cả những chi phí khổng lồ chi cho công tác nghiên cứu và phát triển sản phẩm cùng với các chương trình marketing và định vị sản phẩm đều trở thành vô ích. Do bao bì chính là phương tiện truyền thông thương hiệu một cách hữu hiệu và bền bỉ nhất nên một điều rất quan trọng là nó phải truyền tải được những trải nghiệm về thương hiệu (brand experience) thông qua tổng thế kết cấu và thiết kế. Bao bì phải là một phần có tác dụng hỗ trợ cho việc thể hiện tổng thể các đặc tính của thương hiệu.

doc35 trang | Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1053 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thực trạng và giải pháp cho xây dựng thương hiệu hàng nông sản Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n quy mô lớn. Hiện nay, có nhiều doanh nghiệp, nông hộ mong muốn xây dựng được những vùng sản xuất nguyên liệu tập trung ổn định lâu dài nhưng lại gặp khó khăn về dồn đổi, chuyển nhượng đất nông nghiệp. Chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn nhìn chung còn chậm so với yêu cầu, chưa thực sự tạo nên chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức của người nông dân về tầm quan trọng của việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Nhiều nơi nông dân vẫn tập trung vào sản xuất các loại cây truyền thống, ít chịu đổi mới. Phát triển sản xuất nhiều loại cây trồng, trong đó có rau, hoa, quả còn phân tán và mang nặng tính tự phát. Năng lực, trình độ cũng như việc tổ chức quản lý công tác nghiên cứu khoa học, nhất là trong lĩnh vực nghiên cứu công nghệ cao chưa đáp ứng được nhu cầu. Cơ sở vật chất - kỹ thuật của các tổ chức nghiên cứu KH&CN còn thiếu, lạc hậu, chưa đồng bộ và sử dụng kém hiệu quả, thiếu các cán bộ có trình độ chuyên môn cao đã ảnh hưởng đến tiến độ và hiệu quả của công tác nghiên cứu. Việc áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất chưa tạo ra bước đột phá để tăng nhanh năng suất, chất lượng và hiệu quả nhằm phục vụ quá trình chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp. Khâu quản lý chất lượng hàng hoá còn nhiều bất cập gây tâm lý bất an của người tiêu dùng đối với các sản phẩm sản xuất trong nước. Công tác giáo dục, tuyên truyền về VSATTP trong cộng đồng chưa triệt để; thực trạng kinh tế nông nghiệp sản xuất nhỏ, manh mún, chưa đủ điều kiện để áp dụng kỹ thuật cao trong sản xuất; hầu hết các địa phương chưa có một bộ máy hữu hiệu để quản lý vấn đề này Chưa hình thành được hệ thống phân phối, kênh tiêu thụ phù hợp với nền sản xuất hàng hoá quy mô lớn, hiện đại và yêu cầu hội nhập, mở cửa thị trường. Nhiều địa phương chưa chú ý đúng mức đến vai trò và tầm quan trọng của hình thức tiêu thụ nông sản thông qua hợp đồng. Việc triển khai thực hiện còn nặng về hình thức, thiếu đi sâu vào nội dung, chưa chủ động sáng tạo ban hành những chính sách cụ thể của địa phương để hỗ trợ các bên tham gia hợp đồng. Do đó, bà con nông dân và ngay cả chính quyền tại một vài địa phương chưa hiểu biết đầy đủ về chính sách liên kết ''4 nhà'', còn nhiều lúng túng trong cả khâu sản xuất và tiêu thụ. Trong sản xuất, chế biến và bảo quản nông sản, đặc biệt ngành hàng rau quả, vẫn chưa tạo được sự gắn kết chặt chẽ giữa vùng nguyên liệu và cơ sở sản xuất, bảo quản, chế biến. Do đó, chưa tận dụng được hết công suất, hiệu quả của các nhà máy đồng thời tác động làm cho giá cả hàng hoá thiếu ổn định, ảnh hưởng đến thu nhập của người sản xuất. Kết cấu hạ tầng cho vùng nguyên liệu chưa thực sự được quan tâm đầu tư. 2. Giải pháp xây dựng thương hiệu cho nông sản Việt Nam Có quan điểm đúng về xây dựng và phát triển thương hiệu nông sản Xây dựng thương hiệu cho nông sản: Đòn bẩy giá trị ngành hàng Xây dựng, bảo vệ thương hiệu xuất xứ cho nông sản đặc sản đang được quan tâm với mục đích nâng cao giá trị chế biến phục vụ xuất khẩu và bảo vệ các sản phẩm nông sản đặc sản nổi tiếng. Hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam vẫn chỉ là khai thác "thị trường thô", chứ chưa thực sự xây dựng và quảng bá thương hiệu nông sản Việt Nam ra nước ngoài. Bởi vậy 90% sản lượng hàng nông sản Việt Nam gia nhập thị trường thế giới với vỏ thương hiệu ngoại. Trong nước, các mặt hàng nông sản đặc sản phần lớn chưa được bảo hộ, để rơi vào tình trạng lẫn lộn vàng – thau. Xuất khẩu không thương hiệu sẽ phải chịu giá thấp và rất khó cạnh tranh được với các nước xuất khẩu khác. Đây là một thực tế mà ngành nông sản Việt Nam đang phải đương đầu. Theo kết quả điều tra tình hình xây dựng nhãn hiệu hàng hóa nông sản tại 31 tỉnh thành phố phía Bắc cho thấy mới chỉ có 2% số doanh nghiệp đăng ký với nước ngoài và 21% doanh nghiệp đăng ký nhãn hiệu hàng hóa. Các thương hiệu nông sản đặc sản, gắn liền với xuất xứ rất được thị trường ưa chuộng. Từ gạo tám thơm Hải Hậu, bưởi Diễn, bưởi Đoan Hùng, cam Canh, nước mắm Phú Quốc, cà phê Buôn Ma Thuột ... tuy nhiên số sản phẩm được bảo hộ thương hiệu còn khá ít ỏi. Trong khi hầu hết sản phẩm nông sản đang chật vật để xây dựng thương hiệu, thì ngược lại, nhiều thương hiệu nông sản đặc sản đã định được chỗ đứng trên thị trường không được bảo hộ, bị đánh đồng với các loại hàng kém chất lượng, làm mất dần uy tín sản phẩm cả ngành hàng. Vụ Khoa học và Công nghệ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn hiện đang tiến hành các thủ tục về bảo hộ tên gọi xuất xứ cho 6 sản phẩm đặc sản gồm Tám Xoan, Hải Hậu, bưởi Đoan Hùng, tiêu Phú Quốc, cà phê Buôn Ma Thuột, tiến tới là bưởi Năm Roi. Trước đó, chè San Tuyết Mộc Châu đã được chứng nhận thành công. Tuy nhiên, bảo hộ tên gọi xuất xứ là việc không đơn giản, bởi nếu chỉ xây dựng quy hoạch, xác định ranh giới địa lý rõ ràng và tên địa lý cho sản phẩm là chưa đủ. Điều đặc biệt quan trọng là phải xây dựng được bộ tiêu chuẩn, chứng minh sản phẩm đặc trưng ở chỉ tiêu nào để khi xảy ra tranh chấp sẽ có ngay cơ sở để xử lý. Hiện tại Vụ Khoa học và Công nghệ đang xây dựng quy hoạch cho sản phẩm, quy trình sản xuất, thu hái, bảo quản, công nghệ chế biến. Người sản xuất phải thông qua các quy trình tiêu chuẩn sản xuất mới được chấp nhận, ví dụ sản phẩm sạch, sản phẩm hữu cơ... nguyên tắc sản phẩm phải được sản xuất, chế biến tại địa bàn đó. Xây dựng thương hiệu đặc sản cần có sự liên kết người sản xuất với doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ, kinh doanh sản phẩm tạo thành mạng lưới khép kín tạo điều kiện tốt cho phát triển chất lượng và tiêu thụ sản phẩm. Nếu không xây dựng thương hiệu, hàng nông sản vẫn tiếp tục xuất khẩu với giá rẻ, không bảo vệ tốt, thương hiệu nông sản đặc sản sẽ mất uy tín. Để thực hiện tốt cần sự phối hợp chặt chẽ từ người sản xuất với doanh nghiệp. Thông thường các mặt hàng đặc sản thường có số lượng không lớn, giá cao, nếu khuyến khích phát triển sản lượng đi kèm với đảm bảo chất lượng thông qua hình thức bảo hộ thương hiệu sẽ giúp nâng cao giá trị rất nhiều. Những lợi ích mang lại khi thương hiệu đã được công nhận Chè Shan tuyết Mộc Châu Năm 2001, chè Shan tuyết Mộc Châu đã được Cục Sở hữu Trí tuệ thuộc Bộ Khoa học Công nghệ ghi nhận đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý. Công ty chè Mộc Châu - đơn vị được xác định là chủ thể đại diện quyền sử dụng tên gọi xuất xứ của sản phẩm này đã thu được nhiều lợi nhuận. Sản lượng chè bán ra không ngừng tăng, diện tích trồng chè từ 520 ha năm 2001 đã tăng lên 650 ha năm 2004. Giá thành sản phẩm cũng tăng lên 15% kể từ khi được bảo hộ. Đặc biệt nhờ được bảo hộ, chè Shan tuyết Mộc Châu không hề bị ảnh hưởng bất lợi của ngành chè trong suốt thời gian qua. Cây chè đã góp phần xóa đói, giảm nghèo và làm giàu cho người làm chè ở Mộc Châu, mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho đồng bào các dân tộc trên vùng cao nguyên. Nước mắm Phú Quốc Từ ngày 1/6/2001, nước mắm Phú Quốc đã được ban hành quy định công nhận tên gọi xuất xứ hàng hóa vào sổ đăng ký quốc gia. Ðây là một thủ tục pháp lý đảm bảo cho sản phẩm này được quyền bảo hộ của Nhà nước. Nước mắm Phú Quốc nổi tiếng từ lâu, có lịch sử phát triển hơn 200 năm. Nguyên liệu của nó là cá cơm, loài cá rất sẵn có vùng biển quanh đảo Phú Quốc. Năm 2001, toàn huyện có khoảng 100 cơ sở sản xuất, với sản lượng 8 triệu lít/năm. Năm 2002, Công ty Unilever sẽ đầu tư 11 tỷ đồng để xây dựng lại thị trấn Dương Ðông một nhà máy đóng chai nước mắm bảo đảm các tiêu chuẩn về vệ sinh thực phẩm quốc tế. Nước mắm Phú Quốc không chỉ nổi tiếng trong nước mà đã được xuất khẩu và trở nên nổi tiếng trên thế giới. Việc sản xuất kinh doanh của ngư dân tại Phú Quốc và cả những doanh nghiệp "ăn theo" làm phân phối, đóng chai rất phát đạt. Hơn thế, các cơ sở sản xuất nước mắm đã trở thành những địa chỉ du lịch, đảo Phú Quốc càng trở nên nổi tiếng nhờ thương hiệu nước mắm được nhiều người biết đến. Cà phê Buôn Mê Thuột Tháng 9 năm 2005, Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) đã công nhận thương hiệu Cà phê Buôn Mê Thuột. Cà phê Buôn Mê Thuột là thương hiệu thứ 3 ở Việt Nam được bảo hộ theo hình thức này sau nước mắm Phú Quốc và chè Shan tuyết. Thương hiệu này có giá trị xuất xứ địa lý được bảo hộ trên toàn thế giới. Tỉnh Đắc Lắc có khoảng 160.000 ha cà phê với sản lượng cà phê mỗi năm trên 350.000 tấn, chiếm hơn một nửa cà phê nhân của cả nước. Thương hiệu Ban Mê Thuột dùng chung cho các loại cà phê trồng trên địa bàn tỉnh Đaklak. Tháng 12 năm 2005, lễ hội “Buôn Ma Thuột cà phê Festival” đầu tiên đã diễn ra trong 4 ngày tại Thành phố Buôn Ma Thuột nhằm quảng bá thương hiệu, chất lượng cà phê Buôn Ma Thuột, đồng thời mở ra nhiều vận hội cho cà phê Việt Nam 2.2. Tuân thủ quy trình xây dựng thương hiệu Quy Trình Thương Hiệu Có Thể Tóm Tắt Bằng Sơ Đồ Sau Đây: Sơ đồ tóm tắt quy trình xây dựng thương hiệu Quy trình xây dựng thương hiệu được bắt đầu bằng công đoạn Nghiên cứu marketing. Đây là một bước chuẩn bị cần thiết, gần như không thể thiếu đối với công tác xây dựng thương hiệu hay bất kỳ một chuyên gia thương hiệu nào. Để thiết lập được hệ thống thông tin này, doanh nghiệp có thể sử dụng một số công ty dịch vụ bên ngoài (agency) hoặc tự làm bằng cách thực hiện nghiên cứu marketing bằng một số phương pháp như: phương pháp nghiên cứu định tính (Focus group, Face to Face), phương pháp nghiên cứu định lượng dựa vào bản câu hỏi và đồng thời khảo sát, đánh giá lại nguồn nội lực. Khi đã thiết lập hệ thống thông tin marketing và phân tích, đánh giá thông tin thì công việc tiếp theo là xây dựng Tầm nhìn thương hiệu. Đây là một thông điệp ngắn gọn và xuyên suốt, định hướng hoạt động của công ty đồng thời cũng định hướng phát triển cho thương hiệu, sản phẩm qua phân tích định vị giữa hiện tại và tương lai. Một cách ngắn gọn, Tầm nhìn thương hiệu thể hiện lý do cho sự hiện hữu của doanh nghiệp. Tầm nhìn hương hiệu có một số vai trò như: •Thống nhất mục đích phát triển của doanh nghiệp và tạo sự nhất quán trong lãnh đạo •Định hướng sử dụng nguồn lực, •Xây dựng thước đo cho sự phát triển thương hiệu và tạo tiền đề cho việc xây dựng các mục tiêu phát triển, •Động viên nhân viên hướng tới mục đích phát triển chung. Một số điển hình về Tầm nhìn thương hiệu như: •“Khách sạn Ritz-Carlton là nơi mà sự quan tâm sâu sắc và sự thoải mái của khách hàng là sứ mạng cao cả nhất của chúng ta. Chúng ta nguyện sẽ cung cấp phục vụ cá nhân tuyệt hảo nhất và cơ sở vật chất tốt nhất cho khách hàng. Cảm nhận Ritz-Carlton làm thức dậy các giác quan, đem lại sức khoẻ, đáp ứng ngay cả những ước muốn không diễn tả và nhu cầu của khách hàng chúng ta”. •“Tại IBM, chúng ta phấn đấu để dẫn đầu trong việc sáng tạo, phát triển và sản xuất công nghệ thông tin hàng đầu, bao gồm hệ thống máy tính, phần mềm, hệ thống mạng, dự trữ dữ liệu và các thiết bị điện tử. Chúng ta chuyển đổi những khoa học kỹ thuật vượt trội này thành lợi ích cho khách hàng bằng những giải pháp chuyên nghiệp và phục vụ doanh nghiệp trên toàn cầu”. Bước tiếp theo sau khi đã xây dựng Tầm nhìn thương hiệu là Hoạch định chiến lược phát triển thương hiệu. Đó là các chiến lược quảng bá và phát triển thương hiệu Trên cơ sở chiến lược phát triển thương hiệu đã lựa chọn tiến hành Định vị thương hiệu. Định vị thương hiệu được hiểu là xác định vị trí của thương hiệu đối với đối thủ cạnh tranh trên thị trường được nhận thức bởi người tiêu dùng. Có 08 bước để thực hiện định vị thương hiệu như sau: •Xác định môi trường cạnh tranh. Là xác định tình hình cạnh tranh trên thị trường và hoạt động của đối thủ cạnh tranh. •Xác định khách hàng mục tiêu. •Thấu hiểu khách hàng. Là yếu tố rút ra từ sự thấu hiểu sâu sắc tâm lý khách hàng trong nhu cầu và thói quen sử dụng sản phẩm. •Xác định lợi ích sản phẩm (bao gồm những lợi ích về mặt chức năng cũng như mặt cảm tính mà thúc đẩy hành vi mua hàng). •Xác định tính cách thương hiệu. Là những yếu tố được xây dựng cho thương hiệu dựa trên sự tham chiếu tính cách một con người. •Xác định lý do tin tưởng. Là những lý do đã được chứng minh để thuyết phục khách hàng có thể tin tưởng vào thương hiệu. •Xác định sự khác biệt so với đối thủ cạnh tranh, và chính đặc điểm này mà khách hàng chọn thương hiệu này chứ không phải thương hiệu khác như đã trình bày phía trên. •Xác định những tinh tuý, cốt lõi của thương hiệu. Sau khi đã Định vị thương hiệu, bước tiếp theo là Xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu. Đây là tập hợp những liên tưởng mà một doanh nghiệp muốn đọng lại trong tâm tưởng của khách hàng thông qua sản phẩm (chủng loại, đặc tính, chất lượng và giá trị sản phẩm, cách sử dụng, người sử dụng và nguồn gốc sản phẩm), công ty (những giá trị văn hoá hay triết lý kinh doanh), con người (hình ảnh nhân viên, các mối quan hệ bên trong và bên ngoài) và biểu tượng (tên gọi, logo, khẩu hiệu, nhạc hiệu, hình tượng, kiểu dáng và mẫu mã). Tiếp theo là tiến hành thiết kế thương hiệu, bao gồm: đặt tên, thiết kế logo, biểu tượng, nhạc hiệu, câu khẩu hiệu và bao bì. Nếu chỉ xây dựng thôi thì chưa đủ, thương hiệu phải được mọi người biết đến, hiểu nó và chấp nhận nó. Đây là vấn đề cốt lõi dẫn đến sự thành công của công tác xây dựng thương hiệu. Do đó, xây dựng thương hiệu chỉ mới dừng lại ở trong nội bộ thì chưa hoàn thành mà phải thực hiện các Hoạt động truyền thông thương hiệu với thị trường thì thương hiệu mới đi đến được tâm trí khách hàng. Bước tiếp theo và cuối cùng trong một chu trình xây dựng thương hiệu là Đánh giá thương hiệu. Việc đánh giá thương hiệu thông qua mức độ nhận biết thương hiệu, mức độ nhận thức giá trị sản phẩm và sự liên tưởng rõ ràng trong tâm thức của khách hàng, đặc biệt là mức độ trung thành với thương hiệu (nên sử dụng các công cụ trong nghiên cứu marketing). Bên cạnh đó, việc đánh giá thương hiệu cũng căn cứ vào mức độ tăng doanh số mà thương hiệu đã đóng góp vào kết hợp với những chi phí đã bỏ ra. 2.3. Sản Phẩm Nông Sản Trong Nước và Vấn Đề Xây Dựng Thương Hiệu Cho Các Sản Phẩm Nông Sản Thực trạng phát triển ngành nông nghiệp và nông sản trong nước những thuận lợi và khó khăn Nông nghiệp: nông nghiệp có một đặt thù quan trọng rất riêng của Việt Nam. Đó là: 1. Ảnh hưởng của nông nghiệp đối với Việt Nam là rất lớn. Trên 70% dân số Việt Nam vẫn sống ở khu vực nông thôn và chịu ảnh hưởng trực tiếp từ nông nghiệp. Các lĩnh vực khác của nền kinh tế như công nghiệp, dịch vụ, chế biến, v.v lại chịu ảnh hưởng rất lớn từ lĩnh vực nông nghiệp thể hiện qua sức mua, nguyên vật liệu đầu vào, lao động, v.v 2. Thành tựu kinh tế của Việt Nam gắn liền với những chính sách có tính đột phá liên quan đến nông nghiệp mà khoán 100, khoán 10, chính sách hạn điền, v.v trong quá khứ đã chứng minh. 3. Nông nghiệp lại là một ngành có độ trễ rất lớn, đòi hỏi phải có thời gian chứng minh từ lúc định hình những chính sách vĩ mô đến kết quả triển khai trong thực tiễn. Thời gian này có khi là 5 năm hoặc hơn. Nông sản Diện tích cây ăn quả cả nước trong thời gian qua tăng khá nhanh, năm 2005 đạt 766,9 ngàn ha (so với năm 1999 tăng thêm ngàn ha, tốc độ tăng bình quân là 8,5%/năm), cho sản lượng 6,5 triệu tấn (trong đó chuối có sản lượng lớn nhất với khoảng 1,4 triệu tấn, tiếp đến cây có múi: 800 ngàn tấn, nhãn: 590 ngàn tấn). Vùng Đồng bằng sông Cửu Long có diện tích cây ăn quả lớn nhất (262,1 ngàn ha), sản lượng đạt 2,93 triệu tấn (chiếm 35,1% về diện tích và 46,1% về sản lượng). Do đa dạng về sinh thái nên chủng loại cây ăn quả của nước ta rất đa dạng, có tới trên 30 loại cây ăn quả khác nhau, thuộc 3 nhóm là: cây ăn quả nhiệt đới (chuối, dứa, xoài), á nhiệt đới (cam, quýt, vải, nhãn) và ôn đới (mận, lê). Trên địa bàn cả nước, bước đầu đã hình thành các vùng trồng cây ăn quả khá tập trung, cho sản lượng hàng hoá lớn như ĐBSCL và một số tỉnh vùng núi phía bắc và ven ĐBSH. Về chủng loại các trái cây có lợi thế cạnh tranh, Bộ Nông nghiệp và PTNT xác định 11 loại trái cây có lợi thế cạnh tranh, bao gồm: Thanh long, Vú sữa, Măng cụt, Cây có múi (Bưởi, Cam sành), Xoài, Sầu riêng, Dứa, Vải, Nhãn, Dừa và Đu đủ 2.3.2 . Xây dựng thương hiệu cho các sp nông sản-đâu là vấn đề? Vấn đề xây dựng và bảo vệ thương hiệu nông sản vốn được nói đến từ lâu. Tuy vậy, Việt Nam vẫn chưa có những thương hiệu thực sự mạnh dù có nhiều đặc sản giá trị. Xây dựng thương hiệu không đơn giản chỉ là gắn cho sản phẩm một cái tên mà còn phải đặt nền móng cho nó phát huy hết giá trị. Nhưng xem ra những gì chúng ta làm cho thương hiệu nông sản vẫn chỉ dừng lại ở bước... khởi đầu. Xu hướng phát triển của thị trường nông sản Việt Nam sẽ chịu tác động lớn của các cuộc thương lượng mậu dịch mang tầm quốc tế là một tất yếu. Sản xuất nông nghiệp vẫn lạc hậu, năng suất, chất lượng sản phẩm thấp, chi phí cao và nhất là sự yếu kém của ngành công nghiệp chế biến sẽ là những thách thức rất lớn của nông sản Việt Nam.  Việt Nam cần thay đổi từ gốc của sản xuất nông nghiệp từ chất lượng giống, tốc độ, khối lượng đủ đảm bảo để có một nền nông nghiệp hàng hóa: + Thay đổi chất lượng sản phẩm từ hàm lượng protein, hàm lượng các vi chất, khoáng chất... đủ để nông sản Việt Nam ngang hàng với các nước khác. + Thay đổi thói quen sản xuất nông nghiệp nhỏ lẻ, tiểu nông bằng tư duy sản xuất công nghiệp. + Thay đổi cách tiếp cận thị trường nước ngoài không phải là cách bằng mọi cách bán được hàng, bằng mọi cách lấy được hợp đồng mà phải vận hành công việc bằng tư duy của những người bán hàng toàn cầu. Ngoài ra, yếu tố "tâm lý tiểu nông" cũng cần được xóa triệt để bởi suy cho cùng khi còn những suy nghĩ "manh mún" thì có canh tác trên mảnh đất rộng lớn cũng không đủ tầm để gắn yếu tố thị trường vào mảnh đất đó. Kinh nghiệm của những thương hiệu nông sản thành công là đầu tư toàn diện vào chiến lược phát triển lâu dài với sự kết hợp chặt chẽ giữa các nhà (khoa học, trồng trọt, phân phối, quảng bá và đặc biệt là các đơn vị hành chính nhà nước liên quan). Xây dựng thương hiệu cho nông sản cần có chiến lược phối hợp đồng bộ của tất cả các khâu, từ lựa chọn cây giống, kỹ thuật trồng trọt, chăm bón, thu hoạch và bảo quản sau thu hoạch. Để có mặt trên thị trường cần xây dựng được một hệ thống phân phối rộng rãi đến tay người tiêu dùng với những sản phẩm được lựa chọn kỹ càng và đóng gói, bao bì hấp dẫn. 2.3.3. Giải Pháp Đưa Ra 3 bước trong xây dựng thương hiệu nông sản (số trang dự kiến : 4tr) Ngày nay, nông sản đã trở thành một sản phẩm mang lại hàng tỷ đô la cho các nhà xuất nhập khẩu, cả chính ngạch và tiểu ngạch, cũng như cho các nhà sản xuất trên toàn thế giới. Tuy nhiên, nông sản ở Việt Nam vẫn tập trung trong giới hạn địa phương và chỉ cung cấp cho nhu cầu hàng ngày tại địa phương. Việc chuyển dịch của nông sản tới các địa phương khác hoặc các thị trường xa hơn vẫn còn ở mức rất thấp. Mô hình 3 bước dưới đây trợ giúp các DN của chúng ta tham gia hiệu quả hơn với “ngành công nghiệp tỷ đô la này”. Tạo lập giá trị : Mọi sản phẩm, dịch vụ khi tham gia thị trường đều chịu sức ép cạnh tranh. Mặc dù hàng nông sản được xếp vào mặt hàng thiết yếu nhưng cũng không nằm ngoài quy luật này, nông sản muốn có thương hiệu thì việc đầu tiên là cần tạo lập  và bảo tồn giá trị cạnh tranh. Khoảng 10 năm về trước, dưới nắng gắt của mùa hè, ai cũng nghĩ tới vị thơm mát của trái dưa lê. 1kg dưa lê hồi đó có giá trị tương ứng với 1 bát phở. Giờ đây, ít ai trồng trái dưa lê nữa và cũng rất ít người mua mặc dù một bát phở đổi được tới 10kg dưa lê. Thực tế này phản ánh giá trị của trái dưa lê đã bị cạnh tranh và khách hàng tìm được hàng hóa khác thay thế có giá trị cao hơn và đảm bảo tốt hơn nhu cầu của họ. Như vậy, nông sản muốn có thương hiệu thì việc đầu tiên là cần tạo lập  và bảo tồn giá trị cạnh tranh. Chuyển dịch từ nông sản sang hàng hóa nông sản : Kết quả khảo sát của NEVI cho thấy một thực tế đáng mừng là việc áp dụng chiến lược marketing và các chiến dịch marketing cho hàng hóa nông sản đạt hiệu quả cao hơn nhiều so với việc áp dụng cho các loại hàng hóa khác. Các loại nông sản tác động tích cực và liên tục đối với đời sống con người, một khi sự phát triển của nhu cầu được đảm bảo bằng việc phát triển giá trị tương ứng của nông sản thì khả năng gắn bó của nông sản với người tiêu dùng sẽ bền chặt hơn. Như vậy, sau khi đã khẳng định được giá trị, sự chuyển dịch từ nông sản sang hàng hóa nông sản là thiết yếu. 3. Quyết định vị trí thương hiệu : Thực tế chứng minh sự đòi hỏi ngày càng cao hơn của khách hàng về hàng hóa và dịch vụ. Từ trước tới nay hầu hết các nhà sản xuất của chúng ta ý thức rằng tập trung sản xuất ra một hàng hóa tốt sẽ đảm bảo sự phát triển kinh doanh. Điều này đúng nhưng chưa đầy đủ bởi lẽ những hàng hóa tốt không chỉ là những hàng hóa phù hợp với nhu cầu mà khách hàng đòi hỏi, mà nó còn tạo ra cho khách hàng một giá trị mà ở đó họ còn được cảm nhận đầy đủ những gì sản phẩm đó đem lại về mặt tinh thần 3 điểm dưới đây sẽ trợ giúp cho sự thành công trong việc phát triển thương hiệu nông sản: - Làm theo cách thức của các nhân viên marketing ở những công ty sản xuất công nghiệp phát triển. Hãy tiếp cận khách hàng giống như họ nhưng phân chia thị trường theo đặc thù riêng của sản phẩm mình có. Khách hàng luôn sẵn sàng trả tiền khi nhu cầu của họ được đáp ứng một cách đầy đủ hơn. - Xây dựng một chiến lược thương hiệu một cách khác biệt và có hệ thống. Hãy xác định điểm khác biệt lớn nhất của sản phẩm của mình mà các sản phẩm cùng loại không có. Dựa trên các điểm khác biệt này, phát huy nó và tạo ra một bức tường để khách hàng luôn luôn đứng về phía mình. - Tiến hành các kế hoạch nhằm tăng thêm các giá trị gia tăng cho hàng hóa của mình. Khách hàng sẽ gắn bó hơn với sản phẩm của mình và luôn đứng về phía mình khi họ luôn được chăm sóc bằng những dịch vụ và giá trị ngoài giá trị cơ bản mà họ đang được hưởng. Việc tăng thêm giá trị gia tăng cho khách hàng thậm chí có thể trợ giúp việc định hướng nhu cầu của khách hàng 2.4. Giải pháp cụ thể và những bước đi phù hợp Tạo ra sp tốt và ổn định thông qua việc cải tạo giống cây trồng chất lượng cao Chỗ dựa của thương hiệu là vùng nguyên liệu đồng nhất, chất lượng cao và an toàn. Nhưng có một thực tế hiện nay là, hầu hết vùng nguyên liệu của các loại nông sản đều manh mún và nhỏ lẻ. Thương hiệu chính là một sự cam kết của người sản xuất với người tiêu dùng. Tuy nhiên, thương hiệu đối với trái cây chỉ có giá trị khi sản xuất lớn, còn sản xuất nhỏ lẻ như chúng ta đang làm, thương hiệu chẳng có ý nghĩa gì . Chính vì vậy, việc xây dựng thương hiệu là cần thiết nhưng phải đúng lúc, đồng bộ với phát triển vùng nguyên liệu. “Mấy năm nay chúng ta bàn mãi một chuyện xây dựng thương hiệu mà không quan tâm lo nguồn nguyên liệu. Rất nhiều thương hiệu ra đời khẳng định được chỗ đứng trên thị trường nhưng đằng sau nó tiềm ẩn cả những nguy cơ. Ngoài chuyện không đủ đáp ứng nhu cầu khách hàng, chất lượng, mẫu mã của trái cây trong một vùng cũng không giống nhau có thể dẫn đến việc tự hủy hoại thương hiệu. Một trong những nguyên nhân của tình trạng này lại xuất phát từ chuyện rất nhỏ là chọn cây giống không đồng nhất” DN phải quảng bá rộng rãi thông tin về sản phẩm, đặc biệt phải đảm bảo chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm. Nếu nông sản, thực phẩm Việt Nam không đáp ứng được các yêu cầu khắt khe về an toàn vệ sinh thực phẩm có thể bị cấm nhập khẩu vào EU, bị tiêu hủy hoặc trả lại hàng, thiệt hại cho DN sẽ không nhỏ. Nhà nước, các cơ quan chức năng chuyên môn cần có những cơ chế và giải pháp thích hợp để trợ giúp cho DN và nông dân nâng cao chất lượng nông sản, đảm bảo an toàn vệ sinh và mở rộng thị trường quốc tế. Bởi DN hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp mang nhiều yếu tố xã hội như tạo việc làm và thu nhập cho nông dân... Nâng cao chất lượng sản phẩm nhưng không được để mất những ưu thế đặc thù, tránh thương mại hóa sản phẩm, làm mất bản sắc và tính đặc sản của sản phẩm. Nâng cao năng lực và nhận thức của cộng đồng về những giá trị đặc thù và tầm quan trọng của công tác bảo tồn đa dạng sinh học nói chung và các loại cây, con đặc sản nói riêng. Tăng cường việc quảng bá mạnh mẽ cho thương hiệu, thuyết phục người tiêu dùng và đối tượng khách hàng mục tiêu. Hiện nay một số thương hiệu nông sản của ta như cà phê Trung Nguyên, gạo nàng thơm Chợ Đào, bưởi Năm Roi, xoài cát Hòa Lộc, vải thiều Lục Ngạn... rất có uy tín và được tiêu thụ mạnh trên thị trường khu vực và thế giới. Những điển hình tiên tiến này cần được nhân rộng lên một cấp độ mới. Muốn làm được như vậy cần phải có sự quảng bá, tuyên truyền giới thiệu mạnh mẽ các mặt hàng nông sản Việt Nam trên các phương tiện thông tin đại chúng, đặc biệt là xây dựng trang WEB về thương hiệu nông sản Việt Nam Ngoài ra việc áp dụng một số chương trình quảng bá nhằm phát triển thương hiệu như qua truyền hình,báo chí,các hoạt động PR, đặc biệt là các chương trình quảng bá thương hiệu vào các giờ cao điểm trên các kênh truyền hình nổi tiếng thế giới như ngành du lịch của ta đã từng tổ chức cũng có thể mang lại hiệu quả lớn Cần phát triển và nhân rộng một số thương hiệu có uy tín và tạo dựng được thương hiệu uy tín trên thị trường khu vực và thế giới như:Gạo nàng thơm chợ Đào. Bưởi Năm Roi, Xoài cát Hòa Lộc,Vải thiều Lục Ngạn, café Trung Nguyênnhằm phát huy thế mạnh và nhân rộng các mô hình xây dựng thương hiệu thành công Ưu tiên phát triển các nhóm hàng chủ lực, có lợi thế cạnh tranh cao Cần định hướng phát triển các ngành hàng chính trong trồng trọt chính là ưu tiên phát triển các nhóm hàng chủ lực, có lợi thế cạnh tranh cao, có thị trường xuất khẩu ổn định như lúa gạo, rau, cà phê, cao su, hồ tiêu, điều, chè, quả các loại. Ngoài ra, phát triển nhóm nông sản có lợi thế cạnh tranh trung bình như ngô, mía, đường, lạc, dừa quả, ca cao, hoa cây cảnh và hỗ trợ phát triển nhóm nông sản có lợi thế cạnh tranh thấp như sắn, đậu tương, thuốc lá, bông. Ngành trồng trọt hiện nay đang đứng trước những khó khăn, thách thức, trước hết là đất canh tác, lao động nông nghiệp giảm mạnh, môi trường bị ô nhiễm đặc biệt là đất và nguồn nước. Ngoài ra nông sản Việt Nam đang phải chịu sự cạnh tranh gay gắt khi tham gia WTO, trước mắt chịu tác động trực tiếp và hết sức nặng nề của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu. Vì vậy, cần phải đảm bảo an ninh lương thực bền vững lâu dài trong mọi tình huống bằng phát triển sản xuất nông sản hàng hóa, đáp ứng đầy đủ nhu cầu tiêu dùng trong nước và cho chế biến, xuất khẩu. Xây dựng các biện pháp bảo vệ thương hiệu hiệu quả nhằm tránh những thua thiệt trong việc sử dụng hình ảnh những thương hiệu nông sản nổi tiếng của Việt Nam Khi đã thiết kế thương hiệu, các doanh nghiệp cần đăng ký bảo vệ thương hiệu trong và ngoài nước. Việc này có tính phức tạp có thể doanh nghiệp tự làm thông qua các tài liệu về đăng ký do doanh nghiệp tìm kiếm, hoặc thông qua các trang WEB hướng dẫn. Các doanh nghiệp cũng có thể thông qua các tổ chức tư vấn doanh nghiệp để đăng ký, tất nhiên doanh nghiệp phải trả chi phí cho tổ chức tư vấn. Mặc dù tốn kém nhưng đây là việc cần thiết phải làm nếu muốn làm ăn lâu dài và bền vững. Thông qua các tổ chức tư vấn pháp luật DN có thể tăng cường khả năng bảo vệ mình trong môi trường cạnh tranh gay gắt và giành giật như hiện nay Về phía nhà nước cần ban hành các đạo luật và chính sách nhằm giúp DN bảo vệ tốt nhất tải sản thương hiệu của mình.Việc xây dựng thương hiệu sẽ trở nên vô ích nếu như việc bảo vệ thương hiệu bị coi nhẹ hoặc không có sự phối hợp của cả DN và NN Xây dựng tầm nhìn cũng như kế hoạch chiến lược nhằm định hướng cụ thể và đầy đủ cho việc thực hiện mục tiêu chiến lược thương hiệu và xây dựng các bước đi cụ thể Các doanh nghiệp nên hoạch định chiến lược phát triển thương hiệu bắt đầu từ khâu nghiên cứu thị trường xuất khẩu và trong nước, cải tiến chất lượng sản phẩm từ khâu quy hoạch vùng nguyên liệu tập trung, giống, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh, vận chuyển bảo quản, chế biếntất cả các khâu cần phải theo một quy trình chuẩn và nếu đảm bảo quy trình đó nông phẩm mới được mang thương hiệu. Bởi vì nông phẩm nước ta thường được trồng trên diện tích phân tán, quy mô nhỏ, chịu ảnh hưởng giống cây trồng, thời tiết, chăm sóccó thể dẫn đến chất lượng không đồng đều, không đảm bảo và thương hiệu bấy giờ quả thật là nguy hiểm cho doanh nghiệp. Nhà nước cần có một kế hoạch dài hạn về việc xây dựng thương hiệu mặt hàng nông sản, dĩ nhiên chiến lược này phải là một bộ phận hợp thành quan trọng trong chiến lược tổng thể của Nhà nước đối với việc xây dựng thương hiệu cho hàng hóa Việt Nam. Bộ Thương mại kết hợp với Bộ Nông nghiệp - Phát triển nông thôn xây dựng một lộ trình với những bước đi thích hợp cho vấn đề này, và lộ trình này phải có sự tham gia tích cực của các doanh nghiệp, các nhà khoa học và cả những nông dân trực tiếp sản xuất ra nông sản. Cải thiện công nghệ thu hoạch và bảo quản sau thu hoạch nhằm giảm thiểu thất thoát, phát triển chất lượng và số lượng ổn định Hình ảnh người nông dân Việt Nam hái xoài, cắt bưởi bằng tay không có gì xa lạ. Nhưng đó lại là một trong những nguyên nhân làm thất thoát 20- 30% lượng hàng nông sản mỗi năm. Có một thực tế là hiện nay khâu bảo quản sản phẩm sau thu hoạch của chúng ta rất kém, thất thoát lên tới 5-20%, cao nhất trong khu vực châu Á. Bên cạnh đó vấn đề bảo quản, phương tiện vận chuyển và chế biến hàng nông sản của Việt Nam còn quá yếu kém. Không có hệ thống kho lạnh tại nơi thu hoạch, hàng hóa được chuyên chở chủ yếu bằng xe dẫn đến chất lượng nông sản không đảm bảo hoặc bị giảm sút đồng thời tăng giá thành. Việc tạo ra được những giống cây trông có chất lượng cao sẽ trở nên vô ích nêu như khâu chế biến và bảo quản lại bị coi nhẹ bởi nó là một trong những khâu làm nên chất lượng của sản phẩm Xây dựng các trung tâm bảo quản tập trung, cùng với đó là việc áp dụng công nghệ tiên tiến trong chế biến, giảm thất thoát trong quá trình thu hoạch, đảm bảo tốt khâu bảo quản sản phẩm. Tránh được tình trạng hàng hóa ứ đọng trong mùa vụ thu hoạch tất yếu sẽ dẫn đến điệp khúc được mùa nhưng lại mất giá Đầu tư công nghệ, tập trung vào sp nông sản có giá trị cao và là thế mạnh của vùng và quốc gia, tăng tinh giảm thô , đa dạng hóa để rải vụ, tránh tồn đọng trong mùa thu hoạch, khắc phục điệp khúc được mùa mất giá Trong thời gian qua, những nỗ lực đưa khoa học công nghệ đầu tư cho nông nghiệp đã được chú trọng nhờ vào công tác quy hoạch, định hướng phát triển sản xuất tốt đã hình thành được những vùng sản xuất nông nghiệp tập trung, quy tụ hàng hóa lớn đáp ứng cho các nhu cầu tiêu thụ. Hiện nay các nông sản Việt Nam vẫn nặng về xuất khẩu thô, giá trị gia tăng thấp; sản lượng lớn nhưng chất lượng không đồng đều; chưa chi phối được thị trường giá cả thế giới. Cà phê ở đây là một ví dụ điển hình. Tuy là một mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD và chiếm tỷ trọng khá lớn trong các mặt hàng xuất khẩu của cả nước, nhưng ngành cà phê đang bộc lộ không ít điểm còn chưa thực sự bền vững và những thách thức khi gia nhập WTO. Trên thế giới có tới 88 % sản phẩm cà phê bị loại là của VN do chất lượng không đảm bảo Cần đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi để hình thành vùng sản xuất hàng hóa lớn, phục vụ cho chế biến xuất khẩu, gắn với việc xây dựng thương hiệu cho hàng nông sản. Tiếp tục đẩy mạnh phát triển chăn nuôi, để từng bước đưa chăn nuôi trở thành nền sản xuất chính trong cơ cấu nông nghiệp của tỉnh; tiếp tục ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến vào các vùng chuyên canh đã quy hoạch, để nâng cao năng suất, chất lượng của nông sản, bảo đảm cạnh tranh trên thị trường; xây dựng các mô hình nông nghiệp công nghệ cao có khả năng cạnh tranh trong xuất khẩu, từng bước xây dựng, hình thành các khu nông nghiệp công nghệ cao. Sự can thiệp của tiến bộ kỹ thuật vào công tác giống, điều tiết độ chín (tránh chín đồng loạt dễ bị ép giá), công nghệ chế biến sau thu hoạch không thường xuyên. Với mục tiêu nâng cao cho được sức cạnh tranh hàng nông sản ngành nông nghiệp sẽ tiếp tục cho đẩy mạnh cải tiến về khâu giống, thông qua thực hiện tốt các chương trình giống cây trồng vật nuôi, tăng cường quản lý Nhà nước về giống để bảo đảm chất lượng, phục vụ cho nông dân; xây dựng và chuyển giao các mô hình sản xuất mới đem lại hiệu quả kinh tế cao; mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, công nghệ sinh học và công nghệ sản xuất an toàn... tiếp tục cơ khí hóa, điện khí hóa, thủy lợi hóa trong khâu sản xuất. Khuyến khích, hỗ trợ nông dân ứng dụng máy móc thiết bị vào sản xuất nông nghiệp; hiện đại hóa trong khâu bảo quản, nhất là bảo quản sau thu hoạch để giảm bớt tình trạng giảm chất lượng của hàng hóa nông sản sau thu hoạch, nâng giá trị sản phẩm. Đầu tư thiết kế bao bì chuyên nghiệp tạo khả năng cạnh tranh quốc tế Trong kinh doanh thực phẩm có ba điều quan trọng. Một là về bao bì đóng gói. Hai là an toàn vệ sinh thực phẩm. Ba là giá thành sản phẩm. Mỗi cá nhân nông dân không thể tự đáp ứng được tất cả các yêu cầu trên, do đó nông dân rất cần những nhà sản xuất, những doanh nghiệp lớn có tiền, có phương tiện hỗ trợ hoặc liên kết với họ. Các nghiên cứu cho thấy rằng 85% khách hàng mua sản phẩm là do những động lực thúc đẩy nhất thời. Chính vì thế mà vấn đề thiết kế bao bì càng được các nhà sản xuất ngày càng coi trọng hơn. Bao bì phải truyền tải được mục đích công tác truyền thông của thương hiệu một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất. Nhận diện thương hiệu và bao bì sản phẩm là hai nhân tố đang trở nên ngày càng quan trọng trong các chiến lược xây dựng thương hiệu. Trong khi các nỗ lực về marketing và quảng cáo đóng vai trò tìm kiếm “nhu cầu” và “mong muốn” của người tiêu dùng thì chỉ có bao bì sản phẩm là thứ duy nhất hữu hình – mang sản phẩm và thương hiệu tới người tiêu dùng một cách rõ ràng nhất. Nếu bao bì có thể đáp ứng được ý thích của người tiêu dùng ở mọi nơi và phải truyền tải được một cách  chính xác thông điệp thương hiệu sẽ khuyến khích được quyết định mua hàng của khách hàng. Tất cả các nỗ lực về hợp tác marketing, quảng cáo và khuyến thị đều trở thành vô nghĩa nếu người tiêu dùng đứng trước giá để sản phẩm và từ từ bước qua. Nếu điều đó xảy ra thì tất cả  những chi phí khổng lồ chi cho công tác nghiên cứu và phát triển sản phẩm cùng với các chương trình marketing và định vị sản phẩm đều trở thành vô ích. Do bao bì chính là phương tiện truyền thông thương hiệu một cách hữu hiệu và bền bỉ nhất nên một điều rất quan trọng là nó phải truyền tải được những trải nghiệm về thương hiệu (brand experience) thông qua tổng thế kết cấu và thiết kế. Bao bì phải là một phần có tác dụng hỗ trợ cho việc thể hiện tổng thể các đặc tính của thương hiệu. Đôi lúc, mục tiêu là tạo ra một logo và hệ thống thiết kế bao bì cho dòng sản phẩm mở rộng bằng cách dựa vào tác dụng của các tài sản thương hiệu hiện có kèm theo việc tạo ra một hình ảnh đặc trưng cho một phân khúc mặt hàng mới. Có thể thấy rằng, việc đầu tư vào các thiết kế bao bì mang lại kết quả tốt hơn việc quảng cáo rất nhiều. Điều này đã được chứng minh bởi các nghiên cứu từ các công ty sản xuất các sản phẩm chè của VN. Trong thời gian gần đây các công ty này đã chú trọng đầu tư cho nghiên cứu và đổi mới bao bì cho các sản phẩm của mình,nhờ đó mà chè là một trong những sản phẩm được khách hàng đánh giá rất cao về tính thẩm mỹ của bao bì và độ hấp dẫn của sản phẩm  Để thu hút được người tiêu dùng hàng hóa không chỉ có chất lượng “ngon” mà còn phải “bổ” cả mắt. Bởi thế các doanh nghiệp cần chăm sóc sản phẩm từ khâu in ấn đến màu sắc của nhãn mác trên bao bì. Doanh nghiệp cần chú trọng việc cung cấp đầy đủ thông tin về nguồn gốc, thành phần, hàm lượng dinh dưỡng cũng như hướng dẫn sử dụng, màu sắc bao bì cũng như những chỉ dẫn cụ thể về sản phẩm. Còn đối với những mặt hàng đồ dùng thì việc công bố các chỉ tiêu về các nguyên liệu sử dụng trong sản xuất và mức độ ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng là không thể thiếu. Xây dựng hệ thông phân phối rộng rãi đến các thị trường , kịp đáp ứng nhu cầu của thị trường và kết hợp với các nhà phân phối trung gian nhằm đưa sp đến tận tay người tiêu dùng Trái cây tại vườn giá rẻ 2.500-3.000 đồng/kg, đến tay người tiêu dùng giá đắt gấp 2 gấp 3 lần. Lúa tại ruộng hiện nay giá rẻ bèo từ 2.800đ-3.500 đ/kg, mà không có người mua, thế nhưng gạo bán tại các chợ nông thôn cao gấp 2,5 đến gấp 3 lần giá lúa. Ở thành thị giá trái cây, giá gạo cao ngất và xuống rất chậm. Vì sao có nghịch lý này? Nông sản: Mua rẻ, bán đắt Không chỉ ở đô thị mà ngay tại các chợ nông thôn, người tiêu dùng hiện nay đang đối mặt với giá cả đắt đỏ như thời kỳ căng thẳng, lạm phát cách đây 5-6 tháng. Thông tin giá lúa tại ĐBSCL xuống thấp, thông tin trái cây xuống giá, heo hơi xuống giá là điều thật. Thế nhưng, người tiêu dùng vẫn phải gồng mình mua hàng hoá, nông sản trái cây với giá cao. Điểm bất hợp lý nhất là giá bưởi bán tại vườn quá thấp, trong khi giá bưởi bán tại các siêu thị, của hàng trái cây giá cao gấp 2,3 lần giá bưởi tại vườn. Vậy là người nông dân lại phải chịu cái cảnh :’’Trồng được trái ngon đã khó, bán được giá lại càng khó hơn. Giá bán trái cây tại chợ đầu mối cao hơn tại vườn bằng 2 và tại siêu thị cao gấp 3 lần. Cách phân phối như hiện nay nhà vườn là người thiệt thòi nhất, tuy vậy, nông dân đâu có cách nào tăng thu từ sản phẩm do mình làm ra?” Phân phối nông sản: Quá nhiều trung gian Một trong những mặt hàng người tiêu dùng trực tiếp đối mặt hằng ngày đó là gạo, nhiều người dân than thở sao lúa giá quá thấp, chỉ có 2.500 đồng đến 3.500 đồng/kg (tuỳ lại lúa tốt xấu) mà giá gạo quá cao? Giá lúa trung bình 2.800 đồng đến 3.500 đồng, thế nhưng giá gạo thấp nhất là 7.000 đồng, cao nhất là 12.000 đồng/kg, tuỳ loại gạo thường hay gạo thơm. Hệ thống phân phối lúa gạo tại nông thôn và đô thị ĐBSCL hiện nay thường tổ chức như sau: thương lái mua lúa trong vùng nông thôn, lúa này được họ cung ứng cho các đầu nậu cung ứng gạo xuất khẩu. Từ đầu mối này, các công ty xuất khẩu đặt hàng, ăn hàng phục vụ cho những hợp đồng đã ký. Cứ mỗi lần qua trung gian, giá gạo tăng lên một ít và từ hệ thống này, hoạt động buôn bán gạo diễn ra quanh năm theo thông lệ. Từ hệ thống phân phối nhiều tầng nấc này, nông dân bán hàng giá thấp, khoản lợi nhuận từ xuất khẩu đã rơi vào tay thương lái và doanh nghiệp xuất khẩu. Riêng tại các chợ ở ĐBSCL, cách phân phối lúa gạo cũng theo cách tương tự: Thương lái mua lúa xay xát và cân gạo lại cho các đại lý gạo và những chủ bán gạo lẻ, từ đây gạo mới được bán cho người tiêu dùng. Nếu đi vào phân tích thực tế phân tích kỹ chúng ta thấy rằng hệ thống lưu thông phân phối quá nhiều tầng nấc, trong mỗi tầng nấc đó người tham gia phân phối phải làm sao đảm bảo có lời, vì vậy, họ cố làm thế nào mua nông sản tốt nhất, giá rẻ nhất và bán được với giá cao nhất, nhanh nhất. Quá trình này làm cho người sản xuất và người tiêu dùng là người bị thiệt thòi nhất. Chưa nói đến hiện nay, nhiều đại lý gạo và hàng sáo cố níu kéo giá bán cao để duy trì lãi cao. Với lý do rất “dễ thông cảm” là trước đây họ đã mua lúa giá cao quá, nay lúa gạo xuống, duy trì giá bán cao để giảm lỗ vốn. Cứ như thế, ai cũng duy trì giá người tiêu dùng “lảnh Lời giải nào ? Sau khi chuyển đổi kinh tế từ cơ chế bao cấp sang kinh tế thị trường, hệ thống phân phối hàng hoá theo thương nghiệp kiểu cũ chúng ta dần dần xoá bỏ. Tương tự, hệ thống thu mua, phân phối lương thực theo hình thức HTX, các doanh nghiệp nhà nước dần dần hình thành những doanh nghiệp xuất khẩu lớn, trong khi đó, hệ thống nhà kho lương thực của xã, của huyện do Nhà nước quản lý trước đây còn rất ít. Điều này đã góp phần hình thành cơ chế thu mua, phân phối nông sản, lương thực theo hình thái mới, hình thành thị trường tự do trong thu mua phân phối. Những vấn đề trên đã tạo nên những bất hợp lý trong lưu thông phân phối hàng hoá nông sản, lương thực hiện nay. Từ sản xuất đến hệ thống lưu thông phân phối nông sản, lương thực đang có nhiều vấn đề phải tổ chức lại. Điệp khúc được mùa rớt giá và ngược lại cứ lặp đi lặp lại, điều này làm ảnh hưởng đến thu nhập và đời sống người nông dân. Kênh thị trường của chúng ta có quá nhiều trung gian: Từ nông dân đến thương lái cấp 1, thương lái cấp 2, đến chế biến, và khâu tiếp cận thị trường. Bên cạnh đó, cơ sở hạ tầng sản xuất của nông nghiệp trong vùng còn nhỏ lẻ, xuất phát từ đất đai của chúng ta còn manh mún, kéo theo hàng hoá sản xuất ra khó bán giá cao. Muốn sản xuất trái cây hay lương thực bán giá cao, nông dân phải tham gia vào các tổ chức sản xuất theo hình thức khoa học và tiên tiến, sản xuất có tổ chức, giảm dần những khâu thương lái trung gian, tức là từ nông dân đến thẳng nhà máy và xuất khẩu. Muốn đạt điều đó, doanh nghiệp và nông dân hoặc các tổ chức sản xuất phải có hợp đồng. Điều kiện để có sự gắn kết giữa doanh nghiệp và nông dân còn bao gồm: hành lang pháp lý, qui hoạch vùng tập trung, hợp tác với ngân hàng theo hình thức doanh nghiệp và nông dân cùng có lợi trên đường phát triển. Từ thực tế bất hợp lý trong lưu thông phân phối nông sản, cần phải xây dựng hệ thông phân phối rộng rãi đến các thị trường , kịp đáp ứng nhu cầu của thị trường và kết hợp với việc giảm bớt các nhà phân phối trung gian nhằm đưa sản phẩm trực tiếp đến tận tay người tiêu dùng, chỉ có như vậy thì cả người nông dân và người tiêu dùng ở đây sẽ là các đối tượng được hưởng lợi trực tiếp,giúp giảm bớt gánh nặng cho người nông dân vốn đã quá nhiều vất vả của chúng ta Sự phối hợp trong việc hỗ trợ và phát triển về vốn,công nghệ, các chính sách của các cơ quan như Ngân Hàng, Nhà Khoa Học, Nhà nước Trước hết là về vấn đề nhận thức. Doanh nghiệp và nông dân cần nhận thức rõ được tầm quan trọng của sự liên kết để tạo ra sản phẩm chất lượng cao, giá thành hạ là con đường duy nhất để tồn tại trong nền kinh tế hội nhập, trước sự cạnh tranh hết sức gay gắt về chất lượng và giá cả của thị trường rau, quả trong khu vực và thế giới. Bên cạnh đó các đối tượng liên quan như ngân Hàng, nhà nước, nhà truyền thông, nhà khoa học cũng cần nhận thức rõ vai trò và nhệm vụ của mình trong việc cùng phối hợp hoạt động với doanh nghiệp và người nông dân. Cụ thể ở đây đó là: Về phía doanh nghiệp, cần xác định rõ trách nhiệm cụ thể đối với người sản xuất như: cung ứng vật tư nông nghiệp; áp dụng công nghệ cao, công nghệ sạch, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất để tăng năng suất và chất lượng sản phẩm; nâng cao tính chủ động để hoạt động quản lý, điều hành sản xuất có hiệu quả; có biện pháp khuyến khích người sản xuất có ý thức trách nhiệm tạo ra nguồn hàng ổn định và đảm bảo chất lượng để phục vụ sản xuất chế biến, tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Thiết nghĩ, doanh nghiệp phải là lực lượng nhanạ lãnh sứ mạng nâng cao sức cạnh tranh cho nông sản Việt Nam. Vì không ai khác hơn có thể hiểu về người tiêu dùng và trăn trở về cách làm hài lòng người tiêu dùng hơn doanh nghiệp. Cũng chính họ, vì áp lực của nhà đầu tư tư bản (vốn) buộc phải quay lại kiểm soát các công đoạn đầu vào (Upstream) của chuỗi giá trị để có thể thích ứng với nhu cầu của người tiêu dùng và tìm cách huy động nhà khoa học, nhà truyền thông, nhà văn hoá, v.v vào công cuộc tạo giá trị gia tăng cho nông sản. Hơn thế nữa, chỉ khi nào dòng vốn từ ngân hàng chảy vào nông nghiệp qua kênh doanh nghiệp trong sự cạnh tranh bình đẳng để có được nguồn lực thì dòng vốn đó mới hiệu quả thay vì được chảy trực tiếp từ ngân hàng đến nông dân. Về phía các hộ nông dân, được sử dụng đất đai của mình để góp vốn cổ phần, liên doanh, liên kết với doanh nghiệp hoặc cho doanh nghiệp thuê đất sản xuất; được hỗ trợ về giống, kỹ thuật canh tác, bảo quản và bao tiêu sản phẩm ổn định lâu dài từ phía doanh nghiệp. Thông qua hợp đồng, người nông dân ngay từ đầu vụ sản xuất xác định rõ lượng vật tư nông nghiệp cần đầu tư, các biện pháp kỹ thuật, giá cả hợp lý, các khoản bảo hiểm giá nông sản... để yên tâm sản xuất. Xác định được trách nhiệm làm vệ tinh của mình, người nông dân chủ động và mạnh dạn hưởng ứng chủ trương chuyển dịch cơ cấu cây trồng, đầu tư phát triển sản xuất, giảm giá thành, tăng năng suất và chất lượng sản phẩm, gom đủ nguồn hàng theo đúng thời hạn hợp đồng với doanh nghiệp. Để phát triển hình thức liên kết sản xuất - tiêu thụ giữa doanh nghiệp và người nông dân, Nhà nước cần tiếp tục hoàn thiện các chính sách tạo điều kiện cho cả hai phía đồng thời khuyến khích các hộ nông dân hình thành các hình thức tổ chức hợp tác tự nguyện làm vệ tinh cho doanh nghiệp. UBND các tỉnh, thành phố cần tiếp tục rà soát, xây dựng và hoàn chỉnh quy hoạch các vùng sản xuất rau quả tập trung; chỉ đạo thực hiện việc đồn điền, đổi thửa ở nơi cần thiết; tạo thuận lợi để nông dân thực hiện quyền hợp pháp về sử dụng giá trị quyền sử dụng đất để góp vốn cổ phần hoặc liên kết với các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh xuất khẩu rau quả; ưu tiên cho các doanh nghiệp được thuê đất để xây dựng kho tàng bảo quản, bến bãi vận chuyển hàng hoá...; tạo điều kiện cho người nông dân và doanh nghiệp ký kết hợp đồng tiêu thụ rau quả hàng hoá. Ngân sách Nhà nước hỗ trợ một phần việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng sản xuất và thương mại (đường giao thông, thuỷ lợi, điện, kho tàng bảo quản, chợ, hệ thống thông tin thị trường, kiểm định chất lượng...) đối với các vùng nguyên liệu tập trung gắn với cơ sở bảo quản chế biến, tiêu thụ rau quả có hợp đồng tiêu thụ. Đẩy mạnh công tác khuyến nông, chuyển giao kỹ thuật và công nghệ cho vùng nguyên liệu, sản xuất hàng hoá tập trung nằm trong hợp đồng. Về tài chính, tín dụng, tạo điều kiện cho người sản xuất ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩm được vay vốn từ các ngân hàng thương mại để đầu tư phát triển sản xuất; Cải tiến thủ tục vay vốn từ Quỹ Hỗ trợ phát triển để các doanh nghiệp thuộc diện vay vốn được thuận lợi, đồng thời tăng mức vốn vay đầu tư ưu đãi từ Quỹ hỗ trợ phát triển để đầu tư xây dựng vùng nguyên liệu tập trung, tiêu thụ nông sản hàng hoá. Nghiên cứu xây dựng chế độ bảo hiểm, bảo lãnh hợp đồng, ban hành văn bản qui phạm pháp luật về chế tài xử lý tranh chấp đối với các hợp đồng thu mua nông sản thực hiện theo Quyết định 80 của Chính phủ. Các địa phương tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền, giáo dục để người dân hiểu rõ được nội dung, mục đích của chính sách liên kết tiêu thụ nông sản hàng hoá với các doanh nghiệp, tôn trọng và thực hiện đúng hợp đồng đã cam kết. Tăng cường vai trò của các HTX, tổ hợp tác, nhóm hộ đại diện cho nông dân làm chức năng cầu nối giữa nông dân với doanh nghiệp trong việc thực hiện hợp đồng. Vận động nông dân tự giác tham gia tổ liên kết sản xuất, HTX; chú trọng xây dựng các HTX, tổ hợp tác thành vệ tinh của doanh nghiệp trong việc thu mua và tiêu thụ nông sản tại các địa bàn. Đồng thời, Nhà nước cần có các biện pháp hỗ trợ các doanh nghiệp liên kết sản xuất tiêu thụ với nông dân trong việc: nâng cao sức cạnh tranh, giảm chi phí sản xuất thông qua các hoạt động xúc tiến thương mại và đầu tư, nghiên cứu và chuyển giao công nghệ, cung cấp thông tin định hướng cho kinh doanh, công tác kiểm soát chất lượng, xuất xứ hàng nông sản và đăng ký kinh doanh nông sản, tìm kiếm và mở rộng thị trường. Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp để quảng bá những sản phẩm có sức cạnh tranh mạnh như vải, nhãn, dứa, dưa chuột đưa vào các thị trường lớn như châu Âu mà qua hội chợ trên cho thấy tiềm năng và nhu cầu rất lớn. Thứ hai là nhà nước cần có chính sách khuyến khích người nông dân mở rộng vùng nguyên liệu với những sản phẩm như dưa chuột và dứa. Đây là hai sản phẩm phù hợp với thổ nhưỡng của các địa phương ở miền Bắc. Có một thực tế hiện nay là có nhiều khách hàng đặt hàng tới vài trăm container và đồng ý mở tài khoản thanh toán ngay nhưng các nhà máy, doanh nghiệp Việt Nam nói chung chỉ đáp ứng được vài chục container nên không dám hứa với khách hàng. Cái khó của các doanh nghiệp chế biến hàng nông sản Việt Nam không phải là năng lực chế biến mà chính là vùng nguyên liệu. Chính sách của nhà nước về vùng nguyên liệu cũng cần phải tính lại. Vùng nguyên liệu đã manh mún rồi, nhưng khi đi đến đâu, thấy cây dưa trồng được lại hỗ trợ trồng dưa. Thời gian sau, thấy khoai tây được lại đưa cây khoai tây trồng ngay trên vùng nguyên liệu dưa. Sau đó, thấy cây cà chua bi có lợi nhuận cao lại trồng cà chua bi. Trên một cánh đồng, khuyến nông trồng nhiều thứ quá không hiệu quả. Việc khuyến nông dàn trải như vậy vô hình chung tạo cho người dân sinh ra ỷ lại, chờ dự án. Kết quả là vùng nguyên liệu không ổn định, không đáp ứng được nhu cầu xuất khẩu. Để phát huy lợi thế so sánh của rau, hoa, quả Việt Nam trên thị trường thế giới, để thúc đẩy xuất khẩu rau, hoa quả cần phải có cơ chế quản lý và chính sách kinh tế thực sự tạo môi trường thuận lợi, khuyến khích xuất khẩu, phát huy tiềm năng của mọi thành phần kinh tế đầu tư sản xuất và tham gia xuất khẩu rau, hoa, quả. Đồng thời, thực thi đồng bộ các giải pháp kinh tế - tổ chức - kỹ thuật nhằm nâng cao hiệu quả của kinh doanh rau, hoa, quả xuất khẩu, thúc đẩy hoạt động kinh doanh xuất khẩu rau, hoa, quả phát triển. Nếu có chiến lược phát triển đồng bộ, tôi tin chắc rằng hàng nông sản Việt Nam sẽ có vị trí xứng đáng trên thị phần thế giới. Ngoài ra, với sức mua của 85 triệu dân trong bối cảnh nền kinh tế đang cải thiện nhanh chóng, thị trường nội địa nên phải là một lựa chọn then chốt cho nông sản Việt Nam. Chỉ khi nào nền nông nghiệp Việt Nam đứng được cả ở "sân nhà" lẫn "sân khách" thì rủi ro do các rào cản bảo hộ quốc tế về nông sản mới được giải toả và nông nghiệp Việt Nam mới có thể tin tưởng vào một tương lai tươi sáng hơn. . Lời kết "...Thương hiệu là tài sản quý giá nhất của Doanh nghiệp. Cách duy nhất để làm chủ thị trường là làm chủ Thương hiệu. Trong tương lai cuộc chiến tiếp thị sẽ là cuộc chiến giữa các thương hiệu..." đây lá vấn đề mà các DN cần ghi nhớ. Nếu không nhanh chóng xây dựng cho mình một thương hiệu đủ khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới thì các DN nông sản nới riêng và các DN VN nói chung sẽ không thể tồn tại Bài viết hoàn thành có sử dụng một số tài liệu tham khảo đặc biệt là sự chỉ bảo tận tình của giảng viên hướng dẫn Nguyễn Ngọc Huyền Danh mục tài liệu tham khảo Sưu tập bởi Công ty Thương Hiệu LANTABRAND www.vietrade.gov.vn •Tổng hợp từ các bài giảng của VietnamMarcom trong khoá đào tạo Brand Manager •Bussiness World Portal: •Lantabrand: Báo Tuổi Trẻ (TS. Bùi Hữu Đạo - PCT Hội đồng khoa học - Bộ Thương mại Báo Thương mại số 31 ngày 19/4/2005) Một số vấn đề về định giá nhãn hiệu – Đào Minh Đức (Phòng Sở hữu trí tuệ, Sở KH&CN Tp.HCM SGGP:: số ra ngày 18/06/2007 Cùng một số tài liệu liên quan khác MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc6094.doc
Tài liệu liên quan