Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu của Công ty Matexim

MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU . 2 CHƯƠNG I . 4 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY MATEXIM 4 I. Lịch sử hình thành và phát triển 4 II. Chức năng và nhiệm vụ . 6 1. Chức năng 6 2. Nhiệm vụ 6 III. Cơ cấu tổ chức . 7 IV. Đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty 10 1. Mặt hàng kinh doanh 10 2. Địa bàn kinh doanh . 11 3. Phương thức kinh doanh . 12 V. Tóm tắt quá trình thực tập tại Matexim . 13 CHƯƠNG II 14 THỰC TRẠNG XUẤT NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY MATEXIM 14 I. Quy trình nghiệp vụ xuất nhập khẩu của công ty 14 1. Quy trình nhập khẩu . 14 1.1. Bước 1: Nghiên cứu thị trường . 15 1.2. Bước 2: Lên danh sách các nhà cung ứng . 16 1.3. Bước 3: Đàm phán và chuẩn bị kí kết hợp đồng . 17 1.4. Bước 4: Thực hiện hợp đồng nhập khẩu . 17 2. Quy trình xuất khẩu 18 1.1. Bước 1: Tạo nguồn hàng, thu gom hàng xuất khẩu . 18 1.2. Bước 2: Chào hàng . 19 1.3. Bước 3: Đàm phán và kí kết hợp đồng 19 1.4. Bước 4: Tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu . 19 II. Kết quả hoạt động xuất nhập khẩu của công ty . 20 1. Hoạt động nhập khẩu 20 1.1. Kim ngạch nhập khẩu . 20 1.2. Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu 22 1.3. Các đối tác nhập khẩu chính . 24 1.4. Đánh giá hoạt động nhập khẩu . 26 2. Hoạt động xuất khẩu . 27 1.1. Kim ngạch xuất khẩu 27 1.2. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu . 29 1.3. Thị trường xuất khẩu 30 1.4. Đánh giá hoạt động xuất khẩu 32 CHƯƠNG III 35 GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY MATEXIM . 35 I. Định hướng kinh doanh của công ty trong thời gian tới 35 II. Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu 36 1. Giải pháp hoạt động nhập khẩu . 36 1.1. Hoàn thiện quy trình nhập khẩu 37 1.2. Giải pháp về nhân sự 37 1.3. Giải pháp về thị trường . 38 1.4. Giải pháp về sản phẩm . 38 2. Giải pháp hoạt động xuất khẩu 39 1.1. Giải pháp về quy trình xuất khẩu 39 1.2. Giải pháp về nhân sự 40 1.3. Giải pháp về thị trường . 40 1.4. Giải pháp về sản phẩm . 41 KẾT LUẬN . 42 TÀI LIỆU THAM KHẢO . 44

pdf45 trang | Chia sẻ: thanhnguyen | Lượt xem: 1915 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu của Công ty Matexim, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ước và Bộ Thương mại. 2. Nhiệm vụ - Xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch sản xuất kinh doanh dài hạn hằng năm theo quy chế hiện hành. Dựa theo nhu cầu của thị trường quốc tế và khả năng khai thác, sử dụng các phương thức mua bán thích hợp với các công ty nước ngoài cũng như các cơ sở sản xuất trong nước để lập kế hoạch bổ sung. THÖ VIEÄN ÑIEÄN TÖÛ TRÖÏC TUYEÁN - Nghiên cứu nhu cầu thị trường trong và ngoài nước, từ đó chủ động giao dịch ký kết hợp đồng kinh tế, dịch vụ. Mở rộng thị trường và mặt hàng xuất nhập khẩu, thúc đẩy xuất khẩu của Việt Nam phát triển hơn nữa. - Nghiên cứu tình hình giá cả thế giới, tình hình lưu thông các mặt hàng thuộc phạm vi kinh doanh để có biện pháp tranh thủ giá cả buôn bán có lợi nhất, nhập những mặt hàng tiêu dùng, vật tư, thiết bị, phụ tùng cần thiết cho sinh hoạt và sản xuất, đảm bảo cho hoạt động nhập khẩu, xuất khẩu đạt hiệu quả cao. - Quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn vốn, tự chủ về tài chính. - Tuân thủ các chính sách, chế độ quản lý kinh tế, quản lý xuất nhập khẩu và luật pháp của Nhà nước, thực hiện nghiêm chỉnh các hoạt động và các văn bản pháp lý có liên quan. Với chức năng và nhiệm vụ trên, công ty đã không ngừng phấn đấu hoàn thành vượt mức kế hoạch hàng năm, mục tiêu, chiến lược kinh doanh luôn đảm bảo đúng luật pháp và đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, góp phần đáng kể vào công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. III. Cơ cấu tổ chức Bộ máy tổ chức của Công ty Matexim được tổ chức thống nhất từ trên xuống dưới. Bắt đầu từ Ban Giám đốc đến các phòng ban, sau đó là các chi nhánh. Kiểu tổ chức này đã tăng cường sự trao đổi thông tin giữa Ban Giám đốc và các phòng ban, tạo nên sự đoàn kết, thống nhất, trong tập thể công ty. Tinh giảm bộ máy hoạt động là một trong những yếu tố quan trọng mang lại thành công cho Matexim. Sơ đồ bộ máy tổ chức của Matexim THÖ VIEÄN ÑIEÄN TÖÛ TRÖÏC TUYEÁN Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu và phòng kinh doanh thiết bị: có chức năng tham mưu cho Ban Giám đốc Công ty về việc tổ chức, quản lý và chỉ đạo, kinh doanh khai thác mua, cung cấp vật tư, thiết bị, hàng hóa, tiêu thụ các sản phẩm của ngành công nghiệp, kinh doanh xuất nhập khẩu theo cơ chế quản lý của Nhà nước. Căn cứ trên kế hoạch của Công ty, Phòng nắm chắc khả năng sản xuất của các đơn vị trong Bộ, các địa phương, nhu cầu hàng nhập ngoại làm cơ sở tổng hợp, xây C¸c ®¹i lý cöa hµng kinh doanh Chi nh¸nh vËt t− miÒn nam Chi nh¸nh vËt t− t©y nguyªn Chi nh¸nh vËt t− thiÕt bÞ ®µ n½ng Chi nh¸nh vËt t− nam hµ néi Chi nh¸nh vËt t− th¸i nguyªn Chi nh¸nh matexim b¾c k¹n xÝ nghiÖp kd xe vµ phô tïng xÝ nghiÖp sX vµ kD-dv xÝ nghiÖp tm-dv Phßng kinh doanh xuÊt nhËp khÈu Phßng kinh doanh thiÕt bÞ Phßng kinh doanh tæng hîp Phßng kü thuËt Vµ vËn t¶i Phßng tµi chÝnh kÕ to¸n Phßng tæ chøc lao ®éng V¨n phßng Tæng kho hµ néi ®¹i héi ®ång cæ ®«ng Héi ®ång qu¶n trÞ Gi¸m ®èc c«ng ty Phã gi¸m ®èc Ban kiÓm so¸t THÖ VIEÄN ÑIEÄN TÖÛ TRÖÏC TUYEÁN dựng các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh, cung ứng vật tư, thiết bị, sản xuất, xây dựng cơ bản, giúp Giám đốc điều hành, thực hiện. Phòng kỹ thuật – vận tải: Là cơ quan nghiệp vụ giúp Ban Giám đốc quản lý các mặt công tác: kế hoạch sử dụng, sửa chữa và hướng dẫn các đơn vị thực hiện nghiêm chỉnh nội quy, quy trình, quy phạm kỹ thuật vận hành, an toàn kĩ thuật xe máy; nghiên cứu kế hoạch sắp xếp kho tàng hàng hóa để đáp ứng yêu cầu kĩ thuật và phục vụ công tác quản lý được tốt; quản lý chặt chẽ các chỉ tiêu định mức kinh tế về tiêu hao nhiên liệu, vật liệu, phụ tùng thay thế sửa chữa… theo đúng chế độ và phân cấp quản lý. Phòng tài chính – kế toán: Là cơ quan nghiệp vụ giúp Ban Giám đốc lập kế hoạch tài chính cũng như kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty theo chế độ kinh tế thị trường và phân cấp tài chính của cấp trên. Đồng thời, Phòng còn thực hiện chức năng bảo toàn và phát triển vốn, tổng hợp mọi hoạt động tài chính của Công ty, phân tích hiệu quả kinh tế trong kinh doanh xuất nhập khẩu, sản xuất và dịch vụ… giúp Giám đốc chỉ đạo kịp thời. Phòng tổ chức lao động: Là cơ quan nghiệp vụ giúp Ban Giám đốc quản lý Cán bộ công nhân viên theo chế độ, chính sách, xây dựng đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ phát triển của Công ty. Văn phòng: Quản lý giấy tờ, hồ sơ, con dấu của Công ty, nhận và gửi fax, in và photo tài liệu... Tổng kho Hà Nội: Bảo quản, lưu trữ hàng hóa trong lúc chờ vận chuyển tới các chi nhánh. Các chi nhánh và xí nghiệp: Sản xuất và kinh doanh các mặt hàng Công ty được phép làm và tùy tình hình thực tế của mỗi đơn vị mà Công ty giao thêm các nhiệm vụ khác cho phù hợp. Các đại lý cửa hàng kinh doanh: Bán và bảo hành các sản phẩm do Honda, Tổng Công ty Máy Động lực và Máy Nông nghiệp ủy nhiệm. THÖ VIEÄN ÑIEÄN TÖÛ TRÖÏC TUYEÁN IV. Đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty 1. Mặt hàng kinh doanh Là một công ty chuyên xuất nhập khẩu nên mặt hàng kinh doanh của công ty rất đa dạng và phong phú, bao gồm các mặt hàng mà Nhà nước không cấm xuất hay nhập khẩu. Hiện nay, Matexim kinh doanh một số mặt hàng chủ yếu như sau: - Các loại vật tư, máy móc thiết bị và dây chuyền thiết bị toàn bộ, phục vụ cho sản xuất của tất cả các ngành của nền kinh tế quốc dân, như công nghiệp , xây dựng cơ bản, giao thông vận tải, đóng tầu, khai thác chế biến khoáng sản... trang trí nội thất, thiết bị văn phòng, hàng tiêu dùng, kim loại đen - Các loại thép phôi, gang, thép hợp kim cao cấp, thép dụng cụ , thép chế tạo, thép tấm , thép lá, thép dây và các loại thép chuyên dùng đặc biệt khác, các loại Fe- ro, kim loại màu, khoáng sản, than cốc, than đá, thiết bị lạnh, - Sản phẩm thủ công mỹ nghệ, mây tre, sản phẩm chế biến nông, lâm, thủy hải sản, phân bón, hóa chất, bột giấy , hạt nhựa, vật tư nông nghiệp, thiết bị dụng cụ y tế... - Các loại lò công nghiệp và thiết bị sản xuất thép: Như các loại lò trung tần, lò tạo khí than, lò nhiệt luyện, lò tôi cao tần, lò thấm các bon, nitơ, lò nung điện trở...Máy đúc phôi liên tục... - Các loại ôtô du lịch, ôtô chuyên dùng cho công an, quân sự, xe cứu thương.và các loại xe máy . - Bán và bảo hành các sản phẩm của Tổng Công ty Máy Động lực và Máy Nông nghiệp (VEAM) để phục vụ cho các ngành nông, lâm, ngư nghiệp.. - Có hệ thống cửa hàng bán và bảo hành xe máy do Công ty Hoda uỷ nhiệm ( HEAD). THÖ VIEÄN ÑIEÄN TÖÛ TRÖÏC TUYEÁN - Thu mua tất cả các loại thứ, phế liệu sắt, thép, kim loại màu, để tái sinh, tái chế phục vụ cho sản xuất và kinh doanh. Ngoài ra, công ty còn thực hiện các hoạt động sản xuất và dịch vụ như: - Tổ chức khoan thăm dò và đầu tư dây chuyền công nghệ để khai thác, chế biến khoáng sản, đặc biệt là quặng sắt ở Bản Cuôn - Chợ Đồn - Bắc Kạn để phục vụ cho sản xuất gang, thép và kinh doanh xuất nhập khẩu... - Sản xuất gang đúc, gang luyện thép,thép cán, các loại kim loại mầu như: Thiếc, đồng, chì nhôm kẽm... - Sản xuất gia công chế biến các sản phẩm tiêu dùng và bao bì bằng nhựa, bao bì bằng giấy, các sản phẩm đồ gỗ dân dụng và mỹ nghệ ... cho tiêu dùng và để xuất khẩu; Dây cáp điện, phân vi sinh, chế biến thức ăn gia súc, nuôi trồng thủy sản, sản xuất kinh doanh điện, xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp hạ tầng kỹ thuật, san lấp mặt bằng, thi công lắp đặt các công trình điện từ 110KV trở xuống; - Matexim có đội xe vận tải chuyên nghiệp, đội ngũ lái xe lành nghề, với gần 100 đầu xe các loại, có tải trọng từ 5 tấn đến 12 tấn thùng kín , chuyên vận tải các loại xe ôtô Civic , xe máy Honda, cùng các loại vật tư, hàng hoá khác đi khắp 64 tỉnh , thành trong cả nước. - Cho thuê nhà xưởng, kho tàng, bến bãi, nhà văn phòng … Có thể nói, các mặt hàng kinh doanh của công ty vô cùng da dạng từ các sản phẩm có giá trị kinh tế thấp như phế liệu sắt thép cho đến các sản phẩm có giá trị như ô tô, lò trung tần, lò tạo khí than. 2. Địa bàn kinh doanh Công ty Cổ phần Vật tư và Thiết bị toàn bộ hoạt động kinh doanh trên phạm vi cả trong và ngoài nước. Trong nước, Công ty có hàng chục chi nhánh tại các thành THÖ VIEÄN ÑIEÄN TÖÛ TRÖÏC TUYEÁN phố lớn, các khu Công nghiệp. Đồng thời, Matexim còn có một hệ thống các bạn hàng lâu năm là các xí nghiệp, công ty, đơn vị sản xuất… không được phép xuất nhập khẩu trực tiếp hoặc không có đủ kinh nghiệm để xuất nhập khẩu trực tiếp hay không thể tìm kiếm thị trường. Với thâm niên hoạt động lâu năm trong lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu, Công ty có thể nhận làm trung gian, thực hiện các nghiệp vụ như xuất nhập khẩu ủy thác, gia công ủy thác… cho các đơn vị, công ty nói trên. Ở nước ngoài, ngoài các thị trường truyền thống như Thái Lan, Trung Quốc, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hồng Kông, Đài Loan… Công ty còn tìm kiếm được thêm nhiều thị trường mới giàu tiềm năng như Mỹ Latinh, Hàn Quốc, Bắc Âu… 3. Phương thức kinh doanh Từ khi mới thành lập, Matexim đã áp dụng hầu hết các phương thức kinh doanh trong ngoại thương: trao đổi hàng lấy hàng, xuất nhập khẩu trực tiếp, xuất nhập khẩu ủy thác... Cho đến nay, các phương thức kinh doanh của công ty đã đa dạng và phong phú hơn như: bán buôn, bán lẻ, làm đại lý, cung cấp dịch vụ, sản xuất theo đơn đặt hàng, liên doanh, liên kết với các đối tác cả trong và ngoài nước... nhằm đáp ứng kịp thời những đòi hỏi gắt gao của nền kinh tế thị trường cũng như để đạt được các mục tiêu đã đề ra. Ảnh: Trụ sở chính của Matexim tại địa chỉ 36 Phạm Văn Đồng THÖ VIEÄN ÑIEÄN TÖÛ TRÖÏC TUYEÁN V. Tóm tắt quá trình thực tập tại Matexim Trong thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần Vật tư và Thiết bị toàn bộ Matexim, em đã được phân công về phòng kinh doanh thiết bị. Dưới sự hướng dẫn tận tình của cô Trưởng phòng và các anh chị trong phòng, em đã thực sự được hòa mình vào không khí làm việc sôi nổi của phòng. Phòng kinh doanh thiết bị chuyên làm nhiệm vụ xuất khẩu lương thực, quặng sắt và các mảng nhập khẩu thép và thiết bị ngành thép. Do vậy, các công việc như soạn thảo hợp đồng, gửi đơn chào hàng, thư hỏi hàng, tìm kiếm khách hàng... thường xuyên diễn ra. Cho nên, đòi hỏi phải nắm vững trình độ, nghiệp vụ xuất nhập khẩu là một yêu cầu bắt buộc đối với các nhân viên cũng như cán bộ trong phòng. Được tiếp xúc, làm việc với các anh chị trong phòng, em cảm thấy kiến thức về ngoại thương, về xuất nhập khẩu mà mình đã được đào tạo ở trường Đại học là thực sự bổ ích và cần thiết. Tuy nhiên, giữa lý THÖ VIEÄN ÑIEÄN TÖÛ TRÖÏC TUYEÁN thuyết được học và thực tế công việc có một khoảng cách khá xa. Ví dụ như: một hợp đồng xuất nhập khẩu trong thực tế đơn giản hơn nhiều so với hợp đồng mẫu trong giáo trình, ít điều khoản hơn nhưng vẫn đầy đủ các vấn đề mà các bên quan tâm. Hay như trong một quy trình nhập khẩu, các bước thực hiện cũng không mấy phức tạp. Với một đội ngũ cán bộ, nhân viên vững mạnh, Phòng kinh doanh thiết bị luôn dẫn đầu trong các phong trào thi đua thực hiện kế hoạch của Công ty. Trong thời gian tới, Phòng sẽ cố gắng hơn nữa để tìm kiếm, mang về nhiều hợp đồng xuất nhập khẩu, vừa nâng cao thu nhập cho cán bộ nhân viên trong phòng, vừa góp phần thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu của Matexim. CHƯƠNG II THỰC TRẠNG XUẤT NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY MATEXIM I. Quy trình nghiệp vụ xuất nhập khẩu của công ty 1. Quy trình nhập khẩu Nhập khẩu là việc giao dịch, mua hàng hoá với nước ngoài nhằm phát triển sản xuất kinh doanh và đời sống trong nước. Quy trình nhập khẩu được thực hiện với nhiều nghiệp vụ, nhiều khâu; từ điều tra nghiên cứu thị trường nước ngoài, lựa chọn hàng hoá nhập khẩu, lựa chọn đối tác kinh doanh, tiến hành giao dịch đàm phán ký kết các hợp đồng, tổ chức thực hiện hợp đồng, cho tới khi hàng hoá tới cảng, nhận hàng, hoàn thành thủ tục hải quan và thủ tục thanh toán. Mỗi khâu, mỗi nghiệp vụ này phải được nghiên cứu, thực hiện một cách đầy đủ, kỹ lưỡng và đặt trong mối quan hệ lẫn nhau. Doanh nghiệp nhập khẩu phải tranh thủ nắm bắt lợi thế THÖ VIEÄN ÑIEÄN TÖÛ TRÖÏC TUYEÁN đảm bảo cho hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu đạt hiệu quả cao nhất, phục vụ kịp thời cho sản xuất và tiêu dùng trong nước. Trên thực tế, quy trình nhập khẩu của Matexim bao gồm các bước sau: 1.1. Bước 1: Nghiên cứu thị trường Nghiên cứu thị trường trong hoạt động nhập khẩu là một loạt các thủ tục và kỹ thuật đưa ra để giúp các nhà nhập khẩu có đầy đủ thông tin cần thiết để từ đó đưa ra các quyết định chính xác. Hiện nay, công tác nghiên cứu thị trường thuộc nhiệm vụ của phòng kinh doanh thiết bị của Công ty. Tiến hành nghiên cứu thị trường gồm có 4 nhân viên phòng kinh doanh thiết bị và xuất nhập khẩu, các nhân viên này vừa tiến hành kinh doanh vừa tiến hành các hoạt động tìm kiếm nhà cung ứng đầu vào, đối tác, vừa tìm kiếm nhu cầu thị trường, thị trường tiêu thụ. Đây coi như là hoạt động Marketing kiêm nhiệm, không đầy đủ của đội ngũ cán bộ phòng kinh doanh vì Công ty không có bộ phận nghiên cứu Marketing chuyên trách mang tính chuyên nghiệp và thống nhất theo quy trình. Các thông tin thu thập được, được tập hợp tại phòng kinh doanh thiết bị. Kết hợp với các thông tin về nhu cầu vật tư, thiết bị qua các đơn đặt hàng, các thông báo và yêu cầu đặt hàng, phòng kinh doanh thiết bị sẽ tiến hành nhập khẩu vật tư, thiết bị. Mặt khác, tuỳ thuộc vào phương thức kinh doanh nhập khẩu thiết bị mà việc nghiên cứu thị trường được tiến hành ở thị trường nước ngoài hoặc thị trường trong nước hoặc với cả hai thị trường. Với phương thức kinh doanh nhập khẩu uỷ thác, việc nghiên cứu thị trường chỉ tiến hành ở thị trường nước ngoài. Trong trường hợp khách hàng uỷ thác tự tìm được nhà cung cấp đầu vào, Công ty không cần phải nghiên cứu thị trường này, đây là trường hợp đơn giản nhất trong kinh doanh nhập khẩu đem lại lợi nhuận cao- Công ty không phải tìm cả hai thị trường đầu vào và đầu ra. Tuy nhiên, Công ty cần phải thực hiện đúng những quy định trong hợp đồng, nếu có thay đổi phải báo với THÖ VIEÄN ÑIEÄN TÖÛ TRÖÏC TUYEÁN đối tác kịp thời nhằm nâng cao hơn nữa uy tín lâu dài của Công ty trong kinh doanh uỷ thác. 1.2. Bước 2: Lên danh sách các nhà cung ứng Sau khi nghiên cứu thị trường, các nhân viên trong phòng sẽ đưa ra danh sách một loạt nhà cung cấp, đặt ra các câu hỏi và các yêu cầu của Công ty xem các nhà cung cấp nào có khả năng đáp ứng tốt nhất. Căn cứ vào các thông tin có được từ công tác nghiên cứu thị trường, phòng kinh doanh sẽ tiến hành gửi yêu cầu báo giá cho một số nhà cung ứng. Sau khi tổng hợp các báo giá phù hợp, phòng kinh doanh sẽ tiến hành phân tích, đánh giá và lựa chọn nhà cung ứng có khả năng nhất trên các tiêu chuẩn sau: - Khả năng đảm bảo về số lượng và chủng loại vật tư, thiết bị cho Công ty. Trung Quốc là thị trường thường có nhiều loại vật tư, thiết bị đủ cung cấp cho Công ty. - Khả năng cung cấp vật tư, thiết bị đúng tiêu chuẩn chất lượng. Do Công ty kinh doanh các loại vật tư, thiết bị, phụ tùng, linh kiện cho việc lắp ráp và sản xuất sản phẩm với yêu cầu của khách hàng nên lựa chọn nhà cung cấp nào có khả năng về chất lượng cũng như các thông số kỹ thuật. - Các điều kiện về phương thức thanh toán, thời gian vận chuyển, cự li vận chuyển… Tuỳ vào từng mặt hàng vật tư, thiết bị mà thứ tự ưu tiên, xây dựng các tiêu chuẩn cụ thể thích hợp đối với người sẽ cấp hàng cho Công ty. Chẳng hạn, đối với loại vật tư, thiết bị như: lò trung tần, máy công cụ, máy cắt, máy đúc nóng buồng, súng phun bi… đòi hỏi yêu cầu thông số kỹ thuật cao thì tiêu chuẩn thông số kỹ thuật được ưu tiên hàng đầu. Đối với các loại thiết bị toàn bộ: Xe máy Dylan 150, xe máy SH150, điều hoà không khí, xe cứu thương, xe trộn bê tông, xe sitec, xe cẩu… đòi hỏi về chất lượng nên tiêu chuẩn về chất lượng được ưu tiên. THÖ VIEÄN ÑIEÄN TÖÛ TRÖÏC TUYEÁN 1.3. Bước 3: Đàm phán và chuẩn bị kí kết hợp đồng Đàm phán thương mại là quá trình mặc cả và thuyết phục giữa bên mua và bên bán về một loạt các nội dung liên quan đến giao dịch mua bán. Đây là một khâu vô cùng quan trọng trong quy trình nhập khẩu và có ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả hoạt động nhập khẩu. Do vậy, đảm nhiệm công việc này phải là người có kinh nghiệm và trình độ chuyên môn để có thể giành thế chủ động trong đàm phán. Phó phòng kinh doanh thường là người phụ trách bước này. Thông thường Công ty thường đàm phán với đối tác qua email và điện thoại. Các nội dung mà hai bên thường xuyên phải thương lượng với nhau là giá cả, chất lượng, giao hàng và thanh toán. Khi hai bên đã có một sự thống nhất với nhau thì Công ty sẽ yêu cầu người xuất khẩu soạn thảo hợp đồng, ký vào đó và gửi sang cho mình hoặc các nhân viên trong phòng sẽ soạn thảo hợp đồng và gửi sang cho họ. Sau khi xem xét hợp đồng, nếu đồng ý với nội dung của hợp đồng đó thì Giám đốc hoặc người có thẩm quyền sẽ ký vào hợp đồng và fax lại cho bên xuất khẩu và mỗi bên giữ một bản. Khi hợp đồng đã được kí kết, các bên không có quyền từ chối quyền và nghĩa vụ của mình đối với bên kia. 1.4. Bước 4: Thực hiện hợp đồng nhập khẩu Sau khi Phó phòng đàm phán thành công và kí được hợp đồng, công việc thực hiện hợp đồng sẽ được giao lại cho các nhân viên trong phòng. Quy trình thực hiện hợp đồng gồm các bước sau: Sơ đồ: Quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu THÖ VIEÄN ÑIEÄN TÖÛ TRÖÏC TUYEÁN 2. Quy trình xuất khẩu Cũng như nhập khẩu, quy trình xuất khẩu được thực hiện với nhiều nghiệp vụ, nhiều khâu; từ điều tra nghiên cứu thị trường nước ngoài, thu gom hàng xuất khẩu, lựa chọn đối tác kinh doanh, tiến hành giao dịch đàm phán ký kết các hợp đồng, tổ chức thực hiện hợp đồng, cho tới khi hàng hoá tới cảng, chuyển giao quyền sở hữu cho người nhập khẩu, hoàn thành thủ tục hải quan và thủ tục thanh toán. Quy trình xuất khẩu của Matexim gồm 4 bước sau: 1.1. Bước 1: Tạo nguồn hàng, thu gom hàng xuất khẩu Để tạo nguồn hàng phục vụ xuất khẩu, trong những năm gần đây Matexim thường áp dụng hai phương thức là: mua đứt bán đoạn và xuất khẩu ủy thác. Mua đứt bán đoạn là hình thức thu mua chủ yếu của Công ty, chiếm gần 85% giá trị hàng thu mua. Phương thức này thường được áp dụng đối với các mặt hàng là thực phẩm chế biến như: Mỳ ăn liền, mỳ trứng, đậu phộng, cháo gà... Công ty thường thu mua từ các nhà sản xuất trong các khu Công nghiệp ở thành phố Hồ Chí Minh như KCN Bình Thuận, KCN Tân Thuận...Sau khi Công ty và người bán đã đạt được những thỏa thuận về mặt số lượng, chất lượng, giá cả, mẫu mã, phương Më L/c Xin giÊy phÐp NK Giôc NB giao hµng Thuª tµu KiÓm tra hµng NhËn hµng Lµm thñ tôc HQ Mua b¶o hiÓm Thanh to¸n KhiÕu n¹i nÕu cã THÖ VIEÄN ÑIEÄN TÖÛ TRÖÏC TUYEÁN thức thanh toán... thì hai bên mới tiến hành kí kết hợp đồng kinh tế. Hợp đồng này là cơ sở ràng buộc trách nhiệm của các bên trong quá trình thực hiện hợp đồng. Phương thức xuất khẩu ủy thác là phương thức mà Matexim dùng danh nghĩa của mình để giao dịch với đối tác nước ngoài nhằm thỏa thuận với họ về các điều khoản như: Số lượng, chất lượng, giá cả, điều kiện cơ sở giao hàng, thanh toán... và tổ chức bán hộ hàng cho người ủy thác. Người ủy thác thường là các đại lý, cửa hàng không được phép xuất khẩu trực tiếp hoặc không đủ kinh nghiệm xuất khẩu. 1.2. Bước 2: Chào hàng Khi gom được một lượng hàng hay chắc chắn sẽ thu mua được hàng, các nhân viên sẽ có trách nhiệm soạn thảo và gửi các đơn chào hàng tới các khách hàng nhằm giới thiệu, tiếp thị mặt hàng mình đang có. Phần lớn các đơn chào hàng được gửi tới các khách hàng có quan hệ làm ăn lâu năm ở các nước khu vực Đông Âu, do vậy Công ty thường sử dụng các đơn chào hàng cố định. Một đơn chào hàng có thể cho một mặt hàng hay nhiều mặt hàng. Để tránh sự hiểu lầm, đơn chào hàng thường được viết một cách ngắn gọn, rõ ràng, chỉ gồm các điều khoản chủ yếu của hợp đồng như điều khoản về đối tượng, phẩm chất, bao bì, giá cả, thời gian giao hàng ... 1.3. Bước 3: Đàm phán và kí kết hợp đồng Sau khi đơn chào hàng được gửi đi, Công ty sẽ nhận được phản hồi từ phía khách hàng. Thông thường, khách hàng không đồng ý ngay với các điều khoản mà ta đưa ra, khi đó chú Phó phòng sẽ đảm trách công việc đàm phán để đi tới kí kết hợp đồng xuất khẩu. 1.4. Bước 4: Tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu Sau khi hợp đồng xuất khẩu được kí kết, nhân viên phòng kinh doanh thiết bị dựa vào đó mà thực hiện tùy theo quy mô của mỗi lần xuất khẩu để phân chia công THÖ VIEÄN ÑIEÄN TÖÛ TRÖÏC TUYEÁN việc cụ thể. Quy trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu của Matexim được thực hiện theo các bước như sơ đồ dưới đây: Sơ đồ: Quy trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu II. Kết quả hoạt động xuất nhập khẩu của công ty 1. Hoạt động nhập khẩu 1.1. Kim ngạch nhập khẩu Nền kinh tế nước ta đã và đang từng bước phát triển, do vậy nhu cầu nhập khẩu nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất, xây dựng cơ sở hạ tầng hay nhập khẩu hàng hóa phục vụ đời sống nhân dân ngày càng cao. Nhận thức được điều đó, Công ty Matexim đã đi đúng hướng trong việc gia tăng nhập khẩu hàng hóa, vừa thu được lợi nhuận cho bản thân Công ty, vừa đóng góp cho nền kinh tế quốc dân. Giôc NM më L/C Xin giÊy phÐp XK ChuÈn bÞ hµng XK KiÓm tra hµng XK Giao hµng Lµm thñ tôc HQ Mua b¶o hiÓm Thuª tµu Thanh to¸n Gi¶i quyÕt KN THÖ VIEÄN ÑIEÄN TÖÛ TRÖÏC TUYEÁN Bảng 1: Kim ngạch nhập khẩu giai đoạn 2003- 2006 Đơn vị: 1000 USD Năm KN 2003 2004 2005 2006 %KH TH %KH TH %KH TH %KH TH 120 10.256 182 11.812 151 12.244 122 12.304 (Nguồn: Báo cáo tổng kết năm của Matexim) Biểu đồ kim ngạch nhập khẩu của Matexim giai đoạn 2003-2006 9000 9500 10000 10500 11000 11500 12000 12500 1000$ 2003 2004 2005 2006 Năm TH Hiện nay, Công ty không những nhập khẩu cho riêng mình mà còn nhập khẩu ủy thác cho các công ty khác chưa có phòng xuất nhập khẩu, khối lượng hợp đồng mà các công ty trong nước đang nhờ Matexim nhập khẩu ủy thác là rất lớn. Từ những số liệu ở bảng trên, ta có thể thấy kim ngạch nhập khẩu của Công ty thường xuyên năm sau cao hơn năm trước và luôn vượt kế hoạch được giao. Đặc biệt là năm 2004, kim ngạch nhập khẩu đạt 11.812.000 USD, đạt 182% kế hoạch THÖ VIEÄN ÑIEÄN TÖÛ TRÖÏC TUYEÁN được giao. Tổng giá trị kim ngạch nhập khẩu trong bốn năm từ năm 2003 đến 2006 là 46.416.000 USD. Có được sự tăng đều kim ngạch nhập khẩu này là do trong giai đoạn này Công ty liên tục trúng thầu cung cấp phần lớn các loại thiết bị Công nghiệp, các thiết bị vận chuyển nâng hạ cho các dự án đầu tư của các doanh nghiệp. Ngoài ra, nhu cầu nhập khẩu sắt thép và nguyên vật liệu phục vụ xây dựng tăng cũng góp phần đáng kể trong việc tăng kim ngạch nhập khẩu của Công ty. Việc ngày càng tăng kim ngạch nhập khẩu không những giúp cho Công ty tăng thêm nguồn vốn mà còn tăng nguồn thu nhập cho ngân sách Nhà nước, để từ đó Nhà nước có thể thực hiện các kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động. Có thể khẳng định rằng, với tốc độ tăng kim ngạch nhập khẩu từng năm rất ổn định và có chiều hướng tăng dần cho thấy từ khâu quản lý đến khâu tiêu thụ sản phẩm có hệ thống đã giúp cho Matexim ngày càng không ngừng phát triển. 1.2. Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của Matexim là kim kí, thiết bị vận chuyển, nâng hạ, máy công cụ, thiết bị cho ngành luyện kim từ nhiều năm qua đã tạo được vị thế ở thị trường nội địa. Trong những năm gần đây, mặc dù giá xăng dầu và kim loại trên thế giới liên tục biến động và luôn ở mức cao, gây ảnh hưởng tới hoạt động nhập khẩu và kinh doanh mặt hàng kim khí và thiết bị công nghiệp của Công ty, kim ngạch nhập khẩu của Công ty vẫn tăng đều qua các năm. Năm 2006 giá trị kim ngạch nhập khẩu thiết bị vận chuyển, nâng hạ đạt tới 3 triệu 300 nghìn USD, chiếm hơn 30% tổng kim ngạch nhập khẩu của Công ty. Mặt hàng thiết bị công nghiệp cũng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch nhập khẩu, trong đó 2 nhóm hàng chính là máy công cụ và thiết bị cho ngành luyện kim. Bảng 2: Kim ngạch nhập khẩu theo mặt hàng giai đoạn 2003-2006 Đơn vị:1000 USD THÖ VIEÄN ÑIEÄN TÖÛ TRÖÏC TUYEÁN Năm Mặt hàng 2003 2004 2005 2006 Lò trung tần 2.020 2.758 1.100 2.560 Thép hợp kim 987 980 1.186 1.970 Thép lá cuộn 800 768 1.107 1.112 Máy công cụ 1.125 750 2.000 2.180 Thiết bị vận chuyển, nâng hạ 2.098 2.125 2.900 3.300 Thiết bị ngành luyện kim 748 670 750 940 Bột giấy 220 223 258 310 Gang đúc 190 237 135 250 Nhôm thỏi 118 215 323 218 (Nguồn: Báo cáo tổng kết năm của Matexim) Sơ đồ kim ngạch nhập khẩu theo mặt hàng của Matexim THÖ VIEÄN ÑIEÄN TÖÛ TRÖÏC TUYEÁN 0500 1000 1500 2000 2500 3000 3500 1000$ 2003 2004 2005 2006 Năm Lò trung tần Thép hợp kim Thép lá cuộn Máy công cụ TB VC NH TB luyện kim Bột giấy Gang đúc Nhôm thỏi 1.3. Các đối tác nhập khẩu chính Mặt hàng kinh doanh của Công ty rất đa dạng nên thị trường nhập khẩu cũng rất nhiều, không tập trung vào một nhóm thị trường nào cụ thể. Qua bảng 3 ta có thể thấy, Trung Quốc là thị trường đứng đầu về kim ngạch nhập khẩu với mặt hàng nhập khẩu chính là lò trung tần, thép lá cuộn, thép hợp kim. Năm 2006, giá trị kim ngạch nhập khẩu từ thị trường Trung Quốc đạt con số kỉ lục 6.100.000 USD do nhu cầu nhập khẩu thép chất lượng cao cho sản xuất trong nước tăng cao. Hoa Kỳ là nước đứng thứ hai với mặt hàng nhập khẩu chính là các thiết bị vận chuyển, nâng hạ ( bao gồm các loại xe vận tải, xe chở khách, xe cứu thương, xe cẩu và xe nâng tự hành). Tiếp theo đó là các thị trường Nhật Bản, Nam Phi, Italia, Đài Loan với các mặt hàng như bột giấy, nhôm thỏi, gang đúc... Bảng 3: Các đối tác nhập khẩu chính giai đoạn 2003-2006 Đơn vị: 1000USD THÖ VIEÄN ÑIEÄN TÖÛ TRÖÏC TUYEÁN Năm Thị trường 2003 2004 2005 2006 Trung Quốc 3.128 3.050 4.200 6.100 Hoa Kỳ 2.457 2.800 2.570 2.200 Nhật Bản 1.986 2.237 1.756 2.000 Đài Loan 834 546 890 950 Italia 768 879 1.400 300 Nam Phi 574 647 1.100 150 (Nguồn: Báo cáo tổng kết năm cuả Matexim) Biểu đồ các đối tác nhập khẩu chính của Matexim THÖ VIEÄN ÑIEÄN TÖÛ TRÖÏC TUYEÁN 01000 2000 3000 4000 5000 6000 7000 1000$ 2003 2004 2005 2006 Năm Trung Quốc Hoa Kỳ Nhật Bản Đài Loan Italia Nam Phi 1.4. Đánh giá hoạt động nhập khẩu Nhập khẩu hàng hóa luôn gắn liền với việc bán hàng nhập khẩu ở thị trường trong nước. Nhập khẩu tăng đồng nghĩa với việc thị trường cả trong nước và nước ngoài được mở rộng, vốn lưu động gia tăng, tiêu thụ sản phẩm tăng.Trong thời gian qua, mặc dù thị trường có những biến động lớn về giá cả nhưng với sự chỉ đạo và phối hợp đồng bộ, biết tận dụng những điều kiện thuận lợi, nhập khẩu vật tư, thiết bị của công ty vẫn tăng đều qua các năm. Do đặc thù kinh doanh của công ty, kim ngạch nhập khẩu vật tư thiết bị sản xuất luôn chiếm tỷ trọng lớn hơn so với các mặt hàng khác, thường từ 80 đến 90% tổng kim ngạch nhập khẩu. Ban lãnh đạo cùng cán bộ công ty đã góp công sức tính toán nhập khẩu ở mức hợp lý, dự báo tại thời điểm giá cả có thể biến động để quyết định tăng hoặc giảm khối lượng từng mặt hàng nhập khẩu. Có thể khẳng định rằng hoạt động nhập khẩu của công ty đã đưa thương hiệu Matexim trở thành một thương hiệu có uy tín hiện nay ở thị trường trong nước. Những sản phẩm mà công ty nhập khẩu về đã và đang có mặt ở khắp thị trường nội THÖ VIEÄN ÑIEÄN TÖÛ TRÖÏC TUYEÁN địa. Điều này khẳng định vị trí mặt hàng nhập khẩu của công ty trên thị trường và được nhà sản xuất cũng như người tiêu dùng tin tưởng. Tuy nhiên, dù Công ty đã cố gắng trong khâu tìm kiếm thêm đối tác kinh doanh, mở rộng thị trường nhưng vẫn còn hạn chế và phụ thuộc nhiều vào các đối tác có quan hệ từ trước ở các thị trường chính như Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản. Do vậy, Công ty không tránh khỏi bị động về mặt thời gian và giá cả khi tiến hành nhập khẩu. Bên cạnh đó, Công ty vẫn chưa tận dụng tốt những điều kiện ưu đãi về thuế quan sau khi Việt Nam gia nhập AFTA, kim ngạch nhập khẩu từ thị trường Asean còn rất hạn chế. Một hạn chế nữa là đội ngũ công nhân lành nghề, cán bộ kĩ thuật của Công ty còn thiếu, nhất là cán bộ có nghiệp vụ xuất nhập khẩu. Do vậy trong giao dịch, đàm phán và kí kết hợp đồng, khách hàng nước ngoài thường giành thế chủ động. 2. Hoạt động xuất khẩu 1.1. Kim ngạch xuất khẩu Xuất khẩu là phương tiện thúc đẩy phát triển kinh tế, giúp chuyển dịch cơ cấu kinh tế, từng bước nâng cao đời sống nhân dân. Với một nền kinh tế đang phát triển, cơ sở vật chất, kỹ thuật còn lạc hậu, không đồng bộ như nước ta hiện nay thì việc đẩy mạnh xuất khẩu, tạo thêm công ăn việc làm, cải thiện đời sống, tăng thu ngoại tệ, thúc đẩy phát triển kinh tế là một chiến lược lâu dài. Là một doanh nghiệp xuất nhập khẩu nên Matexim không thể không đẩy mạnh xuất khẩu, nhất là khi Đảng và Nhà nước ta tiến hành thực hiện chiến lược hướng về xuất khẩu. Nhờ phát huy lợi thế các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam trên thị trường thế giới cho nên hoạt động xuất khẩu của công ty đã có hiệu quả, kim ngạch xuất khẩu không ngừng tăng qua các năm. Từ năm 2003 tới 2006, kim ngạch xuất khẩu của Công ty luôn vượt kế hoạch do cấp trên đề ra. Bảng 4 cho ta thấy năm 2006 là năm THÖ VIEÄN ÑIEÄN TÖÛ TRÖÏC TUYEÁN có kim ngạch xuất khẩu cao nhất, đạt 130% so với kế hoạch và tăng 35% so với thực hiện năm 2005. Tổng kim ngạch xuất khẩu giai đoạn này đạt 16.200.000 USD. Bảng 4: Kim ngạch xuất khẩu giai đoạn 2003- 2006 Đơn vị: 1000 USD Năm KN 2003 2004 2005 2006 %KH TH %KH TH %KH TH %KH TH 110 3.230 111 3.500 104 4.020 130 5.450 ( Nguồn: Báo cáo tổng kết năm của Matexim) Biểu đồ kim ngạch xuất khẩu của Matexim THÖ VIEÄN ÑIEÄN TÖÛ TRÖÏC TUYEÁN 01000 2000 3000 4000 5000 6000 1000$ 2003 2004 2005 2006 Năm TH 1.2. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu Các mặt hàng xuất khẩu truyền thống của Matexim là gạo, thực phẩm chế biến, dầu thực vật trong đó thực phẩm chế biến chiếm ưu thế với kim ngạch luôn chiếm 1/2 tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty. Năm 2006 mặt hàng thực phẩm chế biến đạt giá trị kim ngạch nhập khẩu là 2.898.000 USD. Các mặt hàng còn lại, giá trị kim ngạch xuất khẩu còn rất hạn chế, chưa năm nào đạt giá trị trên 500.000 USD. Năm 2005, Công ty đã bước đầu tìm hiểu và xuất khẩu mặt hàng thép lá mạ sang thị trường Asean. Tuy giá trị kim ngạch xuất khẩu chưa lớn và thị trường tiêu thụ chưa ổn định nhưng đây là một hướng kinh doanh mới cần duy trì và phát triển. Bảng 5: Kim ngạch xuất khẩu theo mặt hàng giai đoạn 2003-2006 Đơn vị:1000 USD Năm Mặt hàng 2003 2004 2005 2006 THÖ VIEÄN ÑIEÄN TÖÛ TRÖÏC TUYEÁN Gạo 303 275 319 462 Mì ăn liền 230 220 298 300 Dầu thực vật 205 200 156 193 Thực phẩm chế biến 1.345 1.520 2.459 2.898 Thủ công mỹ nghệ 173 200 354 460 Đồ gỗ dân dụng 90 101 209 300 (Nguồn: Báo cáo tổng kết năm của Matexim) Biểu đồ kim ngạch xuất khẩu theo mặt hàng của Matexim 0 500 1000 1500 2000 2500 30001000$ 2003 2004 2005 2006 Năm Gạo Mì ăn liền Dầu thực vật Thực phẩm chế biến Thủ công mỹ nghệ Đồ gỗ dân dụng 1.3. Thị trường xuất khẩu Thị trường đầu ra cho sản phẩm hàng hóa luôn là vấn đề sống còn của tất cả các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp thương mại. Đây là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh của mình. Trải qua gần 40 năm hoạt động, Công ty Matexim đã có quan hệ buôn bán với THÖ VIEÄN ÑIEÄN TÖÛ TRÖÏC TUYEÁN nhiều nước trên thế giới, trong đó các thị trường nhập khẩu chính là các nước Đông Âu. Bảng 6: Kim ngạch xuất khẩu theo thị trường giai đoạn 2003-2006 Đơn vị: 1000USD Năm Mặt hàng 2003 2004 2005 2006 Nga 1.540 1.846 2.076 2.765 Ucraina 820 837 912 1.034 Cộng hoà Séc 458 479 575 987 Slovakia 233 300 302 356 (Nguồn: Báo cáo tổng kết năm của Matexim) Biểu đồ kim ngạch xuất khẩu theo thị trường của Matexim THÖ VIEÄN ÑIEÄN TÖÛ TRÖÏC TUYEÁN 0500 1000 1500 2000 2500 3000 1000$ 2003 2004 2005 2006 Năm Nga Ucraina CH Séc Slovakia 1.4. Đánh giá hoạt động xuất khẩu Trong những năm qua, bằng sự nỗ lực không ngừng, Công ty Matexim đã thể hiện được những thế mạnh của mình trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu. Công ty đã không ngừng mở rộng quy mô thị trường, các danh mục mặt hàng kinh doanh ngày càng phong phú, cơ cấu mặt hàng xuất khẩu chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng hàng sơ chế, tăng tỷ trọng hàng tinh chế. Trước đây, Matexim có xuất khẩu các mặt hàng mới qua sơ chế như: lạc nhân, cà phê nhân... Tuy nhiên, các mặt hàng này vừa có giá trị không cao, vừa mất chi phí bảo quản cho nên Công ty đã chuyển sang xuất khẩu các mặt hàng như đậu phộng chiên, mỳ ăn liền, cháo gà, đồ thủ công mỹ nghệ... Giai đoạn từ năm 2003 tới 2006, tốc độ tăng bình quân hàng năm của kim ngạch xuất khẩu đạt 19%. Kim ngạch xuất khẩu năm 2004 tăng 8% so với năm 2003; năm 2005 tăng 14,8% so với năm 2004. Năm 2006 vừa qua, tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu của Matexim đã tăng đáng kể, tăng 35,5% so với tốc độ tăng trưởng của năm 2005, con số ấn tượng nhất cho đến nay. Sau khi chuyển đổi thành Công ty cổ phần, Matexim đã chấm dứt tình trạng làm ăn theo kiểu bao cấp, không tính đến hiệu quả. Thay vào đó, các phương thức kinh doanh ngày càng linh hoạt, chuyên nghiệp hơn như: mua tận gốc, bán tận THÖ VIEÄN ÑIEÄN TÖÛ TRÖÏC TUYEÁN ngọn (không qua trung gian), tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng, giao hàng đúng hạn, đảm bảo chất lượng hàng hóa, thanh toán sòng phẳng... Điều này đã thực sự gây được lòng tin, lôi cuốn được khách hàng đến hợp tác lâu dài. Cho đến nay, hầu hết các cán bộ nghiệp vụ, cán bộ quản lý của Công ty đã có thái độ, phương pháp kinh doanh nghiêm túc, có trách nhiệm với đồng vốn bỏ ra, luôn lấy hiệu quả kinh doanh làm mục tiêu cho mọi hoạt động kinh doanh. Nhiều cán bộ nghiệp vụ đã lăn lộn, vượt mọi khó khăn tìm kiếm cơ hội, mở rộng thị trường xuất khẩu cho Công ty. Bên cạnh việc duy trì và khai thác thị trường truyền thống Đông Âu, Công ty đã mở rộng và đáp ứng được yêu cầu của nhiều thị trường mới như: thị trường Tây Âu, Bắc Mỹ, Nam Phi và đặc biệt là khu vực châu á. Mặc dù tốc độ tăng trưởng cao của Công ty trong những năm qua là một thành tích không thể phủ nhận, song xét về tổng thể, Công vẫn gặp nhiều khó khăn và tồn tại, ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển và hiệu quả của hoạt động xuất khẩu. Đó là: - Công ty chưa có văn phòng đại diện hay đại lý bán hàng tại nước ngoài. Công ty chủ yếu là xuất khẩu thông qua các đơn đặt hàng của các đối tác nước ngoài. Điều này gây ra nhiều hạn chế trong việc tìm kiếm bạn hàng, mở rộng thị trường của công ty. - Trong hoạt động tạo nguồn hàng, Công ty chưa thiết lập được mối quan hệ với các cơ sở, đơn vị sản xuất kinh doanh. Công ty chỉ thu mua hàng khi khách hàng có nhu cầu. Vì vậy trong nhiều trường hợp, Công ty bị động về nguồn hàng hoặc việc tạo hàng không đảm bảo chất lượng. - Về đội ngũ nhân lực, ngoài những cán bộ làm việc lâu năm, Công ty cũng đã tuyển dụng thêm những cán bộ trẻ có trình độ chuyên môn, ngoại ngữ tốt. Nhưng do kinh nghiệm chưa có nhiều nên chưa thể vận dụng hết những kiến thức được đào tạo, vẫn còn lúng túng trong quá trình thực hiện hợp đồng kinh doanh, gây ra những lãng phí không cần thiết. THÖ VIEÄN ÑIEÄN TÖÛ TRÖÏC TUYEÁN THÖ VIEÄN ÑIEÄN TÖÛ TRÖÏC TUYEÁN CHƯƠNG III GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY MATEXIM I. Định hướng kinh doanh của công ty trong thời gian tới Những năm gần đây, Công ty Matexim luôn hoàn thành kế hoạch được giao. Công ty đã cố gắng tận dụng những điều kiện lợi thế, khắc phục mọi khó khăn, tìm kiếm và khai thác thị trường để kinh doanh có hiệu quả. Năm 2007, với việc Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại thế giới WTO, kinh tế nước ta sẽ hòa nhập sâu rộng và mạnh mẽ hơn vào kinh tế thế giới và khu vực và sẽ đạt mức tăng trưởng cao. Dự báo nhu cầu vốn cho sản xuất và kinh doanh tăng sẽ dẫn đến lãi suất ngân hàng và tỉ giá tăng theo. Trong bối cảnh đó, Công ty dự kiến các chỉ tiêu chính trong thời gian tới như sau: Tổng doanh thu : 730 tỉ đồng Trong đó: Doanh thu thương mại : 698 tỉ đồng Doanh thu sản xuất dịch vụ : 32 tỉ đồng Giá trị xuất nhập khẩu : 18 triệu USD Trong đó: Xuất khẩu : 5 triệu 500 nghìn USD Nhập khẩu : 12 triệu 500 nghìn USD Tổng vốn đầu tư và xây dựng : 32 tỉ 250 triệu đồng Trong đó: Xây lắp : 30 tỉ 750 triệu đồng Thiết bị : 1 tỉ 550 triệu đồng THÖ VIEÄN ÑIEÄN TÖÛ TRÖÏC TUYEÁN Thu nhập bình quân : 2 triệu 200 nghìn đồng/người/tháng Những biện pháp Công ty áp dụng để thực hiện các chỉ tiêu nói trên: Về công tác kinh doanh: - Giữ vững quan hệ với các đối tác để thúc đẩy mạnh hơn hoạt động xuất khẩu các mặt hàng gạo, mì ăn liền, thực phẩm chế biến và tìm kiếm thị trường cho các sản phẩm mới. - Tăng cường tiếp thị để mở rộng thị trường tiêu thụ các mặt hàng kim khí, thiết bị công nghiệp, xe ô tô và các thiết bị nâng hạ . Về sản xuất, dịch vụ và đầu tư xây dựng cơ bản: - Hoàn thành thăm dò, đánh giá trữ lượng và đầu tư thiết bị khai thác, tuyển và chế biến quặng sắt tại mỏ Bản Cuôn để cung cấp cho nhà máy gang Bắc Cạn và xuất khẩu nếu có thể. - Đầu tư mua bổ sung và thay thế phương tiện vận chuyển xe máy và ô tô Honda. Tăng cường công tác quản lý đội xe vận tải, bảo quản sửa chữa định kỳ, đảm bảo an toàn trong vận chuyển hàng hóa. - Tăng cường quản lý và tổ chức sản xuất đá xây dựng, thép chuốt và các sản phẩm cơ kim khí nhỏ phù hợp với điều kiện công nghệ và nhu cầu thị trường. - Triển khai dự án xây dựng khu nhà ở tại Bình Triệu – TP Hồ Chí Minh sau khi hoàn thành thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất. II. Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu 1. Giải pháp hoạt động nhập khẩu THÖ VIEÄN ÑIEÄN TÖÛ TRÖÏC TUYEÁN 1.1. Hoàn thiện quy trình nhập khẩu Để có được một kết quả tốt trong bất cứ thương vụ nhập khẩu nào thì điều đầu tiên phải cân nhắc tới đó là quy trình nhập khẩu, đặc biệt là khâu nghiên cứu thị trường. Đây là khâu đầu tiên của quy trình nhập khẩu và là khâu quan trọng nhất. Đối với mặt hàng nhập khẩu vật tư, thiết bị của Công ty, do giá cả thị trường luôn biến động, thời điểm bắt đầu và kết thúc của một hợp đồng thường kéo dài từ 2 đến 3 tháng ( kể từ khi lên kế hoạch đặt hàng cho đến khi hàng được đưa về kho), trọng lượng và tổng số tiền mỗi hợp đồng rất lớn nên cần phải có những dự báo về mặt thị trường trong nước cũng như thị trường nước ngoài để quyết định nhập khẩu một cách sát thực nhất. Công ty cần thực hiện việc theo dõi, đánh giá các đối tác kinh doanh qua quá trình thực hiện, tổng hợp các báo cáo theo từng thương vụ và thời kỳ đối với từng đối tác để từ đó đánh giá chính xác khả năng giao hàng và uy tín của từng nhà cung cấp hàng hóa cũng như chất lượng hàng hóa. Về khâu tổ chức, thực hiện hợp đồng, tuy Công ty không phải xin giấy phép và thủ tục mở L/C cũng không mấy phức tạp nhưng cần phải đa dạng hóa điều khoản giao hàng, tiết kiệm chi phí và giảm thiểu thất thoát nguồn lực sẵn có của đất nước như công tác giao nhận, vận tải; cần đa dạng hóa phương thức thanh toán nhằm giảm thời gian đọng vốn, tiết kiệm chi phí nhập khẩu. 1.2. Giải pháp về nhân sự Vấn đề nhân lực luôn là yếu tố quan trọng, có ý nghĩa quyết định đối với sự tồn tại của bất cứ doanh nghiệp nào. Hoạt động kinh doanh nhập khẩu đòi hỏi Matexim phải có chính sách đào tạo cán bộ cho từng thời kỳ và lâu dài. Các chính sách về nhân sự của Công ty phải chỉ ra được nếu mỗi cán bộ không tự hoàn thiện THÖ VIEÄN ÑIEÄN TÖÛ TRÖÏC TUYEÁN được nghiệp vị của mình thì họ sẽ bị đào thải. Cần sử dụng các biện pháp kinh tế nhằm khuyến khích, giáo dục ý thức học tập, nâng cao nghiệp vụ cho mỗi cán bộ, nhân viên. Các chế độ chính sách của Công ty cũng ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc của từng cán bộ, công nhân viên, vì thế thưởng phạt công minh sẽ phát huy tác dụng, sức mạnh của toàn thể, cán bộ công nhân viên. Ngoài việc nâng cao trình độ, năng lực của đội ngũ nhân sự trong công ty, cần có chế độ lương bổng hợp lý, tăng theo cấp độ, bằng cấp, đảm bảo cho cán bộ tham gia công tác có cuộc sống ổn định để khuyến khích họ toàn tâm toàn ý vào công việc. 1.3. Giải pháp về thị trường Công ty cần đầu tư cho cán bộ đi học tập, nghiên cứu để nắm rõ khả năng sản xuất, quy cách phẩm chất, mẫu mã sản phẩm, khả năng tiêu thụ cũng như các điều kiện về chính trị, thương mại, luật pháp, tập quán buôn bán tại thị trường đó. Công ty một mặt phải duy trì được các thị trường đang chiếm giữ đồng thời chủ động mở rộng thị trường nhập khẩu để đa dạng hóa thị trường, đa dạng hóa bạn hàng nhưng cũng đồng thời góp phần giảm thiểu rủi ro trong nhập khẩu. Công ty cần xây dựng một bộ phận chuyên trách làm nhiệm vụ nghiên cứu thị trường, có kiến thức về thị trường, có khả năng tổng hợp và phân tích thông tin nhanh. Nên lập các file tư liệu về từng bạn hàng của Công ty để có thể theo dõi quá trình phát triển của họ và có thông tin nhanh ngay khi cần. Nhập khẩu hàng hóa luôn luôn gắn liền với việc bán hàng nhập khẩu ở thị trường trong nước, do vậy Công ty cần chú trọng phát triển thị trường này hơn nữa. 1.4. Giải pháp về sản phẩm Hàng nhập khẩu mang lại lợi nhuận tương đối lớn vì hiện nước ta đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nên nhu cầu nhập khẩu máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu phục vụ sản xuất là rất lớn. Tuy nhiên, để có thể cạnh tranh với các đối thủ kinh doanh khác, Công ty nên nhập khẩu các sản phẩm có khả năng THÖ VIEÄN ÑIEÄN TÖÛ TRÖÏC TUYEÁN mở rộng và thích ứng với các sản phẩm của các hãng khác, tức là công nghệ sản phẩm là tương đương (có cùng thông số kĩ thuật, cách lắp đặt, sử dụng...). Trong kỹ thuật, tính đồng bộ được đánh giá cao, tuy nhiên do điều kiện hạn chế về ngân sách của khách hàng nên Công ty nên lựa chọn một bộ phận riêng lẻ của hãng khác có giá rẻ hơn. Do vậy, khả năng tương thích của các thiết bị được đặc biệt coi trọng. Hơn nữa, để thu hút được nhiều hợp đồng ủy thác nhập khẩu của các công ty thương mại trong nước, Công ty nên điều tra, tìm hiểu kỹ giá cả sản phẩm, so sánh giá cả của các sản phẩm cùng loại để đưa ra giá nhập khẩu cạnh tranh nhất. 2. Giải pháp hoạt động xuất khẩu 1.1. Giải pháp về quy trình xuất khẩu Để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu, Matexim cần chú trọng hoàn thiện tất cả các khâu trong quy trình xuất khẩu, từ công tác thu gom, tạo nguồn hàng xuất khẩu, cho đến chào hàng và đàm phán, kí kết hợp đồng. Trước tiên, Công ty cần hoàn thiện công tác thu gom, tạo nguồn hàng xuất khẩu. Hiệu quả của công tác thu mua tạo nguồn hàng sẽ ảnh hưởng trưc tiếp tới khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng về số lượng, chất lượng và chủng loại hàng hóa, ảnh hưởng đến uy tín cũng như khả năng cạnh tranh, khả năng mở rộng thị trường của Công ty. Công ty cần áp dụng thêm nhiều hình thức thu mua do hiện nay Công ty chỉ áp dụng 2 hình thức: mua đứt bán đoạn và xuất khẩu ủy thác. Việc áp dụng thêm nhiều hình thức thu mua sẽ rất có lợi cho Công ty, có như vậy Công ty mới có thể giữ được các đơn vị chân hàng. Thứ hai, công tác chào hàng cần được hoàn thiện cho chuyên nghiệp hơn. Nhìn chung, chào hàng hiện nay của Công ty còn chưa đem lại hiệu quả cao, số lượng hợp đồng được kí kết so với số đơn chào hàng còn rất ít. Đó là do các cán bộ nghiệp vụ chưa được đào tạo một cách chính quy, bài bản về các nghiệp vụ có liên quan đến công tác chào hàng. Trong thời gian tới, Công ty cần chú trọng đến việc THÖ VIEÄN ÑIEÄN TÖÛ TRÖÏC TUYEÁN đào tạo độ ngũ đại diện thương mại, cung cấp các điều kiện cần thiết cho đội ngũ này để họ có thể giao dịch với bạn hàng một cách thuận lợi hơn. 1.2. Giải pháp về nhân sự Để thúc đẩy hoạt động xuất khẩu ngày càng thu được hiệu quả cao, Công ty phải có một đội ngũ kinh doanh giỏi, bởi con người là yếu tố quan trọng quyết định sự thành công hay thất bại của hoạt động kinh doanh. Yêu cầu đối với cán bộ nhân viên là phải giỏi nghiệp vụ ngoại thương, có đầu óc tư duy tốt, linh hoạt và phải thông thạo ít nhất một ngoạt ngữ, đọc thông viết thạo nội dung của thư chào hàng hay hợp đồng. Trong những năm tới, dự đoán quy mô hoạt động xuất khẩu của Công ty sẽ tăng lên, do đó nâng cao trình độ của cán bộ, công nhân viên trở thành một yêu cầu khách quan cần được ưu tiên thực hiện ngay từ bây giờ. Do vậy công ty cần: - Tổ chức các cuộc hội thảo khoa học có sự tham gia của nhiều cán bộ, công nhân viên trong Công ty với các chuyên gia về lĩnh vực ngoại thương hay các lĩnh vực có liên quan. - Tạo điều kiện cho cán bộ, công nhân viên đi học tập và nghiên cứu tại các trường đại học, viện nghiên cứu có uy tín trong nước. - Mở các lớp bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ, ngoại ngữ, vi tính cho cán bộ công nhân viên. - Có chế độ khen thưởng kịp thời cho những sáng kiến, giải pháp đem lại hiệu quả cho hoạt động xuất khẩu, cho những cán bộ hoàn thành tốt công tác, đem lại lợi nhuận cho Công ty. 1.3. Giải pháp về thị trường Thị trường là nơi tiêu thụ sản phẩm của Công ty, do vậy đối với một doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu có thị trường rộng lớn như Matexim thì công tác nghiên cứu và mở rộng thị trường là rất quan trọng, góp phần hỗ trợ đắc lực cho hoạt động xuất khẩu của Công ty. Mấy năm trở lại đây, tình hình thị trường của THÖ VIEÄN ÑIEÄN TÖÛ TRÖÏC TUYEÁN Công ty có những tín hiệu khả quan. Tuy nhiên, nhiều thị trường có triển vọng lại chưa được quan tâm khai thác. Thị trường Asean gần như còn bị bỏ ngỏ, các thị trường cao cấp như Hoa Kỳ, các nước EU cũng còn rất xa lạ đối với các sản phẩm của Công ty trong khi các mặt hàng như thủ công mỹ nghệ, đồ gỗ dân dụng của Việt Nam rất được ưa chuộng tại đây. Do vậy, để mở rộng xuất khẩu sang các thị trường khác, Công ty cần phải: - Thiết lập cửa hàng tại các nước, tập trung sản phẩm thành từng luồng với khối lượng lớn để giảm giá thành. Trước mắt, nên tập trung vào thị trường Nga với các mặt hàng như gạo, thực phẩm chế biến. Đây là thị trường nhập khẩu chủ yếu các mặt hàng này và Công ty nên chú ý khai thác hết tiềm năng của nó. Để giảm bớt chi phí, Công ty có thể thuê nhân viên là người Việt đang sinh sống tại quốc gia này và cử cán bộ của Công ty sang quản lý các cửa hàng. Những cửa hàng này cần đặt dưới sự bảo hộ của Bộ Thương mại để các công ty và các nhà sản xuất trong nước an tâm đặt quan hệ đại lý cũng như các hình thức mua bán, kí gửi khác. - Xây dựng mối quan hệ tốt với các cơ quan chuyên ngành có chức năng, các văn phòng đại diện của nước ngoài tại Việt Nam, đại sứ quán của Việt Nam ở nước ngoài và của nước ngoài tại Việt Nam để tìm kiếm khách hàng. áp dụng các hình thức củng cố và tạo các mối quan hệ như gửi thư, điện, thiệp chúc mừng trong các dịp đặc biệt, gửi hàng mẫu là quà biếu, quà tặng. - Cử cán bộ, nhân viên các phòng như phòng Xuất nhập khẩu, phòng Kinh doanh thiết bị trực tiếp ra nước ngoài tìm hiểu, nghiên cứu tình hình thị trường bởi vì họ là những người am hiểu về tình hình xuất nhập khẩu của Công ty cũng như nắm chắc các nghiệp vụ ngoại thương. 1.4. Giải pháp về sản phẩm Để có thể thâm nhập vào bất kỳ thị trường nào cũng cần đảm bảo về số lượng cũng như chất lượng của hàng hóa. Làm thế nào để doanh nghiệp giữ mối quan hệ tốt với các bạn hàng để có một lượng hàng phong phú, dồi dào, có chất lượng và THÖ VIEÄN ÑIEÄN TÖÛ TRÖÏC TUYEÁN có sức cạnh tranh là một vấn đề không hề đơn giản. Đối với mặt hàng xuất khẩu, để đảm bảo uy tín và giữ được khách hàng lâu dài, Công ty cần tìm hiểu xem mặt hàng đó có chất lượng tốt hay không. Không chỉ có vậy, các cơ sở sản xuất mà Công ty đặt quan hệ làm ăn phải có nguồn nguyên liệu ổn định, giá thành thấp. Đây là vấn đề cần thiết, nếu không Công ty sẽ mất cơ hội tìm kiếm được hợp đồng lớn. Ngoài việc giữ vững và không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, Công ty cần phải tìm kiếm các nguồn hàng có tính năng sử dụng cao, mẫu mã đẹp, luôn thay đổi để thỏa mãn nhu cầu ngày càng khắt khe của thị trường. KẾT LUẬN Chính sách kinh tế đối ngoại của Việt Nam trong nền kinh tế thị trường là đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ kinh tế với mọi tổ chức kinh tế trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền bình đẳng và cung có lợi, củng cố và tăng cường sự hợp tác ở các thị trường quen thuộc và các nước bạn hàng truyền thống, tích cực mở rộng, tiếp thị vào các thị trường khác và phát triển các quan hệ mới. Đây là thời cơ cho các doanh nghiệp có định hướng phát triển phù hợp, đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Với các thành quả của chính sách đổi mới và mở cửa của Nhà nước, Công ty Cổ phần Vật tư và thiết bị toàn bộ đã và đang thực sự là một bộ phận quan trọng trong nền kinh tế quốc dân đồng thời là một công cụ đắc lực để thực hiện chính sách đổi mới đó. Trên cơ sở những thành tựu đã đạt được trong những năm qua, nắm bắt và nhận thức được những cơ hội mới đồng thời thấy được những khó khăn, thử thách trên con đường phát triển của mình, Công ty Matexim sẽ cố gắng hơn nữa trong hoạt động xuất nhập khẩu để góp phần mình vào công cuộc đổi mới đất nước. THÖ VIEÄN ÑIEÄN TÖÛ TRÖÏC TUYEÁN Chắc chắn Matexim sẽ vượt qua chặng đường khó khăn trước mắt để đưa các ngành hàng xuất nhập khẩu từng bước đi vững chắc hơn, nhanh chóng hơn trong tương lai phát triển của đất nước. THÖ VIEÄN ÑIEÄN TÖÛ TRÖÏC TUYEÁN TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Báo cáo tổng kết các năm 2003, 2004, 2005, 2006 của Công ty Matexim. 2. 3. Giáo trình: Kinh tế ngoại thương – Trường ĐH Ngoại Thương Hà Nội. 4. Giáo trình: Giao dịch thương mại quốc tế - Trường ĐH Ngoại Thương Hà Nội. 5. Thu hoạch thực tập tốt nghiệp của Trần Hoàng Quyên – Lớp Trung 1 – K38E – KTNT. THÖ VIEÄN ÑIEÄN TÖÛ TRÖÏC TUYEÁN

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdoko.vnThuctrangvagiaiphapdayma.pdf
Tài liệu liên quan