Thực trạng và giải pháp hoàn thiện cơ chế pháp lý xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ và phát triển rừng ở nước ta hiện nay

Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng về pháp luật, xử lý vi phạm pháp luật trong cơ chế pháp lý xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng chúng ta có thể nhận thấy tình hình vi phạm pháp luật trong lĩnh vực này diễn ra ngày càng nghiêm trọng với quy mô ngày càng lớn, công cụ phương tiện vi phạm ngày càng tình vi hơn. Vì vậy để cơ chế pháp lý về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ và phát triển rừng thực sự đạt hiệu quả thì một mặt cần phải có các quy phạm pháp luật chặt chẽ, đồng bộ, bên cạnh đó cần phải đổi mới hơn nữa các cơ quan có thẩm quyền chuyên môn trong lĩnh vực này, đặc biệt là cơ quan Kiểm lâm và Ủy ban nhân dân cấp xã. Bởi vì đây sẽ là hai cơ quan có chức năng, có nhiệm vụ chuyên trách trong công tác xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng. Ngoài ra việc thực hiện tốt cơ chế phối hợp để xử lý vi phạm, tranh thủ sự ủng hộ của cộng đồng dân cư, của các tổ chức xã hội đóng trên địa bàn cũng là một trong những hoạt động hết sức có ý nghĩa để thực hiện có hiệu quả cơ chế pháp lý về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ và phát triển rừng

pdf7 trang | Chia sẻ: huongthu9 | Lượt xem: 739 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực trạng và giải pháp hoàn thiện cơ chế pháp lý xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ và phát triển rừng ở nước ta hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kinh tế & Chính sách 184 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 4 - 2018 THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CƠ CHẾ PHÁP LÝ XỬ LÝ VI PHẠM PHÁP LUẬT TRONG LĨNH VỰC BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG Ở NƯỚC TA HIỆN NAY Nguyễn Thị Tiến Trường Đại học Lâm nghiệp TÓM TẮT Nghiên cứu thực trạng và giải pháp hoàn thiện cơ chế pháp lý về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ và phát triển rừng là hết sức cần thiết và có ý nghĩa vô cùng quan trọng cả về lý luận và thực tiễn. Vì trong giai đoạn hiện nay tình trạng mất rừng diễn ra ở hầu khắp các tỉnh thành trên phạm vi cả nước. Nguyên nhân mất rừng có cả nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan. Các nguyên nhân chủ quan bao gồm: cơ chế, chính sách, thực trạng đội ngũ cán bộ làm công tác xử lý vi phạm Trong đó, cơ chế pháp lý bao gồm từ bộ máy, quy định của pháp luật, thực trạng về sự phối hợp trong xử lý có ý nghĩa hết sức quan trọng. Vì vậy, việc đánh giá thực trạng để đề xuất các giải pháp hoàn thiện cơ chế pháp lý về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ và phát triển rừng ở nước ta hiện nay là hết sức cần thiết. Từ khóa: Bảo vệ và phát triển rừng, cơ chế pháp lý, xử lý vi phạm pháp luật. I. ĐẶT VẤN ĐỀ Thực tế cho thấy, vấn đề xử lí vi phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng ở nước ta hiện nay không hiệu quả, không đảm bảo được tính nghiêm minh của pháp luật. Nhiều hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng không được xử lí trên thực tế, bị “bỏ lọt”. Cùng với đó, mục đích phòng ngừa và đấu tranh nhằm hạn chế vi phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng không đạt được như mong muốn. Thực tế đó đã và đang ảnh hưởng tiêu cực đối với hiệu quả và chất lượng của pháp luật cũng như ngành lâm nghiệp trong đời sống xã hội hiện nay. Trong đó, tổng số vụ vi phạm pháp luật giai đoạn 2011 - 2015 là 136,325 vụ, bình quân 27,265 vụ/năm; giai đoạn 2016 - 2018 là 37,995 vụ với bình quân là 18,998 vụ/năm.1 Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng nêu trên như: Pháp luật về xử lí vi phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng còn thiếu chế tài hoặc chế tài chưa đủ mạnh; Cơ chế xử lí vi phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng chưa chặt chẽ và chưa đáp ứng được yêu cầu trong thực tiễn; Hệ thống văn bản qui phạm pháp luật về xử lí vi phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng chưa hoàn thiện, đồng bộ. Vì vậy việc đánh giá thực trạng và đề xuất phương hướng giải pháp nhằm hoàn thiện cơ 1 Số liệu thống kê, Tổng cục Lâm nghiệp 2018. chế pháp lý về xử lý vi phạm pháp luật ở nước ta hiện nay là vấn đề cần nghiên cứu. II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Nội dung nghiên cứu - Đánh giá thực trạng cơ chế pháp lý về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ và phát triển rừng; những hạn chế, khó khăn trong việc áp dụng cơ chế pháp lý về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ và phát triển rừng. - Đề xuất được một số phương hướng và giải pháp có tính khả thi nhằm hoàn thiện và áp dụng pháp luật trong cơ chế pháp lý về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ và phát triển rừng. 2.2. Phương pháp nghiên cứu - Sử dụng phương pháp thống kê, phương pháp phân tích và tổng hợp để đưa ra đánh giá về thực trạng cơ chế pháp lý về xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng. - Phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp luật học so sánh, phương pháp hệ thống để phân tích kinh nghiệm của các nước và gợi mở cho Việt Nam trong việc hoàn thiện cơ chế pháp lý về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ và phát triển rừng ở Việt Nam. - Phương pháp phân tích luật học, phương pháp thống kê trên cơ sở khảo sát thực tiễn để phân tích và đánh giá những thực trạng cơ chế pháp lý về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh Kinh tế & Chính sách TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 4 - 2018 185 vực bảo vệ và phát triển rừng ở Việt Nam. Đồng thời, sử dụng phương pháp hệ thống để chỉ ra những mặt hạn chế, bất cập của cơ chế pháp lý này. III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN Cơ chế pháp lý về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ và phát triển rừng là sự ràng buộc có tính hệ thống được tổ chức thực hiện trên cơ sở các nguyên tắc, các quy định của pháp luật và được tổ chức, đảm bảo cũng như thực hiện bởi các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong quá trình truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với các vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ và phát triển rừng. Cơ chế pháp lý về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ và phát triển rừng có đối tượng tác động là các quan hệ xã hội phát sinh khi các cá nhân tổ chức có hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ và phát triển rừng. Cơ chế pháp lý về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ và phát triển rừng có sự tham gia, phối hợp của nhiều loại chủ thể với vai trò khác nhau. Cơ chế pháp lý về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ và phát triển rừng có nội dung là đảm bảo tính hiện thực, hữu hiệu của chế độ trách nhiệm pháp lý. 3.1. Thực trạng cơ chế pháp lý về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ và phát triển rừng 3.1.1. Thực trạng pháp luật về xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng Thực trạng pháp luật trong công tác xử lý vi phạm pháp luật bảo vệ rừng là cơ sở pháp lý cho công tác xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ rừng thì tuỳ theo hành vi vi phạm, tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội quy định trong pháp luật bảo vệ rừng, chúng ta có thể phân thành 2 loại chủ yếu là: vi phạm pháp luật hình sự (tội phạm) và vi phạm pháp luật hành chính, dẫn tới hai loại trách nhiệm pháp lý cơ bản là trách nhiệm hành chính và trách nhiệm hình sự. Việc xử lý vi phạm hành chính chủ yếu là cơ quan kiểm lâm và UBND các cấp, cùng các cơ quan có thẩm quyền liên ngành. Theo quy định tại Bộ luật hình sự 2015, Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 và Nghị định của Chính phủ về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý bảo vệ rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản khi tổ chức cá nhân phát hiện hành vi vi phạm hành chính phải chuyển giao cho cơ quan cấp có thẩm quyền quyết định xử lý. Việc áp dụng pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý bảo vệ rừng và quản lý lâm sản cơ bản do kiểm lâm các cấp thực hiện, còn Uỷ ban nhân dân các cấp chỉ giải quyết chủ yếu ở giai đoạn cuối cùng của quá trình áp dụng luật, ký quyết định xử phạt trên cơ sở tham mưu đề nghị của cơ quan kiểm lâm. Thẩm quyền xử lý hình sự là quyền hạn và nhiệm vụ của kiểm lâm và cơ quan điều tra theo quy định của pháp luật hiện hành. Theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự trong giai đoạn điều tra của quá trình tố tụng hình sự đối với các tội xâm phạm trật tự bảo vệ rừng, có hai hệ thống cơ quan thực hiện là kiểm lâm và cơ quan điều tra. Tuy nhiên kiểm lâm chỉ có thẩm quyền thực hiện một số hoạt động điều tra hình sự đối với các tội nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng hoặc tội phạm ít nghiêm trọng nhưng có tình tiết phức tạp cơ quan kiểm lâm quyết định khởi tố vụ án, điều tra ban đầu và chuyển hồ sơ cho cơ quan điều tra có thẩm quyền. Pháp luật trong cơ chế pháp lý về xử lý vi phạm pháp luật đối với lĩnh vực bảo vệ rừng hiện hành đã quy định tương đối cụ thể để xử lý vi phạm hành chính và vi phạm hình sự. Pháp luật trong cơ chế pháp lý về xử lý vi phạm pháp luật có vai trò quan trọng trong việc quy định thẩm quyền của các cơ quan nhà nước trong việc xử lý vi phạm pháp luật, trong đó thẩm quyền chủ yếu thuộc về hệ thống cơ quan Kiểm lâm. Trong nhiều năm qua, quá trình thực hiện quyền hạn và nhiệm vụ của các cơ quan nhà nước đã góp phần kìm chế và ngăn chặn sự gia tăng các hành vi vi phạm, việc áp dụng pháp luật của các cơ quan nhà nước ngày càng nghiêm minh, đúng pháp luật và khách quan hơn. 3.1.2. Thực trạng vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ và phát triển rừng Kinh tế & Chính sách 186 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 4 - 2018 Theo báo cáo của Cục Kiểm lâm, từ đầu năm đến nay trong cả nước đã xảy ra hơn 26.000 vụ vi phạm lâm luật, giảm 5.300 vụ so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, tại một số tỉnh có số vụ vi phạm tăng, như tỉnh Thái Nguyên (1.296 vụ), Tuyên Quang (1.200 vụ), Thanh Hoá (1.070 vụ), Quảng Nam (1.223 vụ)... Các hành vi vi phạm chủ yếu là: Phá rừng trái phép; khai thác, mua bán và vận chuyển lâm sản trái pháp luật; vi phạm các quy định về phòng cháy, chữa cháy rừng; vi phạm quy định về quản lý động vật hoang dã... Đặc biệt là có gần 3.000 vụ phá rừng gây thiệt hại hơn 1.500 ha rừng, bao gồm có 60 ha rừng đặc dụng, 380 ha rừng phòng hộ và hơn 1.000 ha rừng sản xuất. Đã có 21.500 vụ vi phạm về quản lý bảo vệ rừng (QLBVR) trong 9 tháng đầu năm 2010 bị xử phạt vi phạm hành chính, trong đó khởi tố hình sự có 300 vụ với 117 bị can; Tuy nhiên số vụ án đưa ra xét xử vẫn còn ở mức thấp, chiếm khoảng 10%. 3.1.3. Thực trạng tổ chức bộ máy Các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền chung: Hệ thống này có trách nhiệm liên quan trong xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ và phát triển rừng (BV&PTR). Tuy nhiên chính quyền một số địa phương chưa chỉ đạo thực hiện đầy đủ trách nhiệm quản lý Nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp theo quy định của pháp luật; ban hành nhiều văn bản, nhưng chưa kiên quyết chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc thực hiện, thiếu quyết liệt trong tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ rừng theo quy định của pháp luật (chủ yếu các địa phương giao cho kiểm lâm và chủ rừng). Một số địa phương do lợi ích cục bộ, chính quyền cơ sở đã làm ngơ, thậm chí có biểu hiện tiếp tay cho các hành vi phá rừng, khai thác, tiêu thụ lâm sản, sang nhượng đất lâm nghiệp trái pháp luật. Việc xử lý vi phạm chưa nghiêm minh, đặc biệt là đối với những cán bộ thiếu trách nhiệm, tiếp tay cho lâm tặc. Cơ quan quản lý đất đai chưa thực sự "vào cuộc" để ngăn chặn, xử lý vi phạm pháp luật về đất lâm nghiệp. Xử lý đối với người có hành vi vi phạm pháp luật, chủ rừng, người có trách nhiệm quản lý không kịp thời, thiếu nghiêm túc. Bên cạnh đó, tại các xã có rừng đều có bố trí một cán bộ lâm nghiệp xã. Vị trí, vai trò và nhiệm vụ của cán bộ lâm nghiệp xã đã được xác định một cách cụ thể, nhưng trên thực tế, ở một số địa phương, hiệu quả công việc của cán bộ lâm nghiệp xã chưa được phát huy, thậm chí trong bộ máy chính quyền có người không biết cán bộ lâm nghiệp xã là ai? Nhiệm vụ của họ là gì? Thực tế hiện nay cán bộ lâm nghiệp xã còn bất cập thể hiện ở một số điểm sau: Hầu hết cán bộ lâm nghiệp xã chưa được trang bị kiến thức về lĩnh vực luật và hành chính lâm nghiệp, kỹ năng tuyên truyền vận động quần chúng nhân dân thực hiện Luật Bảo vệ và Phát triển rừng. Hoạt động lâm nghiệp ở địa phương hầu như trông chờ vào kế hoạch do kiểm lâm địa bàn đề ra, cán bộ lâm nghiệp xã ít khi chủ động xây dựng kế hoạch hoặc tham mưu cho lãnh đạo địa phương điều hành công tác bảo vệ rừng. Tất cả các vụ việc như đi tuần tra, kiểm tra lập biên bản các vụ vi phạm, tổ chức các buổi tuyên truyền... thì sự có mặt của cán bộ lâm nghiệp xã được xem như là sự có mặt và đại diện chính quyền địa phương chứ ít người suy nghĩ sự có mặt của cán bộ lâm nghiệp xã sẽ đóng vai trò gì, tham mưu như thế nào cho lãnh đạo địa phương để có kế hoạch hạn chế các vụ vi phạm hoặc định hướng phát triển lâm nghiệp trên địa bàn một cách ổn định, lâu dài. Hiện nay, ở cấp xã, chức danh lâm nghiệp được cơ cấu trong hệ thống các ban, ngành ở chính quyền địa phương thông qua Ban Lâm nghiệp (ban này thường do chủ tịch hoặc phó chủ tịch xã làm trưởng ban, cán bộ lâm nghiệp xã làm phó ban trực). Tuy nhiên, do điều kiện ở một số địa phương, định suất chi trả cho hoạt động cán bộ lâm nghiệp xã chưa được quan tâm đúng mức (chưa bằng lương tối thiểu) nên thường bố trí cho cán bộ lâm nghiệp xã kiêm nhiệm nhiều việc để tăng thu nhập, với tính chất công việc như vậy chất lượng hoạt động của cán bộ lâm nghiệp thường không đảm bảo. Việc chọn, bố trí cán bộ lâm nghiệp xã ở các địa phương cũng gặp nhiều bất cập. Thường gặp nhất đó là chọn, bố trí cán bộ lâm nghiệp Kinh tế & Chính sách TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 4 - 2018 187 xã theo cảm tính, người quen trong gia đình. Đây là khó khăn, làm giảm hiệu quả hoạt động của cán bộ lâm nghiệp xã; bởi một cán bộ lâm nghiệp xã khi được tuyển chọn hầu như không am hiểu về luật và hành chính lâm nghiệp, kỹ năng tuyên truyền vận động quần chúng nhân dân thực hiện Luật bảo vệ và phát triển rừng... nhưng qua làm việc và sự hướng dẫn nghiệp vụ của kiểm lâm địa bàn, thì kiến thức về lâm nghiệp của cán bộ lâm nghiệp xã được nâng lên, thời gian cùng công tác chưa lâu thì được chuyển sang làm công tác khác. Ở một số địa phương chưa có sự quan tâm đến cơ sở vật chất và các dụng cụ khác để cán bộ lâm nghiệp xã thực hiện nhiệm vụ. Như vậy việc xác định rõ trách nhiệm của các cấp chính quyền trong lĩnh vực lâm nghiệp đặc biệt là trong hoạt động xử lý vi phạm pháp luật về BVR là một việc làm hết sức quan trọng. Hệ thống các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền chuyên môn trong lĩnh vực bảo vệ và phát triển rừng là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT). Bộ NN&PTNT là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về nông nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp, thủy lợi và phát triển nông thôn trong phạm vi cả nước; Trong công tác quản lý về rừng, Bộ NN&PTNT tổ chức và phân công trách nhiệm cho Tổng cục Lâm nghiệp và Cục Kiểm lâm, trong đó Cục Kiểm lâm là cơ quan chuyên ngành trực thuộc Bộ NN&PTNT thực hiện chức năng quản lý nhà nước chuyên ngành về bảo vệ tài nguyên rừng, thừa hành pháp luật về quản lý, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản trên phạm vi toàn quốc. Do đó, hệ thống các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền chuyên môn về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ và phát triển rừng bao gồm: Ủy ban nhân dân các cấp, Kiểm lâm các cấp. 3.1.4. Thực trạng về sự phân công phối hợp để thực hiện cơ chế pháp lý về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ và phát triển rừng Để thực hiện cơ chế pháp lý về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ và phát triển rừng thì việc phân công, phối hợp trong thực hiện các nhiệm vụ có liên quan là hết sức cần thiết. Hiện nay, việc phân công, phối hợp để thực hiện công tác xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng còn một số bất cập sau: Sự phân công về các hoạt động giữa các cơ quan thanh tra với cơ quan công an thiếu đồng bộ, chặt chẽ, nhiều trường hợp chuyển giao hồ sơ các vụ vi phạm có dấu hiệu phạm tội giữa các cơ quan thanh tra và cơ quan điều tra thiếu thống nhất, thường quá chậm so với thời hạn so pháp luật quy định, việc xử lý tiếp theo không có sự trao đổi thông tin để quản lý đối tượng. Pháp luật chưa quy định rõ ràng về thẩm quyền kiểm tra lâm sản trong khâu lưu thông và cất giữ gây khó khăn trong việc kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Pháp luật chưa phân biệt rõ ràng giữa các hệ thống thanh tra, kiểm tra; giữa thanh tra nhà nước và thanh tra chuyên ngành nên dẫn tới việc thanh tra, kiểm tra chồng chéo, trùng lặp gây tâm lý không tốt và ảnh hưởng tới hoạt động của các đối tượng bị kiểm tra. Việc quy định về phạm vi, quyền hạn và trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước về lâm nghiệp chưa rõ ràng, cơ chế phối hợp giữa các cơ quan nhà nước có liên quan thiếu chặt chẽ. Việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp còn chậm trễ tạo nên tâm lý chưa yên tâm sản xuất của chủ rừng. Phối hợp giữa các lực lượng Công an, Quân đội, Kiểm lâm ở nhiều địa phương chưa thật sự có hiệu quả, còn mang tính hình thức, nhiều tụ điểm phá rừng trái phép chưa có phương án giải quyết của liên ngành. 3.2. Nguyên nhân làm hạn chế hiệu quả của cơ chế pháp lý về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ và phát triển rừng Có rất nhiều nguyên nhân làm hạn chế hiệu quả của cơ chế pháp lý về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ và phát triển rừng. Trong đó phải kể đến những nguyên nhân mang tính khách quan và chủ quan, đặc biệt là những nguyên nhân thuộc về cơ chế chính sách và ý thức. Bảo vệ rừng không phải là vấn đề hoàn toàn mới, nhưng chúng ta chưa có nhiều kinh Kinh tế & Chính sách 188 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 4 - 2018 nghiệm, tổ chức bộ máy chưa hoàn thiện mà lĩnh vực này mang tính đặc thù riêng. Đa số các địa phương nơi mà đời sống của đồng bào dân tộc ít người gắn liền với rừng lại là những nơi khó khăn về cơ sở vật chất, kỹ thuật, thiếu cán bộ trong quản lý nhà nước, nhất là các địa phương miền núi, vùng sâu, vùng xa Hệ thống pháp luật của nước ta đang trong quá trình hoàn thiện có nhiều sửa đổi, bổ sung, số lượng văn bản rất nhỏ, điều chỉnh ở nhiều lĩnh vực khác nhau; một số quy định không phù hợp vói thực tiễn; việc tổng kết rút kinh nghiệm chưa được quan tâm đúng mức, ý thức tôn trọng pháp luật và phối hợp giữa các cơ quan và nhân dân chưa cao trong lĩnh vực bảo vệ rừng. Áp lực về dân số ở các vùng có rừng tăng nhanh do tăng cơ học, di cư tự do từ nơi khác, đòi hỏi cao về đất ở và đất canh tác, những đối tượng này chủ yếu là những hộ nghèo, đời sống gặp nhiều khó khăn, sinh kế chủ yếu dựa vào khai thác tài nguyên rừng. Nhận thức về bảo vệ rừng còn hạn chế, do đó vẫn tiếp tục phá rừng kiếm kế sinh nhai, lấy đất canh tác hoặc làm thuê cho bọn đầu nậu, kẻ có tiền để phá rừng hoặc khai thác gỗ, lâm sản trái phép. Do cơ chế thị trường, giá cả một số mặt hàng nông, lâm sản tăng cao, nhu cầu về đất canh tác các mặt hàng này cũng tăng theo, nên đã kích thích người dân phá rừng để lấy đất trồng các loại cây có giá trị cao hoặc buôn bán đất, sang nhượng trái phép. Việc tiếp nhận các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên từ các cơ quan khác nhau về lực lượng kiểm lâm thống nhất quản lý đã tăng thêm một khối lượng công việc làm cho việc bảo vệ càng khó khăn hơn. Giá trị lâm sản các loại, nhất là các loại quý hiếm tăng cao. Đây là nguyên nhân làm cho tình hình phá rừng ở một số địa phương, nhất là các khu rừng giáp ranh các tỉnh vẫn còn xảy ra, có lúc, có nơi khá nghiêm trọng. Tình hình chống người thi hành công vụ vẫn tiếp diễn, gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe cho công chức kiểm lâm trong khi thi hành công vụ. Các văn bản liên quan đến chế độ thâm niên, chế độ thương binh, liệt sỹ... chậm được ban hành nên ảnh hưởng đến đời sống, tinh thần của cán bộ công chức kiểm lâm... Để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội trong tình hình mới, nhiều công trình xây dựng, đường xá và cơ sở hạ tầng khác được xây dựng gây áp lực lớn đối với rừng và đất lâm nghiệp, tạo môi trường thuận lợi cho các hoạt động phá rừng, khai thác và vận chuyển lâm sản trái phép. Nguyên nhân của việc phá rừng giảm chưa đáng kể là do một số địa phương chưa tích cực thực hiện các chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ nên một số vùng trọng điểm phá rừng, buôn bán, vận chuyển lâm sản trái phép có chiều hướng gia tăng. Các ngành, các cấp chính quyền, đặc biệt là cấp xã nhận thức chưa đầy đủ, tổ chức thực hiện thiếu nghiêm túc trách nhiệm quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp. Ở những điểm nóng phá rừng, do lợi ích cục bộ, đã làm ngơ, thậm chí có biểu hiện tiếp tay cho các hành vi phá rừng, khai thác, tiêu thụ lâm sản, sang nhượng đất đai trái phép, nhưng không bị xử lý nghiêm túc. Sau một thời gian thực hiện các biện pháp kiên quyết ngăn chặn tình trạng phá rừng theo chỉ đạo của Thủ tướng, một số nơi có biểu hiện thỏa mãn với thành tích, không duy trì hoạt động thường xuyên, do vậy tình trạng phá rừng và các hành vi vi phạm pháp luật tiếp tục tái xuất hiện. Chủ rừng là các lâm trường quốc doanh, Ban quản lý rừng phòng hộ và rừng đặc dụng không đủ năng lực để quản lý, bảo vệ diện tích rừng được giao. Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật nói chung, pháp luật trong quản lý bảo vệ rừng nói riêng chưa được chú trọng đúng mức và chưa được thực hiện tốt trong cả nước. Cán bộ, công chức ngành kiểm lâm vẫn chưa đủ số lượng, một số bộ phận còn bất cập, không đồng đều về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trong khi đó công tác đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ mặc dù đã được quan tâm, nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu. Quy định của pháp luật về xử lý vi phạm pháp luật ranh giới giữa hành chính và hình sự Kinh tế & Chính sách TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 4 - 2018 189 chưa rõ ràng cho nên nhiều hành vi nguy hiểm cho xã hội đáng lẽ xử lí hình sự nhưng vẫn được vận dụng “lách luật” để xử lý hành chính dẫn đến các chế tài được áp dụng không đủ sức trừng trị, răn đe, giáo dục và phòng ngừa chung. Ngược lại có rất nhiều vụ việc lại bị hình sự hoá các vi phạm hành chính làm mất thời gian trong việc xem xét và xử lý vi phạm. Việc tổ chức điều tra, truy tố, xét xử các loại tội phạm trong lĩnh vực bảo vệ rừng thường chậm, áp dụng các chế tài xử phạt chưa nghiêm minh, có dấu hiệu thiếu minh bạch. Pháp luật chưa quy định cơ chế giám sát việc xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ rừng một cách rõ ràng, cụ thể. Chưa huy động được các lực lượng của xã hội cho bảo vệ rừng. Phối hợp giữa các lực lượng Công an, Quân đội, Kiểm lâm ở nhiều địa phương chưa thật sự có hiệu quả, còn mang tính hình thức, nhiều tụ điểm phá rừng trái phép chưa có phương án giải quyết của liên ngành. Việc xử lý các vi phạm chưa kịp thời, thiếu kiên quyết, còn có những quan điểm khác nhau của các cơ quan chức năng ở một số địa phương. 3.3. Giải pháp hoàn thiện cơ chế pháp lý xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ và phát triển rừng Giải pháp đối với việc hoàn thiện quy định của pháp luật về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ và phát triển rừng: Tiếp tục hoàn thiện về hình thức và tính hệ thống của văn bản quy phạm pháp luật về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ rừng. Tiếp tục sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện nội dung pháp luật về cơ chế pháp lý về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ rừng; Đặc biệt là có quy định rõ ràng hơn về chế độ trách nhiệm pháp lý về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực này vì trên thực tế quy định về chế độ trách nhiệm pháp lý là cơ sở cho hoạt động xử lý vi phạm pháp luật của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Phải rà soát, bổ sung sửa đổi các quy định trong luật BV&PTR và các văn bản hướng dẫn thi hành cụ thể hoá luật cho đầy đủ, cụ thể, trong đó chú trọng tới công tác tổ chức và hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước các Bộ, ngành, Uỷ ban nhân dân các cấp; công tác kiểm lâm; quyền và nghĩa vụ của các tổ chức cá nhân được nhà nước giao đất để trồng rừng và bảo vệ rừng; kinh doanh lâm nghiệp, vấn đề cho thuê rừng, đất lâm nghiệp. Mặt khác cần phải tiến hành rà soát, sửa đổi, bổ sung một số quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành của các ngành luật có liên quan đến pháp luật bảo vệ rừng như: Pháp luật đất đai, Pháp luật về môi trường, Tài nguyên nước, Pháp luật hình sự, các quy định về xử phạt vi phạm hành chính Loại bỏ những quy định không còn phù hợp để đảm bảo sự thống nhất, đồng bộ giữa các văn bản này với Luật BV&PTR. Hoàn thiện các quy định về tổ chức của các cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ rừng. Các văn bản quy phạm pháp luật ban hành kèm theo hướng xây dựng và hoàn thiện bộ máy quản lý nhà nước hiện nay, trước hết và chủ yếu là cải cách hành chính nhà nước, xây dựng một hệ thống cơ quan quản lý thống nhất, thông suốt có hiệu lực và hiệu quả, đủ năng lực thực thi nhiệm vụ. Cần phân định rõ chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực lâm nghiệp. Trên thực tế hiện nay đặc biệt trong lĩnh vực lâm nghiệp còn có rất nhiều điểm chồng chéo về mặt chức năng nhiệm vụ. Về sự phối hợp thực hiện xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ và phát triển rừng: Lực lượng công an cần hỗ trợ và phối hợp thường xuyên với lực lượng kiểm lâm trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng theo một cơ chế thống nhất; tổ chức điều tra nắm chắc các đối tượng phá rừng, kinh doanh buôn bán lâm sản trái phép, đặc biệt phải triển khai các biện pháp kiên quyết trừng trị thích đáng; ngăn chặn triệt để tình trạng chống người thi hành công vụ; phối hợp với các lực lượng có liên quan truy quét bọn phá rừng và kiểm tra, kiểm soát lưu thông lâm sản. Rà soát và xử lý dứt điểm các vụ án hình sự tồn đọng trong lĩnh vực bảo vệ rừng. Kinh tế & Chính sách 190 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 4 - 2018 IV. KẾT LUẬN Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng về pháp luật, xử lý vi phạm pháp luật trong cơ chế pháp lý xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng chúng ta có thể nhận thấy tình hình vi phạm pháp luật trong lĩnh vực này diễn ra ngày càng nghiêm trọng với quy mô ngày càng lớn, công cụ phương tiện vi phạm ngày càng tình vi hơn. Vì vậy để cơ chế pháp lý về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ và phát triển rừng thực sự đạt hiệu quả thì một mặt cần phải có các quy phạm pháp luật chặt chẽ, đồng bộ, bên cạnh đó cần phải đổi mới hơn nữa các cơ quan có thẩm quyền chuyên môn trong lĩnh vực này, đặc biệt là cơ quan Kiểm lâm và Ủy ban nhân dân cấp xã. Bởi vì đây sẽ là hai cơ quan có chức năng, có nhiệm vụ chuyên trách trong công tác xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng. Ngoài ra việc thực hiện tốt cơ chế phối hợp để xử lý vi phạm, tranh thủ sự ủng hộ của cộng đồng dân cư, của các tổ chức xã hội đóng trên địa bàn cũng là một trong những hoạt động hết sức có ý nghĩa để thực hiện có hiệu quả cơ chế pháp lý về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ và phát triển rừng. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Luật hình sự (2017). Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội. 2. Bộ NN&PTNT (2017). Quyết định số 1819 về công bố hiện trạng rừng toàn quốc. 3. Bạch Xuân Hòa (2014). Bảo vệ tài nguyên rừng bằng pháp luật hình sự ở Việt Nam. Luận văn thạc sỹ Luật học. 4. Một số quy định pháp luật về xử phạt hành chính và hình sự trong quản lý và bảo vệ rừng, quản lý lâm sản (2017). Nhà xuất bản Chính trị quốc gia. 5. Tổng cục Lâm nghiệp (2017). Báo cáo tổng kết năm 2017 và phương hướng nhiệm vụ năm 2018. SITUATION AND SOLUTIONS FOR THE SURVEY OF THE LEGAL MECHANISM OF HANDLING VIOLATIONS IN THE FIELD OF FOREST PROTECTION AND DEVELOPMENT IN THE LAST YEAR Nguyen Thi Tien Vietnam National University of Forestry SUMMARY The research on the current status and solutions to improve the legal mechanism for dealing with violations of the law in the field of forest protection and development is very necessary and extremely important both in theory and practice. As in the current period, forest degradation occurs in most provinces and cities nationwide. The causes of deforestation and forest loss are many, including both subjective and objective causes. The subjective causes include: mechanisms, policies and current status of staff involved in the handling of violations... Accordingly, the legal mechanism including from the mechanism, the law, the reality of the coordination in the treatment is very important. Therefore, the assessment of the current situation to propose solutions to perfect the legal mechanism on the handling of violations in the field of forest protection and development in our country today is very necessary. Keywords: Forest protection and development, handling of violations of law, legal mechanism.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfthuc_trang_va_giai_phap_hoan_thien_co_che_phap_ly_xu_ly_vi_p.pdf