I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Thực hiện chỉ thị số 14/2001/CT-TTg ngày 11-06-2001 của Thủ tướng Chính phủ về
việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, thực hiện Nghị quyết số 40/2000/QH của
Quốc Hội, từ năm học 2003 - 2004, giáo viên và học sinh trung học cơ sở (THCS) trên cả
nước đã triển khai dạy học theo chương trình và sách giáo khoa lớp 7 mới.
Thực hiện công văn số 7641/THPT ngày 02/08/2001 của Bộ Giáo dục và Đào tạo
v/v thực hiện chương trình hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp (HĐGDNGLL). Thực hiện
văn bản số 1148 ngày 16 tháng 09 năm 2003 của Sở Giáo dục và Đào tạo An Giang hướng
dẫn việc thực hiện nội dung và chương trình môn hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp - lớp
7 đã trở thành yêu cầu cấp bách và là một trong những giải pháp quan trọng để góp phần
nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo (GD - ĐT). Tuy nhiên, đến nay việc thực hiện nội
dung chương trình (CT)và sách giáo khoa (SGK) mới môn HĐGDNGLL vẫn chưa thực sự
thay đổi mạnh mẽ, căn bản. Theo ý kiến của 74/127 Phó Hiệu trưởng phụ trách
HĐGDNGLL trường THCS tỉnh AG (1) , đến tháng 08/2004 mới chỉ có 28/74 trường THCS
thực hiện đầy đủ CT và SGK đổi mới.
Trong thực tế nhiều khó khăn và nhiều nguyên nhân ảnh hưởng tới chất lượng hoạt
động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở An Giang.
Vì vậy, cần phải nghiên cứu quá trình thực hiện chương trình và sách giáo khoa
HĐGDNGLL lớp 7 mới ở An Giang đang gặp khó khăn gì, nhất là những khó khăn trong
việc đổi mới phương pháp HĐGDNGLL, để từ đó tìm ra các giải pháp cơ bản nhằm nâng
cao chất lượng tổ chức HĐGDNGLL góp phần thực hiện thành công mục tiêu đổi mới
chương trình và sách giáo khoa ở trung học cơ sở.
II. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
Hoạt động GDNGLL theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh An Giang còn
thấp. Một trong những nguyên nhân chủ yếu là do nhận thức và trình độ kỹ năng nghiệp vụ
của giáo viên chủ nhiệm và học sinh còn hạn chế. Nếu như trong công tác bồi dưỡng giáo
viên chủ nhiệm và học sinh trong các lớp ở THCS được tiến hành thường xuyên, hợp lý sẽ
nâng cao chất lượng HĐGDNGLL.
III. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Trong đề tài này chúng tôi sẽ tập trung nghiên cứu các vấn đề chính sau đây:
- Khả năng tiếp cận chương trình và sách giáo khoa mới bộ môn HĐGDNGLL
của giáo viên An Giang.
- Việc đổi mới phương pháp HĐGDNGLL lớp 7 theo hướng phát huy tính tích cực
của học sinh lớp 7 ở An Giang.
(1) Hội nghị BD tập huấn phó Hiệu trưởng phụ trách HĐGDNGLL tháng 08 năm 2004
- trang 1 - Thái Thị Bi Thực Trạng và Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng HĐGDNGLL
- Đề xuất các biện pháp cơ bản trong bồi dưỡng thay sách giáo khoa và bồi dưỡng
thường xuyên.
IV. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Quá trình thực hiện HĐGDNGLL lớp 7 ở trường THCS An Giang.
V. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
1. Khảo sát thực tế
Dự giờ của giáo viên chủ nhiệm lớp 7 tổ chức HĐGDNGLL ở trường THCS An
Giang, đánh giá chính xác thực trạng tổ chức HĐGDNGLL theo chương trình và sách giáo
khoa mới. Từ đó tìm ra đúng nguyên nhân chi phối chất lượng tổ chức HĐGDNGLL.
2. Đề xuất các biện pháp bồi dưỡng giáo viên chủ nhiệm tổ chức HĐGDNGLL ở An Giang.
3. Thiết kế mô hình thử nghiệm trong thay sách giáo khoa tổ chức HĐGDNGLL lớp
7 và bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên chủ nhiệm ở An Giang.
VI. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Nghiên cứu lý thuyết: Tìm hiểu các tài liệu có liên quan đến đề tài, bao gồm
những vấn đề về tổ chức hoạt động giáo dục ngoài lên lớp theo định hướng đổi mới.
2. Điều tra
Dùng hệ thống câu hỏi có sẵn và hướng dẫn đối tượng được điều tra trả lời. Chúng tôi
điều tra trên 04 đối tượng có liên quan đến HĐGDNGLL ở An Giang bao gồm:
2.1. Đối tượng chính: Giáo viên CN lớp 7 trường THCS An Giang. Số lượng 298
người.
2.2. Để có sự đánh giá khách quan từ nhiều phía, từ những đối tượng làm công tác
lãnh đạo, chỉ đạo chúng tôi điều tra Hiệu trưởng (85 người) và phó Hiệu trưởng (74 người)
phụ trách hoạt động GDNGLL trường THCS tỉnh An Giang.
2.3. Để có sự đánh giá vô tư, khách quan từ cấp dưới, chúng tôi tiến hành điều tra
thêm đối tượng thứ 3 là các em học sinh trường THCS An Giang (số lượng 513 học sinh).
- Phiếu hỏi giáo viên chủ nhiệm về tiếp cận chương trình và sách giáo khoa,
nhận thức, thái độ đối với việc đổi mới phương pháp HĐGDNGLL theo hướng phát huy tính
tích cực của học sinh; cơ sở vật chất phục vụ cho việc tổ chức HĐGDNGLL; công tác bồi
dưỡng và tự bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ.
- Phiếu hỏi cán bộ quản lý các trường THCS các vấn đề liên quan đến chỉ đạo
hoạt động GDNGLL lớp 7 và công tác bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ phục vụ cho thay
sách giáo khoa.
- Phiếu tìm hiểu nguyện vọng về HĐGDNGLL lớp 7 đối với học sinh.
3. Phương pháp quan sát
- trang 2 - Thái Thị Bi Thực Trạng và Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng HĐGDNGLL
Dự 41 tiết hoạt động GD NGLL để quan sát tổ chức hoạt động GD NGLL ở
trường THCS, tìm hiểu biểu hiện bên ngoài của công tác tổ chức hoạt động GD NGLL như:
cách tổ chức hoạt động giáo dục, nội dung, hình thức, phương pháp hoạt động GD NGLL có
đảm bảo thực hiện tốt chương trình và SGK mới không. Sau đó, thu thập, phân tích, và tổng
hợp các kết quả trong quá trình quan sát để rút ra kết luận của đề tài.
4. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm
Tìm hiểu kết quả thực hiện hoạt động GD NGLL theo chương trình và sách giáo
khoa đổi mới ở lớp 7 trường THCS tỉnh An Giang.
5. Phương pháp thử nghiệm kiểm chứng
6. Địa bàn khảo sát
Khảo sát 25 trường THCS ở thành thị, miền núi, vùng xa, miền biên giới, vùng cù
lao, đồng bằng, cụ thể ở 7 huyện, thị sau đây:
- Ở miền núi, vùng xa, khó khăn: khảo sát 5 trường THCS ở huyện Tri Tôn và
huyện Thoại Sơn AG.
- Ở vùng biên giới: khảo sát 5 trường THCS ở huyện An Phú AG.
- Ở vùng cù lao: khảo sát 5 trường THCS ở huyện Phú Tân AG.
- Ở đồng bằng: chọn 5 trường THCS ở huyện Chợ Mới và huyện Châu Phú.
- Ở thành thị: chọn 5 trường THCS ở Châu Đốc và TP.Long Xuyên.
VII. QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN
- Tháng 02 năm2004: Đọc tài liệu xác định tên đề tài nghiên cứu khoa học.
- Tháng 03 năm 2004: Đăng ký đề tài nghiên cứu khoa học.
- Tháng 04 năm 2004: Tiếp tục đọc tài liệu, lập đề cương chi tiết, hoàn thành các biểu
mẫu nghiên cứu khoa học.
- Tháng 05, 06, 07, 08: Điều tra, khảo sát thực tế đề tài nghiên cứu khoa học.
- Tháng 09 năm 2004: Thu thập số liệu, viết báo cáo nghiên cứu khoa học.
57 trang |
Chia sẻ: thanhnguyen | Lượt xem: 3665 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp lớp 7 ở một số trường trung học cơ sở theo chương trình và sách giáo khoa mới ở An Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
4,96 15 5,03
3 Sinh hoạt lớp cuối tuần. 85 100,00 82 96,47 3 3,52 298 100,00 292 97,98 6 2,01
4 Thảo luận nội quy và nhiệm vụ năm học 48 56,47 78 91,76 7 8,23 127 42,61 295 98,99 3 1,00
5 Thi tìm hiểu truyền thống của trường. 41 48,89 77 90,58 8 9,41 110 36,91 290 97,31 8 2,68
6 Sinh hoạt văn nghệ theo chủ đề tự chọn 37 43,52 72 84,70 13 15,29 76 25,50 270 90,60 28 9,39
7 Tập các bài hát quy định 43 50,58 74 87,05 11 12,94 68 22,81 282 94,63 16 5,36
8 Trao đổi về phương pháp học tập ở cấp trường THCS 34 40,00 74 87,05 11 12,76 67 22,48 289 96,97 9 3,02
9 Thi văn nghệ giữa các tổ 31 36,47 75 88,23 10 11,76 71 23,82 283 94,96 15 5,03
10 Tổ chức hội vui học tập 32 37,64 77 90,58 8 9,41 71 23,82 288 96,64 10 3,35
11 Giao ước thi đua giữa các tổ, cá nhân 36 42,35 78 91,76 7 8,23 62 20,80 292 97,98 6 2,01
12 Tổ chức kỉ niệm các ngày lễ lớn 65 76,47 79 92,94 6 7,05 183 61,40 296 99,32 2 0,67
13 Thi viết, vẽ theo chủ đề 29 34,11 75 88,23 10 11,76 62 20,80 294 98,65 4 1,34
14 Thi tìm hiểu truyền thống cách mạng của địa phương 37 43,52 81 95,29 4 4,70 64 21,47 280 93,95 18 6,04
15 Thi kể chuyện lịch sử 36 42,35 79 92,94 6 7,05 57 19,12 278 93,28 20 6,71
16 Thi tìm hiểu truyền thống vẻ vang của Đảng, của Đoàn 33 38,82 78 91,76 7 8,23 70 23,48 280 93,95 18 6,04
17 Xây dựng kế hoạch thực hiện “trường xanh, sạch, đẹp” 28 32,94 73 85,88 12 14,11 74 24,82 2,84 95,30 14 4,69
18 Thi tìm hiểu cuộc sống thiếu nhi của các nước 11 12,94 59 69,41 26 30,58 50 16,77 227 76,17 71 23,82
19 Thi tìm hiểu các vấn đề toàn cầu 17 20,00 63 74,11 22 25,88 51 17,11 225 75,50 73 24,49
20 Thi tìm hiểu các di sản văn hoá trong nước và trên thế
giới
17 20,00 60 70,58 25 29,41 47 15,77 253 84,89 45 15,10
21 Thi tìm hiểu theo chủ đề “Bác Hồ với thiếu nhi” 23 27,05 69 81,17 16 18,82 45 15,10 283 94,96 15 5,03
22 Trao đổi về nội dung 5 điều Bác Hồ dạy 47 55,29 79 91,76 7 8,23 68 22,81 295 98,99 3 1,00
23 Tổ chức các hình thức hoạt động vui chơi giải trí 47 55,29 79 92,94 6 7,05 86 28,85 292 97,98 6 2,01
24 Hoạt động thể dục , thể thao 46 54,11 83 97,64 2 2,35 91 30,53 292 97,98 6 2,01
25 Hoạt động lao động công ích 48 56,47 79 92,94 6 7,05 88 29,53 266 89,26 32 10,73
26 Hoạt động theo hứng thú của học sinh (tham gia các
câu lạc bộ, các trung tâm văn hoá)
23 27,05 67 78,82 18 21,17 71 23,82 263 88,25 35 11,74
- trang 33 -
Thái Thị Bi Thực Trạng và Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng HĐGDNGLL…
Nhận xét:
Kết quả khảo sát bảng 8 ở trên, theo đánh giá của Hiệu trưởng và giáo viên
CN: sinh hoạt theo chủ đề, sinh hoạt dưới cờ toàn trường, sinh hoạt lớp. Hiệu trưởng và giáo
viên CN đánh giá có thực hiện 100%. Nhưng thực hiện các hoạt động cụ thể còn hạn chế,
chưa được tốt như:
- Thảo luận nội quy, nhiệm vụ năm học. Hiệu trưởng đánh giá 56,47%, giáo
viên CN đánh giá 42,61%.
- Thi tìm hiểu truyền thống nhà trường, Hiệu trưởng đánh giá có thực hiện
48,89%, giáo viên CN đánh giá có thực hiện 36,91%.
- Sinh hoạt văn nghệ theo chủ đề tự chọn và tập các bài hát quy định. Hiệu
trưởng đánh giá trên 40%, giáo viên CN đánh giá trên 20%.
- Trao đổi về phương pháp học tập. Hiệu trưởng đánh giá 40% giáo viên CN
đánh giá có thực hiện 22,48%.
- Tổ chức hội vui học tập. Hiệu trưởng đánh giá có thực hiện 37,64%, giáo
viên CN đánh giá 23,82%.
- Tổ chức giao ước thi đua giữa các tổ, cá nhân. Hiệu trưởng đánh giá có thực
hiện 42,35%, giáo viên CN đánh giá 20,80%.
- Tổ chức các ngày lễ lớn. Hiệu trưởng đánh giá có thực hiện 76,47%, giáo
viên CN đánh giá 61,40%.
Ngoài ra lớp 7 trường THCS còn thực hiện các nội dung hình thức khác như: Thi
viết, vẽ theo chủ đề, thi tìm hiểu truyền thống cách mạng của địa phương, thi kể chuyện
lịch sử, thi tìm hiểu truyền thống vẻ vang của Đảng, của Đoàn, xây dựng kế hoạch trường
xanh, sạch đẹp; thi tìm hiểu cuộc sống thiếu nhi các nước, tìm hiểu các vấn đề toàn cầu, di
sản văn hoá trong nước và trên thế giới, thi tìm hiểu theo chủ đề “Bác Hồ với thiếu nhi”, tổ
chức các hoạt động vui chơi giải trí, hoạt động thể dục, thể thao, hoạt động công ích, hoạt
động theo hứng thú của học sinh tham gia các câu lạc bộ, các trung tâm văn hoá đều có
thực hiện nhưng không quá 50% trừ hoạt động thể dục thể thao, hoạt động công ích, hoạt
động vui chơi giải trí trên 50% theo đánh giá của Hiệu trưởng.
Thực hiện thấp nhất là hoạt động tìm hiểu cuộc sống thiếu nhi các nước, tìm
hiểu các vấn đề toàn cầu, tìm hiểu các di sản văn hoá trong nước và thề giới. Hiệu trưởng
và giáo viên CN đánh giá có thực hiện không quá 20%.
Việc thực hiện nội dung, chương trình HĐGDNGLL nêu trên, theo đánh giá của
hiệu trưởng và giáo viên chủ nhiệm là phù hợp với hoàn cảnh xã hội, học sinh An Giang
như: sinh hoạt dưới cờ đầu tuần, sinh hoạt lớp cuối tuần, thảo luận nội quy và nhiệm vụ
năm học, tìm hiểu truyền thống nhà trường, tổ chức hội vui học tập, lễ giao ước thi đua giữa
các tổ, cá nhân, tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn, thi tìm hiểu truyền thống CM của địa
phương, thi kể chuyện lịch sử, thi tìm hiểu truyền thống vẻ vang của Đảng, của Đoàn, trao
đổi năm điều Bác Hồ dạy, tổ chức các hình thức hoạt động vui chơi, giải trí, hoạt động thể
dục, thể thao.
Các nội dung hình thức còn lại như sinh hoạt theo chủ đề tự chọn, tập các bài
hát quy định, trao đổi phương pháp học tập ở cấp trường THCS, thi văn nghệ giữa các tổ, thi
viết, vẽ theo chủ đề, thực hiện kế hoạch trường xanh, sạch, đẹp, tìm hiểu cuộc sống thiếu
nhi các nước, tìm hiểu các vấn đề toàn cầu, tìm hiểu di sản văn hoá trong nước và trên thế
- trang 34 -
Thái Thị Bi Thực Trạng và Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng HĐGDNGLL…
giới, tìm hiểu theo chủ đề Bác Hồ với thiếu nhi, hoạt động theo hứng thú của học sinh
(tham gia các câu lạc bộ, các trung tâm văn hoá) được Hiệu trưởng và giáo viên chủ nhiệm
đánh giá phù hợp trên 70%.
Kết luận – đề xuất:
Thực hiện theo CT và SGK mới môn HĐGDNGLL – Lớp 7 có nội dung, hình thức
hoạt động đa dạng, phong phú, phù hợp với hoàn cảnh xã hội, học sinh ở An Giang. (đánh
giá của Hiệu trưởng và giáo viên chủ nhiệm)
Các trường có thực hiện, nhưng hiệu quả chưa thực sự tốt. Cần được quan tâm,
giúp đỡ để các trường thực hiện tốt hơn nữa.
- trang 35 -
Thái Thị Bi Thực Trạng và Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng HĐGDNGLL…
Bảng 9. Đánh giá nội dung hình thức HĐGDNGLL học sinh lớp 7 có tham
gia hoạt động
Đã tham gia TT Nội dung và hình thức TS
Thường
xuyên
Đôi khi Chưa bao giờ
Số ý
kiến
Tỉ lệ
%
Số ý
kiến
Tỉ lệ
%
Số ý
kiến
Tỉ lệ
%
1 Sinh hoạt theo chủ đề 513 394 76,80 93 18,12 26 5,06
2 Sinh hoạt dưới cờ đầu tuần 513 508 99,02 5 0,97 0 0
3 Sinh hoạt lớp cuối tuần 513 505 98,44 8 1,55 0 0
4 Thảo luận nội quy và nhiệm vụ năm học 513 261 50,87 210 40,93 42 818
5 Thi tìm hiểu truyền thống của trường 513 163 31,77 204 39,76 146 28,46
6 Sinh hoạt văn nghệ theo chủ đề tự chọn 513 250 48,73 206 40,15 57 11,11
7 Tập các bài hát quy định 513 255 49,70 206 40,15 52 10,13
8 Trao đổi về phương pháp học tập ở cấp trường THCS 513 165 32,16 243 47,36 105 20,46
9 Thi văn nghệ giữa các tổ 513 196 38,20 282 54,97 35 6,82
10 Tổ chức hội vui học tập 513 151 29,43 316 61,59 46 8,96
11 Giao ước thi đua giữa các tổ, cá nhân 513 238 46,39 248 48,34 27 5,26
12 Tổ chức kỉ niệm các ngày lễ lớn 513 225 43,85 255 49,70 33 6,43
13 Thi viết, vẽ theo chủ đề 513 244 47,56 212 41,32 57 11,11
14 Thi tìm hiểu truyền thống cách mạng của địa phương 513 180 35,08 238 46,39 95 18,51
15 Thi kể chuyện lịch sử 513 121 23,58 289 56,33 103 20,07
16 Thi tìm hiểu truyền thống vẻ vang của Đảng, của Đoàn 513 178 34,69 279 54,38 56 10,91
17 Xây dựng kế hoạch thực hiện “trường xanh, sạch, đẹp” 513 304 59,25 167 32,55 42 8,18
18 Thi tìm hiểu cuộc sống thiếu nhi của các nước 513 89 17,34 109 21,24 315 61,40
19 Thi tìm hiểu các vấn đề toàn cầu 513 101 19,68 220 42,88 122 23,78
20 Thi tìm hiểu các di sản văn hoá trong nước và trên thế giới 513 164 31,96 118 23,00 231 45,02
21 Thi tìm hiểu theo chủ đề “Bác Hồ với thiếu nhi” 513 289 56,33 162 31,57 62 12,08
22 Trao đổi về nội dung 5 điều Bác Hồ dạy 513 236 46,00 222 43,27 55 10,72
23 Tổ chức các hình thức hoạt động vui chơi giải trí 513 246 47,95 231 45,02 36 7,01
24 Hoạt động thể dục, thể thao 513 246 47,95 230 44,83 37 7,21
25 Hoạt động lao động công ích 513 193 37,62 250 48,73 70 13,64
26 Hoạt động theo hứng thú của học sinh (tham gia các câu lạc
bộ,các trung tâm văn hoá)
513 145 28,26 138 26,90 230 44,83
- trang 36 -
Thái Thị Bi Thực Trạng và Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng HĐGDNGLL…
Nhận xét: theo ý kiến của các em, HĐGDNGLL sinh hoạt theo chủ đề, các em
thường xuyên tham gia chiếm tỉ lệ 76,80%. Chưa bao giờ các em thực hiện chiếm tỉ lệ
5,06%.
- Sinh hoạt dưới cờ toàn trường, hàng tuần các trường THCS đều tổ chức thực
hiện, các em tham gia tốt 99,02%.
- Sinh hoạt lớp cuối tuần, đã đi vào nề nếp, hàng tuần đều có tổ chức, các em
thường xuyên tham dự 98,44%.
- Tổ chức sinh hoạt dưới cờ và sinh hoạt lớp. Ý kiến của các em phù hợp với ý
kiến đánh giá của hiệu trưởng và giáo viên CN lớp.
- Đánh giá của học sinh về việc thảo luận nội quy và nhiệm vụ năm học các em
có tham gia thực hiện chiếm tỉ lệ 50,87; thi tìm hiểu truyền thống nhà trường, các em tham
gia thực hiện chiếm tỉ lệ 31,77%.
- Việc trao đổi về phương pháp học tập đối với các em là rất quan trọng nhưng
thường xuyên thực hiện chỉ có 32,16%.
Ngoài ra các em còn tham gia nhiều nội dung, hình thức hoạt động khác như sinh
hoạt văn nghệ, tập các bài hát quy định, tổ chức hội vui học tập, tham gia kỷ niệm các ngày
lễ lớn, thi viết, vẽ theo chủ đề, thi kể chuyện lịch sử, sinh hoạt truyền thống, tìm hiểu
truyền thống cách mạng của địa phương, truyền thống vẻ vang của Đảng, của Đoàn, học
tập Năm điều Bác Hồ dạy, thực hiện kế hoạch “Trường xanh, sạch, đẹp”, tìm hiểu cuộc
sống thiếu nhi các nước, thi tìm hiểu các vấn đề toàn cầu, hoạt động vui chơi, giải trí, hoạt
động thể dục, thể thao, hoạt động công ích.
Tham gia các câu lạc bộ, các trung tâm văn hoá. Tất cả đều có tổ chức thực hiện ở
lớp 7 trường THCS nhưng còn một số hoạt động thực hiện chưa tốt như tìm hiểu cuộc sống
thiếu nhi các nước, học sinh đánh giá chưa tham gia (61,40%), tìm hiểu văn hoá trong nước
và thế giới (45,02%) tổ chức hoạt động theo hứng thú học sinh, các câu lạc bộ, các trung
tâm văn hoá chưa bao giờ thực hiện chiếm tỉ lệ 44,83%.
Tóm lại:
- Nội dung, hình thức HĐGDNGLL theo CT và SGK lớp 7 mới phong phú, đa
dạng,học sinh có tham gia. Tuy nhiên còn một vài hoạt động chưa tổ chức thực hiện tốt.
Đề xuất:
- Nhà trường, gia đình, xã hội cần quan tâm, giúp đỡ tạo mọi điều kiện cho các
em tham giâ đầy đủ, thực hiện tốt ở tất cả các mặt hoạt động. Qua đó giáo dục hình thành
nhân cách tốt cho các em.
- trang 37 -
Thái Thị Bi Thực Trạng và Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng HĐGDNGLL…
NHẬN XÉT CHUNG
Qua thực tế điều tra tình hình HĐGDNGLL lớp 7 theo CT và SGK mới ở An Giang,
chúng tôi nhận thấy: Sở Giáo dục – Đào tạo An Giang quan tâm bồi dưỡng lực lượng cốt
cán, giáo viên CN lớp 7, trang bị đủ sách giáo khoa cho giáo viên, có văn bản hướng dẫn
chỉ đạo các trường THCS trong tỉnh thực hiện nội dung và chương trình sách giáo khoa đổi
mới, phần lớn giáo viên đáp ứng được yêu cầu giảng dạy theo chương trình, sách giáo khoa
mới; chất lượng và hiệu quả giáo dục có chuyển biến. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện
vẫn còn một số trường THCS chưa thực hiện đầy đủ các chủ điểm giáoa dục theo CT và
SGK đổi mới.
Thực hiện yêu cầu đổi mới, chúng ta cần bồi dưỡng đầy đủ chương trình, sách giáo
khoa đổi mới, nâng cao nhận thức và kỹ năng tổ chức HĐGDNGLL cho giáo viên CN, lực
lượng nòng cốt là hết sức quan trọng và rất cần thiết, vì một số lý do sau:
1. Năng cao nhận thức cho lực lượng cốt cán, giáo viên CN lớp về tầm quan trọng
của việc đổi mới HĐGDNGLL, tránh quan niệm cho rằng HĐGDNGLL là hoạt động phụ,
không quan trọng, chỉ chú ý kế hoạch giảng dạy, học tập các môn văn hoá trên lớp là đủ.
Yêu cầu hiện nay đối với việc bồi dưỡng cho giáo viên CN là phải giúp cho giáo
viên CN có năng lực tổ chức tốt tiết HĐGDNGLL, có khả năng phát huy tính tích cực, tự
giác của học sinh trong HĐGDNGLL, cổ vũ học sinh tìm tòi, năng động, sáng tạo trong hoạt
động.
2. Lý do thứ hai chương trình đổi mới một cách đồng bộ từ nội dung; phương pháp;
chất lượng và đánh giá, tăng cường nội dung thực hành, tính thực tiễn trong sách giáo khoa
mới buộc giáo viên CN phải thay đổi cách tổ chức HĐGDNGLL, nếu không đổi mới tiếp
tục hoạt động theo kiểu truyền thống thì hiệu quả giáo dục thấp, không phát huy được tính
tích cực, tự giác, sáng tạo của học sinh.
3. Thực hiện đổi mới CT và SGK còn có ý nghĩa to lớn,bồi dưỡng tâm lực, trí lực và
thể lực cho các em, rèn luyện học sinh các kỹ năng cơ bản phù hợp đặc điểm lứa tuổi; khép
kín quá trình giáo dục, học sinh được quan tâm chăm sóc giáo dục ở bất kỳ chỗ nào, bất kỳ
thời gian nào.
4.Về vai trò người giáo viên trong việc đánh giá học sinh không chỉ đơn thuần có
tiết học tốt các môn văn hoá trên lớp mà còn phải giúp đỡ học sinh biết cách thực hành,
ứng dụng kiến thức văn hoá trên lớp vào thực tiễn cuộc sống. Thông qua hoạt động thực
tiễn hình thành những nét tính cách tốt cho học sinh.
- trang 38 -
Thái Thị Bi Thực Trạng và Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng HĐGDNGLL…
NGUYÊN NHÂN CỦA THỰC TRẠNG
Bồi dưỡng giáo viên chủ nhiệm HĐGDNGLL theo CT và SGK đổi mới ở An Giang
đã phát huy được tính tích cực, tự giác, sáng tạo của học sinh; rèn luyện các kỹ năng cơ bản
phù hợp với độ tuổi của các em. Bên cạnh những trường thực hiện tốt HĐGDNGLL còn có
những nơi chưa thực hiện đầy đủ các chủ điểm giáo dục trong CT và SGK đổi mới có nhiều
nguyên nhân khác nhau.
Nguyên nhân chủ quan: Bản thân Ban giám hiệu và giáo viên CN chưa tích cực
học tập, tìm hiểu HĐGDNGLL; chưa có nhận thức đầy đủ về mục tiêu, CT và SGK đổi mới
môn HĐGDNGLL, không thấy hết ý nghĩa và tầm quan trọng của bộ môn. Lâu nay chúng
ta chỉ quan tâm kế hoạch giảng dạy trên lớp, chưa quan tâm thoả đáng đến kế hoạch
HĐGDNGLL. Xem nhẹ chương trình, kế hoạch HĐGDNGLL, thực hiện nghiêm túc, đầy đủ
cũng được, thực hiện không đầy đủ, thiếu sót CT và SGK mới môn HĐGDNGLL cũng
chẳng sao.
Đối với những vùng có khó khăn: Miền núi, biên giới, vùng sâu, Ban giám
hiệu và giáo viên CN lớp còn ngán ngại việc huy động học sinh tham gia HĐGDNGLL.
Nguyên nhân khách quan: Ngay từ đầu năm học Ban giám hiệu nhà trường chưa
được quan tâm, bồi dưỡng kịp thời, đúng mức. Nâng cao nhận thức đổi mới HĐGDNGLL.
Mãi đến tháng 08 năm 2004 các Phó Hiệu trưởng phụ trách HĐGDNGLL mới được bồi
dưỡng bộ môn.
- Việc bồi dưỡng giáo viên CN lớp 7 môn HĐGDNGLL chưa đạt 100% (Theo
ý kiến của càc Phó Hiệu trưởng phụ trách giáo dục HĐGDNGLL ở THCS).
- Một số nơi Phòng giáo dục chưa kiểm tra thường xuyên kiểm tra, đôn đốc,
nhắc nhỡ các trường THCS thực hiện đúng tinh thần văn bản chỉ đạo của Sở Giáo Dục –
Đào Tạo An Giang về đổi mới HĐGDNGLL trong năm học.
- Kinh phí HĐGDNGLL hạn hẹp, nhiều giáo viên chủ nhiệm sử dụng tiền túi
cho HĐGDNGLL.
- Đánh giá, tổng kết, biểu dương, khen thưởng chưa kịp thời, đúng mức đối
với cá nhân, đơn vị thực hiện tốt môn HĐGDNGLL.
Tất cả những nguyên nhân trên ít nhiều điều đều có ảnh hưởng trực tiếp đến chất
lượng HĐGDNGLL. Việc tìm ra nguyên nhân là điều cần thiết nhằm giúp cho chất lượng
HĐGDNGLL của năm học mới được tốt hơn.
- trang 39 -
Thái Thị Bi Thực Trạng và Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng HĐGDNGLL…
CHƯƠNG 3
MÔ HÌNH THỬ NGHIỆM HĐGDNGLL – LỚP 7 THEO CHƯƠNG TRÌNH VÀ
SÁCH GIÁO KHOA MỚI
3.1. Địa bàn thử nghiệm
Chúng tôi chọn lớp 7 ở trường THCS An Châu, Châu Thành và lớp 7 trường THCS
Nguyễn Trãi Châu đốc và lớp 7A1 THCS Vĩnh Thạnh Trung Châu Phú.
- Điều kiện cơ sở vật chất, kỹ thuật dành cho hoạt động GDNGLL ở mức độ
trung bình, không nổi trội.
- Mức độ quan tâm của lãnh đạo nhà trường: có trách nhiệm và có tạo điều kiện
HĐGDNGLL.
- Các phong trào khác của địa phương không yếu, cũng không nổi trội.
3.2. Cơ chế chỉ đạo
Thực hiện đúng tinh thần thay sách của Bộ GD - Đào Tạo.
Phối hợp chặt chẽ giữa chính quyền, đoàn thể và phụ huynh học sinh.
Phát huy vai trò chỉ đạo, lãnh đạo và tạo điều kiện của Ban Giám Hiệu nhà trường
đến các giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, Tổng phụ trách Đội, đoàn thể, các lực
lượng giáo dục trong nhà trường đồng thời liên kết chặt chẽ với lực lượng giáo dục ngoài
nhà trường, phụ huynh học sinh trong quá trình hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở các
dạng hoạt động: sinh hoạt dưới cờ, tập trung toàn trường cũng như sinh hoạt trên từng lớp
học.
Điều kiện thực hiện: Nội dung hoạt động và tổ chức thực hiện phần lớn phụ thuộc
vào định hướng của nhà trường, được đưa vào chương trình công tác, kế hoạch đào tạo ngay
từ đầu năm học mới. Phụ trách Đội và giáo viên chủ nhiệm đều nắmđược kế hoạch này, có
thể chủ động về thời gian, điều kiện và phương tiện tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp.
Việc Ban Giám Hiệu nhà trường trực tiếp chỉ đạo các giáo viên chủ nhiệm tổ chức hoạt
động giáo dục ngoài giờ lên lớp trên thực tế là yếu tố có tính chất quyết định.
Giáo viên chủ nhiệm là người thay mặt hiệu trưởng quản lý giáo dục toàn diện học
sinh trong một lớp, tổ chức học sinh hoạt động tự quản nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo
của học sinh.
Trong thử nghiệm, Ban chủ nhiệm đề tài cố gắng làm sáng tỏ vai trò của người giáo
viên chủ nhiệm trên các phương diện sau đây:
1. Đó là vị trí người tham mưu về kế hoạch, thiết kế nội dung, phương thức
hoạt động giáo dục NGLL đối với lớp chủ nhiệm.
2. Giáo viên chủ nhiệm đòi hỏi phải luôn luôn gần gũi, gắn bó với các em,
hiểu được tâm tư nguyện vọng, nhu cầu sở thích của lớp học sinh mình phụ trách.
- trang 40 -
Thái Thị Bi Thực Trạng và Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng HĐGDNGLL…
3. Giáo viên chủ nhiệm là “Chiếc cầu nối” giữa tập thể học sinh với giáo viên
bộ môn trong trường với các lực lượng xã hội khác, nhằm tạo điều kiện cho các em phấn
đấu, rèn luyện, tổ chức các hoạt động giáo dục theo chủ điểm trong năm học.
4. Giáo viên chủ nhiệm phải được bồi dưỡng về công tác giáo dục ngoài giờ
lên lớp, có ý thức tự học để không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ công
tác.
5. Giáo viên CN hiểu tầm quan trọng về việc tham gia tích cực của học sinh.
Trách nhiệm của người lớn và học sinh trong việc thực hiện HĐGDNGLL.
6. Bồi dưỡng giáo viên CN có khả năng, hướng dẫn học sinh có tổ chức các
hoạt động GDNGLL theo hướng phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo của học sinh.
7. Phân tích, đánh giá đúng mức độ tham gia của học sinh trong các hoạt động
cụ thể.
8. Động viên, khuyến khích học sinh đưa ra ý kiến về những vấn đề có liên
quan đến các em, hướng dẫn thực hiện các hoạt động GDNGLL một cách tích cực hơn.
9. Giáo viên biết tôn trọng sự tham gia tích cực của học sinh và khích lệ các
em thực hiện quyền được tham gia của mình.
Với những chức năng nhiệm vụ nêu trên trách nhiệm của người giáo viên chủ nhiệm
hết sức nặng nề. Vì vậy,giáo viên chủ nhiệm cần được nhà trường quan tâm bồi dưỡng đúng
mức về trình độ chuyên môn nghiệp vụ để đảm bảo cho các giáo viên chủ nhiệm lớp thực
hiện tốt với công việc mình đang làm.
3.3. Tiến hành thực nghệm
Sau khi đã xác lập mô hình cơ chế chỉ đạo tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên
lớp. Ban giám hiệu trường THCS Châu Thành và THCS Nguyễn Trãi Châu Đốc quan tâm
bồi dưỡng đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp về nội dung, phương pháp tổ chức hoạt động
giáo dục ngoài giờ lên lớp. Thông qua kế hoạch, chuẩn bị cơ sở vật chất cho HĐGDNGLL.
- Ban giám hiệu nhà trường trang bị cho các giáo viên chủ nhiệm lớp 7 về sách
giáo viên, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các giáo viên tiến hành hoạt động giáo dục
ngoài giờ lên lớp.
- Chuyển hoá vai trò hoạt động từ giáo viên sang học sinh.
- Trong thực hiện giáo viên chủ nhiệm đã phát huy tính tích cực chủ động sáng
tạo của học sinh trong việc thực hiện các chủ điểm giáo dục. Trong hoạt động học sinh giữ
vai trò chủ thể, lập kế hoạch hoạt động, tự điều khiển, tổng kết, đánh giá hoạt động, tự giải
quyết các tình huống nảy sinh dưới với sự giúp đỡ cố vấn của giáo viên chủ nhiệm lớp.
- HĐGDNGLL phối hợp chặt chẽ với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà
trường (Đoàn thể, phụ huynh học sinh…) trong việc tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ
lên lớp.
- Thực hiện tiết chủ nhiệm theo phân phối chương trình của Bộ Giáo dục – Đào
tạo, thảo luận cách thực hiện chương trình trong giáo viên chủ nhiệm lớp 7, nhằm thống
- trang 41 -
Thái Thị Bi Thực Trạng và Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng HĐGDNGLL…
nhất một bước các hình thức hoạt động. Từng bước hướng dẫn học sinh trong tiết sinh hoạt
lớp đi dần vào chủ điểm của tuần trong tháng.
Tổ chức hội thảo giáo viên THCS Nguyễn Trãi Châu Đốc và giáo viên chủ nhiệm
THCS An Châu đều nhấn mạnh sự cần thiết của mô hình cơ chế chỉ đạo tổ chức hoạt động
giáo dục ngoài giờ lên lớp nhằm điều chỉnh, hoàn thiện, tạo điều kiện cho sự phát triển
nhân cách của học sinh, coi trọng sự tiến bộ của học sinh. Động viên, khuyến khích học
sinh tích cực tham gia tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, rèn luyện các kỹ năng
cơ bản của người HS THCS, tránh được áp lực tâm lý nặng nề trong buổi sinh hoạt.
Đề nghị tiếp tục phát huy, thực hiện tiết sinh hoạt mẫu để các trường học tập và
hiện nay chúng tôi đã xây dựng xong 3 tiết hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp mẫu ở 02
trường thể nghiệm và lớp 7A1 trường THCS Vĩnh Thạnh Trung – Châu Phú.
* Cách tiến hành:
* Lớp thực nghiệm: Song song với việc bồi dưỡng giáo viên CN, chúng tôi tiến
hành bồi dưỡng thêm ban cán bộ lớp, lực lượng nòng cốt, học sinh nắm được chương trình
hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
+ Hướng dẫn sử dụng tư liệu tham khảo.
+ Hướng dẫn thực hiện các chủ điểm giáo dục.
Bám sát mục tiêu giáo dục, nội dung chương trình, nội dung hoạt động của từng chủ
điểm để thực hiện theo đúng kế hoạch đào tạo trường THCS đã được Bộ Giáo dục –Đào
tạo ban hành chính thức.
+ Thiết kế chương trình hoạt động GDNGLL – Lớp 7 phù hợp với điều kiện của
trường, của địa phương của đối tượng giáo dục.
+ Bồi dưỡng học sinh nắm vững cấu trúc hoạt động giáo dục.
+ Bồi dưỡng học sinh biết cách tiến hành (quy trình) tổ chức hoạt động.
Trong hoạt động, học sinh giữ vai trò chủ thể, tự điều khiển và tự giải quyết các tình
huống nảy sinh, nhưng phải có sự giúp đỡ của giáo viên. Trong hoạt động giáo viên phải là
người giữ vai trò cố vấn, giúp học sinh xác định mục tiêu, chuẩn bị nội dung, hình thức hoạt
động, cách tổ chức và điều khiển hoạt động. Cuối cùng là tự đánh giá và rút ra bài học kinh
nghiệm, giáo viên phải thật sự tin tưởng và tôn trọng học sinh, tạo ra được mối quan hệ hợp
tác, đồng trách nhiệm giữa giáo viên và học sinh. Điều đó sẽ giúp các em tự tin hơn, mạnh
dạn hơn, sáng tạo hơn, đồng thời khẳng định được vai trò chủ thể hoạt động của mình.
Bám sát mục tiêu giáo dục THCS, đặc biệt là phải rèn luyện cho học sinh tác phong
làm việc và những kỹ năng, kỹ xảo của con người lao động thời kỳ công nghiệp hoá, hiện
đại hoá phù hợp với lứa tuổi.
Những năng lực chủ yếu cần hình thành ở các em là:
+ Khả năng biết hành động, biết làm, biết giải quyết những tình huống mới nảy
sinh trong thực tiễn.
- trang 42 -
Thái Thị Bi Thực Trạng và Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng HĐGDNGLL…
+ Khả năng biết hợp tác với cá nhân, với nhóm và tập thể để đạt mục tiêu chung
của hoạt động.
+ Khả năng tự hoàn thiện, trước hết thể hiện ở kỹ năng tự học, tự rèn luyện, ham
hiểu biết nhằm tự khẳng định bản thân.
Ở lớp thực nghiệm trong hoạt động giáo dục NGLL, giáo viên CN đã áp dụng
phương pháp công tác đúng đắn đối với các em.
Tích cực bồi dưỡng, tập dượt, rèn luyện các em biết cách làm việc. Tôn trọng vào
khả năng hiện có của các em, không bao biện làm thay các em, không dùng mệnh lệnh, uy
quyền của người lớn để áp đặt bắt các em làm theo, giáo viên chủ nhiệm mạnh dạn giao
việc cho các em làm, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong khâu lập
kế hoạch hoạt động, điều khiển hoạt động, đánh giá, tổng kết hoạt động. Bên cạnh sự giúp
đỡ về mặt sư phạm của người lớn, các em thật sự là người chủ trên công việc, tự giác làm
lấy tất cả các khâu trong hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, lập kế hoạch hoạt động, tự
các em điều khiển tiết HĐGDNGLL, tự đánh giá tổng kết hoạt động. Ở đây không có hiện
tượng người lớn can thiệp thô bạo vào công việc của các em, giáo viên chủ nhiệm chỉ là
người tham mưu, cố vấn cho các em làm mà thôi. Học sinh luôn ở tư thế hoạt động tích cực,
chủ động, sáng tạo trong hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
Các em tự chủ, năng động trong hoạt động:
+ Biết hành động, biết giải quyết những tình huống nảy sinh trong thực tiễn.
+ Biết hợp tác với cá nhân, với nhóm để đạt mục tiêu chung của hoạt động.
Hình thành khả năng tự hoàn thiện, trước hết thể hiện ở kỹ năng tự học, tự rèn
luyện, ham hiểu biết nhằm tự khẳng định bản thân. Tích cực tham gia giúp cho em hiểu biết
hơn, nâng cao nhận thức, tích luỹ được kinh nghiệm, giúp người lớn đưa ra những quyết
định đúng đắn nhất để giải quyết những vấn đề xảy ra trong cuộc sống có liên quan tới các
em.
* Lớp đối chứng: Giáo viên chủ nhiệm không tin tưởng các em, không bồi dưỡng,
tập dượt, rèn luyện, học sinh biết cách tổ chức HĐGDNGLL, bao biện làm thay các em từ
khâu chuẩn bị, tiến hành và kết thúc hoạt động.
+ Học sinh luôn ở tư thế bị động.
+ Hoạt động một chiều.
+ Hiệu quả giáo dục thấp.
+ Không phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh.
Người lớn coi thường, xem nhẹ, bỏ qua ý kiến của trẻ em, áp đặt bắt buộc trẻ em
tuân theo suy nghĩ và cách giải quyết của mình. Học sinh thụ động trước những quyết định
của người lớn. Cách đối xử như vậy làm cho các em thiếu tự tin, không dám bộc lộ ý kiến,
hạn chế sự phát triển về mặt tâm lý, xã hội của các em.
Kết quả thực nghiệm:
- trang 43 -
Thái Thị Bi Thực Trạng và Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng HĐGDNGLL…
Lớp đối chứng
Hoạt động truyền thống
Lớp thực nghiệm
Hoạt động tích cực
1. Cung cấp tư liệu, kiến thức sẵn cho học sinh 1. HS tìm tòi tư liệu, chuẩn bị kiến thức hoạt động
2. GV chuẩn bị phương tiện, tổ chức HĐ 2. HS chuẩn bị phương tiện, tổ chức HĐ
3. GV lựa chọn nội dung, hình thức HĐ 3. HS lựa chọn nội dung, hình thức HĐ
4. HS tham gia HĐ theo sự bắt buộc của thầy, cô
giáo.
4. HS tự giác tham gia HĐ
5. Học sinh tiếp nhận kiến thức thụ động, HĐ một
chiều, kiến thức hạn hẹp.
5. Cổ vũ HS tìm tòi, bổ sung kiến thức rút ra kinh
nghiệm từ những HĐ thực tiễn. Nguồn kiến thức
rộng lớn
6. Khả năng ứng dụng, thực hành kém, thiếu tự
tin, thụ động.
6. Khả năng ứng dụng, thực hành tốt, tự tin, năng
động, sáng tạo
- trang 44 -
Thái Thị Bi Thực Trạng và Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng HĐGDNGLL…
KẾT LUẬN và ĐỀ XUẤT
1. Kết luận
Nâng cao chất lượng HĐGDNGLL theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác, sáng
tạo của học sinh, thực hiện nghiêm túc chương trình và sách giáo khoa đổi mới làm cho các
em tự chủ, năng động trong hoạt động, trong cuộc sống; khả năng biết hành động, biết làm,
biết giải quyết những tình huống nảy sinh trong thực tiễn; khả năng biết hợp tác với cá
nhân, với nhóm và tập thể để đạt mục tiêu chung của hoạt động; khả năng tự hoàn thiện,
trước hết thể hiện ở kỹ năng tự học, tự rèn luyện, ham hiểu biết nhằm tự khẳng định bản
thân.
Rèn luyện cho học sinh các kỹ năng cơ bản phù hợp với lứa tuổi học sinh THCS
như: kỹ năng giao tiếp ứng xử có văn hóa, kỹ năng tổ chức quản lý và tham gia các hoạt
động tập thể với tư cách là chủ thể của hoạt động; kỹ năng tự kiểm tra đánh giá kết quả
học tập, rèn luyện, củng cố, phát triển các hành vi, thói quen tốt trong học tập, lao động và
công tác xã hội.
Bồi dưỡng thái độ tự giác tích cực tham gia các hoạt động tập thể và hoạt động xã
hội; hình thành tình cảm chân thành, niềm tin trong sáng với cuộc sống, với quê hương đất
nước, có thái độ đúng đắn với các hiện tượng tự nhiên và xã hội.
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện vẫn còn nhiều khó khăn và nhiều nguyên nhân
ảnh hưởng tới chất lượng HĐGDNGLL. Bên cạnh những trường thực hiện nghiêm túc, đầy
đủ CT và SGK đổi mới vẫn còn một số trường THCS chưa thực hiện đầy đủ CT, nội dung
SGK đổi mới. Khảo sát 74 trường THCS thì có 46 trường chưa thực hiện đầy đủ các chủ
điểm trong chương trình và sách giáo khoa đổi mới. Các cơ quan quản lí giáo dục cần quan
tâm giúp đỡ nhiều hơn nữa.
2. Đề xuất
1. Đề nghị với Bộ Giáo Dục – Đào Tạo
- Tăng cường cơ sở vật chất cho tổ chức HĐGDNGLL.
- Có chương trình giảng dạy môn HĐGDNGLL cho sinh viên trường sư phạm.
2. Đề nghị với Sở Giáo Dục - Đào Tạo và các phòng Giáo Dục tỉnh An Giang
- Trước hết nâng cao nhận thức cho lực lượng cốt cán. giáo viên CN về tầm quan
trọng của việc đổi mới HĐGDNGLL trong giai đoạn hiện nay và phải coi đây là nhiệm vụ
của mỗi giáo viên trong quá trình giảng dạy để nâng cao chất lượng toàn diện cho học sinh.
- Thành lập Hội đồng bộ môn HĐGDNGLL ở THCS, để các trường HĐ có hiệu
quả hơn.
- Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, có kế hoạch giúp đỡ các trường thực hiện đầy
đủ CT và SGK đổi mới.
- RaØ soát lại, bồi dưỡng 100% giáo viên CN lớp 7 môn HĐGDNGLL.
- Tăng cường kinh phí cơ sở vật chất cho các trường hoạt động.
- trang 45 -
Thái Thị Bi Thực Trạng và Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng HĐGDNGLL…
- Có chế độ bồi dưỡng hợp lý cho lực lượng cốt cán, giáo viên CN tham gia
HĐGDNGLL.
- Kịp thời biểu dương, khen thưởng các cá nhân, đơn vị, thực hiện tốt môn
HĐGDNGLL.
3. Đề nghị với BGH trường THCS
- Nâng cao nhận thức giáo viên về đổi mới HĐGDNGLL
- Có kế hoạch thực hiện đầy đủ CT, SGK đổi mới môn HĐGDNGLL.
- Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc các lớp thực hiện kế hoạch HĐGDNGLL.
- Đánh giá, tổng kết, biểu dương, khen thưởng các lớp và giáo viên CN thực hiện
tốt kế hoạch HĐGDNGLL.
4. Đề nghị với GVCN trường THCS
- Hiểu rõ mục tiêu, chương trình, nội dung SGK đổi mới.
- Nắm vững cấu trúc hoạt động HĐGDNGLL.
- Tổ chức HĐGDNGLL theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác, sáng tạo của
các em.
- trang 46 -
Thái Thị Bi Thực Trạng và Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng HĐGDNGLL…
PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN VỀ VIỆC
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP.
Phiếu dành cho: Giáo viên chủ nhiệm lớp 7 trường THCS.
Mong đồng chí vui lòng điền các thông tin dướI đây bằng cách đánh dấu (+) vào cột tương
ứng phù hợp với ý kiến của mình.
Xin cảm ơn!
Bảng 1. Về chương trình và sách giáo khoa.
Mức đánh giá Số
T
T
NỘI DUNG
Tốt T.Bình Yếu
1 Đáp ứng mục tiêu môn học
2 Đáp ứng mục tiêu cấp học
3 Đáp ứng mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục.
4 Đảm bảo tính khoa học
5 Đảm bảo tính kế thừa
6 Đảm bảo tính chính xác
7 Đảm bảo tính vừa sức
8 Sự hợp lý về phân phối thời lượng cho chương mục
9 Sự hợp lý phân phối thời lượng cho tiết thực hành,
luyện tập
10 Phù hợp với thực tiễn Việt Nam
11 Phù hợp với trình độ học sinh
12 Phù hợp với trình độ giáo viên
13 Phù hợp với cơ sở vật chất hiện có
14 Góp phần đổi mới phương pháp dạy học
15 Tăng khả năng thực hành
16 Cấu trúc chương trình – sách giáo khoa
- trang 47 -
Thái Thị Bi Thực Trạng và Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng HĐGDNGLL…
Bảng 2. Về chương trình và nội dung bồi dưỡng
Mức đánh giá SoÁ
TT
Nội dung
Tốt Khá Chấp
nhận được
Phải thay
đổi
1 Chương trình bồi dưỡng
2 NộI dung bồi dưỡng
3 Tài liệu bồi dưỡng
4 GiớI thiệu mục tiêu, nội dung CT –SGK
5 Hướng dẫn thực hiện CT –SGK
6 Hướng dẫn lập kế hoạch hoạt động
7 Tổ chức thảo luận về kế hoạch hoạt động
của học viên
8 Đánh giá các kế hoạch hoạt động
9 Chất lượng hoạt động trên băng hình
10 Tổ chức trao đổi tiết hoạt động trên băng
hình
11 Hướng dẫn sử dụng thiết bị tổ chức hoạt
động
- trang 48 -
Thái Thị Bi Thực Trạng và Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng HĐGDNGLL…
Bảng 3. Đổi mới phương thức hoạt động giáo dục NGLL cho phù hợp với điều kiện
hiện nay, xin anh (chị) cho biết ý kiến về một số vấn đề sau đây
Ý kiến đối với một số quan điểm
Nội dung một số nhận định Đồng ý Không đồng ý Phân vân
1- Trẻ em không thích tổ chức HĐGDNGLL
2- Giáo viên chủ nhiệm không nhiệt tình vớI
công tác HĐGDNGLL
3- Nhà trường thiếu quan tâm
4- Hoạt động nghèo nàn
5- HĐGDNGLL ít tác dụng giáo dục
6- Nội dung ít hấp dẫn.
7-Xã hội ít quan tâm đầu tư
Bảng 4. Muốn đổi mới công tác HĐGDNGLL, theo anh (chị) khâu nào là yếu tố
then chốt (xin phân thành 3 loại mức độ quan trọng 1, 2, 3)
Nội dung 1 2 3
1- Đội ngũ giáo viên CN (Phẩm chất, năng lực, điều kiện).
2- Điều kiện kinh phí tổ chức hoạt động.
3- Tạo dư luận xã hộI quan tâm
4- Đổi mới nộI dung sinh hoạt.
5- Cải tiến phương pháp, hình thức.
6- Phát phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh.
7- Xây dựng cơ chế quản lý, chỉ đạo.
Bảng 5. Những khó khăn chủ yếu đối với giáo viên chủ nhiệm hiện nay là gì?
(Phân loại thành 3 mức độ khó khăn 1, 2, 3)
Nội dung 1 2 3
1- Dư luận xã hộI không ủng hộ
2- Đời sống khó khăn
3- Không có chế độ bồI dưỡng hợp lý
4- Thiếu tri thức hoạt động.
5- Kém nhiệt tình.
6- Ban giám hiệu chưa tạo điều kiện
7- Thiếu điều kiện kinh phí.
8- Chỉ đạo từ trên thiếu chặt chẽ.
9- Đánh giá, kiểm tra chưa thường xuyên, khách quan.
10- Thi đua, khen thưởng chưa kịp thờI, đúng mức.
11-Thiếu sự liên kết toàn xã hội.
- trang 49 -
Thái Thị Bi Thực Trạng và Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng HĐGDNGLL…
Bảng 6. Trong những nội dung hình thức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp nêu lên dưới đây,
theo anh chị hình thức, nội dung nào phù hợp với hoàn cảnh xã hội, học sinh của An Giang
TT Nội dung và hình thức Đã sử
dụng
Phù
hợp
Không
phù hợp
1 Sinh hoạt theo chủ đề.
2 Sinh hoạt dưới cờ đầu tuần.
3 Sinh hoạt lớp cuối tuần.
4 Thảo luận nội quy và nhiệm vu năm học.
5 Thi tìm hiểu truyền thống của trường.
6 Sinh hoạt văn nghệ theo chủ đề tự chọn.
7 Tập các bài hát quy định.
8 Trao đổi về phương pháp học tập ở cấp trường THCS.
9 Thi văn nghệ giữa các tổ.
10 Tổ chức hội vui học tập.
11 Giao ước thi đua giữa các tổ, cá nhân.
12 Tổ chức kỉ niệm các ngày lễ lớn
13 Thi viết, vẽ theo chủ đề
14 Thi tìm hiểu truyền thống cách mạng của địa phương.
15 Thi kể chuyện lịch sử.
16 Thi tìm hiểu truyền thống vẻ vang của Đảng, của Đoàn.
17 Xây dựng kế hoạch thực hiện “trường xanh, sạch, đẹp.
18 Thi tìm hiểu cuộc sống thiếu nhi của các nước
19 Thi tìm hiểu các vấn đề toàn cầu
20 Thi tìm hiểu các di sản văn hóa trong nước và trên thế giới
21 Thi tìm hiểu theo chủ đề “ Bác Hồ với thiếu nhi”
22 Trao đổi về nội dung 5 điều Bác Hồ dạy
23 Tổ chức các hình thức hoạt động vui chơi giải trí
24 Hoạt động thể dục, thể thao
25 Hoạt động lao động công ích
26 Hoạt động theo hứng thú của học sinh (tham gia các câu
lạc bộ, các trung tâm văn hóa)
- trang 50 -
Thái Thị Bi Thực Trạng và Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng HĐGDNGLL…
Bảng 7. Phiếu tìm hiểu nguyện vọng (dành cho học sinh )
Để đổi mới nội dung, hình thức tổ chức hoạt động của học sinh, xin cho biết ý kiến
của các em về một số vấn đề sau đây:
Trong những nội dung, hình thức hoạt động dưới đây, em đã tham gia ở mức độ
nào? (Đánh dấu(+) vào cột phù hợp ý kiến cá nhân).
Đã tham gia
TT Nội dung và hình thức Thường
Xuyên
Đôi
khi
Chưa bao
giờ
1 Sinh hoạt theo chủ đề.
2 Sinh hoạt dưới cờ đầu tuần.
3 Sinh hoạt lớp cuối tuần.
4 Thảo luận nội quy và nhiệm vu năm học.
5 Thi tìm hiểu truyền thống của trường.
6 Sinh hoạt văn nghệ theo chủ đề tự chọn.
7 Tập các bài hát quy định.
8 Trao đổi về phương pháp học tập ở cấp trường THCS.
9 Thi văn nghệ giữa các tổ.
10 Tổ chức hội vui học tập.
11 Giao ước thi đua giữa các tổ, cá nhân.
12 Tổ chức kỉ niệm các ngày lễ lớn
13 Thi viết, vẽ theo chủ đề
14 Thi tìm hiểu truyền thống cách mạng của địa phương.
15 Thi kể chuyện lịch sử.
16 Thi tìm hiểu truyền thống vẻ vang của Đảng, của Đoàn.
17 Xây dựng kế hoạch thực hiện “trường xanh, sạch đẹp.
18 Thi tìm hiểu cuộc sống thiếu nhi của các nước
19 Thi tìm hiểu các vấn đề toàn cầu
20 Thi tìm hiểu các di sản văn hóa trong nước và trên thế giới
21 Thi tìm hiểu theo chủ đề “ Bác Hồ với thiếu nhi”
22 Trao đổi về nội dung 5 điều Bác Hồ dạy
23 Tổ chức các hình thức hoạt động vui chơi giải trí
24 Hoạt động thể dục, thể thao
25 Hoạt động lao động công ích
26 Hoạt động theo hứng thú của học sinh (tham gia các câu lạc bộ,
các trung tâm văn hóa)
- trang 51 -
Thái Thị Bi Thực Trạng và Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng HĐGDNGLL…
PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN VỀ VIỆC
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GDNGLL
Phiếu dành cho : Phó Hiệu Trưởng Trường THCS.
Họ và tên:.............................................................................................
Đơn vị công tác:....................................................................................
Xin Đ/c vui lòng cho biết ý kiến của đồng chí về các vấn đề sau:
1/. Số giáo viên chủ nhiệm lớp 7 được bồi dưỡng môn HĐGDNGLL theo CT và
SGK mới:.......................
2/. Số giáo viên chủ nhiệm lớp 7 chưa được bồi dưỡng môn HĐGDNGLL theo
CT và SGK mới:.......................
3/. Những chủ điểm HĐGDNGLL ở khối 7 chưa được thực hiện trong năm học
2003 – 2004.
.............................................................................................................………………
………
.............................................................................................................………………
………
.............................................................................................................………………
………
.............................................................................................................………………
………
.............................................................................................................………………
………
4/. Chất lượng HĐGDNGLL khối 7 năm học 2003 – 2004 nơi đồng chí công tác.
Tốt Khá
Trung bình Yếu
5/. Các giải pháp đã thực hiện để nâng cao chất lượng HĐGDNGLL?
.............................................................................................................………………
………
.............................................................................................................………………
………
.............................................................................................................………………
………
.............................................................................................................………………
………
.............................................................................................................………………
………
- trang 52 -
Thái Thị Bi Thực Trạng và Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng HĐGDNGLL…
.............................................................................................................………………
………
.............................................................................................................………………
………
.............................................................................................................………………
………
.............................................................................................................………………
………
.............................................................................................................………………
………
- trang 53 -
Thái Thị Bi Thực Trạng và Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng HĐGDNGLL…
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Văn Hồng: Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm. Nhà XB giáo dục Hà
Nội 1996.
2. Hà Nhật Thăng – HĐGDNGLL. NXB giáo dục. Năm 2003.
3. Hà Nhật Thăng, Nguyễn Dục Quang, Nguyễn Trọng Hoàng Tổ chức:
HĐGDNGLL ở trường phổ thông – Nhà xuất bản giáo dục năm 2004.
4. Báo cáo năm học, Sở Giáo Dục Đào tạo An Giang năm 2004.
5. Báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
6. Công ước quốc tế về quyền trẻ em. Nhà xuất bản chính trị quốc gia.
7. Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em 1991 –2000; 2001 – 2010.
8. Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Nhà xuất bản chính trị quốc gia 1999.
9. Tài liệu bồi dưỡng thay sách lớp 6 của Bộ GDĐT về môn HĐGDNGLL năm
2002.
10. Tài liệu bồi dưỡng thay sách lớp 7 về HĐGDNGLL của Bộ Giáo dục Đào Tạo
năm 2003.
- trang 54 -
Thái Thị Bi Thực Trạng và Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng HĐGDNGLL…
Phụ Lục Danh Sách Các Trường Chọn Khảo Sát
Hiệu Trưởng, Phó Hiệu Trưởng THCS Ở An Giang
- TP.Long Xuyên khảo sát THCS: Hùng Vương, Lý Thường Kiệt, Mạc Đỉnh Chi,
Trần Hưng Đạo, Ngô Gia Tự, Bùi Hữu Nghĩa, Nguyễn Trãi, Nguyễn Huệ, Phan Văn Trị,
Mỹ Thới.
- Thị xã Châu Đốc khảo sát THCS: Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Trãi, Vĩnh
Châu, Trương Gia Mô.
- An Phú khảo sát THCS: Vĩnh Trường, Khánh Bình, Vĩnh Lộc, TT An Phú, Đa
Phước, Nhơn Hội, Phước Hưng, Quốc Thái, Phú Hội, Vĩnh Hậu, Khánh An, Phú Hữu, Vĩnh
Hội Đông.
- Tân Châu khảo sát THCS: Long Phú, TT Tân Châu, Phú Vĩnh, Lê Chánh, Long
An, Tân An, Vĩnh Hoà, Phú Lộc.
- Phú Tân khảo sát THCS: Phú Thọ, Phú Thạnh, Hiệp Xương, Phú Thành, Phú
Bình, Tân Hoà, Phú Lâm, Phú Hiệp, Phú An, Phú Xuân, Phú Long, Long Sơn, Phú Hưng,
Phú Mỹ, Hoà Lạc.
- Châu Phú khảo sát THCS: Bình Long, Vĩnh Thạnh Trung, Khánh Hoà, Bình
Thuỷ, Bình Chánh, Đào Hữu Cảnh, Mỹ Phú, Bình Phú, Thạnh Mỹ Tây, Ô Long Vĩ, Cái
Dầu, Bình Mỹ.
- Tri Tôn khảo sát THCS: Cô Tô, Tà Đảnh, Lương Phi, Châu Lăng, Lạc Quới, Ô
Lâm, Ba Chúc, Tân Tuyến, Vĩnh Gia, Lương An Trà, An Tức, Núi Tô.
- Chợ Mới khảo sát THCS: Long Điền A, Nhơn Mỹ, Kiến Thành, Mỹ Luông 1,
Mỹ Luông 2, Bình Phước Xuân, Long Giang, Hoà An, Tấn Mỹ, An Thạnh Trung, Kiến An,
Long Điền B, Mỹ Hội Đông, Hội An, Long Kiến.
- Thoại Sơn khảo sát THCS: Định MyÕ, Vọng Đông, Tây Phú, Vĩnh Khánh, Vĩnh
Chánh, Vĩnh Phú, Thoại Giang, Núi Sập, Phú Hoà, Oùc Eo.
- trang 55 -
Thái Thị Bi Thực Trạng và Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng HĐGDNGLL…
Phụ Lục Danh Sách Các Trường Chọn Khảo Sát GVCN lớp 7
Ở Trường THCS Tỉnh An Giang
- TP.Long Xuyên khảo sát THCS: Nguyễn Trãi, Hùng Vương, Lý Thường Kiệt,
Nguyễn Huệ, Trần Hưng Đạo, Mạc Đỉnh Chi, Mỹ Thới. Mỗi trường 10-12 giáo viên.
- An Phú khảo sát THCS: Quốc Thái, TT An Phú, Phú Hữu, Vĩnh Trường, Phú
Hội, Vĩnh Hội Đông, Phước Hưng, Vĩnh Hậu. Mỗi trường từ 04-06 giáo viên.
- Châu Phú khảo sát THCS: Mỹ Phú, Đào Hữu Cảnh, Bình Thuỷ, Bình Chánh,
Vĩnh Thạnh Trung. Mỗi trường 05-10 giáo viên.
- Chợ Mới khảo sát THCS: Long Điền A, Mỹ Luông 1, Mỹ Luông 2, Tấn Mỹ,
Bình Phước Xuân, An Thạnh Trung, Hoà An, Long Điền B, Nhơn Mỹ, Kiến An, Kiến
Thành, Long Giang, Mỹ Hội Đông. Mỗi trường 07-10 giáo viên.
- Phú Tân khảo sát THCS: Long Sơn, Phú Lâm, Phú Thạnh, Phú An, Phú Thọ,
Phú Mỹ, Tân Hoà, Phú Hưng, Phú Bình, Phú Hiệp, Hiệp Xương, Phú Thành, Phú Lâm. Mỗi
trường 05-07 giáo viên.
- Thoại Sơn khảo sát THCS: Tây Phú, Vọng Đông, Núi Sập, Thoại Giang, Định
Thành, Định Mỹ, Vĩnh Khánh, Vĩnh Chánh, Vĩnh Phú. Mỗi trường 05-06 giáo viên.
- trang 56 -
Thái Thị Bi Thực Trạng và Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng HĐGDNGLL…
Phụ Lục Danh Sách Các Trường Chọn Khảo Sát Học Sinh Lớp 7
Trường THCS Tỉnh An Giang
- TP.Long Xuyên khảo sát THCS: Nguyễn Trãi, Hùng Vương, Lý Thường Kiệt,
Nguyễn Huệ, Trần Hưng Đạo, Mạc Đỉnh Chi, Mỹ Thới.
- An Phú khảo sát THCS: Quốc Thái, TT An Phú, Phú Hữu, Vĩnh Trường, Phú
Hội.
- Châu Phú khảo sát THCS: Mỹ Phú, Đào Hữu Cảnh, Bình Thuỷ, Bình Chánh,
Vĩnh Thạnh Trung.
- Chợ Mới khảo sát THCS: Long Điền A, Mỹ Luông 1, Mỹ Luông 2, Tấn Mỹ,
Nhơn Mỹ, Long Giang, Mỹ Hội Đông.
- Phú Tân khảo sát THCS: Long Sơn, Phú Lâm, Phú Thạnh, Phú Mỹ, Tân Hoà,
Phú Hiệp, Hiệp Xương, Phú Thành, Phú Lâm.
- Thoại Sơn khảo sát THCS: Tây Phú, Vọng Đông, Núi Sập, Thoại Giang, Định
Thành, Định Mỹ, Vĩnh Khánh, Vĩnh Chánh, Vĩnh Phú.
- trang 57 -
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Th7921c Tr7841ng Vamp224 Gi7843i Phamp225p Namp226ng Cao Ch7845t L4327907ng Ho.pdf