Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nhà nước khi Việt Nam tham gia tổ chức kinh tế thế giới WTO
Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nhà nước khi Việt Nam tham gia tổ chức kinh tế thế giới WTOLời nói đầu
Chương I: Khái quát về hội nhập và ảnh hưởng của hội nhập WTO đến doanh nghiệp nhà nước Việt Nam
1. Khái niệm hội nhập
2. Tính tất yếu của hội nhập
3. Mục tiêu của WTO .
4. Chức năng của WTO
5. Cơ cấu của tổ chức WTO
6. Vai trò của DNNN
7. Thuận lợi, khi Việt Nam là thành viên của WTO
Chương II: Thực trạng DNNN của Việt Nam
1. Những tồn tại yếu kém
2. Khả năng cạnh tranh của sản phẩm các DNNN .
3. Thực trạng chi phí .
Chương III: Một số giải pháp nâng cao vị thế DNNN của Việt Nam trong quá
trình hội nhập .
1. Nỗ lực từ phía DNNN .
2. Quy hoạch tổng thể về DNNN
3. Cổ phần hoá
4. Xây dựng củng cố, hiện đại hoá công nghệ .
5. Hiện đại hoá quản lý .
6. Nâng cao trình độ công nhân và cán bộ quản lý
Kết luận .
10 trang |
Chia sẻ: thanhnguyen | Lượt xem: 2041 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nhà nước khi Việt Nam tham gia tổ chức kinh tế thế giới WTO, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
11
tàu thuỷ năm 1998 là 3,9%; năm 1999 là 1,9%; của DNNN thuộc thành phố
Hồ Chí Minh năm 1995 là 9,3%; năm 1999 là 7,13%; của DNNN thuộc thành
phố Hải Phòng năm 1998 là 7,8%; năm 1999 là 4,74%.
Số DNNN thua lỗ còn lớn và ngày một tăng, hầu hết là những doanh
nghiệp nhỏ, ít vốn, mặc dù nhà nước đã có các biện pháp tháo gỡ khó khăn
cho doanh nghiệp như cấp bổ xung vốn, chuyển nợ thành vốn ngân sách cấp,
cho giảm khấu hao tài sản cố định, hỗ trợ lãi suất, cho khoanh nợ.
Theo tổng hợp của Bộ Tài chính từ các doanh nghiệp, số doanh nghiệp
nhà nước có lãi năm 1996 là 78%; năm 1997 là 77%; năm 1998 và năm 1999
là 70%. Số doanh nghiệp nhà nước bị lỗ năm 1996 là 21%; năm 1997 là 17%;
năm 1998 là 25%; năm 1999 là 17% tập trung chủ yếu là các doanh nghiệp
nhà nước địa phương.
- Phần lớn các cơ sở có công nghệ lạc hậu, 805 công nghệ lạc hậu so với
các nước, vài ba chục năm thậm chí là50 năm, đổi mới thiết bị rất chậm.
Riêng trong công nghiệp 10 năm qua đầu tư đổi mới công nghệ từ 15-18% giá
trị tài sản cố định, nhưng nhiều doanh nghiệp nhà nước lại tiếp tục nhận thiết
bị, công nghệ lạc hậu, đến giữa năm 1999 chỉ có 70 DNNN được cấp giấy
chứng nhận đạt tiêu chuẩn ISO-9000. Đến tháng 5 năm 2001 có 236 DNNN
được cấp chứng nhận đạt tiêu chuẩn ISO 9000 trong tổng số 400 doanh nghiệp
được cấp.
Nhìn chung chất lượng và giá cả của nhiều hàng hoá sản xuất trong
nước còn kém sức cạnh tranh, nguy cơ trên thị trường trong nước, các mặt
hàng thường có giá thành cao hơn mặt hàng nhập khẩu cùng loại. Sức cạnh
tranh của các ngân hàng thương mại quốc doanh yếu hơn và có chiều giảm sút
so với các ngân hàng liên doanh và chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Khả
năng cạnh tranh trong ngành du lịch thấp.
Tình trạng nợ nần khó trả rất lớn, đang là một gánh nặng đối với
DNNN, hạn chế sức cạnh tranh, ảnh hưởng xấu đến phát triển và việc cổ phần
hoá doanh nghiệp.
12
Số lao động dôi dư lớn đang là vấn đề hết sức khó khăn, hạn chế hiệu
quả và quá trình sắp xếp cổ phần hoá DNNN.
Trong số doanh nghiệp nhà nước đang hoạt động bình thường có lãi, số
biên chế ở nhiều nơi còn cao so với nhu cầu. Biên chế của DNNN thường cao
hơn hẳn so với doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài cùng ngành nghề, cùng công suất, mặt khác DNNN còn thiếu lao động
trẻ có trình độ lành nghề và kĩ thuật cao.
Việc sắp xếp lại các DNN chưa thực sự triệt để, nhiều DNNN yếu kém,
thua lỗ triển miên, mất hết vốn vẫn không xử lý, chủ yếu là sát nhập hợp nhất.
Quy mô của các doanh nghiệp hiện nay còn nhỏ bé, bình quân mỗi doanh
nghiệp có 22 tỷ đồng vốn nhà nước.
DNNN chưa thực sự được cơ cấu để tập trung hơn vào những ngành và
lĩnh vực then chốt, nhất là những ngành công nghiệp cơ bản, vẫn còn dàn trải
trong hầu hết các ngành và lĩnh vực kể cả những hoạt động sản xuất,kinh
doanh nên để cho nhân dân đầu tư.
2. Khả năng cạnh tranh của sản phẩm
2.1. Giá thành sản phẩm cao
Giá thành sản phẩm cao là nguyên nhân chủ yếu làm giảm khả năng
cạnh tranh của các DNNN và khiến cho các doanh nghiệp mất dần lợi thế
trong những nhóm mặt hàng vốn có lợi thế so sánh như trong ngành công
nghiệp dệt may lợi thế nhân công rẻ không thể bù đắp được giá thành đầu vào
cao do ngành sản xuất vải trong nước không đáp ứng được nhu cầu ngành may
mặc, đồng thời cũng do kĩ thuật lạc hậu nên năng suất thấp so với các nước.
2.2. Chất lượng sản phẩm và mẫu mã lạc hậu
DNNN Việt Nam có thuận lợi khi có được các mặt hàng hội tụ đủ lợi
thế về nhân công dồi dào, được thiên nhiên ưu đãi nhưng do các điều kiện như
trình độ công nhân, kĩ thuật kém nên chất lượng của các sản phẩm sản xuất
ra không đủ năng lực cạnh tranh đối với các mặt hàng của các nước.
2.3. DNNN chưa chủ động trong việc tấp cận thị trường
13
Các DNNN chưa chủ động trong việc tìm kiếm thị trường mới chỉ dừng
lại ở việc thu thập thông tin qua các nguồn nhấn định, hầu hết các doanh
nghiệp Việt Nam đều chưa có hệ thống cung cấp thông tin về thị trường và đối
thủ cạnh tranh ở thị trường quốc tế.
3. Thực trạng về chi phí của các doanh nghiệp Việt Nam
Một thực tế rất rõ ràng là chi phí đầu vào cho sản xuất của các DNNN
còn cao so với mức của thế giới. Trong điều kiện các doanh nghiệp tiếp cận
với thị trường thế giới với chi phí thấp thì ở Việt Nam lại ở mức cao. Thêm
nữa doanh nghiệp còn chịu nhiều loại chi phí cao dẫn tới tăng chi phí sản xuất,
theo thống kê chưa đầy đủ để thực hiện hoạt động xuất nhập khẩu bằng đường
bộ, hàng không thì doanh nghiệp phải nộp 20 loại phí chính thức khác nhau,
chi phí phát hành lệnh giao hàng đường biển là 50.000đ/bộ chứng từ đến
120.000đ/bộ đối với đường hàng không mức chi phí này đến 350.000đ/bộ.
Mặt khác do tình trạng năng lực sản xuất trong nước còn lạc hậu nên phần lớn
nguyên liệu phục vụ cho sản xuất đều phải nhập khẩu. Kết quả là chi phí sản
xuất tăng cao làm giảm khả năng cạnh tranh đối với hàng hoá nước ngoài.
14
Chương III
Giải pháp vị thế DNNN của Việt Nam
trong quá trình hội nhập WTO
1. Nỗ lực từ phía các doanh nghiệp
Chủ động nắm bắt thông tin thị trường, lựa chọn chiến lược đầu tư, sản
phẩm, dịch vụ, chuyển hướng kinh doanh, tăng cường các mối quan hệ hợp tác
liên kết, liên doanh, đào tạo lực lượng lao động, đổi mới công nghệ nâng cao
năng suất chất lượng sản phẩm dịch vụ để sẵn sàng cạnh tranh trong môi
trường mở cửa.
Phản ánh kịp thời những khó khăn vướng mẳctong quá trình hoạt động
sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu… của doanh nghiệp lên các tổ chức đại
diện doanh nghiệp, các cơ quan chính phủ để kịp thời điều chỉnh, khai thông
các trở ngại đó cho doanh nghiệp.
Tự cố gắng nỗ lực vào bản thân các doanh nghiệp để phát triển là điều
kiện tiên quyết, các hỗ trợ nhà nước là quan trọng tuy nhiên không nên ỉ ại
vào Nhà nước chia sẻ các khó khăn với Chính phủ, thực hiện nghiêm chỉnh
chính sách pháp luật trong hoạt động kinh doanh.
2. Quy hoạch tổng thể về DNNN
Yêu cầu đổi mới hệ thống DNNN đang đặt ra một vấn đề là nhà nước
cần sớm công bố quy hoạch chính thức sự phát triển hệ thống DNNN trong
nền kinh tế nước ta ở giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất
nước, đó là lộ trình cải cách sẵp xếp tổ chức lại hệ thống này để làm cơ sở cho
các giải pháp đổi mới cơ cấu quản lý chung.
Một khía cạnh nổi cộm khi chưa có quy hoạch và kế hoạch đầy đủ về sự
phát triển của hệ thống này trong một tương lai trung, dài hạn dẫn đến mấy
năm qua hầu như không có một tiêu chí rõ ràng nào để xác định phân loại
ngành và địa bàn nào cần duy trì DNNN với 100% vốn thuộc sở hữu Nhà
nước, cũng như không có tiêu chí rõ ràng về doanh nghiệp nhà nước nào thuộc
15
loại sẽ thực hiện đa dạng hoá sở hữu, cổ phần hoá, hoặc tư nhân hoá. Điều này
gây ra những khó khăn lớn cho việc chế định và thực thi giải pháp sắp xếp và
đầu tư đối với trên 5000 doanh nghiệp. Thiếu những tiêu chí trong thời gian
dài trên 10 năm nay là khuyết điểm lớn nhất, có tác hại nhiều nhất trong công
cuộc đổi mới kinh tế nước ta.
3. Cổ phần hoá DNNN
Cổ phần hoá DNNN không phải là một giải pháp để sắp xếp và cũng
không phải là tư nhân hoá, mà là một hướng quan trọng để thực hiện có hiệu
quả vốn đầu tư thuộc nhà nước, tạo động lực cho hoạt động kinh doanh, thu
hút vốn đầu tư của xã hội, phát huy vai trò làm chủ xí nghiệp về kinh tế của
người lao động tại doanh nghiệp và tăng cường sự kiểm soát xã hội, chống
lãng phí, tham nhũng có hiệu quả, phần vốn thu được từ bán cổ phần chỉ dùng
để hỗ trợ đầu tư cho chính các công ty cổ phần hoá và một phần để đầu tư cho
các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh quan trọng.
Có chương trình cụ thể để tiến hành cổ phần hoá DNNN mà nhà nước
không cần nắm 100% vốn, kể cả DNNN có quy mô lớn, hoạt động có hiệu
quả, có khả năng cạnh tranh trong đó nhà nước chiếm cổ phần chi phối để thu
hút thêm các nguồn vốn đầu tư của người lao động tại doanh nghiệp và các
nguồn đầu tư khác trong nước, ngoài nước, tạo điều kiện quan trọng và tạo đầu
vào cho thị trường chứng khoán, làm sống động nền kinh tế.
Các công ty phải có kế hoạch cổ phần hoá nhà nước chiếm cổ phần chi
phối ở những công ty thành viên và nhà nước không cần nắm 100% vốn
chuyển hoạt động sang cơ chế đầu tư vốn của tổng công ty.
Xoá bỏ quan hệ hành chính "giao vốn" trước đây.
Xoá bỏ quan hệ cấp trên, cấp dưới trong tổng công ty hiện nay chuyển
sang cơ chế công ty mẹ - công ty con trong một tổng công ty.
Phương thức cổ phần hoá phải được đổi mới phù hợp với yêu cầu của
nền kinh tế thị trường: chuyển từ đánh giá tài sản do các cơ quan nhà nước
tiến hành hoặc DNNN tự đánh giá tài khoản của doanh nghiệp, sang đấu giá
bán cổ phiếu công khai trên thị trường, ưu tiên bán cho các công nhân viên
16
trong doanh nghiệp nhằm thu hút vốn và năng lực kinh tế trong xã hội. Việc
huy động thêm vốn thông qua con đường bán cổ phần không nên hạn chế số
cổ phần được mua đối với mỗi pháp nhân để tăng quy mô vốn doanh nghiệp,
trường hợp nước ngoài mua cổ phần thì không quá 30%. Có chính sách
khuyến khích do doanh nghiệp cổ phần hoá sử dụng nhiều lao động dôi dư,
đồng thời cơ quan nhà nước phải tạo điều kiện để DNNN hoạt động có hiệu
quả sau khi cổ phần hoá.
Triển khai việc giao, bán và khoán kinh doanh cho thuê đối với những
doanh nghiệp nhà nước có quy mô nhỏ.
Việc giao là giao cho người lao động tại doanh nghiệp để chuyển sở hữu
nhà nước sang sở hữu tập thể tại doanh nghiệp: việc bán doanh nghiệp cũng
dành ưu tiên cho công nhân viên tại doanh nghiệp sau đó mới bán ra ngoài
doanh nghiệp, tiền thu được chủ yếu là để trả nợ nần, thực hiện chính sách với
số lao động dôi dư, còn lại để hỗ trợ đầu tư cho doanh nghiệp sau cổ phần hoá
100% vốn nhà nước để đổi mới công nghệ. Khi khoán kinh doanh, cho thuê
doanh nghiệp, sở hữu vẫn còn là nhà nước, cần có kế hoạch cụ thể, sơ kết sau
mỗi đợt để mở ra thực hiện nên diện rộng đối với DNNN thuộc loại này.
4. Xây dựng củng cố, hiện đai hoá công nghệ
Việc hiện đại hoá công nghệ để nâng cao chất lượng sản phẩm và giảm
chi phí sản xuất, tăng sức cạnh tranh là vấn đề sống còn đối với DNNN khi hội
nhập, phương thức đổi mới công nghệ phải căn cứ vào tình hình thực tế từng
doanh nghiệp, phổ biến là đổi mới từng phần cần thiết.
Nhà nước có nhiều hình thức để hỗ trợ các doanh nghiệp đổi mới công
nghệ như: lập các quỹ hỗ trợ đổi mới công nghệ, sử dụng nguồn vốn của các
ngân hàng đầu tư phát triển có sự hỗ trợ lãi suất của nhà nước, thực hiện hình
thức mua thiết bị trả chậm qua các công ty thuê mua tài chính trong nước và
nước ngoài, miễn giảm thuế trong một thời gian nhất định đối với doanh
nghiệp tự vay vốn để đổi mới và hiện đại hoá công nghệ, chí ít là trong 5 năm
2001-2005.
5. Hiện đại hoá quản lý DNNN
17
Hiện đại hoá các công cụ quản trị kinh doanh như các phương tiện
thông tin, theo dõi và xử lý mọi phát sinh trong sản xuất, kinh doanh, phân
tích hoạt động kinh doanh.
Thực hiện chế độ quản lý hiện đại của các nước, hệ thống kế toán, thống
kê phải phù hợp với thông lệ quốc tế, bắt buộc thực hiện chế độ công khai báo
cáo tài chính hàng năm vào quý đầu năm cho rộng rãi công chúng biết.
Tạo lập mạng lưới kiểm tra bằng phương tiện công nghệ thông tin từ
DNNNđến tổng công ty, công ty đầu tư tài chính nhà nước đến các cơ quan
quản lý nhà nước đổi mới phương pháp thanh tra kiểm tra của cơ quan quản lý
nhà nước.
6. Nâng cao trình độ công nghệ và đội ngũ cán bộ quản lý tại DNNN
Liên tục bồi dưỡng, đào tạo và đào tạo lại để nâng cao trình độ của đội
ngũ công nhân phù hợp với yêu cầu công nghệ thay dodỏi nhanh theo chiều
hướng tiến bộ của thời đại.
Chú trọng chăm lo đời sống vật chất và tinh thần, công tác tư tưởng văn
hoá, phong trào thi đua
Hình thành thị trường đội ngũ cán bộ quản trị doanh nghiệp, thực hiện
cơ chế tuyển chọn và hoạt động sử dụng cán bộ quản trị doanh nghiệp một
cách rộng rãi. Giám đốc doanh nghiệp là một nghề trong xã hội, chế độ thù
lao phù hợp gắn với hiệu quả kinh doanh tạo ra thực sự tôn vinh cán bộ có tài
năng và phẩm chất đạo đức điều hành doanh nghiệp có hiệu quả.
18
Kết luận
Trong bất cứ một nền kinh tế nào thì việc hình thành DNNN cũng là
một yếu tố khách quan. DNNN ở nước ta có một vai trò rất to lớn từ trước đến
nay.
Việc chuyển sang kinh tế thị trường, hội nhập kinh tế quốc tế đã đặt ra
các vấn đề bức xúc của các DNNN cần được giải quyết để các DNNN tiếp tục
góp phần thúc đẩy đất nước phát triển.
Yêu cầu đặt ra đối với các DNNN ta hiện nay là phải sắp xếp lại hệ
thống doanh nghiệp sao cho phù hợp với lực lượng của nó trong nền kinh tế
quốc dân. Mặt khác lại phải xây dựng được cơ chế kinh doanh phù hợp với thể
chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa để đảm bảo cho DNNN thực sự là
một chủ thể độc lập về quản lý, bảo đảm sản xuất kinh doanh có hiệu quả
trong nền kinh tế mở.
Đổi mới hệ thống DNNN là một công việc vô cùng khó khăn nó liên
quan tới các lĩnh vực trong xã hội… do đó giải pháp đặt ra phải đồng bộ, mức
độ đặt ra phải phù hợp với điều kiện đất nước.
19
Mục lục
Lời nói đầu ......................................................................................................
Chương I: Khái quát về hội nhập và ảnh hưởng của hội nhập WTO đến
doanh nghiệp nhà nước Việt Nam ................................................................
1. Khái niệm hội nhập ..............................................................................
2. Tính tất yếu của hội nhập......................................................................
3. Mục tiêu của WTO ...............................................................................
4. Chức năng của WTO ............................................................................
5. Cơ cấu của tổ chức WTO......................................................................
6. Vai trò của DNNN................................................................................
7. Thuận lợi, khi Việt Nam là thành viên của WTO ..................................
Chương II: Thực trạng DNNN của Việt Nam ..............................................
1. Những tồn tại yếu kém..........................................................................
2. Khả năng cạnh tranh của sản phẩm các DNNN.....................................
3. Thực trạng chi phí.................................................................................
Chương III: Một số giải pháp nâng cao vị DNNN của Việt Nam trong quá
trình hội nhập.................................................................................................
1. Nỗ lực từ phía DNNN ...........................................................................
2. Quy hoạch tổng thể về DNNN ..............................................................
3. Cổ phần hoá..........................................................................................
4. Xây dựng củng cố, hiện đại hoá công nghệ...........................................
5. Hiện đại hoá quản lý.............................................................................
6. Nâng cao trình độ công nhân và cán bộ quản lý ....................................
Kết luận...........................................................................................................
20
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nang_cao_vi_the_viet_nam_trong_thuong_mai_the_gioi_part_2_1821.pdf
- nang_cao_vi_the_viet_nam_trong_thuong_mai_the_gioi_part_1_4511.pdf