LỜI MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Mỗi quốc gia tồn tại và phát triển ổn định không thể tách rời hoạt động thương mại quốc tế. Giữa các quốc gia, sự trao đổi của thương mại quốc tế thông qua hành vi mua bán, hay là hành vi kinh doanh XNK, hành vi mua bán này phản ánh mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau về nền kinh tế giữa các quốc gia. Thương mại quốc tế mang tính chất sống còn cho mỗi quốc gia vì nó mở rộng khả năng tiêu dùng của một nước, phát huy được lợi thế so sánh của một quốc gia so với các nước khác, tạo tiền đề cho quá trình phân công lao động xã hội một cách hợp lý và tạo nên sự chuyên môn hóa trong nền SX nhằm nâng cao hiệu quả của nhiều ngành.
Trong những năm gần đây, đặc biệt từ năm 2000 trở lại đây ngành gỗ XK của Việt Nam ta luôn gặt hái được nhiều thành quả rất to lớn, kinh ngạch XK năm sau luôn tăng lớn hơn so với năm trước và đã đóng góp to lớn vào sự phát triển chung của nền kinh tế nước nhà. Hiện tại các sản phẩm gỗ đã trở thành mặt hàng XK chủ lực và đứng thứ 5 của Việt Nam chỉ sau dầu thô, dệt may, giày dép, thủy sản. Sự phát triển này đã đưa Việt Nam vượt qua Indonesia và Malaysia trở thành một trong hai nước XK sản phẩm gỗ đứng đầu ASEAN, chất lượng sản phẩm gỗ Việt Nam luôn được nâng cao, có khả năng cạnh tranh được với các nước trong khu vực.
Theo nguồn tin từ Bộ Công Thương, sau khi Việt Nam gia nhập WTO ngành chế biến gỗ XK của Việt Nam được giảm thuế NK gỗ nguyên liệu cũng như giảm thuế XK sản phẩm hàng hóa vào thị trường các nước. Bên cạnh đó, việc Mỹ đánh thuế chống bán phá giá khá cao đối với Trung Quốc cũng tạo nên lợi thế cạnh tranh cho các DN Việt Nam đẩy mạnh XK vào thị trường này. Vì vậy mà tiềm năng XK sản phẩm gỗ của Việt Nam hiện nay là rất lớn.
Tuy nhiên, kinh ngạch XK sản phẩm gỗ của các DN Việt Nam vào các thị trường trên thế giới còn rất khiêm tốn, chưa tương xứng với tiềm năng phát triển của ngành. Theo hiệp hội gỗ và chế biến lâm sản Việt Nam, nhu cầu sử dụng các sản phẩm gỗ trên thế giới hiện vẫn tăng khá cao, trong khi đó thị phần sản phẩm gỗ của Việt Nam chưa đạt tới con số 1% của thế giới. Việc đẩy mạnh XK sản phẩm gỗ của Việt Nam sang thị trường thế giới còn gặp nhiều khó khăn như : thiếu hụt nguyên liệu, thiếu vốn, năng lực SX của các DN còn hạn chế , cộng với thách thức về cạnh tranh rất gây gắt trong việc tranh giành thị trường với các DN cùng ngành của các nước Trung Quốc, Đài Loan, Indonesia , đặc biệt trong năm 2008 và 2009 sự suy thoái của nền kinh tế thế giới và khủng hoảng tài chính toàn cầu đang tác động xấu đến hoạt động XK của Việt nam nói chung và ngành chế biến XK sản phẩm gỗ nói riêng.
Do đó, việc đưa ra những chiến lược và giải pháp cho các DN Việt Nam để khắc phục khó khăn, hướng tới việc đẩy mạnh XK sản phẩm gỗ sang thị trường các nước trên thế giới trong lúc này là mang tính cấp bách và rất thiết thực. Với mong muốn đóng góp một phần nhỏ bé kiến thực đã học, đã tìm tòi, đã xâm nhập thực tế, em đã mạnh dạng chọn đề tài “ Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh xuất khẩu sản phẩm gỗ tại Công Ty TNHH 1 TV Lâm Nghiệp Sài Gòn (FORIMEX) ” với mong muốn hiểu rõ hơn về hoạt động kinh doanh XK sản phẩm gỗ hiện tại của công ty Forimex cùng với việc tìm hiểu và có được cái nhìn tổng quát của ngành XK sản phẩm gỗ Việt Nam để từ đó đề ra những phương hướng thiết thực giải quyết các yếu kém, nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động XK của công ty, đồng thời vận dụng linh hoạt các giải pháp vào điều kiện thực tiễn phù hợp với đặc điểm của DN, giải quyết khó khăn để tiến tới đẩy mạnh XK và tiếp cận với nhiều thị trường trên thế giới hơn nữa trong tương lai.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Phân tích thực trạng kinh doanh XK sản phẩm gỗ tại công ty Forimex, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh XK sản phẩm gỗ tại công ty.
2.2. Mục tiêu cụ thể
Phân tích thực trạng kinh doanh XK sản phẩm tại công ty.
Đánh giá hoạt động XK sản phẩm gỗ của công ty Forimex trong những năm qua.
Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh XK sản phẩm gỗ tại công ty.
3. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian : tại công ty TNHH 1 TV Lâm Nghiệp Sài Gòn (Forimex), địa chỉ : 08 Hoàng Hoa Thám, Phường 7, Quận Bình Thạnh, Tphcm.
Phạm vi thời gian : đề tài được thực hiện từ tháng 10/2010 đến tháng 12/2010.
4. Phương pháp nghiên cứu nhập
4.1. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu
Thu thập số liệu thứ cấp : thu thập những tài liệu có sẵn và có liên quan từ các phòng ban của công ty như : phòng kinh doanh xuất khẩu, phòng kế hoạch kỹ thuật, phòng kế toán tài vụ ., thu thập thêm các thông tin có liên quan từ sách, báo, internet .
Thu thập số liệu sơ cấp : bằng cách trao đổi với các CB-CNV, các ý kiến đánh giá từ những người có trình độ kinh nghiệm lâu năm tại công ty, trong ngành về những vấn đề có liên quan.
Xử lý số liệu : dựa vào kết quả nghiên cứu và những số liệu đã có được, dùng mềm excel để tiến hành thống kê, xử lý số liệu sau đó mô tả bằng bảng biểu và biểu đồ , nhằm làm rõ và phân tích chúng theo mục tiêu nghiên cứu.
4.2. Phương pháp phân tích số liệu
4.2.1. Phương pháp so sánh
So sánh là phương pháp được sử dụng phổ biến để đánh giá kết quả, xác định vị trí và xu hướng biến động của các chỉ tiêu phân tích. Để áp dụng phương pháp so sánh cần phải đảm bảo các điều kiện có thể so sánh được của các chỉ tiêu, phải tồn tại ít nhất 2 đại lượng hoặc 2 chỉ tiêu. Các chỉ tiêu hay đại lượng phải thống nhất về nội dung và phương pháp tính toán, về thời gian và đơn vị đo lường.
Tiêu thức so sánh, tùy thuộc vào mục đích phân tích có thể lựa chọn một trong các tiêu thức sau.
So sánh thực tế đạt được với kế hoạch, định mức để đánh giá tình hình thực hiện mục tiêu ra sao, so sánh giữa số liệu thực tế kỳ này với một hoặc nhiều thực tế kỳ trước để xác định xu hướng hay tốc độ phát triển.
Kỹ thuật so sánh : so sánh tuyệt đối là việc xác định chênh lệch giữa trị số, giữa chỉ tiêu kỳ phân tích với trị số của kỳ gốc cho thấy sự biến động về số tuyệt đối của đối tượng. So sánh tương đối là việc xác định phần trăm tăng giảm giữa kỳ thực tế so với kỳ gốc hoặc tỷ trọng của một hiện tượng trong tổng thể quy mô chung, cho thấy tốc độ phát triển hoặc kết cấu, mức độ phổ biến của hiện tượng.
Phương pháp so sánh tương đối, tuyệt đối và tỷ trọng để phân tích, đánh giá các chỉ tiêu của công ty qua các năm và trong cùng một năm.
4.2.2. Phương pháp biểu mẫu, sơ đồ
Trong phân tích kinh tế người ta phải dùng biểu mẫu, sơ đồ phân tích để phản ánh một cách trực quan qua các số liệu phân tích. Biểu mẫu phân tích nhìn chung được thiết lập theo các dòng cột để ghi chép các chỉ tiêu và số liệu để phân tích. Các dạng biểu phân tích thường phản ánh mối quan hệ so sánh giữa các chỉ tiêu kinh tế có liên hệ với nhau: so sánh giữa số thực hiện với số kế hoạch, so với số cùng kỳ năm trước hoặc so sánh giữa chỉ tiêu cá biệt với chỉ tiêu tổng thể. Số lượng các dòng cột tùy thuộc vào mục đích yêu cầu và nội dung phân phân tích. Tùy theo nội dung phân tích mà biểu phân tích có tên gọi khác nhau, đơn vị tính khác nhau. Còn sơ đồ, biểu đồ đồ thị được sử dụng trong phân tích để biểu ánh sự biến động tăng giảm của các chỉ tiêu kinh tế trong những khoảng thời gian khác nhau hoặc các mối liên hệ phụ thuộc lẫn nhau mang tính chất hàm số giữa các chỉ tiêu kinh tế. Khi tiến hành phân tích tình hình hay hiệu quả XK thì ta đều phải lập bảng biểu để ghi các số liệu vào các dòng cột đã chọn thực chất chính là ta đang áp dụng phương pháp biểu mẫu sơ đồ, tuy nhiên phương pháp này không được sử dụng một mình nó còn kết hợp với các phương pháp khác như phương pháp so sánh, phương pháp số chênh lệch, tỷ trọng, tỷ suất.
Phương pháp này dùng để phân tích tình hình XK theo các nội dung như đã nêu ở phương pháp so sánh. Đây cũng là một phương pháp được sử dụng phổ biến giống như phương pháp so sánh.
5. Cấu trúc luận văn
Khóa luận văn gồm 3 chương :
Chương 1 : Cơ sở lý luận
Khái quát chung về XK, vai trò quan trọng và lợi ích của XK, các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh XK, các phương thức hoạt động XK tại công ty.
Chương 2 : Thực trạng hoạt động kinh doanh XK sản phẩm gỗ tại công ty TNHH 1 TV Lâm Nghiệp Sài Gòn (Forimex).
Giới thiệu về lịch sử hình thành, phát triển, đặc điểm, chức năng, nhiệm vụ và sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý, chức năng nhiệm vụ từng bộ phận của công ty.
Sơ lược chung tình hình SX và XK sản phẩm gỗ của các DN ở Việt Nam, về quy mô năng lực SX, thị trường XK, các chủng loại sản phẩm gỗ XK.
Phân tích tình hình kinh doanh XK sản phẩm gỗ của công ty như : cơ cấu chủng loại sản phẩm gỗ, thị trường XK và kinh ngạch XK ., từ đó đưa ra những ưu điểm và nhược điểm chính ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh XK của công ty để đưa ra nhưng giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh XK sản phẩm gỗ của công ty.
Chương 3 : Một số giải pháp và kiến nghị để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh XK sản phẩm gỗ của công ty
Đưa ra một số giải pháp nhằm để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh XK sản phẩm gỗ của công ty, đồng thời đưa ra những kiến nghị thiết thực đối với công ty và nhà nước.
57 trang |
Chia sẻ: thanhnguyen | Lượt xem: 1995 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh xuất khẩu sản phẩm gỗ tại Công Ty TNHH 1 TV Lâm Nghiệp Sài Gòn (FORIMEX), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hế biến gỗ, nhận gia công các loại hàng may mặc nhằm phục vụ cho xã hội. Ngoài ra chức năng kinh tế còn thể hiện ở chỗ hoạt động của nó nhằm mục đích tạo ra lợi nhuận phục vụ cho việc tái SX, mở rộng của DN. Việc giữ vững vị trí trên thị trường và ngày càng mở rộng SX, công ty đã tạo ra một lượng nhất định công ăn việc làm cho người lao động, tạo cho họ nguồn thu nhập ổn định và chính đáng. Cung cấp một lượng hàng hóa đáp ứng nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng trong và ngoài nước.
Ngoài ra công ty còn đàm phán ký kết các hợp đồng trực tiếp với công ty nước ngoài để XK trực tiếp hoặc phải qua trung gian là công ty thương mại dịch vụ trong nước để XK, gia công cho các đơn vị trong nước, các sản phẩm gỗ và hàng may mặc
2.1.3.3. Nhiệm vụ
Để làm tốt các chức năng trên, công ty đã đề ra một số nhiệm vụ sau :
- Tập trung xây dựng và thực hiện các kế hoạch về SX và gia công các sản phẩm gỗ và hàng may mặc để phục vụ cho XK và tiêu thụ trong nước.
- XK trực tiếp các sản phẫm gỗ, hàng may mặc do công ty SX không phải qua các công ty trung gian, đẩy mạnh khai thác thêm các thị trường nước ngoài.
- Không ngừng đào tạo bồi dưỡng nâng cao tay nghề, nghiệp vụ, văn hóa, khoa học kỹ thuật, tư tưởng chính trị, nâng cao uy tín trách nhiệm ý thức tự giác của cán bộ công nhân viên trong bộ phận quản lý. Bên cạch đó, phải ứng dụng các kỹ thuật, công nghệ mới vào trong SX để giúp nâng cao hiệu quả SX kinh doanh của công ty được hoàn thiện hơn và phát triển tốt hơn.
- Quan tâm đến cuộc sống của cán bộ công nhân viên, giải quyết công ăn việc làm cho công nhân lao động trong địa bàn thành phố và các tỉnh thành khác, tạo nên sự ổn định về mặt xã hội.
- Thực hiện đầy đủ, nghiêm chỉnh các qui định và nghĩa vụ đối với nhà nước và xã hội.
2.1.4. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty
Sơ đồ 2.1 : Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty
Giám Đốc
P. Giám Đốc
P. Giám Đốc
P. Giám Đốc
P. KD-XNK
P. KTTV
P. KHKT
P. TCHC
NMCBG 2
XN GTR
NMCBG LB
NMCBG 1
4 CH nhiên liệu
Đội XD
& TTNT
3 trại sấu
Xưởng may
- Công ty gồm có 4 phòng ban :
+ Phòng tổ chức hành chính
+ Phòng kế hoạch kỹ thuật
+ Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu
+ Phòng kế toán tài vụ
- Các đơn vị trực thuộc :
+ 3 nhà máy chế biến gỗ XK, năng lực SX 4.000 m3 thành phẩm / năm.
+ Đội xây dựng và trang trí nội thất.
+ 3 trại nuôi cá sấu với 7.500 con ở các lứa tuổi.
+ Xí nghiệp giống và trồng trừng hoạch toán nội bộ, trong đó có 8 đội trồng rừng ở các địa phương sau :
* Đội trồng rừng Đắc Ơ ( Tỉnh Bình Phước )
* Đội trồng rừng Nhơn Trạch ( Tỉnh Đồng Nai )
* Đội trồng rừng Xuân Lộc ( Tỉnh Đồng Nai )
* Đội trồng rừng Lam Sơn ( Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu )
* Đội trồng rừng Xuyên Mộc ( Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu )
* Đội trồng rừng Hàm Tân ( Tỉnh Bình Thuận )
* Đội trồng rừng Tân Thắng ( Tỉnh Bình Thuận )
* Đội trồng rừng Tây Ninh ( Tỉnh Tây Ninh )
+ Xưởng may gia công XK, năng lực SX 600.000 sản phẩm / năm.
+ 4 cửa hàng bán lẽ xăng dầu, doanh số 20 tỷ / năm.
Giải thích ý nghĩa sơ đồ tổ chức : công ty xây dựng mô hình tổ chức bộ máy kinh doanh theo sản phẩm. Ưu điểm của kiểu tổ chức này là năng xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao, tạo điều kiện tốt để phát triển đội ngũ cán bộ, dễ thống nhất về một mục tiêu chung của DN, sự phối hợp hoạt động giữa các phòng ban có hiệu quả cao, quyết định nhiệm vụ và trách nhiệm dễ dàng .
2.1.5. Chức năng nhiệm vụ từng bộ phận.
2.1.5.1. Giám Đốc
- Phụ trách chung, chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của công ty trước Nhà Nước
- Trực tiếp điều hành hoạt động SX kinh doanh của công ty thông qua 3 Giám Đốc và các trưởng phòng ban.
2.1.5.2. Phó Giám đốc
Là nguồn cung cấp thông tin lẫn việc tham mưu trong SX kinh doanh cho Giám Đốc, lãnh đạo trực tiếp các phòng ban.
2.1.5.3. Phòng tổ chức hành chính
Chức năng là tuyển dụng lao động, đào tạo tay nghề bậc thợ, phân công lao động, chăm lo đời sống cho cán bộ, công nhân viên, tổ chức bếp ăn tập thể phục vụ cho CB-CNV, giải quyết chính sách, chế độ, bảo hộ lao động, bảo hiểm các loại, công tác y tế, tham mưu cho Giám đốc về công tác tổ chức thi đua khen thưởng, bảo vệ, phòng cháy chữa cháy.
Tham mưu cho Ban Giám Đốc:
- Tổ chức bộ máy quản lý, phân cấp phù hợp với tình hình SX kinh doanh và phát triển của công ty.
- Quy hoạch, tuyển dụng, bố trí, đề bạt CB-CNV trong toàn công ty.
- Chế độ, chính sách, quyết định của Nhà Nước liên quan đến người lao động.
- Các lĩnh vực liên quan về quản lý hành chính, quản lý tài sản của công ty.
2.1.5.4. Phòng kế hoạch kỹ thuật
Phân phối, điều hành các phân xưởng theo năng lực và kế hoạch, căn cứ vào số lượng nhập kho thành phẩm của các phân xưởng báo cáo lên Ban Giám Đốc chỉ đạo SX khen thưởng và xử phạt thích hợp. Căn cứ vào số lượng hàng hóa đã ký hợp đồng, nhân viên lên kế hoạch cho tổng phân xưởng để tiến hành thực hiện. bên cạnh đó giám sát hoạt động XNK, giao nhận hàng hóa, kho hàng, theo dõi thanh toán nguyên vật liệu, gia công cho các công ty nước ngoài, quản lý hệ thống kho hàng.
Tham mưu cho Ban Giám Đốc :
- Lập chiến lược phát triển công ty.
- Xây dựng kế hoạch tài chính, kế hoạch SX kinh doanh từng niên độ.
- Nghiên cứu ứng dụng khoa học kỹ thuật để phát triển SX, nhằm đạt năng suất cao.
- Quản lý theo dõi chi phí SX về nguyên liệu, nhân công…, để đưa ra những biện pháp để hạ giá thành sản phẩm nhưng vẫn đảm bảo về chất lượng sản phẩm nhằm nâng cao giá trị cạnh tranh của sản phẩm.
- Thực hiện, giám sát kế hoạch SX kinh doanh, tài chính từng gian đoạn trong từng niên độ để có biện pháp kịp thời chỉ đạo nhằm thực hiện đúng kế hoạch SX của công ty.
- Kiểm tra , xác định các hoạt động kinh tế theo đúng pháp luật.
- Kiểm tra thường xuyên các hiện trạng nhà xưởng, máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ SX để có kế hoạch sửa chữa, nâng cấp hoặc xây mới, trang bị mới.
- Nghiên cứu thị trường, thị hiếu khách hàng về mẫu mã sản phẩm, chất lượng nhằm đưa ra những sản phẩm phù hợp với nhu cầu của khách hàng
- Quản lý, theo dõi chi phí SX về nguyên liệu, nhân công…để đưa ra những biện pháp hạ giá thành sản phẩm mà vẫn đảm bảo về chất lượng sản phẩm nhằm nâng cao giá trị cạnh tranh.
- Theo dõi tình hình thực hiện khoán định mức chi phí, số lượng sản phẩm, chất lượng sản phẩm…tại các đơn vị trực thuộc.
2.1.5.5. Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu
Giữ nhiệm vụ mở rộng các cửa hàng, đại lý bán sỉ và lẻ, nghiên cứu thị trường, mẫu mã, thị hiếu khách hàng, đẩy mạnh tiêu thụ, mở rộng thị trường trong và ngoài nước, chủ yếu là tiêu thụ hàng SX.
Tham mưu cho Ban Giám Đốc:
- Tổ chức quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh và XNK trong phạm vi toàn công ty theo đúng chức năng của công ty.
- Quản lý theo dõi nghiệp vụ trong các lĩnh vực kinh doanh, XNK đối với các đơn vị trực thuộc công ty.
- Các nghiệp vụ ngoại thương đảm bảo đúng với quy định Nhà Nước và thông lệ thương mại quốc tế…
2.1.5.6. Phòng kế toán tài vụ
Theo dõi giám sát các hoạt động kinh doanh của công ty, tình hình sử dụng vốn trong thời kỳ, thu thập thông tin chính xác, kịp thời và đầy đủ, cân đối ghi chép tính toán chính xác giá thành sản phẩm, quản lý thu chi các nguồn vốn của công ty, tính toán chính xác lợi nhuận, thay mặt Giám Đốc giám sát thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà Nước, chính sách chế độ tài chính.
Tham mưu cho Ban Giám Đốc:
- Tình hình sử dụng tài chính và sử dụng nguồn vốn.
- Phân tích hoạt động tài chính thường xuyên và định kỳ.
- Tình hình giải quyết ngân sách.
2.2. Sơ lược tình hình sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm gỗ của Việt Nam
2.2.1. Quy mô năng lực sản xuất
- Nghành chế biến và XK sản phẩm gỗ đã phát triển rất nhanh chóng và trở thành một trong những nghành hàng XK chủ lực của Việt Nam. Hiện những sản phẩm gỗ đã trở thành mặt hàng XK chủ lực đứng thứ 5 của Việt Nam.
- Cả nước hiện có 2.562 DN trong đó có 421 DN có vốn đầu tư nước ngoài, sử dụng 170.000 lao động. Nhìn chung qui mô của các DN SX chế biến gỗ XK là các DN vừa và nhỏ, SX kết hợp giữa thủ công và công nghệ. Các DN SX chế biến gỗ ở Việt Nam bao gồm các công ty Nhà Nước, Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn, Công Ty Liên Doanh với nước ngoài và do chính sách đầu tư nước ngoài đầu tư Singapore, Đài Loan, Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, Thụy Điển…,đang hoạt động trong lĩnh vực SX và chế biến gỗ tại Việt Nam. Đa số các công ty SX chế biến gỗ tập trung chủ yếu ở các tỉnh Miền Nam như : Thành Phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai…,Các tỉnh Miền Trung và Tây Nguyên như: Bình Định, Huế, Gia Lai, Đắc Lắc…, một số công ty thường là các công ty SX sản phẩm gỗ mỹ nghệ, tập trung ở các tỉnh phía Bắc và khu vực Đồng Bằng Sông Hồng như: Hà Nội, Hà Tây, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc.
2.2.2. Thị Trường xuất khẩu
Thị trường XK sản phẩm gỗ của Việt Nam đã có nhiều chuyển biến mạnh mẽ trong những năm gần đây, từ chỗ tập trung vào các thị trường trung chuyển như : Singapore, Hồng Kông…, để tái XK sang một nơi thứ 3 và đến nay đã XK trực tiếp sang các thị trường của người tiêu dùng. Hiện tại các sản phẩm gỗ của Việt Nam đã có mặt ở 120 quốc gia và vừng lãnh thổ trên thế giới, với các chủng loại sản phẩm đa dạng, từ hàng trang trí nội thất, hàng ngoài trời…đến các mặt hàng dăm gỗ. Trong đó EU, Mỹ, Nhật Bản là những thị trường tiêu thụ sản phẩm lớn nhất, chiếm hơn 70% tổng sản phẩm gỗ XK của cả nước.
Liên tục trong những năm qua, nhóm hàng sản phẩm gỗ XK của Việt Nam luôn đứng trong nhóm mặt hàng XK có tốc độ tăng trưởng cao nhất, với mức tăng trưởng trung bình trên 30%. Năm 2006 kim ngạch XK cuả sản phẩm gỗ Việt Nam đã xấp xỉ 2 tỷ USD, năm 2007 XK được 2,4 tỷ USD, đến năm 2008 XK 2,8 tỷ USD, năm 2009 là 2,5 tỷ USD.
2.2.3. Các sản phẩm gỗ xuất khẩu
Sản phẩm XK gỗ của Việt Nam từ chỗ chỉ là sản phẩm thô (gỗ tròn, gỗ xẻ) đã phát triển lên một trình độ gia công cao hơn, áp dụng công nghệ tẩm, sấy, chế biến và trang trí bề mặt…, XK các sản phẩm hoàn chỉnh có giá trị gia tăng về công nghệ và lao động. Có thể chia ra các sản phẩm gỗ của Việt Nam thành 4 nhóm chính :
- Nhóm thứ nhất : nhóm sản phẩm gỗ sử dụng ngoài trời bao gồm các loại bàn ghế, giường tắm nắng, ván lót sàn, xích đu, ghế bãi biển…làm hoàn toàn từ gỗ hoặc kết hợp với các vật liệu khác như sắt nhôm.
- Nhóm thứ hai : nhóm sản phẩm sử dụng trong nhà bao gồm các loại bàn ghế ăn , giường ngủ, tủ áo, tủ trang điểm, kệ sách…làm hoàn toàn từ gỗ hay kết hợp với các vật liệu khác như vải, nệm.
- Nhóm thứ ba: nhóm sản phẩm gỗ mỹ nghệ chủ yếu từ gỗ rừng tự nhiên bao gồm bàn ghế, tủ, kệ …áp dụng các công nghệ chạm, khắc.
- Nhóm thứ tư: nhóm sản phẩm gỗ SX từ gỗ rừng trồng như gỗ tràm…
Hiện nay sản phẩm gỗ chế biến XK sang thị trường Mỹ chủ yếu là các sản phẩm sử dụng trong nhà làm từ gỗ cứng ( Sồi, OAKL…) trong khi các sản phẩm tới thị trường EU chủ yếu là các sản phẩm sử dụng ngoài trời làm từ gỗ mềm (Tràm, Bạch Đàn, Thông…)
2.3. Tình hình kinh doanh xuất khẩu sản phẩm gỗ của công ty
2.3.1. Cơ cấu chủng loại sản phẩm gỗ xuất khẩu của công ty
Bảng 2.1 : Cơ cấu các sản phẩm gỗ XK của công ty trong giai đoạn từ năm 2007 – 2009
ĐVT : USD, %
Chủng loại sản phẩm
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
Doanh thu
Tỷ
trọng
Doanh thu
Tỷ trọng
Doanh thu
Tỷ trọng
Bộ bàn ghế picnic, coffee
750.321
29
869.800
33
1.120.110
30
Giường, ghế bãi biển
456.404
19
420.919
16
675.200
18
Ghế thư giản, xích đu
260.334
11
110.120
4
142.179
4
Bàn ghế sân vườn
654.890
25
833.900
32
1.242.155
32
Kệ tivi, kệ sách
102.315
4
78.918
3
69.101
2
Tủ đầu giường, tủ trang điểm
98.500
3
56.660
2
45.905
1
Các loại khác
257.809
9
273.569
10
476.506
13
Tổng :
2.580.573
100
2.643.976
100
3.771.156
100
Nguồn : Phòng kế hoạch kỹ thuật
Hình 2.1 : Một số sản phẩm bộ bàn ghế picnic, coffee của công ty
Mã số : 00115 Mã số : 00120
Tên sản phẩm : Kreta set Tên sản phẩm : Genova set
Đơn giá : 30.8 USD Đơn giá : 32.1 USD
Hình 2.2 : Một số sản phẩm giường, ghế bãi biển của công ty
Mã số : 01021 Mã số : 00125
Tên sản phẩm : Lettino sunlounge Tên sản phẩm : Genova set
Đơn giá : 57.6 USD Đơn giá : 24.5 USD
Hình 2.3 : Một số sản phẩm ghế thư giản, xích đu của công ty
Mã số : 01027 Mã số : 01029
Tên sản phẩm : Bearchair Tên sản phẩm : Swing
Đơn giá : 39.4 USD Đơn giá : 135 USD
Hình 2.4 : Một số sản phẩm bàn, ghế sân vườn của công ty
Mã số : 00102 Mã số : 00104
Tên sản phẩm : Bistro cross set Tên sản phẩm : Milan set
Đơn giá : 146.2 USD Đơn giá : 149.5 USD
Hình 2.5 : Một số sản phẩm kệ tivi, kệ sách của công ty
Mã số : 10103 Mã số : 10105
Tên sản phẩm : Sofia TV stand Tên sản phẩm : Sofia bookshelf
Đơn giá : 95 USD Đơn giá : 82 USD
Hình 2.6 : Một số sản phẩm tủ đầu giường , tủ trang điểm của công ty
Mã số : 10107 Mã số : 10108
Tên sản phẩm : Sofia dresser Tên sản phẩm : Sofia nighstand
Đơn giá : 106 USD Đơn giá : 42.8 USD
Hình 2.7 : Một số sản phẩm khác của công ty
Mã số : 01039 Mã số : 01042
Tên sản phẩm : Meson shower Tên sản phẩm : Flower pot
Đơn giá : 33.2 USD Đơn giá : 41 USD
Mã số :01047 Mã số : 01048
Tên sản phẩm : Flower box Tên sản phẩm : Decking
Đơn giá : 21 USD Đơn giá : 1.2 USD
2.3.2. Thị trường xuất khẩu sản phẩm gỗ của công ty
2.3.2.1. Tình hình kinh doanh đồ gỗ trong và ngoài nước
Bảng 2.2 : Kết quả hoạt động kinh doanh SX sản phẩm gỗ năm 2009 của công ty
ĐVT : 1.000.000 VNĐ, %
Chỉ
tiêu
Tổng doanh thu
Tổng chi phí
Lợi nhuận
Giá trị
Tỷ trọng
Giá trị
Tỷ trọng
Giá trị
Tỷ trọng
SX gỗ XK
45.900
65
44.787
64
44.787
98
SX gỗ nội địa
24.936
35
24.665
36
1.112
2
Tổng
70.837
100
69.453
100
45.900
100
Nguồn : Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu
Biểu đồ 2.1 : Biểu đồ doanh thu SX sản phẩm gỗ theo thị trường trong và ngoài nước của công ty năm 2009
Nguồn : Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu
Sản phẩm gỗ của công ty không những SX để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng nội địa nhằm từng bước xây dựng và khẳng định thương hiệu của công ty trong nước mà còn đẩy mạnh XK sang các thị trường nước ngoài nhằm tìm kiếm những thị trường tiềm năng và thu về một khoảng lợi nhuận to lớn từ hoạt động XK. Trong đó doanh thu từ hoạt động XK luôn chiếm tỷ trọng cao hơn so với kinh doanh trong nội địa. Do năng lực công ty còn hạn chế và sự cạnh tranh gay gắt của thị trường trong nước và nhu cầu trong nước còn hạn chế mà doanh thu thị trường nội địa còn thấp chỉ chiếm 35%, còn doanh thu XK chiếm tới 65% trong tổng doanh thu SX, kinh doanh sản phẩm gỗ.
XK sản phẩm gỗ trở thành hoạt động chính yếu và thu về một khoảng lợi nhuận lớn trong kinh doanh SX sản phẩm gỗ của công ty. Năm 2009, lợi nhuận từ XK sản phẩm gỗ là 1.112.727.532 VNĐ gấp 4 lần so với lợi nhuận thu được trong thị trường nội địa và chiếm 98% trong tổng lợi nhuận thu được từ SX kinh doanh sản phẩm gỗ. Cùng với các khách hàng truyền thống, công ty đã không ngừng gia tăng thêm chi phí bán hàng hằng năm của mình để kiếm đối tác trong và ngoài nước nhằm mở rộng thị trường và gia tăng số lượng hợp đồng XK. Các khách hàng nước ngoài chủ yếu của công ty như là: LEGNOLUCE S.P.A ( Ý ), PT EUROFURNINDO ( Hà Lan ),HILLERSTORPSTRA AB ( Thụy Điển ), BREMA MARKETING GMBH + CO KG ( Đức )…, trong những năm qua công ty đã luôn đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường và xúc tiến các hoạt động giới thiệu sản phẩm cũng như tìm kiếm các thị trường mới tiềm năng trên thế giới. Nhờ vậy mà hiện nay DN đã hợp tác với nhiều công ty, khách hàng nước ngoài. Sản phẩm của DN đã được XK ở nhiều nước trên thế giới tập trung chủ yếu ở thị trường EU.
2.3.2.2. Tình hình cơ cấu thị trường xuất khẩu
Bảng 2.3 : Cơ cấu thị trường XK sản phẩm gỗ của công ty từ năm 2007-2009
ĐVT : USD, %
Khu vực
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
Mức độ tăng trưởng
Giá trị
Tỷ trọng
Giá trị
Tỷ trọng
Giá trị
Tỷ trọng
2008/2007
2009/2008
Châu Âu
2.431.449
94
2.397.645
91
2.939.881
78
-1,39
22,62
Châu Á
61.067
2
246.332
9
626.464
17
303,38
154,32
Châu Mỹ
59.077
2
0
0
0
0
0
0
Châu Úc
28.980
2
0
0
204.810
5
0
0
Tổng: KNXK
2.580.573
100
2.643.976
100
3.771.156
100
2,46
42,63
Nguồn : Phòng kế hoạch kỹ thuật
Biểu đồ 2.2 : Biểu đồ thị phần XK sản phẩm gỗ ở các thị trường trên thế giới từ năm 2007-2009
2%
2%
2%
9%
2%
2%
91%
94%
91%
94%
Năm 2007
Năm 2008
5%
17%
78%
78%
Năm 2009
78%
91%
9%
Nguồn : Phòng kế hoạch kỹ thuật
Nhận xét :
- Qua bảng 2.3 và biểu đồ 2.2 cho thấy tổng KNXK sản phẩm gỗ qua 3 năm đều tăng với tốc độ tăng trưởng năm 2008 so với năm 2007 là 2,46% và năm 2009 so với năm 2008 là 42,63%. Cụ thể năm 2007 KNXK sản phẩm gỗ đạt 2.431.449 USD, năm 2008 tăng lên ở con số 2.643.976 USD và năm 2009 là 3.771.156 USD.
- Thị trường Châu Âu là thị trường đạt doanh thu và tỷ trọng cao nhất trong suốt 3 năm, trong đó doanh thu có xu hướng tăng giảm không đều, năm 2008 giảm 1,39% đến năm 2009 lại tăng 22,62% còn tỷ trọng lại có xu hướng giảm nhưng mức giảm không đáng kể. Cụ thể năm 2007 doanh thu 2.431.449 USD chiếm tỷ trọng 94% năm 2008 đạt 2.397.645 USD ứng với tỷ trọng 91% giảm 3% so với năm ngoái, năm 2009 đạt 2.939.881 USD doanh thu tăng 542.236 USD, nhưng tỷ trọng chỉ chiếm 78% giảm 13% so với cùng kỳ năm ngoái.
- Thị trường Châu Á là thị trường có tỷ trọng xếp thứ 2 sau Châu Âu với doanh thu liên tiếp tăng sau 3 năm, tuy có tỷ trọng nhỏ nhưng góp phần không ít vào doanh thu XK sản phẩm gỗ của DN. Năm 2007 doanh thu đạt 61.067 USD chỉ chiếm 2% trong tổng KNXK sản phẩm gỗ, đến năm 2008 doanh thu đạt 246.332 USD tăng gấp 4 lần so với năm trước và năm 2009 doanh thu lại tiếp tục tăng lên con số 626.464 USD chiếm 17% trong tổng KNXK sản phẩm gỗ và tăng 2,54 lần so với năm 2008.
- Ngoài ra còn có một số thị trường như các nước Châu Mỹ và Châu Úc nhưng chỉ chiếm một phần tỷ trọng nhỏ và một khoản doanh thu khiêm tốn, thất thường không đều qua các năm.
Bảng 2.4 : Doanh thu XK sản phẩm gỗ từ các thị trường trên thế giới của công ty
ĐVT : USD
Thị trường
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
Trung quốc, Singapore
19.174,40
87.892,50
0
Mỹ
45.215,00
0
0
Phần Lan, Ireland
203.012,50
0
0
Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha
372.197,70
0
130.606,21
Anh
267.532,22
0
207.955,60
Hà Lan
912.866,80
1.801.029,45
1.066.739,66
Ý, Malta
283.538,46
527.518,05
1.063.495,53
Pháp, Đan Mạch
119.160,02
0
0
Bỉ, Thủy Điển, Hungary
57.068,00
0
169.897,91
Canada, Nam Mỹ
13.862,00
0
0
Israel, Đức
108.497,24
69.097,00
187.244,03
Úc, Newzeland
28.980,00
0
204.810,32
Ấn Độ, Hàn Quốc
41.892,66
0
0
Scotland, Greece
65.370,00
0
0
Tahiti, Montenegro
42.206,45
0
113.941,71
Đài Loan, Ả rập
0
158.439
260.741,47
Hồng Kông
0
0
356.722,56
Tổng:
2.580.573
2.643.976
3.771.155
Nguồn : Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu
Nhận xét :
Qua bảng 2.4 thấy được KNXK vào các thị trường có sự tăng giảm không đồng đều. Thị trường quen thuộc và chính yếu của công ty là các nước trong EU như : Hà Lan, Ý, Đức, Thụy Điển, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha…, ở Châu Á như : Trung Quốc, Ấn Độ, Singapore, Đài Loan, Hồng Kông…, ngoài ra còn có một số nước như : Mỹ, Hàn Quốc, Canada…, năm 2008 và 2009 thị trường XK không đa dạng như năm 2007 nhưng tỷ trọng XK lại cao hơn. Nhìn chung tổng KNXK của công ty tăng trưởng khá ổn định, năm sau cao hơn năm trước mặc dù trong những năm gần đây công ty cũng chịu ảnh hưởng không nhỏ bởi tình hình kinh tế thế giới khó khăn.
2.3.3. Kinh ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ của công ty
2.3.3.1. Kinh ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ từ năm 2007 - 2009 của công ty
Bảng 2.5 : Tình hình thực hiện KNXK sản phẩm gỗ của công ty từ năm 2007-2009
ĐVT : 1.000 USD, %
Chỉ tiêu
Thực hiện
So sánh
2007/2006
2008/2007
2009/2008
2006
2007
2008
2009
±%
±%
±%
±%
±%
±%
Tổng : KNXK
1.764
1.657
2.652
3.771
-107
-6
995
60,1
1.119
42,19
Nguồn : Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu
Biểu đồ 2.3 : Biểu đồ tổng giá trị XK sản phẩm gỗ của công ty từ năm 2006-2009
Nguồn : Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu
- Nhận xét :
Qua bảng số liệu trên cho thấy tình hình XK sản phẩm gỗ của công ty trong những năm qua có nhiều thay đổi và có xu hướng phát triển tốt. KNXK năm 2007 có xu hướng giảm nhẹ 6% tương ứng với giá trị 107.000 USD. Qua năm 2008 KNXK tăng lên 2.652.000 USD ứng với tốc độ tăng là 60,5%. Năm 2009 kinh ngạch thêm tiếp tục tăng 1.119.000 USD ứng với tăng là 42,9%, việc gia tăng KNXK cho thấy được năng lực SX kinh doanh XK và lợi thế về cạnh tranh về sản phẩm gỗ của công ty ngày càng có hiểu quả dù đã gặp phải gặp không ít khó khăn.
- Nguyên nhân :
+ Do nhu cầu sử dụng sản phẩm gỗ, đặc biệt là sản phẩm gỗ sử dụng ngoài trời ngày càng tăng, nhất là ở thị trường Châu Âu.
+ Do công ty tăng cường trồng để đảm bảo nguồn nguyên liệu dồi dào và ổn định, nên tiến độ SX được đảm bảo không bị trì trệ trong quá trình SX và XK.
+ Công ty áp dụng thành công hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 : 2008 với phương châm : giảm tỷ lệ hàng hư trong từng công đoạn, đảm bảo giao hàng đúng số lượng, đúng chủng loại và không bị trả lại, giảm tỷ lệ khiếu nại của khách hàng góp phần nâng cao vị thế cạnh tranh của công ty trong ngành.
+ Công ty ngày càng chú trọng đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trí thức, tay nghề cho cán bộ, công nhân viên lao động.
2.3.3.2. Hiệu quả hoạt động kinh doanh xuất khẩu sản phẩm gỗ của công ty trong năm 2009
Bảng 2.6 : Các chỉ tiêu và kế hoạch thực hiện kinh doanh XK sản phẩm trong năm 2009.
ĐVT : VNĐ, %
Chỉ tiêu
Kế hoạch
Thực hiên
Tỷ lệ (%)
1. Tổng doanh thu
83.160.543.900
85.534.222.838
2,85
2. Tổng chi phí (cả thuế)
82.158.789.600
83.846.109.400
2,02
a. Định phí
1.082.960.540
1.217.730.232
12,44
b. Biến phí
81.075.829.060
82.596.589.479
1,88
3. Tổng vốn kinh doanh
27.540.767.083
27.540.767.083
100
a. Vốn cố định
8.405.109.183
8.405.109.183
100
b. Vốn lưu động
19.135.657.900
19.135.657.900
100
4. Lãi gộp (1-2b)
2.084.714.840
2.937.633.359
40,91
5. Lãi gộp (1-2)
1.001.754.300
1.688.113.438
71,69
Nguồn : Phòng kế toán tài vụ
Qua các chỉ tiêu trên ta có thể đánh giá hiệu quả của hoạt động kinh doanh XK hàng hóa ở công ty năm 2009 vừa qua như sau :
- Lợi nhuận thực tế mà công ty đạt được qua hoạt động XK.
Lợi nhuận thực tế = Tổng doanh thu - Tổng chi phí.
LNTT = TRTT - TCTT = 85.534.222.838 – 83.814.319.711 = 1.719.903.127 ( vnđ )
Trong khi đó, kế hoạch công ty đạt được mức lợi nhuận là :
LNKH = TRKH – TCKH= 83.160.543.900 – 82.158.789.600 = 1.001.754.300 ( vnđ )
Như vậy công ty đã đạt vượt mức kế hoạch là :
( LNTT – LNKH ) * 100% = ( 1.719.903.127 – 1.001.754.300 ) * 100%
LNKH 1.001.754.300
= 71.69 %
- Hiệu quả XK hàng hóa
Hx = Tổng DT / Tổng CP = Tx / Cx
= 85.534.222.838 / 83.814.319.711 = 1,02
Như vậy H = 1,02 > 1 suy ra hoạt động SX của công ty đã đem lại hiệu quả trong kinh doanh. Tuy nhiên, hệ số H còn thấp vì vậy công ty cần tìm cách nâng cao hệ số H hơn nữa.
- Tỷ suất doanh lợi ( P’ ): P’ = P/V
Tỷ suất doanh lợi của hoạt động XK
= ( Tổng lợi nhuận/ Tổng vốn kinh doanh ) * 100%
= (1.688.113.438 / 27.540.767.083) * 100% = 6,13%
Chỉ tiêu này cho ta biết một đồng vốn đầu tư vào kinh doanh XK sản phẩm gỗ thì công ty sẽ thu được 0,0613 đồng lợi nhuận. Đây là một mức tỷ suất doanh lợi thấp, công ty cần phải cố gắng hơn nữa. Nguyên nhân là do tốc độ quay của đồng vốn.
- Thời gian hòa vốn ( TH )
TH = 12 tháng * tổng chi phí / tổng số lãi gộp cả năm
= 12 * 83.846.109.400 / 2.937.633.359 / 30 ngày
= 11,41 tháng = 11 tháng 12 ngày
Như vậy trong vòng 11 tháng 12 ngày công ty đã đủ thời gian để hòa vốn, tức là doanh thu đủ trang trải mọi chi phí, không lỗ, không lãi, hay nói cách khác công ty có mức lãi gộp bằng tổng định phí. Do đó các ngày sau, mọi doanh thu trừ chi phí biến đổi đều trở thành lãi của công ty.
Qua phân tích trên ta thấy rằng, hoạt động kinh doanh của công ty có kết quả chưa cao, điều này phản ảnh công ty cần phải cố gắng nhiều hơn nữa trong thời gian tới để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh XK bằng mọi cách nâng cao tốc độ quay của đồng vốn, tăng doanh thu và giảm bớt các khoản chi phí không cần thiết.
2.3.4. Đánh giá chung về hoạt động kinh doanh XK sản phẩm gỗ của công ty
2.3.4.1. Những ưu điểm chính
Có nguồn vốn tương đối và có quan hệ tốt với các bạn hàng lâu năm.
Kiểm soát tốt nguồn cung ứng nguyên vật liệu
Thị trường XK sản phẩm gỗ của công ty rộng lớn, với nhiều khách hàng lâu năm chiếm tỷ trọng cao trong tổng kim ngạch XK của công ty.
Lãnh đạo và cán bộ quản lý luôn tích cực, chủ động tìm tòi những hướng đi mới trong việc tìm kiếm thêm khách hàng và mở rộng thị trường.
Cơ cấu tổ chức quản lý của DN được chia thành nhiều phòng ban với nhiều chức năng, nhiệm vụ khác nhau nhưng đều có cùng mục tiêu chung là hỗ trợ cho quy trình SX sản phẩm từ khâu thiết kế đến khâu cuối cùng, để đảm bảo cung cấp cho khách hàng những sản phẩm với chất lượng cao, đáng tin cậy.
Hoạt động tiếp thị quảng bá hình ảnh của công ty trong và ngoài nước đang ngày càng được chú trọng .
Đội ngũ nhân viên XNK năng động, nhiệt tình có đủ năng lực, trình độ và kinh nghiệm lâu năm trong việc tham gia ký kết các hợp đồng ngoại.
Hình thức XK của công ty là XK trực tiếp do đó công tác đàm phán giao dịch trực tiếp dễ dàng đi đến thống nhất ít xảy ra hiểu lầm đáng tiếc, giảm được chi phí trung gian tăng lợi nhuận cho công ty.
DN ngày càng chú trọng đến chất lượng, mẫu mã của sản phẩm đầu ra, đưa hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001: 2008 vào trong từng quy trình sản xuất để kiểm tra giám xác, nên chất lượng sản phẩm ngày càng nâng cao tạo được huy tín và lòng tin đối với khách hàng.
DN đang tích cực tham gia các hội chợ triển lãm tiêu dùng trong nước nhằm quảng bá hình ảnh của công ty.
2.3.4.1. Những nhược điểm chính
Bên cạnh những thuận lợi thì công ty còn có những khó khăn như sau :
- Công nghệ SX còn lạc hậu, phần lớn dây chuyền thiết bị, máy chế biến gỗ được SX từ Đài Loan, Trung Quốc, Việt Nam
- Một số khâu SX còn mang tính chất thủ công nên thời gian làm ra sản phẩm chậm lại, nên tiến độ SX và chất lượng sản phẩm chưa đạt được yêu cầu đối với những khách hàng khó tính.
- Tiếp cận thị trường còn yếu, hiện nay có một số thị trường mà DN không chủ động tìm kiếm khách hàng mà để khách hàng tự tìm đến ký hợp đồng với DN.
- Nguồn vốn của DN chưa mạnh nợ ngắn hạn còn nhiều nên áp lực, trả lãi vay ngân hàng còn khá cao.
- Lực lượng lao động nhiều nhưng số lượng công nhân kỹ thuật có tay nghề, bậc thợ cao còn ít.
- Công tác nghiên cứu tiếp cận các thị trường mới trên thế giới còn chưa cao, chưa thể tiếp cận hay chinh phục được các thị trường lớn.
- Việc đầu tư cho nghiên cứu thị hiếu của khách hàng còn hạn chế, đặc biệt chưa có sự đầu tư để mở các văn phòng đại diện tại nước ngoài để có điều kiện tiếp xúc trực tiếp với khách hàng. Do đó chưa nắm bắc được nhu cầu riêng biệt trên thế giới.
- Cơ cấu chủng loại sản phẩm ít đa dạng và phong phú, chưa có chiến lược mở rộng đa dạng hóa sản phẩm, chỉ tập trung SX các sản phẩm quen thuộc.
- Hoạt động chiêu thị cổ động còn yếu, chưa có bộ phận riêng chuyên trách tiếp thị quảng bá hình ảnh của công ty, nên thông tin và hình ảnh ít được các công ty nước ngoài biết đến.
- Thị phần trong nước còn quá nhỏ bé, không đủ sức cạnh tranh với các DN lớn trong ngành chế biến gỗ, nên dễ bị chèn ép.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 :
Liên minh Châu Âu ( EU ) hiện là thị trường NK các sản phẩm gỗ lớn nhất thế giới. Sản phẩm gỗ XK của Việt Nam vào thị trường này đang phải cạnh tranh quyết liệt với Trung Quốc, trong khi EU lại đòi hỏi khắt khe về các tiêu chuẩn, chất lượng, mẫu mã và giá cả phải cạnh tranh. Vậy công ty cần phải chuẩn bị cho mình những gì khi muốn chinh phục thị trường rộng lớn và đầy triển vọng này?. Trong số 27 thành viên EU, các nước Đức, Pháp, Ý, Hà Lan, Tây Ban Nha, Thụy Điển là những thị trường lớn nhất Châu Âu. Năm 2004 các nước trên chiếm 80% tổng giá trị tiêu thụ sản phẩm gỗ của EU, đạt 70 tỷ USD. Sản phẩm gỗ XK của Việt Nam vào EU hiện đang hưởng thuế GSP với mức thuế suất chủ yếu là 0% ( một số mã hàng chịu thuế 2,1% ), đã giúp DN có một lợi thế nhất định khi chen chân vào thị trường EU so với các DN thuộc các nước như : Trung Quốc, Indonesia, Brazil, Malaysia…, do các nước này không được hưởng thuế GSP. Kinh ngạch XK sản phẩm gỗ của công ty vào EU trong thời gian qua có mức tăng trưởng trung bình 20%/năm, tập trung vào các sản phẩm gỗ sử dụng ngoài trời và trong nhà. Tuy nhiên so với tổng lượng NK và tiêu dùng của EU thì mức XK của công ty vẫn còn khiêm tốn và chưa phản ánh đúng tiềm năng, một trong những nguyên nhân là công ty còn phải cạnh tranh với các DN trong nước và các DN nước ngoài như : Trung Quốc, Malaysia, Indonesia…
EU cũng là những thị trường chính yếu quan trọng của công ty, ý thức rõ được nhu cầu của thị trường tuy khó tính nhưng đầy triển vọng này, công ty cũng đã có những bước cải tiến chất lượng, mẫu mã cho phù hợp với nhu cầu thị hiếu của khách hàng. Vì vậy mà kinh ngạch XK sản phẩm gỗ vào thị trường này luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng kinh ngạch XK sản phẩm gỗ của công ty qua các năm qua.
CHƯƠNG 3 : MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XUẤT KHẨU SẢN PHẨM GỖ CỦA CÔNG TY.
3.1. Một số giải pháp
3.1.1. Đầu tư cải tiến quy trình công nghệ, máy móc thiết bị
3.1.1.1. Mục tiêu
Để có thể duy trì lâu dài và mở rộng mối quan hệ trong các thị trường đồ gỗ quen thuộc như EU và tiếp cận các thị trường tiềm năng, rộng lớn nhưng khó tính như : Mỹ, Nhật Bản. DN cần có những kế hoạch cấp thiết để giải quyết nhanh chóng các yếu kém về mặt kỹ thuật, công nghệ, quy trình SX sản phẩm, nâng cao năng xuất và chất lượng sản phẩm.
3.1.1.2. Cách thức thực hiện
Việc đầu tư đổi mới công nghệ phải nhằm đồng bộ hóa dây chuyền SX, nâng cao chất lượng, mẫu mã, cũng như nâng cao năng suất lao động thì việc đầu tư đổi mới công nghệ là hết sức cần thiết cấp bách đối với DN. Không nhất thiết phải là công nghệ, máy móc hiện đại mà chủ yếu phụ thuộc vào yêu cầu nhiệm vụ SX kinh doanh cũng như tình hình tài chính của DN. DN cần xem xét kiểm tra và đánh giá lại toàn bộ máy móc thiết bị trên cơ sở đó có những chủ trương đổi mới công nghệ trọng điểm mũi nhọn.
Bên cạnh việc tiếp tục phát triển theo chiều rộng thì phát triển theo chiều sâu phải được coi là hướng chủ đạo trong SX kinh doanh của công ty trong tương lai. Bởi lẽ ưu thế và giá nhân công rẻ đang mất dần thì yếu tố công nghệ cao đang trở thành một vũ khí mới để nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.
Ngoài ra trình độ công nghệ phải phù hợp với trình độ tay nghề của người lao động tránh đầu tư công nghệ quá hiện đại mà người lao động không biết sử dụng hay khai thác không hiệu quả như nó vốn có. Nhưng cũng không nên đầu tư công nghệ trung bình, những máy móc đã qua sử dụng ( Second hand ) bởi chúng chỉ giải quyết được yêu cầu trước mắt và lại nhanh chóng bị lạc hậu.
3.1.1.2. Hiệu quả
Để có thể đầu tư mang lại hiệu quả tốt thì công ty phải thành lập được một đội ngũ quản lý, thẩm định dự án đầu tư máy móc thiết bị, nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất tránh tình gây lãng phí.
Bồi dưỡng và nâng cao trình độ sử dụng máy móc thiết bị hiện đại cho công nhân, để quy trình SX hoạt động tốt hơn, năng suất cao hơn, chất lượng sản phẩm đạt theo yêu cầu của khách hàng.
Công ty cũng cần phải đa dạng hóa hình thức huy động vốn để có thể sẵn sàng đáp ứng nhu cầu đổi mới trang thiết bị máy móc khi cần thiết.
Máy móc thiết bị được đầu tư kéo theo phải xem xét và đầu tư lại nhà xưởng SX để cho phù, tránh tình trạng đầu tư không cần bằng sẽ ảnh hưởng đến năng xuất SX.
3.1.2. Hoàn thiện sản phẩm.
3.1.2.1. Mục tiêu
Chất lượng sản phẩm luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu, người tiêu dùng dù ở bất cứ đâu trên thế giới này điều muốn tiêu đồng tiền một cách có hiệu quả nhất, để xứng đáng với giá trị đồng tiền mà họ bỏ ra. Trong những năm gần đây vấn đề chất lượng và quản trị chất lượng ở nước ta được đặc biệt quan tâm.
Mẫu mã sản phẩm cũng là yếu tố quan trọng quyết định không kém hiện nay, xu hướng “thay đổi gu” trong tiêu dùng hàng nội thất rất nhanh. Vì vậy mà DN cần ý thức rõ được nhu cầu của từng thị trường để có những cải tiến chất lượng cũng như mẫu mã, đa dạng hóa sản phẩm cho phù hợp với nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng.
3.1.2.2. Cách thức thực hiện
Trong xu thế toàn cầu hóa về kinh tế hiện nay khi mà các rào cản thuế quan ngày càng bị hạn chế thì các rào cản phi thuế quan lại được dựng lên để bảo vệ quyền lợi cho người tiêu dùng thị trường rộng lớn, tiềm năng đều là các thị trường khí tính và đòi hỏi chất lượng cao. Vì vậy vấn đề cấp bách của Công Ty TNHH 1 TV Lâm
Nghiệp Sài Gòn đó là nếu muốn tăng giá trị NK các sản phẩm gỗ vào thị trường truyền thống như Châu Âu đồng thời tiếp cận với các thị trường khó tính và nhiều rào cản như Mỹ, Nhật thì phải nâng cao chất lượng sản phẩm để theo kịp trình độ và xu thế của ngành, đồng thời cũng là biện pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty.
Những sản phẩm gỗ cao cấp nên đi kèm với tính đa dạng và sáng tạo, không trùng lập, nhái mẫu mã, nghèo nàn mẫu mã. Cách điệu làm sáng tạo các sản phẩm gỗ như sản phẩm gỗ có kết hợp với nhiều chất liệu phụ trợ khác, vừa làm phong phú và đa dạng về mẫu mã, lại tiết kiệm được chi phí do các vật liệu phụ trợ thường rẻ tiền và lại thân thiện môi trường. Có thể lấy ví dụ như sản phẩm gỗ có kết hợp song mây, lá, vải, inox, bèo.
3.1.2.3 Hiệu quả
Để thực hiện tốt công tác chất lượng và quản trị chất lượng công ty cần chú ý duy trì và đẩy mạnh hơn nữa các công tác :
- Quản trị chất lượng trong khâu thiết kế sản phẩm với mẫu mã và kiểu dáng phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng.
- Quản trị chất lượng trong khâu cung ứng : Kiểm tra chặt chẽ chất lượng nguyên vật liệu đã nhận từ các đối tác hay chủ động mua hàng dự trữ để đảm bảo cho quá trình SX, bảo quản tốt nguyên vật liệu để tránh được những hư hỏng không cần thiết.
- Tuân thủ nghiêm ngặt yêu cầu đặt hàng của các đối tác nước ngoài về chủng loại và chất lượng nguyên vật liệu, quy trình SX, quy trình kỹ thuật…
- Quản trị chất lượng trong khâu SX, thực hiện tốt công tác kiểm tra chất lượng từ các công đoạn trong quá trình SX đến thành phẩm cuối cùng, nâng cao trình độ chuyên môn hóa và ý thức trách nhiệm của lao động trong từng khâu SX.
- Nâng cao hiệu quả của các thiết bị máy móc sẵn có, cũng như sẵn sàng đổi mới công nghệ và nâng cao tay nghề của người lao động khi cần thiết.
- Củng cố và nâng cao chất lượng của hoạt động quản trị định hướng theo ISO 9001.
Quản trị chất lượng sản phẩm có ý nghĩa lớn đối với hoạt động SX kinh doanh của công ty. Khi thực hiện tốt thì chất lượng sản phẩm sẽ được nâng cao, mọi chi tiết trong từng khâu SX sẽ được đồng điều, tránh được những hao phí do sai hỏng không cần thiết cũng như đảm bảo thời gian giao hàng cho khách hàng.
Với thị trường XK sản phẩm gỗ chính là các nước Châu Âu, DN không nên chỉ bó hẹp trong việc SX các sản phẩm gỗ ngoài trời mà cần quan tâm nghiên cứu đến thị hiếu của người tiêu dùng của từng thị trường này đối với một số chủng loại sau : nội thất dân tộc, đồ dùng bình dân phù hợp với phong cách giản dị đương thời như : ghế không đệm,bộ bàn tròn kết hợp đệm nhỏ để quỳ, đồ dùng nhà bếp không giá đỡ, nội thất thuộc địa với đồ dùng xa hoa bằng gỗ sẫm màu như : gỗ mun, gỗ anh đào, nội thất bằng song mây kết hợp với kim loại cũng đang rất được ưa chuộng, nội thất cho phòng khách nhỏ, nội thất văn phòng với đặc tính đa chức năng và hiện đại, nhóm nội thất thiên nhiên, nội thất cho người già, người có thu nhập thất…Nghiên cứu những sản phẩm mới để công ty có những hướng đi mới trong việc đa dạng hóa sản phẩm tạo thêm nhiều lựa chọn cho người tiêu dùng.
3.1.3. Hoàn thiện cơ cấu tổ chức.
3.1.3.1 Mục tiêu
Con người là chủ thể của mọi hoạt động kinh tế tất cả các mục đích của mọi hoạt động SX kinh doanh đều phục vụ cho con người và cũng do con người thực hiện.Chính vì vậy mà trong bất kỳ mọi chiến lược phát triển của bất kỳ một công ty nào cũng không thể thiếu chiến lược về nhân sự.
Hiện nay mọi công tác liên quan đến thị trường của công ty đều do các phòng nghiệp vụ của công ty đảm nhận. Do vậy việc nghiên cứu thị trường cũng như cách thức tiếp cận thị trường còn nhiều hạn chế. Để có sự thống nhất hơn trong việc nghiên cứu và đưa ra các chính sách về thị trường, công ty cần cho ra đời một phòng marketing với chức năng chuyên biệt.
3.1.3.2. Cách thức thực hiện
Chỉ ra các nhu cầu và xu hướng, cách thức thỏa mãn nhu cầu của các thị trường mà công ty đã, đang và sẽ hướng tới.
Phân đoạn và lựa chọn thị trường.
Đề xuất các chính sách về thị trường, giá cả, chất lượng sản phẩm, phân phối, để xâm nhập và khai thác thị trường mới.
Phối hợp với các phòng nghiệp vụ để thực hiện các hoạt động kinh doanh và hoạt động XNK.
Thu nhận và phân tích các thông tin phản hồi từ bạn hàng, đối tác kinh doanh để rút kinh nghiệm, đổi mới, khắc phục những thiếu sốt.
3.1.3.2. Hiệu quả.
Đây là một trong những nguồn lực cơ bản của mỗi quốc gia. DN cần xây dựng và giữ vững được một đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn cao, có kinh nghiệm về ngoại ngữ nhất là trong điều kiện môi trường kinh doanh quốc tế hiện nay đầy biến động, thông tin thay đổi từng giờ. Mỗi một cán bộ kinh doanh phải năng động sáng tạo, thường xuyên được bồi dưỡng về trình độ để có thể dự báo được những biến động thị trường, nắm bắt thông tin và kịp thời có những cách ứng phó linh hoạt trước những biến động đó.
Các biện pháp mà công ty có thể thực hiện để đạt hiệu quả cao :
- Đào tạo chuyên môn cho đôi ngũ cán bộ mới vào nghề, giúp họ nâng cao được trình độ nghiệp vụ.
- Thường xuyên cử cán bộ, các nhà DN trẻ có năng lực đi học tập nghiên cứu ở các lớp đào tạo cán bộ kinh doanh trong và ngoài nước.
- Đào tạo đội ngũ kỹ thuật viên có đủ năng lực kiểm tra, giám định hàng hóa, đảm bảo chất lượng theo đúng yêu cầu tiêu chuẩn quốc tế.
Trong điều kiện cho phép công ty có thể mời các chuyên gia kinh tế, các chuyên gia về kinh doanh quốc tế để mở các lớp học ngắn hạn hoặc nói chuyện trực tiếp tại công ty về nghiệp vụ ngoại thương, nghệ thuật đàm phán trong kinh doanh thương mại quốc tế, về tình hình và xu hướng biến động của thị trường thế giới …
Bên cạnh đó, công ty phải tạo được sự đoàn kết nhất trí trong cán bộ công nhân viên làm cho họ toàn tâm toàn lực đóng góp cho công việc chung bằng các biện pháp như : có chính sách khuyến khích cán bộ đi học thêm nhưng vẫn được hưởng lương, tạo điều kiện để họ có thể áp dụng ngay những điều đã học vào thực tế, khuyến khích các cán bộ sáng tạo trong lao động. Có chế độ thưởng thích hợp cho những ai có ý kiến đóng góp hiệu quả, lồng các mục tiêu chung vào mục tiêu cá nhân để nâng cao ý thức trách nhiệm của mỗi cán bộ trong công ty. Tiến hành các hình thức biểu dương khen thưởng trước toàn công ty nhưng hiệu quả hơn vẫn là việc khuyến khích họ bằng hiện vật. Cần có chế độ ưu đãi đối với CB-CNV lâu năm cũng như đặc biệt quan tâm tới thế hệ trẻ lực lượng kế nhiệm lãnh đạo và dẫn dắt công ty trong tương lai, cần tạo điều kiện cho toàn thể cán bộ trong công ty có cơ hội hiểu biết và giúp đỡ lẫn nhau.
3.1.4. Phát triển và mở rộng thị trường
3.1.4.1. Mục tiêu
Việc XK của công ty sang các thị trường truyền thống doanh thu còn thấp so với khả năng SX của công ty cho nên trong thời gian tới công ty cần đầu tư hơn nữa vào nghiên cứu để lựa chọn và mở rộng thị trường XK mới. Từ đó có chiến lược XK phù hợp, đem lại hiệu quả cao.
Vậy nên, công ty cần mạnh dạn nghiên cứu để tiếp cận trực tiếp các thị trường này. Công ty có thể thu thập thông tin về thị trường thông qua các cơ quan xúc tiến thương mại của Việt Nam tại nước sở tại hoặc tham gia hội chợ triển lãm để có điều kiện tiếp xúc với các thương nhân nước ngoài, tìm kiếm bạn hàng, đối tác làm ăn.
3.1.4.2. Cách thức thực hiện
Sau khi lựa chọn các thị trường trọng điểm, công ty cần phải chú ý đến các hoạt động marketing để tham nhập vào thị trường đó. Việc sử dụng các công cụ marketing ( giá cả, sản phẩm, phân phối, xúc tiến…) phải thích hợp với đặc điểm của mỗi thị trường để đạt hiệu quả cao.
Trong XK nhân tố chất lượng phải được đặt lên hàng đầu. Để có chất lượng sản phẩm cao đáp ứng nhu cầu XK, công ty không chỉ cần nâng cao hiệu quả của công tác giám định chất lượng hàng hóa mà cần phải trực tiếp đầu tư vào một số lĩnh vực SX. Chất lượng hàng hóa phụ thuộc vào yêu cầu chất lượng của thị trường đó. Sự đòi hỏi về chất lượng hàng hóa ở mỗi thị trường lá khác nhau. Chẳng hạn đối với thị trường EU, Nhật Bản, Mỹ thì yêu cầu về chất lượng hàng hóa là rất cao. Ngược lại, đối vối các thị trừơng Châu Phi thì yếu tố đáng quan tâm hơn lại là giá cả.
Giá cũng là một nhân tố rất quan trọng trong marketing XK. Giá là một công cụ để công ty thực hiện lợi nhuận nhưng cũng là công cụ để lôi kéo khách hàng, Mức giá hợp lý là giá thu hút được nhiều khách hàng trong khi vẫn đảm bảo lợi nhuận dự kiến. Trong khi đặt giá, công ty cần phải tính đến sự phù hợp giữa giá cả và chất lượng, vừa hấp dẫn, vừa tạo được niềm tin từ phí khách hàng. Công ty nên áp dụng chính sách giá mềm dẻo, linh hoạt để thu hút được nhiều đối tượng khách hàng khác nhau, ưu đãi về giá cho những đối tượng khách hàng mua với khối lượng lớn và những khách hàng truyền thống.
Các biện pháp xúc tiến và khuyến trương cũng rất quan trọng để bán được hàng XK. Công ty nên tăng cường áp dụng các biện pháp : quảng cáo trên mạng internet, tham gia hội chợ hàng tiêu dùng quốc tế, gửi các đơn chào hàng đến các nhà NK nước ngoài…, tạo mọi cơ hội để giới thiệu, khuyếch trương uy tín sản phẩm của mình.
3.1.4.3. Hiệu quả
Mặc dù hiện nay, công ty đã có quan hệ với các bạn hàng ở hầu hết các khu vực trên thế giới. Tuy nhiên để có một hướng XK vững chắc công ty cần tập trung một số thị trường như sau:
- Thị trường EU : Liên minh Châu Âu ( EU ) hiện là thị trường NK sản phẩm lớn nhất thế giới. Sản phẩm gỗ XK của Việt Nam vào thị trường này đang phải cạnh tranh quyết liệt với hàng Trung Quốc, trong khi EU lại đòi hỏi khắt khe về tiêu chuẩn, mẫu mã và giá cả phải cạnh tranh. Ngoài ra việc giao hàng nhanh, đúng hẹn, đúng mùa vụ, đóng gói tốt và yêu cầu có chứng chỉ gỗ ( FSC ) cũng đang là một đòi hỏi có tính ràng buộc.
Để sản phẩm gỗ của công ty vững chân trong thị trường này, công ty cần phải đầu tư hơn nữa vào khâu chất lượng sản phẩm. Ngoài ra cần phải cập nhật, tìm hiểu những quy định khắt khe của thị trường này để chuẩn bị có những hướng giải quyết kịp thời. Chẳng hạn như : để XK được các sản phẩm gỗ vào EU, sản phẩm gỗ XK phải đáp ứng một số quy định như sau:
+ Về bộ quy định sản phẩm, gồm có trách nhiệm pháp lý theo quy định 85/343/EEC, nghĩa là phải có đền bù thiệt hại cho cá nhân hoặc tập thể khi sản phẩm không an toàn, gây thiệt hại cho người sử dụng.
+ Kế đến, quy định kiểm soát các chất nguy hiểm có thể có trong sản phẩm, như: cadmium, PCP bị hạn chế dư lượng, các chất amiăng, PCB, PCT bị cấm, hóa chất gây thủng tầng ozôn và cho kiểm soát theo chế độ đặc biệt khắt khe làm từ gỗ gụ, thông Chilê, gỗ hồng sắc của Braxin.
+ Song song đó là các yêu cầu khá chặt chẽ về bao bì, nhãn mác sản phẩm. Đây là quy định chung cho hầu hết các mặt hàng XK vào EU.
+ Ngoài ra EU còn có nhiều yêu cầu để bảo vệ người lao động, bảo đảm an toàn và sức khỏe nghề nghiệp, các yêu cầu về điều kiện môi trường như: SX thân thiện với môi trường, nhãn sinh thái và đặc biệt là chương trình phát triển bền vững diện tích rừng. Theo đó các DN được đòi hỏi phải có chứng chỉ rừng FSC ( Forest Stewardship Council – Hội đồng quản lý rừng quốc tế ), yêu cầu chỉ được khai thác rừng trồng, rừng không có nguy hại cơ bị diệt chủng, phải bảo đảm đa dạng sinh học, chức năng phòng hộ đồng thời phải có biện pháp nâng cao thu nhập của người lao động nghề rừng.
- Thị trường Mỹ : là một nước có khả năng XK lớn nhất thế giới, đồng thời cũng là một thị trường tiêu thụ lớn. Nhưng lại có yêu cầu cao về chất lượng sản phẩm, thương hiệu. Quan hệ thương mại giữa hai quốc gia hiện nay đã và đang mở ra nhiều cơ hội làm ăn cũng như thách thức cho các DN Việt Nam nói chung và công ty nói riêng. Vì vậy công ty cần nghiên cứu kỹ thị trường này đồng thời nâng cao năng lực SX để có thể thâm nhập và khai thác thị trường khó chịu nhưng cũng đầy tiềm năng.
- Thị trường ASEAN : là thị trường rất quan trọng đối với các DN XK. Khi thâm nhập vào thị trường này công ty sẽ khai thác được ưu thế về giá nhân công, vị trí địa lý, kể cả việc gần trung tâm vận chuyển hàng hóa lớn nhất thế giới là Singapore và đặc biệt được hưởng những ưu đãi thuế quan. Tuy vậy, để tham gia vào thị trường này công ty phải chấp nhận cạnh tranh tăng lên ví có rất nhiều nước châu Á cũng tham gia XK hàng giống như mặt hàng XK của Việt Nam như Thái Lan, Trung Quốc.
- Thị trường Trung Quốc : Với tiềm năng kinh tế lớn, GDP của Trung Quốc hiện đứng hàng thứ 6 trên thế giới và lại là thị trường rộng lớn và có 1.4 tỷ dân. Tuy vậy, việc buôn bán với Trung Quốc cũng gặp nhiều khó khăn mà công ty phải chấp nhận như : giá cả thị trường biến động thất thường, phương thức giao dịch và thực hiện hợp đồng rất đa dạng, uy tín của bạn hàng chưa được đảm bảo…
- Thị trường Nhật Bản : là một trong 3 thị trường đứng đầu về NK sản phẩm gỗ của nước ta hiện nay. Để tịếp cận được với thị trường này thì trước hết DN cần phải đầu tư đổi mới công nghệ, tiếp cận với công nghệ mới để tạo ra các sản phẩm có chất lượng cao, sản phẩm mang nét đặc thù riêng, mẫu mã đẹp, giá thành hạ mới có tính cạnh tranh cao với sản phẩm cùng loại các nước. Đối với thị trường sản phẩm gỗ Nhật Bản nổi tiếng là khó tính, luôn đòi hỏi chất lượng cao thì cách tốt nhất là sử dụng công nghệ máy móc, SX của chính Nhật Bản làm ra. Ngoài sản phẩm làm từ chất liệu gỗ thuần túy, sản phẩm gỗ XK cũng cần phải có sự kết hợp với các vật liệu khác như : Đay, cối, vải…dồi dào trong nước, tạo điều kiện để tận dụng, phát triển các ngành phụ trợ có liên quan. Đồng thời sản phẩm cũng nên kết hợp với các vật liệu bằng kim loại: như nhôm, inox…, sẽ làm nên các sản phẩm vừa có chất lượng vừa có giá bán và lợi nhuận cao.
3.2. Kiến nghị
3.2.1. Đối với công ty
Thực hiện đoàn kết nội bộ, cải tiến công nghệ máy móc thiết bị để có những sản phẩm chất lượng cao, tiếp tục duy trì phát triển những sản phẩm có chất lượng, giữ vững các thị trường truyền thống, tăng cường mối quan hệ làm ăn tốt đẹp với các đối tác khách hàng đồng thời tìm kiếm khai thác thêm nhiều thị trường mới tiềm năng. Có chiến lược xây dựng thương hiệu lâu dài trong và ngoài nước, tạo được sự tin tưởng và tín nhiệm của khách hàng trong và ngoài nước.
3.2.2. Đối với nhà nước
Nhà nước cần có một chiến lược phát triển ngành chế biến gỗ lâu dài, có căn cơ, khoa học. Cần mở rộng đối tượng hưởng kích cầu hỗ trợ vốn với lãi vay ưu đãi hoặc không tính lãi cho các DN vừa và nhỏ.
Hỗ trợ DN đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, duy trì những thị trường truyền thống: Mỹ, Nhật, Châu Âu…và vương đến những thị trường mới như khối Đông Âu, Trung Đông, Bắc Mỹ…
Nhà nước tạo điều kiện cho các DN Việt Nam có thể tiếp xúc trực tiếp với chủ rừng và hợp tác liên kết với họ trong khai thác nguyên liệu gỗ một cách chắc chắn, thông qua các hiệp định song phương đã ký kết giữa Việt Nam và các nước có rừng.
Cần xây dựng một trung tâm hỗ trợ phát triển sản phẩm quốc gia để hỗ trợ các DN chế biến gỗ trong việc thiết kế mẫu mã, định hướng thị trường phù hợp với các dòng sản phẩm.
Tạo điều kiện thuận lợi nhất để NK và cung ứng nguyên liệu gỗ cho ngành công nghiệp chế biến XK sản phẩm gỗ đáp ứng số lượng, chất lượng và thời gian với giá cả cạnh tranh.
Chính phủ cần ký kết với chính phủ các nước có nguồn nguyên liệu gỗ dồi dào các thỏa thuận về cung cấp gỗ dài hạn cho Việt Nam.
Tập trung mọi nguồn lực của Nhà Nước, DN và các tổ chức khác để xây dựng các trung tâm đào tạo nghề cho ngành công nghiệp chế biến XK sản phẩm gỗ… nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của ngành.
Thực hiện triệt để cải cách hành chính trong việc NK gỗ nguyên liệu và XK sản phẩm gỗ.
Tiếp tục thực hiện các chính sách hỗ trợ về tài chính đối với ngành chế biến XK sản phẩm gỗ. Cụ thể là các chính sách ưu đãi tín dụng đầu tư và tín dụng XK trong điều kiện Việt Nam là thành viên WTO, chính sách hỗ trợ cước vận tải nội địa và quốc tế…
KẾT LUẬN
Sản phẩm gỗ XK là ngành kinh tế mang lại hiệu quả cao với tốc độ phát triển nhanh, ngành này đã đưa nền kinh tế Việt Nam hội nhập với nền kinh tế trong khu vực và trên thế giới. Đóng góp vào những thành tích to lớn trong hoạt động XK sản phẩm gỗ thời gian vừa qua, một phần dựa vào những nỗ lực to lớn của các DN trong ngành, khi thâm nhập và đẩy mạnh XK vào thị trường Mỹ. Bên cạnh những thành công như tốc độ tăng trưởng cao, nhiều mặt hàng đã tìm được chỗ đứng vững chắc, bước đầu các DN đã chủ động nghiên cứu nắm vững thị trường này thì vẫn còn chứa đựng nhiều những yếu tố bất ổn định, thiếu tính bền vững, đe dọa đến kinh ngạch và tốc độ tăng trưởng XK.
Việc nghiên cứu phương hướng và giải pháp thúc đẩy XK sản phẩm gỗ của công ty TNHH 1 TV Lâm Nghiệp Sài Gòn có ý nghĩa rất quan trọng. Vì sản phẩm gỗ là mặt hàng chủ lực của công ty, có tác động rất quan trọng đến sự phát triển lâu dài của công ty. Công ty có những thuận lợi và khó khăn riêng, nhưng những nhân tố nhân tố ảnh hưởng cũng đa dạng và mang tính đặc thù. Tuy nhiên, nó cũng có những bất lợi giống với các DN Việt Nam khác như : yếu tố về cơ chế quản lý nhà nước, sự phát triển còn mang yếu tố tự phát, thiếu sự đầu tư đồng bộ, tính cạnh tranh của các sản phẩm gỗ Việt Nam chưa cao, trong khi đó nhiều đối thủ XK khác trên thế giới đã có một nền công nghiệp sản xuất gỗ hoàn chỉnh, có bề dầy kinh nghiệm trong chiếm lĩnh thị trường.
Những phân tích, đánh giá và đề xuất phương hướng giải pháp của đề tài hy vọng sẽ góp phần nào đó vào nỗ lực của công ty TNHH 1 TV Lâm Nghiệp Sài Gòn trong việc tiếp tục duy trì, ổn định về tốc độ phát triển và giá trị kinh ngạch XK sản phẩm gỗ trong giai đoạn tới
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Đỗ Thị Thanh Thương, năm 2009, Thực trạng và những giải pháp nâng cao hiệu quả xuất khẩu tại doanh nghiệp may Quang Trung. Luận văn tốt nghiệp ngành quản trị kinh doanh thương mại, Trường đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh.