Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng đất tại ban quản lý rừng phòng hộ khu đông huyện ba tơ, tỉnh Quảng Ngãi

This article forcuses on the evaluation of the current status of protection forest and land use management at the Khu Dong Protection Forest Management Commettee (PFMC) in Ba To district, Quang Ngai province. Two main methods were used, including: the data collection methods and data analysis, processing, synthetical methods. Following land use plan of Quang Ngai Committee, the total area of protection forest in five wards (Ba Cung, Ba Kham, Ba Liên, Ba Vinh, Ba Trang) belong to the Khu Dong protection forest management is 13,499.26 ha. From the investigation process, we know that the forest land use rights of Khu Dong PFMC have been given local people to use and manage, so, which has promoted forest protection and economic development of the locality. In the study area, Daemonorops poilanei and Amomum longiligulare are planted widely and popularly

pdf14 trang | Chia sẻ: huongthu9 | Lượt xem: 489 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng đất tại ban quản lý rừng phòng hộ khu đông huyện ba tơ, tỉnh Quảng Ngãi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẠP CHÍ KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP ISSN 2588-1256 Tập 2(2) - 2018 625 THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ, SỬ DỤNG ĐẤT TẠI BAN QUẢN LÝ RỪNG PHÒNG HỘ KHU ĐÔNG HUYỆN BA TƠ, TỈNH QUẢNG NGÃI Huỳnh Văn Chương, Lê Hoàng Vũ, Nguyễn Ngọc Thanh Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế Liên hệ email: nguyenngocthanh@huaf.edu.vn TÓM TẮT Nghiên cứu đã tập trung vào việc đánh giá thực trạng về hiện trạng rừng phòng hộ, công tác quản lý sử dụng đất, công tác quản lý nhà nước về rừng, về đất lâm nghiệp tại Ban Quản lý Rừng phòng hộ (BQLRPH) Khu Đông tỉnh Quảng Ngãi. Để thực hiện nghiên cứu này, nhóm tác giả sử dụng hai phương pháp chính, bao gồm: phương pháp thu thập số liệu và phương pháp phân tích, xử lý và tổng hợp số liệu. Hiện nay, diện tích đất quy hoạch rừng phòng hộ đầu nguồn trên địa bàn 05 xã (Ba Cung, Ba Khâm, Ba Liên, Ba Trang, Ba Vinh) thuộc lâm phần do BQLRPH Khu Đông tỉnh Quảng Ngãi quản lý là 13.499,26 ha. Qua quá trình điều tra, công tác sử dụng đất đã được BQLRPH giao khoán lại diện tích đất có rừng phòng hộ cho các hộ gia đình trên địa bàn để quản lý và sử dụng. Điều này đã thúc đẩy sự bảo vệ rừng và phát triển kinh tế của địa phương. Trên địa bàn nghiên cứu, mô hình trồng cây Mây nước và cây Sa nhân tím được triển khai rộng rãi và được nhiều người biết đến. Từ khóa: Thực trạng, giải pháp, rừng phòng hộ, Ba Tơ, Quảng Ngãi Nhận bài: 15/03/2018 Hoàn thành phản biện: 30/04/2018 Chấp nhận bài: 15/05/2018 1. MỞ ĐẦU Đất lâm nghiệp nói chung và đất rừng phòng hộ nói riêng giữ vai trò hết sức quan trọng, với mục đích phòng hộ đầu nguồn, bảo vệ đất, bảo vệ nguồn nước, bảo vệ môi trường sinh thái, chắn gió, chắn cát, chắn sóng ven biển theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng. Ngoài ra, còn phục vụ cho việc bảo tồn đa dạng sinh học, du lịch cảnh quan và di tích lịch sử. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) (2015): Trong những năm qua Nhà nước đặc biệt quan tâm đến công tác rà soát, quy hoạch lại đất rừng phòng hộ theo 03 loại rừng, nhằm phục vụ cho công tác giao đất, giao rừng và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai, góp phần đưa đất đai vào quản lý, sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả. Qua đó, đất rừng phòng hộ được giao cho các Ban Quản lý Rừng phòng hộ (BQLRPH) để quản lý, sử dụng và phát triển rừng theo quy định của pháp luật, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất và độ che phủ rừng, chống xói mòn, tăng cường khả năng phòng hộ cho các công trình thủy lợi, thủy điện, sông, suối Viện khoa học khí tượng thủy văn (2011): Trong giai đoạn hiện nay, trước những diễn biến bất thường của thời tiết, thường xuyên xảy ra mưa, lũ, hạn hán, do ảnh hưởng của sự biến đổi khí hậu, đây là một thách thức không nhỏ trong việc tìm ra những giải pháp để làm giảm thiểu những tác động của biến đổi khí hậu. Vì vậy, việc quan tâm đến công tác quản lý, sử dụng đất rừng phòng hộ là vấn đề hết sức cần thiết. Huyện Ba Tơ nằm cách trung tâm thành phố Quảng Ngãi 60 km về phía Tây Nam; có diện tích tự nhiên 113.756,13 ha; (chiếm 22,06% diện tích tự nhiên toàn tỉnh); dân số 57.444 HUAF JOURNAL OF AGRICULTURAL SCIENCE & TECHNOLOGY ISSN 2588-1256 Vol. 2(2) - 2018 626 người, chủ yếu là người đồng bào dân tộc Hrê (48.005 người, chiếm 83,57%); hiện đang tồn tại BQLRPH Khu Đông và BQLRPH Khu Tây, được Nhà nước giao quản lý và sử dụng 30.867,10 ha đất lâm nghiệp quy hoạch cho mục đích rừng phòng hộ đầu nguồn thuộc lưu vực các sông, suối và các công trình thủy lợi như: Đập Thạch Nham, Hồ chứa nước Liệt Sơn, Núi Ngang, Chóp Vung, Sông Vệ và các điểm di tích lịch sử Núi Cao Muôn, Hang Vọt Rẹp, Di Tích Đặng Thùy Trâm (chiếm 27,13% diện tích tự nhiên của toàn huyện) (Chi cục Thống kê huyện Ba Tơ (2016)).Tuy nhiên, việc quản lý và sử dụng diện tích đất này còn nhiều vấn đề bất cập, chưa hiệu quả, trong khi nhu cầu về đất để phục vụ cho sản xuất nông lâm nghiệp của người dân tại địa phương rất lớn, nên tình trạng tranh chấp, lấn chiếm đất đai thường xuyên xảy ra, làm cho diện tích đất rừng phòng hộ trên địa bàn huyện ngày càng suy giảm cả về diện tích lẫn chất lượng; gây mất ổn định chính trị và khó khăn trong công tác quản lý, sử dụng của người được giao đất (các Ban quản lý) và các cơ quan quản lý nhà nước. Do đó, cần phải đánh giá đúng thực trạng việc quản lý, sử dụng đất rừng phòng hộ để có những giải pháp phù hợp. Trong đề tài này, chúng tôi tập trung nghiên cứu thực trạng quản lý và sử dụng đất của BQLRPH Khu Đông, huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi, tổ chức được nhà nước giao đất để quản lý, sử dụng và phát triển rừng phòng hộ tại Quyết định số 298/QĐ-UBND ngày 28/11/2013 của UBND tỉnh Quảng Ngãi về việc thu hồi đất của UBND các xã: Ba Cung, Ba Khâm, Ba Liên, Ba Trang, Ba Vinh huyện Ba Tơ đang quản lý, giao đất cho BQLRPH Khu Đông huyện Ba Tơ. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Phương pháp thu thập số liệu 2.1.1. Số liệu thứ cấp Số liệu thứ cấp được thu thập bao gồm: Báo cáo tình hình phát triển kinh tế, xã hội của huyện Ba Tơ; số liệu cập nhật diễn biến rừng và báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ công tác được thu thập tại Ban quản lý và Hạt Kiểm lâm huyện; Số liệu về giao đất, giao rừng, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, được thu thập tại Phòng Tài nguyên và Môi trường, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; số liệu về dự án trồng cây Mây nước và cây Sa nhân tím dưới tán rừng phòng hộ được thu thập tại Trạm Khuyến nông huyện; Số liệu về quy hoạch các điểm di tích lịch sử như Núi Cao Muôn, Hang Vọt Rẹp, Di tích Đặng Thùy Trâm, được thu thập tại Phòng Văn hóa - Thông tin huyện, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch; Kết luận thanh tra việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ tại Ban quản lý của Thanh tra tỉnh trong 02 năm (2014 - 2015) và các số liệu khác có liên quan được thu thập tại Chi cục Thống kê huyện và một số cơ quan khác. 2.1.2. Số liệu sơ cấp Số liệu sơ cấp được thu thập dựa trên bảng hỏi thiết kế sẵn, bằng cách phỏng vấn 50 người được lựa chọn theo đại diện một số xã và các cơ quan; trong đó số lượng mẫu được phân theo các đối tượng cần thu thập gồm: Mẫu số 1, áp dụng cho việc phỏng vấn trực tiếp hộ gia đình, cá nhân vùng nghiên cứu gồm 40 mẫu/40 hộ (Trong đó: xã Ba Cung 2 mẫu, xã Ba Khâm 7 mẫu, xã Ba Liên 10 mẫu, xã Ba Trang 13 mẫu, xã Ba Vinh 8 mẫu; Mẫu số 2, áp dụng cho việc phỏng vấn cán bộ, viên chức của Ban quản lý 3 mẫu (gồm: Lãnh đạo 1 mẫu, cán bộ phụ trách kỹ thuật 1 mẫu, cán bộ phụ trách quản lý bảo vệ rừng 1 mẫu); lãnh đạo và cán bộ địa chính xã 7 mẫu (trong đó: 5 cán bộ địa chính của 5 xã là 5 mẫu và Chủ tịch UBND xã Ba Liên 1 mẫu, UBND xã Ba Khâm 1 mẫu). Nội dung điều tra gồm: Việc công bố quy hoạch sử dụng TẠP CHÍ KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP ISSN 2588-1256 Tập 2(2) - 2018 627 đất, tình hình quản lý, sử dụng đất, tình trạng pháp lý, diện tích đất nằm trong quy hoạch phòng hộ, thời điểm sử dụng đất, nguồn gốc hình thành, tình hình bồi thường, hỗ trợ tái định cư, việc thông báo thu hồi đất, công bố công khai quyết định thu hồi, giao đất cho BQLRPH Khu Đông, tình trạng tranh chấp, khiếu nại về đất đai Qua thu thập, tổ chức thảo luận, phân tích, đánh giá, kết luận. 2.2. Phương pháp phân tích, xử lý và tổng hợp số liệu Số liệu điều tra về tình hình quản lý, sử dụng đất tại BQLRPH Khu Đông, được sử dụng phần mềm Excel để tổng hợp, xử lý số liệu; qua đó thiết lập các bảng biểu, để phân tích số liệu, trên cơ sở đó đánh giá và đề xuất các hướng giải quyết. 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Hiện trạng và quy hoạch sử dụng đất và rừng của BQLRPH Khu Đông 3.1.1. Tính pháp lý trong việc quản lý, sử dụng đất Việc nhà nước giao đất cho BQLRPH Khu Đông để quản lý, sử dụng là đúng theo chủ trương của Đảng và Nhà nước; đảm bảo cho tất cả các thửa đất đều có chủ quản lý; nhằm hoàn thiện hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu đất đai; đáp ứng cho yêu cầu của công tác quản lý nhà nước về đất đai trong thời gian đến. Qua công tác giao đất, giao rừng và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đã xác định quyền quản lý và sử dụng đất hợp pháp cho Ban quản lý; nhằm thực hiện đúng quy định tại Điều 136 Luật Đất đai năm 2013 đối với đất rừng phòng hộ và đảm bảo cho Ban quản lý có được một số quyền chung của người sử dụng đất được quy định tại Điều 166, Luật Đất đai năm 2013. Ngoài ra, phải thực hiện một số nghĩa vụ chung của người sử dụng đất được quy định tại Điều 170, Luật Đất đai năm 2013. BQLRPH Khu Đông là tổ chức được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất, nên không có quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê quyền sử dụng đất; thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất; không được bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất theo quy định tại Khoản 2, Điều 173, Luật Đất đai năm 2013. Qua công tác giao đất, giao rừng và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã làm cơ sở xác định rõ thẩm quyền trong việc giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định tại Điều 203, Luật Đất đai năm 2013. Diện tích đất quy hoạch 03 loại rừng trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi nói chung và huyện Ba Tơ nói riêng được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 871/QĐ-UBND ngày 23/4/2007; theo đó diện tích đất quy hoạch rừng phòng hộ đầu nguồn trên địa bàn 05 xã thuộc lâm phần Ban quản lý rừng phòng hộ Khu Đông quản lý là: 13.757,20 ha. Đến năm 2015, UBND tỉnh phê duyệt kết quả rà soát, điều chỉnh bổ sung quy hoạch 03 loại rừng trên địa bàn tỉnh theo quyết định số 2480/QĐ-UBND ngày 31/12/2015 (thay thế Quyết định số 871/QĐ-UBND ngày 23/4/2007) với tổng diện tích 13.499,26. Kết quả chi tiết được thể hiện qua Biểu đồ 1. 3.1.2. Hiện trạng sử dụng đất rừng phòng hộ thuộc lâm phần BQLRPH Khu Đông Diện tích đất quy hoạch 03 loại rừng trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi nói chung và huyện Ba Tơ nói riêng được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 871/QĐ-UBND ngày 23/4/2007; theo đó diện tích đất quy hoạch rừng phòng hộ đầu nguồn trên địa bàn 05 xã thuộc lâm phần do BQLRPH Khu Đông quản lý là: 13.757,20 ha. Đến năm 2015, UBND tỉnh phê duyệt kết quả rà soát, điều chỉnh bổ sung quy hoạch 03 loại rừng trên địa bàn tỉnh theo quyết định số HUAF JOURNAL OF AGRICULTURAL SCIENCE & TECHNOLOGY ISSN 2588-1256 Vol. 2(2) - 2018 628 2480/QĐ-UBND ngày 31/12/2015 (thay thế Quyết định số 871/QĐ-UBND ngày 23/4/2007) với tổng diện tích 13.499,26 ha. Kết quả chi tiết được thể hiện qua Bảng 1. Bảng 1. Diện tích đất quy hoạch rừng phòng hộ thuộc Ban quản lý Khu Đông (Đơn vị: ha) Đơn vị hành chính Diện tích quy hoạch theo Quyết định số 871/QĐ-UBND ngày 23/4/2007 Diện tích quy hoạch theo Quyết định số 2480/QĐ-UBND ngày 31/12/2015 Ba Cung 232,00 199,65 Ba Khâm 1.807,90 1.801,09 Ba Liên 3.129,30 2.891,07 Ba Trang 6.327,00 6.408,10 Ba Vinh 2.261,00 2.199,35 Tổng cộng 13.757,20 13.499,26 3.2. Đánh giá chung về công tác quản lý sử dụng đất tại BQLRPH Khu Đông, huyện Ba Tơ 3.2.3. Nguồn gốc đất thu hồi, giao cho Ban quản lý rừng phòng hộ Khu Đông Qua nghiên cứu nội dung tại Quyết định số 298/QĐ-UBND ngày 28/11/2013 của UBND tỉnh Quảng Ngãi về việc thu hồi và giao đất thì tại Điều 1 có nêu “Thu hồi một phần diện tích đất của UBND các xã Ba Vinh, Ba Liên, Ba Cung, Ba Khâm, Ba Trang, huyện Ba Tơ đang quản lý với tổng diện tích: 135.793.500,0 m2 (13.579,35 ha)”; Điều 2 “Giao phần diện tích đất đã thu hồi tại Điều 1 của Quyết định này cho Ban quản lý rừng phòng hộ Khu Đông huyện Ba Tơ để quản lý, bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ”. Như vậy, theo nội dung của Quyết định thì toàn bộ diện tích 13.579,35 ha là đất do UBND các xã quản lý. Tuy nhiên, qua nghiên cứu nội dung tại Tờ trình của UBND các xã và của Ban quản lý, cũng như qua việc điều tra, khảo sát ý kiến của một số hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất trong khu vực quy hoạch rừng phòng hộ cho thấy: Trong tổng diện tích đất mà UBND tỉnh thu hồi của UBND các xã giao cho Ban quản lý có cả diện tích đất của người dân đang sử dụng. Biểu đồ 1. Tổng hợp số liệu nguồn gốc đất thu hồi, giao cho Ban quản lý Diện tích đất thực tế tại thời điểm thu hồi, giao đất cho Ban quản lý mà thuộc đất do UBND các xã quản lý chỉ là: 11.910,38 ha (trong đó: Diện tích đất có rừng phòng hộ 9.908,92 ha; đất trống chưa sử dụng quy hoạch phòng hộ 2.001,46 ha); phần diện tích còn lại 1.668,97 ha là thuộc diện tích đất nương rẫy và đất của hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng nằm trong quy hoạch rừng phòng hộ. Nội dung này tại các Tờ trình của UBND các xã, trình cho các cơ TẠP CHÍ KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP ISSN 2588-1256 Tập 2(2) - 2018 629 0 2000 4000 6000 8000 10000 12000 14000 năm 2012 năm 2013 năm 2014 năm 2015 năm 2016 Đất có rừng phòng hộ Đất chưa có rừng QHPH Đất khác (NN, thổ cư,...) quan có thẩm quyền để thu hồi và giao đất cho Ban quản lý cũng đều có thể hiện rõ phần diện tích đất này. 3.2.2. Công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng của BQLRPH Khu Đông Hàng năm, Ban quản lý đều thực hiện nhiệm vụ của chủ rừng theo đúng quy định tại Điều 32 và Điều 37, Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, nếu phát hiện những hành vi xâm hại đến diện tích rừng được Nhà nước giao cho Ban quản lý bảo vệ thì tổ chức lập hồ sơ chuyển cho cơ quan có thẩm quyền để xử lý theo quy định tại Nghị định số 157/2013/NĐ-CP ngày 11/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về quản lý rừng, phát triển rừng bảo vệ rừng và quản lý lâm sản và Nghị định số 40/2015/NĐ-CP ngày 27/4/2015 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 157/2013/NĐ-CP ngày 11/11/2013. Ngoài ra, nếu phát hiện diện tích đất của mình đang quản lý bị lấn, chiếm trái pháp luật thì tổ chức lập hồ sơ vi phạm ban đầu chuyển cho UBND xã để xử lý theo quy định tại Nghị định số 105/2009/NĐ-CP ngày 11/11/2009 (nay là Nghị định số 102/2014/NĐ-CP ngày 10/11/2014 của Chính phủ) về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai. Năm 2012, Ban quản lý được UBND tỉnh Quảng Ngãi giao rừng để quản lý, bảo vệ với tổng diện tích 10.826,82 ha, thuộc 591 lô, 147 khoảnh, 24 tiểu khu, trên địa bàn 05 xã theo Quyết định số 89/QĐ-UBND ngày 13/01/2012. Sau 05 năm thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp thì tổng diện tích đất thuộc lâm phần của Ban quản lý hiện còn là: 13.416,91ha/1.669 lô (thửa); giảm 162,44 ha so với diện tích được UBND tỉnh giao tại Quyết định số 298/QĐ-UBND ngày 28/11/2013. Biểu đồ 2. Tổng hợp diễn biến rừng và đất lâm nghiệp từ năm 2012 – 2016 Như vậy, tổng diện tích đất theo hồ sơ pháp lý là của BQLRPH Khu Đông; nhưng trên thực tế người dân đã sử dụng (trồng keo) là 3.448,32 ha chiếm 25,7% tổng diện tích thuộc lâm phần đơn vị quản lý tính đến ngày 31/12/2016 (13.416,91 ha); trong đó diện tích đã được người dân sử dụng trước thời điểm giao đất, giao rừng (trước năm 2013) là 2.794,37 ha; diện tích do lấn, chiếm sử dụng từ sau khi giao đất, giao rừng là 653,95 ha; những bất cập này đã gây khó khăn cho công tác quản lý, sử dụng đất của đơn vị. HUAF JOURNAL OF AGRICULTURAL SCIENCE & TECHNOLOGY ISSN 2588-1256 Vol. 2(2) - 2018 630 Biểu đồ 3. Tổng hợp diện tích người dân đang sử dụng Diện tích đất có rừng trồng phòng hộ thực tế của Ban quản lý có đến ngày 31/12/2016 chỉ là: 534,85 ha; giảm 412,50 ha. Diện tích rừng trồng của nhân dân trên đất đã được Nhà nước giao và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho Ban quản lý là 2.921,51 ha; trong đó: Diện tích đất người dân đã sử dụng từ trước thời điểm giao đất cho Ban quản lý (trước năm 2013) là: 2.471,72 ha và diện tích đất do lấn, chiếm sử dụng từ năm 2013 trở về sau là: 449,79 ha. 3.3. Hiệu quả của công tác quản lý, sử dụng đất tại BQLRPH Khu Đông 3.3.1. Hiệu quả của công tác khoán quản lý, bảo vệ rừng Chức năng, nhiệm vụ chính của BQLRPH Khu Đông là quản lý, bảo vệ diện tích đất có rừng tự nhiên và đất có rừng trồng phòng hộ hiện có; không để xảy ra mất rừng; đồng thời xây dựng quy hoạch, kế hoạch đưa diện tích đất trống quy hoạch chức năng phòng hộ trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt để thực hiện công tác phát triển rừng, nhằm đưa diện tích đất chưa sử dụng vào quản lý, sử dụng có hiệu quả. Đồng thời, thực hiện theo quy định tại Điều 136 Luật Đất đai năm 2013 là BQLRPH được giao khoán đất rừng phòng hộ cho hộ gia đình, cá nhân đang sinh sống gần rừng để quản lý, bảo vệ, phát triển rừng. Ban quản lý, đã tổ chức thực hiện việc giao khoán đất có rừng phòng hộ đầu nguồn cho hộ gia đình, cá nhân đang sinh sống gần rừng để bảo vệ, phát triển rừng đảm bảo theo đúng quy định tại khoản 3, Điều 76, Luật Đất đai năm 2003 (nay là khoản 2, Điều 136, Luật Đất đai năm 2013). Từ năm 2011 - 2016, Ban quản lý đã thực hiện giao khoán trách nhiệm quản lý, bảo vệ cho 1.258 lượt hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn 05 xã, với tổng kinh phí để thanh toán tiền công bảo vệ rừng là 8.846.450.000,0 đồng. Bình quân mỗi năm có khoảng 5.655,11 ha đất có rừng phòng hộ được giao khoán bảo vệ, chiếm 52,23% diện tích đất có rừng được Nhà nước giao cho đơn vị quản lý và bình quân mỗi lượt hộ được nhận trên 7 triệu đồng/năm. Việc xét hộ để giao khoán theo tiêu chí phải là hộ nghèo hoặc hộ cận nghèo; sống gần với khu rừng giao khoán bảo vệ; đảm bảo đủ sức khỏe; tích cực trong phong trào quần chúng tham gia quản lý, bảo vệ rừng; mỗi hộ được giao khoán không quá 30 ha/hộ/năm; tiền công nhận khoán từ năm 2011 - 2013 là 200.000,0 đồng/ha/năm; từ năm 2014 - 2015 là 300.000,0 đồng/ha/năm và năm 2016 là 400.000,0 đồng/ha/năm. Trên cơ sở hồ sơ đề nghị của UBND các xã; Ban quản lý xây dựng phương án trình Phòng NN&PTNT huyện thẩm định và UBND huyện phê duyệt. Sau khi phương án được phê duyệt, Ban quản lý tiến hành lập hồ sơ giao TẠP CHÍ KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP ISSN 2588-1256 Tập 2(2) - 2018 631 khoán theo quy định tại Công văn số 4545/BNN-TCLN ngày 23/12/2013 của Bộ NN&PTNT, thời gian thực hiện giao khoán là 12 tháng tính từ ngày 01/01 đến 31/12. Bảng 2. Tổng hợp diện tích giao khoán bảo vệ rừng từ năm 2011 - 2016 Năm Tổng cộng Giao khoán từ nguồn vốn của các chương trình, Dự án Bảo vệ và PTR (NS tỉnh) Nghị quyết 30a của CP và DA Jica2 (Vốn ODA) Ghi chú Diện tích (ha) Kinh phí (tr.đồng) Số hộ Diện tích(ha) Kinh phí (tr.đồng) Số hộ Diện tích (ha) Kinh phí (tr.đồng) Số hộ 2011 2.720,0 544,00 96 720,0 144,00 29 2.000,0 400,00 67 2012 720,0 144,00 29 720,0 144,00 29 - - - 2013 9.542,4 1.908,48 352 348,0 69,60 14 9.194,4 1.838,88 338 2014 3.088,2 734,27 122 410,0 90,82 16 2.678,2 643,45 106 Vốn ODA 2015 9.356,5 2.666,30 351 922,0 295,94 10 8.434,5 2.370,36 341 Vốn ODA 2016 8.503,6 2.849,40 308 922,0 295,94 10 7.581,6 2.553,46 298 Vốn ODA Tổng 33.930,7 8.846,45 1258 4.042,0 1.040,30 108 29.888,7 7.806,15 1150 Qua nghiên cứu hồ sơ giao khoán, thì trong Hợp đồng giữa Ban quản lý với hộ gia đình, cá nhân, có xác nhận của UBND cấp xã nơi có rừng; được ràng buộc rất chặt chẽ về quyền lợi và nghĩa vụ của bên nhận khoán. Trên cơ sở Hợp đồng đã ký kết, các hộ nhận khoán tự tổ chức thành từng nhóm hộ từ 3 đến 5 người, theo từng thôn để tổ chức tuần tra, truy quét bảo vệ rừng, nhằm phát hiện kịp thời những hành vi xâm hại đến rừng để báo cáo cho bên giao khoán và cơ quan có thẩm quyền tiến hành lập hồ sơ để xử lý theo quy định của pháp luật. Việc giao khoán đem lại hiệu quả rất thiết thực. Qua kết quả điều tra, năm nào có diện tích được giao khoán nhiều thì số vụ vi phạm giảm (Bảng 3); qua công tác giao khoán đã hạn chế dần việc phá rừng, lấn chiếm đất lâm nghiệp trái pháp luật, nâng cao được ý thức bảo vệ rừng của hộ nhận khoán nói riêng và nhân dân trong các xã nói chung; tăng thêm nguồn thu nhập từ tiền công nhận khoán và việc khai thác các sản phẩm từ rừng như Mây nước, Sa nhân tím góp phần giảm nghèo nhanh và bền vững theo tinh thần Nghị quyết 30a của Chính phủ. 3.3.2. Hiệu quả mô hình trồng cây Mây nước và cây Sa nhân tím dưới tán rừng phòng hộ Từ nhiều năm nay việc khai thác cây Mây nước và cây Sa nhân tím trong rừng tự nhiên phòng hộ đã góp phần tạo thêm nguồn thu nhập đáng kể cho người dân trên địa bàn huyện nói chung và người dân ở vùng nghiên cứu của đề tài này nói riêng. Tuy nhiên, việc khai thác mang tính chất tận diệt, không theo các biện pháp khoa học, kỹ thuật và cũng không có kế hoạch chăm sóc, trồng phục hồi lại, nên đã làm cho cây Mây nước và cây Sa nhân tím trong tự nhiên ngày dần trở nên cạn kiệt, thiếu tính bền vững. Xuất phát từ thực tế đó, năm 2012, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi ban hành Quyết định số 193/QĐ-UBND ngày 16/02/2012 về việc phê duyệt danh mục đề tài, dự án khoa học và công nghệ; giao cho Trạm Khuyến nông huyện Ba Tơ chủ trì thực hiện Dự án “Trồng và phát triển cây Mây nước và cây Sa nhân tím dưới tán rừng phòng hộ cho đồng bào dân tộc H’re ở huyện Ba Tơ”. Theo báo cáo của dự án “Trồng và phát triển cây Mây nước và cây Sa nhân tím dưới tán rừng phòng hộ cho đồng bào dân tộc H’re ở huyện Ba Tơ”, diện tích trồng cây Mây nước năm 2014 và năm 2015, đang trong thời kỳ sinh trưởng, phát triển; riêng diện tích trồng năm 2013 đã phát từ 4 - 5 cành, có chiều cao từ 2,0 m - 2,5 m, tán lá so với gốc rộng 50 - 60 cm, cây đang vươn lóng, dự kiến đến năm thứ 05 (cuối năm 2017) sẽ có sợi mây leo lên cây, năm thứ 06 thu hoạch lứa đầu tiên và các năm tiếp theo thu hoạch quanh năm. Còn cây Sa nhân tím trồng trong năm 2014 và 2015 (diện tích 18,0 ha), đến nay thời gian sau khi trồng được từ 2,5 - 3,5 năm; cây sinh trưởng khỏe mạnh, đang bắt đầu ra hoa kết trái; riêng diện tích trồng năm HUAF JOURNAL OF AGRICULTURAL SCIENCE & TECHNOLOGY ISSN 2588-1256 Vol. 2(2) - 2018 632 2013 (02 ha) của 04 hộ ở thôn Bùi Hui đã ra hoa, đậu quả bói vụ đầu tiên và cho thu hoạch, năng suất thực thu đạt 70 kg khô/ha, bình quân thu nhập/hộ 8.225.000,0 đồng (35 kg x 235.000 đồng/kg); nguồn thu nhập tuy không lớn, song so với hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo ở vùng cao, thì đây là nguồn thu nhập khá ổn định và bền vững. Đến nay, Dự án đã kết thúc giai đoạn đầu tư; để đánh giá tổng thể dự án; ngày 15/9/2016, UBND huyện Ba Tơ phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Quảng Ngãi tổ chức Hội nghị tổng kết, đánh giá hiệu quả của Dự án; Hội nghị do đồng chí Huỳnh Thương - PCT. UBND huyện chủ trì và kết luận tại Thông báo số 856/TB-UBND ngày 23/9/2016. Tại Hội nghị các đại biểu đều nhận định đây là một mô hình mới, có ý nghĩa về mặt khoa học và thực tiễn, phù hợp với điều kiện tự nhiên của huyện. Mặc dù đây mới chỉ là mô hình thí điểm, nhưng Dự án bước đầu đã tạo được sự phấn khởi, đồng thuận của đồng bào dân tộc thiểu số sống gần rừng; việc trồng và phát triển cây Mây nước và cây Sa nhân tím dưới tán rừng phòng hộ đã giúp cho hộ nhận khoán bảo vệ rừng tăng thêm thu nhập, hạn chế việc phá rừng phòng hộ để lấy đất sản xuất, nâng cao ý thức bảo vệ rừng, góp phần bảo vệ môi trường bền vững; tạo nên sự đa dạng về lâm sản ngoài gỗ, tạo nguồn nguyên liệu cung cấp cho thị trường trong và ngoài nước. Tại Hội nghị, các đại biểu đã đề ra nhiệm vụ trong thời gian đến là tiếp tục quản lý, bảo vệ, chăm sóc diện tích đã trồng cây Mây nước và cây Sa nhân tím để ổn định cho thu hoạch; đồng thời, nghiên cứu áp dụng nhân rộng trên địa bàn các xã Ba Chùa, Ba Giang và Ba Liên. Hiện tại mô hình đang được triển khai tại tiểu khu 370, xã Ba Liên, với diện tích 4,5 ha. 3.4. Những bất cập trong quản lý và sử dụng đất và rừng của BQLRPH Khu Đông 3.4.1. Tác động của việc quản lý, sử dụng đất đến công tác quy hoạch, bảo tồn các điểm tích lịch sử Trên lâm phần do đơn vị quản lý hiện tồn tại 02 điểm di tích lịch sử gồm: Di tích Núi Cao Muôn, Hang Vọt Rẹp, thuộc các tiểu khu 343, 356, 363, 364, xã Ba Vinh, đây là hai điểm di tích gắn liền với cuộc khởi nghĩa Ba Tơ 11/3/1945. Diện tích rừng và đất lâm nghiệp tại khu vực Núi Cao Muôn, thuộc địa phận xã Ba Vinh và các xã giáp ranh như Ba Chùa, Ba Cung, Ba Dinh trước thời điểm năm 2007, được quy hoạch vào mục đích rừng đặc dụng, với tổng diện tích là 1.828,5 ha; trong đó: xã Ba Vinh 512,2 ha; xã Ba Dinh 704,3 ha; xã Ba Cung 169,0 ha và xã Ba Chùa 443,0 ha. Như vậy, trên lâm phần của Ban quản lý trước đây có tồn tại 681,2 ha đất rừng đặc dụng (gồm xã Ba Cung và Ba Vinh), chiếm 37,25% diện tích rừng đặc dụng của toàn huyện. Tuy nhiên, do công tác quản lý, sử dụng diện tích đất có rừng tự nhiên đặc dụng này chưa thực sự hiệu quả, tình trạng phá rừng, săn bắt động vật hoang dã trái phép một cách bừa bãi, đã làm cho một số loài động, thực vật quý hiếm bị mất dần, hệ sinh thái rừng bị suy giảm, nên khi thực hiện Chỉ thị số 38/2005/CT-TTg ngày 05/12/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc rà soát, quy hoạch lại 03 loại rừng; thì toàn bộ diện tích này không còn đủ tiêu chí của rừng đặc dụng, nên được quy hoạch chuyển sang mục đích rừng phòng hộ từ năm 2007 cho đến nay. Về quần thể di tích lịch sử nơi sống, làm việc và hy sinh của Anh hùng Liệt sĩ - Bác sĩ Đặng Thùy Trâm và cũng là rừng phòng hộ đầu nguồn Hồ Chứa Nước Liệt Sơn, có tổng diện tích khoảng 250,0 ha. Tổ Đồng Lớn hiện có gần 20 hộ gia đình, cá nhân đang sinh sống, xung quanh đều là diện tích đất có rừng tự nhiên phòng hộ (không có đất rừng sản xuất). Chính vì vậy, để đảm bảo cuộc sống họ phải tác động vào rừng để lấy đất sản xuất; làm cho diện tích rừng bị suy giảm nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến việc giữ gìn, bảo vệ, tôn tạo các điểm di tích lịch sử. TẠP CHÍ KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP ISSN 2588-1256 Tập 2(2) - 2018 633 3.4.2. Những xung đột trong việc quản lý, sử dụng đất giữa người dân và BQLRPH Khu Đông Xung đột về đất đai trên địa bàn huyện nói chung và xung đột giữa người dân với các tổ chức sử dụng đất lâm nghiệp nói riêng trong thời gian qua là rất gay gắt và phức tạp; cụ thể như vụ xung đột giữa người dân xã Ba Bích với Công ty Cổ phần Huyền Trang; xung đột giữa người dân xã Ba Nam với Công ty TNHHMTV Lâm nghiệp Ba Tô; xung đột giữa người dân xã Ba Thành, Ba Vinh với Công ty TNHHMTV Lâm nghiệp Ba Tơ và xung đột giữa người dân xã Ba Thành, Ba Cung, Ba Khâm với BQLRPH Khu Đông Đây đều là những vụ xung đột có tính chất nghiêm trọng, làm ảnh hưởng đến tình hình an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn huyện. Chính vì vậy mà trong thời gian qua Huyện ủy, UBND huyện đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo các cấp, các ngành tập trung phối hợp giải quyết dứt điểm các vụ xung đột này, không để xảy ra điểm nóng; có thể nói chưa khi nào mà cả hệ thống chính trị của huyện đặc biệt quan tâm đến vấn đề giải quyết các xung đột về đất đai như trong thời điểm hiện nay. Tuy nhiên, việc giải quyết vẫn chưa đem lại hiệu quả. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này; qua nghiên cứu thực tế điển hình tại một số xã có diện tích đất của BQLRPH Khu Đông, thì việc phát sinh xung đột vì các nguyên nhân chính như: Do công tác bồi thường, thu hồi đất có nhiều bất cập, do công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. 3.4.3. Tình hình phá rừng và lấn chiếm đất đai trái pháp luật Theo số liệu Báo cáo của BQLRPH Khu Đông, thì từ năm 2011 - 2016, trên lâm phần do đơn vị quản lý đã xảy ra 555 vụ/455,29 ha rừng và đất lâm nghiệp quy hoạch phòng hộ bị phá và lấn chiếm trái pháp luật; trong đó: Phá rừng: 247 vụ/199,35 ha; Lấn, chiếm đất đai: 308 vụ/255,94 ha; Tình hình phá rừng, lấn chiếm đất lâm nghiệp trái pháp luật trên lâm phần do đơn vị quản lý là rất lớn, chỉ trong 06 năm mà đã có 199,35 ha rừng bị phá, bình quân mỗi năm có 33,23 ha rừng bị mất và 255,94 ha đất lâm nghiệp quy hoạch cho mục đích phòng hộ bị lấn, chiếm trái pháp luật, bình quân mỗi năm có 42,66 ha đất bị lấn, chiếm. Xã có số vụ vi phạm nhiều nhất là xã Ba Liên 155 vụ/125,29 ha (trong đó: Phá rừng 67 vụ/47,97 ha; lấn chiếm đất 88 vụ/77,32 ha); xã có số vụ ít nhất là xã Ba Cung 65 vụ/50,51 ha (trong đó: Phá rừng 28 vụ/20,42 ha; lấn chiếm đất 37 vụ/30,09 ha). Kết quả xử lý các vụ vi phạm như sau: Về xử lý hình sự: 02 vụ/03 đối tượng/1,20 ha rừng tự nhiên bị phá tại tiểu khu 370, xã Ba Liên; đối tượng phá rừng là các ông Phạm Văn Kít, bà Phạm Thị Keo và bà Phạm Thị Phá, đều thường trú tại thôn Núi Ngang, xã Ba Liên; cả hai vụ việc đều bị Cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện Ba Tơ truy tố về tội “Hủy hoại rừng” và Tòa án nhân dân huyện xét xử với mức án 36 tháng tù, nhưng cho hưởng án treo và buộc các bị cáo phải bồi thường chi phí khôi phục lại rừng (trồng lại rừng thay thế), với số tiền 33.960.000,0 đồng. Đến nay, các đối tượng vi phạm đều đã thi hành xong chi phí khôi phục lại rừng. Về xử lý hành chính: Tổng số vụ đã chuyển hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền (UBND xã và Hạt Kiểm lâm huyện) ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính là: 53 vụ/26,70 ha/139.000.000,0 đồng; trong đó: Xử phạt vi phạm hành chính về lĩnh vực đất đai (đối với hành vi lấn, chiếm đất) theo Nghị định số 105/2009/NĐ-CP ngày 11/11/2009 của Chính phủ (nay được thay thế theo Nghị định số 102/2014/NĐ-CP ngày 10/11/2014 của Chính phủ) là 40 vụ/22,23 ha/92.000.000,0 đồng và xử phạt vi phạm hành chính về lĩnh vực quản lý, bảo vệ rừng theo Nghị định số 99/2009/NĐ-CP ngày 02/11/2009 của Chính phủ (nay được thay thế HUAF JOURNAL OF AGRICULTURAL SCIENCE & TECHNOLOGY ISSN 2588-1256 Vol. 2(2) - 2018 634 theo Nghị định số 157/2013/NĐ-CP ngày 11/11/2013 của Chính phủ) là 13 vụ/4,47 ha/47.000.000,0 đồng. Số vụ không xác định được đối tượng vi phạm: Đã thực hiện phá bỏ cây trồng trái phép theo Chỉ thị số 08/CT-UBND ngày 19/8/2014 của Chủ tịch UBND huyện là: 88vụ/58,48 ha (Trong đó: Phá bỏ cây trồng trên diện tích đất lấn chiếm là 60 vụ/41,06 ha và trên diện tích rừng bị phá là 28 vụ/17,42 ha). Số vụ còn lại chưa được xử lý là 412 vụ/368,91 ha (Trong đó: Phá rừng 204 vụ/176,26 ha và lấn chiếm đất là 208/192,65 ha). Toàn bộ số vụ này đều không xác định được đối tượng vi phạm; nên không có cơ sở để xử lý vi phạm hành chính. Qua ý kiến của đại diện lãnh đạo Ban quản lý thì để xử lý các vụ việc này chỉ có thực hiện việc phá bỏ cây trồng trái phép trên đất vi phạm theo tinh thần Chỉ thị số 08/CT-UBND ngày 19/8/2014 của Chủ tịch UBND huyện. Tuy nhiên, để thực hiện được công việc này thì cần phải có kinh phí để thuê nhân công; nhưng hiện nay nguồn kinh phí của đơn vị rất hạn chế, chưa đủ nguồn lực để thực hiện cho công tác này. Từ kết quả trên cho thấy: Số vụ việc vi phạm pháp luật, về rừng và đất lâm nghiệp bị xử lý là rất ít, chỉ có 143 vụ/86,38 ha, đạt tỷ lệ 25,77% về số vụ, 18,97% về diện tích. Bảng 3. Tổng hợp số vụ vi phạm về rừng và đất từ năm 2011-2016 T T Tên xã Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Phá rừng Lấn, chiếm đất Phá rừng Lấn, chiếm đất Phá rừng Lấn, chiếm đất Số vụ (vụ) Diện tích (ha) Số vụ (vụ) Diện tích (ha) Số vụ (vụ) Diện tích (ha) Số vụ (vụ) Diện tích (ha) Số vụ (vụ) Diện tích (ha) Số vụ (vụ) Diện tích (ha) 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 1 Ba Cung 6 3,80 8 6,40 9 4,90 12 4,90 4 4,70 7 9,90 2 Ba Khâm 12 11,70 15 19,70 6 8,20 9 11,60 5 6,50 8 6,90 3 Ba Liên 11 9,80 16 18,90 13 14,50 16 25,00 5 6,90 9 7,20 4 Ba Trang 13 8,70 14 16,50 9 8,90 17 9,80 6 7,80 11 6,80 5 Ba Vinh 8 5,70 9 15,60 12 12,40 14 8,30 6 8,20 11 8,60 Tổng cộng 50 39,70 62 77,10 49 48,90 68 59,60 26 34,10 46 39,40 T T Tên xã Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Phá rừng Lấn, chiếm đất Phá rừng Lấn, chiếm đất Phá rừng Lấn, chiếm đất Số vụ (vụ) Diện tích (ha) Số vụ (vụ) Diện tích (ha) Số vụ (vụ) Diện tích (ha) Số vụ (vụ) Diện tích (ha) Số vụ (vụ) Diện tích (ha) Số vụ (vụ) Diện tích (ha) 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 1 Ba Cung 5 4,90 6 5,60 2 0,62 1 0,73 2 1,50 3 2,56 2 Ba Khâm 9 6,80 12 6,70 4 7,50 3 2,50 10 7,38 1 1,01 3 Ba Liên 13 9,50 16 10,60 5 3,16 1 0,05 20 4,11 30 15,57 4 Ba Trang 16 9,70 15 9,70 5 5,36 1 1,12 13 4,21 23 6,69 5 Ba Vinh 11 6,90 11 6,80 4 3,26 4 5,58 3 1,75 5 4,63 Tổng cộng 54 37,80 60 39,40 20 19,90 10 9,98 48 18,95 62 30,46 Phá rừng (vụ) Diện tích (ha) Lấn, chiếm đất (vụ) Diện tích (ha) 1 Ba Cung 28 20,42 37 30,09 2 Ba Khâm 46 48,08 48 48,41 3 Ba Liên 67 47,97 88 77,32 4 Ba Trang 62 44,67 81 50,61 5 Ba Vinh 44 38,21 54 49,51 Tổng cộng 247 199,35 308 255,94 TẠP CHÍ KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP ISSN 2588-1256 Tập 2(2) - 2018 635 3.5. Đề xuất các giải pháp để nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng đất 3.5.1. Đối với công tác quản lý, sử dụng đất Ban quản lý cần thực hiện rà soát lại hiện trạng toàn bộ diện tích đất được nhà nước giao quản lý, sử dụng để có kế hoạch và biện pháp xử lý những tồn tại, vướng mắc trong việc quản lý, sử dụng đất của mình. Diện tích đất theo hồ sơ pháp lý là của Ban quản lý; nhưng trên thực tế người dân đã sử dụng (trồng keo) là 3.448,32 ha, đơn vị không quản lý được; chiếm 25,70% diện tích lâm phần của Ban. Trong phần diện tích này hiện tại có 2.794,37 ha người dân đã sử dụng ổn định từ trước khi giao đất, giao rừng cho Ban quản lý (sử dụng trước năm 2013); trong quá trình lập hồ sơ thu hồi, giao đất chưa có quyết định thu hồi đất chi tiết, chưa thực hiện các chính sách bồi thường, hỗ trợ theo quy định. Do đó, Ban quản lý cần có báo cáo cụ thể và đề xuất, kiến nghị Nhà nước quan tâm, xem xét thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ theo đúng quy định của pháp luật. Đối với diện tích 653,95 ha bị người dân phá rừng, lấn chiếm đất trái pháp luật từ sau năm 2013 đến nay; Ban quản lý cần tăng cường phối hợp với UBND các xã, Hạt Kiểm lâm và các ban, ngành của huyện tổ chức thẩm tra, xác minh tìm đối tượng vi phạm để lập hồ sơ xử lý theo đúng quy định của pháp luật. Trường hợp không tìm ra đối tượng vi phạm thì thông báo và chuẩn bị lực lượng tổ chức phá bỏ cây trồng trên đất vi phạm theo tinh thần Chỉ thị số 08/CT-UBND ngày 19/8/2014 của Chủ tịch UBND huyện về việc tăng cường kiểm tra, xử lý hành vi phá rừng, lấn, chiếm đất lâm nghiệp trái pháp luật trên địa bàn huyện. Rà soát diện tích đất người dân đang sử dụng và diện tích đất rừng phòng hộ đầu nguồn ít xung yếu theo tiêu chí quy định tại Quyết định số 845/QĐ-BNN-TCLN ngày 16/3/2016 của Bộ NN&PTNT để đề nghị cơ quan có thẩm quyền chuyển sang quy hoạch rừng sản xuất với tổng diện tích dự kiến 3.203,95 ha. Điều chỉnh lại quy hoạch 03 loại rừng đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 2480/QĐ-UBND ngày 31/12/2015, theo hướng chuyển toàn bộ diện tích rừng và đất lâm nghiệp ít xung yếu sang đất rừng sản xuất. Trên cơ sở đó, đề nghị UBND tỉnh thay thế Quyết định 298/QĐ-UBND ngày 28/11/2013 về việc thu hồi, giao đất cho Ban quản lý, đảm bảo đúng thực tế diện tích mà đơn vị hiện đang quản lý được trên thực địa. Đồng thời, điều chỉnh giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo đúng quy định. Kiến nghị UBND huyện, Sở NN&PTNT quan tâm, chỉ đạo giải quyết dứt điểm các trường hợp cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân chồng lên diện tích đất quy hoạch rừng phòng hộ mà đã giao và cấp giấy chứng nhận cho Ban quản lý. Đảm bảo lợi ích hài hòa, giữa Ban quản lý và người dân. Các cơ quan có thẩm quyền cần quan tâm nhiều hơn nữa đến công tác điều tra, xác minh, truy tìm đối tượng phá rừng, lấn chiếm đất lâm nghiệp quy hoạch phòng hộ trái pháp luật để xác lập hồ sơ vi phạm và kiên quyết xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật; bởi vì qua nghiên cứu thì số vụ vi phạm còn tồn đọng chưa được xử lý chiếm tới 75,0%. Chính vì không giải quyết dứt điểm nên không có tính răn đe, giáo dục trong nhân dân. 3.5.2. Đề xuất các chính sách Về chính sách đất đai: Tiếp tục đẩy mạnh công tác giao khoán bảo vệ rừng từ các nguồn vốn như: Bảo vệ và phát triển rừng, Nghị quyết 30a, Dự án JICA 2, Nghị định 75/2015 HUAF JOURNAL OF AGRICULTURAL SCIENCE & TECHNOLOGY ISSN 2588-1256 Vol. 2(2) - 2018 636 của Chính phủ... cho hộ gia đình, cá nhân đang sinh sống gần rừng; nhằm góp phần xói đói, giảm nghèo, hạn chế tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất trái pháp luật. Đồng thời, cần quan tâm xem xét giao đất cho hộ gia đình, cá nhân sống trong khu vực quy hoạch rừng phòng hộ từ quỹ đất UBND tỉnh thu hồi của Công ty TNHHMTV Lâm nghiệp Ba Tơ và Công ty Cổ phần Tập Đoàn Giấy Tân Mai; trong đó cần đặc biệt quan tâm đến 20 hộ gia đình, cá nhân đang sinh sống tại Tổ Đồng Lớn, thôn Nước Đang, xã Ba Trang. Về chính sách tài chính: Nhà nước cần quan tâm, bố trí kịp thời các nguồn vốn từ các chương trình, dự án; đảm bảo tính liên tục, ổn định lâu dài từ 5 đến 10 năm hoặc nhiều hơn nữa để Ban quản lý chủ động trong việc lập phương án giao khoán, bảo vệ và phát triển rừng. Ngoài ra, cần phải quan tâm bố trí đủ kinh phí để thực hiện việc phá bỏ cây trồng trái phép trên đất vi phạm theo tinh thần Chỉ thị số 08/CT-UBND ngày 19/8/2014 của Chủ tịch UBND huyện. Bên cạnh đó UBND tỉnh cần quan tâm dành nguồn lực để đầu tư xây dựng, phục hồi, trùng tu các điểm di tích lịch sử thuộc quần thể di tích Anh hùng Liệt sĩ - Bác sĩ Đặng Thùy Trâm, kết hợp giữa du lịch tâm linh gắn với du lịch sinh thái theo đúng quy hoạch đã được phê duyệt. Về nguồn nhân lực: Theo quy định của Chính phủ thì cứ bình quân 700 ha rừng có 01 biên chế; như vậy Ban quản lý cần phải có khoảng 19 - 20 biên chế để quản lý, bảo vệ 13.579,35 ha. Tuy nhiên, hiện tại Ban quản lý mới chỉ có 06 biên chế, còn thiếu ít nhất là 13 biên chế. Do đó, Nhà nước cần bố trí, sắp xếp đủ biên chế cho đơn vị; việc tuyển dụng phải thực sự khách quan, công khai, dân chủ, minh bạch, lựa chọn những người thật sự có trình độ, đúng chuyên môn, có năng lực, phẩm chất đạo đức tốt để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Ngoài ra, cần tổ chức thành lập lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách của chủ rừng theo Quy định tại Quyết định số 44/2016/QĐ-TTg ngày 19/10/2016 của Thủ Tướng Chính phủ. Đồng thời, cử những cán bộ, viên chức trẻ có năng lực đi đào tạo lại chuyên ngành về lâm nghiệp và quản lý đất đai để đáp ứng theo yêu cầu nhiệm vụ trong thời gian đến; bởi vì qua nghiên cứu cho thấy cán bộ, viên chức đang làm việc tại Ban quản lý có trình độ chuyên môn không đúng với nhiệm vụ được giao. Về chính sách an sinh xã hội: Tổng số hộ nghèo và cận nghèo trên địa bàn 05 xã của vùng nghiên cứu là 1.448 hộ, chiếm 44,57%. Do đó, nhà nước cần quan tâm đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất theo Nghị quyết 30a của Chính phủ, tạo mọi điều kiện thuận lợi để hộ gia đình, cá nhân vươn lên thoát nghèo; xem đây là một giải pháp hữu hiệu nhằm làm giảm tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất trái pháp luật. Chính sách về đầu tư cơ sở hạ, trang thiết bị, công cụ hỗ trợ: Nhà nước cần quan tâm đầu tư kinh phí cho Ban quản lý để xây dựng trụ sở làm việc, xây dựng thêm các Trạm quản lý bảo vệ rừng tại các xã Ba Trang, BaVinh và mua sắm các công cụ hỗ trợ cho lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách để sử dụng trong thi hành nhiệm vụ. 4. KẾT LUẬN Quá trình thành lập các Ban quản lý rừng phòng hộ trên địa bàn tỉnh nói chung và BQLRPH Khu Đông nói riêng đảm bảo đúng theo quy định của pháp luật, với mục tiêu là xác lập quyền quản lý, sử dụng diện tích đất lâm nghiệp quy hoạch rừng phòng hộ cho các Ban quản lý này; góp phần giữ ổn định diện tích rừng, bảo vệ môi trường, tăng cường khả năng phòng hộ đầu nguồn. TẠP CHÍ KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP ISSN 2588-1256 Tập 2(2) - 2018 637 Theo quyết định số 2480/QĐ-UBND tỉnh Quảng Ngãi ngày 31/12/2015 về việc phê duyệt kết quả rà soát, điều chỉnh bổ sung quy hoạch 03 loại rừng trên địa bàn tỉnh thì BQLRPH Khu Đông hiện tại đang quản lý 13.499,26 ha diện tích đất rừng. Trên thực tế người dân đã sử dụng (trồng keo) 3.448,32 ha chiếm 25,7% tổng diện tích thuộc lâm phần đơn vị quản lý tính đến ngày 31/12/2016 (13.416,91 ha); trong đó diện tích đã được người dân sử dụng trước thời điểm giao đất, giao rừng (trước năm 2013) là 2.794,37 ha; diện tích do lấn, chiếm sử dụng từ sau khi giao đất, giao rừng là 653,95 ha; những bất cập này, đã gây khó khăn cho công tác quản lý, sử dụng đất của đơn vị. Từ năm 2011 - 2016, Ban quản lý đã thực hiện giao khoán trách nhiệm quản lý, bảo vệ cho 1.258 lượt hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn 05 xã, với tổng kinh phí để thanh toán tiền công bảo vệ rừng là 8.846.450.000,0 đồng. Diện tích đất thực tế tại thời điểm thu hồi, giao đất cho Ban quản lý mà thuộc đất do UBND các xã quản lý chỉ là 11.910,38 ha (trong đó: Diện tích đất có rừng phòng hộ 9.908,92 ha; đất trống chưa sử dụng quy hoạch phòng hộ 2.001,46 ha); phần diện tích còn lại 1.668,97 ha là thuộc diện tích đất nương rẫy và đất của hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng nằm trong quy hoạch rừng phòng hộ Từ nhiều năm nay, việc khai thác cây Mây nước và cây Sa nhân tím trong rừng tự nhiên phòng hộ đã trở thành mô hình sản xuất kinh doanh chủ chốt của địa phương, nó đã góp phần tạo thêm nguồn thu nhập đáng kể cho người dân. Tình hình phá rừng, lấn chiếm đất lâm nghiệp trái pháp luật trên lâm phần do đơn vị quản lý là rất lớn, chỉ trong 06 năm mà đã có 199,35 ha rừng bị phá, bình quân mỗi năm có 33,23 ha rừng bị mất và 255,94 ha đất lâm nghiệp quy hoạch cho mục đích phòng hộ bị lấn, chiếm trái pháp luật, bình quân mỗi năm có 42,66 ha đất bị lấn, chiếm. Xã có số vụ vi phạm nhiều nhất là xã Ba Liên 155 vụ/125,29 ha (trong đó: Phá rừng 67 vụ/47,97 ha; lấn chiếm đất 88 vụ/77,32 ha); xã có số vụ ít nhất là xã Ba Cung 65 vụ/50,51 ha (trong đó: Phá rừng 28 vụ/20,42 ha; lấn chiếm đất 37 vụ/30,09 ha). TÀI LIỆU THAM KHẢO Ban Quản lý Rừng phòng hộ Khu Đông Ba Tơ. (2016). Báo cáo số 15/BC-BQL ngày 04/3/2016, về tình hình và kết quả hoạt động của Ban quản lý trong năm 2014 và 2015 để phục vụ công tác thanh tra. Ban Quản lý Rừng phòng hộ Khu Đông Ba Tơ. (2016). Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ công tác năm từ năm 2011- 2016. Ban Quản lý Rừng phòng hộ Khu Đông Ba Tơ. (2016). Báo cáo số 68/BC-BQL ngày 24/10/2016, về kết quả thực hiện công tác kiểm kê rừng. Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn. (2015). Dự án tổng điều tra, kiểm kê rừng toàn quốc giai đoạn 2012 – 2015. Chi cục Thống kê huyện Ba Tơ. (2016). Niên giám thống kê huyện Ba Tơ năm 2011 - 2016. Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn & Môi trường. (2011). Tài liệu hướng dẫn đánh giá tác động của Biến đổi khí hậu và xác định các giải pháp thích ứng. HUAF JOURNAL OF AGRICULTURAL SCIENCE & TECHNOLOGY ISSN 2588-1256 Vol. 2(2) - 2018 638 CURRENT STATUS AND SOLUSIONS TO IMPROVE THE EFFECTIVENESS OF MANAGEMENT AND USING LAND AT THE KHU DONG PROTECTION FOREST MANAGEMENT COMMETTEE IN BA TO DISTRICT, QUANG NGAI PROVINCE Huynh Van Chuong, Le Hoang Vu, Nguyen Ngoc Thanh Hue University – University of Agriculture and Forestry Contact email: nguyenngocthanh@huaf.edu.vn ABSTRACT This article forcuses on the evaluation of the current status of protection forest and land use management at the Khu Dong Protection Forest Management Commettee (PFMC) in Ba To district, Quang Ngai province. Two main methods were used, including: the data collection methods and data analysis, processing, synthetical methods. Following land use plan of Quang Ngai Committee, the total area of protection forest in five wards (Ba Cung, Ba Kham, Ba Liên, Ba Vinh, Ba Trang) belong to the Khu Dong protection forest management is 13,499.26 ha. From the investigation process, we know that the forest land use rights of Khu Dong PFMC have been given local people to use and manage, so, which has promoted forest protection and economic development of the locality. In the study area, Daemonorops poilanei and Amomum longiligulare are planted widely and popularly. Key words: Status, Solutions, Protection Forest, Ba To, Quang Ngai Received: 15th March 2018 Reviewed: 30th April 2018 Accepted: 15th May 2018

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfthuc_trang_va_giai_phap_nang_cao_hieu_qua_quan_ly_su_dung_da.pdf
Tài liệu liên quan