Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty xuất nhập khẩu Bắc Ninh

MỤC LỤC Lời mở đầu . 2 Chương I: Một số vấn đề lý luận và hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu. 4 4 1- Khái niệm, nguồn gốc, các hình thức xuất nhập khẩu ở Việt Nam. 4 2- Vai trò của xuất nhập khẩu trong bối cảnh nền kinh tế thị trường. 7 3- Nội dung của xuất nhập khẩu. 10 Chương II: Thực trạng hoạt động xuất nhập khẩu của công ty xuất nhập khẩu Bắc Ninh trong thời gian qua. 13 1- Tổng quát về công ty. 13 2- Thực trạng hoạt động xuất nhập khẩu của công ty. 17 Chương III: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty xuất nhập khẩu Bắc Ninh. 25 1- Phương hướng phát triển, nhiệm vụ thời gian tới. 25 2- Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty xuất nhập khẩu Bắc Ninh. 26 3- Một số kiến nghị đối với cơ quan quản lý Nhà nước và với Công ty xuất nhập khẩu Bắc Ninh. 28 Kết luận 32

doc35 trang | Chia sẻ: thanhnguyen | Lượt xem: 1608 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty xuất nhập khẩu Bắc Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC Lời mở đầu....................................................................................................... 2 Chương I: Một số vấn đề lý luận và hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu. 4 4 1- Khái niệm, nguồn gốc, các hình thức xuất nhập khẩu ở Việt Nam. 4 2- Vai trò của xuất nhập khẩu trong bối cảnh nền kinh tế thị trường. 7 3- Nội dung của xuất nhập khẩu. 10 Chương II: Thực trạng hoạt động xuất nhập khẩu của công ty xuất nhập khẩu Bắc Ninh trong thời gian qua. 13 1- Tổng quát về công ty. 13 2- Thực trạng hoạt động xuất nhập khẩu của công ty. 17 Chương III: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty xuất nhập khẩu Bắc Ninh. 25 1- Phương hướng phát triển, nhiệm vụ thời gian tới. 25 2- Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty xuất nhập khẩu Bắc Ninh. 26 3- Một số kiến nghị đối với cơ quan quản lý Nhà nước và với Công ty xuất nhập khẩu Bắc Ninh. 28 Kết luận.......................................................................................................... 32 LỜI MỞ ĐẦU Sau mười lăm năm đổi mới, nền kinh tế Việt Nam đã phát triển và đạt được những thành tựu nhất định. Góp phần vào thành tựu chung đó có ngành ngoại thương. Nhờ có chính sách đối ngoại mở cửa của Đảng và Nhà nước, nên hoạt động ngoại thương có điều kiện để phát triển và hội nhập với nền kinh tế thế giới. Đây là một cơ hội nhưng đồng thời là một thách thức lớn đối với ngành xuất nhập khẩu. Đặc trưng của nền kinh tế thế giới hiện nay là quốc tế hoá ngày một sâu rộng, tức là nền kinh tế của một nước không chỉ mang đặc thù của nước đó mà là sự kết hợp đan xen của nhiều nước khác nhau, thông qua quan hệ thương mại quốc tế. Như vậy nền kinh tế thế giới đã trở thành một chỉnh thể thống nhất khó có thể chia cắt, nên mở cửa là xu thế tất yếu của bất kỳ quốc gia nào, không kể lớn hay nhỏ, phát triển hay chưa phát triển để nhằm mục đích tăng trưởng. Việt Nam trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, ngành thương mại đã đem lại một nguồn ngoại tệ lớn góp phần ổn định và phát triển nền kinh tế ngày càng thịnh vượng hơn. Nhận thức được tầm quan trọng của ngành thương mại xuất nhập khẩu, sinh viên đã chọn đề tài: Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty xuất nhập khẩu Bắc Ninh làm luận văn tốt nghiệp. Nội dung của đề tài bao gồm : Mở đầu Chương I: Một số vấn đề lý luận và hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu. Chương II: Thực trạng hoạt động xuất nhập khẩu của Công ty xuất nhập khẩu Bắc Ninh trong thời gian qua. Chương III: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty xuất nhập khẩu Bắc Ninh. Kết luận Với thời gian thực tế có hạn nên nội dung nghiên cứu đề tài chắc chắn không tránh khỏi những thiêú xót và còn nhiều điểm cần bổ xung. Rất mong được sự giúp đỡ và góp ý của các thầy giáo để đề tài được hoàn thiện hơn. Qua đây, tôi xin chân thành cảm ơn thầy giáo hướng dẫn Trần Văn Chu, cảm ơn các đồng chí lãnh đạo Công ty xuất nhập khẩu Bắc Ninh, các phòng nghiệp vụ có liên quan đã nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ tạo điều kiện để luận văn được hoàn thành. CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU. Khi nền kinh tế nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường, cùng với các chương trình kinh tế lớn mà Đảng đề ra đã thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của mọi ngành trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân. 1- Khái niệm, nguồn gốc, các hình thức xuất nhập khẩu ở Việt Nam. a- Khái niệm: Xuất nhập khẩu là hoạt động kinh doanh buôn bán ở phạm vi quốc tế, nó không phải là những hành vi mua bán riêng lẻ mà là một hệ thống các quan hệ mua bán trong nền thương mại có tổ chức từ trong ra ngoài nhằm mục đích đầy mạnh sản xuất hàng hoá chuyển đổi cơ cấu kinh tế, ổn định và từng bước nâng cao mức sống của nhân dân. b- Nguồn gốc của xuất nhập khẩu: Hoạt động xuất nhập khẩu hay thương mại quốc tế là sự trao đổi hàng hoá, dịch vụ giữa các nước thông qua mua bán. Sự trao đổi đó là một hình thức của mối quan hệ xã hội và phản ánh sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế giữa những người sản xuất hàng hoá riêng biệt của các quốc gia. Một quốc gia cũng như một cá nhân không thể sống riêng rẽ mà phải có sự hợp tác chặt chẽ, phát huy thế mạnh trên tinh thần hai bên cùng có lợi. Tiền đề xuất hiện sự trao đổi là phân công lao động xã hội với sự tiến bộ khoa học kỹ thuật, phạm vi chuyên môn hoá ngày càng tăng. Số sản phẩm cùng dịch vụ để thoả mãn nhu cầu của con người ngày càng dồi dào. Sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nước ngày càng tăng. Mặt khác, thương mại quốc tế bắt nguồn từ sự đa dạng về điều kiện tự nhiên khác nhau giữa các nước nên việc có lợi là mỗi nước có chuyên môn hoá sản xuất và xuất khẩu hàng hoá mà mình có điều kiện để nhập khẩu những hàng hoá cần thiết từ nước ngoài. Điều này xuất phát từ lợi thế tuyệt đối của từng nước: mỗi nước có lợi thế khác nhau nên sản xuất ra những sản phẩnkhác nhau và đem trao đổi cho nhau thì các bên cùng có lợi. Sự khác nhau về điều kiện sản xuất cũng giải thích được lý do buôn bán giữa các nước về những mặt hàng như dầu lửa, lương thực, dịch vụ du lịch... Nhà kinh tế học người Anh David Ricardo đã đề cập đến những vấn đề này đầu tiên. Năm 1817 ông đã chứng minh rằng: chuyên môn hoá quốc tế có lợi cho một nước và gọi đó là quy luật lợi thế tương đối hay lý thuyết về lợi thế so sánh . Quy luật lợi thế tương đối nhấn mạnh sự khác nhau về chi phí sản xuất, coi đó là chìa khoá của các phương thức thương mại. Lý thuyết này khẳng định nếu mỗi nước chuyên môn hoá vào các sản phẩm mà nước đó có lợi thế tương đối (hay hiệu quả sản xuất so sánh cao nhất) thì thương mại sẽ có lợi cho cả hai bên. Thậm chí nếu một quốc gia có hiệu quả thấp hơn so với các quốc gia khác trong sản xuất hầu hết các loại sản phẩm thì quốc gia đó vẫn có thể tham gia vào thương mại quốc tế, quốc gia có hiệu quả thấp trong sản xuất tất cả các loại hàng hoá sẽ chuyên mon hoá xuất khẩu các loại hàng mà việc sản xuất chung Ýt bất lợi nhất và nhập khẩu các loại hàng hoá mà việc xuất chúng bất lợi nhất. Trong nghiệp vụ, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu thường áp dụng công thức đơn giản sau đây: * Cho xuất khẩu: Ngoại tệ thu được ´ tỷ giá (V) Hiệu quả kinh doanh (R1) = HiÖu qu¶ kinh doanh (R1) = Chi phí tòn bộ cho xuất khẩu (Đ) Nếu R1 > 1 là có lãi. * Cho nhập khẩu: Thu bán hàng bằng tiền Việt Nam (N) Hiệu quả kinh doanh (R2) = Chi phí ngoại tệ ´ tỷ giá (V) Nếu R2 > 1 là có lãi. Nguồn gốc của thương mại quốc tế còn do sự chênh lệch giữa các nước về chi phí cơ hội của hàng hoá tạo ra. Chi phí cơ hội của một mặt hàng là số lượng các loại hàng mà người ta phải từ bỏ để làm thêm một đơn vị mặt hàng nào đó. Chi phí cơ hội cho ta biết chi phí tương đối để làm ra các mặt hàng khác nhau. Sự chênh lệch giữa các nước về chi phí tương đối trong sản xuất quyết định phương thức thương maị quốc tế. Có nhiều lý do khác khiến thương mại quốc tế rất quan trọng trong thế giới hiện đại. Một trong những lý do đó có thể là thương mại quốc tế cần thiết cho việc thực hiện chuyên môn hoá sâu để có hiệu quả kinh tế cao trong nhiều ngành công nghiệp hiện đại. Chuyên môn hoá quy mô lớn làm cho chi phí sản xuất giảm và hiệu quả kinh tế theo quy mô sẽ được thực hiện từng bước trong các nước khác nhau. Sự khác nhau về sở thích và mức cầu cũng là một nguyên nhân khác để có buôn bán. Ngay cả trong trường hợp hiệu quả tuyệt đối trong hai nơi giống nhau, buôn bán vẫn có thể diễn ra do sự khác nhau về sở thích. Tóm lại, có thể nói nhu cầu trao đổi xuất hiện từ thời cổ đại, nhưng chỉ từ khi ra đời nền sản xuất tư bản chủ nghĩa mới dẫn đến sự phá vỡ tính chất đóng kín của từng đơn vị kinh tế trong từng quốc gia và của từng nước chế độ tư bản chủ nghĩa gắn chặt thị trường dân téc với thị trường thế giới, gắn phân công lao động trong nước với phân công lao động quốc tế. Thương mại quốc tế trở nên không thể thiếu được đối với phương thức sản xuất, như lenin đã nhận xét: "Không có thị trường bên ngoài thì một số nước tư bản chủ nghĩa không sống lâu được". c- Một số hình thức xuất nhập khẩu chủ yếu ở Việt Nam. - Tạm nhập để tái xuất, tạm xuất để tái nhập, chuyển khẩu quá cảng hoá. - Gia công chế biến hàng hoá nước ngoài, hoặc thuê nước ngoài gia công chế biến. - Đại lý, bán hàng hoá, uỷ thác và nhận uỷ thác xuất khẩu, nhập khẩu cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước. 2- Vai trò của xuất nhập khẩu trong bối cảnh nền kinh tế thị trường. Xuất nhập khẩu thực hiện phân phối lưu thông hàng hoá và dịch vụ với nước ngoài. Đây là lĩnh vực kinh doanh hàng hoá thuộc hai khâu của quá trình tái sản xuất mở rộng, chắp nối giữa sản xuất và tiêu dùng của nước ta với sản xuất tiêu dùng của nước ngoài. Nếu xem xét quá trình tái sản xuất theo nghĩa liên tục và theo ý nghĩa kinh tế mở thì hai khâu phân phối và lưu thông hàng hoá dịch vụ là những khâu đột phá đầu tiên của tiến trình sản xuất. Nền sản xuất phát triển cao hay thấp, nhanh hay chậm phụ thuộc một phần rất lớn vào chúng. Hay nói cách khác việc giao lưu hàng hoá giữa nước ta với nước ngoài phát triển tốt sẽ góp phần thúc đẩy nền kinh tế trong nước phát triển. Xuất nhập khẩu có tác dụng giới thiệu, thúc đẩy, khai thác tiềm năng thế mạnh và phát huy lợi thế so sánh của một nước với các nước ngoài một cách có lợi nhất. Mặt khác, tranh thủ khai thác được mọi tiềm năng và thế mạnh về hàng hoá dịch vụ, công nghệ và vốn của nước ngoài cho phù hợp với hoàn cảnh nước ta để thúc đẩy quá trình tái sản xuất. Xuất nhập khẩu làm cho quá trình liên kết kinh tế xã hội giữa nước ta với nước ngoài chặt chẽ và mở rộng, nhằm tạo điều kiện cho nước ta tham gia vào phân công lao động quốc tế, phát triển kinh tế và làm giàu cho đất nước, góp phần vào sự ổn định kinh tế và chính trị của đất nước. Xuất nhập khẩu có ý nghĩa sống còn đối với một nền kinh tế,nhất là trong bối cảnh của một kinh tế thị trường vì nó làm mở rộng khả năng sản xuất và tiêu dùng của nước ta. Xuất nhập khẩu còn cho phép một nước tiêu dùng tất cả các mặt hàng với số lượng nhiều hơn mức có thể tiêu dùng với ranh giới của khả năng sản xuất trong nước khi thức hiện chế độ tự cung tự cấp, không cần buôn bán. Xuất nhập khẩu góp phần thúc đẩy các ngành có liên quan phát triển. Chẳng hạn như việc xuất khẩu hàng may mặc phát triển sẽ góp phần vào việc phát triển của ngành dệt và ngành bông. Không những thế nó còn tác động đây chuyền đến một loạt các ngành kinh tế khác và khi sản phẩm của ngành này có chất lượng tốt nó lại có tác dụng thúc đẩy ngược lại việc xuất khẩu hàng để cho ngành này ngày một tốt hơn và phát triển hơn. Cứ như vậy chúng tạo thành một vòng tròn ảnh hưởng lẫn nhau và tác động một cách rõ rệt vào sự phát triển chungcủa nền kinh tế trong nước. Xuất nhập khẩu còn tạo điều kiện mở rộng khả năng đầu ra cũng như đầu vào của sản phẩm. Nhờ có xuất nhập khẩu mà các sản phẩm sản xuất ra không chỉ cung ứng cho thị trường trong nước mà còn cả thị trường nước ngoài rộng lớn. Việc phát triển xuất nhập khẩu cho phép không chỉ nhập các công nghệ mà còn cả các nguyên vật liêụ phục vụ cho quá trình sản xuất. Điều này làm cho các nhà doanh nghiệp luôn phải tính toán các phương án sao cho hiệu quả sử dụng nguồn lực là cao nhất. Xuất nhập khẩu có thể thúc đẩy nhanh quá trình xây dựng cơ cở vật chất, kỹ thuật và góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng từng bước công nghiệp hoá, hiện đại hoá nhất là trong thời buổi kinh tế thị trường như hiện nay. Xuất nhập khẩu còn có tác động tích cực đến việc giải quyết công ăn việc làm cho người lao động. Nếu như chỉ sản xuất cho thị trường trong nước thì doanh nghiệp khó có thể phát triển được nhưng khi có xuất nhập khẩu thị trường sẽ lớn hơn gấp nhiềun lần do đó quy mô của doanh nghiệp cũng sẽ khác đi. Nghĩa là phải đầu tư xây dựng thêm nhà máy, cơ sở sản xuất mới, tuyển thêm lao động để sản xuất đáp ứng nhu cầu của thị trường và việc này đã tạo ra công ăn việc làm mới, tăng thu nhập cho Nhà nước, nâng cao đời sống của người lao động, làm giảm các tệ nạn xã hội nảy sinh do thất nghiệp, giúp ổn định chính trị tạo điều kiện cho các hoạt động khác phát triển. Việc tăng cường xuất khẩu và nhập khẩu hàng hoá một cách hợp lý có ý nghĩa to lớn trong việc góp phần tăng nhanh tốc độ phát triển kinh tế trong nước, tăng thu nhập và mức sống cho người dân và giải quyết tốt các chính sách lao động xã hội. Sử dụng có hiệu quả khả năng tiềm tàng của sản xuất, cải thiện cán cân thanh toán quốc tế và nâng cao địa vị kinh tế của nước ta trên thị trường quốc tế. Thực hiện chính sách mở cửa hội nhập theo tinh thần "Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước trên thế giới" của Nhà nước ta và góp phần thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước trong bối cảnh nền kinh tế thị trường. Trong những năm qua, cùng với chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần, việc mở cửa nền kinh tế, phát triển quan hệ kinh tế đối ngoại là bước đi đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta. Việc mở rộng hoạt động xuất nhập khẩu và các mối quan hệ kinh tế đối ngoại khác là vận dụng một trong những bài học quý báu rót ra từ thực tiễn của nước ta, trong những năm qua về mở cửa nền kinh tế và điều này đã được thể hiện rõ ràng qua chủ trương chính sách của Nhà nước đối với hoạt động xuất nhập khẩu. Chính vì vậy, trong những năm qua cùng với sự cố gắng của Đảng và Nhà nước các ngành các cấp với định hướng cuả Nhà nước, đặc biệt các ngành thuộc lĩnh vực xuất nhập khẩu đã có rất nhiều bước tiến quan trọng. Đảng và Nhà nước ta luôn có những chính sách ưu đãi để mở rộng hoạt động xuất nhập khẩu, cơ cấu lại nền kinh tế để cơ cấu hàng hoá xuất nhập khẩu theo hướng chuyển mạnh sang công nghiệp chế biến. Đó là bước kịp thời và đến nay trên một chõng mực nào đó có kết quả tốt. Điều đó đã chứng tỏ rằng chủ trương của Đảng mở rộng quan hệ kinh tế thương mại với các nước đã đưa lại kết quả thực tế, tạo ra nhân tố kích thích, cơ sở hiện thực cho các nước hợp tác kinh tế và đầu tư vào Việt Nam. Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ VI đã nhấn mạnh "nhiệm vụ ổn định và phát triển kinh tế trong chặng đường đầu tiên cũng như sự nghiệp phát triển khoa học kỹ thuật và công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa của nước ta đã tiến hành nhanh hay chậm điều đó phụ thuộc vào việc mở rộng và nâng cao kinh tế đối ngoại". Như vậy việc khuyến khích xuất nhập khẩu là một trong những ưu tiên để phát triển kinh tế trong nước, bởi vì xuất nhập khẩu là ngành có nhiều tiềm năng mang lại thu nhập cao và nhanh. Tóm lại, việc tăng cường xuất nhập khẩu hàng hoá có ý nghĩa to lớn trong công việc góp phần tăng nhanh tốc độ phát triển kinh tế của nước ta và phù hợp với chủ chương phát triển kinh tế đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta. Khuyến khích và tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế Việt Nam ngày càng vững mạnh, hội nhập vào nền kinh tế của các nước trong khu vực và trên thế giới. 3- Nội dung của xuất nhập khẩu. a- Xu thế chung của thế giới về hoạt động xuất nhập khẩu. Quá trình quốc tế hoá đời sống kinh tế thế giới diễn ra với quy mô ngày càng lớn, với tốc độ ngày càng cao làm cho nền kinh tế thế giới hình thành một chỉnh thể thống nhất trong đó mỗi quốc gia là một bộ phận, giữa chúng có sự tuỳ thuộc lẫn nhau. Quá trình quốc tế hoá diễn ra ở những cấp độ khác nhau trong tất cả các lĩnh vực như tổ chức sản xuất khoa học công nghệ, giáo dục đào tạo, văn hoá, thể thao. Điều đó đưa đến sự tất yếu phải "mở cửa" nền kinh tế mỗi nước ra thị trường thế giới và phải tham gia vào phân công lao động quốc tế, phải coi thị trường thế giới vừa là nơi cung cấp các yếu tố "đầu vào" và là nơi tiêu thụ các sản phẩm "đầu ra" cho nền kinh tế mỗi quốc gia. Chính đây là cơ sở khách quan cho việc hình thành chính sách công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu của nhiều quốc gia. b- Tác động của xuất nhập khẩu đối với nền kinh tế. Trong hoạt động kinh tế đối ngoại, xuất nhập khẩu giữ vị trí quan trọng, nó tạo điều kiện phát huy lợi thế của từng nước trên thị trường quốc tế. Kết quả của hoạt động xuất nhập khẩu của một nước được đánh giá qua cân đối thu chi ngoại tệ dưới hình thức "Cán cân thanh toán xuất nhập khẩu". Kết quả này sẽ làm tăng hoặc giảm thu nhập của đất nước, do đó nó tác động đến tổng cầu của nền kinh tế. Đối với Việt Nam kết quả hoạt động xuất nhập khẩu tuy còn nhỏ bé so với các nước trong khu vực nhưng nó có ý nghĩa quan trọng góp phần ổn định và phát triển kinh tế. Trước hết xuất khẩu tăng đã góp phần cải thiện cán cân thương mại, đáp ứng 4/5 kim ngạch ngoại tệ để nhập khẩu máy móc thiết bị, hàng tiêu dùng phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân. Xuất nhập khẩu tăng góp phần thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá. Hoạt động xuất nhập khẩu góp phần cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân và hoạt động xuất nhập khẩu nâng cao thu nhập của nhân dân. Hoạt động xuất nhập khẩu, đặc biệt là nhập khẩu máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu, góp phần mở rộng sản xuất, tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động. c- Tình hình chung về hoạt động xuất nhập khẩu ở Việt Nam. Công tác xuất nhập khẩu ở Việt Nam trong những năm qua đã đạt được kết quả đáng kể. Trong chính sách đổi mới, tạo điều kiện cho các đơn vị sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp tiếp xúc bạn hàng bên ngoài. Do đó giá trị xuất nhập khẩu tăng nhanh từ 1988-1997. Bảng 1: Kết quả hoạt động ngoại thương của Việt Nam 1988-1997 Đơn vị tính : tỷ USD Năm Xuất khẩu Nhập khẩu 1988 1,03 2,75 1989 1,94 2,56 1990 2,04 2,75 1991 2,08 2,34 1992 2,58 2,54 1993 2,98 3,92 1994 3,64 4,16 1995 4,70 6,50 1996 7,20 11,10 1997 8,80 11,20 Nguồn : Sách giáo khoa kinh tế phát triển của nhà xuất bản Thống kê - 1997. Số liệu bảng 1 cho ta thấy xuất nhập khẩu của Việt Nam tăng nhanh từ năm 1989 đến nay. Riêng năm 1989, năm đầu thực hiện chính sách mở cửa, kim ngạch xuất nhập khẩu đã tăng gấp đôi từ 1,03 tỷ USD lên 1,94 tỷ USD. Hai mặt hàng có ảnh hưởng mạnh đến tăng xuất khẩu của Việt Nam là nông sản và khoáng sản. Thị trường xuất nhập khẩu của Việt Nam chủ yếu là các nước trong khu vực Châu á - Thái Bình Dương (chiếm tỷ trọng trên 80%) riêng các nước ASEAN chiếm 60% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Nhập khẩu Việt Nam có sự thay đổi lớn về cơ cấu hàng nhập khẩu theo hướng giảm mạnh tỷ trọng của các thiết bị toàn bộ và tăng tỷ trọng của các hàng lẻ gồm nguyên nhiên liệu, thiết bị, hàng tiêu dùng. Điều này phản ánh sự chuyển hướng chính sách công nghiệp Việt Nam: Từ đẩy mạnh xây dựng các công trình có quy mô lớn sang việc trang bị lại các nhà máy hiện có cung cấp nguyên liệu cho sản xuất. Trong điều kiện một nước nghèo như nước ta, lợi thế so sánh trở thành nguyên tắc chỉ đạo trong đầu tư nhằm thực hiện những bước đi vững chắc cho mục tiêu công nghiệp hoá,hiện đại hoá của đất nước. CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU BẮC NINH TRONG THỜI GIAN QUA. 1- Tổng quát về công ty: 1.1- Quá trình hình thành và phát triển. Công ty xuất nhập khẩu Bắc Ninh có tiền thân là Công ty xuất nhập khẩu Hà Bắc. Theo quyết định của Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh Bắc Ninh ngày 3-2 1997 được chính thức mang tên: Công Ty Xuất Nhập Khẩu Bắc Ninh. Tên giao dịch quốc tế: BAC NINH IMEXCO. Sau 4 năm thành lập, Công ty xuất nhập khẩu Bắc Ninh không ngừng lớn mạnh, ngày càng mở rộng mỗi quan hệ với các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Chính vì vậy Công ty xuất nhập khẩu Bắc Ninh rất có uy tín với khách hàng trong lĩnh vực kinh doanh. Công ty luôn giữ chữ tín với khách hàng, do đó tạo được sự tin tưởng lẫn nhau. Như ta đã biết, trong bối cảnh vừa mới tách ra độc lập khỏi Công ty xuất nhập khẩu Hà Bắc thì cuộc khủng hoảng kinh tế trong khu vực nổ ra, gây ảnh hưởng rất lớn đối với Việt Nam nói chung và đối với các công ty xuất nhập khẩu nói riêng trong đó có Công ty xuất nhập khẩu Bắc Ninh. Nhưng nhờ có được lòng tin của khách hàng nên đã giúp công ty vượt qua được cuộc khủng hoảng và đứng vững trên thị trường đầy biến động đó. 1.2 - Chức năng nhiệm vụ kinh doanh của Công ty xuất nhập khẩu Bắc Ninh. Công ty xuất nhập khẩu Bắc Ninh có chức năng kinh doanh xuất nhập khẩu, kinh doanh thương mại và tổ chức gia công hàng xuất nhập khẩu, mặt hàng kinh doanh và phạm vi kinh doanh của công ty tuân theo điều lệ của UBND Tỉnh Bắc Ninh và Sở Thương Mại duyệt. Mục đích kinh doanh của công ty là thông qua việc kinh doanh trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, sản xuất, gia công, thương mại và liên doanh liên kết với các thành phần kinh tế trong và ngoài nước theo pháp luật Việt Nam để phát triển, khai thác vật tư, nguyên vật liệu, hàng hoá phục vụ nhu cầu tiêu dùng của xã hội, tạo nguồn hàng xuất nhập khẩu. Công ty có nhiệm vụ xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch dài hạn, ngắn hạn về kinh doanh xuất nhập khẩu, gia công, lắp giáp, kinh doanh thương mại... theo luật pháp Nhà nước. Ngoài ra, công ty có nhiệm vụ xây dựng các phương án kinh doanh sản xuất dịch vụ theo kế hoạch và mục tiêu. Công ty có quyền kinh doanh theo mục đích thành lập công ty, theo ngành nghề kinh doanh đã đăng ký với Nhà nước. Trong quá trình hoạt động của mình, công ty chủ động ký kết hợp đồng kinh tế với bạn hàng trong và ngoài nước. Công ty có quyền quản lý, sử dụng các nguồn vốn, tài sản, có quyền huy động các nguồn vốn khác trong nước và ngoài nước theo đúng pháp luật. Công ty có quyền chủ động bộ máy quản lý, mạng lưới đại lý phù hợp với nhiệm vụ được giao sao cho đạt hiệu quả cao nhất. Các hoạt động kinh doanh của công ty được cụ thể như sau: - Trực tiếp xuất khẩu và nhận uỷ thác xuất khẩu các mặt hàng: nông lâm sản, tạp phẩm thủ công mỹ nghệ và các hàng khác do công ty sản xuất gia công, chế biến hoặc liên doanh liên kết. - Tổ chức sản xuất lắp ráp, gia công liên doanh liên kết hợp tác đầu tư với các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước để tổ chức hàng xuất nhập khẩu và hàng tiêu dùng. - Bán buôn, bán lẻ các mặt hàng thuộc phạm vi công ty kinh doanh, sản xuất, gia công, lắp ráp. 1.3- Cơ cấu tổ chức của Công ty xuất nhập khẩu Bắc Ninh. Công ty xuất nhập khẩu Bắc Ninh có đội ngò cán bộ công nhân viên có trình độ, trong đó: - 30,3% trình độ đại học trở lên. - 40,71% trình độ trung cấp. - 38,99% trình độ sơ cấp và công nhân.Tổ chức bộ máy của công ty khá gọn nhẹ. Để cho phù hợp với hoạt động kinh doanh có hiệu quả, mỗi chi nhánh, phòng ban trong công ty đều có quyền tự chủ trong kinh doanh, điều hành sản xuất. Công ty đã quy định các chức năng, nhiệm vụ của từng phòng ban và các chi nhánh có sự phối hợp nhịp nhàng thống nhất với nhau. Do đặc điểm của Công ty như vậy nên tổ chức quản lý của Công ty được bố trí như sau: Sơ đồ 2: Bộ máy tổ chức quản lý của Công ty xuất nhập khẩu Bắc Ninh. Gi¸m §èc PG§ néi chÝnh KÕ to¸n tr­ëng PG§ nghiÖp vô Phßng KD kho vËn PhßngXNK Phßng tµi vô Phßng tæ chøc L§ - BV Ph©n x­ëng l¾p r¸p C¸c ®¹i lý (Cöa hµng b¸n SP) Nhìn vào sơ đồ 2 ta thấy, đứng đầu là Giám đốc do Sở Thương Mại tỉnh Bắc Ninh bổ nhiệm. Giám đốc quản lý công ty theo chế độ một thủ trưởng và chịu trách nhiệm chỉ đạo điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, là đại diện pháp nhân của công ty trước pháp luật. Có quyền tổ chức bộ máy quản lý và mạng lưới kinh doanh phù hợp với các nhiệm vụ, các phòng ban do Giám đốc quy định cụ thể. Giúp viêc cho giám đốc là hai phó giám đóc phụ trách lĩnh vực công tác được giám đốc lùa chọn và đề nghị Sở Thương Mại tỉnh Bắc Ninh bổ nhiệm và miễn nhiệm. Kế toán trưởng là người giúp việc cho giám đốc trong việc thực hiện hạch toán kế toán, thực hiện pháp lệnh thống kê và điều lệ kế toán Nhà nước cùng hoạt động kinh doanh của công ty. Các phòng ban chuyên môn được tổ chức như sau: 1- Phòng xuất nhập khẩu và thị trường: Có trách nhiệm tổ chức các nghiệp vụ xuất nhập khẩu hàng hoá như: tìm kiếm bán hàng, tìm hiểu giá cả mặt hàng phù hợp với thị trường, thực hiện ký kết hợp đồng kinh tế với các bạn hàng nước ngoài. 2- Phòng kinh doanh kho vận: Có trách nhiệm tổ chức các nhiệm vụ bán hàng, giới thiệu hàng, giao nhận hàng, nhập kho bảo quản, lập hợp đồng mua bán trong nước. 3- Phòng tài vụ: Có trách nhiệm thực hiện các khâu hạch toán kế toán, bảo toàn phát huy hiệu quả đồng vốn, huy động vốn vay, thanh toán các hợp đồng kinh tế ký kết trong và ngoài nước, viết hoá đơn bán hàng, có trách nhiệm với toàn bộ hoạt động tài chính của công ty theo đúng quy định của Nhà nước. 4- Phòng tổ chức lao động: Có trách nhiệm giải quyết các vấn đề về tổ chức hành chính, lao động, tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, điều hành các công việc về văn phòng, quản lý máy điện thoại, Fax của công ty. Về mặt bảo vệ: Bảo vệ an ninh, an toàn tài sản của công ty, giám sát các mặt hàng ra vào công ty, phát hiện và chữa cháy kịp thời. 5- Phân xưởng gia công chế biến lắp ráp: Có trách nhiệm lắp ráp, gia công cơ khí, lắp ráp xe máy, sửa chữa, tân trang máy móc, thiết bị , dịch vụ khách hàng nếu cần. Với bộ máy gọn nhẹ, các phòng ban chức năng phục vụ có hiệu cho giám đốc trong việc giám sát kinh doanh, quản lý kinh tế, tổ chức hạch toán để phù hợp với công việc điều hành, nhiệm vụ các phòng ban rõ ràng đã góp phần không nhỏ trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh cho công ty. 2- Thực trạng hoạt động xuất nhập khẩu của Công ty xuất nhập khẩu Bắc Ninh trong những năm qua. Từ khi có chính sách đổi mới nền kinh tế không còn tình trạng "ngăn sông cấm chợ", mà nó được phát triển theo mô hình cả nước và khu vực quốc tế. Nhận thức được sự thuận lợi của môi trường nhưng cũng không kém phần thử thách này công ty đã mạnh dạn tìm cho mình một hướng đi mới: đa phương hoá, đa dạng hoá hoạt động xuất nhập khẩu, đưa sản xuất kinh doanh đứng vững và ngày càng phát triển trên thị trường. 2.1- Một số hoạt động nhập khẩu của công ty xuất nhập khẩu Bắc Ninh. Là công ty chuyên doanh các thiết bị, máy móc, vật tư, phụ tùng cho các công trình, phương tiện giao thông vận tải. Đây là nguồn hàng nhập chính của công ty. Nguồn hàng nhập khẩu là một trong những vấn đề lớn đối với công ty và tổ chức nguồn hàng từ nước ngoài để góp phần hoàn thiện cơ cấu, quy mô hàng hoá trong điều kiện nền kinh tế chuyển đổi của Việt Nam thì ở một góc độ nhất định nguồn hàng này đã mang lại lợi nhuận cao, có tính hấp dẫn, phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng. Những năm qua công ty đã nhập bình quân 2000 đến 3000 xe máy/năm; 7000 đến 30.000 tấn nhựa đường/năm... Đó là những mặt hàng cơ bản nhập từ nước ngoài làm cơ sở ổn định kinh doanh và nguồn hàng ổn định, hỗ trợ nguồn hàng trong nước chưa định hướng kịp về công nghệ, mẫu mã, chất lượng... Bảng 3: Một số mặt hàng nhập khẩu từ 1997 - 2000 Năm Mặt Hàng ĐVT 1997 1998 1999 2000 1- Nhựa đường 1000tấn 10 15 2 30 2- Sắt thép xây dựng 1000tấn 2 25 3 4 3- Máy móc thiết bị chiếc 400 430 520 550 4- Xe máy chiếc 2000 3000 1500 2000 5- Lốp ôtô bé 1200 2000 1500 2000 Nguồn: Báo cáo tổng kết cuối năm 1997 - 2000 của công ty xuất nhập khẩu Bác Ninh. Nắm bắt được thị hiếu của người tiêu dùng, công ty đã biết chọn lùa và khẳng định mặt hàng nhập khẩu. Và để đạt được lợi nhuận tối đa, công ty đã tăng cường nghiên cứu, tìm kiếm thị trường nhập khẩu, từ đó tìm được nguồn hàng nhập khẩu giá thấp nhất. Mặc dù những mặt hàng nhập khẩu của công ty sử dụng nguồn vốn lớn, khách hàng và thị trường có sự chọn lùa. Thị trường luôn bị cạnh tranh quyết liệt giữa các doanh nghiệp Việt Nam và liên doanh nước ngoài, giữa hàng sản xuất trong nước và hàng ngoại nhập. Song chính nhờ uy tín, năng lực và kinh nghiệm của mình nên công ty đã gặt hái được những thành quả nhất định trong hoạt động kinh doanh, hoạt động xuất nhập khẩu của mình. 2.2- Một số hoạt động xuất khẩu của công ty xuất nhập khẩu Bắc Ninh. Bên cạnh những mặt hàng nhập khẩu đem lại phần lớn lợi nhuận cho Công ty thì xuất khẩu cũng góp phần làm gia tăng lợi nhuận cho Công ty. Những mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là các nguyên vật liệu trong nước, tài nguyên thiên nhiên, các sản phẩm thủ công mỹ nghệ. Tuy nguồn hàng xuất khẩu của Công ty không đồng đều giữa các năm và số lượng các mặt hàng xuất khâủ hàng năm vẫn còn Ýt . Nhưng Công ty vẫn không hề bỏ qua thị trường xuất khẩu mà luôn khai thác thị trường, tìm những mặt hàng mới, từng bước thâm nhập thị trường thế giới. Bảng 4: Một số mặt hàng xuất khẩu 1997 - 2000. Năm Mặt hàng Đơn vị 1997 1998 1999 2000 Sản phẩm hoá chất tấn 0 0 200 300 Nông hải sản tấn 20 0 25 25 Hàng thủ công mỹ nghệ tấn 0 0 5 8 Nguồn: Báo cáo tổng kết cuối năm 1997 - 2000 của Công ty xuất nhập khẩu Bắc Ninh. Căn cứ vào bảng 4 ta thấy: mặc dù tổng số lượng xuất khẩu còn Ýt nhưng Công ty luôn tích cực nâng cao chất lượng hàng hoá. Vì chất lượng là mối quan tâm hàng đầu đối với khách hàng, chất lượng kém hàng sẽ không tiêu thụ được. Nên để tìm được chỗ đứng trên thị trường, Công ty cần không ngừng nâng cao chất lượng hàng hoá. Nhờ những nỗ lực trên, năm1999 Công ty đã nhận được đơn đặt hàng dài hạn của Nhật về mặt hàng thủ công mỹ nghệ, mây tre đan từ 5 đến 8 tấn/năm. Đơn đặt hàng về sản phẩm hoá chất trung bình 100 tấn/năm sang Lào. Mặc dù nguồn hàng và thị trường xuất khẩu của Công ty còn nhiều hạn chế nhưng bằng sự cố gắng của mình Công ty đã bước đầu mở rộng dần hoạt động xuất khẩu. Nằm trong hệ thống kinh doanh xuất nhập khẩu của Công ty thì việc mở rộng, nghiên cứu và chọn lùa thị trường là điều mà Công ty hết sức quan tâm. Với chức năng kinh doanh xuất nhập khẩu nên Công ty đã cử nhân viên đi nghiên cứu thị trường tại Trung Quốc, Lào, Nga... để tìm hiểu nhu cầu thị trường tại đó. Sau đó dùa trên kết quả nghiên cứu thị trường của nhân viên mà từ đó Công ty quyết định xuất nhập khẩu những mặt hàng nào, số lượng, mẫu mã, giá cả sao cho phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng và đảm bảo kinh doanh có lãi. Nhờ có sự hỗ trợ của việc mở rộng thị trường mà tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Công ty tăng dần qua các năm. Bảng 5: Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu các năm 1997 - 2000. Đơn vị tính : Triệu USD Năm Chỉ tiêu 1997 1998 1999 2000 Tổng kim ngạch 60,7 71 80,35 98 Nhập khẩu 56,5 61,4 70 83 Xuất khẩu 4,2 10,35 10,35 15 Nguồn: Báo cáo tổng kết cuối năm 1997 - 2000 của Công ty xuất nhập khẩu Bắc Ninh Hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của Công ty càng được nâng cao thì thị trường ngày càng mở rộng. Bên cạnh những thị trường cũ như: Trung Quốc, Lào, Nga... thì hiện nay Công ty đã có thêm nhiều thị trường mới như: Đông Âu, Nhật, Thái Lan... và trong tương lai sẽ còn hơn thế nữa. Tuy nhiên do cuộc khủng hoảng kinh tế Châu á năm1997 đã làm tỷ giá đồng Việt Nam bị giảm nhiều so với Đô la Mỹ dẫn đến thị trường xuất nhập khẩu của Công ty ngày mới thành lập còn hạn chế. Nhưng nhờ đường lối ngoại giao kiên trì, mềm dẻo, tận dụng mọi thời cơ tìm đối tác làm ăn mới. Để có được những thị trường mới đòi hỏi Công ty phải có những chiến lược, giải pháp cụ thể, từng bước thâm nhập thị trường quốc tế nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh. 2..3- Đánh giá chung về hoạt động kinh doanh của Công ty XNK Bắc Ninh. a- Thành quả: Bước đầu Công ty đã tiếp cận được kinh nghiệm của thế giới và của các công ty bạn. Nên trong thực tế có nhiều đổi mới trong xây dựng kế hoạch kinh doanh, trong tổ chức nghiên ứu thị trường, trong tổ chức lại hệ thống kinh doanh, về mở rộng hoạt động kinh doanh một cách có chọn lọc trên thị trường quốc tế, cách điều chỉnh mặt hàng kinh doanh. Do những nỗ lực đó tạo cho Công ty các bước đi vững chắc trong những năm đầu thành lập. Bảng 6: Bảng tỷ trọng kim ngạch xuất nhập khẩu 1997 - 2000. Năm Mặt Hàng 1997 (%) 1998 (%) 1999 (%) 2000 (%) 1- Nhựa đường 32,62 38,40 42,63 48,80 2- Sắt thép xây dựng 26,50 25,60 25,31 26,43 3- Máy móc thiết bị 26,50 23,99 24,25 24,52 4- Xe máy 5,97 6,96 4,93 4,94 5- Lốp ôtô 0,20 0,25 0,21 0,16 Nguồn: Báo cáo tổng kết tình hình xuất nhập khẩu các năm của công ty. Ban lãnh đạo của Công ty có rất nhiều kinh nghiệm trong kinh doanh xuất nhập khẩu, họ đã giữ nhiều cương vị quan trọng trong hoạt động xuất nhập khẩu của Công ty xuất nhập khẩu Hà Bắc. Do vậy hoạt động của Công ty ngày càng có hiệu quả hơn, tạo điều kiện cho Công ty tăng trưởng, trang bị các phương tiện, công cụ quản lý trong thời đại mới. Nếu không bị ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế Châu Á thì tình hình kinh doanh còn khả quan hơn nữa. Sau đây là bảng tình hình thực hiện kinh doanh sẽ cho ta thấy rõ hơn về kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty. Bảng 7: Tình hình thực hiện kinh doanh 1998-2000 Các chỉ tiêu Đơn vị 1998 1999 2000 Doanh thu bán hàng VNĐ 45.365.870.000 38.567.976.500 12.856.933.500 Thuế VNĐ 2.268.293.500 1.928.398.825 642.849.675 Giá vốn hàng hoá VNĐ 36.851.107.900 31.561.243.775 10.037.059.875 Chi phí bán hàng VNĐ 907.317.400 711.359.530 485.964.150 Chi phí quản lý doanh nghiệp VNĐ 4.536.587.000 3.856.797.650 1.306.496.500 Lãi VNĐ 802.564.200 450.185.720 384.623.300 Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động tài chính các năm của Công ty. Do xác định được hướng đi đúng làm cơ sở cho việc xây dựng và tổ chức thực hiện kinh doanh phù hợp với các định hướng phát triển của Nhà nước, của ngành sát với thực trạng của Công ty. Đặc biệt do có mục tiêu kế hoạch đến năm2002 mặc dù chưa hoàn thiện đồng bộ song các mục tiêu daì hạn vẫn là căn cứ quan trọng để xác định các giải pháp có tính chiến lược trong tổ chức kinh doanh của Công ty. Vì vậy trong những năm qua Công ty đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Tổng nép Ngân sách trong những năm qua của Công ty xuất nhập khẩu Bắc Ninh: Bảng 8: Nép Ngân sách Nhà nước của Công ty xuất nhập khẩu Bắc Ninh. Đơn vị tính: Tỷ VNĐ Năm 1997 1998 1999 2000 Nép Ngân sách Nhà nước 133,54 156,20 176,77 215,60 Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động tài chính các năm của Công ty. b- Những tồn tại và nguyên nhân gây ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của Công ty xuất nhập khẩu Bắc Ninh. * Các đơn vị chủ yếu: Chuyển sang cơ chế thị trường, bước đầu thị trường có nhiều lúng túng trong viêc chọn hướng, chọn mặt hàng kinh doanh trung,dài hạn.Mặt khác công ty cũng chưa tổ chức nghiên cứu thị trường một cách thường xuyên, có hệ thống,do đó còn nhiều thay đổi mau lẹ của thị trường mà công ty chưa cập nhập được.Tuy đã đạt được một số kết quả song nếu biết làm tốt việc tổ chức công tác trên,kết quả đạt được sẽ còn cao hơn nhiều. Bị động trong tổ chức nguồn hàng phuc vô cho kinh doanh.Trước những khó khăn trong kinh doanh của công ty sản xuất trong nước và trước những biến động của thị trường quốc tế, thời kỳ đầu công ty đã lúng túng trong tổ chức khơi thông nguồn hàng.Về sau công ty mới xác định được, một mặt vẫn tiếp tục khai thác nguồn hàng từ thị trường trong và ngoài nước. Mặt khác tổ chức sản xuất ngay tại công ty để chủ động bảo đảm hàng hoá ổn định phục vụ kinh doanh của công ty. Song thực tế công ty vẫn còn lúng túng trong chọn hướng đầu tư, qui mô và tổ chức các hoạt động sản xuât kinh doanh. Xuất khẩu chiếm tỷ lệ rất Ýt trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Nghuyên nhân c là do công ty chưa phát huy được thế mạnh về thị trường, tìm kiếm khách hàng tiềm năng. Mặt khác ngoài những sản phẩm truyền thống của Việt Nam là hàng nông sản thưc phẩm thủ công, mỹ nghệ công nghiệp nhẹ vốn không phải là thế mạnh của Công ty. Còn một lý do chung đó là hàng hoá trong nước còn chưa thực sự cạnh tranh được với thị trường quốc tế. Từ trước đến nay ngoài việc xác lập sổ chỉ tiêu và việc áp dụng một số giải pháp có tính chiến lược, Công ty chưa hoàn toàn xây dựng và thực hiện một số chiến lược kinh doanh tổng thể nào. * Các nguyên nhân chủ yếu của tình hình trên: Công ty chưa tổ chức nghiên cứu thị trường, rộng hơn nữa là nghiên cứu môi trường và điều kiện kinh doanh một cách nghiêm túc, khoa học. Do đó bị động trong tổ chức kinh doanh, thiếu các điều chỉnh cần thiết trước các biến động thị trường và chưa khai thác được các thị trường trọng tâm, các thị trường có nhiều tiềm năng ở trong nước. - Thiếu vốn, đặc biệt là thiếu vốn lưu động đã gây nhiều bất cập trong kinh doanh của công ty như: Không đủ khả năng thực hiện các hợp đồng lớn, đầu tư cầm chõng cho sản xuất để chủ động nguồn hàng kinh doanh, song chất lượng chưa cao, bị cạnh tranh lớn. - Công tác tổ chức quản lý nội bộ công ty, đặc biệt là công tác đào tạo bồi dưỡng chưa đáp ứng yêu cầu phát triển kinh doanh trong điều kiện mới. - Cơ chế chính sách và tổ chức quản lý của ngành vẫn còn nhiều bất cập gây ra các khó khăn lớn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công tynhư: Thay đổi thường xuyên không có định hướng chiến lược rõ ràng cho các doanh nghiệp. Chính sách về cấm xuất nhập khẩu không có tính kế hoạch và thời gian cụ thể, đưa các doanh nghiệp vào thế bị động trong xây dựng và thực hiện kế hoạch kinh doanh. Nhìn chung hoạt động xuất nhập khẩu của công ty ngày càng mang lại hiệu quả kinh doanh, tuy nhiên vẫn còn hạn chế. Do môi trường kinh doanh ngày càng khó khăn và phức tạp nên đòi hỏi Công ty phải có phương hướng đúng đắn, các giải pháp kịp thời để giải quyết những vấn đề bất cập thì chắc chắn kinh doanh sẽ đạt kết quả tốt. CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU BẮC NINH. 1- Phương hướng phát triển, nhiệm vụ thời gian tới. 1.1- Về xuất khẩu: - Đẩy mạnh xuất khẩu và đổi mới cơ cấu xuất khẩu. - Phát triển xuất khẩu là điều kiện tiên quyết để mở rộng nhập khẩu và các hoạt động kinh tế đối ngoại khác, là một tiền đề cho sự tăng trưởng của công ty. Do đó xuất khẩu cũng là một mục tiêu quan trọng trong hoạt động kinh doanh của công ty. - Phương hướng chủ đạo để phát triển xuất khẩu là tạo dựng những mặt hàng chủ lực, nhưng không giới hạn vào những mặt hàng cố định mà cần phải linh hoạt đáp ứng nhu cầu thị trường. 1.2- Về nhập khẩu: - Nhiệm vụ của công ty là đóng góp tích cực vào công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Do đó hàng hoá nhập khẩu của công ty phải đáp ứng yêu cầu đổi mới, hiện đại hoá thiết bị và công nghệ, đảm bảo vật tư và hàng hoá thiết yếu mà nền kinh tế của nước nhà chưa đáp ứng được, đảm bảo hợp lý sản xuất trong nước. - Đa dạng hoá mặt hàng nhập khẩu, nhanh chóng đáp ứng nhu cầu trong nước. - Để thực hiện mục tiêu nói trên, chính sách nhập khẩu của công ty phải đảm bảo yêu cầu đặt ra là tranh thủ nhập khẩu công nghệ tiên tiến, thiết bị hiện đại. Không nhập khẩu công nghệ lạc hậu so với công nghệ trong nước đang sử dụng và dễ gây ô nhiễm môi trường như đã được quy định trong luật bảo vệ môi trường. 1.3- NHIỆM VỤ THỜI GIAN TỚI: - Kim ngạch xuất khẩu năm sau cao hơn năm trước từ 5% trở lên. - Kim ngạch nhập khẩu tăng bình quân 5% - 10%. - Đảm bảo kinh doanh có lãi, nép Ngân sách theo luật định. - Bảo toàn và tăng trưởng vốn. - Mức thu nhập năm sau không được thấp hơn năm trước. Ngoài ra công ty còn đề ra mục tiêu cụ thể về kim ngạch xuất khẩu cũng như kinh doanh nội địa cho từng bộ phận. 2- Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty xuất nhập khẩu Bắc Ninh. Đối mặt với những khó khăn của nền kinh tế thị trường, nền kinh tế của những cuộc cạnh tranh khốc liệt nhất để chọn ra những đại diện ưu tó nhất trong việc cung cấp, phân phối hàng hoá dịch vụ. Công ty cần phải nỗ lực hơn nữa, luôn nhạy bén với những biến động của thị trường, vạch ra được chiến lược lâu dài, không ngừng tích luỹ vốn để đầu tư và phát triển. Để làm tốt các điều kiện trên công ty cần phải có những giải pháp để giải quyết những vấn đề còn bất cập. * Giải pháp về thị trường: Vấn đề thị trường là mối quan tâm của bất kỳ một doanh nghiệp nào, nhất là trong giai đoạn thị trường luôn có những biến động như hiện nay thì công ty cần phải làm tốt công tác điều tra nghiên cứu thị trường. Điều tra nghiên cứu thị trường nước ngoài đóng vai trò quan trọng đối với hoạt động thương mại quốc tế. Thông qua nghiên cứu tình hình cung, cầu nguyên liệu, máy móc thiết bị trên thị trường quốc tế, sẽ giúp cho doanh nghiệp có quyết định đúng trong việc mua các yếu tố đầu vào. Nhờ nghiên cứu nhu cầu sản phẩm trên thị trường quốc tế sẽ giúp cho doanh nghiệp có được phương án sản xuất, kinh doanh thích hợp để đáp ứng có hiệu quả nhu cầu đó. Công tác điều tra nghiên cứu thị trường nước ngoài có nhiều khó khăn và phức tạp vì thị trường rộng lớn, đa dạng thay đổi nhanh mẫu mã, kiểu cách; phương tiện, điều kiện thông tin liên lạc, hệ thống Marketing của nước ta còn hạn chế. Công tác điều tra thị trường nước ngoài của công ty phải trả lời được các vấn đề sau: - Mặt hàng cụ thể nào có thể xuất, nhập khẩu ở nước nào? - Chó trọng đầu tư đổi mới công nghệ. Mặt hàng xuất khẩu phải được ưu tiên đầu tư, đổi mới công nghệ để nâng cao chất lượng sản phẩm. -Phát triển quan hệ lâu dài ổn định trong mua bán, trao đổi tiến tới phát triển quan hệ liên kết, liên doanh trong sản xuất kinh doanh. - Tạo lập giữ vững và nâng cao uy tín của công ty trong hoạt động xuất nhập khẩu. * Giải pháp về vốn và nguồn vốn: Công ty có thể tạo nguồn vốn bằng nhiều cách như sau: - Nguồn chủ yếu đi vay từ các tín dụng ngân hàng trong nước và nước ngoài. - Nguồn thứ hai huy động từ đóng góp của toàn thể cán bộ công nhân viên trong công ty. Công ty vay của cán bộ công nhân viên trả lãi ngang với lãi xuất ngân hàng và cho phép được rút vốn cũng như đóng góp vào bất cứ lúc nào. - Công ty nên mở rộng việc nhập khẩu vật tư, máy móc thiết bị theo phương thức thanh toán trả chậm trao đổi hàng hoá. Như vậy vừa ràng buộc người bán có nghĩa vụ thực hiện hợp đồng, vừa tiêu thụ được sản phẩm trong nước đảm bảo tính hai chiều trong kinh doanh xuất nhập khẩu. * Giải pháp về lao động: Để đáp ứng nhu cầu kinh doanh mới và từng bước xây dựng hiện đại hoá trang thiết bị và con người nhằm tạo ra những sản phẩm có chất lượng tốt thì việc đaàu tư để đào tạo ra chất xám đối với con người là vô cùng quan trọng. Do đó công ty cần phải sử dụng đúng năng lực, thế mạnh của từng người, từng bộ phận để đảm bảo hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả cao. Ngoài ra tăng cường sự lãnh đạo của tổ chức Đảng và tham gia quản lý các tổ chức công đoàn. Thường xuyên kiểm tra giám sát, khen thưởng, kỷ luật kịp thời và thích đáng. Chú trọng bồi dưỡng đào tạo và nâng cao trình độ, bổ xung cán bộ có năng lực, sắp xếp công việc phù hợp với từng người, tinh giảm biên chế bằng cách sắp xếp tổ chức hợp lý, phù hợp với cơ chế mới. * Giải pháp về quản lý tài chính và dự án. Tăng cường hệ thống quản lý tài chính, đặc biệt là áp dụng hệ thống kế toán mới, xây dựng các định mức chi phí hạch toán từng hợp đồng kinh tế nhằm giảm chi phí quản lý, chi phí sản xuất kinh doanh, tăng tích luỹ và thu nhập. Để tránh những lãng phí thất thoát trong hoạt động sản xuất kinh doanh và dịch vụ, cần có những biện pháp thẩm định các hợp đồng kinh tế, các dự án, các dự toán nhằm đảm bảo tính hiệu quả và tính pháp luật của hợp đồng dự án. * Giải pháp về cơ chế uỷ nhiệm, uỷ quyền: Công ty phải có cơ chế uỷ nhiệm, uỷ quyền đối với các đơn vị thành viên, khuyến khích lợi Ých vật chất đối với những mặt hàng kinh doanh theo chỉ tiêu của Nhà nước. Thực hiện chế độ khoán trong công ty và các đơn vị thành viên đối với các hình thức kinh doanh như: Tự doanh, uỷ thác, chuyển khẩu, đại lý, dịch vụ vận tải. * Giải pháp về hàng và nguồn hàng: Chú trọng đến sự ổn định của công tác tổ chức sản xuất sản phẩm làm ra sao cho sản phẩm sản xuất ra phải đạt được chất lượng cao và đáp ứng nhu cầu về số lượng. Ngoài ra còn phải tìm cách để có được nguồn nguyên nhiên liệu đảm bảo chất lượng, có giá thành giảm một chút để có thể làm hạ giá thành. Còn mặt hàng nhập khẩu cũng đòi hỏi sự ổn định nguồn hàng, đảm bảo giá cả, chất lượng mẫu mã mà người tiêu dùng mong muốn. Tránh tình trạng dư thừa hoặc khan hiếm hàng hoá. 3- Một số kiến nghị đối với Công ty xuất nhập khẩu Bắc Ninh và cơ quan quản lý Nhà nước. a- Một số kiến nghị với cơ quan quản lý Nhà nước. * Thuế xuất nhập khẩu Là loại thuế gián thu đánh vào tất cả những hàng hoá xuất nhập khẩu từ các nguồn hàng khác nhau qua biên giới Việt Nam. ý nghĩa của loại thuế này nhằm bảo vệ nền sản xuất trong nước đặc biệt là những ngành công nghiệp non trẻ, đồng thời tăng thu cho Ngân sách Nhà nước. Do thuế xuất nhập khẩu có tác động trực tiếp đến nền sản xuất và kinh doanh thương mại nên khi ban hành thuế xuất nhập khẩu cần tránh tình trạng ra vào chủ chương đóng cửa, bởi hàng nhập khẩu cũng có tác động vào các nhà sản xuất trong nước không ngừng đi lên và tạo sức mạnh cạnh tranh. Chính sách về thuế xuất nhập khẩu ổn định giúp cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu tính toán được các phương án hiệu quả trên cơ sở Nhà nước ban hành thuế xuất nhập khẩu có thời hạn trong thời gian xác định, nếu không doanh nghiệp sẽ bị thua lỗ khi biểu thuế tăng đột ngột trong khi hàng hoá đã và đang hoàn chỉnh thủ tục xuất nhập khẩu. * ổn định chính sách cho xuất nhập khẩu lâu dài. Hoạt động xuất nhập khẩu là hoạt động kinh doanh mang nhiều nét riêng biệt về không gian, thời gian và giá cả cũng như phương thức thanh toán. Do vậy chính sách xuất nhập khẩu phải ổn định lâu dài có vậy các doanh nghiệp mới yên tâm và có điều kiện tìm nguồn hàng, ký kết, thực hiện các hợp đồng kinh doanh đảm bảo những yêu cầu của thị trường. * Thành lập trung tâm thông tin pháp luật quốc tế. Giúp doanh nghiệp nắm vững luật thương mại quốc tế hiện hành, nhanh chóng nắm bắt được những thay đổi của bộ luật đó. Đầu tư cơ sử vật chất, cải cách phương thức hoạt động của phòng thông tin thương mại thuộc Bộ Thương mại để cung cấp cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trực tiếp những thông tin mới nhất về tình hình và sự biến động cuả giá cả và hàng hoá. * CÇn t¹o ra mét m«i tr­êng chÝnh s¸ch th«ng tho¸ng nh»m gi¶i quyÕt m©u thuÉn hiÖn nay gi÷a nh÷ng c«ng cô chÝnh s¸ch ®ang sö dông thiªn vÒ thay thÕ nhËp khÈu víi nh÷ng cam kÕt tù do ho¸ th­¬ng maÞ víi ASEAN vµ WTO . ViÖc t¹o ra m«i tr­êng th«ng tho¸ng ph¶i nh»m khuyÕn khÝch ®Çu t­ dµi h¹n trong n­íc cña khu vùc t­ nh©n vµ cña c¸c doanh nghiÖp theo ®Þnh h­íng xuÊt khÈu . * §¬n gi¶n ho¸ c¸c c«ng cô chÝnh s¸ch nh»m theo h­íng võa gi¶m c¸c hµng rµo thuÕ quan võa tiÕn tíi lo¹i bá c¸c hµng rµo phi thuÕ quan . * Trong qu¸ tr×nh ®iÒu chØnh chÝnh s¸ch th­¬ng m¹i theo h­íng thóc ®Èy xuÊt khÈu cã b¶o hé , mét vÊn ®Ò cÇn thiÕt ®Æt ra cho nÒn kinh tÕ ViÖt Nam lµ ph¶i sö dông nh÷ng thµnh c«ng cña c¸c n­íc Ch©u ¸ . Nh÷ng kinh nghiÖm ®iÒu chØnh chÝnh s¸ch nµy nh­ sau : - HÇu hÕt c¸c n­íc thùc thi thµnh c«ng chiÕn l­îc t¨ng tr­ëng dùa vµo thóc ®Èy xuÊt khÈu ®Òu thi hµnh mét chÝnh s¸ch tû gi¸ hèi ®o¸i n©ng ®ì tù do ho¸ th­¬ng m¹i vµ trî gióp cho c¸c nhµ xuÊt khÈu . - C¸c doanh nghiÖp xuÊt khÈu ®Òu ®­îc trî gióp ®Ó cã thÓ thùc hiÖn nhËp khÈu ë møc gi¸ thÕ giíi, ®iÒu nµy cã ý nghÜa tuyÖt ®èi quan träng ®Ó hä cã thÓ thµnh c«ng trªn thÞ tr­êng thÕ giíi . - C¸c doanh nghiÖp xuÊt khÈu ®Òu ®­îc tiÕp cËn nguån tÝn dông ­u ®·i , víi tû lÖ l·i xuÊt thÊp . - C¸c chÝnh s¸ch c«ng ®Òu ®­îc thiÕt kÕ ®Ó trî gióp c¸c nhµ xuÊt khÈu nh»m v­ît qua t×nh tr¹ng chi phÝ cao ban ®Çu khi th©m nhËp thÞ tr­êng n­íc ngoµi . Nh÷ng chÝnh s¸ch nµy bao gåm khuyÕn khÝch vÒ thuÕ thu nhËp , trî cÊp cho viÖc h×nh thµnh c¸c c«ng ty th­¬ng m¹i quèc tÕ , h×nh thµnh c¸c hiÖp héi trî gióp xuÊt khÈu , ®Çu t­ c«ng céng cho c¬ së h¹ tÇng vµ cho ®µo t¹o ®Ó trî gióp xuÊt khÈu ...... - Việc điều chỉnh chính sách thương mại quốc tế phải gắn liền với cải tổ hệ thống doanh nghiệp Nhà nước nói chung, các doanh nghiệp Nhà nước trong ngành thương mại nói riêng nhằm tăng sức cạnh tranh và tính hiệu quả trong hoạt động thương mại. Với bất kỳ doanh nghiệp nào dù sản xuất hay kinh doanh thương mại, nếu được hoạt động trong môi trường thuận lợi với các điều kiện của nó thì doanh nghiệp đó sẽ thành công. b- Một số kiến nghị với Công ty xuất nhập khẩu Bắc Ninh. * Tăng cường nghiên cứu và tiếp thị thị trường để nắm bắt được nhu cầu của thị trường để từ đó sản xuất, gia công, xuất nhập khẩu những hàng hoá phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng. * Theo dõi, cập nhật những thông tin nóng hối về tình hình thị trường. * Mở rộng hệ thống các chi nhánh, các đại lý trên toàn quốc cũng như thị trường nước ngoài. * Các sản phẩm và hàng hoá luôn phải giữ đúng chất lượng và chất lượng cao. * Có những chính sách khuyến khích cán bộ công nhân viên thông qua việc đề bạt những người có năng lực, nâng bậc lương đối với những cán bộ công nhân viên giỏi, tạo điều kiện cần thiết để họ có thể phát huy hết khả năng, trí tuệ của mình phục vụ nhiều hơn cho Công ty. * Mở rộng mặt hàng chủ lực. * Tăng cường nghiên cớu marketing và quan hệ với Bộ Thương Mại, các đơn vị bạn dể có thêm nhiều thông tin. * Tăng cường quan hệ với Trung Quốc vì là thị trường gần nhưng luôn phải lơu ý đề phòng mặt tiêu cực (như gạo paraphin...) Trên đây bằng một số hiểu biết của mình, tôi xin đưa ra một vài giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy hoạt động kinh doanh của Công ty xuất nhập khẩu Bắc Ninh. KẾT LUẬN Qua phân tích về một số hoạt động xuất nhập khẩu của Công ty xuất nhập khẩu Bắc Ninh cho thấy: để tìm được một chỗ đứng trong ngành thương mại là một điều rất khó khăn, nhất là trong cơ chế thị trường hiện nay. Nhưng với việc tổ chức, quản lý hoạt động xuất nhập khảu tốt của ban lãnh đạo mà Công ty đã tìm ra cho mình một chỗ đứng. Tuy nhiên muốn phát triển được trong tương lai lâu dài đòi hỏi đội ngò cán bộ công nhân viên của công ty phải nỗ lực, cố gắng hơn nữa trong việc định ra chiến lược kinh doanh tổng thể để không còn lúng túng trong hướng đi cũng như thực hiện các kế hoạch cụ thể. Dùa vào kết quả phân tích trong đề tài luận văn tốt nghiệp, sinh viên tin rằng khả năng và kinh nghiệm của ban lãnh đạo chắc chắn Công ty sẽ thành công trong kinh doanh. Qua đây, tôi xin chân thành cảm ơn thầy giáo Trần Văn Chu đã tận tình hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Tôi cũng xin cảm ơn các cán bộ, các phòng ban trong công ty đã tạo điều kiện để tôi hoàn thành luận văn này.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc1 189.doc
Tài liệu liên quan