Thực trạng và giải pháp nâng cao năng lực xuất khẩu nông sản của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu và hợp tác đầu tư Vilexim

Đối thủ cạnh tranh lớn nhất đối với xuất khẩu gạo của công ty trên thế giới là Thái Lan. Khả năng cạnh tranh xuất khẩu gạo của công ty được thể hiện trên hai khía cạnh, đó là lợi thế và bất lợi của công ty này. Lợi thế của công ty thể hiện ở các mặt sau: Giá gạo xuất khẩu của công ty có tính cạnh tranh trên thị trường thế giới. Hiện nay giá gạo mà công ty chào bán thường thấp hơn giá gạo cùng loại của Thái Lan khoảng từ 20 đến 30 USD/tấn. Hơn nữa do nguồn cung cấp dồi dào trong nước nên công ty đã thu mua được số lượng lớn hàng làm nguồn dự trữ đáp ứng kịp thời cho hoạt động xuất khẩu. Về những bất lợi của công ty là chất lượng gạo của công ty so với các đối thủ từ Thái Lan là không bằng. Vì thế mặc dù xuất khẩu với số lượng lớn nhưng kim ngạch xuất khẩu vẫn chỉ ngang bằng thậm chí còn thấp hơn.

doc34 trang | Chia sẻ: thanhnguyen | Lượt xem: 1590 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao năng lực xuất khẩu nông sản của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu và hợp tác đầu tư Vilexim, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Những chính sách, chiến lược mà công ty áp dụng để có thể đứng vững trước sự cạnh tranh từ các đối thủ khác trên thị trường xuất khẩu nông sản. CHƯƠNG I : GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CP XNK VÀ HTDT VILEXIM VÀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU NÔNG SẢN CỦA CÔNG TY I.GIỚI THIỆU CHUNG: 1.Quá trình hình thành và phát triển Công ty cổ phần xuất nhập khẩu và hợp tác đầu tư Vilexim là một doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu đa ngành, đa chức năng, đa lĩnh vực của Bộ Thương Mại, được hình thành từ năm 1986. Tiền thân của nó là công ty xuất nhập khẩu với nước bạn Lào, với chức năng thực hiện các hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu với Nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào. Năm 1993, Bộ Thương Mại đã ra quyết định số 332 TM/TCCB ngày 31/3/1993 thành lập doanh nghiệp nhà nước công ty xuất nhập khẩu với Lào. Cùng với quá trình đổi mới của đất nước, nền kinh tế được vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước và xu thế hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra một cách sâu rộng, công ty đã mở rộng hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu với một số nước: Singapore, Indonesia, Phillipine, Malaysia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan, Hongkong, Nga, EU, và một số nước Châu Phi, Trung Đông và Mỹ La Tinh... Kể từ khi được thành lập, trong quá trình phát triển 20 năm của mình, một bước tiến quan trọng đánh dấu sự trưởng thành vượt bậc là công ty đã chính thức chuyển sang hình thức công ty cổ phần từ ngày 01 tháng 01 năm 2005. Việc cổ phần hóa đã tạo bước đệm quan trọng, tạo điều kiện cho công ty nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp trong điều kiện thị trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt và quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra một cách mạnh mẽ và sâu rộng. 2.Cơ cấu bộ máy quản lý, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn: 2.1.cơ cấu bộ máy quản lý: Cùng với quá trình hình thành và phát triển trong từng giai đoạn khác nhau thì cơ cấu bộ máy quản lý, chức năng nhiệm vụ quyền hạn cũng có những khác biệt nhất định. Sau đây là phần khái quát cơ cấu bộ máy quản lý chức năng nhiệm vụ quyền hạn của công ty Vilexim kể từ khi cổ phần hóa năm 2005 cho đến nay. Đại hội đồng cổ đông Hội đồng quản trị: Chủ tịch hội đồng quản trị và 4 thành viên Ban giám đốc: Giám đốc điều hành và các Phó giám đốc Các đơn vị trực thuộc: Các phòng, ban, chi nhánh và đại diện + Phòng tổng hợp Marketing + Phòng tổ chức hành chính + Phòng tài chính - kế toán + Phòng xuất nhập khẩu và dịch vụ: 1, 2, 3 + Trung tâm xuất khẩu lao động 139 Lò Đúc + Chi nhánh công ty Xuất nhập khẩu (XNK) và Hợp tác đầu tư Vilexim tại Hải Phòng. + Chi nhánh công ty XNK và Hợp tác đầu tư Vilexim tại Hà Tây. + Chi nhánh công ty XNK và Hợp tác đầu tư Vilexim tại Thành Phố Hồ Chí Minh. + Các kho hàng hoá thuộc phòng tổ chức hành chính. + Phòng kiến thiết đề án phát triển doanh nghiệp. + Đại diện công ty tại Viên Chăn – Lào. Lãnh đạo các đơn vị phòng có: 01 trưởng phòng, 01 phó phòng. Chi nhánh có: 01 giám đốc, 01 phó giám đốc Văn phòng đại diện có: Trưởng đại diện Các đơn vị thuộc phòng như: Ban, Đội , Kho hàng có: Trưởng, Phó Công nhân viên chức trong mỗi đơn vị được biên chế từ 05 – 20 người. 2.2.Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn: Đại hội đồng cổ đông: có nhiệm vụ chủ yếu sau - Quyết định giải thể hay tổ chức lại công ty, các chi nhánh, văn phòng đại diện, các đơn vị trực thuộc. - Thông qua, phê chuẩn các báo cáo của Hộ đồng quản trị (HĐQT), báo cáo quyết toán năm tài chính, phương án phân phối lợi nhuận, sử dụng lợi nhuận. - Quyết định việc tăng giảm vốn điều lệ, tài sản, mức cổ tức, thù lao cho HĐQT, ban kiểm soát. Hội đồng quản trị: có chức năng và nhiệm vụ sau - Quyết định cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý và điều hành chiến lược phát triển của công ty. - Quyết định việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, xử lý sai phạm... cả cán bộ quản lý trong công ty. Ban kiểm soát: có nhiệm vụ và quyền hạn sau - Kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong quản lý và điều hành hoạt động kinh doanh, trong ghi chép sổ kế toán và báo cáo tài chính của công ty. - Thường xuyên thông báo với HĐQT về kết quả hoạt động, báo cáo Đại hội đồng cổ đông về tính chính xác, trung thực, hợp pháp của việc ghi chép, lưu giữ chứng từ và lập sổ kế toán, báo cáo tài chính và các báo cáo khác. - Không được tiết lộ bí mật của công ty, không gây cản trở hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Giám đốc: - Có trách nhiệm tổ chức và điều hành mọi hoạt động của công ty, đại diện cho toàn bộ công nhân viên chức của công ty, thay mặt công ty trong các mối quan hệ bạn hàng. Ban giám đốc bao gồm: Giám đốc điều hành và các phó giám đốc. Phòng tổ chức hành chính: có nhiệm vụ chủ yếu sau - Xây dựng mô hình tổ chức, xác định chức năng nhiệm vụ của các bộ phận trong công ty. Xây dựng nội quy, quy chế của công ty. - Lập kế hoạch tuyển dụng, đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực, các chính sách lao động tiền lương, tiền lương và tính lương hàng thàng cho cán bộ, công nhân viên cũng như các khoản tiền thưởng, bảo hiểm xã hội , bảo hiểm y tế. - Tổ chức công tác văn thư lưu trữ, quản lý con dấu, tiếp khách đến giao dịch. Phòng tổng hợp và Marketing: có nhiệm vụ sau - Lập kế hoạch cho toàn công ty và phân bổ kế hoach đó cho từng phòng kinh doanh cụ thể. - Theo dõi thực hiện kế hoạch, giao dich đối ngoại và phụ trách các thiết bị công nghệ như Fax, Telex... - Tổng kết tình hình thực hiện kế hoạch ở tất cả các phòng nghiệp vụ để lập báo cáo trình lên giám đốc. Phòng tài chính kế toán: có các nhiệm vụ sau - Ghi chép phản ánh các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh trong quá trình kinh doanh của công ty. - Kiểm tra, giám sát và chấp hành các chính sách chế độ về quản lý tài chính. - Lập hệ thống báo cáo tài chính và cung cấp những thông tin kế toán cho các đối tượng sử dụng có liên quan. Phòng kiến thiết xây dựng: có các chức năng sau - Lập dự án, phương án khả thi về nhu cầu đất đai cần cho sự mở rộng và phát triển của công ty. - Khảo sát, tìm kiếm, nhận và quản lý đất đai được giao. Khối nghiệp vụ: ( các phòng xuất nhập khẩu) có nhiệm vụ sau - Tích cực tìm kiếm các cơ hội kinh doanh trong và ngoài nước. - Xây dựng phương án kinh doanh, trực tiếp thực hiện các nghiệp vụ ngoại thương. Các đơn vị khác: có nhiệm vụ sau - Tìm kiếm bạn hàng, thu gom hàng hóa thực hiện các thương vụ xuất nhập khẩu do công ty giao. - Đại diện cho công ty giải quyết các vấn đề như thanh toán nợ và nghiên cứu thị trường. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty được thể hiện ở hình 1.1. 3.Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty Trong nhiều năm qua, với sự nỗ lực và cố gắng của đội ngũ cán bộ công nhân viên cũng như những quyết sách đúng đắn, kịp thời của bộ máy lãnh đạo nên công ty đã đạt được những thành tích đáng kể trong hoạt động kinh doanh của mình, đem lại doanh thu lớn cho công ty đồng thời đóng góp một khoản không nhỏ vào ngân sách nhà nước. Số liệu của bảng 4 cho thấy kết quả hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn 2001 – 2006. Bảng 4 – Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn 2001- 2006 Đơn vị tinh: Triệu đồng Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Tổng DT 274315 353584 579000 500000 650000 720000 LN trước thuế 178,7 678,6 856 750 1250 1450 Thuế TNDN 44,625 169,65 214 187,5 312,5 362,5 LN sau thuế 133,87 508,95 642 562,5 937,5 1087,5 ( Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2001 – 2006 của Công ty Cổ phần Xuất Nhập khẩu và Hợp tác Đầu tư Vilexim do phòng tài chính – kế toán cung cấp) Số liệu trong bảng 4 cho thấy lợi nhuận sau thuế của công ty giai đoạn 2001 – 2003 tăng liên tục qua các năm và năm sau cao hơn năm trước. Chứng tỏ kết quả kinh doanh công ty đạt được là rất khả quan. Tuy nhiên trong năm 2004 lợi nhuận sau thuế giảm 79,5 triệu đồng so với năm 2003 điều này do kim ngạch xuất khẩu của công ty năm 2004 giảm 14,7% so với năm 2003. Giai đoạn 2004 – 2006 thì lợi nhuận sau thuế của công ty tăng liên tục và năm sau cao hơn năm trước, chứng tỏ kết quả kinh doanh của công ty đạt được là rất ấn tượng. Công ty cần cố gắng phát huy trong thời gian tới để nâng cao hơn nữa kết quả hoạt động kinh doanh của mình. Hình 1.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức Công ty Vilexim BAN KIỂM SOÁT ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ GIÁM ĐỐC Phòng XNK Phòng Tài chính Kế toán Phòng Tổng hợp & Marketing Phòng Kiến thiết & Xây dựng Phòng Tổ chức Hành chính Chi nhánh tại TP.HCM Chi nhánh tại Hải Phòng Chi nhánh tại Hà Tây Đại diện tại Lào Trung tâm XKLĐ Đội xe Kho Tứ Kỳ Kho Cổ Loa II.Tổng quan hoạt động XNK của công ty: 1. Xuất khẩu Kể từ khi thành lập cho đến nay, bằng mọi nỗ lực và cố gắng, công ty đã không ngừng nâng cao kim ngạch xuất khẩu nói riêng và tổng kim ngạch nhập khẩu nói chung, từng bước thâm nhập, củng cố và mở rộng thị trường. Nhìn lại những năm đầu khi mới thành lập công ty phải đương đầu với nhiều khó khăn và bị hạn chế trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu do cơ sở vật chất còn thiếu, lạc hậu, cán bộ công nhân viên chưa có kinh nghiệm trên thị trường, cũng như việc hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta còn nhiều hạn chế. Vượt qua những khó khăn và thử thách trên tập thể lãnh đạo công ty cùng toàn thể công nhân viên chức đã không ngại khó khăn phấn đấu tìm mọi biện pháp khắc phục những vướng mắc, cản trở. Vì vậy, hiệu quả kinh doanh của công ty thay đổi từng năm theo chiều hướng tích cực. Tổng kim ngạch tăng dần, các hoạt động kinh doanh của công ty ngày càng phong phú, cơ cấu mặt hàng kinh doanh của công ty ngày một đa dạng, tinh cạnh tranh và khả năng chiếm lĩnh thị trường được cải thiện rõ rệt. Công ty Vilexim có quan hệ ngoại giao trên 40 nước trên thế giới và có quan hệ kinh doanh với trên 25 nước chủ yếu là các nước thuộc khu vực Châu Á và một số nước thuộc khu vực Châu Âu và khu vực Mỹ la tinh. Các thị trường xuất khẩu chính của công ty là Nhật Bản, Đài Loan, Singapore, Lào... Ngoài ra công ty còn xuất khẩu sang một số thị trường như Châu Phi, Châu Mỹ. Công ty xuất khẩu các mặt hàng như: - Hàng nông sản: Lạc, ngô, vừng, chè, hạt tiêu - Hàng lâm sản: Cà phê, hạt điều, gỗ thông, hoa hồi... - Hàng bông vải sợi may mặc: Hàng dệt kim, sợi các loại, hàng thêu ren - Hàng thủ công mỹ nghệ: Đồ gốm sứ, sơn mài,.... - Dược liệu: Sa nhân, các loại thuốc dân tộc. Trong những năm qua hòa chung với sự sôi động của các hoạt động xuất nhập khẩu của đất nước, cùng với sự nỗ lực cố gắng của đội ngũ cán bộ công nhân viên, với một chiến lược hợp lý, công ty Vilexim đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, trong đó thành công từ hoạt động xuất nhập khẩu chiếm một vị trí quan trọng. Bảng 1 cho thấy kết quả xuất khẩu của công ty giai đoạn 2001 – 2006 Bảng 1 - Kết quả xuất khẩu của Công ty giai đoạn 2001 – 2006 Đơn vị tính: 1000 USD Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Xuất khẩu 11819 10363 15003 12800 14000 17156 Tổng KNXNK 25093 26225 40128 50000 56000 65300 ( Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2001 – 2006 của Công ty Cổ phần Xuất Nhập khẩu và Hợp tác Đầu tư Vilexim do phòng tài chính – kế toán cung cấp) Số liệu trong Bảng 1 cho thấy mặc dù, tổng kim ngạch xuất nhạp khẩu tăng liên tục nhưng kim ngạch xuất khẩu tăng giảm không đồng đều trong giai đoạn này. Năm 2002 kim ngạch xuất khẩu đạt trị giá là 10363 nghìn USD giảm 12,3% so với năm 2001 đạt 11819 nghìn USD. Năm 2003 kim ngạch xuất khẩu đạt 15003 nghìn USD tăng 44,8% so với năm 2002. Năm 2004 kim ngạch xuất khẩu chỉ đạt 12800 nghìn USD giảm 14,7% so với năm 2003. Như vậy có thể thấy kim ngạch xuất khẩu của công ty tăng giảm không ổn định giai đoạn 2001 – 2004. Điều đó cho thấy thị trường xuất khẩu của công ty không ổn định qua các năm, công ty không đạt được các kết quả kinh doanh như mong muốn. Sau khi tiến hành cổ phần hóa ngày 01 tháng 01 năm 2005 thì những kết quả kinh doanh đạt được là rất ấn tượng và nó cho thấy chủ trương cổ phần hóa đã đem lại cho toàn công ty một luồng gió mới điều đó được thể hiện: Năm 2005 kim ngạch xuất khẩu đạt trị giá là 14000 nghìn USD tăng 10,9% so với năm 2004, năm 2006 kim ngạch xuất khẩu đạt trị giá 17156 nghìn USD tăng 12,25%. Trong năm 2007 công ty phấn đấu vượt qua con số 20000 nghìn USD giá trị kim ngạch xuất khẩu. Như vậy kim ngạch xuất khẩu của công ty giai đoạn 2004 – 2006 đã tăng ổn định và tỷ lệ năm sau cao hơn năm trước. Điều đó cho thấy sau khi cổ phần hóa sức cạnh tranh của công ty được nâng cao; cùng với bề dày kinh nghiệm và một đội ngũ cán bộ có năng lực và nghiệp vụ cao chắc chắn những năm tới kim ngạch xuất khẩu của công ty còn đạt được những kết quả khả quan hơn nữa. Trong các mặt hàng xuất khẩu của công ty thì các mặt hàng nông, lâm sản luôn chiếm một vị trí quan trọng, hàng năm kim ngạch xuất khẩu của hàng nông, lâm sản luôn chiếm khoảng 80% tổng giá trị xuất khẩu của công ty. 2. Nhập khẩu Về thị trường nhập khẩu, công ty nhập hàng về theo nhu cầu thực tế của thị trường thông qua các đơn đặt hàng hoặc nhận ủy thác nhập khẩu cho khách hàng. Các thị trường nhập khẩu chính của công ty bao gồm: Trung Quốc, Đài Loan, Hongkong, Thái Lan, Singapore, Ấn Độ, Hàn Quốc.. Công ty nhập khẩu các mặt hàng như: - Đồ điện và đồ điện tử: Máy điều hòa, tủ lạnh - Máy móc, thiết bị nguyên vật liệu dùng cho sản xuất... - Ô tô, xe máy - Kim loại đen và kim loại màu: Dây cáp nhôm, dây đồng, ống nước. - Hóa chất, chất dẻo, phân bón, thuốc trừ sâu... Có thể nói các mặt hàng nhập khẩu của công ty là rất phong phú và đa dạng . Số liệu trong Bảng 2 cho thấy kết quả nhập khẩu của công ty giai đoạn 2001 – 2006. Bảng 2 – Kết quả nhập khẩu của công ty giai đoạn 2001 – 2006 Đơn vị tính: 1000 USD Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Nhập khẩu 13274 15862 25125 37000 42000 48144 Tổng KNXNK 25093 26225 40128 50000 56000 65300 ( Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2001 – 2006 của Công ty Cổ phần Xuất Nhập khẩu và Hợp tác Đầu tư Vilexim do phòng tài chính – kế toán cung cấp) Số liệu trong Bảng 2 cho thấy, kim ngạch nhập khẩu tăng liên tục qua các năm và năm sau cao hơn năm trước kéo theo tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tăng liên tục qua các năm mặc dù kim ngạch xuất khẩu tăng giảm không đồng đều trong giai đoạn này. Năm 2001 kim ngạch nhập khẩu đạt giá trị 13274 nghìn USD đến năm 2002, 2003, 2004, 2005, 2006 giá trị đạt lần lượt là 15862; 25125; 37000; 42000; 48144 nghìn USD với tỷ lệ tăng lên tương ứng là 19,5%; 58,4%; 47,3%; 13,5%; 14,6%. Việc kim ngạch nhập khẩu của công ty tăng liên tục qua các năm có thể lí giải như sau: Đất nước ta đang có những thay đổi to lớn theo chiều hướng tích cực, sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước đang được đẩy mạnh, GDP bình quân tăng từ 7 – 8% qua các năm. Để đáp ứng được nhu cầu phát triển đó đất nước cần một nguồn đầu vào rất lớn và một phần không nhỏ được đáp ứng thông qua nhập khẩu. Cùng với sự phát triển của đất nước là đời sống nhân dân được cải thiện, nhu cầu tiêu dùng ngày một lớn. Nắm được xu thế đó công ty Vilexim đã tiến hành các hoạt động xúc tiến, khuyếch trương tên tuổi và uy tín của công ty, cùng với bề dày kinh nghiệm trong lĩnh vực xuất nhập khẩu công ty đã đang và sẽ là một đối tác uy tín và được các đơn vị nhập khẩu trong nước tín nhiệm. Điều đó được thể hiện, công ty luôn có những khách hàng truyền thống và những khách hàng mới mang đến cho công ty những đơn đặt hàng với giá trị lớn hoặc ủy thác nhập khẩu. Có thể thấy rõ điều đó qua kim ngạch nhập khẩu của công ty tăng liên tục trong giai đoạn 2001 – 2006. Năm 2007 này, mục tiêu mà Vilexim đặt ra đó là kim ngạch nhập khẩu vượt qua con số 55 triệu USD. Trong cơ cấu mặt hàng nhập khẩu của công ty thì mặt hàng đồ điện và đồ điện tử; máy móc, thiết bị sản xuất, nguyên vật liệu dùng cho sản xuất luôn chiếm từ 75 – 80% kim ngạch nhập khẩu của công ty. 3. Xuất khẩu lao động Cùng với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, xuất khẩu lao động trong những năm qua có những chuyển biến tích cực cả về số lượng và chất lượng, góp phần giải quyết công ăn, việc làm cho lao động trong nước và mang lại một nguồn ngoại tệ lớn cho quốc gia. Công ty Vilexim là một doanh nghiệp đa ngành, đa lĩnh vực. Do vậy trong những năm qua mảng xuất khẩu lao động đi làm việc ở nước ngoài cũng được công ty quan tâm, chú trọng đẩy mạnh phát triển. Hiện tại Vilexim có một trung tâm xuất khẩu lao động tại 139 Lò Đúc- Hà Nội. Các thị trường xuất khẩu lao động chính của công ty Vilexim là: Malaysia, Đài Loan, Hàn Quốc và một số quốc gia khác. Tình hình xuất khẩu lao động của công ty giai đoạn 2001 – 2006 được thể hiện qua số liệu trong Bảng 3. Bảng 3 – Kết quả xuất khẩu lao động của công ty giai đoạn 2001 – 2006 Đơn vị: Lao động Năm Thị Trường 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Malaysia 525 600 650 750 850 975 Đài Loan 200 185 250 270 260 300 Hàn Quốc 100 300 275 180 300 250 Thị trường khác 175 165 200 200 125 260 Tổng 1000 1250 1375 1400 1535 1785 ( Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2001 – 2006 của Công ty Cổ phần Xuất Nhập khẩu và Hợp tác Đầu tư Vilexim do phòng tài chính – kế toán cung cấp) Số liệu trong bảng 3 cho thấy, thị trường xuất khẩu lao động lớn nhất của công ty là Malaysia với số lượng lao động được đưa sang mỗi năm một lớn, do cầu về lao động ngoại quốc của Malaysia còn khá cao. Tiếp theo là thị trường Đài Loan và Hàn Quốc, tuy nhiên số lượng lao động đưa được sang hai thị trường này tăng giảm không đều qua các năm. Số lao động được đưa sang một số thị trường khác vẫn chiếm tỷ lệ ít do những khó khăn mang tầm vĩ mô cũng như những khó khăn của bản thân Vilexim chưa tạo được mạng lưới xuất khẩu lao động tới những thị trường này. Trong chiến lược phát triển 2006 – 2010 công ty phấn đấu xuất khẩu sang một số thị trường mới như Canada, Mỹ, Australia, Macau ( Trung Quốc)... Tuy nhiên đây là những thị trường đòi hỏi khá khắt khe trình độ, tay nghề lao động. 2.4. Các hoạt động khác Ngoài lĩnh vực kinh doanh chính là xuất nhập khẩu hàng hóa và xuất khẩu lao động, kể từ khi bắt đầu cổ phần hóa năm 2005 đến nay, công ty đã giao cho chi nhánh tại Thành phố Hồ Chí Minh kinh doanh thử nghiệm các mặt hàng như vật liệu xây dựng, lương thực thực phẩm. Do mang tính thử nghiệm nên giá trị những lô hàng này nhỏ. Kết quả đạt được cũng rất khả quan. Trong chiến lược phát triển công ty 2006 – 2010 thì hoạt động kinh doanh trong nước sẽ được đẩy mạnh đúng nghĩa với một doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu đa ngành, đa chức năng, có như vậy hiệu quả kinh doanh mới được nâng cao. Hướng đi của công ty đó là nghiên cứu thị trường trong nước, tiến hành nhập khẩu, xây dựng và phân phối cho các đại lý của công ty trực tiếp kinh doanh. Có như thế hiệu quả nhập khẩu mới được nâng cao, từ đó nâng cao hiệu quả kinh doanh của toàn công ty. 5.hoạt động xuất khẩu nông sản của công ty: 5.1.về mặt hàng xuất khẩu của công ty: xuất khẩu là một hoạt động kinh doanh chính của công ty. Trong những năm vừa qua công ty đã thực hiện hai nhóm mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là nông sản và thủ công mỹ nghệ. Tuy nhiên nông sản mới chính là đối tượng mà công ty tập trung và xuất khẩu, trong đó các mặt hàng truyền thống là: gạo, lạc, tiêu, café. Công ty cũng đề ra những chính sách, chiến lược xuất khẩu để có thể cung cấp những thông tin cần thiết, đầy đủ nhất về mặt hàng xuất khẩu. Dưới đây là danh mục về hàng hoá xuất khẩu của công ty: Danh mục 4 mặt hàng nông sản xuất khẩu của công ty Gạo Lạc Hạt tiêu Café -Gạo hạt dài, độ gãy 5%, độ bóng gấp đôi, độ ẩm 14%, tạp chất 0,5% -Gạo hạt dài, gãy 5%, độ ẩm 14%/ tạp chất 0,5% -Lạc nhân cao cấp : +độ ẩm 8,5% +tạp chất tối đa 1% +số lượng hạt 180-200 hạt/100 gam +màu trắng -Lạc nhân loại 1: +độ ẩm 8,5% +tạp chất tối đa 1% +số lượng 200-240 hạt/100 gam +màu trắng -Lạc nhân loại 2: +độ ẩm 8,5% +tạp chất tối đa 1% +số lượng hạt 204-280 hạt/100 gam +màu trắng -Hạt tiêu đen +độ ẩm tối đa 13,5%, tạp chất tối đa 1% +độ ẩm tối đa 13,5%, tạp chất tối đa 6% +độ ẩm tối đa 13,5%, tạp chất 4% -Hạt tiêu trắng: độ ẩm tối đa 13,5%, tạp chất tối đa 0,5% -café đen loại 1, trên sàn 16 +tỷ lệ hạt đen và vỡ tối đa 2% +độ ẩm tối đa 12,5% +tỷ lệ tạp chất tối đa 0,5% Quá trình Việt nam hội nhập nền kinh tế Quốc tế cũgn lamg ảnh hưởng khá nhiều đến hoạt động xuất nhập khẩu nông sản của Việt Nam nói chung và của công ty cổ phần XNK và hợp tác đầu tư Vilexim nói riêng. Bảng kết quả xuất khẩu nông sản giai đoạn 2001-2006 của công Đơn vị tính: 1000USD STT Mặt hàng 2001 2002 2003 2004 2005 2006 1 Gạo 4.907 3.526 5.963 5.869 6.125 5.251 Tỷ lệ tăng 71.9 169.1 98.9 104.3 85.7 2 Lạc 2.563 2.453 2.502 2.783 4.422 5.853 Tỷ lệ tăng 95.7 102.0 111.2 158.9 132.4 3 Tiêu 980 962 1.423 1.524 2.224 2.586 Tỷ lệ tăng 98.2 147.9 107.1 145.9 116.3 4 Café 1.135 1.084 1.196 1.355 1.561 2.023 Tỷ lệ tăng 95.5 110.3 113.3 115.2 129.6 (nguồn: báo cáo tổng kết xuất nhập khẩu – do phòng xuất nhập khẩu và dịch vụ cung cấp) số liệu trên bảng trên cho ta thấy năm 2002 hoạt động xuất khẩu nông sản của công ty có chiều hướng đi xuống. Về mặt hàng gạo: Hoạt động xuất khẩu gạo có được kết quả tương đối cao. Tuy nhiên, tốc độ xuất khẩu không diễn ra theo xu hướng ổn định. So với năm 2001 thì trong năm 2002 trị giá xuất khẩu lai giảm xuống chỉ còn 71.9%. Năm 2003 trị giá xuất khẩu tăng lên đến 169.1% đạt giá trị là 5,963.000 USD. Năm 2004 trị giá xuất khẩu gạo lại giảm nhưng mức độ giảm không đáng kể. Đến năm 2006, do nhà nước phải thực hiện cam kết cắt giảm trợ cấp xuất khẩu nông sản nên sản lượng xuất khẩu gạo của công ty lai giảm xuống 5,251.000 USD. Về mặt hàng lạc, tiêu, café: Ba mặt hàng này có tốc độ phát triển khá đồng đều và ổn định qua các năm. Từ 2001 đến năm 2006, trị giá xuất khẩu của các mặt hàng đều tăng nhưng mức độ tăng không nhiều. Có thể nhìn thấy mặt hàng lạc nhân có tốc độ phát triển khá ấn tượng, do trên thế giới có ít đối thủ cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng này. 5.2. Thị trường xuất khẩu nông sản của công ty: Hiện nay công ty mới chỉ xuất khẩu sang thị trường của một số quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á như Malayxia, Phillipin. Singapo, Indonexia và Ai cập. Điều này cho thấy phạm vi thị trường thế giới của công ty còn quá nhỏ bé. Thị trường mới chỉ có giới hạn trong khu vực, chưa vươn tới các thị trường có mức độ tiêu dùng cao cả về số lượng lẫn chất lượng như: Châu Mỹ, Nga, EU, Nhật Bản… Trước thực tế này công ty cần phải nhanh chóng xây dựng chiến lược thích hợp để tìm kiếm, mở rộng thị trường xuất khẩu nông sản, nâng cao sức cạnh tranh của mặt hàng này trên thị trường thế giới. CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC XUẤT KHẨU NÔNG SẢN CỦA CÔNG TY CP XNK VÀ HTĐT VILEXIM I.CÁC YẾU TỐ TẠO NÊN NĂNG LỰC XUẤT KHẨU NÔNG SẢN CỦA CÔNG TY: 1.yếu tố cán bộ: Hiện nay công ty đang thiếu đội ngũ cán bộ kinh doanh xuất nhập khẩu, đặc biệt là hàng nông sản. Hiện tại công ty mới đang trong quá trình tuyển dụng cán bộ kinh doanh mới. Không chỉ thiếu cán bộ kinh doanh xuất nhập khẩu về mặt số lượng mà còn thiếu về cán bộ kinh doanh có trình độ nghiệp vụ cao, trình độ ngoại ngữ, tin học tốt và kiến thức về các lĩnh vực mới dể nâng cao hiệu quả hạot động, đóng góp tích cực vào hoạt động của công ty. 2.cơ cấu tổ chức: Hiện tại công ty Cổ phần XNK và Hợp tác đầu tư Vilexim có 4 phòng kinh doanh xuất nhập khẩu nhưng vẫn chưa có phòng kế hoạch Marketing. Đây là một trong những bất cập còn tồn tại, các phòng nghiệp vụ kinh doanh lại thường xuyên phải đảm nhiệm công việc của phòng Marketing làm tăng chi phí và hiệu quả công việc không cao. Không những thế các phòng kinh doanh không được phân công rành mạch nên sự chồng chéo trong việc kinh doanh cùng một mặt hàng gây cạnh tranh nội bộ. Cũng vì thiếu phòng Marketing nên công tác nghiên cứu thị trường, tìm kiếm nguồn hàng hiệu quả còn thấp. Hiện tại các phòng kinh doanh vẫn chỉ thường giao dịch với các đối tác làm ăn truyền thống và khối lượng giao dịch với loại khách hàng này chiếm tỉ lệ khá lớn. 3. Chính sách chiến lược: 3.1.Ảnh hưởng từ chính sách pháp luật của nhà nước: Sau nghị định 57/CP của thủ tướng chính phủ ra đời năm 1998 đã tạo một môi trường cạnh tranh không nhỏ cho công ty vì nghị định này đã mở rộng tối đa quyền xuất khẩu trực tiếp dẫn đến khối lượng hàng hoá xuất khẩu uỷ thác của công ty giảm xuống rõ rệt. Bên cạnh đó ngày càng có nhiều các doanh nghiệp xuất khảu nông sản vừa và nhỏ rất linh hoạt đã tạo nên một môi trường cạnh tranh lớn đối với công ty gây khó khăn cho công ty trong việc tăng xuất khẩu nông sản. 3.2.Chính sách chiến lược của công ty: 3.2.1.Chính sách: Có một hạn chế trong chính sách lương, khen thưởng của công ty của công ty. Hiện tại các phòng kinh doanh xuất nhập khẩu thường báo cáo thực hiện kim nghạch theo hai Quý, điều này dẫn đến việc đánh giá không đúng những đóng góp của mỗi thành viên trong phòng kinh doanh. Những cán bộ kinh doanh tốt cũng như các cán bộ kinh doanh không hiệu quả đều được hưởng lương, chế độ như nhau. Chính điều này đã tạo ra sự thiếu công bằng giữa các thành viên. Vì thế sẽ không khuyến khích tinh thần làm việc của các nhân viên cũng như hạn chế việc phát huy tối đa nguồn lực con người của công ty đặc biệt là khả năng sáng tạo của các nhân viên. 3.2.2.Chiến lược: Hiện tại công ty chưa đưa ra một chiến lược cụ thể đúng đắn để nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu nông sản. Hàng năm công ty thường cử cán bộ đi thu mua trực tiếp hàng nông sản ở một số tỉnh phía bắc như Sơn La, Hòa Bình… sau đó đưa về các kho của công ty để bảo quản. Tuy nhiên công ty vẫn thiếu một chiến lược dài hạn như nâng cao chất lượng nông sản thu mua được cũng như việc mở rộng thị trường xuất khẩu sang các thị trường như EU, Mỹ… Trong khi hiện tại công ty thường chỉ xuất khẩu nông sản sang một số quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á như Malaixia, philipin, Xingapo, Inđônêxia hoặc Ai Cập. 4.Quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu nông sản: Quy trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu nông sản của công ty gồm một số bước cơ bản như sau: 4.1.Chuẩn bị hàng xuất khẩu: Sau khi hợp đồng xuất khẩu nông sản được ký kết, chuẩn bị hàng xuất khẩu là khâu đầu tiên để thực hiện hợp đồng. Như đối với tất cả các doanh nghiệp khác, công ty phải chuẩn bị hàng hóa đúng số lượng cũng như chất lượng như trong hợp đồng đã ký kết với khách hàng từ khâu gom hàng từ các chân hàng, việc này di các cán bộ nghiệp cụ của từng phòng thực hiện. 4.2.Kiểm tra hàng xuất khẩu: Trước khi giao hàng công ty phải kiểm tra hàng xuất về chất lượng cũng như số lượng, bao bì.. Đây cũng chính là việc kiểm tra mức độ phù hợp của hàng xuất khẩu so với yêu cầu trong hợp đồng. Việc kiểm tra hàng xuất của công ty được thực hiện như sau: + Kiểm tra hàng tại các kho bảo quản của công ty: Sau khi tập trung hàng tại các kho của công ty, các cán bộ nghiệp vụ sẽ tiến hành kiểm tra xem hàng đã phù hợp đầy đủ các điều khoản của hợp đồng đã ký kết hay chưa. Việc kiểm tra hàng không chỉ thực hiện tại các kho hàng mà còn được kiểm tra ngay tại các cơ sở sản xuất, trạm chế biến để kịp thời tìm ra những vấn đề phát sinh về chất lượng hàng, sau đó cùng các nhà cung ứng giải quyết. 4.3.Thuê phương tiện vận tải: Hàng nông sản của công ty thường được vận chuyển bằng đường biển. Công ty thường xuất hàng theo các diều kiện FOB, CIF, CF với cảng xuất thường là Hải Phòng. Tuy nhiên số hợp đồng với điều kiện FOB chiếm khá nhiều. Đối với các hợp đồng ký kết theo điều kiện CF và CIF thì công ty thường trực tiếp thuê tàu vì thế có thể chủ động thời gian với tàu cũng như nhận được ưu đãi và giá cước rẻ hơn giá mà công ty đã tính cho người nhập khẩu. 4.4.Mua bảo hiểm cho hàng hóa: Khi thực hiện các hợp đồng theo điều kiện CIF thì công ty sẽ phải mua bảo hiểm cho hàng hóa ở điều kiện tối thiểu (Điều kiện C). Do hàng nông sản là loại hàng dễ bị ảnh hưởng bởi cá điều kiện vạn chuyển cũng như điều kiện thời tiết nên công ty thường mua bảo hiểm với điều kiện A. 4.5.Làm thủ tục Hải quan: Trước khi hàng hóa đi qua cửa khẩu dể xuất khẩu thì phải làm thủ tục hải quan cho hàng hóa. Khi làm thủ tục hải quan để xuất hàng, cán bộ công ty phải khai chính xác, đầy đủ, rõ ràng theo các nội dung trên tờ khai và có thể kê khai bằng việc viết tay, đánh máy hoặc hình thức kê kahi điện tử. 4.6.Giao hàng cho phương tiện vận tải: Sau khi làm xong mọi thủ tục chuẩn bị hàng cũng như thủ tục hải quan cho hàng hóa thì sẽ đến bước giao hàng cho phương tiện vận tải mà cụ thể ở đây là với tàu, cán bộ công ty làm các thủ tục giao hàng với tầu cũng như các cơ quan chức năng. Sau đó cán bộ công ty tập hợp các chứng từ cần thiết để lập bộ chứng từ thanh toán. 4.7.Làm thủ tục thanh toán: Thanh toán là kết quả của hoạt động xuất nhập khẩu. Tại công ty Vilexim thủ tục thanh toán thường được tiến hành bằng hai phương thức D/P hoặc TTR. Đối với hình thức thanh toán bằng L/C cán bộ công ty lập bộ chứng từ thanh toán rồi chuyển toàn bộ cho ngân hàng và phát lệnh đòi tiền. Đối với hình thức TTR mà người xuất khẩu có thể thu tiền hàng về nhanh nhất và công ty cũng luôn cố gắng sử dụng nhiều phương thức này. Ngoài các bước trên thì thủ tục cuối cùng trong việc thực hiện hợp đồng xuất khẩu là khiếu nại và giải quyết khiếu nại khi có tranh chấp hoặc bất đồng nảy sinh. 5.Yếu tố cạnh tranh trong hoạt động xuất khẩu nông sản của công ty: Về mặt hàng gạo: Đối thủ cạnh tranh lớn nhất trong xuất khẩu gạo của công ty là Thái Lan, tiếp đến là Mỹ và Ấn Độ. Mặc dù Thái Lan vẫn tiếp tục dẫn đầu trong những nước xuất khẩu gạo nhưng mặt hàng gạo của công ty có một số ưu điểm so với mặt hàng gạo của Thái Lan như: nguồn gạo được sản xuất trong nước có năng xuất cao, đây là lợi thế để công ty c ó được nguồn cung ứng gạo dồi dào, phong phú, đáp ứng được nhu cầu xuất khẩu nhanh và kịp thời. Ngoài ra thị trường cạnh tranh của công ty còn có một số nước khác như: Pakistan, Myanma, Campuchia và các nước châu Mỹ la tinh. Về mặt hàng cà phê: Hiện nay Braxin là nước sản xuất cà phê lớn nhất thế giới. Chính vì vậy mà đối thủ cạnh tranh lớn nhất của công ty về mặt hàng này chính là các công ty xuất khẩu cà phê của Braxin. Về mặt hàng lạc: Trên thị trường thế giới hiện nay có rất ít các nước tham gia xuất khẩu lạc nhân. Vì thế đối thủ cạnh tranh của công ty về mặt hàng này là không rõ rệt. Về mặt hàng tiêu: Đối thủ cạnh tranh lớn nhất của Việt Nam về xuất khẩu mặt hàng này là: Ấn Độ, Malaixia, Inđônêxia. II.ĐÁNH GIẤ NĂNG LỰC XUẤT KHẨU NÔNG SẢN CỦA CÔNG TY CP XNK VÀ HỢP TÁC ĐẦU TƯ VILEXIM: 1.Những thành công: Đối thủ cạnh tranh lớn nhất đối với xuất khẩu gạo của công ty trên thế giới là Thái Lan. Khả năng cạnh tranh xuất khẩu gạo của công ty được thể hiện trên hai khía cạnh, đó là lợi thế và bất lợi của công ty này. Lợi thế của công ty thể hiện ở các mặt sau: Giá gạo xuất khẩu của công ty có tính cạnh tranh trên thị trường thế giới. Hiện nay giá gạo mà công ty chào bán thường thấp hơn giá gạo cùng loại của Thái Lan khoảng từ 20 đến 30 USD/tấn. Hơn nữa do nguồn cung cấp dồi dào trong nước nên công ty đã thu mua được số lượng lớn hàng làm nguồn dự trữ đáp ứng kịp thời cho hoạt động xuất khẩu. Về những bất lợi của công ty là chất lượng gạo của công ty so với các đối thủ từ Thái Lan là không bằng. Vì thế mặc dù xuất khẩu với số lượng lớn nhưng kim ngạch xuất khẩu vẫn chỉ ngang bằng thậm chí còn thấp hơn. 2.Về mặt hàng Lạc nhân: Trong hoạt động xuất khẩu lạc nhân thì công ty chiếm ưu thế lớn do có ít đối thủ cạnh tranh hơn từ các quốc gia khác trên thế giới. Giá lạc nhân dao động trong khoảng 650 đến 655 USD/ tấn (năm 2006). 3.Về mặt hàng tiêu: Hai loại tiêu xuất khẩu chính của công ty là hạt tiêu đen và hạt tiêu trắng. Những lợi thế của công ty được thể hiện chẳng hạn: Việt nam là quốc gia xuát khẩu hạt tiêu đen lớn nhất thế giới chiếm hơn 40% lượng cung trên thế giới và giữ vai trò người định giá trong việc buôn bán mặt hàng này trên thị trường thế giới. Đây là nguyên nhân tích cực góp phần nâng cao hoạt động xuất khẩu hạt tiêu của công ty. Giá chào bán hạt tiêu của công ty là 144 USD/tấn, luôn luôn thấp hơn giá chào bán của các nước xuất khẩu khác như Ấn độ chào bán với giá là 1500 USD/tấn. Chất lượng hạt tiêu xuất khẩu của công ty cũng được nâng lên đáng kể. Nguyên nhân là các nhà sản xuất hạt tiêu trong nước đã áp dụng những kỹ thuật tiên tiến trong việc gieo trồng cũng như chế biến hạt tiêu. 4.Về mặt hàng cà phê: Hiện nay Việt Nam sản xuất cà phê chủ yếu vẫn dành cho xuất khẩu, chiếm 90% khối lường cà phê, trong đó 99% là cà phê Robusta. Đặc biệt năng xuất sản xuất cà phê của Việt Nam cao hơn so với một số nước tham gia xuất khẩu cà phê trên thế giới. Năng xuất sản xuất cà phê của Việt Nam cao hơn Inđônêxia từ 1,5 đến 2,6 lần. Việt Nam là quốc gia có điều kiện tự nhiên, sinh thái thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển cây cà phê với năng suất cao. Đồng thời Việt Nam còn có đội ngũ lao động dồi dào, trẻ khỏe, giá tiền công rẻ nên chi phí sản xuất trên một đơn vị sản phẩm thấp hơn nhiều so với các nước. Đât là lợi thế khá lớn khi so sánh và đánh giá năng lực cạnh tranh của công ty trên thị trường thế giới. II.NHỮNG KHÓ KHĂN: Bên cạnh những thuận lợi kể trên thì việc xuất khẩu nông sản của công ty vẫn còn gặp phải nhiều khó khăn và hạn chế sau: Kim ngạch xuất khẩu nông sản chưa xứng với tiềm năng: bình quân hàng năm công ty xuất khẩu được khoảng 10 triệu USD, đây là con số khá khiêm tốn so với nhu cầu của thị trường thế giới cũng như lượng sản xuất hàng nông sản trong nước và cũng nhỏ so với tổng vốn kinh doanh của công ty. Chất lượng nông sản còn thấp: chất lượng hàng nông sản xuất khẩu của công ty ra thị trường thế giới còn thua kém so với các nước khác dẫn đến khả năng cạnh tranh còn thấp và giá bán không cao, tỷ lệ nông sản xuất khẩu đã qua chế biến của công ty chỉ vào 20%. Bên cạnh đó công tác bảo quản hàng hóa không được đảm bảo một cách tốt nhất. Hiện nay thì phần lớn các kho bảo quản hàng của công ty đều ở trong tình trạng cũ kỹ, thiếu phương tiện bảo quản tốt không những thế giá khi lưu kho ngày càng tăng. Những điều này cũng ít nhiều ảnh hưởng đến năng lực xuất khẩu nông sản của công ty. Thêm một khó khăn nữa là công ty thiếu các bạn hàng lớn và ổn định: HIện nay phần lớn các bạn hàng của công ty là các bạn hàng trung gian và nhỏ lẻ, vì vậy nó không mang lại tính ổn định lâu dài cho hoạt động kinh doanh xuất khẩu nông sản của công ty và đặc biệt là hoạt động đẩy mạnh xuất khẩu nông sản của công ty trong các năm tới. Thêm vào đó công ty cũng còn thiếu các nguồn hàng tiềm năng: Đây là nguồn hàng có thể cung cấp cho công ty những mặt hàng nông sản khối lượng lớn và có chất lượng cao, ổn định. Vì thế công ty thường gặp khó khăn khi thực hiện các hợp đồng lớn nên sẽ làm cản trở việc tăng kim ngạch xuất khẩu nông sản của công ty trong tương lai. Về mối quan hệ của công ty với người sản xuất cũng chưa thực sự tốt, thường thì công ty mua hàng qua trung gian nên giá thành bị đẩy cao và thường xuyên bị những người này ép giá nhất là trong những thời điểm nhạy cảm. Điều này cũng làm giảm năng lực cạnh tranh của công ty trong hoạt động xuất khẩu nông sản. Chẳng hạn như mặt hàng gạo: Thứ nhất: Chất lượng gạo mà công ty thu mua được đã có sự cải thiện nhưng mới chỉ tính theo chỉ tiêu chung đó là tỉ lệ tấm trong gạo, chẳng hạn như gạo tấm 5%, chưa có những loại hàng ngon có chất lượng đặc trưng phù hợp với thị hiếu của từng khu vực thị trường nhất là thị trường khó tính như thị trường Nhật Bản. Thứ hai: Giá gạo của công ty mặc dù thấp hơn giá gạo của các công ty của Thái Lan khoảng 30 USD/tấn nhưng là do phẩm chất kém hơn, không ổn định, không đồng nhất về quy cách phẩm chất trong từng lô gạo, chưa có thương hiệu cho sản phẩm. III.NGUYÊN NHÂN: Công ty chưa khai thác hết tiềm lực bên trong và những lợi thế kinh doanh để tập trung đẩy mạnh xuất khẩu cũng như nâng cao năng lực xuất khẩu nông sản của mình. Không chỉ vậy việc đầu tư cho vấn đề tạo nguồn hàng, xây dựng các cơ sở chế biến nông sản xuất khẩu còn yếu kém và nhỏ lẻ, cụ thể hơn là công ty chưa có chiến lược thích hợp để đầu tư đẩy mạnh hoạt động này. Một nguyên nhân nữa là tình trạng yếu kém chung của ngành chế biến nông sản xuất khẩu của cả nước và lĩnh vực chế biến nông sản xuất khẩu của công ty cũng không nằm ngoài tình trạng trên. Các cơ sở chế biến nông sản xuất khẩu của công ty rơi vào tình trạng trang thiết bị kỹ thuật cũ kỹ, trình độ chế biến, bảo quản, chưa cao, nhiều kho chứa để bảo quản hàng nông sản của công ty ở vào tình trạng dột nát, ẩm ướt nên ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng nông sản xuất khẩu của công ty. Không chỉ thế công tác nghiên cứu thị trường và xúc tiến nguồn hàng cũng chưa được đẩy mạnh. Cơ cấu tổ chức kinh doanh xuất khẩu nông sản còn thiếu và chưa hợp lý. Hiện nay công ty chưa có phòng Marketing chuyên trách do đó mỗi phòng nghiệp vụ phải tụ đảm nhiệm công việc này làm tăng chi phí và giảm hiệu quả, các phòng nghiệp vị chưa có sụ chuyên môn rõ ràng nên có sự chồng chéo trong việc kinh doanh cùng một mặt hàng gây cạnh tranh nội bộ. Về vấn đề nhân sự, đội ngũ kinh doanh xuất khẩu nông sản còn c ó tư tưởng trông chờ, thiếu cán bộ có tri thức hiện đại về kỹ thuật nghiệp vụ, ngoại ngữ và tin học, các lĩnh vực mới để tăng hiệu quả của hoạt động xuất khẩu nông sản, góp phần tích cực vào sự phát triển của công ty. Ngoải ra những năm qua tình hình thị trường nông sản trong nước và thế giới cũng có ít nhiều biến động, thị trường trong nước thì kinh doanh nông sản lộn xộn xảy ra tình trạng tranh mua tranh bán làm giá cả biến động thất thường, thị trường thế giới về cơ bản đã được phân chia, cạnh tranh gay gắt và mấy năm gần đây cung nông sản thế giới lại vượt quá cầu dẫn đến giá cả giảm xuống gây khó khăn cho hoạt động xuất khẩu nông sản của công ty. CHƯƠNG III : GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC XUẤT KHẨU NÔNG SẢN CỦA CÔNG TY CP XNK VÀ HTĐT VIEXIM I.CÁC GIẢI PHÁP LIÊN QUAN ĐẾN MÔI TRƯỜNG BÊN TRONG DOANH NGHIỆP: 1.Vấn đề nhân sự: Vấn đề đặt ra cho công ty ở đây chính là việc phải đào tạo, tuyển dụng thêm ngũ cán bộ kinh doanh xuất nhập khẩu trẻ, có tri thức tiên tiến, nhanh nhậy với tình hình thị trường, làm việc và gắn bó lâu dài với công ty. Điều này sẽ làm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh xuất khẩu nông sản của công ty và mở ra những cơ hội mới để mở rộng thị trường và nâng cao kim ngạch xuất khẩu và cải thiện thu nhập của cán bộ công nhân viên. Muốn làm được những điều trên, công ty cần phải đưa ra một chiến lược dài hạn để thu hút nhân tài, thực hiện chế độ đãi ngộ công bằng và hợp lý. Điều này sẽ khuyến khích và giúp công ty có thể có được những cán bộ giỏi đồng thời cũng khuyến khích họ phát huy hết tiềm năng của mình để cống hiến cho công ty. Công ty phải xây dựng một hệ thống các chính sách khuyến khích về lợi ích vật chất và tinh thần cho cán bộ công nhân viên trong công ty, tìm mọi biện pháp nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của họ để họ có điều kiện sống tốt nhất và đem hết sức mình cống hiến và phục vụ cho sự phát triển của công ty nói chung và hoạt động xuất khẩu nông sản nói riêng. 2.Vấn đề tổ chức: Công ty cần sớm hoàn thiện bộ máy quản lý, thành lập phòng Marketing để làm nhiệm vụ theo đúng chuyên ngành đồng thời cũng phải phân định rõ ràng đến các phòng kinh doanh để tránh hiện tượng chồng chéo, cạnh tranh trong nội bộ công ty làm giảm hiệu quả của hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, đặc biệt là hoạt động xuất khẩu nông sản. Không chỉ vậy khi có phòng Marketing thì các phòng kinh doanh sẽ tập trung vào chuyên môn và công việc của mình hơn góp phần đẩy mạnh hoạt động kinh doanh xuất khẩu nông sản của công ty. 3.Vấn đề về xây dựng một chiến lược tổng hợp để nâng cao năng lực xuất khẩu nông sản của công ty: Hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của công ty luôn luôn phải đối mặt với rất nhiều khó khăn và chịu sự tác động của nhiều yếu tố ở cả trong nước và ngoài nước. Nó tạo ra nhiều cơ hội cũng như không ít thách thức đi kèm, do đó để vượt qua những khó khăn và ổn định kinh doanh không bị chệch hướng thì đòi hỏi một doanh nghiệp bất kỳ nào cũng phải đưa ra cho mình một chiến lược kinh doanh đúng đắn. Nó có thể được hiểu là một định hướng phát triển lâu dài cho hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu hoặc cũng có thể là một phương án cho một thời kỳ hay một khoảng thời gian ngắn để có thể thích ứng với những biến động của thị trường. Chiến lược phải được xây dựng trên cơ sở xem xét tiềm lực của công ty cà những yếu tố bên ngoài tác động vào hoạt động kinh doanh của công ty. Đế xây dựng một chiến lược kinh doanh hợp lý thì công ty phải trả lời các câu hỏi như: Vị thế của công ty như thế nào? Mục tiêu mà công ty đặt ra ra sao? Những yếu tố nào có thể tác động đến quá trình hoạt động kinh doanh của công ty và nó ảnh hưởng như thế nào? Công ty cần phải làm gì để đạt được mục đích của mình? Nếu công ty lập ra một chiến lược kinh doanh đúng đắn, dựa trên các thông tin chính xác với một phương pháp phân tích đúng đắn thì hoạt động kinh doanh của công ty sẽ đi đúng hướng, đạt được các mục tiêu đề ra và luôn sẵn sàng với mọi thay đổi hay biến động của thị trường. Chiến lược kinh doanh đẩy mạnh xuất khẩu nông sản của công ty bao gồm các chiến lược dài hạn (trên mười năm) trong đó tùy từng thời kỳ Công ty phải xây dựng chiến lược trung hạn cho phù hợp, trong mỗi giai đoạn chiến lược trung hạn lại được chia thành các chiến lược ngắn hạn (dưới năm năm). Nó bao gồm các chiến lược sau: Chiến lược về bạn hàng, chiến lược về thị trường, chiến lược về đầu tư. Chiến lược về bạn hàng: Công ty phải xác định được những bạn hàng chủ yếu, các bạn hàng lớn và ổn định, các bạn hàng quen biết và uy tín. Trên cơ sở đó công ty phải có kế hoạch để tăng nhanh các bạn hàng lớn và ổn định, duy trì các bạn hàng quen biết có uy tín và tiếp tục tìm kiếm các bạn hàng mới. Chiến lược về thị trường: Công ty phải xác định được các thị trường có khả năng đẩy mạnh xuất khẩu nông sản, xác định được các thị trường tiềm năng, trên cơ sở đó để đưa ra các biện pháp xúc tiến thị trường, ngoài ra tham gia tích cực vào các hội chợ triển lãm Quốc tế là nơi giao lưu nhiều doanh nghiệp từ các quốc gia trên thế giới. Tại đây các doanh nghiệp có thể quảng bá sản phẩm của mình với các bạn hàng trên thế giới nói chung và thị trường Mỹ và EU nói riêng. Chiến lược về đầu tư: Để có thể nâng cao được vị thế cạnh tranh trong việc xuất khẩu nông sản thì nhất định phải nâng cao chiến lược hàng nông sản xuất khẩu. Muốn thế Công ty phải nâng cao năng lực chế biến nông sản xuất khẩu bằng cách tăng đầu tư cho việc xây dựng các cơ sở chế biến mới và nâng cấp các cơ sở chế biến hiện có trong một tổng thể đầu tư cân đối của công ty. Đầu tư cho hoạt động chế biến này trong chiến lược đầu tư phải được tiến hành tập trung và hiệu quả, đầu tư hợp lý cho từng thời kỳ, phù hợp sản xuất nông sản trong nước và nhu cầu của thị trường. Trên cơ sở các chiến lược đã lập ra Công ty cần phải có kế hoạch triển khai thực hiện bằng cách giao chỉ tiêu, nhiệm vụ xuống cho các phòng chuyên xét để các phòng này thực hiện. II.CÁC GIẢI PHÁP LIÊN QUAN ĐẾN MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI CÔNG TY: 1.Hoàn thiện chính sách sản phẩm: Hiện nay nhu cầu của người tiêu dùng luôn luôn thay đổi và yêu cầu về sản phẩm ngày càng cao chính vì vậy mà quyết định xem nên kinh doanh mặt hàng gì và ở mức độ chất lượng như thế nào là rất cần thiết đối với Công ty. Chính vì vậy mà trong khi thực thi chính sách sản phẩm Công ty cần phải đưa ra nhưng mặt hàng phù hợp với điều kiện kinh doanh của Công ty cũng như phù hợp với xu thế phát triển của thị trường. 2.Về danh mục mặt hàng xuất khẩu Công ty cần phải phân tích,thu thập các thông tin về nhu cầu của các thị trường khác nhau,nhóm khách hàng để từ đó đưa ra danh muc mặt hàng xuất khẩu cho hợp lý.Chẳng hạn,đối tượng tiêu dùng gạo, lạc hay hạt tiêu chủ yếu là cư dân Châu Á do vậy Công ty cần phải nghiên cứu xem nhu cầu của những người dân ở khu vực này cần nhưng loại mặt hàng như thế nào,mức giá cả chất lượng .Đối với cà phê,Công ty nên tập trung tìm hiểu về nhu cầu của các quốc gia Châu Á bởi ở khu vực này nhu cầu về cà phê của họ là rất lớn. Danh mục mặt hàng nên mở rộng theo hường xuất khẩu nhưng mặt hàng khác biệt nhằm mục đích đa dang hóa mặt hàng xuất khẩu những mặt hàng khác biệt nhằm mục đích đa dang hóa mật hàng xuất khẩu,hạn chế rủi ro do có nhiều mặt hàng nên vẫn đảm bảo khả năng xuất khẩu. Công ty đã tham gia xuất khẩu nông sản trong một thời gian dài và đạt được kết quả đáng nể,chính vì vậy dựa vào lợi thế này Công ty nên mở thêm danh mục nông sản xuất khẩu. Chẳng hạn,Việt Nam sản xuất được rất nhiều loại hoa quả như thanh long, vải thiều, nhãn, sầu riêng, chôm chôm và rất nhiều loại hoa quả chất lượng cao Công ty nên dựa vào nguồn cung cấp dồi dào trong nước để làm phong phú danh mục hàng xuất khẩu, đáp ứng được mọi nhu cầu khác nhau của người tiêu dùng. 3. Về bao bì và thương hiệu sản phẩm: Công ty nên cải tiến mẫu mã bao bì sản phẩm nhằm phát huy chức năng giới thiệu của nó. Đối với mỗi loại sản phẩm cần có một bao bì phù hợp và bên ngoài nên in chữ hay hình ảnh để giới thiệu sản phẩm đó. Thương hiệu đối với sản phẩm là một vấn đề cần giải quyết đối với mọi loại sản phẩm của Việt Nam hiện nay và đối với nông sản nói riêng. Chính vì vậy mà công ty nên xây dựng cho nông sản xuất khẩu của mình một thương hiệu nhằm nâng cao tính cạnh tranh trên thị trường thế giới, thu hút nhiều người tiêu dùng. Hiện nay trên thị trường Việt Nam đã có thương hiệu cà phê Trung Nguyên được nhiều quốc gia trên thế giới biết đến. Đây được đánh giá là một bước đi đúng đắn và cần thiết cho công ty. 4.Nâng cao hiệu quả ký kết và thực hiện hợp đồng xuất khẩu nông sản: Để hoạt động kinh doanh xuất khẩu nông sản đạt kết quả cao thì Công ty phải có biện pháp nâng cao hiệu quả ký kết và thực hiện hợp đồng xuất khẩu nông sản. Bởi vì đây là khâu hoạt động chủ yếu của quá trình kinh doanh của Công ty, do đó Công ty cần phải: Làm tốt công tác chuẩn bị cho việc ký kết và thực hiện hợp đồng xuất khẩu nông sản như: Tìm hiểu kỹ về đối tác, nghiên cứu kỹ tình hình cung cầu, giá cả của từng mặt hàng kinh doanh, chuẩn bị tốt các điều kiện con người và vật chất cho quá trình đàm phán và ký hợp đồng. KẾT LUẬN Qua nghiên cứu, tìm hiểu các lý thuyết về thương mại quốc tế, ta có thể thấy rằng thương mại quốc tế là tất yếu khách quan và nó đã trở thành hoạt động thiết yếu của mọi quốc gia. Trong bối cảnh hiện nay, Việt Nam vẫn là một nước nông nghiệp, tiềm năng phát triển ngành nông nghiệp còn rất dồi dào. Hàng năm, giá trị xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam luôn chiếm tỉ trọng lớn. Đây là mặt hàng xuất khẩu nhạy cảm của nước ta. Sự kiện Việt Nam ra nhập WTO vừa qua có tác động mạnh mẽ tới nghành sản xuất nông nghiệp Việt Nam do trợ cấp xuất khẩu cho hàng nông sản bị giảm theo các quy định của WTO. Đây thực sự là một thách thức lớn đối với các doanh nghiệp xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam, nhưng đồng thời nó cũng mở ra những cơ hội rất lớn để các doanh nghiệp vươn mình ra thị trường thế giới rộng lớn. Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay, một công ty muốn tồn tại và phát triển được thì phải tự xây dựng cho mình một chính sách hợp lý, một chiến lược kinh doanh ngắn hạn, trung hạn đến dài hạn để tăng khả năng thích ứng với sự thay đổi và biến động trên thị trường. Công ty CP XNK và HTĐT Vilexim cũng đang xây dựng cho mình một nền tảng vững chắc để đối đầu với những thách thức từ thị trường thế giới bằng sự phối hợp của ban lãnh đạo công ty cùng với trưởng các phòng ban để tiếp tục đưa Vilexim trở thành công ty xuất nhập khẩu lớn và uy tín nhất ở Việt Nam cũng như trên thị trường thế giới. Trong khuôn khổ đề tài này, em đã hệ thống hóa những vấn đề thực trạng xuất khẩu nông sản của Công ty CP XNK và HTĐT Vilexim nói riêng và của Việt Nam nói chung và đưa ra những nhận định đánh giá năng lực xuất khẩu nông sản của công ty đồng thời mạnh dạn đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực xuất khẩu nông sản của công ty. Tuy nhiên do vốn kiến thức còn hạn hẹp và thiếu kinh nghiệm đề tài này sẽ không tránh khỏi những sai sót. Vì thế em rất mong sự góp ý của thầy cô để hoàn thiện đề tài này. Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Nguyễn Văn Hồng và cô Dương Hải Thanh – Trưởng phòng kinh doanh 3 cùng các bạn đã giúp đỡ em hoàn thành đề tài này. MỤC LỤC Trang Lời mở đầu 1 Chương I. Giới thiệu chung về công ty CP XNK và hợp tác đầu tư Vilexim 2 I. Giới thiệu chung 2 1. Quá trình hình thành và phát triển 2 2. Cơ cấu bộ máy quản lý chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn 3 2.1. Cơ cấu bộ máy quản lý 3 2.2. Chức năng, nhiệm vụ quyền hạn 4 3. Kết quả sản xuất kinh doanh 6 II. Tổng quan hoạt động XNK của công ty 9 1. Xuất khẩu 9 2. Nhập khẩu 11 3. Xuất khẩu lao động 12 4. Các hoạt động khác 14 5. Hoạt động xuất khẩu nông sản của công ty 14 5.1. Các mặt hàng xuất khẩu của công ty 14 5.2. Thị trường xuất khẩu nông sản của công ty 17 Chương 2: Đánh giá năng lực xuất khẩu của công ty CP XNK và hợp tác đầu tư Vilexim 18 I. Các yếu tố tạo nên năng lực xuất khẩu 18 1. Yếu tố cán bộ 18 2. Cơ cấu tổ chức 18 3. Chính sách, chiến lược 18 3.1. Ảnh hưởng từ chính sách pháp luật của Nhà nước 18 3.2. Chính sách chiến lược của công ty 19 3.2.1. Chính sách 19 3.2.2. Chiến lược 19 4. Quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu nông sản 19 4.1. Chuẩn bị hàng xuất khẩu 19 4.2. Kiểm tra hàng xuất khẩu 20 4.3. Thuê phương tiện vận tải 20 4.4. Mua bảo hiểm cho hàng hoá 20 4.5. Làm thủ tục hải quan 20 4.6. Giao hàng cho phương tiện vận tải 21 4.7. Làm thủ tục thanh toán 21 5. Yếu tố cạnh tranh trong hoạt động xuất khẩu nông sản của công ty 21 II. Đánh giá năng lực xuất khẩu nông sản của Công ty 22 1. Những thành công 22 2. Lạc nhân 22 3. Hạt tiêu 23 4. Cà phê 23 III. Những khó khăn 23 IV. Nguyên nhân 24 Chương III. Giải pháp nhằm nâng cao năng lực xuất khẩu nông sản của công ty 26 I. Các giải pháp liên quan môi trường bên trong doanh nghiệp 26 1. Vấn đề nhân sự 26 2. Vấn đề tổ chức 26 3. Xây dựng chiến lược kinh doanh tổng thể 27 II. Các giải pháp liên quan đến môi trường bên ngoài doanh nghiệp 28 1. Chính sách sản phẩm 28 2. Danh mục hàng xuất khẩu 28 3. Bao bì và thương hiệu sản phẩm 29 Kết luận 30

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc0 11.doc
Tài liệu liên quan