LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài khóa luận.
Hiện nay xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế đã và đang diễn ra với tốc độ nhanh chóng cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, ở cả cấp độ khu vực và thế giới, với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường, sự phụ thuộc lẫn nhau về thương mại và kinh tế quốc tế giữa các quốc gia ngày càng mạnh mẽ.
Việt Nam đã và đang đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước đưa nền kinh tế hội nhập vào dòng chảy kinh tế chung của khu vực và thế giới. Và ngoại thương chính là chiếc cầu nối tổ chức quá trình lưu thông hàng hóa giữa các doanh nghiệp trong nước và ngoài nước thông qua mua bán. Hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu là một khâu quan trọng có ảnh hưởng sâu sắc đến toàn bộ nền kinh tế và mang lại nhiều nguồn lợi đáng kể cho các quốc gia, đặc biệt là những quốc gia đang phát triển như Việt Nam.
Và trong sự lớn mạnh của lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu của đất nước, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này đóng vai trò rất quan trọng vì đó là các doanh nghiệp cấu thành nên hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam. Trong bối cảnh đó, Công ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu INTIMEX đã, đang và sẽ đóng góp một phần không nhỏ vào quá trình mở rộng và tăng cường hiệu quả kinh tế - xã hội.
Với cuộc sống mà thời gian chủ yếu dành cho công việc như hiện nay, thì nhu cầu được con người quan tâm nhiều nhất đó là nhu cầu dinh dưỡng. Và để thỏa mãn được nhu cầu này, có thể nói mặt hàng thực phẩm đóng vai trò vô cùng quan trọng. Bên cạnh thực phẩm tươi sống, ngày nay, để tiết kiệm được thời gian, người tiêu dùng còn có sự lựa chọn khác đó là thực phẩm đông lạnh. Cùng đóng góp đem lại cho người dùng những sản phẩm tốt nhất, giúp tiết kiệm thời gian chế biến nhất, chúng ta không thể không nhắc đến vai trò của CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU INTIMEX. Công ty đã ghi lại dấu ấn trên thị trường với vai trò là nhà nhập khẩu và phân phối hàng đầu cả nước. Và em, một sinh viên chuyên ngành kinh tế có cơ hội được thực tập, được tiếp cận với hoạt động kinh doanh nhập khẩu của công ty. Chính thực tế ấy đã hướng em đến với đề tài khóa luận tốt nghiệp : “”
2. Mục tiêu khóa luận.
- Phân tích tình hình kinh doanh nhập khẩu thực phẩm đông lạnh tại Công ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Intimex (Intimex Hồ Chí Minh)
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu hàng thực phẩm đông lạnh của Công ty trong thời gian tới
3. Phương pháp nghiên cứu khóa luận.
Sử dụng ph*ương pháp nghiên cứu tài liệu, ph*ương pháp thống kê, tổng hợp và phân tích số liệu dựa trên các số liệu thu thập từ công ty.
4. Phạm vi nghiên cứu khóa luận.
Công Ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Intimex
Thời gian thực hiện: 15/08/2010 – 11/10/2010
5. Giới thiệu kết cấu chuyên đề :
Khóa Luận bao gồm 3 chương
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN.
Chương 2:THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU MẶT HÀNG THỰC PHẨM ĐÔNG LẠNH TẠI CÔNG TY CP XNK INTIMEX.
Chương 3: CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU MẶT HÀNG THỰC PHẨM ĐÔNG LẠNH TẠI CÔNG TYCP XNK INTIMEX
58 trang |
Chia sẻ: thanhnguyen | Lượt xem: 2218 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh mặt hàng thực phẩm đông lạnh tại công ty CP xuất nhập khẩu Intimex, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
8, kim ngạch này tiếp tục tăng và đạt 1,14 triệu USD. Năm 2009 có sự sụt giảm và nguyên nhân là do chịu ảnh hưởng chung từ cuộc suy thoái kinh tế thế giới đã làm tác động không nhỏ đến tình hình tiêu thụ trong nước, vì vậy dẫn đến kim ngạch nhập khẩu từ thị trường này cũng giảm theo.
Ngoài hai thị trường lớn Mỹ và Braxin, thị trường nhập khẩu hàng thực phẩm đông lạnh của công ty còn có Achentina, Ấn Độ và các nước khác, kim ngạch nhập khẩu tuy chưa cao nhưng tất cả đều là thị trường nhập khẩu tiềm năng của Intimex Hochiminh trong thời gian tới.
Từ bảng 2.4, để chi tiết hơn về cơ cấu thị trường nhập khẩu hàng thực phẩm đông lạnh của công ty giai đoạn 2007- 2009, ta có biểu đồ 2.3
Biểu đồ 2.3: Biểu đồ thể hiện kim ngạch nhập khẩu hàng thực phẩm đông lạnh của công ty ở từng thị trường giai đoạn 2007- 2009
0
2
4
6
8
10
12
Mỹ
Braxin
Achentina
Ấn Độ
Các nước khác
2007
2008
2009
Đơn vị tính: triệu USD.
Nguồn : TTTM Công ty CP XNK Intimex
2.4.2.2.Cơ cấu mặt hàng thực phẩm đông lạnh nhập khẩu:
Bảng 2.5: Cơ cấu mặt hàng thực phẩm đông lạnh nhập khẩu giai đoạn 2007- 2009
Đơn vị tính: triệu USD; %
Năm
Mặt hàng
2007
2008
2009
2008 / 2007
2009 / 2008
Tuyệt đối
Tương đối
Tuyệt đối
Tương đối
Thịt gà
6,1
11,2
8,2
5,1
183,6
-3,0
73,2
Thịt trâu
0,5
2
2,2
1,5
400
0,2
110
Tổng cộng
6,6
13,2
10,4
6,6
200
-2,8
78,8
Nguồn: Trung tâm thương mại Công ty CP XNK Intimex.
Thời gian qua, có thể nói thịt gà đông lạnh ( với các nhãn hiệu nổi tiếng như: Koch, Simmons, Keystone, Foster Farms...) là mặt hàng có kim ngạch nhập khẩu đứng vị trí số một trong cơ cấu mặt hàng thực phẩm đông lạnh của Intimex Hochiminh. Mặt hàng thịt gà đông lạnh có mức tăng ấn tượng nhất là trong năm 2008 với kim ngạch nhập khẩu tăng 83,6% so với năm 2007. Năm 2009 tuy kim ngạch nhập khẩu chỉ đạt 8,2 triệu USD, giảm 26,8% so với năm 2008 nhưng nhìn chung, mặt hàng này luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng kim ngạch nhập khẩu hàng thực phẩm đông lạnh. Bởi lẽ, so về nhu cầu thị hiếu, sự phong phú trong chế biến và quan trọng hơn là về giá cả rất phù hợp với điều kiện kinh tế của người tiêu dùng Việt Nam.
Đứng vị trí thứ hai trong bảng cơ cấu mặt hàng thực phẩm đông lạnh của Intimex Hochiminh đó là thịt trâu đông lạnh. Nếu năm 2007, kim ngạch nhập khẩu là 0,5 triệu USD thì đến năm 2008, trị giá kim ngạch nhập khẩu đạt 2 triệu USD, tăng gấp 4 lần năm 2007. Và kim ngạch này tiếp tục tăng trong năm 2009 với 2,2 triệu USD, tăng 10% so với năm 2008. Kết quả này cho thấy, thịt trâu đông lạnh là sự lựa chọn của nhiều người tiêu dùng hiện nay, nhất là khi được chế biến mùi vị của thịt càng trở nên hấp dẫn, làm kích thích nhu cầu tiêu dùng hơn trong khi nguồn cung trong nước của mặt hàng này ngày một khan hiếm khi mà mức độ cơ giới hóa ngày càng tăng, do vậy, các hộ chăn nuôi dần giảm đi số lượng.
Từ bảng trên, ta thấy, thịt gà và thịt trâu đông lạnh là hai mặt hàng thực phẩm đông lạnh nhập khẩu chủ lực của Intimex Hochiminh. Nhu cầu tiêu thụ của hai mặt hàng này ở thị trường trong nước ngày một tăng, đã tạo điều kiện thuận lợi cho công ty trong hoạt động nhập khẩu nhằm đẩy mạnh đáp ứng nhu cầu. Do vậy, kim ngạch nhập khẩu cũng có sự thay đổi qua các năm và điều này được thể hiện rõ qua biểu đồ 2.4.
Biểu đồ 2.4: Biểu đồ thể hiện cơ cấu mặt hàng thực phẩm đông lạnh của công ty giai đoạn 2007- 2009 Đơn vị tính: triệu USD
Nguồn: Trung tâm thương mại Công ty CP XNK Intimex.
2.4.3. Chất lượng sản phẩm nhập khẩu.
Nghiên cứu thị trường, tìm hiểu đối tác và lựa chọn sản phẩm nhập khẩu, cả ba vừa là yêu cầu, vừa là điều kiện quyết định đến chất lượng của sản phẩm. Đối với hàng thực phẩm đông lạnh, yêu cầu đấy lại càng được quan tâm nhiều hơn, bởi đây là mặt hàng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người. Sản phẩm chỉ được bán ra thị trường sau khi lô hàng đã có giấy chứng nhận kiểm dịch sản phẩm động vật nhập khẩu phù hợp với tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm. Trong những năm qua, Intimex Hochiminh có được thuận lợi đó là: Bên cạnh nguồn cung tương đối ổn định, thì thị trường nhập khẩu hàng thực phẩm đông lạnh của công ty đều là những thị trường lớn. Cụ thể như mặt hàng thịt gà đông lạnh thì Hoa Kỳ luôn là thị trường truyền thống, hay đối với thịt trâu đông lạnh thì thị trường Ấn Độ luôn được ưu tiên. Chất lượng sản phẩm của những thị trường này (với các đối tác: Commodities, Allana) có tính ổn định cao và đáp ứng được các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm như sản phẩm không bị nhiễm vi khuẩn E.coli, Salmonnella (đây là những vi khuẩn có tác hại rất xấu đến sức khỏe con người, gây nên các bệnh Tiêu chảy và thương hàn). Vì vậy, đây là những đối tác uy tín của công ty thời gian qua.
Trong tiến trình hội nhập kinh tế Quốc tế, bất kỳ doanh nghiệp nào cũng đặt chất lượng sản phẩm là mục tiêu cao nhất, là chìa khóa để làm nên thương hiệu, là nền tảng để tăng sức cạnh tranh. Và đây cũng là phương châm kinh doanh của Intimex Hochiminh. Những kết quả công ty đạt được trên lĩnh vực nhập khẩu nói chung và mặt hàng thực phẩm đông lạnh nói riêng, đã chứng minh rằng các đối tác trong nước cũng như người tiêu dùng đánh giá rất cao chất lượng hàng thực phẩm đông lạnh của Intimex Hochiminh.
2.4.4. Giá cả mặt hàng nhập khẩu.
Giá cả là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến lợi nhuận. Đối với hàng thực phẩm đông lạnh nhập khẩu, sẽ là thuận lợi cho công ty nếu giá cả cạnh tranh và có tính ổn định cao. Có thể nói, thời gian qua, thực phẩm đông lạnh ngoại nhập chiếm ưu thế hơn sản phẩm trong nước và nguyên nhân chính là giá nhập khẩu thực phẩm đông lạnh thấp hơn giá bán của thị trường nội địa. Điển hình như thịt gà đông lạnh nhập khẩu ( với các loại như: Đùi gà góc tư, Đùi tỏi, Cánh gà) có giá bán trung bình là: 1,2- 1,3 USD/kg ( tương đương 24.000- 25.000 đ/kg). Trong khi đó, vì giá thức ăn tăng cao nên giá thịt gà nội cũng tăng có giá từ 30.000- 35.000 đ/kg. Trước nhu cầu tiêu thụ ngày một tăng, đây chính là cơ hội để công ty gia tăng số lượng nhập khẩu nhằm đẩy mạnh hoạt động phân phối ở thị trường nội địa.
Để cụ thể hơn về tình hình giá cả một số mặt hàng thực phẩm đông lạnh của công ty thời gian qua, ta có bảng 2.6.
Bảng 2.6: Giá một số mặt hàng thực phẩm đông lạnh của công ty giai đoạn 2007- 2009
Đơn vị tính: giá CIF, USD/tấn,%.
Năm
Mặt hàng
2007
2008
2009
2008 / 2007
2009 / 2008
Tuyệt
đối
Tương đối
Tuyệt
đối
Tương đối
Thịt gà
1.050
1.150
1200
100
109,5
50
104,3
Thịt trâu
1.600
2.000
2.600
400
125
600
130
Nguồn: Trung tâm thương mại Công ty CP XNK Intimex.
Về hàng thực phẩm đông lạnh, công ty thường nhập theo điều kiện giá CIF nên giá sẽ cao hơn so với giá FOB do có cước tàu và bảo hiểm cho hàng hóa . Và nhìn vào bảng 2.5, ta thấy đơn giá bình quân của các mặt hàng đều tăng qua các năm. Cụ thể là:
Đối với thịt gà đông lạnh, nếu như năm 2007, giá bình quân của mặt hàng này là 1.050 USD/tấn, thì đến năm 2008 có giá là 1.150 USD/tấn, tăng 9,5% (tương ứng 100 USD/tấn) so với năm trước đó. Với mức giá này, tuy giá trị kim ngạch nhập khẩu thực phẩm đông lạnh tăng lên ấn tượng (13,2 triệu USD trong năm 2008) nhưng đã phần nào làm giảm đi lợi nhuận chung của công ty vì mức tăng của chi phí, nhất là khi tình hình tỷ giá biến động theo chiều hướng không thuận lợi như đã đề cập ở bảng1.1. Năm 2009, giá cả tiếp tục tăng, với giá 1.200 USD/tấn tăng 4,3% so với năm 2008. Cùng với sự suy thoái của nền kinh tế thế giới, năm 2009 thật sự là năm khó khăn cho hoạt động nhập khẩu của công ty.
Riêng về thịt trâu đông lạnh, mặt hàng này có giá khá cao, từ 1.600 USD/tấn năm 2007, tăng lên 2.000 USD/tấn trong năm 2008 với mức tăng tương đối 25%. Và năm 2009, giá nhập khẩu của mặt hàng này là 2.600 USD/tấn, tăng 30% so với năm 2008.
Tuy giá cả thời gian qua có sự gia tăng, nhưng về mặt số lượng, nhìn chung các mặt hàng đều tăng lên hàng năm. Và biểu đồ 2.6 sẽ giúp ta cụ thể về điều này:
Biểu đồ 2.5: Biểu đồ thể hiện số lượng nhập khẩu các mặt hàng thực phẩm đông lạnh của công ty giai đoạn 2007- 2009
Thịt gà đông lạnh:
Thịt trâu đông lạnh:
Nguồn: Trung tâm thương mại Công ty CP XNK Intimex.
Qua biểu đồ 2.5, ta thấy số lượng nhập khẩu thịt gà và thịt trâu đông lạnh của công ty có sự gia tăng đáng kể. Chẳng hạn như thịt trâu đông lạnh, số lượng nhập khẩu chỉ đạt 280 tấn trong năm 2007 nhưng đến năm 2008, đã tăng lên đến 750 tấn, tăng gần 3 lần so với năm 2007. Điều này cho thấy, bên cạnh thực phẩm tươi sống thì người tiêu dùng nội địa còn có sự lựa chọn khác cũng không kém tính phong phú và đa dạng, đó là các mặt hàng thực phẩm đông lạnh.
2.5. Đánh giá hoạt động nhập khẩu mặt hàng thực phẩm đông lạnh của công ty giai đoạn 2007-2009.
2.5.1. Những ưu điểm.
Nội lực chính là sức mạnh, là điều kiện tiên quyết cho sự trường tồn của doanh nghiệp. Nhưng để sức mạnh ấy được phát huy, doanh nghiệp phải không ngừng nỗ lực, dày công xây dựng và vun đắp. Với những gì đạt được trong thời gian qua, đặc biệt là trong lĩnh vực nhập khẩu, có thể nói Intimex Hochiminh đã và đang thực hiện được mục tiêu của mình. Và cơ sở để thực hiện những mục tiêu đó là:
Uy tín thương hiệu- Uy tín Công ty
Với phương châm: “Uy tín là hàng đầu”, đã giúp Intimex Hochiminh xây dựng được chỗ đứng trên thương trường qua suốt chặng đường 15 năm hình thành và phát triển, đưa công ty trở thành một trong những nhà Nhập khẩu và Phân phối lớn của cả nước. Cũng chính vì sự uy tín đó mà Intimex đã có thể huy động một nguồn vốn rất lớn từ các Ngân hàng hàng đầu hiện nay như Vietcombank,Military bank, Agribank…các ngân hàng luôn sẵn sàng cho Intimex vay vốn. Tạo điều kiện cho Intimex phát triển hệ thống bán lẻ siêu thị trên Buôn Mê Thuột, thâu tóm công ty CP Bê Tông Hòa Cầm tại Đà Nẵng- vốn là 1 thương hiệu Bê tông nổi tiếng trước đây nhưng đang đứng bên bờ vực phá sản, mua lại nhà máy gạch Tuynel của công ty cổ phần cà phê CÔNG CHÍNH – 1 đại gia về nông sản tại Lâm Đồng…và đầu tư vào hàng loạt các dự án khác tại Đắc Nông
Năng lực đội ngũ quản lý
Công ty có đội ngũ quản lý tốt, dày dạn trong lĩnh vực nông sản và thực phẩm đông lạnh, luôn xây dựng được các phương án kinh doanh tối ưu, điều hành và giải quyết tốt những vấn đế phát sinh trong công việc, góp phần làm nên hiệu quả kinh doanh của công ty.
Trình độ chuyên môn nghiệp vụ
Công ty không chỉ có đội ngũ quản lý giỏi mà còn có đội ngũ nhân viên đạt yêu cầu về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, được thể hiện qua hiệu quả công việc được giao phó.Nghiệp vụ khai báo hải quan – lấy hàng nhanh chóng kịp thời, tiết kiệm chi phí & nghiệp vụ bán hàng- giúp tạo lợi nhuận …luôn được đẩy mạnh phát huy, giúp công ty tiết kiệm được nguồn chi phí rất lớn, tạo thế cạnh tranh mạnh mẽ do bản chất hàng thực phẩm đông lạnh vấn đề lưu cont lưu bãi phát sinh rất nặng nề nếu nằm lâu ngày tại cảng.
Hệ thống phân phối
Riêng đối với mặt hàng thực phẩm đông lạnh, hiện tại, Intimex Hochiminh đang phát triển rất nhanh về hệ thống phân phối. Với các kênh phân phối trải dài từ Nam ra Bắc, khách hàng của công ty là các doanh nghiệp nhỏ lẻ, bán tại các chợ cũng như các siêu thị tên tuổi khác như : CO.OPMART, BIGC….Không chỉ cung cấp cho khách hàng mua sỉ, song song đó, công ty còn cho ra đời các trung tâm thương mại, cửa hàng bán lẻ tiện ích ở nhiều tỉnh thành lớn như: Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Buôn Ma Thuột,Tây Ninh....
Nguồn lực tài chính
Như đã phân tích ở trên, với uy tín cũng như năng lực vốn có của mình thể hiện qua vốn điều lệ và tài sản cố định là các phân xưởng nhà máy. Điều đó khiến cho hoạt động nhập khẩu của công ty có nhiều thuận lợi trong vấn đề huy động ngoại tệ để thanh toán cho khách hàng nước ngoài,vậy nên Intimex Hochiminh không những tạo được lòng tin nơi đối tác mà còn có uy tín cao từ các ngân hàng như: Vietcombank, Agribank, Eximbank,…
2.5.2. Những Hạn chế.
Bên cạnh những thế mạnh đạt được, trong hoạt động nhập khẩu, công ty còn gặp một số yếu điểm sau:
Thiếu bộ phận Marketing
Với vai trò là một nhà nhập khẩu và phân phối hàng đầu, thì hoạt động Marketing giữ vị trí vô cùng quan trọng.Bởi lẽ, đây chính là cầu nối đưa doanh nghiệp đến với khách hàng, đến với những thị trường tiềm năng, góp phần xây dựng và quảng bá hình ảnh doanh nghiệp trên thị trường trong và ngoài nước.Tuy nhiên,hiện tại Intimex chưa có một bộ phận Marketing riêng rẽ để đảm bảo nhiệm vụ phát triển thương hiệu, mà công việc này vẫn do bộ phận bán hàng phụ trách, đây là điểm yếu của công ty trong hiện tại, bởi về lâu dài sẽ làm giảm đi tính năng động trong hoạt động kinh doanh của công ty do bộ phận này không có chuyên môn về Marketing cũng như họ sẽ không thể đảm nhận cả hai công việc là marketing và bán hàng-2 công việc mà sự khó khăn cũng như áp lực là rất lớn.
Hệ thống kho bãi còn hạn chế
Với đặc thù của mặt hàng thực phẩm đông lạnh là luôn được bảo quản trong điều kiện nhiệt độ -180C, do đó vào năm 2007, công ty đã cho xây dựng một kho lạnh chứa hàng tại Bình Dương với sức chứa 1000 tấn ~ 25 cont 40’ nhưng như vậy là không thể đáp ứng cho nhu cầu kho bãi chứa hàng với số lượng hàng tháng nhập về khoảng 1200 tấn cũng như cho việc bán hàng. Khách hàng của Intimex ở khắp các tỉnh Đông và Tây Nam Bộ, nên nhu cầu của họ được lấy hàng tại các kho sao cho thuận tiện cho việc chuyên chở.Chính vì những lí do trên nên Intimex phải đi thuê các kho bên ngoài tại kho lạnh NHAN HÒA –H.Bình Chánh (phục vụ các khách hàng từ Long An, Tiền Giang…và Tây Nam Bộ), kho lạnh Prefered Freezer – Quận 7( phục vụ các khách hàng Tại Đồng Nai), kho lạnh Liên Hiệp – KCN Tân Bình( phục vụ các khách hàng tại TPHCM). Chi phí thuê kho hàng tháng là 0.7usd ~ 0.9usd/tấn/ngày. Với lượng hàng lớn như hiện nay nhập về thì chi phí kinh doanh là rất nặng nề .
Tính đa dạng hóa của các sản phẩm nhập khẩu chưa cao
Trong lĩnh vực sản phẩm đông lạnh có hàng chục mặt hàng dùng làm thức ăn cho người có thể kinh doanh được như :thịt gà dùng làm các món ăn hàng ngày, thịt trâu dùng làm các món Bò kho & khô bò, cá hồi & đầu cá hồi dùng để nấu lẩu, còn có Cua đông lạnh, Dê đông lạnh….đều là các mặt hàng thị trường có nhu cầu. Tuy số lượng và kim ngạch nhập khẩu của mặt hàng thực phẩm đông lạnh của Intimex đều gia tăng qua từng năm nhưng sự đa dạng hóa của các sản phẩm nhập khẩu còn khiêm tốn, công ty chủ yếu tập trung vào hai mặt hàng truyền thống là: thịt gà và thịt trâu đông lạnh. Điều này làm ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của công ty với những doanh nghiệp khác .Hơn nữa về lâu dài, cũng ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của cả công ty bởi nhu cầu của con người là vô tận, luôn thay đổi, hôm nay có thể họ ưa dùng mặt hàng này nhưng ngày mai họ có thể chuyển qua dùng mặt hàng khác.
Kết luận chương 2: Bằng việc phân tích những điểm mạnh cũng như những hạn chế của công ty trong quá trình phát triển vừa qua chúng ta mới thấy được sự cố gắng nỗ lực của đội ngũ lãnh đạo và công nhân viên của công ty CP XNK Intimex khi công ty chân ướt chân ráo bước vào thị trường hàng đông lạnh nhập khẩu vốn là sân chơi của các công ty có thế mạnh về mặt hàng này.
Tuy nhiên, thương trường là chiến trường , để tiếp tục phát triển và giữ vững vị trí của mình, đòi hỏi tập thể cán bộ công nhân viên và đội ngũ lãnh đạo của công ty phải cố gắng hơn nữa, cụ thể là những giải pháp mang tính chiến lược, sống còn. Những giải pháp đó sẽ là động lực giúp công ty trụ vững trên thị trường. Để hiểu hơn về những giải pháp đó, chúng ta cùng qua chương 3.
CHƯƠNG 3
CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU MẶT HÀNG THỰC PHẨM ĐÔNG LẠNH TẠI CÔNG TY CP XNK INTIMEX .
3.1. Định hướng của công ty đối với hoạt động nhập khẩu mặt hàng thực phẩm đông lạnh trong thời gian tới.
Năm 2009, một năm qua đi với rất nhiều thách thức, một năm Intimex Hochiminh phải vượt qua cơn bão suy thoái kinh tế toàn cầu. Nhưng tất cả bằng niềm tin và nỗ lực, công ty đã đạt được những thành tựu đáng trân trọng. Cụ thể doanh thu đạt 8.078 tỷ đồng, tăng 15% so với năm 2008. Mặc dù đây là mức tăng thấp so với nhiều năm trở lại đây, nhưng lại là sự khích lệ quan trọng để Intimex Hochiminh vững bước tiến lên trong năm 2010 và xa hơn nữa.
Bước vào năm 2010, bên cạnh đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu, công ty còn xây dựng nhiều chiến lược mới linh hoạt hơn, thích ứng hơn với diễn biến của tình hình. Một trong số chiến lược đó là không ngừng khai thác tiềm năng của thị trường nội địa- thị trường vốn được xem là cái gốc, là ưu thế của các doanh nghiệp Việt Nam.
Là một trong những nhà nhập khẩu và phân phối mặt hàng thực phẩm đông lạnh hàng đầu của cả nước, khai thác tiềm năng của thị trường nội địa một cách có hiệu quả, điều này có ý nghĩa rất quan trọng đối với Intimex Hochiminh. Bởi đó chính là nền tảng, là cơ sở thúc đẩy hoạt động nhập khẩu mặt hàng thực phẩm đông lạnh phát triển. Vì vậy, để cả hai cùng đạt kết quả tốt nhất, định hướng của công ty đối với hoạt động nhập khẩu mặt hàng thực phẩm đông lạnh trong thời gian tới đó là:
Về kim ngạch nhập khẩu:
Kim ngạch nhập khẩu mặt hàng thực phẩm đông lạnh năm 2010 ước đạt 13 triệu USD, và từ 14- 16 triệu USD cho những năm sau. Trong đó, công ty còn đặt ra kim ngạch đối với từng mặt hàng cụ thể đó là: thịt gà đông lạnh ( gồm: chân gà, cánh gà, đùi gà…) ước đạt 10- 11 triệu USD, thịt trâu đông lạnh đạt từ 2- 3 triệu USD.
Về cơ cấu thị trường nhập khẩu:
Bên cạnh hai thị trường lớn Hoa Kỳ và Braxin, thời gian tới, Intimex Hochiminh sẽ chủ động hướng đến một số thị trường mới của Châu Âu và Châu Á như: Anh, Pháp, Hàn Quốc, Singapore,… Điều này, không chỉ giúp công ty linh hoạt được nguồn cung mà quan trọng hơn là với thị trường mới, chất lượng mới là cơ hội để kích thích nhu cầu tiêu dùng của thị trường trong nước.
Về thị trường nhập khẩu, công ty không đề ra chỉ tiêu kim ngạch cụ thể cho từng thị trường, mà đề ra chỉ tiêu kim ngạch nhập khẩu thực phẩm đông lạnh sẽ chiếm từ 40- 50% trong tổng kim ngạch nhập khẩu của công ty.
Về chất lượng nhập khẩu:
Sản phẩm sạch, phù hợp, vệ sinh an toàn thực phẩm là tiêu chí hàng đầu mà công ty đặt ra đối với mặt hàng thực phẩm đông lạnh. Để đạt yêu cầu này, công ty sẽ chặt chẽ hơn từ khâu nghiên cứu thị trường, đàm phán, ký kết, thực hiện hợp đồng ngoại thương đến khâu bảo quản hàng hóa, đó cũng là lí do Intimex đã quyết định tìm những kho hàng có cơ sở vật chất tốt, sạch sẽ, được Chi Cục Thú Y thành phố HCM kiểm tra định kì về nhiệt độ giữ lạnh, về quy trình nhập xuất nhanh gọn để đưa hàng về, tất cả vì uy tín thương hiệu và sức khỏe của người tiêu dùng.
Về giá cả nhập khẩu:
Thời gian qua, giá cả nhập khẩu của mặt hàng thực phẩm đông lạnh có nhiều thuận lợi. Chẳng hạn như thịt gà đông lạnh, có đơn giá bình quân từ 1,2- 1,3 USD/kg ( 26000~ 28000 vnd) thấp hơn khoảng 0,3 USD/kg so với thịt gà nội, hay thịt trâu đông lạnh, loại thịt thăn có giá 3,6- 4,1 USD/kg ( tương đương 69.000- 79.000 đ/kg), giá cạnh tranh hơn thịt trâu nội khoảng 10.000- 19.000 đ/kg. Với mức giá này, không những tạo điều kiện để công ty ổn định được thị phần đã có mà còn mở rộng thêm thị phần mới. Do vậy, mức giá mà công ty hướng đến trong những năm tới cũng sẽ dao động từ 1,1- 1,3 USD/kg đối với mặt hàng thịt gà đông lạnh, và thịt trâu là 3,2- 4 USD/kg. Tuy có khó khăn, nhưng nếu hoạt động nghiên cứu thị trường và đàm phán tốt, công ty sẽ thu được kết quả như mong muốn.
3.2. Những giải pháp nhằm cải tiến hoạt động nhập khẩu mặt hàng thực phẩm đông lạnh của công ty trong thời gian tới.
Như đã phân tích ở chương 2.Tuy gặt hái được nhiều kết quả thuận lợi, nhưng thời gian qua, hoạt động nhập khẩu mặt hàng thực phẩm đông lạnh của công ty còn gặp không ít khó khăn. Do vậy, để hoạt động nhập khẩu mặt hàng này đạt kết quả tốt hơn trong thời gian tới, công ty nên có những giải pháp sau:
3.2.1. Phát huy uy tín thương hiệu và mở rộng mạng lưới phân phối
Mục tiêu : đẩy mạnh doanh số bán hàng, phát triển thị phần cũng như mạng lưới phân phối của Intimex.
Thực hiện : Với thế mạnh về uy tín thương hiệu đã đứng vững trên thị trường, tên tuổi của Intimex đã có bề dày 15 năm phát triển nên việc phát huy thương hiệu là một công việc cần phải làm trong thời buổi kinh tế cạnh tranh khốc liệt như bây giờ, làm cho thương hiệu của mình tiếp tục phát triển bền vững cũng chính là đòn bẩy giúp cho doanh số hàng thực phẩm đông lạnh tăng cao hơn qua các năm.
Tuy nhiên với tình hình kinh doanh hiện tại của công ty thì việc doanh số hay sản lượng chủ yếu mới chỉ dựa vào các kênh tiêu thụ như siêu thị, cửa hàng tiện ích và các trung tâm thương mại. Các kênh trên vốn mới chỉ đáp ứng cho một bộ phận dân cư , đó là những gia đình công chức vốn có ít thời gian dành cho nấu nướng và đi mua sắm. Và nếu chỉ tiếp tục phân phối bằng các kênh trên thì sẽ là không ổn, công ty sẽ dần đánh mất thị trường do sự cạnh tranh khốc liệt. Do vậy, để tránh nhìn thấy kết cục trên, công ty phải tiếp tục đầu tư vào khâu phát huy thương hiệu cũng như mở rộng mạng lưới phân phối, cụ thể là các công việc cần làm sau:
+ Đôn đốc bộ phận bán hàng tiếp tục tìm các kênh tiêu thụ sản phẩm khác năng động hơn như : các chợ dân sinh, các chợ đầu mối, các điểm phân phối tư nhân nhỏ lẻ, các nhà ăn công nhân ở khu công nghiệp.
+ Không chỉ bán qua các kênh trên, còn cần phải đưa hàng ra ngoài các tỉnh xa trên địa bàn cả nước, vì hiện tại Intimex mới chỉ có bạn hàng tại một số tỉnh lân cận trong khi càng ngày nhu cầu càng tăng khi xã hội càng phát triển.
+ Tăng số lượng các kho dịch vụ chứa hàng cho Intimex bằng việc đi thuê cũng như xây dựng thêm, vị trí cần tìm là các kho trên những tuyến đường huyết mạch, cửa ngõ để đi các tỉnh khác sao cho thuận tiện và nhanh chóng.
Hiệu quả dự kiến:
Việc tìm các kênh tiêu thụ mới, bán hàng ra các tỉnh xa sẽ đưa đến một kết quả rõ ràng rằng doanh số bán hàng của Intimex sẽ tăng lên đáng kể. Hiện tại thì siêu thị, cửa hàng tiện ích hay các trung tâm thương mại mới chỉ đáp ứng khoảng 50% nhu cầu thị trường, đồng nghĩa với các kênh phân phối mà Intimex đang coi nhẹ cũng quan trọng không kém, nó đáp ứng một phần không nhỏ.
Sở dĩ Intimex chưa đầu tư nhiều công sức cho các kênh trên là vì với số lượng nhập về hàng tháng cả ngàn tấn, Intimex thường bán với số lượng lớn trong 1 lần giao hàng, cá biệt có đơn hàng lấy cả 1 container hay 1 xe lạnh 35 lấn(~1,5cont), do vậy trong thời gian tới công ty phải đầu tư nhiều hơn cho các chợ dân sinh hay các bếp ăn ở các khu công nghiệp- những thị trường còn rất nhiều tiềm năng.
Bên cạnh đó thì việc tạo điều kiện cho các khách hàng thân thuộc lấy hàng từ các kho hiện tại cũng như thỏa mãn khách hàng trong việc nhận hàng là rất quan trọng, việc giao nhận hàng nhanh chóng tại kho để hàng đổ về các tỉnh thành cũng chính là một cách thức giúp cho mạng lưới phân phối của Intimex ngày càng phát triển.
3.2.2. Đẩy mạnh Marketing nhằm mở rộng thị trường.
Qua chặng đường 15 năm hình thành và phát triển, công ty đã xây dựng được uy tín và chỗ đứng trên thị trường nội địa. Vì vậy, các đối thủ cạnh tranh sẽ luôn đặt hoạt động của họ trong tình trạng cạnh tranh với công ty. Công ty sẽ phải chấp nhận việc cạnh tranh nhưng cần khéo léo lựa chọn chiến lược, và việc thành lập bộ phận chuyên trách Marketing được xem là giải pháp tối ưu.
Mục tiêu : mang thương hiệu Intimex tới tận những vùng miền xa xôi nhất.
Thực hiện :
+ Thành lập phòng marketing chuyên trách, đảm nhận công việc xúc tiến thương mại với các đối tác trong và ngoài nước. Công việc của phòng này chủ yếu là tìm khách hàng, đưa tên tuổi công ty đến với những vùng miền còn chưa được khai thác.
+ Tăng cường quảng bá thương hiệu trên các phương tiện thông tin đại chúng như Website riêng, báo chí, hội chợ hàng tiêu dùng, brochure.
+ Lồng ghép vào các chương trình khuyến mãi như : giảm giá khi mua với số lượng nhiều, tặng kèm loại hàng khác khi mua.
+ Mở thêm các cửa hàng giới thiệu sản phẩm đông lạnh kinh doanh kèm các mặt hàng nội địa khác tại các tỉnh lân cận.
Hiệu quả dự kiến :
Với từng vấn đề cần phải làm ở trên, ta thấy một khối lượng công việc lớn mà Intimex phải triển khai ngay để tiếp tục phát triển thị phần, cụ thể là khi thành lập phòng marketing chuyên trách, công ty sẽ phải tăng quỹ lương để chi trả, đầu tư thêm cơ sở vật chất cũng như điều kiện làm việc, lại bắt đầu quy trình tuyển dụng và đào tạo. Tuy vậy cái được ở đây chính là một đội ngũ marketing đúng nghĩa. Với việc thành lập phòng marketing thì công ty sẽ có một lợi thế trong vấn đề mở rộng thị phần, đội ngũ sẽ đưa thương hiệu Intimex tới những vùng xa mà hiện tại chưa có công ty nào vươn tới.
Bên cạnh đó, việc phát triển thương hiệu cũng đòi hỏi phải kết hợp nhiều loại vũ khí, loại vũ khí truyền thống là Internet hay brochure và hội chợ hàng tiêu dùng vẫn phát huy giá trị của nó, với sức lan tỏa nhanh và phổ biến, các phương tiện trên có khả năng truyền tải thông tin tuyệt vời đến tai mắt người tiêu dùng, kết quả mà công cụ này đem lại rất khả quan khi công ty đẩy mạnh khai thác.
Người dân khi đi mua hàng, thường thích được giảm giá hay khuyến mãi để được cảm thấy mình mua hàng không bị “hớ”. Nắm được tâm lí này và thực hiện thì công ty sẽ có cơ hội bán được khối lượng hàng lớn hơn, tạo điều kiện xuất ra những mặt hàng còn bán chậm, giảm thiểu chi phí lưu kho.
So với các công ty cùng ngành trong nước, Intimex Hochiminh có lợi thế hơn rất nhiều cả về uy tín thương hiệu và quy mô. Tuy nhiên, để thắng thế, các công ty thường cạnh tranh nhau về giá dẫn đến tình trạng làm đảo lộn giá cả trên thị trường hàng thực phẩm đông lạnh. Do đó, để nắm giữ và mở rộng thêm thị phần, giờ đây không đơn thuần là cuộc chạy đua về giá nữa mà công ty nên kết hợp linh động giá cả, chất lượng, và các kênh phân phối. Về các kênh phân phối, công ty sẽ thành lập thêm những cửa hàng giới thiệu sản phẩm đông lạnh ở các tỉnh thành mới như: Long An, Cần Thơ,… nhằm khai thác triệt để thị trường nội địa.
3.2.3. Tìm nguồn hàng có chất lượng cao để hạn chế rủi ro.
Như đã phân tích ở trên, chính sách của nhà nước không khuyến khích việc nhập siêu nói chung hay các sản phẩm thực phẩm đông lạnh nói riêng. Kéo theo đó là sự khó khăn trong các khâu kiểm duyệt hòng làm chùn bước các nhà nhập khẩu. Nếu lô hàng nhập khẩu không đạt yêu cầu trong khâu kiểm tra vệ sinh Thú y sẽ bị tái xuất.
Mục tiêu : giảm thiểu rủi ro trong khâu kiểm tra chất lượng vệ sinh thú y, tuyệt đối tránh phải tiêu hủy hoặc tái xuất lô hàng, giữ uy tín cho thương hiệu, đảm bảo nguồn hàng ổn định cho bộ phận bán hàng.
Thực hiện:
+ Mua hàng trực tiếp từ các đối tác lớn và có nhà máy sản xuất riêng. Sàng lọc những đối tác bán hàng có tỉ lệ tái kiểm vi sinh cao để hạn chế kí hợp đồng mua hàng.
+ Kiên quyết từ chối nhận lô hàng cận date( hạn sử dụng ) để bảo vệ người tiêu dùng trong nước.
Hiệu quả dự kiến:
+ Intimex với kinh nghiệm của mình đã nhận ra vấn đề này từ lâu, công ty đã kiên quyết chọn các đối tác uy tín lâu năm để nhập hàng về. Lãnh đạo công ty đã sang tận các nhà máy của họ bên Mĩ, Brazil…để tận mắt chứng kiến quy trình đóng hàng, đóng gói cũng như trực tiếp kí kết hợp đồng mua bán với các đối tác để được hưởng một mức giá cạnh tranh nhất. Nếu như trước đây, Intimex mua hàng qua một broker – họ mua hàng từ các nước và bán lại cho Intimex , dẫn đến chất lượng hàng hóa kém ,thì hiện nay công ty đã mua thẳng từ nhà máy của người Xuất khẩu - đây là một bước tiến dài giúp công ty đảm bảo được chất lượng lô hàng, đảm bảo nguồn hàng cho bộ phận bán hàng, tiết kiệm chi phí cũng như tránh rủi ro trong khâu thú y.
+ Trên tất cả là phải giữ được uy tín cho thương hiệu Intimex, đảm bảo cho công ty phát triển bền vững. Với thế mạnh là hàng nông sản xuất khẩu thì những động thái của hàng lạnh nhập khẩu làm sao phải bảo vệ được tên tuổi công ty- mang tính sống còn của doanh nghiệp và của bộ phận hàng lạnh. Việc nhập những lô hàng đạt chất lượng cao ở khâu kiểm dịch sẽ đem đến rất nhiều lợi thế cho công ty, đó là : bộ phận bán hàng có đủ nguồn hàng để bán, giảm thiểu chi phí lưu cont do phải tái kiểm tra chất lượng lô hàng (nếu lô hàng ko đạt chất lượng tại khâu kiểm dịch) ,tránh được rủi ro phải buộc tái xuất khi lô hàng ko đạt chất lượng tại khâu tái kiểm lần thứ 2, uy tín không bị đe dọa và nhờ đó công ty có thể phát triển bền vững.
Như chúng ta vẫn thường theo dõi trên các phương tiện thông tin đại chúng, vào ngày 21/07/2009, 600 thùng sườn nạc đầu lợn của Vinafood đang chứa tại kho lạnh Sea saigon, KCN Sóng thần – Dĩ An – Bình Dương bị đoàn kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm có hiện tượng dán nhãn mới với hạn dùng đến tháng 01/2010 trong khi thực tế lô hàng đã hết hạn sử dụng nhưng vẫn được công ty Vinafood đưa vào thị trường chuẩn bị tiêu thụ, tiếp nối hàng loạt sai phạm, Chi cục Thú Y Bình Dương và TPHCM đã phối hợp bóc gỡ nhiều gian dối trong các lô hàng nhập khẩu của công ty trên. Kết quả là cho tới thời điểm hiện tại, công ty Vinafood đã hoàn toàn bị đào thải khỏi thị trường do bị các cơ quan quản lí nhà nước áp dụng những hình thức xử phạt nặng nề cùng với sự tẩy chay của người tiêu dùng. Qua đó ta có thể thấy vấn đề hạn sử dụng của lô hàng là rất quan trọng do nó ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng đầu tiên, trong thời buổi cạnh tranh gay gắt hiện nay, quyền lợi của ngừoi tiêu dùng được đề cao, được bảo vệ chặt chẽ bởi các cơ quan nhà nước thì bất kì doanh nghiệp nào làm ăn gian dối sớm muộn cũng sẽ bị loại khỏi cuộc chơi. Bài học Vinafood là một ví dụ sinh động nhất, làm gương cho các doanh nghiệp khác đang nhăm nhe xâm hại đến sức khỏe người tiêu dùng.
3.2.4.Đa dạng hóa sản phẩm nhập khẩu nhằm đẩy mạnh đáp ứng nhu cầu hàng đông lạnh.
Nhu cầu con người là vô tận và liên tục thay đổi, điều này như một chân lí. Chính vì lẽ đó mà để tiếp tục tiến bước trên con đường này, doanh nghiệp nhập khẩu thực phẩm đông lạnh luôn luôn phải tìm ra các cách thức tiếp cận mới để thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng, một trong những cách thức đó là phải đa dạng hóa sản phẩm nhập khẩu.
Mục đích: thỏa mãn nhu cầu lựa chọn của khách hàng, góp phần đẩy mạnh doanh số bán.
Thực hiện : Mở rộng chủng loại hàng nhập về để đáp ứng nhu cầu thị trường, tăng cường thăm dò nhu cầu thị trường để có phương án nhập hàng về nhanh chóng và phù hợp. Đội ngũ lãnh đạo của công ty nên có các chuyến công du ra nước ngoài cũng như các thị trường mới, nơi có nguồn cung dồi dào để có sự lựa chọn thích hợp
Hiệu quả dự kiến:
Hàng đông lạnh đã được thị trường đón nhận vì nhiều lí do như tiện lợi, giá cả. Công ty nên có những mặt hàng mới trong thời gian tới như thịt bò, thịt đà điểu, filet cá, thịt cá sấu….để làm phong phú hơn bữa ăn của người tiêu dùng.
Thực tế thì khi xã hội ngày càng phát triển, đời sống kinh tế của người dân càng được nâng cao và trong bữa cơm gia đình thường ngày, chúng ta luôn muốn có những món ăn ngon ,đủ chất bởi sau một ngày làm việc vất vả và nhiều áp lực căng thẳng thì bữa cơm gia đình thơm ngon đáng giá hơn cả, nó là phương tiện để giải tỏa stress. Mặt khác, các bà nội chợ cũng thường thay đổi các món ăn ngon để có các bữa ăn ngon và không bị ngán, đó là lí do khiến Intimex phải tăng thêm chủng loại hàng hóa nhập khẩu.
Hiện nay ngoài các mặt hàng truyền thống đang kinh doanh, Intimex có thể tìm thêm các nhà cung cấp mới tại Hàn Quốc, Australia, New zeland… là những nước có ngành chăn nuôi và Xuất khẩu động vật & các sản phẩm động vật uy tín trên thế giới, ngoài ra các sản phẩm như fillet đà điểu, fillet cá, thịt cá sấu cũng sẽ làm hài lòng được những người tiêu dùng khó tính nhất.
3.2.5. Thay đổi điều khoản kí kết hợp đồng - mua theo giá FOB.
Một vấn đề tối quan trọng trong việc nâng cao lợi nhuận chính là giá cả hàng nhập về đến cảng. Hàng nhập về có giá tốt-rẻ thì đồng nghĩa với lợi nhuận của doanh nghiệp được gia tăng. Suy rộng ra, bằng cách nào đó, các doanh nghiệp phải hạn chế tối đa chi phí cho lô hàng, trước tiên là giá cả hàng hóa khi kí kết hợp đồng.
Mục tiêu : + giành quyền chủ động để định đoạt hàng hóa, tránh rủi ro cho hàng hóa trên đường vận chuyển.
+ Gia tăng lợi nhuận trên mỗi lô hàng với giá tốt khi đàm phán kí kết.
Thực hiện :
Như chúng ta đã biết, theo Incoterm- các điều khoản mua bán trong kí kết hợp đồng ngoại thương thì khi kí theo giá CIF, bên bán hàng sẽ được quyền thuê tàu vận tải và mua bảo hiểm cho hàng hóa, với điều khoản này họ dễ dàng có được quyền định đoạt với hàng hóa của mình đồng nghĩa với mức giá mà người mua phải chịu sẽ cao hơn.
Sở dĩ các doanh nghiệp Việt Nam luôn được các chuyên gia khuyến cáo nên mua theo giá FOB và bán theo giá CIF là bởi vì lợi nhuận mà các phương thức này đem lại khá hiệu quả, được toàn quyền định đoạt hàng hóa, tạo điều kiện ép giá nước ngoài. Tuy nhiên, các doanh nghiệp Việt Nam còn non yếu về nghiệp vụ vận tải cũng như không có tiềm lực tài chính vững chắc nên hầu hết hiện nay mua theo giá CIF, bán theo FOB do ít rủi ro hơn mà lại thu tiền để quay vòng vốn nhanh hơn.
Tuy nhiên với tiềm lực hiện nay, chúng ta nên chuyển qua kí kết hợp đồng thương mại theo điều kiện FOB (giao hàng tại cảng đi). Tức là chúng ta chỉ mua với giá cả của hàng hóa đó mà không bị cộng thêm các phí vận chuyển cùng bảo hiểm vào giá hàng.
Theo pháp luật về Hải quan, trị giá tính thuế Nhập khẩu phải căn cứ vào giá CIF, giá CIF = FOB + I + F ( giá hàng + bảo hiểm + cước vận tải = giá tính thuế), nghĩa là các lô hàng mà các doanh nghiệp Việt nam kí kết theo CIF đã bao gồm cả bảo hiểm và cước tàu vào trong đó, nhưng cũng chính vì vậy mà các nhà Nhập khẩu Việt nam phải chịu cái giá khá đắt cho các lô hàng. Kí theo giá FOB là công ty sẽ có điều kiện mua được với mức giá tốt hơn, tạo điều kiện cạnh tranh với các doanh nghiệp khác.
Hiệu quả dự kiến:
Với tiềm lực tài chính hiện nay, Intimex có đủ điều kiện để thay đổi phương thức mua hàng, chuyển qua mua theo giá FOB, tức là chúng ta được các quyền lợi sau :
+ quyền thuê tàu , chỉ định một hãng tàu với mức giá hợp lí cùng với các mức phí cho hàng nhập khẩu rẻ.
+ được quyền mua bảo hiểm cho hàng hóa của mình với các doanh nghiệp bảo hiểm tại Việt Nam vừa đỡ chi phí lại dễ dàng tranh tụng ra trọng tài quốc tế khi có vấn đề gì về rủi ro cho hàng hóa.Bởi lẽ khi gần với các doanh nghiệp bảo hiểm trong nước, Intimex sẽ dễ dàng giải quyết các vấn đề khiếu nại hơn.
+ quan trọng hơn nữa là khi mua theo giá FOB, intimex sẽ có một mức giá cạnh tranh nhất khi bán hàng ra thị trường, tạo điều kiện nâng cao lợi nhuận.
3.3. Kiến nghị đối với các cơ quan chức năng.
Chính vì bị quản lí gắt gao nên các lô hàng thực phẩm đông lạnh luôn phải chịu những chính sách điều chỉnh hết sức nặng nề. Thông tư 25 vừa qua là một ví dụ sinh động. Như chúng ta đều biết, khi một lô hàng thực phẩm nhập khẩu về đến cảng, doanh nghiệp cần phải giải phóng hàng càng nhanh càng tốt để giảm chi phí lưu cont, lưu bãi, chạy điện.Có như vậy mới mong đạt hiệu quả lợi nhuận cho lô hàng.Tuy nhiên với nhưng quy định hiện nay, các doanh nghiệp nhập khẩu gặp rất nhiều khó khăn cho việc rút hàng khỏi cảng, kế đến là bán hàng để thu hồi vốn.Cụ thể:
+ thông tư 25 quy định các doanh nghiệp nhập khẩu về Việt nam phải được sự cho phép của Bộ NNPTNT, tên của các nhà máy phải được đăng trên trang WEB của Cục quản lí Nông lâm sản. Tuy nhiên đến khi được áp dụng, mới chỉ có 30 quốc gia và vùng lãnh thổ nhận được công hàm chính thức yêu cầu các nhà máy sản xuất đi đăng kí tên nhà máy… dẫn đến hàng loạt các lô hàng lạnh nhập khẩu về Việt Nam bị kẹt cảng do tên của các đối tác của các công ty nhập khẩu chưa đăng kí lên trang Web.
Mặt khác, khi đăng kí kiểm dịch, Cơ quan thú y yêu cầu người nhập khẩu phải xuất trình được giấy An toàn Vệ sinh thực phẩm của nước XK bản Original, nhưng cho đến nay, các nước Xk cũng không đưa ra được giấy tờ trên vì đối với họ HEALTH Certificate chính là văn bản chứng nhận lô hàng đã đạt đầy đủ các yêu cầu mà nước nhâp khẩu muốn. Vụ việc vẫn còn đang chờ giải quyết và doanh nghiệp lại phải chịu trận, dẫn đến người tiêu dùng hứng chịu hết do giá cả tăng lên.
Do đó, đề nghị với Bộ NNPTNT lùi thời hạn áp dụng thông tư 25 trên vào một thời gian thích hợp khi mà đã có đầy đủ các quốc gia xuất khẩu hàng đông lạnh vào Việt Nam được niêm yết trên trang web của cục Nông Lâm Sản. Mặt khác phải giải quyết triệt để vấn đề giấy tờ Vệ sinh Y tế như đã nêu trên thì mới áp dụng thông tư được.
+ Cơ quan Hải quan cũng yêu cầu doanh nghiệp xuất trình giấy chứng nhận lô hàng đạt yêu cầu nhập khẩu về Việt Nam của nước XK( bản COPY) khi mở TKHQ, điều này cũng làm doanh nghiệp mất thời gian chuẩn bị bởi lẽ Hải quan quản lí về thương mại, Thú y quản lí về chất lượng vệ sinh thực phẩm, và hiện tại Hải quan đang ĐÁ NHẦM SÂN của cơ quan Thú Y.
+ Thời gian công bố kết quả chất lượng vệ sinh Thú Y cho lô hàng là tương đối dài (05-07 ngày), dẫn đến hàng nằm tại cảng lâu ngày, phí trồng phí phát sinh.
+ Thời điểm cấp chứng thư thường vào buổi chiều, khiến doanh nghiệp có rất ít thời gian xử lí những nghiệp vụ tiếp theo như : đóng thuế giải phóng hàng, thông quan Hải Quan, điều động xe container, sắp xếp kho bãi. Ngoài ra, các cán bộ của công ty khi phụ trách lô hàng thường gặp nhiều rủi ro tai nạn trên đường khi liên tục bị áp lực phải giải phóng hàng gấp.
+ Việc thí điểm thủ tục Hải quan điện tử được xem là bước cải tiến đáng ghi nhận của Ngành Hải quan Việt Nam. Intimex Hochiminh cũng là doanh nghiệp được ưu tiên khai báo hải quan điện tử. Tuy nhiên, mạng Internet cũng thường xuyên bị trục trặc như đường truyền khai báo bị tắc nghẽn, phần mềm khai báo điện tử chưa ổn đinh khiến doanh nghiệp đôi lúc mất đến 2 hoặc 3 ngày mới nhận được thông tin phản hồi từ phía Hải Quan. Điều này làm doanh nghiệp không thể mở tờ khai ,dẫn đến hiệu ứng domino là việc lấy mẫu kiểm dịch bị trì hoãn vì quy định chỉ sau khi mở tờ khai, doanh nghiệp mới được phép cắt seal để lấy mẫu.
Do đó, nếu các cơ quan quản lí nhà nước giải quyết triệt để các vấn đề phát sinh nêu trên với các cơ quan nước XK cũng như trong quy trình thủ tục hành chính rồi hãy đưa và để áp dụng thì có lẽ sẽ giúp doanh nghiệp giảm chi phí phát sinh, từ đó mà người tiêu dùng cũng sẽ được hưởng những mặt hàng ngon tười với mức giá mềm.
Thời gian trả kết quả của công tác Thú Y được rút ngắn lại, vấn đề về mạng Hải quan được nâng cấp tốt hơn thì doanh nghiệp sẽ có được lợi thế vô cùng to lớn trong cạnh tranh bởi vì hoạt động giao nhận lô hàng nhập khẩu là một mắt xích quan trọng ,giảm chi phí để tạo tiền đề cho bộ phận bán hàng hoạt động, tìm kiếm lợi nhuận cao hơn.
KẾT LUẬN
T
rong thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Intimex (Intimex Hochiminh) đã giúp em có được những hiểu biết thực tế về hoạt động nhập khẩu mặt hàng thực phẩm đông lạnh của công ty. Từ khi nền kinh tế chuyển sang giai đoạn mở cửa, đến sự kiện Việt Nam trở thành thành viên của Hiệp hội các nước Đông Nam Á, hay là thành viên của Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á- Thái Bình Dương và vinh dự hơn là Tổ chức Thương mại Thế giới, một trang sử mới mở ra khuyến khích các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trong nước mở rộng hoạt động giao thương. Trong bối cảnh đó, Intimex Hochiminh đã không ngừng nỗ lực đưa hoạt động nhập khẩu phát triển song hành cùng hoạt động xuất khẩu chủ lực. Trải qua chặng đường 15 năm, giờ đây, Intimex Hochiminh được biết đến là một trong những nhà nhập khẩu và phân phối hàng thực phẩm đông lạnh lớn nhất của cả nước.
Và cũng chính trong những ngày thực tập ở công ty giúp em có cơ hội không những được áp dụng kiến thức đã học mà còn bổ sung được rất nhiều kinh nghiệm quý báu. Em tin rằng công ty cùng toàn thể nhân viên với sự phấn đấu không mệt mỏi chắc chắn sẽ vượt qua những khó khăn và gặt hái được nhiều thành công hơn nữa trong thời gian tới.
PHỤ LỤC
1. Những điểm mới cần lưu ý về thủ tục hành chính trong quy trình giao nhận lô hàng thực phẩm đông lạnh.
1.1. Lĩnh vực Hải Quan.
Các sản phẩm dùng làm thức ăn cho người luôn phải chịu sự quản lí gắt gao của các cơ quan quản lí nhà nước, điều này là hiển nhiên khi hàng hóa ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng và sức khỏe của người tiêu dùng. Hàng thực phẩm đông lạnh không là ngoại lệ. Hàng hóa từ nước ngoài nhập khẩu về thì cơ quan quản lí đầu tiên chính là Hải quan, Hải quan quản lí vấn đề giá cả cũng như số lượng hàng nhập về, tính minh bạch trong vấn đề giá sẽ được làm rõ tại khâu này bởi nó ảnh hưởng túi tiền của người tiêu dùng, người tiêu dùng sẽ bị móc túi với giá cắt cổ với những sản phẩm mà lẽ ra giá cả không đến mức cao như vậy.
Với một đất nước thuần nông như Việt Nam, ngành chăn nuôi lại khá phát triển thì ngoài việc bảo vệ người tiêu dùng, các cơ quan quản lí nhà nước còn phải gánh một trọng trách khác là bảo vệ người chăn nuôi cũng như bảo hộ ngành chăn nuôi của đất nước bởi lẽ giá các mặt hàng sản phẩm đông lạnh bên nước ngoài nhập về được bán với giá thấp hơn giá các sản phẩm cùng loại được chăn nuôi trong nước (tạm gọi là hàng nóng), do mặt bằng kinh tế chung của cả nước còn hạn chế , dân còn nghèo nên họ cũng có thiên hướng dùng hàng lạnh cho tiết kiệm. Và như vậy các mặt hàng nóng sẽ yếu thế cạnh tranh so với hàng lạnh, người sản xuất trong nước chắc chắn sẽ khốn đốn.
Và mới đây, trong vấn đề thủ tục Hải Quan, đã có sự điều chỉnh theo hướng siết chặt việc nhập khẩu mặt hàng đông lạnh. Với việc ban hành Thông Tư 24/2010/TT-BCT của Bộ Công Thương ngày 28/05/2010 thì toàn bộ chương 02 – Thịt và phụ phẩm dạng thịt ăn được sau giết mổ khi làm thủ tục Hải Quan nhập khẩu phải xin giấy phép nhập khẩu tự động của Bộ Công Thương. Việc xin các loại giấy phép nói chung đối với hàng thực phẩm là chuyện bình thường trong quy trình làm thủ tục nhưng với giấy phép nhập khẩu tự động ban hành theo thông tư trên thì lại không hề dễ dàng, nhiều doanh nghiệp phải trầy trật mãi mới xin nổi giấy phép để mở TK Hải quan & giải phóng hàng bởi đơn giản là theo quy định: doanh nghiệp phải gửi bộ hồ sơ xin giấy phép theo đường bưu điện và cơ quan cấp giấy phép cũng chỉ chấp nhận theo dấu bưu cục, thời gian giải quyết là 07 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ. Rõ ràng là một hành động mạnh tay bởi 07 ngày là khoảng thời gian dài không chỉ đối với các mặt hàng vận chuyển bằng container khô, mà với container lạnh,chi phí lưu cont và điện lạnh là vô cùng nặng nề. Đó là chưa kể đến việc mất hồ sơ xin phép, mất giấy phép đã được cấp, và khi mất thì doanh nghiệp chỉ còn biết kêu trời và phải tiến hành xin lại từ đầu, lại bắt đầu chuỗi ngày đợi chờ trong bị động.
Từ khi Việt Nam tham gia WTO, lượng hàng lạnh nhập về cũng tăng lên đến mức chóng mặt, nhiều đến mức mà thỉnh thoảng chúng ta báo chí đưa tin “hàng đông lạnh kẹt cảng Cát Lái”. Chính vì thế, hàng thực phẩm đông lạnh đang là mặt hàng chịu sự quản lí gắt gao của nhà nước.
Và mới đây, Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn đã ra thông tư 25/2010/TT-BNNPTNT ngày 08/04/2010 hướng dẫn việc kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm đối với hàng hóa có nguồn gốc động vật nhập khẩu. Để hiểu thêm sự khó khăn trong quá trình nhập hàng về của Doanh nghiệp khi thông tư trên được áp dụng, chúng ta sẽ cùng đến với phần tiếp theo 2.6.2 – Cơ quan Thú y
1.2. Cơ quan Thú Y.
Trong quy trình nhập hàng của lô hàng thực phẩm đông lạnh, không thể thiếu việc lô hàng đó phải chịu sự quản lí của Cơ quan Thú Y.
Cục Thú Y – cơ quan của Bộ NNPTNT chịu trách nhiệm quản lí chất lượng lô hàng thực phẩm nhập khẩu. Cục Thú Y được chia làm 7 vùng ,quản lí 7 vùng của đất nước,hàng về cảng tại Vùng nào thì cơ quan thú y vùng đó sẽ tiến hành kiểm tra xét nghiệm mẫu hàng nhập khẩu, nếu đạt mẫu thì lô hàng đó mới được cấp chứng thư kiểm dịch, chứng thư kiểm dịch làm căn cứ cho Hải quan thông quan lô hàng đó.
Như đã nêu ở trên, với thông tư 25/2010/TT-BNNPTNT thì kể từ khi có hiệu lực vào ngày 01/09/2010, khách hàng nước ngoài muốn xuất khẩu vào Việt Nam phải được sự cho phép của Bộ NNPTNT, tức là tên các nhà máy sản xuất lô hàng đó phải được niêm yết trên trang Web chính thức của Cục Quản Lí Chất Lượng Nông Lâm Sản và Thủy Sản ( thuộc Bộ NNPTNT. Có danh sách các nhà máy của quốc gia đó thì các doanh nghiệp Việt Nam mới có thể mở Tờ khai Hải quan. Nhưng đến khi áp dụng thông tư này thì mới chỉ có 30 quốc gia và vùng lãnh thổ nhận được công hàm chính thức , thúc giục các nhà sản xuất tại các nước đó đi đăng kí để làm thủ tục nhập khẩu vào việt nam. Dẫn đến hàng về đến cảng bị nằm chết một chỗ do tên các nhà sản xuất chưa được niêm yết trên trang Web của Cục Nông Lâm Sản, Các doanh nghiệp Việt Nam đành ngậm đắng nuốt cay với việc chi phí lưu cont,bãi,điện lạnh bị đột biến tăng lên từng giờ.
Nhưng vẫn là chưa đủ, các doanh nghiệp nhập khẩu tại Việt Nam khi làm thủ tục đăng kí kiểm dịch cho lô hàng còn phải xuất trình giấy chứng nhận Vệ sinh an toàn thực phẩm của nước Xuất Khẩu. Từ trước đến nay, khi đăng kí kiểm dịch nhập khẩu, chứng từ bản original duy nhất phải xuất trình cho cơ quan thú y là HEALTH CERTIFICATE của nước Xuất Khẩu, trên chứng từ này, cơ quan quản lí nước đó đã chứng nhận lô hàng đạt yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm , thích hợp cho người sử dụng, lô hàng được sản xuất dưới sự giám sát chặt chẽ của cơ quan quản lí nước sở tại. Nhưng tinh thần của thông tư 25 lại yêu cầu người nhập khẩu phải xuất trình được giấy Vệ sinh an toàn thực phẩm của bên bán- một bản không phải là Health certificate. Rõ ràng là bên phía Việt Nam đã có những yêu cầu khắt khe, không hợp lí đối với loại giấy tờ trên, và hiện nay sự việc này vẫn còn đang trong vòng luẩn quẩn chờ giải quyết. Các doanh nghiệp Việt Nam phải tự cứu lấy mình bằng cách gửi công văn xin được làm thủ tục kiểm dịch trong khi các cơ quan quản lí của hai phía giải quyết vấn đề trên để tránh tổn thất nặng nề.
Một vấn đề khác mà thông tư 25 nêu ra đó là tại các phòng thí nghiệm của Cơ quan thú y hay của các cơ quan do cục Thú Y ủy quyền, phải siết chặt hơn nữa các chỉ tiêu kiểm tra về ADN, vi sinh… kèm theo đó là khoảng 100 chỉ tiêu để kiểm tra đối với một lô hàng nhập khẩu. Rõ ràng, các lô hàng thực phẩm đông lạnh đang được quản lí rất chặt chẽ, nó cũng gián tiếp thúc ép các doanh nghiệp nhập khẩu về phải đảm bảo rằng lô hàng mình nhập về khi lưu thông ra thị trường được kiểm tra nghiêm ngặt, chịu trách nhiệm với người tiêu dùng trong nước.
1.3. Hãng tàu – giao nhận – vận tải
Trong vận tải đường biển , không thể không nhắc tới vai trò của hãng tàu là các hãng cho thuê container chứa hàng hóa và cho thuê tàu để vận chuyển hàng hóa tới Việt Nam. Đối với Intimex, làm việc với các hãng tàu là một khâu bắt buộc trong quy trình nhập hàng thực phẩm đông lạnh do toàn bộ hàng hóa của công ty đều được kí kết vận tải bằng đường biển.
Do hợp đồng mua bán ngoại thương giữa Intimex và đối tác được kí theo giá CIF nên công ty không được quyền chỉ định hãng tàu vận tải hàng cho mình, quyền đó được trao cho người bán tự book tàu để vận tải.
Tuy nhiên mỗi hãng tàu đều có những đặc điểm riêng biệt về giá cả lưu cont, về cách thức giao D/O để nhận hàng, về thời gian freetime để người nhập khẩu có thời gian chuẩn bị nhận hàng, về mức giá cược container khi đem hàng về kho bảo quản… ví dụ MEARSK SEALAND freetime là 3 ngày kể từ ngày tàu cập cảng, miễn phí cược cont,tự thu tiền điện lạnh, CMA CGM cho free 4 ngày kể từ ngày tàu cập nhưng lại yêu cầu khách hàng cược cont là 2triệu đồng /cont40’ kèm theo điều khoản phải trả container ngay trong ngày kéo hàng về kho….rất nhiều các điều khác biệt mà trong quá trình làm việc , Intimex đã nhận ra dịch vụ hàng nhập của hãng tàu nào là tối ưu nhất, tiết kiệm chi phí để mang lại hiệu quả cao. Nhưng Intimex cũng như các doanh nghiệp nhập khẩu hàng đông lạnh khác, bị động trong vấn đề này do điều khoản CIF không cho phép nhà nhập khẩu thuê tàu.
Trong tình hình kinh tế khó khăn hiện nay, việc các hãng tăng phí lưu cont, tiền điện… là điều mà các doanh nghiệp VN tiên đoán trước, tuy nhiên các doanh nghiệp Việt nam phải tính toán cho hợp lí cũng như can thiệp mạnh với đối tác bên nước ngoài để sao cho hãng tàu họ thuê vận tải hàng phải an toàn, khi về đến Việt Nam sẽ được hưởng một mức giá hợp lí nhất cho các dịch vụ.
1.4. Vấn đề tỷ giá.
Như chúng ta đã biết, ngày 17/08/2010, Ngân hàng nhà nước đã quyết định tăng tỉ giá liên ngân hàng .Thông báo của Ngân hàng Nhà nước cho biết, nhằm góp phần kiềm chế nhập siêu, ngày 17/8/2010, cơ quan này thực hiện điều chỉnh tỷ giá bình quân liên ngân hàng giữa đồng Việt Nam với Đô la Mỹ áp dụng cho ngày 18/8/2010 từ mức 18.544 VND lên mức 18.932 VND (tăng gần 2,1%). Trong khi đó biên độ tỷ giá giữ nguyên ở mức +/-3%. Đây là lần thứ hai kể từ đầu năm Ngân hàng Nhà nước trực tiếp tăng tỷ giá bình quân liên ngân hàng. Trước đó, ngày 11/2/2010, nhà điều hành chính sách tiền tệ cũng đã có quyết định tăng tỷ giá này thêm hơn 3%, lên mức 18.544 VND và cố định từ đó cho đến nay. Với sự điều chỉnh trên, với biên độ +/-3%, mức trần tỷ giá USD/VND mà các ngân hàng thương mại có thể giao dịch trong ngày 18/8/2010 sẽ ở mức 19.500 VND (làm tròn số), thay cho mức tối đa 19.100 VND trước đó. Các ngân hàng thương mại đã đồng loạt niêm yết giá USD bán ra kịch trần với 19.100 VND, theo tỷ giá bình quân liên ngân hàng 18.544 VND và biên độ +/-3%. Giá USD mua vào cũng đã được đẩy sát giá bán ra. Trên thực tế, tại một số ngân hàng, giá mua vào và bán ra những ngày qua đã ngang bằng nhau.
Tuy nhiên, việc điều chỉnh tỷ giá này sẽ ảnh hưởng đến các doanh nghiệp đang vay ngoại tệ, áp lực trả nợ sẽ gia tăng trong bối cảnh đi vay ngoại tệ là khó khăn như hiện nay.
Đối với Intimex,để đáp ứng lượng ngoại tệ đi vay để thanh toán tiền hàng cho khách nước ngoài , công ty đã có cách đối phó là dùng chính lượng ngoại tệ của lĩnh vực xuất khẩu, với sản lượng Xuất khẩu hàng năm các mặt hàng nông sản của công ty là rất lớn, Intimex tự tin với nguồn ngoại tệ của mình, tạo thế vững chắc cho hàng nhập, góp phần cạnh tranh mạnh mẽ với các doanh nghiệp khác.
2.DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Công ty CP XNK Intimex Hochiminh, Bảng kết quả hoạt động kinh doanh năm 2006- 2008.
Công ty CP XNK Intimex Hochiminh, Tình hình nhập khẩu mặt hàng thực phẩm đông lạnh giai đoạn 2007- 2009.
TS. Nguyễn Thanh Sơn, Khái quát tình hình chăn nuôi gia cầm năm 2008, 12/12/2008.
Vinanet, Thị trường thực phẩm năm 2010 sẽ đối mặt nhiều áp lực, 14/01/2010.
* Bộ chứng từ nhập khẩu lô hàng thịt gà đông lạnh:
Tờ khai hải quan điện tử.
Hợp đồng nhập khẩu.
Hóa đơn thương mại.
Bảng kê chi tiết hàng hóa.
Vận đơn đường biển.
Giấy chứng nhận xuất xứ.
Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm.
--THE END--