Du lịch cộng đồng trong những năm gần đây
đang được chú trọng đối với ngành du lịch của
nhiều quốc gia. Việt Nam là một quốc gia đa tộc
người, đa dạng trong văn hóa, cùng với những
thuận lợi về điều kiện tự nhiên mang đến nhiều
lợi thế để phát. Đối với tỉnh Lâm Đồng nhờ vào
những ưu đãi về tự nhiên và xã hội càng có khả
năng triển khai phát triển tốt loại hình du lịch này,
việc phát triển du lịch cộng đồng tại Lâm Đồng
cũng cần xem xét đến sự liên kết với các khu vực
lân cận cũng như các địa phương khác để tận dụng
tối đa những ưu thế sẵn có, đưa du lịch cộng đồng
nói riêng và du lịch của cả tỉnh nói chung lên một
tầm cao mới, xứng với tiềm năng sẵn có của mình.
Chúng ta có thể thấy, nếu các tỉnh ở đồng bằng
Sông Cửu Long có lợi thế và tiềm năng về việc
phát triển du lịch sinh thái thì ở Lâm Đồng, tỉnh
nhà có những lợi thế trong việc phát triển du lịch
cộng đồng như: điền kiện khí hậu mát mẻ, cao
1.500m so với mực nước biển, số lượng dân tộc
thiểu số lên đến 43 dân tộc dẫn đến số lượng các
báu vật quý hiếm, độc đáo được tích trữ ở đây rất
cao, điều kiện giao thông ngày càng phát triển và
được nâng cấp, Song, hiện nay tỉnh Lâm Đồng
vẫn còn hạn chế về sản phẩm du lịch khi vẫn chưa
khai thác hết tìm năng của nó như độ phong phú
trong sản phẩm du lịch, tính trải nghiệm chưa cao
so với đặc điểm địa hình mà tỉnh nhà đang có, để
đem vào trong các sản phẩm, nguyên nhân chủ
yếu xuất phát từ nguồn nhân lực còn yếu, tốc độ
tăng trưởng thấp dẫn đến việc thu hút nhân tài về
tỉnh còn thấp. Bên cạnh đó, tiềm lực của tỉnh Lâm
Đồng vẫn còn chưa vững vàng với cơ sở hạ tầng
chưa hoàn thiện, việc qui hoạch của tỉnh vẫn còn
manh mún, không có định hướng rõ ràng làm cho
người dân chưa hiểu được lợi ích và tiềm năng
của việc phát triển du lịch cộng đồng. Với những
lợi thế của mình về địa hình, điều kiện tự nhiên,
điều kiện kinh tế xã hội Lâm Đồng có thể phát
triển thành công loai hình du lịch gắn với cộng
đồng. Đề làm được điều này trong thời gian sắp
tới cần có sự hỗ trợ từ các cơ quan, chính quyền
địa phương, sự hợp tác tích cực của người dân địa
phương cùng với sự ủng hộ và cộng tác từ phía
các doanh nghiệp và cũng cần những chính sách,
định hướng đúng đắn từ các cơ quan nhà nước
thông qua một số giải pháp được đề xuất như sau:
tạo sự kết nối giữa ba chủ thể trong du lịch cộng
đồng là chính quyền địa phương – người dân –
các đơn vị tổ chức du lịch; Bảo vệ và khai thác
nguồn tài nguyên du lịch hợp lý, bảo tồn giá trị
văn hóa, đảm bảo được tính bền vững của việc
phát triển du lịch cộng đồng; Tạo nguồn nhân lực
địa phương thông quan việc tăng cường đào tạo
và chiêu mộ nhân tài trong khắp cả nước; Vốn
đầu tư là vấn đề cần thiết, quyết định tất cả các
hoạt động quản lý, hỗ trợ, đào tạo, thanh kiểm
tra.; Để hình ảnh du lịch của Tỉnh được nhiều
người biết đến cần có các hoạt động quảng cáo và
xúc tiến hiệu quả và một trong những điều quan
trọng trong phát triển loại hình du lịch này đó là
việc nâng cao ý thức cộng đồng.
7 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 10/01/2022 | Lượt xem: 483 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực trạng và giải pháp nhằm phát triển du lịch dựa vào cộng đồng và duy trì phát triển mẫu du lịch dựa vào cộng đồng tỉnh Lâm Đồng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
125
Chính sách phát triển nền “Kinh tế số”...
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN DU LỊCH
DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG VÀ DUY TRÌ PHÁT TRIỂN MẪU DU
LỊCH DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG TỈNH LÂM ĐỒNG
Nguyễn Hoàng Phương*, Hồ Thức Tài**
TÓM TẮT
Du lịch cộng đồng là loại hình du lịch được phát triển trên cơ sở các giá trị vĕn hóa của cộng
đồng, do cộng đồng dân cư quản lý, tổ chức khai thác và hưởng lợi. Việc phát triển loại hình du lịch
này bên cạnh việc giải quyết việc làm, tĕng thu nhập cho người dân địa phương còn giúp phát triển
bền vững môi trường tự nhiên cùng các giá trị vĕn hóa bản địa. Đây là loại hình du lịch gắn kết việc
thĕm quan danh lam thắng cảnh với các hoạt động vĕn hóa, xã hội, tìm hiểu cuộc sống của người
dân bản địa. Du lịch dựa vào cộng đồng do chính cộng đồng người dân phối hợp tổ chức, quản lý,
làm chủ để đem lại lợi ích kinh tế và bảo vệ được môi trường chung thông qua việc giới thiệu với
du khách các nét đặc trưng của địa phương.
Từ khóa: Du lịch cộng đồng, du lịch cộng đồng tại Lâm Đồng.
CURRENT SITUATION AND SOLUTIONS TO DEVELOP TOURISM
BASED ON THE COMMUNITY AND MAINTAIN DEVELOPING TOURISM
FORM BASED ON LAM DONG PROVINCE
SUMMARY
Community tourism is a type of tourism developed on the basis of the cultural values of the
community, exploited and benefited by the community. The development of this type of tourism in
addition to job creation and income generation for local people also helps to sustainably develop
the natural environment and indigenous cultural values. This is a type of tourism that links the visit
to scenic places with cultural and social activities, understanding the lives of indigenous people.
Community-based tourism is organized, managed and mastered by the community itself to bring
economic benefits and protect the common environment through the introduction of the features of
the local people. direction.
Keyword: Community tourism, community tourism in Lam Dong
*
TS. Học viện Chính trị Khu vực II
** ThS.GV. Học viện Chính trị Khu vực II
1. ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ TIỀM NĔNG
DU LỊCH DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG TỈNH
LÂM ĐỒNG
Lâm Đồng là một trong 5 tỉnh thuộc Tây Nguyên
có nhiều tiềm nĕm để phát triển du lịch cộng
đồng. Những nĕm gần đây, Lâm Đồng đã tổ chức
nhiều sự kiện du lịch, vĕn hóa, thể thao, nhằm
giới thiệu những điểm đến cùng các phong tục,
tập quán vĕn hóa đặc sắc của đồng bào dân tộc
thiểu số bản địa. Một số điểm du lịch cộng đồng
như: Làng K’Long (làng con Gà) thuộc xã Hiệp
An, huyện Đức Trọng; Khu du lịch núi Lang
126
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
Biang ở thị trấn Lạc Dương, huyện Lạc Dương;
Khu du lịch Vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà,
huyện Lạc Dương và huyện Đam Rông
đã thu hút đông đảo du khách trong và ngoài
nước. Nhiều lễ hội vĕn hóa truyền thống
như: lễ hội cồng chiêng, lễ hội thác Pongour,
lễ hội đâm trâu, lễ cúng thần suối, lễ mừng lúa
mới của người K’Ho, M’Nông, Chu Ru,
Mạcũng rất hấp dẫn khách tham quan.
Nhờ làm tốt công tác quảng bá và phát triển du
lịch, chỉ trong 3 tháng đầu nĕm 2016, Lâm Đồng
đã đón hơn 1,3 triệu lượt du khách, tĕng 10,9% so
với cùng kỳ nĕm 2015. Doanh thu từ các hoạt
động du lịch ước đạt 2.376 tỷ đồng.
Thời gian vừa qua, loại hình du lịch dựa vào
cộng đồng ở Lâm Đồng - với phương châm 3
cùng “cùng ĕn, cùng ở, cùng làm” bước đầu xuất
hiện và trở thành sự lựa chọn mới của nhiều du
khách. Loại hình du lịch cộng đồng mang lại cho
du khách những trải nghiệm nhiều hơn về cuộc
sống của người dân tộc bản địa tại Lâm Đồng.
Ngoài ra, với loại hình du lịch này, chính người
dân bản địa tại Lâm Đồng được tham gia trực
tiếp vào các hoạt động du lịch, quảng bá phong
tục tập quán của dân tộc mình và thu được các
lợi ích kinh tế - xã hội từ các hoạt động du lịch,
đồng thời chịu trách nhiệm bảo vệ tài nguyên
thiên nhiên, môi trường và vĕn hóa địa phương.
Lâm Đồng sở dĩ có thể phát triển loại hình du
lịch cộng đồng là do:
Về điều kiện khí hậu: Nằm trên cao nguyên
Lâm Viên với độ cao khoảng 1.500m so với
mực nước biển, Đà Lạt - Lâm Đồng có khí hậu
trong lành, mát mẻ, cảnh quan thiên nhiên thơ
mộng đã tạo nên địa hình cảnh quan, hệ sinh thái
độc đáo, đa dạng, là điểm tham quan hấp dẫn
đối với du khách. Lâm Đồng còn có điều kiện
tự nhiên và thổ nhưỡng lý tưởng để phát triển
ngành nông nghiệp, đặc biệt là nông nghiệp
công nghệ cao - đây là nguồn tài nguyên du lịch
đang được khai thác để hình thành một mô hình
du lịch mới (du lịch nông nghiệp) đáp ứng nhu
cầu tham quan trải nghiệm của du khách.
Về tài nguyên du lịch tự nhiên: Lâm Đồng có
vị trí vô cùng thuận lơị về sự kết nối với các tuor
du lịch cộng đồng giữa các tỉnh Tây Nguyên
với các tỉnh Đông Nam bộ và Duyên hải miền
Trung. Với địa hình phần lớn là các cao nguyên
(Lâm Viên, Di Linh và một phần Mơ Nông) và
đất đỏ bazan màu mỡ, kết hợp với điều kiện khí
hậu cận nhiệt đới núi cao quanh nĕm mát mẻ, là
điều kiện thuận lợi để tỉnh phát triển các vùng
chuyên canh cây công nghiệp lâu nĕm (cà phê,
chè, dâu tằm), các vùng chuyên canh hoa ôn
đới, các vườn cây ĕn trái và phát triển rừng. Với
tiềm nĕng này, có thể phát triển tuor du lịch cộng
đồng tham quan trải nghiệm các vườn rau, vườn
hoa, vườn cây ĕn trái, lưu trú dưới tán rừng
Ngoài ra, trên địa bản tỉnh Lâm Đồng có nhiều
sông, suối và các thác nước đẹp cũng là tài
nguyên du lịch quan trọng để khai thác phục vụ
du khách tham quan, trải nghiệm các loại hình
du lịch gắn với cộng đồng dân cư như: du lịch
thể thao giải trí, du lịch mạo hiểm, du lịch khám
phá và tìm hiểu về đồng quê
Về tài nguyên du lịch nhân vĕn: Lâm Đồng là
một vùng đất có lịch sử hình thành và phát triển
lâu đời với sự góp mặt của trên 43 cộng đồng
nhiều dân tộc như: Kinh, K’ho, Mạ, Lạch, Nùng,
Tày, Churu, Mnông... Lâm Đồng có sự đa dạng
màu sắc của vĕn hóa. Di sản vĕn hóa của các dân
tộc bản địa như K’Ho, Mạ, Churu... đang được
bảo tồn và là sản phẩm du lịch hấp dẫn cùng
các cộng đồng dân tộc thiếu số ở phía Bắc di
cư vào (người Mường, Thái). Mỗi cộng đồng
dân tộc thiểu số có những nét riêng về lối sống,
kiến trúc nhà ở, phong tục, tập quán, lễ hội và
các hoạt động sản xuất làng nghề truyền thống
của mình. Nơi đây còn lưu giữ nhiều dấu tích
vĕn hoá, lịch sử của các dân tộc. Đó là những
công cụ lao động, dụng cụ gia đình, đồ trang sức
cá nhân Bảo tàng Lâm Đồng hiện nay lưu giữ
hơn 15.000 hiện vật với nhiều sưu tập hiện vật
độc đáo và quý hiếm.
Vĕn học dân gian của Lâm Đồng khá phong
phú, nghệ thuật ở Lâm Đồng được hình thành
127
Chính sách phát triển nền “Kinh tế số”...
trên nền vĕn hoá Việt với những nét đặc sắc
được thể hiện qua những phong tục, tập quán
vĕn hoá của các dân tộc thiểu số bản địa. Sự
phối hợp giữa các yếu tố vĕn hoá này với nhau
tạo thành nét riêng cho vĕn hoá Lâm Đồng nói
chung và nghệ thuật nói riêng. Điều này cuốn
hút du khách đến tìm hiểu, tham quan và trải
nghiệm cuộc sống của những người nông dân
trồng rau, hoa, tìm hiểu về hoạt động sản xuất,
canh tác và tham gia cùng gia đình người dân
các hoạt động nông nghiệp. Ngoài ra khách du
lịch còn được khám phá đời sống vĕn hóa đặc
sắc của cư dân bản địa.
Về giao thông: Phương tiện giao thông đến
Đà Lạt – Lâm Đồng ngày càng thuận tiện hơn.
Hệ thống đường bộ cũng được mở rộng và nâng
cấp đáng kể nhằm phục vụ nhu cầu lưu thông
của người dân và tạo điều kiện thuận lợi cho
nhu cầu đi lại của du khách. Những nĕm qua, du
lịch Lâm Đồng nói chung đã có những đóng góp
tích cực vào việc tĕng trưởng kinh tế - xã hội của
tỉnh, từng bước khai thác và tôn tạo tài nguyên
du lịch, đa dạng hóa các loại hình du lịch nhằm
thu hút khách, góp phần tạo việc làm cho người
lao động địa phương.
Kết cấu hạ tầng giao thông tuy đã được quan
tâm đầu tư nâng cấp nhưng vẫn chưa đáp ứng
được yêu cầu phát triển của nền kinh tế địa
phương, trong đó có du lịch. Nguyên nhân cơ
bản của những khó khĕn trên là do việc nhận
thức về du lịch và phát triển du lịch trong các
ngành, địa phương và cộng đồng chưa được
đồng bộ và thống nhất. Mặc dù trong quá trình
phát triển du lịch cộng đồng tại tỉnh Lâm Đồng
vẫn còn nhiều khó khĕn nhưng trên tổng thể có
nhiều điều kiện thuận lợi và cơ hội để phát triển.
Mặc dù là loại hình du lịch mới phát triển
thời gian gần đây, nhưng du lịch cộng đồng đã
nhận được sự quan tâm sâu sắc của các cấp lãnh
đạo, chính quyền địa phương và người dân tại
Lâm Đồng, đã có những đề án nghiên cứu nhằm
xây dựng các mô hình du lịch dựa vào cộng
đồng cách hợp lý và mang lại hiệu quả. Hiện có
ba mô hình du lịch cộng đồng tại Lâm Đồng: Du
lịch cộng đồng gắn với các hoạt động sản xuất
nông nghiệp, du lịch cộng đồng gắn với làng
nghề truyền thống và du lịch cộng đồng gắn với
hoạt động thường ngày của các cộng đồng dân
tộc thiểu số.
Sản phẩm du lịch: chưa được phong phú,
thiếu các khu vui chơi giải trí về đêm, khu du
lịch mang bản sắc vĕn hóa dân tộc chưa thực sự
hấp dẫn sản phẩm trùng lắp, phần lớn sản phẩm
nông nghiệp mới chỉ đáp ứng nhu cầu tham
quan, ĕn uống, trải nghiệm của du khách ở mức
đơn giản, chưa tận dụng được hết lợi thế để thu
hút khách, cũng như tĕng khả nĕng chi tiêu từ
khách qua khai thác các dịch vụ bổ trợ; vấn đề
tiếp thị, quảng cáo sản phẩm nông nghiệp chưa
được chú trọng; nhiều nông hộ chủ yếu chú ý
việc tạo ra sản phẩm, ít quan tâm đến vấn đề tiếp
cận thị trường, cũng như kỹ nĕng phục vụ du
lịch nông nghiệp; nguồn nhân lực còn thiếu và
yếu Đặc biệt, việc liên kết phát triển du lịch
nông nghiệp giữa các địa phương trong tỉnh và
giữa các tỉnh trong vùng còn hạn chế.
Các mô hình du lịch cộng đồng tại Lâm Đồng
dù mới nhưng đã bước đầu mang lại hiệu quả
trong việc thu hút khách du lịch và tác động
tích cực đến đời sống kinh tế của người dân địa
phương. Huyện Lạc Dương là một trong số địa
phương ở tỉnh chủ trương phát triển loại hình
du lịch này. Để tạo điều kiện phát triển, các địa
phương trên địa bàn tỉnh đã tập trung đẩy mạnh
xã hội hóa, phát triển các nghề thủ công và các
dịch vụ phục vụ du lịch, bên cạnh đó bước đầu
đầu tư xây dựng các khu, điểm vui chơi giải trí,
các loại hình hoạt động vĕn hóa nhằm thu hút và
giữ chân du khách. Tổ chức thí điểm mô hình du
lịch cộng đồng ở các địa phương tiêu biểu và đối
với các mô hình thành công, sẽ tiếp tục cho nhân
rộng thêm trên một số địa bàn lân cận như tại
Lạc Dương đầu tư xây dựng 2 mô hình DLCĐ
tại thôn Đưng K’Si - xã Đạ Chais và khu dân cư
mới xã Đạ Nhim.
Khách du lịch đến Lâm Đồng có thể trải
128
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
nghiệm các sản phẩm du lịch như tham quan trại
rau, hoa, các vườn dâu, càm, - ở đây du khách
được ngắm vườn, xem qui trình trồng và chĕm
sóc. Ở một số xã du khách được tham quan vườn
cà phê, tận mắt xem cách thu hoạch, rang xay
và cách chế biến của người dân, có thể nói du
lịch cộng đồng là loại hình mới phát triển nhưng
đã nhận được sự quan tâm đặc biệt từ du khách.
Bên cạnh những mặt tích cực, việc phát triển các
mô hình du lịch cộng đồng trong thời gian qua
cũng gặp không ít khó khĕn. Một phần vì là hình
thức hoạt động mới nên vẫn chưa được tuyên
truyền sâu rộng đến người dân, việc tổ chức của
người dân địa phương còn nhỏ lẻ, manh mún
chưa có sự tập trung, việc liên kết giữa chính
quyền – người dân địa phương – các công ty du
lịch vẫn còn giới hạn.
Về tiềm lực của tỉnh: vị trí địa lí, địa hình
thuận lợi, cùng với những tài nguyên về tự nhiên,
vĕn hóa xã hội đã tạo được lợi thế trong đa dạng
hóa các loại hình, sản phẩm du lịch cộng đồng.
Thành phố Đà Lạt được xem là một trong những
thành phố du lịch của cả nước, đã và đang được
đầu tư phát triển, hàng nĕm Đà Lạt thu hút một
lượng lớn khách du lịch, đây là một trong những
thế mạnh để thông qua đó giới thiệu hình ảnh du
lịch cộng đồng nói riêng, du lịch nói chung của
tỉnh Lâm Đồng. Bên cạnh đó, điểm yếu trong
phát triển du lịch cộng đồng hiện tại đó là sự liên
kết giữa các cá nhân, tổ chức trong xây dựng
hiệu quả các mô hình du lịch, cơ sở hạ tầng vẫn
còn chưa hoàn thiện, nguồn nhân lực còn chưa
đáp ứng được thực tế phát triển, việc qui hoạch
sản xuất còn manh mún dẫn đến sự trùng lắp và
người dân vẫn còn chưa biết đến lợi ích của phát
triển loại hình du lịch này.
Thời gian gần đây du lịch gắn với cộng đồng
ngày càng được chú trọng phát triển và nhận
được sự quan tâm của tất cả các địa phương,
vùng miền trên cả nước. Luật Du lịch nĕm 2017
đã chính thức thông qua với nhiều điểm mới,
một trong những điểm mới của Luật là nhà nước
sẽ tạo điều kiện khuyến khích sự tham gia của
cộng đồng dân cư vào phát triển du lịch, đây
là cơ hội để Lâm Đồng phát triển. Những nĕm
gần đây Lâm Đồng đã tổ chức nhiều sự kiện
vĕn hóa, thể thao để thông qua đó giới thiệu các
phong tục tập quán vĕn hóa đặc sắc của cộng
đồng các dân tộc đến với du khách. Lâm Đồng
trong những nĕm gần đây cũng thu hút được
nhiều dự án đầu tư về du lịch. Tuy nhiên trong
quá trình phát triển loại hình du lịch cộng đồng,
Lâm Đồng phải đối mặt với vấn đề phát triển
đi đôi với bảo vệ môi trường, việc liên kết giữa
các cá nhân trong phát triển du lịch cũng như
liên kết với các khu vực lân cận vẫn chưa thật
sự hiệu quả, làm thế nào để đa dạng hóa các loại
hình, sản phẩm du lịch để có được sản phẩm đặc
thù, có sức cạnh tranh và thu hút, giữ chân được
du khách vẫn còn là một câu hỏi lớn. Với những
lợi thế của mình về địa hình, điều kiện tự nhiên,
điều kiện kinh tế xã hội Lâm Đồng có thể phát
triển thành công loai hình du lịch gắn với cộng
đồng. Đề làm được điều này trong thời gian sắp
tới cần có sự hỗ trợ từ các cơ quan, chính quyền
địa phương, sự hợp tác tích cực của người dân
địa phương cùng với sự ủng hộ và cộng tác từ
phía các doanh nghiệp và cũng cần những chính
sách, định hướng đúng đắn từ các cơ quan nhà
nước. Tin chắc rằng với xu hướng hội nhập quốc
tế và những lợi ích thiết thực từ du lịch cộng
đồng mang lại trong tương lai có thể phát triển
thành công loại hình du lịch này.
2. GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN DU LỊCH
DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG VÀ DUY TRÌ PHÁT
TRIỂN MẪU DU LỊCH DỰA VÀO CỘNG
ĐỒNG TỈNH LÂM ĐỒNG
Để du lịch cộng đồng phát triển mạnh và có
đóng góp tích cực trong hoạt động du lịch tại
Lâm Đồng, việc tìm ra các giải pháp để khắc
phục những mặt hạn chế hiện tại cũng như củng
cố và phát huy hơn nữa những thế mạnh sẵn có
là điều hết sức cần thiết.
Một trong những điều đầu tiên cần quan tâm
đó là sự kết nối giữa ba chủ thể trong du lịch
129
Chính sách phát triển nền “Kinh tế số”...
cộng đồng là chính quyền địa phương – người
dân – các đơn vị tổ chức du lịch.
Cần xác định rõ ràng nhiệm vụ và lợi ích của
ba chủ thể trên trong việc tham gia khai thác, tổ
chức và quản lý loại hình du lịch này.
Cần chú trọng xây dựng và hoàn thiện cơ sở
vật chất kĩ thuật (nhà nghĩ, bến bãi, trang thiết
bị khác phục vụ cho du lịch,), quy hoạch các
tuyến điểm du lịch cộng đồng sao cho hợp lí,
tránh sự trùng lắp, không tạo được sức hút đối
với du khách.
Bảo vệ và khai thác nguồn tài nguyên du
lịch hợp lý, bảo tồn giá trị vĕn hóa, đảm bảo
được tính bền vững của việc phát triển du lịch
cộng đồng.
Cộng đồng địa phương là người sở hữu các
tài nguyên tự nhiên và nhân vĕn. Sự tham gia
của cộng đồng địa phương vào bảo vệ tài nguyên
giúp họ nhận thức được vai trò trong việc bảo
vệ tài nguyên du lịch; đồng thời có tác dụng to
lớn trong việc giáo dục du khách có hành vi và
ứng xử thân thiện với môi trường và tài nguyên
của địa phương. Khi người dân có việc làm, thu
nhập, đặc biệt từ du lịch, họ sẽ có tinh thần trách
nhiệm cao hơn với tài nguyên của địa phương
mình. Bảo vệ và khai thác nguồn tài nguyên hợp
lý không phải là việc làm của riêng cá nhân hay
tổ chức mà là sự chung tay của cả cộng đồng.
Cần phải kêu gọi, tuyên truyền người dân địa
phương cũng như du khách; Cần có quy chế rõ
ràng và chặt chẽ trong công tác thanh kiểm tra.
Một thành phần nữa không thể thiếu trong
việc bảo vệ nguồn tài nguyên của địa phương là
khách du lịch. Để du khách phát huy vai trò tích
cực đó thì du khách phải được giáo dục, diễn giải
về tài nguyên, môi trường sinh thái và vĕn hóa tại
địa phương. Ngoài ra, du khách cũng phải được
khuyến khích tham gia vào các chương trình
trồng cây xanh, góp phần nâng cao ý thức cho
cả du khách và người dân địa phương. Những
việc này không những giúp du khách nhận thấy
trách nhiệm của mình trong việc giữ gìn và bảo
vệ nguồn tài nguyên mà còn mang lại niềm vui
và những kỷ niệm đáng nhớ trong chuyến đi.
Triển khai khôi phục các lễ hội truyền thống và
các điệu hát dân gian truyền thống. Du khách sẽ
rất hài lòng khi một địa điểm, bên cạnh các giá
trị thiên nhiên hoang sơ lại được thưởng thức
những nét khác lạ về vĕn hóa.
Để bảo tồn vĕn hóa và để vĕn hóa trở thành
tài nguyên du lịch, chúng ta có thể tiến hành các
hoạt động:
- Thành lập những đội vĕn nghệ tập luyện,
biểu diễn phục vụ khách du lịch, tĕng thêm thu
nhập cho cuộc sống.
- Xem hoạt động biểu diễn vĕn hóa như là
một cách sinh hoạt vĕn hóa để gìn giữ cho các
thế hệ mai sau và làm phong phú đời sống tinh
thần của người dân.
Hoàn thiện hệ thống các vĕn bản pháp quy về
khai thác tài nguyên du lịch, bảo tồn các giá trị
vĕn hóa và bảo vệ môi trường. Các ngành, các
cấp cần có sự phối hợp chặt chẽ, khẩn trương và
đồng bộ hơn trong việc tôn tạo các di tích lịch
sử, vĕn hóa, bảo tồn làng nghề thủ công...
Tạo nguồn nhân lực địa phương
Trong các công tác quản lý, con người đóng
vai trò đặc biệt quan trọng. Vì vậy, quản lý nhà
nước về du lịch nói chung và du lịch cộng đồng
nói riêng cần có những giải pháp thiết thực để
nâng cao nĕng lực các cán bộ các cấp như mở
lớp tập huấn nghiệp vụ quản lý nhà nước về du
lịch hoặc đưa cán bộ đi tham quan, trao đổi kinh
nghiệm về công tác quản lý, xây dựng mô hình
du lịch cộng đồng hiệu quả ở những địa phương
khác trong và ngoài nước.
Về công tác đào tạo nhân lực, chủ yếu là
người dân địa phương trực tiếp tham gia làm du
lịch, cần nâng cao đào tạo những vấn đề như:
- Khuyến khích người dân phát huy sự thân
thiện, mến khách, đồng thời tổ chức những khóa
đào tạo ngắn hạn về nghiệp vụ du lịch, giao tiếp
ứng xử và ngoại ngữ.
- Đào tạo, truyền đạt một cách đơn giản, ngắn
gọn, dễ hiểu những kiến thức cơ bản về du lịch,
130
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
du lịch cộng đồng, điều kiện, nguyên tắc cũng
như các vấn đề liên quan đến loại hình du lịch
cộng đồng.
- Nâng cao nhận thức về việc phát huy, bảo
tồn, giữ gìn tài nguyên du lịch. Đối với từng địa
bàn, cần có những lớp học để giới thiệu về giá
trị tài nguyên du lịch của địa phương, cách khai
thác các giá trị đó và yêu cầu về việc bảo tồn,
giữ gìn, phát huy các tài nguyên du lịch.
- Người dân địa phương cần được đào tạo về
cách nói trong giao tiếp, thái độ và hành động
đón tiếp khách du lịch.
- Đào tạo về kinh doanh du lịch. Giúp người
dân địa phương có thể phân tích, dự đoán thị
trường cung và cầu; hiểu được nhu cầu của
khách du lịch từ đó xây dựng và cải thiện sản
phẩm đáp ứng nhu cầu khách; nhận biết được
cvị trí sản phẩm trên thị trường; xác định mức
giá phù hợp; có đủ hiểu biết và khả nĕng để ký
kết hợp đồng hoặc quan hệ đối tác với các công
ty du lịch và các đối tác liên quan...
Đào tạo ngoại ngữ. Nhằm nâng cao trình độ
ngoại ngữ cho người dân địa phương, tạo điều
kiện để họ có thể giao tiếp được với du khách,
đặc biệt là một số ngôn ngữ thông dụng như
tiếng Anh, Pháp...Vì hiện nay thị trường khách
du lịch nước ngoài muốn thực hiện các tour du
lịch cộng đồng đang có xu hướng phát triển
nhiều hơn.
- Đào tạo cho người dân những nội dung về
các quy định và hoạt động lưu trú của du khách:
phòng cháy chữa cháy, và những quy định cụ
thể đối với khách du lịch nhằm tạo điều kiện
cho người dân nắm và thực hiện tốt các quy định
theo pháp luật...
Vốn đầu tư là vấn đề cần thiết, quyết định
tất cả các hoạt động quản lý, hỗ trợ, đào tạo,
thanh kiểm tra...
Tỉnh có thể huy động nguồn vốn từ các doanh
nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp kinh doanh
lữ hành trên địa bàn bằng cách hợp tác đôi bên
cùng có lợi như: có những cơ chế, chính sách
thông thoáng, giúp tạo điều kiện cho doanh
nghiệp mở những tour tuyến đến địa phương
cho khách du lịch; kêu gọi sự giúp đỡ của các
doanh nghiệp nhằm đề cao loại hình du lịch có
trách nhiệm. Bằng hình thức này không những
nước ta sẽ có khả nĕng nhận được sự giúp đỡ về
tài chính của doanh nghiệp, khách du lịch mà
còn có cơ hội nhận được những tư vấn quý báu
của họ trong việc phát triển du lịch cộng đồng
theo hướng bền vững.
Bên cạnh đó, có thể tận dụng một số quỹ cộng
đồng để làm nguồn vốn cho địa phương. Nguồn
vốn này tuy không nhiều nhưng nếu sử dụng hợp
lý cũng sẽ có tác dụng thay đổi bộ mặt du lịch
của đất nước. Cần xem xét kỹ lưỡng việc phân
bổ số vốn vào những hạng mục cần được đầu tư:
đầu tư vào cơ sở hạ tầng để cải thiện chất lượng
cuộc sống cho cộng đồng địa phương, đồng thời
phát triển du lịch như đường giao thông, chợ,
các khu du lịch, bảo vệ môi trường cảnh quan,
tôn tạo các di tích lịch sử, bảo vệ rừng...
Một trong những điều quan trọng trong
phát triển loại hình du lịch này đó là việc nâng
cao ý thức cộng đồng.
Các cán bộ quản lý nhà nước nên tiếp cận
với trưởng thôn - người có uy tín và tầm ảnh
hưởng lớn đến cộng đồng địa phương tổ chức
họp nhóm với cộng đồng giới thiệu cho người
dân địa phương về du lịch cộng đồng, lợi ích của
du lịch cộng đồng đối với dân cư địa phương.
Tổ chức các chuyến tham quan đến các địa
phương khác - những nơi có mô hình du lịch
cộng đồng để tạo điều kiện cho người dân học
hỏi kinh nghiệm trong hoạt động kinh doanh,
gìn giữ bản sắc vĕn hóa truyền thống, giữ gìn vệ
sinh môi trường, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên
và giao tiếp tốt với khách.
Đề cao vai trò của cộng đồng dân cư trong
việc lập kế hoạch, đưa ra những quy tắc, những
hình phạt đối với những hành động làm ảnh
hưởng đến việc phát triển du lịch cộng đồng của
địa phương như hành động đeo bám khách, bán
hàng kém chất lượng cho khách du lịch.
131
Chính sách phát triển nền “Kinh tế số”...
Du lịch cộng đồng trong những nĕm gần đây
đang được chú trọng đối với ngành du lịch của
nhiều quốc gia. Việt Nam là một quốc gia đa tộc
người, đa dạng trong vĕn hóa, cùng với những
thuận lợi về điều kiện tự nhiên mang đến nhiều
lợi thế để phát. Đối với tỉnh Lâm Đồng nhờ vào
những ưu đãi về tự nhiên và xã hội càng có khả
nĕng triển khai phát triển tốt loại hình du lịch này,
việc phát triển du lịch cộng đồng tại Lâm Đồng
cũng cần xem xét đến sự liên kết với các khu vực
lân cận cũng như các địa phương khác để tận dụng
tối đa những ưu thế sẵn có, đưa du lịch cộng đồng
nói riêng và du lịch của cả tỉnh nói chung lên một
tầm cao mới, xứng với tiềm nĕng sẵn có của mình.
Chúng ta có thể thấy, nếu các tỉnh ở đồng bằng
Sông Cửu Long có lợi thế và tiềm nĕng về việc
phát triển du lịch sinh thái thì ở Lâm Đồng, tỉnh
nhà có những lợi thế trong việc phát triển du lịch
cộng đồng như: điền kiện khí hậu mát mẻ, cao
1.500m so với mực nước biển, số lượng dân tộc
thiểu số lên đến 43 dân tộc dẫn đến số lượng các
báu vật quý hiếm, độc đáo được tích trữ ở đây rất
cao, điều kiện giao thông ngày càng phát triển và
được nâng cấp, Song, hiện nay tỉnh Lâm Đồng
vẫn còn hạn chế về sản phẩm du lịch khi vẫn chưa
khai thác hết tìm nĕng của nó như độ phong phú
trong sản phẩm du lịch, tính trải nghiệm chưa cao
so với đặc điểm địa hình mà tỉnh nhà đang có, để
đem vào trong các sản phẩm, nguyên nhân chủ
yếu xuất phát từ nguồn nhân lực còn yếu, tốc độ
tĕng trưởng thấp dẫn đến việc thu hút nhân tài về
tỉnh còn thấp. Bên cạnh đó, tiềm lực của tỉnh Lâm
Đồng vẫn còn chưa vững vàng với cơ sở hạ tầng
chưa hoàn thiện, việc qui hoạch của tỉnh vẫn còn
manh mún, không có định hướng rõ ràng làm cho
người dân chưa hiểu được lợi ích và tiềm nĕng
của việc phát triển du lịch cộng đồng. Với những
lợi thế của mình về địa hình, điều kiện tự nhiên,
điều kiện kinh tế xã hội Lâm Đồng có thể phát
triển thành công loai hình du lịch gắn với cộng
đồng. Đề làm được điều này trong thời gian sắp
tới cần có sự hỗ trợ từ các cơ quan, chính quyền
địa phương, sự hợp tác tích cực của người dân địa
phương cùng với sự ủng hộ và cộng tác từ phía
các doanh nghiệp và cũng cần những chính sách,
định hướng đúng đắn từ các cơ quan nhà nước
thông qua một số giải pháp được đề xuất như sau:
tạo sự kết nối giữa ba chủ thể trong du lịch cộng
đồng là chính quyền địa phương – người dân –
các đơn vị tổ chức du lịch; Bảo vệ và khai thác
nguồn tài nguyên du lịch hợp lý, bảo tồn giá trị
vĕn hóa, đảm bảo được tính bền vững của việc
phát triển du lịch cộng đồng; Tạo nguồn nhân lực
địa phương thông quan việc tĕng cường đào tạo
và chiêu mộ nhân tài trong khắp cả nước; Vốn
đầu tư là vấn đề cần thiết, quyết định tất cả các
hoạt động quản lý, hỗ trợ, đào tạo, thanh kiểm
tra...; Để hình ảnh du lịch của Tỉnh được nhiều
người biết đến cần có các hoạt động quảng cáo và
xúc tiến hiệu quả và một trong những điều quan
trọng trong phát triển loại hình du lịch này đó là
việc nâng cao ý thức cộng đồng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Viện nghiên cứu phát triển du lịch, Báo cáo
tổng hợp “Chiến lược phát triển du lịch Việt
Nam đến nĕm 2020, tầm nhìn 2030, Nhà
Xuất bản Lao động, Hà Nội”.
2. Viện chiến lược phát triển, Bộ kế hoạch Đầu
tư, Các vùng, tỉnh, thành trực thuộc Trung
ương: Tiềm nĕng và triển vọng đến nĕm
2020, Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia, Hà
Nội 2009.
3. World Economy Forum, The Travel & Tour-
ism Competitiveness Report 2013 – Reducing
Barriers to Economic Growth and Job Crea-
tion.
4. World Travel & Tourism Council “Travel &
Tourism, Economic Impact 2013, Viet Nam”.
5. Quyết định số 201/QĐ – TTg về phê duyệt
“Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt
Nam đến nĕm 2020, tầm nhìn đến nĕm 2030”.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- thuc_trang_va_giai_phap_nham_phat_trien_du_lich_dua_vao_cong.pdf