- Nhóm giải pháp về bảo vệ tài nguyên,
môi trường du lịch:
+ Mọi phương án khai thác tài nguyên
phục vụ phát triển du lịch, cũng như phục vụ
phát triển kinh tế xã hội khu vực các đảo đều
phải được cân nhắc kỹ trên cơ sở những luận cứ
khoa học vững chắc có tính đến mối quan hệ với
các ngành có liên quan và tác động đến môi
trường tự nhiên và kinh tế xã hội của khu vực.
+ Cần thường xuyên tổ chức các khóa
đào tạo nâng cao nhận thức và kiến thức về môi
trường trong du lịch cho các nhà quản lý, các
doanh nghiệp và cộng đồng dân cư ven biển và
trên các đảo
+ Việc nâng cao đời sống cộng đồng và
tạo công ăn việc làm của người dân, đặt biệt là
người dân sống trên các đảo, gắn với phát triển
du lịch tại các khu bảo tồn thiên nhiên sẽ là
yếu tố đảm bảo để người dân tham gia tích cự
vào việc bảo vệ tài nguyên và môi trường du
lịch.
- Nhóm giải pháp phát triển du lịch đảo
gắn với đảm bảo an ninh quốc phòng:
+ Cần có sự tham gia tích cực của ngành
quốc phòng trong quá trình lập kế hoạch, quy
hoạch phát triển du lịch biển – đảo, để đảm bảo
cơ sở hạ tầng không chỉ phát huy hiệu quả trong
điều kiện thời bình mà cả trong trường hợp xảy
ra chiến tranh, cũng như để đảm bảo các hoạt
động du lịch được phát triển trong điều kiện tốt
nhất về an ninh quốc phòng.
+ Phát triển du lịch trên các đảo này còn
mang ý nghĩa khẳng định chủ quyền trên biển và
tạo điều kiện để người dân sống trên các đảo có
thêm cơ hội việc làm, tăng thu nhập và vì vậy họ
có thể yên tâm định cư trên đảo, góp phần tích
cự vào sự nghiệp bảo vệ tổ quốc.
7 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 10/01/2022 | Lượt xem: 426 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch bền vững ở các đảo từ quảng trị đến Quảng Ngãi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UED JOURNAL OF SOCIAL SCIENCES, HUMANITIES AND EDUCATION VOL.3, NO.1 (2013)
65
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở CÁC ĐẢO
TỪ QUẢNG TRỊ ĐẾN QUẢNG NGÃI
REAL SITUATIONS AND SUGGESTIONS ON THE SUSTAINABLE TOURISM
DEVELOPMENT OF THE ISLANDS FROM QUANGTRI TO QUANGNGAI
Phạm Trung Lương
Viện Nghiên cứu phát triển Du Lịch
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Nguyễn Thanh Tưởng
Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng
Email: nguyenthanhtuongdn@yahoo.com
TÓM TẮT
Các tỉnh từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi, bên cạnh những tài nguyên du lịch đặc sắc ở dải ven biển, đặc
biệt là hệ thống các di sản thế giới, các đảo ven bờ bao gồm đảo Cồn Cỏ, Cù Lao Chàm, Lý Sơnlà dạng tài
nguyên du lịch có giá trị còn chưa được khai thác tương xứng. Việc nghiên cứu xác lập cơ sở khoa học cho phát
triển du lịch bền vững hệ thống các đảo này không chỉ góp phần tích cực vào việc phát triển du lịch khu vực miền
Trung từ góc độ tạo ra loại hình du lịch đặc sắc, đảm bảo phát triển du lịch bền vững, mà còn góp phần đảm bảo
an ninh quốc phòng và gắn du lịch miền Trung với phát triển du lịch hành lang kinh tế Đông-Tây, phù hợp với
chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 được xác định tại Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung
ương Đảng khóa X; Quyết định số 194/2005/QĐ-TTg ngày 5/8/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt
Đề án đẩy mạnh du lịch miền Trung-Tây Nguyên và chính sách hội nhập khu vực của Đảng và Nhà nước.
Từ khóa: du lịch bền vững; phát triển du lịch; phát triển du lịch bền vững; tài nguyên du lịch; du lịch miền
Trung-Tây Nguyên; hệ thống các đảo
ABSTRACT
Provinces from Quang Tri to Quang Ngai, besides the unique tourism resources along the coastal areas,
especially the World Heritage system, possess a system of coastal islands including Con Co, Cu Lao Cham, Ly
Son ... which are valuable tourism resources still unexploited appropriately. The study on the establishment of a
scientific basis for the sustainable tourism development of this island system not only contributes actively to the
development of tourism in the Central Region from the perspective of creating unique forms of tourism, ensuring
sustainable tourism development but also contributes to ensuring national security and associating tourism in the
Central Region with tourism development of the East - West Economic Corridor, in accordance with Vietnam's
sea strategy till 2020 determined in the 4th Conference Resolution by the Central Committee of the Communist
Party; Resolution No. 194/2005/QD-TTg dated 08/05/2005 approved by the Prime Minister on the project to
promote tourism in the Central Region and Highlands as well as the policy on regional integration by the Party
and State.
Key words: sustainable tourism; tourism development; sustainable tourism development; tourism
resources; Central Region and Highlands tourism; island system
1. Đặt vấn đề
Việt Nam có vị trí địa lý chiến lược thuận
lợi về biển, đảo và vùng ven biển. Lãnh thổ đất
liền của Việt Nam được bao bọc bởi bờ biển
Đông trải dài trên 3200 km. Trong vùng biển
ven bờ Việt Nam có gần 3000 đảo, trong đó có
nhiều đảo có giá trị du lịch như Cô Tô, Quan
Lạn, Cát Bà, Bạch Long Vĩ, Cồn Cỏ, Cù Lao
Chàm, Côn Đảo, Phú QuốcĐảo ở các tỉnh từ
Quảng Trị đến Quảng Ngãi được lựa chọn
nghiên cứu là: đảo Cồn Cỏ (Quảng Trị), đảo Cù
Lao Chàm (Quảng Nam) và đảo Lý Sơn (Quảng
Ngãi). Đây là các đảo có diện tích tự nhiên khá
lớn, có tiềm năng phát triển du lịch, có khả năng
phát triển các cơ sở dịch vụ du lịch, có ý nghĩa
quan trọng đối với bảo tồn môi trường sinh thái,
phát triển kinh tế xã hội và bảo đảm an ninh
quốc phòng. Những đảo còn lại ở khu vực này
chưa đáp ứng được những tiêu chí trên, vì vậy
không được lựa chọn trong nghiên cứu này.
2. Nội dung vấn đề nghiên cứu
2.1. Thực trạng phát triển du lịch ở các đảo từ
Quảng Trị đến Quảng Ngãi
2.1.1. Thực trạng thị trường khách du lịch
Trong những năm qua, cùng với xu thế
phát triển chung của các hoạt động du lịch
TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI, NHÂN VĂN VÀ GIÁO DỤC TẬP 3, SỐ 1 (2013)
66
truyền thống, du lịch đảo ở các tỉnh từ Quảng Trị
đến Quảng Ngãi cũng đã và đang thu hút ngày
càng nhiều khách du lịch và tỏ rõ là một thị
trường tiềm năng của du lịch Việt Nam.
Bảng 1. Khách du lịch quốc tế đến hệ thống đảo từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi
(đơn vị: lượt khách)
Đảo 2004 2005 2006 2007 2008 2011 2012
Cồn Cỏ 30 80 120 150 250 934 1201
Cù Lao Chàm 1100 1500 3000 4200 5000 8101 8191
Lý Sơn 30 35 55 110 290 621 699
Nguồn: Niên giám thống kê các tỉnh Quảng Trị, Quảng Nam, Quảng Ngãi
Những năm 2004 trở về trước, hoạt động
du lịch ở các đảo này còn hạn chế, ngoài các
chuyến đi nghiên cứu, khảo sát thì nhìn chung hệ
thống các đảo này chưa được quan tâm khai thác
để đón khách du lịch. Tuy nhiên, trong khoảng
hơn 5 năm trở lại đây, du lịch các đảo này có sự
chuyển biến, các địa phương đã quan tâm đầu tư
cho các đảo này về cơ sở hạ tầng, cơ sở vật
chấtphục vụ du lịch. Thị trường khách du lịch
quốc tế đến các đảo này chủ yếu là khách du lịch
từ các nước Tây Âu (Anh, Pháp), Đông Á (Nhật
Bản, Hàn Quốc), Bắc Mỹ (Mỹ và Canada), Nga
và cộng đồng các nước trong khối SNG và Việt
kiều
Bảng 2. Khách du lịch nội địa đến hệ thống đảo từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi
(đơn vị: lượt khách)
Đảo 2004 2005 2006 2007 2008 2011 2012
Cồn Cỏ 100 120 150 170 220 421 636
Cù Lao Chàm 2785 3000 5500 7800 12000 15511 16112
Lý Sơn 150 165 180 220 350 632 715
Nguồn: Niên giám thống kê các tỉnh Quảng Trị, Quảng Nam, Quảng Ngãi
Giai đoạn 2000-2003, một lượng khách rất
ít đến tham quan du lịch tại các đảo này. Tuy
nhiên, từ năm 2004 trở lại đây, thực hiện chiến
lược kinh tế biển, đẩy mạnh phát triển du lịch
biển – đảo, vì vậy lượng khách du lịch đến các
đảo này tăng lên rõ rệt. Năm 2004 đã đón 3035
lượt khách, đến năm 2008 là 12.570 lượt khách,
tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 42,65%/năm.
2.1.2. Doanh thu Du lịch
Sự tăng trưởng mạnh của khách du lịch
đến các đảo này, đã bước đầu tạo ra một nguồn
thu cho các địa phương. Năm 2004, thu nhập từ
hoạt động du lịch tại các đảo này là 3.796,7 triệu
đồng, đến năm 2005 tăng hơn 4.500 triệu đồng
và đến cuối năm 2008 đạt 14.957,5 triệu đồng.
Tốc độ tăng trưởng trung bình đạt 40,88%/năm.
Bảng 3. Doanh thu du lịch hệ thống đảo từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi
(Đơn vị: triệu đồng)
Đảo 2004 2005 2006 2007 2008 2011 2012
Cồn Cỏ 101,5 168 231 276,5 416,5 1245 1418
Cù Lao Chàm 3545,2 4260 8160 11496 14200 17967 18237
Lý Sơn 150 167,8 206,6 312,4 341 614 698
Nguồn: Niên giám thống kê các tỉnh Quảng Trị, Quảng Nam, Quảng Ngãi
2.1.3. Cơ sở lưu trú phục vụ khách du lịch
Cơ sở lưu trú phục vụ khách du lịch hệ thống
đảo các tỉnh từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi hiện nay
về cơ bản còn nhiều hạn chế. Cho đến cuối năm
2006, theo báo cáo thống kê của các Sở Văn hóa,
Thể thao và Du lịch của các địa phương thì hầu như
tất cả các đảo đều chưa được đầu tư phát triển hệ
thống các cơ sở lưu trú đạt tiêu chuẩn phục vụ khách
du lịch. Năm 2007, nắm bắt được nhu cầu tham
quan, du lịch của khách nên chính quyền và nhân
dân địa phương đã từng bước nâng cấp chính những
nhà dân trong vùng thành các cơ sở lưu trú phục vụ
du lịch, và đã có được 21 cơ sở với gần 48 buồng
UED JOURNAL OF SOCIAL SCIENCES, HUMANITIES AND EDUCATION VOL.3, NO.1 (2013)
67
đạt tiêu chuẩn tối thiểu phục vụ nhu cầu lưu trú qua
đêm của khách du lịch.
Bên cạnh các cơ sở lưu trú là khách sạn –
nhà nghỉ được đầu tư khang trang, du khách đến
với các đảo này có thể ngủ tại các nhà dân hoặc
tại các doanh trại bộ đội biên phòng. Theo điều
tra khảo sát, hiện nay trên các đảo này có khoảng
hơn 10 nhà dân với khoảng trên 50 phòng đã
được đầu tư, nâng cấp để phục vụ khách du lịch.
Các nhà này nhìn chung chỉ đáp ứng được nhu
cầu ngủ, các thiết bị tiện nghi hầu như chưa có
gì.
Bảng 4: Cơ sở lưu trú du lịch lịch hệ thống đảo từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi
Đảo 2005 2006 2007 2011 2012
CSLT Buồng CSLT Buồng CSLT Buồng CSLT Buồng CSLT Buồng
Cồn Cỏ - - - - 2 4 - - 7 17
Cù Lao Chàm - - - - 16 32 - - 21 56
Lý Sơn - - - - 3 12 4 17 8 21
Tổng cộng - - - - 21 48 - - - -
Cả nước 5847 6384 6384 130812 8556 170551 - - - -
Nguồn: Niên giám thống kê các tỉnh Quảng Trị, Quảng Nam, Quảng Ngãi
2.1.4. Nguồn lao động du lịch
Chất lượng của lực lượng lao động trong
du lịch còn yếu kém, nhiều bất cập. Trình độ
chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ chưa đáp ứng
được yêu cầu của tình hình phát triển du lịch. Số
lượng lao động chuyên ngành du lịch chưa có.
Điều này gây khó khăn rất lớn đến phát triển du
lịch ở các đảo này, đặc biệt là ảnh hưởng đến
chất lượng phục vụ du lịch của đội ngũ lao động.
2.1.5. Các loại hình du lịch
Các loại hình du lịch mới có sức hấp dẫn
và thu hút khách du lịch đến với các đảo như: Du
lịch tắm biển, nghỉ dưỡng, tham quan du lịch;
tham quan nghiên cứu văn hóa và lễ hội – tín
ngưỡng; du lịch cuối tuần, du lịch mạo hiểm –
lặn biển; du lịch chữa bệnh phục hồi sức
khỏeTuy nhiên, các loại hình du lịch này chưa
được quan tâm đầu tư đúng mức. Cơ sở hạ tầng,
vật chất kỹ thuật kém phát triển cũng ảnh hưởng
rất lớn đến sự phát triển các loại hình du lịch.
2.2. Đánh giá những khó khăn – thuận lợi, cơ
hội – thách thức đối với phát triển du lịch ở các
đảo từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi
2.2.1. Thuận lợi – cơ hội
- Nhu cầu du lịch nói chung và du lịch đến
các vùng biển, hải đảo nói riêng trên thế giới
ngày một tăng. Đây sẽ là cơ hội để du lịch biển
Việt Nam nói chung và du lịch đảo các tỉnh từ
Quảng Trị đến Quảng Ngãi nói riêng phát triển.
- Việt Nam đã là thành viên của các tổ
chức quốc tế, đặc biệt là thành viên của WTO, vì
vậy đây là yếu tố thuận lợi tạo cơ hội để thu hút
đầu tư, kinh nghiệm, công nghệ phát triển du
lịch biển nói chung và du lịch đảo nói riêng.
- Phải khẳng định có định hướng đúng và
sự quan tâm của Nhà nước và chính quyền địa
phương xác định phát triển du lịch biển đảo trở
thành ngành kinh tế mũi nhọn, động lực chính
thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội và được làm rõ
trong Nghị quyết 03/NQ-TW của Bộ Chính trị,
Chỉ thị 339/TTg và 171/TTg của Thủ tướng
Chính phủ.
- Hiện nay chương trình Biển Đông – Hải
đảo vẫn tiếp tục được triển khai đã tạo điều kiện
thuận lợi cho phát triển kinh tế xã hội, trong đó
có du lịch trên các đảo nói chung và các đảo Cồn
Cỏ, Cù Lao Chàm và Lý Sơn nói riêng.
- Chính sách mở cửa hội nhập của Đảng
và Nhà nước đã có tác động khuyến khích các
nhà đầu tư quốc tế đầu tư phát triển các khu du
lịch biển cao cấp, trước hết là Cù Lao Chàm –
nơi có điều kiện tương đối thuận lợi về hạ tầng
so với các đảo khác ở khu vực này.
- Có thế mạnh về tài nguyên du lịch tự
nhiên và nhân văn gắn với biển. Công tác bảo
TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI, NHÂN VĂN VÀ GIÁO DỤC TẬP 3, SỐ 1 (2013)
68
tồn và phát huy giá trị của tài nguyên du lịch tự
nhiên và nhân văn được tăng cường; các di sản
văn hóa, giá trị truyền thống được tôn trọng.
- Chất lượng dịch vụ du lịch từng bước
được nâng cao và góp phần cải thiện diện mạo
và sức cạnh tranh của các đảo từ Quảng Trị đến
Quảng Ngãi trong vùng, khu vực và quốc tế.
- Phát triển du lịch ở các đảo từ Quảng Trị
đến Quảng Ngãi trong thời gian qua đã góp phần
tích cực vào phát triển kinh tế xã hội, gắn với an
ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội. Điều đáng chú
ý nhất là việc triển khai phát triển du lịch tạo điều
kiện chỉnh trang bộ mặt đô thị tại các vùng huyện
đảo với sự xuất hiện các cơ sở lưu trú du lịch.
2.2.2. Khó khăn – Thách thức
- Vùng biển Đông vẫn có sự bất ổn do có
sự tranh chấp, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế
biển, trong đó có hoạt động phát triển du lịch ở
các đảo từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi
- Hoạt động phát triển du lịch biển - đảo từ
Quảng Trị đến Quảng Ngãi đang diễn ra trong
bối cảnh cạnh tranh gay gắt trong phát triển du
lịch đảo ở các quốc quốc gia trong khu vực và
trên thế giới. Đây là thách thức mà du lịch biển -
đảo phải đối mặt trong quá trình hội nhập, đặc
biệt trong bối cảnh kinh nghiệm quản lý, kinh
doanh và quảng bá của du lịch biển – đảo Việt
Nam còn hết sức hạn chế.
- Phát triển du lịch biển - đảo hiện đang
đứng trước nguy cơ suy giảm tài nguyên và sự
xuống cấp của môi trường ở vùng ven biển và
trên các đảo do phát triển thiếu đồng bộ, sự bất
cập giữa quy hoạch ngành và quy hoạch lãnh thổ
dẫn đến tình trạng chồng chéo trong khai thác sử
dụng tài nguyên biển - đảo. Bên cạnh đó, áp lực
mưu sinh trong điều kiện hạ tầng chưa phát triển,
dân số đông luôn có những tác động không nhỏ
đến các giá trị sinh thái biển - đảo, làm suy thoái
nhiều giá trị hấp dẫn của du lịch.
- Cơ sở hạ tầng những năm gần đây đã
được cải thiện đáng kể, tuy nhiên nhìn chung
vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển du
lịch, chưa tạo được thuận lợi cho du khách. Quy
mô và chất lượng các dịch vụ còn hạn chế. Hiện
nay phần lớn các cơ sở lưu trú đều có quy mô
nhỏ hoặc là các nhà khách, nhà nghỉ chuyển
sang kinh doanh dịch vụ du lịch nên hầu như
không được trang bị tiện nghi đồng bộ, dịch vụ
đầy đủ, chất lượng còn thấp, thừa những cơ sở
có trang bị yếu kém, chất lượng dịch vụ thấp.
Hoạt động kinh doanh do vậy phần lớn còn
mang tính nhỏ lẻ, thiếu tính chuyên nghiệp cũng
như hạn chế khả năng ứng dụng công nghệ và
mở rộng hoạt động kinh doanh với các loại dịch
dịch vụ bổ trợ.
- Vốn đầu tư cho du lịch còn quá hạn chế,
đặc biệt là vốn đầu tư từ ngân sách để nâng cấp
hạ tầng du lịch nhằm tạo điều kiện tiếp cận các
điểm tiềm năng, các địa điểm tham quan du lịch
hấp dẫn ở vùng ven biển, đặc biệt là các đảo.
- Sản phẩm du lịch của khu vực chưa thật
sự đặc sắc và còn nhiều hạn chế. Việc xây dựng
các sản phẩm du lịch trong thời gian qua còn
mang tính chủ quan, dựa vào khai thác tài
nguyên sẵn có của địa phương, thiếu đầu tư và
chưa dựa vào thế mạnh đặc thù về tiềm năng tài
nguyên và nhu cầu thị trường. Trong quá trình
phát triển các sản phẩm du lịch, việc liên kết hợp
tác giữa các địa phương còn nhiều hạn chế, từ đó
dẫn đế tình trạng trùng lặp về sản phẩm du lịch
làm hạn chế sức hấp dẫn và cạnh tranh về du lịch
của cả khu vực. Những sản phẩm du lịch đặc thù
chung cho toàn khu vực với thương hiệu cạnh
tranh chưa phát triển.
- Công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân
lực du lịch chưa được đầu tư đúng mức. Chất
lượng của lực lượng lao động trong du lịch còn
yếu kém, nhiều bất cập. Trình độ chuyên môn,
nghiệp vụ, ngoại ngữ chưa đáp ứng được yêu
cầu của tình hình phát triển du lịch. Số lượng lao
động chuyên ngành du lịch chưa có. Thực trạng
này đã làm cho chất lượng dịch vu lịch nhìn
chung còn thấp hơn so với yêu cầu, đòi hỏi của
khách du lịch.
- Công tác đầu tư quy hoạch phát triển du
lịch còn nhiều hạn chế, điều này dẫn đến sự bất
cập trong kế hoạch sử dụng đất cho phát triển du
lịch và cho các hoạt động phát triển kinh tế xã
hội khác. Một số nơi do quy hoạch chậm, quản
UED JOURNAL OF SOCIAL SCIENCES, HUMANITIES AND EDUCATION VOL.3, NO.1 (2013)
69
lý yếu kém cùng với nhận thức chưa đầy đủ dẫn
tới phá vỡ không gian du lịch, lãng phí tài
nguyên và nảy sinh cạnh tranh không lành mạnh
giữa các nhà cung ứng du lịch và giữa các địa
phương.
- Hạn chế lớn nhất có thể thấy rõ hiệu quả
kinh tế du lịch còn khiêm tốn, thể hiện ở thu
nhập du lịch còn thấp, độ dài lưu trú ngắn, sản
phẩm du lịch chưa phong phú đa dạng.
Từ việc phân tích khó khăn - thuận lợi, cơ
hội - thách thức nêu trên, vấn đề đặt ra đối với
du lịch ở hệ thống đảo các tỉnh từ Quảng Trị đến
Quảng Ngãi là việc khai thác tối ưu tiềm năng,
lợi thế về tài nguyên biển – đảo phục vụ phát
triển du lịch theo hướng bền vững và tạo sức bứt
phá mạnh thúc đẩy phát triển KT-XH của từng
địa phương.
2.3. Một số giải pháp phát triển du lịch bền
vững ở các đảo từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi
- Nhóm giải pháp về nâng cao nhận thức
và hiểu biết về vai trò của du lịch đảo:
+ Đây sẽ là một trong những giải pháp
quan trọng để khắc phục những hạn chế của hoạt
động du lịch biển nói chung và du lịch đảo nói
riêng nhằm mở rộng quy mô phát triển du lịch ra
các đảo, góp phần đảm bảo chủ quyền lãnh hải
quốc gia và vùng đặc quyền kinh tế của Việt
Nam được quy định bằng luật Biển năm 1982.
+ Tạo môi trường thuận lợi hơn cho cộng
đồng dân cư vùng biển đảo được tham gia vào
hoạt động du lịch để qua đó nhằm giảm sức ép
đến tài nguyên môi trường biển.
- Nhóm giải pháp về chính sách:
+ Tăng cường xã hội hóa du lịch, góp
phần thu hút các nguồn lực xã hội để phát triển
du lịch biển – đảo. Khuyến khích áp dụng công
nghệ sạch, tiết kiệm năng lượng, nước sạch, sử
dụng một phần thu nhập từ du lịch cho công tác
bảo tồn, tôn tạo tài nguyên du lịch và bảo vệ môi
trường. Điều này rất quan trọng đối với các đảo
này – nơi điều kiện về cung cấp điện, nước rất
hạn chế.
+ Có sự ưu tiên, miễm giảm thuế, không
thu thuế có giới hạn nhằm khuyến khích đầu tư
ra các đảo, nơi tài nguyên du lịch còn ít hoặc
chưa được khai thác. Khuyến khích phát triển
các loại hình du lịch gắn với bảo tồn tự nhiên và
văn hóa bản địa
+ Chính sách miễn visa khi ghé tham quan
các đảo du lịch Cồn Cỏ, Cù Lao Chàm và Lý
Sơn trên hành trình tàu du lịch. Tuy nhiên, vẫn
đảm bảo được chủ quyền, an ninh quốc phòng.
- Nhóm giải pháp về quy hoạch:
+ Phối hợp và liên kết chặc chẽ với các
ngành và địa phương (huyện đảo Cồn Cỏ, thành
phố Hội An, huyện đảo Lý Sơn) xây dựng chiến
lược, quy hoạch phát triển du lịch bền vững trên
các đảo này.
+ Lồng ghép các yếu tố biến đổi khí hậu,
đặc biệt là mực nước biển dâng trong việc quy
hoạch phát triển du lịch ở các đảo này.
- Nhóm giải pháp về đầu tư:
+ Đầu tư xây dựng các khu du lịch, đầu tư
phát triển hệ thống khách sạn, nhà hàng và các
công trình phục vụ du lịch. Cần ưu tiên xem xét
các dự án đầu tư khách sạn, nhà hàng trên các
đảo, vì hiện tại cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ
du lịch còn hạn chế.
+ Đầu tư phát triển hệ thống các công
trình vui chơi giải trí, đáp ứng ngày càng cao của
khách du lịch, đặc biệt là khách du lịch nội địa.
+ Đầu tư bảo vệ, tôn tạo các di tích lịch sử
văn hóa và phát triển các lễ hội truyền thống
phục vụ du lịch. Điều này còn có ý nghĩa đối với
việc xác lập chủ quyền quần đảo Hoàng Sa và
Trường Sa trong mối quan hệ với các di tích lịch
sử trên đảo Lý Sơn.
- Nhóm giải pháp về phát triển sản phẩm:
Đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, đặc biệt là
sản phẩm du lịch mới như du lịch thể thao trên
biển, du lịch vui chơi, giả trí, du lịch sinh thái
biển – đảo
- Nhóm giải pháp về xúc tiến quảng bá:
+ Nhanh chóng xuất bản những ấn phẩm
có chất lượng và thông tin chính thức về du lịch
ở các đảo này để giới thiệu với khách du lịch
hình ảnh về các đảo, lịch sử và con người với
những danh lam thắng cảnh ở đây
+ Xúc tiến xây dựng và phát hành rộng rãi
các phim ảnh, tư liệu về lịch sử văn hóa, các
TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI, NHÂN VĂN VÀ GIÁO DỤC TẬP 3, SỐ 1 (2013)
70
công trình kiến trúc lịch sử, các danh lam thắng
cảnh, các làng nghề, đặc biệt là nghề làm tỏi ở
Lý Sơn, lễ hội... và cả những cơ hội, khả năng
đầu tư phát triển du lịch ở các đảo này.
- Nhóm giải pháp về phát triển nguồn
nhân lực:
+ Tiến hành điều tra, phân loại trình độ
nghiệp vụ toàn bộ cán bộ nhân viên và lao động
làm việc trong du lịch ở các đảo.
+ Tiến hành thực hiện chương trình đào
tạo và đào tạo lại lao động trong ngành du lịch ở
các cấp trình độ khác nhau, chuyên ngành khác
nhau.
+ Tăng cường hợp tác trao đổi kinh
nghiệm nghiệp vụ thông qua các chuyến công
tác, khảo sát và tham quan hội nghị, hội thảo
khoa học ở các nước khu vực, các nước có
ngành du lịch biển – đảo phát triển.
- Nhóm giải pháp về bảo vệ tài nguyên,
môi trường du lịch:
+ Mọi phương án khai thác tài nguyên
phục vụ phát triển du lịch, cũng như phục vụ
phát triển kinh tế xã hội khu vực các đảo đều
phải được cân nhắc kỹ trên cơ sở những luận cứ
khoa học vững chắc có tính đến mối quan hệ với
các ngành có liên quan và tác động đến môi
trường tự nhiên và kinh tế xã hội của khu vực.
+ Cần thường xuyên tổ chức các khóa
đào tạo nâng cao nhận thức và kiến thức về môi
trường trong du lịch cho các nhà quản lý, các
doanh nghiệp và cộng đồng dân cư ven biển và
trên các đảo
+ Việc nâng cao đời sống cộng đồng và
tạo công ăn việc làm của người dân, đặt biệt là
người dân sống trên các đảo, gắn với phát triển
du lịch tại các khu bảo tồn thiên nhiênsẽ là
yếu tố đảm bảo để người dân tham gia tích cự
vào việc bảo vệ tài nguyên và môi trường du
lịch.
- Nhóm giải pháp phát triển du lịch đảo
gắn với đảm bảo an ninh quốc phòng:
+ Cần có sự tham gia tích cực của ngành
quốc phòng trong quá trình lập kế hoạch, quy
hoạch phát triển du lịch biển – đảo, để đảm bảo
cơ sở hạ tầng không chỉ phát huy hiệu quả trong
điều kiện thời bình mà cả trong trường hợp xảy
ra chiến tranh, cũng như để đảm bảo các hoạt
động du lịch được phát triển trong điều kiện tốt
nhất về an ninh quốc phòng.
+ Phát triển du lịch trên các đảo này còn
mang ý nghĩa khẳng định chủ quyền trên biển và
tạo điều kiện để người dân sống trên các đảo có
thêm cơ hội việc làm, tăng thu nhập và vì vậy họ
có thể yên tâm định cư trên đảo, góp phần tích
cự vào sự nghiệp bảo vệ tổ quốc.
3. Kết luận
Một số gợi ý về giải pháp phát triển du
lịch bền vững nêu trên mang tính định hướng
trên cơ sở phân tích hiện trạng phát triển du lịch,
phân tích những khó khăn – thuận lợi, cơ hội –
thách thức đối với phát triển du lịch các đảo,
những bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn.
Cơ quan quản lý các đảo này cần có chương
trình hành động cụ thể, hưởng ứng tích cực
những chính sách của Đảng và Nhà nước hướng
tới phát triển du lịch biển đảo bền vững hơn, góp
phần thúc đẩy nhanh phát triển kinh tế xã hội
của vùng và của đất nước.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Lê Đức An (1990), Tổng quan hệ thống đảo Việt Nam, Đề tài khoa học thuộc Chương trình Biển
cấp Nhà nước (Mã số 48B-12), Hà Nội.
[2] Vũ Tuấn Cảnh (1995), Luận chứng khoa học kỹ thuật xây dựng và phát triển hệ thống du lịch
biển Việt Nam, Đề tài khoa học cấp Nhà nước, Hà Nội.
[3] Niên giám thống kê Quảng Trị, Quảng Nam, Quảng Ngãi năm 2011
[4] Nguyễn Thanh Tưởng (2012), Một số giải pháp phát triển bền vững du lịch biển dảo ở thành phố
Đà Nẵng, Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường ĐHSP Đà Nẵng số 2 (01).
UED JOURNAL OF SOCIAL SCIENCES, HUMANITIES AND EDUCATION VOL.3, NO.1 (2013)
71
[5] Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch (2002), Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng du lịch
Bắc Trung Bộ đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, Hà Nội.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- thuc_trang_va_giai_phap_phat_trien_du_lich_ben_vung_o_cac_da.pdf