Kết luận
Phú Thọ là địa phương có những tiềm
năng, thuận lợi nhất định cho phát triển du
lịch, cả về vị trí địa lý, điều kiện tài nguyên
du lịch tự nhiên và nguồn tài nguyên du lịch
nhân văn với những giá trị văn hóa, di sản
văn hóa đặc biệt quý giá� Trong những năm
qua du lịch tỉnh Phú Thọ đã có những bước
tiến nhất định, tuy nhiên phát triển du lịch
chưa thực sự tương xứng với tiềm năng sẵn
có của địa phương� Để du lịch Phú Thọ phát
triển, trở thành một ngành nghề kinh tế
mũi nhọn của tỉnh, những năm tới du lịch
Phú Thọ cần thực hiện đồng bộ một số giải
pháp như: Hoàn thiện quy hoạch tổng thể du
lịch Phú Thọ và các khu du lịch trọng điểm
tỉnh; phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng;
thúc đẩy hoạt động liên doanh, liên kết giữa
các khu du lịch; tăng cường đầu tư mở rộng
không gian du lịch; nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực du lịch để đưa Phú Thọ trở
thành điểm đến hấp dẫn của du khách trong
nước và quốc tế�
6 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 584 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch Phú Thọ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học & Công nghệ số 4 (9) – 2017 35
KHOA HỌC XÃ HỘI
1. Đặt vấn đề
Phú Thọ là một tỉnh Trung du miền núi
Bắc Bộ, nơi tiếp giáp giữa đồng bằng và miền
núi, là cửa ngõ phía Tây Bắc của Thủ đô Hà
Nội� Lợi thế nổi bật của du lịch Phú Thọ là
vùng đất “Địa linh nhân kiệt”, nơi cội nguồn
của dân tộc Việt Nam với hệ thống các di
tích lịch sử, văn hóa, kiến trúc, khảo cổ; di
tích kiến trúc nghệ thuật, di tích cách mạng
kháng chiến� Đặc biệt, Khu di tích lịch sử
quốc gia Đền Hùng kết hợp cùng với loại
hình nghệ thuật “Hát xoan Phú Thọ”, “Tín
ngưỡng thờ cúng Hùng Vương” đã được
UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi
vật thể của nhân loại (Ủy ban Nhân dân
tỉnh Phú Thọ, 2012, Quy hoạch phát triển du
Thực trạng và giải pháp
phát triển du lịch PHÚ THỌ
nguyễn minh Tuân, nguyễn nhậT Đang
Trường Đại học Hùng Vương
lịch tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2011–2020, định
hướng đến năm 2030)�
Tuy nhiên, trong quá trình phát triển,
du lịch Phú Thọ vẫn chưa thật sự là “điểm
đến” của khách du lịch trong nước và quốc
tế� Theo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Phú Thọ (2016), du lịch đã góp phần tăng
trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế và
giải quyết việc làm, cải thiện đời sống cho
cộng đồng dân cư nhưng chưa tương xứng
với tiềm năng và lợi thế, thể hiện ở tỷ trọng
GDP ngành du lịch mới chỉ đạt chưa đến 2%
(Niên giám thống kê, 2016)� Trong thời gian
qua, số lượt khách đến Phú Thọ tăng mạnh,
tuy nhiên tỷ lệ khách lưu trú rất thấp, trung
bình từ 5-6%� Một trong những nguyên
TÓM TẮT
Phú Thọ là một tỉnh Trung du miền núi Bắc Bộ, cội nguồn của dân tộc Việt Nam với hệ thống đa dạng các di tích lịch sử, văn hóa, kiến trúc, khảo cổ; di tích kiến trúc
nghệ thuật, di tích cách mạng kháng chiến. Tuy nhiên trong quá trình phát triển, du
lịch Phú Thọ vẫn chưa thật sự là “điểm đến” của khách du lịch trong nước và quốc tế.
Trên cơ sở phân tích đầy đủ thực trạng phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ, quan điểm và
mục tiêu phát triển du lịch Phú Thọ đến năm 2020, tầm nhìn 2030, bài viết này sẽ bàn
thảo về các giải pháp nhằm tăng cường liên kết, phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh
Phú Thọ.
Từ khóa: du lịch, Phú Thọ, phát triển
Nhận bài ngày 05/12/2017, Phản biện xong ngày 28/12/2017, Duyệt đăng ngày 29/12/2017
36 Tạp chí Khoa học & Công nghệ số 4 (9) – 2017
KHOA HỌC XÃ HỘI
nhân là du lịch Phú Thọ chưa có sự liên kết,
tương tác giữa các khu du lịch để giữ chân
du khách� Bài báo này tập trung đánh giá
thực trạng liên kết các khu du lịch trên địa
bàn tỉnh Phú Thọ, từ đó đưa ra giải pháp liên
kết phát triển các khu du lịch trên cơ sở tiềm
năng và lợi thế vùng�
2. Nội dung và phương pháp
nghiên cứu
2.1. Nội dung nghiên cứu
Bài báo tập trung đánh giá thực trạng du
lịch tỉnh Phú Thọ, những tiềm năng, thách
thức trong liên kết các khu du lịch của tỉnh
Phú Thọ, từ đó đề xuất các giải pháp tăng
cường liên kết, phát triển du lịch trên địa
bàn tỉnh Phú Thọ.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
■ Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu:
• Đối với tài liệu thứ cấp: Kế thừa các số
liệu thống kê, tài liệu, các báo cáo, các
công trình nghiên cứu về liên kết phát
triển du lịch
• Đối với tài liệu sơ cấp: Tiến hành khảo
sát tại các khu du lịch theo phiếu với các
đối tượng: Cán bộ quản lý khu du lịch,
chính quyền địa phương, khách du lịch
và cộng đồng dân cư tại địa phương�
■ Phương pháp phân tích: Sử dụng
phương pháp thống kê kinh tế, phương pháp
phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và
thách thức (SWOT) để tổng hợp và phân
tích kết quả�
3. Kết quả nghiên cứu
3.1. Thực trạng phát triển du lịch tỉnh
Phú Thọ
Giai đoạn 2010–2016, du lịch Phú Thọ
đã đạt được nhiều kết quả khả quan, cơ
bản hình thành được một số khu, điểm du
lịch trọng điểm trên cơ sở khai thác có hiệu
quả các nguồn tài nguyên du lịch đặc trưng
của tỉnh như: Du lịch nghỉ dưỡng; du lịch
sinh thái – danh thắng; du lịch văn hóa tâm
linh gắn với di sản văn hóa thế giới được
UNESCO vinh danh: Tín ngưỡng thờ cúng
Hùng Vương (năm 2012) và Hát Xoan Phú
Thọ (năm 2011)�
Công tác xúc tiến, quảng bá du lịch của
tỉnh được triển khai tích cực, hướng vào
trọng tâm, trọng điểm bằng nhiều hình
thức, góp phần quảng bá hình ảnh du lịch
Phú Thọ tới du khách trong và ngoài nước�
Cùng với đó là việc tỉnh đã thu hút được một
số dự án đầu tư du lịch trọng điểm có ý nghĩa
lan tỏa, thúc đẩy du lịch phát triển� Công tác
quản lý nhà nước về hoạt động du lịch được
tăng cường, tổ chức bộ máy về du lịch bước
đầu được củng cố, kiện toàn� Cụ thể một số
chỉ tiêu về hiện trạng phát triển du lịch Phú
Thọ giai đoạn 2010–2016 như sau:
Qua bảng 1 có thể thấy lao động du lịch
cũng như các dịch vụ du lịch của tỉnh Phú
Thọ trong những năm gần đây tăng nhanh,
riêng lao động du lịch tăng bình quân 1,02%�
Trong 5 năm, lượng du khách đến Phú Thọ
tăng bình quân 14,7%, trong đó lượng khách
quốc tế tăng 17%� Thời gian gần đây lượng
khách đến Phú Thọ ổn định hơn nhưng tốc
độ tăng trưởng vẫn ở mức thấp� Năm 2016,
lượng khách du lịch đến Phú Thọ có sự tăng
trưởng chậm, chủ yếu tập trung ở khách nội
địa (bảng 2)� Tuy nhiên khách du lịch đến
Phú Thọ chủ yếu là khách du lịch trong ngày
(chiếm tỷ lệ từ 91–94% trong tổng lượng
khách hàng năm), lượng khách có sử dụng
dịch vụ lưu trú chiếm tỷ lệ thấp (từ 6–9%
tổng lượng khách, trong đó lượng khách có
sử dụng dịch vụ lưu trú chiếm 3–5%) và chỉ
Tạp chí Khoa học & Công nghệ số 4 (9) – 2017 37
KHOA HỌC XÃ HỘI
đứng thứ 8/14 tỉnh trong vùng miền núi phía
Bắc, 36/63 tỉnh thành trong cả nước� Một
trong những nguyên nhân là do du lịch Phú
Thọ chưa thu hút và giữ chân được du khách
khi về với Đất Tổ� Vì vậy cần nghiên cứu các
giải phát để phát triển, liên kết các khu du
lịch trên địa bàn tỉnh, nâng cao vị thế du lịch
tỉnh Phú Thọ xứng đáng với tiềm năng du
lịch của tỉnh�
Có thể thấy du lịch Phú Thọ chủ yếu mới
chỉ khai thác được ở các tuyến du lịch, chưa
có sự gắn kết giữa các khu du lịch trên địa
bàn tỉnh để có các tour du lịch đặc trưng và
chưa mang được bản sắc riêng cho tỉnh Phú
Thọ� Khả năng tiếp cận một số tài nguyên
du lịch tiềm năng (như vườn quốc gia Xuân
Sơn, đầm Ao Châu, đầm Vân Hội���) còn hạn
chế do giao thông chưa thực sự thuận lợi; các
quan hệ liên kết tour, tuyến mới chỉ đạt được
kết quả bước đầu, chưa mở rộng được nhiều,
tỷ lệ thời gian lưu giữ khách theo tour trên
địa bàn Phú Thọ thấp so với tổng thời gian
của các tour du lịch liên tỉnh mà Phú Thọ có
tham gia liên kết tour�
3.2. Đánh giá kết quả đạt được và
những tồn tại của ngành du lịch Phú Thọ
* Những kết quả đạt được
Với nhiều lợi thế về tiềm năng du lịch
và điều kiện cơ sở hạ tầng, Phú Thọ đã có
những bước tiến trong phát triển du lịch,
lượng khách du lịch đến Phú Thọ tăng
nhanh qua các năm, thị trường du lịch ngày
Bảng 2. Tổng hợp khách du lịch các đơn vị lưu trú
Chỉ tiêu Đơn vị tính 2010 2013 2014 2015 2016 2017
Lượt khách Lượt khách 392�769 665�344 683�743 752�185 7�800�000 833�524
• Lượt khách quốc tế - 2�944 4�747 4�876 4�977 5�700 5�523
• Lượt khách trong nước - 389�825 660�597 678�867 747�208 815�753 828�001
Ngày khách Ngày khách 255�826 317�661 372�941 358�004 450�000 386�066
• Ngày khách quốc tế - 3�339 4�684 5�040 5�604 5�600 5�489
• Ngày khách trong nước - 252�487 312�977 367�901 352�400 444�400 380�577
Nguồn: Số liệu Thống kê, Phú Thọ 2010 và 2017 [4]
Bảng 1. Một số chỉ tiêu cơ bản về hiện trạng phát triển tỉnh Phú Thọ
Chỉ tiêu Đơn vị 2010 2015 2017 Tốc độ tăng b/q, %
Dân số 1000 người 1�322 1�370 1�381 0,82
Lao động xã hội 1000 người 705 743 752 1,2
Lao động du lịch 1000 người 10,2 10,6 10,8 1,02
% so tổng LĐXH % 1,45 1,43 1,44
GRDP, giá 2010 Tỷ đồng 20�910 29�175 31�490 6,9
Riêng dịch vụ, giá Tỷ đồng 8�280 10�648 11�367 5,2
% so tổng GRDP tỉnh % 39,6 36,5 36,1 -
GRDP, giá hiện hành Tỷ đồng 20�910 38�058 41�960 -
Riêng du lịch đóng góp Tỷ đồng 272 457 461,5 -
% so tổng GRDP tỉnh % 1,3 1,2 1,1 -
Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn Tỷ đồng 2�669 5�389 5�436 -
Riêng du lịch đóng góp Tỷ đồng 24 59 59,8 -
% so tổng thu ngân sách của tỉnh % 0,9 1,1 1,1 -
Số lượt khách du lịch đến Phú Thọ 1000 người 392 752 833 14,7
Khách quốc tế 1000 người 2,9 5,0 5,5 17,0
% khách quốc tế so tổng số % 8,6 9,5 9,5 -
Doanh thu du lịch, giá hiện hành Tỷ đồng 968 1�828 1�982 -
Nguồn: Số liệu Thống kê, Phú Thọ 2010 và 2017 [1], [2]
38 Tạp chí Khoa học & Công nghệ số 4 (9) – 2017
KHOA HỌC XÃ HỘI
càng được mở rộng, sản phẩm du lịch ngày
càng phong phú và đa dạng� Hệ thống cơ
sở vật chất đang từng bước được xây dựng
đồng bộ, tạo điều kiện thúc đẩy du lịch Phú
Thọ� Công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn
nhân lực du lịch cũng đang được triển khai
nhằm bổ sung nguồn nhân lực có chất lượng
cho du lịch�
* Tồn tại
Bên cạnh những kết quả đạt được, việc
phát triển du lịch Phú Thọ còn một số vấn
đề bất cập như:
- Du lịch Phú Thọ vẫn chưa tương xứng
với tiềm năng và lợi thế của tỉnh� Tuy lượng
khách đến Phú Thọ tăng qua các năm và có
các bước đột phá nhưng lượng khách lưu trú
và khách quốc tế đến Phú Thọ vẫn còn thấp,
các cơ sở lưu trú, các sản phẩm dịch vụ chất
lượng cao còn ít�
- Nguồn vốn đầu tư phát triển du lịch tuy
đã tăng nhưng vẫn chưa đủ đáp ứng để du
lịch thực sự trở thành kinh tế mũi nhọn;
đóng góp của du lịch trong phát triển kinh tế
của tỉnh chưa cao�
* Nguyên nhân
- Chưa có sự liên kết giữa các doanh nghiệp
kinh doanh lữ hành trên quy mô rộng�
- Việc liên kết giữa các khu du lịch trên
địa bàn tỉnh chưa rõ nét và chưa được định
hình rõ ràng� Chưa có các tour du lịch và
các sản phẩm du lịch đặc trưng cho du lịch
và văn hóa Phú Thọ� Chưa có những chính
sách, quy định cụ thể, rõ ràng về việc liên kết
các khu du lịch�
- Số lượng, chất lượng đội ngũ cán bộ
quản lý nhà nước về du lịch ở tỉnh và cấp
huyện còn thiếu và hạn chế�
- Hạ tầng các khu, điểm du lịch chưa được
đầu tư đồng bộ� Công tác lập quy hoạch, kế
hoạch; lập đề án đầu tư và triển khai dự án
nhằm phát triển du lịch còn chậm, kết cấu
hạ tầng đô thị còn chưa đồng bộ�
3.3. Một số giải pháp thúc đẩy liên kết
phát triển các khu DL trên địa bàn tỉnh
Phú Thọ
* Nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý
nhà nước
Đẩy mạnh cải cách hành chính, hoàn
thiện tổ chức của các cơ quan quản lý liên
quan đến phát triển du lịch, chú trọng bổ
sung và nâng cao năng lực cho cán bộ văn
hóa du lịch cấp huyện và cấp xã�
Rà soát một cách tổng thể và mang tính
hệ thống các quy hoạch du lịch đang còn
hiệu lực, tiến hành sơ kết việc thực hiện quy
hoạch theo giai đoạn, phân tích, đánh giá cụ
thể chất lượng, tính bền vững, tính đồng bộ
của mỗi quy hoạch, trên cơ sở đó có các giải
pháp tiếp tục thực hiện hoặc điều chỉnh, bổ
sung những nội dung không còn phù hợp,
xây dựng mới các quy hoạch cần thiết làm cơ
sở cho sự phát triển của du lịch địa phương�
Một số điểm tài nguyên du lịch tự nhiên đã
được thể hiện trong phân kỳ thu hút đầu tư
của quy hoạch tổng thể thì cần phải được
tiến hành quy hoạch cụ thể để mời gọi đầu
tư, đồng thời có giải pháp bảo vệ tài nguyên
thời gian tới như các điểm du lịch Ao Giời–
Suối Tiên (Hạ Hòa), Đầm Vân Hội (Hạ Hòa),
Thác Cự Thắng, Ba Vực (Thanh Sơn) để liên
kết phát triển các khu du lịch�
Tiếp tục ban hành cơ chế, chính sách
khuyến khích các doanh nghiệp lữ hành xây
dựng những tour du lịch mới, liên kết các
khu du lịch trên địa bàn tỉnh� Cần phối hợp
tạo điều kiện để các hãng lữ hành nghiên
cứu xây dựng các sản phẩm du lịch độc đáo,
đặc sắc nhằm nâng cao hơn sức cạnh tranh
cho ngành du lịch mỗi địa phương� Cần tập
trung đẩy mạnh đầu tư các tuyến đường nối
Tạp chí Khoa học & Công nghệ số 4 (9) – 2017 39
KHOA HỌC XÃ HỘI
các tuyến, điểm du lịch chính của các địa
phương với những tuyến, điểm du lịch chính
của cả vùng để hình thành các chương trình
du lịch liên vùng phong phú�
* Phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng
và đa dạng hóa sản phẩm du lịch gắn với
phát triển các dịch vụ cơ bản cho khách tại
các khu DL
Tập trung đầu tư kết cấu hạ tầng giao
thông đến các điểm tài nguyên du lịch để
tăng cường sự liên kết chuỗi tài nguyên
du lịch phục vụ đa dạng hóa sản phẩm�
Khuyến khích, thu hút đầu tư xây dựng hệ
thống cơ sở lưu trú và dịch vụ theo sát xu
hướng nhu cầu thị trường; đầu tư hạ tầng,
mở rộng, đa dạng hóa các loại hình dịch vụ
vui chơi giải trí tại các khu vực trọng điểm
phát triển du lịch của tỉnh (thành phố Việt
Trì, khu du lịch Đầm Ao Châu, khu du lịch
Xuân Sơn, khu du lịch nước khoáng nóng
Thanh Thủy)� Đầu tư nghiên cứu để tạo ra
và phát triển các sản phẩm lưu niệm đặc
trưng của Phú Thọ, các sản phẩm, hàng
hóa đặc sản của địa phương phục vụ du
lịch� Mỗi điểm du lịch, địa phương trên địa
bàn tỉnh cần tìm ra lợi thế riêng, tạo sản
phẩm riêng để phát huy thế mạnh của liên
kết vùng�
* Quảng bá, phát triển thị trường DL
Đẩy mạnh các chương trình hợp tác, liên
kết quảng bá, giới thiệu, xúc tiến du lịch
trong nước với các tỉnh trong vùng Thủ đô,
vùng du lịch Trung du miền núi Bắc Bộ� Bên
cạnh đó tiếp tục mở rộng các chương trình
hợp tác song phương với các tỉnh bạn trong
nước, với tỉnh Vân Nam (Trung Quốc),
Luông Nậm Thà (Lào), Nara (Nhật Bản) và
tìm thêm cơ hội liên kết hợp tác với một số
địa phương, vùng lãnh thổ tương đương cấp
tỉnh ở các quốc gia khác� Thống nhất các
nội dung hợp tác, liên kết theo hướng cụ
thể và thực chất hơn� Tiếp tục đầu tư quảng
bá mạnh mẽ cho thương hiệu du lịch về cội
nguồn, hành trình du lịch tâm linh, du lịch
di sản với các di sản của nhân loại và thành
phố lễ hội Việt Trì, các khu điểm du lịch nghỉ
dưỡng thuộc vùng nước khoáng nóng Thanh
Thủy, khu du lịch vườn Quốc gia Xuân Sơn,
Đầm Ao Châu�
* Tăng cường bố trí nguồn lực, thu hút
vốn đầu tư; đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ
tầng kinh tế–xã hội phục vụ liên kết, phát
triển DL
Chú trọng đầu tư phát triển hệ thống cơ
sở hạ tầng đồng bộ để phục vụ kinh tế–xã hội
nói chung và ngành du lịch nói riêng� Theo
đó, tạo cơ chế khuyến khích doanh nghiệp
liên kết đầu tư phát triển du lịch liên vùng,
thay đổi tư duy từ phát triển “điểm du lịch”
thành “vùng du lịch”, “khu du lịch”�
Đối với hệ thống cơ sở vật chất vui chơi
giải trí cần ưu tiên đầu tư xây dựng các loại
hình giải trí tổng hợp hiện đại, các hoạt
động thể thao cảm giác mạnh, dã ngoại tại
các trung tâm du lịch lớn, các khu vực đô thị
kết hợp với việc đầu tư khai thác các trò chơi
dân gian trong các lễ hội của các vùng�
* Hoàn thiện quy hoạch tổng thể DL Phú
Thọ và các khu DL trọng điểm tỉnh
Điều chỉnh hợp lý nội dung các quy hoạch
du lịch của tỉnh để đảm bảo có sự cân đối
hơn giữa các mục tiêu, chỉ tiêu, định hướng,
các nhóm giải pháp phát triển du lịch về khía
cạnh kinh tế với các mục tiêu, định hướng,
giải pháp liên kết, phát triển các khu du lịch
trên địa bàn tỉnh� Liên kết các khu du lịch
Thành phố Việt Trì, khu du lịch Thanh Thủy
và khu du lịch Tân Sơn để thu hút và giữ
chân du khách đến tham quan và lưu trú tại
tỉnh Phú Thọ�
40 Tạp chí Khoa học & Công nghệ số 4 (9) – 2017
KHOA HỌC XÃ HỘI
* Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực DL
Thiết lập hệ thống cơ sở dữ liệu về nguồn
nhân lực du lịch của tỉnh nhằm đánh giá
đầy đủ số lượng, chất lượng, cơ cấu đào tạo,
những biến động về số lượng, chất lượng, cơ
cấu nguồn nhân lực ngành du lịch� Tổ chức
thường xuyên các hoạt động đào tạo, đào tạo
lại nguồn nhân lực ngành du lịch đáp ứng
yêu cầu phát triển ngành, trong đó cần chú
trọng cả công tác đào tạo phát triển đội ngũ
chuyên gia về từng lĩnh vực chuyên sâu của
hoạt động du lịch; nâng cao chất lượng đội
ngũ cán bộ, công chức quản lý nhà nước các
cấp về du lịch; nâng cao chất lượng, kỹ năng
nghề, tính chuyên nghiệp, trình độ ngoại
ngữ cho đội ngũ lao động phục vụ du lịch
theo yêu cầu công việc�
* Phát triển các lĩnh vực kinh doanh DL
Đề liên kết phát triển các khu du lịch cần
tăng thêm các loại hình kinh doanh dịch vụ
bổ sung như giải trí, thể thao, các câu lạc
bộ, Bên cạnh đó cần xây dựng các khu du
lịch mới, liên kết các khu để nâng cao giá trị
của dịch vụ du lịch� Tăng khả năng khai thác
các tài nguyên du lịch nhân văn để tránh sự
đơn điệu cũng như tính thời vụ của du lịch
Phú Thọ� Việc liên kết các khu du lịch cần
quan tâm đến các đối tượng khách du lịch,
sở thích về các dịch vụ chính và dịch vụ bổ
sung để xây dựng các vùng khu lịch mang
tính đặc trưng và phù hợp� Bên cạnh đó, việc
liên kết các khu du lịch trong tỉnh với ngoài
tỉnh cũng là một hướng đi bền vững để mở
rộng phát triển các tour và sản phẩm du lịch
chất lượng�
4. Kết luận
Phú Thọ là địa phương có những tiềm
năng, thuận lợi nhất định cho phát triển du
lịch, cả về vị trí địa lý, điều kiện tài nguyên
du lịch tự nhiên và nguồn tài nguyên du lịch
nhân văn với những giá trị văn hóa, di sản
văn hóa đặc biệt quý giá� Trong những năm
qua du lịch tỉnh Phú Thọ đã có những bước
tiến nhất định, tuy nhiên phát triển du lịch
chưa thực sự tương xứng với tiềm năng sẵn
có của địa phương� Để du lịch Phú Thọ phát
triển, trở thành một ngành nghề kinh tế
mũi nhọn của tỉnh, những năm tới du lịch
Phú Thọ cần thực hiện đồng bộ một số giải
pháp như: Hoàn thiện quy hoạch tổng thể du
lịch Phú Thọ và các khu du lịch trọng điểm
tỉnh; phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng;
thúc đẩy hoạt động liên doanh, liên kết giữa
các khu du lịch; tăng cường đầu tư mở rộng
không gian du lịch; nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực du lịch để đưa Phú Thọ trở
thành điểm đến hấp dẫn của du khách trong
nước và quốc tế�
Tài liệu tham khảo
[1] Cục Thống kê tỉnh Phú Thọ (2010), Niên giám
thống kê tỉnh Phú Thọ năm 2009, Phú Thọ�
[2] Cục Thống kê tỉnh Phú Thọ (2016), Niên giám
thống kê tỉnh Phú Thọ năm 2015, Phú Thọ�
[3] Phạm Trung Lương, Đặng Duy Lợi (2000),
Tài nguyên và môi trường du lịch Việt Nam,
Nxb Giáo dục, Hà Nội
[4] Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Phú
Thọ (2010, 2011, 2012, 2013, 2014, 2015, 2016,
2017), Báo cáo tổng kết công tác du lịch năm
(2010, 2011, 2012, 2013, 2014, 2015, 2016,
2017), Phú Thọ�
[5] Trần Mạnh Thường (2012), Việt Nam văn
hóa và du lịch, Nxb Thông tấn, Hà Nội
[6] Ủy ban Nhân dân tỉnh Phú Thọ (2012), Quy
hoạch phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ giai
đoạn 2011–2020, định hướng đến năm 2030,
Phú Thọ�
(Xem tiếp trang 67)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- thuc_trang_va_giai_phap_phat_trien_du_lich_phu_tho.pdf