Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế tỉnh Thanh Hóa theo hướng bền vững

Kết luận Kết quả đánh giá phát triển kinh tế theo hướng bền vững của tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2014–2018 ở mức khá bền vững và xu hướng biến động không ổn định. Một trong ba chỉ số phản ánh phát triển kinh tế bền vững chỉ đạt ngang mức tương đối bền vững. Mức độ phát triển bền vững của tỉnh Thanh Hoá nhìn chung thiếu sự cân đối. Tỷ lệ vốn đầu tư phát triển so với tổng sản phẩm trên địa bàn có xu hướng tăng theo hướng phát triển bền vững tốt. Trong khi năng suất lao động xã hội và tỷ lệ thu ngân sách so với chi ngân sách lại có xu hướng giảm không ổn định. Hơn nữa, tỷ lệ thu ngân sách chỉ đạt mức tương đối bền vững so với 2 chỉ tiêu còn lại. Bên cạnh đó, tăng trưởng kinh tế và cơ cấu nền kinh tế so sánh với các tiêu chí bền vững thì đang còn ở dưới mức tiềm năng, chưa cân đối được ngân sách. Thực tế đánh giá phát triển kinh tế bền vững tỉnh Thanh Hóa giai đoạn này giúp các nhà hoạch định chính sách quan tâm hơn các khía cạnh kém bền vững nhằm xây dựng được chính sách phát triển kinh tế địa phương tiến tới mục tiêu phát triển kinh tế bền vững trong thời gian tới.

pdf14 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 13/01/2022 | Lượt xem: 237 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế tỉnh Thanh Hóa theo hướng bền vững, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học Đại học Huế: Kinh tế và Phát triển; ISSN 2588-1205 Tập 128, Số 5D, 2019, Tr. 77–90; DOI: 10.26459/hueuni-jed.v128i5A.5266 * Liên hệ: lethiledhvhttdl@gmail.com Nhận bài: 9-12-2019; Hoàn thành phản biện: 10-2-2019; Ngày nhận đăng: 25-2-2019 THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ TỈNH THANH HÓA THEO HƯỚNG BỀN VỮNG Lê Thị Lệ* Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa, 562 Quang Trung 3, Đông Vệ, Tp. Thanh Hóa, Việt Nam Tóm tắt: Bài báo vận dụng phương pháp phân tích dữ liệu theo thời gian và so sánh dựa trên hệ thống ba nhóm chỉ số đánh giá về tỷ lệ vốn đầu tư so với tổng sản phẩm trên địa bàn, năng suất lao động xã hội, tỷ lệ thu so với chi ngân sách. Mục tiêu của nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp nhằm phát triển kinh tế tỉnh Thanh Hoá theo hướng bền vững. Kết quả cho thấy cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa và hiện đại hóa, nguồn vốn đầu tư thu hút ngày càng lớn, tăng trưởng kinh tế mạnh. Tuy nhiên, quy mô nền kinh tế còn nhỏ, năng lực cạnh tranh của các sản phẩm xuất khẩu chưa cao, thu nhập bình quân đầu người thấp, nguồn ngân sách vẫn cần trợ cấp của Trung ương đến 50%. Để phát triển kinh tế bền vững, các giải pháp về đổi mới cơ chế chính sách, đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tạo lập môi trường cạnh tranh... cần được thực hiện nhằm đảm bảo sự phát triển kinh tế gắn liền với đảm bảo ổn định về mặt xã hội và bảo vệ môi trường. Từ khóa: nền kinh tế, phát triển kinh tế bền vững, Thanh Hóa 1 Đặt vấn đề Với diện tích tự nhiên 11.120 km2 và dân số trên 3,5 triệu người, Thanh Hóa là tỉnh rộng thứ năm cả nước và đứng thứ 3 về dân số. Đây là tỉnh nằm ở điểm cuối của Bắc Bộ và đầu Trung Bộ; giáp với vùng Tây Bắc nối dài; có rừng, có đồng bằng, có biển. Thanh Hóa chính là vị trí mở, cửa ngõ vào Nam ra Bắc và cũng là điểm dừng chân trên đường hàng hải quốc tế. Chính những yếu tố về địa lý, tự nhiên đã đem đến cho Thanh Hóa sự giao lưu, tiếp nhận và ảnh hưởng với các nền văn hóa, kinh tế khu vực và quốc tế. Bên cạnh đó, Thanh Hóa còn có nguồn lực lao động dồi dào với trình độ tương đối cao (2,1 triệu lao động), hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế phát triển (7 khu công nghiệp tập trung và phân tán). Phát huy những lợi thế so sánh đó, Thanh Hóa đã đạt được những thành tựu nổi bật trong phát triển kinh tế những năm gần đây, chẳng hạn tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh giảm từ 13,51% (2016) xuống còn 8,43% (2018) [3]. Tuy nhiên, bên cạnh những yếu tố thuận lợi, Thanh Hóa đang gặp phải rất nhiều khó khăn, bất lợi như: địa hình trải dài, dân cư một số địa phương phân tán rộng; thiên tai, bão lũ hàng năm gây nhiều thiệt hại cho sản xuất và đời sống của nhân dân. Bên cạnh đó, lượng vốn đầu tư phát triển vẫn chủ yếu từ nguồn ngân sách trung ương; năng lực cạnh tranh của các sản phẩm còn thấp Lê Thị Lệ Tập 128, Số 5D, 2019 78 và giá trị xuất khẩu chưa cao; tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm, tốc độ tăng trưởng không đều qua các năm [4]. Đối mặt với những thách thức này, vấn đề phát triển kinh tế một cách bền vững đang trở thành chủ đề được thảo luận sôi nổi trong cộng đồng chuyên gia tư vấn kinh tế trên địa bàn. Phát triển bền vững là một cách tiếp cận ở tầm chính sách vĩ mô, là sự phát triển đáp ứng được những yêu cầu của hiện tại nhưng vẫn đảm bảo đáp ứng nhu cầu của các thế hệ mai sau [10, 15]. Phát triển kinh tế bền vững đảm bảo cho tỉnh Thanh Hóa duy trì được sự hài hòa các chỉ số (mục tiêu) trên cả ba phương diện: kinh tế, xã hội và môi trường. Về khía cạnh khoa học, hiện đã có nhiều nghiên cứu về phát triển bền vững nói chung [2, 8]. Một số nghiên cứu khác tập trung làm rõ đường lối chủ trương của Đảng về phát triển bền vững [5], phát triển bền vững ngành du lịch, ngành thủy sản, ngành nông nghiệp [4, 14], huy động nguồn vốn đầu tư phát triển kinh tế biển tỉnh Thanh Hóa [7], nhưng chưa có một nghiên cứu tổng thể về phát triển kinh tế của Thanh Hóa theo hướng bền vững. Do vậy, việc đánh giá đúng thực trạng phát triển kinh tế của tỉnh với những thành tựu đạt được và những thách thức đặt ra, từ đó có những giải pháp phát triển bền vững kinh tế tỉnh Thanh Hóa trong thời gian tới là thực sự cần thiết. Xuất phát từ những lý do nêu trên, nghiên cứu này được thực hiện nhằm đạt được hai mục tiêu: thứ nhất, phân tích số liệu của các chỉ tiêu đánh giá mức độ phát triển kinh tế bền vững của tỉnh Thanh Hóa. Thứ hai, đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển kinh tế tỉnh Thanh Hóa theo hướng bền vững. 2 Lý luận về vấn đề nghiên cứu Phát triển kinh tế bền vững là mục tiêu hướng tới của Việt Nam nói chung và tỉnh Thanh Hóa nói riêng. Theo Debra, tính bền vững về kinh tế được thể hiện trên các khía cạnh: sự gia tăng quy mô kinh tế, tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ và bình đẳng về cơ hội tham gia cũng như hưởng thụ thành quả phát triển của toàn xã hội [1]. Năm 1987, trong báo cáo “Tương lai chung của chúng ta”, Ủy Ban Thế giới về Môi trường và Phát triển (WCED – World Commission on Environment and Development) của Liên hợp quốc, "phát triển bền vững" được định nghĩa là “Sự phát triển đáp ứng được nhu cầu của hiện tại mà không làm tổn thương khả năng cho việc đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai” [10]. Trong “Phát triển bền vững của Việt Nam: Thành tựu, cơ hội, thách thức và triển vọng”, Nguyễn Quang Thái và Lê Thắng Lợi đã phân tích thực trạng phát triển của kinh tế xã hội Việt Nam trong thời gian đổi mới. Các tác giả cũng đề cập đến những nội dung của vấn đề tăng trưởng với chất lượng cao, thể hiện ở những tiêu chí như xác định cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ [11]. jos.hueuni.edu.vn Tập 128, Số 5D, 2019 79 Theo Phạm Thị Thanh Bình [13] thì nền kinh tế được coi là bền vững cần đạt được những yêu cầu sau: (1) Có tăng trưởng GDP và GDP đầu người đạt mức cao. Nước phát triển có thu nhập cao vẫn phải giữ nhịp độ tăng trưởng, nước càng nghèo có thu nhập thấp càng phải tăng trưởng mức độ cao. Các nước đang phát triển trong điều kiện hiện nay cần tăng trưởng GDP vào khoảng 5%/năm thì mới có thể xem có biểu hiện phát triển bền vững về kinh tế; (2) Cơ cấu GDP cũng là tiêu chí đánh giá phát triển bền vững về kinh tế. Chỉ khi tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ trong GDP cao hơn nông nghiệp thì tăng trưởng mới có thể đạt được bền vững; (3) Tăng trưởng kinh tế phải là tăng trưởng có hiệu quả cao, không chấp nhận tăng trưởng bằng mọi giá. Bài báo tập trung làm rõ một trong ba khía cạnh của phát triển bền vững đó là bền vững về mặt kinh tế của tỉnh Thanh Hóa. Nghiên cứu xác định phát triển kinh tế bền vững là sự tăng trưởng về kinh tế một cách hợp lý, hiệu quả và bền vững, đồng thời duy trì cơ cấu kinh tế ngành phù hợp, tăng năng suất lao động xã hội, thu hút vốn đầu tư phát triển trên địa bàn, duy trì mức thu ngân sách so với chi ngân sách hợp lý. Trên cơ sở các nghiên cứu có liên quan được nêu ở trên, hệ thống tiêu chí để đánh giá nền kinh tế được coi là phát triển bền vững đã được hiệu chỉnh cho phù hợp với thực trạng tại tỉnh Thanh Hóa và đề xuất 3 nhóm nội dung, gồm: – Tỷ lệ vốn đầu tư phát triển so với tổng sản phẩm trên địa bàn (Vốn đầu tư/GDP) – Năng suất lao động xã hội (GDP/Số LĐ bình quân) – Tỷ lệ thu ngân sách so với chi ngân sách. 3 Phương pháp 3.1 Thu thập tổng hợp tài liệu Nghiên cứu thu thập tài liệu từ các nguồn tư liệu sách, báo, tạp chí và các Quyết định của Chính phủ về phát triển kinh tế, phát triển bền vững của Việt Nam nói chung và tỉnh Thanh Hóa nói riêng. Một số tài liệu như: niên giám thống kê qua các năm của Cục thống kê tỉnh Thanh Hóa; Quyết định của Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược Phát triển bền vững Việt Nam, về việc điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội tỉnh Thanh Hóa; báo cáo phát triển kinh tế xã hội tỉnh Thanh Hóa 3.2 Phân tích, xử lý số liệu Trên cơ sở số liệu kinh tế từ các tài liệu tổng hợp và của Cục thống kê, nghiên cứu tiến hành thống kê và xử lý dữ liệu về tình hình tốc độ tăng trưởng kinh tế, nguồn vốn đầu tư, cơ cấu ngành kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế bằng các biểu đồ trực quan thông qua phần mềm Excel; thống kê và tính toán chỉ số năng lực cạnh tranh của tỉnh. Lê Thị Lệ Tập 128, Số 5D, 2019 80 Ngoài ra, để đánh giá mức độ phát triển bền vững cấp địa phương, tác giả đưa ra một số nguyên tắc đánh giá như sau: – Quy chuẩn đánh giá Đa số các chỉ thị được chuẩn hóa sử dụng giá trị ngưỡng chuẩn hóa từ quy hoạch của địa phương, các ngành và quốc gia trong một thời kỳ. Số liệu của nghiên cứu từ năm 2014 đến 2018, để xác định giá trị Cực tiểu, Cực đại để chuyển đổi dữ liệu về miền giá trị từ 0–1 với ý nghĩa biến động cùng chiều hướng, giá trị của chỉ số sau chiều hướng càng lớn, càng tiến tới 1 thì mức độ bền vững càng cao và ngược lại [12]. Công thức tính Chỉ tiêu đánh giá gồm chỉ tiêu thuận (1) và chỉ tiêu nghịch (2) 𝑖 = Giá trị thực tế – Giá trị tối thiểu Giá trị thực tế – Giá trị tối đa (1) 𝑖 = 1 − Giá trị thực tế – Giá trị tối thiểu Giá trị thực tế – Giá trị tối đa (2) trong các công thức của chỉ tiêu đánh giá được lấy theo mục tiêu phát triển của tỉnh Thanh Hóa và của ngành cụ thể trong giai đoạn này. – Mức độ phát triển bền vững Nghiên cứu đề xuất áp dụng thang chia mức độ đánh giá phát triển bền vững [12], với 5 mức độ: 0,0–0,2: Phát triển rất kém bền vững; 0,2–0,4: Phát triển kém bền vững; 0,4–0,6: Phát triển tương đối bền vững; 0,6–0,8: Phát triển khá bền vững; 0,8–1,0: Phát triển rất bền vững. Khung chia mức độ phát triển này sẽ là cơ sở đánh giá mức độ phát triển bền vững theo từng thành phần và mức độ phát triển bền vững chung của địa phương. 3.3 So sánh, đánh giá Phân tích, xử lý các số liệu kinh tế, so sánh tốc độ tăng trưởng kinh tế qua các năm, năm sau với năm trước của tỉnh Thanh Hóa với các tỉnh khác; so sánh năng lực cạnh tranh của tỉnh Thanh Hóa so với các tỉnh duyên hải miền Trung; đánh giá sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ năm 2010 đến năm 2018, từ đó đánh giá được sự tăng trưởng nền kinh tế của Thanh Hóa. 4 Kết quả 4.1 Phân tích thực trạng phát triển kinh tế tỉnh Thanh Hóa theo hướng bền vững Đánh giá về nền kinh tế Kinh tế của Thanh Hóa có những bước tăng trưởng mạnh mẽ. Từ năm 2010 tăng trưởng đạt 8,74%, đến năm 2018 đạt 15,16%, gấp 2,23 lần mức trung bình cả nước (Hình 1), thuộc nhóm các tỉnh, thành phố dẫn đầu mức tăng trưởng trong cả nước. Một tiêu chí khác để đánh giá về mức jos.hueuni.edu.vn Tập 128, Số 5D, 2019 81 tăng trưởng kinh tế đó là GDP bình quân đầu người. GDP/người là một trong những chỉ tiêu thống kê kinh tế tổng hợp quan trọng, phản ánh kết quả sản xuất tính bình quân đầu người trong một năm. Theo số liệu thống kê, GDP bình quân đầu người năm 2018 đạt 1.990 USD so với 670 USD của năm 2010 (cả nước: 2.587 USD – năm 2018). Trong cơ cấu kinh tế, tốc độ tăng trưởng cao nhất thuộc lĩnh vực công nghiệp – xây dựng, đạt 17,5% (2018) chủ yếu do Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn tiến hành chạy thử và có sản phẩm thương mại đạt 100% công suất thiết kế (200 thùng dầu thô/ngày). Hình 1. GDP và tốc độ tăng trưởng kinh tế Thanh Hóa trong giai đoạn 2010–2018 [3] Nguồn: Chi cục thống kê tỉnh Thanh Hóa, 2019 Kinh tế của tỉnh phát triển đã đạt được về tốc độ tăng trưởng. Quy mô nền kinh tế còn nhỏ với một tỉnh có dân số trên 3,5 triệu người. Nguồn ngân sách vẫn cần trợ cấp từ ngân sách Trung ương tới 50%. Tổng thu ngân sách năm 2018 vẫn thấp hơn tổng chi (Bảng 1). Thu nhập bình quân đầu người của tỉnh mới bằng 75% mức bình quân của cả nước. Tổng thu nguồn ngân sách vẫn thấp hơn tổng chi hơn 6 nghìn tỉ đồng [3, 9]. Bảng 1. Thu chi ngân sách tỉnh Thanh Hóa năm 2018 Dự toán (tỷ đồng) Ước thực hiện (tỷ đồng) Tổng thu 21.817 21.102 Thu nội địa 13.142 14.741 Thu từ hoạt động xuất nhập khẩu 8.675 6.361 Tổng chi 27.992 30.562 Nguồn: Báo cáo số liệu kinh tế – xã hội tỉnh Thanh Hóa, 2019 Các nguồn lực về tài nguyên thiên nhiên, địa lý, địa hình không còn có ý nghĩa quyết định đối với tăng trưởng kinh tế. Trong bối cảnh biến đổi khí hậu, diện tích rừng giảm đi, tốc độ mất Lê Thị Lệ Tập 128, Số 5D, 2019 82 rừng nhiều hơn tốc độ trồng rừng mới, những ngành nghề phát triển dựa vào lợi thế về biển mất dần sức cạnh tranh trên thị trường. Do thời tiết nắng nóng, hanh khô kéo dài nên tình trạng cháy rừng vẫn còn diễn ra. Ngày 06/7/2018 đã xảy ra một vụ cháy rừng tại xã Châu Lộc, huyện Hậu Lộc và khu vực liền kề thuộc thôn Chà Là, xã Hoằng Khánh, huyện Hoằng Hóa, với diện tích cháy 11,4 ha; một vụ cháy thực bì dưới tán rừng tại xã Hoằng Trung, huyện Hoằng Hóa với diện tích cháy 0,03 ha. Vốn đầu tư phát triển kinh tế Tổng vốn đầu tư toàn xã hội tăng nhanh từ 28 nghìn tỉ đồng năm 2010 lên 130 nghìn tỉ đồng năm 2018 (Hình 2). Tổng giá trị hàng hóa và dịch vụ xuất khẩu năm 2018 là 1.950 triệu USD. Hình 2. Tổng vốn đầu tư của tỉnh Thanh Hóa trong giai đoạn 2010–2018 [3] Nguồn: Chi cục thống kê tỉnh Thanh Hóa, 2019 Vốn đầu tư hiện nay ở Thanh Hóa cho một số công trình, dự án lớn vẫn chủ yếu từ nguồn ngân sách từ Trung ương. Nguồn vốn ngoài nhà nước chiếm ưu thế, gấp hai lần so với nguồn vốn nhà nước và nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (Bảng 2). Bên cạnh đó, việc thu hút các nguồn vốn khác bổ sung cho nguồn ngân sách nhà nước của tỉnh còn thấp. Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Thanh Hóa chưa nhiều. Bảng 2. Nguồn vốn đầu tư tỉnh Thanh Hóa Thực hiện năm 2017 (tỷ đồng) Ước thực hiện năm 2018 (tỷ đồng) Vốn nhà nước 29.49,8 29.684,1 Vốn ngoài nhà nước 52.255,3 56.052,1 Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 23.426,6 14.24,6 Nguồn: Báo cáo số liệu kinh tế – xã hội tỉnh Thanh Hóa Mặc dù đã đạt được nhiều thành công trong tăng trưởng và phát triển kinh tế ở mức khá bền vững, nhưng sự phát triển này là không đồng đều và thiếu sự ổn định chung. Do đó, cần phải jos.hueuni.edu.vn Tập 128, Số 5D, 2019 83 có sự thay đổi mạnh mẽ cả về tư duy, nhận thức, mục tiêu và giải pháp phát triển kinh tế của tỉnh theo hướng bền vững trong tương lai. Về năng lực cạnh tranh Kinh tế tăng trưởng cao trong một thời gian dài nên quy mô nền kinh tế của tỉnh tăng lên rõ rệt. Điều này đã làm cho vị thế kinh tế của Thanh Hóa được nâng lên đáng kể. Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) trong năm 2018 của Thanh Hóa đứng thứ 25 toàn quốc, tăng ba bậc so với năm 2017 và sáu bậc so với năm 2016. Trong khu vực Duyên hải miền Trung, Thanh Hóa đứng thứ 7/12 tỉnh, thành phố và nằm trong tốp khá (đứng đầu khu vực này là Thành phố Đà Nẵng, tiếp đến là tỉnh Quảng Nam) [9]. Trong 10 chỉ số thành phần PCI năm 2018 của tỉnh Thanh Hóa, cao nhất là Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp, tiếp đến là Gia nhập thị trường, Đào tạo lao động, Chi phí thời gian, Tiếp cận đất đai. Tuy nhiên, năng lực cạnh tranh quốc gia còn thấp và chậm được cải thiện trong bức tranh chung năng lực cạnh tranh tổng thể của Việt Nam so với các quốc gia khác trên thế giới. Về cơ cấu các thành phần kinh tế Cơ cấu các thành phần kinh tế của Thanh Hóa có sự thay đổi tích cực. Bên cạnh khu vực kinh tế nhà nước, đến nay đã có đầy đủ các thành phần kinh tế hoạt động cạnh tranh lành mạnh, hỗ trợ và tạo động lực cho nhau để phát triển. Các thành phần kinh tế đã phát huy tiềm năng và thế mạnh để phát triển. Trong lĩnh vực công nghiệp, khu vực kinh tế ngoài nhà nước ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong GDP (chiếm 36%); khu vực kinh tế có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ngày càng đóng vai trò quan trọng trong tăng trưởng, chiếm khoảng trên 54% GDP (2018) [3]. Khu vực kinh tế nhà nước đang được tổ chức lại, đổi mới và chiếm tỷ trọng ngày càng nhỏ dần trong GDP. Sự phát triển tích cực của các thành phần kinh tế trong thời gian qua đã góp phần tạo nhiều công ăn việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp, góp phần ổn định tình hình kinh tế, chính trị, xã hội. Cơ cấu ngành kinh tế Cơ cấu kinh tế theo ngành của tỉnh Thanh Hóa chuyển dịch theo hướng khá hợp lý; tỷ trọng đóng góp của công nghiệp và dịch vụ tăng lên trong GDP (năm 2018 so với năm 2010, tỉ trọng ngành công nghiệp xây dựng tăng 7,7%; tỷ trọng của ngành nông nghiệp giảm xuống 10,7%) (Hình 3). Hoạt động sản xuất ngành nông nghiệp được tỉnh chú trọng tái cơ cấu, hỗ trợ xây dựng vùng thâm canh lúa năng suất, chất lượng, hiệu quả cao tại các xã miền núi; chuyển đổi 4.400 ha đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng các loại cây có giá trị cao hơn. Lê Thị Lệ Tập 128, Số 5D, 2019 84 Hình 3. Tỉ trọng giá trị các ngành kinh tế tỉnh Thanh Hóa trong cơ cấu GDP năm 2010 và 2018 [3] Nguồn: Chi cục thống kê tỉnh Thanh Hóa, 2019 Ngành công nghiệp có sự tăng trưởng nhanh chóng, giá trị sản xuất công nghiệp đạt 95.065 tỷ đồng năm 2018. So với năm 2010, sản lượng của một số sản phẩm tăng cao: thủy sản đông lạnh chế biến: 41,6 nghìn tấn (23 lần); quần áo may sẵn: 229,8 triệu cái (8,8 lần); giầy thể thao: 81 triệu đôi (8,0 lần); phân bón các loại: 313 nghìn tấn (3,3 lần); điện thương phẩm: 3,9 tỉ kWh (2,2 lần); xi măng các loại: 13.948 nghìn tấn (1,9 lần); xăng các loại (1,259 triệu tấn) và dầu Diezen (1,361 triệu tấn) bắt đầu có sản phẩm năm 2018 [3]. Điều này tạo ra bước tăng trưởng đột biến về thu ngân sách nhà nước và là động lực thúc đẩy phát triển mạnh mẽ kinh tế – xã hội của tỉnh Thanh Hóa. Ngành dịch vụ tiếp tục phát triển khá, khởi sắc trên nhiều lĩnh vực như tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ đạt 94.270 tỷ đồng (2018), tăng 13,3% so với năm 2017. Xuất khẩu tiếp tục tăng trưởng cao. Kim ngạch xuất khẩu ước đạt 2,76 tỷ USD, tăng 36,1% so với năm 2017. Doanh thu dịch vụ lưu trú và ăn uống đạt 10.093 tỷ đồng [3]. Thu hút đầu tư Đến nay, bên cạnh các dự án lớn được khởi công và đầu tư trong thời gian qua như Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn (nguồn vốn đầu tư: 9,3 tỉ USD, trong đó vốn FDI gần 7 tỉ USD); Nhiệt điện Nghi Sơn II, Dự án số 1 – Khu đô thị mới trung tâm thành phố Thanh Hóa; Khu đô thị Đông Hải (thành phố Thanh Hóa); Nhà máy điện mặt trời (huyện Yên Định); Nhà máy giết mổ, chế biến gia cầm xuất khẩu Việt Avis (huyện Hoằng Hóa), tỉnh Thanh Hóa tiếp tục thu hút được 233 dự án đầu tư trực tiếp (9 dự án FDI) với tổng vốn đầu tư đăng ký 20.337 tỷ đồng và 80,36 triệu USD. Nhiều dự án có quy mô lớn đã được chấp thuận đầu tư như Khu phát triển GAS&LNG và các loại hình phụ trợ lọc hóa dầu tại Khu Kinh tế Nghi Sơn (3.805 tỷ đồng); Khu nghỉ dưỡng sinh thái và nhà lưu trú khách du lịch Đảo Ngọc (1.611 tỷ đồng); Khu đô thị sinh thái biển Đông Á Sầm Sơn (3.800 tỷ đồng); nhà máy viên nén gỗ Văn Lang Yufukuya tại Khu Kinh tế Nghi Sơn (9,7 triệu USD); nhà máy sản xuất tất và áo lót cao cấp tại xã Định Liên, Yên Định (35,45 triệu USD) [6, 9]. Bên cạnh đó, các nhà đầu tư lớn như Tập đoàn SunGroup, VinGroup, FLC, Tập đoàn Nguyễn Hoàng đang tiếp tục đề xuất đầu tư các dự án quy mô lớn trong lĩnh vực du lịch, dịch vụ, hàng không, đô thị, đem đến những triển vọng phát triển mới cho Thanh Hóa trong thời gian tới. Nông lâm - Ngư nghiệp 24% Công nghiệp xây dựng 36% Dịch vụ 37% Thuế sản phẩm từ trợ cấp sản phẩm 3% Năm 2010 Nông lâm - Ngư nghiệp 13% Công nghiệp xây dựng 44% Dịch vụ 37% Thuế sản phẩm từ trợ cấp sản phẩm 6% Năm 2018 jos.hueuni.edu.vn Tập 128, Số 5D, 2019 85 Về chuyển dịch cơ cấu kinh tế Tăng trưởng và phát triển kinh tế đi liền với chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đặc biệt là cơ cấu ngành kinh tế. Trong thời gian qua, cơ cấu kinh tế Thanh Hóa chuyển dịch từ khu vực nông lâm ngư nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ. Trong ngành nông nghiệp, các sản phẩm nông nghiệp chăn nuôi và thủy sản tăng tỉ trọng. Công nghiệp khai thác giảm tỉ trọng và công nghiệp chế biến tăng tỉ trọng, đặc biệt các sản phẩm công nghiệp lọc hóa dầu, dệt may, điện tử. Tỉ trọng ngành dịch vụ tăng nhanh như du lịch, dịch vụ cảng biển. Nhìn chung, có thể thấy mức độ phát triển kinh tế bền vững của tỉnh Thanh Hóa là chưa ổn định, thiếu sự cân bằng giữa các chỉ số. Tỷ lệ vốn đầu tư cho đến thời điểm hiện tại có xu hướng tăng trong khi năng suất lao động xã hội và tỷ lệ thu ngân sách so với chi ngân sách lại có xu hướng giảm. 4.2 Phân tích các chỉ số phát triển kinh tế bền vững tỉnh Thanh Hóa Số liệu thống kê phát triển kinh tế bền vững tỉnh Thanh Hóa được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau. Nghiên cứu tại tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2014–2018 thu thập, tính toán được ba chỉ tiêu chung đánh giá phát triển kinh tế bền vững của bộ chỉ tiêu giám sát, đánh giá phát triển bền vững cấp địa phương (Bảng 3) Bảng 3. Số liệu đánh giá phát triển kinh tế bền vững tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2014–2018 Chỉ tiêu 2014 2015 2016 2017 2018 Tỷ lệ vốn đầu tư phát triển trên địa bàn so với tổng sản phẩm trên địa bàn (Vốn đầu tư/GDP) (Lần) 1,26 1,50 1,93 1,66 0,94 Năng suất lao động xã hội (GDP/Số LĐ bình quân) (Triệu đồng/LĐ) 38,92 48,89 62,16 73,24 65,21 Tỷ lệ thu ngân sách so với chi ngân sách trên địa bàn (Lần) 0,45 0,47 0,71 0,63 0,50 Nguồn: Tổng hợp của tác giả Từ bộ dữ liệu thu thập được, nghiên cứu tính toán các chỉ số nhằm đánh giá mức độ phát triển kinh tế bền vững trên từng chỉ tiêu (Bảng 4). Bảng 4. Chỉ số đánh giá phát triển kinh tế bền vững tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2014–2018 sau chuẩn hóa Chỉ tiêu 2014 2015 2016 2017 2018 Tỷ lệ vốn đầu tư phát triển trên địa bàn so với tổng sản phẩm trên địa bàn 0,674 0,455 0,364 0,413 0,867 Năng suất lao động xã hội 0,026 0,303 0,671 0,979 0,756 Tỷ lệ thu ngân sách so với chi ngân sách trên địa bàn 0,125 0,185 0,764 0,576 0,459 Nguồn: Tổng hợp của tác giả Lê Thị Lệ Tập 128, Số 5D, 2019 86 Kết quả cho thấy chỉ tiêu tỷ lệ vốn đầu tư phát triển trên địa bàn so với tổng sản phẩm trên địa bàn là không ổn định. Năm 2014, tỷ lệ vốn đầu tư là 0,674, ở mức khá bền vững, nhưng đến 3 năm tiếp theo là 2015, 2016 và 2017 tỷ lệ này giảm và tăng không đều nhau và chỉ ở mức tương đối bền vững. Đặc biệt, năm 2016 tỷ lệ này đạt 0,364, ở mức kém bền vững. Chỉ tiêu năng suất lao động xã hội có xu hướng tăng đều từ năm 2014 đến năm 2017. Năm 2017 chỉ số năng suất lao động xã hội là 0,979, ở mức phát triển rất bền vững. Tuy nhiên, sang năm 2018 chỉ số này đã giảm xuống còn 0,756 nhưng vẫn ở mức bền vững. Tỷ lệ thu ngân sách so với chi ngân sách năm 2016 có chỉ số là 0,764. Đây là mức độ phát triển khá bền vững của tỉnh Thanh Hóa đối với chỉ tiêu trên. Chỉ số này có xu hướng tăng từ năm 2014 đến năm 2016 nhưng từ 2016 đến 2018 lại có xu hướng giảm xuống ở mức tương đối bền vững. Nhìn chung, có thể thấy mức độ phát triển kinh tế bền vững của tỉnh Thanh Hóa là chưa ổn định, thiếu sự cân bằng giữa các chỉ số. Tỷ lệ vốn đầu tư cho đến thời điểm hiện tại có xu hướng tăng trong khi năng suất lao động xã hội và tỷ lệ thu ngân sách so với chi ngân sách lại có xu hướng giảm. 4.3 Giải pháp Dựa trên các phân tích ở trên, một số giải pháp cần được thực hiện nhằm tăng mức độ bền vững của kinh tế tỉnh Thanh Hóa, bao gồm: Thứ nhất, tăng cường hợp tác quốc tế, đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư, tăng tỷ lệ vốn đầu tư so với tổng sản phẩm trên địa bàn. Hiện nay, vốn đầu tư ở Thanh Hóa cho một số công trình, dự án lớn vẫn chủ yếu từ nguồn ngân sách từ Trung ương, vốn đầu tư ngoài ngân sách nhà nước còn thấp do các doanh nghiệp của Thanh Hóa chủ yếu là vừa và nhỏ, năng lực cạnh tranh thấp. Bên cạnh đó, các mặt hàng xuất khẩu đa dạng và doanh thu tăng qua các năm, nhưng năng lực cạnh tranh của các sản phẩm còn thấp và giá trị xuất khẩu chưa cao so với nguồn vốn đầu tư. Do vậy, lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa cần có kế hoạch và chính sách tăng cường mối quan hệ hợp tác lâu dài, cùng có lợi giữa tỉnh Thanh Hóa, Việt Nam với các nước trong khu vực và quốc tế nhằm phát huy vai trò hội nhập kinh tế thông qua các hoạt động đối ngoại, giao lưu, hợp tác quốc tế. Cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh, rà soát, sửa đổi, điều chỉnh, xóa bỏ những quy định không phù hợp với các cam kết quốc tế, đảm bảo thích ứng với những thay đổi trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập [6, 9]. Thứ hai, đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế theo hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế và chuyển nền kinh tế phát triển theo chiều rộng và cả chiều sâu. Cơ cấu kinh tế của tỉnh Thanh Hóa đã có sự chuyển dịch theo hướng hiện đại hóa, nhưng sự chuyển dịch còn diễn ra chậm, chưa đáp ứng được yêu cầu. Việc ứng dụng khoa học công nghệ jos.hueuni.edu.vn Tập 128, Số 5D, 2019 87 còn chưa rộng rãi, năng suất, hiệu quả, sức cạnh tranh thấp dẫn đến năng lực cạnh tranh nền kinh tế còn thấp. Tỉnh Thanh Hóa cần tăng cường năng lực về khoa học công nghệ trong phát triển kinh tế, nhất là phát triển mạnh mẽ công tác R&D trong hoạt động sản xuất, kinh doanh. Tập trung vào phát triển các ngành công nghệ cao, các sản phẩm có giá trị gia tăng cao và thân thiện với môi trường thuộc các ngành nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ với các sản phẩm như: xăng dầu, công nghệ thông tin, cảng biển, dịch vụ hậu cần cảng, du lịch, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (khoai tây, ngô ngọt, ngô bao tử, dưa bao tử, dưa xuất khẩu, ớt xuất khẩu), tăng cường đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật hiện đại. Nghiên cứu và triển khai áp dụng mạnh mẽ mô hình tăng trưởng xanh. Đây là mô hình mà các quốc gia phát triển đã và đang áp dụng. Chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo hướng giảm tỷ trọng các ngành công nghiệp khai khoáng, sản xuất vật liệu xây dựng và ngành có tác động xấu đến môi trường; tăng tỷ trọng các ngành sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao, chế biến sâu, sản xuất thân thiện môi trường, sản phẩm hướng vào xuất khẩu, như các ngành công nghiệp chế biến chủ lực gồm lọc hóa dầu và hóa chất; may mặc, giày da; xi măng; chế biến nông, lâm, thủy sản; sản xuất điện; cơ khí chế tạo; điện tử – công nghệ thông tin, phần mềm; dược phẩm và sản phẩm ứng dụng công nghệ sinh học; thép; phân bón, thức ăn chăn nuôi. Đưa tốc độ tăng trưởng công nghiệp bình quân hàng năm đạt 18– 19% [6]. Khu vực ưu tiên phát triển về công nghiệp như: lọc hóa dầu và hóa chất; may mặc, giày da; xi măng; chế biến nông, lâm, thủy sản; sản xuất điện. Thứ ba, sử dụng tốt các nguồn lực để tăng năng suất lao động xã hội. Tăng năng suất lao động xã hội là yếu tố quyết định đến khả năng cạnh tranh của nền kinh tế, của doanh nghiệp và sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ. Đạt được năng suất lao động xã hội cao mới đảm bảo kinh tế phát triển nhanh và bền vững, vượt qua bẫy thu nhập trung bình. Lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa cần chú trọng hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp để doanh nghiệp thực sự trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế. Môi trường kinh doanh và môi trường đầu tư cần được cải thiện nhằm khuyến khích tất cả các thành phần kinh tế đầu tư sản xuất kinh doanh. Xây dựng một số thương hiệu hàng hóa, đầu tư hạ tầng khu công nghiệp, cụm công nghiệp – làng nghề, cảng biển, kho vận, chủ động xúc tiến thương mại, tìm kiếm bạn hàng, nhất là các đối tác nước ngoài, phát triển thị trường mới. Thúc đẩy, hỗ trợ doanh nghiệp trong nước tham gia các chuỗi giá trị toàn cầu, gắn kết chặt chẽ với khu vực FDI, tăng cường chuyển giao công nghệ, tăng tỷ lệ nội địa hóa, tỷ trọng cung ứng sản phẩm, linh kiện, chi tiết nội địa cho các doanh nghiệp FDI. Đẩy mạnh khởi nghiệp sáng tạo, sân chơi kinh doanh thay đổi theo hướng cán cân quyền lực thị trường từ phía người sở hữu quan hệ sang người sở hữu tri thức sáng tạo. Nghiên cứu cải cách chính sách tín dụng, thuế, khuyến khích mạnh mẽ cho nâng cao năng suất lao động xã hội, đổi mới công nghệ. Nghiên cứu chính sách tiền lương, tiền công phù hợp cơ chế thị trường, phù hợp giữa tăng tiền lương và tăng năng suất lao động xã hội. Lê Thị Lệ Tập 128, Số 5D, 2019 88 Chất lượng nguồn nhân lực cần được nâng cao, có cơ chế thu hút đội ngũ chuyên gia đầu ngành đến làm việc tại địa phương. Các cơ sở giáo dục tập trung rà soát, đánh giá lại năng lực đào tạo của từng chuyên ngành; xác định rõ những ngành, nghề có thế mạnh, ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh để tập trung xây dựng thành các khoa, ngành đào tạo chất lượng cao, đạt chuẩn quốc gia và khu vực, đồng thời đổi mới nội dung giáo dục – đào tạo theo yêu cầu của thị trường lao động Thứ tư, cân đối thu chi ngân sách theo hướng bền vững. Tỷ lệ thu ngân sách so với chi ngân sách trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa chỉ đạt ở mức tương đối bền vững. Bài toán tổng thể lớn nhất trong chính sách thu – chi của tỉnh Thanh Hóa giờ đây là bền vững chứ không phải là giải pháp tình thế. Bền vững không phải chỉ ở thu mà quan trọng hơn là chi. Bền vững còn liên quan đến nợ công, trong đó cần lưu ý đến nợ quốc gia do doanh nghiệp vay nợ nước ngoài. Không chỉ là doanh nghiệp nhà nước vay mà doanh nghiệp tư nhân cũng đã vay nước ngoài, bên cạnh đó còn là nợ chính quyền địa phương. Lãnh đạo tỉnh cần phải mạnh tay siết chặt kỷ luật ngân sách, có giải pháp mạnh để giảm chi. Tỉnh Thanh Hóa cần cải cách mạnh mẽ chính sách thu, cải cách hệ thống thuế nhằm giảm bớt gánh nặng thuế khóa, tạo nguồn thu ngân sách ổn định và cân bằng cần. Đồng thời, vấn đề trọng tâm là phải giảm chi ngân sách chứ không phải tăng thu, đó là giảm tỷ lệ chi thường xuyên thông qua việc giảm tốc độ tăng biên chế và quỹ lương cho cán bộ, công chức và viên chức của Chính phủ. Bên cạnh đó, cần sửa đổi các quy định về phân cấp ngân sách, hướng tới quản lý NSNN theo kết quả, tăng cường tính kỷ luật, minh bạch và trách nhiệm giải trình về tài chính của địa phương, đặc biệt cẩn trọng với vấn đề vay nợ của chính quyền địa phương cũng như nâng cao hiệu quả đầu tư công... Thứ năm, đổi mới và hoàn thiện hệ thống chính sách kinh tế, tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng, bảo vệ môi trường và đảm bảo công bằng xã hội. Việc đổi mới hệ thống chính sách kinh tế, bảo vệ môi trường và chính sách xã hội phải được tiến hành đồng thời và kết hợp theo hướng mỗi chính sách kinh tế phải gắn với mục tiêu phát triển bền vững. Đổi mới chính sách xã hội theo hướng đảm bảo công bằng xã hội. Chính sách môi trường phải thực sự làm tăng trưởng kinh tế và thực hiện tốt mục tiêu phát triển bền vững về môi trường. Tỉnh cần chú trọng tạo lập môi trường để các chủ thể trong nền kinh tế cạnh tranh với nhau một cách bình đẳng, phải lấy thị trường làm căn cứ để phân bổ nguồn lực vốn có hiệu quả, hạn chế tới mức thấp nhất sự can thiệp hành chính của Nhà nước vào nền kinh tế. Đảm bảo cho mọi chủ thể trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh công bằng và bình đẳng, có cơ hội ngang nhau trong việc tiếp cận nguồn lực vốn. Thanh Hóa với mục tiêu lâu dài là phát triển bền vững gắn tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hóa – xã hội, giáo dục – đào tạo, khoa học – công nghệ, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. jos.hueuni.edu.vn Tập 128, Số 5D, 2019 89 Thực hiện tốt các chương trình giảm nghèo, giải quyết việc làm, bảo đảm an sinh xã hội, nâng cao đời sống nhân dân. 5 Kết luận Kết quả đánh giá phát triển kinh tế theo hướng bền vững của tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2014–2018 ở mức khá bền vững và xu hướng biến động không ổn định. Một trong ba chỉ số phản ánh phát triển kinh tế bền vững chỉ đạt ngang mức tương đối bền vững. Mức độ phát triển bền vững của tỉnh Thanh Hoá nhìn chung thiếu sự cân đối. Tỷ lệ vốn đầu tư phát triển so với tổng sản phẩm trên địa bàn có xu hướng tăng theo hướng phát triển bền vững tốt. Trong khi năng suất lao động xã hội và tỷ lệ thu ngân sách so với chi ngân sách lại có xu hướng giảm không ổn định. Hơn nữa, tỷ lệ thu ngân sách chỉ đạt mức tương đối bền vững so với 2 chỉ tiêu còn lại. Bên cạnh đó, tăng trưởng kinh tế và cơ cấu nền kinh tế so sánh với các tiêu chí bền vững thì đang còn ở dưới mức tiềm năng, chưa cân đối được ngân sách. Thực tế đánh giá phát triển kinh tế bền vững tỉnh Thanh Hóa giai đoạn này giúp các nhà hoạch định chính sách quan tâm hơn các khía cạnh kém bền vững nhằm xây dựng được chính sách phát triển kinh tế địa phương tiến tới mục tiêu phát triển kinh tế bền vững trong thời gian tới. Tài liệu tham khảo 1. Debra Lam (2014), Vietnam’s Sustainable Development Policies, Vision VS Implementation, World Scienctific Books. 2. Mai Việt Dũng (2015), Vấn đề phát triển kinh tế bền vững ở Việt Nam hiện nay, Tạp chí Lý luận chính trị, Tr. 7. 3. Cục thống kê tỉnh Thanh Hóa (2018), Niên giám thống kê năm 2018, Thanh Hóa. 4. Lê Thị Lệ (2016), Chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2010– 2014, Tạp chí Khoa học, số 5. Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, 61, 157–167. 5. Thủ tướng chính phủ (2012), Phê duyệt Chiến lược Phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011– 2020, Quyết định số 432/QĐ-TTg ngày 12/4/2019. 6. Thủ tướng chính phủ (2015), Điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020 và tầm nhìn 2030. Quyết định số 872/QĐ-TTg ngày 17/6/2015. 7. Đỗ Thị Hà Thương (2016), Huy động nguồn vốn đầu tư phát triển kinh tế biển tỉnh Thanh Hóa, Luận án tiến sĩ kinh tế – Học viện Tài chính, Hà Nội. 8. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (2015), Giáo trình Phát triển bền vững của Viện Kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, 9. UBND Tỉnh Thanh Hóa (2018), Báo cáo phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2011–2015 và tình hình phát triển kinh tế xã hội tỉnh Thanh Hóa năm 2018, Thanh Hóa. Lê Thị Lệ Tập 128, Số 5D, 2019 90 10. World Commission on Environment and Development (WCED) (1987), Our Common Future. Oxford University Press, Oxford & New York. 11. Nguyễn Quang Thái, Lê Thắng Lợi (2007), Phát triển bền vững của Việt Nam: Thành tựu, cơ hội, thách thức và triển vọng, Nxb. Lao động – Xã hội, Hà Nội. 12. Nguyễn Minh Thu (2013), Nghiên cứu thống kê đánh giá phát triển bền vững ở Việt Nam. Luận án tiến sĩ Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội 13. Phạm Thị Thanh Bình (2016), Phát triển bền vững ở Việt Nam: Tiêu chí đánh giá và định hướng phát triển, Viện Kinh tế và Chính trị Thế giới, Hà Nội. 14. Trần Ngọc Ngoạn (2007), Một số vấn đề lý thuyết và kinh nghiệm quốc tế trong phát triển bền vững nông thôn, Tạp chí Nghiên cứu Phát triển bền vững, N2-2007, Tr. 3–15. 15. Vũ Văn Hiển (2014), Phát triển bền vững ở Việt Nam, Tạp chí cộng sản (Communist Review), Số tháng 1-2014. STATUS AND SOLUTIONS FOR THANH HOA’S ECONOMIC DEVELOPMENT TOWARDS SUSTAINABILITY Le Thi Le* Thanh Hoa University of Culture, Sports, and Tourism, 562 Quang Trung 3 St., Dong Ve, Thanh Hoa City, Vietnam Abstract: On the basis of the method of data analysis over time and the comparison of the rate of development investment capital to the local total product, social labor productivity, and the rate of revenue to the budget expenditures in Thanh Hoa province, the author evaluates the status and solutions for economic development towards sustainability in the locality. The results show that the economic structure shifted towards industrialization and modernization with increasing investment capital and strong economic growth. However, the scale of the economy is still small; the competitiveness of export products is weak; the income per capita is low, and the local budget still needs 50% of the central subsidy. To ensure sustainable economic development, it is necessary to take solutions such as policy mechanism renovation, economic growth model renovation, human resource quality enhancement, and competitive environment establishment. These measures, in turn, can ensure economic development with social stability and environmental protection. Keywords: economy, sustainable economic development, Thanh Hoa

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfthuc_trang_va_giai_phap_phat_trien_kinh_te_tinh_thanh_hoa_th.pdf
Tài liệu liên quan