Thực trạng và giải pháp phát triển nuôi trồng thuỷ sản của xã Quảng An

LỜI MỞ ĐẦU 1.Lý do chọn đề tài Với cánh cửa của WTO ngày càng mở rộng khi Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của tổ chức này, thì đây là một điều kiện hết sức thuận lợi để Việt Nam phát triển nền kinh tế một cách toàn diện trong giai đoạn hội nhập. Gia nhập vào WTO chúng ta có rất nhiều cơ hội để phát triển kinh tế từ kinh tế nông nghiệp đến kinh tế ngoại thương. Trong điều kiện đó thì xuất khẩu sản phẩm thuỷ sản cũng dễ dàng hơn vào thị trường các nước trên thế giới. Trên thực tế thì hiện nay Việt Nam vẫn là một nước nông nghiệp với 75% dân cư sinh sống ở nông thôn và trên 75% lực lượng lao động xã hội làm việc trong khu vực này. Sự phát triển của nông nghiệp có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của nền kinh tế và sự ổn định chính trị, xã hội của đất nước. Do vậy, khi gia nhập WTO nông nghiệp Việt Nam có nhiều cơ hội để phát triển. Thuỷ sản cũng là một bộ phận của ngành nông nghiệp theo nghĩa rộng bao gồm nông - lâm - ngư nghiệp. Và có thể nói ngành thuỷ sản đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân của nước ta. Có một đặc điểm là nguồn lợi thuỷ sản mang tính tái tạo, tái sinh. Nhưng khi con người khai thác quá khả năng tái sinh thì nguồn lợi sẽ bị cạn kiệt. Trên thực tế hiện nay khi sản lượng thuỷ sản mà con người khai thác ngày càng bị suy giảm. Nếu như con người không tiến hành giải pháp khác thì nguy cơ cạn kiệt nguồn lợi là điều dễ dàng nhận thấy. Vì vậy, nuôi trồng thuỷ sản vừa nhằm mục đích phục vụ nhu cầu trong nước đồng thời xuất khẩu có thể nói là một giải pháp hữu hiệu trong giai đoạn phát triển hội nhập như hiện nay. Quảng An là một xã thuộc khu vực ven biển, là một trong những địa phương của huyện Quảng Điền đựơc thiên nhiên ưu đãi về tiềm năng phát triển kinh tế thuỷ sản. Cùng với ngành nông nghiệp trồng lúa truyền thống, ngành thuỷ sản đang phấn đấu trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của xã, nhất là nuôi thuỷ sản nước lợ. Các giải pháp mà xã đưa ra đã góp phần không nhỏ vào việc phát triển nuôi trồng thuỷ sản trong xã. Nó thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động nuôi trồng thuỷ sản, giải quyết được vấn đề lao động và việc làm cho một bộ phận dân cư và hơn nữa là sự phát triển của ngành thuỷ sản đóng góp một phần không nhỏ vào sự tăng trưởng kinh tế của toàn xã. Tuy nhiên, còn một số tồn tại như: việc chỉ đạo, triển khai thực hiện một số chính sách hỗ trợ phát triển nuôi trồng còn chậm và chưa hoàn toàn được quan tâm đúng mức; việc xây dựng quy hoạch nuôi trồng thuỷ sản tại các địa phương còn chậm. Chính quyền địa phương đã có quy hoạch song việc giám sát thực hiện quy hoạch còn hạn chế, tình trạng cơ sở nuôi đào đắp ao, đầm phá chưa theo quy hoạch, không có thiết kế kỹ thuật vẫn diễn ra phổ biến. Diện tích nuôi thâm canh, bán thâm canh còn thấp so với tổng diện tích nuôi dẫn tới năng suất, sản lượng chưa cao; chưa tạo được tính chủ động trong việc sản xuất giống và nhuyễn thể, hầu như chỉ dựa vào khai thác tự nhiên, nhập từ tỉnh ngoài. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến vấn đề này bao gồm cả chủ quan và khách quan. Về chủ quan là do việc triển khai chính sách khuyến khích phát triển kinh tế thuỷ sản của nhà nước còn hạn chế: công tác xây dựng và triển khai quy hoạch phát triển kinh tế thuỷ sản ở địa phương còn chậm v.v. Nguyên nhân khách quan như: thiếu đồng bộ trong cơ chế chính sách phát triển kinh tế thuỷ sản, cơ sở dịch vụ hậu cần chưa đáp ứng và theo kịp yêu cầu phát triển sản xuất; nguồn nhân lực chưa được quan tâm đào tạo, trình độ kỹ thuật của ngư dân còn thấp Chính vì những lý do trên nên chúng em đã chọn đề tài: “ Thực trạng và giải pháp phát triển nuôi trồng thuỷ sản của xã Quảng An” làm chuyên đề thực tập giáo trình. 2. Mục đích và nội dung nghiên cứu của đề tài. 2.1. Mục đích. Mục đích nghiên cứu của đề tài là : + Hệ thống các vấn đề lý luận chung về ngành thuỷ sản và hoạt động nuôi trồng thuỷ sản của xã Quảng An + Phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động nuôi trồng thuỷ sản trong xã để tìm ra vấn đề cần giải quyết. + Đưa ra một số giải pháp nhằm phát triển nuôi trồng thuỷ sản của xã Quảng An 2.2. Nội dung + Lựa chọn những vấn đề lý luận và thực tiễn hiện nay liên quan đến vấn đề nghiên cứu. +Phân tích và đánh giá tình hình nuôi trồng thuỷ sản của xã Quảng An. + Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển nuôi trồng thuỷ sản trong xã. 3. Phạm vi nghiên cứu. Tình hình nuôi trồng thuỷ sản trên các lọai hình: nuôi tôm, nuôi cá, nuôi cua của xã trong năm 2010 Đánh giá hoạt động nuôi trồng thuỷ sản từ đó rút ra vấn đề và đưa ra biện pháp giải quyết nhằm phát triển hoạt động nuôi trồng thuỷ sản của xã. 4. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình điều tra chúng tôi đã sử dụng các phương pháp sau:  Phương pháp điều tra phỏng vấn: Đề tài mang tính thực tiễn do đó chúng tôi đã tiến hành điiều tra các hộ nuôi tôm ở thôn An Xuân, Xã Quảng An, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.  Phương pháp phân tổ và phân tích thống kê: Dùng để chọn mẫu, phân tích và đánh giá số liệu.  Phương pháp chuyên gia chuyên khảo: Trong quá trình điều tra chúng tôi có tham khảo ý kiến của các chuyên gia, cán bộ thủy sản,  Phương pháp toán kinh tế: Sử dụng để tiến hành đánh giá kết quả và hiệu quả của hoạt động NTTS. Để hoàn thành chuyên đề này chúng em đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các bác các bác, các chú, các anh, chị đang làm việc tại ủy ban xã Quảng An cũng như toàn thể bà con nông dân nuôi trồng thủy sản của xã, và sự hướng dẫn nhiệt tình của các thầy cô trong đoàn thực tập giáo trình. Chúng em xin chân thành cảm ơn. Mặc dù đã có sự cố gắng hết sức của các thành viên trong nhóm nhưng chắc chắn vẫn không thể tránh được những thiếu sót, chúng em mong được sự quan tâm và đóng góp ý kiến của mọi người. Luận văn dài 40 trang, chia làm 3 chương

doc40 trang | Chia sẻ: banmai | Lượt xem: 2169 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển nuôi trồng thuỷ sản của xã Quảng An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU 1.Lý do chọn đề tài Với cánh cửa của WTO ngày càng mở rộng khi Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của tổ chức này, thì đây là một điều kiện hết sức thuận lợi để Việt Nam phát triển nền kinh tế một cách toàn diện trong giai đoạn hội nhập. Gia nhập vào WTO chúng ta có rất nhiều cơ hội để phát triển kinh tế từ kinh tế nông nghiệp đến kinh tế ngoại thương. Trong điều kiện đó thì xuất khẩu sản phẩm thuỷ sản cũng dễ dàng hơn vào thị trường các nước trên thế giới. Trên thực tế thì hiện nay Việt Nam vẫn là một nước nông nghiệp với 75% dân cư sinh sống ở nông thôn và trên 75% lực lượng lao động xã hội làm việc trong khu vực này. Sự phát triển của nông nghiệp có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của nền kinh tế và sự ổn định chính trị, xã hội của đất nước. Do vậy, khi gia nhập WTO nông nghiệp Việt Nam có nhiều cơ hội để phát triển. Thuỷ sản cũng là một bộ phận của ngành nông nghiệp theo nghĩa rộng bao gồm nông - lâm - ngư nghiệp. Và có thể nói ngành thuỷ sản đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân của nước ta. Có một đặc điểm là nguồn lợi thuỷ sản mang tính tái tạo, tái sinh. Nhưng khi con người khai thác quá khả năng tái sinh thì nguồn lợi sẽ bị cạn kiệt. Trên thực tế hiện nay khi sản lượng thuỷ sản mà con người khai thác ngày càng bị suy giảm. Nếu như con người không tiến hành giải pháp khác thì nguy cơ cạn kiệt nguồn lợi là điều dễ dàng nhận thấy. Vì vậy, nuôi trồng thuỷ sản vừa nhằm mục đích phục vụ nhu cầu trong nước đồng thời xuất khẩu có thể nói là một giải pháp hữu hiệu trong giai đoạn phát triển hội nhập như hiện nay. Quảng An là một xã thuộc khu vực ven biển, là một trong những địa phương của huyện Quảng Điền đựơc thiên nhiên ưu đãi về tiềm năng phát triển kinh tế thuỷ sản. Cùng với ngành nông nghiệp trồng lúa truyền thống, ngành thuỷ sản đang phấn đấu trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của xã, nhất là nuôi thuỷ sản nước lợ. Các giải pháp mà xã đưa ra đã góp phần không nhỏ vào việc phát triển nuôi trồng thuỷ sản trong xã. Nó thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động nuôi trồng thuỷ sản, giải quyết được vấn đề lao động và việc làm cho một bộ phận dân cư và hơn nữa là sự phát triển của ngành thuỷ sản đóng góp một phần không nhỏ vào sự tăng trưởng kinh tế của toàn xã. Tuy nhiên, còn một số tồn tại như: việc chỉ đạo, triển khai thực hiện một số chính sách hỗ trợ phát triển nuôi trồng còn chậm và chưa hoàn toàn được quan tâm đúng mức; việc xây dựng quy hoạch nuôi trồng thuỷ sản tại các địa phương còn chậm. Chính quyền địa phương đã có quy hoạch song việc giám sát thực hiện quy hoạch còn hạn chế, tình trạng cơ sở nuôi đào đắp ao, đầm phá chưa theo quy hoạch, không có thiết kế kỹ thuật vẫn diễn ra phổ biến. Diện tích nuôi thâm canh, bán thâm canh còn thấp so với tổng diện tích nuôi dẫn tới năng suất, sản lượng chưa cao; chưa tạo được tính chủ động trong việc sản xuất giống và nhuyễn thể, hầu như chỉ dựa vào khai thác tự nhiên, nhập từ tỉnh ngoài. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến vấn đề này bao gồm cả chủ quan và khách quan. Về chủ quan là do việc triển khai chính sách khuyến khích phát triển kinh tế thuỷ sản của nhà nước còn hạn chế: công tác xây dựng và triển khai quy hoạch phát triển kinh tế thuỷ sản ở địa phương còn chậm..v.v. Nguyên nhân khách quan như: thiếu đồng bộ trong cơ chế chính sách phát triển kinh tế thuỷ sản, cơ sở dịch vụ hậu cần chưa đáp ứng và theo kịp yêu cầu phát triển sản xuất; nguồn nhân lực chưa được quan tâm đào tạo, trình độ kỹ thuật của ngư dân còn thấp… Chính vì những lý do trên nên chúng em đã chọn đề tài: “ Thực trạng và giải pháp phát triển nuôi trồng thuỷ sản của xã Quảng An” làm chuyên đề thực tập giáo trình. 2. Mục đích và nội dung nghiên cứu của đề tài. 2.1. Mục đích. Mục đích nghiên cứu của đề tài là : + Hệ thống các vấn đề lý luận chung về ngành thuỷ sản và hoạt động nuôi trồng thuỷ sản của xã Quảng An + Phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động nuôi trồng thuỷ sản trong xã để tìm ra vấn đề cần giải quyết. + Đưa ra một số giải pháp nhằm phát triển nuôi trồng thuỷ sản của xã Quảng An 2.2. Nội dung + Lựa chọn những vấn đề lý luận và thực tiễn hiện nay liên quan đến vấn đề nghiên cứu. +Phân tích và đánh giá tình hình nuôi trồng thuỷ sản của xã Quảng An. + Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển nuôi trồng thuỷ sản trong xã. 3. Phạm vi nghiên cứu. Tình hình nuôi trồng thuỷ sản trên các lọai hình: nuôi tôm, nuôi cá, nuôi cua của xã trong năm 2010 Đánh giá hoạt động nuôi trồng thuỷ sản từ đó rút ra vấn đề và đưa ra biện pháp giải quyết nhằm phát triển hoạt động nuôi trồng thuỷ sản của xã. 4. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình điều tra chúng tôi đã sử dụng các phương pháp sau: Phương pháp điều tra phỏng vấn: Đề tài mang tính thực tiễn do đó chúng tôi đã tiến hành điiều tra các hộ nuôi tôm ở thôn An Xuân, Xã Quảng An, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Phương pháp phân tổ và phân tích thống kê: Dùng để chọn mẫu, phân tích và đánh giá số liệu. Phương pháp chuyên gia chuyên khảo: Trong quá trình điều tra chúng tôi có tham khảo ý kiến của các chuyên gia, cán bộ thủy sản,… Phương pháp toán kinh tế: Sử dụng để tiến hành đánh giá kết quả và hiệu quả của hoạt động NTTS. Để hoàn thành chuyên đề này chúng em đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các bác các bác, các chú, các anh, chị đang làm việc tại ủy ban xã Quảng An cũng như toàn thể bà con nông dân nuôi trồng thủy sản của xã, và sự hướng dẫn nhiệt tình của các thầy cô trong đoàn thực tập giáo trình. Chúng em xin chân thành cảm ơn. Mặc dù đã có sự cố gắng hết sức của các thành viên trong nhóm nhưng chắc chắn vẫn không thể tránh được những thiếu sót, chúng em mong được sự quan tâm và đóng góp ý kiến của mọi người. CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGÀNH THUỶ SẢN VÀ HOẠT ĐỘNG NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN. 1.1 Cơ sở lý luận 1.1.1. Vai trò,đặc điểm của hoạt động nuôi trồng thuỷ sản. 1.1.1.1 Khái niệm nuôi trồng thuỷ sản. Là hoạt động sản xuất động thực vật thủy sản có sự kiểm soát của con người trong một phần hay toàn bộ chu kỳ sống của chúng. 1.1.1.2. Vai trò của nuôi trồng thuỷ sản. Cung cấp thực phẩm đáp ứng nhu cầu xã hội. Nuôi trồng thủy sản cung cấp những loại thực phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của con người, cung cấp thức ăn cho chăn nuôi, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Hoạt động nuôi trồng thủy sản đóng góp một phần không nhỏ trong tổng thu nhập của các hộ gia đình cũng như trong GDP của đất nước. Ngành này là ngành tạo ra nhiều giá trị gia tăng, tham gia xuất khẩu thu ngoại tê cho đất nước. Nuôi trồng thủy sản ở một số địa phương được xem là ngành mũi nhọn để phát triển kinh tế. Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế.Ngành nuôi trồng thủy sản được xem là một ngành quan trọng giúp chuyển dịch cơ cấu kinh tế đặc biệt trong cơ cấu kinh tế ngành Nông- Lâm- Ngư nghiệp. Góp phần đa dạng hóa thêm cơ cấu các ngành này, thúc đẩy sự phát triển. Giải quyết việc làm và tăng thu nhập. Ngành nuôi trồng thủy sản thu hút một số lượng lao động dư thừa ở nông thôn góp phần tăng thu nhập cho một bộ phận hộ gia đình nông thôn. 1.1.1.3. Đặc điểm của hoạt động nuôi trồng thuỷ sản. Nuôi trồng thủy sản đất đai diện tích mặt nước vừa là tư liệu sản xuất chủ yếu vừa là tư liệu sản xuất đặc biệt không thể thay thế đươc.Đất đai là tư liệu sản xuất song nó là tư liệu sản xuất đặc biệt khác với các tư liệu khác ở chỗ: diện tích của chúng có giới hạn, vị trí của chúng cố định, sức sản xuất của chúng thì không giới hạn và nếu biết sử dụng hợp lý thì đất đai diện tích mặt nước không bị hao mòn đi mà còn tốt hơn, mặt khác đất đai diện tích mặt nước là tư liệu sản xuất không đồng nhất về chất lượng do cấu tạo thổ nhưỡng, địa hình vị trí dẫn đến độ màu mỡ của đất đai diện tích mặt nước giữa các vùng thường khác nhau. Chính vì vậy khi sử dụng đất đai diện tích mặt nước phải hết sức tiết kiệm, phải quản lý quản lý chặt chẽ diện tích mặt nước cả trên ba mặt pháp chế, kinh tế, kỹ thuật. Nuôi trồng thủy sản là một ngành phát triển rộng và tương đối phúc tạp hơn so với các ngành sản xuất vật chất khác. Đối tượng sản xuất của ngành nuôi trồng là các loại động vật máu lạnh, sống trong môi trường nước, chịu ảnh hưởng trực tiếp của rất nhiều yếu tố môi trường như thủy lý, thủy hóa, thủy sinh do đó muốn cho các đối tượng nuôi trồng phát triển tốt con người phải tạo môi trường sống phù hợp cho từng đối tượng nuôi. Các biện pháp kỹ thuật sản xuất chỉ khi nào phù hợp với các yêu cầu sinh thái, phù hợp với quy luật sinh trưởng, phát triển và sinh sản của các đối tượng nuôi trồng thì mới giúp đối tượng nuôi phát triển tốt, đạt được năng suất, sản lượng cao và ổn định. Hơn nữa hoạt hoạt động nuôi trồng thủy sản là hoạt động sản xút ngoài trời các điều kiện sản xuất như khí hậu, thời tiết, các yếu tố môi trường …và sinh vật có ảnh hưởng tác động qua lại lẫn nhau đồng thời luôn có sự biến động khôn lường. Nuôi trồng thủy sản có tính thời vụ cao. Trong nuôi trồng thủy sản ngoài sự tác động trực tiếp của con người, các đối tượng nuôi còn chịu tác động của môi trường tự nhiên. Vì vậy trông nuôi trồng thủy sản, quá trình tái sản xuất kinh tế xen kẽ với quá trình tái sản xuất tự nhiên, thời gian lao động không hoàn toàn ăn khớp với thời gian sản xuất do đó ngành nuôi tròng thủy sản có tình thời vụ rất rõ rệt. Đối tượng sản xuất của ngành nuôi trồng thủy sản là những cơ thể sống. Đối tượng sản xuất của ngành nuôi trồng thủy sản là những cơ thể sống- là các loại động thực vật thủy sản chúng sinh trưởng, phát sinh, phát triển và phát dục theo các quy luật sinh học nên con người phải tạo được môi trường sống phù hợp cho tùng đối tượng mới thúc đẩy khả năng sinh trưởng và phát triền của nó. 1.1.2. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế NTTS 1.1.2.1. Khái niệm và bản chất của hiệu quả kinh tế 1.1.2.1.1 Khái niệm hiệu quả kinh tế Các nguồn lực được sử dụng vào quá trình sản xuất như đất đai, vốn, lao động, các tài nguyên thiên nhiên…. Ngày càng khan hiếm hơn so với việc đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của con người. Do đó muốn giải quyết tình trạng khan hiếm về nguồn lực, đảm bảo một nền sản xuất ổn định, chúng ta cần phải bàn đến việc nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực đó. Hiệu quả kinh tế nền sản xuất xã hội là phạm trù kinh tế quan trọng biểu hiện quan hệ so sánh giữa kết quả kinh tế đạt được với chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. Hiệu quả kinh tế =∆K/∆C Trong đó: ∆K là phần thay đổi của kết quả sản xuất ∆C là phần thay đổi của chi phí sản xuất Bản chất của hiệu quả kinh tế là nâng cao năng suất lao động xã hội và tiết kiệm lao động xã hội. Đây là hai mặt có quan hệ mật thiết của vấn đề hiệu quả kinh tế, gắn liền với hai quy luật tương ứng của nền sản xuất xã hội là quy luật năng suất lao động và quy luật tiết kiệm thời gian. Yêu cầu của việc nâng cao hiệu quả kinh tế là đạt kết quả tối đa và chi phí nhất định hoặc ngược lại, đạt hiệu quả nhất định với chi phí tối thiểu. Chi phí ở đây được hiểu theo nghĩa rộng bao gồm cả chi phí để tao ra nguồn lực đồng thời cả chi phí cơ hội. 1.1.2.1.2. Bản chất của hiệu quả kinh tế Thực chất khái niệm hiệu quả kinh tế nói chung và hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất kinh doanh nói riêng đã khẳng định bản chất của hiệu quả kinh tế trong hoạt động sản xuất kinh doanh là phản ánh mặt chất lượng của các hoạt động kinh doanh, phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực (lao động, thiết bị máy móc, nguyên nhiên vật liệu và tiền vốn) để đạt được mục tiêu cuối cùng của mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp – mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận. 1.1.1.2.2. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế - Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả: Tổng giá trị sản xuất (GO): là chỉ tiêu biểu hiện toàn bộ kết quả đã mang lại cho bà con nông dân trong một khoảng thời gian nhất định. GO = ∑Qi x Pi Trong đó: Qi là sản lượng sản phẩm Pi là giá của sản phẩm tương ứng Giá trị gia tăng (VA): chỉ tiêu này là hiệu số giữa giá trị sản xuất và chi phí trung gian trên một đơn vị diện tích nuôi. VA = GO – IC Trong đó: GO là giá trị sản xuất IC là chi phí trung gian Chi phí trung gian(IC): là chỉ tiêu bao gồm những chi phí vật chất và dịch vụ thuê mua ngoài không kể khấu hao tài sản cố định và lao động g - Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả Giá trị sản xuất trên chi phí trung gian (GO/IC): Chỉ tiêu này phản ánh một đồng chi phí trung gian sẽ tao được bao nhiêu đồng giá trị sản xuất. Giá trị gia tăng trên chi phí trung gian (VA/IC): Chỉ tiêu này phản ánh một đồng chi phí trung gian sẽ tạo ra được bao nhiêu đồng giá trị gia tăng. Giá trị gia tăng trên trên tổng giá trị sản xuất(VA/GO): Chỉ tiêu này phản ánh một đồng tổng giá trị sản xuất sẽ tạo ra bao nhiêu đồng giá trị gia tăng. 1.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nuôi trồng thuỷ sản. 1.1.3.1. Nhân tố tự nhiên. 1.1.3.1.1 Diện tích mặt nước. Thủy vực được xem là tư liệu sản xuất chủ yếu và không thể thay thế được trong hoạt động nuôi trồng thủy sản. Thủy vực là ao, hồ, sông đầm mặt nước ruộng trũng…. nói chung là các loại hình mặt nước được sử dụng vào mục đích nuôi trồng thủy sản. Thủy vực là nơi cư ngụ của các loại động thực vật thủy sản và thủy vực bị giới hạn về diện tích và có tính chất vị trí cố định, chất lượng không đồng đều. Do đó diện tích thủy vực ( mặt nước) tác động mạnh đế hiệu quả và việc phát triển nuôi trồng thủy sản. 1.1.3.1.2. Khí hậu, nguồn nước. Đối tượng sản xuất của ngành nuôi trồng thủy sản là sinh vật sống chịu tác động của điều kiện tự nhiên: khí hậu thời tiết, nguồn nước địa hình nơi sản xuất. Mỗi đối tượng nuôi trồng lại yêu cầu những điều kiện về khí hậu và nguồn nước khác nhau. Việc phát triển nuôi trồng thủy sản cần chú ý đền các yêu tố của điều kiện tự nhiên và đặc điểm sinh trưởng và phát triển của đối tượng nuôi. 1.1.3.2. Nhân tố kinh tế - xã hội. 1.1.3.2.1. Nhân tố xã hội. Các yếu tố xã hội như các yếu tô dân cư, lao động, chính sách về quy hoạch,chính vốn đầu, các chính sách khuyến nông khuyên ngư của địa phương cũng ảnh hưởng lớn đến hoạt động nuôi trồng thủy sản. Nuôi trồng thủy sản mang đặc điểm vùng rõ rệt. Mỗi vùng có những đặc điểm về xã hội khác nhau vì vậy nó chi phối hoạt động nuôi trồng thủy sản từng vùng. 1.1.3.2.2. Nhân tố tiến bộ khoa học - kỹ thuật. Khoa học kỹ thuật đang ngày càng phát triển, nó đang tác động đến hầu hết càng ngành và các lĩnh vực. Trong nuôi trồng thủy sản cũng thế , việc ứng dụng những thành tựu khoa học vào quá trình nuôi trồng là một tất yếu, và là một yêu cầu bắt buộc để tăng năng suất cũng như tăng hiệu quả kinh tế. Đặc biệt với nuôi các đối tượng có yếu tố rủi ro cao như nuôi tôm, thì việc ứng dụng khoa học vào quá trình nuôi sẽ giúp giảm thiểu rủi ro. 1.1.3.2.3.Nhân tố thị trường. Yếu tố thị trường là một yếu tố tác động sau cùng nhưng nó lại có tác động lớn đến quy mô doanh thu của toàn bộ quá trình nuôi trồng thủy sản. Thị trường là nơi quyết định mọi vấn đề về giá, sản lượng bán, doanh thu của người nuôi vì vậy trong quy hoạch nuôi trồng cần chú ý đến nhân tố thị trường, cụ thể cần xác định được một thị trường nhiều tiềm năng cho sản phẩm nuôi trồng. 1.2. Cơ sở thực tiễn. 1.2.1. Khái quát tình hình phát triển thủy sản ở Việt Nam Nước ta có bờ biển dài 3.260 km và có vùng biển đặc quyền kinh tế rộng gaanf một triệu km vuông. Vùng bờ biển nước ta được bao bọc bởi trên 3.000 hòn đảo lớn nhỏ tạo nên đới chuyển tiếp giữa đất liền và biển. Đây là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển khai thác thủy sản, công nghiệp chế biến và dịch vụ hậu cần nghề cá. Đặ biệt là những vùng ven biển, các vùng cửa song, các vùng vịnh, đầm, phá và những vùng nước xung quanh các đảo … là cơ sở để phát triển mạnh mẽ nghề nuôi trồng thủy sản. Diện tích nuôi tôm sú năm 2009 ước tính đạt 549,1 nghìn ha, giảm 10,7% so với năm trước, chủ yếu do sức mua của những thị trường tiêu thụ tôm sú nhiều là Mỹ và Nhật Bản giảm mạnh; đồng thời một số diện tích nuôi tôm sú đã chuyển đổi sang nuôi tôm thẻ chân trắng cho năng suất và thu nhập cao hơn. Diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng năm nay ước tính đạt 13,5 nghìn ha, tăng 75,5% so với năm 2008; sản lượng đạt 63 nghìn tấn, gấp trên 2 lần cùng kỳ năm trước BẢNG 1:TÌNH HÌNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN Ở VIỆT NAM QUA 3 NĂM Chỉ tiêu  ĐVT  Năm 2007  Năm 2008  Năm 2009  2009/2007        +/-  %   DT NTTS  Ha  993,50  998,75  1.012,10  19,10  1,92   DT nuôi tôm  Ha  515,20  500,10  562,60  47,40  9,20   (nguồn: Tổng cục thống kê, Website: www.gso.gov.vn) 1.2.2. Khái quát tình hình phát triển thủy sản ở tỉnh Thừa Thiên Huế và huyện Quảng Điền. Với bờ biển dài 126km cùng với hệ đầm phá Tam Giang- Cầu Hai có diện tích 21,594 ha, Thừa Thiên Huế là một địa phương có rất nhiều tiềm năng phát triển ngành nuôi trồng thủy sản. Nhờ những điều kiện tự nhiên thuận lợi của vùng đầm phá, nghề nuôi trồng thủy sản nước lợ đã và đang phát triển mạnh mẽ ở đây. Cùng với xu thế chung của cả nước, diện tích, sản lượng cũng như giá trị thủy sản nuôi trồng tại Thừa Thiên Huế cũng tăng trong những năm gần đây. Nằm trong vùng đầm phá Tam Giang, huyện Quảng Điền có những thuận lợi nhất định trong việc phát triển nghề nuôi tròng thủy sản. Nhờ đó ngành nuôi trồng thủy đang đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội của huyện. Trong các loài nuôi trồng thủy sản hiện nay trên địa bàn huyện Quảng Điền, tôm sú là loài chiếm ưu thế với gần 90% diện tích nuôi trồng. Tuy nhiên những năm gần đây do việc nuôi tôm thua lỗ và gây ô nhiễm môi trường và được sự hỗ trợ của dự án NAV, huyện Quảng Điền đã chuyển từ hình thức nuôi chuyên tôm sang hình thức nuôi xen ghép ở tất cả các xã. CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN Ở XÃ QUẢNG AN 2.1. Những điều kiện về tự nhiên, tài nguyên môi trường và điều kiện kinh tế -xã hội ảnh hưởng đến nuôi trồng thuỷ sản ở Quảng An. 2.1.1. Điều kiện tự nhiên. 2.1.1.1. Vị trí địa lý. Xã Quảng An, huyện Quảng Điền là 1 trong 33 xa thuộc vùng Đầm phá Tam Giang, Cầu Hai tỉnh Thừa Thiên Huế với diện tích tự nhiên là 1335 ha trong đó diện tích mặt nước đầm phá là 400,42ha, chiếm gần 30%. Đây là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của ngành NTTS của địa phương. Xã có 5 thôn và 2 hợp tác xã, trong đó thôn An Xuân giáp với phá Tam Giang, chiếm tới ½ diện tích và dân số của xã, đây cũng là nơi tập trung chủ yếu của các cán bộ nuôi trồng thủy sản tại địa phương. Vị trí của xã được xác định như sau Phía đông: Giáp biển Phía Tây: Giáp Quảng Phước Phía Nam: Giáp Quảng Thành Phía Bắc : Giáp Quảng Công Với vị thế như vậy, địa phương có điều kiện thuận lợi để giao lưu kinh tế xã hôi với các địa phương khác và phát triển ngành thủy sản góp phần phát triển kinh tế, nâng cao đời sống cho người dân địa phương. 2.1.1.2. Địa hình. Quảng An là một xã đồng bằng, địa hình tương đối bằng phẳng, được chia làm hai vùng: Vùng 1: Gồm các thôn Mỹ Xá, Đông Xuyên, Phú Lương B, Phước Thanh, chiếm 50% diện tích của Xã. Vùng này không lien quan nhiều đến đầm phá, sản xuất chủ yếu là độc canh cây lúa. Vùng 2 (vùng giáp phá): là thôn An Xuân, chiếm tới 50% diện tích của xã. Đây là vùng phát triển mạnh mẽ về nuôi trồng thủy sản, các hộ nuôi tôm của xã chủ yếu tập trung ở vùng này. Thành phần đất trong vùng ven Đầm Phá có các loại phù sa song biển, đất cát pha, thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp mà đặc biệt là cây lúa. Xã Quảng An là một trọng điểm sản xuất lúa của huyện Quảng Điền. 2.1.1.3. Khí hậu. Khí hậu tại địa phương mang đặc điểm chung của khí hậu Bắc Trung bộ, năm được chia làm hai mùa tương đối rõ rệt: mùa khô bắt đầu từ tháng 3 đến tháng 8, mùa mưa bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 2 sang năm. Khí hậu tại địa phương mang đặc điểm chung của khí hậu Bắc Trung bộ, năm được chia làm hai mùa tương đối rõ rệt: mùa khô bắt đầu từ tháng 3 đến tháng 8, mùa mưa bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 2 sang năm. 2.1.1.4. Tài nguyên thiên nhiên. Tài nguyên đất. Tổng diện tích đất tự nhiên của xã là 1.421 ha trong đó đất nông nghiệp là 650ha chiếm 45,76% với tỷ lệ đất bình quân trên hộ là 0,3ha. Nền kinh tế ở địa phương thuần túy là sản xuất nông nghiệp mà chủ yếu là trồng lúa và nuôi trồng thủy sản. Điều này được thể hiện thông qua diện tích đất sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản chiếm tỷ lẹ cao trong tổng diện tích đất tự nhiên, tương ứng là 33,91% và 11,42%. 2.1.2. Điều kiện về kinh tế - xã hội. 2.1.2.1. Về cơ cấu kinh tế. 2.1.2.2.Cơ sở hạ tầng. Được sự quan tâm của Đảng và nhà nước, trong những năm qua địa phương đã nhận được nhiều chương trình, dự án hổ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng, làm thay đổi bộ mặt nông thôn. Trên địa bàn xã mặc dù chỉ có 1,8km đường liên xã được nhựa hoá nhưng các đường đồng trong nông thôn được bê tông hoá, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại của nhân dân. Công tác thuỷ lợi, tưới tiêu của xã cũng được chính quyền địa phương chú ý phát triển. Tỷ lệ kênh mương thuỷ lợi được bê tông hoá chiếm 35%, đảm bảo diện tích được tưới tiêu thường xuyên là 398 ha. Bên cạnh đó hệ thống giao thông thuỷ lợi, hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và đời sống cũng ngày một đầy đủ. Tỷ lệ hộ dùng điện hiện nay của xã là 98% và tỷ lệ hộ dùng nước sạch là 100%. Tuy vậy, do mức thu nhập còn thấp dẫn đến việc chi trả cho phí sinh hoạt còn hạn chế. Các hộ gia đình vẫn còn kết hợp sử dụng nước ao hồ, kênh mương với nguồn nước không sạch cho sinh hoạt. Ngành giáo dục của xã cũng phát triển mạnh rong những năm gần đây, hiện xã có hai trường tiểu học và một trường trung học cơ sở, không có trẻ em bỏ học, tỷ lệ học sinh theo học các trường trung học phổ thông, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học ngày một tăng. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của lịch sử để lại mà trình độ văn hoá của các cchủ hộ trong xã nói chung và các chủ hộ nuôi tôm nói riêng còn đang ở mức thấp, hạn chế kông nhỏ đến khả năng tiếp cận khoa học kỹ thuật của hộ. Cùng với giáo dục, y tế của xã cũng phát triển. Xã đã xây dựng được một trạm y tế khang trang với 6 cán bộ nhân viên, đáp ứng cơ bản nhu cầu khám chửa bệnh trong xã. Mặc dù vậy, số trẻ em suy dinh dưỡng vẫn còn chiếm tỷ lệ cao 19,73%. Điều này bị ảnh hưởng một phần bởi thu nhập của người dân còn thấp, khẳ năng chăm sóc con cái còn nhiều hạn chế và một phần là do con đông, các gia đình không đủ điều kiện chăm sóc. Các dịch vụ hổ trợ sản xuất tại địa phương cũng đang từng bước được hình thành nhưng còn chậm chạp và có nhiều hạn chế. Thị trường đầu ra cho nông phẩm mà đặc biệt các sản phẩm thuỷ sản rất yếu kém. Không chỉ trên địa bàn xã Quảng An mà ngay cả trên địa bàn huyện Quảng Điền, các cơ sở chế biến hầu như không có. Thuỷ sản thu hoạch hầu như bán cho thương lái. Nếu được mùa, tôm không mắc bệnh thì thương lái săn đón mua với giá cao. Ngược lại, tôm rơi vào dịch bệnh, thu hoạch ồ ạt, dễ bị tư thươn ép giá, ảnh hưởng khong nhỏ đến hiệu quả sản xuất. Dịch vụ con giống trên địa bàn hầu như không có. Nguồn giống chủ yếu là từ Thuận An, có hộ phải lấy giống tận Quảng Nam, Đà Nẳng, chi phí vận chuyển cao. Mặt khác do vận chuyển xa, chất lượng con giống giảm sút, cũng là một trong những lý do làm giảm hiệu quả nuôi tôm. Các cơ sở cung cấp thức ăn nuôi tôm củ yếu là của tư nhân, nguồn thức ăn và chất lượng thức ăn không đảm bảo. Tất cả những vấn đề trên cần được quan tâm phát triển để nâng cao năng suất cũng như hiệu quả nuôi tôm. Tóm lại, những cơ sở vật chất của xã đã đạt được một số bước tiến đáng kê, tuy nhiên vẫn chưa vượt ra khỏi khuôn khổ của một nền nông nghiệp truyền thống, nhỏ lẻ đặc biệt là các cơ sở dịch vụ hổ trợ cho ngành nuôi trồng thuỷ sản. 2.1.2.3. Dân số và lao động. Vấn đề dân só và lao động ảnh hưởng rất lớn đến việc phát triển kinh tế của địa phương. Một mặt tạo ra tiềm lực để phát triển, một mặt lại cản trở sự phát triển khi vấn đề công ăn việc làm, đời sống nhân dân không dược đảm bảo. Để thấy được tình hình dân số và lao động của xã trong năm 2010 ta xem xét bảng sau. Bảng 5: Tình hình dân số và lao động của xã 2010. Chỉ tiêu  ĐVT  Số lượng   1. Tổng số hộ  Hộ  2.195   2. Tổng số nhân khẩu  Người  11.000   3. Tốc độ phát triển dân số  %  2,52   4. Tổng số lao dộng Lao động nam Lao động nữ  Lao động Lao động Lao động  6.636 2.987 3.649   5. BQ lao đông/hộ  LĐ/hộ  3,02   6. BQ nhân khẩu/hộ  Người/hộ  5,04   Hiện nay xã đang có chủ trương giải quyết công ăn việc làm cho người lao động như phát triển ngành nghề thủ công: thêu, đan lát cho lao động nữ, hợp tác xuất khẩu lao động, phát triển nuôi trồng thuỷ sản. tuy nhiên, lượng lao động được ggiải quyết việc làm chưa cao và thu nhập còn thấp. Với đặc điểm dân số và lao động như trên, xã và các cầp chính quyền cần phải quan tâm, thực hiện các dịch vụ nâng cao khả năng sản xuất của mổi hộ, coa các biện pháp hạn chế tốc độ tăng dân số dồng thời tập trrung pát triển các ngành nghề để cải thiện thu nhập cho môĩ hộ sản xuất cả trong và ngoài nông nghiệp. 2.2. Thực trạng phát triển nuôi trồng thuỷ sản. 2.2.1. Đối tượng nuôi và hình thức nuôi. 2.2.1.1. Đối tượng nuôi. Đối tượng nuôi chủ yếu của bà con nông dân trong xã gồm 3 loại chính Tôm Post: là một đối tượng nuôi có giá trị kinh tế của ngành thủy sản nước ta. Tôm Post được phân bố rộng rãi ở khắp các vùng ven biển của Việt Nam, đặc biệt là ở vùng biển thuộc các tỉnh duyên hải đồng bằng Bắc Trung Bộ và Nam Bộ. Trước kia, tôm Post chiếm sản lượng lớn so với các loài tôm khác trong các đầm nuôi quảng canh và quảng canh cải tiến.Tôm Post là đối tượng nuôi có nhiều đặc điểm ưu việt: sinh trưởng nhanh, thời gian nuôi ngắn, rộng muối, rộng nhiệt. Tôm Post có thể nuôi quanh năm, trong nhiều loại thủy vực khác nhau như đầm phá, ao hồ và cả trong các ruộng lúa ở các vùng ven biển. Ngoài ra, tôm rảo hiện nay còn đóng vai trò lớn trong công nghệ nuôi đa loài, nuôi xen canh… là những phương thức nuôi có tác dụng lớn trong cân bằng sinh thái. Cua biển: là một đối tượng nuôi có thời gian ngắn, dễ nuôi, thích ứng với nhiều hình thức nuôi mà hiệu quả kinh tế mang mại rất cao. Cua là loại động vật ăn tạp nên có thể nuôi xen ghép với tôm và cá. Cá kình : là loại cá có thời gian nuôi ngắn, chi phí về giống thấp, là loài ăn tạp nên hiệu quả kinh tế mang lại khá cao. Thích ứng với hình thức nuôi xen ghép với tôm và cua. Kinh nghiệm của nhiều hộ nông dân cho thấy, để nâng cao hiệu quả kinh tế, hiện nay các hộ nuôi trồng thủy sản ở xã Quảng An đang tổ chức mô hình nuôi xen canh tôm cua cá bước đầu mang lại hiệu quả tốt. 2.2.1.2. Hình thức nuôi. Hình thức nuôi thâm canh : Đây là hình thức nuôi đòi hỏi đầu tư vôn 100%, cung cấp hoàn toàn giống, thức ăn, mật độ thả giống rất cao từ 15con/m2 trở lên. Ưu điểm: Khai thác, tận dụng được diện tích nuôi. Nếu nuôi đúng quy trình kỹ thuật thì sẽ cho hiệu quả kinh tế cao. Nhược điểm: Hình thức này đòi hỏi phải đầu tư lớn, yêu cầu trình độ chuyên môn cao, do đó các hộ nuôi hạn chế về nguồn lực khó có thể nuôi theo hình thức này. Hình thức nuôi Bán Thâm Canh (BTC): Là hình thức nuôi mà giống và thức ăn chủ yếu là nhân tạo, các yếu tố kỹ thuật được đảm bảo. Mật độ thả từ 7-15con/m2. Ưu điểm: Vừa tận dụng vừa khai thác thức ăn tươi, tận dụng được diện tích nuôi để ứng dụng kỹ thuật vào quá trình nuôi mang lại hiệu quả kinh tế. Nhược điểm: Hình thức này đòi hỏi phải am hiểu về kỹ thuật nuôi và có kinh nghiệm về tổ chức quản lý. Hình thức nuôi quảng canh cải tiến: Là hình thức nuôi mà nguồn thức ăn được tận dụng từ nguồn thức ăn tươi như cá, tôm, ốc . . . và các nguồn thức ăn công nghiệp. Ưu điểm: Chi phí thức ăn đã có sự đầu tư thêm thức ăn công nghiệp, đã có sự đầu tư về giống nuôi nên chủ động về công tác thả giống, tuy nhiên mức đầu tư không cao. Nhược điểm: Do diện tích rộng nên khó ứng dụng kỹ thuật vào quá trình nuôi vì vậy mà hiệu quả kinh tế còn thấp. Hình thức nuôi quảng canh: Đây là hình thức nuôi sơ khai nhất dựa hoàn toàn vào nguồn giống tự nhiên, không thả thêm con giống nhân tạo, không cho ăn thêm. Nguồn thức ăn chủ yếu là tự nhiên, người nuôi chỉ đắp đê, khoanh khu vực nuôi thành những ao đầm có diện tích lớn rồi lợi dụng nước thủy triều đưa vào để lấy giống và thức ăn, hình thức nuôi này hiện nay các hộ nuôi không còn nuôi nữa họ đã chuyển sang những hình thức nuôi khác có hiệu quả cao hơn. Ưu điểm: Chi phí bỏ ra ít, trang thiết bị đơn giản, tận dụng được mặt nước hoang hóa để nuôi trông thủy sản giúp làm tăng thu nhập của người dân. Nhược điểm: Hình thức này phụ thuooch hoàn toàn vào điều kiện tự nhiên do đó năng suất thấp, không mang lại hiệu quả kinh tế cao cho các hộ nuôi. 2.2.2. Tình hình đầu tư cho nuôi trồng thủy sản 2.2.3. Công tác quy hoạch NTTS 2.2.4. Kết quả của hoạt động NTTS 2.2.5. Đánh giá hoạt động nuôi trồng thuỷ sản của xã. Quảng An là xã đầu tiên phát triển nghề nuôi tôm sú của huyện Quảng Điền. Bắt đầu từ năm 1991, nghề nuôi tôm phát triển mạnh mẽ và bùng nổ từ năm 1996-2001. Năm 1996, diện tích nuôi tôm sú là 10ha, năm 2001 phát triển lên 126 ha đến năm 2004 là 145 ha 2.2.5.1. Những kết quả đạt được. Trong năm 2009 lãnh đạo xã đã chỉ đạo nuôi trồng thủy sản theo hướng bền vững, đa canh, xen canh nên hiệu quả kinh tế mang lại khá rõ nét: Tổng diện tích NTTS: 153,165 ha Trong đó: diện tích bỏ hoang 21,5 ha, diện tích nuôi 131,665ha( trong đó nuôi chế phẩm sinh học 15,25ha) Trong đó: Nuôi chuyên tôm: 13ha Nuôi xen với cá kình, cua: 111,3ha Nuôi xen với cá dìa: 5,2ha Nuôi xen cá rô phi, trắm cỏ: 1,165ha Sản lượng thu được: 72.520 kg trong đó: Tôm sú: 41.000 kg × 85.000 đ/kg = 3.485.000.000 đồng Cá kình: 6.500 kg × 50.000 đ/kg = 325.000.000 đồng Cua : 4.500 kg × 150.000 đ/kg = 675.000.000 đồng Cá dìa: 570 kg × 100.000 đ/kg = 57.000.000 đồng Cá nước ngọt: 3.950 kg × 25.000 đ/kg = 98.750.000 đồng Khai thác tự nhiên: 11.000 kg × 30.000 đ/kg = 330.000.000 đồng Tôm đất tự nhiên: 5.000 kg × 50.000 kg = 250.000.000 đồng Kết quả nuôi cho thấy: Tổng số hộ nuôi 183 hộ Có lãi: 112 hộ tương đương 79,6ha đat 61% Hòa vốn: 42 hộ tương đương 23,4ha đạt 17,9% Thua lỗ: 29 hộ tương đương 17,5ha đạt 21,1% Đặc biệt trong năm 2009 nhờ sự phối hợp giữa trường đại học Nông Lâm Huế và ban chỉ đạo của UBND và các ngành cấp huyện, cùng với sự chỉ đạo của UBND xã và hưởng ứng tham gia của người dân nên trong 24 hộ nuôi tôm có sử dụng chế phẩm sinh học thì có 19 hộ lãi ( chiếm 79%), 5 hộ hòa vốn ( chiếm 21%), không có hộ lỗ vốn Tổng giá trị mang lại là : 5.220.000.000đồng/ 5.000.000.000 đồng kế hoạch đạt 104% (nguồn: Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế xã hội năm 2009 định hướng phát triển kinh tế xã hội năm 2010 xã Quảng An) 2.2.5.2. Những tồn tại và hạn chế. Tồn tại: Trong năm 2009 NTTS đem lại kết quả không cao, nhưng đây là mô hình nuôi bền vững cần phát huy và nhân rộng. Đặc biệt mô hình nuôi khép kín bằng chế phẩm sinh học đạt kết quả cao, cá biệt có hộ lãi ròng trên 100 triệu đồng. Tuy nhiên áp dụng mô hình này cần phải chủ động nguồn nước ít phụ thuộc vào tác động bên ngoài. Vì vậy khi áp dụng mô hình này cần xem xét xét cẩn thận, nếu không sẽ bị trả giá. Trong quá trình chỉ đạo phải đồng bộ từ trên xuống dưới, mặt trận đoàn thể và các ngành cấp xã, thôn phải phối hợp tuyên truyề. Có như vậy mới tạo chuyển biến tích cực và mang lại hiệu quả cao hơn. Nguyên nhân: Bên cạnh những kết quả đạt được, năm 2009 lĩnh vực nuôi trồng nước lợ cũng gặp phải một số khó khăn, tồn tại, đó là do một số nguyên nhân sau: Đại bộ phận người dân vẫn chưa quan tâm đến việc kiểm tra chất lượng giống tôm, nguồn giống cá kình có chậm đã ảnh hưởng đến kết quả nuôi trồng thủy sản. Trong vụ nuôi, tình trạng ngọt hóa kéo dài ảnh hưởng đến môi trường ao nuôi, các ao nuôi hầu như không thay nước được làm ảnh hưởng đến sinh trưởng của tôm nuôi và cá kình; tôm chậm lớn, nhiều ao nuôi cá kình do đê thấp, nước ngọt tràn vào đã làm cho cá kình chết một số lượng khá lớn (chiếm 15%). Thị trường tiêu thụ cá chẽm còn khó khăn, chủ yếu vẫn tiêu thụ nội địa, nhỏ lẽ nên các hộ lo sợ không dám đầu tư. Công tác theo dõi, chỉ đạo của các cấp, các ngành có lúc, có nơi vẫn chưa được thường xuyên. 2.3. Đánh giá hoạt động nuôi trồng thủy sản qua kết quả điều tra. 2.3.1. Tình hình cơ bản của hộ Để tiến nghiên cứu chúng tôi đã tiến hành điều tra 50 hộ gia đình có nuôi trồng thủy sản ở xã Quảng An năm 2010. Tình hình cơ bản của các hộ điều tra được thế hiện qua bảng sau: BẢNG 2: TÌNH HÌNH CƠ BẢN CỦA CÁC HỘ ĐIỀU TRA Chỉ tiêu  ĐVT  Số lượng   Tổng số hộ Tổng số nhân khẩu Số nhân khẩu TB/hộ Tổng số lao động Số lao động TB/hộ Tổng diện tích đất Diện tích đất TB/hộ Diện tích đất SXNN TB/hộ Diện tích đất NTTS TB/hộ Diện tích đất NTTS TB/khẩu Diện tích đất NTTS TB/LĐ  Hộ Khẩu Khẩu/hộ Lao động Lao động/hộ Sào Sào/hộ Sào/hộ Sào/hộ Sào/khẩu Sào/LĐ  50 262 5,24 136 2,72 990,86 19,82 3,23 15,94 3,04 5,86   Qua bảng số liệu ta thấy rằng nhân khẩu bình quân mỗi hộ là 5,24 đây là con số không phải nhỏ, trong khi lao động bình quân mỗi hộ là 2,72 người, những người trong gia đình mà không tham gia lao động thì có thể đáp ứng được sự thiếu hụt lao động vào những thời điểm căng thẳng về lao động nhưng đây cũng sẽ là một gánh nặng gây khó khăn cho việc đáp ứng nguồn vốn cho mở rộng quy mô sản xuất. Vấn đề lao đông, là một vấn đề nhức nhối đáng quan tâm hiện nay. Đây là yếu tố góp phần to lớn vào việc phát triển hay kìm hãm sự phát triển của kinh tế địa phương nói riêng và của quốc gia nói chung. Chất lượng và số lượng dân số lao đông cũng thể hiện được thực trạng cũng tiềm năng thế mạnh của vùng trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế. BẢNG 3 : TÌNH HÌNH VAY VỐN CỦA CÁC HỘ ĐIỀU TRA (ĐVT: 1000đ) Chỉ tiêu  Số lượng vay  Còn nợ   Tổng số vốn vay Số vốn vay TB/hộ NH NN & PTNT NH CSXH Quỹ tín dụng Tổ chức NGO Bà con, bạn bè Tư nhân Vay từ Nguồn khác  2630000 52600 2244000 261000 0 0 125000 0 0  2215000 44300 1856000 234000 0 0 125000 0 0   Trong tổng số các hộ điều tra có 30 hộ có điều kiện kinh tế gia đình trung bình, có 12 hộ nghèo, 7 hộ khá và giàu. Về tổng vốn đầu tư nói lên khả năng chủ động về vốn của các chủ hộ. Tổng vốn vay của 50 hộ la: 2,630tỷ đồng ta thấy nguồn vốn đầu tư chủ yếu là đi vay, vốn tự có chiếm tỉ lệ rất it. Bình quân đi vay trên hộ hiện tại là 52,6 triệu đồng. sở dĩ có tình trạng vay mượn lớn như trên là do mặt nước NTTS đòi hỏi số vốn đầu tư lớn đẻ mua sắm máy móc xây dựng ao…., mặt khác do thất thu liên tiép ở mấy vụ gần đây. nhiều gia đình trong xã do nuôi tôm thât bại đã phải bỏ làng đi làm ăn xã để trả nợ. hiện tại chúng tôi diều tra tổng tiền còn nợ là: 2,215 tỷ đồng. Như vậy gánh nặng nợ nần đang đè nặng lên vai những người NTTS tại xã Quảng An. người dân nơi đây chỉ có nguồn mong đợi duy nhất là trả được nợ thì mới yên tâm sản xuất. 2.3.2. Tình hình trang bị tư liệu sản xuất của hộ BẢNG 4: TÌNH HÌNH TRANG BỊ TƯ LIỆU SẢN XUẤT Chỉ tiêu  ĐVT  Số lượng  Tổng giá trị (ĐVT: 1000đ)   Máy nổ  Chiếc  44  265.000   Motơ điện  Chiếc  12  53.500   Ống nước  Mét  47  21.200   Giàn sục khí  Cái  40  154.950   Chài,lưới  Đôi  416,5  32.125   Thuyền, ghe  Chiếc  72  174.700   Nò, sáo  Cái  48  6.600   Lừ  Cái  969  199.160   Khác(lưới rào)  Mét  1000  5.000   Hoạt động nuôi trồng thủy sản là hoạt động cần nhiều tư liệu sản xuẩt, đầu tư vốn cao để mang lại hiệu quả tốt. Qua bảng số liệu , chúng ta có thể nhận thấy vẫn còn một số hộ chưa chú ý đến đầu tư tư liệu sản xuất như thiếu máy nổ, giàn sục khí. Điều này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất nuôi trồng của các hộ này. Quảng An là một xã rất vùng trũng thấp, dễ bị ngập lụt nên hầu tất cả các hộ đều có trang bị cho mình từ 1 đến 2 ghe. 2.3.3. Chi phí đầu tư cho hoạt động NTTS của hộ điều tra năm 2010 Để hoạt động sản xuất diễn ra có hiệu quả ngoài chi phí đầu tư cơ bản ban đầu, các hộ cũng cần chú ý đến các loại chi phí khác như giống, thức ăn, phòng chữa bệnh… nhằm thấy được mức đầu tư của hộ về những chi phí trên, ta quan sát bảng sau: BẢNG 5: CHI PHÍ ĐẦU TƯ CHO HOẠT ĐỘNG NUÔI TRÔNG THỦY SẢN Chỉ tiêu  BQ chung /sào    Giá trị(1000đ)  %   Tổng chi phí sản xuất  3142.94  100   Chi phí trung gian  1722.99  54.82   Giống  278.19  8.85   Thức ăn  898.08  28.60   Phòng chữa bệnh  23.36  0.74   Chuẩn bị ao  398.32  12.67   Chi phí xăng dầu  67.37  2.14   Chi phí khác  57.67  1.83   2. Chi phí tài chính  0  0   3. Thuế, Phí, Lệ phí  0  0   4. Khấu hao TSCĐ  353.27  11.24   5. Chi Phí công lao động gia đình  1066.68  33.93   Chi phí trung gian là một bộ phận cấu thành của tổng giá trị sản xuất bao gồm chi phí thường xuyên về vật chất( giồng, thức ăn..) và chi phí dịch vụ. Mức độ đầu tư về chi phí trung gian có ảnh hưởng lớn đến kết quả và hiệu quả sản xuất. Con giống là yếu tố quang trọng, bước đầu quyết định sự thành bại. Con giống khỏe mạnh sạch bệnh là tiền đề cho một kết quả khả quan. Theo ý kiến của các chuyên gia về nuôi trồng thủy sản thì con giống quyết định đến 50% sự thành công của nuôi trồng. Chi phí thức ăn là phần chi phí chiếm tỷ trọng cao (31,92%) trong chi phí trung gian. Việc cung cấp thêm thức ăn ngoài lượng thức ăn có sẵn trong ao hồ trong quá trình nuôi giúp tôm, cua, cá nhanh lớn rút ngắn thời gian nuôi. Trong đầu tư NTTS, ngoài việc dầu tư con giống, thức ăn thì đầu tư xử lý ao hồ cũng là điều quan trọng. Xử lý, cải tạo ao hồ nhằm loại bỏ các mầm bệnh cho các đối tượng nuôi. Mặt khác, nó còn giúp diệt cá tạp, tránh hiện tượng chúng sinh sôi dành hết thức ăn. Trong tổng chi phí, chi phí trung gian chiếm tỷ trọng cao nhất(61,85%) sau đó là chi phí lao động gia đình(29,8%). 2.3.4. Kết quả và hiệu quả của hoạt động NTTS của hộ BẢNG 6: DIỆN TÍCH VÀ NĂNG SUẤT TRUNG BÌNH CỦA CÁC HỘ ĐIỀU TRA Chỉ tiêu  ĐVT  Số lượng   1. Diện tích BQ hộ  sào  15.94   2. Năng suất tôm BQ  Kg/sào  19.15   3.Năng suất cua BQ  Kg/sào  3.42   4. Năng suất cá kình BQ  Kg/sào  4.66   Để phân tích được két quả và hiệu quả nuôi chúng tôi đã sử dụng hệ thống các chỉ tiêu như tổng giá trj sản xuất (GO), thu nhập hỗn hợp (MI) , lợi nhuận kinh tế (EP)…. Qua kết quả điêu tra cho thấy, năng suất tôm bình quân của các hộ dân chỉ đạt 19.15 kg/sào. Sản lượng tôm thu được từ nhiêu loại khác nhau: ví dụ tôm loại 30 con/kg, 40con/kg,và tôm xô xị, cua thì có cua y và cua trứng. sở dĩ tôm bé như vậy là do ngày nuôi chưa đủ, dịch bệnh chết sớm và môi trường không đảm bảo. BẢNG 7: KÉT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ CỦA HOẠT ĐỘNG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN Chỉ tiêu  ĐVT  BQ chung   Tổng giá trị sản xuất (GO) BQ/sào  1000đ  2348,21   Tổng chi phí sản xuất (TC) BQ/sào  1000đ  3142,95   Thu nhập hỗn hợp (MI) BQ/sào  1000đ  317,01   Lợi nhuận kinh tế BQ/ sào (EP)  1000đ  -794,74   Các chỉ tiêu hiệu quả     GO/IC  Lần  1,55   EP/TC  Lần  -0,18   MI/IC  Lần  0,20   Hoạt động nuôi trồng thủy sản của các hộ chủ yếu là lấy công làm lãi, thiếu sự đầu tư quy hoạch nên kết quả và hiệu quả mang lại thấp. Từ bảng trên ta thấy, bình quân 1 sào NTTS đã đem lại 2348,21 ngìn đồng giá trị sản xuất. Tuy vậy chi phí bỏ ra bình quân sào là 3142.95 ngìn đồng nên lợi nhận kinh tê chỉ đạt (-794.74)đồng. Chỉ tiểu GO/IC cho thấy một đồng chi phí chỉ thu được 1.55 đồng doanh thu, điều này cho thấy hiệu quả hoạt động NTTS rất thấp. 1 đồng chi phí chỉ mang lại (-0.18)lợi nhuận về mặt kinh tế. Thực trạng này cho thấy rằng NTTS ở xã Quãng An những năm vừa qua đã không được chú ý đầu tư của chính quyền, thêm vào đó là hiện tượng mặt nước bị ô nhiễm làm cho các đối tượng nuôi phát triển kém ảnh hưởng lớn đến năng suất. Vì vậy trong những năm tới chính quyền xã cần có các chính sách quy hoạch vùng nuôi, cho vay vốn, hỗ trợ kỹ thuật nhằm nâng cao kết quả và hiệu quả nuôi trồng đưa NTTS phát triển theo hướng bền vững 2.3.5. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả của hoạt động NTTS của hộ 2.3.5.1. Ảnh hưởng của thức ăn. Trong nuôi trồng thuỷ sản thức ăn đóng vai trò quan trọng đối với sự tăng trọng của tôm, cua, cá. Tuy vậy không có nghĩa là cứ tăng mãi thức ăn thi trọng lượng sẽ tăng, năng suất và hiệu quả sẽ tăng. Chi phí thức ăn  Bình quân (1000đ)  Số hộ  Năng suất tôm(kg)  Năng suất cua(kg)  Năng suất cá(kg)  MI  EP  GO/TC  MI/TC  EP/TC     Hộ  %  Kg/ha  Kg/ha  Kg/ha  1000đ  1000đ  Lần  Lần  Lần   <10000  4685.17  29  58  271.28  54.85  73.57  14875.01  2416.65  0.99  0.30  0.04   10000-20000  13260.38  13  26  296,30  89,07  134,17  15563.03  2460.05  1.12  0.38  0.05   20000-30000  25066.67  3  6  733,33  166,67  146,67  17435.04  2688.5  1.19  0.46  0.07   >=30000  65300.00  5  10  1045.60  33.00  68.58  19596.02  2780.34  1.23  0.52  0.19   Tổng/BQ chung  14199.09  382.94  68.27  93.21  15679.24  2480.24  1.06  0.35  0.06   Trong giai đoạn đầu, ta nhận thấy đầu tư ngày càng nhiều thức ăn thì càng thu được lãi lớn và hiêu quả càng cao. Điều này là do đặc điểm về diện tích mặt nước sử dụng cho nuôi trồng thủy sản của các hộ điều tra không giống nhau có những hộ có diện tích nuôi nhỏ thì đầu tư cho thức ăn nhỏ còn những hộ có diện tích nuôi lớn sẽ làm cho chi phí thức ăn tăng. .3.5.2. Ảnh hưởng của diện tích mặt nước Cũng như những ngành sản xuất nông nghiệp khác, đất đai, mặt nước là tư liệu sản xuất chủ yếu không thể thay thế được trong nuôi trồng thủy sản và có ảnh hưởng trực tiếp đến quy mô sản lượng nuôi trồng Đồng thời nó cũng là một trong những nhân tố có ảnh hưởng đến mức độ đầu tư, chi phí của các ngư dân trong hoạt động nuôi trồng thủy sản từ đó ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả NTTS. Để thấy rõ hơn ảnh hưởng của quy mô diện tích đến kết quả và hiệu quả nuôi trồng chúng ta quan sát bảng sau: Diện tích (sào)  Bình quân (sào)  Số hộ(hộ)  Năng suất (tôm)  Năng suất (cua)  Năng suất (cá)  MI  EP  GO/IC  MI/IC  EP/TC     Hộ  %  Kg/sào  Kg/sào  Kg/sào  1000đ  1000đ  Lần  Lần  Lần   <10  8  2  4  10.63  0.63  4.37  -1509.96  -3619.33  0.36  -0.88  -0.86   10-15  10.2  29  58  20.09  4.01  5.02  -754.63  -2011.76  1.09  -0.31  -0.57   15-20  15.6  3  6  11.62  3.38  4.63  744.99  -105.18  2.35  0.90  -0.09   >=20  27.6  16  32  19.92  2.69  4.06  2407.49  1634.89  2.38  1.13  0.60   Tổng/BQ chung  16  50  100  19.15  3.42  4.66  317.01  -794.74  1.55  0.20  -0.18   Qua bảng tổng hợp trên ta có thể đưa ra một số nhận xét sau: Đối với các hộ điều tra thì khi diện tích nuôi trồng thuỷ sản tăng thì lợi nhuận kinh tế cũng như hiệu quả kinh tế của quá trình nuôi mang lại cũng tăng cụ thể là những hộ có diện tích nuôi dưới 10 sào thì hiệu quả nuôi mang lại là không cao MI chỉ có -1509.96, doanh thu không đủ để bù đắp chi phí và hiệu quả kinh tế là không có MI/IC=-0.88 tức là thu nhập hỗn hợp thu được từ một đồng chi chí trung gian là âm- người nuôi lỗ. Những hộ có diện tích nuôi từ 10 đến 20 sào thì cả kết quả và hiệu quả nuôi tăng dần thu nhập hỗn hợp tăng từ -754.63 lên 744.99, doanh thu cũng bắt đầu tăng và đã bắt đầu bù đắp một phân nào chi phí. Đối với những hộ nuôi có diện tích trên 20 sào thì doanh thu tăng cao ngoài đủ bù đắp chi phí thì còn mang lại cho người nuôi một phần lợi nhuận khá EP/TC= 0.60. Qua những con số trên ta có thể thấy rằng đối với các hộ điều tra thì nên đầu tư để mở rộng diện tích nuôi như vậy sẽ làm tăng hiệu quả và kết quả nuôi. Chính quyền địa phương nên có các chính sách khuyến khích mở rộng diện tích nuôi cho các hộ. 2.3.5.2. Ảnh hưởng của công lao động đến kết quả và hiệu quả nuôi tôm Hoạt động nuôi tôm đòi hỏi rất nhiều công lao động từ lúc bắt đầu tu bổ, nạo vét ao hồ để nuôi, xử lý ao đến khi thu hoạch và đặc biệt là công chăm sóc trong suốt vụ nuôi. Để phân tích công lao động có ảnh hưởng như thế nào tới kết quả và hiệu quả nuôi chúng ta phân tích bảng dưới đây: Công lao động  Bình quân (ngày)  Số hộ  Năng suất tôm  Năng suất cua  Năng suất cá  MI  EP  GO/TC  EP/TC  MI/TC     Hộ  %  Kg/ha  Kg/ha  Kg/ha  1000đ  1000đ  Lần  Lần  Lần   <100  89  11  22  453,69  49,20  70,32  15.125,17  2.430,53  1,01  0,04  0,31   100-150  122  3  6  670,12  59,82  99,23  16.100,70  2.695,78  1,13  0,09  0,48   150-180  167  30  60  356,18  83,54  109,36  15.989,01  2.589,40  1,07  0,07  0,36   >=180  181  6  12  234,78  30,60  50,40  14.935,93  1.917,73  0,96  0,05  0,28   Tổng/BQchung  148,82  50  100  382,8  68,20  93,20  15.679,29  2.480,24  1,06  0,06  0,35   Sự chênh lệch về công lao động phần lớn là do sự chênh lệch về số ngày nuôi. Những hộ nuôi có thời gian nuôi càng dài thì công lao động càng lớn. Tuy nhiên công lao động cũng là yếu tố chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong tổng chi phí, nên việc tăng công lao động làm cho chi phí tăng lên, lợi nhuận giảm xuống dẫn đến hiệu quả giảm. Qua bảng số liệu trên ta có thể thấy, khi công lao động lao động tăng trong khoảng từ 100 đên 150 thì nó có tác động tích cực đến kết quả và hiệu quả nuôi cụ thể MI tăng từ 15.125,17 đến 16.100,70 điều này cho thấy nếu nắm được chu trình sinh trưởng và phát triển của đối tượng nuôi bố trí thời gian nuôi hợp lý thì nó sẽ có tác động tốt đến hiệu quả nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên nếu kéo dài thời gian nuôi sẽ làm tăng công lao động đẩy chi phí về công lao động cũng như chi phí khác như thức ăn, xăng dầu.. tăng, mặc dù trọng lượng của các đối tượng nuôi có thể tăng nhưng nó không đủ để bù đắp khoản chi phí bị đội lên này. 2.3.6. Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm NTTS Nền kinh tế thị trường đã và đang tạo ra sự cạnh tranh gay gắt trong tất cả các lĩnh vực, nó buộc người tham gia vào nền kinh tế phải luôn phấn đấu không ngừng để tồn tại và phát triển. Đặc biệt đối với người sản xuất, sự tồn tại của họ phụ thuộc rất lớn vào việc tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm của mình, đối với các hộ NTTS cũng vậy. Việc phát triển thị trường tiêu thụ là một trong những vấn đề hết sức quan trọng để thúc đẩy phát triển các ngành nghề nói xhung và NTTS nói riêng. Tôm cua cá là những sản phẩm thủy sản được người tiêu dùng ưa chuộng hiện nay, những sản phẩm này có thể đưa đi xuất khẩu và mang lại giá trị gia tăng cao, tuy nhiên hầu hết các hộ nuôi ở Quảng An nói riêng đều chưa được hưởng lợi từ hoạt động xuất khẩu thủy sản do các hộ thường nuôi trồng với quy mô nhỏ lẻ, chất lượng thủy sản chưa được chú trọng nhiều, đa phần người nuôi thường bán sản phẩm thông qua các trung gian mà cụ thể ở đây là thương lái địa phương. Chúng ta cần thấy rằng loại sản phẩm và khối lượng sản phẩm có những ảnh hưởng nhất định đến hình thức tiêu thụ của sản phẩm đó. Đối với những sản phẩm cao cấp, có giá bán cao thì việc tiêu thụ trực tiếp cho người tiêu dùng ở các chợ địa phương là tương đối khó khăn hay những sản phẩm có khối lượng sản xuất lớn thì người ta cũng sẽ ít bán cho người tiêu dùng ở cgowj địa phương vì sức mua của người tiêu dùng ở đây không lớn. Cụ thể với các sản phẩm thủy sản của các hộ điều tra, chúng ta có thể thấy rằng các sản phẩm tôm, cua, cá ở đây là những sản phẩm cao cấp, có giá bán khá cao, khối lượng sản phẩm cần tiêu thụ mỗi lần của các hộ cũng tương đối nhiều, đặc biệt chúng lại là những sản phẩm dễ ươn thối, hư hỏng, do đó việc lựa chọn tiêu thụ sản phẩm theo hình thức bán buôn là cần thiết đối với các hộ nuôi. Theo như điều tra, kênh tiêu thụ sản phẩm của các hộ nuôi ở Quảng An khá đơn giản, các hộ nuôi chỉ bán cho các tư thương về mua tại ao hoặc tại nhấu đó sản phẩm được đưa đi tiêu thụ tại thành phố hoặc các địa điểm khác nhà hàng khách sạn….Tôm, cua,cá là những sản phẩm có giá bán khá cao, trong khi đó người tiêu dùng tại địa phương là những người có thu nhập thấp nên việc bán các sản phẩm này tại chợ địa phương là không thể, mặt khác việc tiêu thụ sản phẩm ở chợ thành phố cũng gặp nhiều khó khawndo việc đi lại cũng như vấn đè bảo quản trong khi xã lại chưa có cơ sở chế biến tiêu thụ sản phẩm. Vì vây, việc bán sản phẩm cho các thương lái nhỏ địa phương là điều tất yếu dù người nuôi bị ép giá. Dưới đây là tình hình tiêu thụ tôm cua cá tại các hộ điều tra: Chỉ tiêu  Số hộ   Tổng số hộ  50   Địa điểm bán sản phẩm  1. Tại chợ  0    2. Tại nhà  0    3. Tại ao  50   Bán cho ai?  1. Tư thương  50    2. Doanh nghiệp  0    3. Người tiêu dùng  0   Ta thấy rằng các hộ điều tra đều bán sản phẩm của mính cho tư thương, do phụ thuộc vào tư thương nên các hộ thường bị ép giá. Việc phát triển các cơ sở chế biến, tiêu thụ sản phẩm thủy sản tại địa phương là điều cần phải được nghĩ đến trong những năm tới đây để phát triển nghề NTTS một cách bền vững theo hướng tăng lợi nhuận cho các hộ nuôi. CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN CỦA XÃ QUẢNG AN 3.1. Phương hướng và mục tiêu phát triển nuôi trồng thuỷ sản của xã Quảng An trong thời gian tới. 3.1.1. Định hướng phát triển nuôi trồng thuỷ sản. Thực trạng NTTS tại xã quảng An trong những năm gần đây cần đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết: Môi trường vùng nuôi đã bị ô nhiễm, tôm, cua ,cá đều bị mắc bệnh tràn lan. Đây cũng là nguyên nhân chính gây ra mất mùa cho hộ nông dân.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docchuyen_de_thuc_trang_va_giai_phap_ve_nuoi_trong_thuy_san_xa_quang_an_huyen_quang_dien_0827_9578.doc
Tài liệu liên quan