Thực trạng và giải pháp tăng cường kiểm tra, kiểm soát quy trình lập, chấp hành và quyết toán ngân sách xã, phường, thị trấn ở Thái Bình

Tính ổn định về tỷ lệ điều tiết đối với các khoản thu giữa tỉnh, huyện và xã theo quy định của luật Ngân sách nhà nước . Xác định số thu ngân sách xã được hưởng theo tỷ lệ điều tiết đã được quy định để kết luận đúng, sai đối với từng khoản thu + Kiểm tra việc trích thưởng và chi phí có đúng luật, kịp thời, chính xác, sau đó so sánh với các quy định của luật Ngân sách nhà nước và các quy định hiện hành của Nhà nước để có kết luận cho phù hợp + Kiểm tra các văn bản hướng dẫn của các cơ quan trung ương và địa phương về quản lý thu Ngân sách nhà nước sau đó đối chiếu với các quy định của Nhà nước (luật Ngân sách nhà nước, các luật thuế ) để xác định các quy định chưa hợp lý, kiến nghị với Nhà nước sửa đổi, bổ sung * Các rủi ro thường gặp khi kiểm toán tổng hợp thu ngân sách xã: lập dự toán thấp so với kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương, số liệu quyết toán và số liệu báo cáo không khớp đúng với số liệu trên sổ kế toán và các báo cáo khác, hạch toán sai mục lục Ngân sách nhà nước, một số khoản thu chưa nộp kịp thời vào Ngân sách nhà nước nhằm để lại nguồn thu cho niên độ sau, một số nguồn thu không đưa vào cân đối nhằm phục vụ lợi ích cục bộ địa phương

doc90 trang | Chia sẻ: haianh_nguyen | Lượt xem: 1241 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thực trạng và giải pháp tăng cường kiểm tra, kiểm soát quy trình lập, chấp hành và quyết toán ngân sách xã, phường, thị trấn ở Thái Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Cần phải đổi mới quan điểm, phương pháp đánh giá cán bộ trên cơ sở tiêu chuẩn cán bộ và căn cứ vào hiệu quả công tác thực tế, thực hiện đúng quy trình đánh giá, đặc biệt phải kế hợp tốt nhiều nguồn đánh giá để phân loại cán bộ. Thường xuyên có kế hoạch tổ chức kiểm tra trình độ nghiệp vụ của cán bộ ban tài chính xã, kết quả kiểm tra được dùng làm căn cứ để xét nâng bậc sinh hoạt phí cho cán bộ ban tài chính xã, kiên quyết thay thế những cán bộ không đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ, giúp chính quyền cơ sở quản lý chặt chẽ và khai thác tốt hơn tiềm lực tài chính của địa phương, quản lý và điều hành ngân sách xã theo luật định và có hiệu quả. Nâng cao chất lượng tuyển chọn, tuyển dụng cán bộ, căn cứ vào tiêu chuẩn và nhu cầu biên chế, công việc thực tế, xây dựng và hoàn thiện quy chế, quy trình tuyển dụng. Đề xuất chính sách đãi ngộ phù hợp sao cho cán bộ cao tuổi mà năng lực hạn chế hoặc không còn khả năng phát triển sẵn sàng nghỉ hưu sớm trước tuổi quy định hoặc nhường vị trí công tác cho lớp cán bộ kế cận, tạo điều kiện để thực hiện quy hoạch cán bộ, đưa lớp cán bộ trẻ phát triển lên. Nghiên cứu chính sách khen thưởng, đãi ngộ hợp lý tạo ra động lực cho những cán bộ có tâm huyết, tài năng yên tâm công tác và đem hết sức lực phục vụ sự nghiệp chung, góp phần ngăn chặn các hiện tượng tiêu cực. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã là người trực tiếp điều hành các hoạt động thu chi tài chính ngân sách xã và Hội đồng nhân dân xã có quyền kiểm tra, giám sát quá trình lập, chấp hành và quyết toán ngân sách xã. Để các hoạt động trên đi vào nề nếp và chấp hành nghiêm túc luật Ngân sách nhà nước nhất thiết phải bồi dưỡng kiến thức quản lý kinh tế nhất là quản lý thu, chi ngân sách xã cho các đồng chí chủ tịch Uỷ ban nhân dân các xã, phường, thị trấn, các đồng chí trong Hội đồng nhân dân xã và tiến tới coi đó là tiêu chuẩn của chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã và Hội đồng nhân dân xã. 4.2. Đối với các ngành chức năng Các ngành chức năng như tài chính, thuế, Kho bạc Nhà nước tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thường xuyên nhằm ngăn chặn những tiêu cực xảy ra trong quá trình điều hành ngân sách, nâng cao vai trò kiểm soát chi của Kho bạc Nhà nước cấp huyện. - Về thông tin: Cần rà soát lại các văn bản có liên quan để tránh tình trạng chồng chéo không thống nhất, kịp thời phổ biến các văn bản mới ban hành xuống cơ sở để thực hiện nghiêm túc và đúng thời gian quy định. Phổ biến luật Ngân sách nhà nước và các quy định của Nhà nước về thu ngân sách tới các cán bộ chủ chốt, cán bộ đoàn thể và tới từng người dân. 4.3. Đối với cơ quan kiểm toán nhà nước Theo điều 78 của Luật Ngân sách nhà nước (sửa đổi năm 2002) việc kiểm toán quyết toán năm của các đơn vị dự toán và ngân sách các cấp do cơ quan kiểm toán nhà nước thực hiện theo quy định tại điều 66 của luật Ngân sách nhà nước. Từ khi thành lập đến nay, kiểm toán Nhà nước đã triển khai nhiều hoạt động cụ thể như ban hành quy trình kiểm toán Ngân sách nhà nước để áp dụng chung cho các cuộc kiểm toán quyết toán ngân sách các cấp, trước hết là tổng quyết toán Ngân sách nhà nước và quyết toán ngân sách của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương… Thực tế hoạt động kiểm toán ngân sách địa phương trong những năm qua đã góp phần làm lành mạnh hóa nền tài chính quốc gia, tăng thu, giảm chi cho Ngân sách nhà nước hàng trăm tỷ đồng. Tuy nhiên hiện nay chưa có quy trình kiểm toán ngân sách địa phương đặc biệt là quy trình kiểm toán ngân sách xã, phường, thị trấn thống nhất và đồng bộ để áp dụng thống nhất trong phạm vi cả nước và việc kiểm toán ngân sách xã, phường, thị trấn hiện nay mới chỉ tiến hành ở một số xã trong Tỉnh nên vẫn còn xảy ra tình trạng chi sai mục đích, lãng phí, thất thoát tiền của của Nhà nước. Vì thế việc kiểm toán báo cáo quyết toán ngân sách xã là hết sức cần thiết, góp phần làm cho quá trình quyết toán ngân sách địa phương - một bộ phận quan trọng của tổng quyết toán Ngân sách nhà nước đạt yêu cầu đặt ra trong thời điểm hiện nay đó là số liệu trong báo cáo quyết toán ngân sách địa phương chính xác, trung thực, khách quan. Để đạt được yêu cầu trên thì ngoài việc tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ trong quá trình lập, chấp hành và quyết toán ngân sách xã, phường, thị trấn còn phải thường xuyên có sự kiểm tra, kiểm soát từ bên ngoài (hậu kiểm) của các tổ chức, cá nhân được luật định. Cơ quan kiểm toán Nhà nước cùng với các cơ quan chức năng, cơ quan thanh tra, kiểm tra trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình phải góp phần làm lành mạnh hoá nền tài chính quốc gia, giữ vững kỷ cương, kỷ luật trong việc quản lý, điều hành, chi tiêu và sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả các nguồn lực tài chính nhà nước để phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Do đó để hoạt động kiểm toán báo cáo quyết toán ngân sách xã đạt hiệu quả đòi hỏi phải xây dựng một quy trình kiểm toán phù hợp với diễn biến khách quan của hoạt động kiểm toán, phù hợp với những chuẩn mực kiểm toán của kiểm toán nhà nước nhằm đảm bảo chất lượng và hiệu quả của việc kiểm toán. Quy trình kiểm toán bao gồm 4 giai đoạn: * Chuẩn bị kiểm toán: Là quá trình thực hiện các hoạt động nghiệp vụ để tạo nên những điều kiện cần thiết cho việc thực hiện kiểm toán. Trong giai đoạn này cần thực hiện các nội dung công việc sau: - Khảo sát và thu thập thông tin về đơn vị được kiểm toán: + Cơ sở pháp lý cho tổ chức và hoạt động của đơn vị được kiểm toán + Đặc điểm tổ chức và phương thức hoạt động của đơn vị được kiểm toán + Tổ chức bộ máy tài chính kế toán, tổ chức công tác kế toán của đơn vị được kiểm toán + Khái quát về tình hình tài chính của đơn vị + Hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị - Lập kế hoạch kiểm toán: + Xác định mục tiêu, yêu cầu của cuộc kiểm toán để xác định các trọng tâm, trọng điểm nhằm đảm bảo hiệu quả và chất lượng của cuộc kiểm toán + Xác định nội dung kiểm toán: trình tự kiểm toán, thời gian kiểm toán, phương pháp chọn mẫu, đánh giá rủi ro + Xác định phạm vi kiểm toán + Xác định phương pháp kiểm toán + Xác định số lượng kiểm toán viên của đoàn kiểm toán - Thành lập đoàn kiểm toán và chuẩn bị các điều kiện cần thiết trước khi tiến hành kiểm toán: + Thành lập đoàn kiểm toán + Phổ biến nội quy, quy chế làm việc của đoàn kiểm toán + Tổ chức học tập, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho kiểm toán viên + Chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho đoàn kiểm toán + Tổ chức công bố thông báo kiểm toán cho đơn vị được kiểm toán * Thực hiện kiểm toán: Là quá trình kiểm toán viên tiến hành thu thập bằng chứng kiểm toán tại các đơn vị được kiểm toán theo kế hoạch đã được Tổng kiểm toán nhà nước phê duyệt để làm căn cứ cho việc lập biên bản kiểm toán và báo cáo kiểm toán Trong giai đoạn này kiểm toán viên phải thực hiện nghiêm túc các nguyên tắc kiểm toán và lựa chọn các phương pháp kiểm toán phù hợp với từng nội dung kiểm toán cũng như với từng đơn vị được kiểm toán. Có thể sử dụng một số phương pháp sau: - Phương pháp cân đối: Phương pháp dựa trên các cân đối kế toán và các cân đối khác để kiểm tra các mối quan hệ có liên quan đến các nội dung mà các kiểm toán viên đang tiến hành kiểm toán - Phương pháp đối chiếu: là phương pháp so sánh, đối chiếu về mặt lượng của cùng một chỉ tiêu trên các nguồn tài liệu khác nhau hoặc nghiên cứu mối liên hệ bản chất giữa các chỉ tiêu có mối quan hệ với nhau thông qua việc xem xét mức biến động tương ứng về giá trị của các chỉ tiêu có quan hệ kinh tế trực tiếp - Phương pháp kiểm kê: là phương pháp kiểm tra hiện vật của từng loại vật tư, tài sản… nhằm thu thập các thông tin về số lượng, giá trị của loại tài sản, vật tư đó - Phương pháp điều tra: là phương pháp tiếp cận trực tiếp hoặc gián tiếp với đối tượng kiểm toán để xem xét, tìm hiểu, thu thập các thông tin cần thiết về tình huống, thực chất, thực trạng của một vấn đề nào đó phát sinh trong quá trình kiểm toán, nhằm bổ sung căn cứ cho các nhận xét, đánh giá trong biên bản kiểm toán - Phương pháp thực nghiệm: là phương pháp tái diễn lại các hoạt động hay nghiệp vụ để đánh giá lại kết quả của một sự việc hoặc quá trình đã qua nhằm xác định một cách khách quan chất lượng công việc đã thực hiện trước đó - Phương pháp chọn mẫu: là phương pháp chọn các phần tử có tính chất "đại diện", đủ độ tiêu biểu cho tổng thể, để làm cơ sở cho việc kiểm tra, đánh giá, rút ra kết luận cho tổng thể - Phương pháp phân tích: là quá trìnhtw duy lôgic để nghiên cứu và so sánh các mối quan hệ đáng tin cậy giữa các số liệu, các thông tin nhằm đánh giá tính hợp lý hoặc không hợp lý của các thông tin trên báo cáo của đơn vị được kiểm toán Sau đó tổng hợp, chọn loc, phân loại các bằng chứng kiểm toán, tổng hợp tình hình số liệu theo các nội dung đã được phê duyệt trong kế hoạch kiểm toán, đánh giá, phân tích, kết luận, kiến nghị những vấn đề thu thập được trong quá trình kiểm toán * Lập báo cáo kiểm toán: là quá trình kiểm toán viên tổng hợp số liệu, tình hình theo các nội dung kiểm toán, trên cơ sở các bằng chứng kiểm toán thu thập được trong quá trình kiểm toán, để đưa ra các đánh giá, kết luận và kiến nghị đối với đơn vị được kiểm toán, cũng như đối với các cơ quan quản lý nhà nước, nhằm hoàn thiện và đổi mới cơ chế quản lý kinh tế tài chính của nhà nước. Trong giai đoạn này cần thực hiện một số công việc: - Chuẩn bị lập báo cáo kiểm toán: là quá trình kiểm toán viên tiến hành thu thập và chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, tài liệu, số liệu đã thu thập được trong quá trình kiểm toán, các bằng chứng kiểm toán thu thập được qua điều tra thực tế, hoặc qua các buổi phỏng vấn…, các biên bản kiểm toán hoặc các biên bản xác nhận số liệu do các tổ kiểm toán thực hiện tại các đơn vị được kiểm toán - Soạn thảo báo cáo kiểm toán: là quá trình kiểm toán viên lập đề cương và thông qua đề cương tại đoàn kiểm toán, soạn và thông qua dự thảo báo cáo kiểm toán tại đoàn kiểm toán với sự tham gia của lãnh đạo kiểm toán chuyên ngành hoặc khu vực, hoàn chỉnh dự thảo để trình tổng kiểm toán nhà nước phê duyệt - Xét duyệt và công bố báo cáo kiểm toán: là quá trình lãnh đạo kiểm toán chuyên ngành hoặc khu vực bảo vệ báo cáo kiểm toán trước lãnh đạo kiểm toán nhà nước. Sau khi báo cáo kiểm toán được phê duyệt, lãnh đạo kiểm toán chuyên ngành hoặc khu vực trình tổng kiểm toán nhà nước kế hoạch công bố - Phát hành báo cáo kiểm toán: là quá trình hoàn thiện báo cáo kiểm toán sau khi đã được công bố, trên cơ sở đó lãnh đạo kiểm toán chuyên ngành hoặc khu vực trình tổng kiểm toán nhà nước kế hoạch phát hành - Lưu trữ hồ sơ kiểm toán: là quá trình kiểm toán viên phân loại và tập hợp các hồ sơ, tài liệu… đã thu thập được trong quá trình kiểm toán để đưa vào quản lý và lưu trữ theo quy định * Tổ chức kiểm tra đơn vị được kiểm toán thực hiện kiến nghị của kiểm toán nhà nước: Tổ chức kiểm tra thực hiện kiến nghị là quá trình kiểm toán viên tiến hành thu thập các bằng chứng có liên quan đến việc thực hiện kiến nghị của các đơn vị được kiểm toán. Trong giai đoạn này cần thực hiện một số nội dung công việc: - Kiểm tra thời hạn và nội dung báo cáo của đơn vị được kiểm toán về việc thực hiện kiến nghị của kiểm toán nhà nước - Kiểm tra, đối chiếu kết quả thực hiện kiến nghị của các đơn vị được kiểm toán với các kiến nghị trong biên bản kiểm toán, báo cáo kiểm toán - Thu thập các bằng chứng có liên quan đến các kiến nghị mà đơn vị được kiểm toán thực hiện, đồng thời phân tích và làm rõ nguyên nhân các kiến nghị mà đơn vị được kiểm toán chưa thực hiện - Lập biên bản kiểm tra việc thực hiện kiến nghị tại các đơn vị được kiểm toán. Đồng thời đưa ra các nhận xét, kiến nghị về những nội dung đơn vị được kiểm toán chưa thực hiện gửi các cơ quan chức năng theo thẩm quyền để yêu cầu đơn vị thực hiện Quy trình kiểm toán ngân sách nhà nước được ban hành theo Quyết định số 08/ 1999/QĐ - KTNN ngày 15/12/1999 của Tổng kiểm toán nhà nước. Nội dung kiểm toán ngân sách nhà nước là kiểm tra việc lập, chấp hành và quyết toán ngân sách nhà nước theo luật định. Quy trình kiểm toán ngân sách nhà nước là trình tự tiến hành các công việc của một cuộc kiểm toán ngân sách phù hợp với diễn biến khách quan của quá trình thu, chi ngân sách nhà nước, được áp dụng chung cho các cuộc kiểm toán quyết toán ngân sách các cấp. Quy trình kiểm toán ngân sách nhà nước tuân thủ và phù hợp với quy trình kiểm toán của kiểm toán nhà nước bao gồm 4 bước: * Chuẩn bị kiểm toán: - Khảo sát và thu thập thông tin - Lập kế hoạch kiểm toán: Xác định mục tiêu, yêu cầu, nội dung, phạm vi, phương pháp, thời gian kiểm toán * Thực hiện kiểm toán: kiểm toán thu ngân sách (kiểm toán tổng hợp thu ngân sách, kiểm toán việc thực hiện nghĩa vụ thu nộp ngân sách nhà nước tại các đối tượng nộp thuế), kiểm toán chi ngân sách (kiểm toán tổng hợp chi ngân sách nhà nước, kiểm toán tại các đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước) * Lập báo cáo kiểm toán và lưu trữ hồ sơ kiểm toán: Nội dung báo cáo kiểm toán ngân sách nhà nước, công bố báo cáo kiểm toán, phát hành báo cáo kiểm toán, lưu trữ hồ sơ kiểm toán * Kiểm tra, theo dõi thực hiện kiến nghị của kiểm toán nhà nước bao gồm một số công việc sau: Đơn vị sẽ tiến hành kiểm tra, nội dung kiểm tra, lập biên bản kiểm tra Quy trình kiểm toán ngân sách nhà nước hiện nay với phạm vi áp dụng: " áp dụng chung cho các cuộc kiểm toán quyết toán ngân sách các cấp, trước hết là tổng quyết toán ngân sách nhà nước và quyết toán ngân sách tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương". Thực tế hoạt động kiểm toán ngân sách địa phương trong những năm qua cho thấy quy trình này chỉ áp dụng được một số nội dung như: chuẩn bị kiểm toán, thực hiện kiểm toán tại một số cơ quan được giao nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước còn các nội dung khác nếu áp dụng trong hoạt động kiểm toán sẽ không được đầy đủ, nhất là tiến hành kiểm toán ngân sách xã, phường, thị trấn vì ngân sách xã không chỉ đơn thuần là một cấp Ngân sách nhà nước mà nó còn thể hiện là một đơn vị dự toán cấp cơ sở: có nhiệm vụ quản lý ngân sách, thực hiện các nghiệp vụ tài chính kế toán, quản lý quỹ ngân sách, tiền mặt, quản lý vật tư, tài sản và các hoạt động kinh tế dịch vụ trên địa bàn xã vì thế mới chỉ tiến hành kiểm toán được ở một số xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh. Cụ thể: - Giai đoạn chuẩn bị kiểm toán: Nhìn chung giai đoạn này của quy trình kiểm toán Ngân sách nhà nước tương đối phù hợp khi vận dụng kiểm toán ngân sách xã. Tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế như: Công tác tìm hiểu đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ tại các đơn vị được kiểm toán chưa được quan tâm đúng mức (do thời gian bố trí các cuộc khảo sát còn ngắn, tư liệu về các đơn vị kiểm toán chưa được theo dõi toàn diện và đầy đủ…); công tác lập kế hoạch kiểm toán nhất là việc dự kiến các đơn vị kiểm toán còn nặng về chủ quan của bản thân tổ khảo sát, vì hiện tại kiểm toán nhà nước chưa ban hành được các tiêu chí để lựa chọn, cũng như việc lựa chọn chưa căn cứ vào mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của địa phương và mục tiêu kiểm toán của kiểm toán nhà nước; công tác phê duyệt kế hoạch kiểm toán còn nhiều bất cập, nhất là việc lựa chọn đơn vị kiểm toán chưa có căn cứ và tiêu chí để phê duyệt…, công tác bồi dưỡng nghiệp vụ cho kiểm toán viên cũng chưa được quan tâm đúng mức, nội dung kiểm toán cũng còn thiếu thống nhất - Giai đoạn thực hiện kiểm toán: nhìn chung giai đoạn này đã được quy trình kiểm toán Ngân sách nhà nước đề cập tương đối đầy đủ về những quy định chung nhất khi thực hiện kiểm toán ngân sách địa phương nhằm xác định tính đúng đắn, hợp pháp của các tài liệu, số liệu báo cáo quyết toán của các đơn vị quản lý sử dụng Ngân sách nhà nước, đánh giá việc chấp hành chính sách, chế độ nhà nước trong quản lý thu, chi Ngân sách nhà nước của các cấp ngân sách, cơ quan đơn vị có nhiệm vụ thu, chi ngân sách và đơn vị thụ hưởng ngân sách. Quy trình mới xác định việc thực hiện kiểm toán được tiến hành tại các cơ quan tổng hợp như sở tài chính, cục thuế nhà nước, kho bạc nhà nước, các đối tượng có nghĩa vụ thu nộp Ngân sách nhà nước, các cơ quan đơn vị sử dụng ngân sách…Tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế: + Việc kiểm toán quyết toán thu Ngân sách nhà nước: Mục đích kiểm toán quyết toán thu Ngân sách nhà nước là nhằm đánh giá việc chấp hành luật Ngân sách nhà nước, các luật thuế và chế độ kế toán của nhà nước trong việc thực hiện nghĩa vụ thu nộp ngân sách của các cơ quan được giao nhiệm vụ thu, chi ngân sách, các đối tượng nộp thuế. Qua đó đánh giá công tác quản lý, xây dựng nguồn thu ngân sách của các cơ quan quản lý ngân sách địa phương. Tuy nhiên mới chỉ dừng lại ở việc kiểm tra, đối chiếu các khoản phải nộp và đã nộp vào ngân sách cũng như để xác nhận tính đúng đắn và hợp pháp của các khoản thu đã được các đối tượng nộp vào ngân sách. + Việc kiểm toán quyết toán chi ngân sách địa phương: Mục đích kiểm toán quyết toán chi ngân sách địa phương là nhằm xác định tính đúng đắn, trung thực, hợp pháp của các tài liệu, số liệu quyết toán chi ngân sách địa phương. Qua đó đánh giá việc chấp hành luật định của nhà nước trong quản lý ngân sách của các đơn vị thụ hưởng ngân sách cũng như tại các cơ quan quản lý tài chính ngân sách. . Đối với chi đầu tư phát triển: Quy trình kiểm toán Ngân sách nhà nước chưa đề cập đến việc kiểm toán tại các đơn vị sử dụng vốn đầu tư, các dự án đầu tư cụ thể để thông qua nội dung kiểm toán này các kiểm toán viên và các đoàn kiểm toán sẽ đưa ra các nhận xét đánh giá thống nhất về công tác quản lý và sử dụng vốn đầu tư, cũng như trách nhiệm pháp lý của từng đối tượng cụ thể . Đối với chi thường xuyên: Quy trình chưa đề cập đến việc kiểm toán tình hình kinh phí và quyết toán kinh phí như kinh phí hoạt động, kinh phí dự án, kinh phí uỷ quyền… vì thông qua nội dung kiểm toán này, các kiểm toán viên và đoàn kiểm toán sẽ đưa ra được các nhận xét thống nhất về từng chỉ tiêu trên báo cáo tài chính của các đơn vị được kiểm toán Tóm lại để kiểm toán báo cáo quyết toán ngân sách xã, giai đoạn thực hiện kiểm toán của quy trình kiểm toán ngân sách xã cần có quy định cụ thể khi thực hiện kiểm toán, cần xây dựng các nhóm quy trình: kiểm toán tổng hợp thu Ngân sách nhà nước trên địa bàn, kiểm toán tổng hợp chi ngân sách xã, kiểm toán chi tiết các đối tượng quản lý, sử dụng Ngân sách nhà nước. - Giai đoạn lập báo cáo kiểm toán: Nội dung quan trọng nhất là quy định được các nội dung thống nhất trong báo cáo kiểm toán làm căn cứ cho kiểm toán viên và đoàn kiểm toán thực hiện, nhưng quy trình chưa xây dựng được mẫu báo cáo kiểm toán thống nhất, các báo cáo kiểm toán ngân sách tỉnh, huyện đều chưa khẳng định được tính đúng đắn, hợp pháp của các số liệu kế toán, báo cáo quyết toán - Giai đoạn kiểm tra, theo dõi thực hiện kiến nghị của kiểm toán nhà nước: Hiện nay đây là khâu yếu nhất trong 4 khâu của quy trình kiểm toán nhà nước, nguyên nhân là do kiểm toán nhà nước chưa thực sự coi trọng công tác này trong những năm qua nên hầu hết việc kiểm tra, theo dõi việc thực hiện các kiến nghị đối với các đối tượng đã được kiểm toán trước đó (thường là năm trước, năm sau kiểm tra việc thực hiện kiến nghị), sau khi thực hiện chỉ được sử dụng trong nội bộ cơ quan kiểm toán nhà nước. Những kiến nghị mà các đối tượng không thực hiện phía cơ quan kiểm toán nhà nước chưa có phương án xử lý thích hợp. Tiếp theo là do nhà nước chưa có các chế tài quy định xử lý cũng như chưa giao cho cơ quan có thẩm quyền nào xử lý đối với các trường hợp không thực hiện. Ngân sách xã được coi là một cấp ngân sách quan trọng trong hệ thống Ngân sách nhà nước ta. Vì vậy yêu cầu đặt ra phải xác nhận tính đúng đắn, trung thực và hợp pháp của quyết toán ngân sách xã, làm căn cứ để hội đồng nhân dân xã phê duyệt quyết toán ngân sách xã, đồng thời kết quả quyết toán ngân sách xã sau khi được kiểm toán sẽ được tổng hợp vào ngân sách địa phương - một bộ phận quan trọng của Ngân sách nhà nước thì vấn đề đặt ra là phải xây dựng quy trình kiểm toán quyết toán ngân sách xã tuân thủ pháp luật, chính sách, chế độ quản lý thu, chi Ngân sách nhà nước, tuân thủ các chuẩn mực kiểm toán nhà nước và quy trình kiểm toán nhà nước do tổng kiểm toán nhà nước quy định, đảm bảo tính độc lập, trung thực, khách quan trong quá trình kiểm toán, phản ánh đầy đủ quá trình thu, chi ngân sách xã trên cơ sở đó xác nhận tính đúng đắn, trung thực và hợp pháp của quyết toán ngân sách xã, nội dung của quy trình phải thống nhất với các quy định của nhà nước về ngân sách và kiểm toán cũng như các quy định khác có liên quan, đồng thời vận dụng một cách có chọn lọc các quy trình kiểm toán hiện hành của kiểm toán nhà nước. Cụ thể: * Chuẩn bị kiểm toán: là quá trình thực hiện các hoạt động nghiệp vụ của kiểm toán viên nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình thực hiện kiểm toán tại đơn vị. Như vậy ngoài việc tuân thủ các bước của quy trình kiểm toán nhà nước, kiểm toán viên còn phải đáp ứng một số yêu cầu: - Khảo sát và thu thập thông tin về đơn vị được kiểm toán: + Thu thập căn cứ để xây dựng dự toán ngân sách xã + Thu thập các thông tin cơ bản về tình hình kinh tế xã hội của địa phương như diện tích, dân số, tốc độ tăng trưởng kinh tế, giáo dục, y tế… + Tình hình lập, phân bổ dự toán ngân sách theo quý, tháng + Tình hình thực hiện dự toán ngân sách + Thu thập, đánh giá về hệ thống kiểm soát nội bộ như quy chế quản lý, điều hành ngân sách, quá trình kiểm tra, kiểm soát quy trình lập, chấp hành và quyết toán ngân sách xã… Trên cơ sở đó đánh giá mức độ về chất lượng của hệ thống kiểm soát nội bộ và nhửngủi ro thường xảy ra ở lĩnh vực nào trong quá trình quản lý và sử dụng Ngân sách nhà nước của xã. - Lập kế hoạch kiểm toán bao gồm: + Xác định mục tiêu tổng quát: là xác định tính đúng đắn, hợp pháp của tài liệu, số liệu kế toán và quyết toán ngân sách xã và mục tiêu cụ thể của từng lĩnh vực kiểm toán như kiểm toán thu Ngân sách nhà nước, kiểm toán chi đầu tư phát triển, kiểm toán chi thường xuyên… + Nội dung kiểm toán: Kiểm toán việc chấp hành các luật, chính sách, chế độ về thu, chi tài chính ngân sách xã, pháp lệnh kế toán thống kê và hiệu quả sử dụng các nguồn kinh phí thuộc Ngân sách nhà nước. + Phạm vi kiểm toán: Xác định trọng tâm của cuộc kiểm toán, xác định quy mô của cuộc kiểm toán + Phương pháp kiểm toán: Căn cứ vào nội dung, phạm vi kiểm toán được duyệt để xác định phương pháp kiểm toán cho phù hợp + Thời gian kiểm toán: dự kiến nội dung, phạm vi kiểm toán và số lượng kiểm toán viên, xác định thời gian kiểm toán sao cho đảm bảo chất lượng và hiệu quả - Thành lập đoàn kiểm toán và chuẩn bị kiểm toán: dự kiến trưởng đoàn, phó trưởng đoàn, tổ trưởng và các kiểm toán viên trình tổng kiểm toán nhà nước quyết định, dự thảo quyết định thành lập đoàn kiểm toán nhà nước và thông báo kế hoạch kiểm toán trình tổng kiểm toán nhà nước quyết định, chuẩn bị phương tiện làm việc, tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho kiểm toán viên, phổ biến kế hoạch kiểm toán và quy chế làm việc của đoàn kiểm toán nhà nước - Công bố kiểm toán: Tổ chức họp các thành phần có liên quan để thông báo kế hoạch kiểm toán của đoàn kiểm toán nhà nước tại địa phương * Thực hiện kiểm toán: Mục đích là nhằm đưa ra các kết luận chính xác về các khoản thu, chi của ngân sách xã, làm cơ sở để hội đồng nhân dân xã phê chuẩn quyết toán. Muốn vậy phải giải quyết các nội dung sau: - Kiểm toán tổng hợp quyết toán thu Ngân sách nhà nước: Nhằm đánh giá công tác quản lý điều hành ngân sách, việc chấp hành pháp luật về tài chính kế toán và tính chính xác của quyết toán thu Ngân sách nhà nước, trước khi thực hiện kiểm toán viên phải xem xét và đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị được kiểm toán để lập kế hoạch kiểm toán chi tiết. Trên cơ sở đó kiểm toán viên xây dựng kế hoạch kiểm toán chi tiết, trong đó xác định rõ trọng yếu kiểm toán, phương pháp kiểm toán, thời gian và nhân lực cho hoạt động kiểm toán cho phù hợp với kế hoạch kiểm toán tổng quát và thực tế tại đơn vị được kiểm toán + Nội dung và phương pháp kiểm toán: . Về dự toán thu ngân sách xã: Kiểm toán viên kiểm tra, so sánh các căn cứ xây dựng dự toán với tình hình thực hiện dự toán năm trước và số giao dự toán của cơ quan cấp trên về từng chỉ tiêu. Thông qua đó đánh giá xây dựng dự toán có sát thực tế địa phương không . Về phân cấp quản lý thu ngân sách: Kiểm toán viên kiểm tra việc phân cấp quản lý thu ngân sách đối với các khoản thu xã hưởng 100%, các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm, sau đó so sánh với các quy định hiệnhành của luật Ngân sách nhà nước để đưa ra kết luận cho phù hợp, đánh giá về việc phân cấp, những đề xuất, kiến nghị (nếu có) * Về việc thực hiện dự toán thu: Kiểm toán viên phải kiểm tra từng chỉ tiêu cụ thể, theo từng nguồn thu, trên cơ sở đó đưa ra các nhận xét, đánh giá về tình hình thực hiện, nguyên nhân chủ quan và khách quan đối với các khoản thu đạt và không đạt dự toán + Đối với khoản thu phí và lệ phí: kiểm tra số liệu về tổng số các loại phí đã thu (số lượng, giá trị) sau đó so sánh với số liệu trên báo cáo, đối chiếu số thu với kho bạc nhà nước huyện và với pháp lệnh thu phí, lệ phí để xác định khoản thu nào không đúng với quy định của nhà nước đang áp dụng tại địa phương để đưa ra kết luận cho phù hợp + Kiểm tra việc thực hiện tỷ lệ điều tiết giữa các cấp ngân sách, kiểm toán viên phải xác định: .. Tính ổn định về tỷ lệ điều tiết đối với các khoản thu giữa tỉnh, huyện và xã theo quy định của luật Ngân sách nhà nước .. Xác định số thu ngân sách xã được hưởng theo tỷ lệ điều tiết đã được quy định để kết luận đúng, sai đối với từng khoản thu + Kiểm tra việc trích thưởng và chi phí có đúng luật, kịp thời, chính xác, sau đó so sánh với các quy định của luật Ngân sách nhà nước và các quy định hiện hành của Nhà nước để có kết luận cho phù hợp + Kiểm tra các văn bản hướng dẫn của các cơ quan trung ương và địa phương về quản lý thu Ngân sách nhà nước sau đó đối chiếu với các quy định của Nhà nước (luật Ngân sách nhà nước, các luật thuế…) để xác định các quy định chưa hợp lý, kiến nghị với Nhà nước sửa đổi, bổ sung… * Các rủi ro thường gặp khi kiểm toán tổng hợp thu ngân sách xã: lập dự toán thấp so với kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương, số liệu quyết toán và số liệu báo cáo không khớp đúng với số liệu trên sổ kế toán và các báo cáo khác, hạch toán sai mục lục Ngân sách nhà nước, một số khoản thu chưa nộp kịp thời vào Ngân sách nhà nước nhằm để lại nguồn thu cho niên độ sau, một số nguồn thu không đưa vào cân đối nhằm phục vụ lợi ích cục bộ địa phương… * Về quyết toán chi ngân sách địa phương: - Kiểm toán chi đầu tư phát triển: Kiểm toán viên phải tiến hành kiểm tra xác định tính trung thực, hợp pháp của số liệu báo cáo, kiểm tra về các nội dung: chủ trương, mục đích huy động dự toán, cơ cấu các nguồn vốn cần huy động trong đó nguồn vốn đóng góp của nhân dân, đối tượng đóng góp, mức đóng góp, hình thức đóng góp, tình hình sử dụng và quyết toán nguồn vốn này, nguồn vốn được đầu tư từ ngân sách cấp trên để rút ra nhận xét về việc quản lý và sử dụng vốn đầu tư phát triển có đảm bảo trung thực và hợp pháp không Các rủi ro thường gặp: Chi không đúng trong dự toán, một số công trình hoàn thành đưa vào sử dụng nhưng chưa lập được báo cáo quyết toán… - Kiểm toán chi thường xuyên: * Kiểm toán tổng hợp: Mục đích là nhằm đánh giá công tác quản lý, điều hành ngân sách, việc chấp hành pháp luật về tài chính, kế toán … trên cơ sở đó kiểm toán viên xây dựng kế hoạch kiểm toán chi tiết trong đó xác định rõ trọng yếu kiểm toán, phương pháp và thời gian kiểm toán, nhân lực cho hoạt động kiểm toán phù hợp với kế hoạch kiểm toán tổng quát và thực tế tại đơn vị được kiểm toán Nội dung và phương pháp kiểm toán: Kiểm toán tổng hợp chi thường xuyên được xác định theo quy trình Ngân sách nhà nước gồm lập, chấp hành và quyết toán ngân sách xã Thứ nhất: lập dự toán Thực hiện kiểm toán, kiểm toán viên xem xét, đối chiếu tài liệu làm căn cứ xây dựng dự toán có đúng tiêu chuẩn, chế độ, định mức quy định của Nhà nước Thứ hai: chấp hành dự toán . Kiểm toán việc phân bổ và thực hiện dự toán, so sánh thực hiện với dự toán và với thực hiện năm trước để xác định nguyên nhân những khoản chi vượt dự toán và tăng chi so với năm trước. Đồng thời kiểm tra việc phân bổ ngân sách theo tháng, quý để đánh giá việc phân bổ dự toán có phù hợp với dự toán cả năm . Kiểm tra các điều kiện cần và đủ khi quyết định xuất quỹ để chi . Kiểm tra các khoản chi có được quản lý thống nhất qua kho bạc nhà nước huyện Thứ ba: kế toán và quyết toán ngân sách xã . Thực hiện kiểm tra, đối chiếu số liệu quyết toán với số liệu trên sổ sách kế toán có khớp đúng và phù hợp . Kiểm tra số dư trên tài khoản tiền gửi kho bạc để xác định số dư có hợp lý không. Trên cơ sở đó đưa ra các kết luận về việc chấp hành công tác khoá sổ cuối năm . Kiểm tra việc tuân thủ mẫu biểu và thời gian lập báo cáo quyết toán theo quy định của luật Ngân sách nhà nước và các chế độ tài chính hiện hành * Kiểm toán chi tiết: Mục tiêu kiểm toán là thu thập các bằng chứng kiểm toán cho những nhận xét về công tác quản lý, điều hành ngân sách và tính trung thực, hợp pháp của quyết toán ngân sách xã - Thứ nhất: Kiểm toán tổng quát Kiểm toán viên áp dụng phương pháp cân đối giữa tài sản có và tài sản nợ trên bảng cân đối kế toán và thực hiện đối chiếu trực tiếp, đối chiếu lôgic giữa các chỉ tiêu trong cùng một mẫu biểu, giữa các chỉ tiêu tương ứng của các biểu mẫu báo cáo tài chính với nhau và giữa báo cáo tài chính với hệ thống sổ cái, sổ chi tiết để xác định tính chính xác, khớp đúng của báo cáo tài chính - Thứ hai: Thu thập bằng chứng kiểm toán các nội dung cụ thể: + Kiểm toán tiền mặt: . Mục đích: Xác định chính xác số dư bằng tiền trên bảng cân đối kế toán và xác định nguồn gốc của số tiền còn dư trên tài khoản . Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ: Xem xét quy chế nội bộ và công tác quản lý sổ kế toán tiền mặt, trách nhiệm và thẩm quyền duyệt chi . Rủi ro kiểm toán: Thủ quỹ và chủ tịch uỷ ban nhân dân xã giữ sổ kế toán hoặc các sổ kế toán có liên quan đến tiền mặt, một người kiêm nhiệm cả công việc kế toán và thủ quỹ, quy trình luân chuyển chứng từ không hợp lý, số tiền tồn quỹ thực tế thấp hơn hoặc cao hơn số liệu trên sổ kế toán, hoặc cao hơn so với quy định của nhà nước . Phương pháp thu thập bằng chứng kiểm toán: Kiểm toán viên tiến hành kiểm kê quỹ tiền mặt (nếu đủ điều kiện), kiểm tra, đối chiếu số dư vào thời điểm khoá sổ để lập báo cáo kiểm toán giữa biên bản kiểm kê quỹ tiền mặt với số dư TK 111 trên bảng cân đối kế toán và sổ quỹ tiền mặt, số tổng thu, số tổng chi, cân đối thu, chi để xác định số dư tiền mặt từng tháng, từng quý + Kiểm toán vật liệu dụng cụ: . Mục đích: Nhằm xác định tính có thực của giá trị hàng tồn kho, đánh giá công tác quản lý trong quá trình mua hàng, bảo quản và xuất dùng . Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ: Đơn vị có quy chế nội bộ về thẩm quyền mua, bán, xuất dùng và bảo quản vật tư, việc mua vật tư có giám sát chặt chẽ về đơn giá, có kiểm tra chất lượng hàng hoá khi nhập kho . Rủi ro kiểm toán: Vật liệu tồn kho thực tế sẽ bị khai tăng hoặc giảm so với sổ kế toán, quy trình mua, nhập, xuất vật tư không có sự kiểm soát của kế toán, việc kiểm kê hàng hoá không đúng quy định, không kiểm kê thực tế hoặc chỉ căn cứ vào số liệu trên sổ kế toán để lập biên bản kiểm kê… . Phương pháp kiểm toán: Kiểm toán viên thực hiện đối chiếu số liệu kiểm kê tại thời điểm 31/12 năm trước với số dư tài khoản ghi trên bảng cân đối kế toán năm trước và số dư năm nay trên các tài khoản có liên quan để xác định sự tồn tại về số lượng và giá trị của vật liệu, sản phẩm hàng hoá tồn kho + Kiểm toán tài sản cố định: . Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ: Đơn vị có các biện pháp bảo quản và giữ gìn, bảo vệ tài sản cố định tránh mất mát,hư hỏng, có lập đủ hồ sơ và thẻ tài sản cố định chi tiết cho từng loại tài sản cố định, có kiểm kê theo quy định, có tuân thủ các quy định về mua, bán tài sản, đơn vị có ban hành quy chế quản lý và sử dụng tài sản . Rủi ro kiểm toán: Không đấu thầu, mua sắm tài sản cố định theo quy định, không bàn giao tài sản cố định cho đơn vị sử dụng để xác định trách nhiệm của người sử dụng, sử dụng tài sản cố định vào hoạt động kinh doanh dịch vụ nhưng không trích khấu hao, sử dụng tài sản cố định sai mục đích, không tính khấu hao tài sản cố định hoặc tính không đầy đủ giá trị hao mòn của tài sản cố định, không nộp Ngân sách nhà nước số thu từ thanh lý tài sản cố định . Phương pháp kiểm toán: Kiểm kê thực tế để xác định sự tồn tại của tài sản cố định (nếu đủ điều kiện), sau đó đối chiếu biên bản kiểm kê với thẻ tài sản cố định, sổ cái, bảng cân đối kế toán theo các chỉ tiêu: Nguyên giá, số đã khấu hao, giá trị còn lại, tài sản cố định tăng, giảm. Riêng đối với tài sản cố định tăng, giảm: Kiểm tra hồ sơ của từng tài sản cố định tăng trong kỳ như tài sản cố định mua ngoài, tài sản cố định nhận viện trợ… đối chiếu với hoá đơn của người cung cấp, biên bản quyết toán công trình… Kiểm tra hồ sơ của từng tài sản cố định giảm trong kỳ như nhượng bán, thanh lý, điều chuyển để xác định giá trị tài sản cố định giảm trong kỳ và giá trị thu hồi về nhượng bán, thanh lý tài sản cố định Kiểm tra việc tuân thủ các chế độ về quản lý và sử dụng tài sản cố định theo quy định. Xác định rõ nguyên nhân chênh lệch (nếu có) + Kiểm toán các khoản phải thu, tạm ứng, phải trả: . Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ: Đơn vị có quy chế quản lý các khoản phải thu, tạm ứng, có tiến hành đối chiếu và xác nhận nợ định kỳ tháng, quý, sổ theo dõi công nợ có được mở chi tiết cho từng đối tượng nợ . Rủi ro kiểm toán: Nợ phải thu có thể ghi tăng lên nhằm mục đích che giấu sự thiếu hụt về tiền, vật liệu, sản phẩm, hàng hoá đã bị tham ô, chiếm dụng… Một số khoản phải thu không có khả năng thu hồi gây thất thoát tài sản của đơn vị, không được phản ánh đầy đủ vào sổ kế toán, chi tạm ứng sai đối tượng hoặc không có nội dung làm giảm quỹ tiền mặt để chạy chi Ngân sách nhà nước hoặc không thu hồi kịp thời… . Phương pháp kiểm toán: Đối chiếu số dư cuối kỳ năm trước với số dư đầu kỳ năm nay, đối chiếu số tổng cộng trên sổ chi tiết với báo cáo chi tiết các khoản phải thu, tạm ứng, đối chiếu các khoản nợ phải thu, đã thu của từng cá nhân với tài khoản tổng hợp (Xác định rõ nguyên nhân chênh lệch). Kiểm tra những khoản tạm ứng lớn vào thời điểm 31/12 và xem xét các khoản hoàn tạm ứng vào thời điểm đầu năm sau trên sổ chi tiết tạm ứng + Kiểm toán các khoản phải nộp ngân sách: . Mục đích: Nhằm xác định việc thực hiện nghĩa vụ của đơn vị đối với Ngân sách nhà nước như thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác có đầy đủ, chính xác, kịp thời hay không. . Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ: Đơn vị có quy chế quản lý tính toán và kê khai đầy đủ, kịp thời các khoản phải nộp Ngân sách nhà nước theo chế độ quy định hay không, mở có đầy đủ các loại sổ kế toán để theo dõi chi tiết từng khoản phải nộp Ngân sách nhà nước hay không . Rủi ro kiểm toán: Các khoản phải nộp Ngân sách nhà nước có thể bị ghi giảm do xác định không đầy đủ nghĩa vụ với Ngân sách nhà nước, nộp không đầy đủ kịp thời vào kho bạc nhà nước . Phương pháp kiểm toán: Kiểm toán viên tiến hành kiểm tra, đối chiếu bản quyết toán thu năm trước của cơ quan quản lý thu với số dư đầu năm nay theo từng khoản phải nộp, xác định tổng số thu, chi phí, số phải nộp Ngân sách nhà nước theo quy định + Kiểm toán nguồn kinh phí: . Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ: Kế toán mở sổ theo dõi chi tiết theo từng nguồn kinh phí, định kỳ có tiến hành kiểm tra, đối chiếu giữa sổ tổng hợp và sổ chi tiết, kế toán có am hiểu các quy định về quản lý và sử dụng nguồn kinh phí . Rủi ro kiểm toán: Nguồn kinh phí được sử dụng có thể bị ghi tăng (giảm) do hạch toán lẫn lộn giữa các nguồn, không phản ánh các nguồn thu viện trợ, tài trợ, xác định chưa đầy đủ số được bổ sung từ hoạt động sự nghiệp, sử dụng kinh phí không đúng dự toán được duyệt, không đúng mục đích, đối tượng và quyết toán không tuân thủ chế độ quy định . Phương pháp kiểm toán: Kiểm toán viên tiến hành kiểm tra, đối chiếu các căn cứ xây dựng và thực hiện dự toán của đơn vị, sau đó so sánh với các quy định hiện hành của nhà nước, nhằm xác định nguyên nhân tăng, giảm. Cụ thể: Về số dư đầu kỳ: Kiểm tra việc chuyển số dư cuối kỳ năm trước sang kỳ này, đối chiếu với số dư tiền gửi có xác nhận của kho bạc nhà nước, ngân hàng, số dư tiền mặt, vật tư, hàng hoá tồn kho, công nợ phải thu, phải trả trên bảng cân đối tài khoản kế toán, sổ cái và tiến hành cân đối giữa các nguồn… Về kinh phí được cấp so với dự toán: Kiểm tra việc phản ánh trên sổ kế toán với sổ thực rút ở kho bạc nhà nước so với dự toán được duyệt cũng như với hạn mức được thông báo Về kinh phí được sử dụng trong năm: Kiểm tra số thực rút tại kho bạc trên bảng đối chiếu hạn mức kinh phí giữa đơn vị với kho bạc, số cấp phát bằng lệnh chi, số bổ sung bằng nguồn thu sự nghiệp, các nguồn kinh phí khác (nếu có) Về kinh phí đã sử dụng trong năm: Căn cứ vào chứng từ, kiểm tra chi tiết theo từng mục chi, sau đó đối chiếu với số liệu quyết toán của đơn vị để xác định mức độ hợp lý của các khoản chi, cũng như việc chấp hành các quy định của nhà nước. Về số dư cuối kỳ: Kiểm tra số kinh phí chưa sử dụng theo từng nguồn kinh phí để đưa ra kết luận và kiến nghị cụ thể cho từng nguồn kinh phí còn chưa sử dụng cuối kỳ + Kiểm toán các khoản thu sự nghiệp và thu khác: . Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ: Đơn vị có ban hành quy chế quản lý các nguồn thu sự nghiệp theo chế độ quy định hay không, mở có đầy đủ các loại sổ kế toán để theo dõi chi tiết từng nguồn thu sự nghiệp hay không . Rủi ro kiểm toán: Các khoản thu không được ghi đầy đủ, chính xác, kịp thời vào các tài khoản kế toán, không được phân loại rõ ràng làm căn cứ xác định chênh lệch thu, chi hoặc ghi lẫn lộn các khoản thu, thu không đúng mức quy định, mở sổ riêng để theo dõi không quyết toán vào Ngân sách nhà nước, không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với Ngân sách nhà nước… . Phương pháp kiểm toán: Kiểm toán viên căn cứ vào báo cáo kết quả hoạt động sự nghiệp có thu, sổ cái TK 511 "Các khoản thu", sổ chi tiết các khoản thu để tiến hành đối chiếu số liệu kết hợp với việc xem xét các tài khoản liên quan đến hoạt động thu như TK tiền mặt, TK tiền gửi kho bạc… để kiểm tra tổng số thu và chi tiết đối với từng khoản thu cụ thể, mức thu của từng khoản thu theo quy định đối chiếu với chế độ thu hiện hành, kiểm tra việc hạch toán các khoản thu, đối chiếu giữa báo cáo thu sự nghiệp với sổ kế toán, đối chiếu giữa số phải nộp, số đã nộp, số còn phải nộp Ngân sách nhà nước, số được bổ sung nguồn kinh phí với quyết toán của cơ quan tài chính, cơ quan thuế… * Lập báo cáo kiểm toán và thông báo kết quả kiểm toán: Báo cáo kiểm toán là ý kiến đánh giá và kết luận của đoàn kiểm toán rút ra từ các bằng chứng kiểm toán đã thu thập từ các xã, làm căn cứ cho việc đưa ra các ý kiến kết luận về công tác quản lý, điều hành của xã trong việc lập, chấp hành và quyết toán ngân sách. Trên cơ sở đó đưa ra các kiến nghị đối với địa phương phát huy những mặt tích cực, khắc phục, sửa chữa những mặt tồn tại cũng như kiến nghị với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền hoàn thiện cơ chế quản lý kinh tế tài chính. Trong giai đoạn này cần thực hiện các nội dung sau: - Chuẩn bị lập báo cáo kiểm toán: là quá trình kiểm toán viên rà soát, thu thập và tổng hợp đầy đủ các bằng chứng kiểm toán, nhằm chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cho quá trình lập báo cáo kiểm toán như: + Thu thập đầy đủ các hồ sơ, tài liệu, số liệu có liên quan đến cuộc kiểm toán. Trên cơ sở đó đánh giá khái quát các tài liệu, số liệu đã thu thập được trong quá trình kiểm toán + Phân tổ nghiên cứu, tổng hợp số liệu, các kết luận, kiến nghị từ các biên bản kiểm toán. Trên cơ sở đó kiểm tra và rà soát lại toàn bộ các biên bản kiểm toán, biên bản xác nhận số liệu… giữa tổ kiểm toán với Uỷ ban nhân dân xã, nhất là một số nội dung quan trọng trong tài liệu làm việc của kiểm toán viên. + Dự kiến phân công các phần và phụ biểu có liên quan đến các kết luận và kiến nghị quan trọng trong báo cáo kiểm toán, làm cơ sở cho việc bảo vệ trước lãnh đạo kiểm toán nhà nước cũng như khi thông qua với đơn vị được kiểm toán - Soạn thảo báo cáo kiểm toán: Là quá trình các kiểm toán viên thực hiện việc tổng hợp số liệu, tình hình từ các biên bản kiểm toán, bằng chứng kiểm toán. Trên cơ sở đó dự thảo các nội dung báo cáo kiểm toán. Cụ thể: + Lập đề cương chi tiết theo các nội dung đã dự kiến trong báo cáo kiểm toán + Tổng hợp số liệu kiểm toán từ các biên bản kiểm toán, bằng chứng kiểm toán và các số liệu tổng hợp về thu, chi ngân sách xã thu thập được trong quá trình kiểm toán vào các phụ biểu và mẫu biểu theo quy định + Dự thảo báo cáo kiểm toán bằng lời văn phù hợp với tình hình và số liệu đã thu thập được trong quá trình kiểm toán + Thông qua dự thảo báo cáo kiểm toán trong nội bộ đoàn kiểm toán và với lãnh đạo kiểm toán chuyên ngành hoặc khu vực. Trên cơ sở đó hoàn chỉnh dự thảo báo cáo kiểm toán để trình lãnh đạo kiểm toán nhà nước phê duyệt - Xét duyệt và công bố báo cáo kiểm toán + Xét duyệt báo cáo kiểm toán: Trên cơ sở báo cáo kiểm toán do lãnh đạo kiểm toán chuyên ngành hoặc khu vực trình, lãnh đạo kiểm toán nhà nước chỉ đạo các bộ phận chuyên môn giúp việc thẩm định, sau đó báo cáo bằng văn bản để trình lãnh đạo kiểm toán nhà nước phê duyệt theo 2 hướng: Nếu đảm bảo các nội dung, mục tiêu của cuộc kiểm toán đã được tổng kiểm toán nhà nước phê duyệt nếu không có vấn đề gì lớn hoặc mới phát sinh thì lãnh đạo kiểm toán nhà nước cho phép gửi để lấy ý kiến của đơn vị được kiểm toán Nếu chưa đảm bảo các nội dung, mục tiêu của cuộc kiểm toán đã được tổng kiểm toán nhà nước phê duyệt hoặc có vấn đề lớn, mới phát sinh thì tổng kiểm toán nhà nước cho ý kiến chỉ đạo để thực hiện theo 2 hình thức sau: . Yêu cầu kiểm toán chuyên ngành hoặc khu vực hoàn chỉnh lại dự thảo báo cáo kiểm toán sau đó trình tổng kiểm toán nhà nước phê duyệt lại . Tổ chức cuộc họp để xét duyệt đối với các báo cáo kiểm toán về cơ bản đã đáp ứng được nội dung và mục tiêu của cuộc kiểm toán, cũng như có nội dung quan trọng hoặc có vấn đề mới phát sinh cần xin ý kiến chỉ đạo trực tiếp của tổng kiểm toán nhà nước. Sau khi báo cáo đã được tổng kiểm toán nhà nước phê duyệt hoặc được phê duyệt lại theo một trong hai hình thức trên thì lãnh đạo kiểm toán nhà nước cho phép gửi để lấy ý kiến của đơn vị được kiểm toán Trên cơ sở ý kiến tham gia của đơn vị được kiểm toán, lãnh đạo kiểm toán chuyên ngành hoặc khu vực trình tổng kiểm toán nhà nước cho ý kiến chỉ đạo về từng nội dung chưa được đơn vị kiểm toán chấp nhận, hoặc còn có ý kiến trái ngược Căn cứ ý kiến chỉ đạo của tổng kiểm toán nhà nước, lãnh đạo kiểm toán chuyên ngành hoặc khu vực hoàn chỉnh dự thảo báo cáo kiểm toán để chuẩn bị công bố với đơn vị được kiểm toán + Công bố báo cáo kiểm toán: Báo cáo kiểm toán sau khi được hoàn chỉnh, lãnh đạo kiểm toán chuyên ngành hoặc khu vực trình tổng kiểm toán nhà nước kế hoạch công bố, kế hoạch công bố gồm: Địa điểm công bố, thời gian công bố, thành phần tham dự, kế hoạch công bố (thông qua dự thảo báo cáo kiểm toán, ý kiến tham gia của đơn vị được kiểm toán hoặc các cơ quan chức năng có liên quan, ý kiến giải trình của đoàn kiểm toán nhà nước, ý kiến kết luận của tổng kiểm toán nhà nước); hoàn thiện báo cáo kiểm toán theo ý kiến kết luận của tổng kiểm toán nhà nước để phát hành + Phát hành báo cáo kiểm toán: Việc phát hành báo cáo kiểm toán đến các đối tượng có liên quan được thực hiện theo quy định của tổng kiểm toán nhà nước và các quy định hiện hành khác của nhà nước + Lưu trữ hồ sơ kiểm toán: Theo quy định hiện hành của kiểm toán nhà nước, việc lưu trữ hồ sơ kiểm toán do các kiểm toán chuyên ngành hoặc khu vực thực hiện để việc lưu trữ khoa học và đáp ứng được các nhu cầu tra cứu về sau. Do đó hồ sơ kiểm toán phải được lưu trữ bao gồm: . Toàn bộ các hồ sơ tài liệu có liên quan đến cuộc kiểm toán: Đề cương, báo cáo khảo sát, quyết định thành lập đoàn kiểm toán nhà nước, thông báo kế hoạch kiểm toán, các bằng chứng kiểm toán, biên bản kiểm toán… . Dự thảo báo cáo kiểm toán trình tổng kiểm toán nhà nước lần 1 hoặc lần 2 (nếu có); ý kiến chỉ đạo của tổng kiểm toán nhà nước về việc hoàn thiện báo cáo kiểm toán, dự thảo báo cáo kiểm toán sau khi hoàn thiện (trước và sau khi lấy ý kiến của đơn vị được kiểm toán) . ý kiến tham gia của đơn vị được kiểm toán hoặc các ngành chức năng có liên quan . Báo cáo kiểm toán đã được tổng kiểm toán nhà nước cho phát hành * Kiểm tra đơn vị được kiểm toán thực hiện kiến nghị của tổng kiểm toán nhà nước: Tổ chức kiểm tra đơn vị thực hiện các kiến nghị của đoàn kiểm toán nhà nước là công việc không thể thiếu được, nhằm nâng cao chất lượng và hiệu lực của các cuộc kiểm toán. Đồng thời thông qua việc kiểm tra tiến hành soát xét lại toàn bộ các kết luận và kiến nghị mà đoàn kiểm toán nhà nước đã đưa ra có phù hợp và chính xác với thực trạng của đơn vị được kiểm toán hay không, trên cơ sở đó đề xuất và kiến nghị với lãnh đạo kiểm toán nhà nước có biện pháp chấn chỉnh và hoàn thiện trong thời gian tới. - Cơ quan thực hiện kiểm tra: Theo quy định hiện hành của cơ quan kiểm toán nhà nước, nhiệm vụ này được giao cho các kiểm toán chuyên ngành và kiểm toán khu vực có trách nhiệm tổ chức việc kiểm tra, theo dõi tình hình thực hiện kiến nghị của các đơn vị được kiểm toán do đơn vị mình kiểm toán - Kế hoạch và nội dung kiểm tra:Căn cứ vào báo cáo, biên bản kiểm toán đã được phát hành, kiểm toán nhà nước chuyên ngành hoặc khu vực lập kế hoạch và nội dung kiểm tra, trình tổng kiểm toán nhà nước quyết định gồm: + Kế hoạch kiểm tra: Xác định mục đích, yêu cầu Xác định phạm vi kiểm tra: Quy mô cuộc kiểm tra theo từng lĩnh vực, số đơn vị phải tiến hành kiểm tra việc thực hiện kiến nghị Thời gian và phương pháp tiến hành kiểm tra Bố trí phương tiện và nhân lực cho cuộc kiểm tra + Nội dung kiểm tra: Kiểm tra thời hạn và nội dung báo cáo của đơn vị được kiểm toán gửi kiểm toán nhà nước (nếu có), so với quy định trong biên bản, báo cáo kiểm toán Việc chấp hành các kiến nghị của đơn vị đã được kiểm toán để xác định những nội dung mà đơn vị chưa hoặc không thực hiện (nguyên nhân chủ quan, khách quan), trong đó đi sâu kiểm tra những kết luận, kiến nghị mà đơn vị không thực hiện do nguyên nhân khách quan như: không chính xác so với luật định gây thiệt hại cho nhà nước cũng như bản thân đơn vị được kiểm toán, kiến nghị không đúng thẩm quyền… Thu thập các bằng chứng có liên quan đến các kết luận và kiến nghị đơn vị được kiểm toán đã thực hiện Lập biên bản kiểm tra thực hiện kiến nghị, trên cơ sở đó lập báo cáo kết quả kiểm tra trình lãnh đạo kiểm toán nhà nước, sau đó thông qua với lãnh đạo địa phương cũng như gửi cho các cơ quan chức năng theo quy định - Lập báo cáo kết quả kiểm tra thực hiện kiến nghị kiểm toán: + Mục đích: Báo cáo kết quả kiểm tra phải phản ánh được đầy đủ các nội dung mà đơn vị được kiểm toán chưa hoặc không thực hiện theo kiến nghị của đoàn kiểm toán + Căn cứ lập báo cáo kiểm tra: Các biên bản kiểm tra và các bằng chứng khác thu thập được trong quá trình kiểm tra Các chuẩn mực kiểm toán, bằng chứng kiểm toán Kết luận Ngân sách nhà nước là khâu tài chính tập trung quan trọng nhất, là kế hoạch tài chính cơ bản, tổng hợp của Nhà nước. Ngân sách nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong hệ thống tài chính và có tính chất quyết định đến sự phát triển của nền kinh tế quốc dân theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Với tầm quan trọng trên nên luật Ngân sách nhà nước đã được Quốc hội khoá 9 thông qua ngày 20/03/1996 nhằm quản lý thống nhất nền tài chính quốc gia, xây dựng Ngân sách nhà nước lành mạnh, củng cố kỷ luật tài chính, sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả tiền của Nhà nước, tăng tích luỹ để xây dựng và phát triển đất nước, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, nâng cao đời sống nhân dân. Do đó nhất thiết phải tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát trong các khâu lập, chấp hành và quyết toán Ngân sách nhà nước của các địa phương được giao nhiệm vụ thu, chi và sử dụng ngân sách nhằm nâng cao vai trò của Ngân sách nhà nước nói chung, ngân sách địa phương nói riêng, đặc biệt là ở một tỉnh đã từng xảy ra tình trạng mất ổn định như ở Thái Bình. Để thực hiện tốt chức năng kiểm tra, kiểm soát trong giai đoạn hiện nay, tăng cường kỷ luật tài chính trong lĩnh vực thu, chi, sử dụng Ngân sách nhà nước ở địa phương nhằm nâng cao vai trò và tính chủ động của ngân sách địa phương, góp phần làm lành mạnh hoá nền tài chính quốc gia, giữ vững kỷ cương, kỷ luật trong việc quản lý, điều hành, chi tiêu và sử dụng tiết kiệm, hiệu quả các nguồn lực tài chính Nhà nước là điều hết sức cần thiết và cấp bách. Để thực hiện được vấn đề này thì vấn đề mấu chốt là phải kiểm tra, kiểm soát được quy trình lập, chấp hành và quyết toán ngân sách địa phương theo hướng chuyên sâu, chi tiết các nội dung kiểm tra, kiểm soát sẽ góp phần nâng cao hiệu lực quản lý vĩ mô của Nhà nước đối với việc sử dụng các nguồn lực, đặc biệt là nguồn lực tài chính - tài sản công của đất nước và còn góp phần củng cố niềm tin của nhân dân đối với chính quyền Nhà nước ở cơ sở. Những đóng góp của chuyên đề thể hiện ở một số nội dung: - Xây dựng, đổi mới quá trình kiểm tra, kiểm soát việc lập dự toán Ngân sách nhà nước tại các xã, phường, thị trấn sát với tình hình thực tế địa phương nhằm giúp cho việc lập dự toán đúng theo quy định, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện dự toán theo đúng dự toán đã lập, hạn chế việc điều chỉnh dự toán. - Xây dựng, đổi mới quá trình kiểm tra, kiểm soát việc chấp hành dự toán ngân sách xã để quản lý các khoản thu, chi ngân sách xã theo đúng luật ngân sách, đảm bảo giữ vững kỷ luật tài chính trong lĩnh vực quản lý thu, chi ngân sách xã đồng thời đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế xã hội tại địa phương. - Xây dựng, đổi mới quá trình kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện quyết toán ngân sách xã, hoàn thiện công tác quản lý tài chính ngân sách địa phương nhằm nâng cao tính chủ động của ngân sách địa phương, từ đó làm cho ngân sách địa phương thực sự trở thành công cụ hữu hiệu của chính quyền nhà nước cấp cơ sở trong quá trình phát triển kinh tế xã hội, ổn định tình hình chính trị địa phương. Trên đây là một số đóng góp của chuyên đề. Do trình độ và thời gian nghiên cứu nên những đóng góp của chuyên đề còn hạn chế. Vì vậy em rất mong nhận được sự giúp đỡ của các thầy cô giáo, các nhà khoa học và những người quan tâm đến chuyên đề để chuyên đề của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Mục lục

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docC0071.doc
Tài liệu liên quan