Thực trạng và kiến nghị hoàn thiện pháp luật về trợ giúp xã hội đối vói trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt

Một là các giải pháp về xây dựng pháp luật gồm: Đổi mới hệ thống TGXH đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt; cơ cấu lại tổ chức bộ máy quản lý về TGXH; rà soát, sắp xếp, bổ sung, sửa đổi và hoàn thiện pháp luật TGXH với tầm nhìn tổng thể và dài hạn; hoàn thiện pháp luật về TGXH đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt phù hợp với xu hướng khu vực ASEAN và quốc tế. Hai là các giải pháp về thực hiện pháp luật gồm: Truyền thông, phổ biến giáo dục về pháp luật về TGXH đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt; nâng cao hiệu quả công tác TGXH đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt; chú trọng công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện hệ thống chính sách đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt; tăng cường sự tham gia của chủ thể xã hội vào quá trình TGXH đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt; lồng ghép các chương trình TGXH đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt với các chương trình phát triển kinh tế - xã hội; xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh và nâng cao nhận thức và trách nhiệm của chính bản thân trẻ em

pdf7 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 19/01/2022 | Lượt xem: 226 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực trạng và kiến nghị hoàn thiện pháp luật về trợ giúp xã hội đối vói trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
47 NGHIÏN CÛÁU LÊÅP PHAÁPSöë 12(316) T6/2016 THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT THÛÅC TRAÅNG VAÂ KIÏËN NGHÕ HOAÂN THIÏåN PHAÁP LUÊÅT VÏÌ TRÚÅ GIUÁP XAÄ HÖÅI ÀÖËI VÚÁI TREÃ EM COÁ HOAÂN CAÃNH ÀÙÅC BIÏåT Tô ĐứC* Hệ thống pháp luật về trợ giúp xã hội (TGXH) đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt đang từng bước được hoàn thiện nhằm bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất, khả thi và bảo đảm thực hiện các cam kết quốc tế, phù hợp với xu thế hội nhập khu vực và quốc tế. Tuy nhiên, trong điều kiện kinh tế - xã hội hiện nay, pháp luật TGXH đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt còn bộc lộ nhiều bất cập, lạc hậu, chưa phù hợp với thực tế cuộc sống hoặc chưa được quy định, điều chỉnh; nhiều vấn đề cần phải nghiên cứu, làm rõ cả về phương diện lý luận và thực tiễn triển khai. * NCS, Khoa Luật, Học viện Khoa học xã hội. 1. Khái niệm pháp luật về trợ giúp xã hội đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt TGXH ra đời cùng với sự hình thành và phát triển của xã hội loài người. Ngay từ khi chưa có Nhà nước, các cá nhân trong gia đình và cộng đồng đã tìm cách hỗ trợ, giúp đỡ cho những nhóm trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và các thành viên của mình khi gặp rủi ro. Dân tộc ta có truyền thống “lá lành đùm lá rách; lá rách ít đùm lá rách nhiều”, “tương thân, tương ái”, “bầu ơi thương lấy bí cùng” nên luôn có ý thức chia sẻ trách nhiệm của cộng đồng, xã hội đối với những trẻ em kém may mắn, gặp rủi ro về sức khỏe, về điều kiện sống. Đây là truyền thống nhân văn, nhân ái của dân tộc với sự chia sẻ trách nhiệm xã hội của cộng đồng. Trong điều kiện ở nước ta, TGXH là sự giúp đỡ của Nhà nước và cộng đồng đối với những cá nhân, gia đình hoặc nhóm xã hội yếu thế, bị tổn thương nhằm bảo đảm thực hiện các quyền cơ bản của công dân, đạt được mức sống tối thiểu và ổn định cuộc sống, hòa nhập cộng đồng. TGXH đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt là sự đảm bảo của Nhà nước và cộng đồng về các điều kiện sinh sống thiết yếu bằng các hình thức và biện pháp khác nhau đối với các nhóm trẻ em trong xã hội khi họ rơi vào hoàn cảnh rủi ro, bất hạnh, nghèo đói, yếu thế hoặc hẫng hụt trong cuộc sống mà bản thân có thể không được sống cùng với gia đình ở mức tối thiểu. Công cụ hữu hiệu nhất để Nhà nước thực hiện các hoạt động TGXH là ban hành và bảo đảm thực hiện các quy phạm pháp luật (QPPL) về TGXH. Pháp luật về TGXH đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt là hệ 48 NGHIÏN CÛÁU LÊÅP PHAÁP Söë 12(316) T6/2016 THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT thống các quy tắc xử sự chung do Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực tổ chức và thực hiện TGXH đối với các nhóm trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt về thể chất, tinh thần và điều kiện sống nhằm giảm bớt những khó khăn, bảo đảm thực hiện quyền TGXH, đạt được mức sống tối thiểu và ổn định cuộc sống, hòa nhập cộng đồng. Pháp luật về TGXH đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt điều chỉnh các quan hệ xã hội diễn ra trong quá trình cung cấp các biện pháp công cộng cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt về thể chất, tinh thần và điều kiện sống. Phương pháp điều chỉnh của pháp luật về TGXH đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được xác định trên cơ sở đặc điểm, tính chất của đối tượng điều chỉnh. Xuất phát từ tính chất của các quan hệ xã hội do pháp luật về TGXH đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt điều chỉnh, Nhà nước sử dụng tổng hợp nhiều phương pháp, trong đó có hai phương pháp chủ yếu thường dùng là phương pháp mệnh lệnh và phương pháp tùy nghi. Pháp luật về TGXH đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt ghi nhận, khẳng định quyền được bảo đảm an sinh xã hội của trẻ em; phản ánh, thể hiện chính sách xã hội của Nhà nước trong từng thời kỳ phát triển của đất nước và là công cụ góp phần thực hiện công bằng xã hội. Pháp luật về TGXH ở Việt Nam có ba bộ phận chính cấu thành: Pháp luật về TGXH thường xuyên, pháp luật về TGXH đột xuất và pháp luật về chăm sóc xã hội. 2. Đánh giá pháp luật về trợ giúp xã hội đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt 2.1. Một số thành tựu Pháp luật về TGXH đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt ngày càng đầy đủ, toàn diện Pháp luật về TGXH là một trong những chế định được thiết lập, thể chế hóa dưới nhiều hình thức văn bản QPPL khác nhau, bao gồm Hiến pháp, Bộ luật Lao động, Luật Người khuyết tật, Luật Trẻ em, Luật Bảo hiểm y tế, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình. Hiện tại, có khoảng trên 25 văn bản dưới luật liên quan đến TGXH, gồm 6 nghị định của Chính phủ, 19 quyết định của Thủ tướng Chính phủ và thông tư, thông tư liên tịch có liên quan trực tiếp đến TGXH như Nghị định số 28/2012/NĐ-CP về hướng dẫn Luật Người khuyết tật, Nghị định số 136/2013/NĐ-CP quy định về chính sách TGXH đối với đối tượng bảo trợ xã hội thay thế Nghị định số 67/2007/NĐ-CP và Nghị định số 13/2010/NĐ-CP Các văn bản QPPL này đã quy định không chỉ các chế định về TGXH hàng tháng cho các nhóm trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt mà còn quy định về việc trợ giúp y tế, giáo dục, học nghề; trợ giúp đột xuất đối với các nhóm trẻ em gặp rủi ro trong cuộc sống và mạng lưới các cơ sở cung cấp các dịch vụ chăm sóc xã hội cho trẻ em. Điều nữa là, nếu như trước đây, các văn bản QPPL chủ yếu tập trung giải quyết hậu quả, trợ giúp, chăm sóc, giáo dục một số nhóm trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt; chế độ, cơ chế TGXH phân tán, nhỏ lẻ, tác động đến nhiều nhóm đối tượng trẻ em cụ thể khác nhau, chẳng hạn, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 65/2005/QĐ-TTg chú trọng thí điểm một số mô hình chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn dựa vào cộng đồng; Quyết định số 19/2004/QĐ- TTg tập trung giải quyết tình trạng trẻ em lang thang, trẻ em bị xâm hại tình dục, trẻ em lao động trong điều kiện nặng nhọc nguy hiểm; Quyết định số 84/2009/QĐ-TTg giải quyết các vấn đề chăm sóc và hỗ trợ cho trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDs, thì đến nay, việc xây dựng pháp luật, chính sách, chương trình đến từng nhóm đối tượng trẻ em yếu thế trong xã hội đã được chuyển sang xây dựng khung pháp lý toàn diện, như Quốc hội đã thông qua Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em (năm 1991, sửa đổi năm 2004); Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 267/QĐ-TTg ngày 22/2/2011 nhằm phát triển toàn diện hệ thống bảo vệ trẻ em, trong đó có hoàn thiện 49 NGHIÏN CÛÁU LÊÅP PHAÁPSöë 12(316) T6/2016 THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT khuôn khổ pháp lý, bao gồm: luật các văn bản QPPL dưới luật liên quan đến bảo vệ trẻ em và các chính sách xã hội; Quyết định số 1555/QĐ-TTg ngày 17/10/2012 đã đưa ra khung chương trình, chính sách đầu tư cho trẻ em trung hạn và dài hạn nhằm hướng tới một khung chính sách toàn diện cho trẻ em và thúc đẩy việc chủ động phòng ngừa, can thiệp sớm, loại bỏ những nguy cơ cho mọi trẻ em trước khi bị tổn hại1. Đặc biệt là, ngày 5/4/2016 vừa qua, Quốc hội khóa XIII đã thông qua Luật Trẻ em tại kỳ họp thứ 11. Chế độ TGXH được điều chỉnh phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội Chế độ TGXH đối với các nhóm trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt đã được nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước trong từng thời kỳ, với những ưu điểm như: (i) Có nhiều loại chế độ TGXH khác nhau để đáp ứng các loại nhu cầu khác nhau của các nhóm trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt. (ii) Chế độ TGXH thường xuyên đã được quy định căn cứ vào mức sống tối thiểu của cộng đồng dân cư để đảm bảo hỗ trợ chăm sóc, đáp ứng những nhu cầu cấp thiết, cơ bản trong cuộc sống hàng ngày của các nhóm trẻ em. (iii) Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt hưởng chế độ TGXH đã được bổ sung thêm các chế độ trợ cấp một lần bằng tiền hay bằng hiện vật. (iv) Mức TGXH liên tục được điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội và khả năng bố trí của ngân sách nhà nước (NSNN). Nghị định số 07/2000/NĐ- CP của Chính phủ quy định mức trợ giúp thường xuyên tối thiểu bằng 45 ngàn đồng/người/tháng; Nghị định số 67/2007/NĐ-CP quy định mức trợ giúp thường xuyên 120 ngàn đồng/người/tháng; Nghị định số 13/2010/NĐ-CP quy định mức TGXH thường xuyên lên 180 ngàn đồng/người/tháng và Nghị định số 136/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định mức TGXH lên 270 ngàn đồng/người/tháng. “Mức TGXH thường xuyên được điều chỉnh đã phần nào giảm bớt khó khăn và cải thiện cuộc sống cho một số nhóm trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt”2. Từng bước tiếp cận theo quyền của trẻ em Trong giai đoạn vừa qua, hệ thống pháp luật về TGXH đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được xây dựng “theo hướng tiếp cận từ đáp ứng nhu cầu trẻ em sang đảm bảo quyền cho mọi trẻ em trong xã hội”3. Quyền của trẻ em đã được pháp luật ghi nhận và bảo đảm thực hiện với nhiều nội dung cụ thể4: Quyền sống; quyền được khai sinh, có họ, tên và có quốc tịch; quyền được chăm sóc sức khỏe; quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng; quyền được học tập, giáo dục và phát triển năng khiếu; quyền được vui chơi, giải trí; quyền được giữ gìn, phát huy bản sắc; quyền được tự do tín ngưỡng, tôn giáo; quyền có tài sản; quyền bí mật đời sống riêng tư; quyền được sống chung với cha, mẹ; quyền được đoàn tụ, liên hệ và tiếp xúc với cha mẹ; quyền được chăm sóc thay thế và nhận làm con nuôi; quyền được bảo vệ để không bị xâm hại tình dục; quyền được bảo vệ để không bị bóc lột sức lao động; quyền được bảo vệ để không bị bạo lực, bỏ mặc, bỏ rơi; quyền được bảo vệ để không bị bắt cóc và mua, bán; quyền được bảo vệ khỏi chất ma túy; quyền được bảo vệ trong tố tụng và xử lý vi phạm hành chính; quyền được bảo vệ khi gặp thiên tai, thảm họa, xung đột vũ trang; quyền được bảo đảm an 1 Xem Báo cáo đánh giá 9 năm thi hành Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, (2014), Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội (LĐ-TBXH). 2 Báo cáo đánh giá hệ thống pháp luật về TGXH giai đoạn 2000-2015, (2015), Bộ LĐ-TBXH. 3 Báo cáo đánh giá 9 năm thi hành Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, (2014), Bộ LĐ-TBXH. 4 Xem Luật Trẻ em năm 2016. 50 NGHIÏN CÛÁU LÊÅP PHAÁP Söë 12(316) T6/2016 THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT 5 Xem Nghiên cứu tổng quan về TGXH ở Việt Nam, (2014), Dự án Hỗ trợ cải thiện hệ thống TGXH thuộc Bộ LĐ-TBXH. sinh xã hội; quyền được tiếp cận thông tin và tham gia hoạt động xã hội; quyền được bày tỏ ý kiến và được kết bạn, hội họp; quyền của trẻ em khuyết tật; quyền của trẻ em không quốc tịch, trẻ em lánh nạn, tị nạn. 2.2. Một số tồn tại, bất cập Thứ nhất, đối tượng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt hưởng chế độ TGXH chưa được xác định đầy đủ: (i) Chưa có sự thống nhất giữa việc xác định đối tượng trẻ em được hưởng chế độ TGXH với việc xác định độ tuổi của người lao động là người đủ 15 tuổi. Những người đã đủ 15 tuổi cần đi làm để tự nuôi sống bản thân nên cần nghiên cứu, không đưa nhóm đối tượng này vào hưởng chế độ TGXH, trừ trường hợp đặc biệt không thể đi làm kiếm sống; (ii) Điều kiện để trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt hưởng chế độ TGXH thường xuyên khá khắt khe dẫn đến số lượng đối tượng được thụ hưởng còn thấp. Điều kiện để các nhóm người dân và trẻ em gặp rủi ro trong cuộc sống được hưởng chế độ trợ giúp đột xuất còn dễ dàng, chưa chặt chẽ; (iii) Một số nhóm đối tượng yếu thế vẫn đang tiếp tục bị bỏ quên, trong khi các nhóm đối tượng khác mới nảy sinh do những biến cố kinh tế - xã hội cũng đang cần nghiên cứu, bổ sung vào nhóm đối tượng thụ hưởng TGXH. Nhóm đối tượng mới phát sinh do biến cố kinh tế - xã hội - tự nhiên đang rất cần được trợ giúp, ví dụ như nhóm trẻ em di cư, trẻ em là con của người lao động làm việc ở các khu vực phi chính thức ở nước ta hiện nay, có việc làm bấp bênh và nguồn thu nhập thấp, chưa được hưởng nhiều các chính sách an sinh xã hội, TGXH5. Đây là vấn đề cần nghiên cứu, bàn luận để sớm có cơ sở cho việc điều chỉnh bổ sung diện bao phủ của chính sách trợ giúp đến các nhóm đối tượng cần trợ giúp. Thứ hai, chế độ TGXH chưa hợp lý: (i) Mức chuẩn chế độ TGXH và các mức chuẩn khác trong hệ thống an sinh xã hội chưa được nghiên cứu để bảo đảm mối tương quan trong hệ thống như mức chuẩn bảo hiểm xã hội, mức sống tối thiểu, chuẩn nghèo; (ii) Mức chuẩn TGXH là 270.000 đồng/người/tháng vẫn còn khá thấp so với mức chuẩn nghèo của Việt Nam. Theo Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngày 19/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020 thì hộ nghèo ở khu vực nông thôn có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ đủ 700.000 đồng trở xuống hoặc có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 700.000 đồng đến 1.000.000 đồng. Hộ nghèo ở khu vực thành thị có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ đủ 900.000 đồng trở xuống hoặc có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 900.000 đồng đến 1.300.000 đồng. Hộ cận nghèo ở khu vực nông thôn là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 700.000 đồng đến 1.000.000 đồng. Hộ cận nghèo ở khu vực thành thị là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 900.000 đồng đến 1.300.000 đồng; (iii) Chế độ TGXH mang tính cào bằng và thay đổi chậm hơn so với biến động giá cả thị trường. Quy định về nguồn kinh phí dành cho trợ giúp không ngừng được bổ sung mở rộng, huy động tối đa khả năng tài chính của Nhà nước, địa phương. Tuy nhiên, cơ chế tự cân đối ngân sách cũng đang tạo nên sự chênh lệch và khác biệt giữa các địa phương về phân bổ ngân sách cho hoạt động TGXH, dẫn đến chế độ TGXH đối với các nhóm trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt là khác nhau ở các địa phương. Thứ ba, khung pháp lý TGXH đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt chưa được luật hóa. Hệ thống pháp luật về TGXH nói chung và hệ thống pháp luật về TGXH đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt nói riêng bao gồm: pháp luật về TGXH thường xuyên, 51 NGHIÏN CÛÁU LÊÅP PHAÁPSöë 12(316) T6/2016 THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT pháp luật về TGXH đột xuất và pháp luật về chăm sóc xã hội. Nhiều bộ, ngành đã chủ trì xây dựng, ban hành hoặc trình ban hành nhiều văn bản QPPL điều chỉnh các quan hệ trong lĩnh vực theo nhóm các vấn đề khác nhau liên quan đến trẻ em, dẫn đến sự chồng chéo, thậm chí mâu thuẫn. Đặc biệt, hệ thống các văn bản QPPL quy định về TGXH thường xuyên, chăm sóc xã hội được quy định tản mát, chia nhỏ các nhóm vấn đề cần điều chỉnh ở nhiều hình thức văn bản khác nhau Do vậy, hiệu quả của TGXH còn thấp, các địa phương, tổ chức, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt gặp nhiều khó khăn trong việc thực hiện, tiếp cận và thụ hưởng TGXH. Pháp luật về TGXH còn thiếu đồng bộ, chưa nhất quán, chắp vá và mới chỉ dừng lại ở hình thức nghị định. Hiện có quá nhiều văn bản QPPL liên quan đến TGXH nhưng “chưa có văn bản luật để thống nhất điều chỉnh lĩnh vực này, đặc biệt là lĩnh vực TGXH thường xuyên, đột xuất, chăm sóc xã hội và lĩnh vực công tác xã hội”6. TGXH đối với các nhóm trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt nói riêng và các nhóm người dân yếu thế, dễ bị tổn thương nói chung đang trở thành những vấn đề xã hội bức xúc, cấp thiết trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường hiện nay. Thứ tư, cơ chế bảo đảm quyền TGXH của trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt chưa đầy đủ và chưa hiệu quả: Do điều kiện kinh tế - xã hội còn khó khăn, thiên tai xảy ra thường xuyên, nguồn lực thực hiện các chính sách xã hội cho trẻ em còn rất hạn hẹp, chủ yếu dựa vào NSNN; chưa động viên, thu hút được nhiều sự tham gia của xã hội và khuyến khích gia đình có trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt tự vươn lên. Bên cạnh đó, hệ thống pháp luật về TGXH chưa có cơ chế hiệu quả bảo đảm cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được hưởng mức tối thiểu các dịch vụ xã hội cơ bản như giáo dục, chăm sóc sức khỏe, đặc biệt ở khu vực miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn rất thấp. Điều kiện kinh tế - xã hội có sự chênh lệch giữa miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số với mức trung bình của cả nước còn lớn. Một số địa phương nghèo, có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, thu không đủ chi, thu không kịp nhu cầu chi dẫn đến tình trạng thực hiện chế độ TGXH còn chậm, thậm chí dồn 2 - 3 tháng mới thực hiện một lần đã làm đời sống của các nhóm trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt càng khó khăn hơn. Bên cạnh đó, điều kiện địa lý đa dạng, trải dài với văn hóa nhiều sắc tộc dẫn đến nhận thức của người dân ở các vùng miền khác nhau, nên hiệu quả bảo đảm thực hiện quyền của trẻ em còn hạn chế, nhiều địa phương chỉ tập trung chính vào đáp ứng nhu cầu của trẻ em7. Thứ năm, pháp luật về TGXH đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt chưa được nghiên cứu chuyên sâu, toàn diện: Pháp luật TGXH đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt hiện nay bộc lộ nhiều nội dung bất cập, lạc hậu, không còn phù hợp với thực tế cuộc sống hoặc chưa được quy định, điều chỉnh; nhiều vấn đề cần phải được nghiên cứu, làm rõ cả về phương diện lý luận và thực tiễn triển khai. Làm thế nào để lấp đầy những khoảng trống trong hệ thống pháp luật về TGXH đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt? Làm thế nào để có những cơ chế TGXH đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt hiệu quả? Làm thế nào để Nhà nước và cộng đồng, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước cùng chung tay, góp sức trợ giúp cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt hoà nhập cộng đồng, có cơ hội vươn lên trong cuộc sống, góp phần xây dựng nền 6 Đề xuất xây dựng Luật TGXH, (2015), Bộ LĐ-TBXH. 7 Xem Nghiên cứu tổng quan về TGXH ở Việt Nam, (2014), Dự án Hỗ trợ cải thiện hệ thống TGXH thuộc Bộ LĐ-TBXH. 52 NGHIÏN CÛÁU LÊÅP PHAÁP Söë 12(316) T6/2016 THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT 8 Báo cáo xây dựng Danh mục dịch vụ công về TGXH, (2015), Bộ LĐ-TBXH. an sinh xã hội tiên tiến ở Việt Nam? Đến thời điểm này, chưa có một công trình nào nghiên cứu vấn đề pháp luật về TGXH đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt một cách có hệ thống và toàn diện, chưa có công trình nào nghiên cứu vấn đề này trong mối quan hệ mật thiết với các điều kiện kinh tế - xã hội của Việt Nam để góp phần giải đáp phần nào những vấn đề nêu trên. Thứ sáu, cơ chế trợ giúp mang tính bao cấp, lạc hậu chưa phù hợp với điều kiện kinh tế thị trường: Hiện nay, hệ thống TGXH đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt chủ yếu hoạt động theo cơ chế TGXH bao cấp, NSNN bảo đảm chi trả các chế độ TGXH và các hoạt động thường xuyên của cơ sở cung cấp dịch vụ chăm sóc xã hội công lập. Cơ chế TGXH còn cứng nhắc, chưa huy động được nguồn lực từ người dân, từ cộng đồng; “chưa tạo lập được cơ chế cạnh tranh, bình đẳng giữa cơ sở công lập và ngoài công lập; chưa có cơ chế tự chủ, cơ chế có thu phí trong các hoạt động TGXH”8. Quy định về nguồn kinh phí thực hiện trợ giúp như hiện nay thể hiện được vai trò, trách nhiệm của Nhà nước, nhất là các địa phương đối với công tác TGXH, đồng thời thể hiện được trách nhiệm của cộng đồng xã hội đối với các thành viên của mình. Tuy nhiên, qua quy định này cũng dễ dàng nhận thấy những bất cập như: (i) Kinh phí thực hiện TGXH chủ yếu dựa vào ngân sách địa phương tự cân đối. Điều này gây ra rất nhiều khó khăn cho những địa phương có nguồn thu ít hoặc các địa phương thường xảy ra thiên tai, dịch bệnh. Từ đó gây ra sự thiếu công bằng trong việc tiếp cận chính sách xã hội của người dân trong các địa phương khác nhau; (ii) Sự trợ giúp trên tinh thần từ thiện của cộng đồng xã hội cho công tác TGXH là thực sự cần thiết. Tuy nhiên, sự thiếu thuận tiện về mặt thủ tục và những biểu hiện tiêu cực trong việc sử dụng các nguồn tài chính, hiện vật thực hiện TGXH (trong đó có phần đóng góp từ thiện của cộng đồng xã hội) đã làm ảnh hưởng không nhỏ tới sự tham gia của cộng đồng xã hội vào công tác này. Điều này thể hiện sự bất cập trong công tác quản lý nhà nước về công tác TGXH nói chung, quản lý nguồn tài chính thực hiện TGXH nói riêng, trong đó đáng chú ý là công tác tổ chức thực hiện TGXH. Cơ chế trợ giúp bao cấp, lạc hậu chưa phù hợp với điều kiện kinh tế thị trường tác động không nhỏ đến hiệu quả của hoạt động TGXH. Những vấn đề này đang đặt ra nhiều thách thức lớn đối với hiệu quả hoạt động của hệ thống TGXH ở nước ta hiện nay. 3. Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về trợ giúp xã hội đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt Pháp luật về TGXH đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt chịu sự tác động của nhiều yếu tố khách quan và chủ quan khác nhau. Cho nên, khi trong xã hội xuất hiện những điều kiện, tiền đề làm thay đổi các yếu tố này thì pháp luật tất yếu cần phải thay đổi để phù hợp với các yếu tố khách quan, chủ quan mới. Trong bối cảnh hiện nay, định hướng hoàn thiện pháp luật về TGXH đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt ở nước ta hiện nay là ghi nhận quyền hưởng TGXH của trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt là một quyền cơ bản của công dân trong Hiến pháp; mở rộng các nhóm trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được TGXH; phát triển các hình thức chăm sóc thay thế dựa vào cộng đồng; đổi mới cơ chế TGXH đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt phù hợp với nền kinh tế thị trường; phát triển các dịch vụ công tác xã hội với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt; xây dựng hệ thống quản lý trường hợp đối với trẻ em có hoàn THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT phân cấp cho Bộ KH&CN ban hành 03 danh mục này; - Bổ sung quy định đối với loại hình đánh giá công nghệ, định giá công nghệ thuộc nhóm loại hình dịch vụ kinh doanh có điều kiện, đồng thời bổ sung quy định các tổ chức hoạt động đối với các dịch vụ trên đây cũng là các tổ chức dịch vụ có điều kiện. Thứ hai, sửa đổi Luật SHTT, về quy định phương pháp xác định giá trị tài sản vô hình;quy định về các đối tượng sở hữu công nghiệp cho phù hợp với các Công ước Paris và Hiệp định TRIPs, cũng như các quy định của WTO, FTA, TPP... Hoàn thiện các quy định về thực thi quyền SHTT trong pháp luật hành chính; bổ sung quy định về giải quyết tranh chấp SHTT thông qua thương lượng, hoà giải. Thứ ba, sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật về CGCN trong các quy định trong, Luật Xử lý vi phạm hành chính để ngăn chặn và xử lý các hành vi gian lận, trốn lậu thuế, chuyển giá trong các hoạt động CGCN. Thứ tư, sửa đổi,bổ sung các quy định của pháp luật về đầu tư, doanh nghiệp, công nghệ cao, thương mại, hải quan, theo hướng bắt buộc đối với tất cả các dự án đầu tư (như FDI, đầu tư trong nước) phải được thẩm định công nghệ trước khi cấp Giấy chứng nhận đầu tư và phải đăng ký chứng nhận hợp đồng CGCN với cơ quan quản lý KH&CN khi có giao dịch công nghệ phát sinh. Thứ năm, sửa đổi, bổ sung các quy định trong pháp luật về KH&CN, doanh nghiệp, tín dụng, thuế, đầu tư mạo hiểm... để khuyến khích và đẩy mạnh hoạt động CGCN, ứng dụng và đổi mới, sáng tạo công nghệ tại các doanh nghiệp n Hoàn thiện chính sách... (TiÕp theo trang 40) 9 Tô Đức, Tạp chí Nhân lực khoa học xã hội (Học viện Khoa học xã hội), số 3, năm 2016. cảnh đặc biệt; xây dựng và ban hành Luật TGXH, Luật Công tác xã hội; thúc đẩy sự tham gia của doanh nghiệp xã hội9. Để hoàn thiện pháp luật về TGXH đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt theo những định hướng nêu trên, chúng ta cần quan tâm thực hiện đồng bộ các nhóm giải pháp: Một là các giải pháp về xây dựng pháp luật gồm: Đổi mới hệ thống TGXH đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt; cơ cấu lại tổ chức bộ máy quản lý về TGXH; rà soát, sắp xếp, bổ sung, sửa đổi và hoàn thiện pháp luật TGXH với tầm nhìn tổng thể và dài hạn; hoàn thiện pháp luật về TGXH đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt phù hợp với xu hướng khu vực ASEAN và quốc tế. Hai là các giải pháp về thực hiện pháp luật gồm: Truyền thông, phổ biến giáo dục về pháp luật về TGXH đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt; nâng cao hiệu quả công tác TGXH đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt; chú trọng công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện hệ thống chính sách đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt; tăng cường sự tham gia của chủ thể xã hội vào quá trình TGXH đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt; lồng ghép các chương trình TGXH đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt với các chương trình phát triển kinh tế - xã hội; xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh và nâng cao nhận thức và trách nhiệm của chính bản thân trẻ em n 53 NGHIÏN CÛÁU LÊÅP PHAÁPSöë 12(316) T6/2016

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfthuc_trang_va_kien_nghi_hoan_thien_phap_luat_ve_tro_giup_xa.pdf
Tài liệu liên quan