LỜI NÓI ĐẦU
Cây chè được người Việt Nam biết đến từ rất xa xưa và nó đã trở thành một loại nước uống rất phổ biến. Thói quen uống trà đã không chỉ là nét đẹp văn hoá của người dân Việt Nam nói riêng mà nó rất gần gũi với người dân Châu Á và trên Thế giới. Có nơi đã trở thành một thứ trà đạo kèm theo đó là một ngành công nghiệp chế biến được hình thành và phát triển với công nghệ ngày một đổi mới hiện đại cho nhiều loại sản phẩm khác nhau và có chất lượng cao, đáp ứng được khẩu vị của nhiều người.
Ở Việt Nam nền công nghiệp chế biến chè còn kém phát triển so với Thế giới. Nhưng hiện nay cùng với việc liên doanh, liên kết đầu tư trồng các giống cây chè mới, kỹ thuật canh tác mới và chuyển giao công nghệ tiên tiến, ngành chè Việt Nam đang từng bước khẳng định thương hiệu và vươn tới những thị trường mới.
Hiện nay trước thách thức và cơ hội mới của nền kinh tế trong xu thế hội nhập khu vực và trên Thế giới, việc tìm chỗ đứng và khẳng định thương hiệu cần rất nhiều nỗ lực của các doanh nghiệp đặc biệt là vấn đề chất lượng sản phẩm đóng vai trò rất quan trọng tạo thế cạnh tranh trên thị trường. Vì thế tôI chọn đề tài: “Thực trạng và một số giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm tại Công ty chè Than Uyên – tỉnh Lai Châu”
Qua thời gian thực tập tại công ty chè Than Uyên, được sự giúp đỡ tận tình Ban lãnh đạo Công ty và các phòng chức năng, tôi xin báo cáo những vấn đề cơ bản đã nắm được về quá trình phát triển, cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và hoạt động của công ty. Đồng thời đưa ra một số nhận xét, đánh giá về chất lượng sản phẩm của công ty chè trong những năm gần đây.
Tôi xin chân trọng cảm ơn thầy giáo Đỗ Hoàng Toàn và Ban giám đốc Công ty chè Than Uyên đã quan tâm hướng dẫn tận tình, tạo mọi điều kiện giúp tôi hoàn thành tốt chương trình thực tập này.
MỤC LỤC
BẢNG CHỮ CÁI VIẾT TẮT 1
LỜI NÓI ĐẦU 2
CHƯƠNG I: CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM VÀ VẤN ĐỀ TIÊU THỤ 3
I. KHÁI NIỆM CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM 3
1. Khái niệm 3
2. Các khía cạnh chất lượng sản phẩm 5
3. Các tính chất của sản phẩm 6
4. Những yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm 7
5. Quản lý chất lượng 10
5.1. Quản lý chất lượng trong khâu cung ứng 10
5.2. Quản lý chất lượng trong khâu thiết kế 11
5.3. Quản lý chất lượng trong khâu sản xuất 11
5.4. Hoạt động chất lượng 12
5.4. 1. Hoạt động chất lượng 12
5.4.2. Nội dụng của kiểm tra chất lượng 13
5. 4.3. Những yêu cầu cần và đủ của chất lượng 13
6. Các chức năng chủ yếu trong quản lý chất lượng của doanh nghiệp 14
6.1. Hoạch định chất lượng 14
6.2. Tổ chức thực hiện 14
6.3. Kiểm tra chất lượng 15
6.4. Hoạt động điều chỉnh và cải tiến 16
7. Kiểm tra chất lượng sản phẩm 17
7.1. Kiểm tra chất lượng sản phẩm 17
7.2. Nội dung kiểm tra chất lượng sản phẩm 18
7. 3. Các hình thức kiểm tra chất lượng 19
7. 4. Phương pháp kiểm tra 20
7.5. Các phương pháp chọn mẫu 21
7.6. Giới thiệu về hệ thống phân tích các mối nguy và điểm kiểm soát chậm yếu HACCP. 21
II. ĐẶC ĐIỂM CỦA SẢN PHẨM CHÈ 23
1.Tính thời vụ 23
2. Một số tính chất của sản phẩm chè 23
2.1. Tính chất của lá chè 23
2.2. Thành phần hoá học của lá chè 23
2.2.1. Nước 23
2.2.2. Chất tro 24
2.2.3. Gluxit 25
2.2.4. Hàm lượng polyphenol 25
2.2.5. Cafein 26
2.2.6. Chất diệp lục 26
2.2.7. Các chất sinh tố 26
2.2.8. Dầu thơm 27
2.2.9. Những thành phần khác 28
3. Công nghệ và kỹ thuật (1) 29
4. Tay nghề và trình độ của nhân viên 30
III. CHẤT LƯỢNG CHÈ VÀ VẤN ĐỀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM 31
1. Khái niệm 31
2. Vai trò của chất lượng sản phẩm 31
3. Các yếu tố ảnh hưởng tới sản phẩm chè 31
3.1. Nhân tố môi trường (2) 31
3.1.1. Ảnh hưởng của khí hậu 32
3.1.2. Ảnh hưởng của thổ nhưỡng 32
3.2. Nhân tố canh tác (3) 32
3.2.1. Thu hái 32
3.2.2. Xén tỉa (đốn) 34
3.2.3. Bón phân 34
3.2.4.Che nắng 34
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY CHÈ THAN UYÊN 35
I. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CHÈ THAN UYÊN 35
1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty chè Than Uyên 36
2. Các đặc điểm về điều kiện tự nhiên – kinh tế – xã hội của công ty 36
2.1.Điều kiện tự nhiên 36
2.1.1.Vị trí địa lý 36
2.1.2.Điều kiện thời tiết khí hậu. 36
2.2.Đặc điểm về điều kiện kinh tế xã hôị trong vùng. 37
3.Cơ cấu bộ máy cuả công ty chè Than Uyên 37
3.1.Cơ cấu tổ chức 37
3.2. Ban giám đốc Công ty: 38
3.3. Đảng bộ Xí nghiệp 39
3.4. Công đoàn Công ty 39
3.5. Phòng Kế hoạch 39
3.6. Phòng Tài chính Kế toán: 40
3.7. Phòng Tổ chức Hành chính – Bảo vệ: 40
3.8. Các đơn vị trực thuộc 40
4. Sơ đồ dây chuyền công nghệ và một số thông số kỹ thuật sản xuất chè xanh ở công ty chè Than Uyên 41
4.1. Nguyên liệu 41
4.2. Diệt men 42
4.3. Làm nguội 43
4.4. Ép 43
4.5. Sàng tơi 43
4.6. Vò 44
4.7. Sấy 44
4.8. Sao lăn 44
5. Tình hình máy móc thiết bị của công ty chè Than Uyên 45
6. Tình hình lao động của công ty chè Than Uyên 46
7. Hiện trạng quản lý và kiểm tra chất lượng sản phẩm ở công ty chè Than Uyên 47
II. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM VÀ VẤN ĐỀ TIÊU THỤ Ở CÔNG TY CHÈ THAN UYÊN 48
1. Hệ thống chỉ tiêu chất lượng 48
2. Chỉ tiêu vệ sinh 49
3. Chỉ tiêu nguyên liệu và các biện pháp thu hái 49
3.1. Chỉ tiêu nguyên liệu 49
3.2. Các biện pháp thu hái 51
3.2.1. Các biện pháp thu hái chè tươi 51
3.2.2. Các biện pháp thu mua và vận chuyển chè tươi 51
4. Các chỉ tiêu về chất lượng sản phẩm 53
5. Phân tích tình hình chất lượng của công ty chè Than Uyên 54
5.1. Chất lượng nguyên liệu của công ty 54
5.1.1. Ưu điểm 55
5.1.1.1 Thâm canh chăm sóc 55
5.1.1.2.Thu hái 55
5.1.1.3. Công tác thu mua nguyên liệu 56
5.1.1.4. Vận chuyển nguyên liệu 56
5.1.2. Nhược điểm 56
5.1.2.1. Khâu thâm canh chăm sóc 56
5.1.2.2. Thu hái 56
5.1.2.3. Công tác thu mua 57
5.1.2.4. Công tác vận chuyển 57
5.2. Chất lượng sản phẩm 57
5.2.1. Ngoại hình 58
5.2.2. Màu nước 58
5.2.3. Mùi 58
5.2.4. Vị 58
5.2.5. Bã 58
IV.TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY TỪ NĂM 59
1.Tình hình tiêu thụ theo khối lượng & chủng loại sản phẩm 59
2.Chiến lược sản phẩm và chiến lựơc thị trường. 60
3.Chính sách giá cả 60
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM CHÈ CỦA CÔNG TY CHÈ THAN UYÊN LAI CHÂU TRONG GIAI ĐOẠN TỚI 62
I.Định hướng và giải pháp chủ yếu đẩy mạnh việc nâng cao chất lượng sản phẩm và xuất khẩu chè ở công ty chè Than Uyên 62
1.Định hướng và mục tiêu của công ty 62
2. Các giải pháp chủ yếu 64
2.1. Tổ chức sản xuất chế biến và nâng cao chất lượng sản phẩm 64
2.2. Tổ chức sản xuất vùng nguyên liệu 65
I.KIẾN NGHỊ 69
1.Đối với nhà nứơc : 69
2.Đối với tỉnh Lai Châu: 69
3. Đối với công ty chè Than Uyên 69
KẾT LUẬN 70
TÀI LIỆU THAM KHẢO 72
90 trang |
Chia sẻ: banmai | Lượt xem: 2230 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thực trạng và một số giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm tại Công ty chè Than Uyên – tỉnh Lai Châu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nâng cao chât lượng vườn chè, mua sắm thêm thiết bị dây chuyền công nghệ mới đáp ứng yêu cầu sản xuất vừa đảm bảo chủ động sáng tạo tự chịu trách nhiệm của các đơn vị thành viên, nên bộ máy điều hành của Công ty khá năng động và luôn có sự đoàn kết thống nhất cao.
4. Sơ đồ dây chuyền công nghệ và một số thông số kỹ thuật sản xuất chè xanh ở công ty chè Than Uyên
Sơ đồ 2: Dây chuyền công nghệ sản xuất chè xanh bán thành phẩm
Nguyên liệu diệt men làm nguội ép sàng tơi
vò & sàng tơi sấy sao lăn bán thành phẩm đóng gói & bảo quản.
Với dây chuyền sản xuất trên, các sản phẩm của công ty được chế biến với nhiều công nghệ khác nhau cho nhiều mặt hàng. Nhưng nhìn chung chỉ thay đổi ở công đoạn đầu là diệt men còn các công đoạn sau là giống nhau.
4.1. Nguyên liệu
Công ty phân loại chất lượng nguyên liệu theo tiêu chuẩn TCVN - 93 để đưa vào chế biến, bảo quản nguyên liệu trước khi đưa vào chế biến. Đây là khâu rất quan trọng, bởi tạo ra chất lượng sản phẩm tôt hay xấu phụ thuộc trước tiên vào khâu này. Công ty đã xây dựng một gian luộc bảo quản với diện tích 620m2, có quạt thông gió đẻ làm giảm nhiệt độ trong khối chè, đảm bảo cho nguyên liệu được tươi, tránh dập nát, ôi ngốt. Do vậy, yêu cầu nhân lực ở khâu này là những công nhân có tay nghề vững, có trách nhiệm cao trong công việc, có ít nhất 3 năm kinh nghiệm.
Một số thông số kỹ thuật: Nguyên liệu là những đọt chè non một tôm hai đến ba lá non, chè trước khi đủ điều kiện hái được che lưới sẽ giảm sơ, chát, màu sắc xanh đậm, sản phẩm tốt hơn. bảo quản trên sàn lưới có thông gió và phun ẩm; độ dày từ 0,2 đến 0,3m; thông gió định kỳ.
4.2. Diệt men
- Diệt men bằng phương pháp hấp: Sử dụng hơi nước ở áp suất thấp để diệt men lá chè.
Một số thông số kỹ thuật:
+ Áp suất (P) = 1,4at = 0,4 kg/ cm2
+ Nhiệt độ: 1020C 1030C
+ lưu lượng hơi: 220 260 kg/ giờ
+ Chiều dày băng tải chè cấp nguyên liệu: 6 7 cm, chè được hấp trong một thùng kín gồm hai thiết bị quay ngược chiều.
+ Nhân lực: công nhân thợ bậc 5/7 trở lên.
- Diệt men bằng phương pháp luộc: bằng cách cho nguyên liệu đi qua máy luộc có chứa nước sôi.
Một số thông số kỹ thuật:
+ Thời gian luộc: 30 45 giây.
+ Nhiệt độ của nước trong máy luộc: 1000C .
+ Chiều dày băng tải chè cấp nguyên liệu: 5 6 cm
+ Nhân lực: công nhân thợ bậc 4/7 trở lên.
- Diệt men bằng phương pháp sào: bằng cách cho chè vào ống sào đang quay và đốt nhiệt ở thành ngoài ống sào. đây là phương pháp diệt men truyền thống.
Một số thông số kỹ thuật:
+ Thời gian sào: 5 7 phút.
+ Nhiệt độ của thùng sào: 2500C .
+ Nhân lực: yêu cầu kỹ thuật ở khâu này là rất quan trọng vì thế nhân lực ở kháau này phải là người có tay nghề cao, có kinh nghiệm và trách nhiệm cao trong lao động, công nhân thợ bậc 6/7 trở lên.
4.3. Làm nguội
Sau khi chè đã qua máy luộc, hấp, sào nhiệt độ tron gbúp chè khoảng từ 950C đến 1250C, tiến hành làm nguội bằng hai cách: dùng quạt để hạ nhiệt độ hoặc cho chè vào bể nước lạnh.
- Thông số kỹ thuật:
+ Thời gian làm nguội: 15 phút.
+ Nhiệt độ trong búp chè: 300C 400C.
- Nhân lực: công nhân bậc thấp, nữ, hoặc hợp đồng.
4.4. Ép
Công đoạn này chỉ áp dụng đối với phương pháp diệt men là: hấp luộc vì khi đó lượng thuỷ phần trong lá chè rất lớn phải làm giảm lượng nước xuống mức quy định.
- Thông số kỹ thuật:
+ Thời gian ép: 57 phút.
+ Lượng thuỷ phần còn lại: 55 65%
- Nhân lực: đây là công việc khá nặng nhọc, yêu cầu cần công nhân có sức khoẻ tôt, thao tác nhanh gọn, thường là thợ bậc bốn trở lên.
4.5. Sàng tơi
Đối với phương pháp diệt men là sào (diệt men bằng thùng quay) sàng tơi có mục đích tách những phần chè bị cháy. Còn đối với phương pháp diệt men là hấp, luộc, sàng tơi có tác dụng làm tơi những khối chè sau khi ép bị đóng thành bánh
- Thông số kỹ thuật:
+ Thời gian: 35 phút.
+ yêu cầu chè tơi, không đóng thành bánh và tách được phần chè bị cháy (nếu có).
- Nhân lực: Lao động hợp đồng, công nhân nữ hoặc thợ bậc thấp.
4.6. Vò
Đây là khâu định hình cánh chè, làm phá vỡ tế bào để dịch bào tiết ra ngoài mặt lá tạo nên chất lượng sản phẩm và thuận tiện cho người sử dụgn
- Thông số kỹ thuật:
+ Vò 2 lần, sau mỗi lần vò được sàng tơi nhằmg tách phần chè to, nhỏ và tránh tình trạng vón cục.
+ Thời gian vò: 2530 phút / lần.
+ Tốc độ máy vò: 58 vòng / phút
- Nhân lực: công nhân bậc 3/7 trở lên.
4.7. Sấy
Đây là khâu làm khô, cố định ngoại hình sản phẩm và là khâu cuối cùng (nếu sản xuất chè xanh duỗi) có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng sản phẩm như: tạo hương thơm, vị và màu nước
- Thông số kỹ thuật:
+ Nhiệt độ sấy: 901200C.
+ Thời gian vò: 1525 phút / lần.
+ Độ dầy băng tải: 23 cm.
- Nhân lực: là nam giới có trình độ chuyên môn cao, sức khoẻ tốt, thường là công nhân bậc 5/7 trở lên.
4.8. Sao lăn
Đây là khâu cuối cùng trong dây chuyền sản xuất chè xanh sao lăn bán thành phẩm. Sau khi sấy lần 1 lượng thuỷ phần còn lại trong chè khoảng 35 45%. Chè được đưa vào tháp sao lăn để tiếp tục làm khô và hoàn thiện chất lượng sản phẩm, tạo hình dáng soăn chặt và làm mốc cánh chè.
- Thông số kỹ thuật:
+ Nhiệt độ: 551000C.
+ Thời gian sao lăn: 11,5 giờ.
+ Khối lượng: 25 kg / mẻ/ thùng sao lăn.
- Nhân lực: lao động là nữ có trình độ chuyên môn cao, có khả năng cảm quan tốt.
Để có được chất lượng sản phẩm tốt, mỗi người lao động cần phải tuân thủ quy trình công nghệ trong từng khâu thu hái cũng như vận chuyển, chế biến. Cán bộ kỹ thuật phải thường xuyên kiểm tra chặt chẽ từng công đoạn, từng khâu để điều chỉnh khi cần thiết.
5. Tình hình máy móc thiết bị của công ty chè Than Uyên
Nhằm đáp ứng yêu cầu thị hiếu của khách hàng và giảm giá thành sản phẩm nên mấy năm gần đây với phương châm đa dạng hoá sản phẩm, Công ty đã từng bước đầu tư cho sủa, thay đổi dây chuyền công nghệ để thay đổi chủng loại sản phẩm.
Hiện tại xưởng cơ khí chế biến quản lý:
01 Máy nhiệt điện 200KVA.
02 Nhà máy thuỷ điện với 03 tổ máy với công suất 250KVA/1 tổ máy.
01 Trạm hạ thế 320KVA (dùng nguồn điện lưới Quốc gia), dự tính cuối năm 2004 láp đặt trạm 560KVA.
01 Dây truyền sản xuất chè đen (thiết bị của Liên xô cũ) với công suất 20tấn/ngày.
01 Dây truyền chè sào truyền thống với công suất 20tấn/ngày.
02 Dây truyền sản xuất chè xanh luộc với công suất 24tấn/ ngày/ 1 dây truyền.
01 Dây truyền chè xanh Nhật (chè dẹt) với công suất 13,5tấn/ngày.
01 Dây truyền chè hấp (xanh hấp duỗi) với công suất 24tấn/ngày
Nhìn chung với những máy móc, dây truyền thiết bị trên chủ yếu là vốn tự có của Công ty đầu tư lắp đặt, nguồn vốn của nhà nước đầu tư giao cho Công ty quản lý đến nay đã khấu hao coi như gần hết. Đặc biệt cuối năm 1999 Công ty trà Tân Nam Bắc của Đài Loan có địa điểm tại Thanh phố Hồ Chí Minh đưa một dây truyền Chè Luộc và năm 2000 đưa một dây truyền Chè Nhật (Chè Dẹt) của họ ra lắp đặt để sản xuất chế biến và họ bao tiêu sản phẩm.
6. Tình hình lao động của công ty chè Than Uyên
Nguồn nhân lực là yêu tố rất quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp.
Bảng 5: Tình hình nhân lực của công ty chè Than Uyên năm 2006
STT
Loại lao động
Hành chính
Nông nghiệp
Công nghiệp
Tổng
1
Hợp đồng dài hạn
24
364
142
530
2
Hợp đồng thời vụ
0
250
70
320
3
Tổng cộng
24
614
212
850
(Nguồn: phòng tổ chức công ty chè Than Uyên)
Trong đó: Cán bộ kỹ thuật gồm 12 người
- Trình độ đại học: 2.
- Trình độ cao đẳng: 5.
- Trình độ trung cấp: 5.
Đội ngũ cán bộ kiểm tra chất lượng sản phẩm do một phó giám đốc phụ trách. Những thông tin trên cho thấy với tổng lao động ở thời điểm cao nhất lên đến 850 người mà chỉ có 12 cán bộ kỹ thuật phụ trách cả nông nghiệp và công nghiệp nên còn rất mỏng.
Ban lãnh đạo công ty luôn chú trọngtới việc đào tạo và cử các cán bộ đi học tại các lớp bồi dưỡng như: trường Bách khoa, trường Nông lâm. và thường xuyên tổ chức các hoạt động nâng cao chất lượng lao động như:
- Tổ chức các lớp nâng cao tay nghề, thi thợ giỏi.
- Cử cán bộ kiểm tra chất lượng sản phẩm đi bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ do tổng công ty chè tổ chức.
- Thường xuyên tổ chức các lớp về công nghệ chế biến, kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp, an toàn lao động và vệ công nghiệp.
Bậc thợ trung bình của công ty là 4/7 với tuổi đời trung bình là 35.
7. Hiện trạng quản lý và kiểm tra chất lượng sản phẩm ở công ty chè Than Uyên
Sơ đồ 3: Hệ thống quản lý chất lượng của công ty chè Than Uyên (3)
Giám đốc
Kiểm tra
chất lượng sản phẩm
(KCS) trưởng
Cán bộ kỹ thuật Cán bộ kỹ thuật
phụ trách nông nghiệp phụ trách nông nghiệp
Trưởng ca Trưởng ca
Để đảm bảo chất lượng công ty áp dụng các tiêu chuẩn của ngành về: ngoại hình, màu nước, vị, hương, bã.
- Kiểm tra chất lượng trưởng: nhận sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc. Cùng với các cán bộ KCS kiểm tra chất lượng sản phẩm trước khi xuất xưởng.
- Cán bộ phụ trách nông nghiệp chịu trách nhiệm trước KCS trưởng về chất lượng nguyên liệu nhập về hàng ngày.
- KCS phụ trách công nghiệp và các trưởng ca chịu trách nhiệm trước KCS trưởng về chất lượng sản phẩm sau chế biến hàng ca.
Nhận xét: Chất lượng sản phẩm trong quá trình sản xuất hoàn toàn phụ thuộc vào cán bộ kỹ thuật theo ca. Nếu trong ca sản xuất có sự cố cán bộ kỹ thuật vẫn phải cho tiến hành sản xuất tiếp sản phẩm hỏng sẽ bị loại bỏ sau khi KCS đã kiểm tra. Như vậy, khi gặp sự cố KCS phải đề nghị cách xử lý lên người có thẩm quyền cao hơn sẽ không kịp thời và số sản phẩm bị khuyết tật sẽ nhiều hơn do cán bộ kỹ thuật không thể chủ động và đủ thẩm quyến xử lý
II. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM VÀ VẤN ĐỀ TIÊU THỤ Ở CÔNG TY CHÈ THAN UYÊN
1. Hệ thống chỉ tiêu chất lượng (5)
Theo TCVN - 1998 thì tiêu chuẩn hoá được định nghĩa như sau:
Tiêu chuẩn hoá là một hoạt động thiết lập các điều khoản để sử dụng chung và lặp đi lặp lại đối với những vấn đề thực tế hoặc tiềm ẩn, nhằm đạt được mức độ tối ưu trong một khung cảnh nhất định.
Bất kỳ một sản phẩm nào cũng đều phải xây dựng một hệ thống chỉ tiêu chất lượng, bởi nó là căn cứ để kiểm tra, đánh giá chất lượng. Hệ thống chỉ tiêu này được xây dựng theo từng cấp độ, để đánh giá chất lượng sản phẩm có đạt hay không người ta hay dựa vào hệ thống các chỉ tiêu này.
Chè là một sản phẩm thực phẩm nên để đánh giá chất lượng người ta thường dựa vào các chỉ tiêu cảm quan, các chỉ tiêu hoá lý, các chỉ tiêu vệ sihn do bộ y tế ban hành. Tuy nhiên, chỉ tiêu cảm quan là chỉ tiêu quan trọng nhất trong việc đánh giá chất lượng chè. Dựa vào chỉ tiêu này, hội đồng cảm quan sẽ quyết định mức điểm và từ đó đánh giá xem lô hàng nằm ở mức điểm nào và từ đó định giá lô hàng.
Sản phẩm của công ty chè Than Uyên khi đưa ra thị trường đều phải đạt các tiêu chuẩn TCVN và các tiêu chuẩn của ngành, các chỉ tiêu vệ sinh do bộ y tế qui định Đồng thời sản phẩm của công ty cũng được đưa qua hội đồng cảm quan để đánh giá chất lượng, từ đó định giá lô hàng.
Để đánh giá chất lượng sản phẩm chè người ta chủ yếu dựa vào các chỉ tiêu sau: chỉ tiêu vệ sinh, chỉ tiêu nguyên liệu, chỉ tiêu thành phẩm.
2. Chỉ tiêu vệ sinh
- Các tạp chất: Tất cả các tạp chất rắn (BOD) và lỏng (COD) có trong sản phẩm đều ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng như: đất đá, bụi bẩn, cỏ cây, nguồn nước ô nhiễm....
- Vi khuẩn gây bệnh như: Ecoly...là không được phép có.
- Nấm mốc: không được có.
- Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật: không cho phép vượt qua mức quy định.
3. Chỉ tiêu nguyên liệu và các biện pháp thu hái
3.1. Chỉ tiêu nguyên liệu
Bảng 6 : Thành phần cơ giới của búp chè nguyên liệu
đọt chè một tôm hai lá non
STT
Giống chè
Búp (%)
Lá 1 (%)
Lá 2 (%)
Cuộng (%)
Trọng lượng
(g)
Số đọt
(kg)
1
PH1
5,5
11,9
20,4
34,7
1,09
917,5
2
Shan tuyết
6,2
12,7
21,8
33,6
2,10
476,0
3
1A
4,3
14,4
22,7
27,0
0,93
1075,0
4
Trung du
5,0
13,7
21,5
27,7
0,91
1099,0
Nguồn:(2)
Bảng 7 : Thành phần cơ giới của búp chè nguyên liệu
đọt chè một tôm hai lá non:
STT
Chỉ tiêu
PH1
Shan tuyết
1A
Trung du
1
Tanin (% chất khô)
33,9
33,3
35,4
34,5
2
Chất hoà tan (% chất khô)
43,7
41,7
43,3
43,5
3
Catechin (mg/ g chất khô)
147,9
43,5
156,5
157,5
4
Đạm, nitơ (% chất khô)
3,7
3,7
3,4
3,8
5
Axit amin đạm, nitơ (% chất khô)
1,4
1,4
1,3
1,4
6
Cafein (% chất khô)
3,8
3,7
3,2
3,4
Nguồn: (2)
Bảng 8: Hàm lượng nước trong đọt chè (1 tôm hai lá):
Giống
PH1
Shan tuyết
1A
Trung du
Hàm lượng nước
78,38%
79,97%
76,52%
78,11%
Nguồn: (2)
Bảng 9: Đánh giá cảm quan chè xanh theo tiêu chuẩn TCVN 3218 - 93
STT
Giống
Ngoại hình
Nước pha
Hương
Vị
Tổng điểm
Xếp hạng
1
PH1
3,0
1,5
3,0
3,0
10,5
Yếu
2
Shan tuyết
4,5
2,6
6,2
5,8
19,1
Tốt
3
1A
3,5
2,4
5,4
5,4
16,7
Khá
4
Trung du
3,0
1,8
4,2
3,6
12,6
Đạt
Nguồn: (5)
Bảng 10: Đặc điểm sinh trưởng của một số giống chè
STT
Tên giống
Thời gian
sinh trưởng
(ngày/ năm)
Đợt sinh trưởng
tự nhiên
(ngày/ đợt)
Đợt sinh trưởng
nhân tạo
(ngày/ đợt)
1
PH1
316,5
3,5
6,2
2
Shan tuyết
317,5
3,4
5,9
3
1A
314
3,6
6,1
4
Trung du
319,5
3,6
5,7
Nguồn: (2)
3.2. Các biện pháp thu hái
3.2.1. Các biện pháp thu hái chè tươi
Công ty đang áp dụng 2 kiểu hái chè
- Hái san trật: Khi một lứa chè lên, có khoảng 30% số lượng búp có thể thu hái (1 tôm 23 lá non).
Áp dụng phương pháp này thu được những đọt chè đều nhau về kích thước, dễ chế biến và khai thác triệt để năng suất của nguyên liệu. Tuy nhiên rất khó áp dụng khoa học kỹ thuật trong việc cơ giới hoá và tự động hoá vào sản xuất. khó sử dụng thuốc bảo vệ thực vật vì không hái theo đợt cụ thể.
- Hái theo tháng: Cứ khoảng 30 ngày hái 1lần và hái tất cả cá búp. Phương pháp này dễ cơ giới hoá. Nhưng chât slượng nguyên liệu không đồng đều. Tuy nhiên cách ly được thuốc bảo vệ thực vật.
* Các phương pháp hái chè:
- Hái tay: Người lao động hái trực tiếp bằng tay mà không dùng một dụng cụ lao động nào trợ giúp. Năng suất khoảng 15 30 kg/ công lao động. Tuỳ thuộc vào kỹ thuật thu hái, giống chè, thời điểm ... Phương pháp này thường áp dụng cho kiểu hái san trật.
- Hái kéo: Người lao động dùng kéo thay cho đôi tay của mình. Năng suất nâng lên rõ rệt khoảng từ 50 60 kg/ công lao động. Phương pháp này thường áp dụng cho cả hai kiểu hái: kiểu hái san trật và hái theo tháng.
3.2.2. Các biện pháp thu mua và vận chuyển chè tươi
Tại các đội sản xuất thành lập các trạm thu mua. Xây dựng các nhà chứa chè đảm bảo: cao, sạch, có mái và trướng che mưa nắng.
- Nhà máy cử cán bộ đi thu mua (thuộc công nhân nhà máy) gòm 17 người luôn phiên nhau xuống các đội. Công nhân thu mua được huấn luyện thành thạo cách đánh giá chất lượng chè: nước tự do, bấm bẻ, ...đánh giá chất lượng từng sọt, từng người.
Như vậy, người làm chè bán chè trực tiếp cho công ty, mà không qua một khâu trung gian nào, tránh được sự ép giá, sang tay của những người buôn chè nên người lao động không bị thiệt thòi.
Chất lượng nguyên liệu được đảm bảo chè sau khi hái được thu mua và vận chuyển 2 lần / ngày (buổi trưa và buổi chiều). Sau khi thu mua, chè được chứa trong các sọt tre, mỗi sọt khoảng 20 25 kg rồi vận chuyển đến xưởng chế biện bằng xe chuyên dụng là xe moóc: vận chuyển 3 tấn/ xe/ chuyến.
Với phương pháp này, nguyên liệu chè ít bị dập nát. Tuy nhiên số lượng chuyên chở không được nhiều và nếu để quá lâu hoặc trời nắng nóng chè dễ bị ôi ngốt, nhiệt độ trong các sọt chè sẽ tăng cao do bị nén đầy.
Nguyên liệu về đến xưởng được chuyển kịp htời xuống. Lúc này có hai cán bộ kiểm tra chất lượng sản phẩm làm nhiệm vụ nghiệm thu chất lượng, khối lượng nước tự do và cân lại chính xác khối lượng của từng xe, từng đội.
Cách đánh loại: Chè được các công nhân thu mua đưa vè nhà máy (theo từng đội sản xuất) sau đó trộn đều trên giàn bảo quản có độ dầy không quấ 30 cm. Các lô chè có khối lượng 1 tấn thì lấy mẫu ở 5 vị trí, còn từng sọt chè thì lấy mẫu ở 3 vị trí, mỗi chỗ 1 kg. Đối với các lô có khối lượng lớn hơn thì lấy từ 8 đến 9 điểm gọi là lấy mẫu đại diện
x
x
x
x
x
x x x
Sơ đồ lấy mẫu 1
Sơ đồ lấy mẫu 2
Mẫu lấy được trải ra thành lớp phẳng có hình chữ nhật. Chia mẫu theo 2 đường chéo của hình chữ nhật sau đó lấy hai phần đối diện. Thực hiện phpé chia như trên. Hai phân fmới lấy này đem trộn với nhau và tiếp thục thực hiện phép chia như trên để lấy hai phần đối diện. Viựec lấy mẫu được lặp đi lặp lại cho tới khi lượng mẫu còn khoảng 200 gram (Riêng đối với mẫu cần để lưu thì lượng mẫu khoảng 400gram).
Cách xác định: chia mẫu thành 2 mẫu phân tích và cân tững mẫu bằng cân kỹ thuật có độ chính xác 0,5 gram, sau đó bấm bẻ. Sau khi bấm bẻ phân riêng được hai phần: lá non và già bánh tẻ. Dùng cân kỹ thuật cân riêng phần lá bánh tẻ.
Công thức tính: X =
Trong đó: X là tỷ lệ lá già bánh tẻ có trong mẫu (%); m là khối lượng lá bánh tẻ (g); M là khối lượng mẫu đem phân loại (g).
Nếu kết quả thu được qua hai lần xác định chênh nhau nhỏ hơn 2 % thì lấy trung bình cộng của 2 lần xác định. Nếu 2 lần xác định mà kết quả chênh nhau quá 2% thì phải phân tích 2 mẫu nữa. Nếu chênh lệch nhỏ hơn 2 % thì lấy mẫu trung bình cộng của kết quả lần này. Còn nếu vẫn chênh lệch lớn hơn 2 % thì lấy trung bình cộng của kết quả 4 mẫu.
Khi biết được X ta đem so sánh với chuẩn của từng loại chè, từ đó đánh giá được chè thuộc loại nào trong 3 loại A, B, C.
4. Các chỉ tiêu về chất lượng sản phẩm
Bảng 11: Các chỉ tiêu cảm quan đối với chè xanh bán thành phẩm:
Loại chất lượng
Ngoại hình
Màu nước
Mùi
Vị
Bã
Loại A
soăn chặt, đều, lộ tuyết
Xanh sáng, không
vẩn đục
thơm đượm, không có mùi lạ
chát đậm, có hậu
vàng đều, không
bầm dập
Loại B
soăn đều, có tuyết, hơi thô cánh
xanh vàng sáng,
ít vẩn đục
thơm dịu, không
mùi lạ
chát đậm, thoáng
có hậu
vàng đều, thoáng
bầm dập
Loại C
soăn tương đối đều, hơi nát, lộ cậng
vàng xanh, có vẩn đục
thơm, không
mùi lạ
chát đậm, không
có hậu
vàng tương đối đều,
dập ngốt
Nguồn: (5)
5. Phân tích tình hình chất lượng của công ty chè Than Uyên
5.1. Chất lượng nguyên liệu của công ty
Dựa theo tiêu chuẩn 2843-93 TCVN đối với chè búp tươi và yêu cầu kĩ thuật. Đó là những đợt chè tươi 1 tôm 2-3 lá non, đảm bảo xanh tươi nguyên vẹn chưa bị đổi màu, không bị biến chất không dập nát, ôi ngốt không sâu bệnh và lẫn tạp chất lạ: thuốc BVTV, các loại phân bón, bụi đất, lá cỏ …
Phân thành 3 loại: A, B, C,
- Lọai A: có tỷ lệ lá bánh tẻ 10%
- Loại B: Có tỉ lệ lá bánh tẻ 20 %
- Loại C: Có tỉ lệ lá bánh tẻ 30 %
Áp dụng tiêu chuẩn trên công ty chè Than Uyên đã chia ra thành các loại sau cho phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương mình.
- Loại A: chia thành 2 loại:
+ A1: tỉ lệ bánh tẻ 6 %
+ A2: tỉ lệ bánh tẻ từ 6- 10 %
- Loại B: 3 loại:
+ B1: Tỷ lệ bánh tẻ từ 10- 14 %
+ B2: Tỷ lệ bánh tẻ từ 14- 16 %
+ B3: Tỷ lệ bánh tẻ từ 17- 20 %
- Loại C: 3 loại
+ C1: Tỷ lệ bánh tẻ từ 20- 24 %
+ C2: Tỷ lệ bánh tẻ từ 24- 27 %
+ C3: Tỷ lệ bánh tẻ từ 27- 30 %
Cách xác định lượng nước tự do của công ty
- Phương pháp trừ theo quy định:
+ Đối với sương mù: trừ từ 3- 5 % khối lượng
+ Có mưa nhỏ: trừ 5- 10 %
+ Mưa phùn: trừ 7- 12 %
+ Mưa to: trừ từ 12- 18 %
- Phương pháp trừ theo xác định: Dùng Cilicagen, đặc điểm của laọi hạt hút ẩm này chỉ hút được , lượng tự tự do trên bề mặt lá chứ không hút được nước liên kết trong các tế bào.
Qua những thông tin trên cho ta thấy tình hình nguyên liệu của công ty nhìn chung đã được đảm bảo. Công ty đã áp dụng các tiêu chaủân về chế độ canh tác, chăm bón, thu hái một cách triệt để và nghiêm túc, có những biện pháp thực hiện phù hợp với điều kiện thực tế của công ty.
5.1.1. Ưu điểm
Có một phó giám đốc phụ trách ngành nông nghiệp trực tiếp chỉ đạo tới từng đơn vị nông nghiệp và có 3 cán bộ chuyên môn trực tiếp kiểm tra, đon đốc giám sát thực hiện các quy định.
5.1.1.1 Thâm canh chăm sóc
Công ty đã giao vườn chè tới từng hộ nhận khoán. Điều này đã tạo điều kiện thuận lợi trong việc chủ động và tạo tâm lý tốt cho người lao động yên tâm làm ăn, phát huy tối đa sự chủ động, sáng tạo và thực sự gắn bó với vườn chè của mình. Vì thế chế độ thâm canh chăm sóc và thu hái được thực hiện một cách tốt nhất, dạt về số lượng cũng như đảm bảo chất lượng vườn chè.
5.1.1.2.Thu hái
Người lao động chủ động trong việc thu hoạch sản phẩm của mình làm ra cũng như chủ động trong việc thuê mướn lao động thời vụ. Vì thế trong nhiều năm gần đây công ty có một nguyên liệu tốt, đạt tiêu chuẩn và là một trong những vùng nguyên liệu nổi tiếng của cả nước. Do nguyên liệu thu hái kịp thời vụ, không hái quá dài, không bị trật lứa.
5.1.1.3. Công tác thu mua nguyên liệu
Công ty có một tổ gồm 17 người có tay nghề cao đảm nhiệm công tác thu mua từ các hộ nhận khoán của từng đơn vị sản xuất về nhà máy chế biến. Việc cân nhận khối lượng, cũng như đánh giá chất lượng, tỷ lệ nước do bộ phận thu mua thống nhất với từng hộ trồng chè trên cơ sở những quy định ràng buộc và tiêu chuẩn nguyên liệu mà công ty đề ra
5.1.1.4. Vận chuyển nguyên liệu
Tổ vận chuyển gồm 6 người và phương tiện vận chuyển chủ yếu là moóc. Sau khi công việc thu mua hoàn thành, chè được đưa vào sọt tre khối lượng từ 22 25 kg / sọt và được chuyên trở kịp thời mỗi ngày 2 lần về nhà máy. Từ đó đã giữ được nguyên liệu tươi, không bị dập nát, ôi ngốt, tạo điều kiên thuận lợi cho việc chế biến ra những sản phẩm có chất lượng.
5.1.2. Nhược điểm
Tuy việc lập kế hoạch và tổ chức thực hiện khâu chăm sóc, thu hái nguyên liệu một cách khoa học. nhưng việc thực hiện đối với một số bộ phận, một số khâu còn chưa triệt để. Cụ thể:
5.1.2.1. Khâu thâm canh chăm sóc
Một số hộ gia đình do chưa nắm được những quy trình kỹ thuật cũng như trong việc chủ động chăm sóc, bón phân phòng trừ sâu bệnh nên nhiều khi để vườn chè của mình bị sâu bệnh phá hại, chè xấu đã ảnh hưởng nhiều đến chất lượng nguyên liệu.
5.1.2.2. Thu hái
Cây chè và sản phẩm của nó có tính đặc thù rất cao. Thời gian thu hái phải thực hiện khá ngặt nghèo và thường xuyên. Biện pháp thu hái của công ty là dùng sức người hái thủ công nên cần nhiều lao động. Cộng với lực lượng áan bộ chuyên môn mỏng và tâm lý người lao động muốn để chè già hơn để tăng khối lượng. Vì thế tình trạng để chè quá lứa ảnh hưởng lớn đến chất lượng nguyên liệu.
5.1.2.3. Công tác thu mua
Với cách quản lý và thựchiện hiện nay của công ty rất dễ xảy ra những hiện tượng tiêu cực. Ví dụ: cóa sự thông đồng, cầu kêt giữa người thu mua và các hộ nhận chè, gian dối trong khâu cân nhận khối lượng cũng như đánh loại và trừ nước. Vì vậy đã ảnh hưởng tới tâm lý người lao động cũng như chất lượng sản phẩm của công ty.
5.1.2.4. Công tác vận chuyển
Mặc dù đã có đầy đủ con người và phương tiện. nhưng vì lý do giảm chi phí vận chuyển, người lao động đã cho tăng khối lượng chè/ sọt và tăng khối lượng chè trên một chuyến chuyên chở. Đã làm cho chè bị dập nát về mừu mưa và ôi ngốt vào những ngày nắng nóng.
5.2. Chất lượng sản phẩm
Biểu 12. Chất lượng chè khô từ năm 2002-2006
Năm
2002
2003
2004
2005
2006
chỉ tiêu
khối lượng
(tấn)
cơ
cấu (%)
khối lượng
(tấn)
cơ
cấu (%)
khối lượng
(tấn)
cơ
cấu (%)
khối lượng
(tấn)
cơ
cấu (%)
khối lượng
(tấn)
cơ
cấu (%)
tổng số
775,02
100
805,4
100
872,04
100
979,18
100
1177,78
100
loại 1
0
0
0
0
loại 2
635,52
82
648,59
85
793,56
91
930,22
95
1177,18
100
loại 3
139,5
18
120,81
15
78,48
9
48,953
5
-
0
Nguồn: (8)
Qua bảng số liệu trên ta nhạn thấy chất lượng sản phẩm của công ty không có loại 1 mà chỉ có loại 2 và loại 3. Một phần do chất lượng nguyên liệu mà công ty thu hái chủ yếu là loại B. Nguyên chính là do chất lượng chế biến chưa đảm bảo gây lên những lỗi vì thế bị xuống loại. Mà cụ thể so sánh với chỉ tiêu cảm quan bộc lộ ở các khuyết tật như sau:
5.2.1. Ngoại hình
Sản phẩm làm ra không được soăn chặt và đồng đều. Nguyên nhân do nguyên liệu già, khâu vò chưa đủ thời gian hoặc khối lượng chè trên một khối vò ít. Công nhân vận hành máy móc không tuân thủ quy trình công nghệ, trưởng ca không sát sao trong việc kiểm tra dẫn tới tình trạng người lao động trốn quy trình công nghệ, làm tắt, làm ẩu.
5.2.2. Màu nước
Một trong chỉ tiêu rất quan trọng của sản phẩm chè xanh đó là màu nước. Trong chế biến các khâu có có ảnh trực tiếp đến màu nước là khâu diệt men, khâu sấy, khâu sao lăn. Để có màu nước xanh sáng thì khâu diệt men phải triệt để. Yêu cầu đối với thiết bị máy móc phải phù hợp nhất là đối với người lao động phải tuyệt đối tuân thủ quy trình và phải có tay nghề cao để đễ dàng xử lý những tình huống khi xảy ra. Nếu đểc hè sóng (diệt men không hoàn toàn) sẽ có màu nước xanh vàng hoặc thậm chí sỉn màu.
5.2.3. Mùi
Khi sản phẩm sản xuất ra có chất lượng tốt sẽ có mùi đặc trưng của sản phẩm chè xanh. Nhưng nếu nguyên liệu bị ôi ngốt, dập nát hoặc khâu diệt men bị sống, sấy bị cao lửa hoặc ẩm, sao lăn sử dụng nhiệt độ cao sẽ làm mất mùi hoặc có mùi khê khét và ẩm mốc sản phẩm sẽ bị xuống loại.
5.2.4. Vị
Mỗi một sản phẩm của từng loại nguyên liệu khác nhau có độ đậmnhạt và hương vị khác nhau. nếu là sản phẩm tốt đối với chè xanh có vị chát đậm, sau có hậu ngọt.
5.2.5. Bã
Là một trong những yếu tố cảm quan để xác định chất lượng sản phẩm. tai công ty chè Than Uyên đôi khi không quản lý tốt khâu thu mua và vận chuyển nên
để nguyên liệu bị bầm dập làm cho bã có màu vàng xỉn và sản phẩm bị xuống loại.
6. Vấn đề tiêu thụ sản phẩm
Bảng 13: Sản lượng và cơ cấu các loại sản phẩm
Năm
2002
2003
2004
2006
Chỉ tiêu
sản phẩm (Tấn)
Cơ
cấu
(%)
sản phẩm (Tấn)
Cơ
cấu
(%)
sản phẩm (Tấn)
Cơ
cấu
(%)
sản phẩm (Tấn)
Cơ
cấu
(%)
I.Chè Xanh
363,42
46,89
802,60
96,65
872,04
100
938,52
99,2
1.Chè Xào
143,4
18,5
481,56
59,79
130,81
15
120,7
12,33
2.Sào luộc lăn
220,02
28,39
321,04
36,86
174,404
20
47,69
4,87
II.Xanh nhật
-
32,80
3,35
Tổng sản phẩm
775,02
100
805,40
100
872,04
100
979,18
100
Nguồn: (8)
Qua bảng 13: Khối lượng từng loại sản pẩm đa dạng hơn đặc biệt chè đen và chè xanh truyền thống giảm dần,sản phẩm chè luộc từng bước chiếm vị thế đặc biệt quan trọng trong sản xuất kinh doanh là tiêu thụ sản phẩm của công ty.
IV.TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY TỪ NĂM
1.Tình hình tiêu thụ theo khối lượng & chủng loại sản phẩm
Qua bảng 13: Tình hình tiêu thụ sản phẩm chè khô sơ chế của Công ty từ năm 2003 đến 2006 mặc dù đến năm 2006, sản phẩm được tiêu thụ hết song thị trường không ổn định, sản phẩm chưa chiếm lĩnh được thị trường do đó phải bán với giá thấp để tiêu thụ hết số sản phẩm sản xuất ra, thực hiện vòng chu chuyển vốn bù đắp các chi phí bỏ ra.
Qua biểu : Tình hình tiêu thụ sản phẩm chè khô sơ chế của công ty từ 2003 đến năm 2006. Sản phẩm được tiêu thụ hết song thị trường không ổn định,sản phẩm chưa chiếm lĩnh được thị trường do đó phải bán với giá thấp để tiêu thụ hết số sản phẩm sản xuất ra,thực hiện vòng chu chuyển vốn bù đắp các chi phí bỏ ra. Từ tình hình tiêu thụ sản phẩm theo nhóm khách hàng , ta thấy : Công ty chè kim Anh là bạn hàng truyền thống của công ty từ thời bao cấp,Năm 2003 vẫn tiêu thụ 47,2% đến năm 2006 chỉ còn tiêu thụ được 1,5% lượng sản phẩm của công ty .
Công ty chè thăng long năm 1999 tiêu thụ 44,01% sản lượng chè thô của công ty đến năm 2006 còn 28,5%.Ngược lại nhưngx năm gần đây xuất hiện một số khách hàng mới đặc biệt là công ty chè TÂN NAM BẮC là công ty trà Đài Loan có địa điểm tại thành phố Hồ Chí Minh năm 1999-2000 chỉ tiêu thụ 3,6% lượng chè của công ty và một số lượng hàng tại thành phố Hồ Chí Minh đã dần ổn định việc tiêu thụ sản phẩm của công ty.
Điều này cho thấy : Khách hàng truyền thống ở phía bắc mức độ tiêu thụ giảm dần nên công ty cần phải xây dựng một chiến lựơc tiêu thụ sản phẳm với những thị trường mới,khách hàng mới ,cần có những biện pháp về chất lượng,giá cả ,phương thức phục vụ và phương thức thanh toán ,để duy trì được khách hàng thường xuyên,đồng thời có thêm khách hàng mới,nhất là việc liên doanh liên kết với các doanh nghiệp công ty trong nước và một số công ty nước ngoài.
2.Chiến lược sản phẩm và chiến lựơc thị trường.
Dựa vào các phòng tin đã thu nhập qua công tác nắm bắt nghiên cứu thị trường để công ty xây dựng chiến lược sản phẩm ,tổ chức chế biến ra sản phẩm chè xanh truyền thống ,chè xanh luộc,chè xanh nhật và cả chè đen theo yêu cầu của khách hàng .
Nhờ có chiến lược sản phẩm và chiến lược thị trường đúng đắn trong thời gian qua ngaòi các khách hàng quen thuộc,công ty còn mở rộng thị trường ra những thị trường mới và những bạn hàng mới .Đặc biệt là công ty chè (TÂN NAM BẮC) cảu Đài Loan có văn phòng đại diện tại thành phố Hồ Chí Minh đã liên kết với công ty dưa dây truyền sản xuất mới và cán bộ kỹ thuật ra cùgn với công ty tổ chức lắp đặt và bao tiêu sản phẩm như chè Joong Kug –Chè dẹt nhật –chè hấp.
3.Chính sách giá cả
Các doanh nghiệp nói chung chính sách giá cả có ý nghĩa rất quan trọng trong công tác tiêu thụ sản phẩm vì giá cả có vai trò đặc biệt của việc lựa chọn mua hàng của khách hàng,song đối với công ty chè Than Uyên nói riêng chính sách giá cả càng có vai trò đặc biệt quan trọng do các chi phí đầu vào cao,chi phí vận chuyển lớn,giao thông đi lại gặp nhiều khó khăn,nên càng phải đẩy mạnh việc nâng cao chất lượng sản phẩm ,giảm giá thành để có khôí lượng sản phẩm phù hợp với giá cả tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường tiêu thụ sản phẩm .
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VỀ NÂNG CAO
CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM CHÈ CỦA CÔNG TY CHÈ THAN UYÊN
LAI CHÂU TRONG GIAI ĐOẠN TỚI
I.Định hướng và giải pháp chủ yếu đẩy mạnh việc nâng cao chất lượng sản phẩm và xuất khẩu chè ở công ty chè Than Uyên
1.Định hướng và mục tiêu của công ty
Nhận định tình hình năm 2006 thị trường thị trường tiêu thụ vẫn tiếp tục gặp nhiều khó khăn ,giá chè tiếp tục suy giảm ,lượng chè sẽ tồn tại ở mức cao và cugn sẽ vượt cầu trogn những năm tới ở một số khu vực,công ty phía nam sẽ là một thị trường lớn của công ty ,còn các thị trường khác nhu cầu sẽ không tăng như một số công ty Minh Anh - Kim Anh - Hoàng Long - Thăng Long ở khu vực phía bắc gần Hà Nội.Dự kiến năm 2006 chè búp tươi của công ty sẽ tăng từ 5.900tấn đến 10.600 tấn năm 2005 .Do thâm canh và do một lượng diện tích chè đưa vào kinh doanh (khoảng 800 ha)Tuy vậy tình trạng thiếu nguyên liệu của nhà máy còn khá lớn và việc cạnh tranh nguyên liệu chè búp tươi vẫn khá gay gắt nhất là các xưởng mini với nhà máy của công ty.
Năm
Chỉ tiêu
2003
2004
2005
2006
Sản lượng (Tấn)
So với năm trước (%)
Sản lượng (Tấn)
So với năm trước (%)
Sản lượng (Tấn)
So với năm trước (%)
Sản lượng (Tấn)
So với năm trước (%)
Chè búp tươi
5416
115.0
6820
1260
8525
125,0
10.656
230,5
Chè khô
1.14
1445
1.806
2257
Nguồn: (8)
Tình trạng không kiểm soát được diện tích chè và những giống chè được trồng trên diện tích này là một thách thức có tính lâu dài cho chất lượng, giá cả và thị trường chè của Công ty. Ngoài ra nó còn chịu sự cạnh tranh của các nhà máy, các công ty trên địa bàn Tỉnh Lai Châu, do sản lượng chè của Công ty còn ít, chất lượng chưa cao, năng suất lao động thấp, chi phí giành cho lưu thông vận chuyển hàng hoá còn cao hơn so với các công ty sản xuất chè trong Ngành chè.
Các lĩnh vực kinh doanh của Công ty còn gặp nhiều khó khăn do thiếu vốn, thiết bị và gắp sự cạnh tranh của các công ty bạn. Trước tình hình đó Công ty cần lập ra kế hoạch, đề ra các mục tiêu cần đạt được trong thời gian tiếp theo nhằm ổn định sự phát triển.
Định hướng: Tiếp tục giữ vững những thị trường hiện có đặc biệt là một số công ty của khu vực phía nam như Tân Nam Bắc – Công ty Goollyoung – Công ty Đông Hải – Công ty Bách Thuận và một số Công ty ngoài Bắc như Công ty Thăng Long – Công ty Kim Anh- Công ty Hoàng Long – Công ty Khâm Châu để có định hướng lâu dài và ổn định trong việc tiêu thụ snả phẩm .Bằng việc nâng cao chất lượng sản phẩm ,đảm bảo cao nhất chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm xây dựng và áp dụng hệ thống HACCP đối với sản phẩm chè hạ giá thành từ 5-7% để nâng cao sức cạnh tranh.
Thị trường khu vực phía nam vẫn là thị trường chính sản lượng xuất sang thị trường này dự tính tăng liên tục trong những năm tới và kế hoạch đến năm 2007 sẽ xuất khoảng trên 1000 tấn tăng 22,05 % so với năm 2004 tiếp theo đó là thị trường phia Bắc sản lượng xuất
Hàng tăng liên tục từ 300 tấn năm 2003 lên 750 tấn năm 2006 ngoài ra ở những thị trường mới như Khâm Châu Trung Quốc –Thái Hoà Hà nội thì kế hoạch xuất khẩu nhỏ và tăng chậm qua các năm. Công ty sẽ đẩy mạnh việc mở rộng thị trường trong nước là chủ yếu đưa ra thị trường tiêu nhãn hiệu hàng hoá có tính lâu dài là chè Shan Tuyết,có chất lượng ổn định, ngoài ra còn sản xuất các loại chè có tính phổ thông nhằm vào đối tượng tiêu dùng là nông thôn với giá phù hợp với thu nhập củ từng người ,từng tầng lớp dân cư.
Mục tiêu : -Về doanh thu
Năm 2007 đạt 21.071.521 nghìn đồng tổng giá trị xuất hàng đến năm 2007 đạt 30 tỷ đồng .
- Về năng xuất:
Chè búp tươi phấn đấu đến năm 2007 đạt 10.6 tấn /ha sản lượng chè búp tươi tự sản xuất đến năm 2007 là 10.665 tấn dự tính chè khô đến 2005 đạt 2.257 tấn .
Về sản lượng xuất :Hàng phấn đấu năm 2007 xuất hàng được trên 2000 tấn.
Cùng với những mục tiêu trong sản xuất kinh doanh công ty còn quan tâm đến đời sống ,thu nhập của cán bộ công nhân viên mục tiêu trong các năm tới thu nhập bình quân của lao động đạt 910.000đồng/người/tháng phấn đấu đến năm 2005 đạt 1.200.000 đồng/tháng.
những số liệu mà công ty phấn đấu đề ra về doanh thu cụ thể trong biểu 10.
2.Các giải pháp chủ yếu:
2.1.Tổ chức lại sản xuất để nâng cao chất lượng sản phẩm và hạ giá thành sản phẩm .
Trong cơ chế thị trường chất lượng sản phẩm cũng là một trong những yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp sản xuất nó kết hợp với giá thành sản phẩm để khảng định tầm quan trọng và uy tín của doanh nghiệp trên thị trường.Do đó việc duy trì chất lượng sản phẩm là mối quan tâm chú trọng hàng đầu của công ty chè Than Uyên song chất lượng snả phẩm không đơn thuần chỉ do sản xuất quyết định mà nó còn được kết tinh bởi thời tiết ,khí hậu,chế độ thâm canh chăm sóc,phòng trừ sâu bệnh thu hái nguyên liệu và bảo quản sản phẩm,thực tế cho thấy rằng những năm qua công ty đã từng đầu tư nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm song việc đầu tư còn thiếu đồng bộ,công tác quản lý (đặc biệt là về kĩ thuật )còn hạn chế dẫn đến chất lượng snả phẩm chưa cao vì vậy muốn nâng cao chất lượng sản phẩm thì công ty cần phải xây dựng riêng cho mình một chiến lược sản phẩm ,đi đôi với nó công ty còn phải làm tốt một số vấn đề sau;
2.2.Tổ chức sản xuất vùng nguyên liệu :
Để tăng chất lượng và khối lượng sản phẩm đòi hỏi công ty phải tạo ra cho mình một vùng nguyên liệu ổn định lâu dài là việc làm cần thiết trước mắt và trong tương lai.Sau khi nghiên cứu vùng nguyên liệu thấy rằng phương án khoán lâu dài cho người lao động phù hơp với điều kiện và có hiệu quả ,song nội dung thực thi phương án khoán còn nhiều bất cập.Việc đầu tư thâm canh công tác vườn chè còn ỷ nại vào công ty,người lao động mới chỉ tính đến việc giao được nhiều búp chè tươi cho nhà máy chế biến chứ chưa hiểu được rằng chất lượng sản phẩm phụ thuộc nhiều vào việc thâm canh chăm sóc và thu hái của họ. Mặt khác sản phẩm có tiêu thụ được hay không (do sử dụng thuốc và phân hoá học) thì họ chưa tính đến.Do vậy muốn có sản phẩm chất lượng tốt ,tăng khả năng tiêu thụ trên thị trường ,thì việc tổ chức sản xuất vùng nguyên liệu cần làm ngay và triệt để.
2.2.1.Đối với diện tích chè kinh doanh phải tổ chức rà soát lại tuổi chè năng suất đích thực ,mức độ đầu tư và chất lượng vườn chè để có phương án điều chỉnh (theo như thoả thuận với giám đốc công ty với người lao động )nhưng việc điều chỉnh sản lượng phải đúng ,chính xác và được bàn bạc,Hộ nhận khoán tránh tình trạng “Cán bộ được lợi –Công nhân thu thiệt “ làm ảnh hưởng đến tư tưởng của người lao động .
2.2.2.Đối với dự án trồng chè mới cần thiết kết hợp các cơ quan chức năng của tỉnh ,huyện,chính quyền địa phương các xã nằm trong vùng dự án mở các lớp tập huấn kĩ thuật để đồng bào các dân tộc địa phương gần gũi với cây chè hơn tạo điều kiện cho các hộ nông dân nắm được quy trình kỹ thuật chăm sóc vườn chè.
-Mỗi các chuyên gia của viện nghiên cứu chè Việt nam vùng với cán bộ kỹ thuật công ty tổ chức sản xuất chè bằng phương án dâm bầu từ những cây chè Shan Tuyết thuần chủgn và tập chung đầu tư thâm canh 20 ha chè giống Đài loan để nhân ra diện tích rộng.Sao cho tất cả các diẹn tích trồng chè mới trong dự án trồng 100% giống chè Shan Tuyết và giống chè Đài Loan.
2.2.3.Hạn chế thấp nhất việc sử dụng phân bón,thuốc hoá học,dể có sản phẩm được thị trường chấp nhận đặc biệt là thị trường xuất khẩu thì ngay bây giờ công ty phải xây dựng và thống nhất với một quy trình vaf chủng loại phân bón ,thuốc trừ sâu được phép sử dụng cho cây chè xong phải có quy chế rằng buộc ,về phía công ty phải đáp ứng đầy đủ và chủng loại phân bón ,thuốc trừ sâu cho người lao động ,về phía người lao động phải sử dụng đúng chủng loại theo yêu cầu của công ty ,nếu hộ cấ nhân tập thể nào không thực hiện đúng quy định thì phải có biên pháp sử lý kịp thời.
2.2.4.Có chính sách thu mua nguyên liệu phù hợp:
Để sản xuất có chất lượng tốt ,có hương vị đặc trưng ngoài việc sử dụng phân bón ,thuốc háo học hợp lý thì công tác thu hái bảo quản nhằm nâng cao chất lượng nguyên liệu cũng là một vấn đề hết sức quan trọng với phương trâm mua một loại nguyên liệu là đúng ,song công ty cần xây dựng lại tiêu chuẩn phân loại chè búp tươi thật chặt chẽ ,tỷ lệ sơ cứng chỉ chiếm 25%-30% là tốt nhưng muốn giải quyết được vấn đề này cần đòi hỏi phải tăng lứa hái(mặc dù sản lượng chè búp tươi chưa chắc chắn đã giảm)Song chi phí công lao động cho việc thu hái tăng là điều kiện rễ thấy. Do đó công ty cần nâng giá thu mua tại các điểm cân chè từ 1876đồng /kg năm 2002 lên 2000đồng/kg năm 2003 với cơ cấu thanh toán bằng tiền mặt 1.800 đồng /kg và thanh toán bằng vật tư 200đồng/kg tại các điểm mua chè.
II. Tổ chức sản xuất chế biến và nâng cao chất lượng sản phẩm
Khi đã dự báo được thị trường và tổ chức chặt chẽ vùng nguyên liệu và bảo quản khối chất lượng nguyên liệu phục vụ cho ngành chế biến thì việc tổ chức sản xuất chế biến là khâu cuối cùng và quyết định đến chất lượng sản phẩm .Song nâng cao chất lượng sản phẩm không có nghĩa là hưởng mọi lỗ lực cảu công ty sản xuất ra sản phẩm phù hợp với nhu cầu thị hiếu ,sở thích của người tiêu dùng ,giá cả hợp lý muốn nâng chất lượng sản phẩm công ty cần giải quyết một số vấn đề sau :
1. Vốn công nghệ : Trong những năm gần đây công ty đã tích cực tới dây chuyền công nghệ chế biến nhưng thường là dầu tư chắp vá không đồng bộ do thiếu vốn,nên hiệu quả sản xuất kinh doanh còn thấp vì vậy việc đổi mới công nghệ ,xây dựng nhà máy hiện đại với công suất 45 tấn /ngày là cần thiết nó cho phép công ty sản xuất ra những snả phẩm có chất lượng cao ,phù hợp với khách hàng đáp ứng nhu cầu thị trường, tiết kiệm nguyên vật liệu, giảm giá thành sản xuất, hạ được giá bán góp phần tăng tính cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường. Do vậy Công ty cần xây dựng chiến lựoc kinh doanh, chiến lược sản phẩm bằng cách vay vốn Ngân hàng để mua sắm thiết bị, đổi mới công nghệ, đặc biệt tìm đối tác liên doanh liên kết với nước ngoài để họ đầu tư công nghệ thích hợp để tăng tính đầu tư của sản phẩm. Do đó phải tập trung đầu tư thiết bị dây chuyền công nghệ hiện đại của Nhật Bản hoặc Đài Loan để sản xuất chế biến chè xanh và dây chuyền công nghệ của Ấn Độ sản xuất chè đen.
2. Đào tạo lại lao động nếu như giải pháp về cải tiến đổi mới công nghệ quyết định trực tiếp đến chất lượng sản phẩm thì công ty không thể thiếu chiến lược con người, bởi nếu như thiết bị sản xuất có hiện đại đến đâu nhưng trình độ công nhân, trình độ quản lý kém thì không vận hành được công nghệ hiện đại thì tất nhiên hiệu quả sản xuất sẽ kém.
Do vậy ngoài việc mở các lớp hướng dẫn quy trình công nghệ, thi thợ giỏi hàng năm, Công ty cần có chính sách đào tạo và đào tạo lại đội ngũ công nhân cán bộ, kỹ sư để nâng cao tay nghề thích ứng với công nghệ hiện đại và có thể cử một số công nhân lành nghề có tính sáng tạo trong công việc đi thăm quan, học hỏi những kinh nghiệm ở những đơn vị cùng ngành sản xuất chè xanh.
3. Điều chỉnh lại chỉ tiêu định mức trong phương án khoán hệ số K có thể giảm năm 2006 từ 4,9 xuống 4,75 sửa chữa thường xuyên, tăng từ 91.500đ/tấn năm 2007 lên 94.700đ/tấn, chi phí điện năng giẳm từ 118.00đ/tấn năm 2006 xuống 109.500đ/tấn, chi phí công cụ lao động có thể giảm từ 6.750đ/tấn xuống 4.200đ/tấn, chi phí nguyên liệu tăng từ 1.125.000đ/tấn lên 1.147.500đ/tấn.
4. Xây dựng quy chế xuất nhập vật tư, nguyên nhiên vật liệu chính xác.
5. Thực hiện chế độ thưởng phạt, yêu cầu xưởng chế biến hết mỗi K sản xuất phải phân loại lao động. Có quy chế thưởng phạt nghiêm minh với chất lượng sản phẩm và gây lãng phí về vật tư,phụ tùng cho chế biến
6.Sử dụng túi PE chứa chè có chất lượng tốt hơn theo yêu cầu của đơn vị sản xuất và quản lý chất lượng sản phẩm tránh tình trạng tiết kiệm chi phí không đáng kể để ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm và uy tín của công ty đối với khách hàng.
I. KIẾN NGHỊ
1.Đối với nhà nứơc :
Đầu tư nâng cấp tuyến đường 32 từ thị xã Lào Cai về trung tâm huyện Than Uyên
Đầu tư nâng cấp tuyến đường từ huyện Than Uyên đi Văn Chấn –Yên bái.
Hỗ trợ vốn để xây dựng nhà máy công suất 45 tấn /ngày với dây truyền thiết bị hiện đại.
2. Đối với tỉnh Lai Châu:
Là một tỉnh mới thành lập năm 2004 tuy còn gặp nhiều khó khăn song đề nghị uỷ ban nhân dân tỉnh giúp đỡ các ban ngành có liên quan quy hoạch quỹ đất trồng chè để dự án phát triển vùng nguyên liệu thực hiện đúng kế hoạch đến năm 2010 có 3200 ha chè với sản lượng chè búp tươi đạt 21.000 tấn /năm và chè khô xuất khẩu 4.500 tấn /năm.
Để tuyển chọn giống và du nhập một số giống chè có năng xuất cao chất lượng tốt đề nghị tỉnh hỗ trợ thêm cho dự án 200 đồng /đầu chè.
3. Đối với công ty chè Than Uyên
Phải tổ chức lại sản xuất ,nâng cao chất lượng vùng nguyên liệu,đổi mới công nghệ sản xuất chế biến ,tiết kiệm vật tư nguyên nhiên vật liệu.Hạ giá thành sản phẩm xong vẫn giữ được chất lượng đặc trưng của chè Shan Tuyết .
Đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm thông qua việc mở rộng thị trường ,ổn định và tạo điều kiện cho khách hàng thường có ,tìm các đối tác mới khách hàng mới để liên doanh liên kết.
Nâng cao trình độ cho cán bộ công nhân viên và công nghệ chế biến lắp đặt thêm công nghệ để tinh chế sản phẩm nhằm mục đích xuất khẩu chè từ dạng bán thành phẩm sang thành phẩm .
Trên đây là một số đề suất với nhà nước –tỉnh và công ty sau khi nghiên cứu tình hình sản xuất và xuất khẩu cảu công ty sau 3 năm nhằm tạo điều kiện cho công ty đạt hiệu quả cao trong công tác sản xuất và tiêu thụ sản phẩm xuất khẩu xứng đáng là một công ty đứng đầu của tỉnh Lai Châu./.
KẾT LUẬN
Chè là cây có thế mạnh trong các giống cây công nghiệp của Việt Nam, sản phẩm chè có giá trị kinh tế cao, không chỉ phục vụ nhu cầu thiết yếu của nhân dân cả nước mà còn là mặt hàng xuất khẩu quan trọng trên thị trường Quốc tế. Phát triển ngành chè góp phần vào xoá đói giảm nghèo, từng bước cải thiện và nâng cao đời sống về mọi mặt của đồng bào nhân dân ở các vùng cao, vùng sâu, miền núi dân tộc.
Là một Công ty sản xuất chè xanh trong mấy năm qua, Công tyđã luôn nghiên cứu và áp dụng tiến bộ Khoa học Kỹ thuật để tạo ra sản phẩm có năng suất cao, chất lượng tốt mở rộng thị trường trong và ngoài nước để chè là mặt hàng chiến lước quan trọng của Công ty thể hiện trong mấy năm gần đây cho ta thấy lượng sản phẩm sản xuất ra đến đâu tiêu thụ hết đến đó chứng tỏ rằng Công ty có những tiến triển vượt bậc, kim ngạch xuất khẩu tăng so với năm trước thể hiện nhanh nhạy trong thị trường mặc dù mấy năm gần đây thị trường tiêu thụ chè trong và ngoài nước gặp rất nhiều khó khăn do diễn biến chính trị của cả thế giới, đặc biệt là thị trường Irac.
Tuy nhiên ngoài những kết quả đã đạt được ở trên, quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của Công ty còn nhiều hạn chế và gặp những khó khăn cụ thể như: Chất lượng sản phẩm của Công ty chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của thị trường trong và ngoài nước, mặt khác chủng loại sản phẩm chưa đa dạng mặt hàng xuất khẩu chỉ là dạng chè khô sơ chế, chưa tinh chế được nên làm ảnh hởng đến việc tiêu thụ snả phẩm của công ty, mặt khác công tác tiếp thị của công ty còn gặp nhiều hạn chế, tìm hiểu thị trờng của người tiêu dùng, quảng cáo tổ chức tiêu thụ và dịch vụ sau bán hàng kém vì vây sản phẩm chè của công ty vẫn chưa có chỗ đứng trên thị trường thực sự bền vững,và được gnười tiêu dùng biết đến, trong sản xuất và tiêu thụ công ty còn bị thụ động. Chủ yếu sản xuất theo hợp đồng của khách hàng hoặc bán dưới dạng là nguyên liệu thô sơ chế nên giá không cao ,bị chèn ép ,trong khi thị trường chưa ổn định lâu dài, một số thị trường chưa ổn định lâu dài,khách hàng quen thuộc đang có nhiều thay đổi nên gặp không ít khó khăn vì vậy sau một thời gian ngắn học tập và nghiên cứu cùng với công việc thực tế của tôi. Tôi làm đề tài này nhằm tìm hiểu và đề ra một số phương án giải quyết nhằm mục đích hoàn thiện chất lượng sản phẩm cho công ty chè Than uyên .
Lai Châu, ngày 20 tháng 1 năm 2007
Sinh viên
Vũ Hoàng Mạnh
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Nhà xuất bản Thống kê – Marketing
Đỗ Ngọc Dũng - Dâm cành chè – NXB Thống Kê 1999 (cuốn 1)
Công ty chè Than Uyên – Tình hình lao động năm 2006
Mark – Kinh tế chính trị – NXB Thống kê 1999
NXB Thống Kê – Tổng Công ty chè Việt Nam – Chế biến chè 6
Công ty chè Than Uyên – Dự án phát triển vùng nguyên liệu 1999 – 2010
NXB Thống Kê – Cục đo lường chất lượng Việt Nam (tập 4)
Công ty chè Than Uyên – Phòng kế hoạch
MỤC LỤC
BẢNG CHỮ CÁI VIẾT TẮT 1
LỜI NÓI ĐẦU 2
CHƯƠNG I: CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM VÀ VẤN ĐỀ TIÊU THỤ 3
I. KHÁI NIỆM CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM 3
1. Khái niệm 3
2. Các khía cạnh chất lượng sản phẩm 5
3. Các tính chất của sản phẩm 6
4. Những yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm 7
5. Quản lý chất lượng 10
5.1. Quản lý chất lượng trong khâu cung ứng 10
5.2. Quản lý chất lượng trong khâu thiết kế 11
5.3. Quản lý chất lượng trong khâu sản xuất 11
5.4. Hoạt động chất lượng 12
5.4. 1. Hoạt động chất lượng 12
5.4.2. Nội dụng của kiểm tra chất lượng 13
5. 4.3. Những yêu cầu cần và đủ của chất lượng 13
6. Các chức năng chủ yếu trong quản lý chất lượng của doanh nghiệp 14
6.1. Hoạch định chất lượng 14
6.2. Tổ chức thực hiện 14
6.3. Kiểm tra chất lượng 15
6.4. Hoạt động điều chỉnh và cải tiến 16
7. Kiểm tra chất lượng sản phẩm 17
7.1. Kiểm tra chất lượng sản phẩm 17
7.2. Nội dung kiểm tra chất lượng sản phẩm 18
7. 3. Các hình thức kiểm tra chất lượng 19
7. 4. Phương pháp kiểm tra 20
7.5. Các phương pháp chọn mẫu 21
7.6. Giới thiệu về hệ thống phân tích các mối nguy và điểm kiểm soát chậm yếu HACCP. 21
II. ĐẶC ĐIỂM CỦA SẢN PHẨM CHÈ 23
1.Tính thời vụ 23
2. Một số tính chất của sản phẩm chè 23
2.1. Tính chất của lá chè 23
2.2. Thành phần hoá học của lá chè 23
2.2.1. Nước 23
2.2.2. Chất tro 24
2.2.3. Gluxit 25
2.2.4. Hàm lượng polyphenol 25
2.2.5. Cafein 26
2.2.6. Chất diệp lục 26
2.2.7. Các chất sinh tố 26
2.2.8. Dầu thơm 27
2.2.9. Những thành phần khác 28
3. Công nghệ và kỹ thuật (1) 29
4. Tay nghề và trình độ của nhân viên 30
III. CHẤT LƯỢNG CHÈ VÀ VẤN ĐỀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM 31
1. Khái niệm 31
2. Vai trò của chất lượng sản phẩm 31
3. Các yếu tố ảnh hưởng tới sản phẩm chè 31
3.1. Nhân tố môi trường (2) 31
3.1.1. Ảnh hưởng của khí hậu 32
3.1.2. Ảnh hưởng của thổ nhưỡng 32
3.2. Nhân tố canh tác (3) 32
3.2.1. Thu hái 32
3.2.2. Xén tỉa (đốn) 34
3.2.3. Bón phân 34
3.2.4.Che nắng 34
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY CHÈ THAN UYÊN 35
I. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CHÈ THAN UYÊN 35
1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty chè Than Uyên 36
2. Các đặc điểm về điều kiện tự nhiên – kinh tế – xã hội của công ty 36
2.1.Điều kiện tự nhiên 36
2.1.1.Vị trí địa lý 36
2.1.2.Điều kiện thời tiết khí hậu. 36
2.2.Đặc điểm về điều kiện kinh tế xã hôị trong vùng. 37
3.Cơ cấu bộ máy cuả công ty chè Than Uyên 37
3.1.Cơ cấu tổ chức 37
3.2. Ban giám đốc Công ty: 38
3.3. Đảng bộ Xí nghiệp 39
3.4. Công đoàn Công ty 39
3.5. Phòng Kế hoạch 39
3.6. Phòng Tài chính Kế toán: 40
3.7. Phòng Tổ chức Hành chính – Bảo vệ: 40
3.8. Các đơn vị trực thuộc 40
4. Sơ đồ dây chuyền công nghệ và một số thông số kỹ thuật sản xuất chè xanh ở công ty chè Than Uyên 41
4.1. Nguyên liệu 41
4.2. Diệt men 42
4.3. Làm nguội 43
4.4. Ép 43
4.5. Sàng tơi 43
4.6. Vò 44
4.7. Sấy 44
4.8. Sao lăn 44
5. Tình hình máy móc thiết bị của công ty chè Than Uyên 45
6. Tình hình lao động của công ty chè Than Uyên 46
7. Hiện trạng quản lý và kiểm tra chất lượng sản phẩm ở công ty chè Than Uyên 47
II. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM VÀ VẤN ĐỀ TIÊU THỤ Ở CÔNG TY CHÈ THAN UYÊN 48
1. Hệ thống chỉ tiêu chất lượng 48
2. Chỉ tiêu vệ sinh 49
3. Chỉ tiêu nguyên liệu và các biện pháp thu hái 49
3.1. Chỉ tiêu nguyên liệu 49
3.2. Các biện pháp thu hái 51
3.2.1. Các biện pháp thu hái chè tươi 51
3.2.2. Các biện pháp thu mua và vận chuyển chè tươi 51
4. Các chỉ tiêu về chất lượng sản phẩm 53
5. Phân tích tình hình chất lượng của công ty chè Than Uyên 54
5.1. Chất lượng nguyên liệu của công ty 54
5.1.1. Ưu điểm 55
5.1.1.1 Thâm canh chăm sóc 55
5.1.1.2.Thu hái 55
5.1.1.3. Công tác thu mua nguyên liệu 56
5.1.1.4. Vận chuyển nguyên liệu 56
5.1.2. Nhược điểm 56
5.1.2.1. Khâu thâm canh chăm sóc 56
5.1.2.2. Thu hái 56
5.1.2.3. Công tác thu mua 57
5.1.2.4. Công tác vận chuyển 57
5.2. Chất lượng sản phẩm 57
5.2.1. Ngoại hình 58
5.2.2. Màu nước 58
5.2.3. Mùi 58
5.2.4. Vị 58
5.2.5. Bã 58
IV.TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY TỪ NĂM 59
1.Tình hình tiêu thụ theo khối lượng & chủng loại sản phẩm 59
2.Chiến lược sản phẩm và chiến lựơc thị trường. 60
3.Chính sách giá cả 60
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM CHÈ CỦA CÔNG TY CHÈ THAN UYÊN LAI CHÂU TRONG GIAI ĐOẠN TỚI 62
I.Định hướng và giải pháp chủ yếu đẩy mạnh việc nâng cao chất lượng sản phẩm và xuất khẩu chè ở công ty chè Than Uyên 62
1.Định hướng và mục tiêu của công ty 62
2. Các giải pháp chủ yếu 64
2.1. Tổ chức sản xuất chế biến và nâng cao chất lượng sản phẩm 64
2.2. Tổ chức sản xuất vùng nguyên liệu 65
I.KIẾN NGHỊ 69
1.Đối với nhà nứơc : 69
2.Đối với tỉnh Lai Châu: 69
3. Đối với công ty chè Than Uyên 69
KẾT LUẬN 70
TÀI LIỆU THAM KHẢO 72
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- QT37.docx