Thực trạng và một số giải pháp nâng cao thu hút đầu tư nước ngoài của Nhật Bản vào Việt Nam

Kết Luận Nguồn vốn FDI của Nhật Bản đã góp phần đáng kể vào sự tăng trưởng kinh tế Việt Nam, làm tăng năng suất lao động cũng như giải quyết vấn đề việc làm, hỗ trợ những kỹ thuật tiên tiến, công nghệ cao và khả năng quản lý. Thêm vào đó, FDI Nhật Bản còn tạo tác động lan tỏa đến các ngành công nghiệp phụ trợ, lĩnh vực xuất nhập khẩu, thương mại và dịch vụ. Nghiên cứu cũng đề cập về chất lượng thể chế và môi trường kinh tế theo đánh giá của các doanh nghiệp Nhật Bản, qua đó có thể thấy dòng vốn FDI của Nhật Bản đầu tư vào Việt Nam vẫn chưa tương xứng với tiềm năng của cả hai quốc gia. Từ đó, kiến nghị giải pháp nhằm cải thiện chất lượng thể chế, môi trường kinh tế vĩ mô của Việt Nam, phát triển nguồn nhân lực và xúc tiến hoạt động thương mại để có thể thu hút nhiều hơn nữa nguồn vốn FDI, cũng như duy trì và phát triển các doanh nghiệp FDI Nhật Bản hiện đang hoạt động tại Việt Nam tốt hơn

pdf10 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 13/01/2022 | Lượt xem: 423 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực trạng và một số giải pháp nâng cao thu hút đầu tư nước ngoài của Nhật Bản vào Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN SAIGON UNIVERSITY TẠP CHÍ KHOA HỌC SCIENTIFIC JOURNAL ĐẠI HỌC SÀI GÒN OF SAIGON UNIVERSITY Số 62 (02/2019) No. 62 (02/2019) Email: tcdhsg@sgu.edu.vn ; Website: https://tapchikhoahoc.sgu.edu.vn 96 THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO THU HÚT ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI CỦA NHẬT BẢN VÀO VIỆT NAM The reality and measures to enhance Japan’s foreign direct investment into Vietnam ThS. Đỗ Hoàng Oanh Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM Tóm tắt Nhật Bản được biết đến như là một trong những quốc gia lớn nhất trong đầu tư FDI vào Việt Nam. Hiện nay tổng vốn đầu tư FDI của Nhật Bản đã gần 30% FDI cả nước, đứng đầu và cao hơn hẳn so với 128 quốc gia còn lại đầu tư FDI vào Việt Nam. Điều đó cho thấy, FDI của Nhật Bản có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự tăng trưởng và phát triển nền kinh tế Việt Nam. Nghiên cứu áp dụng thống kê mô tả, so sánh để phân tích thực trạng và đề xuất kiến nghị nhằm thu hút và duy trì phát triển dòng vốn FDI của Nhật Bản vào Việt Nam. Từ khóa: Dự án đầu tư, FDI, Nhật Bản, đầu tư trực tiếp nước ngoài. Abstract Japan is known as one of the largest countries in FDI investment in Vietnam. At present, the total FDI capital of Japan is nearly 30% of FDI in Vietnam, leading and much higher than 128 countries. This means that Japan's FDI is particularly important for the growth and development of Vietnam's economy. Descriptive and comparative statistics are used in this study to analyze the situation and then provide recommendations to attract and maintain Japan’s FDI inflows into Vietnam. Keywords: Investment project, FDI, Japanese, Foreign Direct Investment. 1. Đặt vấn đề Đối với các nước đang phát triển FDI có vai trò vô cùng quan trọng. Nghiên cứu của Blomstrom và Persson (1983) đã tìm thấy tác động lan tỏa của FDI đến nền kinh tế của nước nhận đầu tư thông qua năng suất lao động. Nghiên cứu của Chen (1997) đã kết luận dòng FDI có tác động tích cực trong việc thúc đẩy đồng thời tổng kim ngạch thương mại của Trung Quốc và dòng thương mại song phương giữa Trung Quốc và các đối tác thương mại. Còn Katz (1969) tìm thấy dòng vốn đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực sản xuất của Argentina vào những năm 1950 có ảnh hưởng đáng kể đến kỹ thuật công nghệ được sử dụng bởi các công ty trong nước. Nghiên cứu khẳng định rằng tiến bộ kỹ thuật không chỉ diễn ra trong các ngành công nghiệp FDI tại thị trường trong nước mà còn lan tỏa đến các ngành khác, bởi vì các chi nhánh nước ngoài tạo ảnh hưởng buộc các công ty trong nước phải hiện đại hóa bằng cách áp dụng các tiêu chuẩn tối thiểu về chất lượng, Email: hoangoanhlive@gmail.com ĐỖ HOÀNG OANH TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN 97 ngày giao hàng, giá cả, v.v. trong việc cung cấp các bộ phận và nguyên liệu thô cho họ. Thêm vào đó, nghiên cứu Sjöholm (1999) cho thấy rằng sự hiện diện của các công ty đa quốc gia nước ngoài có thể nâng cao năng suất của các công ty thuộc sở hữu trong nước trong các ngành công nghiệp khác thông qua các mối liên kết khác nhau, và rõ nét nhất khi các công ty trong nước nằm gần các công ty đa quốc gia nước ngoài về vị trí địa lý. Các phân tích thống kê về sự lan tỏa các tập đoàn đầu tư nước ngoài cho Úc của Caves (1974), cho Canada của Globerman (1979) và cho Mexico của Blomström và Persson (1983) đều kiểm tra sự tồn tại của ngoại tác lan truyền bằng cách kiểm tra xem sự hiện diện của đầu tư nước ngoài có ảnh hưởng gì đến năng suất lao động ở các doanh nghiệp địa phương hay không. Cả ba nghiên cứu đều kết luận rằng có sự tồn tại ngoại tác lan tỏa có ý nghĩa ở cấp độ tổng hợp này, mặc dù nghiên cứu không phân tích rõ về cách thức lan tỏa diễn ra như thế nào. Nói cách khác, nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài sẽ thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng, qua đó thu nhập bình quân của người dân cũng tăng lên. Không chỉ thế, các doanh nghiệp trong nước được tiếp cận công nghệ kỹ thuật cao, kỹ năng quản lý chuyên nghiệp, tăng năng suất lao động và phát triển cả những ngành công nghiệp phụ trợ, qua đó tạo hiệu ứng lan rộng qua thương mại, dịch vụ và xuất khẩu...và các ngành cũng như các lĩnh vực kinh tế khác. Là một trong những đối tác quan trọng, Nhật Bản đã đầu tư FDI vào Việt Nam từ rất sớm và luôn nằm trong danh sách các nhà đầu tư FDI lớn nhất tại Việt Nam. Chỉ tính riêng năm 2017, Nhật Bản là quốc gia đứng đầu trong 115 quốc gia đầu tư FDI vào Việt Nam, đóng góp 25% tổng đầu tư và năm 2018 là 31,8% tổng đầu tư trên 128 quốc gia đầu tư FDI tại Việt Nam. Điều đó cho thấy FDI của Nhật Bản vào Việt Nam ảnh hưởng đến cả nền kinh tế của quốc gia. Do đó, "làm cách nào để thu hút cũng như duy trì và phát triển dòng vốn FDI của Nhật Bản" là một vấn đề hết sức quan trọng. Nghiên cứu thông qua thống kê mô tả, so sánh, tiếp cận lý thuyết và thực tiễn nhằm trình bày thực trạng, phân tích tình hình FDI Nhật Bản cũng như kiến nghị một số giải pháp nhằm khắc phục những tồn tại trong việc thu hút FDI của Nhật Bản vào Việt Nam. 2. Thực trạng FDI của Nhật Bản vào Việt Nam từ năm 2006 - 2018 2.1. Chính sách thu hút FDI của Việt Nam đối với Nhật Bản Mặc dù Nhật Bản thuộc về một trong ba quốc gia đầu tư đứng đầu (Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc) trong 125 quốc gia có đầu tư FDI tại Việt Nam với lượng đầu tư FDI cao hơn cả về quy mô dự án và tổng giá trị đầu tư dự án vào Việt Nam. Tuy nhiên, đánh giá của các công ty Nhật Bản về chính sách thu hút FDI của Việt Nam chưa thật sự cao. Cụ thể, các doanh nghiệp Nhật Bản cho rằng thái độ của Nhà nước Việt Nam với ngành nghề, lĩnh vực hoạt động của các doanh nghiệp Nhật Bản đang hoạt động là "bình thường", không thuận lợi và không bất lợi, và 25% đánh giá chính sách của Nhà nước chưa tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư Nhật Bản (Phan Văn Tâm, 2010) Ngoài ra, có 40% doanh nghiệp Nhật Bản e ngại luật pháp Việt Nam có “chế độ luật pháp chưa hoàn thiện, thực thi luật pháp thiếu minh bạch”, “cơ sở hạ tầng chưa hoàn thiện”, “thủ tục hành chính (cấp phép) phiền hà”. Thêm vào đó, các doanh nghiệp Nhật Bản cho rằng mức độ can SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY No. 62 (02/2019) 98 thiệp kinh tế của Nhà nước Việt Nam còn cao, đặc biệt là phạm vi kiểm soát vốn sở hữu và hạn chế vốn sở hữu của các nhà đầu tư nước ngoài (86% doanh nghiệp đánh giá bình thường và thấp) (Cơ quan Xúc tiến thương mại Nhật Bản, 2016). Tuy nhiên, về rủi ro đầu tư thì 79,7% doanh nghiệp đánh giá môi trường Việt Nam có tính ổn định về chính trị, ổn định về kinh tế và ổn định về xã hội. Chỉ có khoảng 15,6% doanh nghiệp Nhật Bản đánh giá đầu tư vào Việt Nam có tính rủi ro cao (The Leader, 2017). Về cốt lõi nội dung quyết định đầu tư thì có 58% doanh nghiệp Nhật Bản cho rằng giá nhân công là yếu tố chủ yếu thu hút đầu tư FDI, trong đó có 83% doanh nghiệp sản xuất đánh giá cao cả về chất lượng nhân công và mức lương nhân công. Mặc dù, lương của nhân viên quản lý bậc trung có tăng nhưng vẫn thấp hơn so với mặt bằng chung của các quốc gia ASEAN (Cơ quan Xúc tiến thương mại Nhật Bản, 2016). Cuối cùng, các nhà đầu tư Nhật Bản vẫn xem Việt Nam là quốc gia hứa hẹn nhất trong khu vực về lợi nhuận hoạt động trong tương lai: 67% các nhà đầu tư Nhật Bản tại Việt Nam dự kiến sẽ mở rộng trong một hoặc hai năm tới, 32% cho biết sẽ giữ nguyên quy mô, trong khi chỉ có chưa tới 2% cho biết sẽ giảm hoặc chuyển hoạt động ra khỏi quốc gia. Như vậy, tỷ lệ doanh nghiệp Nhật Bản dự kiến sẽ mở rộng, Việt Nam đứng thứ hai, chỉ sau Ấn Độ và cao hơn mức bình quân của các quốc gia ASEAN (Cơ quan Xúc tiến thương mại Nhật Bản, 2016). Từ đây có thể thấy rằng, dù các doanh nghiệp Nhật Bản vẫn chưa hoàn toàn hài lòng về chính sách thu hút FDI và hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư, nhưng Nhật Bản vẫn đầu tư FDI vào Việt Nam về cả quy mô và tổng số vốn đầu tư cao hơn so với các quốc gia khác đầu tư vào Việt Nam, với lý do chủ yếu là nguồn nhân lực và môi trường đầu tư ổn định. Các doanh nghiệp Nhật Bản vẫn xem Việt Nam là thị trường hoạt động đầy hứa hẹn trong khu vực. Điều này cho thấy tiềm năng đầu tư FDI của Nhật Bản vào Việt Nam vẫn còn rất cao và việc cải thiện chính sách, cơ sở hạ tầng có thể tạo cơ sở duy trì vững chắc cũng như thu hút thêm được nhiều FDI của các doanh nghiệp Nhật Bản. 2.2. Về quy mô và tốc độ đầu tư FDI của Nhật Bản Năm 2006, FDI của Nhật Bản vào Việt Nam có 253 dự án với tổng vốn đầu tư là 1502 triệu USD được cấp phép. Đến năm 2008, FDI của Nhật Bản vào Việt Nam đạt mức tăng gấp bốn lần so với năm 2006 là 6308 triệu USD với 196 dự án. Nhưng năm 2009, FDI chỉ còn 439 triệu USD với 124 dự án đầu tư. Nguyên do chỉ trong ba năm 2006-2009, FDI tăng rồi lại giảm thất thường gắn liền với hai sự kiện: Việt Nam tham gia vào WTO dẫn đến sự lạc quan của các nhà đầu tư, sau đó năm 2009 thì các quốc gia trên thế giới trong đó có Nhật Bản và Việt Nam đều chịu ảnh hưởng nặng nề của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Từ năm 2010 - 2015, số dự án của Nhật Bản liên tục tăng nhanh và đạt mức cao nhất vào 2012 và năm 2013. Năm 2012, Nhật Bản chiếm tới 51% tổng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam với 5593 triệu USD và 5875 triệu USD được cấp phép năm 2013. Tuy nhiên, dù số dự án tiếp tục tăng thêm 16% vào năm 2014 nhưng hầu hết đều là dự án vừa và nhỏ, cho nên tổng vốn đầu tư chỉ còn 2299 triệu USD. ĐỖ HOÀNG OANH TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN 99 Tính từ năm 2017 đến nay, Việt Nam đã có 125 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư còn hiệu lực tại Việt Nam, trong đó đứng đầu là Hàn Quốc với số dự án tích lũy là 6532 dự án, tổng vốn tích lũy đạt 57,66 tỷ USD (chiếm 18,1% tổng vốn đầu tư). Nhật Bản đứng thứ hai với tổng tích lũy 3599 dự án, tổng vốn tích lũy 49,46 tỷ USD (chiếm 15,5% tổng vốn đầu tư), tiếp theo lần lượt là Singapore với 13,2% và Đài Loan 9,7%, Britishvirgin Island 7,1% và Hồng Kông 5,6% tổng vốn đầu tư tích lũy trong các quốc gia hiện đang đầu tư FDI tại Việt Nam. Theo báo cáo sơ bộ từ Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2018), tính đến ngày 20/6/2018, cả nước có 1366 dự án mới được cấp giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn đăng ký là 11,8 tỷ USD, bằng 99,7% so với cùng kỳ năm 2017; và có 507 lượt dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư với tổng vốn đăng ký tăng thêm là 4,43 tỷ USD, bằng 86,2% so với cùng kỳ năm 2017. Theo đó, nếu như tổng vốn FDI vào Nhật Bản năm 2017 chiếm 8639 triệu USD thì sáu tháng đầu năm 2018 đã đạt 6466 triệu USD khoảng 74,8% toàn năm 2017. Thời điểm này, Nhật Bản đứng thứ nhất về đầu tư FDI vào Việt Nam với 6466 triệu USD, khoảng 31,8%, Hàn Quốc đứng thứ hai với 5059 triệu USD (24,88%), Singapore với 2389 triệu USD (11,75%), Britishvirgin Island và Hồng Kông là 2349 triệu USD (10%) tổng vốn FDI năm 2018. Như vậy, FDI vào Việt Nam dù biến động nhưng vẫn theo xu hướng tăng lên theo thời gian, cụ thể FDI năm 2017 tăng 42,3% so với năm 2016, và nửa năm 2018, FDI đã tăng 8,4% so với cùng kỳ năm 2017. Theo đó, vai trò FDI vào Nhật Bản cũng ngày càng tăng lên, FDI của Nhật Bản đứng hàng thứ 2 năm 2016 với tỷ trọng đầu tư là 14,3% trên 114 quốc gia và năm 2017 với tỷ trọng đầu tư là 15,5% trên 125 quốc gia. Hiện nay, Nhật Bản vượt Hàn Quốc, trở thành quốc gia dẫn đầu về đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY No. 62 (02/2019) 100 với tỷ trọng là 31,8% trên 128 quốc gia. 2.3. Về hình thức đầu tư FDI của Nhật Bản vào Việt Nam Các dự án của Nhật Bản tại Việt Nam chủ yếu theo ba hình thức cơ bản: 100% vốn nước ngoài, hình thức liên doanh và BOT. Theo đó, hình thức dự án đầu tư với 100% vốn nước ngoài được các nhà đầu tư Nhật Bản quan tâm, vì hình thức này sẽ giúp nhà đầu tư Nhật Bản làm chủ được công nghệ, khả năng sản xuất kinh doanh, bảo vệ văn hóa công ty và không chịu ảnh hưởng hay lệ thuộc vào đối tác. Cụ thể, chỉ tính riêng năm 2016-2017, hình thức 100% vốn nước ngoài với 2678 dự án, tổng vốn đầu tư 24,17 tỷ USD (chiếm 82,8% tổng số dự án và 57,5% tổng vốn đầu tư). Đứng thứ hai là hình thức liên doanh với 540 dự án, tổng vốn đầu tư 16,16 tỷ USD. Còn lại theo hình thức hợp đồng BOT, BT, BTO và hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh, tuy nhiên chiếm tỷ lệ không cao. Về lĩnh vực đầu tư thì đầu tư FDI Nhật Bản từ năm 2016 đến nay có xu hướng ổn định, được triển khai trên 19 ngành và lĩnh vực. Nhưng FDI Nhật Bản vẫn tập trung chủ yếu vào ba ngành chính: đứng đầu là ngành công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm 48,41% tổng số dự án và 80,02% tổng vốn đầu tư; kinh doanh bất động sản đứng thứ hai khoảng 2% tổng số dự án với vốn đầu tư khoảng 1,91 tỷ USD (khoảng 5% tổng vốn đầu tư) ; và thứ ba là sản xuất, phân phối điện, khí, nước với 0,5% - 1% tổng số dự án chiếm khoảng 3% tổng vốn đầu tư hiện có; 11% tổng vốn đầu tư cho các ngành còn lại. 2.4. Phát triển công nghiệp phụ trợ trong việc hấp thụ công nghệ từ FDI Mặc dù đầu tư FDI vào các ngành khoáng sản, hạ tầng, hoặc bất động sản sẽ tạo được nhiều việc làm và giải quyết tình trạng thất nghiệp, nhưng đầu tư vào những lĩnh vực này thường ít có đóng góp cho việc tích lũy lâu dài các bí quyết kinh doanh, kỹ năng hay công nghệ trong lĩnh ĐỖ HOÀNG OANH TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN 101 vực chế tạo, chế biến để tạo năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường quốc tế. Theo VCCI (2018), từ năm 2010 đến năm 2017, có 115 hợp đồng chuyển giao từ nước ngoài vào Việt Nam, với tổng giá trị khoảng 447000 tỷ đồng, trong đó có 02 hợp đồng chuyển giao công nghệ của Tập đoàn Samsung thực hiện năm 2017 có tổng giá trị khoảng 323000 tỷ đồng. Tuy nhiên, kết quả kiểm tra của VCCI cho biết trong số 115 hợp đồng chỉ có 23 hợp đồng công nghệ ở mức tiên tiến, còn 92 hợp đồng thì ở kỹ thuật công nghệ đều đã lạc hậu. Lý giải điều này, VCCI cho rằng những doanh nghiệp FDI không tới Việt Nam để tiếp cận bí quyết kinh doanh hay công nghệ mới hay sản phẩm mới, mà chủ yếu đến vì sự sẵn có của số lượng lớn nhân công có chi phí tương đối thấp. Do đó, theo dự thảo Chiến lược và định hướng thu hút FDI thế hệ mới 2018- 2030 của Bộ Kế Hoạch Đầu Tư và Ngân Hàng Thế Giới (2018) với mục tiêu chiến lược là: xây dựng các ngành công nghiệp phụ trợ như xây dựng và vật liệu xây dựng; gốm sứ và thủy tinh; linh kiện điện tử; kim loại; nhựa; cao su; dệt; giấy, in và bao bì; sản xuất kim loại và linh kiện công nghệ cao. Nguyên nhân đầu tư FDI vào nhóm này vì hàng hóa xuất khẩu hiện được sản xuất tại Việt Nam ở hầu hết các ngành nghề đều phụ thuộc đầu vào và linh kiện nhập khẩu, có thể nói xuất khẩu và nhập khẩu của Việt Nam đều dựa vào nhập khẩu. Do đó, theo nghiên cứu Bộ Kế Hoạch Đầu Tư và Ngân Hàng Thế Giới (2018), đầu tư FDI vào công nghiệp phụ trợ sẽ đem lại được nhiều tiềm năng nhất trong việc cải thiện năng lực của các ngành công nghiệp Việt Nam và sự phát triển của công nghiệp phụ trợ trong nước có năng lực cạnh tranh quốc tế, cung cấp được nhu cầu cho các doanh nghiệp trong nước và cho cả các doanh nghiệp FDI của nước ngoài hiện đang hoạt động tại Việt Nam, cũng như tạo bước phát triển xuất khẩu linh kiện và sản phẩm phụ trợ sang các quốc gia khác. SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY No. 62 (02/2019) 102 Căn cứ theo số liệu nguồn thu mua đầu vào của các công ty Nhật Bản vào năm 2016, nếu như doanh nghiệp FDI Nhật Bản hoạt động tại Trung Quốc có thể sử dụng nguyên vật liệu và các yếu tố đầu vào do chính Trung Quốc cung cấp là 67,8%; chỉ có khoảng 25,8% là cần phải nhập linh kiện từ chính nước đầu tư Nhật Bản và 6,4% từ các quốc gia khác. Hay tại Thái Lan và Ấn Độ, tỷ lệ nội địa cũng rất cao từ 54% - 58% nguồn nguyên liệu đầu vào cung cấp cho các doanh nghiệp FDI Nhật Bản đang hoạt động tại thị trường này và chỉ có khoảng 25% yếu tố đầu vào là phải nhập khẩu từ Nhật Bản. Nhưng khi doanh nghiệp FDI Nhật Bản hoạt động tại Việt Nam thì các doanh nghiệp FDI Nhật Bản phải chịu chi phí và bị động do hơn 75% linh kiện và máy móc phụ trợ đều nhập khẩu từ nước ngoài (trong đó, nhập khẩu yếu tố đầu vào từ Nhật Bản gần 36% và nhập khẩu thêm 30% từ các quốc gia khác). Hay nói cách khác, tỷ lệ nội địa hóa từ các doanh nghiệp phụ trợ Việt Nam cung cấp được cho doanh nghiệp FDI Nhật Bản chỉ có 34,2% thấp nhất trong các quốc gia trong khu vực (cao hơn mỗi Phillippines). Điều này cũng là yếu tố gây cản trở trong việc thu hút FDI Nhật Bản vào Việt Nam. Nguyên nhân là do kết nối giữa doanh nghiệp FDI với doanh nghiệp trong nước còn hạn chế như: không tìm được nhà cung cấp cạnh tranh (về giá cả, thời gian, khối lượng, v.v) có năng lực đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế; khó khăn trong xác định nhà cung cấp có năng lực do thiếu thông tin về các ngành công nghiệp phụ trợ trong nước; ngoài ra do tiến độ hình thành các cụm công nghiệp giúp thúc đẩy liên kết còn chậm. Việt Nam thiếu liên kết chính sách nhất quán để giúp gia tăng tỷ lệ nội địa hóa, kể cả khi chính sách thúc đẩy liên kết đã được ban hành thì quy trình xin ưu đãi và thủ tục phê duyệt cũng rất phức tạp, từ đó dẫn tới sự trì trệ của chương trình kết nối giữa các doanh nghiệp FDI Nhật Bản và các doanh nghiệp tại Việt Nam. 3. Một số vướng mắc và hạn chế trong thu hút FDI của Nhật Bản vào Việt Nam Mặc dù Nhật Bản được xem là một trong những quốc gia đầu tư FDI tổng vốn ĐỖ HOÀNG OANH TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN 103 lớn vào Việt Nam, tuy nhiên, Việt Nam vẫn chưa thật sự thu hút được thế mạnh của các doanh nghiệp FDI Nhật Bản. Cụ thể, Nhật Bản được biết đến như là một quốc gia có thế mạnh công nghiệp về công nghệ, đóng tàu, điện tử, sản xuất đồ gia dụng, sản xuất ô tô và kim loại màu, hóa dầu, thép và dây chuyền máy móc... Và hiện nay là cuộc cách mạng robot, công nghệ tự động và trí thông minh nhân tạo, nhưng FDI Nhật Bản vào Việt Nam chủ yếu lại là ngành thâm dụng lao động, may mặc, dệt may, tiêu dùng và bất động sản. Trong khi đó, xu hướng kinh tế các quốc gia ngày nay đang chuyển sang công nghệ thì Việt Nam sẽ mất dần lợi thế và dễ rơi vào tình trạng kinh tế trì trệ. Cụ thể: Thứ nhất, các doanh nghiệp Nhật Bản e ngại luật pháp Việt Nam có chính sách thiếu đồng bộ, thủ tục hành chính còn quan liêu, chi phí thuế cao, tồn tại tham nhũng, dẫn đến tình trạng năm 2015 - 2016, FDI Nhật Bản đã rút khỏi Việt Nam và đầu tư vào Singapore, Indonesia (Vneconomy, 2016). Cho thấy, FDI Nhật Bản đầu tư vào Việt Nam tuy có cao nhưng lại thiếu tính vững chắc và bền lâu. Thứ hai, các dự án FDI Nhật Bản đầu tư vào Việt Nam chủ yếu theo hình thức 100% vốn nước ngoài chiếm lên đến 83% tổng dự án đầu. Tuy nhiên, các dự án FDI 100% vốn nước ngoài thường có tác động lan tỏa rất chậm, ngoài đóng góp về thuế thì hầu như ít đem lại lợi ích gì khác cho Việt Nam. Trong khi đó, nếu các dự án FDI được đầu tư dưới hình thức liên doanh sẽ có sức lan tỏa mạnh mẽ, qua đó các doanh nghiệp liên doanh Việt Nam có thể tiếp cận và học hỏi được nhiều phương thức quản lý kinh doanh hiện đại, công nghệ khoa học mới... Thứ ba, công nghiệp phụ trợ Việt Nam chưa tương ứng với yêu cầu của các doanh nghiệp FDI Nhật Bản. Nếu như tại Trung Quốc có thể cung cấp gần 70% linh kiện, phụ tùng cho các doanh nghiệp FDI Nhật, Thái Lan 60% hay Ấn Độ cung cấp 55% thì công nghiệp phụ trợ Việt Nam chỉ cung cấp được khoảng hơn 30% cho các doanh nghiệp Nhật Bản đang hoạt động tại Việt Nam, dẫn đến sự gia tăng chi phí cho các doanh nghiệp FDI Nhật Bản, cũng như sự đánh mất cơ hội cho chính các doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình phát triển công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Nguyên nhân, do các doanh nghiệp trong nước khó đáp ứng được chất lượng sản phẩm như các doanh nghiệp FDI Nhật Bản yêu cầu, cũng như tiếp cận thông tin vẫn chưa thật sự hiệu quả. Các doanh nghiệp Việt Nam gặp nhiều khó khăn trong kết nối và giới thiệu chất lượng sản phẩm đến các doanh nghiệp Nhật Bản, thiếu nguồn nhân lực có tay nghề cao và biết tiếng Nhật để đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp Nhật Bản. Cũng như, kết cầu hạ tầng của Việt Nam còn yếu, thiếu đồng bộ, chưa tương xứng với tốc độ tăng trưởng kinh tế, kể cả ở hai thành phố lớn là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Nguồn cung cấp điện không ổn định, thường hay xảy ra tình trạng cắt điện không theo kế hoạch. Dịch vụ bưu chính - viễn thông và giao thông còn yếu, dẫn đến vận chuyển hàng hóa gặp nhiều khó khăn, cầu cảng và pháp lý Hải Quan phiền hà, hàng hóa nhập cảng - xuất cảng mất nhiều thời gian, điều kiện bảo quản chưa tốt, dễ dẫn đến một số hàng hóa bị hao hụt, bị hỏng trước khi kịp rời cảng. Vì vậy, nhằm cải thiện và giải quyết những vấn đề tồn đọng nêu trên, bài viết kiến nghị một số giải pháp nhằm cải thiện môi trường đầu tư thuận lợi, góp phần thu hút FDI Nhật Bản vào những lĩnh vực phát triển SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY No. 62 (02/2019) 104 trọng tâm theo chiến lược công nghiệp hóa - hiện đại hóa của Việt Nam đến năm 2020 4. Một số giải pháp thu hút FDI của Nhật Bản vào Việt Nam Theo tinh thần của Nghị quyết 103/NQ- CP ngày 29/8/2013 về Định hướng nâng cao hiệu quả thu hút, sử dụng và quản lý FDI trong thời gian tới, cũng như theo Kế hoạch hành động thực hiện chiến lược Công nghiệp hóa đến năm 2020 tầm nhìn 2030 trong khuôn khổ hợp tác với Nhật Bản, tập trung chủ yếu vào 6 ngành: điện tử, máy nông nghiệp, chế biến nông, thủy sản, đóng tàu, môi trường và tiết kiệm năng lượng, sản xuất ô tô và phụ tùng ô tô. Nghiên cứu kiến nghị một số giải pháp như sau: Một là, hoàn thiện môi trường đầu tư, trong đó hoàn thiện cả về mặt chính sách đầu tư và cơ sở hạ tầng nhằm đáp ứng yêu cầu thu hút vốn FDI trong giai đoạn mới. Cụ thể là cần hoàn thiện các chính sách đầu tư trực tiếp nước ngoài; tăng cường và đẩy mạnh thực tế hóa những thỏa thuận các Hiệp định thương mại trong thực tế; minh bạch hóa chính sách đầu tư; hoàn thiện hệ thống pháp luật về đầu tư nước ngoài, đẩy mạnh mô hình "một cửa, một dấu" theo đó Sở Kế Hoạch và Đầu Tư là cơ quan duy nhất giải quyết vấn đề cho các doanh nghiệp FDI nói chung và Nhật Bản nói riêng. Thêm vào đó, những thủ tục hải quan và cầu cảng, xuất nhập khẩu hàng hóa cũng cần minh bạch và gọn nhẹ, tránh tồn đọng hàng hóa tại các kho bãi do thủ tục phiền hà, gây thất thoát và hư tổn cho các doanh nghiệp FDI. Hai là, nâng cao chất lượng đào tạo và chú trọng vào đào tạo nguồn nhân lực, tiếp tục nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng và thay thế lao động nước ngoài cũng như bảo đảm giá nhân công thấp hơn so với các nước trong khu vực. Cụ thể, cần có các trung tâm, cao đẳng và thậm chí là đại học liên kết với các công ty Nhật Bản, vừa đào tạo tiếng Nhật vừa theo kịp nhu cầu và yêu cầu của các doanh nghiệp Nhật Bản. Ba là phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ, công nghiệp phụ trợ không chỉ đáp ứng nhu cầu nguyên vật liệu, phụ liệu và các yếu tố đầu vào cho doanh nghiệp Nhật Bản đang hoạt động tại Việt Nam, mà còn giải quyết được vấn đề việc làm cho công nhân Việt Nam, cũng như tiếp cận được công nghệ và kỹ thuật cho chính các doanh nghiệp Việt Nam. Do đó, Việt Nam cần có những chính sách, cụ thể như giảm bỏ các loại thuế đánh vào linh kiện nhập khẩu, quy hoạch quỹ đất cho các khu công nghiệp phụ trợ và các chính sách ưu đãi khác. Ngoài ra, Cục Đầu Tư Nước Ngoài nên phối hợp chặt chẽ với Bộ Công thương và các cơ quan, tổ chức liên quan để phát triển cơ sở dữ liệu toàn diện chất lượng cao về nhà cung cấp tiềm năng ở Việt Nam (bao gồm cả các doanh nghiệp nước ngoài và trong nước). Điều này sẽ giúp giảm chi phí tìm kiếm chung cho cả các doanh nghiệp Nhật Bản và cả doanh nghiệp Việt Nam. Bốn là, ban hành chính sách quy định rõ ngành, nghề, lĩnh vực nào thì cho phép đón nhận các dòng vốn 100% nước ngoài, lĩnh vực nào bắt buộc phải đầu tư theo hình thức liên doanh để bảo đảm một cách hài hòa lợi ích của nhà đầu tư nước ngoài và lợi ích của Việt Nam. Cuối cùng là tăng cường hơn nữa các hoạt động xúc tiến đầu tư với Nhật Bản dưới nhiều hình thức. Chú trọng xúc tiến đầu tư đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME), nhất là các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ và nông nghiệp, hiện nay các SME chiếm 99,7% tổng số doanh nghiệp tại Nhật, có công ĐỖ HOÀNG OANH TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN 105 nghệ kỹ thuật hiện đại và đang có xu hướng đầu tư ra nước ngoài. Cụ thể như thành lập các bộ phận hỗ trợ chuyên biệt cho các nhà đầu tư Nhật Bản và nhà đầu tư của một số tỉnh của Nhật Bản nói riêng, xây dựng trang web xúc tiến đầu tư bằng tiếng Nhật.v.v. Kết Luận Nguồn vốn FDI của Nhật Bản đã góp phần đáng kể vào sự tăng trưởng kinh tế Việt Nam, làm tăng năng suất lao động cũng như giải quyết vấn đề việc làm, hỗ trợ những kỹ thuật tiên tiến, công nghệ cao và khả năng quản lý. Thêm vào đó, FDI Nhật Bản còn tạo tác động lan tỏa đến các ngành công nghiệp phụ trợ, lĩnh vực xuất nhập khẩu, thương mại và dịch vụ... Nghiên cứu cũng đề cập về chất lượng thể chế và môi trường kinh tế theo đánh giá của các doanh nghiệp Nhật Bản, qua đó có thể thấy dòng vốn FDI của Nhật Bản đầu tư vào Việt Nam vẫn chưa tương xứng với tiềm năng của cả hai quốc gia. Từ đó, kiến nghị giải pháp nhằm cải thiện chất lượng thể chế, môi trường kinh tế vĩ mô của Việt Nam, phát triển nguồn nhân lực và xúc tiến hoạt động thương mại để có thể thu hút nhiều hơn nữa nguồn vốn FDI, cũng như duy trì và phát triển các doanh nghiệp FDI Nhật Bản hiện đang hoạt động tại Việt Nam tốt hơn. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Blomström, M., & Persson, H. (1983). Foreign investment and spillover efficiency in an underdeveloped economy: evidence from the Mexican manufacturing industry. World development, 11(6), 493-501. 2. Chunlai, C. (1997). Foreign direct investment and trade: an empirical investigation of the evidence from China (No. 1997-11). University of Adelaide, Chinese Economies Research Centre. 3. Katz, J. M. (1969). Production functions, foreign investment and growth; a study based on the Argentine manufacturing sector 1946-1961 (No. 04; HC175, K3.) 4. Sjöholm, F. (1999). Productivity growth in Indonesia: the role of regional characteristics and direct foreign investment. Economic Development and Cultural Change, 47(3), 559-584.. 5. Cơ quan Xúc tiến thương mại Nhật Bản JETRO. (2017). White Paper on International Trade Japan. Support Japan's Direct Investment in Vietnam 2016 - 2017. 6. Cục Đầu Tư Nước Ngoài FIA. (2018). Tình hình đầu tư của Nhật Bản tại Việt Nam. Bộ Kế Hoạch Và Đầu Tư. 7. Phan Văn Tâm. (2010). Một số yếu tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào Việt Nam. Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế, số 391, trang 58 - 64. 8. Phạm Mạnh Thắng (2017). Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của Nhật Bản vào TP Hồ Chí Minh trong 10 năm gần đây (2006 - 2016). Tạp chí Khoa Học, số 5, trang 183-188. 9. Tổng hợp số liệu FDI từ FIA. Tình hình đầu tư nước ngoài từ 2006 - 2018. Bộ Kế Hoạch Và Đầu Tư - Cục Đầu Tư Nước Ngoài. 10. VCCI. (2018, ngày 30 tháng 03). Nâng cao chất lượng chuyển giao công nghệ. Truy xuất từ: kinh-doanh/nang-cao-chat-luong-chuyen- giao-cong-nghe-cach-nao-138395.html Ngày nhận bài: 30/11/2018 Biên tập xong: 15/02/2019 Duyệt đăng: 20/02/2019

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfthuc_trang_va_mot_so_giai_phap_nang_cao_thu_hut_dau_tu_nuoc.pdf
Tài liệu liên quan