Một số giải pháp
Thực trạng của công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa ở tỉnh Thanh
Hóa hiện nay đang đặt ra những vấn đề cả về mặt lý luận cũng như thực tiễn cần phải có
phương án giải quyết tích cực, cụ thể là:
Thứ nhất, là nhận thức của các cấp, các ngành, toàn xã hội về vai trò, ý nghĩa của di
sản văn hóa đã được nâng cao nhưng chưa sâu sắc, toàn diện và chưa được cụ thể hóa bằng
biện pháp, kế hoạch, chương trình và hoạt động cụ thể.
Thứ hai, chưa cụ thể hóa trong việc xử lý một cách hài hòa mối quan hệ giữa
bảo tồn và phát triển, phát huy giá trị di sản trong quá trình đổi mới và hội nhập quốc tế.
Cá biệt, có nơi vẫn tồn tại xu thế thương mại hóa di tích, đặt các mục tiêu, dự án phát
triển kinh tế cao hơn mục tiêu bảo vệ di tích.
Thứ ba, công tác xã hội hóa hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị di sản còn
thiếu định hướng, thiếu chính sách, chế tài, cụ thể để khuyến khích, kêu gọi sự đóng góp
của các tổ chức, cá nhân. Các nguồn lực do dân đóng góp chưa được quy tụ dưới sự
quản lý của nhà nước một cách chặt chẽ nên không được định hướng để sử dụng một
cách có hiệu quả nhất.
Thứ tư, công tác tuyên truyền về di sản văn hóa chưa được chú trọng thông tin
về luật còn hạn chế. Hoạt động tổ chức giới thiệu tại các điểm có tiềm năng chưa được
khoa học, bài bản, chưa có sự kết hợp chặt chẽ giữa các ngành, các cấp trong tổ chức
khai thác cho phát triển du lịch và phát triển văn hóa.
Thứ năm, năng lực tham mưu của đội ngũ cán bộ làm công tác văn hóa cơ sở đã
có những chuyển biến rõ rệt. Tuy nhiên, vẫn tồn tại nhiều hạn chế như: Trình độ chuyên
môn nghiệp vụ chưa cao, khả năng vận động quần chúng tham gia và các hoạt động bảo
tồn di sản văn hóa chưa thực sự hiệu quả.
Thứ sáu, nhiều khu di sản vẫn có cư dân sinh sống, đa số có đời sống khó khăn,
thiếu đất canh tác nên ít nhiều tác động đến công tác bảo tồn và phát huy giá trị cho phát
triển du lịch.
Thứ bảy, nhiều dự án tu bổ di tích được thực hiện nhưng vẫn thiếu sự đồng bộ
cho di tích, từ tu bổ kiến trúc, nội thất, tới tôn tạo cảnh quan sân vườn, lắp đặt hệ thống
chiếu sáng, phòng chống cháy, trộm, cải tạo hệ thống đường đi lối lại trong và xung
quanh di tích, xây dựng các khu quản lý và dịch vụ Cơ sở hạ tầng các di tích còn yếu,
hệ thống giao thông đến di tích không phải đã hoàn toàn thuận lợi, thậm chí với nhiều di
tích còn rất khó khăn trong việc tiếp cận, nhất là các di tích ở miền núi.
Thực trạng đó, đã và đang đặt ra cho công tác bảo tồn và phát huy giá trị di tích
văn hóa Thanh Hóa đối với việc thực hiện các nội dung chiến lược của sự phát triển
kinh tế - xã hội của tỉnh còn gặp khó khăn trước mắt cũng như lâu dài.
9 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 655 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực trạng vấn đề bảo tồn, phát huy giá trị hệ thống di tích đền miếu đã được xếp hạng ở tỉnh Thanh Hóa trong giai đoạn hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
110
THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ BẢO TỒN, PHÁT HUY GIÁ TRỊ
HỆ THỐNG DI TÍCH ĐỀN MIẾU ĐÃ ĐƢỢC XẾP HẠNG
Ở TỈNH THANH HÓA TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
TS. Phạm Văn Tuấn1
Tóm tắt: Trong chặng đường gần 70 năm qua, từ sau Sắc lệnh 45 về “Bảo tồn
cổ tích trên toàn cõi Việt Nam” do Chủ tịch Hồ Chí Minh ban hành, và đặc biệt từ khi
có Pháp lệnh bảo tồn di tích (năm 1984) và Luật Di sản Văn hóa (năm 2001), hàng loạt
di tích nói chung, di tích đền thờ nói riêng trong tỉnh đã được lập hồ sơ khoa học để xếp
hạng ở cả ba cấp: cấp tỉnh, cấp quốc gia và cấp quốc gia đặc biệt. Chính nhờ có sự
hoạch định kế hoạch và chính sách một cách cụ thể như thế nên hàng loạt các di tích có
giá trị đã nhận được sự đầu tư đáng kể, tránh khỏi tình trạng xuống cấp và được khai
thác, phục vụ sự nghiệp giáo dục tinh thần yêu nước, tự hào dân tộc và truyền thống
cách mạng của Đảng và nhân dân ta. Thanh Hóa là địa phương có số lượng lớn các di
tích đền - miếu đã được xếp hạng, đây là nguồn lực rất quan trọng góp phần phát triển
kinh tế - xã hội trong giai đoạn hiện nay. Trong phạm vi bài viết này, ngoài nội dung
cần phải giải quyết là vấn đề thực trạng trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị về hệ
thống đền miếu đã được xếp hạng ở tỉnh Thanh Hóa trong giai đoạn hiện nay, chúng tôi
thấy cần thiết phải trao đổi để làm rõ thêm một số khái niệm về thiết chế thờ tự được
hình thành cùng với quá trình hình thành các cộng đồng người (làng xã) ở vùng đất này
trong lịch sử.
Từ khóa: bảo tồn, phát huy, di tích, đền miếu
1. Hệ thống thần linh và các khái niệm liên quan đến thiết chế thờ tự đền - miếu
Sách “Thanh Hóa chư thần lục” thuộc loại sách được “phụng biên” tức là biên
soạn theo lệnh vua, nằm trong hệ thống “Quan bản” của triều đình Huế, ghi chép về các
vị thần và các làng thờ cúng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa vào năm 1903 (thời vua Thành
Thái thứ 15) gồm 943 vị thần, trong đó có 770 dương thần (thần nam) và 173 âm thần
(thần nữ). Các vị thần này được thờ tự ở đình, đền, nghè, miếu, am hoặc phủ, cũng ít
được phân loại trong tập sách nêu trên. Theo cách phân loại của nhà nghiên cứu Lê Huy
Trâm (tác giả đã quá cố): Về nam thần (gồm có: thần Núi, thần Sông, thần Sấm, thần
Sao, thần Biển, thần Mây, Thiên sứ, Hoàng đế, Vương thần, Võ tướng, Đại thần, Nghệ
nhân, Nô bộc, người Trung Quốc); nữ thần (gồm có: Thiên tiên giáng trần, Thiên thần,
1
Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di sản Văn hóa Thanh Hóa
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
111
Hoàng hậu, Công chúa, dân dã, người Chiêm Thành và người Trung Quốc)2. Với cách
phân loại này giúp chúng ta có một cái nhìn sơ bộ về thiết chế thờ tự các vị thần nêu
trên. Tuy nhiên, ngoài việc ghi chép ở sách trên, thì trong thực tế một loạt vị thần được
triều đình phong kiến phong sắc, những vị thần thuộc loại “thần cây đa, ma cây gạo”
được tồn tại trong dân gian; cùng với hệ thống đình làng thờ Thành hoàng, chùa thờ
Phật... là những loại hình thờ tự đã làm cho hệ thống tôn giáo tín ngưỡng ở Thanh Hóa
thêm phần phong phú và đa dạng.
Từ thực tế khảo sát, điền dã thực địa, cho đến nay trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
đã từng tồn tại một thiết chế thờ tự vô cùng phong phú với những tên gọi khác nhau:
Đền, nghè, miếu có liên quan đến tục thờ Thành hoàng và các tín ngưỡng khác;
Am, điện có liên quan đến đạo đồng cốt; Tỉnh, quán có liên quan đến Đạo giáo; Phủ có
liên quan đến đạo đồng cốt. Cây hương (ban), lúc đầu là kiến trúc để thờ trời, nhưng
hiện nay là một tín ngưỡng đa chức năng. Lăng theo quy chế của lễ giáo phong kiến chỉ
được dùng đối với các bậc vua chúa. Lăng cũng được dùng để chỉ các ngôi mộ lớn của
các bậc quan lại, lăng mộ các vị hoạn quan, quận công. Cung là nơi di chỉ cư trú của
quý tộc, lúc sống là nhà ở, lúc chết là nơi thờ cúng. Từ là nhà thờ cúng, có nơi loại kiến
trúc này được gọi là đền, miếu, có loại đồng nghĩa với khái niệm Từ đường, Gia từ tức
là nhà thờ họ, có loại là sinh từ, thờ người lúc còn sống. Tháp có liên quan đến chùa,
hoặc tồn tại như một kiến trúc độc lập. Đình có liên quan đến tục thờ Thành hoàng;
Chùa (tự) có liên quan đến Phật giáo. Đống, chỉ, đàn là những nơi thờ cúng lộ thiên.
Đàn có thể được xây cất, chỉ có nơi thiết kế thêm một tấm bàn đá. Đống hình thành một
cách tự nhiên và những người đến cúng, lần lượt góp thêm một hòn đá hay một cục đất
đắp cao dần lên. Người công giáo thì xây nhà thờ để thờ Đức chúa Jesu. Ngày nay,
chính quyền nhân dân xây dựng đài liệt sĩ. Mỗi nhà đều có bàn thờ tổ tiên, v.v
Với sự tồn tại của các loại hình kiến trúc thờ cúng nêu trên trong tín ngưỡng của
người Việt chỉ có khái niệm Nghè là từ thuần Việt, còn lại đều là từ Hán Việt. Các khái
niệm tâm linh như hồn, vía, phách đều là khái niệm Hán Việt. Các đối tượng được thờ
như: thần, thánh, tiên, ma, quỷ, yêu tinh... cũng là khái niệm Hán Việt. Các nghi thức
như tế, lễ, cúng, giỗ, tụng, chạp... cũng đều là khái niệm Hán Việt.
Đền và miếu là khái niệm Hán Việt. Từ cũng được gọi là đền; Điện có lúc cũng
gọi là đền, thậm chí miếu cũng gọi là đền. Nhị Trưng miếu ở phường Đồng Nhân (Hà
2 Lê Huy Trâm, Nhìn lại cuốn sách Thanh Hóa chư thần lục trong Kỷ yếu Hội thảo khoa học Thanh Hóa
thời kỳ 1802 - 1930, Nxb Thanh Hóa, 2003, tr.347.
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
112
Nội) nhưng nhân dân vẫn gọi là đền Hai Bà Trưng. Miếu không những chuyển thành
đền mà còn có thể chuyển thành chùa, hoặc có liên quan đến tín ngưỡng của Đạo giáo3.
Vài nét tổng quan về sự tồn tại nơi thờ cúng và đối tượng thờ cúng nêu trên cho
thấy những nơi thờ cúng và đối tượng thờ cúng của người Việt nói chung và người Việt
ở đồng bằng sông Mã nói riêng rất đa dạng và phong phú. Tất cả những sự tồn tại đó đã
được các nhà nghiên cứu gọi là Hệ thống tôn giáo dân tộc: đạo thờ Tổ tiên. Như vậy,
đạo thờ cúng tổ tiên ở đây được hiểu theo nghĩa rộng, không chỉ thờ những người có
công sinh dưỡng đã khuất, nghĩa là những người có cùng huyết thống; mà thờ cả những
người có công với mảnh đất đã nuôi dưỡng con người, đã gắn bó từ thế hệ này qua thế
hệ khác với cộng đồng, cộng đồng làng xã, địa phương, đất nước, được cụ thể hóa dưới
các khái niệm: Đạo thờ trời đất; Đạo thờ các vị thần có công với nước, với địa phương;
Các vị thần có công khai phá, lập làng, có công với làng; Tổ sư các nghề; Đạo thờ tổ
tiên (theo huyết thống)4. Như vậy, đạo thờ cúng tổ tiên, theo nghĩa rộng cũng như nghĩa
hẹp, đều là sợi dây nối liền quá khứ - hiện tại - tương lai, tạo nên một truyền thống liên
tục của dân tộc. Điều này cũng đã được Thủ tướng Phạm Văn Đồng viết trong tác phẩm
“Văn hóa và đổi mới”: “Từ xa xưa, dân tộc Việt Nam ta không có tôn giáo theo nghĩa
thông thường của nhiều nước khác. Còn nói tôn giáo là thờ cúng, thì mọi người đều thờ
cúng ông bà, mọi họ đều thờ tổ tiên, làng thì thờ cúng thành hoàng và các bậc anh hùng
cứu nước, các tổ phụ ngành nghề, các danh nhân văn hóa, tôi thấy đây là một đặc trưng
đáng trọng của con người Việt Nam, ở chỗ nó là sự tưởng nhớ những người có công
trong việc tạo lập cuộc sống ngày nay của mọi gia đình và làng xóm”5. Tất cả sự thờ
cúng này được tồn tại dưới một thiết chế thờ tự gồm khoảng 30 loại hình kiến trúc mà
chúng tôi vừa mới nêu ở trên.
Điều đó cho thấy những nơi thờ cúng thần linh không chỉ tồn tại dưới dạng kiến
trúc đền miếu (có mái che) mà còn hiện diện ở cả những ban thờ lộ thiên. Như vậy, khái
niệm “đền thờ” là một từ Nôm, không khái quát và bao hàm được các đối tượng thờ
cúng cũng như nơi thờ cúng. Ở đây chúng tôi dùng khái niệm “Đền miếu” là chỉ đặc
điểm chung của việc thờ cúng, nơi thờ cúng thần linh nói chung, chúng tôi cũng không
đề cập đến 3 loại hình kiến trúc (3 phạm trù) thờ 3 đối tượng khác nhau đó là Đình thờ
thành hoàng, Chùa thờ Phật, Nhà thờ Thiên chúa giáo thờ Đức chúa Jêssu.
3
Diệp Đình Hoa (2000), Người Việt ở châu thổ sông Hồng, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, tr. 308-309.
4
Đặng Nghiêm Vạn (2002), Hệ thống tôn giáo dân tộc: Đạo thờ tổ tiên, trong công trình Làng ở vùng
châu thổ sông Hồng: Vấn đề còn bỏ ngỏ, TT Khoa học Xã hội và Nhân văn, Nxb Lao động Xã hội.
5
Phạm Văn Đồng (1995), Văn hóa và đổi mới, Tác phẩm và bình luật, Bộ Văn hóa Thông tin, Hà Nội,
tr.66.
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
113
2. Thực trạng vấn đề bảo tồn và phát huy giá trị hệ thống di tích đền miếu
đã đƣợc xếp hạng ở tỉnh Thanh Hóa hiện nay
Thực tế cho thấy, những định hướng đúng đắn cho mọi hoạt động đều phải được
hoạch định trên cơ sở đánh giá chính xác thực trạng tình hình ở từng lĩnh vực. Ở đây
chúng tôi chỉ trình bày khái quát một số mặt thực trạng về công tác bảo tồn và phát huy
giá trị di tích thuộc loại di tích đền - miếu ở tỉnh Thanh Hóa trong chặng đường hơn 70
năm qua, đặc biệt là từ khi có Luật Di sản Văn hóa năm 2001.
Có thể nói, ngay sau khi Cách mạng tháng Tám 1945 thành công, trong rất nhiều
công việc phải làm của một Nhà nước non trẻ, Hồ Chủ Tịch đã ra Sắc lệnh số 45 về
“Bảo tồn cổ tích trên toàn cõi Việt Nam”, cho đến nay đã có chặng đường hơn 70 năm.
Bám sát sự chỉ đạo của nhà nước Trung ương, trong lĩnh vực bảo tồn di sản văn hóa,
trong đó có các di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh đã được triển khai có hiệu quả
trên cơ sở các quy định của pháp luật, được thể hiện dưới các mặt hoạt động sau đây:
Thứ nhất, về công tác kiểm kê di tích: Năm 1995, lần đầu tiên ngành Văn hóa,
Thể thao và Du lịch triển khai thực hiện kiểm kê di tích trên địa bàn toàn tỉnh. Kết quả
kiểm kê được 1.535 di tích (bao gồm 4 loại hình: di tích lịch sử, di tích khảo cổ học, di
tích kiến trúc nghệ thuật, di tích danh lam thắng cảnh. Trong số 1.535 di tích này trừ
bốn loại di tích gồm đình, chùa, danh lam thắng cảnh, di tích khảo cổ học, còn lại các di
tích khác thuộc phạm trù di tích đền miếu gồm 183 đền thờ, 114 nghè. Đến năm 2015,
thực hiện chủ trương kiểm kê di tích của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, tỉnh Thanh
Hóa tiến hành kiểm kê di tích trên địa bàn toàn tỉnh lần thứ hai. Tổng số di tích lần này
kiểm kê sơ bộ chúng ta có khoảng hơn 3.000 di tích chưa xếp hạng (con số này chưa
chính thức được UBND tỉnh công bố, vì nội dung kiểm kê các di tích đang trong quá
trình biên soạn để hoàn chỉnh và cũng chưa được phân loại). Cuộc kiểm kê lần này ngoài
di tích khảo cổ học, di tích danh lam thắng cảnh các hang động trong núi đá vôi, loại hình
đình và chùa, còn lại chúng ta có đến hàng nghìn di tích thuộc phạm trù đền miếu.
Kết quả của hai lần kiểm kê di tích nêu trên đã góp phần quan trọng trong việc
nhận diện, xác định giá trị và lập danh mục để xây dựng kế hoạch xếp hạng và trùng tu
tôn tạo bảo vệ di tích.
Thứ hai, về công tác xếp hạng di tích: Năm 1962, lần đầu tiên Nhà nước Việt
Nam Dân chủ Cộng hòa thực hiện công tác xếp hạng (hoặc gọi là công nhận) di tích ở
cấp quốc gia. Thanh Hóa có 4 di tích được xếp hạng ở giai đoạn này đó là Khu di tích
lịch sử Lam Kinh, Thành Nhà Hồ, Khu di tích thắng cảnh Sầm Sơn và Khu di tích khảo
cổ học Đông Sơn. Trong số 4 di tích được xếp hạng lần này có 4 di tích thuộc loại hình
đền miếu đó là Điện miếu Lam Kinh (Khu di tích lịch sử Lam Kinh), đền thờ thần Độc
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
114
Cước, đền thờ Cô Tiên, đền thờ Tô Hiến Thành (Khu di tích thắng cảnh Sầm Sơn). Đến
năm 1975, là đợt xếp hạng lần thứ hai, thời gian này chỉ xếp hạng được 01 di tích duy
nhất là Nhà máy điện Hàm Rồng. Từ năm 1989 đến năm 2000, công tác xếp hạng di
tích ở giai đoạn này được triển khai mạnh mẽ trên cả hai cấp: cấp tỉnh và cấp quốc gia.
Di tích đền miếu được xếp hạng cấp tỉnh và cấp quốc gia cũng chiếm một số lượng đáng
kể. Ở giai đoạn này, nguồn kinh phí để thực hiện lập hồ sơ khoa học chủ yếu do địa
phương chịu trách nhiệm.
Tháng 6 năm 2001, Luật Di sản Văn hóa đã được Quốc hội nước Cộng hòa Xã
hội Chủ nghĩa Việt Nam thông qua là cơ sở pháp lý cao nhất, là công cụ quan trọng để
điều chỉnh hành vi của toàn xã hội nói chung, cũng như điều hòa mối quan hệ tương tác
giữa các nhân tố quyết định trong công tác quản lý di sản văn hóa nói riêng; trong đó có
vấn đề phân cấp quản lý và xác định rõ trách nhiệm của các cấp chính quyền, các bộ
ngành ở Trung ương, các tỉnh thành ở các địa phương trong lĩnh vực bảo vệ và phát huy
giá trị di sản văn hóa. Công tác xếp hạng di tích cấp tỉnh và cấp quốc gia trên địa bàn
tỉnh được đẩy mạnh. Sau khi có Thông tư số 09/2011/TT-BVHTTDL của Bộ Văn hóa,
Thể thao và Du lịch quy định về trình tự, thủ tục lập hồ sơ khoa học xếp hạng di tích thì
việc xếp hạng di tích ở cả ba cấp: cấp tỉnh, cấp quốc gia và cấp quốc gia đặc biệt được
quy định chặt chẽ hơn về thủ tục pháp lý cũng như về chất lượng hồ sơ khoa học. Tính
đến ngày 30/12/2016, Thanh Hóa đã xếp hạng được 141 di tích cấp quốc gia, 675 di tích
cấp tỉnh, trong đó có 273 di tích thuộc loại hình đền miếu; đặc biệt trong đó có 01 di sản
văn hóa thế giới là Thành Nhà Hồ; 03 di tích được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt là
Khu di tích lịch sử Lam Kinh; Khu di tích Bà Triệu (gồm 01 đình, 02 đền, 01 miếu, 01
mộ, 01 lăng mộ) và Hang Con Moong.
Nhìn chung, trong chặng đường gần 60 năm qua, đặc biệt từ khi có Pháp lệnh
bảo tồn di tích năm 1984 và Luật Di sản Văn hóa (2001), hàng loạt di tích ở trong tình
trạng xuống cấp hết sức nghiêm trọng đã được lập hồ sơ khoa học để xếp hạng ở cả ba
cấp: cấp tỉnh, cấp quốc gia và cấp quốc gia đặc biệt. Chính nhờ có một sự hoạch định kế
hoạch và chính sách một cách cụ thể như thế nên hàng loạt các di tích có giá trị đã nhận
được sự đầu tư đáng kể, đã tránh khỏi tình trạng xuống cấp và được khai thác, phục vụ
sự nghiệp giáo dục tinh thần yêu nước, tự hào dân tộc và truyền thống cách mạng của
Đảng và nhân dân ta.
Thứ ba, công tác tu bổ, tôn tạo di tích: Chỉ thực sự được triển khai đồng bộ có
hiệu quả trong khoảng gần 10 năm trở lại đây: Năm 2011, có 55 di tích được trùng tu
tôn tạo (trong đó có 17 di tích được Nhà nước hỗ trợ kinh phí, còn lại 38 di tích tu bổ
bằng nguồn kinh phí xã hội hóa hoàn toàn. Kinh phí trùng tu tôn tạo là 77,371 tỉ (trong
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
115
đó kinh phí nhà nước cấp cho 17 di tích là 7 tỉ đồng; kinh phí từ nguồn xã hội hóa là
70,371 tỉ đồng). Năm 2012, có 62 di tích được tu bổ, tôn tạo, trong đó có 25 di tích
được Nhà nước hỗ trợ kinh phí là 9,4 tỉ đồng, còn lại 37 di tích bằng nguồn kinh phí xã
hội hóa là 136,556 tỉ đồng. Năm 2013, có 52 di tích được trùng tu tôn tạo, trong đó có
18 di tích được nhà nước hỗ trợ kinh phí là 9,4 tỉ đồng, còn lại là 116,393 tỉ đồng cho 34
di tích bằng nguồn kinh phí xã hội hóa. Năm 2014, có 53 di tích được tu bổ, tôn tạo,
trong đó có 24 di tích được Nhà nước hỗ trợ kinh phí là 10 tỉ đồng, còn lại 98,501 tỉ
đồng từ nguồn kinh phí xã hội hóa đầu tư cho 29 di tích. Năm 2015, có 49 di tích được
trùng tu, tôn tạo, trong đó có 35 di tích được Nhà nước hỗ trợ kinh phí là 10 tỉ đồng, còn
lại 128,414 tỉ đồng từ nguồn kinh phí xã hội hóa đầu tư cho 14 di tích. Năm 2016,
nguồn kinh phí Nhà nước cấp cho tu bổ tôn tạo 33 di tích là 38,465 tỉ đồng. Như vậy,
trong 6 năm trở lại đây, có 383 di tích được tu bổ tôn tạo với 650,035 tỉ đồng từ nguồn
kinh phí xã hội hóa, trong đó nguồn kinh phí Nhà nước cấp là 75,8 tỉ đồng. Trong số
383 di tích được đầu tư tu bổ thì có 120 di tích thuộc loại đền miếu6.
Bên cạnh chương trình mục tiêu địa phương thì phải thừa nhận thời gian qua,
nhờ có chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa - thông tin của Chính phủ, trong đó
có mục tiêu tu bổ và tôn tạo di tích mà hàng loạt di tích có giá trị đặc biệt cấp Quốc gia,
di tích trong danh mục di sản thế giới đã nhận được sự đầu tư đáng kể, đã thoát khỏi tình
trạng xuống cấp và được khai thác, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Thứ tư, vấn đề ngân sách: Đây là vấn đề quan trọng nhất. Hiện tại số lượng di
tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh của tỉnh Thanh Hóa là rất lớn; đã xếp hạng
được 675 di tích cấp tỉnh, 145 di tích cấp quốc gia, 03 di tích quốc gia đặc biệt, 01 di
sản thế giới; đã có gần 400 di tích được tu bổ, tôn tạo nhưng ở mức độ chống xuống cấp
- tức là chống sự sụp đổ một vài hạng mục trong di tích, còn khuôn viên, đồ thờ về cơ
bản vẫn chưa được tu bổ, tôn tạo do đó phần lớn di tích được tu bổ nhưng chưa thực sự
trở thành những sản phẩm văn hóa để thu hút du khách đến thăm quan du lịch, trên cơ
sở đó tạo nguồn thu cho ngân sách. Một số di tích có nguồn thu lớn phần lớn tập trung ở
các di tích tín ngưỡng thờ Mẫu như đền Sòng Sơn, đền Hàn Sơn, Phủ Na, đền Cửa Đạt.
Đây là thực trạng của vấn đề bảo tồn, phát huy giá trị hệ thống di tích danh thắng nói
chung, loại di tích đền miếu đã được xếp hạng ở tỉnh Thanh Hóa trong mấy chục năm
trở lại đây. Tuy nhiên, các di tích đã được tu bổ đều đảm bảo các nguyên tắc khoa học
về bảo tồn của quốc gia và thỏa mãn các điều của Luật Di sản Văn hóa, Hiến chương,
Công ước Quốc tế. Cũng chính qua thực tiễn của công cuộc bảo tồn tôn tạo di tích trong
những năm vừa qua mà chúng ta đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm quý báu và phong
6
Tư liệu của Trung tâm Bảo tồn Di sản Văn hóa Thanh Hóa.
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
116
phú, đặc biệt là đã nắm vững cả hai mặt cốt yếu của phương pháp trùng tu khoa học: Đó
là phương pháp luận khoa học và kỹ năng thực hiện, vì vậy các hoạt động trùng tu đã
đem lại những hiệu quả tích cực về mặt kinh tế và xã hội góp phần quan trọng việc thu
hút du khách đến Thanh Hóa, tăng cường nguồn doanh thu du lịch về dịch vụ, tạo ra sự
quan tâm đặc biệt của các tầng lớp xã hội đối với di tích.
3. Một số giải pháp
Thực trạng của công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa ở tỉnh Thanh
Hóa hiện nay đang đặt ra những vấn đề cả về mặt lý luận cũng như thực tiễn cần phải có
phương án giải quyết tích cực, cụ thể là:
Thứ nhất, là nhận thức của các cấp, các ngành, toàn xã hội về vai trò, ý nghĩa của di
sản văn hóa đã được nâng cao nhưng chưa sâu sắc, toàn diện và chưa được cụ thể hóa bằng
biện pháp, kế hoạch, chương trình và hoạt động cụ thể.
Thứ hai, chưa cụ thể hóa trong việc xử lý một cách hài hòa mối quan hệ giữa
bảo tồn và phát triển, phát huy giá trị di sản trong quá trình đổi mới và hội nhập quốc tế.
Cá biệt, có nơi vẫn tồn tại xu thế thương mại hóa di tích, đặt các mục tiêu, dự án phát
triển kinh tế cao hơn mục tiêu bảo vệ di tích.
Thứ ba, công tác xã hội hóa hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị di sản còn
thiếu định hướng, thiếu chính sách, chế tài, cụ thể để khuyến khích, kêu gọi sự đóng góp
của các tổ chức, cá nhân. Các nguồn lực do dân đóng góp chưa được quy tụ dưới sự
quản lý của nhà nước một cách chặt chẽ nên không được định hướng để sử dụng một
cách có hiệu quả nhất.
Thứ tư, công tác tuyên truyền về di sản văn hóa chưa được chú trọng thông tin
về luật còn hạn chế. Hoạt động tổ chức giới thiệu tại các điểm có tiềm năng chưa được
khoa học, bài bản, chưa có sự kết hợp chặt chẽ giữa các ngành, các cấp trong tổ chức
khai thác cho phát triển du lịch và phát triển văn hóa.
Thứ năm, năng lực tham mưu của đội ngũ cán bộ làm công tác văn hóa cơ sở đã
có những chuyển biến rõ rệt. Tuy nhiên, vẫn tồn tại nhiều hạn chế như: Trình độ chuyên
môn nghiệp vụ chưa cao, khả năng vận động quần chúng tham gia và các hoạt động bảo
tồn di sản văn hóa chưa thực sự hiệu quả.
Thứ sáu, nhiều khu di sản vẫn có cư dân sinh sống, đa số có đời sống khó khăn,
thiếu đất canh tác nên ít nhiều tác động đến công tác bảo tồn và phát huy giá trị cho phát
triển du lịch.
Thứ bảy, nhiều dự án tu bổ di tích được thực hiện nhưng vẫn thiếu sự đồng bộ
cho di tích, từ tu bổ kiến trúc, nội thất, tới tôn tạo cảnh quan sân vườn, lắp đặt hệ thống
chiếu sáng, phòng chống cháy, trộm, cải tạo hệ thống đường đi lối lại trong và xung
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
117
quanh di tích, xây dựng các khu quản lý và dịch vụ Cơ sở hạ tầng các di tích còn yếu,
hệ thống giao thông đến di tích không phải đã hoàn toàn thuận lợi, thậm chí với nhiều di
tích còn rất khó khăn trong việc tiếp cận, nhất là các di tích ở miền núi.
Thực trạng đó, đã và đang đặt ra cho công tác bảo tồn và phát huy giá trị di tích
văn hóa Thanh Hóa đối với việc thực hiện các nội dung chiến lược của sự phát triển
kinh tế - xã hội của tỉnh còn gặp khó khăn trước mắt cũng như lâu dài.
Tài liệu tham khảo
[1]. Phạm Văn Đồng (1995), Văn hóa và đổi mới, Tác phẩm và bình luật, Bộ
Văn hóa Thông tin, Hà Nội.
[2]. Diệp Đình Hoa (2000), Người Việt ở châu thổ sông Hồng, Nxb Khoa học
Xã hội, Hà Nội.
[3]. Lê Huy Trâm (2003), Nhìn lại cuốn sách Thanh Hóa chư thần lục trong Kỷ
yếu Hội thảo khoa học Thanh Hóa thời kỳ 1802 - 1930, Nxb Thanh Hóa.
[4]. Đặng Nghiêm Vạn (2002), Hệ thống tôn giáo dân tộc: Đạo thờ tổ tiên, trong
công trình làng ở vùng châu thổ sông Hồng: Vấn đề còn bỏ ngỏ, TT Khoa học Xã hội
và Nhân văn, Nxb Lao động Xã hội.
[5]. Hệ thống hồ sơ khoa học di tích; 13 tập sách Di tích Danh thắng Thanh Hóa
và 02 tập sách Lễ hội xứ Thanh do Ban Quản lý Di tích và Danh thắng Thanh Hóa (nay
là Trung tâm Bảo tồn Di sản Văn hóa) biên soạn, phát hành.
PRESERVING AND PROMOTING THE VALUES OF THE
SYSTEM OF RANKED TEMPLES IN THANH HOA NOWADAYS
Pham Van Tuan, Ph.D
Abstract: For nearly 70 years and since the Decree 45 on “the relic
preservation in Vietnam” issued by President Ho Chi Minh as well as Ordinance on the
Preservation of Monuments (1984) and the Law Cultural Heritage (2001), many relics
in general and temples in particular have been prepared to be ranked in the three
levels: provincial level, national level and special national level. Thanks to these
plannings and policies, many relics have received considerable investment on reducing
the degradation and educating the patriotic spirit of the Vietnamese. Thanh Hoa has a
lagre number of ranked temples which have contributed to the socio-economic
development nowadays. The paper presents the current situation of preserving and
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
118
promoting the values of ranked temples in Thanh Hoa nowadays and analyzes some
concepts of worship institutions that have been formed together with the formation of
human communities (villages) in this region.
Key words: preserve, promote, relic, temple
(Người phản biện: PGS.TS Trần Văn Thức; ngày nhận bài: 16/10/2017; ngày gửi phản biện
20/10/2017; ngày duyệt đăng 30/12/2017)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- thuc_trang_van_de_bao_ton_phat_huy_gia_tri_he_thong_di_tich.pdf