Thực trạng về phẩm chất đạo đức của sinh viên, thanh niênChương 1
PHẦN MỞ ĐẦU
Đất nước đang trong thời kỳ đổi mới xây dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN, xây dựng một xã hội phồn vinh và hạnh phúc “ Dân giầu nước mạnh xã hội công bằng văn minh”. Để thực hiện mục tiêu đó vấn đề đặt ra là phải đổi mới ,phát triển kinh tế gắn liền vơí đổi mới chính trị trong đó công tác giáo dục và đào tạo đóng vai trò quan trọng.
Mấy năm gần đây Đảng và Nhà nước đã rất quan tâm đến vấn đề này đặc biệt là việc đào tạo học sinh, sinh viên ở các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp nơi hội tụ của các nhân tài tương lai của đất nước. Chính vì vậy mà hệ thống các trường đại học, cao đẳng ,trung học chuyên nghiệp không ngừng được cải hoàn thiện ,kéo theo cuộc sống của sinh viên cũng có những biến động rõ rệt. Hàng năm có hàng nghìn sinh viên ra trường đã góp sức lực , tri thức ,trí tuệ của mình vào công cuộc đổi mới đất nước .Nhưng bên cạnh đó vẫn tồn tại mặt trái , những hiện tượng tiêu cực trong cuộc sống sinh viên vẫn còn tồn tại và có xu hướng tăng nhanh. Cụ thể là chất lượng học tập của sinh viên có biểu hiện xuống cấp trong sinh hoạt ( Lối sống , hành động và suy nghĩ ) không lành mạnh, sống thiếu niềm tin vào tương lai vào lý tưởng Đảng cộng sản và chế độ CNXH.
21 trang |
Chia sẻ: thanhnguyen | Lượt xem: 4215 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thực trạng về phẩm chất đạo đức của sinh viên, thanh niên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 1
Phần mở đầu
Đất nước đang trong thời kỳ đổi mới xây dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN, xây dựng một xã hội phồn vinh và hạnh phúc “ Dân giầu nước mạnh xã hội công bằng văn minh”. Để thực hiện mục tiêu đó vấn đề đặt ra là phải đổi mới ,phát triển kinh tế gắn liền vơí đổi mới chính trị trong đó công tác giáo dục và đào tạo đóng vai trò quan trọng.
Mấy năm gần đây Đảng và Nhà nước đã rất quan tâm đến vấn đề này đặc biệt là việc đào tạo học sinh, sinh viên ở các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp nơi hội tụ của các nhân tài tương lai của đất nước. Chính vì vậy mà hệ thống các trường đại học, cao đẳng ,trung học chuyên nghiệp không ngừng được cải hoàn thiện ,kéo theo cuộc sống của sinh viên cũng có những biến động rõ rệt. Hàng năm có hàng nghìn sinh viên ra trường đã góp sức lực , tri thức ,trí tuệ của mình vào công cuộc đổi mới đất nước .Nhưng bên cạnh đó vẫn tồn tại mặt trái , những hiện tượng tiêu cực trong cuộc sống sinh viên vẫn còn tồn tại và có xu hướng tăng nhanh. Cụ thể là chất lượng học tập của sinh viên có biểu hiện xuống cấp trong sinh hoạt ( Lối sống , hành động và suy nghĩ…) không lành mạnh, sống thiếu niềm tin vào tương lai vào lý tưởng Đảng cộng sản và chế độ CNXH.
Hiện tượng này đã và đang trở thành vấn đề quan tâm hàng đấu của ngành giáo dục. Vấn đề đặt ra là phải tìm được nguyên nhân và những giải pháp thích hợp để ngăn chặn ,giải quyết kịp thời những hiện tượng tiêu cực đó .
Như chúng ta đã biết hiện tượng tiêu cực trong sinh viên cũng như bao vấn để xã hội khác … Vì vậy đứng trước góc độ triết học theo em nghĩ để giải quyết vấn đề này một cách tối ưu nhất , hiệu quả nhất chúng ta cần vận dụng quan điểm cơ bản của Mac-Lênin để chỉ ra nguồn gốc , nguyên nhân làm phát sinh hiện tượng tiêu cực .
Chương 2
Phần nội dung
Trước khi đi vào vấn đề tìm nguyên nhân làm nẩy sinh tiêu cực trong sinh viên ta cần nắm vững quan điểm cơ bản để giáo dục đạo đức cách màng trong triết học Mac-Lênin.
I- quan điểm cơ bản để giáo dục đạo đức :
Mac –Ănghen- Lênin trong quá trình xây dựng và phát triển bộ phận chủ yếu của chủ nghĩa Mac-Lênin,còn đặt nền móng và xây đựng học thuyết về đạo đức và giáo dục đạo đức .Khác với quan điểm trước đó ,chủ nghĩa Mac-Lênin khẳng định nguồn gốc sâu xa của đạo đức chính là đời sống lao động và mỗi bản thân con người .Đạo đức không bắt nguồn từ phật hay từ thượng đế nào ,đạo đức không ngoài giai cấp . Nói như vậy không có nghĩa là quan điểm Mac- Lênin khẳng định hiện tượng đạo đức chỉ căn cứ vào sự tác động của nguyên nhân kinh tế , nó chỉ khằng định nền kinh tế xã hội, xét đến cùng quyết đặc trưng cơ bản của đạo đức và nội dung chủ yếu của nó.
Lịch sử loài người đã trải qua nhiều thời kỳ khác nhau , chủ nghĩa Mac-Lênin bác bỏ quan điểm đạo đức là bất biến ,coi như mọi nguyên lý vĩnh cửu ở ngoài không gian và thời gian mà chủ nghĩa Mac-Lênin khẳng định đạo đức là mọi hình thái ý thức xã hội phản ánh tồn tại xã hôị . Tồn tại xã hội thay đổi thì ý thức xã hội thay đổi theo , ý thức đạo đức phản ảnh tồn tại xã hội .
Trong xã hội có giai cấp nó phản ánh nhu cầu đạo đức của xã hội.Mỗi xã hội có một nhu cầu đạo đức riêng .Thực chất của mối quan hệ đạo đức là mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội ,sản xuất phát triển làm cho tồn tại xã hội phát triển dẫn tới mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội cũng thay đổi theo tức là nhu cầu đạo đức thay đổi .Cho nên đạo đức có một quá trình lịch sử gắn liền với lịch sử sản xuất vật chất .
Quan niệm những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mac-Lênin về đạo đức ,Đảng ta đã chỉ ra yêu cầu chất lượng với những con người mới ,các trường đại học và trung học chuyên nghiệp phải mang tính toàn diện được thể hiện qua nội dung phẩm chất sau:
1.Giáo dục tư tưởng:
Là lỳ tưởng của giai cấp công nhân trong đó giáo dục thế giới quan , nhân sinh quan là yếu tố quan trong .
2.Giáo dục chính trị:
Là bồi dưỡng lối chính sách của cách mạng Việt Nam . Chính sách của nhà Nước là sự vận dụng sáng tạo chủ nghía Mác-Lênin vào hoàn cảnh Việt Nam .
3.Giáo dục đạo đức :
Là giáo dục đạo đức của giai cấp công nhân ,đạo đức dân tộc Việt Nam là yêu nước ,yêu XHCN tinh thần quốc tế vô sản , giáo dục lòng nhân ái ,giáo dục tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam .
4.Giáo dục thái độ lao động mới :
Là nhằm xây dựng trí hướng độc lập sáng tạo ,thái độ sẵn sàng với lao động .Cần tu dưỡng tư duy khoa học , thực hiện khoa học đó chính là nhiêm vụ chính trị của sinh viên trong thời gian ở trường .
Như vậy đạo đức cách mạng của mỗi con người trong xã hội XHCN,chúng ta phải hiểu là phẩm chất chính trị tốt đẹp nhất bao gồm cả thái độ hành động của con người đối với Tổ quốc với nhân dân , đối với sự nghiệp cách mạng hiện đại chứ không phải thu hẹp trong mối quan hệ giữa cá nhân với cá nhân ,chứ không phải phụ thuộc về lễ độ ,trật tự kỷ luật ,lối sống văn minh.
Nghiên cứu những quan điểm chủ nghĩa Mác –Lênin về đạo đức ,chúng ta khẳng định đạo đức mang tính giai cấp đạo đức ra đời từ tồn tại xã hội –Chính vì vậy việc giáo dục đạo đức cho sinh viên ,học sinh là một việc làm cần thiết và là một nguyện vọng thiết tha của xã hội và của gia đình.
II. thực trạng phẩm chất đạo đức của thanh niên, sinh viên và những nguyên nhân của nó .
1.Thực trạng :
a. Về mặt tích cực:
Ngày nay dưới tác động của nền kinh tế sản xuất và vận hành theo cơ chế thin trường và các quan hệ xã hội mới cũng nhưq các trào lưu tư tưởng và sự biến động trên thế giới ,tình hình thanh niên ,sinh viên có những biến động mạnh mẽ . Thanh niên ,sinh viên ngày nay không còn là lớp người thu động và dễ điều khiển dạy bảo như trước đây . Thanh niên , sinh viên họ tự ý thức mình trong mối quan hệ xã hội và những người xung quanh cùng thế hệ .Họ không can chịu với hoàn cảnh hiện tại , họ rất thực tế và nhanh nhậy hơn nhiều so với lớp người bằng tuổi họ trong những thập niên trước .
Chúng ta có thể khẳng định một điều rằng thanh niên ,sinh viên hiện nay rất năng động nhậy bén với cuộc sống và công việc ,bên cạnh đó họ vẫn tiếp thu được những phẩm chất truyền thống tốt đẹp – Chăm chỉ kiên trì và nỗ lực .
Kết quả khảo sát của Uỷ ban thanh niên Việt Nam cho thấy nhìn chung thanh niên đã thấy được tầm quan trọng và ảnh hưởng to lớn của con đường đổi mới (83,6%). Trong đó thanh niên sinh viên chiếm (85,6%) khẳng định như vậy. Đây là một trong những vấn đề thanh niên quan tâm nhất vì sự nghiệp đổi mới có tác động đến tương lai phát triển của đất nước của dân tộc và của thanh niên . Hầu hết thanh niên đều khẳng định đường lối kinh tế và mở rộng giao lưu quốc tế “Làm bạn với tất cả các nước “ Là hoàn toàn đúng và cần thiết phù hợp với điều kiện hoàn cảnh kinh tế và xu thế của thời đại ngày nay . Thanh niên , sinh viên cũng rất quan tâm đến vấn đề dân chủ ,công bằng xã hội và biến động chính trị trên thế giới . Họ lạc quan tin tưởng hơn vào cuộc sống ,tích cực hơn trong việc học tập tiếng nước ngoài và những ngành nghề hiện đại như tin học ,điện tử , quản lý doanh nghiệp . Nhưng một trong những nhu cầu hiên nay của sinh viên là mức sống đước đảm bảo để yên tâm học tập. Hiện nay mức sống của họ dựa vào gia đình là chủ yếu , một số được sự chợ cấp của nhà nước và một số dụa vào bản thân họ .Một số sinh viên ngoài giờ học tập đã cố gắng tìm một số việc như gia sư ,tiếp thị để tăng thêm thu nhập.Điều đó chứng tỏ rằng thanh niên ngày nay đã nhận thức đúng đắn “Lao động là vinh quang “ Họ đã có sự tự lập ,trưởng thành ,vừa chứng tỏ bản lĩnh giỏi giang linh hoạt của thanh niên, sinh viên ta.Trong hoàn cảnh mới việc học tập của sinh viên gặp không ít khó khăn có thanh niên,sinh viên phải bỏ học vì gia đình không có đủ tiền đóng học phí mua sách vở và các tài liệu khác đặc biệt là các gia đình nông thôn ,cán bộ công nhân chức thấp .
Sinh viên hiên nay rất ham học, ham hiểu biết vì thế họ đã đạt được những thành công lớn trong mọi lĩnh vực trong nước và quốc tế.
Thêm vào đó ,hiện nay cứ mỗi dịp hè đến , phong trào “Tuổi trể làm xanh những mùa hè “ Lại bùng dậy , tràn đến những vùng nông thôn ,xa xôi hẻo lánh đem lại ánh sáng văn minh cho những đứa trẻ nghèo đói và cho cả lớp thanh niên nông thôn. Điều đó phản ánh sự kế tiếp truyền thống “Lá lành đùm lá rách “của thanh niên và sinh viên ngày nay.
b.Về mặt tiêu cực :
Trong thập kỷ này ,đặc biệt là những năm gần đây chất lượng đạo đức của sinh viên xuống cấp nghiêm trọng ,một số khá đông thanh niên ,sinh viên chưa vững lập trường của thế giới quan duy vật biện chứng để nhân thức và hành động . Họ rơi vào quan điểm định mệnh mê tín dị đoan,sư trông chờ ở sô phận may rủi,sự tin tưởng theo tướng số,bói toán,cúng lễ.Họ đã không khẳng định được những vấn đề có tính quy luật,họ nhầm giữa tự do và tất yếu,giữa ngẫu nhiên và tất nhiên.Chính vi vậy mà chất lượng học tập và lối sống thiếu suy nghĩ , hành động không lành mạnh đang bị xuống cấp nghiêm trọng .
*Về học tập :
Với chức năng lãnh hội trí thức , ở trường đại học hoạt động học tập là đang hoạt động chủ yếu nhất của sinh viên . Phần lớn xác định động cơ thi vào trường một cách đúng đắn .
(Nghề hợp với hứng thú cá nhân :67%,nghề hợp với khả năng là 27%số người được đi học )thì theo logic của nó ,tất yếu sẽ dẫn đến sự nhận thức đúng đắn về học tập ,có tích cực học tập . Song thực tế lại không như vậy sinh viên tự đánh giá thái độ học tập của mình như sau:
Tích cực học tập :15,2%.
Bình thường : 74,8%.
Không tích cực :10%.
Từ chỗ tinh thần học tập như trên đa số sinh viên có tâm lý chán nản ,chây lười học tập ,ý thức học tập trên lớp cũng giảm sút.
Đi học đều :45%.
Đi học đúng giờ :40%.
Còn lại đi học muộn về sớm :25%.
Số sinh viên nghỉ học không lý do:35%.
Và 60% ghi chép bài đầy đủ ,25%không ghi chép bài đầy đủ ,không chấp hành nội quy lớp học ,chỉ học tiết thứ nhất ,tiết thứ hai chỉ còn lại 30% sinh viên tiếp tục nghe giảng.
Với điều kiền hiện nay , cơ sở vật chất của trường học thiếu thốn trang thiết bị kỹ thuật ,sách giáo khoa ,tài liệu không đáp ứng nhu cầu dạy và học ,mà ý thức học tập của thanh niên ,sinh viên như vậy là điều đáng lo ngại ,chắc rằng chất lượng sẽ không đảm bảo ,có ảnh hưởng sấu tới tương lai của họ .
Về động lực cách thức học tập tìm hiểu về vấn đề này ,nhiều ý kiến cho biết số thanh niên, sinh viên có ý thức học tập ,có động lực ,co định mức đúng đắn và có chất lượng chiếm rất ít (khoảng 20%). Còn số còn lại thì Sao ? Mỗi bộ phận hoàn toàn không học và chiếm một phần lớn nằm trong thang học đối phó tuy là vẫn tham gia học tập tích cực ,song khi vào thực tế thì không hiểu vấn đề …
Trong thi cử ,một điều đáng buồn do thanh niên sinh viên hiện nay đó là phần lớn thanh niên,sinh viên bước vào thi đều mang tư tưởng dùng tài liệu để sao chép , quay cóp , trao đổi …Kèm theo đó là những kiểu cách sử dụng tài liệu “tinh vi” ,cán bộ coi thi rất khó giám sát .Hiện tượng lừa dối thầy cô trong thi cử cũng không ít . Những biểu hiện tiêu cực như vậy của thanh niên ,sinh viên tất yếu dẫn đến kết quả của học tập không hoàn toàn phản ánh đúng thực chất học tập của họ chính điều này đã che dấu đi hiện tượng tiêu cực của sinh viên trong học tập .
Nó hình thành trong tư tưởng sinh viên sự ỷ lại trông chờ ,kèm theo đó những hoạt động thiếu nhân cách đạo đức .
*Lối sống ,suy nghĩ và hoạt động không lành mạnh thiếu niềm tin:
Thanh nỉên sinh viên hiên nay ,khác với những mẫu người trước đó, ngày nay họ cũng xác định hơn thế hệ cha ông về các mặt : KHKT,có lối sống thực tế hơn ,biết tính toán và văn minh hiện đại hơn,có ý chí văn minh trong học tập ,nghiên cứu khoa học ,trong kinh doanh ,sản xuất ,văn hoá nghệ thuật …
Sống thực tế hơn , biết tính toán hợp lý hơn .
Hiểu biết KHKT hơn .
Biết sống văn minh hiện đại hơn .
Những phẩm chất được thanh niên sinh viên yêu thích có những kiến thức chuyên môn tốt .
Điều này cho thấy tuy rằng “Chữ nghĩa trung bình” trong học tập ở sinh viên là phổ biến ,song họ vẫn đánh giá cao tầm quan trọng yếu tố chuyên môn của một cán bộ trong tương lai .
Có ý trí thì vươn lên đạt được những thành tích nổi bật trong các lĩnh vực khác : Nghiên cứu khoa học , kinh doanh sản xuất , thể thao , nghệ thuật…Có lối sống năng động ,tự do ,phóng khoáng ,dám tự khẳng đình mình ,dám mạo hiểm ,biết ăn chơi nhưng lại có óc tinh tế và biết làm giầu.Có quan hệ cởi mở , dân chủ bình đẳng xoá bỏ những thành kiến hẹp hòi , thành phần chủ nghĩa “Cực đoan áp đặt”.
Với những suy nghĩ như vậy ,hoạt động sống của sinh viên thư thế nào? Họ sử dụng thời gian nhàn rỗi ra Sao?
Đây là vấn đề không kém phần quan trọng đối với một người sinh viên vì : Sự phát triển của KHKT ,cuộc sống hiện đại khá xa 5-10 năm trước những nhu cầu hứng thú tham gia vào các loại dịch vụ văn hoá ,thể thao du lịch các kiểu “modern”sẽ càng thêm hớp dẫn ,cuốn rũ tuổi trẻ , kiến cho thanh niên ,sinh viên phải cân nhắc lựa chọn những hoạt động mà mình yêu thích phù hợp với quỹ thời gian hiện có .
Vấn đề biết sử dụng thời gian nhàn rỗi sẽ có vai trò quan trọng đối với sự phát triển cân đối ,hài hoà nhân cách của thanh niên sinh viên. Đây là điều rất hợp lý và có ích cho họ.Nó có tầm quan trọng trong việc hình thành phong cách sống của thanh niên sinh viên.
Nhưng bên cạnh đó cũng có không ít những sinh viên đã sử dụng thời gian nhàn rỗi không hợp lý . Họ đã vô hiệu hoá quỹ thời gian đó bằng những việc làm vô ích đó là :
La cà , quanh quẩn nơi quán xá ,có tiền thì mua không có thì nợ, chờ ngày có tiền thì trả .từ đó tụ họp thành hội đánh tú , cứ thế ngày này đến tháng khác tạo cho thanh niên ,sinh viên cảm thấy buồn chán ,tẻ nhạt ,ngại sự thật , thiếu niềm tin .
Cao hơn nữa những thanh niên ,sinh viên tụ tập nhau lại để tổ chức các trò chơi không lành mạnh như : đánh bài,cờ bạc có thưởng phạt rồi mức độ thưởng phạt cao dần lên .Nguy hại hơn là hiện nay trình trạng đánh bạc trong sinh viên khá phổ biến ,với hình thức sát phạt rất cao .Từ đó gây ra nhưng mâu thuẫn nội bộ rồi gây gổ đánh nhau gây thương tích .những kẻ thua cuộc không còn tiền trả thì có âm mưu lấy trộm tiền , tài sản của bạn trấn lột người khác .Có nhiều sinh viên vì quá thiếu thốn về mặt kinh tế đã tìm cách lấy chìa khoá xe và vé giửi xe máy của bạn đựng trong túi ,cặp sách của họ sau đó dắt xe ra ngang nhiên .
Một số hiện tượng đáng chú ý nữa là vấn đề nghiện ma tuý và những việc làm trái pháp luật .
Còn tư tưởng suy nghĩ của sinh viên thì sao?
Điều mà không chỉ nghành giáo dục mà cả toàn xã hội đang lo lắng cho thế hệ thanh niên sinh viên –nhưng người trực tiếp tham gia vào công cuộc đổi mới của đất nước . Đó là tư tưởng suy nghĩ của họ về sự phát triển của xã hội,về lý tưởng của Đảng của Nhà nước về chế độ chủ xã hội ở nước ta hiện nay đang rất mập mờ . Qua điều tra của một số nhà làm công tác xã hội cho biết khoảng 15 –20% tin vào lý tưởng của Đảng cộng sản (gồm những thanh niên,sinh viên tiên tiến ,tích cực học tập ,tích cực tham gia vào hoạt động chính trị- xã hội).Còn lại đa số ở trang thái mờ nhạt nửa tin nửa ngờ (thiếu niềm tin)51% và ít chịu hy sinh , đòi hưởng thụ nhiều 32%.
Trong khi dao động, buồn chán ,thiếu tin tưởng vào mục đích lý tướng cách mạng , vào quy luật phát triển tất yếu của xã hội vào đường lối lãnh đạo đúng đắn của Đảng thay vào sự “hụt hẫng” đó trong tâm hồn sinh viên là sự mê tín dị đoan bói toán,sự tin tưởng vào tướng...sẽ tăng lên.
Ngoài ra trong rất nhiều sinh viên có những tư tưởng xấu hẹp hòi ích kỷ. S ống vì mục đích hiện tại chứ không biết nghĩ đến tương lai ,tư tưởng xấu tách rời khỏi cộng đồng , sống vì mục đích cá nhân .
Với những tư tưởng như thế làm cho thanh niên sinh viên không thể tiến bộ được ,mà nó chỉ luẩn quẩn và thêm rắm rối mà thôi.
Trên đây là những mặt tiêu cực biểu hiện trong thanh niên sinh viên hiện nay .nhiệm vụ của chúng ta là phải tìm ra nguyên nhân của vấn đề .Hiện tượng tiêu cực đó có nhiều nguyên nhân nhưng tổng quát nhất có hai nguyên nhân chính đó là :
Nguyên nhân chủ quan-nguyên nhân khách quan
Và sau đây chúng ta cần giải quyết những nguyên nhân đó .
2.Nguyên nhân:
a.Nguyên nhân khách quan:
Từ khi chuyển đổi cơ chế kinh tế ở nước ta từ một nền kinh tế tự cung tự cấp vận hành theo cơ chế quan hệ bao cấp sang một nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần , vận hành theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước ,nó đã góp phần kích thích con người nắm bắt nhanh nhậy những nhu cầu thị trường , thúc đẩy họ áp dụng tiến bộ KHKT &CN nhằm đẩy mạnh tiến bộ sản xuất ,tăng năng suất lao động ,hạ giá thành , đáp ứng hàng hoá đủ số lượng ,và cao về chất lượng cũng như cho ra đời những hàng hoá với những mẫu mã phù hợp với những thị hiếu của người tiêu dùng , nó kích thích lưu thông phân phối hàng hoá kịp thời thuận lợi, nhưng cũng chính cơ chế thị trường đã tạo ra sự phân cấp giầu nghèo, bất công xã hội, làm cho con người chạy theo lợi ích trước mắt, lối sống chạy theo đồng tiền,lối sống gấp, hưởng thụ không quan tâm đến giá trị cao quý, cùng với sự mở cửa của luồng hàng và lối sống xa xỉ từ các nước phát triển tràn sang các nước nghèo,thanh niên sinh viên là tầng lớp có trình độ còn non trẻ,dễ bị tiêm nhiễm và dễ bị lay động.
Chính vì vậy đất nước ta đang gặp rất nhiều khó khăn cả về kinh tế cũng như trong công tác quản lý giáo dục
Kinh phí giành cho xây dựng cơ sở vật chất ở các trường đại học rất hạn hẹp .Do vậy mà điều kiện phục vụ sinh hoạt văn hoá ,văn nghệ ...Tuy rằng nó chưa phải là vấn đề quan trọng song nó có tác động không nhỏ đến tư tưởng hoạt động của sinh viên
Hiện nay đời sống của sinh viên gặp nhiều khó khăn,chế độ học bổng quá thấp mà giá cả sinh hoạt lại cao,ăn uống kham khổ,khẩu phần ăn thiếu.Chính vì vậy dẫn đến lượng dinh dưỡng không đủ đáp ứng cơ thể làm giảm thể lực và trí lực một cách đáng lo ngại
Ăn uống kham khổ,nơi ở lại càng nhếch nhác hơn rồi tình trạng khan hiếm nước điện ,nhà vệ sinh , nhà tắm không được sửa sang,cùng với nó
là tình hình an ninh trật tự tại nhà trường không tốt đã góp phần làm mất ổn định xã hội
Tình trạng thiếu sách giáo khoa,giáo trình tài liệu ôn tập cũng rất phổ biến sinh viên chủ yếu học bài qua bài giảng của giáo viên .Có nhiều môn học cần có thực hành nhưng lại không có đầy đủ trang thiết bị , nó ảnh hưởng đến chất lượng học tập .
Trên đây là những nhân tố tác động trực tiếp đến đời sống sinh viên.Sau đây là những nhân tố mang tính xã hội nó ảnh hưởng lớn đến tư tưởng của thanh niên sinh viên.
Thế hệ thanh niên sinh viên hiện nay sinh ra và lớn lên trong thời đại với sự phát triển như vũ bão của KHKT đã đem lại những bước tiến kỳ diệu do sự tiến bộ xã hội .Trên phạm vi thế giới không khí chính trị cởi mở hơn , mở rộng dân chủ giao lưu văn hoá với các nước, nó tạo sự năng động trong tư duy song nó cũng đặt ra thử thách mới đối mới việc xây dựng lối sống XHCN ,giữ gìn kỷ cương trật tự xã hội, dẫn đến khủng hoảng kinh tế kéo theo sự khủng hoảng về chính trị đạo đức, thanh niên sinh viên là thành phần, là nhân tố trực tiếp chịu tác động của nó hơn nữa trước tình hình đất nước gặp nhiều khó khăn ,công việc đổi mới đang diễn ra hết sức phức tạp trong khi đó,các lực lượng thù địch ra sức chống phá các nước XHCN bằng nhiều thủ đoạn nham hiểm .Nó tiến hành những cuộc đấu tranh tâm lý vào thanh niên sinh viên và nó đã lôi cuốn thanh niên sinh viên cả tin vào con đường tiêu cực phản bội ...Đứng trước hàng loạt những nhu cầu của thế hệ trẻ nói chung,thanh niên sinh viên nói riêng nhà nước đang gặp khó khăn trong việc giải quyết vấn đề học hành ,nghề nghiệp,cống hiến hưởng thụ công bằng xã hội.
Việc làm của ngày mai đó là nỗi lo lắng của sinh viên đang tham gia học tập .Những người tự cho mình là “thấp bé cổ họng” không biết dựa vào ai còn kéo theo tư tưởng khi ra trường muốn có việc phải có “cây” đưa lối “chỉ” đường .Đã không hiếm sinh viên xuất sắc ra trường không có việc làm hay làm công việc không hợp với chuyên môn.Bên cạnh đó có những sinh viên trình độ kém lại có việc làm tốt.Đây là điều bất công của xã hội .Nó trở thành vết hằn trong tư tưởng của nhiều thanh niên sinh viên làm cho họ nản chí.
Đất nứoc chuyển sang nền kinh tế thị trường các chính sách mở cửa quan hệ hợp tác với các nước trên thế giới đã ra đời các luồng thông tin ào ạt mới lạ choáng ngợp ,xô bờ cộng với tinh thần dân chủ hoá công khai hoá lĩnh vực đời sống,tạo điều kiện cho sự phát triển đồng thời dẫn đến sự đa nguyên văn hoá,đa nguyên tư tưởng, lối sống phong phú phức tạp phim ảnh phong phú,kích động , phản động thâm nhập vào hoạt động sinh hoạt ,văn hoá, tinh thần của con người và của giới thanh niên sinh viên từ đó dẫn đến hành động mất nhân cách con người ,đồng tiền làm tha hoá bản chất người thanh niên sinh viên . Không ít những thanh niên sinh viên đã dùng thế lực của đồng tiền để mua chuộc mọi thứ, chính vì có thế lực đó họ đã tỏ ra thái độ bất cần và sống ỷ lại vào thế lực đó.
b.Nguyên nhân chủ quan:
Trước những sự tác động mạnh mẽ , liên tục và thường xuyên của hiện tượng tiêu cực bên ngoài xã hội,thanh niên sinh viên sẽ trở thành tốt hay xấu, tích cực hay tiêu cực là do yếu tố chủ quan, ở đây nguyên nhân chủ quan đóng vai trò quyết định hình thành mặt tiêu cực trong sinh viên hiện nay .
Do tuổi đời còn rất trẻ,nên nhận thức còn thấp bản lĩnh,lập trường không vững vàng , ý chí không kiên định. Hơn nữa vừa thoát khỏi cuộc sống phụ thuộc bây giờ bước vào cuộc sống tự lập, vậy mà ý thức tự chủ kém , tư tưởng dựa dẫm vẫn còn chính vì vậy khi đứng trước những vấn đề phức tạp của khách quan tác động vào ,họ không xác định được mình ,không biết định hình vấn đề , không có cách xử lý vấn đề đúng đắn từ đó bị lôi cuốn bị những hiện tượng khách quan chi phối và thậm chí điều khiển,đó là con đường đưa họ đến những sai lầm trong cuộc sống.
Đồng thời truyền thống giáo dục quản lý của gia đình đối với thanh niên sinh viên lúc họ còn sống phụ thuộc tức là ý thức chấp hành và tôn trọng quy luật của nhà trường , xã hội .Điều dễ hiểu ở đây là tiêu cực của thanh niên sinh viên do một phần không nhỏ của giáo dục lỏng lẻo của gia đình , xã hội lúc còn nhỏ .Để rồi bây giờ họ quen với nếp sống bất chấp, bất cần quy định luật pháp của xã hội .
Nguy hại hơn cả lối sống buông thả bắt đầu phát sinh , thanh niên sinh viên không còn đóng vai trò làm chủ chi phối hoàn cảnh mà lại bị hoàn cảnh chi phối mọi hoạt động của bản thân.
Năng lực tự giáo dục , tự rèn luyện của chủ thể bị xoá mòn thay vào đó là những hành vi tiêu cực ngày càng nhiều hơn và thường xuyên hơn.
Với những điều kiện và khả năng của chủ quan là như vậy cộng với những tác động tiêu cực của khách quan , điều tất yếu sẽ dẫn đến hiện tượng tiêu cực trong thanh niên sinh viên hiện nay .
Nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan nó không tách rời nhau,mà có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, có sự chi phối cho nhau nó làm tiền đề để phát triển.Trong đó nguyên nhân chủ quan đóng vai trò quyết định.
III. Một số phương hướng giáo dục đạo đức cho thanh niên sinh viên trong hoàn cảnh hiện nay.
Trước tình hình kinh tế xã hội và thực trạng phẩm chất đạo đức của sinh viên hiện nay,một số người cho rằng không cần và không thể giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ.Quan niệm cũ cho rằng việc giáo dục đạo đức không thể tiến hành được vì đạo đức cá nhân vốn có trong bản thân của họ từ khi mới sinh ra hoặc bản chất là thiện hoặc ác đối với con người là vĩnh cưủ không thể thay đổi được .
Các học thuyết cho đạo đức là do bản năng , cũng vậy họ cho rằng đạo đức có nguồn gốc bản năng nghĩa là cái vô thức nên mọi sự giáo dục đều trở nên thừa.
Quan điểm siêu hình cũng phủ nhận tác động của giáo dục đạo đức .Những người này cho rằng đạo đức có nguồn gốc kinh tế vì cần đẩy mạnh kinh tế đó là mọi thứ tiêu cực , là hành động hành vi vô đạo đức đều tiêu vong hết , mọi người đều trở nên tốt hơn .Theo họ thì việc giáo dục là không cần thiết và vô tác dụng .
Như vậy , về mặt lý luận đó là nhận thức sai lầm nó bắt nguồn từ chỗ họ không hiểu mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội , hơn nữa họ lại sai lầm đồng nhất kinh tế và tồn tại xã hội .
Theo quan điểm chúng ta việc giáo dục đạo đức cho thanh niên sinh viên là rất cần thiết bởi vì thanh niên sinh viên là lực lượng xung kích trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Sự nghiệp đổi mới có thành công hay không , đất nước bước vào thế kỷ 21 có vị trí xứng đáng trong cộng đồng thế giới hay không phần lớn phụ thuộc vào lực lượng thanh niên sinh viên vào việc bồi dưỡng lực lượng thanh niên công tác thanh niên là vấn đề sống còn của dân tộc ,là một trong những nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng , công tác vận động thanh niên trong thời kỳ đổi mới thì thanh niên là một lực lượng quan trọng , đặc biệt nòng cốt . Hiện tại họ đang trên ghế nhà trường và đang được giáo dục đào tạo để trở thành người công dân ,người cán bộ chuyên môn bước vào đời để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc .Để giúp họ xứng đáng và ghánh vác trách nhiệm đào tạo giáo dục họ trở thành người có phẩm chất và năng lực tương ứng . Trong đó đạo đức là cái gốc , cái cốt lõi .Muốn giáo dục đạo đức cho thanh niên sinh viên hiện nay có hiệu quả cần phải có đổi mới phương hướng và các hình thức giáo dục .
1. Phương hướng thứ nhất:
Đổi mới nhận thức và quán triệt quan điểm đồng bộ . Đổi mới nhận thức của toàn xã hội về vị trí của giáo dục đào tạo .Coi giáo dục đào tạo không chỉ là phúc lợi của xã hội mà cần hiểu rõ giáo dục đạo đức là một động lực để phát triển kinh tế đầu tư cho giáo dục đào tạo là đầu tư theo chiều sâu và cho tương lai . Phải coi giáo dục là công việc của toàn xã hội là trách nhiệm của toàn Đảng toàn dân không phó mặc cho nhà trường cho thầy cô giáo .
Hình thành đạo đức cho thế hệ trẻ là sản phẩm của công cuộc xây dựng và cải tạo trên phạm vi toàn xã hội nó thông qua cuộc đấu tranh giai cấp và điều kiện sinh hoạt vật chất quyết định . Quan điểm này đòi hỏi phải thấy rõ sự hình thành đạo đức trên cơ sở kinh tế . Kinh tế càng phát triển xã hội càng ổn định , trình độ văn hoá của nhân dân ngày càng cao thì các điều kiện đó có tác dụng tích cực và thuận lợi tới việc giá dục và đạo đức cho sinh viên. Trong những năm tới chúng cần ổn định kinh tế nâng cao đời sống , tích cực chống tham nhũng , chống tiêu cực xã hội ,thực hiện được các mục tiêu mà đảng đề ra .
Cần xây dựng và bổ xung hoàn chỉnh hệ thống cơ sở kinh tế xã hội đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của tuổi trẻ . Tạo điều kiện cho thanh niên sinh viên sống trong điều kiện có dân chủ ,có kỷ cương, tự do nhưng có trách nhiệm công dân , trách nhiệm đối với nhà trường , xã hội và gia đình .
Giáo dục đạo đức phải thấu suốt trong quá trình đào tạo sinh viên phải tiến hành mọi lúc , mọi nơi một cách liên tục lâu dài . Giáo dục đạo đức phải gắn liền với hoạt động trong và ngoài nhà trường .
2. Phương hướng thứ hai :
Đổi mới phương pháp, hình thành giáo dục đạo đức trong các trường đại học .
a.Giáo dục đạo đức phải thông qua việc giảng dạy và học tập
Muốn giáo dục đạo đức cho thanh niên sinh viên hình thành cho họ thế giới quan khoa học thì phải bằng nhiều cách . Những biện pháp quan trọng nhất và cơ bản nhất là phải thông qua việc giảng dạy và học tập các môn học. Mặc dù có những môn học trong đó không nói một lời nào về đạo đức , nhưng lại bao hàm một nội dung đạo đức sâu sắc chẳng hạn như môn toán học ngoài việc làm phong phú trí thưc cá nhân như tiền đề cho việc xây dựng quan niện đạo đức thì bản thân chúng với tư cách là một hệ thống logic chặt chẽ sẽ góp phần rèn luyện tính trung thực ,thái độ thẳng thắn tính nguyên tắc cho người học .
Mặt khác thông qua các môn học sẽ cung cấp cho thanh niên sinh viên những kiến thức khoa học cho hệ thống xây dựng niềm tin triết học ,chính trị đạo đức cho sinh viên .Trên cơ sở chí thức ấy họ có cách nhìn về thế giới và rèn luyện cho mình nền nếp xem vậy hoạt đông giảng dạy và hoạt động trong nhà trường không những phát triển năng lực trí tuệ mà thông qua việc bồi dưỡng trí tuệ phải nhằm giáo dục thế giới quan hình thành niềm tin tưởng, quan điểm sống tích cực tạo ra một chất lượng về lối sống nghĩa là tạo rmột hệ thống giá trị nhân cách .Đặc biệt là môn triết học Mac-Lenin đã góp phần tích cực trực tiếp vào việc xây dựng thế giới quan ,nhân sinh quan đạo đức cộng sản cho thanh niên sinh viên .Vì vậy trong quá trình giảng dạy ,người giáo viên giảng dạy hấp dẫn lôi cuốn thuyết phục người học về kiến thức bao nhiêu thì càng thuận lợi bấy nhiêu trong quá trình giáo dục tư tưởng tình cảm của họ .Nhưng trong quá trình giảng dạy muốn thuyết phục niềm tin cho thanh niên sinh viên thì phải sử dụng tổng hợp nhiều yêú tố ,không những chỉ riêng nội dung kiến thức là cơ bản mà nghệ thuật diễn giảng cũng không kém phần quan trọng ,lời giảng phải rõ ràng chính xác, gợi cảm trong sáng ,ngữ điệu hấp dẫn ,giáo viên có thể kích thích,hướng dẫn trí nhớ tư duyvà tình cảm cho sinh viên.
Với thanh niên sinh viên phải đăc biệt quan tâm đến tổ chức nghiên cứu khoa học , tạo điều kiện để thanh niên tham gia giải quyết những vấn đề khoa học và công nghệ ,kinh tế và xã hội để sinh viên gắn học tập với thực tế .
Nhà trường phải quan tâm hơn nữa trong đời sống học tập của simh viên , quản lý chặt chẽ trong việc nề nếp sinh hoạt , công bằng và nghiêm túc trong việc quản lý thi cử .Kiểm tra đánh giá không để hiện tượng dùng tiền ,quen biết thay cho việc học .
Xã hội không dung túng những kẻ học dốt mà đỗ đạt thật ,kẻ học kém nhận sự ưu đãi cao . Xoá bỏ dần nạn tham nhũng ,hối lộ lừa đảo lấn áp nếp sống trung thực ,thật thà ngay thẳng .
*Giáo dục thông qua các hoạt động chính trị – xã hội :
Tổ chức hoạt động chính trị xã hội nhằm đưa sinh viên vào cuộc sống sinh động ,gần nhà trường với xã hội qua đó mà bồi dưỡng ý thức trách nhiệm chính trị ,tính tích cực của xã hội đối với sinh viên .Đồng nếu tổ chức tốt hoạt động này sinh viên sẽ tích cực tham gia học tập ,phát triển tính độc lập hướng tới nắm vững tri thức xã hội và chuyên môn một cách sáng tạo .Nhờ hoạt động chính trị xã hội ở các trường đại học cao đẳng và trung học chuyên nghiệp mà học tập và chất lượng giáo dục được nâng cao rõ rệt đáp ứng được với yêu cầu của nghị quyết cải cách giáo dục của chỉ thị 25CT\TW của ban bí thư đã nêu rõ :cần kết hợp chặt chẽ với việc tăng cường đổi mới các hoạt động khác của công tác chính trị xã hội ở trường và đi thực tế ở các đơn vị cơ sở , việc bồi dưỡng phẩm chất đạo đức , giáo dục cho sinh viên .
Nhưng bên cạnh thông qua những kiến thức của bài giảng , sinh viên phải sáng tạo tham khảo tìm tòi thêm những tài liệu có liên quan để nhằm rèn luyện và xây dựng cho mình phương pháp suy nghĩ đúng đắn và cách giải quyết có cơ sở .
b. Giáo dục đạo đức thông qua các hình thức hoạt động :
Việc giáo dục đạo đức cho sinh viên không chỉ là việc lên lớp giảng bài , thảo luận mà còn phải là quá trình tham gia tích cực của họ với các hoạt động xã hội , hoạt động thực tiễn .Vì vậy nhà trường phải giáo dục đạo cho sinh viên thông qua các tổ chức hoạt động khác như:
*Giáo dục đạo đức thông qua hoạt động học tập :
Sự học nào cũng vậy , nhằm phục vụ , phụng sự cho thời ấy , không có sự học vu vơ viển vông không nhằm tới một mục đích một lý tưởng nào . Định hướng học tập của thanh niên sinh viên phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế xã hội trong tình hình hiện nay .Học để chiếm lĩnh đỉnh cao trí tuệ , là để nâng cao giá trị con người , là con người thì phải có học thức có tri thức tốt để dễ xin việc , làm việc có hiệu quả để ổn định cho cuộc sống sau này.
*Giáo dục thông qua các hoạt động tổ chức tập thể :
Sinh hoạt tập thể trong nhà trường là một hình thức hoạt động giáo dục đạo đức tập thể vừa là môi trường vừa là lực lượng giáo dục thường xuyên tác động đến sinh viên .
Trong nhà trường đại học có nhiều tổ chức sinh hoạt tập thể : tập thể lớp ,tập thể đoàn ,tập thể hội sinh viên . Mỗi tổ chức đều có tác dụng đến việc hình thành đạo đức đòi hỏi hình thức phương pháp phù hợp ,nhất là khi quần chúng thanh niên sinh viên đã có chuyển biến nhận thức và trình dộ trong tình hình kinh tế xã hội mới . Như mấy năm gần đây các trường đại học đã tổ chức các cuộc thi “Tiếng hát sinh viên” hội thi “Sinh viên thanh lịch” đã tạo nên không khí phấn khởi thi đua học tập rèn luyện trong sinh viên .
c. Xây dựng môi trường giáo dục :
Qúa trình hình thành và phát triển phong cách đạo đức luôn luôn chịu chi phối toàn diện của môi trường sống , môi trường xã hội ,môi trường học tập và sinh hoạt .Vì vậy việc xây dựng một môi trường giáo dục là một tất yếu khách quan có liên quan đến việc giáo dục đạo đức cho sinh viên.
*Môi trường nhà trường:
Môi trường nhà trường giữ vai trò quan trọng trong quá trình giáo dục đạo đức vì vậy để làm được điều đó nhà trường phải thực hiện những yêu cầu sau :
- Trước hết nhà trường phải là tấm gương để sinh viên noi theo .Mọi tổ chức , mọi thành viên trong trường phải thực sự là tấm gương trong việc giáo dục đạo đức làm nâng cao hiệu quả giáo dục .Nhưng trong đó người thầy phải là tấm gương sáng nhất trong tất cả các tấm gương trong nhà trường .Học sinh mong mỏi và hy vọng ở thầy giáo rất nhiều về tri thức khoa học ,phương pháp và lối sống .
-Nhà trường phải chứng minh được những tình cảm lớn được biểu hiện ngay trong cuộc sống nhà trường , tạo nên môi trường lành mạnh để tác động đến sinh viên .
*Môi trường gia đình :
Chăm lo cho con cái từ lúc ấu thơ đến lúc trưởng thành là công việc chung của toàn xã hội , của nhà trường .Cùng với môi trường trên gia đình có vai trò quan trọng biết nhường nào trong sự nghiệp “vì lợi ích trăm năm trồng người” . Mãi mãi gia đình là trường học tình cảm chắp cánh cho tuổi trẻ thành đạt và cũng là nơi san sẻ bớt nỗi buồn nếu là thất bại .Không có tình thân nào có thể so sánh được tình thân của mẹ và cha – là người bạn lớn của con trong suốt cả cuộc đời .Tuy đến tuổi trưởng thành nhưng thanh niên sinh viên chúng ta còn non nớt trên đường đời , vốn kinh nghiệm sống còn ít rất dễ vấp ngã trước cuộc sống nhất là cuộc sống hiện tại còn có nhiều tiêu cực. Chính vì vậy gia đình là chỗ dựa tình cảm vững chãi nhất để vượt qua những khó khăn thiếu thốn , những cám dỗ vật chất đời thường mà rèn luyện tu dưỡng để đền đáp công ơn của cha mẹ .
*Môi trường xã hội :
Qúa trình hình thành và phát triển đạo đức của sinh viên không những chịu chi phối của nhà trường ,gia đình và môi trường xã hội là mảnh đất quyết định một phần không nhỏ đến đạo đức của sinh viên .Trong tình hình hiện nay môi trường kinh tế xã hội với cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước có ảnh hưởng lớn đến việc hình thành đạo đức cho sinh viên – cơ chế thị trường một mặt đã tạo nên điều kiện thuận lợi song cũng có những mặt tiêu cực trong việc giáo dục đạo đức sinh viên chính vì vậy phải đưa ra những nội dung , yêu cầu khách quan về đạo đức của sinh viên trong giai đoạn phát triển mới của xã hội giúp cho sinh viên có thể thích ứng được , phát huy tác dụng được trong cuộc sống hiện tại cũng như trong tương lai khi sinh viên chúng ta bước vào đời với những vị trí xã hội nhất định .
d .Giáo dục đạo đức cách mạng là quá trình kết hợp giữa giáo dục và quá trình tự giáo dục :
Do đặc điểm của đạo đức , công tác giáo dục đạo đức cho thanh niên sinh viên không chỉ dừng lại ở việc truyền thụ tri thức của các khái niệm , nguyên lý , nguyên tắc chuẩn mực đạo đức , những tri thức khoa học khác , mà phải gắn liền với những cảm xúc , những rung cảm sâu lắng để trở thành nội dung cơ bản của sự vận động .Chính vì vậy đòi hỏi quá trình giáo dục đạo đức phải gắn chặt với quá trình tự giáo dục
Sự kết hợp giữa quá trình giáo dục và quá trình tự giáo dục là một trong những biện pháp có hiệu qủa tích cực đến hình thành đạo đức cho thanh niên sinh viên .Phương pháp này làm cho yêu cầu của xã hội trở thành nhu cầu bên trong của mỗi sinh viên tạo nên những động lực mạnh giúp cho mỗi sinh viên chúng ta vượt qua những khó khăn trở ngại để điều chỉnh hành vi đạo đức của mình .Vì vậy nhà trường và mỗi bản thân sinh viên phấn đấu cho biện pháp này trở thành hiện thực.
Chương 3
Phần kết luận
Muốn xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa ,cuộc sống của nhân dân ấm no hạnh phúc phải có con người có đủ năng lực phẩm chất đạo đức phù hợp với yêu cầu phát triển của xã hội trong đó đạo đức cách mạng là cơ sở là nền tảng để ra hoa kết trái những năng lực , hành động ý chí với quyết tâm cao . Muốn nâng cao đạo đức cho thanh niên sinh viên phải học tập và bồi dưỡng chủ nghĩa Mac-Lênin .Vì vậy trong những năm tới cần coi trọng học tập môn này để phù hợp và đáp ứng nhu cầu giáo dục .
Nguyên nhân những quan điểm của chủ nghĩa Mac-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh cùng với những lý luận về đạo đức chúng ta có cơ sở khoa học để đánh giá , tìm rõ nguyên nhân , tìm ra con đường giáo dục phù hợp với tình hình thực tế hiện, nay không kêu gọi động viên chung chung mà phải cụ thể gắn với thực tế cuộc sống .Vì vậy biện pháp bao trùm cơ bản của giáo dục đạo đức cho thanh niên sinh viên là phải thông qua việc học tập bồi dưỡng tri thức , tổ chức hoạt động đồng thời nhà trường ,gia đình và xã hội phải tạo nên môi trường lành mạnh tạo điều kiện để đạo đức trong mỗi sinh viên được hình thành nuôi dưỡng. Vì thế người làm công tác giáo dục phải biết trước con đường giáo dục là phải kiên trì lâu dài không phải một sớm một chiều. Hơn nữa việc giáo dục đạo đức cho sinh viên phải thực hiện đúng nguyên tắc cụ thể gần gũi .Còn đối với thanh niên sinh viên nhiệm vụ cơ bản của họ là học tập và rèn luyện .Vì vậy phải lấy những kết quả đó đồng thời là một trong những thước đo phẩm chất đạo đức của họ trên cơ sở mà uốn nắn những mặt khác đời sống .
Giáo dục đạo đức cho thanh niên sinh viên là vấn đề thiết thực to lớn trong công cuộc đổi mới đồng thời đây cũng là vấn đề rộng lớn và phức tạp Lo lắng trăn trở , mong ước thì nhiều nhưng do điều kiện và khả năng có hạn đề tài này chắc chắn chưa đáp ứng được yêu cầu của thầy giáo vì vậy em rất mong được sự thông cảm và giúp đỡ.
Tài liệu tham khảo :
Triết học Mac-Lênin , tập 1.NXBGD 1997
Triết học Mac-Lênin , tập 3.NXBGD 1995
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 60372.DOC