Số lượng cơ sở dùng nguồn nước giếng
khoan để sản xuất NUĐC còn nhiều (50,6%); Số
lượng cơ sở áp dụng các quy trình quản lý chất
lượng còn rất thấp (2,3%); Đa số cơ sở sản xuất
NUĐC có công suất nhỏ dưới 5.000 lít/ngày
(90,8%), dùng vỏ chai trên 20 lít (63,2%) và sản
xuất nước uống đóng chai theo công nghệ thủ
công (86,2%).
Các điều kiện về an toàn thực phẩm đạt
còn thấp: Điều kiện về thiết kế nhà xưởng đạt
(24,1%); Điều kiện nhà vệ sinh đạt (59,8%);
Điều kiện con người đạt (62,1%); Vệ sinh bao
bì đạt (60,9%).
Người sản xuất có kiến thức đúng về thực
hành sản xuất là rất thấp (13,9%), đặc biệt là kiến
thức đúng về vệ sinh bàn tay (28,4%).
8 trang |
Chia sẻ: huongthu9 | Lượt xem: 499 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực trạng vệ sinh an toàn thực phẩm của cơ sở sản xuất nước uống đóng chai tại tỉnh Bình Dương Năm 2013, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 552
THỰC TRẠNG VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM CỦA CƠ SỞ SẢN XUẤT
NƯỚC UỐNG ĐÓNG CHAI TẠI TỈNH BÌNH DƯƠNG NĂM 2013
Nguyễn Văn Đạt*
Đặt vấn đề: Ngày nay, với sự phát triển của kinh tế, xã hội thì việc sử dụng nước uống đóng chai (NUĐC)
đang ngày trở lên phổ biến. Tuy nhiên, thực tế NUĐC không phải luôn luôn an toàn. Do đó, việc nghiên cứu
thực trạng an toàn thực phẩm (ATTP) nước uống đóng chai tại tỉnh Bình Dương nơi đang phát triển công
nghiệp nhanh là cần thiết.
Mục tiêu: Xác định tỉ lệ mẫu nước uống đóng chai đạt theo tiêu chuẩn, tỉ lệ cơ sở sản suất NUĐC đạt các
điều kiện an toàn thực phẩm, tỉ lệ người sản xuất có kiến thức đúng về thực hành ATTP.
Phương pháp nghiên cứu: Một nghiên cứu cắt ngang mô tả được thực hiện trên toàn bộ 87 cơ sở sản xuất
NUĐC tại tỉnh Bình Dương, các mẫu nước được chọn theo phương pháp ngẫu nhiên hệ thống. Các chỉ tiêu đánh
giá chất lượng nước được chọn theo QCVN: 6 ‐ 1:2010 ‐ BYT.
Kết quả nghiên cứu: Trong số 87 mẫu NUĐC có 56,3% mẫu NUĐC đạt tiêu chuẩn. Trong đó, chỉ tiêu vi
sinh vật đạt 57,5%, kim loại nặng đạt 98,8%, lý hóa đạt 100%. Điều kiện về thiết kế nhà xưởng đạt (24,1%);
Điều kiện nhà vệ sinh đạt (59,8%); Điều kiện con người đạt (62,1%); Vệ sinh bao bì đạt (60,9%). Trong 194
người sản xuất được khảo sát, tỉ lệ có kiến thức đúng về thực hành sản xuất (13,9%). Có mối liên quan giữa chất
lượng nước uống đóng chai với điều kiện con người [PR=1,8; KTC95%(1,2 ‐ 2,8); p=0,015], dung tích vỏ chai
[PR=1,5; KTC95%(1,1 ‐ 2,1); p=0,005] và vệ sinh bao bì [PR=1,9; KTC95% (1,1 ‐ 3,4; p=0,021).
Kết luận: Thực trạng về điều kiện kiện vệ sinh cơ sở, con người và quá trình vệ sinh bao bì đạt thấp. Tỉ lệ
NUĐC đạt theo tiêu chuẩn thấp, đặc biệt là chỉ tiêu vi sinh vật. Có mối liên quan dung tích vỏ chai và vệ sinh bao
bì với chất lượng NUĐC.
Từ khóa: Nước uống đóng chai, an toàn thực phẩm
ABSTRACT
THE STATUS OF FOOD SAFETY IN THE PRODUCTION FACILITIES OF BOTTLED WATER
IN BINH DUONG PROVINCE 2013
Nguyen Van Dat * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 6 ‐ 2014: 552 ‐ 559
Background: Nowadays, with the development of economy and society, the use of bottled water is more
common. However, the bottled water is not always safe. Therefore, examining food safety status of bottled water in
Binh Duong province, where there is a rapidly developing industry is necessary.
Objectives: To identify the proportion of bottled water complied with food safety standards, the production
facilities of bottled water complied with food safety standards and percentage of producers who have proper
knowledge on food safety practice.
Method:A cross ‐ sectional study included all 87 production facilities of bottled water in Binh Duong
province was conducted. Water samples were selected by systematic random method. The indicator of water
quality is selected by QCVN: 6 ‐ 1:2010 ‐ BYT.
Results: Only 56.3% of the bottled water samples complied with food safety standards. In particular, the
microorganic, heavy metal and physicochemical indicators were 57.5%, 100%, and 98.8% respectively. The
* Chi Cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Bình Dương
Tác giả liên lạc: BS.CKII Nguyễn Văn Đạt ĐT: 0918119493 Email: nguyendat1964@gmail.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 553
conditions of food safety at the production facilities were low: including toilet (59.8%); human (62.1%); hygiene
packaging (60.9%). The producers had proper knowledge about production practices were very low (13.9%).
There was an association between the quality of bottled water with the human condition [PR = 1, 8, 95% CI (1.2
to 2.8), p = 0.015], bottle capacity [PR = 1, 5, 95% CI (1.1 to 2.1), p = 0,005] and hygienic packaging [PR = 1, 9,
95% CI (1.1 to 3.4, p = 0.021).
Conclusion: The hygiene conditions of the production facilities, human, and packaging were low. The
bottled water samples complied with food safety standards was low, in particular, the microorganisms. There was
an association between the quality of bottled water with bottle capacity and hygienic packaging.
Keywords: Bottled water, food safety
ĐẶT VẤN ĐỀ
Nước là một thực phẩm cần thiết cho đời
sống và nhu cầu sinh lý của cơ thể. Bên cạnh đó,
chất lượng nước cũng đang là vấn đề quan tâm
hàng đầu của Y tế công cộng. Ngày nay, với sự
phát triển của kinh tế, xã hội thì việc sử dụng
NUĐC đang ngày trở lên phổ biến ở nhiều nước
trên thế giới trong đó có Việt Nam.
Có nhiều lý do người tiêu dùng tìm đến
NUĐC, trong đó có sự tiện lợi, tính thời trang,
hương vị và thường được nhìn nhận là tinh
khiết, sạch sẽ và có chất lượng tốt. Tuy nhiên,
thực tế NUĐC không phải luôn luôn an toàn.
Theo nghiên cứu điều tra chất lượng vi sinh vật
và hóa học của nước đóng chai ở Sri Lanka, kết
quả cho thấy 63% của các thương hiệu được
kiểm tra vượt quá mức cho phép(2). Nghiên cứu
trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh năm 2006
cho thấy chỉ có 42% mẫu NUĐC đạt tiêu chuẩn,
báo cáo công tác kiểm nghiệm vệ sinh an toàn
thực phẩm của Cục ATTP ‐ Bộ Y tế năm 2007 thì
chất lượng NUĐC không đạt về vi sinh (E.coli,
Coliform) 42,9%.
Tỉnh Bình Dương là một tỉnh thuộc miền
Đông Nam Bộ, có tốc độ phát triển công nghiệp
nhanh. Theo số liệu thống kê của Chi cục An
toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) Bình Dương
đến tháng 12/2012 đã có 87 cơ sở sản xuất
NUĐC. Năm 2012, qua báo cáo kết quả thanh
kiểm tra 19 cơ sở sản xuất NUĐC có 28,3% cơ sở
không đảm bảo điều kiện vệ sinh cơ sở, 42,1%
mẫu nhiễm vi sinh vật, 15,7% mẫu không đạt chỉ
tiêu về lý hóa, đây là con số đáng báo động về
chất lượng NUĐC, bên cạnh đó cũng chưa có
một nghiên cứu nào liên quan đến NUĐC trên
địa bàn tỉnh Bình Dương. Do đó, tiến hành
nghiên cứu “Thực trạng vệ sinh An toàn thực
phẩm cơ sở sản xuất nước uống đóng chai tại
tỉnh Bình Dương năm 2013” nhằm đánh giá chất
lượng NUĐC theo QCVN mới và thực trạng cơ
sở sản xuất NUĐC để giúp cơ quan quản lý kịp
thời có các giải pháp can thiệp, kiểm soát và hạn
chế tình hình ô nhiễm chất lượng NUĐC.
Mục tiêu nghiên cứu
Xác định tỉ lệ các đặc tính của cơ sở sản xuất
NUĐC (Nguồn nước sử dụng, công suất sản
xuất, thực hiện thủ tục hành chính: Chứng nhận
đủ điều kiện ATTP, công bố chất lượng, chứng
nhận HACCP).
Xác định tỉ lệ cơ sở sản xuất NUĐC đạt các
điều kiện ATTP về sản xuất NUĐC theo Thông
tư số 16/2012/TT ‐ BYT.
Xác định tỉ lệ người sản xuất NUĐC có kiến
thức đúng về thực hành sản xuất.
Xác định tỉ lệ NUĐC thành phẩm đạt chuẩn
tại các cơ sở sản xuất NUĐC.
Xác định mối liên quan giữa chất lượng
NUĐC với điều kiện ATTP của cơ sở sản xuất
NUĐC.
ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Mô tả cắt ngang.
Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Từ 01/01/2013 đến 30/9/2013, tại tỉnh Bình
Dương.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 554
Đối tượng nghiên cứu
Tất cả cơ sở sản xuất NUĐC trên địa bàn
tỉnh Bình Dương; Tất cả nước uống đóng chai
thành phẩm của các cơ sở sản xuất NUĐC; Tất
cả người trực tiếp sản xuất NUĐC đang làm việc
tại các khâu vệ sinh bao bì, chiết rót, đóng nắp
thành phẩm tại cơ sở sản xuất NUĐC.
Cỡ mẫu và kỹ thuật chọn mẫu
Chọn toàn bộ 87 cơ sở sản xuất NUĐC trên
địa bàn tỉnh để đánh giá thực trạng ATTP và tại
mỗi cơ sở sản xuất NUĐC chọn ngẫu nhiên 01
mẫu NUĐC để đánh giá chất lượng. Khảo sát
kiến thức về ATTP toàn bộ 194 đang người trực
tiếp làm việc tại các cơ sở sản xuất NUĐC.
Phương pháp phân tích số liệu
Số liệu được nhập liệu bằng phần mềm
EpiData 3.1 và phân tích bằng phần mềm Stata
12.0. Sử dụng kiểm định χ2 xác định sự khác biệt
2 tỉ lệ. Dùng mô hình hồi quy Poisson để xác
định mối liên quan giữa các yếu tố nguy cơ với
thực trạng ATTP hiệu chỉnh cho các biến số
nhiễu hoặc tương tác(0). Ước lượng mối liên
quan bằng số đo kết hợp tỉ số tỉ lệ hiện mắc (PR).
KẾT QUẢ ‐ BÀN LUẬN
Đặc tính của cơ sở sản xuất nước uống
đóng chai (n=87)
Tỉ lệ cơ sở dùng nước giếng khoan (50,6%)
để sản xuất NUĐC còn cao. Điều này có thể là
do nhà sản xuất muốn giảm chi phí nên sử dụng
nước giếng khoan vào quá trình sản xuất. Đa số
các cơ sở sản xuất nước uống đóng chai là các cơ
sở có công suất vừa và nhỏ, <5.000 lít/ngày
(90,8%).
Tỉ lệ cơ sở sản xuất nước uống đóng chai có
giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP (98,6%) và
có công bố chất lượng (97,7%) là cao. Kết quả
này là phù hợp với báo cáo của Chi cục An toàn
vệ sinh thực phẩm tỉnh Bình Dương năm 2012.
Tuy nhiên, chỉ có 2,3% cơ sở có chứng nhận
HACCP, điều này có thể là do Luật ATTP cũng
không bắt buộc cơ sở sản xuất NUĐC phải có
chứng nhận này nên đa số các cơ sở chưa thực
hiện hoặc không có đủ kinh phí để thực hiện.
2. Thực trạng an toàn thực phẩm cơ sở sản
xuất nước uống đóng chai (n=87)
Vị trí nhà xưởng
Vị trí xây dựng nhà xưởng có ảnh hưởng lớn
đến chất lượng nước uống đóng chai vì nó có
ảnh hưởng quan trọng đến môi trường sản xuất.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, vẫn còn 4,6% cơ sở
gần các khu vực ô nhiễm như: Nhà vệ sinh,
chuồng gia súc, đường giao thông, khu vực dễ
ngập lụt. Điều này có thể là do chính sách
khuyến khích phát triển sản xuất cho các doanh
nghiệp trong nước vừa và nhỏ của Ủy ban nhân
dân tỉnh, các doanh nghiệp sản xuất NUĐC vẫn
chưa phải tập trung vào các khu công nghiệp,
chính vì vậy mà nhiều cơ sở sản xuất NUĐC
hình thành tại nhiều khu vực khác nhau thậm
chí là trong cả khu vực dân cư và nhà trọ, những
nơi này thường điều kiện môi trường không
đảm bảo cho hoạt động sản xuất.
Thiết kế nhà xưởng
Với tiêu chí đánh giá là cơ sở phải được thiết
kế và xây dựng theo nguyên tắc một chiều và có
diện tích và cơ cấu diện tích giữa các khu phải
phù hợp với công suất (Khu vực sản xuất phải
rộng rãi, vỏ chai, bình nước và các dụng cụ dùng để
sản xuất nước không làm ảnh hưởng đến các đường
nội bộ trong nhà máy và các hoạt động sản xuất)
trong nghiên cứu này xác định được 78,3% cơ sở
đạt về mặt thiết kế nhà xưởng. Điều này cũng
hợp lý vì như đã nêu ở trên phần lớn các cơ sở
này đã được chứng nhận đủ điều kiện ATTP và
hai tiêu chí thiết kế theo nguyên tắc một chiều và
diện tích không bị thay đổi theo thời gian hoặc bị
xuống cấp.
Kết cấu nhà xưởng
Tỉ lệ cơ sở đạt về kết cấu nhà xưởng là rất
thấp (24,1%). Trong đó, cơ sở chưa quan tâm đầu
tư cho hệ thống phòng chống côn trùng, thiết kế
mặt sàn khu vực sản xuất và tường khu vực sản
xuất. Tỉ lệ này là thấp hơn so với kết quả thanh
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 555
kiểm tra năm 2011 của Chi cục An toàn vệ sinh
thực phẩm, tỉ lệ đạt là 90%(3). Điều này có thể là
do những tiêu chí này nếu định kỳ không được
bảo dưỡng, tu sửa, nâng cấp thì sẽ bị xuống cấp.
Bên cạnh đó, quá trình vệ sinh bề mặt tường
nhà, nền nhà, hệ thống phòng chiết rót là một
quá trình mang tính chất thường xuyên liên tục
nên để thực hiện tốt các điểm này đòi hỏi người
sản xuất phải có ý thức và trách nhiệm cao.
Trang thiết bị dụng cụ: Điều kiện về trang
thiết bị dụng cụ đạt là 79,3%. Để đánh giá điều
kiện về trang thiết bị dụng nghiên cứu đã đánh
giá theo 3 tiêu chí chính: Tiêu chí thứ nhất là các
dụng cụ tiếp xúc với nước phải làm bằng vật liệu
chuyên dùng cho thực phẩm, tất cả phải có
chứng nhận tiêu chuẩn sản phẩm được phép
dùng trong thực phẩm và phải được vệ sinh
sạch sẽ, với tiêu chí này nghiên cứu xác định
86/87 cơ sở đạt, kết quả này là cao hơn so với
nghiên cứu của Trần Thị Ánh Hồng, tại Bình
Định năm 2011(9). Tiêu chí thứ 2 là dụng cụ chứa
gom chất thải trong khu vực sản xuất phải đảm
bảo vệ sinh, tương tự như tiêu chí 1 nghiên cứu
này cũng tìm thấy tỉ lệ đạt là cao (89,7%). Tiêu
chí thứ 3 (83,9%) là đánh giá về dụng cụ lọc
nước, tiêu chí này do chuyên gia chuyên về
ngành sản xuất nước uống đóng chai đánh giá,
các quá trình được kiểm tra là: Làm mềm, khử
khoáng; lọc thô; lọc thẩm thấu ngược; khử trùng
bằng ozone.
Hệ thống thoát nước: Hệ thống thoát nước
đạt tiêu chuẩn an toàn thực phẩm là tương đối
thấp (77%), trong đó chủ yếu là hố chứa nước
thải không đảm bảo vệ sinh. So với kết quả
nghiên cứu của Trần Thị Ánh Hồng tại Bình
Định, năm 2011 kết quả nghiên cứu này là thấp
hơn (85%)(9). Sự khác biệt này là do khác biệt về
tiêu chí đánh giá. Trong nghiên cứu này xác
định cả hệ thống thoát nước trong và ngoài cơ
sở, bao gồm cả việc đánh giá hố chứa nước thải.
Điều kiện nhà vệ sinh
Trong nghiên cứu này, về vị trí xây dựng các
khu vực nhà vệ sinh cách khu vực sản xuất 5m
có 97,7% cơ sở đạt, về mặt thiết kế cửa nhà vệ
sinh không quay trực tiếp vào khu vực sản xuất
(91,9%) cơ sở đạt. Kết quả này cũng tương tự với
kết quả của Trần Thị Ánh Hồng tại Bình Định
năm 2011(9).Tuy nhiên, về trang thiết bị trong
nhà vệ sinh (Bồn rửa tay, xà bông, phương tiện làm
khô tay) chỉ đạt 62,1%, đa phần các cơ sở không
trang bị hoặc trang bị nhưng không đầy đủ các
trang thiết bị cần thiết để vệ sinh cá nhân sau khi
đi vệ sinh. Điều này là rất nguy hại vì người sản
xuất không có điều kiện tốt để vệ sinh cá nhân
đặc biệt là vệ sinh bàn tay. Nguyên nhân của
tình trạng này có thể là do người sản xuất thiếu
kiến thức hoặc cũng có thể là do người chủ cơ sở
tiết kiệm chi phí không trang bị.
Điều kiện vệ sinh con người
Với 2 tiêu chí đánh giá (Không mắc bệnh
truyền nhiễm và thực hành vệ sinh cá nhân) nghiên
cứu này chỉ tìm thấy 62,1% cơ sở đạt vệ sinh về
mặt người sản xuất. Do đó, trong thời gian tới
cần phải có biện pháp can thiệp nhằm nâng cao
ý thức chấp hành cho chủ cơ sở và cho người sản
xuất nhằm hạn chế đến mức thấp nhất nguy cơ ô
nhiễm từ người sản xuất. Bên cạnh đó, tỉ lệ cơ sở
có vệ sinh bao bì đạt tiêu chuẩn ATTP là thấp
(60,9%). Trong đó, chủ yếu là do quá trình xúc
rửa vỏ chai không đảm bảo vệ sinh.
Vỏ chai sử dụng
Chỉ có 36,8% cơ sở dùng vỏ chai sử dụng 1
lần (vỏ chai dưới 20 lít), đa số các cơ sở này là các
cơ sở lớn có quy trình công nghệ tự động. Việc
sử dụng vỏ chai 1 lần sẽ hạn chế được nguy cơ ô
nhiễm từ quá trình xúc rửa vỏ chai, tuy nhiên sử
dụng loại vỏ chai này sẽ làm tăng chi phí cho sản
xuất do đó nhà sản xuất còn hạn chế sử dụng.
Quy trình công nghệ
Đa số các cơ sở sản xuất nước uống đóng
chai có công nghệ sản xuất thủ công (86,2%). Chỉ
có (13,8%) cơ sở áp dụng công nghệ sản xuất tự
động. Kết quả này cũng hợp lý vì trong nghiên
cứu này đa số các cơ sở có quy mô vừa và nhỏ,
do đó quy trình công nghệ thủ công là chủ yếu.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 556
Tuy nhiên, quá trình sản xuất tự động là quá
trình sản xuất khép kín, do đó sẽ hạn chế được
tối đa được sự ô nhiễm chéo từ quá trình sản
xuất do con người và môi trường gây ra. Để
nâng cao chất lượng nước uống đóng chai trong
thời gian tới thì cần có giải pháp chuyển đổi quy
trình công nghệ từ thủ công qua công nghệ tự
động để hạn chế đến mức thấp nhất nguy cơ ô
nhiễm do qua trình sản xuất gây ra.
Kiến thức của người sản xuất nước uống
đóng chai (n=194)
Kiến thức về khám sức khỏe
Người sản xuất có kiến thức đúng về sức
khỏe (Biết được định kỳ khám sức khỏe 1 lần/năm và
biết được ít nhất 4 loại bệnh cần phải tạm thời nghỉ
việc) là thấp (50,5%). Điều này cho thấy người
sản xuất chưa có kiến thức đầy đủ về sức khỏe.
Mặc dù họ đã biết là phải khám sức khỏe định
kỳ nhưng cụ thể những bệnh nào cần phải tạm
nghỉ việc thì người sản xuất chưa biết đầy đủ.
Biểu đồ 1: Kiến thức về khám sức khỏe (n=194)
Kiến thức về trang phục khi sản xuất
Kết quả nghiên cứu cho thấy đa số người sản
xuất đã biết được cần phải có mũ, áo, khẩu
trang, găng tay (trên 85%) khi sản xuất nước
uống đóng chai. Kết quả này tương đồng với
nghiên cứu của Tiêu Văn Linh tại Bà Rịa Vũng
Tàu, năm 2009 (83,3%)(8). Tuy nhiên, chỉ có 68%
người sản xuất biết cần phải có giày dép riêng
trong khu vực chiết rót. Do dó, chỉ có 51,6%
người sản xuất đúng về trang phục khi sản xuất.
Kết quả nghiên này cho thấy các cơ sở sản xuất
cần quan tâm hơn nữa các quy định về giày dép
riêng trong khu vực chiết rót, nếu người sản xuất
dùng chung giày dép cho tất cả các khâu sản
xuất thì sẽ rất dễ gây ô nhiễm chéo giữa các công
đoạn của sản xuất.
Kiến thức về vệ sinh bàn tay
Tỉ lệ người sản xuất có kiến thức đúng về vệ
sinh tay là thấp (28,4%), trong đó người sản xuất
chưa biết được cách thức rửa tay đúng tiêu
chuẩn và các thời điểm cần phải rửa tay. Kết quả
này là thấp hơn so với nghiên cứu trước đây của
Tiêu Văn Linh tại Vũng tàu năm 2009 (97,1%)(8).
Kết quả xét nghiệm nước (n=87)
Chỉ tiêu kim loại nặng
Để đánh giá kim loại nặng, nghiên cứu đánh
giá các chỉ tiêu: Antimony, Arsen, Bari, Bor,
Bromat, Cadimi, Crom, Đồng, Chì, Mangan,
Thủy ngân, Molydben, Nicken, Selen. Kết quả
xét nghiệm cho thấy mẫu NUĐC đạt chỉ tiêu
kim loại nặng là 98,8%, đa số kim loại nặng đều
nằm trong giới hạn cho phép theo QCVN: 6 ‐
1:2010 ‐ BYT. Chỉ có chỉ tiêu Bromat không đạt.
Tuy nhiên, mức độ vượt quá giới hạn của chỉ
tiêu này là không cao (0,3mg/l). So với khu vực
phía bắc, thì kết quả nghiên cứu này là tương
đương so với nghiên cứu của Trần Thị Nga tại
Hà Nam năm 2011, đa số các chỉ tiêu kim loại
nặng đạt theo quy định chỉ có chỉ tiêu Pb đạt
94,7%(10). So với khu vực Đông Nam Bộ thì kết
quả nghiên cứu này là thấp hơn so với nghiên
cứu của Đặng Ngọc Chánh tại thành phố Hồ Chí
Minh năm 2008 (100%).
Chỉ tiêu lý hóa
Tất cả các chỉ tiêu lý hóa (Clor, Clorat, Clorit,
Xyanid, Nitrat, Nitrit, Fluorid) đều nằm trong
giới hạn cho phép theo QCVN: 6 ‐ 1:2010 ‐ BYT.
Kết quả này là tương đương với nghiên cứu của
Trần Thị Nga tại Hà Nam năm 2011(11)). Tuy
nhiên, kết quả này là cao hơn so với nghiên cứu
của Đặng Ngọc Chánh về khảo sát chất lượng
nước uống đóng chai trên địa bàn thành phố Hồ
Chí Minh năm 2006”(42%). Sự khác biệt này có
thể là do khác biệt về địa bàn nghiên cứu và thời
gian nghiên cứu.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 557
Chỉ tiêu vi sinh vật
Bảng 1: Kết quả xét nhiệm chỉ tiêu vi sinh vật (n=87)
Tên chỉ tiêu Tiêu chuẩn Đạtn (%) TV(KTV) Nhỏ nhất Lớn nhất
Coliform tổng số 0 73(83,9) 65(20 - 76) 5 9,5.104
Streptococci feacal 0 86 (98,8) 5(5 - 5) 5 5
Pseudomonas aeruginosa 0 56 (64,4) 90(25 - 1.200) 2 5,5.104
Bào tử vi khuẩn kị khí khử sulfit 0 83 (95,4) 5(2 - 10) 1 13
Đạt tất cả chỉ tiêu trên 0 50 (57,5) - - -
Ghi chú: TV: Trung vị; KTV: Khoảng tứ vị. Nhỏ nhất, lớn nhất, khoảng tứ vị và trung vị chỉ tính trên số mẫu
không đạt
‐ Coliform tổng số: Có 83,9% mẫu NUĐC
đạt chất lượng theo QCVN, so với nghiên cứu
của Trần Thị Ánh Hồng năm 2011 tại khu vực
miền trung (70%) và khu vực Đông Nam Bộ
theo nghiên cứu của Đặng Ngọc Chánh tại
thành phố Hồ Chí Minh năm 2006 (68%) thì
kết quả nghiên cứu này có tỉ lệ đạt về chỉ tiêu
Coliform là cao. So với các nước trên thế giới,
nghiên cứu này cũng mẫu NUĐC đạt về chỉ
tiêu Coliform là cao hơn: nghiên cứu Kassenga,
G. R ở Tanzania, năm 2007 (có 73,8% mẫu
nước có coliform tổng số đạt)(6).
‐ Streptococci feacal: Chỉ có 1 mẫu NUĐC
không đạt chỉ tiêu Streptococci feacal và có hàm
lượng thấp (5 Streptococci feacal/100ml). Kết quả
này là cao hơn so với nghiên cứu của Đặng Ngọc
Chánh như đã nêu ở trên (Có 76% mẫu NUĐC
đạt chỉ tiêu Streptococci feacal)(11). Nhìn chung chỉ
tiêu Streptococci feacal trong các mẫu nước uống
đóng chai tại thời điểm nghiên cứu là tương đối
an toàn cho người sử dụng.
‐ Pseudomonas aeruginosa:Chỉ có 56/87
(64,4%) mẫu NUĐC có hàm lượng
Pseudomonas aeruginosa đạt theoquy định. So
với các nghiên cứu được tiến hành tại Việt
Nam và trên thế giới thì nghiên cứu này có tỉ
lệ đạt thấp hơn: nghiên cứu tại khu vực tỉnh
Bình Định năm 2011 (98%), tỉnh Hà Nam năm
2011 (94,7%), nghiên cứu tại thành phố Hồ Chí
Minh năm 2006 có kết quả là (84,7%), nghiên
cứu được tiến hành ở Trinidad năm 2003 có
92,4% mẫu nước uống đóng chai đạt chỉ tiêu
Pseudomonas aeruginosa(6).
‐ Bào tử vi khuẩn kị khí khử sulfit: Có
95,4% mẫu NUĐC có hàm lượng bào tử vi
khuẩn kị khí khử sulfit đạt theo quy định, kết
quả này là tương đương với các nghiên cứu như
đã nêu ở trên và nguy cơ ô nhiễm chỉ tiêu này là
tương đối thấp.
Kết quả xét nghiệm chung cho tất cả chỉ
tiêu
Tỉ lệ mẫu nước uống đóng chai đạt tiêu
chuẩn theo QCVN: 6 ‐ 1:2010 ‐ BYT là thấp,
56,3%. Kết quả này phù hợp với kết quả khảo sát
của Viện Y tế Công cộng thành phố Hồ Chí
Minh (Năm 2006 chỉ có 51% mẫu nước đạt tiêu
chuẩn TCVN 6096:2004; năm 2007 tỉ lệ mẫu
NUĐC đạt tiêu chuẩn là 45,4% và năm 2008 chỉ
có 43,8% mẫu NUĐC được thử nghiệm đạt tiêu
chuẩn(6). Điều này cho thấy, chất lượng NUĐC
trên địa bàn tỉnh Bình Dương đang là vấn đề cấp
thiết và cần có chính sách can thiệp.
Chất lượng nước uống đóng chai và các
yếu tố liên quan
Những biến số được đưa vào phân tích đa
biến bao gồm những biến số có mối liên quan có
ý nghĩa thống kê trong phân tích đơn biến và
những biến số trong phân tích đơn biến có giá trị
p từ 0,05 đến dưới 0,25. Do đó, những biến số
đưa vào phân tích đa biến gồm: Biến số phụ
thuộc: Chất lượng nước; Biến số độc lập: Trang
thiết bị dụng cụ, kết cấu nhà xưởng, nhà vệ sinh,
vệ sinh bao bì, điều kiện con người, hệ thống
thoát nước, nguồn nước sử dụng; Biến số kiểm
soát: Dung tích vỏ chai, quy trình công nghệ. Sau
khi khử các yếu tố gây nhiễu bằng mô hình hồi
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 558
quy Poisson(0) và kiểm định mô hình có kết quả
như sau:
Bảng 2. Chất lượng nước và các yếu tố liên quan
Các đặc tính PR KTC95% P
Điều kiện con người đạt 1,8 1,1 - 2,8 0,015
Vệ sinh bao bì đạt 1,9 1,1 - 3,4 0,021
Dung tích vỏ chai <20 lít
(Vỏ chai dùng 1 lần)
1,5 1,1 - 2,1 0,005
Kết cấu nhà xưởng đạt 1,2 0,9 - 1,6 0,09
Trang thiết bị dụng cụ đạt 2,3 0,9 - 6,1 0,08
Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa
chất lượng nước uống với điều kiện con người
[PR=1,8, KTC95% (1,1 ‐ 2,8), P=0,015]. Cơ sở đạt
điều kiện con người có tỉ lệ mẫu NUĐC đạt cao
hơn 1,8 lần so với cơ sở không đạt điều kiện con
người. Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê
giữa chất lượng NUĐC với vệ sinh bao bì
[PR=1,9 KTC95% (1,1 ‐ 3,4), p=0,0021]. Kết quả
này là phù hợp với nghiên cứu của Trần Thị
Ánh Hồng như đã nêu ở trên(9). Có mối liên quan
có ý nghĩa thống kê giữa chất lượng NUĐC với
dung tích vỏ chai [PR=1,5; KTC95% (1,1 ‐ 2,11),
p=0,005]. Trong nghiên cứu này chưa tìm thấy
mối liên quan giữa: kết cấu nhà xưởng (p=0,09)
và trang thiết bị dụng cụ (p=0,08) với chất lượng
nước uống đóng chai.
KẾT LUẬN
Số lượng cơ sở dùng nguồn nước giếng
khoan để sản xuất NUĐC còn nhiều (50,6%); Số
lượng cơ sở áp dụng các quy trình quản lý chất
lượng còn rất thấp (2,3%); Đa số cơ sở sản xuất
NUĐC có công suất nhỏ dưới 5.000 lít/ngày
(90,8%), dùng vỏ chai trên 20 lít (63,2%) và sản
xuất nước uống đóng chai theo công nghệ thủ
công (86,2%).
Các điều kiện về an toàn thực phẩm đạt
còn thấp: Điều kiện về thiết kế nhà xưởng đạt
(24,1%); Điều kiện nhà vệ sinh đạt (59,8%);
Điều kiện con người đạt (62,1%); Vệ sinh bao
bì đạt (60,9%).
Người sản xuất có kiến thức đúng về thực
hành sản xuất là rất thấp (13,9%), đặc biệt là kiến
thức đúng về vệ sinh bàn tay (28,4%).
Tỉ lệ mẫu nước uống đóng chai đạt tiêu
chuẩn an toàn thực phẩm theo QCVN: 6 ‐ 1:2010
‐ BYT là thấp (56,3%). Trong đó, chỉ tiêu vi sinh
vật chỉ đạt 57,5%. Trong đó, ô nhiễm nhiều nhất
là Coliform tổng số và Pseudomonas aeruginosa.
Có mối liên quan giữa điều kiện con người,
dung tích vỏ chai sử dụng và vệ sinh bao bì với
chất lượng nước uống đóng chai.
KIẾN NGHỊ
Về phía cơ quan quản lý
‐ Công tác truyền thông: Vận động, khuyến
khích các cơ sở sản xuất NUĐC hạn chế sử dụng
nước giếng khoan vào quá trình sản xuất, có
chính sách hỗ trợ áp dụng các quy trình quản lý
chất lượng vào quá trình sản xuất; Khuyến khích
các các cơ sở dùng vỏ chai chỉ sử dụng một lần;
Nâng cao kiến thức về thực hành sản xuất, đặc
biệt là kiến thức đúng về vệ sinh bàn tay cho
người sản xuất nước uống đóng chai.
‐ Công tác thanh, kiểm tra: Tăng cường
thanh, kiểm tra các cơ sở sản xuất NUĐC không
để các cơ sở có chất lượng nước không đạt và
không đủ điều kiện an toàn thực phẩm tiếp tực
sản xuất nước uống đóng chai, đặc biệt là các
điều kiện: Điều kiện về thiết kế nhà xưởng, điều
kiện nhà vệ sinh; điều kiện con người;vệ sinh
bao bì.
‐ Công tác giám sát nguy cơ ô nhiễm: Định
kỳ tổ chức giám sát ô nhiễm thực phẩm nước
uống đóng chai và đặc biệt chú ý giám sát các
chỉ tiêu vi sinh vật, đặc biệt là Coliform tổng số và
Pseudomonas aeruginosa.
Về phía cơ sở sản xuất
Từng bước áp dụng các quy trình quản lý
chất lượng vào quá trình sản xuất; Thường
xuyên tổ chức hướng dẫn cho người sản xuất
nâng cao kiến thức và thực hành trong quá trình
sản xuất; Thường xuyên nâng cấp, bảo dưỡng
các điều kiện về thiết kế nhà xưởng; điều kiện
nhà vệ sinh, điều kiện con người, vệ sinh bao bì;
Định kỳ giám sát các chỉ tiêu vi sinh vật, đặc biệt
là Coliform tổng số và Pseudomonas aeruginosa.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 559
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Barros AJ, Hirakata VN (2003) Alternatives for logistic
regression in cross ‐ sectional studies: an empirical
comparison of modelsthat directly estimate the prevalence
ratio.BMC Medical Research Methodology. 3 (20) 123 ‐ 133
2. Bharath JM. Mosodeen S. Motilal S (2003) Microbial quality of
domestic and imported brands of bottled water in Trinidadʺ.
International journal of food microbiology. 81 (1) 53 ‐
3. Chi cục ATVSTP (2011) ʺBáo cáo công tác đảm bảo vệ sinh an
toàn thực phẩm năm 2011ʺ. Lưu Hành nội bộ. Sở Y tế Bình
Dương. Tr. 3 ‐ 8.
4. Cục ATVSTP (2007) Tài liệu hội nghị tổng kết chương trình
mục tiêu quốc gia VSATTP năm 2007ʺ. Lưu hành nội bộ. Bộ Y
tế. Tr. 7 ‐ 9.
5. Herath ATCL, Abayasekara R, Chandrajith NKA
(2012)Temporal variation of microbiological and chemical
quality of noncarbonated bottled drinking water sold in Sri
Lankaʺ. Journal of food science. 77 (3) 160 ‐ 164.
6. Kassenga GR. (2007) The health ‐ related microbiological
quality of bottled drinking water sold in Dar es Salaam.
Tanzania. Journal of water and health. No 5 (1). page179 ‐ 185.
7. Labo phân tích ‐ Khoa sức khỏe môi trường (2009) Chất lượng
nước uống đóng chai trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh từ
năm 2006 đến năm 2008ʺ. Kỷ yếu hội nghị khoa học an toàn thực
phẩm năm 2009. Cục ATVSTP. Tr 261 ‐ 264.
8. Tiêu Văn Linh (2009) Thực trạng vệ sinh an toàn thực phẩm ở
bếp ăn tập thể trường mẫu giáo ‐ tiểu học basn trú tỉnh bà Rịa
Vũng Tàu năm 2009. Luận văn tốt nghiệp CKII. Đại học Y dược
thành phố Hồ Chí Minh. Tr 56 ‐ 85.
9. Trần Thị Ánh Hồng (2012). Nghiên cứu chất lượng nước
uống đóng chai về mặt vi sinh vật trên địa bàn tỉnh Bình Định
năm 2011. Tạp chí y học thực hành. 842. 135 ‐ 147.
10. Trần Thị Thanh Nga (2012) Khảo sát chất lượng nước uống
đóng chai trên địa bàn tỉnh Hà Nam năm 2011. Tạp chí y học
thực hành. 842.119 ‐ 128.
11. Vũ Trọng Thiện, Đặng Ngọc Chánh, Trần Thị Nga (2008)
ʺKhảo sát chất lượng nước uống đóng chai trên địa bàn thành
phố Hồ Chí Minhʺ. Tạp chí Y học Tp Hồ Chí Minh. 12 (4). 192 ‐
197.
Ngày nhận bài báo: 17/5/2014
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 24/6/2014
Ngày bài báo được đăng: 14/11/2014
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- thuc_trang_ve_sinh_an_toan_thuc_pham_cua_co_so_san_xuat_nuoc.pdf