Trong quá trình hoạt động, Công ty đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, hoàn thành nghĩa vụ đối với ngân sách nhà nước. Đó là kết quả quá trình phấn đấu liên tục của ban Lãnh đạo và tập thể công nhân viên trong toàn Công ty .
Ngoài những kiến thức thu được từ đợt thực tập, tôi xin đưa ra một số ý kiến của mình nhằm góp phần vào sự phát triển của Công ty:
- Trong năm 2001 và 2002, tốc độ tăng trưởng của chi phí cao hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng của doanh thu thuần nên lợi nhuận ròng sẽ giảm. Trong thời gian tới, doanh nghiệp nên kiểm soát chặt chẽ giảm bớt những chi phí không cần thiết để tăng lợi nhuận ròng của Công ty.
- Hiện nay,Công ty chỉ mới áp dụng một hình thức đầu tư duy nhất là gửi tiền vào ngân hàng .Tuy nhiên, thị trường chứng khoán ở Việt Nam đang trên đà phát triển và hoàn thiện trong tương lai thì ngoài tiền gửi vào ngân hàng Công ty nên đầu tư vào những loại chứng khoán có khả năng thanh khoản cao .
- Hà Nội là một thành phố có tiềm năng du lịch lớn đồng thời cũng là trung tâm của các cơ quan đầu não trong cả nước, do đó lượng khách du lịch trong và ngoài nước ngày càng tăng, Công ty nên mở rộng và nâng cao các dịch vụ để thu hút được số đông lượng khách du lịch .
18 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1521 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực trạng về việc tổ chức quản lý và hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần vận tải và dịch vụ hàng hoá Hà Nội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu
Trong nhưng năm gần đây, nền kinh tế nước ta ngày càng phát triển ổn định và vững chắc. Chúng ta đã đạt được những thành tựu to lớn và có tính quyết định. Đất nước đang bước vào thời kỳ đổi mới, thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Nhiệm vụ quan trọng của các doanh nghiệp là tìm mọi cách phát huy hết tiềm năng của đất nước, phát triển nền kinh tế làm cho dân giàu nước mạnh.
Bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng hoạt động vì mục tiệu lợi nhuận. Tuy nhiên để có lợi nhuận và phát triển trước hết doanh nghiệp phải tồn tại và duy trì đều đặn hoạt động kinh doanh của mình. Trong nền kinh tế mở cửa, với xu thế hội nhập tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của mình. Nhưng nó cũng tạo ra thách thức lớn đối với doanh nghiệp, đòi hỏi doanh nghiệp phải có công tác quản lý kinh doanh có hiệu quả trên thị trường.
Trong thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần Vận tải & Dịch vụ Hàng hoá Hà Nội, tôi đã khảo sát chung về hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty với sự giúp đỡ của cán bộ công nhân viên trong Công ty để tôi hoàn thành bản báo cáo này
Báo cáo gồm 3 chương:
Chương I: Tổng quan về Công ty Cổ phần Vận tải & Dịch vụ Hàng hoá Hà Nội
Chương II: Thực trạng về việc tổ chức quản lý và hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Vận tải & Dịch vụ Hàng hoá Hà Nội
Chương III: Nhận xét chung
Chương I: Tổng quan về Công ty Cổ phần Vận tải & Dịch vụ Hàng hoá Hà Nội
1.Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty
Qúa trình hình thành:
Công ty Cổ phần Vận tải & Dịch vụ Hàng hoá Hà Nội có tên giao dịch quốc tế là: Hà Nội Goods Services and Transport Join Stock Company
Trụ sở chính của Công ty đặt tại: 27/785 Trương Định – Hà Nội
Công ty Cổ phần Vận tải & Dịch vụ Hàng hoá Hà Nội là một DNNN có đầy đủ tư cách pháp nhân và là một đơn vị hạch toán kinh tế độc lập. Công ty được thành lập ngày 16/5/1966 theo quyêt định số 228/BNT/QĐ-TCCB của sở Giao thông Vận tải Hà Nội trên cơ sở hợp nhất 3 Công ty: “Công ty hợp doanh ôtô số 1” “Công ty hợp doanh ôtô số 2” và “Công ty hợp doanh ôtô số 3” thành “Công ty Vận Tải & Dịch Vụ Hàng hoá -Hà Nội “, với chức năng chủ yếu là cung cấp vận tải và dịch vụ vận tải.
Khi mới sát nhập, Công ty gặp rất nhiều khó khăn do địa bàn quản lý rộng, cán bộ công nhân viên đông, cơ sở vật chất nghèo nàn, lạc hậu. Tập thể công nhân đã từng bước khắc phục khó khăn đưa Công ty đi lên trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh.
Năm 2001 – Năm bước vào thiên niên kỷ mới, đồng thời cũng là thời điểm doanh nghiệp chấm dứt hoạt động theo luật DNNN, chuyển sang hoạt động thưo luật doanh nghiệp, điều lệ cổ phần theo quyết định số: 2480/QĐ-UB ngày 16/6/1999 của UBND thành phố Hà Nội, với tên gọi mới đầy đủ là: ” Công ty Cổ phần Vận tải & Dịch vụ Hàng hoá Hà Nội “
2. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty Cổ phần Vận tải & Dịch vụ Hàng hoá
2.1 Chức năng của Công ty
Chức năng chính của Công ty là cung cấp vận tải và dich vụ vân tải, ngoài ra Công ty còn thực hiện một số chức năng sau bao gồm:
- Kinh doanh dịch vụ du lịch, lữ hành và các dịch khác.
- Kinh doanh kho, bãi
- Vận tải hành khách
- Dịch vụ ăn uống, karaoke
- Sát hạch xe cơ giới
- Kinh doanh lắp ráp xe máy
2.2 Nhiệm vụ của Công ty
Cung ứng, vận chuyển và chuyển và đại lý vận chuyển hàng hoá, hành khách liên tỉnh, du lịch, taxi ...
San lấp mặt bằng
Sửa chữa nâng cấp phương tiện
Xuất nhập khẩu và kinh doanh vật tư, thiết bị phụ tùng
Kinh doanh kho bãi, xếp dỡ hàng hoá, khai thác bến dỡ và trông giữ xe hàng hoá
Sát hạch lái xe cơ giới đường bộ và các dịch vụ nhà nghỉ, vui chơi, giải trí ....
2.3 Đặc điểm ngành nghề kinh doanh của Công ty
Công ty Cổ phần Vận tải & Dịch vụ Hàng hoá Hà Nội là một doanh, hoạt động theo điều lệ vốn cổ phần chuyên kinh doanh vận tải và dịch vụ vận tải bao gồm cả người và hàng hoá, xuất nhập khẩu kinh doanh vật tư phụ tùng xe máy .
Ngoài những hoạt động kinh doanh kể trên Công ty còn kinh doanh theo hình thức cho thuê kho, kinh doanh du lịch, dịch vụ, lắp rắp xe máy .
3. Cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần Vận tải & Dịch vụ Hàng hoá Hà Nội
3.1. Sơ đồ bộ máy quản lý
Ban giám đốc
Phòng kiểm toán
Phòng kế toán
Phòng tổ chức hành chính
Phòng đầu tư & phát triển
Các đơn vị sản xuất kinh doanh:
Trung tâm dịch vụ du lịch: 23 Hàn Thyên -HN
Trung tâm sản xuất xe máy
Phòng kinh doanh I
Phòng kinh doanh II
Phòng kinh doanh III
Các chi nhánh, ban đại diện:
Chi nhánh tại Hà Nội
Chi nhánh tại Hải Phòng
Sơ đồ: Cơ cấu bộ máy quản lý của Công ty Cổ phần Vận tải & Dịch vụ Hàng hoá Hà Nội
3.2. Chức năng của các bộ phận
Ban Giám đốc gồm 3 người: 1 Giám đốc và 2 Phó giám đốc
Giám đốc là người có quyền cao nhất và cũng là người chịu trách nhiệm cao nhất trước cơ quan cấp trên và trước cơ quan pháp luật cề mọi hoạt động của Công ty. Tất cả các phòng ban, chi nhánh đều thuộc quyền quản lý của Giám đốc .
Hai Phó Giám đốc có nhiệm vụ tham mưu cho Giám đốc và trực tiếp quản lý một số phòng, ban .Một Phó Giám đốc chuyên quản lý về lĩnh vực kinh doanh của các phòng, ban (điều hành về tài chính ). Một Phó Giám đốc chuyên quản lý về tổ chức hoạt động. Cả hai Phó Giám đốc đều có thể ký kết hợp đồng kinh doanh theo sự uỷ quyền của Giám đốc .
Phòng Tổ chức – Hành chính:
Quản lý nhân lực của Công ty, tham mưu cho Giám đốc sắp xếp bộ máy tuyển dụng lao động phù hợp, đưa ra các chính sách về lao động và tiền lương ; xây dựng chiến lược về đào tạo cán bộ công nhân viên ; Chịu trách nhiệm về công tác đối nội, đối ngoại, hậu cần, an ninh trật tự cho toàn cơ quan .
Phòng Đầu tư phát triển:
Chuyên đầu tư nghiên cứu các dự án, nghiên cứu các đối tác làm ăn để giúp cho ban Giám đốc quyêt định đầu tư cho dự án nào có hiệu quả nhất .
Phòng Kế toán:
Làm nhiệm vụ đánh giá hoạt động của Công ty theo định kỳ, lo toàn bộ vốn cho các đơn vị hoạt động, cho các phòng ban trong Công ty ; Lập bảng cân đối tài sản, báo cáo tài chính cuối năm trình Giám đốc, quyết toán với cơ quan cấp trên và cơ quan hữu quan ; Kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch kinh doanh và kế hoạch thu chi tài chính, kiểm tra việc gìn giữ và sử dụng các loại vật tư, tiền vốn, kinh phí .
Phòng kế toán kiểm toán:
Kiểm tra tính phù hợp và hiệu quả của hệ thống kiểm soạt nội bộ ; Kiểm tra xác nhận chất lượng, độ tin cậy của thông tin kế toán, tài chính của báo cáo tài chính, báo cáo kế toán quản trị trước khi ký duyệt ; Kiểm tra sự tuân thủ pháp luật, chính sách chế độ tài chính kế toán, nghị quyết cuả Ban Giám đốc.
Các phòng kinh doanh:
Được kinh doanh tổng hợp và làm các dịch vụ .Các phòng kinh doanh có thể ký kết hợp đồng riêng nếu có khách hàng riêng .
Các chi nhánh ban đại diện:
Được đặt ở một số địa điểm khác nhau để giao dịch làm ăn ký kết hợp đồng cho thuận tiện .
Các đơn vị sản xuất kinh doanh:
Trực tiếp tham gia sản xuất lắp ráp xe máy xuất ra thị trường .
4. Đặc điểm tổ chức kế toán tại Công ty Cổ phần Vận tải & Dịch vụ Hàng hoá
4.1. Sơ độ bộ máy kế toán
Trưởng phòng kế toán
Phó phòng kế toán
Kế toán thanh toán
Kế toán ngân hàng
Thủ quỹ
Kế toán theo dõi các bộ phận kinh doanh
Kế toán tổng hợp chi tiết cập nhật chứng từ
4.2 Chức năng của từng bộ phận:
Phòng kế toán gồm 6 thành viên
Trưởng phòng kế toán: Điều hành công việc chung, tổ chức công tác kế toán cho phù hợp với yêu cầu quản lý ; Trưởng phòng chịu trách nhiệm về tính pháp lý và tính trung thực của các báo cáo tài chính, hạch toán tổng hợp và báo cáo ; Trưởng phòng trực tiếp đào tạo đội ngũ kế toán.
Phó phòng kế toán: Giúp trưởng phòng theo dõi tình hình vốn, tài chính và tính lãi vay cho các đơn vị, theo dõi công nợ toàn Công ty, phối hợp với trưởng phòng báo cáo tổng hợp, báo cáo ban ngành.
Kế toán thanh toán: Thanh toán tiên mặt, tài khoản tạm ứng, chi tiết chi phí, công cụ dụng cụ, thanh toán bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, tiền thuê nhà, kho tàng, điện nứơc, điện thoại …
Kế toán ngân hàng: Theo dõi tài khoản tiền gửi, tiền vay ngắn hạn và dài hạn của VND và ngoại tệ .
Thủ quĩ: Làm nhiệm vụ quản lý quỹ, thực hiện thu chi, lập báo cáo quĩ.
Kế toán theo dõi các bộ phận kinh doanh: Theo dõi các phòng, hợp đồng nội bộ, theo dõi việc cấp phát hoá đơn.
Kế toán tổng hợp chi tiết cập nhật chứng từ: Tập hợp các chứng từ kế toán mới phát sinh, tổng hợp thu chi và ghi vào các sổ liên quan.
Hệ thống sổ kế toán của Công ty: Công ty sử dụng hệ thống sổ Nhật ký chung với hệ thống sổ cái và các sổ chi tiêt có liên quan.
Chương II: Thực trạng về việc tổ chức quản lý và hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Vận tải & Dịch vụ Hàng hoá Hà Nội
1 Tình hình lao động tại Công ty
Hiện nay Công ty có 320 cán bộ công nhân viên, trong đó cán bộ quản lý là 20 người. Số cán bộ nhân viên trong Công ty phần lớn đã được đào tạo cơ bản. Có hơn 70% có trình độ cao đẳng trở lên .Công ty có chính sách khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các nhân viên học thêm để nâng cao trình độ nghiệp vụ, tin học, ngoại ngữ.Với đội ngũ cán bộ trẻ, năng động, nhiệt tình có trinh độ chuyên môn cao, hoạt động kinh doanh của Công ty không ngừng nâng cao hiệu quả, đời sống của cán bộ công nhân viên ngày càng được nâng cao. Điển hình cho đến năm 2002 tiền lương trung bình của nhân viên là:
Tiền lương bình quân 1 người /tháng: 900.000VND
Thu nhập bình quân 1 người /tháng: 1.000.000
2. Cơ cấu nguồn vốn và cơ cấu tài sản
Công ty Cổ phần Vận tải & Dịch vụ Hàng hoá Hà Nội là một doanh nghiệp thương mại, chuyên cung cấp vận tải và dịch vụ vân tải, do vậy nguồn vốn phần lớn đầu tư cho tài sản lưu động. Tuy nhiên, qua từng năm cơ cấu tài sản lại có sự biến đổi. Để xem xét cơ cấu tài sản trong từng năm của công ty có hợp lý hay không ta xem xét biểu 1 – Cơ cấu tài sản nguồn vốn của Công ty trong 3 năm:
Chỉ tiêu
Năm 2001
Năm 2002
Qúy II năm 2003
Số tiền
(tr.đ)
%
Số tiền
(tr.đ)
%
Số tiền
(tr.đ)
%
I.Tài sản
95.537,47
100
113.306,13
100
83.734,87
100
1.Tài sản lưu động
85.549,95
89,55
73.970,53
65,28
38.653,83
46,16
2.Tài sản cố định
9.987,52
10,45
39.335,59
34,72
45.081,04
53,84
II.Nguồn vốn
95.537,47
100
113.306,13
100
83.734,87
100
1.Nợ phải trả
63.865,73
66,85
79.443,95
70,11
51.310,67
61,28
2.Nguồn vốn CSH
31.671,74
33,15
33.862,18
29.89
32.424,20
38,72
Biểu 1: Cơ cấu tài sản nguồn vốn cuả Công ty Cổ phần Vận tải & Dịch vụ Hàng hoá Hà Nội
Nguồn: Được cung cấp tại phòng Tài chính – kế toán Công ty Cổ phần Vận tải & Dịch vụ Hàng hoá Hà Nội
Năm 2001: Tổng tài sản của Công ty đạt 95.537,47 triệu đồng, trong đó tài sản lưu động chiếm 89,55% là một tỷ lệ khá cao và hoàn toàn hợp lý với loại hình kinh doanh của doanh nghiệp.
Nguồn vốn chủ sở hữu của công ty năm 2000 chiếm 33.15% trong tổng nguồn vốn. Do vậy tài sản cố định của Công ty đã được tài trợ vững chắc bằng nguồn vốn chủ sở hữu .
Năm 2002: Gía trị tổng tài sản 113.306,13 triệu đồng, trong đó tài sản cố định tăng thêm 29.340,07 triệu đồng và tài sản lưu động của công ty lại giảm11.579,73 triệu đồng so với năm 2001. Tài sản lưu động năm 2002 giảm là do trong thời điêm này doanh nghiệp bắt đầu bước vào thời kỳ cổ phần hoá, và Công ty tiến hành xây dựng lại bến, bãi, kiốt cho thuê, đàu tư vào khu lắp ráp xe máy …Chính vì vậy mà tài sản cố định của công ty tăng lên đột ngột, phần lớn vốn được huy động cho đầu tư xây dựng các công trình hứa hẹn mang lại lợi nhuận cao trong tương lai.
Năm 2002 nguồn vốn CSH được bổ sung, song do nguồn vốn tăng chủ yếu là so huy động vốn góp của các cổ đông.
Qúy II năm 2003: Gía trị tổng tài sản 83.734,87 triệu đồng trong đó tài sản lưu động chỉ chiếm 46,16% do Công ty tiếp tục đầu tư vào tài sản cố định chiếm 53,84% trong tổng tài sản.
Nguồn vốn CSH của Công ty chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn và cao hơn so với năm 2001 và 2002
Qua phân tích ở trên ta thấy trong 3 năm cơ cấu tài sản có nhiều biến động do yêu cầu sản xuất kinh doanh trong từng thời kỳ. Trong năm 2001 và năm 2002 tài sản lưu động của công ty chiếm 89,55% và 65,28% là tỷ lệ hợp lý. Nhưng năm 2003 thì tỷ lệ này chiếm 46,16% trên tổng tài sản vì vậy doanh nghiệp cần xem xét kỹ để cố tỷ lệ hợp lý với loại hình sản xuất kinh doanh của mình.
3. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty
Đơn vị tính: Nghìn đồng
Chi tiêu
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
Qúi 2 năm 2003
Doanh thu
5.063.569.000
15.251.655.000
16.768.298.000
6.823.228.300
Chi phí
4.505.996.000
14.563.070.000
16.389.464.000
6.263.055.300
Lợi nhuận trước thuế
557.573.000
688.585.000
378.834.000
560.423.000
Thuế TN doanh nghiệp
178.423.360
220.347.200
121.226.880
Lợi nhuận sau thuế
379.149.640
468.237.800
257.607.120
Biểu 2: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh cuả Công ty trong 4 năm
Nguồn: Được cung cấp tại phòng Tài chính – kế toán Công ty Cổ phần Vận tải & Dịch vụ Hàng hoá Hà Nội
Năm 2000- 2001: Qua bảng phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh, ta thất tốc độ tăng trưởng của Công ty năm 2001 khá lớn. Tổng doanh thu tăng 10.188.086.000đ. Điều này cho thấy tốc độ tăng trưởng của Công ty là rất tốt .
Năm 2000 khi công ty bắt đầu chuẩn bị bước sang cổ phần hoá có một doanh nghiệp cần phải tập trung giải quyết một số vấn đề còn lại để chính thức hoạt động theo cơ chế mới, nên cũng ảnh hưởng đến lợi nhuận của Công ty. Bước sang năm 2001 doanh nghiệp chính thức cổ phần hoá, do có chiến lược thích ứng kịp thời của ban lãnh đạo nên hoạt động sản xuất kinh doanh có bước nhảy vọt .
Năm 2001-2002: Bước sang năm 2002 tốc độ tăng trưởng của Công ty có phần chậm lại lợi nhuận trước thuế giảm 99.120.320đ.Năm 2002, kết quả hoạt động kinh doanh bị giảm sút do ảnh hưởng của nhiều yếu tố trong đó có yếu tố môi trường kinh doanh trong và ngoài nước, công ty phải đối đầu với nhiều đối thủ cạch tranh hơn, cho nên đòi hỏi doanh nghiệp phải không ngừng đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ của mình .
4. Tình hình thanh toán công nợ tại Công ty Cổ phần Vận tải & Dịch vụ Hàng hoá Hà Nội
Để phân tích tình hình thanh toán công nợ của Công ty ta sử dụng các công thức sau:
Hệ số thanh toán hiện hành = Tài sản lưu động
Nợ ngắn hạn
Hệ số thanh toán nhanh =Tài sản lưu động – Gía trị lưu kho
Đơn vị tính: Triệu đồng
Nợ ngắn hạn
Chỉ tiêu
2000
2001
2002
Qúi 2 năm 2003
1.Tài sản lưu động
32.653,45
85.549,53
73.970,53
38.653,83
2.Gía trị lưu kho
14.757,92
37.121,89
14.183,83
12.716,59
3.Nợ ngắn hạn
21.623,38
63.865,73
56.192,1
24.903,07
4.Hệ số thanh toán hiện hành(lần)
1.51
1.33
1.31
1.55
5.Hệ số thanh toán nhanh(lần)
0.82
0.76
1.06
1.04
Biểu 3: Hệ số thanh toán của Công ty Cổ phần Vận tải & Dịch vụ Hàng hoá
Nguồn: Được cung cấp tại phòng Tài chính – kế toán Công ty Cổ phần Vận tải & Dịch vụ Hàng hoá Hà Nội
Hệ số thanh toán hiện hành của Công ty trong 3 năm gần đây 2000-2002 và trong quí 2 luôn lớn hơn 1. Điều này chứng tỏ khả năng thanh toán nợ ngắn hạn bằng tài sản lưu động của Công ty là tốt. Tuy nhiên, vẫn có sự thay đổi hệ số này trong các năm. Năm 2000, hệ số thanh toán hiện thời là 1.51 lần, nhưng sang năm 2001 và 2002 hệ số này giảm dần còn 1.33 và 1.31 lần. Sở dĩ có sự giảm sút này là do năm 2002 nợ ngắn hạn nhỏ hơn tỷ lệ giảm của tài sản lưu động. Nhưng đến năm 2003 tỷ lệ này lại tăng lên là 1.55 lần điều này chứng tỏ tỷ lệ giảm nợ ngắn hạn hơn so với tỷ lệ giảm của tài sản lưu động.
Qua việc phân tích khả năng thanh toán hiện hành ta thấy Công ty đã duy trì được khả năng thanh toán an toàn. Tuy nhiên, một phần do tài sản lưu động đã được tài trợ bởi nguồn dài hạn nên chi phí huy động vốn cao. Công ty có thể xem xét để duy trì tỷ lệ gữa tài sản lưu động và nợ ngắn hạn hợp lý hơn.
Hệ số thanh toán của Công ty cũng có nhiều biến động. Năm 2000, hệ số này là 0.82 lần năm 2001 giảm xuống còn 0.76 lần, năm 2002 tăng lên là 1.06 lần và năm 2003 giảm xuống còn 1,04 lần .Năm 2002 khả năng thanh toán nợ của Công ty là tốt nhất.
Chương III: Nhận xét chung
1. Thị trường của Công ty
Thị trường của Công ty rộng khắp cả nước, với những mặt hàng khác nhau. Hoạt động chủ yếu của Công ty là cung cấp vận tải và dịch vụ vận tải. Tuy nhiên nhưng năm gần đây Công ty gặp không ít khó khăn trên thị trường này số lượng các công ty cung cấp vận tải ngày càng tăng dẫn đến sự cạch tranh gay gắt đến mọi hoạt động của Công ty. Điều này gây không ít khó khăn cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực như Công ty Cổ phần Vận tải & Dịch vụ Hàng hoá Hà Nội .
2. Môi trường kinh doanh của Công ty.
Trải qua các bước phát triển của nền kinh tế quốc dân và các chính sách của nhà nước trong từng thời kỳ, Công ty Cổ phần Vận tải & Dịch vụ Hàng hoá Hà Nội đã không ngừng mở rộng đầu tư vào chiều sâu hơn, làm cho cơ sở phát triển trong những năm sau… Với sự phát triển không ngừng của Thủ đô, Công ty Cổ phần Vận tải & Dịch vụ Hàng hoá Hà Nội đã đa dạng hoá các loại hình sản phẩm dịch vụ, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nhân dân Thủ đô .
3. Phương hướng và mục tiêu hoạt động của Công ty
Công ty đã xây dựng bộ máy quản lý khá chặt chẽ lựa chọ đội ngũ cán bộ có trình độ nghiệp vụ tương đối vững vàng, có trách nhiệm, năng động sáng tạo phát huy tốt tinh thần dân chủ trong sản xuất kinh doanh. Việc tổ chức bộ máy kế toán của Công ty hiện nay là hợp lý phù hợp với đặc điểm tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty, phù hợp với trình độ khả năng vủa từng bộ phận nhân viên đồng thời phát huy nâng cao trình độ nghiệp vụ của cán bộ kế toán. Bộ máy kế toán của Công ty hoạt động theo hình thức tập trung rất thuận tiện trong việc quản lý .
Ban Giám đốc Công ty thực hiện đúng quy chế dân chủ công khai thông báo kế hoạch sản xuất kinh doanh đến từng đơn vị, phòng ban hàng quí, hàng năm của Công ty cho phù hợp với đặc điểm của Công ty.Công ty cũng đã nhận thức rõ vai trò của công Đoàn & Đoàn Thanh niên Cộng sản là rất quan trọng trong việc động viên cán bộ công nhân viên tham gia sản xuất kinh doanh và nâng cao năng suất lao động, do đó Công ty đã tổ chức các hoạt động thi đua có khen thưởng, đã thực sự là nguồn động viên lớn cho cán bộ công nhân viên.
Trong thời gian vừa qua Công ty đã nhận thấy các quy chế về kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất, qui chế dân chủ về nâng cao bậc lương, qui chế dân chủ về chính sách thực hiện đối với người lao động là những qui chế đạt hiệu quả nhất. Bên cạnh đó Công ty còn có một số hạn chế như: Một số lĩnh vực sản xuất dịch vụ là mũi nhọn ,thế mạnh của đơn vị, nhưng do yếu tố khách quan mà tương lai khó tồn tại: Như trông giữ xe tải, số lĩnh vực còn lại khác chưa thể thay thế hoặc bứt lên được, nên mục tiêu thay đổi chất và lượng của Công ty trong tương lai gần còn thiếu động lực và cơ sở ; Vấn đề hợp thức hoá quyền sử dụng đất còn gặp nhiều khó khăn và trở ngại ; Sản lượng, doanh thu, hiệu quả của một vài lĩnh vực trong sản xuất vận tải nhìn chung chưa đáp ứng được so với đòi hỏi, yêu cầu hoặc tương xứng với qui mô đầu tư ; Một số công nhân lao động năng lực còn hạn chế, tinh thần tự giác chưa cao ; Công tác kiểm tra và biện pháp xử lý chưa triệt để và quyết liệt .
4. Xu hướng phát triển của Công ty
Bám sát nhiệm vụ, định hướng vủa Phương án sản xuất kinh doanh sau cổ phần hoá, có tính đến sự thay đổi hoặc điều chỉnh cần thiết để phù hợp với vối cảnh, điều kiện của đơn vị và nền kinh tế xã hội .
Tiếp tục củng cố duy trì và tăng cường công tác đầu tư hoặc liên doanh, liên kết để phát triển, mở rộng sản xuất kinh doanh (trong đó phấn đấu để có 1 hoặc 2 ngành nghề mũi nhọn phát triển có tính bền vững nhằm tạo động lực, thúc đẩy sản xuất kinh doanh) theo định hướng đa ngành, đa nghề, theo nguyên tắc sản xuất hoặc kinh doanh phải đạt hiệu quả, đảm bảo đủ ba lợi ích, đúng đường lối chính sách của Nhà nước, cũng như phù hợp với cơ chế mở cửa cuả nền kinh tế thị trường.
Tập trung nguồn lực của Công ty và của cổ đông, để phát triển vận tải, nhằm nhanh chóng chuyển hoá lĩnh vực kinh doanh vận tải sớm trở thành mũi nhọn trong sản xuất kinh doanh của năm kế hoạch 2003 và những năm tiếp theo của Doanh nghiệp .
5. Nhận xét
Trong thời gian thực tập tại Công ty, với kiến thức đã tích luỹ được tại trường học cùng với sự chỉ bảo tận tình của các cán bộ công nhân viên trong Công ty, tôi đã trực tiếp tham gia khảo sát tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty Cổ phần Vận tải & Dịch vụ Hàng hoá Hà Nội .Tôi đã nhận thấy một số thuận lợi và khó khăn cơ bản đang tồn tại:
Thuận lợi:
Được sự chỉ đạo, hỗ trợ phát triển của lãnh đạo các phòng, ban nhiệm vụ sở Giao thông Công chính trong định hướng phát triển và tổ chức để tham gia vào ngành nghề sản xuất kinh doanh
Khí thế tích cực hồ hởi của người lao động, và sự hỗ trợ thiết thực với nhiều hình thức, trên nhiều lĩnh vực của không ít cổ đông, là nguyên nhân động lực cho sản xuất kinh doanh phát triển .
Bộ máy lãnh đạo Công ty được bổ sung tăng cường, đã thể hiện được tinh thần đoàn kết, trách nhiệm, sự nặng động và vân dụng sáng tạo trong nghiệp vụ quản lý, tổ chức điều hành sản xuất kinh doanh.
Thế mạnh về tiềm năng đất đai .
Được nhà nước cấp nguồn kinh phí hỗ trợ nhất định để đào tạo, đào tạo lại nguồn lực đáp ứng cho nhu cầu sản xuất kinh doanh hiện tại. lâu dài đồng thời giải quyết chế độ cho người lao động dôi dư nghỉ việc đã lâu.
Khó khăn:
Ngành nghề sản xuất kinh doanh chủ yếu phụ thuộc vào yếu tố khách quan( Thời tiết, nguồn hàng..). Đặc biệt từ tháng 04/2001 thực hiện quyết định số 12/2001/QĐ-UB của thành phố Hà Nội, phương tiện hoạt động nội đô bị khống chế về trọng tải, và thời gian đã ảnh hưởng tới kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty
Có đủ quĩ đất để phục vụ sản xuất kinh doanh nhưng do cơ sở vật chất còn nghèo nàn, lạc hậu, cao độ lại thấp nên thường xuyên xảy ra ngập úng, ảnh hưởng tới tình hình kinh doanh của Công ty.
Cơ chế ban hành chính sách của nhà nước chưa đầy đủ, đồng bộ trong giao dịch như: vay vốn, thể chế đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước hoặc liên doanh với nước ngoài. Chỉ xét và ưu đãi cho các doanh nghiệp nhà nước .
Đứng trước những khó khăn trên, Công ty Cổ phần Vận tải & Dịch vụ Hàng hoá Hà Nội đã tập trung trí tuệ tìm tòi hướng phát triển sản xuất kinh doanh ổn định đời sống cho hơn 300 công nhân viên trong Công ty. Công ty nhận thấy sự cần thiết của cải thiện, mở rộng sản xuất là sự sống còn của Công ty. Chính vì vậy Công ty đã đầu tư mở rộng mặt bằng cơ sở vật chất, kịp thời đáp sự đòi hỏi của thị trường, đồng thời đảm bảo an toàn các mặt trong công tác trông giữ xe ôtô. Qúi III năm 2001, Công ty đã triển khai vận chuyển 6000m3 đất, đá để san lấp 1.35 ha mặt bằng, mở rộng bến phụ là nhân tố thuận lợi và quyết định các nguồn thu từ trông xe ôtô ( tăng 54,2 % so với doanh thu năm 2000). Để đạt được kết quả đó, Công ty phải từng bước xây dựng định mức lao động hợp lý, có chính sách khen thưởng rõ ràng, đã kịp thời động viên được cán bộ đội ngũ cán bộ công nhân viên gắn bó với Công ty, làm việc hết mình vì sự lớn mạnh của Công ty
Công ty Cổ phần Vận tải & Dịch vụ Hàng hoá Hà Nội đã hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch như sản xuất kinh doanh, chỉ tiêu nộp ngân sách, bảo toàn và phát triển được nguồn vốn nhà nước giao, sản xuất kinh doanh có lãi, đảm bảo việc làm và ổn định thu nhập .
Trong quá trình hoạt động, Công ty đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, hoàn thành nghĩa vụ đối với ngân sách nhà nước. Đó là kết quả quá trình phấn đấu liên tục của ban Lãnh đạo và tập thể công nhân viên trong toàn Công ty .
Ngoài những kiến thức thu được từ đợt thực tập, tôi xin đưa ra một số ý kiến của mình nhằm góp phần vào sự phát triển của Công ty:
Trong năm 2001 và 2002, tốc độ tăng trưởng của chi phí cao hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng của doanh thu thuần nên lợi nhuận ròng sẽ giảm. Trong thời gian tới, doanh nghiệp nên kiểm soát chặt chẽ giảm bớt những chi phí không cần thiết để tăng lợi nhuận ròng của Công ty.
Hiện nay,Công ty chỉ mới áp dụng một hình thức đầu tư duy nhất là gửi tiền vào ngân hàng .Tuy nhiên, thị trường chứng khoán ở Việt Nam đang trên đà phát triển và hoàn thiện trong tương lai thì ngoài tiền gửi vào ngân hàng Công ty nên đầu tư vào những loại chứng khoán có khả năng thanh khoản cao .
Hà Nội là một thành phố có tiềm năng du lịch lớn đồng thời cũng là trung tâm của các cơ quan đầu não trong cả nước, do đó lượng khách du lịch trong và ngoài nước ngày càng tăng, Công ty nên mở rộng và nâng cao các dịch vụ để thu hút được số đông lượng khách du lịch .
Kết luận
Trên đây là báo cáo thực tập của tôi tại Công ty Cổ phần Vận tải & Dịch vụ Hàng hoá Hà Nội. Do thời gian và kiến thức có hạn nên không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự góp ý và hướng dẫn của các thầy cô giáo và các cán bộ công nhân viên trong Công ty. Qua bản báo cáo này tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo và các cán bộ công nhân viên trong Công ty Cổ phần Vận tải & Dịch vụ Hàng hoá Hà Nội đã giúp tôi hoàn thành đợt thực tập vừa qua .
Mục lục
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- BC504.doc