Thực trạng XĐGN và phong trào thanh niên nông thôn XĐGN

Hộ nghèo DTTS định cư thường trú tại địa phương có khó khăn về đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt (thực hiện theo Quyết định 134/2004/QĐ-TTg ngày 20/07/2004 của Thủ tướng Chính phủ). Hộ nghèo khác chưa có nhà học nhà ở tạm bợ. Chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở thực hiện trên phạm vi toàn quốc. 8.3. Cơ quan quản lý: Uỷ ban dân tộc chủ trì và phối hợp với bộ xây dựng, Bộ Nông nghiệp phát triển nông thôn. 8.4 Cơ quan thực hiện: UBND các tỉnh thành phố. 8.5 Nội dung: -Về hỗ trợ đất ở cho hộ nghèo DTTS: Đối với những địa phương còn quỹ đất: Giao cho hộ nghèo DTTS với mức đất ở tối thiểu là 200m2 cho một hộ sống ở nông thôn.

doc87 trang | Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1173 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thực trạng XĐGN và phong trào thanh niên nông thôn XĐGN, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
là sản xuất nông, lâm, thuỷ sản hàng hoá với quy mô lớn theo yêu cẩu của thị trường hoặc lấy sản xuất hàng hoá làm mục đích chủ yếu là đặc trưng quan trọng nhất. -Về yếu tố sản xuất: Hoạt động sản xuất kinh doanh được tiến hành trên cơ sở các yếu tố sản xuất: đất đai, tiền vốn được tập trung ở một quy mô nhất định theo yêu cầu của sản xuất hàng hóa. -Về tổ chức sản xuất: kinh tế trang trại có phương thức sản xuất tiến bộ, quản lý sản xuất, kinh doanh tiên tiến có khả năng đem lại hiệu quả kinh tế cao. -Về chủ kinh tế trang trại có ý chí khát vọng làm giàu, cần cù lao động, có kiến thức và kinh nghiệm kinh doanh trong cơ chế thị trường. Trang trại gia đình còn có đặc trưng lao động gia đình là chủ yếu do đó có thể nói các chủ trang trại gia đình sử dụng lao động có hiệu quả. Tiêu chí cơ bản để phân biệt trang trại thanh niên với các trang trại khác chủ yếu là chủ trang trại là thanh niên, có quyền độc lập, tự chủ về tài chính, được chủ động quyết định phương hướng sản xuất kinh doanh. -Sự phát triển của kinh tế trang trại thanh niên: Sau khi có Chỉ thị số 100, Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị, Luật Đất đai 1993 và sửa đổi, các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, sự chỉ đạo kịp thời của Ban Chấp hành TW Đoàn đã tạo điều kiện cho kinh tế trang trại thanh niên ra đời và phát triển. Dưới tác động của có chế thị trường, nhiều thanh niên đã mạnh dạn tách hộ, độc lập, quyết đoán, sáng tạo, tìm tòi hướng sản xuất kinh doanh và nhiều người trẻ đã vươn lên thoát nghèo, vượt nghèo và trở lên giàu có. Mô hình kinh tế trang trại thanh niên phát triển rẩt đa dạng trong địa bàn cả nước với nhiều quy mô (lớn vừa và nhỏ), nhiều loại hình phương hướng sản xuất kinh doanh bên cạnh các trang trại kinh doanh tổng hợp, kết hợp đã xuất hiện một số trang trại chuyên môn hoá với quy mô lớn như chăn nuôi lợn, nuôi trồng thuỷ sản như tôm, cua tại Hải Phòng, Quảng Ninh, Nam Định. Theo báo cáo tổng hợp tại hội nghị chuyên đề về trang trại trẻ và làng thanh niên toàn quốc tại Hoà Bình, hiện nay cả nước hiện có mười lăm nghìn trang trại trẻ, một trăm mười ba nghìn trang trại toàn quốc và 400 làng thanh niên tập trung chủ yếu ở các tỉnh miền núi và trung du. Tổng hợp báo cáo của mười lăm tỉnh, thành đoàn phía Bắc số lượng trang trại trẻ phát triển như Bắc Giang (3.024), Sơn la (1.000), Yên Bái (815), Hà Giang (582), Quảng Ninh (395) Báo cáo đánh giá hiệu quả trang trại trẻ của TW Đoàn đã khẳng định: Các trang trại trẻ đã góp phần to lớn vào quá trình phát triển kinh tế trang trại của cả nước, tích tụ vốn, lao động, đất đai. khoa học công nghệ, kinh nghiệm quản lý và kinh doanh nhất là kinh nghiệm thích ứng với cơ chế thị trường, góp phần đưa nông nghiệp nước ta phát triển theo hướng kinh tế hàng hoá, không ngừng nâng cao chất lượng, hiệu quả. Nhờ đó mà nâng cao thu nhập cho người lao động, do vậy có tác động tích cực tới xoá đói giảm nghèo. Trang trại trẻ cũng góp phần cải thiện môi trường sống ở nước ta như việc phủ xanh đất trống đồi núi trọc. -Kết quả một số mô hình cụ thể: Khung số 2: Trang trại trẻ của Nguyễn Văn Hưng tại Hương Đồng xã Lộc Yên huyện Hương Khê Hà Tĩnh. Với 5 triệu đồng vốn trong tay do bố mẹ vay hộ Nguyễn Văn Hưng đã mạnh dạn mua lại 1ha đất, số tiền còn lại mua gạo ăn và dụng cụ lao động, sau đó với nỗ lực của bản thân Nguyễn Văn Hưng đã khai hoang thêm được 4 sào đất, tự mình góp nhặt. Đầu tư lấy ngắn nuôi dài đầu tiên là trồng dưa hấu, sau đó trồng thêm cam, gió trầm, keo lai; có tích luỹ những năm sau Nguyễn Văn Hưng đã mua thêm đất, tiếp tục sản xuất cây giống các loại đem bán cho các hộ sản xuất kinh tế trang trại người dân trong và ngoài huyện. Thu nhập năm sau cao hơn năm trước doanh thu năm 2004 là 420 triệu đồng giải quyết lao động thương xuyên cho 6 lao động có thu nhập ổn định và hàng nghìn ngày công lao động cho thanh niên nông thôn. Hiện nay quy mô trang trại của Nguyễn Văn Hưng là 20 ha, trong đó đã trồng được 1.500 cây ăn quả đang bắt đầu đến thời kỳ cho thu hoạch, gần 10.000 cây gió trầm và trên 30.000 cây keo nguyên liệu, duy trì vườn ươm cây giống 0,5 ha; chăn nuôi bò nái 8 con, 30 con lợn, diện tích ao cá 1ha, số lao động thường xuyên là 12 người với thu nhập từ 700.000đ đến 1.500.000đ/người trên tháng. Hiện nay trang trại đang có chiều hướng phát triển rất tốt và hứa hẹn có thu nhập cao trong những năm tới và có xu hướng mở rộng thêm thu hút thêm nhiều lao động góp phần giải quyết việc làm, xoá đói giảm nghèo cho thanh niên nông thôn. Từ chỗ năm 2002 mới có 12 thành viên tham gia thành lập trang trại trẻ, đến nay trong xã đã phát triển được 26 mô hình trang trại của thanh niên và thu nhập bình quân từ 20 triệu đồng/ năm trở lên giải quyết được việc làm cho hàng trăm lao động là thanh niên nông thôn góp phần xoá đói giảm nghèo và tạo động lực cho thanh niên nông thôn vươn lên làm giàu.(Báo cáo xã Lộc Yên-Hương Khê-hà tĩnh) Khung số 3: Mô hình làm kinh tế trang trại trồng cây ăn quả của Ma Văn Thời bí thư đoàn xã Dương Phong huyện Bạch Thông tỉnh Bắc Kạn cho thu nhập trên 50 triệu đồng trên năm. Mô hình của Ngọc Văn Huỳ, Bí thư chi đoàn thôn Nà Vịt, xã Nông Thượng, thĩ xã Bắc Kạn cho thu nhập 60 triệu đồng/ năm. Khung số 4: Mô hình trang trại tập thể chăn nuôi bò sinh sản của ông Nguyễn Đình Lai tại xã Lương Hạ, huyện Na Rì đã tạo việc làm cho 22 thanh niên, sau 3 năm triển khai dự án chăn nuôi bò đã phát triển thêm được 70 con bò, thu nhập của lao dộng bình quân 250.000 đến 300.000đ/tháng. Mô hình trang trại trể được triển khai và nhân rộng.thông qua mô hình này thanh niên xung kích đi dầu trong các hoạt động thực hiện kinh tế, chính trị, xã hội, an ninh, quốc phòng, tích cực tham gia cuộc vân động “toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” do mặt trận tổ quốc Việt Nam phát động. Hiện nay, tỉnh đoàn đang tích cực chỉ đạo xây dựng và nhân rộng các mô hình này trong toàn tỉnh. (Báo cáo số 370BC/ĐTN ngày 19/7/2006 của tỉnh Bắc Kạn) Khung số 5: Mô hình kinh tế trang trại tổng hợp của cá nhân Nguyễn Hữu Thành xã Hà Long huyện Hà Trung tỉnh Thanh Hoá với tổng diện tích sản xuất 7 ha chủ trang trại đã tập trung theo mô hình tổng hợp +Đất bằng canh tác trồng mía +Đất đồi trồng keo, lát +Có diện tích trồng cỏ nuôi bò và cấy lúa. +Chăn nuôi bò thịt, bò đẻ có nguồn phân bón phục vụ trồng trọt. Kết quả tổng thu nhập một năm là: 225.840.000đ Trừ chi phí sản xuất 100.000.000đ Lãi 125.840.000đ/năm tạo điều kiện việc làm thường xuyên cho 7 lao động với thu nhập bình quân 700.000 đến 1.000.000đ/tháng, giúp đỡ 5 hộ còn nhiều khó khăn về vốn, đất đai đến nay 5 hộ này đã thoát nghèo. (Báo cáo của tỉnh đoang Thanh Hoá). Khung số 6: Mô hình kinh tế trang trại tại xã Bắc Lũng huyện Lục Nam tỉnh Bắc Giang Hiện nay toàn xã có 15 trang trại chăn nuôi kết hợp của thanh niên, một mô hiình chăn nuôi cá, ếch. Sản lượng trên 1.000 con lợn/năm ước thu mỗi hộ từ 50.000.000 đến 70.000.000đ/năm trong đó có cả thuỷ sản. Các trang trại đã nâng tỷ lệ đàn gia súc của địa phương lên gấp 2 lần so với những năm trước, thu hút nhiều hộ gia đình tham gia học hỏi theo mô hình kinh tế tran gtrại của thanh niên. Mặt khác các hộ thanh niên trong xã còn liên hệ với các nhà máy tiêu thụ sản phẩm của nhân dân đầu ra luôn ổn định, thuận lợi đồng thời còn trang bị kiến thức cơ bản cho các hộ tham gia trương trình, bỏ cung cách làm ăn nhỏ lẻ, tạo điều kiện cho các hộ lấy được thức ăn gia súc thấp hơn thị trường.tạo điều kiện về công ăn việc làm ổn định cho hơn 30 thanh niên. Qua hoạt động thu được 14/17 hộ trong HTX thoát nghèo. (Báo cáo của tỉnh đoàn Bắc Giang) Khung số 7: Làng thanh niên lập nghiệp Phúc Trạch có 157 hộ gia đình trẻ, mỗi hộ được giao 1-2 ha đất trồng cây ăn quả, nhận khoán 15-20 ha đất trồng rừng, khoanh nuôi bảo vệ rừng. Hiện nay đã trồng mới 400 ha rừng, trồng thêm 2.000 ha rừng phòng hộ nguồn đầu rừng. Khai hoang 190 ha đất, chăm sóc 180 ha cây ăn quả, giao trỉa 80 ha lạc, 20 ha ngô, 7 ha hành tăm. Tổng thu nhập giống cây ăn quả toàn làng ước đạt 2.600 triệu đồng/năm. Phát triển chăn nuôi gia súc 800 con và gia cầm giá trị 2.600 triệu đồng. Đã sản xuất được 100 vạn cây lâm nghiệp trong đó có 30 vạn cây Trầm Hương, giá trị sản xuất cây giống lâm nghiệp 5 năm qua đạt 965 triệu đồng. Đã xây dựng thêm 9,8 km đường giao thông nội vùng, xây nhà làm việc, nhà ở, nhà văn hoá thanh niên, nhà trẻ, làm 45 giếng khoan lọc nước sinh hoạt cho các hộ sinh hoạt. (Báo cáo tỉnh đoàn Hà Tĩnh Khung số 8: Từ năm 2001 đến nay ĐTN xã An Dương, huyện Tân Yên, Bắc Giang đảm nhận xây dựn mô hình cánh đồng thu nhập cao tại 4 thôn. Các hộ gia đình phá bỏ vườn tạp, trồng vải, hồng, na chất lượng tốt, đế nay 36 hộ gia đình thanh niên có thu nhập bình quân 20 triệu đồng/năm/hộ. Thông qua các hoạt động thanh niên tham gia phát triển kinh tế, tỷ lệ hộ nghèo giảm, đời sống nhân dân cải thiện, xuất hiện nhiều hộ giầu. Thanh niên tập hợp vào tổ chức Đoàn nhiều hơn. -Khó khăn, tồn tại -Mức độ tích luỹ tập trung vốn, lao động, đất đai, kinh nghiệm sản xuất còn thập, phân tán, tính liên kết giữa các trang trại còn thiếu chặt chẽ. -Thiếu kiến thức, kinh nghiệm về kinh tế thị trường cũnG làm cho không ít chủ trang trại thất bại -Thiếu nhiều giống chất lượng cao, đảm bảo nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. -Việc bồi dưỡng, đào tạo các chủ trang trại chưa được nhà nước và Đoàn thanh niên đầu tư đúng mức, nhiều chính sách chậm ban hành nhất là chính sách về đất đai, khuyến khích bảo quản, chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Hệ thống dịch vụ nông nghiệp chưa phát triển. -Các điều kiện cần để có thể nhân rộng +Nhà nước, địa phương có chính sách giao đất, giao rừng ổn định, lâu dài cho người lao động; có chính sách hỗ trợ vốn, khoa học công nghệ, khuyến khích sản xúât, tiêu thụ sản phẩm và hỗ trợ khi gặp rủi ro dịch bệnh, thiên tai, rớt giá. +Tạo điều kiện cho thanh niên được thuê, đấu thầu đát đai với quy mô lớn. +Thanh niên phải có ý chí mạnh mẽ, dám nghĩ dám làm. Mạnh dạn, trọn hướng phát triển, biết áp dụng KHKT mới, kiên trì, bền bỉ vượt khó +Thanh niên ngày nay phải không ngừng trau dồi kiến thức thiếu hụt, khắc phục những thiếu sót mà nhiều trang trại trẻ gặp phải sẽ hạn chế được các rủi ro trong kinh tế thị trường. +Làm tốt công tác tuyên truyền, giới thiệu quảng bá những điển hình tiên tiến. Tổ chức cho đoàn viên thanh niên tham quan học hỏi các mô hình thành đạt. Khung số 9: Tỉnh Đoàn Bắc Giang -Nắm vững đường lối chính sách của Đảng , Nhà nước -Mô hình hoạt động phục vụ nhiệm vụ chính trị của địa phương -Chủ trang trại phải năng động sáng tạo, có năng lực quản lý, có kiến thức -Cần có vốn đầu tư ban đầu - Can có sự quan tâm của Đảng, chính quyền địa phương -Thăm quan, học hỏi, hội thảo Tỉnh đoàn Hoà Bình: -Có vốn hoặc hỗ trợ vốn ban đầu -Áp dụng tiến bộ khoa học lỹ thuật vào sản xuất. -Phối hợp chặt chẽ các ngành chuyên môn -Thăm quan, học tập các mô hình xã hội -Có đất, vật tư để sản xuất -Có chính sách ưu đãi phải ổn định -Chủ trang trại dám nghĩ dám làm, dám đầu tư. Nguyễn Văn Hưng, Lộc Yên- Hương Khê-Hà Tĩnh: -Có quyết tâm làm giàu -Có sự tạo điều kiện của Đảng, chính quyền địa phương về đất, vay vốn, tiêu thụ sản phẩm -Mạnh dạn áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất -Chịu khó học hỏi về chuyên môn kỹ thuật và quản lý kinh tế Mô hình nhóm tiết kiệm tín dụng tương hỗ -Khái niệm chung: Một số thanh niên cùng sinh sống trên một địa bàn, có chung nhu cầu góp vốn hay vay vốn để sản xuất, phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo và vươn lên làm giàu. - Một số loại hình và kết quả hoạt động các nhóm tiết kiệm tín dụng a) Cùng nhau góp vốn sản xuất kinh doanh: Theo báo cáo vốn tự giúp nhau lập nghiệp của thanh niên khá lớn. Hàng năm có trên 150.000 tham gia với số vốn là trên 190 tỷ đồng. Báo cáo năm 2005 của TW Đoàn STT Tỉnh Số thanh niên tham gia góp vốn Số tiền (triệu đồng) Ghi chú 1 Hoà Bình 1.053 1.175 2 Sơn La 830 841 3 Lạng Sơn 287 816 4 Bắc Kạn 208 319 5 Yên Bái 535 371 6 Bắc Giang 5.100 12.000 7 Phú Thọ 3.504 3.025 8 Hải Dương 6.470 7.800 9 Hà Tây 4.644 13.238 Cả nước 16.4770 19.0079 Khung số 10: Nhóm thanh niên chăn nuôi lơn thịt siêu nạc ở xã Khám Lạng huyện Lục Ngạn Bắc Giang lúc thành lập có 17 hộ góp vốn 120 triệu đồng, đến nay đã có 30 hộ góp vốn góp trên 300 triệu đồng sản xuất, tạo được nhiều việc làm cho thanh niên. Nguồn vốn này hình thành và được duy trì sử dụng có hiệu quả, đáp ứng được ngay yêu cầu của các thành viên cần vốn. Số vốn này được quay vòng trợ giúp các thành viên trong nhóm theo quy định của nhóm. Tuy nhiên nguồn vốn này thường ít, chưa đáp ứng được nhu cầu của mọi người. Thành viên nhóm này thường là những người ban đầu có một số vốn nhất định, rất ít người không có vốn ban đầu tham gia. Như vậy các gia đình nghèo khó tham gia mô hình này. b) Vay vốn Quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm (vốn 120): Đây là nguồn vốn cho vay giải quyết việc làm. Từ năm 1992-2004, từ nguồn vốn được giao TW Đoàn đã xét duyệt cho vay 2517 dự án với doanh số cho vay là 136.587 triệu đồng, giải quyết việc làm và tạo thu nhập ổn định cho 71.184 lao động là thanh niên (báo cáo của TW Đoàn). +Trong lĩnh vực trồng trọt: Với 487 dự án cho vay đã hình thành lên hàng trăm ha cây ăn trái, cây công nghiệp tập trung, trồng mới, khoanh nuôi bảo vệ hàng trăm ha rừng, cải tạo vườn tạp, hàng năm tạo ra được một khối lượng hàng hoá đáng kể cho xã hội. Điển hình như các dự án: Trồng vải thiều của tỉnh Bắc Giang, Hưng Yên, Hải Dương, dự án trồng rừng của Thái Nguyên. Đặc biệt thông qua nguồn vốn này đã góp phần hình thành nên nhiều trang trại trẻ, có nhiều ông chủ trang trại bắt đầu lập nghiệp bằng nguồn vốn hỗ trợ này. +Trong lĩnh vực chăn nuôi: Với 919 dự án chiếm 59.092 triệu đồng ( 43,3% số vốn) Các dự án cung cấp cho xã hội hàng ngàn tấn thực phẩm chủ yếu là trâu bò, lợn, gà, ngan, vịt và một số con đặc sản khác. Điển hình như các dự án: chăn nuôi bó sinh sản của Phú Thọ, Hưng Yên, Nghệ An, nuôi rắn ở Vĩnh Tường- Vĩnh Phúc. Đặc biệt dự án “Nuôi con đặc sản” của tỉnh Bắc Ninh được vay 300 triệu đồng sau 3 năm thực hiện đã có lãi trên 1.000 triệu đồng, tạo việc làm có thu nhập cao cho 60 lao động nông thôn +Trong lĩnh vực nuôi trồng và chế biến thuỷ hải sản tuy tỷ trọng vốn cho vay không nhiều so với các lĩnh vực khác có 327 dự án với 14.054 triệu đồng (10,3%) nhưng chủ yếu tập trung vào lĩnh vực mũi nhọn kinh tế có lợi nhuận cao. Tập trung trong lĩnh vực này chủ yếu là nuôi tôm, ngao, sò, cua, cá. Nhiều dự án nuôi tôm sú của các tỉnh ven biển Thái Bình, Nam Định đã mang lại lợi nhuận rất cao cho chủ đầu tư, tạo thêm việc làm có thu nhập cho người lao động. +Với 784 dự án thuộc lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp đã tạo ra một khối lượng sản phẩm hàng hoá hết sức đa dạng cho thị trường trong nước và xuất khẩu. Loại hình này tuy lợi nhuận không cao nhưng thu hút được nhiều lao động nông nhàn tại nông thôn và góp phần không nhỏ trong việc khôi phục các làng nghề truyền thống của địa phương. Chỉ tính riêng trong số 36 dự án đến hạn thu hồi trong năm 2004 có tới 33 không những trả đủ gốc và lãi đúng hạn cho Nhà nước mà tạo được thế phát triển ổn định và đị lên, đồng thời mang lại công ăn việc làm và thu nhập ổn định cho người lao động với mức thu nhập bình quân trên 400.000/người/tháng điển hình như dự án “Dự án sản xuất giấy” tại xã Phong Khê huyện Yên Phong tỉnh Bắc Ninh là một tổ hợp dự án vùng, phát triển nghề làm giấy được vay gần 1.000 triệu đồng cho 11 cơ sở sản xuất kinh doanh, qua một chu kỳ thực hiện hàng tháng các ông chủ trẻ đã thu lãi hàng chục triệu đồng và trả lương cho người lao động bình quân năm thứ nhất 500.000đ/người/tháng; năm thứ 2 700.000đ /người /tháng. Hiện nay dự án đã thu hồi đủ gốc và điều quan trọng hơn là cơ sở này không những duy trì sản xuất kinh doanh ổn định mà còn có khả năng mở rộng sản xuất rất tốt. Khung số 11: Qua 5 năm tỉnh Đoàn Hoà Bình triển khai dự án vay vốn 120 đã hộ trọt tích cực cho thanh niên phát triển và mở rộng sản xuất, giải quyết việc làm cho 1.242 thanh niên có việc là và thu nhập ổn định, khôi phục và phát triển 42 đàn trâu bò, cải tạo 75 vườn cây ăn quả. Khung số 12: Đoàn Văn Trung, thôn Việt Cường, xã Việt Thuận huyện Vũ Thư tỉnh Thái Bình đứng ra làm chủ dự án vay 50 triệu đồng, nhận thầu 3ha đất cải tạo 1,8ha nuôi cá, năm đầu thu nhập đã trên 60 triệu đồng, trừ chi phí lãi 23 triệu đồng. Nhờ làm ăn cần cù, năm 2003 anh thu nhập 35 triệu đồng lãi từ cá. Năm 2004 thu lãi 55 triệu đồng. Anh đã giải quyết lao động thời vụ cho 15-20 lao động tại chỗ là thanh niên. Khung số 13: Tỉnh đoàn Lào Cai tín chấp vay vốn 120 từ 2001-2005 là 5.762.500.000đ (nguồn của tỉnh là 4.935.500.000đ), giải quyết việc làm cho 1.886 lao động trẻ Khó khăn, tồn tại +Nguồn vốn không nhiều, việc thẩm định xét duyệt, giải ngân cho dự án còn chậm, nên có thê mất cơ hội sản xuất kinh doanh đặc biệt là các dự án mang tính thời vụ. +Thanh niên nông thôn trình độ nhận thức, tư duy kinh tế còn có hạn chế, do vậy còn một số dự án không hiệu quả, nợ quá hạn còn cao. c) Tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV) thanh niên: Tổ TK&VV thanh niên được hình thành trên cơ sở các hộ gia đình nghèo ở trên một địa bàn (thôn, ấp hoặc xã) có nhu cầu vay vốn của Ngân hàng chính sách xã hội (NHCSXH) để sản xuất kinh doanh, cải thiện đời sống, cùng tương trợ giúp đỡ lẫn nhau, cùng liên đới chịu trách nhiệm trong việc vay vốn và trả nợ ngân hàng. Điều kiện thành lập tổ: +Tự nguyện, đoàn kết cùng chịu trách nhiệm và nghĩa vụ theo quy định của ngân hàng. +Có tối thiểu 5 thành viên và tối đa không quá 50 thành viên. +Việc thành lập tổ và nội dung quy ước hoạt động tổ phải được UBND cấp xã chấp thuận. Việc thực hiện uỷ thác cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác của NHCSXH với các tổ chức chính trị xã hội như Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, hội cựu chiến binh, đoàn thanh niên đã có ý nghĩa thiết thực trong công tác xoá đói giảm nghèo. Sự trợ giúp với đồng vốn nhỏ, lãi suất ưu đãi cho 1 hộ gia đình nghèo đặc biệt là các hộ thanh niên mới được tách ra lập nghiệp là rất qyuan trọng. Đến cuối năm 2005, TW Đoàn nhận uỷ thác số dư nợ trên 590 tỷ đồng cho 132.000 hộ thanh niên nghèo vay vốn phát triển sản xuất, có ý nghĩa về mặt xã hội hết sức to lớn, góp phần xoá đói giảm nghèo. STT Tỉnh Số tổ TK&VV Số hộ TN Số tiền (tr.đ) 1 Hà Giang 865 9.683 24.589 2 Tuyên Quang 311 4.042 17.346 3 Lai Châu 179 2.658 14.768 4 Hoà Bình 368 9.056 33.547 5 Lào Cai 446 8.788 41.259 6 Thái Nguyên 278 4.388 21.067 Cả nước 9.077 131.913 590.434 Với nguồn vốn vay, nhiều thanh niên đã nhanh chóng thoát nghèo và vươn lên làm giàu cho quê hương. Khung số 14: Bằng nguồn vốn vay này anh Hà Tiến Dũng ở làng thanh niên Phúc Trạch-Hương Khê-Hà Tĩnh sản xuất cây giống thu nhập trên 220 triệu đồng/năm. Nguyễn Mạnh Quyên thôn 3 xã Xuân Lĩnh-Nghi Xuân-Hà Tĩnh nuôi lợn thịt, mỗi lứa 100 con thu nhập bình quân 90 triệu đồng/nămcó nhiều thanh niên tiêu biểu bằng nguồn vốn vay đã vươn lên thành “ông chủ”, xây dựng trang trại đưa gia đình thoát nghèo và tạo nhiều việc làm cho thanh niên. Tồn tại của loại hình này: -Nguồn vốn nhiều nhưng được vay ít (tối đa 10 triệu đồng/hộ), đối tượng được vay hạn chế (hộ nghèo). Trình độ năng lực của người nghèo còn hạn chế, do vậy hiệu quả sử dụng vốn vay chưa cao. Các hoạt động lồng ghép tập huấn, khuyến nông, khuyến lâm còn hạn chế. -Hoạt động của tổ TK&VV còn hạn chế. -Những điều kiện cần có thể nhân rộng +ĐTN ký hợp đồng uỷ thác với NHCSXH và đảm nhận các nội dung uỷ thác đã ký kết. +Có đội ngũ cán bộ năng động, nhiệt tình, am hiểu về nghiệp vụ chuyên môn vay vốn theo dõi thực hiện chương trình vay vốn này. +Thực hiện đầy đủ các quy định của NHCSXH về vay vốn, sử dụng vốn, trả lãi, trả gốc thành lập tổ TK&VV +Phối hợp vay vốn với tập huấn kỹ thuật, hướng dẫn cách làm ăn giúp người vay sử dụng vốn hiệu quả. +Có sự lãnh đạo của Đảng và sự chỉ đạo kiểm tra, giúp đỡ của tổ chức Đoàn. Các mô hình doanh nghiệp, HTX thanh niên. Một hướng cơ bản đế XĐGN ở nông thôn Việt Nam là phát triển phân công lao động theo hướng giảm lao động nông nghiệp tăng lao động thủ công nghiệp, dịch vụ, đa dạng hoá nghành nghề nông nghiệp nông thôn. Kết quả nghiên cứu nhiều đề tài cho thấy những nơi có nghề phụ, giữ gìn khôi phục và phát triển được các nghề truyền thống, đa dạng hoá nghành nghề thường có thu nhập bình quân tăng hơn các hộ thuần nông. Tuỳ từng điều kiện của các địa phương, mô hình này có thể hình thành dưới nhiều hình thức như: Các HTX thanh niên, XÍ nghiệp thanh niên, tổ chức sản xuất thanh niên. Mô hình này thường bắt đầu từ những ông chủ trẻ, đứng ra tập hợp thanh niên, hình thành hững doanh nghiệp thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ, khôi phục làng nghề truyền thống, phát triển nghề phụ mới ngay tại địa phương, tạo công ăn việc làm và tập hợp thanh niên địa phương cùng phát triển kinh tế gia đình, xây dựng quê hương. Khung số 15: Điển hinh cho mô hình này có thể kể đến “Xí nghiệp thanh niên Cửa hội” Phường Nghị Hải, thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An của anh Trần Ngọc Lượng. Năm 1992, bản thân vốn là bí thư đoàn phường trong nhiều năm, nhân jthấy nhu cầu, nguyện vọng của ĐVTN cần có việc làm tại các tỉnh thành phố lớn, anh Lượng và một số người bạn huy động vốn tự có và vốn vay từ quỹ Quốc Gia giải quyết việc làm để thành lập xí nghiệp chuyên sản xuất, lọc quặng Titan xuất khẩu ra nước ngoài. Xí nghiệp của anh đã giải quyết việc làm tạo thu nhập ổn định cho 150 lao động chủ yếu là thanh niên. Không những thế anh còn tiếp tục đầu tư mở rông dây truyền sản xuất quặng và xây dựng khu du lịch sinh thái ven biển với nghành nghề chính là cho thuê phòng nghỉ và du lịch ăn uống. Bước đầu khu du lịch đã mang lại nhiều hiệu quả thiết thực. Như vậy thông qua mô hình này ngoài việc tham gia phát triển kinh tế xoá đói giảm nghèo, giải quyết việc làm cho đông đảo ĐVTN với thu nhập ổn định. Đến nay mô hình này thực sự rất hiệu quả và là hướng đi mới cho thanh niên nông thôn vùng đồng bằng nơi hạn chế về nguồn lực đất đai, tài nguyên nhưng dồi dào về sức lao động. Mô hình HTX thanh niên ở Tân Phúc Hưng-Phụng Hiệp- Can Thơ: Là mô hình do huyện đoàn Phụng Hiệp trực tiếp chỉ đậo xây dựng nhằm gíúp TNNT phát triển sản xuất, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập. Ban chủ nhiệm HTX thanh niên Tân Phước Hưng gồm 10 thành viên, trong đó chủ nhiệm là thanh niên (32 tuổi) và số thành viên ban chủ nhiệm là thanh niên chiếm 80% tổng số thành viên ban chủ nhiệm. Hoạt động của HTX thanh niên Tân Phước hưng được tổ chức với các nội dung như: chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ trông 1 vụ lúa sang trồng mía; ứng dụng tiến bộ kỹ thuật canh tác; khắc phục, cải tạo diện tích đất ngập lũ để sản xuất mía giống và mía nguyên liệu. Bước đầu xã viên HTX Tân Phước hưng đã phát huy sức trẻ hợp tác ký kết hợp đồng với nhà máy đường bao tiêu sản phẩm; phòng chống thiên tai, đảm bảo thành quả sản xuất và thu lãi. Với hơn 30 ha mía cho thu hoạch mỗi ha từ 10-15 triệu đồng. Hoạt động của HTX được sự ủng hộ và quan tâm chỉ đạo của các cấp uỷ đảng và chính quyền địa phương. Khung số 16: Đồng chí bí thư huyện uỷ Phụng Hiệp cho biết: “Chúng tôi quan tâm theo dõi và hết sức ủng hộ mô hình HTX nông nghiệp TN Tân Phước Hưng, là mô hình hợp tác do ĐVTN làm nòng cốt, bằng việc tổ chức các hoạt động có hiệu quả, thể hiện được tính xung kích của tuổi trẻ. Thành công của HTX là kinh nghiệm quý cho huyện Phụng Hiệp của chúng tôi”. Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đạt được, HTX Tân Phức Hưng còn gặp các khó khăn: Đó là làm thế nào để có chuyển biến vè nhận thức của bà con nông dân về thay đổi tập quán canh tác; đó là thiếu vốn, kiến thức và kinh nghiệm quản lý; cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho sản xuất nghèo nàn. Khung số 17: Mô hình HTX thanh niên tại xã Bắc Lũng tỉnh Bắc Giang Uỷ ban nhân dân xã đã cho thành lập 1 HTX thanh niên trong đó có 17 thành viên tham gia với nội dung hoạt động chủ yếu là phát triển chăn nuôi theo mô hình kinh tế trang trại kết hợp như: Lợn thương phẩm- thuỷ sản. HTX có hoạt động thiết thực như liên hệ với nhà máy chế biến thức ăn gia súc, tổ chức cho thanh niên đi tham quan các mô hình trang trại lớn của tỉnh bạn, tham gia các cuộc hội thảo và hỗ trợ cho vay vốn ban đầu +Hiện nay toàn xã có 15 trang trại chăn nuôi kết hợp, 1 mô hình chăn nuôi cá, ếch với sản lượng trên 1.000 đầu lợn/năm, ước thu mỗi hộ 50.000.000- 70.000.000đ /năm +HTX đã liên hệ với các nhà máy tiêu thụ sản phẩm trực tiếp nên giá cả tiêu thụ được ổn định. +Thường xuyên tập huấn tiến bộ kỹ thuật mới cho hội viên để áp dụng vào sản xuất có hiệu quả. +Giới thiệu được việc làm cho 30 thanh niên đi làm việc tại các nhà máy ở các tỉnh Hải Phòng, Hà Nội, Bắc Ninh +14/17 hộ tham gia đã thoát nghèo. Các điều kiện cần thiết để mô hình có hiệu quả -Phải năng động, nhạy bén, nhận biết được cơ hộ và những điều kiện thuận lợi để hình thành và phát triển doanh nghiệp của mình theo hướng phù hợp với chủ trương phát triển kinh tế của địa phương. Dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, chấp nhận vượt gian khổ dựa vào khoa học, nắm bắt được thị trường. -Khảo sát địa điểm triển khai mô hình, xác định được những tiềm năng thế mạnh, định hướng phát triển kinh tế xã hội của địa phương. -Có sự ủng hộ của cấp uỷ và chính quyền địa phương, có sự hỗ trợ từ các ban ngành, các tổ chức trong và ngoài nước hỗ trợ về vốn, kỹ thuật Mô hình câu lạc bộ thanh niên XĐGN CLB Thanh niên là 1 mô hình hoạt động của thanh niên có truyền thống từ nhiều năm. Trên cơ sở tổ chức tự nguyện, gắn liền với các điểm dân cư (làng, xã) dựa trên cơ sở cùng tham gia, đóng góp của các thành viên CLB (đóng góp vật chất, kinh phí hoạt động, chương trình, nội dung hoạt động). Trong những năm 2002-2005 cả nước đã có 17.239 CLB khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, thu hút 424.342 ĐVTN tham gia (Tổng quan tình hình thanh niên, công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi nửa nhiệm kỳ Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ VIII 2002-2005- Nguyến Huy Lộc) Khung số 18: Mô hình CLB được Đoàn thanh niên chỉ đạo trong nhiều năm, có làm thử, tổng kết và nhân diện rộng, đó là mô hình CLB gia đình trẻ thực hiện kế hoạch hoá gia đình và nâng cao thu nhập (CLB dân số và phát triển). Đến nay đã có trên 5.000 CLB với trên 200.000 hội viên tham gia. Nghệ An, Hà Tây, Hải Dương, Thanh Hoá, Hải Phòng, Quảng Ninh là những tỉnh có nhiều thành tích và kinh nghiệm phát triển mô hình. Mục tiêu cú mô hình là nhằm phổ biến các kiến thứuc về dân số, sức khoẻ, môi trường cho thanh niên, bảo vệ bà mẹ và trẻ sơ sinh, vận động thanh niên chấp nhận và thực hiện mô hình có từ 1- 2 con, xây dựng gia đình văn hóa mới. mô hình còn có tác dụng tăng cường sức mạnh cộng đồng, giúp đỡ các gia đình trẻ trong việc phát triển kinh tế, XĐGN (cung cấp các kiên thức về KHKT nông nghiệp , trao đổi kinh nghiệm, hỗ trợ một phần vốn); mô hình cũng có tác dụng xây dựng Đoàn, tập hợp đoàn kết thanh niên nông thôn. Ưu điểm của mô hình này là nội dung và hình thức hoạt động của CLB phù hợp vớ nhu cầu và nguyện vọng của thanh niên, các gia đình trẻ; CLB mang tính tự nguyện, tạo được sức hấp dẫn do được sự gắn kết được quyền lợi và nghĩa vụ của họi viên trong cuộc sống hàng ngày như được khám chữa bệnh, được trợ vốn, được học hỏi kinh nghiệm làm ăn, kiến thức KHKT, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập Nội dung hoạt động tập trung vào 4 vấn đề: Dân số kế hoạch hoá gia đình, xây dựng và nuôi dưỡng gia đình hạnh phúc, hoạt động tăng thunhập (cách vay vốn và sử dụng vốn vay có hiệu quả), chuyển giao công nghệ (nghề nông và nghề truyền thống, nghề mới, hướng dẫn kỹ thuật VAC), hoạt động xã hội, các chương trình phát triển và nhân đạo Khung số 20: CLB khuyến nông xã Đình Dù-Văn Lâm-Hưng Yên, được thành lập tháng 3/2001 được chính thức thành lập với 38 hội viên tự nguyện tham gia. CLB tập hợp những người cùng sở thích phát triển kinh tế theo hướng chăn nuôi nhằm cùng bàn bạc trao đổi, hỗ trợ kiến thức, vật chất để các thành viên giúp đỡ nhau làm giàu chính đáng. CLB đã lập dự án “nuôi lợn hướng nạc” để vay vốn cho 15 hội viên phát triển chăn nuôi. Việc triển khai dự án đã bước đầu có kết quả tốt, quy mô sản xuất của các gia đình hội viên đều mở rộng, thu nhập năm sau cao hơn năm trước. Đặc biệt có những gia đình có thu nhập hàng trăm triệu đồng/ năm như hộ anh Lê Trường Giang, Lê Văn Kha, Đỗ Văn Thuận Và cả 15 hộ thanh niên này đều được tỉnh cấp giấy chứng nhận hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi. Thấy rõ lơn ích của việc tham gia CLB, ngày càng có nhiều hộ gia đình thanh niên tình nguyện tham gia. (Gương điển hình thanh niên vay vốn lập nghiệp năm 2004- Ban thanh niên nông thôn, Phát huy vai trò xung kích của tuổi trẻ và tổ chức Đoàn tham gia phát triển kinh tế, xã hội ở nông thôn, ĐTN đã xây dựng và tổ chức hoạt động hệ thống câu lạc bộ khuyến nông (khuyến công, khuyến lâm, khuyến ngư) thanh niên, đã phát huy tác dụng tốt trong thanh niên và cộng đồng. Thông qua tổ chức sinh hoạt của câu lạc bộ khuyến nông, các kiến thức KHKT, những cách làm hay, những mô hình sản xuất hiệu quả đã được chuyển tải tới đông đảo đoàn viên thanh niên, góp phần hỗ trợ cho thanh niên nông thôn phát triển sản xuất và nâng cao đời sống vật chất tinh thần. Đây cũng là diễn đàn liên kết họ lại với nhau để trao đổi kiến thức, kinh nghiệm phục vụ cho sự phát triển kinh tế gia đình và xã hội. Có thể khẳng định rằng, mô hình câu lạc bộ khuyến nông của tổ chức Đoàn ỏ nông thôn là một kênh chuyển giao tiến bộ kỹ thuật quan trọng, là phương thức hợp tác giúp nhau lập nghiệp trong thanh niên nông thôn, được ngành nông nghiêp và xã hội đánh giá cao, góp phần thực hiện mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn. Việc xây dựng điểm trình diễn kỹ thuật là tiêu chí để đánh giá phong trào trong thanh niên nông thôn. Mô hình điểm trình diễn kỹ thuật đã được tổ chức triển khai xây dựng ở 100% cấp tỉnh thành với hiệu quả, chất lượng ngày càng cao, thể hiện tính xung kích sáng tạo của tuổi trẻ trong việc chuyển giao, phổ biến các tiến bộ kỹ thuật nâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi, góp phần làm chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp xây dựng nông thôn đổi mới. Thông qua xây dựng điểm trình diễn kỹ thuật đã góp phần khuyến khích thanh niên nông thôn học tập, lao động, trao đổi kinh nghiệm ứng dụng tiến bộ kỹ thuật nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm nông nghiệp trong xây dựng điểm trình diễn cho thanh niên nông thôn, đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của thanh niên nông thôn trong cơ chế mới và có xu hướng phát triển rộng khắp các vùng miền trong cả nước và ngày càng nâng cao hiệu quả và chất lượng. Những điều kiện cần có để nhân rộng Các thành viên tham gia phải tự nguyện, Đoàn chủ động chọn lựa các hạt nhân thành lập. Đoàn có sự hướng dẫn, chỉ đạo nghiệp vụ, tạo điểu kiện cho câu lạc bộ đi vào hoạt động. Cầncó sự hỗ trợ tích cực các ngành chuyên môn (tuỳ theo nội dung hoạt động của câu lạc bộ) : ngành văn hoá thông tin, du lịch, y tế, dân số và kế hoạch hoá gia đình, nông nghiệp và phát triển nông thôn. Sự quan tâm chỉ đạo của Đảng uỷ, uỷ ban nhân dân, Hội đồng nhân dân các cấp. Ban chủ nhiệm câu lạc bộ cần được lựa chọn bồi dưỡng về kiến thức và kinh nghiệm hoạt động câu lạc bộ để điều hành các hoạt động này ở cơ sở PHẦN III: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ MÔ HÌNH THANH NIÊN NÔNG THÔN THAM GIA XĐGN. I. Những giải pháp nâng cao hiệu quả phong trào thanh niên nông thôn tham gia phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo giai đoạn 2007- 2012 Làm tốt công tác tuyên truyền, giới thiệu gương mặt điển hình tiên tiến của thanh niên nông thôn trên lĩnh vực phát triển kinh tế xã hội. Đẩy mạnh phong trào 4 mới, nâng cao chất lượng giải thưởng Lương Đình Của. Các sản phẩm nông nghiệp chịu tác động rất lớn của thời tiết và thị trường, cần có biện pháp cổ vũ động viên các ngành nghề có hiệu quả cao, các ngành nghề truyền thống; khuyến khích áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất đặc biệt ứng dụng công nghệ sinh học. Đoan tổ chức động viên thanh niên đi đầu trong việc sản xuất, bảo quản nông sản sạch, an toàn cho người tiêu dùng Tổng kết đánh giá hoạt động của Trung tâm; đánh giá lại quy trình hoá mô hình kinh doanh có hiệu quả. Đặc biệt mô hình XĐGN các vùng nông thôn miền núi, vùng sâu, xa vừa có ý nghĩa giúp người dân thoát nghèo, vươn lên làm giàu, vừa bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường và an ninh quốc gia. Đẩy mạnh mô hình kinh tế hiệu quả sẽ hạn chế thanh niên bỏ quê ra thành phố lập nghiệp, hạn chế tệ nạn xã hội. Đẩy mạnh hơn nữa việc thực hiện các chương trình liên tịch: với Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ khoa học công nghệ. Các Bộ, ngành có những điều kiện thuận lợi giúp Đoàn thanh niên triển khai các hoạt động của mình trên các địa bàn lĩnh vực. Việc phối hợp phát huy có hiệu quả chương trình dự án đối với nông nghiệp, nông thôn cấn thiết. Trong khi chúng ta đang từng bước hội nhập đầy đủ vào nền kinh tế thị trường, người nông dân dễ bị tác động nhất, đặc biệt người nghèo. Các hoạt động khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư.. của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn; Tín dụng ưu đãi cho người nghèo và các đối tượng chính sách kháclà điều kiện tốt giúp thanh niên lập thân lập nghiệp. Đến nay Đoàn thanh niên đã nhận uỷ thác 1.500 tỷ đồng từ ngân hàng chính sách xã hội cho trên 240.000 hộ thanh niên nghèo và các đối tượng chính sách vay sản xuất, cải thiện đời sống. Đoàn đã chủ động tuyên truyền, hướng dẫn học sinh, sinh viên khó khăn vay vốn ưu đãi để học tập.. Đẩy mạnh hơn nữa phong trào thanh niên tình nguyện, tương thân tương ái vì cộng đồng Chiến dịch mùa hè xanh, các đội tri thức trẻ tình nguyện đi vùng sâu, xa, vùng đồng bào dân tộc ít ngườigiúp nông dân phát triển sản xuất xây dựng nông thôn mớicần tổ chức tốt hơn, hiệu quả thiết thực hơn. Chú trọng nội dung tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật và xây dựng mô hình thí điểm cho thanh niên. Đẩy mạnh các hoạt động đào tạo bồi dưỡng học nghề Làm tốt hơn nữa tư vấn hướng nghiệp cho học sinh phổ thông. Do thanh niên nông thôn có trình độ thấp hơn so thành thị nên cần chú trọng công tác bồi dưỡng cán bộ, dạy nghề, có chính sách ưu tiên cho thanh niên, thanh niên dân tộc được vay vốn học tập và học nghề. Thực hiện tốt nghị định của Chính phủ hướng dẫn một số điều thi hành của Luật thanh niên. II. Phương hướng các hoạt động của Trung Tâm Hỗ trợ phát triển thanh niên nông thôn 1) Hoạt động sáng tạo, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật Đa dạng hoá các hình thức chuyển giao áp dụng các tiến bộ kỹ thuật công nghệ cho thanh niên nông thôn qua đó góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, lao động, nâng cao chất lượng kinh doanh. Tổ chức triển khai phong trào “Thanh niên nông thôn thi đua thực hiện 4 nội dung mới nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh” bao gồm: Kỹ thuật mới, ngành nghề mới, mô hình và thị trường mới. Chú trọng nhân rộng và tổng kết các mô hình: Thanh niên giúp nhau làm kinh tế, mô hình hợp tác xã thanh niên, mô hình thanh niên vay vốn làm ăn xoá đói giảm nghèo, mô hình trang trại trẻ, câu lạc bộ khuyến nông trẻ. Hỗ trợ thanh niên nghiên cứu khoa học đặc biệt là nghiên cứu phát triển công nghề thông tin, công nghệ sinh học, vật liệu mới, khuyến khích thanh niên tham gia xây dựng thương hiệu cho sản phẩm. Tích cực động viên thanh niên nhanh chóng hội nhập kinh tế và khoa học kỹ thuật. Tôn vinh các gương điển hình trong hoạt động sáng tạo và chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất. 2) Khai thác các nguồn lực để hỗ trợ thanh niên tham gia phát triển kinh tế xã hội Hướng dẫn cho thanh niên nông thôn lập các dự án kinh tế, các dự án vay vốn của ngân hàng và các tổ chức tín dụng đặc biệt là ngân hàng Chính sách xã hội. Tư vấn cho thanh niên thực hiện tốt các dự án, tư vấn cách chi tiêu kinh tế hộ gia đình cho thanh niên nông thôn. Tập trung khai thác tiềm năng thế mạnh của đia phương, phát triển các ngành nghề truyền thống, nghề mới tiết kiệm nguyên vật liệu có hiệu quả kinh tế cao. Chủ động tổ chức cho thanh niên khai thác nguồn vốn từ các chương trình Quốc gia, tập trung nguồn vốn hỗ trợ giải quyết việc làm, nguồn vốn cho vay hộ nghèo của Ngân hàng chính sách xã hội cho thanh niên nông thôn. Xây dựng và lập dự án vùng và tiểu vùng cho thanh niên nông thôn vay vốn ngân hàng chính sách xã hội nhằm tạo ra một vùng sản xuất hàng hoá góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động tạo việc làm. Vận động các doanh nghiệp đầu tư vào các dự án kinh tế của thanh niên như: Nuôi trồng thuỷ hải sản, chế biến nông lâm thuỷ sản, các khu kinh tế thanh niên. Khuyến khích tạo điều kiện cho thanh niên nông thôn xây dựng các trang trại trẻ dựa trên thế mạnh, tiềm năng đất đai của địa phương. 3) Tăng cường đào tạo nghề cho thanh niên nông thôn Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hướng nghiệp cho thanh niên đặc biệt thanh niên nông thôn, làm chuyển biến nhận thức của thanh niên về việc làm, phối hợp tổ chức “ Hội chợ việc làm” , “Ngày hội việc làm” tạo cơ hội cho thanh niên có được việc làm ổn định tại chỗ khai thác tiềm năng của địa phương. Tổ chức hỗ trợ cho thanh niên trong việc phát triển ngành nghề truyền thống tiểu thủ công nghiệp, hàng thủ công mỹ nghệ giải quyết được nhiều việc làm cho thanh niên, sử dụng các nguyên, nhiên liệu tại chỗ góp phần tăng thu nhập, tiêu thụ nguyên nhiên vật liệu cho nhân dân địa phương. Nâng cao năng lực và từng bước hiện đại hoá Trung tâm dạy nghề của Đoàn thanh niên chú trọng dạy nghề gắn với việc làm tại chỗ cho thanh niên nông thôn, đào tạo hướng dẫn cho thanh niên nông thôn nâng cao kỹ năng bảo quản chế biến nông sản, xây dựng thương hiệu của sản phẩm nông nghiệp nâng cao giá trị của sản phẩm. 4)Củng cố và phát triển mô hình thanh niên phát triển kinh tế xoá đói giảm nghèo, nhân rộng các mô hình có hiệu quả. Trên cơ sở đánh gía, rút kinh nghiệm lập kế hoạch, quy hoạch phát triển các mô hình kinh tế do thanh niên tham gia đảm nhận thực hiện tập trung tại các tỉnh Tây nguyên, Tây Nam Bộ, Tây Bắc, Tây Nghệ An, khu vực biên giới hải đảo nơi có nhiều tiềm năng đất đai chưa khai thác, chủ động phổi hợp với các Bộ Quốc phòng xây dựng các khu kinh tế quốc phòng tại các khu kinh tế Quốc phòng. Hoàn thiện và phát triển các làng thanh niên lập nghiệp. Quy hoạch phát triển khu kinh tế thanh niên Phối hợp với các ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn, ngành thuỷ sản xây dựng nhân rộng mô hình hợp tác xã thanh niên, làng ngư nghiệp thanh niên, đội tàu đánh bắt xa bờ Phối hợp chính quyền địa phương các cấp khuyến khích tạo điều kiện giao đất giao rừng cho thanh niên được làm kinh tế trang trại, phối hợp ngành ngân hàng tháo gỡ khó khăn tạo điều kiện cho thanh niên được vay vốn phát triển kinh tế trang trại sản xuất hàng hoá theo hướng thị trường. Tổ chức các đơn vị thanh niên xung phong thực hiện chương trình, các dự án Quốc gia, phát triển các tổng đội thanh niên xung phong ở những địa phương còn nhiều tiềm năng đất đai, lao động đặc biệt là các địa phương triển khai các dự án trọng điểm Quốc gia, những nơi khó khăn. Phát huy vai trò của Doanh nghiệp trẻ Vận động doanh nghiệp trẻ tham gia phát triển kinh tế vào những ngành nghề có hàm lượng công nghệ cao sử dụng tiết kiệm nguyên nhiên vật liệu và những ngành nghề truyền thống sử dụng lao động nông thôn, sử dụng nguyên nhiên vật liệu sẵn có của địa phương góp phần tạo lên thu nhập, xoá đói giảm nghèo. Khuyên khích các doanh nghiệp trẻ xây dựng thương hiệu cho hàng hoá, nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam trong điều kiện hội nhập đặc biệt là hàng nông sản. Thí điểm đi đầu tổ chức khâu nối hoạt động liên kết giữa người sản xuất các nhà khoa học, doanh nghiệp và chính quyền giúp đỡ thanh niên sản xuất kinh doanh có hiệu quả. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ I. Kết luận Thanh niên nông thôn chiếm tỷ lệ cao trong tổng số thannh niên cả nước. Sau hơn 20 năm đổi mới, bộ mặt nông thôn Việt Nam có nhiều đổi mới, đời sống nông dân được cải thiện. ĐTN có nhiều phong trào, hoạt động giúp đỡ thanh niên nông thôn lập nghiệp. Tuy nhiên nông thôn các vùng sâu xa, vùng đồng bào DTTS còn gặp nhiều khó khăn. Điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, các thiên tai liên tiếp xảy ra cộng với cơ sở hạ tầng còn thấp kém, trình độ dân trí thấplà mối đe doạ cuộc sống người dân. Số hộ nghèo tập trung chủ yếu vùng nông thôn, vùng khó khăn. ..Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương chính sách đầu tư cho nông thôn. Là tổ chức của thanh niên, ĐTN đã và đang có nhiều hình thức tổ chức, vận động, giúp đỡ thanh niên tham gia phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt tranh thủ mọi nguồn lực hỗ trợ thanh niên nông thôn. ĐTN xác định: Tập hợp, giáo dục, rèn luyện thanh niên không có con đường nào tốt hơn là tổ chức cho thanh niên hăng say làm việc và học tập. Thanh niên nông thôn muốn thoát nghèo và làm giàu nhanh chỉ có cách không ngừng học tập nâng cao nhận thức, trình độ kỹ thuật và ứng dụng mạnh mẽ KHKT vào sản xuất. Ngoài sự trợ giúp của Nhà nước, đoàn thể và các tổ chức khác, môĩ thanh niên phải có biện pháp tự vương lên dám nghĩ dám làm. Những tấm gương sáng của thanh niên vương lên làm giàu, những mô hình sản xuất kinh doanh có hiệu quả, các trang trại và doanh nghiệp thành đạtcần được ĐTN sớm tổng kết nhân rộng cho thanh niên học tập làm theo. Các mô hình sản xuất kinh doanh giỏi luôn là đối tượng ĐTN cấn nghiên cứu tổng kết phổ biến nhân rộng. II. Kiến nghị Đối với Trung Tâm Hỗ trợ phát triển thanh niên nông thôn: Qua những mô hình thanh niên XĐGN em thấy có những mô hình rất phù hợp vói nông thôn ví dụ như mô hình kinh tế trang trại thanh niên hay những mô hình khác.Tuy nhiên em vấn thấy có những hạn chế tồn tại và em xin được kiến nghị với Trung tâm. Can phải đẩy mạnh công tác cho vay đối vói các hộ nông dân để họ có điều kiện tiếp cận nguồn lực hơn nữa, không những thế cần có hoạt động hướng dẫn tư vấn cho họ nắm vững mà không tự ty trong làm việc. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền những chính sách ưu đãi cho những người nghèo, kiến thức về KHKT. Đối với Trung ương Đoàn thanh niên: Sự quan tâm của Đảng và của Đoàn là nhưng yếu tố rất quan trọng, bới vì mỗi chính sách đưa ra đều có ảnh hưởng lớn đến người thực hiện chính sách. Vì thế cần có những hoạt động thiết thực cổ vũ, tạo điều kiện cho thanh niên ngày càng hăng say mạnh mẽ hơn trong công tác. Tạo điều kiện thuận lợi cho thanh niên có cơ hội làm việc tại ngay quê hương thông qua những hôi chợ việc làm, ngày tuyển dụng... Liên kết chặt chẽ giữa Trung ương Đoàn và NHCSXH để rút ngắn khâu trong việc tìm và vay vốn. Đào tạo ngày càng tốt hơn nữa cán bộ làm công tác XĐGN, đi đôi với việc ưu đãi cho họ để khuyến khích họ làm việc tốt hơn Danh mục các chữ viết tắt ĐTN: Đoàn thanh niên XĐGN : Xoá đói giảm nghèo DTTS : dân tộc thiểu số BHYT: Bảo hiểm y tế NHTW: Ngân hàng trung ương NHĐP: Ngân hàng dịa phương TW Đoàn: Trunng ương Đoàn LĐTB&XH : Lao động thương binh và xã hội HPN: Hội phụ nữ HND:Hội nông dân MTTQ: Mặt trận Tổ quốc HCCB: Hội cựu chiến binh BHYT: Bảo hiểm y tế ĐBKK: Đặc biệt khó khăn Phụ lục Phụ lục 1. Tổng nguồn vốn cho XĐGN giai đoạn 2001-2005 Đơn vị: Tỷ đồng Nguồn Tổng 2001 2002 2003 2004 2005 Ngân sách Trung ương 15.449 1.781 2.525 3.187 3.789 4.167 Ngân sách địa phương 5.435 890 932 1.213 1.200 1.200 Huy động trong nước 5.501 1.217 1.244 1.090 980 970 Huy động quốc tế 2.965 622 916 527 400 500 Vốn tín dụng 11.600 6.194 7.022 8.248 11.600 11.600 Tổng 40.950 10.704 12.639 14.265 17.969 18.437 Phụ lục 2.Cơ cấu tổng nguồn vốn cho XĐGN giai đoạn 2001-2005 Đơn vị: % Nguồn Tổng 2001 2002 2003 2004 2005 Ngân sách Trung ương 37,73 16,64 19,98 22,34 21,09 22,60 Ngân sách địa phương 13,27 8,31 7,37 8,50 6,68 6,51 Huy động trong nước 13,43 11,37 9,84 7,64 5,45 5,26 Huy động quốc tế 7,24 5,81 7,25 3,69 2,23 2,71 Vốn tín dụng 28,33 57,87 55,56 57,82 64,56 62,92 Tổng 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 Phụ lục 3 Tỷ lệ hộ nghèo của một số đồng bào dân tộc thiểu số Nhóm dân tộc Tỷ lệ hộ nghèo 2001(%) Tỷ lệ hộ nghèo 2003(%) Vân Kiều `75,4 60,3 Pako 71,3 58,5 H’mông 44,6 35,0 Jarai 39,3 29,2 Bana 42,8 26,2 Thái 32,1 22,8 Êđê 27,0 22,3 Kh’me 20,7 18,1 Mường 32,2 17,7 Chăm 20,7 16,7 Tày 18,7 14,8 Nùng 15,8 13,1 Dao 35,8 27,1 Tàmun 25,1 18,4 Hơre 30,3 29,0 M’nông 26,0 21,6 Nguồn: Theo báo cáo của các tỉnh năm 2003 Phụ lục 4.Tỷ lệ hộ nghèo các vùng năm 2005 theo chuẩn giai đoạn 2006-2010 Vùng Tổng số hộ (hộ) Số hộ nghèo (hộ) Tỷ lệ hộ nghèo (%) 1 Miền núi Đông Bắc 2.028.659 664.878 33 2 Miền núi Tây Bắc 504.434 211.686 42 3 Đồng bằng S.Hồng 4.290.037 616.173 14 4 Bắc Trung bộ 2.304.447 815.042 35 5 DH Nam Trung Bộ 1.493.751 344.658 23 6 Tây Nguyên 972.592 373.689 38 7 Đông Nam Bộ 2.660.835 243.598 9 8 ĐB sông Cửu Long 3.612.113 634.279 18 Tổng 17.866.868 3.904.003 22 Phụ lục5. Nguồn vốn CTMTQG giai đoạn 2006-2010 Đơn vị: Tỷ đồng TT Dự án, chính sách Tổng NSTW/ năm NSTW NSĐP Huy động cộng đồng Huy động quốc tế Vốn tín dụng I Nguồn vốn bố trí theo chương trình 3156 1840 560 460 296 0 368,0 1.1 Dự án khuyến nông, phát triển sản xuất, ngành nghề 600 400 100 100 80,0 1.2 DA dạy nghề người nghèo 250 200 25 25 50 1.3 DA nhân rộng mô hình 300 40 260 8,0 1.4 DA CSHT xã bãi ngang(300xã, NSTW hỗ trợ 700trđ/xã, NSĐP 100tr/năm,cộng đồng 50tr/năm, QT bình quân 50tr/năm) 1350 1050 150 75 75 210,0 1.5 Nâng cao năng giảm nghèo(bao gồm đào tạo CBGN, hoạt động truyền thông) 255 135 65 55 33,75 1.6 Chính sách trợ giúp pháp lý cho người nghèo 165 25 40 100 6,25 1.7 Hoạt động giám sát, đánh giá 52 20 16 16 5,0 1.8 Bố trí CB giảm nghèo cấp xã 156 156 1.9 KP Qlý chương trình (TW+ĐP) 28 20 8 5,0 II Nguồn vốn bố trí theo nghành 40332 10582 1700 2000 0 26000 2.066,4 II.1 CS Tín dụng 29.864 3.846 26000 722.8 II.2 CS đất sxcho hộ DTTS 1 800 200 160,0 II.3 CS hỗ trợ y tế 3.918 3.918 783,6 II.4 CS hỗ trợ giáo dục(thực hiện miễn giảm) - II.5 CS hỗ trợ đất ở, nhà ở, nước sinh hoạt 5.5 2 1500 2000 400,0 III Tổng nguồn lưc cho GN 43488 12472 2260 2460 296 26000 2.494,4 Cơ cấu nguồn lực (%) 100 28.68 5.20 5.66 0.68 59.79 5,73 Phụ lục 6. Vốn tín dụng hộ nghèo giai đoạn 2006-2010 Tổng 5 năm 2006 2007 2008 2009 2010 Số hộ nghèo cuối năm (1000 hộ) 3.900 3.510 3.120 2.730 2.340 Vốn TD (tỷ đồng) 14.400 17.000 20.000 23.000 26.000 Mức vay (triệu đồng) 4,0 4,5 5,0 6,0 7,0 Số hộ được vay (triệu hộ) 3,6 3,8 4,0 3,7 3,7 Mức chênh lệch lãi suất (%/tháng) 0.3 0.3 0.3 0.3 0.3 Bù lãi suất trong năm(tỷđồng) 3.864 568 662 770 878 986 Ghi chú: -Tính mức tăng trưởng bình quân năm 2006,2007,2008 là 20%/năm -Năm 2009 mức tăng trưởng 15%/năm, năm 2010 mức 12%/năm -NSNN bù lãi suất tín dụng 0,3%/tháng Phụ lục 11. Nguồn vốn hỗ trợ về giáo dục TT Chỉ tiêu Tổng 5 năm 2006 2007 20008 2009 2010 1. Số hộ nghèo đầu năm (1000hộ) 3.900 3.510 3.120 2.730 2.340 2. Số HS nghèo được hỗ trợ giáo dục 20.150 5.070 4.550 4.030 3.510 2.990 2.1 HS nghèo tiểu học được miễn giảm học phí theo luật giáo dục (1000HS) 9.471 2.383 2.139 1.894 1.650 1.405 2.2 HSnghèo được miễn giảm học phí từ chương trình giảm nghèo (1000HS) 7.642 2.687 1.495 1.324 1.153 983 2.2.1 HS nghèo THCS được miễn giảm học phí (1000HS) 4.620 1.927 813 720 627 534 Trong đó:-DTTS (1000HS) 1.386 578 244 216 188 160 -DT Kinh (1000HS) 3.234 1.349 569 504 439 374 2.2.2 Số Hs PTTH được miễn giảm học phí (1000HS) 3.023 761 683 605 527 449 Trong đó:-DTTS (1000HS) 605 152 137 121 105 90 -DT Kinh (1000HS) 2.418 608 546 484 421 359 2.3 Số HS nghèo DTTS được hỗ trợ vở viết, SGK (1000hs) 1.990 730 380 337 293 250 3 Kinh phí hỗ trợ (tỷ đồng) 1.346 392 350 228 201 174 3.1 Kinh phí hỗ trợ vở viết, SGK (tỷ đồng) 241 87,6 46,6 41,4 35,2 30,0 3.2 Kinh phí hỗ trợ miến giảm học phí (tỷ đồng) 1.105 305,8 305,8 188,2 165,8 144,4 3.2.1 THCS (tỷ đồng) 567 182,6 182,6 77,6 67,8 59,1 -DTTS (tỷ đồng) 262 83,8 83,8 35,3 31,3 27,3 -DT Kinh (tỷ đồng) 305 97,8 97,8 41,2 36,5 31,8 3.2.2 THPT (tỷ đồng) 540 123,2 123,2 110,6 97,9 85,3 -DTTS (tỷ đồng) 180 41,1 41,1 36,9 32,6 28,4 -DT Kinh (tỷ đồng) 360 82,1 82,1 73,7 65,3 56,9 Ghi chú: Tính bình quân mỗi hộ nghèo có 1,3 trẻ em đang học các cấp học phổ thông. Trong đó: Tiểu học chiếm 47%, THCS 38% và PTTH chiếm 15% tổng số học sinh nghèo. Trong số học sinh nghèo THCS có 30% là dân tộc thiểu số và PTTH có 20% là đồng bào dân tộc thiểu số. Mức hỗ trợ: Đối với đồng bào dân tộc thiểu số 100% học phí (Bình quân là 140.000 đồng/ hs/năm ở cấp THCS là 270.000 đồng/hs/năm ở cấp THPT). Đối với học sinh nghèo là dân tộc kinh giảm 50% mức học phí. Mức hỗ trợ vở và sách GK cho HS nghèo DTTS là 120.000 đồng/ người/năm. Phụ lục 12. Nguồn vốn hỗ trợ đất ở, nhà ở, nước sinh hoạt cho hộ nghèo. Chỉ tiêu tính Tổng 5 năm 2006 2007 2008 2009 2010 1 Hỗ trợ đất ở 1.1 Số hộ nghèo DTTS được hỗ trợ đất ở (1000 hộ) 70 14 14 14 14 14 1.2 Kinh phí thực hiện (tỷ đồng) 70 14 14 14 14 14 Ngân sách TW 70 14 14 14 14 14 2. Hỗ trợ nhà ở 2.1 Số hộ được hỗ trợ nhà ở (1000 hộ) 500 100 100 100 100 100 2.2 Tổng ngân sách (tỷ đồng) 5.000 1.000 1.000 1.000 1.000 1.000 NSTW 1.500 300 300 300 300 300 NSĐP 1500 300 300 300 300 300 Huy động 2.000 400 400 400 400 400 3 Hỗ trợ nươc sạch SH 3.1 Số hộ được hỗ trợ nước sạch sinh hoạt (hộ) 100.0 00 20.000 20.000 20.000 20.000 20.000 3.2 Kinh phí (tỷ đồng) 30 6 6 6 6 6 Ngân sách TW 30 6 6 6 6 6 4 Tổng kinh phí (tỷ đồng) 5.500 1.100 1.100 1.100 1.100 1.100 NSTW 2.000 400 400 400 400 400 NSĐP 1.500 300 300 300 300 300 Huy động 2.000 400 400 400 400 400 Cách tính: -Hỗ trợ đất ở 70.000x 1 triệu đồng/hộ = 70tỷ (NSTW) -Hỗ trợ nhà ở: +DTTS: 300.000 hộ Xã 10 triệu đ/hộ = 3.000 tỷ (Trong đó NSTW 50% là 1.500 tỷ đồng; NSĐP 50% là 1.500 tỷ đồng) +Dtộc khác 200.000 hộ Xã 10 triệu đ/hộ = 2.000 tỷ (huy động) Tổng số hộ được hỗ trợ nhà ở 5 năm: 500.000 hộ, nhu cầu kinh phí 5.000 tỷ đồng -Hỗ trợ nước SH: 100.000 hộ Xã 0,3 triệu đồng/hộ = 30 tỷ (NSTW) . MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc7712.doc
Tài liệu liên quan