Cà phê là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam tới EU chiếm 74% về lượng và 62,3% về kim ngạch. Năm 2008,Việt Nam đã xuất khẩu cà phê sang tổng cộng 21/27 nước thuộc liên minh châu Âu EU.Kim ngạch xuất khẩu cà phê sang EU đạt 1,04 tỷ USD tăng 6,58% so với năm 2007.Đức, Italia, Bỉ, Tây Ban Nha, Pháp, Anh, Hà Lan, là những nhà nhập khẩu chính mặt hàng này.
Hạt điều chiếm 6,8% về lượng và 15% về kim ngạch với tổng lượng xuất khẩu đạt 44,8 nghìn tấn với kim ngạch đạt 251,037 triệu USD tăng 18,4% về lượng và 54,7% về kim ngạch so với năm 2007. Hà Lan là nước nhập khẩu hạt điều lớn nhất của Việt Nam trong khối EU với kim ngạch 152,9 triệu USD chiếm 60% giá trị xuất khẩu hạt điều của Việt Nam sang EU, tiếp theo là các nước Anh, Tây Ban Nha, Bỉ Năm 2008 Việt Nam đã xuất khẩu sang 19 nước EU,trong đó xuất hiện thêm một số thị trường nhập khẩu hạt điều mới như Manta,Cộng hòa Ailen.
61 trang |
Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1115 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thực trạng xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang 40 thị trường EU 40, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
à sản lượng do ảnh hưởng của cuộc khủng khoảng kinh tế.
Bảng 2: Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng chủ lực:
(ĐVT: nghìn tấn, nghìn USD)
Mặt hàng
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
SL
KN
SL
KN
SL
KN
SL
KN
SL
KN
Gạo
4.059
950,3
5.250
1.407
4.643
1.275
4.557
1.489
4.741
2.894
Cà phê
974
641
892
735,4
980
1.271
1.229
1.911
1.059
2.111
Cao su
513
596,8
587
804,1
707
1.286
714
1.392
658
1.603
Hạt tiêu
111
152,3
108
150,4
116
190,4
82
271,0
90
311,1
Hạt điều
105
435,9
108
501,5
126
503,7
152
653,8
165
911
Chè
99
95,5
87
96,9
105
110,4
114
130,8
104
146,9
Năm 2008, các mặt hàng nông sản có kim ngạch xuất khẩu cao đó là gạo, cà phê, cao su, hạt tiêu, nhân điều, chè..Trong năm 2008, một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực có khối lượng giảm so với năm 2007 như: cà phê đạt 1.059 nghìn tấn, giảm 13,8% so với năm 2007; Cao su đạt 658 nghìn tấn,thấp hơn cùng kì 7,8 %, chè đạt 104 nghìn tấn, thấp hơn năm 2007 là 8,8%. Những mặt hàng nông sản chủ lực có lượng xuất khẩu tăng cao so với năm 2007 gồm: Gạo tăng 94,3%; Hạt điều tăng 39,3%. Những mặt hàng chủ lực có giá trị xuất khẩu tăng khá so với năm 2007 là: cà phê tăng 10,4 %,hạt tiêu tăng 14,8%, cao su tăng 15,1%.
Cao su tháng 12/2008 đạt 83,2 ngàn tấn, trị giá 126,6 triệu USD, giảm 36,8 triệu USD (khoảng 22%) so với cùng kỳ năm 2007. Hạt điều tháng 12 đạt 13,7 ngàn tấn, trị giá 66,4 triệu USD, tăng 5,3% về lượng nhưng chỉ tăng 1,5% về giá trị so với tháng 11/2008, giảm 5% so với cùng kỳ năm 2007. Hạt tiêu tháng 12 đạt 6,6 ngàn tấn, trị giá 17,9 triệu USD, tuy tăng 32% về lượng nhưng chỉ tăng 11% về giá trị và giảm 8% so với cùng kỳ năm 2007.
2.1 Mặt hàng cà phê
a.Về sản xuất
Theo ước tính, diện tích cà phê cả nước hiện vào khoảng 500.000 - 510.000ha (trong đó cà phê dân doanh chiếm 70-80%). Theo VICOFA, phần diện tích giảm chủ yếu là vườn già cỗi, năng suất và sản lượng thấp. Với năng suất bình quân đạt 1,5-2 tân/ha thì sản lượng cà phê hàng năm vẫn có khả năng đạt 750.000-800.009 tấn ( 12-13 triệu bao). Giá thành sản xuất bình quân, theo khảo sát năm 2001, vào khoảng 8.000 đồng/kg đối với cà phê dân doanh và 11.000đồng/kg đối với cà phê quốc doanh. Sở dĩ cà phê quốc doanh có giá thành cao hơn là do phải gánh chịu thêm các chi phí xã hội (điện, đường, trường, trạm). Với giá xăng dầu, phân bón ở mức cao như hiện nay thì chi phí sản xuất có thể cao hơn so với thời điểm khảo sát năm 2001.
Về chủng loại, gần 95% diện tich là cà phê robusta, diện tích cà phê Arabica (cà phê chè) chỉ vào khoảng 30.000 ha ( 6%), tập trung ở các vùng có độ cao và khí hậu thích hợp như Sơn La – Lai Châu, Thanh hoá, Nghệ An, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế.. Theo dự án do VINACAFE phối hợp với công ty tư vấn BDPA ( Php) xây dựng được Chính Phủ phê duyệt năm 1996 thì tổng diện tích có khả năng phát triển cà phê chè ở Việt Nam vào khoảng 100.000 ha. Tuy nhiên, trên thực tế chương trình phát triển cà phê chè triển khai còn chậm và hiệu quả chưa cao do gặp nhièu khó khăn về nguồn vốn, kỹ thuật, con người.
Các doanh nghiệp cũng như các chủ trang trại, chủ vườn củng cố những diện tích cà phê kinh doanh có hiệu quả kể cả cà phê Robusta và cà phê Arabica, thực hiện chuyển đổi cơ cấu bỏ, giảm diện tích cà phê robusta ở nhưng nơi hiệu quả kinh tế kém, trồng các loại cây có giá trị kinh tế cao như cao su, hồ tiêu, ca cao, điềuvà cũng có nơi chuyển sang mở rộng diện tích cà phê Arabica.
Về công nghiệp chế biến cà phê đã có một số tiến bộ đáng kể. Nhiều doanh nghiệp đã trang bị cơ sở chế biến với đầy đủ diện tích sân phơi,thiết bị tốt và đồng bộ đảm bảo cho ra sản phẩm chất lượng cao. Đáng chú ý là đa số máy móc trong ngành cà phê đã tự sản xuất được trong nước, kể cả dây chuyền chế biến ướt, máy xát tươi làm sạch tiết kiệm nước hiện nay chỉ còn máy bắn màu là phải nhập khẩu. Nhiều doanh nghiệp đã quan tâm chế biến và mở rộng thị trường cà phê giá trị gia tăng. Tuy nhiên vẫn còn một số tồn tại trong khâu chế biến như:
-Khâu thu hái còn là một tồn tại lớn vì nông dân chưa thực hiện đúng kỹ thuật thu hái.
-Các địa phương chỉ lo phát triển diện tích cây cà phê mà bỏ qua việc hướng dẫn cho nông dân cách thu hái cũng như quy trình bảo quản sau thu hoạch.
-Thu hoạch sớm khi trái vẫn còn đang tiếp tục lớn sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng hạt cà phê,gây khó khăn trong xuất khẩu.
b)Tình hình xuất khẩu
* về sản lượng và kim ngạch xuất khẩu:
Ngành cà phê là một ngành kinh tế có ý nghĩa quan trọng đối với nước ta,về kim ngạch xuất khẩu khoảng 600 triệu USD,là mặt hàng nông sản xuất khẩu lớn thứ ba sau gạo và cao su.Cà phê lại có vị trí quan trọng trong kinh tế của nhiều tỉnh Tây Nguyên(50% dân số trồng cà phê,50% GDP do cà phê mang lại).Từ năm 2000,Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu cà phê thứ hai trên thế giới(sau Braxin)và đứng đầu về xuất khẩu cà phê robusta.Khác với một số nước như Braxin,Indonesia,tiêu thị chè và cà phê trong nước của ta còn rất thấp nên hầu hết sản lượng cà phê là để dành cho xuất khẩu.
Về chủng loại cà phê xuất khảu chủ yếu là cà phê nhân (robusta), xuất khẩu cà phê chế biến sâu (rang xay, hoà tan) chiếm tỷ trọng rất nhỏ.
Trong năm 2008, cà phê là một trong những các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam với giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 2,1 tỷ USD.
c)Về thị trường xuất khẩu
Cà phê Việt Nam không chỉ phát triển nhanh về diện tích, năng suất và sản lượng mà thị truờng tiêu thụ cà phê Việt Nam cũng không ngừng được mở rộng.
Trong năm 2007, cà phê Việt Nam được xuất sang 143 thị trường trên thế giới, tăng 68% so với 86 thị trường 2006. Trong đó Đức tiếp tục là thị trường xuất khẩu cà phê lớn nhất, đạt 177 nghìn tấn, tăng 17,59% so với năm 2006. Bên cạnh đó, lượng cà phê xuất sang một số thị trường chủ lực như Italia, Thuỵ Sĩ, Bỉ và Indonesia tăng rất mạnh so với năm 2006.
Nhìn chung lượng xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang các thị trường đều tăng so với năm 2006, tuy nhiên cũng có một số thịt trường giảm khá mạnh về lượng nhập. Cụ thể Ấn Độ giảm 71% về lượng và 66% về kim ngạch so với năm 2006; Cộng Hòa Séc giảm lần lượt 61% và 49%; Đài Loan là một trong những thị trường xuất khẩu cà phê chính của nước ta nhưng cũng giảm khá mạnh về lượng nhập trong năm 2007, giảm 60% về lượng và 17% về kim ngạch.
Bảng 3: Một số thị trường xuất khẩu cà phê năm 2007
(ĐVT: tấn, nghìn USD)
TT
Năm 2007
Lượng
Trị Giá
Đức
177.162
278.454
Mỹ
135.044
212.756
Tây Ban Nha
95.171
150.062
Italia
90.871
143.724
Thụy Sĩ
80.311
115.707
Nhật Bản
46.604
76.407
Bỉ
45.205
71.945
Indonesia
41.332
60.593
Hà Lan
32.396
51.226
Anh
32.131
47.757
2.2.Mặt hàng gạo
a)Về sản xuất
Sản xuất lúa gạo luôn được xem là nhiệm vụ chiến lược hàng đầu của nền nông nghiệp Việt Nam. Sau nhiều thăng trầm, với đường lối, cơ chế, chính sách đúng đắn trong sản xuất và kinh doanh, kể từ năm 1989 sản lưọng lúa gạo của Việt Nam đã tăng liên tục. Từ một nước nhập khẩu gạo, Việt Nam đã sản xuất đủ lúa gạo cho nhu cầu tiêu dùng trong nước và trở thành nước xuất khẩu gạp lớn thứ 2 trên thế giới. Năm 2001 sản xuất lúa cả nước đạt 32,5 triệu tấn. Đến năm 2008 đạt 38,6 triệu tấn,tăng 16,9% so với năm 2001.
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là khu vực sản xuất và cung cấp gần như 100% lượng gạo xuất khẩu hàng năm của nước ta. Sản lượng lúa tại ĐBSCL trong giai đoạn 2001-2008 tăng trưởng khá ổn định và thường chiếm khoảng trên 50% tổng sản lượng lúa cả nước. Năm 2008, ĐBSCL diện tích lúa cả năm ước đạt 3,8 triệu ha, tăng 126.000 ha so với năm 2007; sản lượng lúa ước đạt 20,3 triệu tấn, tăng 1,63 triệu tấn so với năm trước.
Bảng 4: Sản xuất lúa cả nước và ĐBSCL giai đoạn 2004-2008
(ĐVT: triệu tấn)
Năm
2004
2005
2006
2007
2008
Cả nước
36,1
35,8
36,0
38,6
ĐBSCL
18,6
19,2
19,0
18,7
20,3
b) Tình hình xuất khẩu
Từ năm 2004 đến nay, xuất khẩu gạo đã đạt được những kết quả tích cực, tăng trưởng cả về số lượng lẫn trị giá xuất khẩu. Năm 2004 xuất khẩu gạo đạt 4.06 triệu tấn, trị giá 950 triệu USD; tăng 6,5% về lượng và 31,9 % về trị giá so với năm 2003. Sang năm 2005, xuất khẩu gạo đạt mức kỉ lục 5,25 triệu tấn với trị giá 1,4 tỷ USD, tăng 29,3% về lượng và 48% về trị giá so với năm 2004.
Mặc dù gặp nhiều khó khăn về nguồn cung do ảnh hưởng của thiên tai và sâu bệnh nhưng trong năm 2007, xuất khẩu gạo của nước ta vẫn đạt được những kết quả khả quan với sản lượng xuất khẩu đạt 4,5 triệu tấn ( bằng 98,2% so với năm 2006) và giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 1,35 tỷ USD ( tăng 16,8% so với năm 2006). Xét về sản lượng xuất khẩu, Việt Nam vẫn đứng thứ 2 thế giới , sau Thái Lan. Mặc dù sản lượng gạo bị Giảm nhẹ so với năm 2006 nhưng kim ngạch xuất khẩu lại tăng. Nguyên nhân chủ yếu là do nhu cầu tiêu dùng gạo của thế giới trong năm vừa cao thăng cao trong khi nguồn cung lại hạn chế, nên giá gạo xuất khẩu tăng.
Trong năm 2007, giá gạo xuất khẩu trung bình của Việt Nam đạt 325 USD/ tấn, tăng hơn 50 USD/tấn so với năm 2006. Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam với Thái Lan đã thu hẹp dần, có lúc đạt mức ngang giá đối với những sản phẩm có chất lượng cao.
Theo số liệu thống kê, trong tháng 12/2008, cả nước xuất khẩu được 400 nghìn tấn gạo với trị giá 180 triệu USD, tăng 37% về lượng và tăng 30,9% về trị giá so với tháng 11/2008; tăng 270% về lượng và tăng 230% về trị giá so với cùng kỳ năm 2007. Như vậy, năm 2008 xuất khẩu của nước ta đạt 4,7 triệu tấn (năm 2008 Việt Nam đã ký hợp đồng xuất khẩu được 5,1 triệu tấn gạo) với kim ngạch 2,9 tỉ USD, tăng 3,6% về lượng và tăng tới 94,8% về trị giá so với cùng kỳ năm 2007.
Theo số liệu hải quan, trong năm 2008, gạo của nước ta được xuất khẩu sang 121 thị trường và vùng lãnh thổ, nhiều hơn tới 40 thị trường so với năm 2007. Trong đó, cả nước có tất cả 165 đơn vị tham gia xuất khẩu gạo, nhiều hơn 60 đơn vị so với năm 2007
Bảng 5: Kết quả xuất khẩu gạo giai đoạn 2004 – 2008:
(ĐVT: nghìn tấn,triệu USD)
Năm
2004
2005
2006
2007
2008
Sản lượng
4.060
5.250
4.800
4.5
4,7
Trị giá
950,4
1.407
1.300
1.350
2.900
c)Về thị trường xuất khẩu
Về thị trường, trong những năm vừa qua Việt Nam đã xuất khẩu gạo sang khoảng 90 thị trường và vùng lãnh thổ, kể cả thị trường EU, Nhật Bản, Hoa Kỳ vốn rất khắt khe. Những thị trường dẫn đầu về kim ngạch xuất khẩu gạo là Phillippins, Indonesia, Cuba, Malaysia và Bờ Biển Ngà. Trong đó riêng thị trường Phillippin năm 2007 đã nhập khẩu gạo Việt Nam với tổng sản lượng đạt 1,45 triệu tấn, trị giá 464,87 triệu USD, giảm 3,71% về lượng nhưng tăng 8,3% về trị giá so với năm 2006.
Bảng 6: Một số thị trường đạt kim ngạch xuất khẩu gạo lớn trong
năm 2007
(ĐVT: tấn, USD)
Thị trường
2007
Sản lượng
Trị giá
Phillippin
1,458,136
466,070,763
Indonesia
1,169,429
378,979,955
Cuba
431,370
167,260,760
Malaysia
376,929
115,867,041
Bờ Biển Ngà
148,010
45,888,349
Gana
130,921
39,712,399
Ăng gôla
115,472
36,202,615
Singapore
82,390
25,911,742
Nhật Bản
64,640
18,718,676
Cônggô
54,546
16,069,099
2.3.Mặt hàng cao su
a)Về sản xuất và công nghiệp chế biến cao su
Ở Việt Nam, Cao su được trồng từ năm 1897. Đến nay, cao su đã được phát triển khá rộng rãi và trở thành một mặt hàng nông sản xuất khẩu mũi nhọn. Đất đai và khí hậu ở nhiều vùng sinh thái nước ta, đặc biệt là miền Đông Nam Bộ và Tây Nguyên rất phù hợp với việc sinh trưởng và phát triển cây cao su. Cao su Việt Nam là mặt hàng quen thuộc trên thị trường thế giới.
Mặc dù sản lượng cao su của Việt Nam năm 2007 nay vẫn đạt 600.000 tấn, tăng so với 553.500 tấn năm 2006, nhưng nguồn NK cao su từ các nước láng giềng giảm đi do nguồn cung bị hạn hẹp. Được biết, Việt Nam XK 80% sản lượng mủ cao su sản xuất trong nước, còn lại phải mua cao su từ Thái lan, Campuchia và Indonesia để tái xuất.
b) Về tỷ trọng và kim ngạch xuất khẩu
Việt Nam hiện đang là nước xuất khẩu cao su lớn thứ 4 thế giới sau Thái Lan, Indonesia và Malaysia. Xuất khẩu cao su của Việt Nam trong năm 2008 đạt kim ngạch 1,6 tỷ USD tăng 15% so với năm 2007.
Năm 2008, ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới đến thị trường nông sản, cao su là mặt hàng chiu ảnh hưởng sớm nhất, mạnh nhất. Nguyên nhân bởi cơn khủng hoảng tài chính thế giới đã khiến ngành công nghiệp liên quan đến chế biến cao su liêu xiêu. Giá cao su bắt đầu giảm từ tháng 8/2008 nhưng tốc độ tụt nhanh theo chiều thẳng đứng, chỉ trong vòng hơn 10 ngày, giá đã "trôi" khoảng 15 triệu đồng/tấn. Nếu như mới tháng 7.2008, mủ caosu đang đứng ở đỉnh cao nhất về giá (khoảng 58 triệu đồng/tấn) thì tính đến tháng 10/2008 chỉ còn khoảng 30 triệu đồng/tấn. Mất hơn 28 triệu đồng/tấn trong "chớp mắt" đã khiến nhiều DN xuất khẩu chới với.
c)Về thị trường xuất khẩu:
Hiện Việt Nam XK cao su đến 40 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới với thị trường XK lớn nhất là Trung Quốc (chiếm tới 64% lượng XK), tiếp theo là Singapore, Hàn Quốc, Đài Loan, Đức, Hoa Kỳ...
Từ năm 1995, số lượng cao su thiên nhiên Việt Nam XK sang Trung Quốc khá lớn và có sự tăng vọt từ năm 2005 đến nay. Sở dĩ vì nhu cầu cao su thiên nhiên của Trung Quốc là 1,7 triệu tấn/năm, trong khi sản xuất không đáp ứng nổi nhu cầu phát triển của ngành công nghiệp chế biến.
Nhu cầu cao su của Trung Quốc năm nay tăng khoảng trên 40% so với năm 2006, lượng NK không dưới 70%. Vì vậy, chắc chắn hiện tại và sau này , Việt Nam vẫn là một trong những nước XK cao su lớn vào Trung Quốc.
Tuy nhiên, có một thực tế là XK của Việt Nam tập trung chủ yếu vào các sản phẩm cao su tự nhiên chưa được xử lý, với gần 60% là cao su tự nhiên đã định chuẩn về kỹ thuật và cao su tự nhiên ở dạng nguyên thủy.
3.Thực trạng cạnh tranh của một số mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực
3.1.Gạo là mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam được các nhà hoạch định chính sách xếp vào nhóm có năng lực cạnh tranh cao.Sự phát triển lúa gạo là một trong những thành tựu nổi bật của Việt Nam trong công cuộc đổi mới về kinh tế.Từ chỗ hàng năm phải nhập khẩu trên dưới một triệu tấn lương thực,Việt Nam đã vươn lên là một trong những nước đứng dầu thế giới về xuất khẩu gạo với sản lượng xuất khẩu khoảng từ 3,5 đến 4 triệu tấn/ năm.Tuy nhiên trên thị trưòng thế giới,gạo Việt Nam lại kém cnạh tranh đứng về khía cạnh phẩm chất theo yêu cầu của thị trường và giá cả.Gạo xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu là gạo tẻ thường mặc dù trong một vài năm gần đây đã bắt đầu chú ý sản xuất gạo phẩm chất cao và gạo đặc sản nhưng số lượng chưa nhiều.Về giá cả,giá gạo xuất khẩu của Việt Nam thường thấp hơn giá gạo cùng loại của Thái Lan từ 10-20USD/tấn.
3.2.Cà phê cũng là mặt hàng được xếp vào nhóm có năng lực cạnh tranh do năng suất cao và phẩm chất tốt.Sản lượng cà phê cuất khẩu tăng với tốc độ nhanh,song kim ngạch xuất khẩu lại không tăng tỷ lệ thuận với sản lượng.Có ba nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng này:1)rtên thị trường thế giới,cung lớn hơn cầu làm cho giá xuất khẩu giảm;2)Việt Nam chỉ yếu tròng cà phê Robusta-loại cà phê dễ trồng,năng xuất cao nhưng chất lượng thấp và do đó giá thấp hơn;3)Việt Nam chủ yếu xuất khẩu cà phê hạt(cà phê nghuyên liệu) và xuất khẩu qua các trung gian.
3.3.Cao su và chè là hai mặt hàng được xếp vào nhóm hàng có khả năng cạnh tranh trung bình do có lợi thế về chi phí lao động thấp.Khả năng cạnh trnah yếu của hai mặt hang này là do năng suất và chất lượng thấp.
3.4.Trái cây là một trong những mặt hàng nông sản có triển vọng mở rộng xuất khẩu.Tuy nhiên trái cây Việt Nam vẫn chưa hấp dẫn người tiêu dùng nước ngoài,thậm chí ngay trên thị trường nội địa,việc tiêu thụ cũng gặp nhiều khó khăn.Tuy có một số loại trái cây đặc sản,nhưng nhìn chung,so với các nước trong khu vực,năng lực cạnh tranh của trái cây Việt Nam còn thua kém cả về chất lượng và giá thành.Về mặt chất lượng,sự phát triển trái cây Việt Nam vẫn mang nặng tính tự nhiên,sử dụng nhiều giống cũ,chất lượng và năng suất thấp,mức độ ứng dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật chưa nhiều và chưa rộng rãi.Giá thành sản xuất trái cây Việt Nam cũng cao hơn nhiều nước trong khu vực.Cũng có thể thấy tình trạng tương tự nếu xem xét với những loại nông sản xuất khẩu khác như hồ tiêu,hạt điều
4.Các thị trường xuất khẩu nông sản chính của Việt Nam
Bốn thị trường xuất khẩu nông sản lớn nhất của Việt Nam hiện tại là EU, Mỹ, Nhật và Trung Quốc. Tính riêng trong 5 tháng đầu năm 2008, tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản sang EU đạt 1,53 tỉ USD, chiếm tới 70% tổng kim ngạch xuất khẩu sang các nước này. Kim ngạch nông sản xuất khẩu sang Hoa Kỳ đạt 843,5 triệu USD; sang Nhật đạt 521,77 triệu USD và sang Trung Quốc đạt 482,17 USD, tăng 1,8 lần so với cùng kỳ 2007.
Thị trường ASEAN: Thị trường các nước ASEAN là một trong những thị trường xuất khẩu quan trọng đối với các sản phẩm ngũ cốc( chủ yếu là gạo) của Việt Nam.
Thị trường các nước SNG và Đông Âu: đây là khu vực thị trường truyền thống và có thể được xem là khu vực thị trường dễ tính nhất đối với các sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam.Các mặt hàng nông sản xuất sang thị trường này chủ yếu là chè,cà phê,hạt điều..
Thị trường EU: So với thị trường các nước SNG và Đông Âu,thị trường EU là thị trường khó tính với chế độ bảo hộ công nghiệp chặt chẽ và với mức độ bảo hộ cao.Các nhóm hàng xuất khẩu chủ yếu sang khu vực này chủ yếu là đối với nhóm hàng các sản phẩm nhiệt đới: cà phê,chề,các loại quả có múi và cao su tự nhiên.Đồng thời các nươc EU với tư cách là nhà tài trợ cũng có vai trò quan trọng trong xuất khẩu gạo của Việt Nam sang các nước Châu Phi.
Thị trường châu Mỹ: triển vọng xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam sang thị trường Mỹ sẽ phụ thuộc nhiều vào chính sách mậu dịch của Mỹ,nhất là việc áp dụng qui chế Tối Huệ Quốc đối với các sản phẩm xuất khẩu nói chung và các sản phẩm nông nghiệp nói riêng của Việt Nam trong những năm tới.Đối với thị trường các nước châu Mỹ La tinh khác,triển vọng xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam sang khu vực thị trường này có chăng chỉ với nhóm hàng ngũ cốc,nhưng không lớn.
Thị trường Châu Phi: triển vọng xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp Việt Nam sang khu vực này không lớn và chỉ dừng lại ở nhóm hàng ngũ cốc.
5.Những khó khăn trong sản xuất và xuất khẩu nông sản của Việt Nam
Trong quá trình đổi mới, hội nhập kinh tế, hàng nông sản Việt Nam đã có mặt trên nhiều nước và đã góp phần thu ngoại tệ để phát triển đất nước.Bên cạnh các thành tựu đạt được, ngành nông nghiệp Việt Nam cũng gặp phải không ít những khó khăn.Sản xuất nông nghiệp vẫn lạc hậu, năng suất, chất lượng sản phẩm thấp, chi phí cao và nhất là sự yếu kém của ngành công nghiệp chế biến sẽ là những thách thức rất lớn của nông sản Việt Nam.
Đó là tác động chi phí khiến giá nguyên liệu đầu vào của sản xuất nông nghiệp tăng cao (giá phân bón, giá thức ăn chăn nuôi, giá thuốc trừ sâu).
Dịch bệnh và thời tiết diễn biến phức tạp, ảnh hưởng tới cung – cầu nông sản, thực phẩm. Vấn đề chất lượng vật tư nông nghiệp đã thực sự trở thành “dịch”, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất và thu nhập của người nông dân
Cơn lốc" khủng hoảng tài chính bắt đầu tác động đến nông sản xuất khẩu từ tháng 9/2008. Cùng với đó, hầu hết các nước đều được mùa khiến giá nông, lâm, thuỷ sản giảm nhanh và ở mức quá thấp, tác động sâu sắc đến nông nghiệp. Nếu tháng 7/2008, kim ngạch xuất khẩu nông sản Việt Nam đạt kỷ lục 1,75 tỷ USD thì đến tháng 11/2008, con số này ước còn 1,2 tỷ USD, giảm gần 32%. Cuộc khủng hoảng tài chính nặng nề tại các thị trường chủ chốt như Mỹ, EU, Trung Quốc, Nhật Bản... chính là nguyên nhân khiến sức cầu sụt giảm mạnh. Rắc rối của hệ thống ngân hàng tại những thị trường lớn làm hạn chế khả năng thanh khoản của các doanh nghiệp (DN) nhập khẩu hàng từ Việt Nam.
Do thực trạng công nghiệp chế biến sản phẩm nông sản của nước ta còn yếu kém:
Công nghiệp chế biến các sản phẩm nông sản ở nước ta đang ở trong tình trạng thấp kém, tỷ lệ thiết bị cũ hổng, lạc hậu khá lớn; danh mục sản phẩm được chế biến quá ít và đơn điệu; tỷ lệ sản lượng các sản phẩm nông nghiệp qua chế biến quá thấp; chất lượg sản phẩm chế biến chưa hoàn toàn đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong và ngoài nước; tỷ lệ hao hụt nguyên liệu cao.
Khi nhận định sự yếu kém của công nghiệp chế biến ở các quốc gia, UNDP cho rằng: sự kém phát triển của ngành công nghiệp chế biến có hàng loạt các lý do: hệ thống vận tải yếu kém đã cản trở vận chuyển đưởng dài các nguyên liệu và thành phẩm; các xí nghiệp chế biến xa nơi cung cấp nguyên liệu; công nghệ lạc hậu và thấp kém gây ra tổn thất lớn trong chế biến và làm giảm chất lượng sản phẩm; trình độ quản lý kém; thiếu thốn nghiêm trọng về vốn và thông tin thị trường cũng như kỹ thuật đã hạn chế tốc độ phát triển. Cuối cùng, thu nhập thấp của người tiêu dùng trong nước cũng hạn chế tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp chế biến. Đó là nhận định bao quát và đúng với tình hình phát triển của công nghiệp chế biến các sản phẩm nông nghiệp ở nước ta.
Mặt khác,trong những năm qua,sản xuất nông nghiệp bên cạnh sản xuất ra sản lượng lớn các sản phẩm nông nghiệp chủ yếu tạo nguồn nguyên liệu dồi dào đáp ứng được yêu cầu phát triển của công nghiệp chế biến về tiêu chuẩn nguyên liệu,về cơ cấu sản phẩm
Qua một số nét khái quát về tình hình nêu trên có thể thấy,xuất khẩu nông sản Việt Nam đã có những bước phát triển khá mạnh mẽ,nhưng cơ cấu nông sản xuất khẩu phản ánh rõ thực trạng nông nghiệp vẫn chưa thoát khỏi tình trạng sản xuất nhỏ,kỹ thuật lạc hâu,chủ yếu phát triển theo bề rộng trên cơ sở khai thác lợi thế sẵn có,khả năng đáp ứng yêu cầu thị trường quốc té còn thấp kếm.Có thể thấy rõ hơn thực trạng này qua một số điểm sau đây:
- Nông nghiệp Việt Nam về cơ bản chưa thoát khỏi tình trang quy mô nhỏ,phân tán và lạc hậu.Nông thôn Việt Nam có gần 12 triệu hộ,8 triệu ha đất canh tác được chia thành 75 triệu thửa ruộng,bình quân mỗi hộ chỉ có 0,7 ha đất canh tác,bình quân mỗi lao động nông nghiệp làm ra 300$/năm.Đây là yếu tố cản trở trực tiếp việc ứng dụng những thành tựu mới của khoa học cà công nghệ vào sản xuất.
- Nông nghiệp phát triển chủ yếu theo bề rộng dựa trên khả năng tự nhiên,năng suất,chất lượng,chi phí sản xuất cao,công nghệ sau thu hoạch và công nghệ chế biến lạc hậu.
-Thực trạng sản xuất và hệ thống dịch vụ còn thấp xa so với yêu cầu vệ sinh và kiểm dịch động thực vật của các nước nhập khẩu nông sản.
-Kết cấu hạ tầng dịch vụ,hệ thống pháp lý còn bất cập so với yêu cầu hội nhập.Hạ tầng dịch vụ phục vụ thương mại hàng nông – lâm sản cũng còn thiếu,nhiều yếu kém,cảng chuyên dụng,chi phí bốc xếp,thời gian chờ đợi cao..
- Thiên tai gây thiệt hại nặng nề cho sản xuất nông nghiệp,trong khi cơ sở vật chất phục vụ dự báo,phòng chống và khắc phục hậu quả thiên tai còn nghèo nàn,lạc hậu.Tình trạng này có thể gây nên sự bất ổn trong phát triển nông nghiệp Việt Nam và ảnh hưởng đến thực hiện các cam kết quốc tế.
Chương II.Thực trạng xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang
thị trường EU
I.Tổng quan thị trường nông sản EU
1.Tình hình nhập khẩu nông sản của EU
Tác động của chính sách chung về nông nghiêp(CAP) đối với các nước đang phát triển phản ánh vai trò to lớn của EU vừa là nhà sản xuất và nhà nhập khẩu nông sản. Năm 2002, nhập khẩu hàng nông sản của EU đạt 60 tỷ USD trong khi xuất khẩu nông sản xấp xỉ 56 tỷ Euro. Như vây EU là nhà nhập khẩu nông sản lớn nhất từ các nước đang phát triển (63% tổng kim ngạch nhập khẩu của EU, đạt 38 tỷ Euro), là nhà nhập khẩu thịt bò lớn nhất (33% xuất khẩu của thế giới), sữa( 70% xuất khẩu của thế giới) và là nhà nhập khẩu ngũ cốc lớn thứ 2 (25% xuất khẩu của thế giới). So với Mỹ, Nhật, Canada, Úc, Tân Tây Lan thì EU đã nhập khẩu nông sản từ các nước đang phát triển cao hơn mức trung bình nhập khẩu của tất cả các nước nói trên trong khoảng thời gian từ năm 1997 đến năm 2001 ( xấp xỉ 34 tỷ Euro). Hàng nhập khẩu chính của EU là các sản phẩm nhiệt đới như các loại quả, chè, cà phê, coca,gia vị cũng như các hoại hạt và quả có dầu. Với hệ thống các rào cản thương mại và trợ giá trong EU, CAP ảnh hưởng tiêu cực đến các nước đang phát triển, bằng việc bóp méo buôn bán hàng nông sản thế giới và hạn chế tiếp cận thị trường EU. Do vậy, cải tổ CAP đang là sự quan tâm của các nhà xuất khẩu từ các nước đang phát triển.
Tháng 6/2003, Ủy ban châu Âu đã thông qua chương trình cải tổ CAP tổng thể nhằm đưa nền nông nghiệp EU tăng thêm tính cạnh trnah,thị trường được định hướng và ít sự bóp méo về thương mại. Những cuộc cải tổ mới chỉ tác động trực tiếp có giứoi hạn đối với các nước đang phát triển vì trọng tâm chính tập trung vào cải tổ thị trường nông sản trong EU và do đó nó không đại diện cho nỗ lực giải quyết các vấn đề đang là mối quan tâm chính cảu các nước đang phát triển, tức là tiếp cận thị trường và trợ cấp xuất khẩu.
Những thay đổi trong hệ thống trợ giá bao gồm cắt giảm giá can thiệp của một số sản phẩm quan trọng như gạo, lúa mạch đen, và các sản phẩm sữa.
Giảm giá can thiệp có thể ảnh hưởng gián tiếp đến mức trợ cấp xuất khẩu dành cho nông dân EU. Trợ cấp xuất khẩu cho nông dân EU sẽ giảm và do vậy vị thế cạnh tranh của các nước đang phát triển trên các thị trường nông sản có thể được cải thiện. Mặc dù đạt được tiến bộ này, nhưng ngành lương thực khác liên quan đến các nước đang phát triển vẫn còn rất khó tiếp cận bởi các cuộc cải tổ mới chưa động chạm đến, đặc biệt là đường,các sản phẩm sữa và ngũ cốc khác.
Từ khi EU kết nạp thêm 10 nước Đông Âu (nâng tổng số lên 25 thành viên), thị trường này càng rộng lớn hơn. Riêng về nhập khẩu nông sản, thị trường này chiếm hơn 13% tổng giá trị nhập khẩu nông sản hằng năm của thế giới với 83 tỉ USD/năm.Do vậy với việc mở rộng thêm 10 thành viên và việc thực hiên CAP trong những nước này có thể có ảnh hưởng đáng kể đến các nước đang phát triển trong lĩnh vực xuất khẩu nông sản.Việc thực hiện CAP trong 10 nước thành viên mới bắt đầu một tiến trình hướng tới việc cơ cấu lại nhằm nâng cao chất lượngchế biến,cải tiến sản phẩm,khả năng sản xuất và độ an toàn cao hơn.Vì như vậy việc mở rộng EU có thể dẫn đến việc nhập khẩu nông sản chủ yếu từ các nước thành viên mới.Do vậy,các cơ hội xuất khẩu cho các nước đang phát triển xấu hơn.
2.Một số chính sách về nhập khẩu nông sản của EU
Với 27 quốc gia thành viên, EU là một thị trường tiêu thụ hàng hóa lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, đây cũng là một trong những thị trường khó tính với nhiều tiêu chuẩn nghiêm ngặt và chặt chẽ được lập ra áp dụng cho hàng hóa nhập khẩu.
Đối với mỗi một mặt hàng, thị trường châu Âu đều có những tiêu chuẩn áp dụng riêng, chẳng hạn như: mặt hàng rau quả tươi yêu cầu đạt chứng chỉ chất lượng GAP, mặt hàng thủy sản phải đạt chứng nhận chất lượng của Cục Quản lý an toàn vệ sinh và thú y thủy sản (NAFIQUAVED) cấp, mặt hàng lâm sản, đồ gỗ khi xuất vào thị trường châu Âu phải có chứng chỉ rừng FSC (Forest Stewardship Council - Hội đồng Quản lí rừng Quốc tế).
Tham gia thị trường các nước châu Âu, doanh nghiệp không chỉ phải đối mặt với những tiêu chuẩn chung, mà còn phải thỏa mãn những quy định riêng của từng nhà nhập khẩu hàng hóa, bởi lẽ các nhà nhập khẩu vẫn có thể đưa ra những quy định riêng cho hàng hóa trong hệ thống phân phối của mình.
2.1. Thuế nhập khẩu
Thuế nhập khẩu đối với nông sản và các sản phẩm nông sản của EU được ban hành trong Biểu thuế suất của EU. Thuế suất được áp dụng từ 1/1/2006 sẽ được đăng trong Công báo số L286 hoặc có thể truy cập vào địa chỉ website:
2.2. Hạn ngạch
Là một phần trong chương trình cải tổ của Tổ chức thị trường chung về nông sản . Chính sách hạn ngạch thuế suất độc lập được áp dụng trong giai đoạn 2001-2003 (Qui định số 2803/2000 của Hội đồng).
Nhằm đảm bảo tính liên tục của các nguồn cung cấp cho ngành chế biến, Hội đồng đã thông qua cơ chế hạn ngạch kế tiếp áp dụng trong giai đoạn 2004 - 2006 (Qui định số 379/2004 của Hội đồng).
Hạn ngạch về sản phẩm nông nghiệp đã và đang bị loại bỏ dần vì EU đã áp dụng chế đọ hạn ngạch thuế quan.Thuế suất trong hạn ngạch chỉ áp dụng khi giá trị sản phẩm nhập khẩu tại hải quan tối thiểu là tương đương hoặc cao hơn giá tham khảo do EU ấn định (Qui định số 2178/2005 của Hội đồng ấn định giá tham khảo cho năm 2006).
2.3. Các quy định pháp lý đối với nông sản vào EU
Chất lượng sản phẩm là yếu tố quyết định thành công khi thâm nhập thị trường châu Âu. Thị trường châu Âu yêu cầu sản phẩm có chất lượng cao nên hầu hết các nước xuất khẩu, đặc biệt là châu Á đều nhận định đây là thị trường khó tính và nghiêm ngặt. Họ đưa ra hàng loạt các quy định pháp lý về chất lượng sản phẩm, an toàn vệ sinh để bảo vệ cho sức khoẻ người tiêu dùng. Việc tuân theo các quy định về an toàn thực phẩm là điều kiện bắt buộc để tiếp cận thành công thị trường này.
Xuất khẩu nông sản vào EU bắt buộc phải có chứng nhận chính thức dựa trên việc EU công nhận cơ quan thẩm quyền của các nước xuất khẩu. Các nước xuất khẩu phải có một cơ quan thẩm quyền chịu trách nhiệm về việc quản lý chính thức thông suốt cả hệ thống sản xuất. Tháng 4/2004, EU đã thông qua các quy định về kiểm soát thực phẩm mới và toàn bộ các quy định về vệ sinh.
Quy định đóng gói vệ sinh rõ ràng hơn và nghiêm ngặt hơn về vệ sinh thực phẩm, các quy định vệ sinh cụ thể đối với thực phẩm có nguồn gốc từ động vật, các quy định cụ thể về kiểm soát các sản phẩm có nguồn gốc từ động vật phục vụ cho tiêu dùng của con người. Theo quy định mới này, các sản phẩm nhập khẩu phải đáp ứng các tiêu chuẩn chung như hàng hoá của EU.
a)Quy định mới về vệ sinh thực phẩm
Các quy định mới về vệ sinh thực phẩm tập trung vào yêu cầu bảo vệ sức khoẻ cộng đồng một cách tốt nhất dựa trên việc đánh giá mối nguy. Luật mới quy định tất cả các cơ sở kinh doanh thực phẩm và thức ăn cho vật nuôi, từ người nuôi, nhà chế biến đến người bán lẻ và dịch vụ nhà hàng đều phải chịu trách nhiệm trong việc đảm bảo thực phẩm bán trên thị trường EU đáp ứng mọi tiêu chuẩn bắt buộc về an toàn thực phẩm. Mọi khâu trong chuỗi thực phẩm kể cả khâu sản xuất nguyên liệu cũng phải tuân thủ phương pháp tiếp cận từ trại nuôi đến bàn ăn của EU về an toàn thực phẩm.
b)Quản lý thực phẩm và thức ăn cho vật nuôi
Quy định 882/2004 của Hội đồng châu Âu thiết lập các hệ thống kiểm soát hài hoà của EU bao gồm cả an toàn thực phẩm và thức ăn cho vật nuôi, các nguyên tắc về phúc lợi và sức khoẻ động vật. Liên quan đến việc kiểm soát nhập khẩu, các nước thứ ba sẽ phải đảm bảo rằng các sản phẩm xuất khẩu vào thị trường EU phải đáp ứng được những tiêu chuẩn cần thiết.
c)Quy định dán nhãn
Ba quy định chính liên quan đến việc dán nhãn là Quy định 2000/104/EC, Chỉ thị 2000/13/EC và Quy định 2065/2001/EC. Tất cả các luật mới của EU đều (và sẽ) dựa trên quyền lợi của người tiêu dùng và sự an toàn theo phương thức người tiêu dùng sẽ không bị bất kỳ sản phẩm nào hay bao bì nào đánh lừa. quy định của EU yêu cầu tất cả các sản phẩm đóng gói phải ghi nước xuất xứ. Nhãn mác phải được in lên gói hàng hoặc thùng các tông để tránh bị tẩy xoá hoặc rách khi sử dụng. Ngôn ngữ sử dụng phải chính thống và dễ hiểu.
d)Ðộc tố và chất gây ô nhiễm trong các sản phẩm nông sản
Chỉ thị 2000/29/EC quy định mức độ dư lượng tối đa về thuốc trừ sau, kim loại nặng, ô nhiễm vi sinh và thanh tra về vệ sinh
e)Truy xuất nguồn gốc sản phẩm
Từ ngày 1/1/2005, truy xuất nguồn gốc nói chung đã trở thành quy đinh bắt buộc đối với hệ thống thực phẩm của EU. Quy định đã sửa đổi số EC/178/2002 đề ra những quy định về truy xuất nguồn gốc sản phẩm đối với tất cả các nhà sản xuất thực phẩm và thức ăn dùng cho vật nuôi.
Yêu cầu về khả năng truy xuất được giới hạn nhằm đảm bảo tối thiểu là các doanh nghiệp đều có khả năng xác định được nhà cung cấp trực tiếp và khách hàng kế tiếp ngay sau đó của doanh nghiệp loại sản phẩm đang được nói đến.
2.4.Yêu cầu của thị trường trong lĩnh vực sức khoẻ và an toàn
Ngoài những luật lệ bắt buộc, còn có một loạt những yêu yều thị trường mang tính tự nguyện. Điều quan trọng cần chú ý là nó phụ thuộc vào lĩnh vực mà tuân thủ hay không tuân thủ những quy định này là điều kiện tiên quyết hay chỉ là một lợi thế để tiếp cận thị trường:
Nông nghiệp hữu cơ:
Nhận thức của người tiêu dùng về vấn đề an toàn thực phẩm và những toan ngại về môi trường EU cũng làm cho ngành nông nghiệp hữu cơ tăng trưởng một cách đáng kể. Các sản phẩm hữu cơ xuất khẩu sang EU phần lớn được điều chỉnh bằng Quy định EU 2092/91. Quy định này định nghĩa chi tiết các yêu cầu cho sản phẩm nông nghiệp hoặc thực phẩm bao gồm cả những luật lệ liên quan đến phương thức sản xuất hữu cơ. Những luật lệ này không chỉ xác định phương thức sản xuất nông nghiệp cho trồng trọt và chăn nuôi mà còn điều chỉnh vấn đề gắn nhãn mác,chế biến,thanh tra và marketing các sản phẩm hữu cơ trong EU và nhập khẩu các sản phẩm hữu cơ từ các nước ngoài EU.
Thực tiễn nông nghiệp tốt và EUREGAP
Nhằm giải quyết mối quan ngại ngày càng gia tăng của người tiêu dùng về tác động của nông nghiệp với an toàn thực phẩm và môi trường. Nhóm các nhà sản xuất bán lẻ châu Âu EUREGAP, một khuôn khổ hợp tác của các tổ chức bán lẻ hàng đầu ở châu Âu, đã phát triển tiêu chuẩn “EUREGAP Rau và Quả” cho việc xác nhận Thực tiễn Nông nghiệp tôt(GAP) cho rau và quả. EUREGAP bao gồm các tiêu chí về quản lí tại chỗ, sử dụng phân bón, bảo vệ mùa màng và quản lí côn trùng, thu hoạch, hoạt động sau thu hoạch và an toàn, sức khoẻ công nhân.
Vì an toàn thực phẩm trở thành một ưu tiên hàng đầu đối với nhiều nhà bán lẻ và các tổ chức sản xuất, các nhà xuất khẩu rau và quả tươi ở các nước đang phát triển muốn cung cấp cho hầu hết các hệ thống siêu thị ở châu Âu sẽ ngày càng bị yêu cầu chứng minh rằng các sản phẩm được sản xuất phù hợp với EUREGAP, đặc biệt khi các nhà bán lẻ dành ngày càng nhiều các gian hàng cho những sản phẩm được chứng nhận.
II.Xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị trường EU
1.Đánh giá chung
Từ năm 1990, Việt Nam đã bình thường hoá quan hệ ngoại giao với Cộng đồng châu Âu. Hiệp định hợp tác với EU vào ngày 17-7-1995, tạo cơ hội thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ mối quan hệ hợp tác giữa VN với các quốc gia thành viên và cả Cộng đồng trên mọi lĩnh vực hỗ trợ phát triển, khoa học kỹ thuật, đào tạo nguồn nhân lực, văn hoá xã hội, đầu tư kinh tế và thương mại và đến nay, Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).
Lâu nay, EU được đánh giá là thị trường tiêu thụ lớn nhất của hàng nông sản Việt Nam. Nhiều mặt hàng nông sản của Việt Nam được đối tác bạn đánh giá có chất lượng tốt nhất
Việc nông sản Việt Nam đáp ứng những yêu cầu cao của EU về an toàn vệ sinh thực phẩm đã giúp sản phẩm nông của Việt Nam xuất khẩu sang EU không những ngày càng tăng mà còn có chỗ đứng vững chắc ở các thị trường đòi hỏi khắt khe khác như Hoa Kỳ, Nhật Bản và Canađa.
2.Kim ngạch xuất khẩu nông sản Việt Nam sang thị trường EU:
Kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam sang thị trường EU những năm gần đây thường xuyên chiếm 18 - 19% kim ngạch xuất khẩu toàn ngành nông nghiệp nước ta. Năm 2007, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam và thị trường các nước Liên minh Châu Âu (EU) đạt 8,5 tỷ USD, tăng 0,6 tỷ USD so với năm 2006.
Trong các mặt hàng xuất khẩu vào thị trường khu vực EU, hàng nông sản chiếm lượng rất lớn. Hầu hết các mặt hàng nông sản chủ lực của Việt Nam như cà phê, hạt điều, hồ tiêu, thủy sản đều có vị trí quan trọng trong tỉ trọng trọng xuất khẩu vào thị trường các nước trong khối EU.
Những nhóm hàng có kim ngạch xuất khẩu vào thị trương EU ổn định và liên tục tăng từ năm 2000 đến nay như: sản phẩm gỗ 77%/năm, điều nhân 32%/năm, chè 35,8%/năm, cao su sơ chế 44,7%/năm, rau quả 35,5%/năm. Riêng cà phê đã có dấu hiệu phục hồi sau vài năm đi xuống.
Cà phê là một trong những mặt hàng nông sản đang khai thác tốt và có thị phần tương đối lớn ở khu vực này: Tại Bỉ chiếm 10,1% thị trường nhập khẩu, Pháp chiếm 48,5%, Đức chiếm 57%, Italy chiếm 49,6%, Tây Ban Nha chiếm 53,9%, Anh chiếm 64,2%... Có những mặt hàng vẫn chưa tương xứng với tiềm năng của nước ta, sản phẩm chè năm 2003 mới chỉ chiếm khoảng 1,8% thị phần nhập khẩu của EU, gỗ chiếm khoảng 1%, rau quả không đáng kể.
Qua đồ thị số liệu ta thấy kim ngạch xuất khẩu nông sản sang thị trường EU tăng dần theo từng năm. Năm 2005 kim ngạch xuất khẩu có giảm 9% so với năm 2004. Từ năm 2005 đến năm 2008 kim ngạch xuất khẩu liên tục tăng.Tuy nhiên với tình hình khủng hoảng tài chính thế giới hiện nay,dự báo xuất khẩu năm 2009 sẽ giảm sút do nhu cầu nhập khẩu giảm.
3.Cơ cấu thị trường nông sản xuất khẩu sang EU
Kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam sang thị trường EU những năm gần đây thường xuyên chiếm 18 - 19% kim ngạch xuất khẩu toàn ngành nông nghiệp nước ta. Trong năm 2008, kim ngạch xuất khẩu nông sản của Việt Nam tới khu vực EU năm 2008 đạt 1,6 tỷ USD, chiếm 18,8% và tăng 16% so với năm 2007. Đức, Tây Ban Nha, Hà Lan, Italia,Anh,Bỉ,Pháp,Ba Lan lần lượt là thị trường xuất khẩu nông sản lớn nhất của Việt Nam trong năm 2008.
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, hầu hết các nhà nhập khẩu nông sản của EU đều có nhu cầu nhập khẩu tăng. Đặc biệt kim ngạch nhập khẩu của Bỉ tăng mạnh đến 106% từ năm 2007 đến năm 2008.
Dự báo, cơ cấu thị trường quốc gia nhập khẩu nông sản của Việt Nam trong khối EU sẽ không có sự thay đổi trong 6 tháng đầu năm 2008.
Các thị trường xuất khẩu của Việt Nam tới EU
Đức: Thị trường nhập khẩu nông sản của Việt Nam lớn nhất trong năm 2008.
Theo số liệu thống kê năm 2008, xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam tới Đức đạt 172 nghìn tấn với kim ngạch đạt trên 387 triệu USD, chiếm 26% về lượng và 23,1% về kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam tới EU. Từ năm 2006 đến nay, Đức luôn là thị trường nhập khẩu nông sản lớn nhất của Việt Nam về kim ngạch.Năm 2008, xuất khẩu nông sản của Việt Nam tới Đức chỉ tăng 0,2% về kim ngạch còn sản lượng lại giảm 27,9%. Các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam tới Đức là: Cà phê (70,6%), cao su (16,5%), hạt tiêu (6,7%), hạt điều (3%) , hàng rau quả,chè,gạo.
Hà Lan: Thị trường nhập khẩu hạt điều của Việt Nam lớn nhất ở khu vực EU.
Trong năm 2008, Hà Lan nhập khẩu 91 nghìn tấn nông sản của Việt Nam với kim ngạch đạt 222 triệu USD, giảm 17% về lượng nhưng lại tăng 23,4 % về kim ngạch so với năm 2007, chiếm 15% về kim ngạch nhập khẩu nông sản của Việt Nam sang EU. Các mặt hàng xuất khẩu chinh của Việt Nam tới Hà Lan là : hạt điều, cà phê,hạt tiêu,hàng rau quảHạt điều là mặt hàng được nhập khẩu lớn nhất với kim ngạch 152,6 triệu USD, chiếm 68,65% tổng kim ngạch nhập khẩu hàng nông sản Việt Nam.
Italia:
Trong năm 2008, Italia nhập khẩu 106,4 nghìn tấn nông sản của Việt Nam với kim ngạch đạt 208,5 triệu USD, tăng 3,2% về lượng và 20,6% về kim ngạch so với năm 2007, chiếm 12,7% về kim ngạch nhập khẩu nông sản của Việt Nam sang EU. Italia là thị trường nhập khẩu khá ổn định hàng nông sản của Việt Nam .
Bỉ: Xuất khẩu nông sản của Việt Nam tới Bỉ đang tăng trưởng mạnh
Xuất khẩu nông sản năm 2008 sang Bỉ tăng trưởng mạnh 75,7 % về lượng và 106% về kim ngạch so với năm 2007. Tổng kim ngạch đạt 195,5 triệu USD chiếm 13,2% kim ngạch xuất khẩu nông sản của Việt Nam tới khu vực EU.
Tây Ban Nha:
Năm 2008, kim ngạch xuất khẩu nông sản của Việt Nam tới Tây Ban Nha đạt 192,06 triệu USD, tăng 4,97% so với năm 2007. Lượng nhập khẩu nông sản của Tây Ban Nha từ Việt Nam đạt 91 nghìn tấn, giảm 15,4% so với năm 2007.Các mặt hàng nhập khẩu chính của Tây Ban Nha là cà phê,cao su,hạt điều,hạt tiêu...
Anh:
Xuất khẩu nông sản sang Anh năm 2008 tăng 34,8% về kim ngạch và 4,8% về lượng.Trong các năm tới, Anh tiếp tục là thị trường trọng điểm cho xuất khẩu nông sản của Việt Nam.Các mặt hàng chủ yếu xuất khẩu sang Anh là cà phê, cao su, hạt điều, hạt tiêu
Pháp:
Xuất khẩu nông sản sang Pháp bắt đầu chững lại do nhu cầu giảm. Năm 2008 xuất khẩu nông sản sang Pháp chỉ tăng 1,14% về kim ngạch và giảm 10,7 % về lượng so với năm 2007. Các mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ yếu sang Pháp là cà phê, cao su, hạt tiêu, hạt điều
Ba Lan : là một trong những thị trường có tốc độ tăng trưởng ổn định. Năm 2008 xuất khẩu nông sản sang Ba Lan đạt 47,2 nghìn tấn, đạt kim ngạch 56,7 triệu USD.
Bảng 7: Thị trường xuất khẩu nông sản của Việt Nam trong khối EU
(ĐVT: tấn, nghìn USD)
Thị trường EU
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Lượng
Trị giá
Lượng
Trị giá
Lượng
Trị giá
Tổng
546.910
862.197
669.965
1.237.691
651.433
1.475.585
Đức
195.873
284.340
220.978
386.866
172.741
387.609
Tây Ban Nha
88.627
116.581
108.063
182.951
91.334
192.061
Hà Lan
52.887
119.258
66.347
180.088
55.007
222.255
Italia
68.453
99.822
103.099
172.950
106.401
208.574
Anh
56.182
92.861
48.411
103.527
50.745
139.556
Bỉ
22.506
52.424
58.709
94.676
103.148
195.505
Pháp
33.681
52.203
38.959
72.450
34.847
73.278
Ba Lan
28.701
44.708
25.399
44.183
37.210
56.747
4.Cơ cấu mặt hàng nông sản xuất khẩu sang EU
Theo số liệu thống kê, cà phê là mặt hàng nông sản xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam tới khu vực EU chiếm 3/4 tổng khối lượng nông sản xuất khẩu tới EU và chiếm 62,3% về kim ngạch. Sau đó là cao su, hạt điều, hạt tiêu, hàng rau quả, gạo là những mặt hàng nông sản được xuất khẩu chủ yếu tới khu vực EU. Đức là thị trường nhập khẩu cà phê lớn nhất của Việt Nam trong năm 2008, chiếm 26,35 % về kim ngạch. Tiếp theo là Italia chiếm 16,47 % về kim ngạch, Bỉ chiếm 16,17% . Tiếp sau đó lần lượt là Tây Ban Nha ( 14,27% ), Anh, Pháp.
Cà phê là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam tới EU chiếm 74% về lượng và 62,3% về kim ngạch. Năm 2008,Việt Nam đã xuất khẩu cà phê sang tổng cộng 21/27 nước thuộc liên minh châu Âu EU.Kim ngạch xuất khẩu cà phê sang EU đạt 1,04 tỷ USD tăng 6,58% so với năm 2007.Đức, Italia, Bỉ, Tây Ban Nha, Pháp, Anh, Hà Lan, là những nhà nhập khẩu chính mặt hàng này.
Hạt điều chiếm 6,8% về lượng và 15% về kim ngạch với tổng lượng xuất khẩu đạt 44,8 nghìn tấn với kim ngạch đạt 251,037 triệu USD tăng 18,4% về lượng và 54,7% về kim ngạch so với năm 2007. Hà Lan là nước nhập khẩu hạt điều lớn nhất của Việt Nam trong khối EU với kim ngạch 152,9 triệu USD chiếm 60% giá trị xuất khẩu hạt điều của Việt Nam sang EU, tiếp theo là các nước Anh, Tây Ban Nha, BỉNăm 2008 Việt Nam đã xuất khẩu sang 19 nước EU,trong đó xuất hiện thêm một số thị trường nhập khẩu hạt điều mới như Manta,Cộng hòa Ailen.
Cao su là mặt hàng có nhiều biến động trong năm 2008 do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới. Xuất khẩu cao su đạt 165,9 triệu USD tăng 16,4% về kim ngạch,sản lượng xuất khẩu sang EU đạt 67,7 nghìn tấn giảm 13% so với năm 2007.Trong những tháng đầu năm 2008,giá cao su có lúc tăng vọt lên tới xấp xỉ 60tr đ/ tấn, rồi lại giảm mạnh xuống hơn 10tr đ/ tấn. Năm 2008 Việt Nam đã xuất khẩu cao su sang 17 nước EU trong đó Đức là nước nhập khẩu cao su lớn nhất chiếm 38,6% tổng kim ngạch nhập khẩu cao su Việt Nam của EU. Tiếp theo những nước có kim ngạch nhập khẩu cao su lớn là Bỉ, Italia, Tây Ban Nha, Phần Lan.
Hạt tiêu: Hạt tiêu Việt Nam đang chiếm 40% nhu cầu tiêu thụ tại EU.Năm 2008 tuy sản lượng hạt tiêu xuất khẩu sang EU giảm về lượng nhưng lại tăng về giá trị.Kim ngạch xuất khẩu hạt tiêu năm đạt 93,8 triệu USD tăng 8,7 % so với năm 2008. Đức tiếp tục là thị trường xuất khẩu hạt tiêu lớn nhất của nước ta, tiếp đến là các thị trường truyền thống như Hà Lan, Italia, Tây Ban Nha, Pháp.
Hàng rau quả: Theo số liệu thống kê, kim ngạch xuất khẩu hàng rau quả sang EU trong năm 2008 đạt 43,2 triệu USD, tăng 6,5% so với năm 2007.Hà Lan là thị trường nhập khẩu hàng rau quả lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch nhập khẩu là 12,7 triệu USD năm 2008, tiếp đó là Đức, Anh, Pháp, Italia.
Gạo: Châu Âu không phải là thị trường xuất khẩu gạo chính của Việt Nam bởi mặt hàng này ít được người châu Âu sử dụng thay vào đó là lúa mì. Các thành viên mới, chủ yếu là Đông Âu nơi tập trung nhiều người Việt Nam sinh sống vì vậy nơi đây hàng năm cũng tiêu thụ một lượng gạo của Việt Nam. Từ năm 2004, sau khi EU kết nạp thêm 10 thành viên tăng số lượng thành viên mới lên 25, các nước thành viên mới sẽ không còn dành chính sách thuế ưu đãi đối với mặt hàng gạo xuất khẩu của Việt Nam; thay vào đó là chính sách chung của khối đối với mặt hàng này. Cụ thể: gạo xuất khẩu của Việt Nam vào 10 nước thành viên mới không còn áp dụng mức thuế suất 0% mà là 416EUR/tấn đối với gạo nguyên hạt và 218 EUR/tấn đối với tấm 5%.Đây cũng là một điều bất lợi cho xuất khẩu gạo_vốn là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang khu vực này.
Ngoài ra nước ta còn xuất khẩu sang EU một số mặt hàng nông sản như sữa và các sản phẩm sữa, quế, chè các loại, các sản phẩm từ dừaTuy nhiên sản lượng và kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng này vẫn còn thấp.
Bảng 8: Mặt hàng xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị trường EU
(Đơn vị tính: tấn, nghìn USD)
Mặt hàng
Năm 2006
Năm 2007
3 tháng 2008
Lượng
Trị giá
Lượng
Trị giá
Lượng
Trị giá
Tổng cộng
663.204
901.113
789.719
1.422.881
730.653
1.643.527
Cà phê
476.798
531.439
628.118
974.792
526.557
1.039.029
Cao su
83.724
154.375
77.912
142.531
67.731
165.881
Hạt tiêu
35.454
62.650
24.644
86.137
24.382
93.856
Hạt điều
24.246
105.766
37.918
162.238
44.896
251.037
Gạo
32.487
9.123
11.149
4.896
58.621
37.539
Hàng rau quả
26.891
40.655
43.299
Chè
10.495
10.869
9.978
11.632
8.466
12.886
5.Đánh giá chung về xuất khẩu nông sản sang thi trường EU trong những năm qua
5.1.Những thành công chủ yếu
Xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam vào thị trường EU những năm qua đã có sự tăng trưởng khá cao, góp phần vào thành tích xuất khẩu nông sản chung của cả nước. Từ khi EU kết nạp thêm 10 nước Đông Âu (nâng tổng số lên 25 thành viên), thị trường này càng rộng lớn hơn. Riêng về nhập khẩu nông sản, thị trường này chiếm hơn 13% tổng giá trị nhập khẩu nông sản hằng năm của thế giới với 83 tỉ USD/năm. Số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan cho thấy, năm 2008, kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông sản vào thị trường này đạt trên 1,6 tỷ USD, chiếm gần 20% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam, trong đó, một số mặt hàng xuất khẩu chính như cà phê, hạt điều, hồ tiêu có kim ngạch tăng hơn hẳn so với những năm trước. Bên cạnh đó, khối lượng xuất khẩu các mặt hàng nông- lâm sản vào EU cũng ngày càng gia tăng với sự đa dạng về chủng loại, mẫu mã và chất lượng ngày càng cao. Điều này cho thấy, tiềm năng xuất khẩu hàng nông- lâm sản vào EU là rất lớn và đang được các doanh nghiệp bước đầu khai thác một cách tương đối có hiệu quả.
5.2.Hạn chế của nông sản Việt Nam khi xuất khẩu sang EU
a.Nông sản Việt Nam còn nhiều điều hạn chế, đặc biệt là vấn đề chất lượng
Bởi lẽ chất lượng chưa đạt theo yêu cầu của thị trường, nên thời gian qua, dù hàng nông sản Việt Nam xuất vào EU nhiều, nhưng bán giá chưa cao. Nguyên nhân khách quan đó là chính sách của EU đối với Việt Nam mới được hình thành, đang trong quá trình hoàn thiện, nhận thức về thị trường EU của doanh nghiệp chưa đầy đủ, việc sản xuất chế biến và tiêu thụ hàng nông sản chưa đa dạng, chưa chuyên sâu, nắm bắt thị hiếu tiêu dùng còn yếu. Những quốc gia thuộc EU chưa có nhiều thông tin về hàng hóa Việt Nam, ngược lại các doanh nghiệp xuất khẩu của chúng ta cũng thiếu thông tin, chưa nói là không cập nhật được thông tin ngay ở thị trường mà doanh nghiệp đã xuất khẩu.
b.Hàng nông sản còn theo tiêu chuẩn cũ
Riêng đối với mặt hàng cà phê , nếu sản phẩm Việt Nam đáp ứng đủ tiêu chuẩn thị trường nhập khẩu thì mỗi năm có thể thu về thêm vài trăm triệu USD. Hiện mặt hàng cà phê xuất khẩu của Việt Nam vẫn còn theo tiêu chuẩn cũ TCVN 4193-93. Tiêu chuẩn này không xếp hạng theo hàm lượng ẩm, tỉ lệ hạt vỡ và tạp chất trong cà phê. .Tiêu chuẩn TCVN 4193:2005, áp dụng cho cà phê xuất khẩu theo tiêu chuẩn chất lượng thế giới, chưa được thực hiện; dự kiến từ niên vụ cà phê 2009 sẽ áp dụng bắt buộc. Để chất lượng hàng nông sản nâng lên, đòi hỏi mọi hoạt động sản xuất, chế biến và kinh doanh nông sản trong nước cần đổi mới, từ khâu trồng trọt, chăn nuôi đến tiêu thụ.
c.Sản phẩm thô, thương hiệu kém
Châu Âu là một thị trường có sức tiêu thụ lớn nhưng người tiêu dùng lại rất khó tính. Để thu hút được người tiêu dùng hàng hóa không chỉ có chất lượng “ngon” mà còn phải “bổ” cả mắt.Tuy nhiên mẫu mã, bao bì hàng nông sản của Việt Nam vẫn còn quá sơ sài, đơn điệu. Mặt khác, ý thức về tầm quan trọng của công tác xúc tiến thương mại chưa cao, giới thiệu quảng bá hàng hóa của các doanh nghiệp nước ta nói chung, doanh nghiệp ngành nông nghiệp nói riêng vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Tuy chúng ta có cộng đồng người Việt ở các nước EU khá đông, nhưng chưa tận dụng được lợi thế này để xây dựng mạng lưới thương mại cho hàng nông sản. Khả năng thu thập thông tin, phân tích thị trường của các cơ quan Nhà nước và các doanh nghiệp còn rất hạn chế. Các nghiên cứu sâu về thị trường EU đối với hàng nông sản mới chỉ được triển khai có tính chất đơn lẻ, chưa được tập hợp thành các tài liệu tham khảo.
Đặc biệt là mặt hàng thực phẩm, doanh nghiệp phải cung cấp đầy đủ thông tin về nguồn gốc, thành phần, hàm lượng dinh dưỡng cũng như hướng dẫn sử dụng. Còn đối với những mặt hàng đồ dùng thì việc công bố các chỉ tiêu về các nguyên liệu sử dụng trong sản xuất và mức độ ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng là không thể thiếu.
Tiếp đó, ngôn ngữ cũng đóng vai trò quan trọng trong sự thành-bại của doanh nghiệp. Việc sử dụng ngôn ngữ địa phương để truyền đạt thông tin sẽ gây được ấn tượng sâu sắc và tạo niềm tin với người tiêu dùng.
Hàng nông sản Việt Nam không chỉ mới xuất khẩu dạng thô vào thị trường châu Âu mà thương hiệu cũng rất ít được biết đến. Người tiêu dùng chỉ biết tên tuổi của nhà làm ra sản phẩm chứ không quan tâm đến những thứ trong sản phẩm ấy xuất xứ từ đâu. Vì vậy, nếu chỉ mãi xuất khẩu sản phẩm thô sẽ không thể có được thương hiệu.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bộ Công thương, Quy chế công tác cơ quan Bộ Công Thương.
Vụ Châu Âu, Xuất khẩu sang EU những điều cần biết.
Bộ Công thương, Cục diện kinh tế thế giới 2007 và dự báo 2008, nhà xuất bản tài chính.
Tổng cục hải quan, Cục công nghệ thông tin và thống kê Hải quan, Báo cáo thống kê hàng hóa xuất khẩu.
Bộ thương mại, Viện nghiên cứu thương mại, Hồ sơ các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam, nhóm hàng nông sản.
Tổng cục thống kê, Niên giám thống kê. H- Thống kê.
Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu nông sản của Việt Nam năm 2006, 2007, 2008, Trung tâm thông tin thương mại, Bộ Công thương.
websites:
www.moit.gov.vn
www.agro.gov.vn
www.chocaphe.com
www.hoinhap.gov.vn
www.ngoaithuong.vn
www.nhanong.net
www.vn.euvietnam.com
MỤC LỤC
Trang
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 5707.doc