Thuế xuất nhập khẩu và hiện tượng thất thu thuế nhập khẩu ở Việt nam hiện nay

Nợ thuế là một ân hạn về nộp thuế được quy định trong luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu. Người nộp thuế sẽ có thời hạn 15 ngày đối với hàng xuất khẩu, 30 ngày đối với hàng nhập khẩu là nguyên vật liệu, 275 ngày đối với hàng là vật tư nguyên vật liệu sản xuất hàng xuất khẩu. Điều này khuyến khích doanh nghiệp tham gia sản xuất hàng xuất khẩu. Nhà nước chủ trương theo cơ chế này, nhằm đợi doanh nghiệp bán được hàng, lấy tiền nộp thuế rồi lại quay vòng sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên khi thực hiện trong thực tế thì có nhiều nguyên nhân dẫn đến không thể phát huy được ý nghĩa của nó. Nhiều doanh nghiệp khéo léo sự dụng ân hạn thuế mà làm ăn phát đạt thu được nhiều lợi nhuận hơn. Nhiều doanh nghiệp mới thành lập nhưng tự dưng lại biến mất đem theo hàng trăm triệu tiền vốn bị chiếm dụng. Ngoài ra tình trạng kinh doanh hóa đơn đang diễn ra rộng rãi trên thị trường tài chính. Nguyên nhân của tình trạng nợ đọng là do họ thanh khoản tờ khai hải quản giảm.

doc66 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1558 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thuế xuất nhập khẩu và hiện tượng thất thu thuế nhập khẩu ở Việt nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trong nước, thuế nhập khẩu thường đánh cao đối với những mặt hàng hiện nay trong nước đã sản xuất được, và đánh thấp đối với hàng hóa là nguyên liệu đầu vào cho quá trình sản xuất. Nhưng điều này lại tạo sự lệch lạc trong chính sách đầu tư. Điều này làm tăng khả năng đầu tư nước ngoài vào phát triển hàng thay thế nhập khẩu chứ không đầu tư vào hàng xuất khẩu. Do vậy cán cân thương mại bị chênh lệch. Bốn là: Về thời hạn nộp thuế đối với hàng nhập khẩu là 15 ngày hàng nguyên liệu sản xuất là 275 ngày, những quy định này nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp trong điều kiện vốn còn hạn hẹp để phù hợp với thông lệ quốc tế, nhưng cơ chế quản lý doanh nghiệp về thành lập và hoạt động còn lỏng lẻo. Hiện nay nhiêu doanh nghiệp tìm cách chiếm dụng tiền thuế của nhà nước. Tính đến cuối năm 2004 đã có 8000/16000 doanh nghiệp nợ thuế xuất nhập khẩu vời tổng nợ là 2.900 tỷ đồng. Năm là tính thống nhất của luật thuế với các luật khác: Về các trường hợp miễn thuế, xét miễn thuế nội hàm của các quy định này hoàn toàn chưa đầy đủ dẫn đến việc xét miễn thuế trong các luật về thuế, đầu tư nước ngoài, khuyến khích đầu tư trong nước mâu thuẫn nhau cả về phạm vi và điều kiện để được miễn thuế. Sáu là: Vấn đề thông báo thuế. Các quy định hiện hành không còn đáp ứng được yêu cầu của cải cách hành chính, vừa lãng phí nguồn lực vừa không tạo điều kiện cho các doanh nghiệp chủ động nộp thuế. Vì vậy cần bỏ thông báo nộp thuế. Các doanh nghiệp cũng thực hiện tờ khai, tự tính tự nộp cho cơ quan hải quan. Bên cạnh đó việc giới hạn hàng tiêu dùng mới phải nộp thuế trước khi giải phóng hàng, thì để phân biệt hàng tiêu dùng với các loại hàng hóa khác là khó phân định. Chế tài áp dụng đảm bảo cho nộp thuế đúng hạn là chưa hiệu quả. Những sơ hở này tạo điều kiện cho doanh nghiệp chây ỳ trốn nộp thuế. 2. Do buôn lậu và gian lận thương mại Thất thu thuế nhập khẩu có nhiều nguyên nhân, song trong những nguyên nhân đó thì buôn lậu và gian lận thương mại được đánh giá là nguyên nhân nổi cộm đang là vấn đề nhức nhối nhất hiện nay, và được Đảng và nhà nước đặc biệt quan tâm. Buôn lậu được hiểu là "buôn bán hàng hoá trốn thuế hoặc hàng quốc cấm" Từ điển Tiếng Việt - NXB Đà Nẵng, Hà nội -Đà Nẵng, 1997, trang 87. . Trong thời gian gần đây tồn tại một thuật ngữ gần với buôn lậu là gian lận thương mại. Gian lận thương mại được hiểu là: “hành vi dối trá, buôn bán gian lậu" Từ điển Tiếng Việt . trang 375 . Nhưng trên thực tế, nhiều nước không có sự phân biệt rõ ràng giữa buôn lậu và gian lận thương mại. Buôn lậu chính là hành vi gian lận thương mại nhưng ở mức cao hơn, phức tạp hơn, gây ảnh hưởng nghiêm trọng hơn. Nó gồm các hành vi che dấu sự kiểm soát của hải quan tại cửa khẩu hoặc vượt biên trái phép. Còn gian lận thương mại là hành vi cố ý vi phạm pháp luật thực hiện các hành vi gian dối nhằm thu lợi bất chính tại nơi kiểm tra một cách công khai. Như vậy khái niệm gian lận thương mại là rộng hơn khái niệm buôn lậu. Buôn lậu và gian lận thương mại diễn ra trên địa bàn và phạm vi rộng nhưng trong giới hạn của bài viết chỉ xin đề cập đến buôn lậu và gian lận thương mại đối với hàng nhập khẩu. Các hành vi sau được gọi là hành vi buôn lậu gian lận thương mại đối với hàng hóa nhập khẩu: Một là: Hành vi vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới để vào Việt nam (trái với các quy định của pháp luật và các quy định của cơ quan quản lý nhà nước). Hai là: Vận chuyển, mua bán tàng trữ các hàng hóa đó trong thị trường nhưng không chứng minh được nguồn gốc hợp pháp của hàng hóa đó. Các cá nhân tổ chức có các hành vi nêu trên được gọi là buôn lậu gian lận thương mại. 2.1 Tình hình buôn lậu hiện nay trên các tuyến biên giới, và các phương thức vận chuyển. 2.1.1 Tuyến biên giới các tỉnh phía bắc Biên giới Việt – Trung dài gần 2000km tình hình buôn lậu diễn ra hết sức phức tạp. Các mặt hàng nhập lậu chủ yếu là các mặt hàng có thuế nhập khẩu cao như điện tử, điện lạnh, hàng tiêu dùng khác như rượu bia, thuốc lá, trong đó có cả hàng cấm như trứng gà, gia súc, gia cầm, tiền giả, dầu gội các loại, thuốc đánh răng, bàn chải đánh răng, súng nhựa đồ chơi trẻ em, gỗ thớt nghiến, động vật hoang dã. Hàng lậu được vận chuyển qua biên giới dưới nhiều hình thức: phương tiện ô tô, xe máy tốc độ cao để vận chuyển. Địa bàn tập trung là khu Cốc Nam, Hang dơi, Tân Mỹ đường 05, đường 06 Bãi Gianh, Ngoài ra còn sử dụng công nông xe tải, đặc biệt là ở khu biên giới cửa khẩu Tân Thanh. 2.1.2 Tuyến biên giới miền trung Biên giới Việt – Lào dài khoảng 800km với địa hình đồi núi hiểm trở. Các hàng buôn lậu thường là thuốc lá khu biên giới Quảng Trị, khu Hương Sơn Hà tĩnh. Các đối tượng thường bốc vác lợi dụng trẻ em và phụ nữ để vận chuyển chủ yếu bằng đường bộ men theo những con đường nhỏ lẻ để trốn tránh. 2.1.3 Tuyến biên giới Tây nam Biên giới Tây nam có địa hình phức tạp, hệ thống đường bộ, đường sông chằng chịt. Mặt hàng chủ yếu được buôn lậu vào nước ta là hàng điện lạnh, điện tử mới, hàng đã qua sử dụng, thuốc lá( vì bên kia biên giới có hai chợ buôn thuốc lá lớn là Ba Thu và Tà Lôi ở Cămpuchia. Các đối tượng thường cõng hàng thuê, dùng xuồng máy. Người dân ở Mỹ Đông và Phước Chỉ có đến 80% số người cõng hàng thuê Thanh tra tài chính số 22 tháng 4 năm 2004 tr33. . Tuyến biên giới Vĩnh Hưng hàng hóa được nhập chủ yếu qua hai khu vực chính thuộc xã Khánh Hưng và đập Bình Châu. ở địa bàn biên giới Mộc Hóa, điểm tập kết thường là huyện Thanh hóa, Thủ Thừa, Bến Lức. Tuyến biên giới Đức Huệ, hàng lậu được chuyển theo kênh đào Ba Thu. Riêng trong năm 2003 Cục Hải quan Long An đã phát hiện và lập biên bản 234 vụ, trị giá khoảng 5,516 tỷ đồng. Trong đó buôn lậu và vận chuyển hàng hóa trái phép 91 vụ, trị giá khoảng 1,801 tỷ đồng gian lận thương mại 143 vụ, trị giá ước tính 3,715 tỷ đồng. 2.1.4 Tuyến đường biển Mấy năm gần đây tình hình buôn lậu đường biển có chiều hướng giảm song thủ đoạn ngày càng tinh vi phức tạp. Bộ thương mại đã bỏ thủ tục giấy xuất nhập khẩu chuyến nên số lượng hàng nhập khẩu bằng container tăng lên đáng kể. Bọn buôn lậu lợi dụng điểm này để mắc ngoặc với người thực hiện công tác kiểm tra bị thái hóa biến chất, hàng chưa kiểm tra đã bốc dỡ. Thủ đoạn thường là lợi dụng tầu của doanh nghiệp nhà nước, hợp tác xã, doanh nghiệp ngoài quốc doanh, tầu thuyền của tư nhân. Thủ đoạn của bọn buôn lậu theo tuyến này thường là: Không khai báo hoặc khai sai số lượng, quy cách, loại sản phẩm, chủng loại xuất xứ của sản phẩm. Cất giấu hàng lậu Kết hợp với tầu nước ngoài, tầu ngoài vùng kiểm soát, chờ cơ hội để thông qua các tầu nhỏ để cập bến. Lợi dụng thời tiết xấu để vận chuyển. 2.1.5 Tuyến đường hàng không. Buôn lậu thường tập trung ở khu vực sân bay Nội Bài và sân bay Tân Sân Nhất. Mặt hàng nhập lậu thường có tính gọn nhẹ như vàng bạc, đồng hồ, máy vi tính, điện thoại di động, văn hóa phẩm, ma túy tài liệu phản động. Thủ đoạn thường là không khai báo hải quan hàng đi cùng chuyến, bỏ quên hàng ở băng truyền, móc lối với cán bộ hải quan biến chất để ghi hạ giá hóa đơn, không ghi hóa đơn để trốn thuế nhập khẩu. Qua đó cho thấy tình hình buôn lậu đang diễn ra hết sức phức tạp ở mọi địa bàn trên tổ quốc mà đặc biệt đối tượng lợi dụng địa bàn khu vực biên giới và cán bộ Hải quan biến chất để thực hiện hành vi của mình. 2.2 Tình hình gian lận thương mại hiện nay và các phương thức. 2.2.1 Lợi dụng sơ hở của luật thuế xuất nhập khẩu. +. Lợi dụng luật thuế. Luật thuế quy định nếu nhập hàng nguyên chiếc thì thuế suất thường cao hơn còn nếu nhập linh kiện thì thuế suất thường thấp hơn. Do đó chủ hàng thường tháo rời hàng nguyên chiếc để hưởng mức thuế thấp hơn. Luật thuế quy định nếu hàng thực phẩm rau quả để làm giống thì thuế thấp hơn là để tiêu dùng. Do vậy khi nhập khẩu họ thường khai là để làm giống. +. Lợi dụng giá tính thuế. Khi thực hiện điều 7 Hiệp định chung về thương mại và thuế quan ( GATT), đã tạo điều kiện thuận lợi nhiều cho doanh nghiệp nhưng thực tế nhiều doanh nghiệp đã lợi dụng trốn lậu thuế, qua một số hình thức như: Khai giá thấp so với giá thực tế, khai chệch tên hàng sai kích thước, của mặt hàng thực nhập, gian lận trong hàng khuyến mại. Bên cạnh đó doanh nghiệp còn lợi dụng việc ân hạn chậm nộp thuế, hay mặt hàng có thuế suất cao mà nộp thuế ngay khai giá trị thấp, nhập ồ ạt về rồi thay đổi số đăng ký kinh doanh rồi bỏ trốn, mất tích hoặc bỏ trốn. Để hạn chế gian lậu cơ quan Hải quan thường mời doanh nghiệp đến để trực tiếp tham vấn, đồng thời cũng tham khảo giá trên sách báo internet, thông tin trên hệ thống giá của tổng cục Hải quan và khảo giá thực tế qua thị trường. Qua thông tin này thường dùng phương pháp giá trị giao dịch của hàng hóa nhập khẩu giống hệt và giá trị giao dịch của hàng hóa nhập khẩu tương tự để tham vấn. Nếu hai phương pháp này không được thì chuyển sang phương pháp giá trị khấu trừ. + Lợi dụng chế độ hàng đã qua sử dụng. Theo quyết định của Bộ tài chính thì thuế suất thuế nhập khẩu quy định với hàng đã qua sử dụng là 70% so với hàng mới cùng chủng loại. Nếu hàng mới cùng chủng loại chưa có đơn giá thì lấy giá của hàng mới tương đương để tính. Nhưng lại chưa phân định rõ đâu là hàng mới đâu là hàng đã qua sử dụng. Điều này tạo kẽ hở cho việc gian lận thương mại. Nhiều chủ hàng nhập hàng mới 100% nhưng sử dụng một tý rồi khai là hàng đã qua sử dụng để hưởng mức thuế suất thấp hơn. Ví dụ ở vùng biên giới xe nhập là xe Dream mới nguyên song cho đổ xăng và chạy vài km để coi như đã qua sử dụng. + Lợi dụng chế độ ưu đãi về thời hạn nộp thuế. Luật thuế xuất nhập khẩu có quy định về thời gian ân hạn nộp thuế. Lợi dụng điểm này nhiều doanh nghiệp cố tình chiếm dụng tiền thuế phục vụ cho hoạt động kinh doanh của mình. Thủ đoạn là một số doanh nghiệp chỉ hoạt động xuất nhập khẩu trong một thời gian ngắn sau đó chuyển sang hình thức kinh doanh khác để lợi dụng chế độ ủy thác thuế xuất khẩu tránh nghĩa vụ nộp thuế cho nhà nước. 2.2.2 Khai sai số lượng, trọng lượng của hàng hóa. Tại các cửa khẩu lượng hàng nhập khẩu một ngày càng tăng lên. Nếu các cơ quan hải quan kiểm tra tỷ mỉ thì sẽ rất mất thời gian gây ách tắc giao thông. Vì thế để nhanh chóng giải phóng thì các nhân viên hải quan chỉ kiểm tra xác suất. Lợi dụng điều này mà đối tượng thường mua nhiều khai ít để giảm lượng thuế, giảm trọng lượng của mặt hàng có mức thuế suất cao. Kết quả là một lượng lớn hàng nhập khẩu thâm nhập vào nội địa mà không được tính thuế hoặc tính sai thuế. 2.2.3 Ghi sai xuất xứ của hàng hóa. Mục đích của việc cố ý ghi sai xuất xứ của hàng hóa là để giảm mức thuế nhập khẩu. Điều này có liên quan tới hiệp định thương mại của Việt Nam với một số nước. Những nước có quan hệ thương mại có hiệp định ký kết với Việt nam thường có mức thuế suất thấp. Đặc biệt quan hệ thương mại của Việt nam với cộng đồng châu âu: những nước không thuộc nhóm G7 thì chịu mức thuế suất bằng 70% mức thuế suất ở nhóm G7. Do vậy đối tượng gian lận thường lợi dụng điểm này để hưởng mức thuế suất thấp. Ngoài ra xuất xứ còn liên quan đến ưu đãi một số mặt hàng, đặc biệt như quan hệ thương mại của Việt nam với ASEAN khi một số mặt hàng này nhập vào Việt nam sẽ được hưởng thuế thấp. Tuy nhiên, xác định xuất xứ là vấn đề phức tạp, đòi hỏi kỹ thuật tiên tiến, với nước ta thì việc này lại càng khó khăn nên gian lận về xuất xứ hàng hóa là khó tránh khỏi. 2.2.4 Thông qua tình trạng tạm nhập tái xuất. Theo Thông tư 172/1998/TT/BTC quy định hàng tạm nhập tái xuất là hàng sẽ được hoàn lại thuế khi có chứng nhận thực xuất của hải quan cửa khẩu. Điều này đã tạo điều kiện cho cán bộ hải quan làm hồ sơ khống để làm thủ tục truy hoàn thuế nhưng trên thực tế thì không đủ tiêu chuẩn để được hoàn lại thuế. Hơn nữa vấn đề cho kinh doanh dịch vụ chuyển khẩu, hàng tạm nhập tái xuất được Bộ thương mại cho áp dụng đối với một số doanh nghiệp điều này khiến cho một số doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ tạm nhập tái xuất để kiếm lời. Hình thức kinh doanh đã tiếp tay cho hàng lậu lan tràn vào trong nước. 2.2.5 Thông qua yêu cầu kiểm định trước khi nhập hàng. Hàng ngày có rất nhiều hàng nhập qua cửa khẩu, nhưng trong số đó thì có đến 10% số tờ khai cần phải giám định lại kết quả. Trong khi đó cơ sở giám định lại hạn chế, trình độ chuyên môn lại lạc hậu. Các kết quả giám định đưa ra thì mập mờ hiểu theo cách nào cũng được. Lợi dụng điều này chủ hàng kết nối với cơ quan giám định để gian lận. Điều này thường dẫn đến giám định ở cơ quan giám định khác nhau thì thường cho kết quả khác nhau. 3. Do tình trạng nợ thuế Nợ thuế là một ân hạn về nộp thuế được quy định trong luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu. Người nộp thuế sẽ có thời hạn 15 ngày đối với hàng xuất khẩu, 30 ngày đối với hàng nhập khẩu là nguyên vật liệu, 275 ngày đối với hàng là vật tư nguyên vật liệu sản xuất hàng xuất khẩu. Điều này khuyến khích doanh nghiệp tham gia sản xuất hàng xuất khẩu. Nhà nước chủ trương theo cơ chế này, nhằm đợi doanh nghiệp bán được hàng, lấy tiền nộp thuế rồi lại quay vòng sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên khi thực hiện trong thực tế thì có nhiều nguyên nhân dẫn đến không thể phát huy được ý nghĩa của nó. Nhiều doanh nghiệp khéo léo sự dụng ân hạn thuế mà làm ăn phát đạt thu được nhiều lợi nhuận hơn. Nhiều doanh nghiệp mới thành lập nhưng tự dưng lại biến mất đem theo hàng trăm triệu tiền vốn bị chiếm dụng. Ngoài ra tình trạng kinh doanh hóa đơn đang diễn ra rộng rãi trên thị trường tài chính. Nguyên nhân của tình trạng nợ đọng là do họ thanh khoản tờ khai hải quản giảm. 4. Một số nguyên nhân khác. Ngoài các nguyên nhân ở trên thất thu thuế xuất nhập khẩu còn bắt nguồn từ một số nguyên nhân sau: 4.1 Do sự yếu kém của cán bộ Hải quan. Trong những năm qua bộ máy của Hải quan không ngừng kiện toàn không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn và phẩm chất đạo đức của người cán bộ, song vẫn tồn tại một số lượng lớn đội ngũ cán bộ bị thoái hóa biến chất nhận hối lộ móc ngoặc với bọn buôn lậu gian lận, thực hiện hành vi cố ý gây tổn hại đến nguồn thuế của nhà nước, chất lượng hàng hóa đối với người tiêu dùng. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ yếu kém dẫn đến tạo cơ hội cho hàng hóa sai quy cách nguồn gốc, chất lượng xấu thâm nhập vào thị trường. 4.2 Do công tác kiểm tra kiểm soát chưa tốt. Hiện nay biện pháp duy nhất mà cán bộ Hải quan áp dụng đối với hàng hóa của doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu có vi phạm về thuế là cưỡng chế không cho làm thủ tục. Tuy nhiên điều này chỉ có tác dụng đối với doanh nghiệp mà vẫn tiếp tục kinh doanh hàng hóa xuất nhập khẩu, còn đối với doanh nghiệp chuyển hình thức kinh doanh khác thì không có tác dụng. Rất nhiều doanh nghiệp giải thể. Tình hình nợ đọng lan giải kéo dài trong đo doanh nghiệp tư nhân chiếm phần đáng kể. Do cán bộ Hải quan không kiểm tra về tình hình tài chính của doanh nghiệp có nợ đọng thuế nên không thể phân loại doanh nghiệp có khả năng thanh toán và doanh nghiệp không có khả năng thanh toán. Đâu là doanh nghiệp cố ý nợ đọng đâu là doanh nghiệp khách quan nợ thuế. 4.3 Do dân trí về thuế chưa cao. Dân trí về thuế chính là sự hiểu biết, ý thức chấp hành nghiêm chỉnh của các tầng lớp dân cư, đặc biệt là của đối tượng nộp thuế. Nhưng để họ chấp hành đúng thì trước hết cần phải tuyên truyền làm cho họ hiểu. Nhưng sự thay đổi nhanh chóng của hệ thống văn bản pháp luật làm cho họ không cảm thấy an tâm ổn định trong hoạt động kinh doanh của mình. 4.4 Do đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay sự phân hóa giàu nghèo ngày càng trở nên sâu sắc. Một số người mong muốn giàu lên một cách nhanh chóng đã tham gia vào hoạt động buôn lậu gian lận để thoát khỏi cảnh nghèo đói. Những vùng nông thông vùng núi đặc biệt khó khăn, nên gian thương đã lợi dụng người dân để vận chuyển cho họ. Trên đây là một số nguyên nhân dẫn đến thất thu thuế nhập khẩu. Điều quan trọng là từ những nguyên nhân trên chúng ta có thể tìm ra được những giải pháp thích hợp để hạn chế tình trạng này. CHƯƠNG III PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG THẤT THU THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU. I. NHỮNG QUAN ĐIỂM CƠ BẢN CỦA VIỆC CHỐNG THẤT THU THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU. Thất thu thuế xuất nhập khẩu diễn ra trên địa bàn lớn, đầy phức tạp. Vì vậy mà để khắc phục tốt hiện tượng này cần quán triệt các quan điểm sau: 1. Phải giải quyết hài hóa mối quan hệ giữa lợi ích của nhà nước và lợi ích của đối tượng nộp thuế. Sở dĩ như vậy vì luôn có mâu thuẫn giữa nhà nước và đối tượng nộp thuế. Nhà nước muốn thu được nhiều thuế đảm bảo cho ngân sách, còn đối tượng nộp thuế luôn tìm cách trốn tránh nộp thuế. Do vậy khi xét theo quan điểm này các nhà hoạch định luật thuế cần tính đến cả lợi ích của ngân sách nhà nước và lợi ích của đối tượng nộp thuế, đảm bảo sự hài hòa của hai đối tượng này thì hiện tượng thất thu do trốn tránh thuế sẽ giảm. 2. Chống thất thu thuế ngay từ trong nhà nước. Như đã xem xét ở trên, một trong những nguyên nhân dẫn đến thất thu thuế là do sơ hở trong luật thuế. Điều này cho thấy muốn hạn chế được thất thu thuế thì bản thân các chính sách pháp luật về thuế của nhà nước phải được hoàn thiện. Bên cạnh đó năng lực, phẩm chất của cán bộ công chức nhà nước cũng cần phải được nâng lên. Tránh hành vi cấu kết với các lực lượng buôn lậu trốn thuế. 3. Chống thất thu thực và chống thất thu tiềm năng phải cùng được coi trọng. Thất thu thực: là khoản không được nộp vào ngân sách nhà nước Thất thu tiềm năng là khoản thuế không được quy định trong luật thuế xuất nhập khẩu. Cần phải coi trọng cả hai loại này, nếu xem nhẹ một trong hai bên thì hiệu quả chống thất thu sẽ không cao. 4. Phối hợp các ngành các cấp trong hoạt động chống thất thu thuế. Thất thu thuế diễn ra một cách thường xuyên, cả về không gian và thời gian. Để nâng cao hiệu quả của công tác chống thất thu cần có sự phối hợp giữa các ngành các cấp các đơn vị trong phạm vi cả nước. II. MỤC TIÊU CƠ BẢN CỦA CHỐNG THẤT THU THUẾ NHẬP KHẨU. 1. Đảm bảo nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Như chúng ta đã biết mục tiêu chính của việc thu thuế nói chung, thuế xuất nhập khẩu nói riêng là củng cố vào ngân sách nhà nước. Do vậy việc chống thất thu thuế cũng hướng tới việc đảm bảo nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Thuế xuất nhập khẩu là một trong những chỉ tiêu pháp định được nhà nước thông qua hàng năm. Việc thu thuế hoàn thành hay không hoàn thành có ảnh hưởng lớn đến việc thực hiện các kế hoạch khác của chính phủ. 2. Hoàn thiện luật thuế xuất nhập khẩu. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng thất thu thuế xuất nhập khẩu là luật thuế xuât nhập khẩu còn nhiều sơ hở để các đối tượng buôn lậu gian lận lợi dụng. Do đó công tác chống thất thu phải hướng tới hoàn thiện những mặt sơ hở của Luật thuế xuất nhập khẩu. 3. Đáp ứng yêu cầu công bằng xã hội. Trong chương 1 ta đã thấy thuế xuất nhập khẩu không chỉ ảnh hưởng đến mặt kinh tế mà còn ảnh hưởng đến xã hội thể hiện ở mặt công bằng trong xã hội. Luật đúng thủ tục đúng khiến cho môi trường kinh doanh lành mạnh, giữa các doanh nghiệp cạnh tranh với nhau bình đẳng hơn. Giảm bớt được thắc mắc khiếu lại, tạo niềm tin cho họ yên tâm hoạt động kinh doanh. Nâng cao uy tín của cơ quan quản lý nhà nước đối với các hoạt động của doanh nghiệp. Do đó đảm bảo công bằng xã hội là một trong các mục tiêu cần đạt tới trong công tác chống thất thu thuế. III. KINH NGHIỆM CHỐNG THẤT THU THUẾ Ở MỘT SỐ NƯỚC. 1. Ở Pháp - Hệ thống thuế hiện nay ở pháp thực hiện theo hình thức tự khai tự nộp thuế. áp dụng nguyên tắc tính giá của tổ hải quan thế giới khác với cách định giá của chúng ta. 90% số thuế nộp cho ngân sách nhà nước do người đóng thuế tự nộp cho kho bạc nhà nước, nếu nộp quá hạn thì phải nộp thêm lãi hiện hành của ngân hàng. Tuy nhiên điều này thường dẫn đến thất thu trốn thuế ví dụ hàng năm thất thu khoảng 15 – 25%, năm 2000 dự kiến thu 250 tỷ USD nhưng thực tế chỉ thu chưa đầy 150 tỷ USD. Do vậy thanh tra trong ngành thuế ở Pháp đảm nhận một nhiệm vụ rất quan trọng trong công tác thuế. Họ có nhiệm vụ đảm bảo cân đối hài hòa quyền lợi nghĩa vụ của các công dân Pháp và người nước ngoài có thu nhập trên nước pháp. Trước hết họ kiểm tra chặt chẽ các nguồn tiền nhập vào các vùng đặc biệt vì thực chất đó là hoạt động rửa tiền. Do đó phải đánh thuế từ nguồn, và đánh thuế các khoản thu nhập chuyển ra nước ngoài. Cách đánh thuế tại nguồn này được các nước EU rất hưởng ứng. Thực tế cho thấy Pháp là một nước có bộ luật thuế khá hoàn hảo. Trong đó đề cập đến tất cả các biện pháp chống thất thu, nhưng lại mở đường cho các nhà hoạch định chính sách hàng năm được phép điều chỉnh các biện pháp trong phạm vi luật định. - Đối tượng thanh tra: Trước hết là các pháp nhân và thể nhân phải chịu thuế, các doanh nghiệp có doanh thu dưới 2 triệu Fran được miễn thuế giá trị gia tăng. Trên mức này phải được kiểm tra. - Hiện nay hàng năm có 50 ngàn giấy khai báo thuế được kiểm tra. Khi kiểm tra nếu pháp hiện được sai phạm thì yêu cầu người nộp thuế phải giải trình hợp lý. Nếu không thấy hợp lý thì yêu cầu người nộp thuế phải nộp thêm phần khác, hoặc yêu cầu các bộ phận thanh tra khác phải kiểm tra kỹ hơn. Hồ sơ thuế được lưu trữ trong 3 năm, nếu có sai phạm đối tượng nộp thuế bị xử phạt rất nặng. Quy trình xử lý được tin học hóa nhanh gọn chính xác. - Thanh tra thuế phải đảm bảo tính công khai: phải thông báo trước ít nhất 8 ngày trước khi kiểm tra. Chỉ kiểm tra bất ngờ đối với những doanh nghiệp có tin báo là chắc chắn gian lận thuế. Sau khi kiểm tra cần có biện pháp khuyến nghị các doanh nghiệp vi phạm sửa chữa sai phạm trong vòng 30 ngày. - ở pháp cũng áp dụng ân xá thuế với tác dụng đòn bẩy nhưng việc ân xá này vẫn đảm bảo quyền lợi của nhà nước. 2. Ở Singapo Hải quan Singapo đã đạt tiêu chuẩn quốc tế về cả 3 chức năng: giải phóng hàng hóa, giải phóng hành khách, thu thuế vào tháng 8 năm 1998. Để đạt kết quả này Singapo đã phát huy nguồn lực, tập trung vào đào tạo, rèn luyện ý thức tổ chức kỷ luật, tạo điều kiện cho nhân viên phát huy hết khả năng sức sáng tạo. Ngoài ra còn áp dụng nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật. Họ có hệ thống máy tính Call Centre nối mạng cho phép họ cập nhật thông tin 24/24 h trong ngày, đảm bảo mọi thắc mắc được giải quyết trong ngày. 3. Ở Đan mạch Để chống thất thu thuế họ chia ra thành nhiều nhóm mỗi nhóm từ 18 đến 20 người. Với mỗi nhóm tuy số lượng nhân viên nhỏ song được trang bị khoa học kỹ thuật hiện đại, nhiều thiết bị tiên tiến nên công tác của họ thu được kết quả cao. Hải quan Đan mạch tạo điều kiện thông thoáng để hàng hóa xuất nhập khẩu được lưu thông nhanh qua cửa khẩu, song vẫn đảm bảo tính nghiêm túc chính xác của hoạt động thu thuế. Hải quan có quyền kiểm tra hành lý của hành khách mỗi khi có nghi vấn. Hải quan kết hợp với ngân hàng kiểm tra các giấy tờ chứng từ của doanh nghiệp. Qua đó có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm cho Việt nam. Một là: Hoàn thiện hệ thống thuế cùng các văn bản pháp luật về thuế, đảm bảo tính phù hợp khoa học chính xác song cũng tạo điều kiện cho các nhà hoạch định. Đơn giản hệ thống thuế suất, thu hẹp hệ thống thuế suất tạo điều kiện thuận lợi đối tượng nộp thuế và người thực hiện công tác quản lý thuế. Hai là: Xem xét các điều kiện ưu đãi thuế, tiến tới thu nhỏ phạm vi ưu đãi. Về mặt lý thuyết thì ưu đãi thuế là một chính sách có tác động tích cực trong phát triển kinh tế xã hội, nhưng trên thực tế có rất nhiều cơ hội cho việc gian lận thương mại từ chính sách ưu đãi này. Do đó nó không phát huy được tác dụng. Trong giai đoạn hiện nay, Việt nam sử dụng chính sách ưu đãi về thuế thu hút được nhiều nhà đầu tư nước ngoài song cũng cần lưu ý đến thời gian ưu đãi, phạm vi ưu đãi hạn mức ưu đãi để phát huy các mặt tích cực của chính sách ưu đãi này. Ba là: nâng cao trách nhiệm của cơ quan thuế cũng như cán bộ hải quan, tiến tới phát huy tinh thần tự giác, tự kê khai tự nộp thuế. Nâng cao phẩm chất đạo đức của cán bộ hải quan, ý thức tổ chức kỷ luật. Xử phạt nghiêm các vụ vi phạm. Bốn là: Tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến luật và các quy định về thuế cho đối tượng nộp thuế cũng như mọi người dân. Năm là: Công tác thanh tra kiểm tra giám sát cần được tăng cường, áp dụng tiến bộ của khoa học công nghệ, hiện đại hóa hệ thống truyền thông tin đảm bảo thông tin được cập nhật thường xuyên, hệ thống quản lý linh hoạt. IV. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỐNG THẤT THU THUẾ NHẬP KHẨU. Như chúng ta đã biết thất thu thuế nhập khẩu bắt nguồn từ rất nhiều nguyên nhân: Do luật thuế xuất nhập khẩu còn nhiều sơ hở, do hoạt động buôn lậu gian lận thương mại, do tình trạng nợ thuế, các nguyên nhân chủ quan khác. Để khắc phục hiện tượng thất thu này ta cần thực hiện tốt và đồng bộ các giải pháp sau: 1. Tiến tới xây dựng luật thuế xuất nhập khẩu hoàn thiện hơn, phù hợp hơn với tình hình phát triển kinh tế của đất nước. Luật thuế xuất nhập khẩu được ban hành vào năm 1987. Qua nhiều năm thực hiện chúng ta đã thấy đóng góp hết sức to lớn của luật thuế đối với sự phát triển kinh tế của đất nước. Tuy nhiên kể từ khi được ban hành cho đến nay đã mười bảy năm, bối cảnh cũng như tình hình đất nước đã có nhiều thay đổi, kinh tế hội nhập việc tham gia các tổ chức quốc tế, đặc biệt chuẩn bị tham gia tổ chức thương mại thế giới trong thời gian gần đây của Việt nam, đòi hỏi một loạt sự cải cách thay đổi của luật thuế xuất nhập khẩu. Do vậy luật thuế xuất nhập khẩu thường xuyên được thay đổi trong các năm 1991, 1993, 1998 và chuẩn bị được thay đổi trong năm 2005 này. Việc sửa đổi luật thuế xuất nhập khẩu cần hướng tới các mục tiêu sau: Thứ nhất việc sửa đổi phải hướng tới có được luật thuế xuất nhập khẩu phù hợp với mục tiêu phát triển của đất nước. Kinh tế hội nhập mở cửa, quan hệ thương mại ngày càng mở rộng, là thành viên của nhiều tổ chức hiệp hội quốc tế, vì vậy cần thu hẹp bảo hộ trong nước, chỉ bảo hộ ở những lĩnh vực nhất định, hàng rào thuế quan giữa các nước các nước trở nên lỏng lẻo hơn. Do vậy mức thuế suất đánh vào các mặt hàng xuất nhập khẩu cũng thấp hơn trước. Thứ hai: Luật thuế xuất nhập khẩu phải nhất quán phù hợp với các hệ thống luật thuế khác như thuế giá trị gia tăng thuế thu nhập, thuế tiêu thụ đặc biệt. Theo mục tiêu này mức thuế xuất nhập khẩu sẽ được chỉnh dần cho phù hợp với thuế giá trị gia tăng, chức năng hướng dẫn tiêu dùng, định hướng sản xuất của thuế xuất nhập khẩu sẽ chuyển dần sang thuế tiêu thụ đặc biệt. Việc nhất quán giữa các loại thuế đảm bảo tuổi thọ cho các luật thuế và việc đơn giản trong công tác thực hiện. Thứ ba: Luật thuế xuất nhập khẩu phải phù hợp với các quy định quốc tế về thuế xuất nhập khẩu, điều ước quốc tế ký kết giữa Việt Nam và các nước khác, ưu đãi tối huệ quốc trong các hiệp định giữa Việt nam và ASEAN, Việt nam và APECT. Thứ tư: Luật thuế xuất nhập khẩu phải tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh, tạo môi trường lành mạnh hơn cho các doanh nghiệp, đồng thời đảm bảo quản lý tốt hoạt động của các doanh nghiệp ở tầm vĩ mô thông qua việc đóng góp vào ngân sách hàng năm. Trên đây là một số mục tiêu cần hướng tới trong việc sửa đổi luật thuế xuất nhập khẩu cho phù hợp với tình hình của đất nước. Tuy nhiên trong phạm vi nghiên cứu của bài viết người viết chỉ đề cập đến việc sửa đổi những sơ hở thiếu sót của luật thuế xuất nhập khẩu. Cụ thể như sau: Về giá tính thuế: Hiện nay giá tính thuế là giá được xác định theo nguyên tắc của Hiệp định thực hiện điều 7 Hiệp định chung về thương mại và thuế quan. Theo quy định này giá hải quan hay là giá tính thuế chính là giá mua, giá bán trong điều kiện hợp đồng bình thường, với những quy định chi tiết về cước phí được tính và không được tính, phản ánh thực chất mối quan hệ giữa người bán và người mua, và các điều kiện khác trong trường hợp không xác định được giá mua giá bán trong điều kiện bình thường. Khi xác định loại giá này cần dựa trên các nguyên tắc: * Giá tính thuế chính là giá trị thực tế của hàng hóa. * Không căn cứ vào giá trị thực tế của hàng hóa tại nước nhập khẩu. * Phải là giá mà với mức giá ấy hàng hóa đó hoặc hàng hóa tương tự được bán trong kỳ kinh doanh bình thường, và các điều kiện khác không hạn chế. Giá tính thuế theo nguyên tắc này được hướng dẫn rất rõ trong thông tư 87/2004. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện vẫn gặp phải một số khó khăn vướng mắc: Theo quy định thì giá tính thuế bao gồm chi phí vận tải (F), tuy nhiên không có hướng dẫn để xác định chi phí vận tải (F) này. Trước đây thực hiện thông tư 172 tổng cục hải quan có công văn số 1632/TCHQ – KTTT hướng dẫn việc xác đinh phí vận tải bằng 15% giá FOB đối với vận tải đường biển và 20% giá France sân bay giao hàng đối với vận tải bằng đường hàng không. Nhưng hiện nay thì lại không có hướng dẫn cụ thể. Nên trong trường hợp doanh nghiệp không xuất trình các chứng từ một cách rõ ràng cụ thể thì hải quan khó có cơ sở để xác định số thuế thực tế phải nộp, do vậy mà tạo kẽ hở cho trốn thuế gây thất thu thuế. Do vậy để tránh tình trạng gian lận thế luật thuế cần có quy định cụ thể hơn về việc xác định chi phí vận tải. áp dụng chặt chẽ biện pháp kiểm tra sau thông quan để xác đinh đúng số thuế cần phải nộp, tránh gây thất thu cho ngân sách nhà nước. Về thuế suất thuế xuất nhập khẩu: Tiến tới đơn giản hóa biểu thuế, giảm bớt thuế suất đối với các mặt hàng trong cùng một nhóm, giảm bớt biểu tính thuế không có nghĩa là động viên bình quân vì tuy thuế suất giống nhau nhưng giá tính thuế mỗi mặt hàng lại khác nhau nên kết quả tính thuế cũng khác nhau. Việc thực hiện một chính sách thuế đơn giản sẽ thu hút được sự ủng hộ của cả đối tượng nộp thuế và đối tượng kiểm tra thuế. Thực hiện đánh thuế trên cơ sở bao quát nguồn thu, tăng số mặt hàng chịu thuế chứ không nên tăng mức thuế suất, điều này vừa làm tăng tổng thu vừa hạn chế được buôn lậu gian lận thương mại. Đây chính là biện pháp chống thất thu thuế tiềm năng. Tính thuế xuất nhập khẩu nên dựa theo tính chất của hàng hóa tránh tình trạng dựa trên mục đích sử dụng. Vì như đã phân tích trong chương hai dựa trên mục đích sử dụng mọi người rất dễ gian lậ về thuế khai không đúng mục đích hòng chịu mức thuế suất thấp hơn. Về xét miễn thuế giảm thuế. Tại điểm 5 mục I phần D thông tư 87 quy định đối với các lô hàng xuất khẩu nhập khẩu của các tổ chức cá nhân nước ngoài hưởng quyền ưu đãi miễn trừ cơ quan hải quan ra quyết định miễn thuế cho từng trường hợp. Theo quy định này cơ quan hải quan phải kiểm tra chi tiết áp mã xây dựng giá và tính thuế cho từng mặt hàng, loại hàng cụ thể sau đó mới ra quyết định miễn thuế. Thực tế thì tất cả các loại hàng đó đều thuộc đối tượng miễn thuế do vậy mà việc kiểm tra hoàn toàn mất thời gian. Hiện nay theo quyết định 58/TCHQ – KTTT ngày 14-1-2005 của tổng cục hải quan hướng dẫn một số điểm của thông tư 87/2004 có quy định về quy trình miễn thuế là không phải tính thuế mà chỉ đóng dấu tạo thuận lợi cho quy trình giải quyết thủ tục, tuy nhiên cũng cần thay đổi trong thông tư 87 về quy trình miễn thuế đảm bảo cơ sở pháp lý áp dụng thống nhất và phù hợp với thực tế. Tại điểm 5, mục II phần D thông tư 87 quy định thủ tục hồ sơ xét miễn thuế đối với hàng hóa là quà biếu, quà tặng phải có giấy thông báo của cơ quan hải quan là chưa phù hợp, và đối với hàng quà biếu, quà tặng được làm thủ tục theo loại hàng phi mậu dịch phải nộp thuế ngay. Nhiều ý kiến cho rằng cần loại bỏ giấy thông báo thuế, nếu doanh nghiệp xin miễn thuế thì xuất trình biên lai cho cơ quan hải quan xem xét và giao cho hải quan địa phương giải quyết. Về đối tượng chịu thuế: Theo luật hiện hành đối tương chịu thuế là hàng hóa được phép xuất nhập khẩu qua biên giới Việt nam kể cả hàng từ thị trường trong nước đưa vào khu chế xuất. Nhưng thực tế bên cạnh các khu chế xuất nước ta còn xuất hiện các khu ưu đãi thuế quan khác được hưởng cơ chế ưu đãi thuế quan tương tự như khu thương mại và khu kinh tế Lao Bảo khu kinh tế Chu lai. Quan hệ trao đổi hàng hóa giữa khu này với thị trường được coi là xuất nhập khẩu. Vì vậy đối tượng chịu thuế cần được thay đổi cho phù hợp. Về căn cứ tính thuế: Theo quy định hiện hành căn cứ tính thuế là số lượng từng mặt hàng ghi trong tờ khai hàng hóa xuất nhập khẩu, giá tính thuế và thuế xuất của từng mặt hàng. Theo đó giá tính thuế mới chỉ tính theo tỷ lệ phần trăm còn hình thức đánh thuế theo cách tính này mức thuế phải nộp được quy định theo giá trị tuyệt đối bằng tiền trên một đơn vị hàng hóa một số mặt hàng đặc biệt đối với hàng hóa dễ gian lận. Hiện nay luật thuế xuất nhập khẩu có quy định trường hợp hàng hóa nhập khẩu vào Việt nam có bán phá giá, có trợ cấp của nước xuất khẩu, có xuất xứ từ nước ở đó có phân biệt đối xử với hàng hóa Việt nam thì cần thu thuế bổ sung. Nhưng vì dùng từ “ thuế bổ sung” nên làm cho đối tác nước ngoài cho là không minh bạch. Trong năm 2004 quốc hội đã ban hành pháp lệnh chống bán phá giá và pháp lệnh Chống trợ cấp vì vậy để phù hợp với thông lệ quốc tế luật thuế xuất nhập khẩu nên chuyển thuế bổ sung thành thuế chống bán phá giá, thuế chống phân biệt đối xử. Về thời hạn nộp thuế: Quy định thời hạn nộp thuế dài hay ngắn phải căn cứ vào nhân thân của đối tượng nộp thuế như sự tuân thủ, khả năng về tài chính, bảo lãnh của ngân hàng và không dựa trên tính chất của hàng hóa. 2. Tăng cường công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại Như đã phân tích ở trên, một trong các nguyên nhân cơ bản dẫn đến thất thu thuế là hoạt động buôn lậu gian lận thương mại. Với thủ đoạn ngày càng tinh vi phức tạp, đối tượng buôn lậu gian lận thương mại sử dụng mọi hình thức, phương thức các kẽ hở của luật để thức hiện hành vi của mình. Do vậy muốn khắc phục hiện tượng thất thu thuế cần thực hiện tốt các giải pháp chống buôn lậu và gian lận thương mại. 2.1 Các giải pháp chung: - Quy định rõ tội danh buôn lậu gian lận thương mại trong bộ luật hình sự. Xử lý nghiêm các vụ vi phạm các đối tượng vi phạm xử phạt nặng các đối tượng đặc biệt là các quan chức ở mọi cấp kể cả cấp thấp cho đến cấp cao. + Tiếp tục đẩy mạnh thủ tục hành chính nhất là thủ tục hải quan * Xây dựng các văn bản pháp quy về hải quan cần nâng cao chất lượng hơn nữa. * Cần sửa đổi luật hải quan. * Rà soát các văn bản pháp luật liên quan đến lĩnh vực hải quan +Cải cách các họat động liên quan đến thủ tục hải quan và thủ tục hải quan * Xem xét lại các quy chế các văn bản không còn phù hợp kịp thời sửa đổi bổ sung những văn bản này. * Thực hiện cấp thẻ ưu tiên đối với các doanh nghiệp chấp hành tốt pháp luật nghiêm minh trong thực hiện, minh bạch trong tài chính hoặc có cam kết theo quy định của pháp luật. * Xây dựng cơ chế hoạt động dịch vụ” Đại lý làm thủ tục hải quan” phù hợp với lộ trình khai báo hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. * Nâng cao hiệu quả thực hiện cơ chế đối thoại doanh nghiệp và công chức hải quan tại các cấp cơ sở. Đẩy mạnh hoạt động của các tổ giải quyết vướng mắc tại cấp cục, chi cục. * Áp dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý hành chính và chỉ đạo điều hành của lãnh đạo Hải quan các cấp, triển khai ứng dụng công nghệ mới phục vụ khai báo hải quan điển tử đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Đảm bảo ứng dụng công nghệ thông tin là một khâu đột phá trong việc nâng cao hiệu quả quản lý và cải cách thủ tục hải quan. + Xây dựng lực lượng hải quan trong sạch vững mạnh Đánh giá thực trạng và phân loại tiêu chuẩn hóa cán bộ công chức trong toàn ngành, xúc tiến mạnh mẽ đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ công chức đáp ứng yêu cầu cải cách phát triển hiện đại hóa hải quan đến 2006 và 2010. Tiếp tục triển khai thực hiện các mặt công tác cán bộ và đào tạo theo phân cấp quản lý cán bộ và các quy định, hướng dẫn mới của bộ tài chính theo hướng tăng cường kiểm tra, chấn chỉnh công tác tổ chức cán bộ và đào tạo đối với cục hải quan địa phương và chi cục hải quan cửa khẩu sau khi đã được phân cấp mạnh về quản lý cán bộ và tổ chức đào tạo bồi dưỡng cán bộ cơ sở. - Nhanh chóng triển khai phát động chống buôn lậu trên các vùng trọng điểm, có sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng như hải quan và chính quyền địa phương cùng người dân ở khu vực này. Mỗi cơ quan chức năng phải có phương án chống buôn lậu phù hợp với thẩm quyền của mình, phân định rõ quyền hạn giữa các cấp các ngành. Bám sát lấy địa bàn lên danh sách các khu vực, các đối tượng cần theo dõi, có kế hoach quản lý chặt chẽ đối tượng này. - Tăng cường truyền bá thông tin đại chúng về chống buôn lậu, phát động tinh thân toàn dân chống buôn lậu, phổ biến các chính sách pháp luật của nhà nước về chống buôn lậu, gian lận thương mại không tiếp tay cho các đối tượng này. Hiện nay chính phủ có chính sách để lại hoàn toàn nguồn thu từ chống buôn lậu ở địa phương cho địa phương, nhưng do chính sách chưa triệt để số tiền này không được đưa vào đầu tư cơ sở hạ tầng, còn bị thất thoát nhiều, do vậy chính phủ cần quy định cụ thể hơn, và có sự kiểm tra chặt chẽ. - Mở rộng hơn nữa diện dán tem hàng nhập khẩu, xử lý nghiêm các vụ vi phạm quy định dán tem này. - Lực lượng chống buôn lậu cần tăng cường công tác điều tra cơ bản, đi sâu nghiên cứu phát hiện những đối tượng buôn lậu, gian lận thương mại chuyên nghiệp, những phương thức thủ đoạn buôn lậu, gian lận thương mại mới phát sinh, và dự báo tình được tình hình để chủ động đề xuất các biện pháp phòng ngừa có hiệu quả. - Tập trung lực lượng, phương tiện, các biện pháp nghiệp vụ chủ động phát hiện và điều tra bắt giữ các đường dây, ổ nhóm buôn lậu lớn…góp phần bảo hộ sản xuất trong nước tăng thu ngân sách và bảo vệ an ninh quốc gia. 2.2 Các giải pháp cụ thể. Hiện nay buôn lậu, gian lận thương mại diễn ra hết sức phức tạp, để hạn chế tình trạng này một mặt chúng ta phải hoàn thiện luật thuế xuất nhập khẩu, mặt khác phải thực hiện tốt các giải pháp cụ thể sau: Kiểm tra kỹ xuất xứ hàng hóa để doanh nghiệp hạn chế được tình trạng khai sai xuất xứ lợi dụng ưu đãi thuế xuất từ các nguồn khác nhau để trốn thuế. Nếu muốn hưởng mức ưu đãi thuế xuất nhập khẩu thấp từ những nước có hiệp định ưu đãi thuế quan với Việt nam phải xuất trình giấy chứng nhận xuất xứ của hàng hóa đó. Tuy nhiên hiện tượng không xuất trình giấy chứng nhận hay giả mạo giấy chứng nhận vẫn xảy ra. Để hạn chế tình trạng này phải yêu cầu doanh nghiệp xuất trình đầy đủ bộ chứng từ, cần có sự kiểm tra thường xuyên của nhà nước. Tại cục kiểm tra cần có mẫu chứng nhận xuất xứ để đối chiếu. Điều này có thể hạn chế việc giả mạo. Thực hiện tốt hơn công tác kiểm tra sau thông quan: Kiểm tra sau thông quan không có nghĩa là kiểm tra một cách tràn lan mà phải tiến hành theo hai tình huống sau: - Nếu hàng đến cửa khẩu nếu thấy có dấu hiệu vi phạm thì phải tổ chức ngăn chặn ngay. Sau khi hàng hóa được giải phóng nhưng vẫn thấy có dấu hiệu nghi vấn thì phải lập kế hoạch chủ động tìm biện pháp kiểm tra sau thông quan. 3. Cải tiến cơ chế quản lý thuế xuất nhập khẩu: Dù thuế xuất nhập khẩu có rõ ràng minh bạch nhưng công tác quản lý không tốt cũng không phát huy được hết luật thuế thậm chí nếu quản lý tồi sẽ dẫn đến làm lệch lạc mục tiêu của luật thuế. Thứ nhất: Phải hiện đại hóa quy trình tính và thu thuế, tin học hóa nối mạng giữa các trạm kiểm tra và các điểm thu, có camera theo dõi hành vi của đối tượng từ xa. Quy trình thủ tục Hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu hiện nay được thay đổi cơ bản trong việc áp dụng nguyên tắc quản lý rủi ro trên cơ sở hệ thống xử lý dữ liệu điện tử. Theo dự thảo của quy trình thủ tục Hải quan điện tử đường đi của hồ sơ hải quan sẽ thay đổi. Hiện nay doanh nghiệp đến từng chi cục Hải quan để khai báo làm thủ tục Hải quan thì thay vào đó doanh nghiệp có thể khai báo tất cả các thông tin thông qua mạng điện tử tới trung tâm dữ liệu thông tin ở cấp cục Hải quan. Tại đây người khai hải quan sẽ thực hiện giao dịch thông tin với cán bộ hải quan thông qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử. Như vậy khi sử dụng mô hình này thông tin sẽ được quản lý tập trung và tính công khai minh bạch sẽ được phát huy, tiết kiệm thời gian cho doanh nghiệp và cán bộ hải quan. Thứ hai: Tăng cường thanh tra kiểm tra. Thanh tra kiểm tra là một biện pháp hữu hiệu trong việc chống buôn lậu gian lận thương mại bởi thanh tra kiểm tra là một khâu không thể thiếu của quá trình quản lý. Thanh tra kiểm tra đầu vào đó chính là hàng hóa thu thuế, kể cả đầu ra là số thu thuế phản ánh tính trung thực của cán bộ hải quan. Khâu này có quan hệ trực tiếp với các khâu như lập kế hoạch thu thuế của chính phủ, tổ chức thực hiện, lãnh đạo việc thu thuế…Đặc biệt trong giai đoạn áp dụng việc tự tính thuế tự kê khai tự nộp thì công tác thanh tra kiểm tra lại càng được tăng cường. Thứ ba: hoàn thiện cơ chế quản lý đối với các hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu. Kinh doanh tạm nhập tái xuất, nhập nguyên liệu để sản xuất hàng nhập khẩu, bán hàng miễn thuế… Thứ tư: Phối hợp hơn nữa với hải quản quốc tế để học hỏi kinh nghiệm và trong công tác phòng chống buôn lậu quốc tế. Thứ năm: Hoàn thiện công cụ quản lý thuế xuất nhập khẩu: Pháp luật đưa lên hàng đầu, giáo dục đối tượng và người dân, công cụ kinh tế như xử phạt hành chính nặng. Thứ sáu: Tăng cường tư vấn cho đối tượng nộp thuế xuất nhập khẩu. Tuyên truyền hỗ trợ đối tượng nộp thuế có vị trí quan trọng trong quản lý thuế. Làm tốt công tác này hiệu quả của hoạt động thu thuế tăng lên đáng kể. Việc tuyên truyền này giúp cho các doanh nghiệp nhanh chóng nắm bắt nội dung của các chính sách thuế và những quy định bổ sung để thực hiện tốt nghĩa vụ nộp thuế. Việc đến tận nơi cung cấp các văn bản hướng dẫn tờ rơi tuyên truyền ý thức của đối tượng nộp thuế nâng cao, giảm bới sai xót trong kê khai thuế. Mối quan hệ giữa cơ quan thuế với người nộp thuế được cải thiện. Phát hành các ấn phẩm riêng về thuế xuất nhập khẩu, phát miễn phí cho các đối tượng nộp thuế. Tư vấn có thể qua mạng hoặc qua đường dây điện thoại, thông qua hình thức này có thể giải quyết các thắc mắc cho các đối tượng, nhận ý kiến đề xuất để hoàn thiện cơ chế quản lý thuế nhập khẩu. Yêu cầu của việc cung cấp thông tin là phải nhanh chóng kịp thời chính xác, tác phong nhã nhặn, hiểu biết cặn kẽ về các quy định. Trên đây là một số giải pháp để chống thất thu thuế. Tuy nhiên để thực hiện thành công các giải pháp này cần đảm bảo một số điều kiện sau: V. ĐIỀU KIỆN ĐỂ THỰC HIỆN THÀNH CÔNG CÁC GIẢI PHÁP CHỐNG THẤT THU THUẾ. Mọi giải pháp có hoàn chỉnh đến đâu cũng không phát huy được hết tác dụng của nó nếu không đảm bảo các điều kiện cho nó thực hiện. Đó là các giải pháp về con người, về khoa học kỹ thuật và về pháp luật hải quan. 1. Về con người Con người luôn là yếu tố quyết định của mọi sự thành công hay thất bại. Sự yếu kém của cán bộ hải quan trong ngành thuế là một trong những nguyên nhân tạo điều kiện cho bọn buôn lậu gian lận thương mại lộng hành. Sự yếu kém này bao gồm cả về trình độ lẫn phẩm chất đạo đức. Do vậy cán bộ hải quan phải được đầu tư tổng thể được đào tạo kỹ càng, rèn luyện phẩm chất đạo đức thường xuyên, được động viên khuyến khích kịp thời bằng mức lương cao hơn để không còn vì lợi ích kinh tế mà kết nối với đối tượng buôn lậu. Bởi đối cán bộ hải quan là đối tượng làm việc trong môi trường phức tạp đầy cám dỗ, địa hình phức tạp, thường xuyên tiếp xúc với đối tượng buôn lậu, điều kiện ăn ở cũng khó khăn. Thường xuyên có các buổi giáo dục chuyên môn nghiệp vụ. Kiểm tra trình độ chuyên môn đặc biệt là công tác soạn thảo luật. Làm tốt công tác hoạch định thực hiện tốt chính sách góp phần hạn chế tình trạng trốn thuế. 2. Về khoa học kỹ thuật Hiện nay ngành hải quan đang từng bước được trang bị cơ sở khoa học kỹ thuật, song bên cạnh đó vẫn tồn tại nhiều cơ sở cũ kỹ chưa đồng bộ giữa các vùng. Do vậy nhà nước cần quan tâm đầu tư hơn nữa cho cán bộ hải quan. 3. Về phía hải quan. Luật hải quan được ban hành vào năm 2002, cho đến nay cùng với sự phát triển của nền kinh tế và qua thời gian hoạt động của mình luật hải quan cần phải được sửa đổi bổ sung ở một số mặt. Tại hội nghị thẩm tra dự án luật sửă đổi, bổ sung một số điều luật Hải quan của ủy ban Kinh tế - Ngân sách của quốc hội tại Thành phố Hồ Chí Minh trong tháng 4 vừa qua, các đại biểu đã kiến nghị sửa đổi một số điều trong luật Hải quan. Cán bộ hải quan là người làm việc trong môi trường phức tạp dễ xảy ra tiêu cực do vậy phải có nội dung quy định rõ về cán bộ hải quan trong luật. Cần làm rõ vấn đề về lãnh thổ Hải quan, chế độ quản lý nhà nước về Hải quan. Trong ngành Hải quan cũng quy định kế hoạch cụ thể trong từng năm. Trong công tác thuế, phấn đấu toàn ngành thu đúng thu đủ, hạn chế thấp nhất tình trạng nợ đọng. Về xử lý nợ đọng thuế: Cục trưởng hải quan của tỉnh thành phố tiến hành đánh giá lại công tác quản lý thuế nợ đọng mới có hiệu quả và thu đòi khoản nợ đọng. Bên cạnh đó phải tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện hệ thống dữ liệu giá GTT – 22 tăng cường công tác kiểm tra ngân hàng dữ liệu giá tại cơ quan tổng cục để đảm bảo chia sẻ thông tin một cách chính xác cho các đơn vị sử dụng. Nhanh chóng phát hiện các trường hợp khai báo không phù hợp. Về công tác kiểm hóa và phân tích phân loại: Nâng cao chất lượng công tác kiểm hóa phân loại hàng hóa, áp mã số. Thực hiện chính sách mã hóa thống nhất đảm bảo mỗi một mặt hàng chỉ có một mã thuế. Trung tâm phân tích cần phân loại hàng hóa chính xác, khách quan kịp thời, đối với hàng hóa nhạy cảm thuế suất cao, đảm bảo thu đúng thu đủ cho ngân sách. Về công tác kiểm tra sau thông quan: Nghiên cứu hoàn thiện chế độ, quy trình nghiệp vụ, phù hợp với quy định của pháp luật, tình hình thực tế. Tăng cường thu thập thông tin về tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trên địa bàn cả về mức độ chấp hành pháp luật và khả năng tài chính của doanh nghiệp. KẾT LUẬN Thất thu thuế nhập khẩu là khoản không được đóng vào ngân sách nhà nước do chính sách thuế chưa đề cập đến hoặc không đóng theo quy định. Biểu hiện của thất thu thuế nhập khẩu ở nợ thuế kéo dài, buôn lậu, gian lận thương mại. Nguyên nhân chủ yếu là do chính sách thuế còn nhiều sơ xuất, gian lận thương mại gia tăng, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn. Thông qua nội dung đã trình bày ở trên ta có thể rút ra một số kết luận sau: Một là: Trên cơ sở nghiên cứu xem xét lý luận thuế xuất nhập khẩu và thất thu thuế. Bài viết đã chỉ ra: Thất thu thuế xuất nhập khẩu là khoản tiền không được nộp vào ngân sách từ đối tượng nộp thuế theo quy định của luật thuế xuất nhập khẩu, và các khoản không nằm trong quy định của luật thuế xuất nhập khẩu. Hai là: Vai trò cơ bản của thuế xuất nhập khẩu là: Bảo hộ sản xuất trong nước, định hướng tiêu dùng, góp vào ngân sách nhà nước, điều tiết quan hệ thương mại. Ba là: Thông qua phân tích hiện trạng và nguyên nhân của hiện tượng thất thu thuế người viết đã nêu lên một số giải pháp nhằm khắc phục hiện tượng này: Tiến hành sửa đổi luật thuế xuất nhập khẩu cho phù hơp, tăng cường chống buôn lậu và gian lận thương mại, cải thiện cơ chế quản lý hoạt động xuất nhập khẩu. Trên đây là toàn bộ nội dung đề tài: thuế xuất nhập khẩu và hiện tượng thất thu thuế nhập khẩu ở Việt nam. Trong giới hạn là một chuyên đề thực tập tốt nghiệp người viết không có điều kiện đi sâu vào mọi vấn đề, trong quá trình thực hiện khó tránh khỏi thiếu sót. Do vậy rất mong được sự đóng góp ý kiến của thầy cô và các bạn sinh viên những người cũng đang quan tâm đến vấn đề thất thu thuế nhập khẩu để chuyên đề này được hoàn thiện hơn và sẽ góp phần khắc phục hiện tượng thất thu thuế trong tương lai gần. Chuyên đề này được hoàn thiện đó là nhờ sự hướng dẫn tận tình của thầy GS.TS Đỗ Hoàng Toàn và cán bộ hướng dẫn tại vụ chính sách thương mại đa biên- Bộ thương mại. Em xin chân thành cảm ơn. Hà Nội, ngày 20 tháng 04 năm 2005 Sinh viên Hoàng Thị Huyền Trang TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đoàn Thị Thu Hà, Nguyễn Thị Ngọc Huyền -Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Khoa Khoa Học Quản Lý - Chính Sách Kinh Tế Xã Hội - Nhà xuất bản Khoa Học vã Kỹ Thuật Hà Nội 2000. 2. Nguyễn Viết Hùng-Thuế 2003- Biểu thuế xuất nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu - NXB Thành phố Hồ Chí Minh. 3. Xuân Hiếu - Tài Chính Quốc Tế – Số 13 Tháng 7/2004 – Cải cách thuế và hoạt động thương mại ở Ấn Độ . 4. Duy Linh - Thương Mại – Số 4/2004 – Buôn lậu và công tác chống buôn lậu ở Lạng Sơn trong thời gian qua. 5. Duy Linh - Thương Mại – Số 1+ 2/2005 – Tội phạm kinh tế năm 2004 nhìn lại! 6. Thành Duy -Thanh tra tài chính – Số 2 tháng 3 năm 2004 – Tuyên truyền, hỗ trợ đối tượng nộp thuế : Biện pháp thiết thực ngăn chặn, phòng ngừa sai phạm 7. Nguyễn Văn Sơn - Thanh tra tài chính – Số 21 tháng 3 năm 2004 – Nhận diện hành vi gian lận thuế và đề xuất giải pháp khắc phục 8. Lê Hoài Thu - Thanh tra tài chính – Số 21 tháng 3 năm 2004 – Cuộc chiến chống buôn lậu còn gian nan. 9. Thanh Huyền - Thanh tra tài chính – Số 21 tháng 3 năm 2004 – Vật tư công nợ trốn đi đằng nào. 10. Vũ Long - Kinh Tế – Xã Hội 2004 – Buôn lậu, gian lận thương mại những nguy cơ mới. 11. Ngọc Dương - Thời Báo Kinh Tế Số 2004 – 2005 – Xuất khẩu tăng trưởng bất ngờ và ngoạn mục 12. Nguyễn Văn Minh- Thuế nhà nước- Số 10/2004- Cải cách và hiện đại hóa ngành thuế. 13. Quyết định số 110/2003/ QĐ/ BTC ngày 25 tháng 7 năm 2003 của Bộ tài chính. 14. Quyết định số 157/2003/QĐ/ BTC ngày 24 tháng 9 năm 2003 của Bộ Tài Chính 15. Quyết định số 177/2003/QĐ/ BTC ngày 23 tháng 10 năm 2003 của Bộ tài chính. 16. Quyết định số 198/2003/QĐ/ BTC ngày 05 tháng 12 năm 2003 của Bộ tài chính 17. Quyết đinh số 224/2003/QĐ/BTC ngày 25 tháng 12 năm 2003 của Bộ tài chính. 18. Quyết định số 25/2004/ BTC ngày 15 tháng 3 năm 2004 của Bộ tài chính. 19. Quyết định số 48/2004/QĐ/ BTC ngày 24 tháng 5 năm 2004 của Bộ tài chính. 20. Website: www.customs.gov.vn 21. Website: www.mof.gov.vn 22. Website: www.mot.gov.vn BẢNG CHỮ VIẾT TẮT 1. ASEAN (Association of South-East Asian Nations): Hiệp hội các nước Đông Nam á 2. AFTA (ASEAN Free Trade Area): Khu vực mậu dịch tự do ASEAN 3. APEC (Asian Pacific Economic Cooperation): Diễn đàn hợp tác kinh tế khu vực Châu á Thái Bình Dương 4. CEPT (Common Effective Preferential Tariff): Hiệp định ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung 5. CIF (Cost Insurance Freight): giá hàng nhập khẩu gồm giá hàng, phí bảo hiểm, cước phí vận chuyển 6. EU (European Union): Liên minh Châu Âu 7. FOB (Free On Board): giá hàng xuất khẩu là giá hàng không bao gồm phí bảo hiểm và cước phí vận chuyển 8. GATT (General Agreement on Trade and Tariff): Hiệp định chung về thương mại và thuế quan 9. WCO (World Customs Organization): Tổ chức Hải quan thế giới 10. WTO (World Trade Organization): Tổ chức Thương mại thế giới 11. XNK: Thuế xuất nhập khẩu

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docA0489.doc
Tài liệu liên quan