Thương mại điện tử Amazon.com
Thương mại điện tử Amazon.com
I.Lịch sử hình thành và phát triển Amazon.com :Jeffrey Bezos, là đại diện sang giá nhất của cuộc cách mạng thương mại điện tử, là tổng giám độc điều hành đồng thời là cha đẻ của Amazon.com. Công ty ông sáng lập trở thành nhãn hiệu thương mại trực tuyền được biết đến nhiều nhất trên thế giới và ông sở hữu khối tài sản lên tới 8,2tỷ USD chỉ sau 14 năm thành lập.
Vào khoảng năm 1994 khi tốc độ phát triển của Internet là 2300%/năm, mặc dù không có kinh nghiệm về bán hàng cũng như không nhiều hiểu biết về Internet, nhưng Jeffery Bezos đã sớm nhìn thấy tương lai của việc bán hàng qua mạng.
Và ông nhận thấy việc tìm kiếm tài liệu khó khăn nên ông đã nảy sinh ý tưởng bán sách qua mạng. Và cũng năm đó, Amazon.com ra đời, công ty này ban đầu được đặt tên là Cadabra.Inc, nhưng tên này đã được thay đổi khi người ta phát hiện ra rằng đôi khi mọi người nghe tên là “Cadaver” (“tử thi”) Tháng 7/1995, tên gọi Amazon.com được chọn vì Amazon là tên con sông lớn nhất thế giới.
10 trang |
Chia sẻ: thanhnguyen | Lượt xem: 2353 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thương mại điện tử Amazon.com, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thương mại điện tử Amazon.com
I.Lịch sử hình thành và phát triển Amazon.com
Jeffrey Bezos, là đại diện sang giá nhất của cuộc cách mạng thương mại điện tử, là tổng
giám độc điều hành đồng thời là cha đẻ của Amazon.com. Công ty ông sáng lập trở
thành nhãn hiệu thương mại trực tuyền được biết đến nhiều nhất trên thế giới và ông sở
hữu khối tài sản lên tới 8,2tỷ USD chỉ sau 14 năm thành lập.
Vào khoảng năm 1994 khi tốc độ phát triển của Internet là 2300%/năm, mặc dù không
có kinh nghiệm về bán hàng cũng như không nhiều hiểu biết về Internet, nhưng Jeffery
Bezos đã sớm nhìn thấy tương lai của việc bán hàng qua mạng. Và ông nhận thấy việc
tìm kiếm tài liệu khó khăn nên ông đã nảy sinh ý tưởng bán sách qua mạng. Và cũng
năm đó, Amazon.com ra đời, công ty này ban đầu được đặt tên là Cadabra.Inc, nhưng
tên này đã được thay đổi khi người ta phát hiện ra rằng đôi khi mọi người nghe tên là
“Cadaver” (“tử thi”) Tháng 7/1995, tên gọi Amazon.com được chọn vì Amazon là tên
con sông lớn nhất thế giới. Cho nên tên gọi gợi lên quy mô lớn và cũng một phần vì nó
bắt đầu bằng “A” , sẽ hiện lên đầu danh sách chữ cái. Trụ sở chính của công ty đặt tại
thành phố Seatte, bang Washington.
16/7/1995 Amazon được đưa lên mạng như một nhà sách trực tuyến với mục tiêu sử
dụng Internet để chuyển hoạt động mua sách sang một hình thức nhanh nhất, dễ dàng
nhất và đem lại nhiều lợi ích nhất có thể. Quyển sách đầu tiên mà Amazon.com bán là
Fluid Concept and Creative Analogies của tác giả Mỹ Douglas Hofstadter
Ngày 15/5/1997 Amazon cổ phần hóa công ty. Amazon.com phát hành cổ phiếu lần đầu
tiên và đăng ký trên sàn giao dịch chứng khoán Nasdaq của Mỹ với ký hiệu AMZN và
có mức giá 18USD/cổ phần.
Từ một nhà sách trực tuyến ban đầu, chỉ chuyên bán sách, Amazon.com trở thành một
tạp hóa trực tuyến với đủ sản phẩm từ thượng vàng đến hạ cám phát triển nhanh như vũ
bão, Amazon.com đã đa dạng hóa các mặt hàng, thêm nhiều sản phẩm khác như hệ
thống video gia dụng, DVD, CD, máy nghe nhạc MP3, phần mềm máy tính, game, đồ
đạc, thậm chí thực phẩm…
Hiện nay Amazon.com đã trở thành website thương mại điện tử lớn nhất thế giới với
doanh số bán hàng trên mạng internet gấp gần ba lần so với doanh thu của hãng xếp
hạng nhì trong cùng lĩnh vực Staples.Inc tại thời điểm tháng 1 năm 2010.amazon.com
đã cung cấp hàng triệu sản phẩm cho hơn 17 triệu người tiêu dùng trên 160 quốc gia.
Amazon còn cung cấp đấu giá trực tuyến.
II. Cách thức mua hàng, thanh toán
1. CSDL amazo
Amazon chuyên biệt hóa trang của nó để phục vụ các khách hàng trở lại, một cơ sở dữ
liệu theo dõi các giao dịch trước đó , bao gồm các món đã mua các vận chuyển, các
thông tin thẻ tín dụng. Khi trở lại địa chỉ này khách hàng được chào đón bằng tên và
giới thiệu các mặt hàng nên mua. Amazon.com tìm kiếm CSDL khách hàng để tìm ra
các mẫu và khuynh hướng của các khách hàng của nó. Hệ thống máy tính của amazon
định hướng việc bán các sản phẩm thêm mà không cần tương tác của con người.
2. Quá trình mua hàng trên Amamzon
2.1 tìm kiếm sản phẩm:
Việc mua một sản phẩm trên Amamzon hết sức đơn giản. Amazon.com đã chia trình tự
mua thành một loạt các bước đặt biệt, đánh số cụ thể từng bước và hướng dẫn khách
hàng làm theo. Bắt đầu ở trang chủ của Amazon.com và quyết định sản phẩm mà bạn
muốn mua, hoặc bạn có thể tìm sách bằng cách dùng hộp tìm kiếm ở góc trên của trang
web, gõ tên sách bạn muốn mua. Sau đó bạn sẽ được đưa đến trang sản phẩm cho quyển
sách đó.
2.2 cho vào giỏ:
Để mua sản phẩm đó chọn add to shopping cart, với công nghệ giỏ hàng xử lý thông tin
hiển thị một danh sách các sẩn phẩm mà bạn đã đặt mua, bạn có thể thay đổi số lượng
của mỗi món, bỏ đi một mặt hàng khỏi giỏ, tính tiền hay tiếp tục mua sắm.
2.3 Proceed to Checkout hoặc bạn có thể sử dụng tiện ích “1-Click” nếu đã từng mua
hàng trên Amazon.
2.4 Nhập địa chỉ E-mail và password
2.5 Nhập địa chỉ giao hàng
Chọn thời gian giao hàng. Nếu đơn hàng là quà tặng, Amazon sẽ đưa ramột số hình thức
gói quà, chi phí mỗi gói quà là $3.99. Bạn có thể xem thêm phần “Learn more” để biết
sản phẩm này có được chuyển hàng đến quốc gia bạn hay không và chi phí giao hàng là
bao nhiêu.
2.6 Lựa chọn hình thức thanh toán.
Amazon sẽ xác nhận và tóm tắt những thông tin cần thiết về đơn hàng. Khách hàng
kiểm tra thông tin và click vào nút “Đặt hàng”. Khi bạn hoàn tất đơn đặt hàng amazon
sẽ gởi xác nhận đến bạn bằng e-mail. Nó sẽ gửi email thứ hai khi đơn hàng được giao.
Một CSDL theo dõi trạng thái của tất cả các vận chuyển. Bạn có thể theo dõi trạng thái
món hàng bạn mua cho đến khi nó rời khou3 trung t6m vận chuyển của Amazon bằng
việc chon your account ở cuối trang. Bạn có thể hủy đơn đặt hàng bất cứ lúc nào trước
khi sản phẩm đuôc vận chuyển thường là trong vòng 24 hoặc 48 giờ từ khi mua hàng.
3. Quá trình giao dịch và thanh toán thẻ tín dụng.
Công ty nhận và lưu trữ thông tin đặt hàng đồng thời chuyển tiếp thông tin thanh toán
(số thẻ tín dụng, chủ thẻ ...) đã được mã hoá đến máy chủ (Server, thiết bị xử lý dữ liệu)
của Trung tâm cung cấp dịch vụ xử lý thẻ trên mạng Internet. Với quá trình mã hóa các
thông tin thanh toán của khách hàng được bảo mật an toàn nhằm chống gian lận trong
các giao dịch.
Khi Trung tâm Xử lý thẻ tín dụng nhận được thông tin thanh toán, sẽ giải mã thông tin
và xử lý giao dịch đằng sau bức tường lửa (FireWall) và tách rời mạng Internet, nhằm
mục đích bảo mật tuyệt đối cho các giao dịch thương mại, định dạng lại giao dịch và
chuyển tiếp thông tin thanh toán đến ngân hàng của doanh nghiệp theo một đường dây
thuê bao riêng.
Ngân hàng của Amazon.com gởi thông điệp điện tử yêu cầu thanh toán đến ngân hàng
hoặc công ty cung cấp thẻ tín dụng của khách hàng. Và tổ chức tài chính này sẽ phản
hồi là đồng ý hoặc từ chối thanh toán đến trung tâm xử lý thẻ tín dụng trên mạng
internet.
Trung tâm xử lý thẻ tín dụng trên Internet sẽ tiếp tục chuyển tiếp những thông tin phản
hồi trên đến Amazon.com, và tùy theo đó công ty sẽ gửi cho khách hàng một e-mail để
xác định. Sau khi Amazon chuyển hàng, công ty sẽ gửi một e-mail thông báo khác. Nếu
sản phẩm nào chưa có, Amazon sẽ cho biết những gì đã được chuyển và những gì còn
phải đặt hàng.
4. 1-Click Shopping
Cuối năm 1997, Amazon.com cho ra đời tiện ích này cho các khách hàng thường xuyên
được đặt hàng chỉ qua một cú nhấp chuột. Để việc đặt hàng được dễ dàng, người dùng
có thể khai số thẻ tín dụng, địa chỉ giao hàng, phương thức vận chuyển cho 1-Click. Và
mỗi khi mua hàng, bạn chỉ cần nhấp 1-Click là hoàn tất việc mua hàng.
III. Mô hình kinh doanh của Amazon
1. Mô hình cửa hàng ảo
Amazon.com là một điển hình cho sự ra đời và phát triển của mô hình cửa hàng ảo. Đây
là website bán lẻ trên mạng lớn nhất thế giới, Amazon.com là nơi để mọi người đến tìm
mua bất cứ thứ gì một cách trực tuyến. Hàng triệu người ở trên khắp 220 quốc gia đã
đánh giá Amazon là website bán lẻ hàng đầu. Sản phẩm mà Amazon cung cấp bao gồm
thiếp điện tử miễn phí, đấu giá trực tuyến, hàng triệu đầu sách, đĩa CD, phim ảnh, đĩa
DVD, đồ chơi và trò chơi, đồ điện tử, đồ làm bếp, máy tính và nhiều sản phẩm khác.
Ngoài ra, Amazon còn nhận mua sách cũ giúp khách hàng tiết kiệm được rất nhiều,
Amazon hỗ trợ tìm kiếm cực nhanh, có mục nhận xét đánh giá sách…
Mô hình này mang lại nhiều lợi ích cho khách hàng cũng như bản thân Amazon:
Đối với khách hàng: Khách hàng được mua hàng hóa trên Amazon với giá rẻ, dễ dàng
tìm kiếm được sản phẩm mà mình mong muốn, có thể tiết kiệm được rất nhiều từ việc
bán sách cũ cho Amazon, khách hàng của Amazon được giao hàng nhanh chóng, tận
nơi, vì thế mà khách hàng có thể tiết kiệm được thời gian của mình.
Đối với Amazon: Mô hình kinh doanh này là nguồn thu truyền thống và chủ yếu của
Amazon, là cơ sở cho niềm tin của khách hàng đối với Amazon., qua sự đánh giá của
khách hàng khi mua hàng trên Amazon là phương thức quảng cáo hiệu quả cho
Amazon.
2. Mô hình chợ điện tử của Amazon zshop
ZShops là tập hợp các cửa hàng trực tuyến tạo thành một chợ điện tử (online mall).
zShops cho phép các công ty khác mở cửa hàng của mình dưới cái ô lớn của Amazon,
và khách hàng của Amazon có lợi từ việc được lựa chọn nhiều sản phẩm hơn. Nhìn vào
mô hình này, ta có thể hình dung zShop.com là một website tập hợp các trang web
tương ứng với các gian hàng điện tử, trên đó quảng cáo, giới thiệu sản phẩm và bán sản
phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp. Nó căn bản là tập hợp các cửa hàng điện tử nhỏ, được
đảm bảo dưới nhãn hiệu của Amazon rất nổi tiếng (under the Amazon umbrella). Các
website đăng kí kinh doanh tại zShop.com chỉ phải trả khoản phí hết sức nhỏ bé. Đổi
lại, Amazon sẽ thu thập được lượng thông tin khổng lồ về thói quen mua hàng của
người tiêu dùng. Lợi ích khi tham gia vào chợ điện tử của Amazon là chi phí thấp, đầu
tư thấp do không phải trả tiền thuê nhà kho chứa hàng mà lại được tiếp cận với 12 triệu
khách hàng của Amazon.com. Mỗi cửa hàng phải trả một khoản thuê bao hàng tháng là
39,99 đô la, cộng thêm khoản hoa hồng trên các sản phẩm bán. bán trên. Nếu bạn chỉ
bán một vài sản phẩm và hy vọng sẽ có ít hơn 40 đơn đặt hàng một tháng, hãy đăng ký
như một người bán cá nhân với Amazon mà không có lệ phí hàng tháng mà thay vào đó
là mỗi sản phẩm phải trả phí là $0,99. Với cách sắp xếp này, Amazon cũng có được các
thông tin có giá trị về sở thích và thói quen khách hàng và đem lại khả năng về thị
trường mục tiêu.
Mô hình kinh doanh mới này có ba lợi ích chiến lược: Thứ nhất, việc chuyển hướng
sang một chợ trực tuyến bán đủ mọi thứ là một nỗ lực để cạnh tranh với các trang web
cổng giao diện (portal) của American Online và Yahoo, những trang web cung cấp
đường links đến hàng triệu trang web khác. Thứ hai, nó mang lại cơ hội chiếm những
nguồn thu của các hãng kinh doanh nhỏ đang chảy vào các trang đấu giá như eBay,
Microsoft, Excite@Home, và Lycos, những hãng đồng ý chia sẻ danh mục hàng đấu giá
của họ.Thứ ba, nắm thêm nhiều thông tin về khách hàng, có thêm hiểu biết về hành vi
và thói quen tiêu dùng của khách hàng để phát triển các dự án kinh doanh mới, đáp ứng
các thị trường và khách hàng tiềm năng. Chợ điện tử zShops của Amazon được sắp xếp
theo sản phẩm, hạng mục sản phẩm chứ không theo tên cửa hàng. Sau khi khách hàng
chọn một món hàng trong danh sách, vị khách này được chuyển sang một trang điều
hành mua bán trong đó có chứa hình ảnh và mô tả về sản phẩm.
zShop.com mang lại giá trị lớn cho khác hàng: Sự tiện lợi của việc mua hàng mà chỉ cần
dừng lại một lần duy nhất one-stop shopping. Với zShops, khách hàng được lựa chọn vô
số các mặt hàng khác nhau của nhiều hãng cung cấp khác nhau chỉ trong một trang web
duy nhất, Amazon, thay vì phải dành thời gian lướt các trang web khác cho mỗi một sản
phẩm khác nhau. Thêm vào đó, khách hàng cũng tránh được việc phải nhập đi nhập lại
địa chỉ giao hàng và thông tin thẻ tín dụng của mình mỗi khi kết thúc việc mua một món
hàng nào đó
IV. Lợi thế cạnh tranh của Amazon
1. Hệ thống kho hàng của Amazon
1.1. Giới thiệu khái quá thệ thống kho hàng của Amazon.
Amazon hiện nay là trang web bán lẻ khổng lồ có phạm vi hoạt động trên toàn thế giới,
với doanh thu năm 2004 đã lên tới 7 tỷ USD, nhiều hơn bất kỳ hãng bán lẻ nào khác.
Và điểm nổi bật và cũng là điều tạo nên thành công cho Amazone chính là ở hệ thống
kho hàng. Các nhà kho được Amazone xây dựng không theo cách thông thường mà nó
được đầu tư công nghệ khá nhiều. Nó được sử dụng công nghệ cao đến nỗi đòi hỏi rất
nhiều dòng mã hóa để vận hành phức tạp không kém gì trang web của Amazone.
Bao gồm: - Hệ thống kho tự động
- Hệ thống máy tính để tiếp nhận và xử lý đơn hang
- Trạm phân phối tin
- Các cabin “biết nói” chứa hàng hóa
- Hệ thống băng tải, sensor quang, thùng đựng hàng…
Hệ thống kho hàng của amazon gồm 6 kho hàng quy mô lớn, mỗi kho hàng trị giá tới 50
triệu đôla. Chi phí để xây dựng kho hàng là rất tốn kém. Trong mỗi kho hàng đều có
đầy đủ các mặt hàng từ đồ gia dụng, quần áo giày dép sách báo đồ điện tử dến những
mặt hàng cá biệt hóa như đồ lưu niệm đồ trang sức… Nhìn chung các mặt hàng mà
amazon kinh doanh rất phong phú đa dạng đủ các chủng loại đáp ứng đủ mọi nhu cầu
của khách hàng.
Vị trí đặt các kho hàng cũng được amazon cân nhắc rất kĩ lưỡng. Các kho hàng thường
được đặt gần các trung tâm tiêu thụ lớn hay các địa điểm thuận lợi về giao thông đáp
ứng khả năng phân phối hàng hóa rất nhanh chóng. Thường thì các kho hàng này được
đặt ở gần sân bay để tiện cho việc vận chuyển.
Hệ thống kho hàng của Amazon đảm bảo mối liên hệ rất cao từ nhà sản xuất hệ thống
phân phối tới khác hhàng. Trong mỗi kho hàng các mặt hàng được sắp xếp, bảo quản rất
khoa học đảm bảo cho các quy trình lấy hàng, nhập hàng, xử lí đơn đặt hàng nhanh
chóng hiệu quả cao.Với số lượng mặt hàng vô cùng lớn amazon đã đầu tư hệ thống
thông tin với hệ thống máy tính các phần mềm ứng dụng và xử lí thông tin giúp cho
việc quản lícó hiệu quả nhanh chóng. Những thông tin quan trọng đều được ghi lại và
phục vụ cho những lần kinh doanh tiếp theo.
1.2 Phân tích hệ thống kho hàng của Amazon
Như đã nêu ở trên, các kho hàng của Amazon không hề giống với các kho hàng truyền
thống mà được tin học hoá cao độ.Các nhà kho của Amazon sử dụng công nghệ cao đến
nỗi chúng đòi hỏi rất nhiều dòng mã hoá để vận hành và phức tạp không kém trang web
của Amazon. Máy tính bắt đầu quy trình bằng cách gửi tín hiệu thông qua mạng không
dây tới cho công nhân để họ biết cần phải lấy thứ gì xuống khỏi giá; sau đó họ đóng gói
mọi thứ theo trình tự để gửi đi. Trong quá trình gửi hàng, máy tính tạo ra vô số dòng dữ
liệu từ những sản phẩm bị đóng gói tới thời gian chờ đợi và các nhà quản lý có nhiệm
vụ phải theo dõi sát sao hệ thống dữ liệu này. Có thể thấy đây chính là điểm khác biệt
trong mô hình xây dựng kho hàng hóa của Amazon. Hầu hết các doanh nghiệp TMĐT
khác chỉ chú ý đến việc xây dựng hạ tầng cơ sở công nghệ thông tin cho website của
mình, họ không đầu tư nhiều cho hệ thống bến bãi, kho lưu trữ. Việc giao hàng thường
được tiến hành thông qua các trung gian khác như qua đường bưu kiện, hay họ sẽ gom
hàng tại địa điểm xác định nào đó. Ở đây Amazone đã sử dụng mô hình mạng lưới phân
phối, đó là nhà phân phối dự trữ và giao hàng. Phương án này có lợi thế là dịch vụ
khách hàng tốt hơn, thời gian đáp ứng đơn hàng nhanh hơn là những gì có thể đánh đổi
cho chi phí tác nghiệp hậu cần. Đây chính là điều mà Amazone hướng đến. Tuy nhiên
thì phương án này cần chi phí vận chuyển và chi phí dự trữ là khá cao. Chính vì thế mà
Benzos đã quyết định đầu tư khá nhiều cho hệ thống kho hàng, bến bãi.
1.3Quy trình làmv việc của Amazon.
Partners (External): Đối tác (ngoại)
End Users (Internal): Khách hàng – người dùng cuối (nội)
Fulfillment Centers: Trung tâm hậu cần đầu ra
Supply Chain: Chuỗi cung ứng
Planning Aplications: Lập kế hoạch ứng dụng
Financial analysis: Phân tích tài chính
Web servers: Trang web chủ
E-Mail servers: Trang chủ email
Personalization: Cá nhân hóa
Campaign generation: Chiến dịch phát sinh
Content server: Máy chủ nội dung
1.4 Quá trình hệ thống kho xử lí đơn đặt hang
Bước 1: Máy tính kiểm tra vị trí của hàng hóa sau khi khách hàng đặt hàng. Nó xác
định đơn hàng do Amazon thực hiện hay đối tác của nó. Nếu do Amazon thực hiện, đơn
hàng được truyền tự động tới các trạm phân phối thông tin tương ứng trong kho hàng.
Bước 2: Một bộ phận (flowmeister) tại trạm phân phối nhận tất cả các đơn hàng và
phân chia chúng tự động cho những nhân viên cụ thể xác định thông qua mạng không
dây.
Bước 3: Nhân viên nhặt hàng đi dọc theo các khoang chứa
hàng, dung máy để kiểm tra các mã của mặt hang để tránh sự trùng lặp, dễ dàng quản lý
cho những lần mua hang kế tiếp.
Bước 4: Các hàng hóa nhặt ra được đặt vào thùng, sau đó chuyển vào băng tải dài hơn
10 dặm chạy quanh nhà kho. Trên băng tải có khoảng 15 điểm đọc mã hàng hóa, theo
dõi hàng hóa để giảm sai sót
Điểm đọc mã hàng, giám sát hàng hóa là các cụm máy tính có nhân viên kèm theo đảm
bảo tính chính xác của các mặt hàng.
Bước 5: Tất cả các thùng chạy trên băng tải tập trung vào 1 vị trí, ở đó những mã hàng
hóa được sắp xếp phù hợp với số đơn hàng. Các hàng hóa được chuyển từ các thùng đến
các máng trượt, trượt xuống và được các nhân viên đặt vào các thùng cacton để dễ dàng
vận chuyển
Bước 6: Các sản phẩm được qua 1 bước kiểm tra, quét để ghép hàng theo đơn đặt hàng
tương ứng.
Bước 7: Nếu như hàng hóa nào cần thiết phải được gói bọc thì công nhân sẽ nhặt ra và
gói thủ công.
Bước 8: Các thùng cacton được đóng lại, dán băng dính, cân đo, dán nhãn mác và
chuyển bằng 1 dây chuyền đến 1 trong 40 thùng xe tải trong nhà kho. Các xe tải này chở
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- thuong_mai_dien_tu_amazon_5499.pdf