Kinh nghiệm điều trị VNTMNK tại bệnh
viện Việt Đức
• Các hình thái và tần suất gặp VNTMNK:
Có 2 ca biến chứng bong mảnh sùi – chiếm 8%
trong tổng số mổ cấp cứu tắc động mạch chi cấp tính
(số còn lại do huyết khối/bệnh van tim).
Có 13 ca thương tổn trong tim, 10/13 ca là nam
giới (76,9%). Có 7 ca điều trị nội và không mổ: do
VNTMNK tiến triển + toàn trạng rất nặng (5 ca), do
tắc mạch não + bệnh da liễu nặng do nấm (1 ca), bệnh
nhân xin không mổ (1 ca). Xét theo số phẫu thuật do
biến chứng của VNTMNK trên tổng số phẫu thuật thì
có 4 ca/1369 ca mổ tim hở (3‰), và 3 ca/515 ca mổ
thay van tim (8‰). Có 6/13 ca là VNTMNK sau mổ
tim hở (kể cả mới mổ và mổ cũ), với 5 ca sau mổ thay
van và 1 ca sau mổ vá thông liên thất.
Có 6/13 ca được mổ tim hở điều trị biến chứng
VNTMNK, trong đó 2 ca ở giai đoạn VNTMNK đang
tiến triển (< 1 tháng), 2 ca sau khi điều trị nội khoa
tạm ổn định (2-4 tháng), và 2 ca sau khi đã được điều
trị hoàn toàn ổn định (> 1 năm). Trong số các ca mổ
thì có 3 ca VNTMNK/sau thay van tim, 2 ca/bệnh van
tim do thấp, và 1 ca bệnh van tim do VNTMNK.
• Đặc điểm về chủng vi khuẩn: Việc định loại vi
khuẩn dựa vào kết quả cấy máu hoặc cấy bệnh phẩm
trong mổ. Kết quả có 5 ca dương tính/11 ca được cấy
(45,5%). Các chủng vi khuẩn gồm: Streptococcus
Mitis, Achromobacter xylosoxidans, nấm Candida
Tropicalis, Staphylococcus epidermidis, Liên cầu
Alpha.
• Đặc điểm thương tổn trong mổ: Trong tắc mạch
cấp tính, các mảnh sùi thường nhỏ và tắc xa ở phía
ngoại vi (ví dụ mạch khoeo, cẳng chân). Mảnh sùi và
đứt dây chằng là thương tổn thấy ở trong tim / bệnh
nhân mổ lần đầu. Đối với bệnh nhân sau thay van là
thương tổn mảnh sùi và bong van.
• Kỹ thuật mổ: Đối với tắc mạch cấp tính là lấy
dị vật bằng ống thông Fogarty + dùng chống đông liều
cao (150 – 200 đv/kg/24 giờ) và dài ngày (5-7 ngày).
Đối với thương tổn trong tim: Thay van tim sinh
học/VNTMNK ở bệnh nhân bị bệnh van tim do thấp
(2 ca), Tạo hình van tim/biến chứng van do
VNTMNK (1 ca), Thay lại van tim/bệnh nhân thay
van cũ (2 ca), và Phẫu thuật Bental/bệnh nhân thay
van cũ (1 ca).
• Chiến lược điều trị kháng sinh trước và sau mổ
của chúng tôi tuân thủ theo các khuyến cáo của thế
giới, tuy nhiên có bổ sung thêm 1 số kháng sinh phù
hợp với các chủng vi khuẩn có tần suất gặp cao ở
bệnh viện Việt Đức (như vi khuẩn gram (-), trực
khuẩn mủ xanh).
5 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 18 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thương tổn tim trong viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn và thái độ điều trị ngoại khoa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THƯƠNG TỔN TIM TRONG VIÊM NỘI TÂM MẠC NHIỄM KHUẨN VÀ THÁI ĐỘ ĐIỀU TRỊ NGOẠI KHOA
THƯƠNG TỔN TIM TRONG VIÊM NỘI TÂM MẠC NHIỄM KHUẨN
VÀ THÁI ĐỘ ĐIỀU TRỊ NGOẠI KHOA
Nguyễn Hữu Ước, Phạm Tiến Quân và Cộng sự
Người phản biện: GS, TS. Bùi Đức Phú
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn gây ra
nhiều biến chứng nặng nề, đòi hỏi phải can thiệp ngoại
khoa sớm, nhưng kết quả còn rất hạn chế. Tuy thái độ
điều trị phụ thuộc vào nhiều yếu tố, song việc tìm hiểu
các quan điểm khác nhau là cần thiết để nâng cao hiệu
quả điều trị. Phương pháp: Báo cáo tổng quan dựa
vào y văn và mô tả hồi cứu trên một số bệnh nhân viêm
nội tâm mạc nhiễm khuẩn tại bệnh viện Việt Đức từ 1
/2009 đến 9 /2010. Kết quả: Viêm nội tâm mạc nhiễm
khuẩn chiếm khoảng 3-5 ca / 100.000 người / năm; và
1% / năm sau mổ thay van tim. Tỷ lệ tử vong vẫn rất
cao (20 – 25%). Có nhiều chủng vi khuẩn khác nhau,
hàng đầu là cầu khuẩn gram(+) (thế giới) và liên cầu
(Việt Nam), tỷ lệ cấy máu (-) cao (20 – 60%). Tổn
thương giải phẫu tại tim rất đa dạng. Điều trị ngoại
khoa sau khi kiểm soát được nhiễm khuẩn có kết quả
tốt hơn nhiều (thành công 60 – 80%) so với phẫu thuật
cấp cứu (thất bại > 70%). Cần điều trị kháng sinh đủ
liều sau mổ (6 – 8 tuần). Kết luận: Viêm nội tâm mạc
nhiễm khuẩn vẫn đặt ra rất nhiều thách thức cho điều
trị ngoại khoa, nhất là các thương tổn cần phải mổ
sớm. Bên cạnh phác đồ điều trị chung, cần cân nhắc
từng trường hợp. Nên cố gắng kiểm soát được nhiễm
khuẩn trước mổ.
Từ khóa: Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn, nhiễm
trùng sau mổ tim hở, Việt Đức.
Abstract
Background: Infective endocarditis caused many
severe complications that need to be early operated,
but its result is very limited. Although many factors
influence on attitude of surgical treatment,
understanding divers opinions is necessary to improve
the treatment effect. Method: General review from
medical literature and retrospective descriptive
research based on endocarditis patients treated at
Viet Duc hospital from 1 /2009 to 9 /2010. Results:
Infective endocarditis takes about 3-5 cases per
100.000 people per year; and 1% per year after
valvular replacement. Mortality is still high (20-25%).
There are many types of bacteria, most frequence is
coccus gram(+) (world), and treptococcus (Vietnam),
with high negative result of culture (20 – 60%).
Cardiac anatomical lesions is very divers. Surgical
treatment after controlled infection has better (success
60-80%) than urgent operation (fail > 70%). Must
treatment antibiotic with good dose (continuously in
6-8 weeks). Conclusion: Infective endocarditis is
always a difficult challenge with cardiac surgery,
especially with critical lesions. Next to general
guideline, need to calculate for each case. Should try
to control infection before intervention.
Keywords: Infective endocarditis, infection after
opend heart surgery, Viet Duc hospital.
Đặt vấn đề
Trong hơn 10 năm gần đây, chuyên ngành Nội –
Ngoại tim mạch đã có những tiến bộ vượt bậc ở Việt
Nam, song viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn
(VNTMNK) vẫn luôn là một thách thức lớn, đặc biệt
đối với phẫu thuật, đặt ra rất nhiều khó khăn từ điều
trị trước mổ tới phẫu thuật và săn sóc – theo dõi sau
mổ. Tuy có khá nhiều hướng dẫn, phác đồ điều trị trên
thế giới, song việc áp dụng lại phụ thuộc vào điều
kiện của mỗi bệnh viện, vùng, khu vực và quốc gia.
Để đảm bảo tính trọng tâm và khách quan của vấn đề,
chúng tôi chỉ tập trung trao đổỉ trong bài viết này về
một số khía cạnh Ngoại khoa của VNTMNK, và chia
thành 2 mục lớn là: cập nhật thái độ chung trong điều
trị ngoại khoa; kinh nghiệm của bệnh viện Việt Đức
trong xử trí VNTMNK. Mục đích chính nhằm nâng
cao nhận thức và chia sẻ kinh nghiệm trong việc giải
quyết một vấn đề nan giải của thực tiễn.
Phương pháp nghiên cứu
Gồm 2 phương pháp chính là: (1) Báo cáo tổng
quan dựa trên các tài liệu trong và ngoài nước; (2) Mô
tả hồi cứu một số bệnh nhân VNTMNK được điều trị
tại bệnh viện Việt Đức từ tháng 1 năm 2009 tới tháng
9 năm 2010.
* Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức.
55
PHẪU THUẬT TIM MẠCH VÀ LỒNG NGỰC VIỆT NAM SỐ 2 - THÁNG 8/2012
Kết quả và Bàn luận
1. Báo cáo tổng quan về điều trị ngoại khoa
VNTMNK:
1.1. Nghiên cứu nước ngoài: [4], [5], [6], [7], [8]
• Về mặt định nghĩa, viêm nội tâm mạc là nhiễm
trùng màng trong tim, bao gồm cả những van tim. Tỷ lệ
mắc VNTMNK khoảng 3-5 ca/100.000 người/năm.
Tuổi càng cao thì tỷ lệ mắc càng tăng, cụ thể với người
< 50 tuổi - thì tỷ lệ mắc là 3,6 ca/100.000 người/năm;
còn với người > 65 tuổi - là 15 ca /100.000 người/năm.
Mặc dù đã có nhiều tiến bộ trong kỹ thuật chẩn đoán và
chiến lược điều trị, nhưng tỷ lệ tử vong chung do
VNTMNK vẫn rất cao, tới 20-25%.
• Đặc điểm về chủng vi khuẩn: chủ yếu bao gồm
các cầu khuẩn gram (+), các vi khuẩn gram (-), nấm
và một số vi sinh vật khác
- Các cầu khuẩn gram (+): Liên cầu viridians là
nguyên nhân gây VNTMNK mắc phải ở cộng đồng
phổ biến nhất. Mặc dù đáp ứng khá tốt với điều trị nội
khoa, nhưng vẫn là nguyên gây chủ yếu gây tổn
thương tim - đòi hỏi phải điều trị ngoại khoa. Liên cầu
tan huyết bêta gồm các cầu khuẩn đường ruột và liên
cầu bovis, thường gây VNTMNK ở những người có
tuổi, đặc biệt là nam giới. Tụ cầu là căn nguyên của
30-40% VNTMNK, trong đó 89-90% do tụ cầu vàng
gây ngưng kết máu. VNTMNK do tụ cầu thường là
cấp tính (còn gọi là “ác tính”) do hay gây tổn thương
những van tim ở bên trái, sự di chuyển của nhiễm
trùng đi nhiều nơi trong cơ thể, gây nhiều biến chứng
như đột quị, tắc mạch hệ thống, nhiễm trùng kéo dài,
áp xe trong tim, suy tim ứ huyết
- Các vi khuẩn nhóm HACEK gram(-): Bao gồm
Haemophilus, Actinobacillus, Cardiobacterium,
Eikenella, Kingella. VNTMNK do những vi khuẩn
trên thường có thời gian ủ bệnh kéo dài, tỷ lệ cấy máu
dương tính thấp, thường gây ra những mảnh sùi lớn và
dễ bong vỡ đưa đến những biến chứng tắc mạch hệ
thống, suy tim - đòi hỏi phải can thiệp phẫu thuật
sớm.
- Nấm: VNTMNK do nấm thường được phân
thành 3 nhóm - gồm nhóm bệnh nhân nghiên ma túy;
nhóm bệnh nhân sau phẫu thuật tim mạch; và nhóm
bệnh nhân suy giảm miễn dịch, đặc biệt là sau ghép
tạng. Candida albicans là nguyên nhân gây bệnh hay
gặp nhất.
- Các vi khuẩn khác: VNTMNK do Coxiella
burnetii (nguyên nhân của sốt Q). Hay gây tổn thương
van động mạch chủ. Thường tiến triển như bệnh tim
mạn tính, với tiến sử bệnh có sốt giống như nhiễm
Influenza, xảy ra trước đó 6-12 tháng.
• Đặc điểm thương tổn trong tim: VNTMNK
thường gây ra những tổn thương trong tim như:
+ Tổn thương dạng sùi ở bề mặt nội tâm mạc, van
tim. Các cục sùi có thể rất di động và bong ra, trôi vào
hệ tuần hoàn động mạch, gây tai biến mạch não hoặc
tắc cấp tính mạch chi, mạch tạng.
+ Áp xe ở trong cơ tim, ở vòng van. Thương tổn
này rất khó xử trí trong phẫu thuật, và hay tái phát gây
biến chứng sau mổ (bong van nhân tạo sau thay van,
bục đường khâu động mạch chủ ).
+ Phình thành tim, vách liên thất. Bản chất tương
tự áp xe trong cơ tim.
+ Đường rò giữa hai buồng tim. Là hậu quả của áp
xe, viêm vách tim gây thủng và tạo lỗ thông giữa các
buồng tim.
+ Thủng lá van: thương tổn sùi trên lá van có thể
tiến triển thành thủng lá van.
+ Đứt dây chằng, rách bờ lá van gây sa và hở
van tim.
• Chiến lược điều trị đối với bệnh nhân có van
tim tự nhiên: Để đạt được kết quả tốt nhất trong điều
trị VNTMNK, đòi hỏi phải chẩn đoán nhanh, phân
loại yếu tố nguy cơ sớm, điều trị kháng sinh thích hợp,
theo dõi sát để phát hiện sớm các biến chứng và xử trí
kịp thời. Phải luôn có sự phối hợp chặt chẽ giữa các
nhà nội tim mạch, chuyên gia về nhiễm trùng và phẫu
thuật viên tim mạch.
- Điều trị nội khoa: Sử dụng kháng sinh đúng sẽ
giúp cải thiện tỷ lệ sống sót tới 70-80% và làm giảm
các biến chứng. Có 3 nguyên tắc điều trị kháng sinh
trong VNTMNK: Thời gian điều trị kháng sinh kéo dài
từ 4-6 tuần và cấy lại máu sau khi bắt đầu dùng mỗi 24-
48 giờ cho tới khi xác định được vi khuẩn; Sử dụng
kháng sinh đường tĩnh mạch và duy trì đủ nồng độ
thuốc; Nên sự kết hợp kháng sinh, thường là nhóm
beta-lactam với aminoglycoside, và theo dõi sát chức
năng thận. Sử dụng thuốc chống đông hay không và
dùng loại gì (đường uống, tĩnh mạch) vẫn còn nhiều
bàn cãi; đối với VNTMNK ở người mang van tim tự
nhiên thì không cần thiết; còn ở bệnh nhân mang van
nhân tạo, có ý kiến đề xuất ngừng thuốc đường uống để
thay thế bằng heparin đường tĩnh mạch, ý kiến khác lại
khuyên ngừng thuốc đường uống nếu VNTMNK do tụ
cầu hoặc mới bị đột quị, sau 2 tuần điều trị kháng sinh
có thể dùng trở lại; Aspirin không nên sử dụng do làm
tăng nguy cơ biến chứng chảy máu.
56
THƯƠNG TỔN TIM TRONG VIÊM NỘI TÂM MẠC NHIỄM KHUẨN VÀ THÁI ĐỘ ĐIỀU TRỊ NGOẠI KHOA
- Điều trị ngoại khoa: Tùy từng tình huống, chỉ
định can thiệp ngoại khoa trong VNTMNK có thể
được đề xuất ở pha cấp tính (pha nóng hay hoạt động)
hoặc sau khi đã điều trị tiệt căn nhiễm trùng.
Chỉ định phẫu thuật trong pha hoạt động thường
đối với các trường hợp: khả năng khó điều trị hết
nhiễm trùng bằng kháng sinh; có biến chứng nặng
(như hở van tim nặng và cấp tính) hoặc nhiều khả
năng xảy ra biến chứng nặng (như bong cục sùi).
Chỉ định phẫu thuật sau khi đã cơ bản điều trị tiệt
căn nhiễm trùng:
+ Khuyến cáo can thiệp phẫu thuật mức độ I: Suy
tim nặng do biến chứng; Hở van động mạch chủ hoặc
van 2 lá nặng gây tăng áp lực thất trái hoặc nhĩ trái;
VNTMNK do nấm; Chủng vi khuẩn kháng thuốc cao
- cấy máu vẫn dương tính dù đã điều trị khác sinh
thích hợp > 1 tuần; Biến chứng thủng van, đường rò
lớn, áp xe quanh van lớn.
+ Khuyến cáo can thiệp phẫu thuật mức độ IIa:
Biến chứng tắc mạch tái phát với những mảnh sùi tồn
tại dai dẳng mặc dù điều trị kháng sinh thích hợp.
+ Khuyến cáo can thiệp phẫu thuật mức độ IIb:
Mảnh sùi lớn (>10mm), đã có hoặc chưa có có biến
chứng tắc mạch.
- Kết quả: Tỷ lệ tử vong tại bệnh viện của
VNTMNK ở người có van tự nhiên là khoảng 18%, và
trong 6 tháng là 27%. Những yếu tố: tuổi, nữ, đái tháo
đường, điểm APACHE II, bạch cầu tăng cao, nồng độ
creatinine máu cao >2mg/dl, albumin máu thấp sẽ liên
qua đến kết quả kém trong điều trị VNTMNK.
• Đặc điểm VNTMNK sau mổ tim: VNTMNK ở
bệnh nhân có van nhân tạo chiếm khoảng 1% / năm
sau thay van, được chia làm 2 giai đoạn là sớm và
muộn. Loại sớm là xảy ra trước 60 ngày sau mổ,
chiếm khoảng 30% VNTMNK ở bệnh nhân có van
nhân tạo. Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là tụ cầu
vàng, trực khuẩn gram (-), tụ cầu không gây ngưng
kết máu và nấm. Trong đó, tụ cầu không ngưng kết
máu chiếm tỷ lệ cao nhất (52%). Nhưng một nghiên
cứu gần đây thấy rằng: tụ cầu vàng là nguyên nhân
hàng đầu chiếm 23%, tiếp theo là tụ cầu không ngưng
kết máu 16%, cầu khuẩn đường ruột 13% và liên cầu
12%. Viêm nội tâm mạc thường xảy ra nhiều hơn ở
bệnh nhân có van cơ học, do van sinh học có bản chất
giống như van tự nhiên - ít nguy cơ hơn.
• Điều trị VNTMNK ở bệnh nhân có van tim
nhân tạo: Nhìn chung điều trị bảo tồn là rất khó khăn,
và nên sớm hội chẩn ngoại khoa.
- Điều trị nội khoa: Do nguyên nhân gây bệnh
chủ yếu là chủng tụ cầu và liên cầu, nên khi có nghi
ngờ bị VNTMNK sau thay van tim thì sớm chỉ định
những kháng sinh tương thích (theo kinh nghiệm)
như: vancomycin, rifampin, gentamicin, và nên phối
hợp thuốc, dùng đường tĩnh mạch, thời gian liên tục
trong là 6 tuần. Kiểu dùng kháng sinh theo kinh
nghiệm xẽ được điều chỉnh theo kết quả cấy máu và
kháng sinh đồ. Trong quá trình điều trị, theo dõi và
đánh giá lâm sàng nghi ngờ có biến chứng liên quan
đến van thì siêu âm qua thực quản là phương tiện chẩn
đoán rất hữu ích và có độ nhạy cao.
- Điều trị ngoại khoa: Chỉ định phẫu thuật trong
VNTMNK ở bệnh nhân có van nhân tạo nên được
đặt ra khi có các biến chứng liên quan có nguy cơ tử
vong cao, bao gồm: Suy tim nặng, Kẹt van, Suy giảm
chức năng van tăng lên (hẹp hoặc hở), Hở rộng hoặc
áp xe quanh vòng van, Nhiễm khuẩn dai dẳng - biến
chứng tắc mạch tái phát mặc dù đã điều trị kháng
sinh thích hợp.
- Kết quả: Tỷ lệ tử vong tại bệnh viện của
VNTMNK giai đoạn sớm là 50-60%. Gần đây, thì tỷ
lệ này giảm xuống còn 23%, có thể do được chẩn
đoán sớm và những tiến bộ trong điều trị và phối hợp
giữa nội – ngoại khoa. Các khuyến cáo đều khuyên
nên điều trị ngoại khoa sớm khi có chỉ định, giúp lảm
giảm đáng kể tỷ lệ tử vong do với điều trị nội khoa
đơn thuần. Tuy tỷ lệ tử vong của VNTMNK giai đoạn
sớm cao hơn giai đoạn muộn tới 60%, nhưng kết quả
lâu dài của 2 giai đoạn là như nhau.
1.2. Tài liệu trong nước: [1], [2], [3]
Ở Việt Nam, chưa có nhiều nghiên cứu thống kê
về tỷ lệ VNTMNK, theo Đặng Văn Chung (1976) thì
VNTMNK chiếm 4,3% tổng số bệnh tim (1976). Hiện
nay, dù đã có nhiều tiến bộ trong chẩn đoán và điều
trị, song tỷ lệ tử vong vẫn còn khá cao.
• Đặc điểm về chủng vi khuẩn: Có thể chia
thành 4 nhóm: liên cầu (loại trừ nhóm D), liên cầu
nhóm D (chủ yếu là cầu khuẩn đường ruột), tụ cầu và
các loại khác [đặc biệt là phế cầu, vi khuẩn gram(-)
âm] và nấm. Trong thời kỳ kháng chiến, liên cầu
chiếm tới 90%, hiện nay giảm dần xuống khoảng
57
PHẪU THUẬT TIM MẠCH VÀ LỒNG NGỰC VIỆT NAM SỐ 2 - THÁNG 8/2012
60%, với liên cầu nhóm D chỉ chiếm 10%. Trong khi
đó, có xu hướng ngày càng tăng tỷ lệ tụ cầu (khoảng
25%) và những vi khuẩn khác như gram(-), phế cầu,
nấm VNTMNK ở bệnh nhân tiêm chích ma túy
hay gây tổn thương van tim bên phải, chủ yếu do tụ
cầu vàng và nấm. VNTMNK ở bệnh nhân có van
nhân tạo thường xảy ra trong 6 tháng đầu sau thay
van tim, hay gặp tụ cầu vàng, vi khuẩn gram(-) và
nấm. VNTMNK do nấm chủ yếu là chủng Candida
và Aspergillus, hay gặp ở bệnh nhân có van nhân tạo,
có thiết bị cơ học cấy trong tim, hoặc bị suy giảm
miễn dịch
• Đặc điểm thương tổn trong tim: Tổn thương về
đại thể chủ yếu là những nốt sùi và tổn thương phá
hủy các van. Nốt sùi có thể to từ vài milimet đến 1
centimet (nếu do nấm, các nốt này thường to hơn),
rất dễ vỡ thành từng mảnh trôi đi gây tắc mạch ở xa,
cũng có thể tiêu tan hoàn toàn trong vài tuần và để
lại một lỗ thủng trên van, hoặc rách các bờ tự do của
lá van. Cơ tim bị viêm mô kẽ tiến tới xơ hóa với
những vùng nhồi máu cơ tim nhỏ; nếu thể cấp tính,
độc lực vi khuẩn mạnh, có thể tạo những áp xe nhỏ
trên cơ tim, thương tổn mạch vành. Đặc điểm
VNTMNK sau mổ tim cũng tương tự như trong các
nghiên cứu nước ngoài.
• Thái độ điều trị ngoại khoa: Mục đích điều trị
ngoại khoa về cơ bản cũng là lấy bỏ những mảnh sùi
hoặc hoại tử mà không thể điều trị nội khoa được,
sửa lại van hoặc thay van tim Nhìn chung, chỉ
định mổ rõ ràng được đặt ra khi: Suy tim tiến triển
không khống chế được do tổn thương van; Van nhân
tạo không ổn định (hở hoặc hẹp); Không khống chế
được nhiễm khuẩn; Biến chứng tắc mạch tái phát.
Chỉ định mổ tương đối (do chưa nặng hay quá nặng)
khi: Tổn thương lan rộng quanh van (rò, ápxe); Tổn
thương van tự nhiên sau khi đã điều trị tối ưu không
hiệu quả; VNTMNK - cấy máu âm tính nhưng sốt
dai dẳng; Mảnh sùi to (>10mm) với nguy cơ tắc
mạch cao.
2. Kinh nghiệm điều trị VNTMNK tại bệnh
viện Việt Đức
• Các hình thái và tần suất gặp VNTMNK:
Có 2 ca biến chứng bong mảnh sùi – chiếm 8%
trong tổng số mổ cấp cứu tắc động mạch chi cấp tính
(số còn lại do huyết khối/bệnh van tim).
Có 13 ca thương tổn trong tim, 10/13 ca là nam
giới (76,9%). Có 7 ca điều trị nội và không mổ: do
VNTMNK tiến triển + toàn trạng rất nặng (5 ca), do
tắc mạch não + bệnh da liễu nặng do nấm (1 ca), bệnh
nhân xin không mổ (1 ca). Xét theo số phẫu thuật do
biến chứng của VNTMNK trên tổng số phẫu thuật thì
có 4 ca/1369 ca mổ tim hở (3‰), và 3 ca/515 ca mổ
thay van tim (8‰). Có 6/13 ca là VNTMNK sau mổ
tim hở (kể cả mới mổ và mổ cũ), với 5 ca sau mổ thay
van và 1 ca sau mổ vá thông liên thất.
Có 6/13 ca được mổ tim hở điều trị biến chứng
VNTMNK, trong đó 2 ca ở giai đoạn VNTMNK đang
tiến triển (< 1 tháng), 2 ca sau khi điều trị nội khoa
tạm ổn định (2-4 tháng), và 2 ca sau khi đã được điều
trị hoàn toàn ổn định (> 1 năm). Trong số các ca mổ
thì có 3 ca VNTMNK/sau thay van tim, 2 ca/bệnh van
tim do thấp, và 1 ca bệnh van tim do VNTMNK.
• Đặc điểm về chủng vi khuẩn: Việc định loại vi
khuẩn dựa vào kết quả cấy máu hoặc cấy bệnh phẩm
trong mổ. Kết quả có 5 ca dương tính/11 ca được cấy
(45,5%). Các chủng vi khuẩn gồm: Streptococcus
Mitis, Achromobacter xylosoxidans, nấm Candida
Tropicalis, Staphylococcus epidermidis, Liên cầu
Alpha.
• Đặc điểm thương tổn trong mổ: Trong tắc mạch
cấp tính, các mảnh sùi thường nhỏ và tắc xa ở phía
ngoại vi (ví dụ mạch khoeo, cẳng chân). Mảnh sùi và
đứt dây chằng là thương tổn thấy ở trong tim / bệnh
nhân mổ lần đầu. Đối với bệnh nhân sau thay van là
thương tổn mảnh sùi và bong van.
• Kỹ thuật mổ: Đối với tắc mạch cấp tính là lấy
dị vật bằng ống thông Fogarty + dùng chống đông liều
cao (150 – 200 đv/kg/24 giờ) và dài ngày (5-7 ngày).
Đối với thương tổn trong tim: Thay van tim sinh
học/VNTMNK ở bệnh nhân bị bệnh van tim do thấp
(2 ca), Tạo hình van tim/biến chứng van do
VNTMNK (1 ca), Thay lại van tim/bệnh nhân thay
van cũ (2 ca), và Phẫu thuật Bental/bệnh nhân thay
van cũ (1 ca).
• Chiến lược điều trị kháng sinh trước và sau mổ
của chúng tôi tuân thủ theo các khuyến cáo của thế
giới, tuy nhiên có bổ sung thêm 1 số kháng sinh phù
hợp với các chủng vi khuẩn có tần suất gặp cao ở
bệnh viện Việt Đức (như vi khuẩn gram (-), trực
khuẩn mủ xanh).
58
THƯƠNG TỔN TIM TRONG VIÊM NỘI TÂM MẠC NHIỄM KHUẨN VÀ THÁI ĐỘ ĐIỀU TRỊ NGOẠI KHOA
• Kết quả sau mổ: Đối với tắc mạch cấp tính,
không có ca nào phải cắt cụt chi. Với 6 ca mổ tim hở,
thì kết quả sớm có 4 ca ổn định và xuất viện, còn 2
ca chuyển nội khoa tiếp tục điều trị kháng sinh. Theo
dõi lâu dài thấy 2 ca tái phát nhiễm trùng và tử
vong/thay lại van tim do VNTMNK. Các trường hợp
VNTMNK đã được điều trị nội khoa ổn định ở bệnh
nhân chưa phẫu thuật lần nào thường cho kết quả tốt
hơn hẳn sau mổ so với các bệnh nhân mổ thay van
tim cũ.
KẾT LUẬN
VNTMNK vẫn là một vấn đề phức tạp đối với
ngành tim mạch, và là một thách thức lớn đối với
ngoại khoa, đặc biệt ở Việt Nam – chủ yếu vì chi phí
điều trị rất lớn không tương xứng với kết quả lâu dài
còn hạn chế. VNTMNK sau thay van tim vẫn chiếm
tỷ lệ khá cao. Điều trị kháng sinh hợp lý có ý nghĩa
lớn đến kết quả tổng thể. Tại Việt Nam, cần 1 nghiên
cứu đa trung tâm để thống nhất thái độ điều trị Nội -
Ngoại khoa phù hợp.
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Đặng Hanh Sơn và Cs (2008), Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn trên van nhân tạo, Y học Việt Nam, tháng
11, số 2, tr:65-69.
2. Nguyễn Thị Trúc (2003), “Viêm màng trong tim” - Bách khoa thư bệnh học, Nhà xuất bản Y học,
tr:454-460.
3. Nguyễn Lân Việt (2007), “Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn” - Thực hành bệnh tim mạch, Nhà xuất bản Y
học, tr:359-373.
4. Andrew Wang and Christopher H. Cabell (2009), “Infective endocarditis” - Valvular heart disease,
Humana Press, page:475-494.
5. David Hunter, John Pepper (2010), “Infective endocarditis” - Cardiovascular critical care, Blackwell
Publishing Ltd, page:368-388.
6. Micheal H, Crawford (2009), “Infective endocarditis” - Current diagnosis and treatment Cardiology, 3rd
Edition, Mc Graw-Hill, chapter 12.
7. Ravindran A. Padmanabhan, Steven M. Gordon (2007), “Infective endocarditis” - Cleveland Clinic
Cardiology Board Review, Lippincott Williams and Winkins, page:294-305.
8. Sotiris C. Stamou, Gosta Petterson, A. Marc Gillinov (2008), “Surgical Treatment of Mitral Valve
Endocarditis” - Cardiac surgery in the adult, The Mc Graw-Hill, chapter 4, page:1094-1103.
59
Các file đính kèm theo tài liệu này:
thuong_ton_tim_trong_viem_noi_tam_mac_nhiem_khuan_va_thai_do.pdf