Thuỷ điện sông Mê Kông - Ai được, ai mất?

Các phân tích về tác động cho thấy những đánh đổi về sinh kế của người dân, sự suy soái về môi trường sinh thái và mất an ninh lương thực là không hề nhỏ và đến nay vẫn chưa thể đánh giá hết. Báo cáo SEA vì thế đã đề xuất phương án hoãn toàn bộ các quyết định về dự án thủy điện dòng chính trong 10 năm tới khi các nghiên cứu sâu hơn được thực hiện, để các nhà chức trách có đầy đủ thông tin cho quá trình ra quyết định. Bên cạnh đó, nhiều rủi ro khác mặc dù khả năng xảy ra thấp nhưng tác động to lớn như an toàn đập, động đất, thiên tai, thảm họa cần được nghiên cứu, tính toán một cách cẩn trọng. Thậm chí, có khuyến nghị cho rằng các nhà đầu tư cần phải ký quỹ bảo hiểm rủi ro với mức đủ lớn để khắc phục hậu quả trong trường hợp nguy cơ xấu nhất xảy ra. Đây cũng là biện pháp chuyển mối lo ngại về các tác động tiềm tàng của công chúng sang cho nhà đầu tư để họ có trách nhiệm hơn (Costanza et al. 2011). Viễn cảnh một Mê Kông bị băm nát với hàng trăm con đập lớn nhỏ ở các dòng nhánh cũng như dòng chính đang tới gần hơn khi Lào bỏ qua những chỉ trích và lo ngại của các quốc gia láng giềng, quyết tâm xúc tiến dự án đập thủy điện Xayaburi

pdf8 trang | Chia sẻ: honghp95 | Lượt xem: 1069 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thuỷ điện sông Mê Kông - Ai được, ai mất?, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trung tâm Con người và Thiên nhiên | Số 3, ngõ 55, phố Đỗ Quang, Hà Nội â Tel: 04 3556-4001 | www.nature.org.vn THỦY Đ IỆN MÊ KÔNG M ê Kông là con sông lớn thứ 12 trên thế giới với chiều dài hơn 4800 km chảy qua sáu quốc gia (Trung Quốc, Myanmar, Thái Lan, Lào, Căm-pu-chia và Việt Nam), tạo ra một lưu vực rộng hơn 795.000 km2 (MRC 2011). Lưu vực Hạ Mê Kông ở Thái Lan, Lào, Căm-pu-chia và Việt Nam với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú là nơi sinh sống của hơn 60 triệu người, thuộc hơn 100 dân tộc khác nhau, trong đó đa số là nông dân và ngư dân nghèo sống dựa vào dòng Mê Kông. Cho đến cuối thế kỷ 20, Mê Kông vẫn là một trong số ít những con sông lớn chưa bị ngăn đập trên phần lớn dòng chảy. Cuối những năm 1990, Trung Quốc bắt đầu lên kế hoạch xây ít nhất 7 đập thủy điện trên thượng nguồn Mê Kông và đến nay đã hoàn thành và đưa vào vận hành 4 đập. Cùng thời gian này, Lào và Căm-pu- chia bắt đầu lập kế hoạch xây dựng 12 đập trên dòng chính. Các dòng nhánh của sông Mê Kông cũng đã và đang được khai thác cho thủy điện. Dự tính đến năm 2015 sẽ có 36 đập ở các dòng nhánh được đưa vào vận hành và tới năm 2030 sẽ còn có thêm 30 đập thủy điện nữa được triển khai trên các dòng nhánh (Stone 2011). Việc các quốc gia trong lưu vực chạy đua khai thác và sử dụng nguồn nước sông Mê Kông cho phát triển thủy điện đã dấy lên nhiều quan ngại cũng như phản ứng từ nhiều phía về những hệ lụy lên môi trường và cuộc sống con người. Trước sức ép của cuộc đua tăng trưởng kinh tế và đảm bảo an ninh năng lượng, lợi ích kinh tế đang trên đà thắng thế khi cân nhắc sự đánh đổi. Câu chuyện thủy điện trên dòng chính Mê Kông dường như mới chỉ là những chi tiết bề nổi của bức tranh phát triển đầy phức tạp của tiểu vùng Mê Kông mở rộng, trong đó chứa đựng những động cơ và cạnh tranh lợi ích không chỉ của những quốc gia trong lưu vực mà cả các bên có liên quan khác. Tài liệu này cố gắng tổng hợp những thông tin cơ bản xung quanh câu chuyện thủy điện Mê Kông và lợi ích cũng như thiệt hại của các bên liên quan, đặc biệt là hàng triệu người nghèo sống dựa vào nguồn tài nguyên phong phú của con sông này. Ai được, ai mất? Ảnh: PanNature Tại sao có thủy điện dòng chính Mê Kông? Nhu cầu năng lượng gia tăng: Theo Báo cáo đánh giá môi trường chiến lược thủy điện dòng chính Mê Kông (ICEM 2010), trong vài thập kỷ qua, lưu vực sông Mê Kông có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao đi liền với sự gia tăng về nhu cầu điện. Từ năm 1993 đến 2005, tăng trưởng kinh tế và nhu cầu năng lượng tăng trung bình hàng năm vào khoảng 8%, một trong những mức tăng trưởng cao nhất thế giới trong cả một giai đoạn dài. Nhu cầu năng lượng dự kiến tăng trưởng 6 - 7% mỗi năm đến 2025 theo sự đa dạng hóa của các nền kinh tế và gia tăng dân số ở hạ lưu sông Mê Kông. Tiềm năng lớn về thủy điện của dòng Mê Kông: Về mặt kỹ thuật, tiềm năng thủy điện của sông Mê Kông có thể lên tới 176.350 – 250.000 MW. Bốn nước hạ lưu (Căm-pu-chia, Lào, Thái Lan và Việt Nam) có tiềm năng thủy điện quốc gia ước tính khoảng 50.000 - 64.750 MW, trong đó vùng hạ lưu Mê Kông có thể cung cấp 30.000MW. Theo các thiết kế hiện có, 12 đập trên dòng chính hạ lưu Sông Mê Kông đạt tới 14.697 MW, chiếm 23 - 28% tiềm năng thủy điện quốc gia của 4 nước hạ lưu Mê Kông và 5 – 8% tổng tiềm năng thủy điện trong tiểu vùng Sông Mê Kông mở rộng (ICEM 2010). Thủy điện được kỳ vọng là đòn bẩy kinh tế: Tại Lào, việc sử dụng các khoản thu từ thủy điện để đầu tư cho cơ sở hạ tầng và phát triển xã hội đã được xác định trong Kế hoạch Phát triển kinh tế - xã hội quốc gia và các chiến lược quốc gia về tăng trưởng và xóa đói giảm nghèo. Theo báo cáo SEA (ICEM 2010), lượng tiền lớn đầu tư nước ngoài đổ vào các dự án dòng chính của Căm-pu-chia và Lào (ước đến 25 tỷ USD nếu tất cả 12 dự án được triển khai) có khả năng kích thích phát triển kinh tế đáng kể đối với các nước sở tại và cả vùng do nhu cầu về các nguồn đầu vào bổ sung (lao động, vật liệu thi công, các nguồn lực hỗ trợ và dịch vụ kỹ thuật). Chi tiêu bổ sung của chính phủ do tăng các khoản thu từ thủy điện cũng có thể góp phần kích thích tăng trưởng kinh tế. Thủy điện được coi là nguồn năng lượng bền vững: Thủy điện lâu nay vẫn được coi là một nguồn “năng lượng xanh” vì có thể tái tạo và không phát thải khí nhà kính trong quá trình sản xuất. Thêm nữa, các đập nước trên lý thuyết còn giúp kiểm soát dòng chảy, điều chỉnh lưu lượng nước, phòng chống lũ lụt hay hạn hán tại hạ nguồn; giúp phát triển nông nghiệp. Chính vì thế, trong khi việc phát triển các nguồn năng lượng tái tạo khác như năng lượng biển, năng lượng gió, năng lượng mặt trờicòn gặp nhiều trở ngại về tài chính và kỹ thuật thì thủy điện luôn là một lựa chọn không dễ bỏ qua. Sự cổ vũ gián tiếp của các thể chế tài chính lớn trên thế giới và trong khu vực: Tuy đã ra tuyên bố không cung cấp tài chính cho các dự án thủy điện dòng chính Mê Kông, song việc các thể chế tài chính lớn như Ngân hàng thế giới (WB) và Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) đầu tư lớn vào thủy điện trong hàng chục năm qua có thể coi là một sự cổ vũ gián tiếp cho việc phát triển nguồn năng lượng này. Trong quá khứ, WB từng là nhà đầu tư thủy điện lớn nhất trước khi bị các thể chế tài chính của Trung Quốc “soán ngôi”. Sau khi giảm mạnh nguồn vốn tài trợ cho phát triển thủy điện trước làn sóng phản đối đập vì lý do môi trường - xã hội những năm 1990 và cắt hoàn toàn nguồn vốn này vào năm 1999, từ năm 2003, WB đã tài trợ trở lại cho các dự án thuỷ điện. Dự thảo Chiến lược phát triển năng lượng của WB mới đây cũng kêu gọi tăng cường đầu tư cho thủy điện (ThienNhien.Net 2011a). Trong khi đó, cuộc khủng hoảng dầu mỏ những năm 1970 đã thay đổi hoàn toàn vai trò của ADB đối với đầu tư thủy điện, thể hiện trong Chính sách năng lượng đầu tiên của ngân hàng này. Từ những năm 1970 đến 2003 đầu tư vào thủy điện của ADB đạt 2.977,59 triệu USD (ADB n.d.). Tính riêng đập lớn, Hệ thống đập trên dòng chính Mê Kông (chưa bổ sung đập Thakho). Màu vàng: đề xuất. Màu trắng: Đã hoàn thành hoặc đang xây dựng. Nguồn: Science. 1 Gọi tắt là “Báo cáo SEA”. Bản dịch tiếng Việt có tại http:// nature.org.vn/vn/2011/09/bao-cao-danh-gia-moi-truong-chien- luoc-cua-thuy-dien-dong-chinh-me-kong/ Thủy điện Mê Kông: Ai được, ai mất? * Trang 2 từ 1970 tới 1990 ADB có nguồn vốn trong 16 công trình ở 7 nước châu Á (WCD Secretariat 2000). Thủy điện đến nay vẫn được ADB coi là nguồn năng lượng sạch và bền vững về môi trường. Thông qua Chương trình Tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng (GMS), ADB đã và đang có các dự án tài trợ và đồng tài trợ cho thủy điện ở các quốc gia thuộc lưu vực Mê Kông (Both ENDS 2011). Hai thể chế tài chính nói trên cũng đã hợp tác trong một số dự án thủy điện lớn. Công trình gần đây nhất đánh dấu sự bắt tay trở lại của hai ngân hàng này trong đầu tư đập lớn là dự án thủy điện lớn nhất nước Lào - Nam Theun 2 năm 2005. Năm 2011, WB cũng vừa thông qua khoản đầu tư 330 triệu USD cho dự án thủy điện Trung Sơn tại Việt Nam (ThienNhien.Net 2011b). Tại sao thủy điện dòng chính Mê Kông bị phản đối? Thủy điện dòng chính sẽ gây ra hàng loạt tác động tiêu cực cho toàn lưu vực: Trong khi thủy điện chỉ mang lại lợi ích trực tiếp đối với người tiêu dùng điện lưới quốc gia, các nhà phát triển, các nhà đầu tư tài chính và chính phủ các nước sở tại, hầu hết mọi chi phí và thiệt hại từ việc phát triển thủy điện lại đặt lên vai các cộng đồng nghèo ven sông dễ bị tổn thương và một số ngành kinh tế. Nếu được xây dựng, các đập dòng chính hạ nguồn Mê Kông sẽ làm thay đổi vĩnh viễn dòng chảy và bản chất tự nhiên của dòng sông, ảnh hưởng tới chất lượng và lưu lượng nước, suy giảm lượng phù sa màu mỡ, gây thiệt hại nghiêm trọng cho ngành thủy sản và nông nghiệp, ảnh hưởng sâu rộng tới đời sống và sinh kế của  Tính toàn vẹn và đa dạng hệ sinh thái: Các dự án dòng chính hạ lưu sông Mê Kông sẽ gây ngập lụt xung quanh các hồ chứa, chuyển đổi 55% diện tích lưu vực hạ lưu sông Mê Kông thành hồ chứa với khả năng gây ra biến động nhanh và đáng kể mực nước dưới hạ lưu; gây ra sự suy giảm rất lớn về vận chuyển trầm tích và gây gián đoạn các mùa sinh thái - thủy văn. Các dự án dòng chính sẽ dẫn đến những tổn thất vĩnh viễn về đa dạng sinh vật dưới nước và trên cạn có tầm quan trọng quốc tế. 17% diện tích đất ngập nước nằm trong dòng chảy của sông Mê Kông sẽ bị mất và một số loài quan trọng sẽ bị tuyệt chủng.  Nghề cá và an ninh lương thực: Nếu các đập dòng chính hạ lưu được xây dựng thì tổng tổn thất nguồn lợi thủy sản ước tính năm 2030 vào khoảng 550.000-880.000 tấn so với mức cơ sở năm 2000 và khoảng 400.000 tấn so với năm 2015. Nguồn đạm có nguy cơ tổn thất hàng năm tương ứng với 110% sản lượng chăn nuôi hàng năm của Căm-pu-chia và Lào hiện nay. Các cộng đồng nông thôn và thành thị sống trong phạm vi 15 km từ sông Mê Kông sẽ đặc biệt bị ảnh hưởng do suy giảm nghề đánh bắt và tổn thất lớn với nền nông nghiệp. Biến đổi khí hậu sẽ có ảnh hưởng tích lũy với những tác động đến an ninh lương thực do các đập dòng chính gây ra, làm suy giảm nhiều hơn năng suất thủy sản và nông nghiệp trong bối cảnh gia tăng nhu cầu lương thực.  Xã hội, sinh kế và lối sống: Thủy điện dòng chính hạ lưu Mê Kông chắc chắn ảnh hưởng bất lợi đến hàng triệu người sống ven sông, với sinh kế dựa vào các nguồn tài nguyên thiên nhiên của sông. Sinh kế của ít nhất 2,1 triệu người chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp. Trong số này, 106.942 người sẽ phải chịu tác động trực tiếp từ 12 dự án dòng chính hạ lưu Mê Kông vì mất nhà cửa, đất đai và buộc phải tái định cư. Hơn 2 triệu người sống trong các vùng hồ chứa, các địa điểm xây đập và ngay phía hạ lưu của các con đập dòng chính sẽ chịu rủi ro lớn nhất.  Xung đột khu vực: Từ các tác động được xác định trên đây, khi đưa vào thi công và vận hành, các dự án phát triển được đề xuất có khả năng gây ra những tác động xuyên biên giới và gây căng thẳng quốc tế trong vùng hạ lưu Mê Kông. Tác động chính từ các dự án thủy điện đề xuất Thủy điện Mê Kông: Ai được, ai mất? * Trang 3 người dân sống ven sông và an ninh lương thực. Hệ thống đập cũng đe dọa hệ sinh thái thủy sinh và ven bờ, đẩy một số loài đặc hữu của sông Mê Kông vào thảm họa tuyệt chủng (ICEM 2010). Thủy điện hạ nguồn Mê Kông: được mất nhìn từ các nước Báo cáo SEA (ICEM 2010) được xem là đánh giá toàn diện nhất cho đến nay về các tác động của các dự án thủy điện dòng chính. Các đánh giá và nhận định dưới đây chủ yếu được tổng hợp từ báo cáo SEA. Việt Nam: Là quốc gia duy nhất không có thủy điện dòng chính và sẽ chịu ảnh hưởng nhiều nhất do nằm ở cuối nguồn sông Mê Kông, Việt Nam “có khả năng tổn thất lớn nhất về kinh tế”. Trong khi đó, nguồn cung năng lượng từ các đập dòng chính hạ nguồn cho Việt Nam không cao, chỉ bằng 5% tổng lượng điện hàng năm của Việt Nam vào năm 2020 và về dài hạn còn thấp hơn nữa. So với lợi ích kinh tế không đáng kể từ nguồn điện nhập khẩu và tham gia đầu tư, những thiệt hại mà Việt Nam phải gánh chịu hiện vẫn chưa thể tính toán hết, trong khi những tác động chính liệt kê dưới đây là không thể tránh khỏi. Dòng chảy: Khả năng giảm dòng chảy trong mùa khô, kết hợp với ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và nước biển dâng sẽ làm gia tăng sự xâm nhập mặn, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản của Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Phù sa: Lượng phù sa về ĐBSCL hiện nay khoảng 26 triệu tấn/năm sẽ giảm còn 7 triệu tấn/năm trong tương lai, lượng chất dinh dưỡng giảm từ 4.157 tấn/ năm xuống còn 1.039 tấn/năm. Tác động này sẽ kéo theo sự suy giảm năng suất nông nghiệp và thủy sản, gia tăng hiện tượng xói lở bờ sông. Mất phù sa kết hợp với hiện tượng giảm bồi lắng ven biển dẫn đến mất cơ hội mở rộng lãnh thổ vùng ĐBSCL. Thủy sản: Nếu các kế hoạch đập dòng chính hạ lưu được triển khai, thủy sản nước ngọt, thủy sản biển và thủy sản nuôi trồng của Việt Nam đều bị ảnh hưởng. Tính riêng tổn thất cá trắng ở ĐBSCL vào khoảng 240.000 đến 480.000 tấn/năm. Nếu tính giá 2.500 USD/tấn, mỗi năm ĐBSCL sẽ thiệt hại khoảng 500.000 đến 1 tỉ USD, chỉ tính riêng cá trắng. Trong khi đó, ở lưu vực Mê Kông 65% là cá trắng, 35% cá đen, cá đen ăn cá trắng để tồn tại nên mất cá trắng cũng khiến cá đen mất theo (Nhóm công tác Mê Kông 2011). Do biến động về nguồn dinh dưỡng và động lực dòng sông vùng ven biển, sản lượng đánh bắt hải sản bờ biển ĐBSCL cũng suy giảm. Thủy sản nuôi cũng chịu tác động do dòng chảy giảm kéo theo sự suy giảm khả năng làm sạch của dòng sông và lượng chất dinh dưỡng.  Thủy điện chưa hẳn là nguồn năng lượng sạch: Ngày càng có nhiều bằng chứng khoa học cho thấy các hồ chứa thủy điện, đặc biệt là ở khu vực nhiệt đới, là nguồn phát thải khí nhà kính đáng kể. Các nhà khoa học của Viện nghiên cứu Không gian Quốc gia Brazil đã ước tính rằng các đập lớn của thế giới phát thải 104 triệu m3 tấn khí methan mỗi năm từ mặt hồ chứa, tuốcbin, đập tràn và hạ nguồn đập. Từ đó nghiên cứu đã kết luận rằng, đập thủy điện chịu trách nhiệm khoảng 4% tác động do con người gây ra đối với biến đổi khí hậu (Lima et al. n.d.).  Thủy điện không phải nguồn năng lượng rẻ: Sản xuất thủy điện chỉ rẻ khi đập đã được vận hành vì chi phí xây đập rất cao và thời gian cần thiết để hoàn thành công trình rất dài. Theo tính toán của Ủy ban Đập Thế giới, trung bình chi phí xây dựng mỗi con đập vượt 56% so với dự toán. Đặc biệt, năng suất thiết kế của đập thường cao hơn năng lượng thực tế mà đập sản xuất được. Vì vậy, khi biến đổi khí hậu đang ngày càng khiến khô hạn tăng về tần suất và mức độ thì thủy điện không thể là nguồn năng lượng giá rẻ (International Rivers 2008).  Đập thủy điện không thể kiểm soát lũ hiệu quả: Đập có thể cắt lũ theo quy luật nhưng thường thất bại trước những cơn lũ lớn, bất thường. Khi có lũ lớn, tác động thường lớn hơn trường hợp không có đập, nhất là khi các nhà vận hành hồ chứa cho xả lũ bất ngờ khi có lũ vượt quá khả năng chứa của đập hoặc xảy ra sự cố vỡ đập. Đặc biệt, biến đổi khí hậu đang làm tăng tính khắc nghiệt của lũ cùng với các rủi ro lớn hơn cho an toàn đập (International Rivers 2008). Sự thật khác về thủy điện “Việt Nam nằm ở hạ nguồn nên 60% lưu lượng nước phụ thuộc vào thượng nguồn nằm ngoài biên giới Việt Nam. Những năm gần đây, các nước vùng thượng nguồn xây dựng các công trình khai thác, phát triển thủy năng với quy mô lớn khiến nguồn nước chảy vào Việt Nam ngày càng cạn kiệt, ảnh hưởng nghiêm trọng đến các khu vực phụ thuộc mạnh vào nguồn nước trên. Cụ thể, sông Cửu Long phụ thuộc 95% nguồn nước quốc tế, trong khi đây là vùng sử dụng nhiều nước nhất, tỷ lệ lưu trữ nhỏ nhất, mật độ dân số cao nhất và có số hộ nghèo cao thứ hai trong cả nước” (Bộ Tài nguyên và Môi trường 2010). Thủy điện Mê Kông: Ai được, ai mất? * Trang 4 Xã hội: Việt Nam sẽ có khoảng 14 triệu nông dân và ngư dân bị ảnh hưởng gián tiếp do có thu nhập chủ yếu từ sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản. Lào: Có lợi ích kinh tế lớn nhất trực tiếp từ thủy điện dòng chính, Lào có khả năng thu được hơn 70% lợi nhuận. Lào cũng có thể hưởng lợi từ tăng diện tích tưới tiêu và năng suất nông nghiệp ở một số vùng, cải thiện khả năng lưu thông của tàu thuyền lớn, linh hoạt trong chiến lược cung cấp năng lượng dài hạn khi kết thúc giai đoạn 25 năm vận hành đầu tiên theo phương thức xây dựng-vận hành-chuyển giao (BOT). Tuy nhiên, tác động tiêu cực đối với Lào cũng có thể rất lớn do mất nhiều vườn tược ven sông, suy giảm nguồn lợi thủy sản, ảnh hưởng đến sinh kế của các cộng đồng dễ tổn thương, đe dọa an ninh lương thực. Lào cũng sẽ phải đối mặt với khả năng gia tăng mất cân đối kinh tế vĩ mô do sự bùng nổ của ngành thủy điện, mất đa dạng sinh học và các giá trị về du lịch. “Nếu không có thủy điện dòng chính, Lào vẫn có đủ tiềm năng thủy điện trên các phụ lưu sông Mê Kông trong trung hạn, để tiếp tục tạo ra các nguồn thu dồi dào từ xuất khẩu điện và khuyến khích đầu tư vào nền kinh tế năng động của Lào.” (ICEM 2010). Căm-pu-chia: Mặc dù không thu được lợi ích về kinh tế lớn như Lào nhưng các dự án thủy điện dòng chính Mê Kông lại có ý nghĩa quyết định nhất đối với Căm-pu-chia vì nước này không có nhiều lựa chọn ngoài nhập khẩu các loại nhiên liệu hóa thạch đắt đỏ và tiềm năng phụ lưu cũng hạn chế hơn Lào rất nhiều. Nếu kế hoạch thủy điện dòng chính được triển khai, Căm-pu-chia sẽ có 30% nguồn thu từ xuất khẩu điện với 1,2 tỷ USD/năm, giảm chi phí năng lượng cho công nghiệp và đa dạng hóa kinh tế về dài hạn; tăng diện tích tưới tiêu và năng suất nông nghiệp ở một số vùng. Đổi lại, Căm-pu-chia sẽ chịu tổn thất về nguồn lợi thủy sản và các tác động đáng kể đến an ninh lương thực và sinh kế của hơn 1,6 triệu ngư dân; tổn thất về GDP do các thiệt hại kinh tế trong nghề cá và nông nghiệp khi trầm tích và dinh dưỡng cung cấp cho Biển Hồ giảm; mất vườn tược ven sông, giảm đáng kể độ màu mỡ và năng suất nông nghiệp ở các đồng bằng ngập nước. Thái Lan: Thu được lợi ích kinh tế rõ rệt từ nhập khẩu năng lượng, Thái Lan còn có cơ hội cải thiện điều kiện lưu thông cho các tàu thuyền ở thượng nguồn vùng hạ lưu Mê Kông. Các bậc thang thủy điện khiến mực nước dâng cao, tạo điều kiện thuận lợi cho các dự án chuyển nước của Thái Lan từ Mê Kông sang vùng đông bắc Thái Lan. Tuy nhiên Thái Lan cũng gặp rủi ro kinh tế về sinh kế của các cộng đồng ven sông do tổn thất về nghề cá và thiệt hại về đất nông nghiệp. “Thủy điện dòng chính ít có ý nghĩa quan trọng đối với các ngành năng lượng của Thái Lan và Việt Nam. Những dự án này chỉ có tác động nhỏ đến giá điện (thấp hơn 1,5%) và có ảnh hưởng hạn chế đến các chiến lược cung cấp năng lượng so với quy mô của các ngành năng lượng ở hai nước này. () 96% nhu cầu điện dự báo đến năm 2025 là từ Thái Lan và Việt Nam và hai nước này có khả năng cần mua đến gần 90% lượng điện sản xuất ra từ các dự án trên dòng chính. Nếu Thái Lan và Việt Nam quyết định không mua lượng điện sản xuất từ dòng chính, thì các dự án này - tất cả đều thiêt kế để xuất khẩu - sẽ có khả năng không thể triển khai” (ICEM 2010). Thủy điện Mê Kông: Ai được, ai mất? * Trang 5 Trung Quốc: Trung Quốc đã xây dựng 4 đập và đang tiếp tục xây dựng 4 đập trên thượng nguồn Mê Kông, cộng thêm 4 đập dự kiến đầu tư ở hạ nguồn Mê Kông tại Lào và Căm-pu-chia. “Với 12 trên tổng số 20 con đập trên dòng chính Mê Kông, Trung Quốc sẽ kiểm soát được toàn bộ nguồn nước của sông Mê Kông và dĩ nhiên sẽ gây ảnh hưởng đến an ninh lương thực, an ninh năng lượng, an ninh quốc gia của tất cả các quốc gia ở vùng hạ lưu vực Mê Kông. Nếu các đập hạ nguồn được xây dựng, các nước ở hạ lưu cũng không còn phàn nàn được gì về các đập của Trung Quốc” (Nhóm công tác Mê Kông 2011). Việc Trung Quốc đến nay chỉ là đối tác đối thoại của Ủy hội sông Mê Kông là một khó khăn để thực hiện việc chia sẻ công bằng nguồn nước sông Mê Kông. Hoa Kỳ: Mặc dù không tham gia trực tiếp vào câu chuyện thủy điện Mê Kông, thời gian gần đây Hoa Kỳ đã thể hiện mối quan tâm của mình tới lưu vực này với lý do đây là khu vực mà họ có “lợi ích kinh tế và chiến lược quan trọng”2. Tháng 7/2009, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cũng đã xúc tiến Sáng kiến Hạ lưu sông Mê Kông với mục tiêu hỗ trợ Thái Lan, Lào, Căm-pu-chia và Việt Nam đảm bảo an ninh nguồn nước, nâng cao năng lực, thúc đẩy hợp tác đa phương trong quản lý tài nguyên nước. Tháng 7/2011, tại Bali (Indonesia), Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hilary Clinton đã xúc tiến sáng kiến Những người bạn hạ lưu Mê Kông (Friends of the Lower Me- kong), kêu gọi các quốc gia tham gia nhằm giải quyết “các bệnh dịch truyền nhiễm, tăng cường đối thoại giữa các nhà khoa học môi trường và các nhà hoạch định chính sách, vận động sự tham gia của khu vực tư nhân tham gia đầu tư các dự án cơ sở hạ tầng”3. 2 Nghị quyết 227 kêu gọi bảo vệ lưu vực sông Mê Kông và tăng cường sự hỗ trợ của Hoa Kỳ nhằm trì hoãn việc xây dựng các con đập trên dòng chính do các thượng nghị sĩ Jim Webb, James Inhofe và Dick Lugar đề xuất trong phiên họp ngày 7/7/2011 gần đây. 3 Phát biểu của bà Hilary Clinton tại Bali vào ngày 22/7/2011 tại Hội nghị bộ trưởng các nước hạ nguồn Mê Kông. Phân tích lợi ích – chi phí trong các kịch bản của Kế hoạch phát triển lưu vực sông do MRC thực hiện đều đưa ra các kết quả tiêu cực về môi trường và xã hội. Một báo cáo gần đây do Viện Giải pháp Bền vững thuộc Đại học Portland (Mỹ) phối hợp với Đại học Mae Fah Luang (Thái Lan) thực hiện theo ủy thác của Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) còn đưa ra kết quả âm về lợi ích kinh tế. Trên cơ sở phương pháp của MRC, nhóm nghiên cứu sử dụng các giả thiết và ước tính khác vào mô hình tính toán nhằm phân tích một cách cặn kẽ và chính xác hơn các kịch bản phát triển. Với kịch bản phát triển tối đa, kết quả lợi ích kinh tế thay đổi từ tổng giá trị hiện tại thuần (net present value - NPV) là dương 33 tỉ USD xuống âm 274 tỉ USD. Trong tất cả các kịch bản, Lào luôn có NPV dương, còn các quốc gia khác trong lưu vực nhận giá trị âm (Costanza et al. 2011). Mất cả chì lẫn chài! Thủy điện Mê Kông: Ai được, ai mất? * Trang 6 Viễn cảnh nào cho Mê Kông? Như vậy, 12 dự án thủy điện đề xuất chỉ đáp ứng 6- 8%/năm nhu cầu về năng lượng của 4 nước hạ lưu Mê Kông vào năm 2015, tương đương với mức gia tăng nhu cầu hàng năm trong giai đoạn 2015-2025. Dù việc phát triển thủy điện được biện hộ với các lợi ích về kinh tế, phục vụ mục tiêu phát triển bền vững, các tính toán vẫn còn có quá nhiều yếu tố không chắc chắn. Xét cho cùng, câu hỏi cần được trả lời là ai sẽ được hưởng lợi từ các dự án này và ai sẽ gánh chịu những thiệt hại, rủi ro? Hàng triệu người nghèo, yếu thế và ít có tiếng nói trong quá trình ra quyết định sẽ phải thay đổi cuộc sống ra sao một khi các đại dự án thủy điện được triển khai? Mỗi năm, sông Mê Kông vận chuyển khoảng 160 triệu tấn phù sa. Một khi hệ thống đập thủy điện được xây dựng nhiều lên, áp lực mực nước giữa sông và biển sẽ bị giảm theo. Ngoài ra, một lượng lớn phù sa sẽ bị giữ lại bởi các con đập. Lượng lưu chuyển phù sa giảm xuống cộng với tác động của các dòng chảy ven biển theo hướng tây nam sẽ làm gia tăng xói lở ở các vùng ven biển phía đông gần khu vực các cửa sông (Xue et al. 2011). Phù sa Mê Kông Các phân tích về tác động cho thấy những đánh đổi về sinh kế của người dân, sự suy soái về môi trường sinh thái và mất an ninh lương thực là không hề nhỏ và đến nay vẫn chưa thể đánh giá hết. Báo cáo SEA vì thế đã đề xuất phương án hoãn toàn bộ các quyết định về dự án thủy điện dòng chính trong 10 năm tới khi các nghiên cứu sâu hơn được thực hiện, để các nhà chức trách có đầy đủ thông tin cho quá trình ra quyết định. Bên cạnh đó, nhiều rủi ro khác mặc dù khả năng xảy ra thấp nhưng tác động to lớn như an toàn đập, động đất, thiên tai, thảm họa cần được nghiên cứu, tính toán một cách cẩn trọng. Thậm chí, có khuyến nghị cho rằng các nhà đầu tư cần phải ký quỹ bảo hiểm rủi ro với mức đủ lớn để khắc phục hậu quả trong trường hợp nguy cơ xấu nhất xảy ra. Đây cũng là biện pháp chuyển mối lo ngại về các tác động tiềm tàng của công chúng sang cho nhà đầu tư để họ có trách nhiệm hơn (Costanza et al. 2011). Viễn cảnh một Mê Kông bị băm nát với hàng trăm con đập lớn nhỏ ở các dòng nhánh cũng như dòng chính đang tới gần hơn khi Lào bỏ qua những chỉ trích và lo ngại của các quốc gia láng giềng, quyết tâm xúc tiến dự án đập thủy điện Xayaburi. TT Dự án Chủ đầu tư Quốc gia 1 Pak Beng Datang International Power Generation Trung Quốc 2 Luang Prabang PetroVietnam Việt Nam 3 Xayabouri SEAN & Ch. Karnchang Thái Lan 4 Pak Lay CEIEC & Sino-Hydro Trung Quốc 5 Xanakham Datang International Power Generation Trung Quốc 6 Pak Chom Chưa có 7 Lat Sua Italian Thai Asia Corp. Holdings Thái Lan 8 Ban Koum Charoen Energy & Waters Asia Co. Ltd Thái Lan 9 Don Sahong Mega First Malaysia 10 Thakho Compagnie Nationale du Rhone và Electricité du Laos Pháp-Lào 11 Stung Treng Tổng công ty Sông Đà Việt Nam 12 Sambor South China Power Grid Trung Quốc Nguồn: (ICEM 2010) Các bên tham gia đầu tư thủy điện hạ nguồn Mê Kông TÀI LIỆU THAM KHẢO ADB, ADB Funded Water Sector Loans with Dam Component. Available at: Database.pdf. Both ENDS, 2011. The ADB-GMS Support for Hydropower Dams and Power Grid : ADB and the Greater Mekong Subregion Pro- gram. Available at: Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2010. Báo cáo môi trường quốc gia năm 2010: Tổng quan môi trường Việt Nam, Hà Nội. Costanza, R. et al., 2011. Planning Approaches for Water Resources Development in the Lower Mekong Basin, Available at: http:// web.pdx.edu/~kub/publicfiles/Mekong/LMB_Report_FullReport.pdf. ICEM, 2010. Strategic Environmental Impact Assessment for Hydropower on the Mekong Mainstream. Final Report, prepared for the Mekong River Commission, Hanoi. Available at: International Rivers, 2008. Dammed Rivers, Dammed Lives: The Case Against Large Dams. Available at: http:// www.internationalrivers.org/files/IRfactsheet_dammed_rivers_lores.pdf. Lima, I. et al., Methane Emissions from Large Dams as Renewable Energy Resources: A Developing Nation Perspective. Mitigation and Adaptation Strategies for Global Change, 13(2), pp.193-206. Available at: MRC, 2011. Mekong River Commission. Mekong River Commission Website. Available at: Nhóm công tác Mê Kông, 2011. Một số phân tích các vấn đề chính liên quan đến dự án thủy điện Xayaburi và bậc thang thủy điện trên dòng chính hạ lưu lưu vực Mê Kông. Stone, R., 2011. Mayhem on The Mekong. Science, 333(August), pp.814-818. Available at: content/333/6044/814.short. ThienNhien.Net, 2011a. Chiến lược mới của WB khuyến khích thủy điện. ThienNhien.Net. Available at: http:// www.thiennhien.net/2011/04/05/chien-luoc-moi-cua-wb-khuyen-khich-thuy-dien/ [Accessed September 20, 2011]. ThienNhien.Net, 2011b. WB đầu tư 330 triệu USD cho thủy điện Trung Sơn. ThienNhien.Net. Available at: http:// www.thiennhien.net/2011/06/29/wb-dau-tu-330-trieu-usd-cho-thuy-dien-trung-son/ [Accessed September 25, 2011]. WCD Secretariat, 2000. Survey of Multilateral Bank Practice on Financial and Economic Analysis of Large Dams, Xue, Z., Liu, J.P. & Ge, Q., 2011. Changes in hydrology and sediment delivery of the Mekong River in the last 50 years: connection to damming, monsoon, and ENSO. Earth Surface Processes and Landforms, 36(3), pp.296-308. Available at: http:// doi.wiley.com/10.1002/esp.2036. Website của một số tổ chức liên quan Chương trình Đông Nam Á thuộc Trung tâm Stimson www.stimson.org/programs/southeast-asia/ Chương trình Mê Kông về Nước, Môi trường và Phục hồi www.mpowernetwork.org Chương trình Tiểu vùng Mê Kông mở rộng của ADB www.adb.org/gms/ Liên minh Cứu sông Mê Kông www.savethemekong.org Mạng lưới Sinh thái và Năng lượng Mê Kông www.meenet.org Tổ chức Sông ngòi Quốc tế www.internationalrivers.org Tổ chức TERRA www.terraper.org Trung tâm Hoạt động Môi trường Tiểu vùng Mê Kông www.gms-eoc.org Trung tâm Nghiên cứu Mê Kông, Đại học Sydney, Australia www.sydney.edu.au/mekong/ Ủy ban sông Mê Kông Việt Nam www.vnmc.gov.vn Ủy hội Sông Mê Kông www.mrcmekong.org Viện Nghiên cứu Mê Kông www.mekonginstitute.org Hệ thống đập thủy điện đề xuất (màu đỏ), đang xây dựng (màu xanh) và đã hoàn thiện (màu đen) trên lưu vực sông Mê Kông. Nguồn: Ủy hội sông Mê Kông, 2008. Thủy điện Mê Kông: Ai được, ai mất? * Trang 7 Trung tâm Con người và Thiên nhiên (PanNature) là tổ chức phi lợi nhuận hoạt động nhằm bảo vệ môi trường, bảo tồn sự đa dạng và phong phú của thiên nhiên, nâng cao chất lượng cuộc sống của cộng đồng địa phương thông qua tìm kiếm, quảng bá, thực hiện các giải pháp bền vững và thân thiện với môi trường. TRUNG TÂM CON NGƯỜI VÀ THIÊN NHIÊN Số 3, ngõ 55, phố Đỗ Quang, quận Cầu Giấy, Hà Nội Hòm thư 612, Bưu điện Hà Nội ĐT: (04) 3556-4001 Fax: (04) 3556-8941 Email: policy@nature.org.vn Website: www.nature.org.vn Trang tin Con người và Thiên nhiên www.thiennhien.net Xin cảm ơn sự hỗ trợ của

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfthuy_dien_song_me_kong_2673_2066596.pdf
Tài liệu liên quan