Thuyết bàn tay vô hình

KẾT LUẬN Thuyết “Bàn tay vô hình” là lý luận đầu tiên về cơ chế kinh tế thị trường và sự vận hành của nền kinh tế, chế ngự nền kinh tế thế giới trong suốt thể kỉ XIX. Theo Adam Smith (1976), chính quyền mỗi quốc gia không cần can thiệp sâu vào hoạt động của các cá nhân và doanh nghiệp, vốn có thể tự vận động trong thị trường. Trong nền kinh tế thị trường tự do, động lực cải thiện điều kiện kinh tế và xã hội của mỗi cá nhân sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển chung của của xã hội. Tuy nhiên, Smith (1976) cho rằng, việc theo đuổi tư lợi trên quy mô rộng lớn của các doanh nhân có thể ảnh hưởng tiêu cực đến lợi ích chung, đến sự phát triển của cả quốc gia. Cụ thể, thuyết bàn tay vô hình giải thích các chiến lược và quy luật áp dụng trong kinh doanh, như trong đầu tư vốn để thu lại lợi nhuận tối đa từ “sự áp bức” trên cơ sở độc quyền trong hàng hóa, sự kiểm soát giá cả thi trường và khả năng ràng buộc các tổ chức lao động. Theo Smith (1976), tất cả các vận động tư lợi với chính quyền của các thương gia và nhà sản xuất đều là những nỗ lực nhằm lừa gạt và áp bức xã hội. Ví dụ, nếu các thương gia theo đuổi tư lợi thao túng chính trị, họ sẽ chỉ tìm cách lật đổ thị trường tự do vì tư lợi của mình và những người liên quan. Một cách khái quát, trong chương này, chúng tôi đã trình bày học thuyết bàn tay vô hình của Smith (1976): từ bối cảnh lịch sử hình thành, phát triển và ứng dụng có giá trị hiện nay. Lý thuyết đã tổng hợp, giải thích các vấn đề về tự do thương mại, lợi nhuận, độc quyền, cạnh tranh gắn với tư lợi của các thương gia, nhà sản xuất đến sự phát triển kinh tế của một quốc gia. Trong bối cảnh hiện nay, thuyết bàn tay vô hình bộc lộ một số hạn chế, vì vậy, các cá nhân, tổ chức nói chung và các doanh nghiệp nói riêng cần nghiên cứu chi tiết, đồng thời áp dụng thuyết bàn tay vô hình phù hợp tới tình hình kinh doanh và thực trạng nền kinh tế.

pdf13 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 15/01/2022 | Lượt xem: 284 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thuyết bàn tay vô hình, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HocThuyetDoanhNghiep.edu.vn THUYẾT BÀN TAY VÔ HÌNH Adam Smith (1723 -1790), là một nhà triết học và một nhà kinh tế học lỗi lạc người Scotland. Ông được tôn vinh là cha đẻ của kinh tế học và quản trị học hiện đại ngày nay. Năm 15 tuổi, ông đã vào học tại đại học Glassgow, nghiên cứu triết học; năm 1740, ông học sau đại học tại trường Balliol College tại Oxford (một trong những trường được hợp lại thành đại học Oxford hiện nay). Năm 1762, ông được phong tặng tước hiệu Tiến sĩ luật. Ông giảng dạy tại trường Đại học Glassgow, và xuất bản tác phẩm Lý thuyết Cảm tính đạo đức (The Theory of Moral Sentiments) năm 1759. Trong tác phẩm này, khái niệm cơ bản về bàn tay vô hình được đề cập đến khi ông phân tích sự phân bổ nguồn lợi xã hội. Sau đó, ông bắt đầu chú ý tới các quy luật kinh tế hơn là các lý thuyết về đạo đức. Trở về quê nhà sau thời gian giảng dạy và du lịch tại các nước Pháp, Thụy Sĩ và giao lưu với các học giả lớn như Turgot, Andre Morellet, Francois Quesnay, ông hoàn thành kiệt tác Tìm hiểu về bản chất và nguồn gốc của cải của các quốc gia - An Inquiry into the Nature and Causes of the Wealth of Nations (thường được gọi là The Wealth of Nations) năm 1776. Khái niệm “Bàn tay vô hình” được đề cập trong Quyển 4, Chương II; qua nghiên cứu các mô hình kinh tế, khái niệm này được Adam Smith phân tích gắn liền với hoạt động sản xuất, huy động và sử dụng vốn tài chính nhằm thúc đẩy phát triển nền kinh tế nội địa của mỗi quốc gia. 1. KHÁI NIỆM VÀ BẢN CHẤT BÀN TAY VÔ HÌNH CỦA ADAM SMITH “Bàn tay vô hình” là một phép ẩn dụ, một tư tưởng kinh tế do Adam Smith đưa ra trong những năm của thế kỉ thứ 18, mà giá trị của nó, đến nay, vẫn còn được công nhận. Thuật ngữ này được Adam Smith sử dụng trong ba tác phẩm của ông. Lần đầu tiên là bài luận Lịch sử Thiên văn học - The History of Astronomy (trước 1758, chương II.2), sau đó là trong tác phẩm chính của ông về triết học đạo đức Lý thuyết cảm tính đạo đức - The Theory of Moral Sentiments (1959, IV.i.10), và cuối cùng là trong cuốn Tìm hiểu về bản chất và nguồn gốc của cải của các quốc gia - The Wealth of Nations (1976, IV.ii.9). Tuy nhiên, cách hiểu hiện nay về “bàn tay vô hình” chỉ được thể hiện rõ trong tác phẩm Tìm hiểu về bản chất và nguồn gốc của cải của các quốc gia (Smith, 1976). Trong tác phẩm Lý thuyết cảm tính đạo đức - The Theory of Moral Sentiments năm 1759, Phần IV, Chương 1, Adam Smith mô tả một địa chủ ích kỷ, bị dẫn dắt bởi một bàn tay vô hình, phân bổ thu hoạch vụ mùa cho những người làm công: “Địa chủ tự hào và vô cảm quan sát cánh đồng rộng lớn của mình, và không hề suy nghĩ đến những người khác, trong 30 Chương 1. Thuyết bàn tay vô hình 31 tâm trí mình, ông ta nghĩ mình sẽ là người hưởng thụ toàn bộ vụ thu hoạch [Nhưng] khả năng hấp thụ không tỷ lệ thuận với sự thèm khát... phần còn lại ông ta buộc phải phân phát cho người khác, những người phục vụ, một cách tốt nhất, trong đó [1] một phần để bản thân ông ta tiêu dùng, [2] một phần cho những người phục vụ cung điện, [3] cho những người phân phối và giữ trật tự trong tất cả các lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế; tất cả dường như đều xuất phát từ sự sang trọng và độc đoán của địa chủ, nhưng mọi thứ cần thiết trong cuộc sống đều được tự động chia sẻ đến những người khác hơn là sự trông chờ vô ích của họ vào lòng nhân từ hoặc công lý từ địa chủ... Người giàu... được dẫn dắt bởi một bàn tay vô hình, thực hiện tương tự như sự phân bổ các nhu yếu phẩm cuộc sống trong xã hội, phân bổ đất đai thành các phần bằng nhau cho các cư dân, và do đó, một cách vô ý thức thúc đẩy sự phát triển và tạo ra các lợi ích xã hội...”1 Trong tác phẩm Tìm hiểu về bản chất và nguồn gốc của cải của các quốc gia, đoạn 9, chương II, quyển IV, Smith (1776) giải thích thuyết bàn tay vô hình: nếu tất cả các cá nhân theo đuổi lợi ích riêng của bản thân, mà không hề có ý định hướng đến lợi ích cộng đồng, thì “bàn tay vô hình” của thị trường tự do sẽ điều khiển quá trình giúp tạo ra lợi ích cộng đồng. “Khi tất cả các cá nhân cố gắng hết sức tận dụng của cải của mình để phát triển công nghiệp nội địa, đầu tư để ngành công nghiệp đó tạo ra những giá trị lớn nhất, họ sẽ cần phải lao động để tạo ra nguồn lợi nhuận hàng năm lớn nhất có thể. Họ không có ý định thúc đẩy lợi ích cộng đồng, và cũng không biết họ đang thúc đẩy nó nhiều như thế nào. Bằng việc hỗ trợ phát triển các ngành công nghiệp trong nước hơn là ngành công nghiệp nước ngoài, họ chỉ có ý định giảm thiểu rủi ro, và việc đầu tư giúp nền công nghiệp tạo ra giá trị tốt nhất, họ cũng chỉ có ý định tạo ra lợi nhuận của riêng mình; qua sự điều phối của một bàn tay vô hình, kết quả cuối cùng mang lại vốn không nằm trong ý định ban đầu của các cá nhân”2 1 “The proud and unfeeling landlord views his extensive fields, and without a thought for the wants of his brethren, in imagination consumes himself the whole harvest... [Yet] the capacity of his stomach bears no proportion to the immensity of his desires... the rest he will be obliged to distribute among those, who prepare, in the nicest manner, that little which he himself makes use of, among those who fit up the palace in which this little is to be consumed, among those who provide and keep in order all the different baubles and trinkets which are employed in the economy of greatness; all of whom thus derive from his luxury and caprice, that share of the necessaries of life, which they would in vain have expected from his humanity or his justice... The rich... are led by an invisible hand to make nearly the same distribution of the necessaries of life, which would have been made, had the earth been divided into equal portions among all its inhabitants, and thus without intending it, without knowing it, advance the interest of the society...” 2 As every individual, therefore, endeavours as much as he can both to employ his capital in the support of domestic industry, and so to direct that industry that its produce may be of the greatest value, every individual necessarily labours to render the annual revenue of the society as great as he can. He generally, indeed, neither intends to promote the public interest, nor knows how much he is promoting it. By preferring the support of domestic to that of foreign industry, he intends only his own security; and by directing that industry in such a manner as its produce may be the greatest value, he intends only his own gain, and he is in this, as in many other cases, led by an invisible hand to promote an end which was no part of his intention. Học thuyết doanh nghiệp 32 Trong một đoạn khác (đoạn 4, chương II, quyển IV), Adam Smith (1776) cũng nhắc đến nội dung thuyết bàn tay vô hình mặc dù không đề cập đến từ này: “Mọi cá nhân luôn cố gắng tìm ra cách sử dụng nguồn vốn, của cải mình có để có lợi nhất cho bản thân. Trong cách nhìn của cá nhân, nó vốn là lợi ích riêng của bản thân, không liên quan gì đến lợi ích xã hội. Nhưng quá trình tối đa hóa lợi ích của bản thân một cách tự nhiên hay đúng hơn là một cách cần thiết đã đưa cá nhân đến thúc đẩy lợi ích cho cộng đồng”3. Trong tác phẩm Tìm hiểu về bản chất và nguồn gốc của cải của các quốc gia còn có rất nhiều đoạn tương tự đề cập đến nội dung thuyết bàn tay vô hình. Một cách khái quát, “Bàn tay vô hình” được hiểu như sau: Trong nền kinh tế thị trường, vốn gắn liền với bản chất tư lợi của các thương gia, sẽ dẫn đến kết quả không mong đợi là sự xã hội hóa và lợi ích lợi ích chung cho xã hội. Một cách tự nhiên, những mâu thuẫn lợi ích cá nhân sẽ dẫn đến cạnh tranh; cạnh tranh thúc đẩy các cá nhân sản xuất ra những thứ mà xã hội cần, góp phần củng cố lợi ích chung cho cả cộng đồng. Bản chất mỗi con người đều bị thúc đẩy bởi tư lợi, cụ thể là lòng ham muốn của cải; tính ích kỷ là căn cốt cho các hành động của con người; nhưng chính tính ích kỷ cá nhân này lại đã đem tới lợi ích chung cho xã hội: Mỗi người cố gắng làm lợi cho chính mình một cách đều đặn, không ngừng, sẽ dẫn tới sự thịnh vượng cho quốc gia của họ. Phân công lao động và tích lũy tư bản dẫn tới một thị trường mới mà ở đó khi nhu cầu về một sản phẩm bất kỳ nào đó tăng, sẽ dẫn đến giá bán của sản phẩm đó tăng; giá tăng kéo các nhà sản xuất đầu tư vào lĩnh vực đó. Từ đây, bản chất tư lợi của các nhà sản xuất sẽ khiến họ phải lựa chọn và tiến hành sản xuất một cách có hiệu quả nhất, với chi phí thấp nhất nhằm tối đa hóa lợi nhuận. Sự cạnh tranh giữa chính các nhà sản xuất, giữa chính các bên thương mại và giữa hai tác nhân này với nhau khiến giá bán của sản phẩm giảm dần: mỗi khi có một nhà sản xuất tận dụng vị thế trên thị trường để bán sản phẩm với giá cao, sẽ có hàng chục đối thủ khác bán rẻ hơn để tranh giành thị phần. Một “Bàn tay vô hình” dẫn dắt họ, trong khi làm việc có lợi cho mình, đồng thời giúp ích cho xã hội trên cơ sở khuyến khích phương pháp sản xuất nào hiệu quả nhất, cũng có nghĩa nhiều lợi nhuận nhất trong xã hội. Xã hội hay người tiêu dùng nói chung sẽ hưởng lợi từ những sản phẩm tốt nhất với giá thành hợp lý nhất. Bên cạnh đó, “Bàn tay vô hình” cũng điều khiển mối quan hệ hữu cơ giữa giá bán, doanh thu và số lượng sản phẩm được sản xuất (Smith, 1976). Ngoài ra, thuyết bàn tay vô hình cũng đề cập đến khía cạnh đạo đức: nếu tất cả mọi người cùng theo đuổi lợi ích riêng của bản thân thì lợi ích cộng đồng sẽ được gia tăng tối đa. Smith viết về đạo đức chủ yếu trong cuốn Lý thuyết Cảm tính đạo đức (1759). Ông cho rằng 3 Every individual is continually exerting himself to find out the most advantageous employment for whatever capital he can command. It is his own advantage, indeed, and not that of society he has in view. But the study of his own advantage, naturally, or rather necessarily, leads him to prefer that employment which is most advantageous to the society. Chương 1. Thuyết bàn tay vô hình 33 đạo đức là bản năng vốn có của con người; con người luôn có xu hướng đồng cảm (thấu hiểu, cảm thông lẫn nhau) với những cảm xúc của người khác. Ví dụ: nếu một người là nạn nhân của bất công, những người xung quanh chứng kiến sẽ đặt mình vào vị trí của người đó và có xu hướng cảm thông với những cảm xúc oán giận của người đó. Vì vậy, mọi người đều cho rằng thể hiện bất bình đối với bất công là đúng về mặt đạo đức, nếu sự bất bình của nạn nhân được kiềm chế ở mức độ mà một người khách quan có thể thông cảm được. Sự cảm thông như vậy là cơ sở cho khái niệm đạo đức của Smith. Còn trong tác phẩm Tìm hiểu về bản chất và nguồn gốc của cải của các quốc gia, Smith (1976) khẳng định rằng nguyên tắc cơ bản về hành vi kinh tế của con người là tính tư lợi (coi trọng lợi ích cá nhân), cố gắng để cải thiện điều kiện kinh tế và xã hội của mình. Tính tư lợi và sự cảm thông là hai nguyên tắc rất khác nhau, và chính sự mâu thuẫn này đã khiến nhiều học giả Đức cuối thế kỉ XIX và đầu thế kỉ XX đặt câu hỏi về tính thống nhất trong các tác phẩm về vấn đề đạo đức của Smith và tự hỏi liệu có phải Smith đã thay đổi quan điểm về sự phát triển của loài người khi viết Tìm hiểu về bản chất và nguồn gốc của cải của các quốc gia. Kể từ giữa thế kỉ XX, nhìn chung các học giả đều đã thống nhất rằng: Smith hoàn toàn nhất quán và không thay đổi quan điểm của mình. Mâu thuẫn tồn tại là hiển nhiên, vì thực tế, Smith phải đối mặt với hai vấn đề khác nhau. Thứ nhất, trong Lý thuyết Cảm tính đạo đức, ông mô tả nguồn gốc của sự phán xét các quan niệm đạo đức đúng sai, và nguồn gốc các quan niệm đạo đức của con người; và tính cảm thông là nền tảng của những phán xét và nguồn gốc này. Nhưng Smith không nói nó là nhân tố thúc đẩy quan trọng các hành động của con người dù cho sự phán xét đúng sai về đạo đức đôi khi có thể tạo tác động tới con người. Trong các tác phẩm kinh tế của ông, tính tư lợi là nhân tố thúc đẩy chính của các hoạt động kinh tế. Nó là động lực, không phải nguồn gốc hay cơ sở của các quan niệm. Mặc dù “tư lợi” không phải là động lực duy nhất cho các hành động trong nền kinh tế, nhưng nếu xét về lĩnh vực kinh tế thì nó chắc chắn là động lực chiếm ưu thế hàng đầu. Như vậy, vấn đề thứ nhất có thể dễ dàng giải thích khi chúng ta nhận ra rằng tính cảm thông là nguồn gốc của các quan niệm đạo đức, còn tính tư lợi là động lực của kinh tế. Xét đến vấn đề thứ hai trong quan điểm của Smith về khía cạnh đạo đức của tính tư lợi, nếu ông không dùng lý thuyết bàn tay vô hình để đánh giá về mặt đạo đức của việc theo đuổi lợi ích cá nhân, vậy cách nhìn nhận của ông như thế nào? Trước tiên, chúng ta có thể nhận thấy rằng Smith ý thức được khả năng dùng thuyết bàn tay vô hình để đánh giá về tính tư lợi, đó là một đề tài mà các học giả về đạo đức thời đại ông thường đề cập. Trong đó, có quan điểm cho rằng: tính tư lợi giúp thúc đẩy nền kinh tế là một sự thiếu đạo đức. Sự xa xỉ, theo đuổi và phô trương sự giàu có của bản thân vốn được coi là một tính xấu trong xã hội từ thời đại Roma. Tuy nhiên, đến giữa thế kỉ XVIII, nhiều học giả đã đồng ý coi sự ham muốn giàu có là điều bình thường trong xã hội (không tốt không xấu). Và đến bây giờ, trong xã hội hiện đại, con người Học thuyết doanh nghiệp 34 dùng thuyết bàn tay vô hình để cho thấy việc theo đuổi sự giàu có xa xỉ không nên được coi là xấu. Tuy nhiên, trong cuốn Lý thuyết Cảm tính Đạo đức, Smith cũng nhắc đến “sự xa xỉ”, và sự coi thường xa xỉ của Smith là rất rõ ràng, nhưng ông không coi nó là sai về đạo đức. Nhưng, để suy từ sự trung lập đạo đức (không đúng không sai) của sự xa xỉ đến sự trung lập của tính tư lợi trong kinh tế, chúng ta cần xem xét những điểm khác trong triết học của Smith. Với Smith, theo đuổi lợi ích kinh tế bản thân vốn không phải là sai về đạo đức, nhưng nó sẽ là vô đạo đức nếu là nguyên nhân gây ra các hành động xấu hoặc nó tiêu diệt tất cả các động lực khác. Tính tư lợi có thể là động lực để con người giúp đỡ người khác hơn là hãm hại họ, ví dụ: người bán thịt, người bán bánh mì, người sản xuất bia, họ đang theo đuổi lợi nhuận của bản thân nhưng không hại ta, mang lại thực phẩm cho ta. Như vậy, Smith coi động lực của tính tư lợi là trung lập (không đúng không sai về đạo đức); mức độ và cách thực thực hiện mới là vấn đề sai đúng của đạo đức. Nhưng Smith không dùng lý thuyết bàn tay vô hình để lý giải điều này, thay vào đó, ông dùng khái niệm về sự tự do tự nhiên và quy luật tự nhiên. 2. BÀN TAY VÔ HÌNH VÀ KẾT QUẢ KHÔNG MONG ĐỢI 2.1. Khái niệm và bản chất kết quả không mong đợi “Hậu quả không mong đợi của con người” là những kết quả không được con người mong muốn tại một thời điểm nhất định. Tuy nhiên, để hiểu được chính xác ý nghĩa khái niệm này cần phân biệt rõ 3 vấn đề, cụ thể: Thứ nhất, khái niệm về “mong đợi (intention)”: Mong đợi của một cá nhân thể hiện mục đính hoặc kế hoạch nhất định của cá nhân đó. Tuy nhiên, theo (Keller,1994, trang 11): “Mặc dù, mong đợi chỉ ra rằng mỗi cá nhân phải có một mục đích, nhưng không cần thiết phải có một kế hoạch. Đơn giản, các cá nhân có thể không có kế hoạch để thực hiện một vấn đề, nhưng họ vẫn có mục đích”4. Quan điểm một lần nữa khẳng định “sự mong đợi” là mục đích của một cá nhân, chứ không phải là một kế hoạch cụ thể. Thứ hai, khái niệm về “hậu quả (consequence)”: Một cách chung nhất, hậu quả là kết quả của một hành động ngoài ý muốn. Trong tác phẩm Những hậu quả không mong đợi của các hành động xã hội có chủ định ­ The Unanticipated Consequences of Purposive Social Action, Merton (1936) đã đưa ra giới hạn “hậu quả” của một hành động như sau: “Nói một cách chặt chẽ, hậu quả của hành động có chủ ý được giới hạn bởi các yếu tố trong bối cảnh xảy ra, thường duy nhất và phát sinh từ các hành động liên quan; tức là, các yếu tố đó sẽ không xảy ra nếu hành động không diễn ra”(trang 895)5. Trong đó, “kết quả” (result) được 4 “Although intention necessarily indicates that one has a purpose, it is not necessary that one has a plan. Simply, individuals may fail to plan to do something, although they have a purpose”. 5 “Rigorously speaking, the consequences of purposive action are limited to those elements in the resulting situation which are exclusively the outcome of the action, i.e., those elements which would not have occurred had the action not taken place”. Chương 1. Thuyết bàn tay vô hình 35 Keller (1994) định nghĩa như sau: “Kết quả của một hành động “A” là một sự kiện diễn ra do hành động đó được cho rằng đã thực hiện xong”6 (Keller, 1994, trang 64). Như vậy, kết quả của một ý định cá nhân bất kỳ nên cân nhắc dựa trên các hành động mà cá nhân thực hiện. Thứ ba, khái niệm “hậu quả không mong đợi (unintended consequence)”: Thực tế, hậu quả không mong đợi xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Các nguyên nhân này hạn chế kết quả mong muốn, đồng thời gây cản trở quá trình thực hiện nhiệm vụ, mục tiêu đề ra. Trong nghiên cứu của mình, Merton (1936) đã sử dụng “hậu quả không mong đợi (unanticipated consequences)” thay thế cho “hậu quả không mong đợi (unintended consequence)”, và cho rằng tất cả hậu quả không mong đợi của một cá nhân đều là những thứ nằm ngoài mong đợi. Tuy nhiên, bên cạnh đó, vẫn có trường hợp hậu quả là kết quả mong muốn xảy ra nhưng chưa được dự tính; và ngược lại, có những trường hợp hậu quả được dự tính sẵn nhưng lại không xảy ra như mong đợi. Như vậy, hậu quả do “bàn tay vô hình” gây ra có thể có hoặc không được dự đoán trước đó. “Hậu quả xã hội không mong đợi” có một số đặc trưng như sau:  Hậu quả được xác định ở cấp độ xã hội;  Hậu quả không phải là sự mong đợi của bất kỳ cá nhân nào;  Hậu quả không mong đợi ở cấp độ xã hội do những cá nhân không mong muốn thay đổi hoặc gây ra (đây là bước đầu tiên để phân biệt các hậu quả của bàn tay vô hình với hậu quả xã hội không mong đợi);  Hành vi của một cá nhân không đủ để tạo ra hậu quả (xã hội) không mong đợi;  Các cá nhân không theo đuổi cùng một mục đích chung (tức mong muốn tập thể bị loại trừ). Như vậy, hậu quả xã hội không mong đợi là tập hợp vô số các hành động ngoài ý muốn của cá nhân. 2.2. Các loại kết quả không mong đợi Merton (1936) liệt kê một số yếu tố có thể gây ra kết quả không mong đợi đối với các doanh nghiệp, như “thiếu hiểu biết (ignorance)”, “sai sót (error)” và “lợi ích trước mắt (imperious immediacy of interests)”. Đồng thời, tác giả cũng phân loại các hậu quả không mong đợi: “Những hậu quả tổng thể hoặc cụ thể này có thể được phân chia thành (a) hậu quả đối với (các) tác nhân, (b) hậu quả đối với những người trung gian khác thông qua (1) cấu 6 “the result of an action “A” is an event which has to happen for the action to be considered as having been executed at all”. Học thuyết doanh nghiệp 36 trúc xã hội, (2) văn hoá và (3) nền văn minh”7(Merton, 1936, trang 895). Các hành động được phân thành hai loại: “(a) không tổ chức ­ unorganized và (b) có tổ chức chính thức ­ formally organized” (Merton, 1936, trang 896). Cách phân loại này phân biệt giữa hậu quả không mong đợi do hành động cá nhân và hậu quả không mong đợi do hành động xã hội. Trong đó, “Xã hội” ở đây đơn giản có nghĩa là tập thể: một hiện tượng được coi là xã hội nếu liên quan đến nhiều tác nhân là con người mà các hành động hoặc kế hoạch của họ có liên quan đến nhau”8 (Collin, 1997, trang 5) và hành động thực hiện có thể có hoặc không tuân theo các quy định của một doanh nghiệp nhất định. Như vậy, trên thực tế, có nhiều hành động có thể gây ra hậu quả không mong đợi, bao gồm hành động có tổ chức và hành động phi tổ chức, hoặc hành động cá nhân và hành động xã hội. 2.3. Bàn tay vô hình và kết quả không mong đợi Hậu quả do bàn tay vô hình gây ra được định nghĩa là tổng thể các kết quả không mong muốn với các đặc trưng nêu trên. Rothschild (2001) cho rằng từ “vô hình (invisible)” trong thuyết bàn tay vô hình và kết quả không mong đợi hàm ý “sự mù quáng” (blindness). Đồng thời, tác giả cho rằng Smith “nhìn nhận con người như những thẩm phán giỏi nhất về lợi ích của họ nhưng chủ thể của lời giải thích về bàn tay vô hình lại không thể nhìn thấy bàn tay mà họ được dẫn dắt”9 (Rothschild, 2001, trang 123). Rothschild (2001) định nghĩa khái niệm “mù quáng” dưới hai góc độ. Thứ nhất, khi xem xét nội dung quy định mà bỏ qua lợi ích cho bản thân hay người khác, khiến các nhà quản lý không thể nhìn nhận, đánh giá công sức của cá nhân đó. Smith (1789) giải thích rằng: “Trong các loại hình ngành công nghiệp nội địa, khi tư bản vốn có thể sử dụng, và từ đó sản xuất ra các giá trị lớn nhất, thì mỗi cá nhân, tùy vào hoàn cảnh của mình, rõ ràng có khả năng đánh giá lợi ích bản thân tốt hơn so với bất kỳ chính khách hay nhà lập pháp nào”10 (trang IV.2.10). Thứ hai, “sự mù quáng” áp dụng cho những cá nhân không có ý định gây ra hậu quả xã hội. Mỗi cá nhân bất kỳ không thể biết trước quyết định của những cá nhân khác, cũng như một số yếu tố bên ngoài có thể làm ảnh hưởng đến kết quả hành động của mình. Điều này vô tình đã gây ra hậu quả cho xã hội ngoài chủ định của cá nhân. 7 “These sum­total or concrete consequences may be differentiated into (a) consequences to the actor(s), (b) consequences to other persons mediated through (1) the social structure, (2) the culture and (3) the civilization”. 8 “‘Social’ here simply means collective: a phenomenon counts as social if it involves a plurality of human agents whose actions or plans are somehow mutually related”. 9 “sees the people as the best judges of their interest [. . .] But the subjects of invisible­hand explanation are blind, in that they cannot see the hand by which they are led”. 10 “What is the species of domestic industry which his capital can employ, and of which the produce is likely to be of the greatest value, every individual, it is evident, can, in his local situation, judge much better than any statesman or lawgiver can do for him”. Chương 1. Thuyết bàn tay vô hình 37 Tất cả các cá nhân trong xã hội; bao gồm các thương gia, các nhà lập pháp, thợ may, thợ đóng giày.... đều có thể “mù quáng”. Các cá nhân không nhận thức trước được các hậu quả xã hội từ hành động của mình, và sẽ chỉ nhận ra khi lợi ích bản thân bị xâm hại. Vì vậy, trong mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội, “cá nhân là những thẩm phán giỏi nhất đối với vấn đề của họ, tuy nhiên họ lại không thể đánh giá mức độ tác động đối với phần còn lại của xã hội (đây là “sự mù quáng” đối với lợi ích của người khác); do đó họ không nên cố gắng tạo ra những hậu quả xã hội”11 (Smith, 1789). Xã hội sẽ tốt hơn khi mỗi cá nhân hướng đến tạo ra hậu quả ở cấp độ cá nhân (ít nhất là đối với trường hợp mà ông sử dụng bàn tay vô hình); và xã hội sẽ có kết quả có lợi khi mỗi cá nhân hành động theo cách này. Thuyết Bàn tay vô hình là một lý thuyết quan trọng trong kinh tế học, đòi hỏi có sự hiểu biết chính xác về khái niệm, đặc điểm, bản chất của những kết quả không mong đợi. Adam Smith (1976) nhấn mạnh rằng: “Các cá nhân có xu hướng ưu tiên hỗ trợ ngành công nghiệp trong nước hơn nước ngoài, xuất phát từ mong muốn của họ bảo đảm an toàn cho bản thân; và định hướng ngành công nghiệp vận hành theo cách có thể sản xuất ra giá trị lớn nhất, cá nhân chỉ hướng đến lợi ích của mình; và khi đó, cũng như trong các trường hợp khác, cá nhân bị dẫn dắt bởi bàn tay vô hình phấn đầu vì một mục đích ngoài mong đợi của họ Thông qua theo đuổi lợi ích riêng của mình, các cá nhân sẽ mang lại hiệu quả cho xã hội nhiều hơn là khi họ có ý định theo đuổi hiệu quả xã hội đó”12 (Smith, 1789: IV.2.9). Một cách khái quát, bàn tay vô hình chỉ ra mối quan hệ giữa quá trình theo đuổi lợi ích của mỗi cá nhân (tức là sự mong đợi của họ đều hướng tới cấp độ cá nhân) và các kết quả quả không mong đợi ở cấp độ xã hội. Theo đó, quá trình theo đuổi lợi ích của mỗi cá nhân tạo động lực thúc đẩy sự phát triển và mang lại lợi ích cho xã hội. 3. CÁC QUAN ĐIỂM GIẢI THÍCH VỀ BÀN TAY VÔ HÌNH Hiện có hai quan điểm giải thích bàn tay vô hình. Thứ nhất, theo quan điểm cơ bản (Invisible­hand explanations), sự tương tác giữa các cá nhân đang theo đuổi tư lợi tạo ra “bàn tay vô hình”, dẫn đến các hậu quả xã hội không mong đợi; từ đó, cho phép giải thích các quá trình gây ra các hiện tượng trong xã hội. Áp dụng định nghĩa về các hậu quả xã hội không mong đợi, thuyết bàn tay vô hình chỉ ra một số đặc trưng cơ bản của “kết quả xã hội không mong đợi”, cụ thể: 11 Individuals are the best judges of their interest, but they cannot judge the interests of the rest of the society (i.e. they are ‘blind’ with respect to the interests of others); therefore they should not try to bring about social consequences. 12 “By preferring the support of domestic to that of foreign industry, he intends only his own security; and by directing that industry in such a manner as its produce may be of the greatest value, he intends only his own gain, and he is in this, as in many other cases, led by an invisible hand to promote an end which was no part of his intention.... By pursuing his own interest he frequently promotes that of the society more effectually than when he really intends to promote it”. Học thuyết doanh nghiệp 38  Giải thích những biến động kinh tế trên thế giới;  Giải thích cơ chế liên kết giữa các cá nhân trong các mối quan hệ với xã hội;  Giải thích các hành xử của cá nhân và doanh nghiệp theo các điều kiện đã được quy định;  Giải thích các hiện tượng, quy luật tự nhiên. Thứ hai, theo quan điểm hiện đại (modern conceptions), lại có hai cách giải thích khác nhau về bàn tay vô hình. Quan điểm (i) kết quả cuối cùng (end­state interpretation) cho rằng học thuyết “bàn tay vô hình” của Smith (1976) là nền tảng thúc đẩy quá trình phát triển tiến bộ của nền kinh tế, điển hình là sự phát triển của thuyết “kinh tế học phúc lợi (theorems of welfare economics)” (Stiglitz, 1991). Cụ thể, các hoạt động của cá nhân có thể dẫn đến một kết quả có lợi cho xã hội; và tồn tại một trạng thái cân bằng hay tối ưu Pareto trong xã hội về vấn đề liên quan. Ví dụ, khi xuất hiện sự phân phối thu nhập (distribution of income), một sự cân bằng cạnh tranh hoàn hảo trong dài hạn (a long­run perfectly competitive equilibrium) sẽ mang lại sự phân bổ nguồn lực tối ưu (an optimum allocation of resources), và mọi sự phân bổ nguồn lực tối ưu đều là sự cân bằng cạnh tranh hoàn hảo trong dài hạn (Blaug, 1997). Nhưng hạn chế của thuyết “bàn tay vô hình” lại chính vì thiếu bằng chứng thực nghiệm về trạng thái cân bằng tối ưu (Pareto­optimum equilibrium proves), khi không đề cập đến những vấn đề như tăng trưởng lợi nhuận, các yếu tố bên ngoài, cạnh tranh không hoàn hảo, thời gian, bất ổn (Stiglitz, 1991). Theo quan điểm (ii) quá trình (process interpretation), “khái niệm Bàn tay vô hình phải được nhìn nhận như một phép ẩn dụ, minh chứng cho một quá trình trao đổi và cạnh tranh liên tục giữa các cá nhân, dẫn đến sự phối hợp giữa họ trong kế hoạch và mục đích. Đó không phải là một bức tranh về trạng thái cân bằng hoàn hảo cuối cùng, khi mọi kế hoạch đã khớp nhau, đồng nghĩa thể hiện các hành động của con người đã kết thúc. Hình ảnh bàn tay vô hình đề cập đến một quá trình thay đổi, điều chỉnh; chứ không phải trạng thái kết thúc hoàn hảo, ở đó các động lực thay đổi đều bị loại bỏ”13 (Barry, 1985, trang 138). Theo cách tiếp cận này, bàn tay vô hình là lý thuyết quan trọng, giải thích một quá trình xây dựng trật tự xã hội hài hòa trên cơ sở những kết quả không mong đợi của các cá nhân, vốn luôn theo đuổi lợi ích riêng của mình. 13 “The notion of the Invisible Hand must be seen as a metaphor that illuminates a continuing process of exchange and competition between individuals which brings about a coordination of plans and purposes. It must not be seen as a picture of an end­state of perfect equilibrium in which all plans have already meshed, since that implies the cessation of human action. The Invisible Hand image refers to an unending process of change and adjustment and not to a perfectly harmonious end­state in which incentives to change have been removed”. Chương 1. Thuyết bàn tay vô hình 39 4. ÁP DỤNG PHÂN TÍCH KINH DOANH TRONG THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI NGÀY NAY 4.1. Sản xuất và kinh doanh Thuyết bàn tay vô hình giải thích động lực đầu tư vốn nhằm thu lợi nhuận tối đa (lợi ích cá nhân) thông qua một “xã hội áp bức” (oppress society). Theo đó, lợi ích mà các thương gia thu được đều từ “áp bức” dựa trên sự độc quyền về hàng hóa, khả năng kiểm soát giá và khả năng ràng buộc các tổ chức lao động của họ (Smith, 1976). Phần chính (quyển IV) trong tác phẩm “Tìm hiểu về bản chất và nguồn gốc của cải của các quốc gia”, Smith (1976) đề cập đến những hạn chế trong thương mại quốc tế, cụ thể về thuế nhập khẩu cùng các lệnh cấm, tiền thưởng, tiền hoàn thuế và những giới hạn của thương mại thuộc địa. Các thương gia được hưởng lợi từ những hạn chế này phản đối tự do thương mại, vì ảnh hưởng đến quyền lợi của họ, mặc dù chính sách này sẽ mang lại lợi ích cho xã hội nói chung: “Không chỉ gây ra những hậu quả không tốt cho cộng đồng mà còn hơn thế, hành động tư lợi của các cá nhân chống lại tự do thương mại”14 (Smith, 1976). Ông thẳng thắn phê bình các thương gia và nhà sản xuất theo đuổi tư lợi dựa trên chi phí xã hội trong nỗ lực tìm kiếm và ủng hộ độc quyền (monopolies). Điển hình như tại một số đoạn văn trong quyển IV của tác phẩm “Tìm hiểu về bản chất và nguồn gốc của cải của các quốc gia”, ông nói đến “tinh thần khốn khó trong độc quyền ­ wretched spirit of monopoly”, và kể về “sự ngây thơ của các thương gia và nhà sản xuất, những người luôn đòi hỏi độc quyền chống lại đồng bào của họ”15 (Smith, 1976). Thực tế, thuyết bàn tay vô hình chỉ thể hiện hết giá trị của nó trong một thị trường tự do. Các thương gia và nhà sản xuất làm lợi cho xã hội khi họ đầu tư vốn để thu lại lợi nhuận tối đa, và họ cũng có thể gây tổn hại cho xã hội khi họ hợp tác hay thông đồng tạo ra các hình thức độc quyền, hoặc lừa dối các nhà lập pháp để cấp độc quyền cho họ. Một sự hạn chế khác trên thị trường được Smith (1976) đề cập đến là cách thức phối hợp của các tập đoàn kinh doanh, các nhà sản xuất trong hạn chế tiền lương, đồng thời phản ánh ảnh hưởng của luật pháp về vấn đề quyền thay đổi (nơi) lao động của dân nghèo. Smith (1976) nhận định rằng, các thương nhân và nhà sản xuất có thói quen phối hợp với nhau tạo ra các hình thức độc quyền, giảm lương hoặc tăng giá, nhằm theo đuổi tư lợi của họ. Cụ thể, “các ông chủ luôn luôn giữ im lặng ở mọi nơi, nhưng đều có hợp tác bất biến và đồng nhất là không nâng cao tiền công lao động trên mức thực tế”16. “Các thương gia và nhà sản xuất có 14 Not only the prejudices of the public, but what is much more unconquerable, the private interests of many individuals, irresistibly oppose it [freedom of trade]. 15 “the sophistry of merchants and manufacturers who are always demanding a monopoly against their countrymen.” 16 “Masters are always and every where in a sort of tacit, but constant and uniform combination not to raise the wages of labour above their actual rate”. Học thuyết doanh nghiệp 40 thói quen, một cách rõ ràng rằng: họ hiếm khi gặp nhau, kể cả trong những lúc vui chơi giải trí, nhưng kết thúc các cuộc đàm luận đều là một âm mưu chống lại công chúng, hoặc trong một số điều kiện là sự tăng lên của giá cả”17 (Smith, 1976). Những âm mưu định giá này của các thương gia và các nhà sản xuất, mặc dù bất hợp pháp ở hầu hết các quốc gia, nhưng rất khó kiểm soát và loại bỏ. Điển hình, trong công nghiệp dầu mỏ, “định giá dường như là cách sống của Big Oil”18 (Clinard, 1952, trang 39). Ngày nay, các thoả thuận ngầm, chủ yếu về giá cả, đã trở nên phổ biến và được phân tích trong nhiều lĩnh vực nghiên cứu; trong đó, các nhà nghiên cứu Marketing đã chỉ ra rằng, nên tránh xa các cuộc chiến về giá. 4.2. Lợi nhuận Trong kinh tế học, “lợi nhuận” là phần tài sản thu lại của nhà đầu tư trong quá trình đầu tư, sau khi đã trừ đi các chi phí liên quan, bao gồm cả chi phí cơ hội. Tính tư lợi thể hiện rõ nhất khi các thương gia đầu tư để tối đa hoá lợi nhuận của họ. Tuy nhiên, chỉ khi các doanh nhân đầu tư vào đất nước của họ thì doanh thu mới tối đa hóa, theo thuyết bàn tay vô hình (Smith, 1976). Từ đó, ông cho rằng các quốc gia nên hạn chế đầu tư vào các ngành kinh tế trong nước. Thứ nhất, vì “ngành công nghiệp phục vụ xã hội (ví dụ như một quốc gia) luôn phát triển tỉ lệ thuận với sự gia tăng của vốn”19. Khi hạn chế đầu tư vào một ngành cụ thể, các quốc gia có khả năng tối đa hoá tổng doanh thu nội địa của ngành đó. Thứ hai, vì bàn tay vô hình chỉ có thể thực hiện tối đa chức năng của nó trong thị trường tự do về hàng hoá, vốn, lao động, và không có thị trường quốc tế. Câu hỏi đặt ra ở đây là ưu tiên lợi ích quốc gia hay lợi ích nhân loại trong đầu tư nước ngoài. Thực tế, bàn tay vô hình không hoạt động hiệu quả nếu không tồn tại thị trường tự do quốc tế, nếu có, giới hạn trong một quốc gia cần được áp dụng cho thị trường tự do mở rộng phi biên giới. Theo Smith (1976), hạn chế trong một quốc gia thực chất là sự hạn chế về đầu tư vào cùng một khu vực thị trường tự do, nếu hiểu rộng ra trên thị trường quốc tế, sẽ là thị trường tự do mở rộng. 4.3. Cạnh tranh và Độc quyền Trong kinh tế học, độc quyền là trạng thái thị trường chỉ có duy nhất một người bán và sản xuất ra sản phẩm mà không có hàng hóa nào thay thế. Đây là một trong những trường hợp khiếm khuyết của thị trường (market failure), trạng thái cực đoan khi thị trường thiếu tính cạnh tranh, gây ra mâu thuẫn giữa lợi ích chung của xã hội và tư lợi của các thương 17 “merchants and manufacturers have a habit of doing this is clear: People of the same trade seldom meet together even for merriment or diversion, but the conversation ends in a conspiracy against the publick, or in some contrivance to raise prices”. 18 “Price­fixing appears to be Big Oil's way of life.” 19 “the industry of the society [ie. nation] can augment only in proportion as its capital augments”. Chương 1. Thuyết bàn tay vô hình 41 nhân và/hoặc nhà sản xuất. Do đó, thuyết bán tay vô hình đả kích thái độ theo đuổi độc quyền, trừ những trường hợp cạnh tranh không hoạt động hay không thể loại trừ (như đối với các dịch vụ công). Độc quyền có thể được tạo ra theo nhiều cách khác nhau, ví dụ khi chính phủ cấp quyền kinh doanh, khai thác tài nguyên cho một doanh nghiệp nào đó; hoặc ban hành thuế, hạn ngạch và các lệnh cấm thương mại cũng tạo lợi thế độc quyền cho các thương gia địa phương trên thị trường nội địa Bên cạnh đó, cũng có những phương thức kinh doanh tạo ra độc quyền bằng quyền lực thị trường, mặc dù có thể không phải bất hợp pháp nhưng cũng đáng bị lên án về đạo đức khi không mang đến lợi ích tốt nhất cho toàn xã hội. Ví dụ khi một doanh nghiệp mở rộng và đạt quy mô đủ lớn có thể điều khiển thị trường, hay “mua lại đối thủ cạnh tranh”, hay các hình thức cạnh tranh phi giá; hoặc thông qua chất lượng dịch vụ, khả năng phân phối rộng rãi hay tập trung vào khách hàng, hay bất kỳ lợi thế cạnh tranh bền vững nào ngoài giá cả. Ngoài ra, kiểm soát công nghệ và tiêu chuẩn được sử dụng trong ngành công nghiệp máy tính cũng có thể được coi là cách để hình thành lên cạnh tranh phi giá. Các doanh nghiệp, đặc biệt các tập đoàn lớn, thường có xu hướng cạnh tranh phi giá, mặc dù phát sinh chi phí bổ sung, nhưng cho phép thu lợi từ bán hàng với giá thấp hơn, và tránh được rủi ro giá cả trên thị trường. Hiện nay, xuất hiện các hình thức cạnh tranh phi giá khác, điển hình là các hoạt động vận động hành lang “lobbying”. Đây là các hành vi cố gây ảnh hưởng đến các hành động, chính sách, hoặc quyết định của cán bộ trong cuộc sống hàng ngày, thường là các nhà lập pháp hoặc các thành viên của cơ quan quản lý. Ví dụ như các hoạt động vận động chính phủ cho ra các rào cản thương mại, các khoản thuế, trợ cấp, trợ cấp phát triển, cứu trợ, trợ cấp xuất khẩu và bảo đảm khoản vay. Thực tế cho thấy, các doanh nghiệp thực hiện các họat động vận động hành lang như trên thường gặp nhiều thuận lợi nhiều hơn trên thị trường cạnh tranh khi theo đuổi lợi ích của họ. KẾT LUẬN Thuyết “Bàn tay vô hình” là lý luận đầu tiên về cơ chế kinh tế thị trường và sự vận hành của nền kinh tế, chế ngự nền kinh tế thế giới trong suốt thể kỉ XIX. Theo Adam Smith (1976), chính quyền mỗi quốc gia không cần can thiệp sâu vào hoạt động của các cá nhân và doanh nghiệp, vốn có thể tự vận động trong thị trường. Trong nền kinh tế thị trường tự do, động lực cải thiện điều kiện kinh tế và xã hội của mỗi cá nhân sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển chung của của xã hội. Tuy nhiên, Smith (1976) cho rằng, việc theo đuổi tư lợi trên quy mô rộng lớn của các doanh nhân có thể ảnh hưởng tiêu cực đến lợi ích chung, đến sự phát triển của cả quốc gia. Cụ thể, thuyết bàn tay vô hình giải thích các chiến lược và quy luật áp dụng trong kinh doanh, như trong đầu tư vốn để thu lại lợi nhuận tối đa từ “sự áp bức” trên cơ sở độc Học thuyết doanh nghiệp 42 quyền trong hàng hóa, sự kiểm soát giá cả thi trường và khả năng ràng buộc các tổ chức lao động. Theo Smith (1976), tất cả các vận động tư lợi với chính quyền của các thương gia và nhà sản xuất đều là những nỗ lực nhằm lừa gạt và áp bức xã hội. Ví dụ, nếu các thương gia theo đuổi tư lợi thao túng chính trị, họ sẽ chỉ tìm cách lật đổ thị trường tự do vì tư lợi của mình và những người liên quan. Một cách khái quát, trong chương này, chúng tôi đã trình bày học thuyết bàn tay vô hình của Smith (1976): từ bối cảnh lịch sử hình thành, phát triển và ứng dụng có giá trị hiện nay. Lý thuyết đã tổng hợp, giải thích các vấn đề về tự do thương mại, lợi nhuận, độc quyền, cạnh tranh gắn với tư lợi của các thương gia, nhà sản xuất đến sự phát triển kinh tế của một quốc gia. Trong bối cảnh hiện nay, thuyết bàn tay vô hình bộc lộ một số hạn chế, vì vậy, các cá nhân, tổ chức nói chung và các doanh nghiệp nói riêng cần nghiên cứu chi tiết, đồng thời áp dụng thuyết bàn tay vô hình phù hợp tới tình hình kinh doanh và thực trạng nền kinh tế.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfthuyet_ban_tay_vo_hinh.pdf
Tài liệu liên quan